QUÊ HƯƠNG BẤT HẠNH

Lm Anthony Nam

Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian có những câu ca dao như:

“Từ ngày Đồng vẩu vào đây

Chúng đào, chúng nạo cả ngày lẫn đêm..”

Hà Lan là một nước có 27% diện tích nằm dưới mặt nước biển với 60% cư dân sống trong những vùng đối diện với các cơn lũ. Vì thế, bơi lội là một môn học bắt buộc cho trẻ em khi đến trường với bằng cấp ‘tốt nghiệp’ 1, 2 và 3 mà trong đó các trẻ phải bơi tốt trong điều kiện mặc nguyên quần áo và giày.

Riêng phần Nhà nước thì họ phải giải quyết vấn đề bằng cách xây hệ thống không những chặn nước ngập mà còn vắt lọc thêm hơn 1500 km2 đất để xây dựng các thành phố phát triển, hiện đại ngày nay.

Cao nguyên Đà Lạt có độ cao 1500 mét trên mặt nước biển với những khu rừng bị cạo trọc để thay thế bằng các khối bê tông dựng lên vô tội vạ. Chỉ với một cơn mưa không tới một tiếng đồng hồ thì dân chúng đã phải bì bõm trong mực nước ngang hông.

Mới đây, hôm 23/06/2023 Đà Lạt lại phải chịu cảnh vừa khóc vừa tát nước. Dư lợn viên ba củ lại được dịp so sánh những thiệt hại của BÃO LŨ ở nước khác với cảnh CỨ MƯA LÀ NGẬP tại quê nhà.

Quê hương bất hạnh khi bị cai trị bởi một tập đoàn ăn tàn phá hoại.


 

 Lê Duẩn (07/04/1907 – 10/07/1986)-Tưởng Năng Tiến

Ba’o Tieng Dan

Tưởng Năng Tiến

5-7-2024

Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ dám mong sao có sách báo để đọc, và có cơ hội để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sĩ, là vui thích lắm rồi.  Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:

“Một hôm gầu guộc gầm ghì

Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm

Bôm ha? Đạn hả? Bao gồm

Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen”. (Bùi Giáng – Ngẫu Hứng)

Hiểu chết liền!

May mắn là thường khi thì thơ của Bùi Giáng cũng dễ hiểu thôi:

“Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!”

Xem xong, tôi “thấu” ngay cái tâm trạng phấn khích của tác giả khi thấy một người đồng hương “bỗng” bay tuốt luốt lên tận trời xanh. Chả những thế, qua thơ Bùi Giáng, tôi còn biết thêm rằng, ổng rất mù mờ về chuyện thế sự hay quốc sự.

Làm gì mà có chuyện (khi khổng) “khi không” mà Phạm Tuân “bỗng nhẩy tưng” như vậy, cha nội! Chuyến “mang dép lốp đi vào vũ trụ” của phi hành gia Việt Nam được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo lắm nha – theo như nguyên văn lời của chính người trong cuộc:

“Tôi mang theo một mớ quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa…” – “I took several national flags, national emblems, portraits of Uncle Ho, his national independence proclamation, his testament, a small pack of soil from Ba Dinh Square [site of the Ho Chi Minh mausoleum] and many other badges.” (“Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap” – BBC 24 July, 2000).

Đi quá giang mà mang theo đất cát và đủ thứ hành trang rình rang, lỉnh kỉnh, lảng cảng như thế thì e hơi quá tải (và ngó cũng quá kỳ) nhưng chưa hế́t. Phóng viên Nguyễn Dũng Sĩ (Tuổi Trẻ Cuối Tuần) còn ngần ngại cho biết thêm một chi tiết (động trời) khác nữa: Ngoài chân dung bác Hồ, Phạm Tuân còn na thêm “một tấm ảnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn” nữa cơ.

Thiệt là quá đã và quá đáng!

Tuy đã từng được “bốc” lên đến tận giời nhưng khi Lê Duẩn qua đời (vào hôm 10 tháng 7 năm 1986) đám con ông vẫn cứ lo ngay ngáy. Hồi ký “Làm Người Là Khó” của cựu Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành, có đoạn như sau:

“Ra đến Hà Nội được 2-3 ngày thì anh Ba mất. Tôi vội đến ngay gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng: “Lúc anh Ba yếu nặng sao chú không lại”. Tôi nói chuyện đi công tác miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái: Cừ, Muội, Hồng, các con rể Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu chỉ kém tôi 5-7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng: “Ba cháu mất rồi, liệu họ… có giết gia đình nhà cháu không”.

Tất nhiên là “không”!

Dù đã đẩy cả nước đến bước đường cùng (“đổi mới hay là chết”) sự quyết tâm và lòng kiên trì với chủ nghĩa Marx– Lenin của Lê Duẩn vẫn được giới lãnh đạo của nhà nước hiện hành “đánh giá cao”. Vì thế, đại lộ Lê Duẩn vẫn có mặt khắp nơi. Đền thờ Lê Duẩn vẫn được khánh thành. Con cái của ông không chỉ tuyệt đối an toàn mà còn có thừa cơ hội để trở thành những người thành đạt.

Chả những thế, Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (cậu con út của Lê Duẩn) có lúc còn phàn nàn về sự vô ơn của thiên hạ đối với cha ông:

Chúng ta ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ, của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình vì đất nước. Nhưng ba tôi, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của cuộc chiến ấy, đã ít được nhắc đến suốt một thời gian”.

Tế nhị hơn, TS Lê Kiên Thành – thứ nam của ông cố tổng bí thư Lê Duẩn – cũng đã nhắc nhớ đến phụ thân trong một tác phẩm (Những Khoảnh Khắc Sống) vừa được ra mắt vào hôm 14 tháng 4 vừa qua.

Báo Tiền Phong tường thuật: “Không gian Hội trường gác 3 mới tân trang khá bắt mắt của Trụ sở Hội Nhà văn 65 Nguyễn Du chật ních các văn nhân… Sách gồm 2 phần TRUYỆN & TỰ SỰ. Giá không hề mềm (399.000 đồng), vậy mà khách mua tơi tới. Tác giả Lê Kiên Thành (LKT) ký tặng mỏi tay”.

Giới nghệ sĩ/ văn nhân không chỉ “chật ních” hội trường mà còn phát biểu tới tấp, và toàn là những lời có cánh:

– Thành Chương: “Thú thực rất lâu rồi, tôi mới lặp lại được cảm giác… đọc. Có lẽ sự chân thành của tác giả đã cuốn hút và thuyết phục được tôi”.

– Nguyễn Quang Thiều: “TS Lê Kiên Thành đã mang sự tử tế hơn 50 năm trước, và lâu hơn nữa, kể lại với chúng ta, phục hồi vẻ đẹp của thời đại ông đang sống, vừa cảnh báo về những gì có thể giết chết vẻ đẹp ấy”.

– Y Nguyên: “Trong cuốn sách, tác giả không dành bài viết riêng nào về bố mình, nhưng người đọc vẫn nhận thấy bóng dáng cố Tổng bí thư Lê Duẩn qua các bài viết về gia đình, người thân”.

– Lưu Trọng Văn: “Lê Kiên Thành muốn chứng minh rằng ông yêu bố mình biết chừng nào, ông muốn mọi người hãy tin một ông vua như bố ông không bao giờ xa dân, vì vậy mới có một đứa con sống như một người dân thường nhất giữa nhân dân. Và có khát vọng sống tử tế như nhân dân”.

Ngoài những lời ngợi khen nồng nhiệt kể trên – đây đó – cũng có đôi lời bàn ra (nghe) cũng bớt vui, dù hoàn toàn không trật:

– Phùng Hi : “Tôi đã nhận ra nét lưu manh của tên này khá lâu. Hắn luôn mồm nhắc đến cha mình như một bảo chứng. Tiếc có vài nhân vật danh giá đương thời xúm vô ca ngợi hắn”.

– Trần Thị Hải Ý: “Nhờ Ba Duẩn vương ‘băng hà’ Việt Nam xã nghĩa mới có cái gọi là ‘đổi mới’… tức là quay về hệ thống kinh tế cũ, kinh tế thị trường”.

– Bạn Trần Văn: “Ở thể chế chính trị dân chủ thì nguyên thủ quốc gia đừng có nói chuyện xa dân, gần dân. Cái khái niệm này chỉ có ở thể chế chính trị phong kiến, độc tài mà thôi”.

– Truong Huy San: “Đánh giá một nhà lãnh đạo, gần hay xa dân, phải dựa trên chính sách và hậu quả chính sách mà họ mang lại chứ không thể dựa trên tình cảm gia đình”.

Thế “hậu quả” sau một phần tư thế kỷ mà Lê Duẩn cầm quyền ra sao? Ông “gần hay xa dân”?

Tuy là đôi câu hỏi khó nhưng phần trả lời lại có thể tìm được rất dễ dàng qua một mẩu chuyện hài, ngăn ngắn:

Một hôm, ba nhà lãnh đạo cao nhất của đảng đi chung một chuyến chuyên cơ, ngó xuống hạ giới thấy dân tình nheo nhóc, đói khát, mặt mũi thểu não. Bỗng một người hỏi:

“Bây giờ mình ném cái gì xuống thì đám dân ấy mới tươi tỉnh lên được nhỉ?”

Bác Đồng nói trước: “Chắc họ đang đói. Hãy ném cho họ mấy bữa cơm không độn”.

Bác Chinh cho rằng: “Điều họ thiếu là lý tưởng. Hãy ném cho họ lý luận về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Bác Duẩn lắc đầu: “Không phải! Không phải! Họ cần làm chủ tập thể”.

Trong khi ba bác còn chưa thống nhất được nên ném gì cho dân thì anh phi công lái chuyến chuyên cơ rụt rè đề nghị: “Dạ thưa, cháu có ý kiến được không ạ?”.

Ông Lê Duẩn nói ngay: “Tại sao không? Cứ phát huy dân chủ”.

Bấy giờ anh phi công mới nói: “Dạ, muốn cho đám dân tình dưới đó reo vang hạnh phúc thì chỉ có cách là ném cả ba bác ra khỏi máy bay thôi ạ”. (Huy Đức – Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Tác giả còn “rủ rỉ” thêm:

Người dân gọi những năm đầu thập niên 1980 là thời kỳ ‘Ba-Đồng-Chinh’… Có những câu đồng dao được mọi người đọc cho nhau: Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh/ Ba anh có biết dân tình cho không/ Rau muống nửa bó một đồng/ Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân”. (Sđd 330 – 331).

Hai anh kia – tuy thế – chỉ vướng vào chuyện rau dưa, cơm áo, gạo tiền, chứ không mang tiếng sát nhân “đại trà” như anh Ba Duẩn. Theo công trình nghiên cứu (Statistics Of Vietnamese Democide Estimates, Calculations, And Sources) của giáo sư R.J Rumel thì chỉ trong vòng chục năm, từ năm 1975 đến năm 1986, nhân vật lịch sử này đã khiến cho hơn một triệu người (1,040,000) mất mạng:

– Executions: 100,000

– Camp Deaths: 95,000

– Forced Labor: 48,000

– Democides in Cambodia: 460,000

– Democides in Laos: 87,000

– Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese government)

Không phải vô cớ mà cùng với Hồ Chí Minh, Lê Duẩn cũng có tên trong trong danh sách tội phạm chống nhân loại. Trang History Collection, còn xếp hạng ổng thuộc “top ten” (“10 Monstrous Dictators”) chứ không phải loại xoàng!

Lịch sử, rõ ràng, đã dành một chiếu riêng cho ông Tổng Bí Thư rồi. Mọi nỗ lực lặt vặt của con cháu trong nhà để trải một cái chiếu hoa (khác) cho người quá cố e không có kết quả chi đâu, ngoài sự lố bịch.

Con hơn cha là nhà có phước. Con bênh cha hay thương cha cũng thế. Tuy thế, trong trường hợp của Lê Duẩn thì cách thương mến tốt nhất dành cho người quá cố là hãy để cho ổng yên đi. Leave him alone. Không nên nhắc đến sợi dây thừng ở một nơi đã có cả triệu kẻ bị chết oan!


 

Một bà ở Đồng Nai bị bắt vì nghi đầu độc gia đình, 5 người chết

Ba’o Nguoi-Viet

July 5, 2024

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Bà Nguyễn Thị Hồng Bích, 38 tuổi, ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vừa bị bắt, khởi tố với cáo buộc dùng xyanua (cyanide) đầu độc một đứa cháu ruột và liên quan đến cái chết của năm người khác trong gia đình.

Theo báo Tuổi Trẻ và VNExpress hôm 5 Tháng Bảy, do mâu thuẫn sinh hoạt với các thành viên trong gia đình, bị can Bích đã mua chất độc xyanua để đầu độc cháu ruột là anh NHBT, 18 tuổi, ở cùng nhà.

Bị can Nguyễn Thị Hồng Bích lúc bị bắt. (Hình: VNExpress)

Các bác sĩ tại bệnh viện Lê Văn Thịnh ở thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, xác nhận, anh T. được đưa vào đây cấp cứu hôm 22 Tháng Sáu, trong tình trạng hôn mê và bất tỉnh.

Qua xét nghiệm, bác sĩ tìm thấy trong cơ thể anh này có chất xyanua.

Sau gần nửa tháng được chữa trị, anh T. được ghi nhận có sức khỏe tạm ổn định nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Nghi ngờ anh T. bị đầu độc, người thân nam thanh niên đã báo công an.

Đáng nói, trước vụ việc này, chỉ trong vòng tám tháng qua, năm người thân của anh T. lần lượt chết bất thường, gồm ông Nguyễn Văn Hải (ông nội anh T.), con rể, cháu nội và 2 cháu ngoại của ông Hải.

Cả năm người xấu số đều có một số triệu chứng chung như bị ngưng tim, rối loạn nhịp tim, nôn ói, nhức đầu và chóng mặt.

Khi bị bắt, bị can Bích đã thừa nhận hành vi phạm tội.

Theo những người hàng xóm, bị can Bích sống cùng anh trai và cha ruột là ông Hải. Cả gia đình mưu sinh bằng quán cơm. Gia đình người anh bán buổi sáng và chiều tối, còn bị can Bích bán buổi trưa.

Hàng xóm cho biết ít thấy gia đình ông Hải cãi nhau nhưng thời gian qua có nhiều người chết, trong đó có con ruột và chồng của bà Bích.

Nhà chức trách đề nghị người dân có thông tin về hành vi của Nguyễn Thị Hồng Bích thì cung cấp cho điều tra viên để làm rõ vụ án.

Xyanua là chất cực độc, khi vào cơ thể một lượng nhỏ cũng có thể gây chết người. Thời gian qua, đã có nhiều vụ án giết người liên quan đến chất độc này.

Trong một vụ đầu độc tương tự, theo báo VNExpress hồi Tháng Mười Hai, 2022, bị cáo Tống Thị Tùng Linh, 21 tuổi, ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bị kết án chung thân với cáo buộc đầu độc cha ruột bằng xyanua.

Bản án được tuyên sau khi Hội Đồng Xét Xử phiên tòa kết luận bị cáo Linh “phạm tội rất nghiêm trọng” nhưng “có một số tình tiết giảm nhẹ như hiền lành, chăm chỉ học tập.”

Bị cáo Trần Thị Ngọc Thư, 31 tuổi, người bán xyanua cho Linh tại chợ Kim Biên (quận 5, Sài Gòn), bị kết án hai năm tù về tội “mua bán trái phép chất độc.”

Tại phiên tòa, bị cáo Linh khai rằng mình con út trong gia đình có hai chị em.

Hằng ngày, bị cáo bị ông Tống Hồng Điệp, 54 tuổi, cha ruột, chửi bới nên nảy sinh ý định sát hại ông.

Hồi Tháng Giêng, 2022, sau khi mua xyanua của bị cáo Thư, bị cáo Linh hòa vào 3 chai trà xanh rồi để trong ủ lạnh.

Căn nhà nơi xảy ra vụ đầu độc xyanua tọa lạc tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. (Hình: Tuổi Trẻ)

Sau đó, ông Điệp lấy chai trà xanh uống, thấy có mùi lạ nên nhổ ra, vào nhà về sinh, chốt cửa, nôn ói trước khi thiệt mạng.

Bị cáo Linh dự định chở xác cha đi phi tang nhưng bất thành nên đổ xăng đốt nhà để che đậy hành vi phạm tội.

Khi dập tắt đám cháy, nhà chức trách phát giác thi thể ông Điệp với dấu hiệu bất thường nên mở cuộc điều tra. (N.H.K) [kn]


 

Từ vụ ‘tiến sĩ’ Thích Chân Quang: Bằng đại học Việt Nam dễ mua?

Ba’o Nguoi-Viet

July 2, 2024

Trần Anh Quân/SGN

Sau những phát biểu hàm hồ về luân hồi, đầu thai chuyển kiếp, Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt) ngoài chuyện bị cấm thuyết giảng trong 2 năm, cộng đồng mạng đã vạch ra nhiều vấn đề trong bằng cấp của ông này như học đại học hệ tại chức, học tiến sĩ chỉ trong hai năm và có dấu hiệu hối lộ nhà trường bằng tiền công đức của người dân.

Cụ thể, Vương Tấn Việt sinh năm 1959, nhưng tới năm 1989 mới tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc văn hóa. Có bằng đại học Ngoại ngữ năm 2001 (chưa rõ hình thức đào tạo). Tới năm 2017, ông Việt bắt đầu học văn bằng 2 tại đại học Luật Hà Nội theo hình thức vừa làm vừa học. Tuy mang danh đại học Luật Hà Nội, nhưng thực ra là học tại cơ sở liên kết ở Cao đẳng Bách Việt (Sài Gòn).

Tới ngày 15 Tháng Một 2019, ông Việt tốt nghiệp cử nhân ngành luật vừa làm vừa học loại giỏi. Và ngày 26 Tháng Mười Hai 2019, mới chính thức trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành luật hiến pháp – hành chính. Chưa đầy 2 năm sau, ngày 09 Tháng Mười Hai 2021, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Luật Hà Nội.

Cần lưu ý là trong 2 năm này, nhà nước CSVN thực hiện chính sách phong tỏa vô cùng khắc nghiệt để chống dịch COVID-19, nên chuyện ông Việt ở Vũng Tàu, mà ra vào Hà Nội học, và nghiên cứu là chuyện vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể. Bên cạnh đó, theo quyết định số 2744 của trường Đại Học Luật Hà Nội có quy định thời gian đào tạo từ cử nhân lên thẳng tiến sĩ là 48 tháng. Nếu nghiên cứu sinh có đơn xin rút ngắn thời hạn đào tạo thì chỉ được cắt bớt tối đa là 12 tháng, tức là thời hạn đào tạo tối thiểu phải là 36 tháng. Vậy mà từ lúc ông Việt nhập học tới lúc hoàn thành luận văn chỉ chưa đầy 24 tháng.

Trên trang Liêm chính Khoa học, có bài viết chỉ ra những điểm nghi ngờ toàn bộ luận văn tiến sĩ của ông Thích Chân Quang đầy nghi vấn là làm giùm. Toàn bộ các tài liệu đều không phải ông Vương Tấn Việt, mà xuất phát từ email của Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan, người hướng dẫn khoa học chính của ông Việt. Những đóng góp bổ sung của luận văn này, là của tác giả có tên là Pháp Vũ, mà tác giả bài viết bóc phốt có tên Khánh Duy, cũng tìm thấy nhiều khả năng là đại đức Thích Pháp Vũ ở chùa Phật Quang, nơi thượng tọa Thích Chân Quang làm trụ trì. Bài báo cáo khoa học của ông Thích Chân Quang, cũng được tìm thấy là có dính líu đến nguyên văn tài liệu của tiến sĩ Trần Kim Liễu, một trong hai người hướng dẫn khoa học của ông Vương Tấn Việt.

Trên các diễn đàn đại học, cũng đang lan truyền kết quả của hệ thống máy tính kiểm tra từ trường đại học Fullbright, cho thấy nội dung luận văn của Thích Chân Quang là sao chép đến 99%.

(File photo)

Theo công bố của đại học Luật Hà Nội thì Vương Tấn Việt đã có 1 báo cáo khoa học in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017. Tức là ngay trong năm đầu tiên học văn bằng 2, ông này đã có bài báo cáo khoa học. Dĩ nhiên, tự thân làm được thì là chuyện hi hữu, nhưng nếu thuê người làm thì không khó, miễn là có tiền, mà trụ trì chùa Phật Quang thì không thiếu tiền.

Tuy không có bằng chứng về việc ông Vương Tấn Việt mua bằng, hay mua điểm, hay thuê người viết luận án, nhưng có hình ảnh chứng minh ông Việt chi tiền tài trợ cho Đại Học Luật Hà Nội trong lúc còn là học viên tại trường. Đó là ngày 26 Tháng Tư 2022, ông tặng bộ thiết bị phòng tập trị giá gần 130 triệu đồng cho trung tâm Gym & Yoga của đại học này. Đây có thể coi là một hình thức hối lộ tinh vi để đạt kết quả cao cấp tốc.

Ngoài ra, số tiền này chắc chắn không phải do ông Việt làm ra mà từ tiền công đức của người dân cúng dường cho nhà chùa. Việc dùng tiền công đức của người dân đi tài trợ cho nơi khác dưới tên cá nhân thì rõ ràng là một hình thức tham nhũng cả tiền lẫn danh tiếng. Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này thì chưa thể bàn sâu hơn.

Quay lại chuyện hối lộ cho trường học, thì không phải chỉ là tiền. Với tư cách là trụ trì chùa Phật Quang, ông Việt còn có thể “hối lộ tâm linh” cho các giảng viên mê tín. Trong buổi lễ tri ân thầy cô giảng viên đại học Luật Hà Nội, ở vai trò là học viên, ông Việt đứng tặng hoa cho các thầy cô của mình. Đáng nói là các thầy cô lại quỳ lạy Vương Tấn Việt để được Việt tri ân. Đây rõ ràng là hình thức hối lộ tâm linh, khi ông Việt lợi dụng đức tin mù quáng của giảng viên để đổi chát với bằng cấp học hàm học vị.

Thích Chân Quang hiến” máy cho trường ĐH Luật (Hình: ĐH Luật HN)

Chính vì được hối lộ và u mê mù quáng như vậy, nên đại học Luật Hà Nội bất chấp quy định để đẩy nhanh tiến độ tốt nghiệp của Vương Tấn Việt? Sau khi bị phát hiện, trường này ngoan cố bảo vệ ông Việt tới cùng trong các buổi trả lời báo chí. Cũng phải hiểu rằng nếu không cố gắng bảo vệ ông Việt, thì nhà trường thừa nhận rằng họ có sai phạm trong đào tạo và cấp bằng.

Như vậy, mở rộng vấn đề thì rất cần phải coi lại quy trình tuyển sinh, đào tạo, thi cử tại trường đại học Luật Hà Nội. Tính tới Tháng Bảy năm 2023, trường này đã đào tạo ra hơn 90 ngàn cử nhân, 4,501 thạc sỹ và 316 tiến sỹ. Rất nhiều trong số này đã trở thành cán bộ nhà nước, giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước như quốc hội, chính phủ, tòa án, viện kiểm sát; và nhiều cơ quan tổ chức, đơn vị ở các địa phương.

Nếu một trường đại học lớn, có ảnh hưởng toàn diện tới cả đất nước như vậy mà lại dễ xảy ra sai phạm, đào tạo bất chấp và trao bằng tùy tiện thì vô cùng nguy hiểm cho quốc gia. Tòa án sẽ gây ra nhiều oan sai, quốc hội ban hành những điều luật bất công. Các cán bộ tại địa phương thì dốt nát, không có kiến thức để phục vụ người dân. Còn lãnh đạo trung ương “lấy bằng” từ cái lò đó cũng chỉ trở thành những con mối chúa phá hoại cơ đồ dân tộc. 


 

Bắt phó giám đốc Sở Tài chính và hai cán bộ Sở Giáo dục Đào tạo ở Hà Giang

Ba’o Dat Viet

July 2, 2024

Bà Phùng Thị Hoa, phó giám đốc Sở Tài chính; ông Phạm Văn Khuông, cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; và bà Nguyễn Kim Tuyến, phó phòng giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang, vừa bị khởi tố và bắt tạm giam.

Ngày 2/7, truyền thông Nhà nước đưa tin cả ba bị Cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam do thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục cho các khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, và vùng khó khăn từ năm 2016 đến 2021.

Việc bắt giữ bà Hoa, ông Khuông và bà Tuyến là một phần của cuộc điều tra mở rộng về vi phạm quy định đấu thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, vào tháng 1/2024, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, để điều tra hành vi vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước, gây thất thoát và lãng phí.

Cùng thời điểm, ông Vũ Văn Sử, nguyên giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, cũng bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi vi phạm quy định đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, cơ quan cảnh sát điều tra còn khởi tố và bắt tạm giam ông Trần Tiến Bằng, nguyên phó trưởng phòng kế hoạch tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, liên quan đến hành vi tương tự.

Cuối tháng 1/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thống nhất biểu quyết kỷ luật ông Nguyễn Thế Bình bằng hình thức khai trừ Đảng. Ông Bình và các đồng phạm bị xác định có nhiều sai phạm trong quá trình tổ chức mua sắm và trang bị thiết bị cho các trường học trong hai năm 2019 và 2020, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. (KTT) 


 

Tết Trong Trại Tù Cùng Bạn Bè-

Văn Quang,

bản vẽ của Chóe
Màu nước trên vải, Sài gòn 1988

Tổng cộng đã có hơn 80 mùa xuân đi qua trong cuộc đời tôi. Nhưng 12 mùa xuân trong những cái được gọi là “trại cải tạo” là những mùa xuân đáng nhớ nhất. Từ Nam chí Bắc, từ Sơn La, Vĩnh Phú đến Hàm Tân, mùa xuân nào đến cũng mang đầy dấu tích buồn như những vết sẹo trong tận cùng tâm khảm, đến nỗi đến bây giờ có đêm còn nằm mơ thấy mình đang bị đày đọa trong lao tù khiếp đảm ấy. Giật mình tình dậy mừng như khi vừa được thả từ trại tù ra.

Tuy nhiên con người ta thật lạ, sống lâu trong tù rồi cũng… quen. Đó là bản năng sinh tồn hay con người phải thích ứng với từng hoàn cảnh để sống, dù để sống cho qua ngày chờ đợi một cái gì sẽ đến. Nhưng cái gì sẽ đến ở trong một thứ tù đày không có án, không có thời hạn là điều đáng sợ hơn nữa. Tù cải tạo làm gì có thời hạn. Thích bắt thì bắt, thích thả thì thả, người ra trước, kẻ ra sau, chẳng bao giờ biết lý do, tất cả chỉ là suy đoán.

Tôi đã sống như thế suốt 12 năm. Khoảng 8-9 năm, khi đã là “tù cũ”, có lẽ tụi cai ngục cũng “xuê xoa” cho một đôi phần, không còn xiết chặt cùm kẹp như mấy năm đầu nữa. Tôi bị đưa từ trại tù miền Bắc vào miền Nam, bởi hồi đó miến bắc dân đói quá thiếu mọi thứ thực phẩm kể cả ngô khoai sắn, không thể nuôi thêm tù. Chúng tôi bị cùm hai tay suốt ba ngày hai đêm trên xe. Cho đến khi vào đến trại Hàm Tân mới được tháo cùm. Tôi nhớ hôm đó là ngày 19 tháng 5 năm 1978 và biết đó là ngày Sinh nhật “Bác” vì xe chạy qua mấy con đường có dựng mấy cái khẩu hiệu đỏ chót “Nhiệt liệt chào mừng sinh nhật Bác”. Một sự trùng hợp khá thú vị. Được trở lại miền Nam cũng như sống lại vậy, không nhớ sao được.

Nơi chúng tôi được chuyển tới là trại tù Hàm Tân, mang ký danh Z30. Thật ra chế độ tù cải tạo từ Bắc chí Nam chẳng có gì khác nhau, cũng đi lao động mệt phờ phạc và tối tối lại ngồi kiểm điểm -chúng tôi gọi là “ngồi đồng”- cho đến khi mệt rũ, chẳng còn nghĩ được gì ngoài việc lăn ra ngủ. Có lẽ đây cũng là một “đòn” kìm hãm mọi suy tư của bọn tù được gọi là trí thức.

Dù sao, chế độ ăn trong Nam khá hơn ở ngoài Bắc. Nếu ở Sơn La – Vinh Phú, trước khi đi làm buổi sáng chỉ có một củ khoai nhỏ như ba ngón tay thì ở miền Nam được ăn một bát nhỏ bắp nấu hoặc bát bo bo. Nhà văn Đặng Trần Huân thường có cái muỗng nhỏ xíu bằng nhựa, thứ đồ chơi của trẻ con, ông ấy cứ nhấm nháp từ từ cho đến hết buổi sáng. Ông truyền “bí kíp” rằng ăn như thế có cảm tưởng như lúc nào cũng được ăn, quên cái cảm giác đói đi. Tôi không biết có bao nhiêu “tín đồ” tin theo bí kíp này, riêng tôi theo không nổi vì đói quá, không nhịn được, ăn luôn một lèo, chỉ ba phút là hết nhẵn nên anh em có câu nói cửa miệng là “ăn rồi cư tưởng là mình chưa ăn”.

Tôi ở trại này chẳng nhớ bao lâu thì bỗng một ngày năm 1985, thấy mấy anh cai tù đưa một đoàn tù từ nơi khác đến. Đám tù này con rách rưới, gầy còm, xanh xao hơn chúng tôi nhiều. Tôi là tù cũ nên tiến lại gần khi tù mới vừa được ngồi xuống bên hàng rào. Lúc đó tôi mới biết đó là những người bạn tù ở các trại tận Pleiku, Kontum và ở những trại nổi tiếng là “ác ôn” nhất như Gia Trung, Bù Gia Mập… Tôi nhận ra trong đó có nhiều ông bạn văn nghệ sĩ đã từng là bạn thân khi chúng tôi còn viết báo và làm trong các đài Phát Thanh ở Sài Gòn.

Người đầu tiên tôi gặp là ông Thái Thủy với cặp kính cận mất gọng, chỉ có hai sợi dây vải buộc vào mắt kính. Câu đầu tiên tôi hỏi là “đói không?” Thái Thủy chỉ gật. Thế là tôi tức tốc chạy về phòng lấy một ít mì sợi của tôi và anh Nguyễn Gia Quyết để chung trong một cái thùng sắt mang chia cho Thái Thủy. Hồi đó chúng tôi ở trại này gần Sài gòn, đã được “thăm nuôi” vài tháng một lần nên cuộc sống cũng tạm dễ chịu.

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Sỹ Tế
(Bản vẽ CHÓE)

Sau đó tôi mới được gặp lại một loạt các ông Nguyễn Viết Khánh, Trần Dạ Từ, Mặc Thu, Nguyễn Sỹ Tế, Thảo Trường. Ông nào cũng đói trơ xương.

Mấy hôm sau, trại bán thịt heo, tôi chỉ còn đủ tiền mua đúng một kí lô thịt heo mang cho Trần Dạ Từ, nhưng ông này lại bảo “tớ còn chịu đựng được, ông dưa cho ông Nguyễn Sỹ Tế đi”. Thế là tôi lại phải tìm cách gặp ông Nguyễn Sỹ tế.

Đám tù mới chuyển trại tới được “biên chế” vào nhiều đội khác nhau. Tôi nhớ hồi đó, trong đám bạn văn, ông Nguyễn Viết Khánh có tuổi nên được giao cho chức “trực buồng”, không phải xếp hàng đi lao động, chỉ ở buồng dọn dẹp vệ sinh cho đội. Những người khác phải đi làm công việc khổ sai như tất cả mọi người khác. Anh em gặp nhau mỗi buổi sáng thường chỉ còn biết nhìn nhau.

Ít lâu sau, vì là tù cũ, tôi được giao phụ trách coi tủ sách -gọi là thư viện- của trại, tôi ở trong một căn nhà tranh nhỏ nằm ngay lối cổng trại ra vào. Nhờ vậy, có nhiều dịp thăm gặp các bạn hơn.

Nhớ có lần con ông Mặc Thu lên thăm, mang theo thức ăn và cả đồ nhắm cùng rượu ngon cho bố. Ông Mặc Thu cao hứng đánh chén tì tì. Đến khi vào trại, đi siêu vẹo, chân nam đá chân chiêu, mồm sặc mùi rượu. Lúc đó anh trưởng trại, ở ngay phòng trực trước cổng trại. Gọi ông Mặc Thu vào, còn sặc mùi rượu, nói năng lè nhè lung tung nên buổi chiều bị nhốt ngay vào nhà lao, cùm hai chân.

Cái nhà lao bằng tranh nhỏ xíu nằm gần phía sau trại chỉ có một lối nhỏ dẫn vào. Hàng ngày mấy tay gọi là “thi đua” trong trại phải mang cơm đưa vào cái cửa ô cửa nhỏ, đồng thời lấy cái bô vệ sinh của tù ra ngoài mang đi đổ. Tôi phải nói năng mãi với tay thi đua để mang thêm cho ông ấy ít cơm và thức ăn. Vài ngày sau ông Mặc Thu được thả, bởi thật sự nếu để ông ấy nằm trong nhà lao cái kiểu ấy, có thể chết bất cứ lúc nào.

Tết năm đó, tôi để dành phần quà thăm nuôi của tôi và anh Nguyễn Gia Quyết để làm bữa cơm “thịnh soạn” mời tất cả mấy anh em bạn văn trong tù lên ăn trưa. Buổi họp mặt đông đủ chẳng thiếu ông nào. Địa điểm tôi nhớ chỗ bên bệnh xá vắng người. Bàn tiệc là chiếc chiếu rách trải trên chiếc giường tre, nhưng có cả một chai rượu trắng. Vậy mà chén chú chén anh, đấu hót xôm trò. Còn nhớ Thảo Trường luôn miệng tấm tắc khen “Sang trọng! Sang trọng!”.

Khi tàn tiệc, ông Mặc Thu lại lảo đảo đi ngật ngưỡng giữa trưa nắng trong sân trại. Cũng may tên lính gác trại tù nhìn thấy nên ngày Tết nó tha, không nói gì. Hôm sau nó vào gặp tôi kể công về cái sự “nhân từ” đó, tôi đành phải đi xin một con gà cho nó mới yên. Vào thời kỳ đó ông nào cũng trên 10 năm tù cả rồi nên không khí bớt ngột ngạt hơn.

Cho đến tháng 9 năm 1987 chúng tôi mới được tha về, nhưng Thảo Trường còn phải nằm lại trong tù thêm mấy năm nữa cho đủ 17 năm.

Như tôi đã viết trong một bút ký, khi ra tù, chúng tôi được chở trên xe từ trại tù Hàm Tân về hội trường trại giam Chí Hòa. Trong một bút ký về Sài Gòn, tôi có kể chuyện này. Đây là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ. Xin mạn phép trích lại:

“Vào buổi chiều tháng 9 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù.

Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhìn “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này. Ra đến đường Lê văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương?

Trẩn Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này”.

***

Vậy mà rồi ngày tháng cũng qua.

Tôi vẫn phải sống như thế cho đến hôm nay. Các bạn tôi đều đã ra đi hết, người còn kẻ mất, đôi khi chẳng biết tin tức gì về nhau.

Trong những anh em bạn tù cũ, khi đã ra tù, tôi thường đến thăm ông Mặc Thu. Những năm sau này, ông bà Mặc Thu đã được con gái lớn bảo lãnh sang Mỹ theo diện đoàn tụ. Nhưng ông bà đông con, một số con cháu không thể cùng đi. Vậy là cả ông lẫn bà đã trở lại Sài gòn trong những ngày cuối đời. Khi ông sắp mất, ông nhất định bắt con trai gọi tôi đến. Khi ngồi bên giường bệnh, ông nắm tay tôi, lúc đó có lẽ ông biết chắc sắp ra đi nên bùi ngùi nói lời từ biệt: “Không thể quên cậu và anh em trong tù được”.

Đêm hôm đó ông ra đi mãi mãi.

Ông Mặc Thu có chùm râu tơ, trong tù cũng như sau này, ông luôn thích vuốt râu khi “đối ẩm” với trà và rượu, thường nhắc tên từng người bạn trong tù. Ngay lúc sắp lâm chung, vẫn không thể quên.

Nhớ lời cuối ông nói, đêm cuối năm Ất Mùi này, chỉ cần chớp mắt là tôi lại thấy hình ảnh từng người một xuất hiện. Thảo Trường luôn tưng tửng, ngang ngang, cứ như bất cần đời; Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh lúc nào cũng thanh thản chẳng thèm nghĩ gì dấn cái thân phận tù đầy. Ông Nguyễn Sỹ Tế rất kiệm lời và vẫn nét mặt trang nghiêm của những “thầy đồ”. Trong trại tù, có lúc ông Tế nằm cạnh Trần Dạ Từ. Có lần tôi đến thăm, ông Tế mang cây đàn violon do bạn tù tự chế ra biểu diễn nhạc cổ điển tây phương. Sau màn nghiêm chỉnh thưởng thức, chúng tôi cùng cười vui khi nghe Từ nói nhờ chiều nào anh cũng được ông Tế cho nghe Schubert bằng cái đàn lạc giọng này mà thừa sức lao động.

Trong số các bà thăm nuôi ngày đó, Nhã Ca là dân cùng nghề văn, cũng đã từng đi tù rồi nuôi tù nên quen biết mọi người. Tôi nhớ chuyện kiếp trước, một sáng mùa xuân nào đó thời đầu 1960′, khi có dịp ra Huế, tôi đã cùng Thanh Nam lái xe đến gặp Nhã Ca và Từ ở ngôi nhà khu Bến Ngự. Cũng chỉ mới đó thôi, khi Trần Dạ Từ – Nhã Ca ghé thăm từ biệt tôi để ra đi, nay đã là hơn một góc thế kỷ.

Sau Mặc Thu, các ông Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Thủy, Thảo Trường cũng đều đã ra đi. Tết này, dù không thắp hương cho bạn, nhưng tự trong đáy lòng tôi có hương khói tưởng nhớ đến những người bạn trong tù.

Đúng như thơ Tản Đà: Thời gian ngựa chạy…

Bạn bè đi hết từ lâu. Cũng đã từ rất lâu chỉ còn mình tôi quanh quẩn ở Sài Gòn. Mới đây, nhận lời Trần Dạ Từ hỏi thăm, kèm câu chúc “Thượng Thọ Bát Tuần” tôi chợt thấy ra là trong đám bạn văn cùng ăn tết nhà tù năm xưa, nay chỉ còn hai tên. Mà còn sống thì dù ở bất cứ đâu, cũng không thể nào quên. Vì vây tôi viết bài này để cùng bạn tưởng nhớ.

Ước gì lại có một cái Tết được hội ngộ cùng các bạn tôi. Ước gì lại có thể cùng ngồi bên nhau trên một manh chiếu rách như tết năm nào, nhưng không phải trong trại tù mà là ở một khung trời tự do đầy nắng vàng. Chúng ta đâu cần gì hơn thế.

Sài Gòn một đêm cuối năm

Văn Quang

From: Tu-Phung

Tô Lâm toàn thắng

Ba’o tieng Dan

DĐ VOA

Mẹ Nấm/ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

30-6-2024

Chủ trương kết nạp thêm “cánh tay nối dài” chính là nhằm gia tăng thêm sức mạnh của gọng kềm “thanh bảo kiếm sắc bén, lá chắn thép vững chắc” để bảo vệ đế chế công an trị và chủ soái của đế chế mới này ở Việt Nam chính là Chủ tịch nước Tô Lâm.

Ngày 1/7 sắp tới, Bộ Công an sẽ cho ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở. Đây chính là đội ngũ được xem như cánh tay nối dài của công an, được xây dựng dựa trên ba đội ngũ có sẵn là công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và dân phòng. Việc ra mắt của lực lượng này được xem như là một thành quả thắng lợi khác của tân Chủ tịch nước Tô Lâm. Và cũng là chỉ dấu cho thấy Tô Lâm đã thành công trong việc xây dựng đế chế riêng dựa trên việc quản lý xã hội bằng mô hình công an trị.

Tại sao là chiến thắng của Tô Lâm?

Tháng 5/2018, khi cả xã hội lo ngại trước tình trạng công an xã đánh người, hành xử thiếu kinh nghiệm, không hiểu biết về luật pháp, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm đã đưa ra chính sách sẽ điều động 25.000 công an chính quy về xã. Trước quyết định này, dư luận cũng đã lo sợ rằng việc điều động này có tăng thêm nhân lực và biên chế ngành sẽ phình to ra hay không? Tại thời điểm tháng 6/2018, ông Tô Lâm trả lời VnExpress rằng: “Việc bổ sung thêm 25.000 công an về xã sẽ không làm phình thêm lực lượng. Mà ở đây công an chỉ điều chỉnh trong ngành thôi vẫn theo tinh thần tinh gọn. Việc đưa công an chính quy về xã sẽ không thêm người mà chỉ là huy động tổ chức chặt chẽ hơn” (1).

Lúc này, ông Tô Lâm đã ấp ủ việc sẽ điều chỉnh làm sao để dân phòng, bảo vệ dân phố, công an xã cùng tham gia quản lý xã hội chứ không loại bỏ đội ngũ này. Vì thế cam kết của Tô Lâm về việc điều động nhân sự sẽ chỉ khiến công an xã chuyên nghiệp hơn, không vấp phải sự phản đối, đồng thời cũng không khiến lực lượng này bất mãn vì bị “vắt chanh, bỏ vỏ”.

Năm 2020, với quyết tâm trao danh phận chính thức cho lực lượng đã từng bị gọi là “thiếu chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng đến hình ảnh công an chính quy”, Bộ trưởng Tô Lâm trình Quốc hội Dự luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở. Hành động dùng luật kết nạp thêm người của Bộ Công an đã vấp phải sự phản đối từ cánh quân đội.

Trong buổi họp quốc hội ngày 17/1/2020, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 – ĐBQH tỉnh Hà Giang đặt câu hỏi: Liệu có cần thêm một lực lượng nữa không khi lực lượng công an quá đông? “Bây giờ một tỉnh ít nhất phải từ 3.000 công an, tỉnh to tới 4.000, hơn 4.000 công an chính quy. Lực lượng đông như thế, giờ lại thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ để nắm được tình hình, xử lý tình hình hay sao”.

Ông Sùng Thìn Còn còn so sánh mô hình quản lý giữa Việt Nam và Trung Quốc: “Trung Quốc lớn như thế nhưng họ chỉ có lực lượng vũ trang quân đội. Công an chỉ là lực lượng bán vũ trang… Chúng ta phải đánh giá, tổng kết lại, dân chưa chắc đã ủng hộ. Nếu chúng ta xác định lực lượng này là lực lượng rất quan trọng thì sao không sử dụng ngay từ đầu để lực lượng đó đủ sức làm nhiệm vụ ở cơ sở mà phải đưa công an chính quy xuống rồi bây giờ lại thành lập lực lượng này. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ cân nhắc, đại biểu trước khi bấm nút thay mặt cho cử tri của mình, cho dân, nên phải cân nhắc” (2).

Cũng trong buổi họp này, chính ông Lưu Bình Nhưỡng trong vai trò là Phó trưởng Ban Dân nguyện, cũng đã nhấn mạnh đến con số 1,500,000 người sẽ được tuyển dụng vào Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, sẽ là một gánh nặng cho ngân sách nếu bộ ngành nào cũng học theo lối “khắc xuất khắc nhập” của công an.

Sau đó đến tháng 11/2020, Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở do Bộ Công an đề xuất không được thông qua. Có 60,29% tổng số đại biểu Quốc hội cho rằng chưa cần thiết xây dựng Luật này; số đại biểu thấy cần thiết là 96 người (19,96%). Lý do phản đối là vì bộ máy sẽ bị phình ra và ngân sách sẽ phải tiêu tốn một khoảng lớn để nuôi lực lượng “an ninh cơ sở”.

Tình thế nay đã đổi!

Năm 2023, khi vụ bạo loạn tại Tây Nguyên xảy ra, Tô Lâm và thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân đã lấy sự kiện này làm ví dụ rồi từ đó cho rằng, cần phải xây dựng hệ thống lực lượng an ninh cơ sở bởi vì họ “sẽ là “tai mắt” phát hiện nhóm người mua bộ đồ rằn ri, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện để tấn công trụ sở hai xã” (3).

Như vậy với lý do bảo vệ an ninh quốc gia bằng cách cài cắm tai mắt trong quần chúng, ông Tô Lâm và Bộ Công an đã vô hiệu hóa tất cả các ý kiến phản đối dự luật trước đó.

Kết quả là ngày 28/11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với 386 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 78,14%.

Xét về sự cạnh tranh quyền lực giữa công an và quân đội thì ở đây Bộ công an đã thắng thế thông qua chiến lược chống tham nhũng và tạo dựng được ảnh hưởng ngay bên trong Quốc hội.

Thấy gì qua việc công an có thêm Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở?

Theo một thống kê không chính thức từ năm 2017 của giáo sư Carl Thayer, chuyên viên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam và Á châu thuộc Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cứ 15 người dân là có một công an. Số liệu được dựa trên thống kê cũ bao gồm 6.700.000 người của lực lượng an ninh công an gồm 1.200.000 công an viên và 5.000.000 các thành phần dân phòng.

Hãy thử so sánh các con số sau đây trong lĩnh vực an ninh, y tế, giáo dục: 15 người dân/1 công an, 10.000 người dân/ 1 bác sĩ. Và năm 2024, thống kê cả nước thiếu 118.000 giáo viên, người ta sẽ thấy xã hội Việt Nam đang sống dưới thời công an trị.

Nghịch lý lớn nhất là mặc dù có quá nhiều công an nhưng cả xã hội Việt Nam luôn sống bất an và sợ hãi, Việc gia tăng lực lượng an ninh cơ sở chính là để quản lý người dân, doanh nghiệp và cả chính đảng viên cũng bị lực lượng này theo dõi và có thể ra tay “trừng trị” bất kỳ khi nào.

Chủ trương kết nạp thêm “cánh tay nối dài” chính là nhằm gia tăng thêm sức mạnh của gọng kềm “thanh bảo kiếm sắc bén, lá chắn thép vững chắc” để bảo vệ đế chế công an trị và chủ soái của đế chế mới này ở Việt Nam chính là Chủ tịch nước Tô Lâm.

  1. https://vnexpress.net/vi-sao-25-000-cong-an-chinh-quy-duoc-dieu-ve-xa-3760541.html
  2. https://tienphong.vn/moi-tinh-co-tu-3000-4000-cong-an-chinh-quy-co-qua-nhieu-post1290738.tpo
  3. https://vnexpress.net/dai-tuong-to-lam-vu-dak-lak-cho-thay-khong-the-coi-thuong-an-ninh-co-so-4619672.html 

 

 Xây dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 1)-Trân Văn

Ba’o Tieng Dan

Blog VOA

Trân Văn

28-6-2024

Thượng tọa Thích Chân Quang trong ngày nhận bằng tiến sĩ luật. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Không chỉ mạng xã hội mà hệ thống truyền thông chính thức cũng tham gia đưa công chúng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về một số tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – tổ chức đã cũng như đang dẫn dắt Phật tử mang niềm tin trộn với… chủ nghĩa xã hội (CNXH) để thực hiện tiêu chí “đạo pháp, dân tộc, CNXH”…

Chẳng hạn chuyện Đại đức Thích Trúc Thái Minh tiếp tục khuấy động dư luận khi cùng với bà Phạm Thị Yến dùng một thiếu nữ chừng 15 tuổi làm giáo cụ trực quan [1], giáo huấn hàng ngàn đứa trẻ rằng chúng phải tham dự các khóa tu tập do họ tổ chức… Cả hai khẳng định, vong theo thiếu nữ ấy từng có nhiều kiếp làm… gái mại dâm do… 14 kiếp trước lẳng lơ, rù quến tăng. Kiếp này, thiếu nữ 15 tuổi sẽ thoát khỏi số phận bị… cưỡng hiếp, bị phụ bạc, ruồng rẫy, phải lấy nhiều chồng vì may mắn được phụ huynh cho tham dự tu tập một tuần tại chùa Ba Vàng. Theo Đại đức và nữ “cư sĩ” vừa đề cập, đứa trẻ nào muốn thoát vong thì phải tham dự thêm nhiều tuần tu tập khác [2]!

Tuy nhiên, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chưa phải là tâm của trận bão dư luận. Tâm của trận bão dư luận về những vị tăng của tổ chức tình nguyện đưa… Phật tham gia… xây dựng CNXH tại Việt Nam là Thượng tọa Thích Chân Quang. Trong vài ngày vừa qua, cả người sử dụng mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức đang cùng xới lại hành trình trở thành Tiến sĩ Luật của trụ trì chùa Phật Quang có thế danh là Vương Tấn Việt. Cứ như những bằng chứng đã được bày ra thì ông Việt sinh năm 1959, đến năm 30 tuổi (1989) mới hoàn thành chương trình bổ túc văn hóa cấp ba. Mười hai năm sau (2001), lúc 42 tuổi, ông Việt tốt nghiệp Khoa tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Sau đó 18 năm (2019), ông Việt tốt nghiệp cử nhân ngành Luật (vừa học vừa làm). Mười tháng sau khi cầm văn bằng cử nhân luật, ông Việt được nhận làm “Nghiên cứu sinh Tiến sĩ” (12/2021) và chỉ trong vòng 24 tháng, ông Việt hoàn tất – bảo vệ thành công luận án tiến sĩ [3].

Bởi con đường trở thành “Tiến sĩ Luật chuyên ngành Hiến pháp – Hành chính” của ông Việt vừa ngắn ngủi, vừa lạ thường (trung bình khoảng bốn năm, nếu đặc biệt xuất sắc cũng không thể ít hơn ba năm) nên ngày 25/6/2024, Bộ Giáo dục Đào tạo đã gửi công văn yêu cầu Đại học Luật Hà Nội “báo cáo” [4]. Tuy nhiên chuyện không chỉ có thế…

***

Tuy là tu sĩ nhưng dường như ông Việt đặc biệt ham thích chuyện tự tô vẽ cho chính ông. Đó cũng là lý do công chúng có thể vào YouTube xem ông Việt trình bày luận án tiến sĩ của ông về “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”. Luận án đã bị nhiều người, nhiều giới ở cả trong lẫn ngoài chỉ trích…

Một trong những phản biện sớm nhất và đáng chú ý nhất đối với luận án của ông Việt là phân tích của ông Nguyễn Quốc Tấn Trung – khi đó đang là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành công pháp tại Đại học Victoria ở Canada [5]. Trong video clip có thời lượng khoảng 16 phút, ông Trung nêu ra nhiều điểm không chỉ đáng chú ý mà còn đáng lo đối với quan điểm của ông Việt – người cho rằng thế giới đang chệch hướng vì “hiểu sai về nhân quyền”. Trong khi ông Việt nhấn mạnh “quyền phải đi kèm với nghĩa vụ”, thậm chí phải thực hiện, chu toàn các nghĩa vụ trước khi thụ hưởng các quyền thì ông Trung giải thích và chứng minh loại quan niệm này ngược chiều với văn minh nhân loại…

Ông Trung lưu ý, sở dĩ cộng đồng quốc tế xác định nhân quyền phải là các quyền căn bản, vô điều kiện, không thể tách rời cá nhân và phổ quát vì nhân loại đã từng trả giá rất đắt khi để một số nhà nước đính kèm nghĩa vụ vào các quyền này. Chẳng hạn nhờ việc công nhận “quyền dân tộc tự quyết” mà các dân tộc đang bị đô hộ có quyền tranh đầu đòi lại sự độc lập. Khi “quyền dân tộc tự quyết” có tính đương nhiên thì dân tộc không cần phải thực thi bất kỳ nghĩa vụ nào để được hưởng quyền đó. Tương tự là “quyền bình đẳng giới tính”, phụ nữ hoặc những người thuộc cộng đồng giới tính thứ ba chẳng cần hoàn thành bất kỳ nghĩa vụ nào để được bình đẳng với nam giới.

Ông Trung nói thêm, ngay cả khi một cá nhân có dấu hiệu vi phạm luật pháp, vi phạm các chuẩn mực chung thì “không bị tra tấn, không bị đối xử phi nhân tính” vẫn là quyền đương nhiên không thể tách rời khỏi cá nhân đó và cơ quan công quyền vẫn phải tôn trọng quyền này. Đó chính là một loại hàng rào ngăn chặn lạm quyền, gây ra oan sai…

Sau những dẫn chứng, phân tích như vừa lược thuật, ông Trung cho rằng, nỗ lực xem nghĩa vụ là điều kiện, khoác điều kiện lên những quyền đã được hệ thống luật pháp quốc tế về nhân quyền ghi nhận là “đặc biệt nguy hiểm” và “đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến diễn ngôn chính trị”…

Khi “Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ” của Đại học Luật Hà Nội với bảy người không là GS TS thì cũng là PGS TS cùng nhất trí với quan niệm của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, thậm chí còn cho rằng quan niệm của ông Việt là “cơ sở rút ra những nhận định có giá trị để đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ con người trong pháp luật Việt Nam” và “mở một hướng nghiên cứu mới, hướng tiếp cận liên ngành để nghiên cứu về nghĩa vụ con người một cách toàn diện” [6] thì điều đó có khác gì hội đồng này vừa tuyên chiến với giới luật gia thuộc phần còn lại của thế giới, vừa gián tiếp thay nhà nước Việt Nam khai chiến trong cuộc chiến nhận thức lại về nhân quyền?

Chú thích

[1] https://www.youtube.com/watch?v=m-rPS4baoAs&ab_channel=ChinhNhân

[2] https://congthuong.vn/tru-tri-chua-ba-vang-khong-du-khoa-tu-khong-sam-hoi-thi-se-phai-lay-nhieu-doi-chong-do-qua-bao-326798.html

[3] https://vov.vn/xa-hoi/vi-sao-ong-thich-chan-quang-co-bang-tien-si-chi-sau-2-nam-tot-nghiep-dai-hoc-post1103868.vov

[4] https://vtcnews.vn/yeu-cau-dh-luat-bao-cao-viec-ong-thich-chan-quang-nhan-bang-tien-si-trong-2-nam-ar879274.html

[5] https://www.youtube.com/watch?v=ODR3ct4dLxM&ab_channel=HộiĐồngCừu

[6] https://congthuong.vn/luan-an-tien-si-luat-cua-thuong-toa-thich-chan-quang-duoc-hoi-dong-danh-gia-the-nao-328085.html


 

Xây dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 2)-Trân Văn

Ba’o Tieng Dan

29/06/2024

Blog VOA

Trân Văn

29-6-2024

Tiếp theo phần 1

Ảnh chụp lời giới thiệu bài “TT Thích Chân Quang bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ luật học” còn sót lại trên Google.

Chuyện ông Vương Tấn Việt có pháp danh là Thích Chân Quang đột nhiên trở thành Tiến sĩ chuyên ngành Hiến pháp – Hành chính với nhiều yếu tố bất thường, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định trong đào tạo, buộc Bộ Giáo dục Đào tạo phải lên tiếng, yêu cầu Đại học Luật Hà Nội “báo cáo” [1], thật ra không quan trọng bằng việc các Giáo sư Tiến sĩ (GS TS) và Phó giáo sư Tiến sĩ (PGS TS) đang tham gia đào tạo đội ngũ “luật gia” của Việt Nam đồng thanh hoan hô ý tưởng biến nghĩa vụ thành điều kiện, khoác nghĩa vụ lên vai con người, buộc họ thực thi nghĩa vụ trước khi muốn hưởng các quyền căn bản vốn đã được nhân loại, trong đó có cả Cộng hòa XHCN Việt Nam công nhận là đương nhiên.

Từ sau Thế chiến thứ hai đến nay, dường như Việt Nam là quốc gia duy nhất mà một tập thể được xem như “tinh hoa” của giới nghiên cứu – đào tạo luật gia của một dân tộc văn minh cùng bày tỏ sự tâm đắc với ý tưởng phải có “Tuyên ngôn toàn cầu về nghĩa vụ con người” nhằm dùng “tuyên ngôn” đó như đối trọng với pháp luật quốc tế về nhân quyền.

Trong khi “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” thúc đẩy các chính phủ, các cộng đồng xem được sống, được mưu cầu hạnh phúc, được tự do bày tỏ chính kiến, được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc, tôn giáo, giới tính,… các dân tộc có quyền tự định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá,… là những quyền tất nhiên, vô điều kiện, không thể tước bỏ vì bất kỳ lý do nào, thì ý tưởng của ông Vương Tấn Việt – muốn xác lập các nghĩa vụ, buộc phải chu toàn những nghĩa vụ ấy trước khi muốn hưởng các quyền căn bản của một con người được “Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ” khen là… tuyệt!

100% thành viên của hội đồng vừa kể không chỉ nhất trí với việc ông Việt xứng đáng là Tiến sĩ Luật bởi ông “chỉ ra được những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong pháp luật về nghĩa vụ con người” mà còn khen ý tưởng nên soạn “Tuyên ngôn toàn cầu về nghĩa vụ con người” là “đột phá, táo bạo”, đồng thời khẳng định việc xác lập, áp đặt nghĩa vụ lên các quyền đương nhiên của một cá nhân là “có giá trị nhân văn vượt khỏi khuôn khổ nghiên cứu thuần túy lý luận và luật học về nghĩa vụ con người” và là “cơ sở để rút ra những nhận định có giá trị để đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ con người trong pháp luật Việt Nam” [2]

Chưa rõ khi nào thì tập thể được xem như “tinh hoa” của giới nghiên cứu – đào tạo luật gia tại Việt Nam hoặc sẽ khuyến cáo chính quyền Việt Nam, hoặc sẽ xây dựng xong đội ngũ luật gia đủ sức tác động đến chính quyền Việt Nam “hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ con người trong pháp luật Việt Nam” theo hướng vừa đề cập.

Cũng chưa rõ chính quyền Việt Nam có dám tiếp nhận và công khai “hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ con người trong pháp luật Việt Nam” theo hướng ngược chiều với phần còn lại của nhân loại hay không nhưng gần đây, khi công chúng bắt đầu chú ý đến luận án của ông Việt, video clip ghi lại buổi bảo vệ luận án của ông Việt để ca ngợi “thành tựu” của ông trên YouTube đã được chuyển sang trạng thái “riêng tư”, không cho tham khảo nữa [3].

Tương tự, bộ phận quản trị website của chùa Phật Quang – nơi ông Việt làm trụ trì – mới đưa trang web vào tình trạng “bảo trì”, không cho thiên hạ truy cập nữa [4], tuy nhiên nếu chịu khó search trên Google vẫn có thể thấy một phần lời giới thiệu bài “TT Thích Chân Quang bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ luật học” ca tụng ông Việt thế này: Và thật hy hữu, đúng ngày sinh thần của Người (09/12), Thượng tọa đã xuất sắc bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Luật học, nhận được vô vàn lời…” (ảnh). Tiếc rằng sau khi công chúng, trong đó có không ít luật gia, giảng viên,… chỉ ra những bất thường quanh chuyện “Người” trở thành tiến sĩ [5], ông Việt không muốn sắm vai “Người” nữa [6]!

Đại học Luật Hà Nội – nơi đỡ đầu, tạo ra và đưa Tiến sĩ Vương Tấn Việt vào học giới – cũng đang vất vả chống đỡ dư luận, song phương thức chống đỡ mang sắc thái riêng của một nhà nước đang xây dựng CNXH. Thay vì tham gia tranh luận để phân định đúng/sai về học thuật, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan, Giảng viên cao cấp của Đại học Luật Hà Nội, người hướng dẫn ông Vương Tấn Việt thực hiện luận văn tiến sĩ đã cảnh báo công chúng thế này: Các facebooker hãy thận trọng và cân nhắc kỹ khi bình luận. Không xúc phạm đến danh dự của tổ chức, cá nhân, đừng tự đưa mình vào trạng thái như Nguyễn Phương Hằng bà chủ của công ty Đại Nam [7]!..

***

Sự ngưỡng mộ của công chúng đối với nhà sư Thích Minh Tuệ, phản ứng của công chúng đối với nhiều Đại đức, Thượng tọa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG VN) đã đẩy GHPG VN đến chỗ phải bịt miệng (cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức) Đại đức Thích Nhuận Đức [8], Thượng tọa Thích Chân Quang [9] và chấn chỉnh các khóa tu mùa hè, không để các thành viên trong tăng đoàn tự tung, tự tác như trước [10]. Chùa Ba Vàng – nơi Đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì đột ngột thông báo “tạm hoãn các khóa tu còn lại trong hè này” vì bỗng dưng phát giác “bận một số Phật sự quan trọng trong mùa an cư kiết hạ” [11],…

Không phải tự nhiên mà nhiều người cùng cho rằng Phật giáo tại Việt Nam đang trong giai đoạn đáng ngại tới mức “chưa bao giờ như bây giờ”. Điểm đáng chú ý nhất là càng ngày càng nhiều người với không ít Phật tử cùng tin đó là hậu quả tất yếu của việc GHPG VN nhất trí để đảng dùng đạo pháp làm một trong những công cụ xây dựng CNXH!

Chú thích

[1] https://vtcnews.vn/yeu-cau-dh-luat-bao-cao-viec-ong-thich-chan-quang-nhan-bang-tien-si-trong-2-nam-ar879274.html

[2] https://congthuong.vn/luan-an-tien-si-luat-cua-thuong-toa-thich-chan-quang-duoc-hoi-dong-danh-gia-the-nao-328085.html

[3] https://www.youtube.com/watch?v=IlauF4Ox1Z0&t=581s

[4] https://thientonphatquang.com/

[5] https://vtcnews.vn/ts-nguyen-si-dung-de-tai-luan-an-tien-si-cua-ong-thich-chan-quang-bat-hop-ly-ar879483.html

[6] https://thientonphatquang.com/tt-thich-chan-quang-bao-ve-xuat-sac-luan-an-tien-si-luat-hoc/

[7] https://www.facebook.com/photo?fbid=10225078236878180&set=pcb.10225078281999308

[8] https://giacngo.vn/giao-hoi-nghiem-cam-dai-duc-thich-nhuan-duc-thuyet-giang-trong-moi-hinh-thuc-post71933.html

[9] https://ghpgvn.vn/trung-uong-ghpgvn-ky-luat-thuong-toa-thich-chan-quang-tru-tri-thien-ton-phat-quang/

[10] https://plo.vn/khoa-tu-mua-he-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-quy-dinh-ra-sao-post796250.html

[11] https://www.phunuonline.com.vn/chua-ba-vang-tam-hoan-cac-khoa-tu-mua-he-2024-a1521445.html


 

‘Theo Lâm thì sống, chống Lâm thì chết’- Trần Anh Quân/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

June 23, 2024

Trần Anh Quân/SGN

“Theo Lâm thì sống, chống Lâm thì chết” là thông điệp ngầm của Chủ Tịch Nước Tô Lâm, gửi đến mọi thành phần trong nội bộ đảng CS.

Dằn mặt Phan Đình Trạc

Phó trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Văn Yên vừa bị cách hết tất cả các chức vụ từ ngày 19 Tháng Sáu do “thiếu tu dưỡng, suy thoái, và vi phạm điều lệ đảng.” Tuy những sai phạm bị phanh phui của ông Yên không tới mức phải bị phạt tù, nhưng việc cách chức phó trưởng ban nội chính cũng là một hành động tuyên chiến rõ ràng của phe ông Tô Lâm với phe ông Phan Đình Trạc, trưởng ban nội chính trung ương.

Có thể nói Nguyễn Văn Yên là cánh tay đắc lực của Phan Đình Trạc trong suốt thời gian hơn 10 năm ông Trạc nắm quyền điều hành tại ban nội chính trung ương. Năm 2013, khi ông Trạc bắt đầu làm phó trưởng ban nội chính thì ông Yên được “điều động” làm vụ phó phụ trách vụ theo dõi xử lý các vụ án của ban nội chính. Tới khi ông Trạc nắm “quyền trưởng ban nội chính” thay Nguyễn Bá Thanh (đầu năm 2015), ông Yên lên làm vụ trưởng.

Với quân hàm đại tá công an, uỷ viên bộ chính trị và có sự chống lưng của Nguyễn Phú Trọng, ông Trạc từng lăm le ghế bộ trưởng bộ công an mà ông Lâm để lại, khi lên làm chủ tịch nước. Tuy nhiên sau cuộc họp các giám đốc công an tỉnh hồi cuối Tháng Năm, phe ông Lâm lật ngược được ván cờ, vẫn giữ được ghế bộ trưởng bộ công an và bàn giao thành công cho Lương Tam Quang, đệ tử trung thành của tân chủ tịch nước.

Giờ đây, khi đã ổn định các vị trí trong bộ công an và xây chắc hệ thống cầm quyền của mình, ông Lâm và các thuộc cấp đang quyết tâm triệt hạ tận gốc các phe phái đối lập. Và Phan Đình Trạc có thể là uỷ viên bộ chính trị tiếp theo bị trừng trị vì dám âm mưu thay thế ông Lâm.

Để cho cấp dưới sai phạm, có thể ông Trạc phải từ chức để “chịu trách nhiệm của người đứng đầu” như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ đã từng. Hoặc nếu cố gắng cầm cự lại ghế trưởng ban nội chính thì ông Trạc buộc phải “nhân nhượng” với phe thắng thế trong cuộc chiến lần này.

Ông Vương Đình Huệ. (Hình: STR/AFP via Getty Images)

Triệt tận gốc phe Vương Đình Huệ

Ngoài phe ông Phan Đình Trạc, phe phái ông Vương Đình Huệ cũng chưa thoát khỏi chiến dịch trả đũa của ông Tô Lâm lần này. Vì dám âm mưu tranh giành ghế tổng bí thư, ông Huệ đã bị ông Lâm phế truất nhanh gọn ngay sau chuyến đi “vận động hành lang” từ Trung Quốc về. Tuy mất ghế, nhưng phe ông Huệ vẫn còn là một thế lực lớn tại Hà Nội mà ông Lâm phải triệt tiêu để đề phòng hậu họa. Nhất là Đinh Tiến Dũng, bí thư Hà Nội.

Nhìn lại sự nghiệp chính trị của ông Đinh Tiến Dũng, có thể thấy ông này “đệ tử ruột” của ông Huệ, khi liên tục “tiếp quản” các vị trí mà ông Huệ “để lại” trong quá trình tiến thân.

Năm 2011, ông Huệ rời ghế tổng kiểm toán nhà nước để lên chức bộ trưởng Bộ Tài Chính, thì ông Dũng được “trám” vào ghế tổng kiểm toán. Năm 2013, ông Huệ lên làm trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, ông Dũng cũng… lên theo, được chỉ định “lắp vào” ghế bộ trưởng Bộ Tài Chính. Năm 2021, ông Huệ làm bí thư Hà Nội được một năm rồi lên chủ tịch quốc hội, thì một lần nữa, ông Dũng được Huệ… nhường cho ghế bí thư Hà Nội.

Giờ đây, ông Huệ bị “phế truất,” ông Dũng cũng không thể nào yên vị được. Coi như phe ông Huệ bị triệt tiêu gần hết vây cánh. Đây cũng là một lời khẳng định của ông Lâm dành cho các thế lực chính trị trong nội bộ đảng cộng sản hiện nay: “theo Lâm thì sống, chống Lâm thì chết.”

Không chỉ triệt hạ các phe nhóm tại trung ương, những lãnh đạo cấp tỉnh, người đứng đầu các sở ban ngành ở địa phương cũng bị “dằn mặt” trong đợt kỷ luật lần này của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương. Những kỷ luật, khiển trách này chính là lời nhắn nhủ cho các “chức sắc” ở cơ sở rằng, phải trung thành tuyệt đối với một lãnh đạo duy nhất: Tô Lâm.

Ông Tô Lâm và Bộ Công An hiện nay không phải chỉ biến chế độ độc tài CSVN thành một nhà nước công an trị, mà sự độc tài này còn nặng nề hơn, khi các cán bộ đảng viên buộc phải đứng theo phe công an của ông Lâm, chứ không phải các phe công an khác.

Bất cứ ai lăm le muốn thay thế những vị trí trong phe nhóm của ông Lâm đều sẽ bị trừng trị mạnh tay.

Quyền lực của ông Tô Lâm hiện nay không khác gì đang bắt toàn bộ lãnh đạo cấp cao của Ba Đình làm “con tin” trong bước đường xưng vương sắp tới.


 

Hãng hàng không Vietnam Airlines có nguy cơ vỡ nợ nếu không được gia hạn trả nợ

 Ba’o Dat Viet

June 26, 2024

VietNam Airlines hiện đối mặt với nguy cơ mất quyền mượn nợ trong tháng 7 nếu các ngân hàng không gia hạn việc trả nợ tái cấp vốn cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh. Thông tin này được các báo trong nước như Tuổi Trẻ và Dân Trí đưa tin vào ngày 25/6, dựa trên một tờ trình của chính phủ gửi đến Quốc hội Việt Nam.

Hiện tại, hãng hàng không quốc gia đang đối diện với nhiều khó khăn tài chính do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Các cơ quan báo chí Việt Nam và quốc tế đều nhấn mạnh rằng Vietnam Airlines chưa hoàn thành các nỗ lực tái cấp vốn, bao gồm tái cơ cấu các khoản đầu tư không cốt lõi và phát hành cổ phiếu mới theo các điều khoản đã được phê duyệt.

AP cho biết, năm 2021, Vietnam Airlines đã vay 4 nghìn tỷ đồng (tương đương 157 triệu đô la Mỹ) từ các ngân hàng thương mại với lãi suất thấp và Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tái cấp vốn cho khoản vay này với lãi suất 0%.

Theo tờ trình của chính phủ, nếu không được gia hạn trả nợ, Vietnam Airlines sẽ phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán từ tháng 7. Điều này có thể dẫn đến việc hãng không thể thực hiện các cam kết với các bên cho thuê máy bay và các đối tác cung cấp dịch vụ, từ đó có thể dẫn đến các vụ kiện và giảm uy tín với các đối tác kinh doanh.

Ngoài ra, chính phủ cảnh báo rằng hãng hàng không này sẽ phải chịu các chi phí tài chính phát sinh do không thể hoàn trả các khoản nợ và tiếp tục đơn phương giãn, hoãn nợ với quy mô lớn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ phá sản, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Chính phủ đã đề xuất Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước tự động gia hạn thêm ba lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay. Mỗi lần gia hạn sẽ có thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian gia hạn tối đa không quá 5 năm, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội “cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải gia hạn trả nợ để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines,” theo các báo Việt Nam đưa tin. (KTT) 


 

Tô Lâm Qủy Nhập Tràng Cộng Sản

Ba’o Dat Viet

June 25, 2024

=== Vi Anh ===

Quỷ nhập tràng là do cỗ tục lưu truyền trong dân gian Viêt Nam kể về hiện tượng người chết trong lúc khâm liệm thì sống dậy và có những hành động ghê gớm. Những câu chuyện về quỷ nhập tràng thường gắn liền với con mèo đen hay còn gọi là linh miêu, truyền thuyết kể rằng khi người chết chưa được khâm liệm mà một con mèo màu đen nhảy qua xác chết thì sẽ làm cái xác chết vùng dậy phá gia cang, xóm làng.

Tô Lâm qua thời cuộc Cộng Sản Việt Nam trong nước Việt Nam gần đây giết hại sinh mạng chánh trị của nhiều đại cán đồng đảng CS. Nhiều dấu chỉ cho thấy y có thể ám hại cả Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyên phú Trọng vốn là người đã dùng Tô Lâm ám hải các đồng đảng CS làm cuỉ đột lò tham nhũng. Và mới đây con quỷ nhập tràng Tô Lâm đang manh nha ám hại chủ nhà của tang gia là Tổng Bí Thư Cộng Sản Việt Nam đã bát thập bịnh hoạn gần đất xa trời không biết ngày nào.

Tang gia Cộng Sản Việt Nam rối loạn, giết hai sinh mạng chanh trị lẫn nhau, giành giựt tranh ngôi, giành quyền thừa kế lôn xộn như bầm bầu. Từ khi 1975 của  gia đình Cộng Sản Việt Nam này, đây là một cuộc nội loạn, một biến động suy tàn sụp đổ lớn nhất, mà con quỷ nhâp tràng Tô Lâm là kẻ chủ động lợi hai nhất.

Phân tích của nhiều chuyên gia cho thấy Tô Lâm đã đã tước gần hết quyền lực của Tổng Bí Thư Trọng, biến ông chủ lò nắm quyền sinh sát nhiều năm qua thành một ông già bệnh hoạn và cô độc giữa chiến trường gió tanh mưa máu. Trong những ngày tới, không chỉ các thuộc hạ thân tín mà cả bản thân ông Trọng và ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính – có thể lâm nguy khi ông Tô Lâm giật nốt chiếc ghế tổng bí thư. Hồ sơ mật về những vi phạm của ông Trọng khi còn làm bí thư Thành Ủy  Hà Nội với dự án khu đô thị Ciputra, của ông Chính khi làm bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh bảo kê cho tập đoàn AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, vẫn đang được cất giữ trong két sắt của Bộ Công An, chưa biết lúc nào sẽ được ông Tô Lâm “khui ra” như ông ta đã làm với ông Võ Văn Thưởng, cựu chủ tịch nước, hoặc ông Vương Đình Huệ, cựu chủ tịch Quốc Hội.

Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam vốn theo mô hình thể chế của Trung Cộng trong đó ông Tô Lâm sẽ là một bản sao thu nhỏ của ông Tập Cận Bình, tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Trung Quốc, quyền uy ngang ngửa với nhà độc tài Mao Trạch Đông sáng lập ra Trung Cộng.

Tổng bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tám bó có thể sống nay chết mai, tuổi già sức yếu, bịnh hoạn như Lê Ngọa Triêu là ông vua phải nằm trên ngôi. Cộng Sản Việt Nam hai chức vụ đại diện ngoại giao và nội trị lúc này đều do hai đại cán CS đều xuất thân ngành công an cảnh sát, một là Chủ tịch Nước Tô Lâm gốc Bộ Trưởng Công an và Phạm minh Chính Thủ Tướng cũng gốc công an, Phó Cục Trưởng Tình báo.

Lương Tam Quang, đệ tử ruột của Tô Lâm, được Quốc Hội ‘đảng cử dân bầu’: chính thức “bầu” làm người thay thế ông này ở Bộ Công An Việt Nam. 455 trong số 455 đại biểu Quốc Hội có mặt tại nghị trường nhấn nút “tán thành” việc ông Quang làm bộ trưởng, tức 100%.

Việc ông Quang đại diện Bộ Công An tiếp giới chức cao cấp của Bộ Nội An Hoa Kỳ trước khi ngồi vào ghế bộ trưởng cho thấy ông này được ông Tô Lâm “tín nhiệm cao” để cho ngồi vào cái ghế “quyền lực nhất sau tứ trụ, nhưng thực tế quyền thế mạnh hơn tứ trụ. Ngoài ông Lương Tam Quang, hai “đệ tử ruột” khác cũng vừa được ông Tô Lâm “cài cắm” là ông Tô Ân Xô và ông Nguyễn Duy Ngọc. Ông Xô được điều động về phủ chủ tịch, trong lúc ông Ngọc, đồng hương Hưng Yên với ông Tô Lâm, sang làm chánh văn phòng trung ương đảng.

Tô Lâm đã lật đổ định chế của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tô Lâm  nhân danh bí thư Đảng Ủy Công An Trung Ương triệu tập hội nghị đảng ủy và lãnh đạo công an 63 tỉnh thành, ra nghị quyết “đề nghị” Bộ Chính Trị bổ nhiệm Tướng Quang làm bộ trưởng Công An thay vì cử một ủy viên Bộ Chính Trị đảm nhiệm chức vụ này. Làm thế coi như lật đổ Bộ chính trị thời Tổng Trọng và cho Tổng Trọng ra rìa.

Cuộc tranh giành quyền lực ở thượng tầng chính trị Ba Đình vẫn tiếp tục và quyết liệt hơn nữa cho đến khi ông Tô Lâm kiêm luôn cả ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, thực hiện “nhất thể hóa” hai chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước, hoàn toàn theo mô hình thể chế của Trung Cộng trong đó ông Tô Lâm sẽ là một bản sao thu nhỏ của ông Tập Cận Bình, tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Trung Quốc, quyền uy ngang ngửa với nhà độc tài Mao Trạch Đông./.

Vi Anh