Quốc tế lên án Việt Nam hạn chế thông tin trên mạng xã hội.

Quốc tế lên án Việt Nam hạn chế thông tin trên mạng xã hội.

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-03-27
Logo Facebook trên smart phone và laptop. Ảnh chụp ở London ngày 21 tháng 11 năm 2016.

Logo Facebook trên smart phone và laptop. Ảnh chụp ở London ngày 21 tháng 11 năm 2016.

AFP photo

Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người có những bài viết và video chỉ trích chính quyền trên các trang mạng xã hội như Facebook hay youtube.

Tổ chức Theo dõi nhân quyền Quốc tế cho rằng đây có thể là một làn sóng đàn áp mới của chính quyền nhằm hạn chế thông tin bất lợi cho chính quyền trên các trang mạng xã hội..

Kiểm soát thông tin trên mạng xã hội

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch nói với đài Á châu tự do:

Theo tôi rõ ràng là chính phủ Việt Nam đang tìm cách đối phó với một số những người hoạt động xã hội trên facebook vì họ nhận ra rằng facebook bây giờ là một công cụ mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam. Điều mà họ tìm kiếm không nhất thiết phải là những người nổi tiếng trên thế giới mà chỉ là những người có nhiều người theo trên Facebook ở Việt Nam. Họ tìm cách tấn công những người dẫn đầu đưa ý kiến ở đây. Tất cả là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi.

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Việt Nam đã cho bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người thường xuyên có các bài viết, nhận xét hay video clip trên các trang mạng xã hội hay youtube chỉ trích chính quyền hay kêu gọi biểu tình. Trường hợp gần đây nhất là facebooker Đăng Solomon, tên thật là Nguyễn Hữu Đăng. Lệnh bắt khẩn cấp vào ngày 24 tháng 3 của công an thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc facebooker này tôi tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, điều luật vốn bị các tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ trích là mù mờ và thường được chính phủ dùng để đàn áp các tiếng nói đối lập.

Tất cả là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi.
– Ông Phil Robertson

Đây cũng là điều luật mà Việt Nam áp dụng để bắt giữ hai facebooker khác trước đó là Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh. Hai người này bị bắt vào các ngày 17 tháng 3 và 21 tháng 3. Vào hồi đầu tháng 3, chính quyền cũng bắt giữ hai facebooker khác là Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vì cáo buộc phát tán các clip có nội dung xấu trên mạng xã hội. Trước khi bị bắt một ngày, facebooker Nguyễn Văn Điển đã chia sẻ facebook live ‘hướng dẫn biểu tình đúng luật’.

Không chỉ dừng ở việc bắt giữ những facebooker có những bài viết, video chỉ trích chế độ, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng cảnh báo các công ty hoạt động ở Việt Nam không nên quảng cáo trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như youtube hay facebook cho đến khi những mạng này tìm được cách ngăn chặn các thông tin xấu chống chế độ.

Trong một cuộc họp vào hồi giữa tháng này với các công ty hoạt động ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh  Tuấn cho biết dù chính phủ đã thúc ép các công ty nhu Youtube, Google tìm cách ngăn cản những video clip ‘xấu độc’ với chế độ nhưng hiện tại công ty Google mới chỉ đồng ý gỡ 42 video clip trong số khoảng 8,000 video clip được cho là xấu.

Đe dọa facebookers

be46d27a-487d-4d2d-9ff3-3dc9e047238b-400.jpg
Ông Bùi Hiếu Võ (trái) và anh Phan Kim Khánh, hai người bị bắt trong tháng 3 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. File photo

Việc bắt giữ những facebooker gần đây của chính phủ theo ông Phil Robertson cũng nhằm một mục đích để cảnh báo những nhà hoạt động xã hội và facebooker khác tại Việt Nam

Theo tôi điều mà họ muốn làm nữa là bằng cách bắt giữ những người này họ sẽ làm cho những người khác lo sợ. Nếu họ định nói gì, đăng gì trên facebook thì họ phải lo sợ những gì sẽ xảy ra sau đó. Những người bị bắt bây giờ là những người dung cảm và mạnh dạn nói lên những gì họ nghĩ trên facebook. Có nhiều người theo dõi họ trên facebook thậm chí cổ vũ họ nhưng không hẳn đã đi theo con đường của họ. Chính phủ muốn đe dọa người khác và khiến họ phải tự kiểm duyệt mình khi lên facebook.

Tuy nhiên theo facebooker Nguyễn Lân Thắng ở Hà nội, việc bắt giữ các facebooker không có gì mới:

Trong thời gian vừa qua có những vụ bắt bớ những người hoạt động đấu tranh ở trên mạng internet cũng như hoạt động đấu tranh bên ngoài đường phố. Theo nhận xét của tôi thì thực ra cũng không có gì mới. Thực ra những người bị bắt là những người mà phương pháp và cách thức thể hiện hơi mạnh mẽ quá chẳng hạn, đi hơi xa quá với hoạt động của khối quần chúng ủng hộ, có những người hoạt động đơn lẻ quá và họ không xây dựng được mối quan hệ anh em bạn bè, những người cùng chí hướng để lên tiếng có thể bảo. Từ trước đến nay thì họ cũng không phải là những trường hợp đầu tiên vì đã có những người đấu tranh đã bị bắt bớ, bị những vấn đề liên quan đến chính quyền như vậy rồi.

Theo facebooker Phạm Minh Vũ, việc chính phủ bắt giữ những facebooker sẽ không ngăn cản nổi những facebooker khác nói lên tiếng nói của mình trên các trang mạng xã hội

Quan điểm của mình là mình nói lên sự thật, không có gì mình phải thay đổi cách nói. Theo văn phong của mình từ trước đến giờ thì mình cứ duy trì như thế. Em thấy theo dõi trên youtube, họ nói rất hay và người ta xem rất nhiều. Họ nói không có gì là quá đáng hay không có gì sai sự thực cả. Trên youtube hay bài viết thì mình vẫn duy trì như thế thôi.

Bất chấp những nỗ lực nhằm quyền soát truyền thông mạng, chính phủ Việt Nam đã không thể làm được điều mình muốn.
– Giáo sư Zachary Abuza

Theo giáo sư Zachary Abuza thuộc Học viện Chiến tranh của Mỹ, một người theo dõi chặt chẽ và có nhiều bài viết về tình hình Việt Nam, việc chính quyền tìm cách kiểm soát các trang mạng xã hội nhằm kiểm soát thông tin là rất khó thực hiện vì sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự phổ cập của internet tại Việt nam:

Bất chấp những nỗ lực nhằm quyền soát truyền thông mạng, chính phủ Việt Nam đã không thể làm được điều mình muốn. Sự thâm nhập internet ở Việt Nam cao thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Nó còn cao hơn cả những nước có sự dân chủ hơn trong xã hội dân sự, sự thâm nhập internet ở thành thị còn cao hơn ở nông thôn, và điều này sẽ không thay đổi. Việt Nam có sự tăng trưởng cao trong điện thoại di động thông minh và các ứng dụng. Chính phủ Việt Nam cố gắng kiểm duyệt mà không được. Có quá nhiều trang mạng, nhiều trang mạng là trang ảo ở các trang khác tại nước ngoài mà chính phủ không thể kiểm soát được.

Phúc trình thường niên về tự do internet 2016 của  Tổ chức Freedom House công bố hồi cuối năm ngoái xếp Việt Nam vào hạng 76 trong số 88 quốc gia về tự do internet. Tổ chức này cho rằng chính phủ Việt Nam vẫn duy trì chính sách kiểm soát internet, hạn chế thông tin và tiếp tục vi phạm quyền của người sử dụng mạng.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam: Châu Phi còn “lắc đầu”

Gạo xuất khẩu của Việt Nam: Châu Phi còn “lắc đầu”

Theo TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ, gạo Việt Nam xuất khẩu sang những thị trường yêu cầu chất lượng cao thường bị “chê” chất lượng thấp, thậm chí, bán sang Châu Phi còn bị “lắc đầu”.

‘Bóng ma’ nhạc vàng

‘Bóng ma’ nhạc vàng

Tạp ghi Huy Phương

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Theo tin báo chí trong nước, vào Tháng Ba năm nay, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin-Du Lịch vừa quyết định “tạm thời dừng lưu hành năm ca khúc sáng tác trước năm 1975.” Đây là những nhạc phẩm đã được cấp phép trước đó, bây giờ lại có lệnh tạm dừng phổ biến.

Trong thời buổi này người ta khó để đi tìm một định nghĩa cho nhạc vàng, đã được nhìn lệch lạc qua lăng kính chính trị, nhất là sau năm 1975, sự thừa thắng và kiêu ngạo đã làm cho người Cộng Sản có cái nhìn ác độc thiếu công bình cho nền văn học tự do trước thời kháng chiến hay sau khi đất nước chia đôi, ở miền Nam. Nhạc vàng được những nhà cầm quyền miền Bắc gán ghép cho là thứ âm nhạc bệnh hoạn, sầu não, bi luỵ thiếu “chiến đấu tính.” Có người còn hồ đồ cho đó là thứ nhạc sến. Cường điệu thêm theo cách nói của Nguyễn Hữu Liêm là “cái âm điệu tủi thân bi đát,” hay là một loại “nước dừa tang thương bằng âm nhạc.”

Nhưng có lẽ chính xác hơn hết, chúng ta phải tìm đến định nghĩa của nhạc vàng của Jason Gibbs trên trang Talawas: “Âm nhạc Tây phương phi cộng sản cũng như âm nhạc thịnh hành ở đó trở thành một đối tượng quan tâm lo ngại trong chính sách văn hoá của những người cộng sản. Nhạc vàng – cái tên đặt cho loại nhạc không chính thống này – bị “gác” và cấm cho đến cuối những năm 1980…”

Sau khi đất nước chia đôi năm 1954, ở miền Bắc văn học được định nghĩa như là một công cụ cho chính trị, ca nhạc, văn sĩ được xem như là những cán bộ văn nghệ của chế độ, mệnh danh là “văn công.” Âm nhạc được mang một màu đỏ để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng, nhưng không rời xa việc kết nối với lãnh tụ, đảng và chính sách.

Trong suốt 30 năm “kháng chiến đã thành công,” các nhạc sĩ lãng mạn lừng lẫy một thời không di cư vào Nam được, chấp nhận lột xác, kiểm thảo về quá khứ sai lầm, lên án các tác phẩm của mình để sống còn. Sau phong trào Nhân Văn Giai Phẩm nhạc tiền chiến bị cấm hẳn. Loại nhạc được lưu hành tại miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975, được gọi là nhạc đỏ. Suốt 30 năm, miền Bắc không có nổi một bản nhạc ca tụng tình mẹ, cho tình yêu, nếu trước đó chưa chịu chia phần cho đảng! (*)

Ở Hà Nội năm 1971, một vụ án liên quan đến “nhạc vàng” được xem là “nghiêm trọng,” đó là vụ án “Toán Xồm – Lộc Vàng,” miền Bắc kết án những người này chủ trương phổ biến “văn nghệ đồi truỵ,” dùng các bản nhạc vàng bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để truyền bá lôi, kéo thanh niên…” Kết quả là hai người đàn ông, một chịu bản án một người 10 năm, một 15 năm tù. Một người còn sống, một người đã chết ngoài đường phố sau khi mãn hạn tù đày.

Tại miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với sự lãnh đạo của đảng Lao Động Việt Nam, tân nhạc cũng như điện ảnh, có nhiệm vụ chính là cổ vũ chiến đấu. Dòng nhạc “cách mạng” chiếm vị trí độc tôn, các nhạc sĩ lãng mạn hầu như không còn sáng tác.

Với đường lối cộng sản, ảnh hưởng âm nhạc của Trung Quốc và Nga ngày càng sâu đậm theo tỷ số ngày càng cao của các nhà soạn nhạc được gởi đi du học ở các nước cộng sản. Sau Tháng Tư, 1975, dân miền Nam, lần đầu tiên được nghe loại nhạc mang âm hưởng Trung Quốc, líu lo, được các giọng tenor và soprano hát như “Cô Gái Vót Chông,” “Bóng Cây Kơ-Nia,” “Tiếng Đàn Ta Lư…”

Ở miền Bắc người ta đã nghe thấy hàng chục bản nhạc ca tụng lãnh tụ Hồ Chí Minh và “đảng Cộng Sản quang vinh” ra rả trên đài phát thanh và truyền hình suốt ngày. Các nhạc sĩ mẫn cán dưới thời lãnh tụ Tố Hữu ra sức bình sinh, viết một hai bài dâng bác và đảng để biểu diễn lòng trung thành tuyệt đối, được lòng tin cậy của đảng, lại có thêm chút tem phiếu! Nếu Tố Hữu có 50 bài thơ viết về bác và đảng thì đàn em cũng phải có một hai bản nhạc ca tụng lãnh tụ và “đảng quang vinh.” Đó là “Việt Bắc nhớ Bác Hồ” (Phạm Tuyên), “Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người ” (Trần Kiết Tường), “Đôi Dép Bác ” (Văn An), ” Nhớ Ơn Hồ Chí Minh” (Tô Vũ), “Lời Ca Dâng Bác ” (Trọng Loan), “Trồng Cây Lại Nhớ Đến Người” (Đỗ Nhuận), v.v… hay “Chào Mừng Đảng Lao Động Việt Nam” (Đỗ Minh), “Dưới Cờ Đảng Vẻ Vang” (Lưu Hữu Phước), “Vững Bước Dưới Cờ Đảng” (Phạm Đình Sáu), “Tiến Bước Dưới Cờ Đảng” (Văn Ký), “Dâng Đảng Quang Vinh” (La Thăng), “Từ Khi Có Đảng” (Nguyễn Xuân Khoát)…

Trong không khí ấy, người dân miền Bắc, nhất là lớp tuổi đi theo kháng chiến khi đã có trí khôn, bắt đầu tiếc nuối thời tiền chiến mơ mộng và thèm khát nói lên tiếng nói chân thật của trái tim. Người dân miền Bắc, qua những chiến lợi phẩm mà con cháu họ mang về từ miền Nam với những cuốn băng và cái máy cassettecủa “bọn đế quốc,” những bản nhạc, mới nghe qua, khá lạ lùng về lời ca, nhạc điệu, nhưng thật sự là gần gũi làm rung động tâm hồn của họ. Đó chính là loại nhạc vàng vẫn thường nghe nhà nước tuyên truyền là bệnh hoạn và vô cùng độc hại!

Người ta kể chuyện sau khi vào thăm Sài Gòn sau năm 1975, món quà quý nhất mà nhà thơ Huy Cận mang về Bắc là băng nhạc cassette thu thanh băng nhạc “Ngậm Ngùi” thơ của ông, do Phạm Duy phổ nhạc, với tiếng hát của nhiều ca sĩ miền Nam. “Ngậm Ngùi” là bài thơ trước chiến tranh, mà chế độ miền Bắc đã khai tử, người lớn không ai còn nhớ, và trẻ con chưa hề biết!

Cũng không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, nhiều ca sĩ hải ngoại đã thay phiên nhau về nước hát nhạc vàng, và đã được người trong nước đón nhận khá nồng nhiệt. Chương trình của những ca sĩ hải ngoại như Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Giao Linh, Khánh Hà, Phi Nhung, Hương Lan, Ý Lan… tổ chức với mật độ dày đặc và thường xuyên hơn ở Hà Nội và Sài Gòn. Thái độ thích nghe loại nhạc này của trong nước thu hút nhiều ca sĩ hải ngoại về hát. Nhiều công ty ca nhạc trong nước cũng phấn khởi với những chương trình ca nhạc bán hết vé của các ca sĩ hải ngoại. Đó là nỗi khao khát được nghe loại nhạc vàng “bệnh hoạn” “độc địa” của một thời để giải toả cái khộng khí u uất giam cầm của những loại nhạc ca tụng lãnh tụ và đảng.

Có bao nhiêu bài hát được ca sĩ hải ngoại về hát ở trên sân khấu trong nước, đã được “cho phép” hay “bị cấm,” khó ai có thể kiểm chứng được, nó tuỳ lúc, tuỳ thời, tuỳ người và tuỳ…tiện. Vì “tuỳ tiện” nên nhiều ca khúc bị cấm mà người ta không hiểu vì sao bị cấm. Mỗi lần mùa Xuân tới, bản “Ly Rượu Mừng” dân chúng hát nát ra mấy chục năm nay để thay cho loại nhạc “mừng Xuân, mừng Đảng,” mà cho tới nay chính phủ mới cho phép dùng. Nhưng hãy coi chừng, một ngày kia, chính quyền nhức đầu sổ mũi lại cấm hát thì biết thếnào mà lần! Để ăn chắc, mỗi lần đang hát thì bị công an lên sân khấu lập biên bản, từ nay cứ làm đơn xin duyệt, mỗi lần xin duyệt tốn thêm chút cà phê, thuốc lá; nhưng đã có cái khuôn dấu rồi, vẫn chưa ăn chắc, vì chính quyền, tổ chức, vốn ba đầu sáu tay, rừng nào cọp nấy! Cũng có cô ca sĩ và bài hát được xử dụng ở Hà Nội những không được trình diễn ở Huế.

Chính quyền Cộng Sản lại là những anh nhát gan, sợ ma. Thôi thì vì trào lưu thanh niên trong nước muốn mặc quân phục VNCH, hát nhạc thời chiến trước năm 1975, thì ta cấm hẳn nhạc lính đi, nhưng vì sao cứ nói đến mùa Thu là ngại người ta nhớ đến ngày cướp chính quyền. Mùa thu chết của Phạm Duy lấy ý từ bài thơ của nhà thơ Pháp Apollinaire (1880-1918) thì theo Nguyễn Lưu, bài này là “đỉnh cao chống Cộng của Phạm Duy, với một bút pháp sâu cay, đểu giả…”

Ngay như những công dân chính thức CHXHCN Việt Nam là Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, người đã được nhà nước Cộng Sản vinh danh, đặt tên đường, một số nhạc của họ giờ này vẫn chưa được phép phổ biến, nghĩa là đang còn bị xếp loại cấm hát. Theo BBC, mặc dầu Phạm Duy đã trở về Việt Nam định cư từ năm 2005, tuy nhiên, cho tới nay, mới khoảng 1/10 số bài hát của ông được phép biểu diễn ở trong nước. Với Trịnh Công Sơn, bài “Nhớ Mùa Thu Hà Nội,” cũng bị cấm hai năm, những người Cộng Sản “chẻ sợi tóc làm tư” để tìm những gì mà họ cho là ẩn ý trong từng lời hát!

Nhạc vàng đi ngược lại đường lối, chủ trương của đảng, ru ngủ làm mất sức sản xuất, lao động và học tập của dân chúng, hay là chỉ vì nó dễ ghét, vì lòng ganh tỵ vì được quá nhiều người thích.

Lấy kính hiển vi soi rọi vào năm bài hát vừa bị cấm hay mới bị cấm trở lại, thấy cũng không có lính, không có cờ, không có mùa Thu mà vẫn bị cấm, nên trên facebook có người mới hát nhại rằng: “Có đường không cho đi, cấm đi người vẫn đi, hỏi tại sao cấm đi?”

Chuyện buồn cười hơn là cả một bài hát vớ vẩn, “Đừng Gọi Anh Bằng Chú” của Diên An, cũng bị lên danh sách cấm. Thì ra đây là chuyện thù vặt, bài này nguyên là của nhạc sĩ Anh Thy, một quân nhân hải quân VNCH, tác giả những bài hát lính như “Hải Quân Việt Nam,” “Hải Đăng,” “Hoa Biển,” “Lính Mà Em,” “Tâm Tình Người Lính Thuỷ…” Có lẽ vì gặp khó khăn với chế độ trong nước, nên ca khúc này được đổi tên tác giả là Diên An. Cái tồi của trong nước là không dám nói thẳng vì Anh Thy là lính VNCH nên bản nhạc phải cấm. Anh đã là lính VNCH thì dù anh có viết những bài không dính líu gì đến lính, tôi vẫn cấm anh! Đó là đường lối chủ trương “hoà hợp hoà giải minh bạch” của đảng!

Có những thứ đã chết mà người ta tôn vinh, xây lăng cho nó, nó vẫn chết, nhưng có những thứ người ta muốn chôn vùi, huỷ hoại, nó vẫn đội mồ sống dậy.

________________________

(*)Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ.

Anh dành riêng cho đảng phần nhiều.

Phần cho thơ và phần để em yêu… (Tố Hữu)*

KÝ TẾN ĐUỔI FORMOSA KHỎI LÃNH THỔ, LÃNH HẢI VIỆT NAM

From facebook:  Trần Bang
Ủng hộ, ký tên và chia sẻ, copy để mọi người yêu môi trường trong sạch cùng ký tên.

KÝ TẾN ĐUỔI FORMOSA KHỎI LÃNH THỔ, LÃNH HẢI VIỆT NAM

#GNsP -) – Sau một năm thảm họa môi trường xảy ra tại các tỉnh Miền Trung, nhưng hậu quả nặng nề nó gây ra vẫn chưa được giải quyết.

Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và có hứa đền bù 500 triệu Mỹ Kim. Tuy vậy, số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với con số thiệt hại thực tế. Hơn nữa số tiền này đến nay vẫn chưa đến được tay người dân.

Nguy hại hơn, Formosa tiếp tục là đại họa của Dân Việt khi nó vẫn chờ trực gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường kéo dài trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.

Chính phủ làm ngơ, quan chức Việt như thông đồng với kẻ gây ra thảm họa khi dùng nhiều cách khác nhau ngăn chặn tiếng nói của người dân lên tiếng ngăn chặn thẳm họa, yêu cầu Formosa Hà Tĩnh đóng cửa.

Người dân lên tiếng

Một website (thamhoaformosa.com) đã được lập với thư Kiến Nghị về việc Giải Quyết Thảm Họa Formosa.Kiến Nghị về việc Giải Quyết Thảm Họa Formosa.

Đây là sáng kiến “được thực hiện bởi Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh, với sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội dân sự.” như website thamhoaformosa.com giới thiệu.

Hiện đã có hơn 60 ngàn người ký tiên trước lời kêu gọi của Ban hỗ trợ nạn nhân của Giáo phận Vinh và các tổ chức xã hội dân sự.

Mời các bạn ký tên và phổ biến với địa chỉ sau:

KÝ TÊN GỬI KIẾN NGHỊ
“Một mình tôi chưa làm được,
Một mình bạn cũng chưa làm được,
NHƯNG CHÚNG TA THÌ CHẮC CHẮN LÀM ĐƯỢC!”
https://thamhoaformosa.com/#ky-ten

Image may contain: sky, outdoor and water

Cá chết hàng loạt tại thượng nguồn sông Sài Gòn

Cá chết hàng loạt tại thượng nguồn sông Sài Gòn

RFA
2017-03-25
Cá chết trên sông Sài Gòn được người dân vớt lên với đủ loại lớn nhỏ.

Cá chết trên sông Sài Gòn được người dân vớt lên với đủ loại lớn nhỏ.

Photo courtesy of Tuoitre online

Người dân sống quanh khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn hôm thứ Bảy 25/3/2017 cho biết họ phát hiện cá chết hàng loạt tại khu vực cầu Sài Gòn.

Những ngày qua người dân vớt được hơn 2 tấn cá chết. Cá chết chủ yếu là cá trắng, cá mè, cá rô phi và một lượng nhỏ cá lăng.

Báo Tuổi Trẻ trích dẫn người dân ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, sống quanh khu vực cầu Sài Gòn nói rằng, cá chết từ ngày 23-3 đến nay.

Hiện nay cá vẫn tiếp tục chết, và địa điểm cá chết có thể bắt nguồn từ con suối Ru thuộc ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn hiện có một số doanh nghiệp hoạt động với các ngành nghề như sản xuất chế biến bột mì, nuôi heo…

Trước hiện tượng này, chính quyền tỉnh Bình Phước đang phối hợp với các cơ quan chức năng để lấy mẫu nước tại thượng nguồn sông Sài Gòn đưa đi giám định để tìm hiểu nguyên nhân.

Trước mắt, chính quyền tỉnh Bình Phước khuyến cáo người dân không vớt cá chết, không dùng cá chết để chế biến ăn và không được mang đi bán.

Sài Gòn và Chất Lượng Sống

Môi trường đang làm hại người dân Sài Gòn ra sao? Và chất lượng sống cư dân Sài Gòn được đo lường thế nào? Không có gì là vui cả.
Báo Pháp Luật mới hôm 16/3/2017 kể rằng: Mưa trái mùa gây ngập nhẹ ở TP.SG.

Cơn mưa trái mùa bất ngờ trút xuống chiều 16-3 khiến một số tuyến đường ngập nhẹ kéo dài khoảng 30 phút.

Theo đó, trận mưa kéo dài khoảng 45 phút với vũ lượng lớn đổ xuống nhiều quận, huyện tại TP.SG vào khoảng 14 giờ chiều 16-3 khiến một số tuyến đường bị ngập.

Tại đường Song Hành (quận 12), đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú)… mưa lớn trút xuống liên tục khiến đường ngập kéo dài, giao thông đi lại khó khăn. Tại nhiều điểm, do hệ thống cống bị tắc nên nước dâng cao, một số người dân phải dùng dụng cụ thông cống để khơi thông dòng chảy.

Ngập nước, nghĩa là bơi bất đắc dĩ, và sẽ phải làm sạch bùn, sạch nước cống…

Trong khi đó, báo Thanh Niên hôm 17/3/2017 kể chuyện: Trung tâm nhiệt điện than trị giá 5 tỉ USD tại H.Cần Giuộc, Long An, mà Bộ Công thương đang xúc tiến khiến TP.SG lo ngại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế của TP.

Nghĩa là, chúng ta sẽ thở toàn bụit han bay từ nhà máy Long An vào.

Theo Quy hoạch điện VII (đã điều chỉnh), tại Long An có 2 dự án, tổng vốn đầu tư lên đến hơn 5,8 tỉ USD, đó là Nhà máy nhiệt điện Long An 1, dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 – 2025; Nhà máy nhiệt điện Long An 2 dự kiến đưa vào vận hành năm 2026 – 2027.

Thống kê trước đó của TS Lê Việt Phú, chuyên gia sáng kiến chính sách công hạ vùng Mê Kông thuộc Fulbright, tại khu vực TP.SG số người chết do ô nhiễm không khí năm 2013 là 3.000 người. Rủi ro vô hình do ô nhiễm không khí ở TP.SG cao gấp 10 lần so với tai nạn giao thông. Tính tổng thiệt hại khi một người chết rủi ro về mất thu nhập tương đương từ 9 – 12 tỉ đồng. Thiệt hại về kinh tế do thiệt hại về người tương đương từ 5 – 7% GDP vào năm 2013.

Đó là mấy năm trước. Nếu có nhiệt điện Long An, số người chết vì bụi sẽ tăng vọt…

Câu hỏi là, tại sao không quan tâm về Chất lượng sống?

Theo định nghĩa về Chất lượng sống trên Wikipedia, ý nghĩa này bao gồm nhiều phương diện:

“Chất lượng sống (QoL) là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người, điều này bao gồm tất cả các khía cạnh về mặt tình cảm, xã hội và thể chất trong đời sống cá nhân… Chất lượng sống liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực y tế, về hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng y tế (bệnh viện, trạm xá…) nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân cũng như việc cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu của nhân dân…. Nguồn nước hay tài nguyên nước là tiêu chí quan trọng của chất lượng sống, điều này đã được khẳng định từ lâu trong lịch sử. Ngoài ra các vấn đề về đất đai canh tác, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những nhân tố ảnh hướng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống….”(hết trích)

Mới mấy hôm trước, có một bản tin cho thấy chất lượng sông ở Sài Gòn ở hạng 152 toàn cầu, khi quốc tế xếp hạng các thành phố lớn (dĩ nhiên, Sài Gòn là thành phố lớn, vì dân số cả chục triệu người). Thế là vẫnc ao hơn Hà Nội, nơi xép hạng 156 vê chất lượng sống.

Bản tin Kênh 14/Người Lao Động kể rằng Hà Nội và TP.SG đứng ở nửa sau bảng xếp hạng 231 thành phố được khảo sát về chất lượng sống năm 2017 do Công ty tư vấn nguồn nhân lực Mercer (Mỹ) tiến hành.

Theo bảng xếp hạng được công bố hôm 14-3, thủ đô Vienna – Áo tiếp tục dẫn đầu thế giới về chất lượng sống, trong khi thủ đô Baghdad của Iraq đội sổ.

Phần lớn thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng ở châu Âu. Đáng chú ý là các thành phố lớn như London – Anh, Paris – Pháp, New York – Mỹ, Tokyo – Nhật Bản không lọt vào tốp 30.

Singapore – thủ đô của quốc gia cùng tên – được đánh giá là thành phố có chất lượng sống tốt nhất châu Á và giữ vị trí 25 trong bảng xếp hạng toàn thế giới. Singapore cũng nằm trong những thành phố hàng đầu về cơ sở hạ tầng.

Tại khu vực châu Á, ngoài Singapore ở vị trí dẫn đầu, thủ đô Dhaka – Bangladesh xếp chót với vị trí 214. Các thành phố Tokyo và Kobe của Nhật Bản đứng ngay sau Singapore, lần lượt là hạng thứ 47 và 50, sau đó là một số thành phố lớn khác như Hồng Kông (71), Kuala Lumpur (86), Thượng Hải (102), Bangkok (131), Manila (135) và Jakarta (143).

Riêng TP.SG và Hà Nội có thứ hạng lần lượt 152 và 156.

Mercer xếp hạng căn cứ vào hàng chục tiêu chí như tình hình chính trị, điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục, tội phạm, giải trí…

Biết sao bây giờ? Nhà nghèo, phải mắc cái eo… Đòi nhiều quá, lại bị chụp mũ là kích động chống Formosa nữa…

Không thể tin là sự thật!

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-03-24
Vỉa hè là nơi mưu sinh của người nghèo. Ảnh chụp hôm 12/9/2016 tại Hà Nội.

Vỉa hè là nơi mưu sinh của người nghèo. Ảnh chụp hôm 12/9/2016 tại Hà Nội.

AFP photo
Phạt 1 triệu đồng/biệt thự trái phép

Trong tuần qua, thông tin chính quyền thành phố Đà Nẵng phạt 40 triệu đồng đối với công trình 40 móng biệt thự đang xây dựng không có giấy phép tại khu vực bán đảo Sơn Trà thu hút mối quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước. Nhiều khán thính giả và độc giả RFA chú ý theo dõi diễn tiến của vụ việc này; bởi lẽ họ nêu ra một trường hợp điển hình người dân thường muốn xây một chuồng nuôi vịt mà không xin phép, như trường hợp quán cà phê Xin Chào ở Bình Chánh-Sài Gòn, đã phải đối diện nguy cơ bị khởi tố hình sự; trong khi 40 ngôi biệt thự do Công ty Cổ phần Tiên Sa đang xây dựng trái phép, tác động rõ rệt đến cảnh quan và môi trường của thành phố Đà Nẵng thì chỉ bị phạt ở mức 1 triệu đồng/1 căn biệt thự. Bên cạnh đó, còn có những thông tin liên quan mà hầu như những người quan tâm đều phải cất lên tiếng than rằng “Không thể nào tin đó là sự thật!”, như chia sẻ của một thính giả từ Đà Nẵng gửi về Đài RFA:

“Một công trình, một dự án phá nát lá phổi thành phố nơi gia đình tôi và hàng triệu người dân đang sinh sống.

Rừng nguyên sinh Sơn Trà bị phá để xây khách sạn, biệt thự trái phép nhưng ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đăng đàn tuyên bố ‘làm sai thì đình chỉ, xử phạt theo đúng quy định, đồng thời xem xét để chủ đầu tư bổ sung đầy đủ giấy tờ, cho phép chủ đầu tư tiếp tục thi công. Đã có lệnh đình chỉ. Nhưng không biết bao lâu nữa sẽ được hợp thức hóa để tiếp tục xây đây?

Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng, gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, mà qua đó cũng là nguyện vọng của người dân Đà Nẵng như tôi, khẩn thiết yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, đừng phá hoại rừng của bán đảo Sơn Trà. Vậy mà, Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng khẳng định kiến nghị này chỉ là ý kiến cá nhân của ông Huỳnh Tấn Vinh.

Không thể nào tin nỗi đó là sự thật!”

Nhiều thính giả có đồng quan điểm cho rằng công trình xây dựng 40 căn biệt thự của Công ty Cổ phần Tiên Sa cần phải bị phá dỡ vì phải như vậy thì luật pháp mới nghiêm minh.

Trong những ngày qua Đài Á Châu Tự Do cũng nhận được rất nhiều ý kiến liên quan hoạt động xây dựng này:

Nhà của dân có xây sai phép 1 cục gạch thì bị cả một lực lượng hùng hậu đập phá không thương tiếc. Còn bây giờ với 40 biệt thự thì lại không dám đụng vào. Thật trớ trêu tình đời
-Thính giả RFA

“Mình nghĩ hoài không tìm được nguyên nhân. 40 biệt thự xây không phép đến bây giờ chính quyền mới phát hiện ra? Hồi trước mình xây nhà mới, đổ một xe cát thì các anh quản lý đô thị có mặt sau nửa giờ đồng hồ. Lạ nhỉ! Có ai còn nhớ một gia đình xây tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà ở Lâm Đồng không? Bị phát hiện ngay và bị phạt vạ đấy!”

“Nếu đúng quy trình thì đợi xây xong rồi mới phát hiện và rút kinh nghiệm luôn. Tại vì chung chi không đồng đều nên mới bị phát hiện.”

“Chuyện có gì mà ầm ĩ đâu! Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chỉ công bố phần phạt. Còn phần lót tay cho các quan hữu trách bao nhiêu thì đó là ‘bí mật quốc gia’. Đâu lại vào đấy và lại cho phép xây tiếp tục.”

“Nhà của dân có xây sai phép 1 cục gạch thì bị cả một lực lượng hùng hậu đập phá không thương tiếc. Còn bây giờ với 40 biệt thự thì lại không dám đụng vào. Thật trớ trêu tình đời!”

Đây không phải là một vụ việc được cho là “trớ trêu” hay “không thể tin nỗi” tại Việt Nam. Trong tuần qua còn các thông tin mà quý thính giả Đài RFA cho là mang tính nghiêm trọng hơn. Trước hết, có thể kể đến thông tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu Trung Quốc được Hà Nội mời nghiên cứu lập quy hoạnh hai bên bờ sông Hồng, được báo giới trong nước loan tải vào ngày 20 tháng 3, khiến cho dư luận thắc mắc vì sao nhà thầu Trung Quốc luôn được Nhà nước Việt Nam ưu ái. Thính giả Thi Le đặt câu hỏi “Chỉ là quy hoạch một bờ sông mà phải giao dự án cho Trung Quốc thì Chính phủ Việt Nam còn gì để nói với người dân không?” Thính giả Duy Minh Nguyen trả lời rằng “Đảng và Nhà nước lãnh đạo không có đủ trình dộ chuyên môn. Họ không muốn nhờ dân vì không cùng quan điểm cho nên Hà Nội phải nhờ người ‘đồng chí’ Bắc Kinh vì cùng quan điểm và lý tưởng”. Còn thính giả Tienggoi Nguyen bày tỏ “Nghe mà vui làm sao! Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vô Nam, công trình nào cũng được nhờ ông bạn ‘4 tốt-16 chữ vàng’ giúp đỡ. Cũng phải thôi vì ký kết Hội nghị Thành Đô năm 2020 đến rất gần rồi!”

Trước những tranh cãi sôi nổi của dư luận xoay quanh thông tin vừa nêu, chỉ một ngày ngay sau khi truyền thông trong nước loan tin, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lên tiếng rằng Hà Nội chưa đồng ý cho một đơn vị tư vấn nước ngoài nào tham gia lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và thông tin báo giới loan tải là chưa đúng. Một vài quý thính giả liên lạc Đài RFA với câu hỏi có tiên đoán được khi nào giới chức Hà Nội lại đăng đàn để xác nhận thông tin này là chính xác vì không những phía Trung Quốc giúp trong khâu thiết kế mà còn cả khâu thắng thầu và xây dựng, như thính giả Duc Lequang nói rằng “Xứ sở thiên đường xã hội chủ nghĩa mà, con lạc đà chui qua lỗ kim dễ dàng lắm!”

Những tin tức trái khoáy

c6878424-84e2-4bdf-b5fd-3e2bace30c19-400.jpg
Nhiều gia đình, cửa hàng phải chọn giải pháp tạm thời như đặt bao cát làm bậc tam cấp. RFA photo

Những thông tin tiếp theo trong tuần qua, quý thính giả RFA cho rằng không thể nào tin nổi là sự thật:

-Ba thanh niên uống rượu say, tự ý ấn nút van xả lũ hồ chứa nước Suối Vực, ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, hồi rạng sáng 15 tháng 3 gây thiệt hại cho vùng hạ lưu hơn 300 triệu đồng, theo ước tính ban đầu của Ủy ban Nhân dân huyện.

-Chiến dịch lấy lại vìa hè đang diễn ra rầm rộ tại thành phố Hồ Chí Minh còn gây nhiều tranh cãi. Và chính quyền Quận 1 vừa thông báo lần đầu tiên lập đề án kinh doanh hàng rong, đồng thời sẽ tiến hành thí điểm ở vỉa hè tại khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên và Công viên Bách Tùng Diệp. Bên cạnh đó còn là đề án kinh doanh hàng rong qua mạng khiến nhiều người ‘sửng sốt’!

-Thủ đô Hà Nội cũng đang thi hành chiến dịch lấy lại vỉa hè, hàng loạt cây xanh hai bên đường liên thôn ở xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất bị đốn còn trơ gốc.

-Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà, nhân Ngày Nước sạch Thế giới, tuyên bố nguồn tài nguyên nước của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức.

Đất nước chúng ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới có thể xảy ra những ‘điều kỳ diệu’ như vậy và còn vô số những chuyện lạ đời khác mà tư duy của loài người không tài nào hình dung hay tưởng tượng ra được
-Thính giả RFA

-Và mặc dù ông Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định trước Quốc hội Việt Nam, hồi trung tuần tháng 11 năm 2016, rằng “Biển miền Trung đã an toàn” sau gần 7 tháng sự cố thảm họa môi tường do Formosa xả thải có độc tố ra khu vực biển 4 tỉnh Bắc miền Trung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần số tiền khổng lồ để tái tạo môi trường biển miền Trung khi tham gia thảo luận lấy ý kiến về Dự thảo Luật thủy sản vào sáng 21/3/2017.

Với các tin tức mới nhất tại Việt Nam trong hạ tuần tháng 3, thính giả Minh Đinh Ngọc chia sẻ rằng “Đất nước chúng ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới có thể xảy ra những ‘điều kỳ diệu’ như vậy và còn vô số những chuyện lạ đời khác mà tư duy của loài người không tài nào hình dung hay tưởng tượng ra được!”

THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ, LÀM CHÍNH TRỊ VÀ QUAY LƯNG VỚI CHÍNH TRỊ

THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ, LÀM CHÍNH TRỊ VÀ QUAY LƯNG VỚI CHÍNH TRỊ

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

25-3-2017

Đặt ra một trường hợp cụ thể là: xã hội lo sợ về thực phẩm bẩn. Bẩn từ con cá bị nhiễm hóa chất do các nhà máy xả thải, bẩn từ nguồn nước nhiễm hóa chất từ đồng ruộng bón quá nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học.. Bẩn từ hạt gạo tới cây rau, củ quả.. Và ta thấy:

– Thực phẩm bẩn có liên quan đến chính trị không? Có. (Vì sao có thì ở đây khỏi giải thích thêm hén vì dài quá, hôm nào mình sẽ viết sau.)

– Khi xác định thực phẩm bẩn có liên quan tới chính trị thì ta giải quyết thế nào?

1. Lên tiếng phản đối các chính sách của chính phủ hoặc sự quan liêu của chính phủ, hoặc cách làm việc tắc trách của quan chức chính phủ…làm cho xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan. Đó là thể hiện THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ. Việc thể hiện thái độ chính trị này là thể hiện trách nhiệm đối với chính mình và gia đình, trách nhiệm công dân với xã hội. Người có thái độ chính trị không nhất thiết phải là người phải đưa ra giải pháp hay góp ý với chính phủ, tất nhiên là có thì tốt quá.

2. Khi thể hiện thái độ chính trị mà lâu sau vẫn không có gì thay đổi thì con người tất yếu nảy sinh mong muốn làm chính trị để thay đổi tình trạng thực phẩm bẩn. Và có rất nhiều cách để làm chính trị: Lập đảng khác để tập hợp người cùng muốn làm chính trị tìm cách thay đổi chính phủ để lên năm quyền để giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn. Lập các hội nhóm xã hội dân sự để yêu cầu chính phủ phải giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn. Kêu gọi người dân đừng sản xuất thực phẩm bẩn. Phản đối chính phủ duy trì các nhà máy xả thải độc ra môi trường… Tất cả các hành động trên là LÀM CHÍNH TRỊ tuy cách làm và mục đích mục tiêu có khác nhau.

Bảo rằng, thấy hội nhóm những người làm chính trị không ra gì rồi QUAY LƯNG là thái độ chính trị vô trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và với xã hội. Vì sao thái độ quay lưng là vô trách nhiệm?

– Vì anh có thể tự trồng rau, tự nuôi lợn, hoặc có tiền mua toàn thực phẩm ngoại nhập có kiểm định, nhưng anh không thể ngăn được việc bản thân hoặc gia đình sẽ có một lúc nào đó ăn phải thực phẩm bẩn. Không tránh được.

– Thay vì có thái độ chính trị hoặc làm chính trị để giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn để bản thân và gia đình được quyền không phải lo nghĩ khi ăn thực phẩm thì anh lại tìm cách đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách lên sân thượng trồng rau nuôi lợn, đó là thái độ của người chạy trốn nhưng lại cho rằng mình khôn. Xã hội mình giờ nhiều người vậy lắm nên ơn đảng ơn chính phủ ơn dân ta, chúng ta mãi mãi muôn đời ăn thực phẩm bẩn hoặc có nguy cơ ăn thực phẩm bẩn và chết vì ung thư bởi chính thái độ QUAY LƯNG của mình.

Lý do sâu xa Sơn Trà bị băm nát

Lý do sâu xa Sơn Trà bị băm nát

Nguyễn Anh Tuấn, viết từ Đà Nẵng
2017-03-24
40 móng biệt thự của Công ty Cổ Phần Tiên Sa xây dựng trên núi Sơn Trà.

40 móng biệt thự của Công ty Cổ Phần Tiên Sa xây dựng trên núi Sơn Trà.

Courtesy of nguoitieudung.com.vn

Tháng 8 năm ngoái, sau thảm họa Formosa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”

Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.

Tuy nhiên nếu đổ hết lỗi cho chủ đầu tư công ty Biển Tiên Sa thì cũng không thật thỏa đáng bởi lẽ nếu không được bật đèn xanh bởi các văn bản pháp lý của UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm, hẳn công ty này đã không dám ‘xuống tay’ với Sơn Trà như vậy.

Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho “toàn bộ bán đảo và vùng xung quanh chân núi kéo dài ra 500m”, tổng diện tích là 4.439 hécta.

Bẵng hơn 30 năm, đến 2008, UBND thành phố Đà Nẵng, dựa trên Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 đã ra Quyết định 6758 Phê duyệt Quy hoạch rừng ở Đà Nẵng, cắt bớt diện tích được coi là rừng đặc dụng (hay rừng cấm) của Sơn Trà xuống còn chỉ hơn một nửa là 2.591 hécta.

Đây chính là quyết định mở đường để các công trình nghỉ dưỡng kiểu như InterContinental của SunGroup triển khai ở Sơn Trà và nhiều dự án khác được cấp phép.

Tuy nhiên, đáng chú ý là Quyết định 6758 này của UBND thành phố Đà Nẵng đã vi phạm nguyên tắc của chính Luật Bảo vệ Phát triển Rừng 2004 là chỉ Thủ tướng mới được chuyển mục đích sử dụng khu rừng mà Thủ tướng đã xác lập trong quá khứ, chứ UBND thành phố không có thẩm quyền đó.

Có lẽ ý thức được sự vi phạm thẩm quyền này, cách đây vài năm UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị được xây dựng Quy hoạch mới cho bán đảo Sơn Trà để Thủ tướng thông qua.

Và đây là lý do ra đời của Quyết định 2163 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 11 năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch Sơn Trà trở thành Khu Du lịch Quốc gia, theo đó 1/4 bán đảo (1.056 hécta trong tổng số 4.439 hécta) được sử dụng để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia với các công trình nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa-tâm linh… với mục đích thu hút hàng triệu du khách.

Nghĩa là, Công ty Biển Tiên sa có thể làm hơi quá tay, nhưng mở đường cho nó chính là Quyết định 6.758 sai luật cách đây gần 10 năm của UBND Đà Nẵng và việc hợp thức nó gần đây bằng Quy hoạch trên của Thủ tướng.

Trong một câu chuyện khác, nhiều người hẳn còn nhớ Sơn Trà cũng là nơi cư trú của Voọc Chà vá Chân nâu – được mệnh danh là ‘nữ hoàng linh trưởng’, có tên trong sách đỏ và vừa được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng trong APEC 2017.

Với gần 1/4 diện tích bán đảo tới đây được tập trung phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia môi trường sống của loài động vật quý hiếm này và toàn bộ hệ sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dường như có một câu hỏi khác đang đặt ra với mô-típ tương tự Formosa:

“Chn Voc Chà vá Chân nâu hay khách sn?”

Chỉ khác là lần này nó đến từ người Việt. Nhưng chúng ta vẫn phải là người trả lời.

(Nguyễn Anh Tuấn, Đà Nẵng 23/3/2017)

‘Đương sự ngồi vân vê nhẫn kim cương, thẩm phán sao kiềm lòng nổi?’

‘Đương sự ngồi vân vê nhẫn kim cương, thẩm phán sao kiềm lòng nổi?’

Nguyên thẩm phán Bùi Anh Đức bị bắt vì ăn hối lộ “chạy án”. (Hình: Báo Dân Trí)

HÀ NỘI 24-3 (NV) .- “Đương sự ngồi vân vê nhẫn kim cương, thẩm phán sao kiềm lòng nổi,” ông nguyên Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ nói tại hội thảo phòng chống tham nhũng trong ngành tư pháp CSVN.

Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ rất phổ biến trong hệ thống tư pháp CSVN lại được đem ra mổ xẻ trong buổi “hội thảo hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp” vừa được “Ban Nội chính Trung ương” của đảng CSVN và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức sáng ngày 24/3/2017 tại Hà Nội

 Theo tường thuật trên tờ Dân Trí, báo cáo của nhóm nghiên cứu về vấn đề này cho thấy tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ trong hệ thống tư pháp CSVN diễn ra ở tất cả các “khâu” ngay từ việc “tiếp nhận đơn khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự” cho đến điều đình để giảm án hoặc thay đổi kết quả bản án.

Người ta thấy có nhiều “khoảng hở” dễ làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động công vụ của cán bộ tòa án, tạo cơ hội cho tham nhũng. Chẳng hạn, muốn tòa thụ lý đơn kiện thì cũng phải “bôi trơn” mới nhanh, theo lời phàn nàn của ông Trần Văn Độ trong cuộc hội thảo.

Còn ông Trần Ngọc Đường, được tường thuật trên tờ Thanh Niên, nói rằng pháp luật của chế độ “hiện nay chưa ngăn cấm một cách tuyệt đối mối quan hệ giữa những người trong hợp đồng xét xử với luật sư, đương sự. Làm thế nào để không có sự tiếp xúc giữa 2 bên dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm chưa độc lập nên dễ móc ngoặc với nhau làm thay đổi bản án.

Ông Độ cho rằng việc phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa người có trách nhiệm trong tòa án trực tiếp nhận đơn và thẩm phán thụ lý dẫn đến tình trạng thẩm phán lựa chọn vụ án để thụ lý, một cơ hội dẫn đến dễ dàng ăn hối lộ.

Phát biểu trong cuộc hội thảo nói trên, Phụ tá Giám đốc UNDP tại Việt Nam, ông Dennis Curry “nhấn mạnh, minh bạch là yếu tố quan trọng và xuyên suốt trong việc phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, xây dựng khung pháp lý mạnh và rõ ràng, tránh những lỗ hổng pháp lý và việc áp dụng công nghệ để tăng cường minh bạch trong hoạt động là những yếu tố quyết định tới việc phòng, chống tham nhũng hiệu quả”, theo TTXVN kể lại.

Cuối Tháng Mười năm ngoái, báo chí cho hay, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm Sát Tối Cao “thụ lý 169 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền; đã giải quyết 126 tố giác, tin báo; ra quyết định khởi tố 30 vụ án hình sự, trong đó có 16 vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp.” Nói khác, chỉ có một số rất nhỏ trong tổng số cáo vụ tố cáo quan chức chế độ trong ngành tư pháp ăn bẩn bị truy tố.

Ngày 27/8/2014, trong buổi hội thảo “Tăng cường liêm chính, trách nhiệm giải trình và minh bạch trong ngành hành pháp”, ông Nguyễn Chí Công, đại diện TAND Tối Cao, được thuật lời là “Tham nhũng và lạm quyền của cán bộ trong ngành tư pháp cũng như công an ở Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm 2010 đến nay, các hành vi như bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến oan sai, bao che, bỏ lọt tội phạm, “chạy án”, nhận hối lộ, ra quyết định trái pháp luật… liên tục được phát hiện.” (T.N)

Luật sư phản đối mức án đối với người chống tham nhũng

Luật sư phản đối mức án đối với người chống tham nhũng

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-03-24
Luật sư Phạm Công Út, luật sư đại diện cho ông Phạm Văn Lợi.

Luật sư Phạm Công Út, luật sư đại diện cho ông Phạm Văn Lợi.

Hình: fb ông Phạm Công Út
 Luật sư bào chữa cho ông Trần Minh Lợi, một facebooker chống tham nhũng nổi tiếng ở Đak Lak, phản đối mức án đề nghị của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Đak Nông là 5 đến 6 năm tù vì cho rằng ông Lợi hoàn toàn vô tội và đang bị trấn áp.

Luật sư bào chữa cho ông Trần Minh Lợi, chủ trang facebook chống tham nhũng ‘diệt giặc nội xâm’ ở tỉnh Dak Lak, cho rằng thân chủ của mình hoàn toàn vô tội trước phiên tòa xét xử tội đưa hối lộ đang diễn ra tại tỉnh Đak Nông từ ngày 22 đến 24 tháng 3 vừa qua.

Ông Trần Minh Lợi bị công an tỉnh  Đak Nông bắt giữ để điều tra từ ngày 22 tháng 3 năm 2016.

Tại phiên tòa vào ngày 24 tháng 3, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đak Nông đã đề nghị mức án từ 5 đến 6 năm tù đối với ông Lợi theo điều 364 Bộ luật hình sự mới được quốc hội thông qua vào năm ngoái.

Nói với đài Á châu Tự do qua điện thoại vào ngày 24 tháng 3, luật sư Phạm Công Út, luật sư đại diện cho ông Lợi, nhận định.

Chúng tôi không quan tâm đến mức án vì đối với một người không có tội thì mức án nặng hay nhẹ không quan trọng. Mà không có tội thì phải trả tự do ngay tại phiên tòa và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trước đó, tại tòa vào hôm 23 tháng 3, ông Trần Minh Lợi đã tuyên bố là ông sẽ kháng cáo ngay cả nếu trường hợp tòa tuyên ông miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vì ông cho rằng mình hoàn toàn vô tội.

Cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đak Nong cáo buộc ông Trần Minh Lợi tội đưa hối lộ trong hai vụ án. Một vụ liên quan đến việc ông xin vay tiền của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Đak Lak hồi năm 2014 và một vụ khác vào năm 2016 liên quan đến việc đưa hối lộ cho công an để chạy cho một số người đánh bạc bị công an bắt tạm giam được tại ngoại.

Ông Trần Minh Lợi ra tòa với 7 người khác, trong đó có hai công chức nhà nước bị cáo buộc tội nhận hối lộ từ ông Trần Minh Lợi. Một người là cán bộ chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Dak Lak, người bị cáo buộc nhận 30 triệu từ ông Lợi. Người kia là một trinh sát công an bị cáo buộc đã nhận 60 triệu tiền chạy án từ những người khác mà theo cáo trạng là do ông Lợi xúi giục để chạy cho những người đánh bạc được tại ngoại. Những người đánh bạc bị bắt quả tang ở tỉnh Đak Nông vào tháng 1 năm 2016 với tang chứng là khoảng 4 triệu đồng tại chiếu bạc.

Theo luật sư Phạm Công Út, trong cả hai trường hợp bị cáo buộc đưa hối lộ, ông Lợi đều ghi âm và ghi hình để thu thập chứng cứ tố cáo tham nhũng. Với trường hợp ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, ông Lợi bị ép phải chi 10% trị giá vốn vay 1,8 tỷ đồng để mở rộng kinh doanh cho gia đình. Ông Lợi đã trả trước 50 triệu đồng cho 3 cán bộ ngân hàng. 2 người sau đó đã trả lại tiền nên không bị truy tố. Ông đã ghi âm và ghi hình việc đưa hối lộ này để tố cáo lên ngân hàng sau đó, yêu cầu ngân hàng kỷ luật những cán bộ này. Luật sư Phạm Công Út cho biết:

Cái vụ ở Đak Lak chúng tôi đã chứng minh được tại tòa là ông Lợi đã bị ép buộc đưa hối lộ và sau khi đưa hối lộ xong, chúng tôi chứng minh được ông Lợi đã chủ động tố cáo việc nhận hối lộ của các quan chức. nếu bị rơi vào trường hợp là bị ép buộc và thứ hai là chủ động tố cáo thì ông được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

anh_1_IXAV_thumb-400.jpg
Ông Phạm Minh Lợi tại phiên sơ thẩm. Courtesy of tuoitre

Với trường hợp ở Đak Nông, ông Lợi nhận được tố giác của một người dân về việc công an đòi tiền hối lộ để cho những người bị tạm giam được tại ngoại với số tiền là 20 triệu đồng một người. Ông Lợi đã hướng dẫn người dân ghi âm và ghi hình việc đưa hối lộ. Theo luật sư Phạm Công Út, ông Lợi đã không trực tiếp tiếp xúc với công an và người dân để đòi tiền hối lộ mà chỉ tìm cách thu thập chứng cứ để tố giác tham nhũng nên ông hoàn toàn vô tội. Tại phiên tòa hôm 24 tháng 4 cả ông Lợi và các luật sư đều khẳng định ông Lợi vô tội trong vụ án ở Đak Nông.

Còn bên Đak Nông đối với cảnh sát, các luật sư bảo vệ cho ông Lợi và bản thân ông Lợi cũng như một luật sư dù ông không có thẻ hành nghề nhưng ông đọc vanh vách các điều luật. …. Ông Lợi viện dẫn các quyền chống tham nhũng, ông đưa hiến pháp, luật tố tụng, luật chống tham nhũng. Ông chứng minh là đó là quyền và nghĩa vụ của ông nên ông chứng minh được việc làm của ông là bất vụ lợi nhằm làm trong sạch những cơ quan bộ máy nhà nước. Những luật sư được phân công bảo vệ ông Lợi cho rằng ông Lợi vô tội.

Ông chứng minh là đó là quyền và nghĩa vụ của ông nên ông chứng minh được việc làm của ông là bất vụ lợi nhằm làm trong sạch những cơ quan bộ máy nhà nước.
– Luật sư Phạm Công Út

Luật sư Phạm Công Út cũng cho rằng cơ quan điều tra điều tra đã bỏ qua nhiều chứng cứ và dẫn đến cáo trạng của viện kiểm sát có hướng buộc tội người tố cáo tham nhũng và dẫn đến việc người tố cáo tham nhũng bị cầm tù, còn người nhận tham nhũng được tại ngoại và thậm chí một số quan chức không bị truy tố.

Ông Trần Minh Lợi là chủ trang ‘diệt giặc nội xâm’ nổi tiếng trên Facebook ở tỉnh Dak Lak với chủ trương ‘chống tham nhũng không phải của riêng ai’. Ông đã tham gia tố cáo nhiều vụ tham nhũng ở địa phương. Nổi bật nhất là vụ ông cùng một số người dân tố cáo cán bộ công an huyện Cư Kuin để xảy ra tình trạng buôn bán, tang trữ gỗ lậu và chạy án trên địa bàn huyện trong thời gian dài. Đầu tháng 3 năm 2015, công an tỉnh Dak Lak đã xử lý tổng cộng 11 lãnh đạo, cán bộ công an huyện này từ mức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đến mức cảnh cáo, cách chức, chuyển công tác.

Luật sư Phạm Công Út nói rằng ông tin vào dư luận cho rằng việc ông Lợi bị bắt giam là hành động trả thù của chính quyền địa phương.

Facebooker Đăng Solomon bị bắt

Facebooker Đăng Solomon bị bắt

RFA
2017-03-24

Lệnh bắt anh Nguyễn Hữu Đăng.

Lệnh bắt anh Nguyễn Hữu Đăng.

Photo: fb Mã Tiểu Linh

Facebooker Đăng Solomon, tên thật Nguyễn Hữu Đăng, sinh năm 1980, bị Cơ quan An ninh Điều tra Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở vào ngày 24/3 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Đăng bị cáo buộc các tội danh lập nhiều tài khoản Youtube, Facebook để đăng tải những hình ảnh, video clip có nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm, bôi nhọ ông Hồ Chí Minh, hạ uy tín các lãnh đạo đảng và Nhà nước cũng như phát tán tin kích động biểu tình chống Nhà nước Việt Nam.

Đây là vụ bắt mới nhất với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Vừa qua có hai người cũng bị bắt cũng với cáo buộc tương là facebooker Phan Kim Khánh và Bùi Hiếu Võ.