Việt kiều Mỹ 2 lần bị bắt oan, kiện đòi bồi thường được trả chưa tới phân nửa

Ba’o Nguoi-Viet

June 25, 2024

LONG AN, Việt Nam (NV) – Hôm 25 Tháng Sáu, tại trụ sở Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An, ông Lâm Hồng Sơn, 68 tuổi, Việt kiều Mỹ, đã được Viện Kiểm Sát hai tỉnh Long An và An Giang trao quyết định bồi thường 2.9 tỷ đồng ($113,912) sau 34 năm ròng rã đi kiện do hai lần bị bắt giam oan, khiến tán gia bại sản.

Trong đó, Viện Kiểm Sát Tỉnh An Giang bồi thường hơn 2 tỷ đồng ($78,560) về “thiệt hại tinh thần,” và gần 700 triệu đồng ($27,496) “thu nhập thực thế bị mất và chi phí khác” cho ông Sơn. Còn Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An chỉ bồi thường hơn 209 triệu đồng ($8,209).

Ông Lâm Hồng Sơn nhận quyết định bồi thường, sáng 25 Tháng Sáu. (Hình: Hoàng Nam/VNExpress)

Theo ghi nhận của báo VNExpress, buổi lễ chỉ diễn ra chớp nhoáng trong vài phút.
Theo một lãnh đạo Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An, sau khi nhận quyết định giải quyết bồi thường, ông Sơn có 15 ngày khiếu nại không đồng ý quyết định. Còn nếu đồng ý, Viện Kiểm Sát sẽ tiếp tục lập dự trù ngân sách để chi trả tiền cho ông Sơn.

Nói với báo đài, ông Sơn cho biết mình yêu cầu bồi thường gần 6 tỷ đồng ($235,680), nhưng không thể cung cấp đầy đủ các chứng cứ thiệt hại do thời gian xảy ra sự việc đã 34 năm. Vì vậy, hiện đồng ý với mức bồi thường này và mong nhận tiền sớm.

“Việc oan sai coi như đã tạm thỏa mãn. Nhưng tôi vẫn còn đang tiếp tục đeo đuổi vụ kiện dân sự, yêu cầu Công An Tỉnh An Giang giao trả lại số tiền tôi đã đầu tư vào công ty thời bấy giờ, cũng như thiệt hại về số hàng hóa nhập cảng, hợp đồng xuất cảng bị phá vỡ… Tổng số tiền tôi đang khiếu kiện là gần $4 triệu. Tòa Án Tỉnh An Giang đã thụ lý gần bốn năm nay,” ông Sơn nói thêm.

Trước đó hôm 28 Tháng Năm, Viện Kiểm Sát hai tỉnh trên đã tổ chức buổi minh oan, xin lỗi công khai “phục hồi danh dự” cho ông Sơn do bị công an bắt giam oan hai lần trong năm 1990 và 1991, với cáo buộc “lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.”

Theo hồ sơ vụ án, hồi Tháng Tư, 1988, Ban Chỉ Huy Cảnh Sát Công An Tỉnh An Giang ký hợp đồng với ông Sơn về việc mở cơ sở chế biến thức ăn gia súc tại địa phương.
Ông Sơn bỏ ra 30 lượng vàng để xây cất nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị, được công an cho làm giám đốc xí nghiệp, tiến hành hoạt động và nộp một số tiền khoán mỗi tháng cho Công An Tỉnh An Giang.

Một năm sau, Công An Tỉnh An Giang tiếp tục dùng mặt bằng này liên doanh với đối tác Thái Lan, thành lập công ty Ancresdo kinh doanh dịch vụ. Ông Sơn được bổ nhiệm làm giám đốc do có kinh nghiệm làm ăn.

Đầu năm 1990, khi ông Sơn đang thực hiện hợp đồng mua bán sắt giữa Ancresdo và công ty Kinh Doanh Tổng Hợp huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, thì Công An Tỉnh An Giang bất ngờ phát đi thông báo “ông Sơn không phải là người của Ancresdo.”

Công An Tỉnh Long An bắt, khởi tố ông Sơn với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.”

Trong khi Công An Tỉnh Long An đang thụ lý vụ án, thì Công An Tỉnh An Giang làm biên bản “xin mượn bị can hai ngày để làm việc” nhưng giam ông Sơn luôn ba tháng, với cáo buộc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.” Đồng thời, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát tỉnh truy tố ông Sơn về tội “trốn thuế” trong vụ nhập cảng 13 chiếc xe hơi.

Thế nhưng sau khi điều tra, Cơ Quan Điều Tra Công An Tỉnh Long An kết luận, việc bắt oan ông Sơn “liên quan trách nhiệm của một số cán bộ Công An Tỉnh An Giang.”

Ông Sơn bên đống hồ sơ nhiều năm khiếu kiện, kêu oan. (Hình: Vĩnh Phúc/VNExpress)

Hơn một năm sau, Viện Kiểm Sát Tỉnh An Giang cũng cho rằng căn cứ buộc tội ông Sơn “không vững chắc” nên ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra.

Ông Sơn cho biết, cuộc sống gia đình bị đảo lộn từ khi ông bị bắt oan. Khi ra tù, tán gia bại sản, ông phải bán căn nhà ở quận 1, Sài Gòn, để trang trải cuộc sống và lo cho các con.

Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng hai tỉnh chỉ xem đây là “bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.” (Tr.N)


 

Những Cái Chết Tức Tưởi Của các Nhà Văn bị csvn giết

Kim Luan Nguyen

Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách, đau xót và hàm oan…

Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Dương Quảng Hàm sinh trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.

Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ Quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương, làm giáo viên trường Bưởi. Năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.

Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường, từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942). Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.

Dương Quảng Hàm chết khi còn đang tại chức vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hà Nội, ở tuổi 48. Dương Quảng Hàm mất tích bởi ông là đảng viên Quốc dân đảng.

Khái Hưng (1896-1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng.

Khái Hưng học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng.

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo…

… Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng, Hồn bướm mơ tiên (1933), là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934.

… Trong thời gian Đệ nhị Thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do.

Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, thì Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).

Hồi còn dạy học ở thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi đã nghe chính miệnmiệng những du kích Thái Bình – những kẻ thừa hành bản án – kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trắm xuống sông nhà văn Khái Hưng – chủ soái của Tự lực Văn đoàn. Kẻ hành quyết kể lại thái độ của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu trần buộc dây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở lắm… Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt!

Phạm Quỳnh (1892-1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.

Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).

Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.

Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”.

… Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.

Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.

Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phú Cam, Huế.

Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị xử bắn sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Người thừa hành lệnh này là Đặng Văn Việt (về sau trở thành con hùm xám đường 4 – tiểu tướng Napoleông).

Chuyện này do Tố Hữu – Chủ tịch lâm thời thành phố Huế kể cho Trần Huy Liệu nghe.

Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.

Thông tin về ai đã ra lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau.

Cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình.

Có lệnh cấp tốc di dời Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là ai hay cơ quan nào ra lệnh.

Có người cho rằng trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán.

Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết.

Nhà văn Thái Vũ lý giải: “Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân Pháp. Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong”.

Tạ Thu Thâu (1906-1945) là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương, theo chủ nghĩa Trốtskít. Nhà nghiên cứu Thiếu Sơn đánh giá “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn dám xả thân hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản”.

Tới nay, tuy không có tranh cãi về việc mặt trận Việt Minh sát hại Tạ Thu Thâu, vẫn còn nghi vấn về lệnh giết từ đâu đến. Giả thuyết của nhà sử học Daniel Hémery cho rằng các cấp chỉ huy địa phương ở Quảng Ngãi nhận lệnh cấp trên đã ra lệnh giết. Tạ Thu Thâu bị đưa ra pháp trường bắn ba lần mới chết nhờ tài hùng biện thuyết phục của ông mà các đao phủ thủ không nỡ xả súng vào người anh hùng yêu nước.

Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). [The Anti-Colonial Movement in Vietnam]. Cũng khoảng thời gian 1945, người của Trần Trọng Kim hỏi Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu. Hồ Chí Minh trả lời “chệch đường ray”. (Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim) Vì sao Việt Minh giết Tạ Thu Thâu? Đó là cách mà Stalin giết Trốtsky để trừ hậu họa. Kiều bào ta hồi đó ở Pháp có xu hướng tả, hầu hết ngả về Đệ Tứ. Còn trong nước do tuyên truyền, Trốtsky nhân vật sau Lê Nin đòi xét lại chủ nghĩa Mác được xem là tay sai của đế quốc, cướp của giết người.

Thời đó, Tạ Thu Thâu là lãnh tụ Trốtskít ở Việt Nam. Ông là cây bút sắc bén (giỏi viết báo Pháp ngữ và Việt ngữ), một diễn giả xuất sắc hùng biện, một trí thức có uy tín, nhân cách ôn hòa nhũn nhặn. Tạ Thu Thâu hoạt động mạnh ở Sài Gòn và tiếng tăm vang xa cả nước. Ông chống Pháp, bị bắt 6 lần, 5 lần bị kết án, tổng cộng 13 năm tù 10 năm biệt xứ. Năm 1945, từ Côn Đảo được thả, Việt Minh đón đường bắt lọng và sát hại ông trên cánh đồng Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Một cuộc đời xán lạn vì dân vì nước lãnh cái chết thật bi thảm.

Thiều Chửu (1902-1954) là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ. Ông là tác giả 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các sách dịch khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu, Tây du ký…

Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo.

Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu ra tù, ông về giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh cứu người không lấy tiền. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật. Bén duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, thể hiện rõ tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình”.

Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc tuệ, Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá quốc ngữ vào năm 1938 để nâng cao dân trí.

Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1945, sau Cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.

Năm 1946, ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh vượt qua vô vàn gian khổ duy trì đến cùng trường vừa học vừa làm.

Khi đội Cải cách ruộng đất về địa phương, thấy trường làm ăn nên nổi, quy ông là địa chủ, vu cáo ông dùng Phật giáo để mê hoặc quần chúng, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà cảm thấy mình bất lực, đêm 15 rạng ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ 1954, tức cuối ngày giỗ cha, ông ra thác Huống trên sông Cầu tại xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm lễ Tam Bảo và Thiên địa rồi gieo mình xuống sông. Trước khi mất, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh và lời kết bản Tự Bạch gửi Hồ Chí Minh: “… Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan” của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử cả nước. Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu, kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế.

Thái Doãn Hiểu


 

 Nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức, chưa rõ vì sao có $6.7 triệu

Ba’o Nguoi-Viet

June 23, 2024

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Theo một quy trình kỷ luật cán bộ rườm rà, mãi đến hôm 23 Tháng Sáu, bà Nguyễn Thị Giang Hương mới bị cách chức chủ tịch huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, sau vụ bị một băng nhóm lừa đảo “online” chiếm đoạt 170 tỷ đồng ($6.7 triệu).

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, quyết định cách chức bà Hương của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai quy hàng loạt tội cho bà này như “không trung thực trong việc kê khai tài sản,” “quanh co, đối phó, che giấu nguồn gốc số tiền chưa kê khai,” “không cung cấp hồ sơ liên quan đến việc sở hữu các tài sản”…

Bà Nguyễn Thị Giang Hương vừa mất chức chủ tịch huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. (Hình: Công Luận)

Bên cạnh đó, nữ chủ tịch huyện này còn bị cho là “làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, địa phương và trách nhiệm nêu gương của đảng viên.”

Vi phạm của bà Hương được kết luận rằng “tạo dư luận xấu trong xã hội, làm giảm sút uy tín bản thân và uy tín của huyện ủy.”

Không thấy bản tin dẫn phản hồi của bà Hương về việc bà bị cách chức.

Nhà chức trách không làm rõ nguồn gốc khoản tiền 170 tỷ đồng mà bà Hương bị lừa với nhiều bí ẩn khi kết quả điều tra của Công An Tỉnh Đồng Nai không được công bố.

Một bản tin của báo Thanh Niên chỉ cho biết vắn tắt rằng vào đầu Tháng Ba, bà Nguyễn Thị Giang Hương bị một nhóm người “dùng các thủ thuật” lấy đi 170 tỷ đồng trong nhiều tài khoản ngân hàng của bà này.

Khoản tiền nêu trên bị nhóm lừa đảo “rút trong nhiều ngày” và đến khi bà Hương nhận ra mình bị lừa, báo công an thì đã muộn.

Trong vụ này, con số 170 tỷ đồng khiến công luận bàn tán rôm rả, thậm chí có một số suy đoán cho rằng số tiền nêu trên bà Hương tham nhũng mà có, vì lương của một chủ tịch huyện trên giấy tờ chỉ khoảng 10 triệu đồng ($393) mỗi tháng.

Đến nay, các vụ giới chức huyện bị lừa tiền hoặc mất trộm vẫn được coi là đề tài “nhạy cảm” tại Việt Nam.

Báo Pháp Luật TP.HCM hồi Tháng Tám năm ngoái cho hay, một nhóm bốn bị cáo bị kết án từ tám đến 19 năm tù với cáo buộc đột nhập nhà ông Vũ Văn Mỹ, chủ tịch huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, để cướp tiền, vàng trị giá 2.3 tỷ đồng ($90,408).

Cổng chào tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. (Hình: Đồng Nai)

Trong vụ cướp xảy ra vào sáng 14 Tháng Mười, 2022, sau khi ông Mỹ vừa rời khỏi nhà, các nghi can leo tường rào, đột nhập, dùng roi điện uy hiếp, khống chế bà vợ ông Mỹ, ép mở két sắt đưa tài sản.

Sau khi lấy toàn bộ tiền, vàng, nhóm này dùng băng keo quấn tay chân nạn nhân rồi tẩu thoát.

Giám định thương tích của nhà chức trách xác nhận bà vợ ông Mỹ bị gãy xẹp đốt sống, tỷ lệ tổn thương 23% cơ thể. (N.H.K) [kn]


 

 Bằng tiến sĩ luật ở Việt Nam ‘cũng 5, 7 đường’

Ba’o Dat Viet

June 24, 2024

Thích Chân Quang (giữa) nhận bài tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội

“Cử nhân luật cũng có dăm bảy loại, thạc sĩ luật cũng có dăm bảy loại, tiến sĩ luật cũng theo đó mà có dăm bảy loại, phó giáo sư luật học còn bị phân loại tệ hơn nữa.

Sau khi công luận bàn tán về tấm bằng tiến sĩ luật của Thích Chân Quang do Đại học Luật  Hà Nội cấp, báo đảng hôm 24/6 đăng lời bao biện của Tô Văn Hòa, hiệu phó Đại học Luật  Hà Nội, chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức Thích Chân Quang: “Người này này nhận bằng cử nhân Luật tại chức loại giỏi, đủ điều kiện để học thẳng lên tiến sĩ theo quy định.”

“Toàn bộ quá trình đào tạo, công nhận trình độ tiến sĩ của Thích Chân Quang đều được hội đồng đánh giá thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước theo đúng quy định,” Hòa nói.

Ông Ngô Huy Cương, một giảng viên khoa Luật bình luận: ‘Ở nước ta cũng giống như bao nước khác, có dăm bảy loại cơ sở đào tạo luật khác nhau dù đều phải tuân thủ chương trình đào tạo theo chuẩn chung quốc gia, bao gồm: khá có, trung bình có, kém có, cực kém cũng có, chỉ không có loại giỏi, loại xuất sắc.

Đó là thực trạng mà ảnh hưởng ngay tới nền luật học và tới vấn đề xây dựng pháp luật, và cũng do chính tác động của nền luật học cũng như của vấn đề xây dựng pháp luật gây nên, có nghĩa là chúng tác động xấu lẫn nhau.

Vì vậy, cử nhân luật cũng có dăm bảy loại, thạc sĩ luật cũng có dăm bảy loại, tiến sĩ luật cũng theo đó mà có dăm bảy loại, phó giáo sư luật học còn bị phân loại tệ hơn nữa.

Ấy thế mà giáo sư luật học lại chỉ có mỗi một loại với một số phẩm chất rất chung là tán rất hay trên căn bản “phi kiến thức nền tảng”, và tận dụng tối đa học hàm  cho mọi hoạt động sống.

Đừng nói là các giáo sư luật học không giúp gì được  cho ai. Vụ bằng tiến sĩ của Thích Chân Quang là một minh chứng sống động nhất cho công trạng của các giáo sư luật học!

Thủ tục sinh ra là để làm rõ được sự thật khách quan, đánh giá và áp dụng chính xác những kết quả tìm kiếm.

Nhưng mặt khác thủ tục cũng bị lạm dụng để làm khó cho người này, lại bao che cho sự thiếu khách quan trung thực, cũng như lại bảo vệ cho sự đánh giá sai và áp dụng sai kết quả tìm kiếm đối với người khác.

Nó cũng giống như một con dao khi mà nằm trong tay công an thì được dùng để bảo vệ con người, nhưng khi nằm trong tay kẻ xấu thì có thể bị dùng để giết người.

Vậy khi nhìn nhận một luận án tiến sĩ luật học thì hãy xem nội dung thực chất của luận án đó và xem kỹ các giáo sư luật học trong hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ đó nói gì về chuyên môn!”

Facebooker Lê Văn Đại nửa đùa nửa thật: “Đạt được thành quả nhanh quá cũng không tốt. Tốt nghiệp đại học 2019, năm 2021 lấy luôn tiến sĩ. Đại Học Luật  Hà Nội đào tạo quá tốt.

Anh em nào có mua bằng cũng lưu ý nên đúng quy trình như người thường để không bị phát hiện. Mà thời này bằng cấp dễ nên đi học đúng học đủ có tiền đóng học phí là có bằng ngay.” 


 

 Giao trứng cho ác-Lâm Công Tử

Ba’o Nguoi-Viet

June 19, 2024

Lâm Công Tử

“Giao trứng cho ác” là câu thành ngữ tượng hình và chính xác trong trường hợp tin người khác một cách mù quáng sẽ làm hại đến bản thân. Ác ở đây là con quạ rất thèm ăn trứng, khi giao một cái trứng cho nó ấp giùm thì không khác gì mang thức ăn khoái khẩu cho nó. Người Việt đang chứng kiến hình ảnh câu thành ngữ này vừa xảy ra công khai tại một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc: Chùa Ba Vàng.

Ông Thích Trúc Thái Minh (phải), trụ trì chùa Ba Vàng, nói cô Khánh Linh (trái) không dự khóa tu, không sám hối thì sẽ phải lấy nhiều đời chồng và lấy những người vũ phu do quả báo. Bà Phạm Thị Yến (giữa) thuyết giảng về “oan gia trái chủ.” (Hình: Công Thương)

Ác ở đây là ác tăng Thích Trúc Thái Minh cùng với đệ tử ruột là Phạm Thị Yến đang huênh hoang ca ngợi “khóa tu mùa Hè năm 2024” được bắt đầu vào ngày 12 Tháng Sáu để lôi kéo hàng chục ngàn “quả trứng” sinh viên học sinh tới sinh hoạt và tu tập. Trên các tài liệu quảng cáo thì mục tiêu của khóa tu này nhằm: Rèn luyện thể chất; Rèn luyện kỹ năng, giao tiếp; Học hỏi kỹ năng, tiếp thêm động lực khi giao lưu với diễn giả, khách mời; Học lời Phật dạy, rèn luyện bản thân, sửa đổi tâm tính.

Phụ huynh không cần đóng tiền, mọi chi phí đều do chùa Ba Vàng đài thọ, chi tiết này là mồi nhử khiến hàng chục ngàn phụ huynh hớn hở giao con mình cho ông Thích Trúc Thái Minh huấn luyện kỹ năng và tu tập nhằm tạo thêm đạo đức cho con cái khi chúng ra trường. Họ quên một sự thật trong đời sống này “không có gì miễn phí ngoại trừ không khí.”

Câu hỏi đầu tiên: Tiền đâu mà một ngôi chùa có thể bỏ ra lo chỗ ăn ở cho hàng chục ngàn con người? Mục đích của việc miễn phí này là gì và ai là người hưởng lợi nhất?

Trả lời cho câu hỏi đầu tiên về nguồn tiền mà ngôi chùa tai tiếng này bỏ ra không khó: Chùa Ba Vàng là nơi nổi tiếng buôn thần bán thánh qua các dịch vụ oan gia trái chủ, bán vé cho chúng sinh vào nghỉ dưỡng hay du lịch, bán cả niềm tin giả hiệu là xá lợi tóc mang từ Miến Điện về, cũng như những bài thuyết pháp kêu gọi cúng dường đầy tội lỗi. Miễn phí cho hàng chục ngàn con người là cách đầu tư về sau khi bọn trẻ đã hoàn toàn bị những bài thuyết giảng nhồi sọ, những động thái hăm dọa hay những trò vui chơi mà tuổi trẻ yêu thích khống chế, sẽ quay trở lại chùa phục vụ không công cũng như trút hết tiền túi ra cho chùa mà không một câu hỏi nào đặt ra. Nếu sẽ như thế thì ai là người hưởng lợi nhất đã được khẳng định và kẻ nhận lại những mất mát tiền bạc và thời gian không ai khác hơn những “quả trứng” mà cha mẹ của chúng tự nguyện giao cho các ác tăng của ngôi chùa này.

Rất có thể nhiều phụ huynh cho rằng con cái mình theo tu tập trong khóa tu mùa Hè này không ít thì nhiều sẽ hiểu được thế nào là quy y tam bảo là Phật Pháp Tăng hay sự hướng thiện trong đời sống tâm linh. Nhưng họ sẽ không tin được câu chuyện mà hai thầy trò Thái Minh và Thị Yến dàn dựng để khủng bố những đứa trẻ chưa vào đời.

Trong một video đang rất nóng trên mạng xã hội người xem có lý trí sẽ không thể kềm nén sự tức giận khi hình ảnh một cô gái trên dưới 16 tuổi đang đóng vai một kẻ bị trừng phạt vì đã tạo ác nghiệp từ 14 kiếp trước. Cô gái tên là Khánh Linh như bị lên đồng, đầu luôn gục gặc một cách đáng sợ mà nói không được ba chữ “quy y tăng.” Trong khi đó ông Thái Minh ngồi trước vài ngàn tu sinh phát biểu rằng “14 kiếp trước con cùng bạn Khánh Linh tạo ác nghiệp ở chùa vì quyến rũ các sư. Hôm nay thầy cho con và bạn Khánh Linh sám hối để tiêu nghiệp…”

Sau đó là phần trình diễn của bà Yến. Bà đứng kế cô Khánh Linh luôn khuyến khích cho cô gái đọc ba chữ “quy y tăng” nhưng không tài nào đọc được. Bà dẫn chuyện: “Con bạch thầy, ở đây nói cho các bạn biết rằng khi mình làm việc ác rồi không phải chuyển hóa một cách dễ dàng đâu mà phải ăn năn ngay từ lúc mình đang có phước đang quả báo thì khi quả báo nó đến rồi thì rất là khó có thể chuyển được. May mà có lòng từ của thầy mà cái quả báo phá tăng nó như thế này đây, rất khó rất khổ như thế này đây nó không phải là dễ dàng đối với những người mà bị quả báo phá tăng khi quả báo đã đến thì rất đau khổ. Công đức như thế mà còn chưa được thì con xin phát nguyện thêm để con hồi hướng cho cái vong này. Con kính bạch thầy con đem cái công đức ngày mai con chia sẻ pháp với em khóa sinh để hồi hướng cho vong linh được chuyển hóa cái nghiệp chướng này để quy y tăng được. Tất cả ở đây mau hồi hướng tri ân thầy đi, ‘chúng con tri ân thầy. Chúng con tri ân công đức của chư tăng. Chúng con đem công đức này hồi hướng cho Lê Thị Khánh Linh và hồi hướng cho vong linh được đủ duyên phước quy y tăng.’”

Rồi bà Yến hỏi cô Khánh Linh:

“-Con khai đi con làm gì

-Con hát trước chùa!

Và rồi em nói được con xin quy y tăng!”

Nếu xem cho hết vở kịch này thì liệu phụ huynh các trại sinh có cảm giác thế nào khi con mình sẽ gặp trường hợp như thế? Chắc chắn là sợ hãi nếu yếu bóng vía và tin dị đoan. Sẽ giận dữ nếu có kiến thức về Phật pháp. Nhưng nhìn lại hàng trăm ngàn chúng sinh theo chùa Ba Vàng vô điều kiện như hiện nay thử hỏi họ có chút kiến thức gì về Phật pháp để đủ sáng suốt nhận ra cả sư lẫn vãi đều tẩy não con em mình hầu tập trung tiền bạc, niềm tin vô lối của chúng sinh?

Bà Yến luôn cao giọng thốt lên hai chữ hồi hướng nhưng bà hình như không hiểu chính xác hai chữ hồi hướng theo nghĩa của Phật dạy. Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu tập và hành thiện của mình để hướng về mục đích hoặc tự làm lợi ích cho chính mình hoặc làm lợi ích cho chúng sinh khác. Hiểu đơn giản, hồi hướng là nguyện đem công đức tu tập hoặc làm việc thiện lành hướng về người thân, cầu mong cho họ được an lành hoặc siêu thoát.

Với một lý lịch đầy ác nghiệp như kêu gọi đóng tiền oan gia trái chủ thử hỏi bà Yến có công đức gì mà hồi hướng cho người khác? Ngay cả ông Thích Trúc Thái Minh, người đang bị cả nước réo tên, thì có đáng ngồi trên cái bệ cao cao tại thượng kia mà phán xét người khác hay không?

Báo Công Thương vừa ra một phóng sự nói về sự kiện này, phóng viên tờ báo phát hiện ra thêm một chiêu trò của thầy trụ trì khi phát ngôn rằng: Không dự khóa tu, không sám hối thì sẽ phải lấy nhiều đời chồng do quả báo.

Chùa Ba Vàng lấy hình ảnh quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng không phải trong ý nghĩa của quy y Tam Bảo: “Quy” có nghĩa là quay về, “y” có nghĩa là nương tựa. Quy y nghĩa là quay về nương tựa. Trong Phật Giáo, quy y là nơi giúp cho chúng sinh tìm đến sự an toàn cho bản thân, tâm được thanh tịnh, thoát khỏi những khổ đau của cuộc sống. Quy y bao gồm quy y Phật-Pháp-Tăng và gọi chung là quy y Tam Bảo. Cô gái Khánh Linh trong kịch bản không phát âm được “quy y tăng” vì bị cho là đã xem thường giới tăng lữ mà giới tăng lữ trong câu chuyện này là ai nếu không phải là ông Thích Trúc Thái Minh? Thầy trò ông này dựng lên kịch bản này nhằm khủng bố tinh thần các em trại viên với thông điệp rất ngắn gọn: Phải tuân phục thầy bất cứ giá nào! Và từ đó bọn ác tăng nắm trong tay hàng chục ngàn sinh linh của Phật tử cuồng tín để khuấy động Phật Giáo Việt Nam.

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho sư Thích Minh Tuệ trở thành vị Phật sống vì đã buông bỏ thân xác mình cho Phật pháp. [qd] 


 

Sử gia Trần Huy Liệu: ông thầy bịa sử-Tác Giả: Phan Thanh Tâm

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Phan Thanh Tâm

09/09/2021

Ông Trần Huy Liệu

“Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” là “một sản phẩm được chế ra bởi chính Viện Trưởng Viện Sử Học miền Bắc, Giáo sư Trần Huy Liệu”. Và chuyện “đề cờ” chung quanh câu này đã trở thành một thứ “sự thật lịch sử, “siêu tài liệu”, hay “siêu bằng chứng” là nhờ tài nghệ sáng tác cùng kinh nghiệm làm báo cũng như làm chính trị của “người anh cả” giới sử học Hà Nội. Luật Sư Winston Phan Đào Nguyên đã xác định như vậy trong cuốn “Phan Thanh Giản và vụ án “Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân”. Tác giả đã dành một năm nghiên cứu quá trình nguồn gốc tám chữ được dùng để hạ nhục cụ Phan ”vì mục đích đánh chiếm miền Nam”.

Tác giả sách cho biết câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” xuất hiện lần đầu tiên tháng 8 năm 1955 trên số 9 tập San Văn Sử Địa tiền thân của tờ Nghiên Cứu Lịch Sử trong bài viết có tựa đề “ Việt Nam Thống Nhất Trong Quá Trình Đấu Tranh Cách Mạng” của ông Trần Huy Liệu. Tuy là bài nóí chuyện tại Câu Lạc Bộ Đảng Xã Hội Việt Nam, nhưng được coi như là một bài viết rất công phu với nhiều chú thích; riêng câu có tám chữ về cụ Phan thì ông Liệu không hề cho hay nguồn gốc câu đó ở đâu. Sinh năm 1964 tại Cần Thơ, là một thuyền nhân đến Mỹ năm 1980, Tiến sĩ Luật khoa Phan Đào Nguyên xác định câu này không có mặt trong cả nước trước 1954 và miền Nam từ 1954 cho đến năm 1975.

Khác với giáo sư Phan Huy Lê khi kể lại chuyện cây đuốc sống Lê Văn Tám là một nhân vật không có thật do ông Trần Huy Liệu chế tạo, giáo sư Lê đã không nói rõ, là Giáo sư Trần Huy Liệu đã nhắn nhủ với Giáo sư trong trường hợp nào. Đằng này, khi công bố chuyện sử gia Viện trưởng Viện sử học chế ra câu “Phan Lâm Mãi Quốc Triều Đình Khi Dân” với sự phụ hoạ của giáo sư sử học Trần Văn Giàu, tác giả Tiến Sĩ Luật Khoa Phan Đào Nguyên đã viết cả môt cuốn sách dày gần 400 trang. Sách được phát hành nhân buổi Hội Thảo và Triển Lãm về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản” và trao giải thhưởng Văn Học PhanThanh Giản 2021 tại Houston.  Buổi này do Gia Đình Cựu Học Sinh Trung Học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Cần Thơ tại Houston, Texas, tổ chức ngày 15/8/2021.

Trong sách Tiến sĩ Luật khoa Phan Đào Nguyên, Cử nhân khoa Lịch sử bằng danh dự năm 1987 tại UCLA, đã chỉ trích thế hệ giáo sư sử học ở Việt Nam do hai bậc trưởng thượng, ông Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu, đào tạo ra trong đó có “tứ trụ”  Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, và Trần Quốc Vượng. Ba ông sau đã tiếp tay phổ biến câu “thần chú vạn năng” này. Cuốn sách là một thách đố cho các sử gia miền Bắc: “Họ đã không làm phận sự giáo sư bộ môn lịch sử – là phải tìm hiểu cặn kẽ về một câu có tầm vóc lịch sử. Giỏi lắm thì họ có đặt chút nghi ngờ về xuất xứ của câu này, nhưng rồi vẫn tiếp tục cho rằng đó là một nguồn dư luận cần phải được ghi nhận”.

phải phục vụ chế độ

Tại sao không nói đến xuất xứ tám chữ nói trên? Vì cứu cánh biện minh cho phương tiện. Đề ra những phương  pháp sử học cơ bản nhưng khi cần đạt được mục đích tối hậu thì sử gia cọng sản không làm nhiệm vụ của một sử gia là đưa ra những suy nghĩ vô tư dựa trên những tài liệu uy tín mà “ta chỉ thấy toàn những lời bịa đặt”. Tác giả Phan Đào Nguyên trang 348 trích dẫn tôn chỉ của sử gia Trần Huy Liệu khi ông chủ trương : chúng ta không phải nghiên cứu để nghiên cứu mà là nghiên cứu để phục vụ cho những công tác trước mắt; gắn chặt việc yêu nước với việc yêu chế độ xã hội chủ nghĩa; chứng minh chế độ ta là một chế độ tốt đẹp hơn chế độ thối nát của Mỹ –  Diệm ở miền Nam.

Trang 32 cuốn sách kể lại chuyện Giáo sư Trần Văn Giàu thổ lộ với nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh rằng “Đó là thằng Liệu, không phải tao” khi nghe nhắc tới chuyện khoảng năm 1960 – 1963 đảng Cộng Sản hạ quyết tâm dùng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam.  Phan Thanh Giản là một nhân vật “chủ hoà” bị mang ra đấu tố. Trong phiên toà ông Phan đã bị kết án xử tử.  Ông Trần Huy Liệu trước khi dàn dựng phiên toà đấu tố trên tờ Nghiên Cứu Lịch Sử năm 1963 do ông làm chủ nhiệm và Tổng Biên Tập, ông đã nghiên cứu cách đấu tố điạ chủ ở miền Bắc 10 năm trước. Điều này được tiết lộ qua con trai ông là Trần Chiến viết trong cuốn “ Cõi Người – Chân Dung Trần Huy Liệu” trang 367.

Phiên tòa đấu tố là “một vụ xử án một chiều rất trắng trợn”. Tác giả Phan Đào Nguyên viết, câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” đã được đem ra để làm bằng chứng duy nhất cho tội “mãi quốc”. Nó chứng minh cho việc Phan Thanh Giản đã đi ngược lại “nguyện vọng của nhân dân”; từ đó bác bỏ việc xin khoan hồng cho tội “mãi quốc”. Quan toà tuyên bố bản án tối hậu cho cụ Phan mà chỉ dựa vào  tám chữ mà tám chữ đó lại do chính giáo sư sử học và là quan toà bịa ra. Phiên toà không có sự đối thoại hay tranh luận nào hết.  Có một độc giả Hải Thu viết bài “góp ý về Phan Thanh Giản” cũng đã miệt thị và buộc tội cụ Phan. Sau này người tai khám phá Hải Thu là bút hiệu của Trần Huy Liệu.

Về tội “mãi quốc”, theo Luật sư Phan Đào Nguyên, đây là động từ cho thấy có sự trao đổi giữa kẻ bán và kẻ mua. Nếu cụ Phan bị tuyên án “mãi quốc” thì  quan toà Trần Huy Liệu ít nhất phải có một bằng chứng cho cuộc mua bán, đổi chác giữa cụ Phan và Pháp và đã là mua bán thì cái giá của sự trao đổi là gì? Có phải là tiền bạc, chức tước, hay đất đai cho chính Phan Thanh Giản hoặc con cháu gia đình ông để đổi lấy mấy tỉnh Nam Kỳ? Những điều kiện phải có cho tội danh “bán nước” đã không  được đếm xỉa tới. Đó là chưa nói tới việc Phan Thanh Giản chẳng làm gì có quyền gì mà bán. Tất cả quyết định tối hậu là ở vua Tự Đức. Hoà ước 1862  ký xong trong vòng một năm phải được  vua Napoleon III và vua Tự Đức chấp thuận.

 Điều 11 Hoà Ước 1862

Theo Luật sư Tiểu Bang California và Liên Bang Mỹ Phan Đào Nguyên các sử gia miền Bắc và sử gia Trần Huy Liệu không đọc hết hoà ước 1862 (Nhâm Tuất). Họ gọi Hoà ước này là “hàng ước” và Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp là những kẻ “đầu hàng” hay “bán nước”. Hoà ước có điều khoản 11, cực kỳ quan trọng. Viện trưởng Viện sử học và đàn em không bao giờ nhắc đến điều 11 vì “nó là một công trạng và thắng lợi về ngoại giao cũng như về chính trị của Phan Thanh Giản mà họ không hề biết, hoặc không muốn cho ai biết”. Theo điều này Pháp sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho vua An Nam, nếu vua An Nam ra lệnh và giải tán những lực lượng kháng Pháp tại hai tỉnh Gia Định và Định Tường.

Liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh bại Nguyễn Tri Phương tại đồn Chí Hoà năm 1861 và sau đó họ liên tiếp chiếm luôn bốn tỉnh lân cận Gia Đinh, Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long chỉ trong vòng một năm. Gia Định là thủ phủ của ba tỉnh miền Đông. Vĩnh Long là thủ phủ của ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Do đó, việc mất tỉnh Vĩnh Long vào tay liên quân Pháp – Tây Ban Nha đồng nghĩa với việc sẽ mất trọn  Nam Kỳ. Lúc bấy giờ có những cuộc nổi loạn ở Bắc kỳ. Vua Tự Đức muốn rảnh tay đối phó với tình hình phiá Bắc, đành nhận chịu mất ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Việc Pháp trả tỉnh Vĩnh Long cho Việt Nam là một sự nhương bộ của Pháp- Tây- Ban Nha do tài ngoại giao của cụ Phan.

Để lấy lại được Vĩnh Long, Phan Thanh Giản phải thực thi điều 11 của Hoà Ước.   Ông buộc Pháp phải thực thi việc trả lại tỉnh này và cụ phải chứng minh cho người Pháp thấy là ông đã từng viết thư kêu gọi Trương Định giải giáp và bãi binh theo lệnh của vua. Đó là lý do tại sao khi Trương Định không chịu làm theo lệnh vua thì Phan Thanh Giản tuyên bố với phe Pháp là Trương Định là kẻ phản loạn để triều đình Huế hết chịu trách nhiệm về ông ta nữa. Nhờ sự khéo léo về chính trị của cụ Phan, nhà Nguyễn lấy lại Vĩnh Long trong vòng chưa đầy một năm sau khi ký Hoà ước 1862 mà không mất một mạng người nào. Các sử gia miền Bắc không đọc điều 11 nên tuyên bố cả 12 điều trong Hoà Ước là sự nhục nhã của nhà Nguyễn.

Trang 147 sách in lại Hịch Quản Định bản tiếng Việt của Petrus Trương Vĩnh Ký. Hịch Trương Định thông báo lý do ông đánh Pháp để đền ơn chúa và còn nói rõ ông tiếp nhận chiếu phụng của vua, nhận lãnh ấnTống Binh của triều đình đồng thời thừa lệnh vua kêu gọi mọi người chiến đấu chống Pháp. Ngoài ra, cũng qua bài hịch, tác giả Phan Đào Nguyên viết “ta còn được chính tác giả Trương Định cho biết rằng lá cờ của ông đã đề sẵn bốn chữ “Bình Tây Đại Tướng” chớ không phải “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” như hai sử gia Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu đã kể”.  Vẫn theo tác giả Phan Đào Nguyên, Trương Định biết cụ Phan cũng là “một phần tử của nhà vua đang tìm cách lấy lại đất bằng đường lối khác”.

Tại sao Viện Trưởng Viện Sử Học chọn Phan Thanh Giản làm mục tiêu tấn công và đem cụ làm nhân vật chính trong câu “ Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”?  Theo Luật sư Phan Đào Nguyên năm 1955 khi nhận thấy miền Nam không có tổng tuyển cử và miền Bắc chủ trương dùng chiến tranh để chiếm miền Nam thì Trần Huy Liệu chỉ trích đường lối ngoại giao của Phan Thanh Giản là “ảo tưởng” là “liều thuốc độc” và những người không chọn chủ chiến là thành phần “do dự hoang mang”.  Để tranh thủ người dân miền Nam và cán bộ tập kết phải cùng theo con đường đảng đề ra – ông Trần Huy Liệu răn đe – nếu không họ sẽ mang cái án bán nước, đầu hàng và cấu kết với giặc như Phan Thanh Giản bị kết án qua tám chữ nêu trên.

Cả nước ca ngợi quan Phan

Ngoài ra, vẫn theo Luật sư Phan Đào Nguyên, Phan Thanh Giản là một vị quan đức độ và có uy tín sâu rộng trong nhân dân Nam kỳ. Uy tín này có thể làm cho người dân Nam kỳ tin tưởng rằng đường lối ngoại giao của ông Phan là đúng. Do đó, ông Trần Huy Liệu phải chọn cụ Phan làm đối tượng phải diệt.Tiếp đó, ông ta đưa Phan Thanh Giản vào làm nhân vật chủ chốt hay là kẻ tội phạm đứng đầu sổ trong câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” mà đã do chính ông ta chế tạo ra.  Đây là một việc làm cần thiết cho mục tiêu tối hậu của ông Trần Huy Liệu- là giành lấy chính nghĩa và sự ủng hộ của dân miền Nam cho đường lối chủ chiến của phe ông ta ở miền Bắc trong cuộc chiến tranh đang diễn ra ở miền Nam.

Tiến sĩ Phan Đào Nguyên quả quyết, câu “Phan Lâm Mãi Quốc, Triều đình Khí Dân” không có trong sách báo bằng chữ quốc ngữ của cả nước từ trước và ở miền Nam từ năm 1954 đến 1975. Theo ông Nguyễn văn Trấn (1914 – 1998) còn gọi Bảy Trấn, là một nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng chống Pháp, Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu 9 và giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc viết trong cuốn “Chợ Ðệm Quê Tôi” thì câu nói đó là câu nói của đàng ngoài: “Chớ tôi từng đọc sách sử, chưa thấy ở trong Nam này có sĩ phu bốc đồng nào nói ra câu bia miệng đó”.

Luật sư Phan Đào Nguyên cho biết sau khi Phan Thanh Giản (1796–1867) qua đời cụ đã được tất cả các sĩ phu và dân chúng miền Nam cũng như cả nước ngợi khen, như có thể thấy qua thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phạm Viết Chánh, Phạm Phú Thứ.  Chẳng có văn thơ nào lên án Phan Thanh Giản cả. Có một người duy nhất tạm cho là có giọng điệu phê phán quan Phan là Phan Văn Trị, với câu “ngậm cười hết nói nỗi oan (quan?) ta”. Câu này có thể diễn dịch là một câu trách móc nhẹ nhàng chớ không phải là một lời lên án hay kết tội gì cả. Chữ oan hay quan theo lối nói của người miền Nam thì hơi giống nhau.

Ở  Miền Bắc trước 1954 cũng không hề nghe nói đến câu này. Tác giả Phan Đào Nguyên đã cố tìm trong các báo có uy tín như Nam Phong Tạp Chí của Thương Chi Phạm Quỳnh, và bộ Tri Tân Tạp Chí của Ứng Hòe Ngô Tất Tố cũng không thấy có bài nào chê bai hay lên án Phan Than Giản mà toàn là  những bài viết ca ngợi về sự hy sinh và đức độ cũng như thông cảm cho hoàn cảnh của quan Phan.  Ở trong Nam, những tác giả chuyên nghiên cứu về PhanThanh Giản như Lê Thọ Xuân, Trực Phần, Trường Sơn Chí, Khuông Việt  cũng không thấy nói về tám chữ ở đầu bài. Ông Lê Thọ Xuân đã cùng một người Pháp viết cả một cuốn sách với rất nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp về cụ Phan cũng không có chữ nào về Phan Lâm Mãi Quốc .

Sử gia hay sử tặc?

Miền Nam sau năm 1954 cho đến năm 1975 không có sách báo nào viết chê bai cụ Phan. Tạp San Sử Điạ tại Sài Gòn không thấy có bài nào đề cập tới câu này. Có một trường hợp ngoại lệ là bài của sử gia Phạm Văn Sơn viết về câu này Phan Lâm bán nước, triều đình khí dân. Ông cũng đã chú thích ở cuối bài là tham khảo từ Lịch sử 80 năm chống Pháp của T-H-L  trang 32 và Nam kỳ chống Pháp của T-V-G trang 160.  Thời này một trong những con đường lớn nhất ở Sài Gòn là đường Phan Thanh Giản nay là đường Điện Biên Phủ. Cần Thơ và Đà Nẵng có trường Phan Thanh Giản coi như cùng cỡ với trường Quốc Học ở Huế hay trường Petrus Ký ở Sài Gòn.  Ngoài ra, ở miền Tây cũng còn có một bệnh viện lớn mang tên Phan Thanh Giản.

Nhà văn Sơn Nam kể lại, hồi xưa khi đi ngang qua miếu Văn Thánh học trò phải cúi đầu chào ông Phan. Nhà văn nói:”Tôi lại vào bên hông miếu Văn Thánh để cúi đầu trước bức ảnh cụ Phan, chớ nào ai vào chánh điện để chào ông Khổng, ông Tăng Sâm, Tử Lộ”. Nhà văn đề nghị, “trong chương trình sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ tình đủ lý”.  Cố học giả Vương Hồng Sển, trong cuốn Nửa Ðời Còn Lại, chương “Trở lại, thử tìm hiểu cảnh ngộ quan Phan khi đi sứ sang Pháp”, ông viết, “bấy lâu nay (1990), tôi nghe đầy tai lời trách quan Phan làm cho mất nước và vua Tự Ðức đứng đầu tội ấy. Thấp cổ bé miệng, tôi có dại gì cãi họ duy trong thâm tâm riêng tưởng họ chưa tới mắt cá quan Phan”.

“Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết một người; làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đất nước; làm văn hoá mà sai lầm thì gây tai họa cho muôn đời.” Con làm sử gia ma xuyên tạc thì sao đây? Người viết bài này khẩn thiết mong giới sử gia Băc Hà nên lên tiếng về cuốn sách và ý kiến về  “người anh cả” của mình. Cùng với chiến thắng trong việc đổi tên thành phố Sai gon, những ngụy tạo của ông Trần Huy Liệu đã được đưa vào dạy ở trong Nam sau 1975. Cây đuốc sống Lê Văn Tám và câu “Phan Lâm mãi qốc, triều đình khí dân”đã thành một “siêu bằng chứng” mà mọi người Viết Nam đều nghe nói

Sử gia Trần Huy Liệu (1901-1969Đ thực hiện vụ án này có chỉ đạoVì sự công bình của lịch sử và là hậu duệ của cụ Phan, người viết bài này đòi hỏi Viện Sử Học Việt Nam phải có lời xin lỗi và đền bồi danh dự cho gia đình họ Phan chúng tôi về những cáo giác khi lên án cụ Phan Thanh Giản. Qua bút hièu Hải Thu Ỏng đã đã hạ thấp cụ xuống hàng súc vật, đòi nhốt cụ trong “chuồng”. Lừa cả nước khi tạo ra  Lê Văn Tám, Ông còn phịa ra vụ án “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”. Hơn 60 năm sau mới bị khui ra bởi Tiến sĩ Phan Đào Nguyên, Ông Trần Huy Liệu nên còn gọi ông là sử gia hay nên gọi là sử tặc?

Phan Than Tâm

California, tháng 8/2021.

————————-

THÔNG BÁO

THÂN TẶNG BẢN ĐIỆN TỬ (PDF) CỦA CUỐN SÁCH

“PHAN THANH GIẢN VÀ VỤ ÁN PHAN LÂM MÃI QUỐC TRIỀU ĐÌNH KHÍ DÂN”

Tác giả Winston Phan Đào Nguyên xin thân tặng bản điện tử của cuốn sách “Phan Thanh Giản Và Vụ Án Phan Lâm Mãi Quốc Triều Đình Khí Dân” cho tất cả mọi người.

Tác giả chỉ có một yêu cầu nhỏ là nhờ bạn thông báo về cuốn sách này và đường link download dưới đây cho tất cả bạn bè bà con muốn đọc:

https://app.box.com/s/bnfhc25c9folo172xozkv6f7oss9drjb

Nếu bạn ở nước ngoài và muốn sách giấy thì có thể order từ Amazon theo link này:

https://www.amazon.com/-/es/Winston-Phan/dp/1990434177/ref=sr_1_1?dchild=1&qid=1629348969&refinements=p_27%3AWinston+Phan&s=books&sr=1-1&text=Winston+Phan (paperback)

hay

https://www.amazon.com/-/es/Winston-Phan/dp/1990434231/ref=sr_1_2?dchild=1&qid=1629349031&refinements=p_27%3AWinston+Phan&s=books&sr=1-2&text=Winston+Phan (hardcover)

Còn người ở VN muốn mua sách giấy (giá 10 USD) thì xin liên lạc Nhà Xuất Bản Nhân Ảnh tại han.le3359@gmail.com.

Mời đọc online sách “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, tác giả LS Winston Phan Đào Nguyên:

https://app.box.com/s/bnfhc25c9folo172xozkv6f7oss9drjb

Mời đọc online sách “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, tác giả LS Winston Phan Đào Nguyênhttps://app.box.com/s/bnfhc25c9folo172xozkv6f7oss9drjb

 


 

 Rò rỉ bản tường trình của các sư cô tố Thích Chân Quang lạm dụng tình dục

Ba’o Nguoi-Viet

June 22, 2024

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Vài ngày sau khi bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm, Thượng Tọa Thích Chân Quang tiếp tục bị một số sư cô tố giác ông ta lạm dụng tình dục.

Sư Chân Quang, trụ trì Thiền Tôn Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, lâu nay gây tranh cãi với việc hù dọa Phật tử về thuyết nhân quả để họ cúng dường thật nhiều cho chùa của ông.

Thượng Tọa Thích Chân Quang đang bị áp lệnh cấm thuyết giảng hai năm. (Hình: Giác Ngộ)

Trong văn bản rò rỉ hôm 22 Tháng Sáu, một nhóm sáu sư cô tự nhận có thời gian tu tập tại Thiền Tôn Phật Quang, quyết định công khai danh tính và tố giác ông Chân Quang “có hành vi dâm dục trong suốt thời gian dài mà không bị phát giác.”

Theo mô tả của các nạn nhân, ông Chân Quang hỏi thăm các sư cô về “sinh lý,” “ngực lớn”…

Bản tường trình của các sư cô cho rằng bên cạnh những lời nói dụ dỗ, ông Chân Quang còn có các hành vi như sờ soạng ngực, cưỡng hôn, cầm tay sư cô đặt vào bộ phận sinh dục của ông, thậm chí xâm hại tình dục một sư cô rồi sau đó đưa nạn nhân 10 triệu đồng ($392) để đi phá thai tại bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn…

Các sư cô trong vụ này cũng lý giải chuyện nhiều nữ đệ tử của ông Chân Quang lần lượt bị ông này xâm hại ngay tại Thiền Tôn Phật Quang “vì quá sợ thầy [Chân Quang] mà phải nghe lời và sau đó phải giữ im lặng.”

“…Nếu như một người dám nói ra sẽ lập tức bị đuổi khỏi chùa và cũng không một ai tin tưởng, vì các đệ tử vốn rất kính trọng và tin thầy,” bản tường trình viết.

Ngoài ra, các sư cô cho biết thêm sau mỗi vụ xâm hại tình dục, ông Chân Quang đều “năn nỉ,” yêu cầu nạn nhân “giữ gìn uy tín cho thầy và cho Phật pháp.”

Trước cáo buộc nêu trên, hôm 19 Tháng Sáu, theo báo Thanh Niên, lệnh cấm thuyết giảng còn bao gồm việc ông Chân Quang không được tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền Tôn Phật Quang cũng như ở các địa điểm khác.

Chỉ thị của Giáo Hội Phật Giáo CSVN cũng yêu cầu Thiền Tôn Phật Quang và sư Chân Quang phải “thu hồi tất cả các phái quy y tam bảo có nội dung tự sửa một trong năm giới không đúng với giới luật ngũ giới của Đức Phật.” Ngoài ra, sư Chân Quang còn bị buộc gỡ bỏ tất cả các bài thuyết giảng “gây hoang mang trong xã hội” trên mạng xã hội.

Một phần trong bản tường trình cáo buộc sư Thích Chân Quang lạm dụng tình dục một số sư cô tại tại thiền tôn Phật Quang ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà ông này làm trụ trì. (Hình: Chụp qua màn hình)

Lệnh cấm nêu trên được coi là đòn giáng mạnh vào “thu nhập” của sư Chân Quang.

Thời điểm đó, mạng xã hội xuất hiện đơn tố cáo sư Thích Chân Quang của ông Thái Phương, chúng trưởng của Đạo Tràng Phật Đắc tỉnh Đắk Lắk.

Trong lá đơn, ông Thái Phương cáo buộc sư Chân Quang “có âm mưu gây hại đến an ninh quốc gia,” “huấn luyện Đạo Tràng thành robot không có trái tim con người, bất chấp tất cả để làm theo mệnh lệnh của ông…”

Ông Chân Quang còn bị cho là biến Đạo Tràng thành “đội quân khủng bố chuyên nghiệp” để “đánh đập, bắt cóc, hăm dọa…” đối với những ai chống lại Thích Chân Quang. (N.H.K) [qd] 


 

 Dân khinh bỉ vụ ‘đốt lò’ của đảng

Ba’o Dat Viet

June 23, 2024

Đinh Tiến Dũng được cho “hạ cánh an toàn” dù tham nhũng

Nếu thực sự chống tham nhũng, không vùng cấm, có giỏi hãy lôi đám “có đơn xin thôi chức vụ, tự nguyện xin nghỉ việc” như Phúc, Thưởng, Huệ, Mai, Trần Tuấn Anh, Đinh Tiến Dũng ra đối diện pháp luật, xét xử một cách công bằng.

Hôm 21 – 22/6, báo chí mậu dịch đồng loạt đưa tin Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và trung ương (dĩ nhiên đều của đảng) đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng trong nhóm 20 được “thôi” các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng nhiều chức vụ lằng nhằng dây điện khác. Đây là chuyện riêng của đảng, nhẽ ra dân không cần quan tâm. Tất nhiên, quốc hội sẽ theo chỉ thị, chỉ đạo của đảng bãi “chức” đại biểu quốc hội của ông Dũng nay mai, cũng kiểu cho “thôi”. Quốc hội chả là gì, khi đảng đã sức lệnh xuống, thì cứ thế mà làm.

Về sự việc này, có nhiều nhố nhăng. Nhẽ ra từ quan chí dân, ai làm sai làm bậy, cứ chiểu theo pháp luật mà xử lý, không phân biệt quan hay dân. Đâu có cái thói quan làm sai thì chỉ xin lỗi, còn dân sai thì chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tay Mai Tiến Dũng cả đời không biết có làm được điều gì để lại tiếng thơm hay không, nhưng phát ngôn được câu ấy quả thật lưu xú danh với đời.

Cả một bộ máy, từ ông cao nhất tới đứa cán bộ quèn, cả hệ thống chính trị với vô vàn tổ chức đoàn thể, cả hệ thống tuyên truyền truyên giáo dày đặc… lúc nào cũng mở loa ca ngợi cuộc chống tham nhũng, nào lò đượm củi gộc, củi khô củi tươi, kiên quyết đến cùng, không có vùng cấm, nhưng khi cần đốt thì lại than rơm ướt rạ ẩm, bật diêm không cháy, lách kiểu này, né kiểu khác. Rõ nhất là việc tạo điều kiện cho đương sự “tự nguyện” làm đơn xin nghỉ việc, xin thôi chức, xin nghỉ theo nguyện vọng cá nhân. Cứ như trò đùa, coi thiên hạ không ra gì.

Xưa nay, đám quan lại quyền cao chức trọng, đám chóp bu cả trung ương lẫn địa phương chả có đứa nào lúc đương chức, đang hét ra lửa, ngựa ngựa xe xe, vênh vênh váo váo, nói ra một lời làm muôn người kinh sợ, chỉ muốn kéo bè kéo cánh, cha truyền con nối… lại tự nguyện tự giác bỏ chức bỏ ghế, bỏ quyền lực cả. Họa có điên. Đốt đuốc giữa ban ngày chẳng tìm ra. Nó có phạm tội, nhúng chàm, nó cũng giấu biệt.

Khi đã biết mười mươi nó phạm tội, hại dân hại nước, chỉ vơ vét cho bản thân và gia đình, dòng họ, thì cứ việc lôi ra mà trảm, từ long đầu trảm tới cẩu đầu trảm. Như Bao Công thời xưa, đã đốt lò thì Bàng thái sư cũng không tha. Nhưng Bao Công biết tôn trọng luật pháp, thời nay thì không thế.

Ông hàng xóm nhà tôi bảo kỷ luật mà đếch dám nói thẳng là kỷ luật thì còn làm được trò gì.

Cứ tuyên truyền huyễn hoặc về lò chống tham nhũng, vùng cấm vùng kiếc, thực tế lại khác hẳn, chỉ toàn lừa mị. Công khai lừa mị những người cả tin, ngây thơ. Thật buồn, đám cả tin ấy lại khá đông, hoặc do không biết gì, hoặc vì chút lợi cá nhân mình.

Nếu thực sự chống tham nhũng, không vùng cấm, có giỏi hãy lôi đám “có đơn xin thôi chức vụ, tự nguyện xin nghỉ việc” như Phúc, Thưởng, Huệ, Mai, Trần Tuấn Anh, Đinh Tiến Dũng ra đối diện pháp luật, xét xử một cách công bằng.

Kẻ ngôi cao việc trọng cũng như đứa ăn trộm vịt, đều phải bình đẳng trước pháp luật. Đốt lò, cách mạng nửa vời, nói thật, giống như cuộc hí trường.

Cách mạng màu, nhưng là màu… đỏ. Còn không, thì nên dẹp lò.

Dân biết cả, chỉ bởi họ không thể làm gì, nhưng họ cười khinh bỉ.

Nguyễn Thông


 

ĐẤT NƯỚC THẾ NÀO MÀ BỐ PHẢI RA ĐI – Truyen rat ngan

LƯƠNG VĂN CAN K 76.

Kimtrong Lam  

THƯƠNG… Ít ngày qua, đoạn clip ghi lại cảnh một bé gái khóc nấc, ôm giữ chân bố ngoài sân bay đã khiến cho nhiều người quan tâm và xúc động trước câu chuyện đằng sau nó.

Theo đó, nhân vật người bố trong đoạn clip là anh Cường (30 tuổi, Bắc Giang) đang làm thủ tục để chuẩn bị lên máy bay sang Nhật làm việc. Hơn 2 năm qua, anh là bố đơn thân, một mình làm đủ nghề để nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, làm các công việc vất vả mà chỉ kiếm được ba cọc ba đồng nên anh quyết định đăng ký sang Nhật làm việc theo diện thực tập sinh. Còn cô con gái nhỏ 7 tuổi anh để lại quê nhà, nhờ bố mẹ chăm nuôi giúp.

“Thấy con như vậy, tôi cũng xót lắm. Đi thì tội con, nhưng ở lại thì không có t.iền lo cho tương lai của cháu. Là một người bố, tôi cũng không dễ dàng quyết định được việc đánh đổi được thời gian bên con để đổi lấy điều kiện tốt hơn cho cháu”, anh Cường nói.

Kể lại khoảnh khắc thấy con gái òa khóc, ôm chặt chân bố, anh Cường bộc bạch, bản thân đã không kiềm được cảm xúc và khi sang Nhật anh cũng phải đấu tranh tâm lý hàng đêm vì nỗi nhớ con quá lớn.

Theo báo: Dân Trí


 

Thanh niên Kiên Giang đốt nhà người yêu do ‘chia tay không chính đáng’

Ba’o Nguoi-Viet

June 22, 2024

KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Bị can Lâm Văn Kim, 21 tuổi, ở thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc đốt nhà người yêu sau khi cô này nói lời chia tay vì “không còn hợp nhau.”

Theo báo VNExpress hôm 22 Tháng Sáu, bị can Kim quen một cô gái 20 tuổi, được giấu danh tính, ở cùng địa phương.

Bị can Lâm Văn Kim lúc bị bắt. (Hình: Lan Vy/VNExpress)

Hôm 6 Tháng Mười năm ngoái, sau khi dự sinh nhật Kim, cô gái nói chia tay vì hai người “không còn hợp nhau.”

Cho rằng lý do này không chính đáng và cô gái kiếm cớ bỏ mình, bị can Kim tức giận xách hai can nhựa đi mua xăng rồi giấu trong cốp xe gắn máy.

Ba ngày sau, vào lúc gần nửa đêm, bị can Kim đi nhậu rồi chạy đến nhà người yêu, lấy hai can xăng tạt vào cửa và bên hông nhà, châm lửa đốt rồi bỏ đi.

May mắn là gia đình cô gái kịp phát giác nên la to, cùng hàng xóm dập tắt ngọn lửa.

Vụ cháy không gây thương vong nhưng làm hư hỏng nhiều tài sản trong nhà cô gái.

Lúc đầu, bị can Kim được công an cho tại ngoại với tội danh “hủy hoại tài sản.”

Nhưng sau tám tháng, Công An Tỉnh Kiên Giang ra lệnh bắt tạm giam nam bị can do xét thấy anh này có hành vi “giết người.”

Trong một vụ tương tự xảy ra mới đây, tờ Thanh Niên cho hay, nghi can Trần Văn Toàn, 31 tuổi, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt sau khi đốt nhà người tình do “mâu thuẫn tình cảm.”

Nghi can Trần Văn Toàn và cô CTP ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, có quan hệ tình cảm với nhau.

Thời gian gần đây giữa hai người thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.

Do nghi ngờ người tình nhờ người khác chém mình, nghi can Toàn nảy sinh ý định đốt nhà cô P.

Vào lúc gần nửa đêm 16 Tháng Sáu, nghi can Toàn mua xăng đến đổ vào nhà cô P. rồi châm lửa đốt.

Rất may hàng xóm chưa ngủ và phát giác kịp thời, dập được vụ cháy nên những người trong nhà cô P. thoát nạn.

Vụ việc xảy ra tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. (Hình: Thanh Niên)

Theo điều tra sơ bộ của Công An Tỉnh Sóc Trăng, vụ cháy nhà khiến gia đình cô P. thiệt hại khoảng 10 triệu đồng ($392).

Sau khi gây án, nghi can Toàn bỏ trốn khỏi địa phương.

Đến đêm 19 Tháng Sáu, do được gia đình “vận động,” nghi can Toàn ra công an đầu thú, khai nhận hành vi của mình. (N.H.K)


 

Tình hình chính trị Việt Nam: Lửa cháy trên bàn cờ!

Ba’o Nguoi-Viet

June 21, 2024

Lão Thất

Hiện nay, bàn cờ chính trị đang rung lắc dữ dội và không cân bằng, nhưng có vẻ như nó vẫn bảo đảm một sự vững chắc nhất định. Đảng cộng sản vẫn là nhóm người đang sắp đặt các quân cờ và chơi cờ trên đầu dân tộc Việt Nam. Đảng chủ động đứng ngoài sự can thiệp của nhân dân trên mọi phương diện, nhưng đang có xu hướng chọn và được “chống lưng” bằng một phe cánh thế lực mới đang hình thành.

Bầu cử chính là giai đoạn mà ý chí và nguyện vọng của nhân dân đã bị đảng tước đoạt (hijack), từ lòng dân biến thành ý đảng. Đảng đã “cài cắm” hơn 98% đảng viên của mình trong Quốc Hội, ngang nhiên đặt hiến pháp dưới cương lĩnh đảng, luật pháp dưới “đảng quy.”

Chính vì vậy, đảng CS có thể chủ động di chuyển, thay đổi những quân cờ bằng cách kỷ luật, buộc thôi việc và khai trừ các cá nhân sai phạm rồi yêu cầu quốc hội thực hiện những công việc hoàn toàn mang tính thủ tục để hợp thức hoá.

Nhiều lãnh đạo cấp cao, có cả ủy viên Bộ Chính Trị, được đảng CSVN cho phép “hạ cánh an toàn” bằng cách chủ động xin thôi chức khi mắc sai phạm.

Từ khi có Quy định số 41- QĐ/TW của Bộ Chính Trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, đảng CSVN có những thay đổi trong việc kỷ luật cán bộ cấp cao. Không ít đảng viên cấp cao khi mắc sai phạm đã có đơn “xin thôi” và được “đảng đồng ý.” Đây là điểm thay đổi quan trọng trong cách thức xử lý các cán bộ, quan chức bị coi là đã “nhúng chàm.”

Quy trình “xin thôi” hay còn gọi là “hạ cánh an toàn” này giúp đảng giữ hình ảnh trong mắt công chúng và giúp các đảng viên cấp cao mắc sai phạm thoát khỏi khả năng bị truy tố hình sự.
Cho nên dù đang có những đấu đá nhau, xáo trộn dữ dội ở thượng tầng, thì vai trò cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn không bị thách thức hay ảnh hưởng suy sụp ở bất cứ khâu nào.

Nhưng trong một xã hội mà tinh thần pháp luật không được thượng tôn. Mọi người không còn bình đẳng như ở dưới chế độ dân chủ. Những người giàu có quyền lực và đứng trên pháp luật vì có đảng bao che, thì cái đảng đó, trước sau gì phải bị diệt vong.

Trong suốt hơn 70 năm qua, đảng CSVN đã “bê tông hoá” bàn cờ bằng cách tuyên truyền liên tục về sự vĩ đại vô song và vinh quang rực rỡ. Song song với việc tuyên truyền là tiến hành bằng mọi giá làm “suy nhược hoá” nhân dân, tăng cường đàn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến, chụp mũ những người đấu tranh là phản động, làm cho không một tổ chức đối lập nào có thể tập hợp được quần chúng, chuẩn bị cho những thay đổi có thể xảy ra trên đất nước Việt Nam.

Hiện tại, những người Việt Nam không cộng sản, từ quá khứ đến hôm nay, từ trong nước ra hải ngoại, đã và vẫn đang tiếp tục con đường chống cộng trường kỳ cho đến ngày thành đạt mục tiêu lý tưởng tối hậu của mình là dân chủ hóa đất nước Việt Nam.


 

Phóng viên Đức vạch trần nhiều vụ lừa đảo ở Việt Nam

Ba’o Tieng Dan

Việt Hùng

20-6-2024

Ông Peter Giesel, 55 tuổi, người Đức, là một phóng viên truyền hình và là chủ nhiệm chương trình TV được chiếu thường xuyên trên đài “Kabel Eins” (Kênh Một) từ năm 2015. Chương trình này có tên là “Achtung Abzocker”, nghĩa là “Coi chừng lừa đảo”.

Ông Giesel thu thập tin tức lừa đảo qua mạng xã hội hoặc do chính các khán giả là nạn nhân tố cáo đến ông.

Ông Giesel làm việc theo hai chủ đề:

1.- Lừa đảo qua các dịch vụ du lịch:

Sau khi có đầy đủ tin tức, ông Giesel sẽ lên phương án làm việc. Ông sẽ đi đến hiện trường trên khắp thế giới để xác minh các vụ lừa đảo này. Ông sẽ tự đóng vai là nạn nhân để xem mình sẽ bị lừa như thế nào. Đi chung với ông lúc nào cũng có một chuyên viên thu hình. Chuyên viên này sẽ thu hình một cách kín đáo để kẻ lừa đảo không biết.

Sau đó ông sẽ đối thoại trực tiếp với kẻ lừa đảo và cho xem các video để chứng minh. Nếu cần, ông sẽ thưa cảnh sát và trong nhiều trường hợp ông đã đòi lại được những mất mát dùm cho khán giả.

2.- Lừa đảo qua các dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng:

Ông Giesel thực hiện một hiện trường giả, có các máy móc (giả bị hư hỏng) và gọi điện thoại hoặc qua mạng để đặt thợ sửa chữa đến tận hiện trường.

Các thợ khi sửa chữa sẽ được chuyên viên của ông thu hình qua các camera đặt bí mật trong nhà. Nếu có phát hiện sự lừa đảo, ông Giesel sẽ xuất hiện và đối thoại trực tiếp với kẻ lừa đảo. Các hình thức lừa đảo thường là hóa đơn giá cao, sửa những gì không cần thiết hoặc lừa khách hàng mua máy mới.

Riêng ở Việt Nam, ông đã phát hiện nhiều vụ lừa đảo và đã trình chiếu trên đài “Kabel Eins” (Kênh Một):

Trải nghiệm 1: Taxi lừa đảo ở Hà Nội, chiếu ngày 25/6/2020, dài 11 phút, tiếng Đức. Mời xem: https://www.sendungverpasst.de/content/achtung-abzocke-122

Ông Giesel và chuyên viên thu hình một xe taxi chạy từ phi trường về Nhà Hát Lớn (30 cây số, giá chính thức 472.000 VNĐ). Nhưng ông đã gặp phải taxi lừa đảo, lấy 900.000 VNĐ.

Lần thứ hai, ông đặt xe đi đoạn ngắn, giá đồng hồ là 16.000 VNĐ, nhưng tài xế lừa đảo đòi 160.000 VNĐ. Ông Giesel lên tiếng phản đối thì tài xế nói là mình nói nhầm.

Lần thứ ba, ông đi một taxi có đồng hồ đã bị sửa đổi, đồng hồ nhẩy tiền điên loạn, và đòi ông 985.000 VNĐ. Ông đối thoại cứng rắn với tài xế lừa đảo và chỉ trả 100.000 VNĐ.

Trải nghiệm 2: Lừa đảo khách để ép mua hàng, chiếu ngày 25/6/2020, dài 5 phút, tiếng Đức. Mời xem: https://www.sendungverpasst.de/content/achtung-abzocke-138

Các bà/ cô bán hàng rong đã dụ ông Giesel dàn cảnh chụp hình và sau đó ép mua hàng với giá cao. Cô bán hàng đã chụp tiền giấy giá trị cao của ông, rồi chỉ thối lại tiền lẻ. Ông bị ép mua một ít trái cây mà phải trả 150.000 VNĐ. Nhưng với số trái cây đó, từ một bà bán hàng rong lương thiện, ông chỉ phải trả 30.000 VNĐ.

Trải nghiệm 3: Lừa đảo khách nước ngoài du lịch Việt Nam, chiếu ngày 13/6/2024, chương trình dài 87 phút, tiếng Đức. Mời xem: https://www.sendungverpasst.de/content/achtung-abzocke-25

Vì chương trình dài 87 phút nên không tiện tường thuật hết trong bài này.

Ngoài ra  ông Giesel còn trình bày nhiều trường hợp lừa đảo khác ở Việt Nam trong kho lưu trữ YouTube của ông. Mời xem: https://www.youtube.com/results?search_query=achtung+abzocke+vietnam