EM VÀ CHIẾC CẦU ĐÃ SẬP – Sơn Ca Linh (10.9.2024)

Gieo Mầm Ơn Gọi

Sơn Ca Linh (10.9.2024)

(Dành tưởng niệm nữ tu Mến Thánh Giá Hưng Hóa – Maria Nguyễn Thị Bích Hằng, tử nạn do cầu Phong Châu bị sập ngày 9.9.2024)

Một sáng mùa Thu, sương mù chưa tan hết,

Những cơn mưa đầu nguồn nối bão Yagi.

Nước bạc sông Hồng như thác lũ ùa về,

Nước vội vã, hung hăng như ngày nào “ra trận”!

 

Cứ đến mùa này sao thiên nhiên bừng nổi giận?

Bão đến giông qua lại chớp bể mưa nguồn…

Bên kia vang tiếng khóc bên này nước mắt tuôn,

Và sáng nay, trên con đường lớn, cầu Phong Châu đã sập!

 

Mùa thu dịu vợi bỗng bây giờ sao oan khấp,

Khi bàng hoàng nghe tin báo về em!

Định mệnh oái ăm sao lại đến quá “êm đềm”,

Hai nhịp cầu Phong Châu đưa tiễn em về Nước Chúa.

 

Chắc giây phút ấy ngập trong em nỗi kinh hoàng lo sợ,

Bàn tay thiên thần đâu sao không kịp đỡ nâng?

Một phút thôi mà, để ngăn em dừng lại chậm qua sông…

Nào ai biết được chuyện quan phòng nhiệm mầu chí thánh!

 

Đường em đi mãi mang màu phước hạnh,

Giọt tấm thân đời hòa tan thành những giọt phù sa!

Gánh nặng mệt nhòa, cuộc sống phôi pha,

Em bỏ lại để trở về bên Cha mà yên nghỉ.

 

Đường Thánh giá mà, đâu trải hoa hồng, em nhỉ!

Và phận người ai tránh được khổ ải truân chuyên!

Chiếc cầu Phong Châu như định mệnh triền miên,

Mang “nhịp sống bấp bênh” của “đôi bờ thân phận”!

 

Yên nghỉ nhé em, cũng đừng buồn đừng giận,

Sao Chúa dành cho em “khúc oan nghiệt đường đời”!

Hãy thênh thang làm giọt nước trôi về nẻo xa khơi,

Để hòa tan trong khối Tình Cha mênh mông biển cả!

Sơn Ca Linh (10.9.2024)


 

Anh ấy lo cho người mà mình yêu thương…

Thanh BùiNhững Câu Chuyện Thú Vị

*Ghi chép của Chú Đỗ Trí Hùng*

Chúng ta xem nhiều những clip hay những bức hình toàn cảnh thảm họa, những hình ảnh có thể gây sốc, nhưng bức ảnh dưới đây – gọi là chi tiết của bức tranh toàn cảnh – mới thực sự khiến tim ta đau nhói…

Bức ảnh gợi cho tôi nhớ về kiệt tác “ Titanic” khi Jack nhường tấm ván cho Rose cũng là nhường sự sống cho người mình yêu.

Trong tấm hình này, gương mặt người vợ sợ hãi một tay bấu víu vào thành chiếc chậu nhựa, tay kia giữ chặt lấy chồng mình

Trong khi gương mặt người chồng nhìn trời, vẻ mặt của người đàn ông đích thực, anh ấy chắc cũng đang muốn nói với vợ và con rằng:

“ Dù bất kỳ chuyện gì xảy ra tiếp theo, em và con phải sống!”

Rất có thể cái lạnh hoặc một cơn sóng ngầm sẽ cuốn người chồng đi, nhưng trong hoàn cảnh này, anh ấy không lo cho mình…

Anh ấy lo cho người mà mình yêu thương…

*Ảnh chụp của Chương Nguyễn | Báo Dân Việt


 

XÓT XA NỮ SINH VIÊN NĂM 2 M.ẤT TÍCH TRONG VỤ SẬP CẦU PHONG CHÂU,

Những câu chuyện Nhân Văn –  My Lan Pham  

XÓT XA NỮ SINH VIÊN NĂM 2 M.ẤT TÍCH TRONG VỤ SẬP CẦU PHONG CHÂU, NGƯỜI MẸ KHÓC NGHẸN NHÌN LẠI ẢNH CON QUA MÀN HÌNH ĐIỆN THOẠI…

Đến sáng 10-9, người thân của các nạn nhân đang có mặt tại khu vực cầu Phong Châu để chờ thông tin tìm kiếm, cứu nạn

Thức xuyên đêm tại hiện trường chờ thông tin của con gái gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), bà Đinh Thị Thịnh (sinh sống tại Đắk Nông) khóc nghẹn khi nhìn lại hình ảnh con qua màn hình điện thoại.

Con bà Thịnh là nạn nhân Nguyễn Hà C. (sinh năm 2005). C. hiện là sinh viên năm thứ 2, Đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng). Bà Thịnh cho biết, quê gốc ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), do cuộc sống vất vả nên gia đình vào Đắk Nông lập nghiệp từ năm 2007, khi đó C. chưa tròn 2 tuổi.

Theo bà Thịnh, sau khi tốt nghiệp cấp 3, C. có ý định đi học ở một số nơi, song do điều kiện gia đình, cháu đã vào học tại trường Đại học Duy Tân và đang là cô sinh viên năm thứ 2 với nhiều ước mơ, hoài bão.

“Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, cháu được nghỉ học nên xin phép gia đình ra Phú Thọ thăm họ hàng. Cháu đã định quay lại Đắk Nông nhưng do bão số 3, ảnh hưởng đến việc đi lại nên phải tạm hoãn. Hôm qua cháu gọi điện báo với mẹ con đang chuẩn bị để đi vào Đắk Nông, ai ngờ trên đường đi thì gặp nạn”- giọng bà Thịnh nghẹn lại. Nguyễn Hà C. gặp nạn khi đang lưu thông qua cầu Phong Châu bằng xe máy.

Nhớ lại giấy phút nhận tin dữ về con gái, bà Thịnh cho biết sáng 9-9, người thân ở Phú Thọ gọi điện vào thông báo “mất liên lạc” với cháu Nguyễn Hà C. từ hơn 10 giờ. Lúc này, bà Thịnh cố gắng liên lạc cho con gái, nhưng vô vọng. Đầu dây bên kia chỉ là sự im lặng.

Lo lắng có chuyện không lành khi biết tin sập cầu Phong Châu, bà Thịnh cùng con trai (em nạn nhân C.) vội vàng trở ra Bắc, với hi vọng con gái sẽ được lực lượng chức năng tìm thấy, cứu sống. Song khi đặt chân đến chân cầu Phong Châu, nhìn dòng sông đục ngầu đang cuồn cuộn chảy, bà Thịnh lặng người.

“Tôi thương cháu quá, cháu xin mẹ về quê thăm họ hàng, đâu ngờ đó lại là lần mẹ con chúng tôi xa nhau mãi mãi”- người mẹ bật khóc chia sẻ với chúng tôi. Từ sáng sớm 10-9, bà Đinh Thị Thịnh cùng gia đình vẫn hướng mắt về phía cầu Phong Châu, chờ mong một phép màu.

Trong trường hợp xấu nhất, bà Thịnh mong muốn lực lượng chức năng sẽ sớm tìm thấy cháu Nguyễn Hà C. và hỗ trợ gia đình đưa cháu trở về Đắk Nông.

Theo: Người Lao Động.


 

VinGroup lao dốc, khi nào ông Phạm Nhật Vượng bị ‘sờ gáy’?

Ba’o Nguoi-Viet

September 10, 2024

Sonnie Tran/SGN

Báo cáo bán niên soát xét năm 2024 của VinGroup vừa được công bố gần đây đã hé lộ một thông tin đáng chú ý tại phần thuyết trình số 26.

Cụ thể, tập đoàn này đang phải đối mặt với áp lực bổ sung tài sản đảm bảo (TSĐB) cho các khoản vay hợp vốn trị giá hơn 26,700 tỷ VNĐ. Nguyên nhân là do tỷ lệ giá trị TSĐB hiện tại không đáp ứng các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng vay tại thời điểm cuối quý II/2024.

Danh mục TSĐB của Vingroup khá đa dạng, bao gồm hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, bất động sản, dự án đang xây dựng, lợi tức gắn liền với hàng tồn kho, số dư tài khoản dự phòng trả nợ tại Ngân hàng nước ngoài, và cả cổ phiếu của một số công ty con.

Mặc dù Vingroup không tiết lộ chi tiết điều khoản vay vốn, nhưng có khả năng rằng cổ phiếu VHM – công ty con có lợi nhuận cao và sở hữu cổ phiếu có giá trị thị trường lớn nhất tập đoàn – đã được sử dụng làm tài sản đảm bảo. Chính việc giá cổ phiếu VHM liên tục giảm mạnh đã khiến tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu, buộc Vingroup phải tìm cách bổ sung giá trị TSĐB.

Động thái công bố mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM của Vinhomes gần đây có thể là một nỗ lực bổ sung giá trị TSĐB của Vingroup, nhằm đảm bảo tuân thủ các điều khoản vay vốn. Bằng cách công bố mua lại cổ phiếu quỹ, Vingroup đã tạo hiệu ứng đám đông sợ bỏ lỡ (FOMO) trên thị trường, qua đó “lái” dòng tiền, đẩy giá cổ phiếu VHM tăng 19%. Sự tăng giá này giúp phần nào gia tăng giá trị TSĐB, hỗ trợ Vingroup trong quá trình hoàn tất thủ tục bổ sung.

Tuy nhiên, kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ này vẫn cần sự chấp thuận từ Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, tức là tập đoàn vẫn đang phải “hoàn tất các thủ tục hành chính với cơ quan” để bổ sung TSĐB, nhằm đảm bảo tuân thủ các điều khoản vay vốn.

Dấu hỏi nghi ngờ về khả năng mua lại hết 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM của Vinhomes

Trong động thái Vinhomes lẫn VinGroup đã liên tiếp tung ra các thông tin về nguồn quỹ để mua lại cổ phiếu nhằm củng cổ niềm tin cho nhà đầu tư rằng VinGroup có đủ tiền để mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM trước những thông tin lo ngại về khả năng tài chính của công ty cho kế hoạch này.

Đầu tiên, vào cuối Tháng Tám, Vinhomes công bố sẽ dùng 146,584 tỷ VNĐ lợi nhuận chưa phân phối để mua lại cổ phiếu quỹ. Mặc dù con số này nghe có vẻ ấn tượng, nhưng cần hiểu rõ rằng “lợi nhuận chưa phân phối” chỉ là một chỉ số kế toán, phản ánh phần lợi nhuận tích lũy chưa được chia cho cổ đông.

Việc Vinhomes công bố sử dụng khoản tiền này chỉ đơn giản là ghi nhận trên sổ sách kế toán, thể hiện ý định dùng số tiền đó để mua cổ phiếu quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận chưa phân phối không có nghĩa là Vinhomes đang nắm giữ số tiền mặt tương ứng. Nó chỉ là tổng lợi nhuận tích lũy từ hoạt động kinh doanh mà công ty chưa chia cổ tức hoặc sử dụng trực tiếp cho đầu tư.

Trên thực tế, Vinhomes có thể sử dụng phần lớn khoản lợi nhuận chưa phân phối này cho nhiều mục đích khác, chẳng hạn như tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trả nợ, hoặc đầu tư vào tài sản khác.

Vấn đề cốt lõi là để mua lại cổ phiếu, Vinhomes cần tiền mặt. Tính đến cuối Tháng Sáu 2024, tổng giá trị tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn có thể thanh khoản ngay của VinGroup chỉ khoảng 30,000 tỷ VNĐ.

Hãy hình dung đơn giản: Bạn kiếm được 100 triệu từ kinh doanh (lợi nhuận). Sau đó, bạn mua xe máy hết 70 triệu. Lúc này, bạn chỉ còn 30 triệu tiền mặt, nhưng lợi nhuận vẫn là 100 triệu. Muốn sử dụng hết 100 triệu lợi nhuận, bạn phải bán xe máy đi.

Tương tự, Vinhomes “hứa” dùng 146,584 tỷ VNĐ để mua cổ phiếu, nhưng thực tế chỉ có 30,000 tỷ VNĐ tiền mặt. Khả năng mua lại cổ phiếu của Vinhomes phụ thuộc vào 30,000 tỷ này, chứ không phải con số lợi nhuận chưa phân phối kia.

Trong khi đó, nếu mua hết 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM với mức giá 41,500 VNĐ mỗi cổ phiếu vào ngày 1 Tháng Chín 2024, VinGroup sẽ phải chi ra hơn 15,300 tỷ VNĐ, tương đương hơn 50% tổng tài sản thanh khoản hiện có. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng tài chính của VinGroup trong việc thực hiện thương vụ mua lại này, đặc biệt là trong bối cảnh tập đoàn đang cần nguồn lực lớn để triển khai dự án Vinhomes Vũ Yên và hàng loạt dự án khác được quảng cáo là “đất sạch.”

Sau đó, trong cuộc trao đổi vào đầu Tháng Chín của khối Quan hệ Nhà đầu tư (IR) Vinhomes với các quỹ đầu tư, cổ đông lớn và công ty chứng khoán, Vinhomes khẳng định kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động đến từ doanh thu bán sỉ dự án Vũ Yên và các giao dịch bán lô lớn trong nửa cuối năm 2024 (ước tính đạt 40.000 tỷ VNĐ). Bên cạnh đó, Vinhomes còn kỳ vọng vào nguồn thu từ việc mở bán phân khu thấp tầng dự án Cổ Loa vào cuối năm, sau khi hoàn tất đàm phán chuyển nhượng phân khu cao tầng cho đối tác để rút ngắn thời gian đầu tư và thu hồi vốn nhanh hơn.

Kế hoạch mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM đã được cổ đông Vinhomes thông qua, một kết quả được dự đoán trước bởi 70% cổ phần công ty nằm trong tay các cổ đông nội bộ. Việc lấy ý kiến cổ đông vì vậy chỉ mang tính hình thức. Hiện tại, Vinhomes đang chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt theo quy trình 7 ngày làm việc. Dự kiến, quá trình mua lại cổ phiếu quỹ sẽ bắt đầu vào giữa Tháng Chín 2024.

Vinhomes trụ cột tài chính quan trọng của ông Phạm Nhật Vượng cũng đang mất dần sức hút (Quảng cáo Vinhomes)

Tuy nhiên, những tuyên bố về nguồn tiền mà VinGroup dự kiến sử dụng để mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ VHM chỉ mang tính chất dự kiến, chưa có gì đảm bảo việc mua lại sẽ được thực hiện trọn vẹn, thậm chí có thể xem là “đếm cua trong lỗ.”

Điều này khiến nhiều người nghi ngờ về tính khả thi của kế hoạch, đặc biệt trong bối cảnh VinGroup đang rất cần nguồn doanh thu từ các dự án Vũ Yên và Cổ Loa để cải thiện tình hình tài chính, “đốt tiền” cho VinFast và chi trả cho chi phí xây dựng dự án Vinhomes Royal Island tại Vũ Yên, Hải Phòng. Việc tập đoàn sử dụng phần lớn doanh thu quý cuối năm chỉ để mua lại cổ phiếu quỹ VHM – một hoạt động mang lại lợi ích không đáng kể cho cổ đông – là điều khó có thể xảy ra.

Có thể thấy, nhiều khả năng động thái công bố mua lại cổ phiếu quỹ của VinGroup chỉ là một màn kịch “tung hỏa mù”, nhằm mục đích đẩy giá VHM lên và tăng giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay thế chấp bằng cổ phiếu này, đặc biệt trong bối cảnh giá VHM đang liên tục lao dốc.”

Thực tế, không loại trừ khả năng chỉ sau một tháng, Vinhomes sẽ tuyên bố không thể mua đủ 370 triệu cổ phiếu như kế hoạch ban đầu. Công ty có thể công bố chỉ mua một lượng nhỏ, thậm chí không mua cổ phiếu nào, với lý do quen thuộc “điều kiện thị trường không cho phép”. Lý do này có thể được hiểu là giá cổ phiếu VHM đã tăng quá cao so với mức giá mà Vinhomes dự kiến mua vào, khiến thương vụ trở nên kém hấp dẫn hoặc vượt quá khả năng tài chính của tập đoàn. Lúc đó, thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ này sẽ trở thành trò hề của ông Vượng dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Từ việc dùng thủ thuật bán công ty vỏ bọc để “xào nấu” doanh thu, tung tin mua cổ phiếu quỹ để cứu khoản vay thế chấp, đến việc phải xoay xở đảo nợ để tất toán các khoản vay trái phiếu quốc tế, tất cả đều cho thấy VinGroup đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Thêm vào đó, VinGroup còn đang vướng phải nhiều đơn kiện lừa đảo từ phía nhà đầu tư liên quan đến các dự án Vinhomes Ocean Park Hà Nội và Vinhomes Grand World Phú Quốc, khi tập đoàn bị tố cáo chuyển nhượng trái phép công trình xây dựng trên đất thương mại dịch vụ và công cộng.

Hàng loạt sự kiện này cho thấy tình hình của VinGroup đang rất xấu, đẩy tập đoàn đến bờ vực vỡ nợ và dấy lên câu hỏi, khi nào Đảng CSVN mới “sờ gáy” ông Phạm Nhật Vượng.


 

Chu Ngọc Quang Vinh và Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan

Ba’o Nguoi-Viet

September 9, 2024

Chuyện Vỉa Hè

Đặng Đình Mạnh

Sau những sự kiện có vẻ quá khích như sơn phủ cờ đỏ lên trên mái nhà, vách tường… xảy ra một số tỉnh miền Bắc, khi ấy, tôi đã có dự cảm xấu nên viết bài để cảnh báo về hiện tượng dân tộc cực đoan có thể đang phát sinh trong lòng xã hội Việt Nam.

Thế nhưng, một loạt sự kiện xảy ra tiếp nối sau đó, cho thấy, có vẻ dân tộc cực đoan không chỉ là hiện tượng đơn lẻ nữa, mà là cả một chiến dịch có tổ chức, mục đích hẳn hoi. Trong trường hợp này, chúng cần phải được đánh giá đúng quy mô như là sự phát động Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan.

Em học sinh Chu Ngọc Quang Vinh bị đấu tố dữ dội trên mạng vì đả kích chế độ độc tài đảng trị CSVN. (Hình: VTV3)

Về bản chất, Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia. Nó cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế.

Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.

Ở xã hội Việt Nam, sau sự kiện phô trương cờ đỏ sắt máu bằng cách sơn phủ trên các mái nhà, vách tường chưa kịp lắng xuống, thì tiếp nối bằng sự đấu tố kịch liệt giới nghệ sĩ từng có hình ảnh chụp biểu diễn dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Chưa hết, các nhóm dư luận viên, cờ đỏ và kênh Truyền Hình Quốc Phòng lại phát động cuộc tấn công vào trường Đại Học Fulbright Việt Nam, một cơ sở giáo dục được hình thành trên cơ sở thỏa luận liên chính phủ Hoa Kỳ-Việt Nam.

Không chỉ thế, một nam sinh mới hơn 16 tuổi, tài năng từng được khẳng định khi vô địch cuộc thi dành cho các học sinh giỏi “Đường Lên Đỉnh Olympia,” cháu Chu Ngọc Quang Vinh lại trở thành nạn nhân bị đấu tố mới nhất.

Cuộc “tổng tiến công” của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông… đã kết tội rằng cháu vô ơn khi phát ngôn đánh giá về nền giáo dục và vai trò của Đảng Cộng Sản quá thật thà, quá thẳng thắn: “Những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hòa toàn là sự thật” và “Tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân.”

Thật ra, hai đánh giá của cháu đối với nền giáo dục và vai trò của Đảng Cộng Sản không có gì mới, người lớn và kể cả ở tuổi thanh thiếu niên như cháu đều biết rõ về hai điều ấy cả. Thế nhưng, phát biểu một cách thẳng thắn như cháu mới là điều mới mẻ và hiếm hoi.

Về phương diện pháp lý, phát ngôn của cháu Quang Vinh không có gì vi phạm pháp luật. Trái lại, rất hợp pháp khi cháu thực hiện quyền tự do ngôn luận do Hiến Pháp quy định.

Theo đó, xâu chuỗi từ ít nhất bốn sự kiện liên hoàn:

-Sơn phủ cờ đỏ trên mái nhà;
-Tấn công vào giới nghệ sĩ có liên quan đến cờ vàng;
-Tấn công vào Trường Đại học Fulbright Việt Nam;
-Tấn công vào nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh.

Cho thấy sự biểu hiện của Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan, nhưng không chỉ ở mức độ hiện tượng đơn lẻ, có tính tự phát nhất thời mà trái lại, có vẻ như chúng đang được phát động như một chiến dịch có mục đích hẳn hoi, có tổ chức điều phối nhịp nhàng.

Vậy mục đích của chúng là gì? Và chúng là ai?

Mục đích của chúng:

Nhìn vào cả bốn sự kiện, người ta đều thấy nét chung là đề cao những giá trị của lá cờ đỏ, tấn công vào những giá trị liên quan đến cờ vàng và phương Tây (Hoa Kỳ). Mục đích chính của chúng không hề khó đoán: Yêu cầu giữ cho được sự chuyên chính Cộng Sản (độc tài về chính trị) và tiếp tục chủ trương chống lại các giá trị phương Tây (Hoa Kỳ) như tự do, dân chủ và nhân quyền.

Chúng là ai:

Tất nhiên, chính là những kẻ hưởng lợi. Thật vậy, cứ điểm mặt những kẻ hưởng lợi, chúng ta sẽ biết ngay ai là kẻ chủ mưu, tổ chức các cuộc tấn công vào đồng bào mình.

Đối với ông Tô Lâm? Thế lực mới cầm quyền của ông Tô Lâm không hưởng lợi gì đối với cuộc tấn công này cả, nếu không muốn nói rằng họ đang bối rối vì cuộc tấn công vào những giá trị của phương Tây (Hoa Kỳ) ngay trước chuyến công du của ông Tô Lâm đến Hoa Kỳ lần đầu tiên với tư cách nguyên thủ quốc gia.

Điều này giải thích lý do việc phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao phải nhanh chóng lên tiếng bênh vực trường Đại Học Fulbright, ngay sau khi ngôi trường này bị tấn công và buộc kênh Truyền Hình Quốc Phòng phải gỡ video đã phát trên kênh.

Giả thiết, ông Tô Lâm là người cải cách nghiêng về phương Tây, chính ông cũng đang là người bị tấn công vì bốn sự kiện như trên. Qua đó, thế lực phát động chiến dịch tấn công lưu ý ông ấy về những giá trị Cộng Sản sắt máu mà ông ấy phải có bổn phận bảo vệ.

Còn lại, hưởng lợi chính. ít nhất gồm ba đối tượng:

  1. Các đối thủ chính trị bị thất sủng trong Đảng vì sự tranh thắng quyền lực của ông Tô Lâm. Đương nhiên, bao gồm số ủy viên Trung Ương Đảng không ăn cánh và lực lượng Công An Nghệ Tĩnh.
  2. Nhóm quân đội: Thể hiện qua sự chủ động tấn công vào trường Đại Học Fulbright Việt Nam của Kênh Truyền Hình Quốc Phòng (thuộc quân đội). Đồng thời, qua nhóm dư luận viên đang nằm dưới thẩm quyền điều hành của trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương là một thượng tướng quân đội, ông Nguyễn Trọng Nghĩa.

Quảng cáo thuê làm dư luận viên phổ biến trên mạng. (Hình: Internet)

  1. Trung Cộng: Trung Cộng là kẻ thù đầu tiên, thường trực và chung cuộc của Việt Nam. Tuy vậy, bốn cuộc tấn công phát động Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan đều không đả động gì đến Trung Cộng. Chưa kể rằng, tấn công vào các giá trị cờ vàng và phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ là có lợi cho Trung Cộng và phe nhóm thân Trung Cộng trong đảng.

Bất luận như thế nào đi nữa, sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan chưa bao giờ mang lại điều tốt lành cho bất kỳ dân tộc, quốc gia nào cả. Trái lại, chúng chỉ mang lại tai ương mà thôi, kể cả cho những kẻ chủ mưu cổ súy hoặc phát động điều đó.


 

Mọi người ơi cứu Minh Chuẩn Lục Yên Yên Bái quê em với ạ

Nguyễn Bình Nhi

Mọi người ơi cứu Minh Chuẩn Lục Yên Yên Bái quê e với ạ. Trong ấy gần sông chảy nước ngập lên tận mái nhà rồi mất điện mất sóng bị cô lập hoàn toàn 2 ngày nay rồi k kêu cứu được. Nhiều người ngồi trên mái nhà phơi mưa cả đêm qua đến giờ vẫn chưa được cứu. Kêu cứu suốt từ hôm qua mà đến bây giờ vẫn chưa có ai vào ứng cứu cả. Bên ngoài thì ngập sâu chạy vào trong thì đồi núi sạt lở dân kb chạy đi đâu. Dân ở chỗ cao tự làm bè đi cứu dân chỗ ngập nhưng đến nơi nước siết k thể vào được lại phải quay về. K có 1 cái áo phao nào. Khổ lắm mn ơi. Lương thực thức ăn gần hết mn nhường nhau để bám trụ mà tới giờ vẫn chưa có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài vào cả. Dân khổ lắm rồi. Giờ vẫn mưa to nước lại dâng cao nữa thì khong biet  sẽ ra sao

Các nơi ngập lụt ít nhiều đều có người đến hỗ trợ nhưng Minh Chuẩn chưa có 1 ai đến ứng cứu cả. Ngập suốt từ Tân Lĩnh vào toàn là biển nước mn ơi cứu với ạ .


 

TÒA GIÁM MỤC BẮC NINH – THƯ KÊU GỌI HỖ TRỢ KHẨN CẤP DO BÃO YAGI

Chính TrựcCông Giáo Rôma

TÒA GIÁM MỤC BẮC NINH – THƯ KÊU GỌI HỖ TRỢ KHẨN CẤP DO BÃO YAGI

Posted on 10/09/2024

Kính thưa Quý Cha, Quý Phó tế, Tu sĩ, Chủng sinh,

cùng toàn thể Anh chị em trong gia đình giáo phận,

Cơn bão Yagi trong những ngày qua đã càn quét qua một số tỉnh miền Bắc, và đã gây ra nhiều thiệt hại về con người và tài sản của người dân, trong đó có cả anh chị em giáo dân thuộc một số giáo xứ thuộc giáo phận Bắc Ninh.

Theo thông tin từ trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, mực nước của các sông: Hồng, Lô, Cầu… đang lên rất nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng, cắt đứt giao thông, cô lập nhiều hộ gia đình, như đang xảy ra tại các xứ họ thuộc thành phố Thái Nguyên; giáo xứ Thường Thắng, Đền Đức Mẹ Chũ… thuộc tỉnh Bắc Giang; giáo xứ Nguyệt Đức thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Diễn biến ngập lụt còn nguy cơ lan rộng thêm trên một số địa bàn khác như Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn; Huyện Yên Phong và Thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh…

Một số anh chị em chúng ta đang gặp khó khăn về cái ăn chốn ở ! Ban Cariatas giáo phận cũng đã liên lạc với các cha có liên hệ để biết tình hình và tìm cách hỗ trợ khẩn cấp.

Ưu sầu và lo lắng của mọi người trong lúc này cũng chính là ưu sầu và lo lắng của mỗi Kitô hữu chúng ta. Xin mọi người hiệp thông trong lời cầu nguyện với nỗi nhọc nhằn của biết bao người đang phải đối diện. Đồng thời, mỗi người cũng được mời gọi chia sẻ, theo cách mình có thể, cho những anh chị em đang phải gian nan khốn khó hơn.

Nguyện xin Chúa ủi an, chữa lành và nâng đỡ chúng ta trong cơn quẫn bách này.

Cùng với quý Cha, tôi xin hiệp thông với anh chị em trong mọi hoàn cảnh.

Làm tại Toà giám mục, ngày 10 tháng 09 năm 2024,

Giuse Đỗ Quang Khang

Giám mục giáo phận Bắc Ninh

https://giaophanbacninh.org/toa-giam-muc-bac-ninh-thu…/…

giaophanbacninh.org

Tòa Giám Mục Bắc Ninh – Thư kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp do bão Yagi – Giáo phận Bắc Ninh


 

Việt Nam: Hãy trả tự do cho nhà báo bị bắt vì bất đồng chính kiến

Ba’o Tieng Dan

09/09/2024

Human Rights Watch

8-9-2024

Blogger Nguyễn Vũ Bình bị truy tố vì ủng hộ dân chủ, nhân quyền

Ảnh: Nguyễn Vũ Bình. © Private

(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng, chính quyền Việt Nam ngay lập tức cần hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích blogger nổi tiếng Nguyễn Vũ Bình.

Công an Hà Nội bắt giữ Nguyễn Vũ Bình, 55 tuổi, vào ngày 29 tháng 2 năm 2024 vì ông bày tỏ quan điểm phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự. Một tòa án ở Hà Nội dự kiến sẽ xét xử vụ án của ông vào ngày 10 tháng 9. Nếu bị kết luận có tội, ông phải đối mặt với bản án lên tới 12 năm tù.

Nguyễn Vũ Bình đã vận động không mệt mỏi cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua”, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Hành vi bày tỏ bất đồng chính kiến một cách ôn hòa của ông không phải là tội hình sự và vụ án nhằm vào ông cần bị hủy bỏ”.

Vụ án xử Nguyễn Vũ Bình là vụ thứ tám kể từ khi Tô Lâm nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tô Lâm lãnh đạo Bộ Công an đầy tai tiếng từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 5 năm 2024, trong thời gian đó công an Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 269 người vì họ đã ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình.

Chỉ trong tháng Tám và tháng Chín này, chính quyền Việt Nam đã kết án và xử phạt ít nhất bảy nhà vận động nhân quyền, trong đó có Nguyễn Chí Tuyến, Trần Minh Lợi, Lê Phú Tuân, Phan Đình Sang, Trần Văn Khanh, Phan Ngọc Dung và Bùi Văn Khang với các bản án tù kéo dài vì phê phán chính quyền.

Nguyễn Vũ Bình từng làm phóng viên cho một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam – Tạp Chí Cộng Sản, suốt gần mười năm. Vào tháng 12 năm 2000 ông xin thôi việc và tìm cách thành lập một chính đảng độc lập. Ông cũng là một trong số vài nhà bất đồng chính kiến muốn thành lập một liên minh chống tham nhũng vào năm 2001.

Công an bắt giữ ông vào tháng 9 năm 2002, với lý do ông nói xấu nhà nước Việt Nam trong thư điều trần gửi Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2002 về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chính quyền cũng nhắm vào ông vì ông lên tiếng phê phán bản hiệp ước đường biên giới nhiều vấn đề với Trung Quốc trong một bài viết được lan truyền trên mạng vào tháng 8 năm 2002.

Trong bản điều trần gửi Quốc hội Hoa Kỳ, Nguyễn Vũ Bình viết: “Tôi luôn luôn quan niệm, chỉ có thể ngăn chặn và xóa bỏ tận gốc tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi thực hiện được điều đó trên phạm vi quốc gia, tức là thành công trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, tất cả những giải pháp đấu tranh bảo vệ nhân quyền cần hướng tới mục tiêu cao nhất mà nhân dân Việt Nam hằng mong ước: tự do cá nhân và dân chủ cho toàn xã hội.”

Tháng 12 năm 2003, một tòa án xử Nguyễn Vũ Bình bảy năm tù, cộng thêm ba năm quản chế, về tội gián điệp, theo điều 80 bộ luật hình sự Việt Nam. Tháng 6 năm 2007, chính quyền Việt Nam phóng thích ông trước thời hạn hai năm ba tháng. Ngay lập tức, ông tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Ông thường xuyên bình luận về nhiều vấn đề xã hội và chính trị của Việt Nam.

Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2024, Nguyễn Vũ Bình đã đăng hơn 300 bài trên Blog Á Châu Tự do. Ông từng viết về vấn đề tham nhũng, quyền lợi đất đai, công an bạo hành, xét xử không công bằng, quyền biểu tình ôn hòa, kinh tế, giáo dục, môi trường, quan hệ Việt – Trung và Trung – Mỹ. Ông cũng viết bài ủng hộ các nhà hoạt động thân hữu đang bị giam cầm, như Lê Anh Hùng, Nguyễn Thúy Hạnh và các thành viên Hội Anh em Dân chủ. Nhưng hơn hết, Nguyễn Vũ Bình viết để vận động cho một nền dân chủ và pháp quyền thực sự ở Việt Nam.

Trong bài viết gần đây nhất, “Những khía cạnh tích cực của Phong trào Dân chủ giai đoạn khó khăn, trầm lắng” đăng một tuần trước khi ông bị bắt, ông nói rằng các nhà vận động dân chủ và nhân quyền Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ các gia đình của các nhà hoạt động thân hữu ngay trong lúc chính quyền tiếp tục đàn áp.

Nguyễn Vũ Bình đã hai lần được nhận giải thưởng uy tín Hellmann/ Hammett dành cho những người cầm bút là nạn nhân bị đàn áp chính trị, vào các năm 2002 và 2007.

“Điều thật lố bịch là chính quyền Việt Nam – vốn đã nắm độc quyền toàn bộ báo chí truyền thông và bảo đảm rằng nền báo chí truyền thông này chỉ đăng những gì chính quyền muốn nghe – lại không thể nuốt trôi vài lời phê bình từ một tiếng nói độc lập đơn độc như Nguyễn Vũ Bình”, bà Gossman nói. “Đến khi nào thì lãnh đạo Việt Nam mới học được cách dung thứ các tiếng nói bất đồng chính kiến, và đến khi nào thì các quốc gia có quan hệ thân cận với Việt Nam mới lên tiếng về tình trạng áp bức ở đó?


 

Nóng: Bão Số 3 Càn Quét: Sập Cầu, 71 Người Chết và Mất Tích, Hơn 700 Người Bị Thương”

Ba’o Dat Viet

September 9, 2024

Theo thông tin từ các cơ quan truyền thông trong nước, cơn bão số 3, một trong những trận bão lớn nhất trong ba thập kỷ qua trên Biển Đông, đã đổ bộ và tàn phá nặng nề 26 tỉnh thành miền Bắc từ ngày 7 đến 9/9. Mưa lớn không ngừng trong ba ngày liền, kết hợp với địa hình miền núi hiểm trở, đã dẫn đến lũ quét và sạt lở đất, đặc biệt là tại các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Thiệt hại về người lên tới con số 71, trong đó có 49 người đã xác nhận thiệt mạng và 22 người còn đang mất tích. Phần lớn nạn nhân tử vong do sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, trong khi hàng trăm nghìn người đang đối mặt với khó khăn chồng chất. Không chỉ gây ra con số thương vong lớn, bão còn làm 732 người bị thương nghiêm trọng, làm quá tải các cơ sở y tế tại nhiều nơi.

Về thiệt hại vật chất, các cơ quan chức năng ghi nhận 136.228 ha lúa bị ngập úng, hàng chục nghìn hecta hoa màu và các loại cây ăn quả cũng chịu tác động. Ngoài ra, hàng nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản, một trong những nguồn kinh tế chủ lực của nhiều đ≠ịa phương, cũng bị cuốn trôi. Điều này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất mà còn khiến nhiều gia đình nông dân rơi vào cảnh mất trắng.

Hệ thống hạ tầng điện, đường sá, viễn thông tại các tỉnh như Quảng Ninh, Cao Bằng và Hải Phòng chịu thiệt hại nặng. Nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, gây chia cắt giao thông, trong đó có cây cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập, khiến 8 người mất tích khi di chuyển qua khu vực này. Các cơ quan chức năng địa phương đã và đang cố gắng khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích cũng như hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, các dự báo thời tiết cảnh báo rằng mưa lớn có thể tiếp tục kéo dài đến hết ngày 11/9, khiến nguy cơ lũ quét và sạt lở đất càng tăng cao. Các địa phương đã yêu cầu người dân sơ tán khỏi những khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là những nơi đã chịu ảnh hưởng trong đợt mưa trước. Lực lượng cứu hộ đang làm việc không ngừng nghỉ, không chỉ để hỗ trợ tìm kiếm mà còn cung cấp nhu yếu phẩm cho hàng chục nghìn người dân bị mắc kẹt.

Trong tình hình này, chính quyền gần như bất lực về việc cứu hộ ở nhiều nơi, công tác khắc phục và tái thiết hạ tầng đang gặp phải nhiều thách thức lớn. Nhiều nơi bị cô lập, khiến cho việc tiếp cận và cứu trợ bị chậm trễ. Mặc dù các cơ quan chức năng đang nỗ lực tối đa, nhưng dự báo tiếp theo về mưa lớn càng làm tăng thêm áp lực. Các phương tiện như xuồng cứu hộ, máy bay trực thăng đã được huy động đến các vùng bị cô lập để đảm bảo rằng người dân không bị thiếu lương thực, nước uống.

Thiệt hại về kinh tế cũng được ước tính là khổng lồ. Không chỉ là các diện tích lúa và hoa màu bị mất trắng, mà còn hàng loạt cơ sở sản xuất bị hư hại nặng nề. Các doanh nghiệp trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển, đã ghi nhận những tổn thất nặng nề khi nhiều lồng bè bị phá hủy hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc ngập úng kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các kế hoạch sản xuất sau này, đẩy nông dân vào tình thế khó khăn.

Tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chính quyền địa phương đã cố gắng huy động lực lượng quân đội và cảnh sát vào công tác cứu trợ. Nhiều tuyến đường bị chia cắt bởi đất đá sạt lở đã dần được thông tuyến, tuy nhiên công việc này vẫn diễn ra rất chậm do điều kiện thời tiết xấu. Các đội cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm những người mất tích, dù hy vọng ngày càng ít dần.

Tổng cộng, theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai của Cộng Sản Việt Nam, số người chết, mất tích và bị thương vẫn tiếp tục tăng. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải ưu tiên hàng đầu cho công tác cứu hộ cứu nạn và đảm bảo an toàn cho người dân trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp.

Các chuyên gia nhận định rằng với mức độ thiệt hại hiện tại, quá trình tái thiết sau bão sẽ mất rất nhiều thời gian và nguồn lực. Điều quan trọng lúc này là chính quyền cần có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt, trong khi vẫn duy trì cảnh giác cao độ trước các diễn biến thời tiết bất thường trong thời gian tới.


 

Cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ bị sập

Kim Dao Lam

Fb Rise

Khoảng hơn 10h sáng nay 9/9/2024, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) khu vực hạ lưu Sông Hồng, đã bất ngờ đổ sập.

Mực nước sông Hồng khoảng 9h sáng lên rất cao, chảy xiết khiến 2 mố cầu Phong Châu bị sập. Theo nhân chứng tại hiện trường đã có rất nhiều người và phương tiện đang đi trên cầu bị rớt xuống sông. Hiện chưa rõ số lượng người sống chết thế nào, chưa thống kê được thiệt hại.

Thái Nguyên nước ngập lên tận mái nhà

Yên Bái, Sapa, Lào Cai sạt lở đất.

Bà con lưu ý lũ trên các sông ở trung du và miền núi phía Bắc đang dâng lên rất nhanh.

Cầu mong mọi người bình an!

____

RISE – Tổ chức tiên phong tại Việt Nam trong đào tạo, thúc đẩy và liên kết các phong trào dựa vào người dân để mang lại thay đổi xã hội.

#rise #thaydoitrongtamtay


 

XÓT XA VÔ CÙNG: NGƯỜI MẸ BẤT LỰC NHÌN BÈ VÀ CON TRAI BỊ CUỐN RA BIỂN

XÓT XA VÔ CÙNG: NGƯỜI MẸ BẤT LỰC NHÌN BÈ VÀ CON TRAI BỊ CUỐN RA BIỂN
“Hòa ơi, quay lại đi. Mất sạch rồi. Trắng tay rồi”, bà Ngoan, 63 tuổi, khóc nấc, ngồi sụp xuống bờ kè ở ven bờ biển huyện đảo Vân Đồn gào khóc trong vô vọng khi thấy chiếc bè của gia đình có con trai bà là anh Hoà 39 tuổi, đang băng băng ra biển.
Chân tay run lập cập, bà Ngoan phải nhờ người đứng cạnh bấm giúp điện thoại gọi con trai, nhưng sóng điện thoại không có. Tiếng khóc, tiếng người gọi nhau, tiếng gió bão rít từng cơn, cùng tiếng mưa xối xả khiến bà ám ảnh.
Hai mẹ con bà không có nhà cửa trên đất liền, duy nhất có chiếc bè dài 6 m, rộng 6 m làm nơi sinh sống.
Thương lắm bà con ngư dân, những người chịu thiệt hại trực tiếp từ cơn bão
Nguồn: VnExpress