Quảng Ngãi: Nghi can 84 tuổi hiếp dâm bé gái khuyết tật gần nhà

Ba’o Nguoi-Viet

August 11, 2024

QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Nghi can Hồ Văn Thương, 84 tuổi, ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, vừa bị khởi tố với cáo buộc hiếp dâm một bé gái khuyết tật dưới 16 tuổi.

Theo tờ Thanh Niên hôm 11 Tháng Tám, do ở tuổi cao niên, nên nghi can Thương không bị bắt mà chỉ bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Bị can Hồ Văn Thương (giữa, bên trái) lúc nghe đọc lệnh khởi tố. (Hình: Thanh Niên)

Hồ sơ của công an cho hay, vào ngày 9 Tháng Tư, lợi dụng lúc em HTK, chưa tròn 16 tuổi, cùng địa phương, ở nhà một mình, nghi can Hồ Văn Thương qua hiếp dâm bé gái.

Dù bé K. vùng vẫy, kháng cự, nhưng nghi can Thương vẫn hiếp dâm nạn nhân.

Một lát sau, cha bé K. từ rẫy về, phát giác sự việc nên đã giải cứu con gái rồi báo công an.

Công an địa phương đến hiện trường và đưa nghi can Thương về đồn để điều tra.

Bản tin cho biết thêm, gia đình bé K. thuộc diện gia đình nghèo và bé K. là người khuyết tật, không biết nói, không đi đứng được.

Trước hoàn cảnh này, Công An Huyện Trà Bồng trợ giúp gia đình nạn nhân 4 triệu đồng ($159).

Trong một vụ tương tự, báo Pháp Luật TP.HCM và VietNamNet hồi Tháng Năm năm ngoái cho hay, nghi can Dương Văn Toan, 86 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, bị truy tố với cáo buộc “hiếp dâm người dưới 16 tuổi.”

Nghi can Toan sống tại quận Long Biên, Hà Nội, gần nhà bé P., thời điểm đó mới 6 tuổi.
Hôm 30 Tháng Sáu, 2022, khi ông Toan đi đổ rác về thì thấy bé gái đang mặc váy ngồi chơi trước cửa nhà nên nảy sinh ham muốn tình dục.

Lúc này, thấy xung quanh vắng người, nghi can Toan kêu bé gái vào nhà mình và hiếp dâm. Sau đó nghi can mặc lại quần áo cho bé gái và bảo nạn nhân đi về.

Mẹ bé gái (thứ nhì, trái qua) nhận tiền trợ giúp của Công An Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. (Hình: Thanh Niên)

Tại nhà, bé P. đã kể lại sự việc cho mẹ nghe. Ngay lập tức, mẹ bé gái dẫn con sang nhà ông Dương Văn Toan hỏi rõ sự việc. Nghi can Toan được ghi nhận nói: “Nếu tôi có làm gì sai với con cô thì cho tôi xin lỗi, lần sau tôi không thế nữa.”

Sau đó, mẹ bé P. tố cáo nghi can Dương Văn Toan tại Công An Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Đến nay, không thấy các báo ở Việt Nam cập nhật về phiên tòa xét xử ông này. (N.H.K) [kn]


 

Lừa gần $400,000 ‘thủ tục định cư Mỹ,’ bà Đồng Nai trốn sang Mỹ

Ba’o Nguoi-Viet

August 10, 2024

ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Công An Tỉnh Đồng Nai vừa phát lệnh “truy tìm” bà Bùi Thị Huệ, 48 tuổi, quê Đồng Nai, đang trốn tại Mỹ, với cáo buộc lừa 10 tỷ đồng ($398,327) bằng chiêu làm hồ sơ đưa người Việt đi Mỹ.

Theo báo Thanh Niên hôm 9 Tháng Tám, bà Huệ hứa hẹn với các nạn nhân rằng chỉ cần chi từ $25,000-$45,000 mỗi trường hợp là đủ điều kiện sang Mỹ làm việc, thậm chí định cư.

Thông báo “truy tìm” bà Bùi Thị Huệ của Công An Tỉnh Đồng Nai. (Hình: Chụp qua màn hình)

Điều tra sơ bộ của công an cho hay, với chiêu thức nêu trên, từ năm 2021 đến 2024, bà Huệ chiếm đoạt tiền của hàng chục nạn nhân ở các tỉnh, thành như Đồng Nai, Nghệ An, Cà Mau và Sài Gòn.

Thông báo “truy tìm” cho thấy bà Huệ làm thẻ căn cước tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, hồi Tháng Giêng, và nhiều khả năng đã bỏ trốn sang Mỹ trước Tháng Năm.

Công An Tỉnh Đồng Nai yêu cầu bà Bùi Thị Huệ từ Mỹ về Việt Nam trình diện trước cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng kêu gọi những người đã nộp tiền cho bà Bùi Thị Huệ để đi Mỹ cần liên lạc điều tra viên để trình báo.

Các vụ lừa đảo định cư Mỹ diễn ra liên tiếp trong thời gian qua tại Việt Nam với cùng chiêu thức hứa hão.

Báo Tuổi Trẻ hồi đầu Tháng Sáu cho biết, nghi can Nguyễn Đình Trung, 62 tuổi, Việt kiều Mỹ, bị bắt tại thành phố Huế với cáo buộc lừa “làm hồ sơ cho người Việt đi làm việc và định cư ở Mỹ,” chiếm đoạt 1.7 tỷ đồng ($66,902).

Cùng bị bắt với nghi can Trung là đồng phạm Nguyễn Thị Hoa, 44 tuổi, ở địa phương nêu trên.

Theo hồ sơ của Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế, nghi can Trung thường xuyên về Việt Nam, cấu kết với Hoa tìm “con mồi” là những người muốn làm hồ sơ đi lao động và định cư tại Mỹ.

Hai nghi can ra giá $25,000 mỗi hồ sơ.

Sau khi nhận tiền, nghi can Trung không làm hồ sơ cho nạn nhân mà quay về Mỹ.

Hồi năm ngoái, hai nghi can Trung và Hoa đã chiếm đoạt của sáu nạn nhân ở huyện Phong Điền và Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng cộng 1.7 tỷ đồng. Số tiền này cả hai chia nhau để mua xe hơi và chi xài cá nhân.

Trước khi bỏ trốn sang Mỹ, bà Bùi Thị Huệ sống tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Hình: VNEconomy)

Hồi Tháng Năm, nghi can Trung lại nhập cảnh về Việt Nam cùng Hoa lừa đảo, chiếm đoạt tiền của một số bị hại rồi bỏ trốn vào tỉnh Quảng Nam.

Ngày 10 Tháng Sáu, trong lúc cả hai đặt vé máy bay sang Mỹ thì bị Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế lần ra dấu vết và bắt giữ. (N.H.K) 


 

Nộp $2.4 triệu ‘tiền khắc phục,’ 2 cựu bộ trưởng có thể sắp ‘về nhà’ và được trả biệt thự

Ba’o Nguoi-Viet

August 9, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ba tháng sau phiên tòa phúc thẩm vụ án Việt Á, giới chức Cục Thi Hành Án Dân Sự Hà Nội xác nhận hai tù nhân là cựu bộ trưởng, Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh, đã nộp tổng cộng $2.4 triệu “tiền khắc phục hậu quả.”

Theo báo Dân Trí hôm 9 Tháng Tám, phần lớn số tiền nêu trên, $2.25 triệu là từ gia đình bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Y Tế Việt Nam.

Bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Y Tế Việt Nam, được giảm án một năm tù, còn 17 năm, trong phiên tòa phúc thẩm hồi Tháng Năm. (Hình: Nam Phương/Dân Trí)

Bị cáo Long được tòa phúc thẩm tuyên giảm án một năm tù, do nhận tội, xin giảm án và chịu nộp đúng số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ.

Trong khi đó, bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu chủ tịch Hà Nội, cựu bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, nộp 4.6 tỷ đồng ($183,194) và là một trong những bị cáo được tuyên án nhẹ nhất trong vụ Việt Á – ba năm tù.

Nhiều khả năng tù nhân Ngọc Anh có thể được ông Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cho đặc xá vào dịp 2 Tháng Chín.

Tù nhân Thanh Long có thể được xét giảm án vào những đợt sau do án của ông này nặng hơn ông Ngọc Anh.

Bản tin của Dân Trí cũng cho hay, sau khi đã nộp đủ số “tiền khắc phục hậu quả,” cả hai tù nhân Thanh Long và Ngọc Anh nhiều khả năng sẽ được giải tỏa các tài sản như nhà đất bị kê biên, tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi hai ông ngồi tù.

Bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu chủ tịch Hà Nội, cựu bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, tại phiên tòa xử vụ án Việt Á. (Hình: Nam Phương/Dân Trí)

Vào thời điểm hai cựu bộ trưởng bị bắt hồi Tháng Sáu, 2022, các báo ở Việt Nam mới dám đề cập đến chuyện họ tuy lương cỡ 10 triệu đồng ($398) mỗi tháng nhưng đều ở biệt thự cao cấp, trị giá hàng triệu đô la trở lên.

Ông Thanh Long được ghi nhận sở hữu biệt thự ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, trong lúc ông Ngọc Anh có biệt thự “khủng” ở khu đô thị Vinhomes Gardenia, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo báo Dân Trí thời điểm đó, căn biệt thự của ông Ngọc Anh được giới buôn bán bất động sản định giá khoảng 80 đến 100 tỷ đồng ($3.2 triệu đến $4 triệu). (N.H.K) [qd]


 

Nhân tài đất nước dần dần bỏ đi hết.

Việt Tân ÚC Châu

Là “thần đồng” với những thành tích đáng nể phục

Là con trai lớn trong gia đình có cha là kỹ sư điện, mẹ là cô giáo tiểu học, Phan Đăng Nhật Minh sớm nổi tiếng khắp vùng Quảng Trị với những tố chất “thần đồng” ngay từ nhỏ. Mẹ Nhật Minh cho biết, 4 tháng tuổi, con trai đã thích các chương trình dạy học trên truyền hình. 6 tháng tuổi, cậu đã nhận biết được một số đồ vật hoặc màu. Ngay từ buổi đầu đi học, Minh bắt đầu thể hiện khả năng tính toán nhanh và ghi nhớ rất tốt.

Năm lớp 8, tên tuổi của cậu vang danh khắp cả nước sau khi trở thành quán quân “Chinh Phục 2014” – cuộc thi trên truyền hình dành cho học sinh THCS. Nhật Minh đã khiến khán giả ngỡ ngàng khi trả lời cực nhanh và chuẩn xác những câu hỏi ở nhiều lĩnh vực mà không cần thời gian suy nghĩ. Không chỉ giỏi toán với khả năng tính nhẩm “nhanh hơn máy”, Nhật Minh còn am tường kiến thức ở những lĩnh vực khác như sinh học, văn…

Cũng từ đó, những cái tên như: “cậu bé Google”, “vua tốc độ”, “thần đồng”… được nhiều người dành gọi Nhật Minh.

Sưu tầm


 

Lần đầu Việt Nam và Philippines tập trận chung

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, trước đó, sáng 5-8, tàu CSB 8002 (Hải đoàn 21, Vùng Cảnh sát biển 2) cùng đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam cập cảng Manila (Philippines), bắt đầu chuyến thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.

Đây là lần đầu tiên Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức tàu sang thăm, trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật trên biển với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.

Tàu CSB 8002 tham gia luyện tập cứu hộ cứu nạn cùng tàu BRP Gabriela Silang của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sáng 9-8 - Ảnh: REUTERS

Tàu CSB 8002 tham gia luyện tập cứu hộ cứu nạn cùng tàu BRP Gabriela Silang của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sáng 9-8 – Ảnh: REUTERS

 

Thượng tá Hoàng Quốc Đạt, phó tư lệnh quân sự Vùng Cảnh sát biển 2, làm trưởng đoàn.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, tàu CSB 8002 và đoàn công tác đã tham gia nhiều hoạt động giao lưu thể thao, tham quan văn hóa, dự tiệc chiêu đãi với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines

Quang cảnh lễ tiễn tàu CSB 8002 tại quân cảng Manila - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng

Quang cảnh lễ tiễn tàu CSB 8002 tại quân cảng Manila – Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng

Đặc biệt, ngày 6-8, đoàn công tác đã đến chào xã giao lãnh đạo Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại trụ sở lực lượng này.

 Chuẩn đô đốc Edgar L Ybañez – chỉ huy trưởng Hạm đội bảo vệ bờ biển (Lực lượng tuần duyên Philippines) – chúc mừng đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Đồng thời, ông Ybañez tin tưởng chuyến thăm lần này sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ, hợp tác giữa hai lực lượng.

Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã thực hành cơ động, tổ chức luyện tập về tìm kiếm cứu nạn và phòng chống cháy nổ trên biển.

Tàu Cảnh sát biển 8002 luyện tập cứu hộ trên biển cùng Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines- Ảnh 3.

Thuyền viên tàu CSB 8002 tham gia nội dung luyện tập cứu nạn trên biển sáng 9-8 – Ảnh: REUTERS

Một tàu cảnh sát biển Việt Nam hôm 5/8 đến Manila trong chuyến thăm thiện chí kéo dài bốn ngày và tập trận chung khi hai nước cố gắng gác lại các tranh chấp lãnh thổ của riêng mình trước căng thẳng gia tăng với Trung Quốc về quyền kiểm soát các thực thể chính ở Biển Đông.

Philippines và Việt Nam nằm trong số những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất các hành động ngày càng thù địch của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, một tuyến đường thương mại và an ninh toàn cầu quan trọng. Bản thân Việt Nam và Philippines cũng có các yêu sách chồng chéo ở tuyến đường biển đông đúc cùng với Malaysia, Brunei và Đài Loan. Các tranh chấp này được coi là điểm nóng ở Châu Á và là sự rạn nứt nhạy cảm trong sự cạnh tranh khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Sau cuộc đối đầu dữ dội vào ngày 17 tháng 6 tại Bãi Cỏ Mây do Philippines chiếm đóng ở Biển Đông giữa lực lượng Trung Quốc — được trang bị dao, rìu và giáo tự chế — và lực lượng hải quân Philippines, Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận tạm thời vào tháng trước để ngăn chặn các cuộc đụng độ tiếp theo có thể gây ra xung đột vũ trang lớn tại đảo san hô này.

Philippines-China confrontation: What’s next? | ABS-CBN News

Một tuần sau khi thỏa thuận được ký kết, lực lượng chính phủ Philippines đã vận chuyển thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đến con tàu mắc cạn mà Manila dùng làm tiền đồn tại Bãi Cỏ Mây, không có cuộc đối đầu nào được báo cáo.

Tuy nhiên, Philippines đã cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực tăng cường lực lượng lãnh thổ và quốc phòng cũng như mở rộng liên minh an ninh với các nước châu Á và phương Tây.


 

Xôn xao tin đồn Nguyễn Xuân Phúc sắp bị bắt?

Ba’o Dat Viet

August 6, 2024

Trong nước và nước ngoài, tin tức đang rộ lên về việc ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Việt Nam, bị Ủy Ban Kiểm tra Trung ương triệu tập để làm việc liên quan đến các cáo buộc nhận hối lộ từ Trương Mỹ Lan, Cao Minh Trí (Giám đốc Truyền thông Trường Phổ thông Duy Tân), và Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á).

Theo tờ Thời Báo ở Đức, hiện nay Nguyễn Xuân Phúc và vợ, bà Trần Nguyệt Thu, đang bị cấm xuất cảnh. Vì hôm cuối tháng 7 vừa qua sau đám tang ông Nguyễn Phú Trọng họ có chuyến xuất ngoại để thăm con trai ở Mỹ nhưng đã bị An Ninh chặn lại tại phi trường Đà Nẵng. Bà Thu đã nhờ Bùi Thị Thu Hà, vợ của Thiếu tướng Đàm Thanh Thế, đứng tên giúp để tránh bị phát giác khối tài sản nhiều ngàn tỷ đồng. Đàm Thanh Thế là người có họ hàng với Nguyễn Xuân Phúc (anh em đằng mẹ).

Cuối năm 2013, Đàm Thanh Thế chuyển từ ngành công an sang làm Vụ trưởng trong Văn phòng Chính phủ, làm thư ký riêng cho ông Nguyễn Xuân Phúc khi ông còn là Phó Thủ tướng. Tháng 7/2016, sau khi ông Phúc lên làm Thủ tướng, Đàm Thanh Thế được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389, cơ quan chỉ đạo các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, và hàng giả của Chính phủ. Vị trí này giúp ông Thế nắm quyền lực lớn và kiếm được nhiều tiền trong hơn 5 năm.

Khi còn làm Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc dùng Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình và Trung tướng Trần Văn Vệ để khởi tố bắt giam nhiều cán bộ và doanh nghiệp, nhằm trả thù cá nhân và loại bỏ đối thủ chính trị. Vụ án liên quan đến Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) là một ví dụ, khi tòa án kết tội dựa vào suy đoán của cơ quan tố tụng mà không có chứng cứ rõ ràng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Phúc còn bị cáo buộc cướp Cảng Quy Nhơn từ doanh nghiệp tư nhân của ông Lê Hồng Thái để chuyển giao cho con rể Vũ Chí Hùng, yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi tiền đầu tư.

Phúc còn dùng Trung tướng Trần Văn Vệ để khởi tố bắt giam nhiều người thuộc phe cánh của Tô Lâm và Trần Đại Quang, như Đại tá Nguyễn Duy Linh, con trai của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Năm 2019, ông Phúc “bật đèn xanh” cho Tướng Trần Văn Vệ bắt Đại tá Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hoà về tội “nhận hối lộ” và “môi giới hối lộ”.

Đại tá Nguyễn Duy Linh bị kết án 14 năm tù nhưng vẫn được cho là có điều kiện sống tốt trong tù nhờ Bộ trưởng Tô Lâm. Tướng Nguyễn Văn Hưởng, cha của Linh, thề sẽ bắt bằng được ông Phúc để trả thù.

Dự kiến, Nguyễn Xuân Phúc có thể bị khởi tố về tội nhận hối lộ, còn Trung tướng Trần Văn Vệ có thể bị khởi tố vì liên quan đến việc bỏ lọt tội phạm và bảo kê đánh bạc.


 

Ngành công an bành trướng quyền lực: Một di sản khác của Nguyễn Phú Trọng

Ba’o Dat Viet

August 4, 2024

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2016 cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đều được ca ngợi là một người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. [1] Điều này đã được người ta nhắc đến rất nhiều.

Song nói đến “dẫn đầu”, ở một khía cạnh khác, ông Trọng có lẽ cũng là chính trị gia dù chưa từng có chức vụ trong ngành công an nhưng lại đóng góp nhiều nhất cho sự thống trị của ngành này. Chưa xét đến các nước cờ chính trị (dù sai hay đúng) của ông đã giúp cho vị thế của Bộ Công an và lãnh đạo của bộ này ngày một mạnh, trong giai đoạn cầm quyền gần như tuyệt đối của mình (2016 – 2024), ông Trọng có thể được xem là người giám sát lẫn bật đèn xanh cho hàng loạt dự án luật tăng cường phạm vi ảnh hưởng lẫn quyền lực của Bộ Công an trong hầu hết các vấn đề dân sự, xã hội, chính trị khác nhau. [2]

Bài viết này sẽ giới thiệu, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật này, cũng như cách mà nó bổ sung cho quyền lực ngày một lớn của Bộ Công an.

  1. Luật Phòng thủ Dân sự 2023

Luật Phòng thủ Dân sự 2023 là văn bản luật được ban hành vào ngày 20/6/2023 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2024. [3] Đây có thể nói là dự án luật liên quan đến an ninh quốc phòng cuối cùng trong giai đoạn ông Trọng còn tại vị.

Dù cái tên “phòng thủ dân sự” gợi ý cho chúng ta sự kết hợp giữa các nhóm cơ quan nhà nước là Bộ Quốc phòng cùng cơ quan dân sự như ủy ban nhân dân các cấp, Bộ Công an vẫn có một vai trò rất lớn trong luật ở nhiều khía cạnh.

Tính mới của văn bản: Hoàn toàn mới. Việt Nam chưa từng có văn bản riêng về vấn đề phòng thủ dân sự. Trước đây, vấn đề này được phân bổ rải rác trong các văn bản như Luật Đê điều 2006; Luật Phòng, chống thiên tai 2013; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015; hay Luật Quốc phòng 2018.

Luật Phòng thủ dân sự, vì vậy, một phần pháp điển hóa, tổng hợp các quy định có sẵn từ các văn bản khác, nhưng quan trọng nhất là nó chuyên nghiệp hóa và tạo ra các định chế riêng, thủ tục riêng và quy cách riêng cho các vấn đề được cho là liên quan đến phòng thủ dân sự. Trong đó, về mặt chính sách và nhân sự, Bộ Công an có thể nói là được lợi nhiều nhất từ nỗ lực pháp điển hóa này.

Phạm vi điều chỉnh: Về mặt lý thuyết, Luật Phòng thủ Dân sự quy định về các biện pháp “phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân” (theo Điều 2).

Nói cách khác, đạo luật này đưa ra khung pháp lý cũng như trao thẩm quyền cho các cơ quan ban ngành nhằm dùng các công cụ khác nhau ứng phó với các sự cố hay thảm họa xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẩm quyền bổ sung cho Bộ Công an: Thẩm quyền của Bộ Công an trong luật được tăng cường thông qua nhiều khía cạnh, mà trong tổng thể bài viết này, người viết tạm thời nhóm thành ba ý chính: (1) thẩm quyền về hoạch định, (2) thẩm quyền về ngân sách, và (3) thẩm quyền về nhân sự.

Về mặt thẩm quyền hoạch định và ngân sách, trong các Điều 5.2 (“xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang…”) và Điều 17.1 (“Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng vũ trang”), chúng ta có thể thấy Bộ Công an được xếp chung với Bộ Quốc phòng trong thẩm quyền đào tạo, tăng cường phương tiện và xây dựng lực lượng chuyên nghiệp cho các hoạt động phòng thủ dân sự. Nói cách khác, ngân sách về đào tạo và trang thiết bị, thẩm quyền về chương trình đào tạo, tiếng nói trong chủ trương và chỉ đạo phòng vệ đều phải qua kênh quan trọng là Bộ Công an, chia sẻ thẩm quyền với Bộ Quốc phòng.

Đặc biệt hơn, Bộ Công an cũng được xếp chung với Bộ Quốc phòng khi nói về lực lượng vũ trang, tiếp tục củng cố quan điểm của Luật Quốc phòng 2018 về thẩm quyền sâu rộng ở cả khía cạnh trị an dân sự lẫn sử dụng vũ lực trong các tình huống cấp bách như sự cố hay thảm họa dẫn đến yêu cầu phòng thủ dân sự của siêu Bộ này. [4]

Về mặt thẩm quyền nhân sự, ở Điều 35 của luật, lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt của phòng thủ dân sự gồm dân quân tự vệ – dân phòng và lực lượng chuyên trách kiêm nhiệm của Quân đội Nhân dân hoặc Công an Nhân dân. Trong đó, lực lượng dân phòng trực thuộc quyền quản lý, điều động trực tiếp của công an địa phương (mà chúng ta sẽ tiếp tục nhắc đến ở các văn bản sau); trong khi Bộ Công an cũng được trao quyền thành lập định chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm cho mình. Điều này đồng nghĩa với lương, trợ cấp, biên chế đặc biệt được bổ sung cho nhân sự dưới quyền Bộ Công an.

  1. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ An ninh, Trật tự ở cơ sở 2023

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ An ninh, Trật tự ở cơ sở 2023 tiếp tục là một dự án luật tham vọng, với mong muốn pháp điển hóa và chính danh hóa sự tham gia của một bộ phận phần tử địa phương do công an xã quản lý trong việc thực thi các chính sách quản lý, kiểm tra, hay thậm chí đàn áp các cá thể, hội nhóm ở một khu vực cụ thể. [5] Được ban hành vào ngày 28/11/2023 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2024, luật này chính thức thừa nhận và mở rộng thực hành “an ninh cơ sở”, dung hợp các nhóm như “bảo vệ dân phố”, “công an bán chuyên trách”, và từ đó biến họ thành lực lượng chân rết đông đảo nhất đại diện cho Bộ Công an tại các địa phương.

Tính mới của văn bản: Hoàn toàn mới. Trước đây, vấn đề an ninh trật tự địa phương có được quy định chủ yếu trong Pháp lệnh Công an xã năm 2008. Song điều thú vị là pháp lệnh này không ghi nhận cụ thể điều nào về “lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự”. Theo “truyền thống” của ngành, đây là một nhóm bán vũ trang dưới quyền của Bộ Công an được sáng tạo ra từ nhiều các văn bản nhỏ dưới luật, ban hành và kiểm soát bởi chính bộ này. Thông qua đạo luật, nhà nước chính thức thừa nhận vai trò thường được gọi là “bảo vệ dân phố”, và thẩm quyền sâu sát của lực lượng “dưới Bộ Công an” tại các thôn, làng, ấp…

Phạm vi điều chỉnh: Về mặt lý thuyết, văn bản luật ghi nhận các yếu tố về cấu trúc, vai trò – nhiệm vụ, cơ cấu nhân sự, cơ chế quản lý, ngân sách dành cho lực lượng an ninh cơ sở. Văn bản không giấu giếm khả năng điều động và sử dụng lực lượng đông đảo này của Bộ Công an trong rất nhiều hoạt động trị an tùy chọn khác nhau.

Thẩm quyền bổ sung cho Bộ Công an: Tương tự như trên, chúng ta có thể hiểu sự cơi nới thẩm quyền của Bộ Công an với luật lực lượng an ninh cơ sở qua ba khía cạnh: (1) thẩm quyền về hoạch định (2) thẩm quyền về ngân sách; và (3) thẩm quyền về nhân sự.

Về mặt thẩm quyền hoạch định, Bộ Công an, thông qua công an cấp xã, sẽ là cơ quan đầu não trong việc đào tạo, giáo dục lực lượng cơ sở (Điều 18). Ngoài ra, họ cũng là cơ quan có quyền phân công, huy động lực lượng an ninh cơ sở khi cần “nắm bắt tình hình an ninh” (Điều 7); “hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy” (Điều 9); “kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng…” (Điều 10); giám sát và quản lý các đối tượng đang sinh sống tại cơ sở, dù là người bị cấm khỏi nơi cư trú, đã chấp hành hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích, đang trong thời gian thử thách, hay các trường hợp khác (Điều 11).

Một số quy định như Điều 7 và Điều 11 là rất đáng bận tâm. Dù trước nay việc dùng tiền thân của lực lượng này để theo dõi, đe dọa, giam cầm tại gia… các đối tượng bị xem là nguy hiểm về chính trị, có tiền án tiền sự… là không mới, đây là lần đầu tiên có một văn bản cấp độ luật công nhận hoạt động này.

Về mặt nhân sự, Bộ Công an, thông qua công an xã, tiếp tục có thẩm quyền khuynh đảo trong việc xây dựng lực lượng an ninh cơ sở.

Không những luật không giải tán “bảo vệ dân phố”, “công an bán chuyên”, “dân phòng” trước kia, các nhóm này đơn giản được hợp nhất và “kiện toàn” thành lực lượng mới với danh nghĩa “Tổ viên tổ an ninh trật tự”. Về mặt số lượng tổ viên, tuyển dụng tổ viên, lực lượng công an xã và các cấp công an cao hơn có quyền chủ động “tham mưu” và “xây dựng” phương án để chính quyền địa phương làm theo. Nói cách khác, họ cũng là nhóm quyết định thực tế về mặt số lượng tổ viên tổ an ninh trật tự và quy trình tuyển chọn diễn ra như thế nào. Điều này được thể hiện rõ nhất ở Điều 15.4 của luật, ghi rằng “Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự”.

Về mặt ngân sách, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở vừa tạo ra nguồn ngân sách cho Bộ Công an (Điều 25), vừa nhận thêm ngân sách từ chính quyền dân sự địa phương (Điều 26).

  1. Luật Cảnh sát Cơ động 2022

Luật Cảnh sát cơ động 2022 được ban hành vào ngày 14/6/2022, và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2023. [6] Đây là văn bản đầu tiên trong các văn bản chúng ta đã nhắc tới mà các nhóm quy phạm không sáng tạo ra thẩm quyền và không gian hoạt động mới cho Bộ Công an. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng đạo luật không ghi nhận thêm nhiều lợi ích, mở rộng thêm quyền hạn có sẵn, và từ đó bổ trợ thêm nhiều công cụ cho siêu Bộ Công an tại Việt Nam.

Tính mới của văn bản: Không hoàn toàn mới. Luật Cảnh sát cơ động là sản phẩm nâng cấp có tính kế thừa từ Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013.

Phạm vi điều chỉnh: Xét tổng quát, Luật Cảnh sát cơ động làm rõ các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, và hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động và đồng thời làm rõ chế độ – chính sách lương bổng, ngân sách và các phúc lợi khác cho lực lượng này.

Thẩm quyền bổ sung cho Bộ Công an: Dù không sáng tạo như các văn bản ở trên, điều này không có nghĩa là Luật Cảnh sát Cơ động không nâng quyền hạn, lợi ích dành cho lực lượng cảnh sát cơ động – một trong những nhánh có khả năng biểu dương uy quyền nhất của Bộ Công an. Và để nhận thấy điều này, chúng ta cần xoáy sâu vào các chi tiết và điều khoản nhỏ lẻ.

Ví dụ, tại Điều 4, đạo luật bổ sung thêm một khoản chưa từng có trong pháp lệnh trước đó, ghi nhận chủ trương quản lý đối với lực lượng cảnh sát cơ động là “bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương”. Khoản 5 này có thể được diễn giải theo nhiều hướng, nhưng với các điều khoản đi kèm bên dưới, có thể khẳng định đây là xu hướng tách lực lượng cảnh sát cơ động ra khỏi các định chế chính trị tỉnh thành (ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân), và đặt họ trực tiếp dưới quyền Bộ Công an.

Quan sát này có thể nói được biểu hiện rõ nhất tại Điều 12 về vấn đề “tuần tra, kiểm sát bảo đảm an ninh trật tự”. Đây cũng là một điều hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Cảnh sát Cơ động, mở rộng không gian hoạt động của lực lượng này ngay cả trong trường hợp không có bạo loạn hay những vấn đề trị an nghiêm trọng khác. Khoản 4 của Điều 12 luật hóa khả năng dừng, kiểm tra, lục soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu với độ bao quát gần như không giới hạn. Điều đáng nói hơn là, việc tuần tra, kiểm soát để bảo đảm an ninh trật tự ra sao sẽ không được quản lý bởi chính quyền địa phương, dù là lực lượng cảnh sát cơ động địa phương, mà do “Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát Cơ động” (Khoản 5 Điều 12).

Cơ chế bảo vệ dành cho “cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động” cũng được tăng cường. Tại Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm, Khoản 1 của điều này không chỉ cấm hành vi “chống đối, cản trở” công vụ (như pháp lệnh cũ), mà còn nghiêm cấm việc “trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ”.

Cuối cùng, luật cũng bổ sung thêm “trách nhiệm” của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài việc “quy hoạch quỹ đất phù hợp để xây dựng trụ sở đóng quân, thao trường huấn luyện” còn bao gồm “hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất khác”, lẫn “ưu tiên thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật” (Điều 30).

Những quy định trên rõ ràng củng cố quyền lợi của Bộ Công an cả về mặt hoạch định, nhân sự, lẫn tài chính.

  1. Luật An ninh mạng 2018

Luật An ninh mạng 2018 là một sản phẩm pháp lý gây tranh cãi dữ dội trong nước lẫn trên trường quốc tế. [7] Nó cũng là bước đệm lớn nhất cho việc mở rộng quyền lực của Bộ Công an sang môi trường công nghệ cao và không gian mạng. Được ban hành vào ngày 12/6/2018 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2019, đây có thể được xem là văn bản luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự phát triển và trần giới hạn của không gian mạng Việt Nam trong tương lai, mà theo đó, vai trò của Bộ Công an ở tất cả các khía cạnh hoạch định chính sách, nhân sự, và ngân sách là hoàn toàn vượt trội.

Tính mới của văn bản: Hoàn toàn mới. Luật An ninh mạng khác biệt với hầu hết các quy định pháp lý trước đó về không gian mạng. Nó tạo ra thẩm quyền mới, và định chế mới, và từ đó là những tác động mới cho xã hội Việt Nam.

Phạm vi điều chỉnh: Xét tổng quát, Luật An ninh mạng được đặt ra nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng”, đi kèm theo đó là các vấn đề về tổ chức và quản lý nhà nước.

Thẩm quyền bổ sung cho Bộ Công an: Trước khi nói về tình trạng “cường hóa” Bộ Công an, cần công nhận rằng trong môi trường hiện nay, Luật An ninh mạng có đưa ra một số giải pháp để đảm bảo sự ổn định của hệ thống hạ tầng thông tin cũng như sẵn sàng cho các cuộc tấn công kỹ thuật mạng có khả năng làm tê liệt nhiều hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, văn bản luật cũng trao quá nhiều thẩm quyền cho Bộ Công an so với tất cả các cơ quan khác (kể cả Bộ Quốc phòng).

Trước tiên, bàn về thẩm quyền hoạch định, Bộ Công an trở thành cơ quan quản lý thực tế về an ninh mạng.

Ví dụ, tại Điều 10, khi nói về thẩm định, đánh giá, kiểm tra, khắc phục sự cố của hệ thống thông tin, Khoản 4 cho biết Chính phủ sẽ quy định về việc phối hợp giữa các bộ, ban ngành. Song điều này được làm rõ trong Nghị định 53/2022/NĐ-CP, cho thấy Bộ Công an sẽ là cơ quan gửi yêu cầu, đề nghị, và tham gia chủ trì toàn bộ và tất cả các quy trình liên quan. [8]

Thẩm quyền về hoạch định chính sách cũng được ghi nhận rõ ràng hơn ở Điều 7 của luật, với việc “Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng”. Thẩm quyền duy nhất lọt khỏi tay Bộ Công an là vấn đề hợp tác quốc tế có liên quan trực tiếp đến quốc phòng.

Cuối cùng, liên quan đến mọi hoạt động phòng ngừa, xử lý thông tin; phòng ngừa gián điệp mạng; phòng chống tấn công mạng, khủng bố mạng; ứng phó với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng… được quy định tại Chương III (từ Điều 16 cho đến Điều 22), Bộ Công an cũng là đầu mối duy nhất.

Điều này cũng dẫn đến thực tế pháp lý quan trọng nhất, ghi nhận tại Điều 36 của luật, là Bộ Công an có thẩm quyền soạn dự thảo luật và đề xuất chính sách chủ trương chung đối với vấn đề an ninh mạng nói chung, cho mọi vấn đề, trừ khi đó là phạm vi thẩm quyền hạn chế của Bộ Quốc Phòng.

Với thẩm quyền bao trùm hoàn toàn, không khó để tưởng tượng rằng lực lượng quản lý của ngành này cũng sẽ do Bộ Công an xây dựng, đào tạo, và bổ sung ngân sách cho việc duy trì hoạt động. Từ đó, chúng ta có Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an.

Với những dẫn chứng pháp lý rõ ràng trên, không khó để khẳng định thẩm quyền gần như tuyệt đối của Bộ Công an trong lĩnh vực an ninh mạng, dù rất nhiều nội dung trong số đó có thể được chia sẻ cho cơ quan có chuyên môn kỹ thuật và phù hợp về mặt logic hơn như Bộ Thông tin và Truyền thông.

Di sản của một nhà lãnh đạo là một điều rất khó để đánh giá, với nhiều cách tiếp cận và nhiều thông tin để khai thác, biện dẫn. Có người thích nói về văn hóa, có người thích bàn về giọng nói, có người lại khen ngợi sự giản dị, gần gũi.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, di sản lập pháp có lẽ là điều quan trọng nhất. Nhà lãnh đạo đã ủng hộ con đường lập pháp nào và đã có dấu ấn bằng những văn bản nào là một phương tiện dễ dàng hơn để đánh giá “di sản”, vì “di sản” chỉ có ý nghĩa khi nó là thứ mà người đời sau có thể thật sự vận dụng cho tương lai của mình.

Nhìn vào cách mà quyền năng pháp lý của Bộ Công an được thổi phồng trong giai đoạn ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, có lẽ giới luật sư và những người nhà nghiên cứu pháp luật đều phải lắc đầu ngao ngán. (LKTC)


 

Đưa tin trung thực bị coi là “bôi nhọ, xuyên tạc”? – RFA

RFA
2024.07.30

Người dân đang đọc báo mạng. Ảnh minh họa.

 REUTERS

00:57/07:36

 REUTERS

Một số tờ báo Nhà nước Việt Nam gồm báo Nhân Dân, báo Công an Nhân dân, báo Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những bài viết trong mục “chống diễn biến hòa bình” như “Cảnh giác với chiêu trò mới của các thế lực thù địch trên không gian mạng”; “Lật tẩy thủ đoạn “thao túng tâm lý” của các thế lực thù địch, phản động”; “Lật tẩy chiêu trò đả kích, bôi nhọ của các thế lực thù địch sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần” …

Nội dung những bài viết vừa nêu cáo buộc những cơ quan báo chí hải ngoại “đưa tin không trung thực” về một vấn đề nào đó xảy ra tại Việt Nam. Tác giả những bài báo “chống diễn biến hòa bình” dùng những từ ngữ như “đả kích”, “bôi nhọ”, “thao túng tâm lý”, “xuyên tạc” gán cho cách đưa tin của những cơ quan truyền thông không phải thuộc Chính phủ Việt Nam.

“Thế lực thù địch, phản động” được liệt kê ra là những cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại, những nhà báo tự do ở nước ngoài, những facebookers đưa tin về Việt Nam.

Vì sao có tình trạng đó?

Nhà báo Lê Trung Khoa, Thoibao.de nói với RFA:

“Đối với các blogger, báo chí hoặc mạng truyền thông, mạng xã hội tự do ở hải ngoại và một số người ở trong nước… chỉ nói lên tiếng nói tự do của họ mà thôi. Với chúng tôi, chúng tôi có những nguồn thông tin riêng tương đối chính xác để báo trước những sự kiện xảy ra trong nước, chẳng hạn như tin ông Nguyễn Phú Trọng chết vì lý do gì. Hay trước đây là trường hợp Vương Đình Huệ hay Võ Văn Thưởng, chúng tôi đều đưa tin từ rất sớm.

Điều đó đương nhiên ĐCS Việt Nam họ không muốn, vì người dân khi biết sự thật sẽ không còn tin vào báo chí của đảng nữa mà họ sẽ tìm đọc báo chí hải ngoại. Đấy là nguy cơ có thể làm cho ĐCS Việt Nam bị rối loạn, thậm chí sụp đổ khi đến một lúc nào đó, khi người dân tích tụ nguồn thông tin, biết được tất cả sự thật về ĐCS.

Điều đó thật sự nguy hiểm cho đảng cho nên họ muốn chặn nguồn thông tin này bằng cách vu cáo truyền thông, mạng xã hội hải ngoại”.

Trong bài viết “Lật tẩy chiêu trò đả kích, bôi nhọ của các thế lực thù địch sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”, tác giả cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là một mất mát vô cùng to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nhưng các “thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị” lại đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận những cống hiến, đóng góp của ông Trọng.

Cũng theo tác giả bài viết, mục đích của các “thế lực thù địch” là nhằm bôi xấu, kích động chia rẽ trong nội bộ, gây nên sự phân tâm trong các tầng lớp nhân dân về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của ông Trọng, tạo ra sự lo lắng về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc nói với RFA:

“Trong chế độ cộng sản Việt Nam, tất cả những thông tin của báo chí đều do nhà cầm quyền đưa ra. Những thông tin đó mang tính một chiều và không hoàn toàn phản ánh đúng sự thật những diễn biến tại Việt Nam, đặc biệt trong cái chết của ông Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, báo chí tiếng Việt hải ngoại hay những tờ báo của những nhà hoạt động ở bên ngoài Việt Nam có những nguồn tin riêng từ nội bộ tiết lộ ra. Họ đưa lên báo để giúp người dân trong nước có cái nhìn hai chiều về một sự kiện; họ so sánh những thông tin của nhà nước Việt Nam đưa ra với thông tin từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại để cân nhắc.

Việc vạch ra sự sai trái mà theo cách gọi của nhà nước cộng sản Việt Nam là “đả kích, bôi nhọ” là không đúng. Vì bạn đọc sẽ là người công tâm nhất xem thông tin nào đúng, thông tin nào sai và họ sẽ tin theo tuyên truyền của nhà nước hay tin theo báo chí người Việt ở hải ngoại”.

Bài viết của LS Mạnh bị chặn tại VN hôm 26/7/2024

Việc ngăn chặn bài viết của các nhà báo, blogger, facebooker ở nước ngoài với mục đích hạn chế người dân trong nước tiếp cận bài viết, là điều xảy ra với Luật sư Đặng Đình Mạnh, hiện sống tại Hoa Kỳ.

Ông kể, hôm 20 tháng 7 vừa qua, một ngày sau khi ông Trọng mất (theo truyền thông nhà nước), ông đăng tải bài viết tựa đề “Tương lai nào cho Tân Tổng bí thư” trên trang mạng xã hội Facebook có nội dung nêu đánh giá chủ quan của ông về tình hình chính trị ở Việt Nam. Chỉ vài phút sau, hệ thống của công ty Meta báo cho ông biết bài đã bị gỡ với lý do “Có vẻ như bạn đã cố thu thập thông tin nhạy cảm của người khác”.

Năm ngày sau, ông đăng tải lại bài viết thì cũng một ngày sau (26 tháng 7), hệ thống của công ty Meta lại thông báo cho biết rằng họ nhận “yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đề nghị hạn chế khả năng tiếp cận bài viết”. Theo đó, bài viết sẽ không được hiển thị tại Việt Nam.

Luật sư Mạnh nêu nhận định của ông với RFA:

“Đánh giá theo quy định từ Hiến pháp Việt Nam và tiêu chuẩn thông thường của thế giới về quyền tự do ngôn luận, tôi tin rằng bài viết chỉ nêu quan điểm chính trị là hoàn toàn hợp pháp. Bài viết không hề có nội dung nào để có thể hiểu rằng có sự cổ súy cho các hành vi khủng bố, bạo lực, xúc phạm tôn giáo hoặc vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng mà công ty Meta đã xác định. Hơn nữa, yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cũng chỉ là ý kiến mang tính chủ quan với mục đích đàn áp quyền tự do ngôn luận.

Chúng không phải là phán quyết của tòa án có hiệu lực phải thi hành. Thế nên, có thể nói rằng sự hạn chế bài viết của tôi bằng cách không cho hiển thị tại Việt Nam là hoàn toàn không chính đáng và hợp pháp. Đồng thời, tôi cũng thật sự lấy làm tiếc khi công ty Meta, một cơ sở kinh doanh tại Hoa Kỳ lại có hành vi hỗ trợ, đáp ứng cho những yêu cầu bất chính của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Đi ngược lại với các giá trị tự do căn bản mà Hoa Kỳ vẫn cổ súy bao lâu nay”.

Việt Nam hiện có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.

Tất cả các cơ quan truyền thông trên đều thuộc quyền quản lý của Ban tuyên giáo trung ương.


 

Sự thật đằng sau “vĩ đại, kiệt xuất”- Quốc Anh

Ba’o Tieng Dan

29/07/2024

Quốc Anh

29-7-2024

Liên Xô, đất nước từng là chiếc nôi nuôi dưỡng nhiều người cộng sản hàng đầu trên thế giới với lãnh tụ được tôn thờ “kiệt xuất, vĩ đại” là Lenin.

Nhưng sự thật đằng sau mấy chữ “kiệt xuất, vĩ đại” là những mưu đồ đen tối, đã biến ông ấy thành “thần tượng” như một công cụ để che giấu tội ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của các đồng chí tự nhận là “học trò” của ông ấy.

Vào những năm 1920 trong ban lãnh đạo của nhà nước Xô Viết xảy ra mâu thuẫn có tính đối kháng giữa hai nhóm, một do Lenin, một do Trotsky cầm đầu. Và trong cuộc đả phá đấu đá này, Stalin kẻ nham hiểm nhất đã đứng về phía Lenin, dù biết Stalin “không tốt” nhưng Lenin bắt buộc phải dùng Stalin.

Sự liên kết này đã gạt nhóm Trotsky ra khỏi bộ máy quyền lực của nhà nước Xô Viết.

Lenin giữ được vai trò của người đứng đầu đất nước Xô Viết, nhưng thực sự thì Stalin mới là kẻ có quyền lực thao túng, kéo bè kết đảng và ra lệnh hãm hại rất nhiều người có ý chống lại ông ta trong các chiến dịch thanh trừng dưới vỏ bọc làm “trong sạch đảng”.

Lenin biết điều này, nhưng đây là thời điểm sức khỏe suy yếu, đặc biệt là bị thương sau cuộc ám sát. Ông ta bất lực, không thể ngăn chặn được sự tiếm quyền của Stalin.

Khi biết không còn sống được bao lâu, Lenin đã bí mật viết di chúc tố cáo nhân cách tồi tệ của Stalin và đề nghị gạt Stalin trong vai trò lãnh đạo đảng ở đại hội.

Stalin biết điều này, rất tức tối và gọi điện cho vợ Lenin mạt sát và đe dọa phải giữ bí mật về di chúc.

Vì Stalin đã thao túng được bộ máy nên không cho công bố di chúc của Lenin tại đại hội, mà chỉ nói qua loa trong hội nghị trung ương nơi toàn những người được ông ta dựng lên.

Lenin chết dù rất hận, nhưng Stalin rất quỷ quyệt đã đứng ra làm trưởng ban lễ tang và tiến hành nghi lễ rất trọng thể, ca ngợi công lao trời biển của Lenin và quyết định xây dựng lăng để Lenin trở thành thần tượng bất tử, và sau này ông ta viết nhiều sách tự nhận mình là học trò của Lenin.

Ảnh: Stalin bên linh cữu Lenin. Tranh do họa sĩ Isaak Brodsky vẽ

Nhưng đấy là một thủ đoạn để che giấu tội ác, bàn tay đẫm máu của Stalin, lịch sử sau này phán xét sẽ đổ tội tất cả là do sự chỉ đạo của Lenin ông ta chỉ là người thực hiện – Đánh lạc hướng dư luận, và kẻ nào muốn bới móc, tố cáo sẽ phải coi chừng.


 

Đáp số thất bại từ một đám tang-Nam Việt/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

July 29, 2024

Nam Việt/SGN

Khác với với cái chết của Lê Đức Anh hay Đỗ Mười, là những nguyên thủ cấp cao đời đầu, người ta nhận ra ngay việc ca ngợi và đánh bóng cho những nhân vật này hoàn toàn rất yếu ớt. Điều này hoàn toàn khác biệt với đám tang của Nguyễn Phú Trọng: bộ máy tuyên truyền của Hà Nội đã hoạt động hết công suất, thúc ép ca ngợi và khóc than, cho nhiều ý nghĩa khác nhau.

Có hai ý nghĩa quan trọng nhất, mà Hà Nội muốn nhấn mạnh trong đám tang của Nguyễn Phú Trọng. Thứ nhất, đó là đánh bóng lại bộ mặt chính danh cầm quyền được dựng lên của Hà Nội, mà qua vài thập niên qua đã lộ rõ là một đảng cầm quyền ăn tàn phá hại đất nước, coi nhân dân chỉ là thành phần để bóc lột và cai trị.

Ý nghĩa thứ hai, dùng cái chết được dựng lên đầy màu sắc ý nghĩa thanh liêm của ông Trọng như một phép thử, xem liệu sau 50 cưỡng chiếm miền Nam và thống nhất địa lý đất nước, đã thật sự thống nhất được lòng người dưới sự chỉ huy của đảng CSVN hay không.

Cả hai vấn đề này, có thể tìm thấy đáp số ngay sau khi phút quốc tang cuối cùng vừa chấm dứt, xã hội Việt Nam bùng lên những sự chỉ trích về ông, cũng như chỉ ra sự mục ruỗng của đảng CSVN.

Suốt một giai đoạn dài, hình tượng ông Hồ Chí Minh qua cuộc chiến tranh tấn công miền Nam, cùng những sai lầm được nhắc đi nhắc lại hàng năm như cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm… đã khiến mọi thứ của chủ nghĩa cộng sản mòn mỏi. Thậm chí người ta nhìn thấy những thế hệ lớn lên ở phía Bắc, gia đình cách mạng, thậm chí trưởng thành từ mô hình giáo dục xã hội chủ nghĩa cũng đã mỉa mai và bỡn cợt hình tượng ông Hồ không ngại ngùng.

Nhưng nhân sắp đến ngày kỷ niệm 50 năm cưỡng chiếm miền Nam, Hà Nội rắp tâm muốn những dựng lên một hình ảnh ông Hồ mới, qua hình ảnh “Bác Trọng” như một điểm tựa tinh thần mới.

Một đoạn video trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh khi xe tang của ông trọng diễu qua đường phố, một thanh niên – thành phần đã được chuẩn bị trước – đứng gào thét và bắt nhịp khẩu hiệu “bác Trọng,” lớp đoàn viên thanh niên đứng đằng sau nhịp nhàng hô to đáp lời “muôn năm.” Đây là một điều chưa bao giờ có, kể cả trong đám tang của ông Võ Văn Kiệt, hoặc ông Võ Nguyên Giáp, ông tướng mà hệ thống truyền thông CSVN Việt Nam cố gắng đẩy lên như một nhân vật để thờ phụng, ngang hàng ông Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo cộng sản kỷ trị, cả đời chưa bao giờ cầm một khẩu súng ra trận trong cả hai cuộc chiến với Mỹ và với Trung Quốc, đã khéo vẽ cho mình một hình ảnh như một người thanh liêm, và cũng được bộ máy tuyên truyền của nhà nước tung hô theo hướng đó như một sinh lộ, khi đảng cộng sản không còn một nhân vật nào xứng đáng để được nhân dân coi trọng.

Nói về ý nghĩa thứ hai ở trên, tức là một phép thử của Hà Nội để xem lòng dân lúc này thực sự có toàn phần ủng hộ đảng cộng sản hay không, đặc biệt với một nhân vật được dày công tô vẽ như một hình tượng đáng kính trọng.

Nếu không có một miền Nam có truyền thống dân chủ và nhận định rõ ràng công tội, không bị nhồi sọ về việc thần phục lãnh đạo như nhiều lớp người ở miền Bắc, Hà Nội đã thực sự thắng lợi toàn phần. Tiếc là những tiếng nói của đa số, khởi đi từ phía Nam – ngày càng nhiều – đã chỉ ra những sai lầm của ông Trọng, sự bất lực lãnh đạo trong một hệ thống thối nát, đồng thời là một người cầm quyền không có trái tim dành cho quê hương và đất nước.

Trong những ngày đảng CSVN đang vận hành cho đám tang, thì những lời chỉ trích xuất hiện tương đối kín đáo và ít, do việc bắt bớ bùng phát. Nhưng cho đến khi ngày quốc tang qua đi thì thực sự mọi thứ lộ rõ với tất cả những bình luận và nhận định trực diện rộ lên về ông Trọng.

Người ta đem hình ảnh của ông Lê Đình Kình, một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng, con người luôn luôn lý tưởng với chủ nghĩa cộng sản nhưng bị chính những người lãnh đạo của mình xua quân đến tận giường và bắn chết, vì ông tranh đấu cho đất đai của làng ông, cho những người dân quê quanh ông. Trọng chưa bao giờ nói một lời nào về con người cộng sản lão thành đó, và cũng chưa bao giờ lên tiếng về những sai phạm mà công an cũng như chính quyền địa phương là đối xử với gia đình ông Lê Đình Kình. So với cả ông Lê Đình Kình, rõ là ông Trọng thâm hiểm và thủ đọa hơn, kể cả hèn hạ hơn.

Bà Mận (vợ ông Trọng) bên linh cữu chống, và bà Thành (vợ ông Kình), bị công an cướp xác chồng mang đi. (FB)

Những tay nhiếp ảnh của báo chí nhà nước cố gắng săn tìm hình ảnh ra vẻ cô đơn và chịu đựng của bà Mận, vợ ông Trọng trong lễ tang, để đưa lên nhằm để mủi lòng người nhìn thấy. Nhưng người ta cũng không quên hình ảnh của bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, đeo khăn tang và đau đớn khóc kể về câu chuyện công an ập vào bắn nát người một cụ già đang ngồi xe lăn. Bà cũng mạnh mẽ tố cáo nói công an vu cho ông Kình là cầm lựu đạn. Đã vậy công an còn tra tấn, ép cả làng phải nói dối, nhận tội và áp án tử hình cho hai người con của ông Lê Đình Kình. Sự cô đơn và chịu đựng nào có thể so được với bà Dư Thị Thành?

Gượng gạo, một số trí thức xã hội chủ nghĩa vội đưa ra lý lẽ là với ông Trọng “hãy để lịch sử về sau phán xét”. Nhưng nói như bà Phạm Thanh Nghiên, thì “tại sao ông Trọng lại được đặc cách để lịch sử phán xét”, khi tội ác và sự hèn kém của ông ta lộ rõ qua từng vụ xử đại án, từng vụ cho quan chức từ chức để hạ cánh an toàn, hay vỗ tay cho Bộ Công an tung hoành với điều 331 và 117 để bắt bớ, đánh đập người yêu nước nhưng không yêu đảng?

Lợi dụng cái chết của ông Trọng, đảng cầm quyền thao túng nhằm cố nối dài hơi thở tàn của chủ nghĩa cộng sản trên đất Việt Nam. Nhưng đáp số có thể thấy ngay là thất bại. Hà Nội không thể nào vui mừng với những lời tung hô và khóc than giả tạo do chính họ tạo ra, mà lúc này, họ không thể ăn ngon ngủ yên với sự im lặng nặng nề và những nụ cười mỉa mai của cả nước trước chiêng trống rùm beng, từ đám tang của một tay lãnh đạo.


 

Chi hơn $21 triệu nâng cấp, mặt đường đèo Prenn rạn nứt do ‘trời mưa’

Ba’o Nguoi-Viet

July 29, 2024

LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Đường đèo Prenn, cửa ngõ vào trung tâm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, xuất hiện vết nứt dài hàng chục mét, đe dọa có thể sụp lún bất cứ lúc nào.

Theo ghi nhận của báo VNExpress, vị trí mặt đường bị rạn nứt cách điểm đầu đèo phía thành phố Đà Lạt khoảng hơn 200 mét, được phát hiện hôm 27 Tháng Bảy. Vết rạn nứt mặt đường phía taluy âm, rộng 1-3 cm, kéo dài khoảng 20 mét.

Vết rạn nứt trên đường đèo Prenn có thể lan rộng thêm và sụt lún bất cứ lúc nào. (Hình: Khánh Hương/VNExpress)

Điều đáng nói là đoạn đường đèo Prenn dài 7.27 km nối quốc lộ 20 này mới vừa được nâng cấp, mở rộng với kinh phí đầu tư 552 tỷ đồng ($21 triệu), gồm bốn làn xe hơi, vận tốc thiết kế 60 km/h và mới được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2024.

Giải thích về sự việc trên, công ty Cổ Phần Xây Dựng Đèo Cả, nhà thầu thi công, và cơ quan chuyên môn cho rằng “do mưa lớn nhiều ngày, nước thấm sâu xuống đất dưới nền đường gây ra trạng thái bão hòa, đồng thời đất nền ở đèo hàm lượng sét cao ảnh hưởng khả năng liên kết, chịu lực, dẫn tới hư hỏng mặt đường.”

Để xoa dịu công luận, nhà thầu đã sử dụng nhựa đường trám các vết nứt ngăn nước thâm nhập xuống nền, xem diễn biến của vết nứt và “sẽ có phương án xử lý dứt điểm ngay khi mùa mưa kết thúc.”

Về phía chính quyền tỉnh Lâm Đồng, sau khi tuyến đường đèo xuất hiện sạt lở ở một số vị trí, đất đá tràn xuống bên dưới, nguy cơ mất an toàn giao thông đã yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu dọn đất đá sạt trượt, khơi thông mương tránh ngập úng, nước chảy ra đường, đồng thời “thường xuyên kiểm tra đường để kịp thời sửa chữa.”

Một đoạn đường đèo Prenn được mở rộng. (Hình: Hải Đăng/VNExpress)

Đèo Prenn dài 7.27 km nối quốc lộ 20, đường huyết mạch từ khu vực Đông Nam Bộ lên Đà Lạt, có địa hình đồi núi cao, nhiều khúc cua nguy hiểm. Dọc đường đèo còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thác Datanla, hồ Tuyền Lâm, Thiền Viện Trúc Lâm… nên vào các dịp lễ, cuối tuần, lưu lượng xe cộ rất lớn, thường xuyên xảy ra kẹt xe.

Ngoài đường đèo Prenn, còn có hai tuyến từ huyện Đức Trọng lên Đà Lạt là Mimosa và Tuyền Lâm. (Tr.N) [kn]


 

Australia: Cần gây sức ép để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền

Ba’o Tieng Dan

Human Rights Watch

29-7-2024

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (bên trái) bắt tay với Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Australia ở Melbourne, Australia, ngày 5-3-2024. Nguồn: © 2024 Hamish Blair/AP Photo

Vận dụng Đối thoại Nhân quyền để xác lập các mốc đánh giá cải cách

(Sydney) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong một tờ trình gần đây gửi chính phủ Australia rằng Australia cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam bằng cách xác lập các mốc rõ ràng, cụ thể và dễ đánh giá về tiến bộ trong các cuộc gặp sắp tới.  Cuộc Đối thoại Nhân quyền Australia – Việt Nam lần thứ 19 sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng Bảy năm 2024 ở Canberra.

Tình hình nhân quyền tồi tệ của Việt Nam tiếp tục xấu đi khi nhà cầm quyền các cấp ở Việt Nam gia tăng sách nhiễu, bắt giữ và truy tố các nhà hoạt động ôn hòa. Hiện có hơn 160 người đang bị giam giữ ở Việt Nam vì lên tiếng phê phán chính quyền, kể cả những người chỉ lên tiếng trên mạng xã hội. Các nhà hoạt động môi trường càng ngày càng dễ trở thành đối tượng bị chính quyền đặt vào vòng ngắm. Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát toàn bộ truyền thông trong nước và Việt Nam hiện đứng thứ ba thế giới về số lượng nhà báo bị cầm tù.

“Trong hai thập niên qua, Australia đã tổ chức 18 cuộc đối thoại nhân quyền hầu như vô hiệu với Việt Nam và cần có cách tiếp cận mới,” bà Daniela Gavshon, Giám đốc quốc gia Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thay vì tiếp cận theo kiểu thụ động về nhân quyền, chính phủ Australia nên gây sức ép để có những cải tổ mang tính hệ thống, dựa trên các mốc đánh giá rõ ràng.”

Trong tờ trình của mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị chính phủ Australia tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên về tình hình nhân quyền ở Việt Nam: phóng thích các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ tùy tiện; chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động môi trường; tôn trọng quyền của người lao động; 4) bảo đảm trình tự tố tụng công bằng đối với các nghi can và bị cáo hình sự; và chấm dứt đè nén quyền tự do thực hành tôn giáo và tín ngưỡng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng Chính phủ Australia cần nêu đích danh vụ việc của các nhà hoạt động nhân quyền, gồm có Đặng Đăng PhướcBùi Tuấn LâmTrần Văn BangNguyễn Vũ BìnhNguyễn Chí Tuyến, cùng nhiều vụ khác. Ngày mồng 1 tháng Sáu, công an Việt Nam bắt giữ nhà báo nổi tiếng Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển vì đăng những bài viết ủng hộ dân chủ trên Facebook. Cả hai người đều bị cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 331 nhiều tai tiếng của bộ luật hình sự Việt Nam.

Tháng Ba năm nay, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đến thăm Canberra để nâng cấp quan hệ hai nước thành Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng chính phủ Australia không nên để mối quan hệ được nâng cấp này trở thành một trở ngại cho việc đề cập đến tình trạng nhân quyền của người dân Việt Nam.

“Chính phủ Australia không cho biết nhiều về các vấn đề nhân quyền đã nêu với phía Việt Nam trong các cuộc đối thoại trước, nhưng rõ ràng những cuộc đối thoại đó không có tác động gì mấy,” bà Gavshon nói. “Chính phủ Australia cần cân nhắc một cách tiếp cận mới và có hiệu quả hơn, đồng thời đặt nhân quyền vào vị trí trung tâm trong tất cả các cuộc thương lượng với chính phủ Việt Nam thay vì chỉ giới hạn trong một cuộc đối thoại song phương thường niên tách biệt và không mấy quan trọng.”