TRÊN ĐƯỜNG ĐI VỀ NHÀ NHÌN THẤY CẢNH NÀY!

My Lan Pham- Lời hay ý đẹp- Tuổi Trung Niên

TRÊN ĐƯỜNG ĐI VỀ NHÀ NHÌN THẤY CẢNH NÀY!

Lặng một chút! Bé trai đang kiểm tiền, gương mặt khắc khổ đầy nỗi lo toan! Em cứ đếm đi đếm lại rồi nhẩm tính, không quan tâm gì đến mọi thứ xung quanh! Mình nhìn thoáng qua đã thấy số tiền em đang cầm là 53.000 ₫!

Mình hỏi nhẹ:

– Con ơi, mướp nhiêu tiền một ký con?

Hình như đang mãi theo đuổi với những con số nên bé hông nghe, mình phải hỏi lớn hơn:

– Con, mướp này con có bán hông?

Bé giựt mình:

– Dạ, 6 ngàn 1 ký cô!

– Con ở đâu mà nay bán chỗ này? Con học lớp mấy rồi?

– Dạ ở Suối Trầu! Học lớp 7, bữa giờ dịch, trường cho nghỉ học nên con hái bán kiếm tiền phụ mẹ!

– Trời đất, Suối Trầu xuống đây phải gần 2 chục cây, con đi với ai? Rồi đi bằng gì xuống?

– Dạ, con đi với anh! Hai,anh con bán phía ngoài kia! Tụi con đi xe đạp,chớ giờ dịch bịnh đâu có xe bus đâu cô!

– Sao con hông bán chợ nhỏ ở trển mà xuống tuốt đây?

– Ở trên đó bán rẻ lắm, 4 ngàn một ký mà hông có người mua!

– Giờ cô mua hết để con mau về, tiền thối cô cho con để có thèm gì thì mua ăn! Nhớ kéo khẩu trang che mũi lại nha con!

Bé con lễ phép nhưng nét khờ khạo, thiệt thà và vẻ sờ sợ khi tiếp xúc với người lạ vẫn còn trên nét mặt! Mình quay đi mà sống mũi thấy cay cay, bé bằng tuổi con mình, lẽ ra tuổi này em phải được vô tư sống đúng với tuổi thơ của mình, chứ không phải nét mặt hằn lên nỗi khắc khổ đầy lo toan như thế!

Bỗng thấy lòng trĩu nặng!

Hoàng Nguyên


 

Bão Yagi tàn phá Hà Nôi & Quảng Ninh: Cửa kiếng bay như bươm bướm

Đường phố Hà Nội tan hoang khi bão số 3 quét qua - Ảnh 1.

 

Tại phố Nhà Thờ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi có Nhà thờ lớn Hà Nội, ba cây lớn ngã chắn ngang đường. Ảnh báo Tuổi Trẻ.

Bão số 3 quét qua Hà Nội đã làm hàng trăm cây xanh gãy đổ, một số công trình chung cư đã bị hư hại. Đặc biệt, đã có 3 người chết do ảnh hưởng của bão tính đến 10 giờ đêm 7-9-2024

Một cây lớn trước cổng Cung Hữu nghị Việt Xô (quận Hoàn Kiếm) bị bật gốc, gây đứt nhiều đường dây ngầm bên dưới. Ảnh: Hùng Nguyễn, báo Vietnamnet.

Một cây lớn bật gốc ở bờ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Hùng Nguyễn, báo Vietnamnet

Bão Yagi càn quét Phi Luật Tân

Bão Yagi đi qua Hải Nam, Trung Cộng

Bão số 3 quét qua: Đường phố Hà Nội tan hoang, cây đổ khắp nơi, đại lộ ngập nước - Ảnh 16.

Đường bên đại lộ Thăng Long giao với đường Lê Trọng Tấn ngập sâu – Ảnh: Thành Chung, báo Tuổi Trẻ

Đường phố Hà Nội tan hoang khi bão số 3 quét qua - Ảnh 21.

Ngập tại khu vực làng Yên Xá tối 7-9. Người dân ở đây cho biết đã mất điện từ khoảng 15h và hiện vẫn chưa có điện trở lại – Ảnh: Hà Nguyễn, báo Tuổi Trẻ.

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3- Ảnh 2.

Cung quy hoạch triển lãm tỉnh Quảng Ninh bị thổi bay mái. Ảnh của Lã ngã Hiếu, báo Thanh Niên

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3- Ảnh 5.

Cần trục container tại cảng Hải Phòng bị bão số 3 (Yagi) quật đổ. Ảnh Fanpage Hải Phòng.

SỐNG VÀ CHẾT Ở SÀI GÒN – HOÀNG HẢI THỦY

HOÀNG HẢI THỦY

Gửi các bạn tôi (HHT)

“Ôi cố hương xa nửa địa cầu

Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau…” (Thanh Nam).

Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: “Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi…”. Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn!

Sự thật không như tôi nói, không như tôi tưởng.

Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: “Miền Nam trong trái tim tôi…”.

Dù tôi có yêu thương Sài Gòn đến chừng nào đi nữa – là Công Tử Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chính cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài Gòn hơn tôi yêu Hà Nội – dù tôi có sống với Sài Gòn lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài Gòn tôi vẫn nhớ thương Sài Gòn. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy lòng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà mình yêu, người đàn bà đa tình yêu mình cực kỳ, cho mình hưởng tất cả, mình từng sống hạnh phúc bên nàng mà mình phải xa nàng.

Đêm cuối năm, mưa rơi suốt đêm trên Rừng Phong.

Canh khuya trằn trọc nằm nghe tiếng mưa đập vào khung kính cửa sổ, tưởng như đang nằm nghe mưa rơi trên mái ngói xanh rêu trong căn nhà nhỏ ở Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ Sài Gòn.

Bồi hồi tưởng nhớ những cây mưa đầu mùa năm xưa ở quê nhà. “Cây mưa”! Đúng là cây mưa. Những năm 1956, 1957 xanh xưa tôi còn trẻ, trong loạt bài gọi là phóng sự tiểu thuyết Vũ Nữ Sài Gòn, tác phẩm đầu tay của tôi, tôi viết: “Sài Gòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong…”

Hơn bốn mươi mùa mưa sau nhớ lại, thấm và thấy đúng biết chừng nào. Sài Gòn của tôi thuở 1956-1960 thanh bình sau những cơn mưa lớn, nhất là những cơn mưa đêm, sạch như người đàn bà đa tình yêu tôi, tôi yêu, khi nàng mới tắm xong.

Sáng nay mưa vẫn rơi trên Rừng Phong. Người tha hương lúc nào cũng nhớ quê hương.

Tết đến. Tết là dịp đoàn tụ gia đình. Tết đến, người tha hương nhớ thương quê hương hơn. Những lời thơ Thanh Nam ray rứt trong tim tôi:

Ôi cố hương xa nửa địa cầu
Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau.
Đâu đây trong khói trầm thơm ngát
Hiện rõ trời xuân một thưở nào
. . . . .
Tỉnh cơn mê sảng âm thầm
Ngó ra đất khách mưa xuân hững hờ
Tháng Tư, cơn sốt đầu mùa
Gợi trong tiềm thức những giờ oan khiên
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nỗi buồn nào cũng mang tên Sài Gòn!

Tháng Chạp Tây, bánh xe lãng tử đưa tôi đi một vòng Cali. Đêm cuối năm trong một thành phố nhỏ, tôi xem một phim video về Hà Nội do những người Hà Nội làm. Thành phố Hà Nội được người Hà Nội yêu thương quá cỡ. Hà Nội được yêu thương trước 1945, Hà Nội được yêu thương sau 1945. Có đến 50 bài thơ, bản nhạc được làm để ca tụng Hà Nội và diễn tả tình yêu Hà Nội.

Trong khi đó thành phố Sài Gòn thương yêu của tôi có gì? Thành phố Sài Gòn của tôi được thương yêu, được ca tụng như thế nào? Bao nhiêu? Một bài Sài Gòn Đẹp lắm Sài Gòn ơi của Y Vân, một bài Vĩnh biệt Sài Gòn của Nam Lộc. Còn gì nữa?

Tôi sẽ viết về thành phố Sài Gòn và tình yêu Sài Gòn.

Sáng nay, tôi làm một cuộc tính sổ những văn nghệ sĩ đã từ giã cõi đời này kể từ ngày 30 Tháng Tư, 1975. Bản danh sách của tôi không đầy đủ. Tôi xin lỗi vì không thể kể tên tất cả những văn nghệ sĩ đã vĩnh viễn đi khỏi cuộc đời. Nhớ được người nào tôi ghi lại người ấy, ghi không theo thời gian mà cũng không theo vần ABC.

Trước hết tôi phải kể anh Chu Tử Chu Văn Bình. Anh là văn nghệ sĩ chết trước nhất kể từ ngày 30 Tháng Tư, 1975. Anh không chết sau ngày 30 Tháng Tư 1975 mà là trong ngày 30 Tháng Tư 1975. Đạn quân thù cộng phỉ bắc việt bắn theo con tầu ngày ấy đưa anh ra biển đã giết anh, thân xác anh nằm trong lòng đại dương. Anh một đời hai lần bị trúng đạn.

Một buổi sáng năm 1964 – thời điểm quân đội Hoa Kỳ đang kéo vào tham chiến trên chiến trường Việt Nam – khi từ nhà ở đường Trương Tấn Bửu, Phú Nhuận, ra xe hơi để đến tòa báo Sống, nhà in Tường Vân đường Gia Long, có kẻ chờ sẵn trước cửa nhà bắn anh nhiều phát đạn xuyên qua cửa xe sau. Có viên đạn trúng cổ anh, xuyên qua miệng. Nguy hiểm cực kỳ nhưng anh không chết. Anh sống được mười năm nữa…

Và đây là tên những văn nghệ sĩ, những ký giả đã lìa đời kể từ ngày 30-4-1975 đến sáng hôm nay. Những người ra đi vĩnh viễn từ những ngõ hẹp, những cư xá đông người, những nhà tù Sài Gòn:

* Hoàng An, Mai Anh; Thái Dương Nguyễn Văn Mai, nguyên Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam; Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp, nhạc sĩ Lan Đài (hai người nghe nói bị chết trên biển khi vượt biên); Mạc Ly Châu; Huy Cường diễn viên điện ảnh; Thi sĩ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn; Trần Việt Hoài, thi sĩ, bút hiệu Thiết Bản đạo nhân, chết trong Làng Báo Chí; Thiên Hổ tức Linh mục Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm nhật báo Xây Dựng, nhà thờ, nhà riêng, nhà in, tòa báo ở đường Thánh Mẫu, Ngã Ba Ông Tạ, cùng khu với Cà phê Thăng Long của Vũ Văn Cẩn; Cát Hữu; Minh Đăng Khánh – Khánh có nhiều nghề: giáo viên, ký giả, biên tập đài phát thanh giữ chương trình Gia đình Bác Tám, diễn viên kiêm đạo diễn điện ảnh, họa sĩ, dậy hội họa, bị bọn phỉ quyền Hà Nội bắt Tháng Tư 1976, đi tù về Khánh bị bại liệt nửa người, vẫn lê lết đi lại được cho đến ba năm sau; Trọng Khương, tác giả Bánh Xe Lãng Tử, Ghen; Thiếu Lang; Ngọc Thứ Lang Nguyễn Ngọc Tú, dịch giả Bố Già (The Godfather, Mario Puzo, từng là sách bestseller). 1985 hai nhà xuất bản Mít Cộng tái bản Bố Già của Tú Lé. Tú bị bắt vì choác.

Sau thời gian nằm ở cái gọi là Trại Phục Hồi Nhân Phẩm Khu Nhà Thờ Fatima, Tú bị đưa ra một trại lao động khổ sai của cộng sản – gọi tắt là Trại Lao Cải – ở miền Trung.

Nghe nói sáng sớm, trời lạnh, Tú rít hơi thuốc lào và ngã ra chết; Thi sĩ Bàng Bá Lân; Ký giả Thể thao Thạch Lê tức Trung Tá Lê Đình Thạch, người từng là chủ nhiệm nhật báo Tiền Tuyến, anh Thạch đi cải tạo về, qua đời tại nhà ở Khu Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa; Nguyễn Hiến Lê; Hoàng Vĩnh Lộc, đạo diễn điện ảnh, tác giả phim Người Tình Không Chân Dung, Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương…; Hoàng Ly, tác giả tiểu thuyết Một Thời Ngang Dọc, Giặc Cái…; Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, tác giả hai câu thơ nghe nói là tả nữ ca sĩ Khánh Ly: “Từ Em tiếng hát lên trời, Tay khơi dòng tóc, tay vời âm thanh…”; Trọng Nguyên; Vương Hồng Sển; Xuyên Sơn; Trần Việt Sơn; Hoàng Thắng; Trịnh Viết Thành; Lê Thanh tức Phòng Cao; Hai nhạc sĩ lớn Lê Thương; Dương Thiệu Tước; Hồ Hữu Tường; Minh Vồ, chủ nhiệm tuần báo Con Ong; Y Vân, tác giả Lòng Mẹ, Sài Gòn Đẹp Lắm Sài Gòn Ơi; Hoàng Thư; Trần Lê Nguyễn; Thượng Sĩ; Huy Thanh Nguyễn Huy Thái tức Trường Sơn; Lê Văn Vũ Bắc Tiến; Mặc Thu…

oOo

Những văn nghệ sĩ chết trong tù:

– Anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, bị bắt năm 1984, chết vì cao áp huyết trong Nhà tù Chí Hòa năm 1986.

– Anh Nguyễn Mạnh Côn, bị bắt tháng 3, 1976, tuyệt thực đòi Việt Cộng trả tự do năm 1978 ở Trại Lao Cải Xuyên Mộc, bị cai tù không cho uống nước đến chết.

– Anh Vũ Hoàng Chương, bị bắt tháng 3, 1976, bị tù sáu tháng, về nhà được bẩy ngày thì qua đời.

– Dương Hùng Cường – Dê Húc Càn, sĩ quan, đi tù cộng sản trở về năm 1980; năm 1984 bị bắt lại trong nhóm Biệt Kích Cầm Bút, chết trong sà lim Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu năm 1987.

– Huy Vân, sĩ quan, chết trong trại tù cộng sản ở miền Bắc.

– Nhạc sĩ Thục Vũ, sĩ quan, chết trong trại tù cộng sản ở miền Bắc, tác giả bản nhạc “Anh Ở Đây, Bạn Bè Anh Cũng Ở Đây…”

oOo

Những văn nghệ sĩ qua đời ở hải ngoại:

Duyên Anh Vũ Mộng Long, mất ở Paris, 1997. Ký giả Anh Quân, ký giả Nguyễn Ang Ca, mất ở Bỉ quốc, Hùng Cường, Vũ Huyến, An Khê, Vũ Khắc Khoan, ký giả Tô Văn Trần Đức Lai, Tử Vi Lang, Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bình Nguyên Lộc, Thanh Nam Trần Đại Việt, Nguyễn Tất Nhiên, nhạc sĩ Thẩm Oánh, Đạm Phong, Nguyên Sa, Mai Thảo – những ông trên đây sống và chết ở Hoa Kỳ.

Trần Văn Trạch qua đời ở Paris, ký giả Thái Linh Phạm Linh, chị Kiều Diễm Hồng trang Mai Bê Bi nhật báo Chính Luận ngày xưa, qua đời trong một Nursing Home ở Virginia Đất Tình Nhân, Hoàng Trọng, Sĩ Phú, Hoàng Thi Thơ ở Cali, Ngọc Dũng ở Virginia, Mai Trung Tĩnh ở Maryland…

oOo

 

(Nhà văn Hoàng Hải Thủy. Hình: Người Việt)

Tháng Giêng Tây 2000 gần như tất cả các văn nghệ sĩ VNCH còn sống, quân và dân, đều đã rời quê hương đi ra hải ngoại. Họ sống nhiều nhất ở Hoa Kỳ, rồi Úc, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Canada.

Số văn nghệ sĩ còn sống ở Thành Hồ có thể đếm được trên mười đầu ngón tay: Tú Kếu Trần Đức Uyển; Lê Xuyên Chú Tư Cầu, bán thuốc lá lẻ ở góc đường Ngô Quyền – Bà Hạt, gần chợ Nguyễn Tri Phương; Huỳnh Phan Anh; Trần Phong Giao; Thế Phong, tác giả Việt Nam Bi Thảm Đông Dương; Hồ Nam; Phan Nghị; Văn Quang; Nguyễn Thụy Long Loan Mắt Nhung; Đằng Giao; Dương Nghiễm Mậu; Cao Nguyên Lang; Vũ Bình Thư Lã Phi Khanh, tác giả Lệnh Xé Xác; bà Tùng Long, bà Lan Phương; bà Mộng Tuyết; hai nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng; Nguyễn Thị Thụy Vũ; Lý Thụy Ý; nhà thơ nữ Hoàng Hương Trang…

Văn nghệ sĩ hiện sống ở Thành Hồ ly kỳ nhất, theo tôi, là Văn Quang, tác giả những truyện tình Chân Trời Tím, Suối Đam Mê, Tiếng Hát Học Trò v.v…

Văn Quang là Trung Tá Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội cho đến ngày tan hàng. Anh nhan sắc không hơn gì anh em chúng tôi bao nhiêu, nếu có gì hơn thì chỉ là anh hơn chúng tôi cái mác carihom Oméga bộ xương cứu chúa.

Nhưng anh có cái số đào huê dễ nể. Anh có đến năm bà vợ – những bà cùng đương sự ăn ở công khai, chính thức vợ chồng với nhau, dù không cưới hỏi, không đãi ăn nhà hàng, trong thời gian dài ngắn không đều là một hai niên, ba bốn niên, tức là không kể những nhân tình, nhân bánh lâu lâu sáp lại nhấp nháy, tan hàng.

Bà vợ nào của anh cũng nhan sắc trên mức trung bình. Đi tù cộng sản mười mấy mùa thu chết mới được về, Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến bút hiệu Văn Quang, có thừa tiêu chuẩn để đi HO sang Hoa Kỳ, nhưng anh đã không đi.

Văn Quang không sang Mỹ không phải vì ghét Mỹ.

Văn Quang ở lại Thành Hồ không phải vì ưa Việt Cộng.

Anh không sang Mỹ vì anh hùng thấm mệt, vì đại bàng mỏi cánh, vì những lý do riêng tư.

Hiện anh sống bình yên trong căn hộ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận Ba, Sài Gòn.

Áo hoa vàng.
(Hoàng Hải Thủy)

Sáng cuối năm trong căn nhà tối
Em mở tủ nhìn đời ngày cuối
Mắt em buồn bừng sáng mầu hoa
Em nhớ lại ngày may áo mới
Hai năm rồi mặc áo bà ba
Đời tẻ nhạt như làn tóc rối.
Áo ướm thân, em khóc, em cười
Em có biết em vừa trẻ lại.
Đây áo hoa vàng anh chọn, em may
Như giọt nước trong dòng tình ái.

Em yêu dấu ngày em trở lại
Đất ngàn năm như cỏ, như hoa
Anh sẽ mặc cho em lần cuối
Áo hoa này rồi tiễn, rồi đưa.

Em lại hỏi có ngày ta phải
Chia áo này cho các con ta?
Em yêu dấu… Em ơi đừng ngại
Mặc cho đời tháng lại, ngày qua
Trong xương thịt ta còn giữ mãi
Những cái gì riêng của đôi ta.
Khi em nằm xuống, khi tàn lửa
Trong hào quang của những tiên nga
Khi xe hạc vàng nhung đến cửa
Đón em về xa cõi trời xa
Anh sẽ mở hồn anh lấy áo
Mặc cho em chiếc áo vàng hoa.
Trong u ám một ngày mây phủ
Nặng những sầu đau, những xót xa
Em đóng cửa hồn, che áo mới
Và ra đường trong chiếc áo bà ba.

Sáng cuối năm trong căn nhà tối
Em mở tủ nhìn đời ngày cuối.
Mắt Em buồn bừng sáng mầu hoa
Em nhớ lại ngày may áo mới.
Hai năm rồi mặc áo bà ba
Đời tẻ nhạt như làn tóc rối.
Áo ướm thân, Em khóc, Em cười…
Em có biết Em vừa trẻ lại.
Đây áo hoa vàng, anh chọn, em may
Như giọt nước trong giòng tình ái.
Trong ưu phiền mắt lặng nhìn nhau
Em thầm hẹn áo này giữ mãi…!
Em yêu dấu, ngày Em trở lại
Đất ngàn năm, như cỏ, như hoa
Anh sẽ mặc cho Em lần cuối
Áo hoa này rồi tiễn, rồi đưa…
Em lại hỏi có ngày ta phải
Chia áo này cho các con ta?
Em yêu dấu, Em ơi, đừng ngại
Mặc cho đời tháng lại, ngày qua
Trong xương thịt ta còn giữ mãi
Những cái gì riêng của đôi ta.
Khi Em nằm xuống, khi tàn lửa
Trong hào quang của những tiên nga
Khi xe hạc vàng nhung tới cửa
Đón Em về xa cõi trời xa
Anh sẽ mở hồn Anh lấy áo
Mặc cho Em chiếc áo vàng hoa.
Trong u ám một ngày mây phủ
Nặng những sầu thương, những xót sa
Em đóng cửa hồn, che áo mới
Và ra đường trong chiếc bà ba.

Hoàng Hải Thủy.
Rừng Phong, Hoa Kỳ

(Sài Gòn trong tôi/ Hoàng Hải Thủy)

* * *
Ghi chú:

NHÀ VĂN HOÀNG HẢI THỦY

Các tác phẩm đã xuất bản trước 1975 là Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)…

Các tác phẩm của ông đã xuất bản sau 1975 là Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc…

Nhà văn, nhà báo Hoàng Hải Thủy qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6 Tháng Mười Hai, 2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, vì tuổi già, hưởng thọ 87 tuổi.

From: Tu-Phung


 

Không biết ơn Đảng: Phải đấu tố cho mày chết!-Minh Hải/SGN

Ba’o Nguoi Viet

September 5, 2024 : 8:00 AM

Minh Hải/SGN

Mạng xã hội Việt Nam ồn ào bán tán chuyện một học sinh trung học ở Yên Bái bày tỏ rằng đã chán Đảng, ngán Đoàn, và chỉ muốn đi ra nước ngoài sống để được chạm vào sự thật.

Bài viết “Tôi và Đảng” của em Chu Ngọc Quang Vinh  (sinh năm 2008) ở Yên Bái sau khi xuất hiện trên facebook tạo nên một “cơn sốt” tìm kiếm, trở thành tâm điểm chú ý và gây tranh cãi gay gắt trên cộng đồng mạng xã hội trong mấy ngày qua, đặc biệt khi em này được biết là thí sinh của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa 24, một gameshow về tri thức hàng đầu ở Việt Nam.

Giới cuồng Cộng ào ạt tấn Chu Ngọc Quang Vinh- học sinh lớp 11 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành từ tối ngày 1 Tháng Chín 2024 với những luận điệu cho rằng: vô ơn với đất nước, xa rời thực tế, thiếu tôn trọng và coi nhẹ giá trị nền giáo dục Việt Nam, làm ảnh hưởng đến những học sinh đang nổ lực học tập và cống hiến cho đất nước… trong những phản ứng “đao to búa lớn” đó, có không ít những bậc gọi là trí thức của xã hội.

Chu Ngọc Quang Vinh (ảnh Gameshow Đường lên đỉnh Olympia)

Sự thật là như thế nào?

Hãy cùng đọc lại bài viết của Vinh, đây là một status chia thành năm đoạn với tựa đề “Tôi và Đảng”. Ngay từ tựa đề bài viết, Vinh đã cho người đọc xác định ngay đối tượng mình nói đến trong bài viết là “tôi”, tức bản thân Vinh và đối tượng thứ 2 là “Đảng”, tức là Đảng CSVN đang cầm quyền.

Vính viết “Cuối cấp 2 là lúc tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây một cách cao trào nhất. Dần dần tôi phát hiện ra những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật. Tôi coi Đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân và tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài.”

“Rồi tôi ôn Olympia để “sống ở nước ngoài” và dù muốn hay không thì vẫn phải học lịch sử theo góc nhìn của Đảng. Rồi tôi được Đảng ban tặng nhiều thứ vì thành tích của mình, nên dần nhìn Đảng một cách thuần hơn.”

“Và đến lúc giấc mộng O của tôi phải chấm dứt, tôi không biết làm gì tiếp theo, nhưng nhìn lại những gì tôi có ở đây, tôi nghĩ Việt Nam cũng không tệ. Tôi sẽ kệ Đảng và tập trung vào tôi.”

“Và giờ tôi lại muốn rời Việt Nam. Chắc là tôi sẽ không bao giờ nhìn Đảng một cách tích cực được nữa, dù tôi đã từng cố để ít nhất là “kệ” Đảng. Người dân ở đất nước tôi sinh ra chọn status quo,nên thôi, mình không ủng hộ thì mình đi.”

“ Anyways mai là Quốc khánh, chúc nước Việt Nam dù dưới chế độ nào cũng ngày càng phát triển về mọi mặt, vì quê hương của tôi mãi là Việt Nam.”

Bất kỳ ai đọc qua, cũng dễ dàng nhận thấy đây toàn là những lời tự trải lòng của Vinh, là chuyện cá nhân, là quan điểm lẫn ước mơ của Vinh khi học dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa.

Dưới mái trường đó, Vinh cũng như bao người bạn khác dù muốn hay không cũng phải học lịch sử dưới góc nhìn của Đảng, tức là học lịch sử Việt Nam do Đảng CS Việt Nam viết và bóp méo.

Status đã ẩn của Chu Ngọc Quang Vinh (FB)

Do tiếp cận với văn hóa phương Tây trước đó, Vinh sớm phát hiện ra những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, hiện thực đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam từ mấy chục năm qua, “rừng vàng biển bạc” không còn, tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tham nhũng tràn lan, dân oan khắp nơi, nhân dân khổ sở nên mỗi năm có trên trăm ngàn trường hợp bán sức lao động cho nước ngoài theo cái gọi là xuất khẩu lao động.

Hiện thực này trái ngược với sách sử Đảng viết rằng, “Đảng ta tài tình sáng suốt, đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh thắng Pháp, đuổi Mỹ, diệt Việt Nam Cộng Hòa và ngày nay Đảng đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa”…Do đó Vinh coi Đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân, không thể cùng sống ở Việt Nam được, nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, lịch sử mà Vinh cùng bạn bè trang lứa đang được học ở trường là lịch sử Đảng chứ không phải là lịch sử của Đất nước, của cội nguồn dân tộc.

Rồi cách mà Vinh chọn để thực hiện ước mơ của mình là cố gắng học thật giỏi, phấn đấu đoạt giải cao nhất trong cuộc thi chọn lựa tài năng Đường lên đỉnh Olympia 24 để nhận được một suất học bổng du học ở Úc. Rồi sau đó, Vinh sẽ sống và làm việc ở nước ngoài giống như bao học sinh đoạt giải vô địch của những lần thi trước.

Mùa thi Đường lên đỉnh Olympia mà Vinh tham gia đã là mùa thứ 24, tức là trước đó đã chọn được 23 học sinh tài năng đi du học ở Úc. Và có một sự thật rằng, trong số 23 học sinh này chỉ có vài người du học xong là quay về lại Việt Nam, đa số ở lại phục vụ cho nước Úc hoặc ở một đất nước phát triển nào đó, nên nhiều người ví cuộc thi này là Việt Nam tuyển chọn nhân tài cho nước Úc.

Với những thành tích trong học tập, Vinh được nhà trường, thầy cô, bạn bè… khen ngợi. Ở Việt Nam cái gì tốt đẹp cũng là Đảng, nên Vinh ví mình được Đảng ban tặng nhiều thứ nên dù coi Đảng là thế lực xấu, dần nhìn Đảng một cách thuần hơn.

Tiếp đến, tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 24, Vinh đoạt giải nhất cuộc thi Tuần và cuộc thi Tháng nhưng dừng ở cuộc thi Qúy 1 nên ước mơ ban đầu đã không thành. Vinh không biết mình sẽ làm gì tiếp theo, rồi sau đó nhìn lại những gì mình đã có, nghĩ bản thân nếu phải ở Việt Nam thì tự an ủi rằng cũng không tệ. Đảng xấu thì “kệ Đảng”, Vinh chỉ còn biết tập trung lo cho bản thân.

Một lớp người bị nhồi sọ dưới sự tuyên truyền của Đảng, cam chịu với cuộc sống hiện trạng, không ủng hộ những người nói thật Đảng xấu như Vinh. Vinh lại muốn rời khỏi Việt Nam. Và một khi đã rời khỏi Việt Nam, Vinh sẽ không bao giờ nhìn Đảng một cách tích cực được nữa mặc dù trước đó luôn nhắc mình là “kệ Đảng”.

Rõ ràng, đây là những trải lòng rất chân thực và thẳng thắn của một thiếu niên mới 16 tuổi như Vinh. Ứơc mơ phát triển bản thân bằng con đường học vấn, ra nước ngoài để được phát triển hơn của Vinh là một ước mơ chính đáng, hoàn toàn không có chuyện xa rời thực tế. Nhưng đáp lại, Nhà cầm quyền dùng áp lực nhà trường, đến công an, rồi gia đình và một lớp cuồng Cộng mắng nhiếc điên dại nhưng không có lý lẽ nào ngoài buộc Vinh phải quỳ gối trước Đảng. Bất chấp một hiện thức cao quý là Vinh yêu nước, yêu quê hương nhưng không thích Đảng CSVN.

Xã hội Việt Nam hiện nay hết sức phổ biến chuyện dư luận cuông Cộng giãy giụa, phản ứng dữ dội, trước những điều khác biệt. Và đây cũng là hiện trạng được lèo lái rất rõ từ Ban tuyên giáo.

Được biết, trước áp lực của dư luận, sau ngày 2 Tháng Chín, em Vinh đã xóa bài viết “Tôi và Đảng” và đăng một bài viết xin lỗi trên trang Facebook cá nhân. Đồng thời, báo chí cho biết công an địa phương đã triệu tập Vinh để thẩm vấn.

Có lẽ vài ba ngày tới, áp lực dư luận sẽ dịu lắng xuống và với những gì Vinh trải lòng thì chắc chắn sẽ vượt qua tất cả trở ngại, lan tỏa nhiều hơn với đám đông người Việt im lặng đang quan sát. Nhưng như những người sống thật ở Việt Nam, đường đời của Vinh sẽ không còn bằng phẳng nữa vì tội dám nhìn thẳng vào Đảng bằng sự thật.

Dù ồn ào nhưng ai cũng nhận ra đây là một nỗi đau không nhỏ của CSVN, vì sau 50 năm gọi là thống nhất đất nước, mầm sự thật vẫn tiếp tục trỗi dậy trong một chế độ sinh tồn bằng dối trá.


 

Thay Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao: Liệu Vụ Án Hồ Duy Hải Có Được Xem Xét Lại?

Ba’o Dat Viet

August 31, 2024

Việc thay đổi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao tại Việt Nam đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là khi liên quan đến vụ án đầy tranh cãi của Hồ Duy Hải. Vụ án này đã gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua và vẫn là tâm điểm của những cuộc tranh luận gay gắt về tính công bằng và minh bạch trong hệ thống tư pháp Việt Nam.

Nguyễn Hòa Bình, người giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao từ năm 2016, đã bị thay thế bởi ông Trương Hòa Bình vào tháng 8 năm 2024. Sự thay đổi này đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu vụ án Hồ Duy Hải, một vụ án mà Nguyễn Hòa Bình từng ra phán quyết gây tranh cãi, có cơ hội được xem xét lại hay không.

Hồ Duy Hải bị kết án tử hình vào năm 2008 vì tội giết hai nữ nhân viên bưu điện tại tỉnh Long An. Tuy nhiên, từ đó đến nay, vụ án này đã trở thành một trong những trường hợp pháp lý gây tranh cãi nhất tại Việt Nam. Gia đình của Hồ Duy Hải và nhiều tổ chức nhân quyền đã liên tục khẳng định rằng có nhiều sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra và xét xử, bao gồm việc sử dụng chứng cứ không rõ ràng và lời khai bị ép buộc.

Năm 2020, Tòa án Nhân dân Tối cao dưới sự chủ trì của Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao yêu cầu hủy bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Quyết định này đã gây sốc và làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận, với nhiều người cho rằng Hồ Duy Hải đã bị xét xử không công bằng và có thể vô tội.

Sự thay đổi trong vị trí Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao mở ra cơ hội mới cho việc xem xét lại các vụ án có tính chất phức tạp và gây tranh cãi như vụ án Hồ Duy Hải. Dư luận đang đặt nhiều kỳ vọng rằng người kế nhiệm sẽ có cái nhìn khách quan và công bằng hơn, cũng như không bị ảnh hưởng bởi những áp lực chính trị hay các lợi ích cá nhân.

Theo ý kiến của một số chuyên gia pháp lý, việc thay đổi Chánh án có thể dẫn đến việc xem xét lại vụ án, đặc biệt nếu có những bằng chứng mới hoặc nếu quy trình xét xử trước đó được xác định là có sai sót. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng việc này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và quyết định của người đứng đầu mới của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Ngoài ra, vụ án Hồ Duy Hải cũng đã trở thành biểu tượng cho những vấn đề rộng lớn hơn trong hệ thống tư pháp Việt Nam, như sự thiếu minh bạch, việc xử lý thiếu công bằng và những áp lực chính trị có thể ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Sự quan tâm của dư luận không chỉ dừng lại ở số phận của một cá nhân, mà còn phản ánh sự khao khát về một hệ thống pháp luật công bằng và minh bạch hơn.

Nếu vụ án Hồ Duy Hải được xem xét lại và bản án tử hình được hủy bỏ, đây sẽ là một bước ngoặt quan trọng, không chỉ đối với trường hợp của Hải mà còn đối với toàn bộ hệ thống tư pháp Việt Nam. Nó có thể tạo ra một tiền lệ pháp lý mới, giúp ngăn chặn những sai sót tương tự trong tương lai và đảm bảo rằng mọi công dân đều được xét xử một cách công bằng và đúng pháp luật.

Ngược lại, nếu vụ án vẫn giữ nguyên bản án cũ, điều này sẽ tiếp tục gây ra sự thất vọng và nghi ngờ về tính công bằng trong hệ thống tư pháp của quốc gia. Dù kết quả cuối cùng như thế nào, sự kiện thay đổi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn sẽ là một dấu mốc quan trọng, được theo dõi sát sao không chỉ bởi người dân Việt Nam mà còn bởi cộng đồng quốc tế.


 

Cờ vàng: Nỗi ám ảnh và sự nhỏ nhen- JB Nguyễn Hữu Vinh-RFA

Ba’o tieng Dan

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

29-8-2024

Có lẽ, sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào 30/4/175, mối quan hệ giữa người Việt Nam không cộng sản và người Cộng sản Việt Nam bị chi phối và ảnh hưởng nhiều nhất, ngăn trở lớn nhất đến cái gọi là “Hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà người Cộng sản luôn hò hét, đó là lá cờ. Trực tiếp ở đây là giữa lá cờ vàng với ba sọc đỏ mà chế độ Việt Nam Cộng hòa lấy làm quốc kỳ và lá cờ đỏ sao vàng mà chế độ Cộng sản miền Bắc đã dùng cho đến nay.

Có thể nói, đó là một sự bất đồng sâu sắc khó hòa giải, khó có thể làm mờ được với thời gian qua đi đã hơn nửa thế kỷ và nhất là thái độ của mỗi bên với vấn đề này, nhất là với nhà cầm quyền Việt Nam.

Việc những người Việt xuất phát từ Việt Nam Cộng Hòa khó có thể dung hòa được vấn đề lá cờ, cũng có những nguyên nhân sâu xa của nó và có thể hiểu được.

Đó là là cờ mà họ đã thừa kế từ tiền nhân, từ lịch sử đất nước để lấy làm biểu tượng cho một quốc gia, mà ở đó, có một chính quyền, dù chính quyền đó chưa được hoàn hảo, thì đó cũng là một chính quyền manh nha của nền dân chủ ở Việt Nam. Một chính quyền do người dân bầu ra và họ quản lý đất nước, lãnh thổ đó với sự chính danh, với sự đồng thuận của người dân tại đó trong một giai đoạn lịch sử.

Đó là lá cờ biểu tượng cho một quốc gia đã từng sánh vai với các quốc gia lân bang, được công nhận bởi nhiều quốc gia lớn trên thế giới, đã đưa lại cho người dân một cuộc sống mà ở đó, giá trị của tự do, của dân chủ được thừa nhận và được phát triển hơn hẳn quốc gia lân bang ở phía Bắc.

Đó là lá cờ mà người dân Miền Nam đã đổ máu xương, đã dồn hết mọi nỗ lực để chiến đấu vì nó. Và khi thất trận, họ đã đành bỏ Tổ Quốc, bỏ nơi chôn rau cắt rốn, bỏ lại mồ mả cha ông để ra đi ôm theo mối hận ngàn đời và lá cờ trở thành biểu tượng của một quốc gia, một thời trong lịch sử đất nước, của nhiều đời người và giờ chỉ còn trong ký ức.

Thay cho lá cờ đó, là lá cờ đỏ, sao vàng. Đó là một lá cờ mang “màu cách mạng” – Cách mạng vô sản.

Lá cờ đó, là biểu trưng của một chế độ được hình thành từ cuộc Cách mạng tháng Cướp chính quyền. Thế rồi từ cướp chính quyền cho đến cướp ruộng đất và tài sản của mọi giai cấp khác trong cuộc đấu tranh “không có gì để mất, trái lại được thì được tất cả”.

Cũng trong phong trào đó, chế độ Miền Bắc tiến hành cái gọi là “Giải phóng Miền Nam”. Cụm từ “Giải phóng” đã trở thành điều trớ trêu trong ngôn ngữ Việt khi mà một quốc gia vô sản, nghèo hèn mạt rệp, đi giải phóng” một quốc gia giàu có và phồn vinh.

Và lá cờ đỏ đã trở thành nỗi ám ảnh của mọi người dân Miền Nam đã sống qua thời kỳ “được giải phóng”.

Có thể nói rằng, mâu thuẫn lớn lao giữa hai lá cờ là mâu thuẫn có thật, là một mối quan hệ khó xử lý, khó giải quyết. Thế nên, đã nửa thế kỷ trôi qua, vẫn còn đó vết hằn của sự thâm thù, của những hành vi thù địch và nhất là thái độ của cả hai bên.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, là thái độ ấy được thể hiện bởi ai và thể hiện như thế nào.

Nếu như, những người bên phía cờ vàng có thái độ thù địch, bất hợp tác và coi thường, tẩy chay cờ đỏ và những người phía cờ đỏ, thì đó cũng chỉ là những hành vi và thái độ của những cá nhân hoặc tập thể nào đó thể hiện thái độ của mình với những kẻ bỗng dưng vào “giải phóng” của họ từ tài sản đến tính mạng, con người, đất đai và Tổ Quốc.

Còn, phía cờ đỏ, sự thù địch lại bắt nguồn từ một nhà nước, một chính thể mà tự họ đã ca ngợi mình là quang minh, chính đại, là đạo đức, là văn minh.

Nếu như phía cờ vàng hận thù vì bỗng dưng bị cướp đi tất cả để buộc họ trở thành lưu vong thì còn hiểu được, chứ việc phía cờ đỏ hận thù cờ vàng thì quả là thậm vô lý khi mà họ chính là thủ phạm lại căm thù nạn nhân.

Và đó như một sự ghen ngược.

Đó là hai trạng thái và đối tượng khác nhau.

Những lời xin lỗi xuất phát từ nỗi sợ hãi

Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao về việc một số ca sĩ Việt Nam đua nhau “Xin lỗi” trên các diễn đàn mạng. Những lời “Xin lỗi” được đưa ra và cộng đồng mạng đua nhau phán xét theo cách nhìn của mỗi người đã tạo ra một sự hỗn loạn hiếm thấy về một hiện tượng cũng hiếm có trên lĩnh vực văn hóa bình thường.

Đó là việc một số ca sĩ đã “nhỡ” đứng hát hoặc có hình ảnh liên quan đến lá cờ vàng có ba sọc đỏ và nay họ bị “Chiếu tướng” bởi cơ quan an ninh cộng sản, bởi cơ quan văn hóa nhà nước và nhất là “cộng đồng mõm” – nói theo ngôn ngữ dân gian – hò nhau “tẩy chay” họ để thể hiện cái gọi là “lòng yêu nước”.

Và thế là họ phải tự kiểm điểm, tự kiểm duyệt để rồi mấy hôm nay đưa lên mạng những lời xin lỗi thật thống thiết và đáng thương. Họ thanh minh thanh nga rằng do chưa nhận thức đủ, do hoàn cảnh trước đây nọ kia… đủ cả và khẳng định rằng họ là người yêu nước…

Ở đây, họ đã nhầm lẫn rất lớn – hay cố tình nhầm lẫn? – giữa khái niệm Tổ Quốc và đảng, bởi khi Đảng cố gắng để xóa nhòa ranh giới ấy, cố gắng để hợp nhất hai khái niệm ấy, thì trên thực tế, đảng là một thực thể hoàn toàn khác và nhiều khi đi ngược lại với khái niệm Tổ Quốc, Nhân Dân, Dân tộc. Thế nên, sự trung thành với Đảng khác với tình yêu quê hương, đất nước.

Điều kỳ lạ, là thậm chí một đoạn video của một đôi vợ chồng sang Mỹ có việc đã được cho ngủ nhờ một căn phòng mà ở đó, có cờ vàng, cũng đã trở thành đề tài, thành dự án cho Công an, văn hóa có công việc mà làm, cho cộng đồng 3 củ tha hồ ném đá, mà kêu gọi tẩy chay.

Đấy là câu chuyện buồn cười, bởi cho đến nay, chưa thấy bất cứ điều luật nào quy định việc đi ra nước ngoài, vào nhà người khác phải đứng nơi nào, ngồi hoặc nằm ở đâu thì mới được lòng đảng.

Trước đây, các linh mục, Giám mục Công giáo trước khi đi học hoặc công việc ở nước ngoài, đều được lực lượng an ninh tổ chức gặp gỡ trước đó, và phải vượt qua bài thi về ứng xử với “thế lực thù địch” ở nước ngoài do An ninh đặt ra qua câu chuyện, thì mới được cấp giấy tờ ra đi.

Thế nên, đã có câu chuyện một Giám mục khi ra đến Hải ngoại, đã không vào một khu thương mại người Việt vì có cờ vàng trên nóc nhà. Cuối cùng, người ta phải tháo lá cờ kia xuống để ngài vào thăm khu thương mại đó.

Thế nhưng, không phải ai cũng “ngoan” với nhà nước như vị Giám mục kia. Người ta còn nhớ câu chuyện Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh, Giáo phận Kon Tum.

Trước khi đi sang Mỹ, nhà cầm quyền đã cho mời ngài đến nói chuyện. Trong câu chuyện họ đề nghị ngài không chụp hình ảnh hoặc ngồi dưới cờ vàng. Ngài đã thẳng thắn và dứt khoát như sau:

– Các ông có thể cho tôi đi hoặc không thì tôi trả lại hộ chiếu, còn tôi khi đi đến nhà người ta, phải tôn trọng họ. Tôi không thể bảo họ phải đặt bàn chỗ nọ, đặt ghế chỗ kia, hay họ phải sửa bàn thờ hướng này, đặt trên bàn thờ cái kia thì tôi mới vào. Họ mời tôi đến chứ không phải tôi đến để chỉnh sửa họ theo ý tôi. Thế nên, họ đặt cờ hay đặt cái gì là quyền của họ chứ không phải của tôi.

Và đến đó thì công an cũng… tịt.

Với các ca sĩ, khi đến cộng đồng người Việt hải ngoại để hát, để kiếm tiền, để mưu cầu nhiều thứ khác, tại sao phải buộc họ đứng chỗ nào hay ngồi chỗ nào?

Báo chí chưa nói rõ, sau khi xin lỗi vì đã đứng gần cờ vàng, các ca sĩ ấy có trả lại tiền, những đồng đola mà những chủ nhân cờ vàng ấy đã đưa cho họ hay không? Nhưng với tinh thần sám hối như hiện nay, rất có thể họ sẽ trả lại tất cả để thể hiện sự trung thành với đảng.

Còn nhà nước và đảng, những đồng tiền mà các ca sĩ, nghệ sĩ ấy đi hát dưới cờ vàng mang về nộp thuế, những cộng đồng cờ vàng làm nên lượng Kiều hối hàng chục tỷ đola kia, đảng có từ chối tiền của những người cờ vàng không?

Nếu không thì tại sao?

Làm ra, mang tiếng con người nhỏ nhen

Hẳn nhiên, câu chuyện này sẽ không tồn tại, nếu như gần đây cả hệ thống Công an cho đến Văn Hóa không làm những việc mà người ta nhìn vào thì thấy sự nhỏ mọn và thậm chí là sự đê tiện nếu đứng trên phương diện nhà nước, trên phương diện là cơ quan công quyền.

Như trên đã phân tích, nếu như đồng bào hải ngoại, những người xuất phát từ Miền Nam Cộng Hòa có thái độ thù địch thì đã đành và có thể hiểu được. Còn việc nhà cầm quyền, là một chính thể là thể hiện sự hằn thù một cách rõ rệt với cờ vàng thì quả thật là một vấn nạn rất lớn về nhận thức.

Người ta thấy điều này rất rõ ràng với hiện tượng ca sĩ hải ngoại về Việt Nam và ca sĩ Việt Nam đến Hải ngoại những tháng năm qua.

Ở đó, có hai thái độ khác nhau.

Người ta vẫn còn nhớ những trò bẩn bựa chẳng ai chấp nhận được nhưng là sách lược đối phó của nhà cầm quyền đối với vài ca sĩ, nghệ sĩ từ nước ngoài về Việt Nam biểu diễn. Dù đã đăng ký, đã được phê duyệt hẳn hoi, nhưng đến một lúc nào đó kẻ có quyền hoặc giật mình sợ hãi, hoặc cống nạp không đủ, lại quả không đẹp hay bất cứ một lý do nào đó không hài lòng, thì ngón đòn bẩn lập tức được sử dụng để phá hoại cuộc biểu diễn là bình thường.

Đó là câu chuyện vài năm trước, ca sĩ Khánh Ly với chương trình biểu diễn tại Hà Nội và Hải Phòng, với hàng tỷ đồng đầu tư và chuẩn bị hàng tháng trời, để rồi cuối cùng đến khi chuẩn bị biểu diễn thì Nhà hát Lớn Hà Nội … mất điện. Và cái vụ mất điện ấy kéo dài cho đến nay với một thông điệp rằng Khánh Ly sẽ không được biểu diễn tại VN trước đám đông từ 1.000 người trở lên.

Rồi không chỉ Khánh Ly mà cả Chế Linh cũng tương tự, những màn dạo đầu với những lời nói ngọt nhạt hòa hoãn, nào là muốn về quê hương để sau này gửi nắm tro tàn, rồi muốn xây một nhà lưu niệm mình tại Việt Nam,  rồi những động tác tưởng có thể lấy lòng quan chức cộng sản khi muốn về biểu diễn tại Việt Nam. Nhưng cuối cùng thì vẫn cứ… mất điện như chơi.

Thế nên, các ca sĩ buộc phải “qua sông thì phải lụy đò”, về Việt Nam hát thì phải phục tùng nhà cầm quyền Cộng sản, phải “đẽo lưỡi cho vừa giày” quan chức.

Thế nên, mới có câu chuyện “Trời vào thu Chiều Nay buồn lắm em ơi” làm dậy sóng mạng xã hội về thái độ hèn, về sự thiếu liêm sỉ khi một ca sĩ nổi tiếng tự sửa mồm mình cho vừa chân giày nhà nước.

Thế nên, mới có câu chuyện ca sĩ Khánh Ly đã gây bất bình cho hệ thống công an, văn hóa khi hát bài hát “Gia tài của mẹ” khi không được cấp phép nên đã bị đảng phạt cho chừa. Bởi làm sao mà đất nước Việt Nam này, gia tài của Mẹ lại là “một nước Việt buồn” cho được khi mà có sự lãnh đạo của đảng trong thời đại rực rỡ nhất?

Trong khi đó, các ca sĩ Việt Nam, lại có thể sang tận Hoa Kỳ để hét lên rằng: “Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo. Em chưa ngừng tay vót chông và bủa vây”…

Hoặc có những ca sĩ vừa cầm cờ đỏ hò hét “theo đảng đến cùng” thì ngay sau đó đã sang Mỹ để tự do lấy bà vợ hơn mình 16 tuổi, làm giấy tờ định cư xong thì ly dị mà không hề bị săm soi, chẳng hề phải xin lỗi.

Hay những cô ca sĩ hò hét mùa xuân chiến khu náo nức chưa xong thì đã kêu gọi cộng đồng giúp đỡ để có thể đưa con về Mỹ vì bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh.

Chính phủ Mỹ vẫn không buộc họ xin lỗi, không hề phái công an điều tra hay bất cứ một hành động nào khó khăn cho họ. Những buổi biểu diễn của họ cũng không bị mất điện theo kế hoạch, cũng chẳng phải bị phạt vì hát bài hát chưa xin phép… hay vì những phát ngôn trong quá khứ hoặc lời thề “chưa diệt giặc Mỹ chưa về quê hương”.

Bởi, ngày xưa, với người đàn bà Hoạn Thư đã hành hạ mình đủ mọi tủi nhục, nhưng nàng Kiều vẫn nghĩ rằng:

Tha ra, thì cũng may đời
Làm ra, mang tiếng con người nhỏ nhen
.
(Kiều)

Thế nên, với một nàng Kiều, một cô gái đã “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần” vẫn còn nghĩ đến được những điều tử tế mà bỏ qua chuyện nhỏ mọn, lặt vặt trẻ con như báo thù, hận thù lẫn nhau.

Vậy cớ sao một nhà nước “chính nghĩa sáng ngời” có một đảng là “đạo đức, là văn minh” đang kêu gào “bỏ qua quá khứ, hướng tới tương lai” rồi chuyện “hòa giải, hòa hợp”… … lại có cách hành xử tệ hại thua hẳn cô gái điếm thời xưa sao?

Rất tiếc, đó lại là sự thật.

Và đó, cũng là sự nhỏ nhen của cả hệ thống được thể hiện qua sự hận thù vặt vãnh để người ta phải đặt ra câu hỏi: Làm sao có thể lớn lên được.

Và, người ta lại nhớ đâu đây câu thơ Tản Đà:

Dân hai nhăm triệu ai người lớn?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

(Tản Đà)


 

Việt Nam – quyền lực trong tay ai? (Phần 4)-Blog VOA -Trân Văn

Ba’o Tieng Dan

Blog VOA

Trân Văn

28-8-2024

Tiếp theo phần 1 — phần 2 và phần 3

Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng. Hình chụp tháng 1/2016, tại Hà Nội. Chỉ trong ba ngày từ 15/8/2024 đến 17/8/2024, thiên hạ thấy ông xuất hiện bên cạnh ông Tô Lâm hai lần. Nguồn: Reuters

Tháng 3/2024, ông Võ Văn Thưởng bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Nhà nước (CTNN). Tháng 4/2024, tới lượt ông Vương Đình Huệ bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Quốc hội. Sáu tuần sau (16/5/2024), bà Trương Thị Mai chia sẻ số phận của ông Thưởng, ông Huệ và thôi làm Thường trực Ban Bí thư. Đến thời điểm đó, nhân số Bộ Chính trị chỉ còn 12/18 vì trước đó đã có ba người khác bị loại khỏi Bộ Chính trị (Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc).

Tuy Bộ Chính trị còn 12 thành viên nhưng theo Qui định 214-QĐ/TW thì chỉ còn ba cá nhân đủ “tiêu chuẩn” đảm nhận vai trò Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng là các ông Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Tô Lâm vì “tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên” mà không cần Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN quyết định là “trường hợp đặc biệt” [1]. Cũng vì vậy, sau khi bà Mai bị tước sạch mọi thứ, ông Tô Lâm mới có thể trở thành ứng viên duy nhất cho vai trò CTNN.

Nếu ngày 19/5/2024, ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội còn hồn nhiên trả lời báo giới: “Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu Bộ trưởng Bộ Công an vì thế Quốc hội chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh này” [2] thì ba ngày sau (21/5/2024), trước phản ứng gay gắt từ nhiều giới về việc tại sao CTNN còn muốn kiêm nhiệm vai trò Bộ trưởng Công an, “đạo diễn” đã phải điều chỉnh “kịch bản”, ông Cường xin “bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an” vào nghị trình [3].

Song chuyện chưa ngừng ở đó! ông Trần Quốc Tỏ (Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực của Bộ Công an) nhân vật được phân công làm Quyền Bộ trưởng Công an thay thế ông Tô Lâm [4] chỉ tại vị được… hai tuần. Ngày 6/6/2024, đột nhiên ông Lương Tam Quang (một Thượng tướng cũng là Thứ trưởng Công an, người trước nay vẫn được xem là tâm phúc của ông Tô Lâm) được Thủ tướng giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Công an [5]. Từ khi có Cộng hòa XHCN Việt Nam, ông Quang là trường hợp đầu tiên được chọn làm Bộ trưởng Công an khi chưa phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Hai tháng sau (16/8/2024), ông Quang tiếp tục được “bầu bổ sung” vào Bộ Chính trị [6] cho dù Qui định 214-QĐ/TW đã xác định, chỉ lựa chọn – đưa vào Bộ Chính trị những cá nhân đã có ít nhất một nhiệm kỷ làm Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN và ông Quang không đạt điều kiện này. Tại sao ông Quang trở thành “trường hợp đặc biệt”? Đến đó, kịch vẫn chưa đến cao trào.

Trong tháng 6/2024, còn một Thượng tướng, Thứ trưởng Công an là ông Nguyễn Duy Ngọc vốn cũng được xem là tâm phúc của ông Tô Lâm được điều động làm Chánh Văn phòng BCH TƯ đảng và hai tháng sau được bầu vào Ban Bí thư BCH TƯ đảng. Thêm một lần nữa, Qui định 214-QĐ/TW bị vô hiệu hóa. Nếu quy định này thật sự hữu dụng trong việc lựa chọn, sắp đặt nhân sự của BCH TƯ đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị thì ông Ngọc không đủ “tiêu chuẩn” (Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư phải là Ủy viên BCH TƯ đảng trọn một nhiệm kỳ trở lên). “Chỉnh đốn” khiến các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng rụng như sung, kể cả những người đủ “tiêu chuẩn” để trở thành Tổng Bí thư, CTNN, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, thành viên Ban Bí thư,… Mặt khác, cũng chính “chỉnh đốn” tạo ra những cơ hội vừa nằm ngoài qui định, vừa nằm ngoài khả năng tưởng tượng của nhiều người về khả năng vươn cao bất thường của một số cá nhân vừa là tướng công an, vừa có nguyên quán là… Hưng Yên!

***

Nếu đặt việc ông Trần Đình Triển bị tống giam bên cạnh các diễn biến về nhân sự trong vài tháng gần đây, sẽ rất khó có thể tìm cách lý giải khác, hợp lý hơn khả năng đó là một cuộc “trao đổi” nhằm đạt được sự… “thống nhất cao” về… “công tác nhân sự” chứa đựng hàng loạt yếu tố thuộc loại chưa từng có. Tương tự, việc dùng “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” để “cất” ông Trương Huy San vào “kho” dường như hết sức… “hợp cảnh”. Trong bối cảnh “công tác nhân sự” hỗn loạn khó lường như vừa lược thuật, để một cá nhân dám công khai bảo rằng: Việt Nam nên học Trung Quốc ở những điều họ đúng: Bộ trưởng công an không phải là Ủy viên Bộ chính trị. Có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công an là công cụ của Bộ Chính trị chứ không để Bộ Chính trị trở thành con tin của công an… đồng thời còn lưu ý: Không có quốc gia nào có thể phát triển bền vững dựa trên sự sợ hãi… tiếp tục tự do, rõ ràng là hết sức nguy hiểm cho… “đại cục”.

Nếu… “công tác nhân sự” không phức tạp tới mức không cần phải tỏ ra tôn trọng các qui định mang tính nền tảng về lựa chọn, sắp đặt nhân sự như Qui định 214-QĐ/TW, nếu những cá nhân mới được lựa chọn, sắp đặt thực sự “là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị,” được toàn đảng, toàn dân “tin tưởng, tín nhiệm cao”, hẳn sẽ không có những sự kiện làm thiên hạ ngỡ ngàng, kiểu như, chỉ trong ba ngày từ 15/8/2024 đến 17/8/2024, thiên hạ thấy ông Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện bên cạnh ông Tô Lâm hai lần. Lần thứ nhất là tại “Hội nghị với các đồng chí nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm thông tin về tình hình những tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024” tại trụ sở BCH TƯ đảng CSVN ở Hà Nội [7]. Lần thứ hai là tại “Chương trình kỷ niệm 55 năm Công an nhân dân thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Công an TP.HCM” ở TP.HCM [8].

Ở lần thứ nhất, không ai biết vì sao khá nhiều “các đồng chí nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” vắng mặt. Họ không được mời hay không muốn tham dự? Tương tự như vậy là lần thứ hai và lần này, hình ảnh ông Dũng ngồi bên cạnh đồng chí Tô Lâm (Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước) như nhân vật thứ hai của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã khơi dậy nhiều đồn đoán. Đáng lưu ý là ngay sau đó bắt đầu có một số cá nhân sử dụng mạng xã hội để “giải oan” cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí khẳng định ông Dũng có “nhân cách lớn”!

Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam có thật sự “đoàn kết, thống nhất”? Vì lẽ gì chỉ “đoàn kết, thống nhất” với những điều có lợi cho ông Tô Lâm?

(Còn tiếp)

________

Chú thích

[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-214-QD-TW-2020-tieu-chuan-chuc-danh-can-bo-thuoc-dien-Ban-Chap-hanh-Trung-uong-433545.aspx

[2] https://laodong.vn/thoi-su/quoc-hoi-chua-phe-chuan-hoac-mien-nhiem-chuc-danh-bo-truong-bo-cong-an-1341846.ldo

[3] https://dangcongsan.vn/quoc-phong-an-ninh/quoc-hoi-se-mien-nhiem-chuc-vu-bo-truong-bo-cong-an-665525.html

[4] https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/thu-tuong-giao-thu-truong-tran-quoc-to-dieu-hanh-hoat-dong-bo-cong-an-119240522113618475.htm

[5] https://dantri.com.vn/xa-hoi/thuong-tuong-luong-tam-quang-giu-chuc-bo-truong-cong-an-20240605224425097.htm

[6] https://tuoitre.vn/bo-truong-bo-cong-an-luong-tam-quang-duoc-bau-vao-bo-chinh-tri-20240815145326629.htm

[7] https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-chu-tri-hoi-nghi-gap-mat-cac-dong-chi-lanh-dao-nguyen-lanh-dao-dang-nha-nuoc-119240815153325303.htm

[8] https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-trao-tang-danh-hieu-cho-cong-an-tp-hcm-2024081710592191.htm


 

Bị Sài Gòn làm khó về thuê đất, Mercedes-Benz cầu cứu Phạm Minh Chính

Ba’o Nguoi-Viet

August 23, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hãng xe Mercedes-Benz Group AG vừa gửi “tâm thư” đến ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Việt Nam, bày tỏ quan ngại về nguy cơ phải đóng vĩnh viễn nhà máy tại quận Gò Vấp, Sài Gòn.

Theo báo Tuổi Trẻ hôm 23 Tháng Tám, nguyên do là chỉ còn một tuần đến hạn chót về việc hãng xe này có được gia hạn thuê khu đất tại quận quận Gò Vấp thêm năm năm hay không.

Nhà máy của hãng xe Mercedes-Benz tọa lạc tại vị trí đắc địa ở quận Gò Vấp, Sài Gòn. (Hình: Ái Nhân/Tuổi Trẻ)

Mặc dù dự án Mercedes-Benz Việt Nam đến Tháng Tư, 2025 mới hết hạn, tuy nhiên do không bảo đảm hoàn thành thủ tục gia hạn dự án nên tập đoàn không thể tính toán được kế hoạch đầu tư, sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam.

Cách đây ba năm, Mercedes-Benz Việt Nam đã đề nghị giới chức lãnh đạo ở Sài Gòn gia hạn dự án và thuê đất đến năm 2030, nhưng đến nay việc này vẫn chưa được giải quyết do “một số vướng mắc pháp lý liên quan lĩnh vực đầu tư, đất đai và quản lý tài sản công.”

Do vậy, từ cuối Tháng Ba, các bộ kit (linh kiện) tại Đức dùng để cung cấp cho thị trường Việt Nam đã bị ngừng sản xuất và sẽ không được tiếp tục sản xuất từ Tháng Bảy đến Tháng Mười Một.

Trong trường hợp không nhận được thông tin chắc chắn về việc gia hạn dự án trước hạn chót 31 Tháng Tám, Mercedes-Benz Việt Nam sẽ không đặt hàng các bộ kit từ Đức, mà phải sử dụng các phụ tùng còn sót lại trong kho để chuẩn bị cho việc đóng cửa nhà máy tại Sài Gòn.

Và do không chắc chắn được việc gia hạn, Mercedes-Benz Việt Nam phải giảm kế hoạch sản xuất, hoạt động cầm chừng.

“Số người lao động liên tục bị cắt giảm, hiện tại còn hơn 500 và sẽ tiếp tục cắt, công nhân chỉ làm hai ngày mỗi tuần. Khó khăn trên cũng góp phần vào tình hình kết quả kinh doanh thua lỗ của Mercedes-Benz Việt Nam gần đây,” báo cáo về vụ việc cho hay.

Điều kỳ lạ là trong lúc hãng Mercedes-Benz Group AG “cầu cứu” ông Phạm Minh Chính, thì ông Phan Văn Mãi, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn, lại đem sự việc này xin chỉ đạo của ông Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước.

Theo ghi nhận của tờ Tuổi Trẻ, ông Tô Lâm bình luận rằng mình “thấy rất vô lý.”

Không rõ ông Tô Lâm nói hãng Mercedes-Benz hay giới chức Sài Gòn “vô lý” khi xử lý vụ này.

Bên trong nhà máy của hãng xe Mercedes-Benz tại Sài Gòn. (Hình: CafeF)

Mercedes-Benz Việt Nam là công ty liên doanh giữa tập đoàn Samco (30% vốn) và Mercedes-Benz Group AG (chiếm 70% vốn).

Samco góp vốn bằng khu đất tại địa chỉ 693 Quang Trung, quận Gò Vấp, Sài Gòn, có diện tích 10.5 hécta làm nhà máy lắp ráp, sản xuất xe hơi.

Theo phúc trình của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, hãng Mercedes-Benz Việt Nam có mức tăng trưởng tốt. Trong các năm 2017-2021, hãng xe này nộp thuế 5,500 tỷ đồng ($220.1 triệu) mỗi năm cho ngân sách của Sài Gòn. (N.H.K) [qd]


 

Tại sao họ ra đi?- Đoàn Bảo Châu

Ba’o Tieng Dan

Đoàn Bảo Châu

22-8-2024

Tính trung bình trong 26 năm qua, mỗi năm có chừng 100 ngàn người Việt di cư ra nước ngoài và Việt Nam được xếp vào top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Điều này thì các bạn có thể hỏi ông bạn vô cùng uyên bác của tôi là bác Google.

Clip của một người quay mới mấy ngày trước từ biển Columbia tới Mỹ. Những người này ra đi với tinh thần vui vẻ chứ nhiều đoàn khác ít tiền hơn thì điều kiện khổ cực và mạng sống mong manh hơn nhiều.

Video Player

 

02:08

Câu này ông Phúc nói vào năm 2018, từ năm ấy đến nay số người vẫn đi nhiều. Họ trốn bằng nhiều con đường khác nhau, thậm chí bằng cách nguy hiểm như container mà đã gây ra cái chết kinh hoàng của 39 người Việt vào tháng 10.2019. Con số người Việt vượt biên sẽ gấp nhiều lần nếu các nước khác có chính sách mở cửa tị nạn.

Mà năm ấy, ông Phúc dựa vào đâu để kết luận như đinh đóng cột như vậy? Mà sao không thấy công dân các nước khác sang định cư ở Việt Nam nhỉ?

Theo suy nghĩ của tôi thì đất lành chim đậu, nếu người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng thì họ nên yên tâm an cư lạc nghiệp chứ sao lại đi tìm tương lai ở bến bờ khác làm gì, mà ở những nơi ấy thì đào đâu ra đảng cộng sản để dẫn đường cho họ, họ sẽ lạc lối mất thôi.

Thôi, giả vờ ngây thơ nói vui một chút chứ trường hợp này tôi xin được nói thẳng suy nghĩ của mình. Tôi tin là ông Phúc đoán mò.

Và cũng xin khẳng định là tôi, một công dân có quyền nghi ngờ hay tin tưởng lời nói của một người khác, cho dù người ấy là dân thường hay quan chức nếu tôi không thấy cơ sở thuyết phục. Nói lên lòng tin hay sự nghi ngờ, nói lên sự thật, nỗi niềm trăn trở trước thực tại là quyền tối thiểu của công dân. Nói vậy để DLV đừng chụp mũ, gán ghép tội “nói xấu lãnh đạo”. Trò trẻ con ấy nên bỏ đi.

Một con người muốn trưởng thành thì cần nhìn thẳng vào bản thân mình, một quốc gia cũng vậy, đừng tự ru ngủ và tự mãn cho mình là đỉnh cao nhân loại. Hãy hỏi một câu đơn giản là tại sao 100 ngàn người Việt di cư mỗi năm?

Các ông không thể làm được gì ra hồn khi không có cái tư duy thẳng thắn minh bạch trước mọi chuyện. Nhưng thôi, tôi biết đòi hỏi điều ấy ở các ông là một điều xa xỉ, các ông sẽ không nêu câu hỏi và cũng không trả lời đâu. Các ông còn đang say sưa tự ru ngủ mà.

Tôi nêu ra đây mấy lý do tại sao họ ra đi nhé.

  1. Môi trường kinh doanh lởm. Nếu ngày nào các doanh nghiệp ở Việt Nam dám phép nói thẳng thì các ông mới hiểu hết nỗi khổ của họ. Như bà Phạm Chi Lan đã nói thì số tiền để doanh nghiệp bôi trơn là khủng khiếp. Tiền rơi vào túi quan chức chứ đâu. Mà quan chức thì toàn đảng viên. Vậy lòng tin của người dân có đặt vào những kẻ ăn chặn, những kẻ coi mình là bò sữa để vắt không?
  2. Môi trường sống bẩn khiến người dân hoảng hồn. Ung thư tứ tung và ngày càng tệ hại hơn. Nguyên nhân cũng bởi cơ quan chức năng làm không ra gì. Đến cán bộ cho phép bao tấn chất độc về mà còn ngây ngô nói là không biết đấy là chất độc cơ mà. Vậy chắc phải hỏi người dân thì mới biết?
  3. Tai nạn: Tai nạn giao thông thì rõ rồi nhưng còn đủ tai nạn kiểu khác. Dây điện rơi ra trước trường học, bảo vệ trường, người đi đường coi như bị mù, không có con mình, người thân mình đi qua chỗ ấy thì kệ mẹ nó. Kết quả là mấy đứa trẻ gặp nạn. Người Việt xấu xí hết sức ở khía cạnh này. Nói đúng là ích kỷ đến bất lương. Tôi lợm giọng khi viết đến đây.

Tai nạn khi cổng chào bằng thép mà móng toàn đất, những con đường bao nghìn tỉ mà đầy ổ voi thì có tu luyện võ thuật một trăm năm cũng vật ra đường, đầu đập xuống đất hay xe tải cán qua người. Chết thì đại biểu quốc hội phán bảo do đi không nhìn, không phải do đường mà chết.

  1. Điều này thực ra liên quan tới tất cả các điều ở trên là đạo đức xã hội xuống cấp chưa từng có, nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, bất công, môi trường giáo dục, nơi ươm trồng con người thì thối hoăng với bao vụ tai tiếng, công lý chẳng phải là diễn viên hài mà nhiều vụ còn là một thằng khốn nạn chuyên chụp mũ, kết tội người yêu nước một cách thô bỉ.

Viết đến đây, lòng tôi buồn vô hạn và cảm giác rất gần với sự tuyệt vọng. Là người dân, chúng tôi dựa vào lãnh đạo để dẫn dắt. Ông Phúc từng là lãnh đạo cấp cao chót vót mà toàn phát biểu bôi hồng, rất xa thực tế với toàn kiểu mĩ từ như: “đầu tầu, mũi nhọn, thủ phủ, cường quốc, công chúa ngủ trong rừng, Vernice, Paris…” thì đến bao giờ hiện trạng này mới được cải thiện?

Dân đen chúng tôi giờ đây mệt quá. Chúng tôi chỉ cần một người lãnh đạo nói thật mà khó quá, xa vời quá. Chúng tôi không cần “đầu tầu” với “thủ phủ”, chúng tôi cần những cái đầu và con tim nhìn thấy sự thật và biết cải thiện hiện trạng.

Mạng xã hội là nơi duy nhất những tiếng nói phản biện thẳng thắn được đưa lên, nơi bấu víu hy vọng mỏng manh để tạo ra sự thay đổi tích cực mà các ông áp dụng luật an ninh mạng để hạn chế, kiểm soát thì đất nước này sẽ be bét đến đâu, tệ hại đến đâu trong thời gian tới?

Thôi, tôi mệt rồi, tạm phát biểu thế đã. Tôi hy vọng tiếng nói nhỏ bé này của tôi đến được tai một số vị và bớt đi những phát biểu tô hồng sai lệch một trời một vực với thực tế.


 

Mạng đồn rần rần: Nguyễn Xuân Phúc sắp bị bắt

Ba’o Nguoi-Viet

August 7, 2024

Ông Tư Sài Gòn/SGN

Tin đang lan truyền trên các trang mạng, xuất phát từ trang Thoibao.de cho biết ông Nguyên Xuân Phúc, nguyên thủ tướng Chính Phủ, chủ tịch nước Việt Nam đang bị Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương gọi lên làm việc liên quan đến tài liệu chứng minh nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan và Cao Minh Trí (giám đốc truyền thông Trường Phổ Thông Duy Tân) và Phan Quốc Việt (chủ tịch, tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Á). Cả hai người này vẫn đang bị điều tra mở rộng.

Tin đồn còn cho biết thêm, hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc và vợ là bà Trần Nguyệt Thu bị cấm xuất cảnh.

Để tránh bị phát giác, bà Thu đã nhờ bà Bùi Thị Thu Hà là vợ Thiếu Tướng Đàm Thanh Thế đứng tên dùm khối tài sản nhiều ngàn tỷ. Đàm Thanh Thế là người có họ hàng, anh em phía mẹ của ông Phúc.

Hồi cuối năm 2013, Đàm Thanh Thế xin biệt phái từ ngành công an để chuyển sang làm vụ trưởng trong Văn Phòng Chính Phủ, thư ký riêng cho ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó ông Phúc là phó thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ Đạo 389).

Tháng Bảy 2016 sau khi Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng, Đàm Thanh Thế được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn Phòng Thường trực BCĐ 389. Đây là cơ quan trung ương quyền lực, chỉ đạo các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Chính Phủ. Có thể nói, Đàm Thanh Thế nắm giữ một vị trí trung gian rất “màu mỡ,” có quyền lực rất lớn, kiếm được rất nhiều tiền trong hơn 5 năm ở đây.

Khi đang làm thủ tướng, ông Phúc dùng Phó Thủ Tướng Trương Hoà Bình và Trung Tướng Trần Văn Vệ – tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, khởi tố bắt giam nhiều cán bộ, doanh nghiệp để trả thù cá nhân, cũng như tiêu diệt đường chính trị của họ nhằm rộng đường thăng tiến của mình.

Điển hình như vụ án liên quan đến Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) khi chứng cứ kết tội dựa vào suy đoán của cơ quan tố tụng, người bán đất công vụ là nhà nước là nguyên nhân phạm tội thì không xét xử mà lại kết tội người mua. Tại tòa án ngày 1 Tháng Bảy 2020, Vũ Nhôm hỏi quan toà: “Có chứng cứ nào khẳng định bị cáo cấu kết với lãnh đạo Đà Nẵng…” Quan toà trả lời: “Dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng đủ chứng minh có sự cấu kết…” Nhưng quan tòa không đưa ra chứng cứ gì, mà chỉ suy đoán.

Thực trạng này phản ánh nền tư pháp của Việt Nam không dựa trên hiến pháp, công lý hay sự thật mà tùy thuộc vào ý chí chủ quan của lãnh đạo và việc mua bán công lý.

Hơn nữa, ông Phúc còn cướp Cảng Quy Nhơn – Công ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn do doanh nghiệp tư nhân ông Lê Hồng Thái quản lý để chuyển giao cho con rể của ông Phúc là Vũ Chí Hùng, còn nguồn tiền đầu tư ông Phúc yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi ra.

Ông Phúc còn dùng Trung Tướng Trần Văn Vệ để khởi tố bắt giam nhiều phe cánh của Tô Lâm và Trần Đại Quang. Chẳng hạn như vụ án của Đại Tá Nguyễn Duy Linh, cục phó Cục Tình Báo Bộ Công An, con trai Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng – tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh – “thủ trưởng” cũ của Tô Lâm.

Đây được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa ông Phúc và ông Lâm.

(từ trái qua: Trung tướng Trần Văn Vệ, Đại tá Nguyễn Duy Linh và Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng)

Năm 2019, ông Phúc “bật đèn xanh” cho Tướng Trần Văn Vệ “sờ gáy” Đại Tá Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hoà, về tội “nhận hối lộ” và “môi giới hối lộ.” Hồ Hữu Hoà vốn là thầy phong thuỷ, nên thân quen với nhiều uỷ viên Bộ Chính Trị và các tướng lĩnh công an. Sau Hòa chuyển sang nhận nhiệm vụ mới trong giới công giáo, với sự giúp đỡ của Giáo phận Vinh của giám mục Nguyễn Hữu Long.

Đại Tá Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ bộ trưởng Tô Lâm, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng, và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh mang tiếng ngồi tù, nhưng cũng chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng.

Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Tướng Hưởng, một “bố già” khét tiếng trong ngành công an. Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, Tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được ông Phúc.

Sắp tới ông Phúc có thể bị khởi tố tội nhận hối lộ, còn Trung Tướng Trần Văn Vệ có thể bị khởi tố vì liên quan đến tội bỏ lọt tội phạm và bảo kê đánh bạc.


 

MỘT CHÚT BẤT CẨN THÔI -Truyen ngan HAY

Công Tú NguyễnChuyện tuổi Xế Chiều

MỘT CHÚT BẤT CẨN THÔI .

Tôi đi vòng trong một siêu thị và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.

Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.

Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”

Bà cụ đáp: Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.

Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.

Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.

Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.

“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”

Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”

Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”

Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.

“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”

Tim tôi như muốn ngừng đập.

Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi siêu thị về rồi hãy đi.”

Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.

“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.

Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”

Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.

Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”

“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.

Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”

Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”

“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”

“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”

Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.

Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.

Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.

Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.

Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?

Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.

Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.

Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.