Bầy đàn tứ trụ CSVN làm ‘rạng danh’ xứ sở!-Đặng Đình Mạnh

Ba’o Nguoi-Viet

November 14, 2024

Chuyện Vỉa Hè

Đặng Đình Mạnh

Sau khi nhậm chức vào hạ tuần Tháng Mười, ông Lương Cường đã có chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của mình trong cương vị tân chủ tịch nước. Theo thông tin chính thức, ông sẽ đến hai quốc gia Nam Mỹ gồm Chile và Peru để tham dự tuần lễ hội nghị cấp cao APEC.

Nhưng xem ra, chuyến công du đầu tiên của ông tân chủ tịch nước trở nên đáng nhớ hơn khi một trong số cảnh vệ của ông đã bị cảnh sát Chile bắt giữ với cáo buộc quấy rối tình dục. Ngay sau đó, như một động thái “đánh chó nể mặt chủ” khi ông Lương Cường đang là quốc khách của quốc gia này, thay vì bị khởi tố hình sự, người cảnh vệ này chỉ bị trục xuất khỏi Chile và cấm nhập cảnh trở lại trong vòng hai năm.

Ông Lại Đắc Tuấn, cận vệ của Chủ Tịch Nước Lương Cường, ra tòa ở Chile vì “lạm dụng tình dục” và bị trục xuất về nước. (Hình: Báo Chile)

Tuy ông Lương Cường không phải là thủ phạm trong vụ bê bối tình dục, thế nhưng, từ nay cho đến hết sự nghiệp chính trị của ông Lương Cường, câu chuyện đáng xấu hổ tại Chile sẽ còn gắn chặt mãi với danh tính ông tân chủ tịch nước, một chức vụ bị xem là có “huông” “lành ít, dữ nhiều” từ đời Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang.

Từ trước đến nay, chức vụ chủ tịch nước vốn thường bị xem thường với vai trò “kèn trống,” vì vai trò nặng về tính chất nghi lễ của chức vụ hơn là thực quyền. Tuy vậy, chức vụ này vẫn được chế độ Cộng Sản trong nước xếp vào nhóm tứ trụ, tức là một trong bốn chức vụ có quyền lực bậc nhất trong hệ thống chính trị.

Chức vụ thứ hai trong tứ trụ là chủ tịch Quốc Hội.

Thượng tuần Tháng Bảy, 2018, chủ tịch Quốc Hội bấy giờ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân có chuyến công du chính thức đến Nam Hàn theo lời mời từ chủ tịch Quốc Hội Nam Hàn.

Có lẽ đây là một cơ hội tốt để bà ấy diện 300 chiếc áo dài mà công chúng đã từng xuýt xoa khi được nhà thiết kế áo dài cho bà ấy, vô tình tiết lộ công khai.

Thế nhưng, những tà áo dài công, phượng vô cùng lộng lẫy của bà ấy, đã chìm khuất trước thông tin làm bùng nổ mạng xã hội về chiếc chuyên cơ của bà chủ tịch Quốc Hội đã chở theo chín người “vượt biên có phép” để “nhập cư trái phép” dưới danh nghĩa doanh nhân Việt Nam tháp tùng bà chủ tịch xinh đẹp!

Cũng bà Nguyễn Thị Kim Ngân, công chúng hẳn chưa quên cảm giác ủ ê đến đỏ mặt khi nhắc đến sự kiện vào Tháng Năm, 2016, khi bà ấy đưa ông Obama, tổng thống Hoa Kỳ đi thăm ao cá trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch… Trong một phút “hiện nguyên hình” bản chất, bà ấy đã hắt cả xô thức ăn vào hồ cá, khiến vị quốc khách mắt mở chữ O, mồm há chữ A đầy kinh ngạc…

Trong phi vụ ngoại giao đầy tai tiếng đến Nam Hàn nói trên, ít nhất cũng có điểm son hiếm hoi của hệ thống truyền thông Việt Nam khi họ đưa tin rầm rộ lên mặt báo.

Vì lẽ, không phải bê bối nào của lãnh đạo cũng đều được truyền thông trong nước đưa tin tận tình như vậy. Câu chuyện dưới đây về một chức vụ tứ trụ khác là một trường hợp điển hình.

Cách nay hơn hai năm, vào một ngày trung tuần Tháng Năm, 2022, phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, dẫn đầu có chuyến công du tại Hoa Kỳ để tham gia Hội Nghị Hoa Kỳ-ASEAN.

Khi ông thủ tướng cùng phái đoàn của mình đang nói chuyện phiếm để chờ hội kiến song phương với ông Anthony Blinken, ngoại Trưởng Hoa Kỳ, một máy ghi hình của truyền thông Hoa Kỳ đã thu trọn vẹn hình ảnh ông Phạm Minh Chính đang chửi thề theo cách không thể côn đồ hơn được “rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì.”

May mắn, nước chủ nhà Hoa Kỳ đã không chấp nê. Cho nên, video ghi hình ông thủ tướng Việt Nam chửi thề không trở thành một sự cố ngoại giao. Nhưng rõ ràng, nó đã để lại ấn tượng vô cùng xấu về quan chức cao cấp Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế văn minh.

Video ấy đã lan truyền đi khắp hệ thống truyền thông thế giới như một scandal (vụ tai tiếng), thế nhưng, truyền thông Việt Nam có mắt như mù, có miệng như câm trước thông tin ấy. Không chỉ câu chuyện về ông thủ tướng chửi thề như một kẻ côn đồ đường phố, mà dưới đây còn có câu chuyện về một tứ trụ khác cho đủ mâm, đủ bát.

Đầu Tháng Chín, 2022, ông Bùi Tuấn Lâm, một công dân sinh sống tại Đà Nẵng bị bắt giữ. Sau đó, ông bị tuyên mức án năm năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước…”

Ông còn có một danh xưng khác là Peter Bui, nhưng thật ra, công chúng biết đến ông nhiều hơn với danh xưng “Thánh Rắc Hành” khi ông nhại lại những thước phim loan truyền trên mạng xã hội về “Thánh rắc muối-Salt Bae,” có tên thật là Nusret Gökçe, đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ và là ông chủ của chuỗi nhà hàng sang trọng vốn rất nổi tiếng về món ăn bò dát vàng. Công chúng tin rằng ông Bùi Tuấn Lâm đã phải trả giá khi dám “trêu” ông Tô Lâm, khi ấy đang là bộ trưởng Bộ Công An siêu quyền lực.

Trong một video dài 41 giây, được đăng tải ngày 3 Tháng Mười Một, 2021, trên tài khoản TikTok của Nusret Gökçe với gần 11 triệu người theo dõi, ông ấy tự tay chế biến và phục vụ món bò dát vàng. Trong video, ông cắt miếng thịt bò dát vàng và đút ăn tận miệng cho Bộ Trưởng Tô Lâm.

Ông Lại Đắc Tuấn khoe nhiều hình ảnh mình đi công tác trên trang cá nhân. Trang này đã bị khóa lại. (Hình: Facebook Tuấn Lại Đắc)

Rất có thể ông Tô Lâm là khách được mời bữa ăn xa hoa đó. Hoặc giả, ông cũng có thể thừa khả năng để thanh toán bữa ăn có giá trị tương đương bằng 80 tấn lúa tại Việt Nam. Thế nhưng, vào thời điểm đất nước chỉ vừa thoát khỏi cơn đại dịch COVID-19 gây thiệt hại vô cùng lớn về nhân mạng lẫn tiền của, việc một quan chức cao cấp ăn uống, sống xa hoa một cách công khai như thế là không phù hợp và đúng đắn về phương diện đạo đức xã hội, nhất khi mình là một công bộc của dân.

Để tham khảo, trong một trường hợp tương tự từ trước đó đúng một thập niên. Năm 2011, Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi đã tổ chức những bữa tiệc tình dục xa hoa và trác táng khét tiếng. Dĩ nhiên, là một tỷ phú, ông hoàn toàn có đủ khả năng để chi trả những bữa tiệc như thế, nhưng điều đó vẫn không thể xem là phù hợp và đúng đắn khi hoàn cảnh nước Ý lúc ấy đang có nguy cơ lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, y như trường hợp Hy Lạp đã vỡ nợ trước đó không lâu.

Thế nên, ông đã bị công chúng chỉ trích dữ dội về phương diện đạo đức xã hội, cho dù những bữa tiệc xa hoa của ông ấy hoàn toàn mang tính cách riêng tư.

Không chỉ hình ảnh tai tiếng bò dát vàng ở Anh Quốc. Mà hình ảnh ông Tô Lam tìm “phao thi” trong phần vấn đáp tại trường Đại Học Columbia, nhân chuyến công du Hoa Kỳ vào hạ tuần Tháng Chín, 2024, khi ông ấy đã giữ chức vụ tổng bí thư cũng lại là một thảm họa về hình ảnh lãnh đạo Việt Nam.

Trên đây chỉ là số ít trong vô vàn câu chuyện cười ra nước mắt của đầy đủ mâm tứ trụ: Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội, thủ tướng và tổng bí thư trong những chuyến công du “mang chuông đi đánh xứ người” đầy tai tiếng. Theo đó, những chuyến công du có mang lợi ích gì cho đất nước thì chưa rõ, nhưng nỗi quốc nhục cho xứ sở thì không có gì có thể rõ hơn được nữa.

Phải chịu đựng Cộng Sản độc tài cùng với những lãnh đạo như kể trên, xem ra, người dân Việt Nam thật vô phúc không biết đến khi nào?


 

Cận vệ Lương Cường ở Chile ‘lạm dụng tình dục’ từng nhận huân chương

Ba’o Nguoi-Viet

November 13, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong lúc các báo ở Việt Nam tiếp tục giữ im lặng vụ ông Lại Đắc Tuấn, viên cảnh vệ tháp tùng ông Lương Cường, chủ tịch nước CSVN, thăm chính thức Chile bị bắt và trục xuất vì tội “lạm dụng tình dục,” mạng xã hội rò rỉ tin ông này được trao huân chương.

Theo một ảnh chụp văn bản được chia sẻ nhiều trên Facebook hôm 14 Tháng Mười Một, ông Lại Đắc Tuấn, 59 tuổi, phó trưởng phòng Hậu Cần, Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ, Bộ Công An Việt Nam, là một trong năm người được trao huân chương “Bảo Vệ Tổ Quốc” hạng ba hồi Tháng Bảy năm ngoái.

Ông Lại Đắc Tuấn khoe nhiều hình ảnh mình đi công tác trên trang cá nhân. (Hình: Facebook Tuấn Lại Đắc)

Văn bản nêu trên do bà Võ Thị Ánh Xuân, phó chủ tịch nước, ký hôm 5 Tháng Bảy, 2023.

Việc trao huân chương cho ông Tuấn và những người khác cùng đợt được giải thích là vì họ “đã có thành tích xuất sắc trong quá trình huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng công an…”

Văn bản này ban đầu được đăng tải trên trang web Văn Phòng Chủ Tịch Nước, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ.

Trong khi đó, trang Facebook Tuấn Lại Đắc được cho là của ông Tuấn, hiện bị các Facebooker để lại nhiều bình luận tiêu cực.

Facebooker “Ta Quoc Thang” bình luận: “Làm trong ngành giữ vị trí đặc biệt quan trọng mà còn chơi Facebook công khai thế này là toi rồi đồng chí ơi. Bị ‘phốt’ là phải nhanh tay khóa ngay Facebook, chứ ai còn để công khai thế này cho cả thiên hạ biết hết à?”

Facebooker “Duc Le” cho biết: “Tôi nghĩ là bạn bị chúng gài đúng không? Người CSVN bây giờ đi đến đâu cũng không ai có cảm tình đâu, đó là do chế độ thối nát đã tạo ra con người bần tiện, tham lam ngu dốt và thù hằn ích kỷ.”

Việc ông Tuấn không cập nhật Facebook cũng như không xóa các bình luận tiêu cực khiến dấy lên suy đoán rằng ông này hiện đã bị khống chế trong lúc chờ đảng ra biện pháp kỷ luật.

Không rõ liệu ông Tuấn có đi theo ông Lương Cường sang Peru dự Hội Nghị APEC hay phải về Việt Nam ngay lập tức sau vụ bê bối.

Nguồn tin riêng của nhật báo Người Việt cho biết ông Tuấn từng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại Học Y Hà Nội trước khi tham gia Lực Lượng Cảnh Vệ.

Las Ultimas Noticias tường thuật rằng sự việc xảy ra tối Chủ Nhật, 10 Tháng Mười, tại khách sạn Sheraton, nơi phái đoàn ông Lương Cường cư ngụ, trong chuyến thăm Chile từ ngày 9 đến ngày 12 Tháng Mười Một, trước khi đến Lima, Peru, dự hội nghị thượng đỉnh APEC.

Nữ nhân viên khách sạn khai rằng ông Tuấn yêu cầu cô mang thức uống lên phòng. Khi cô bước vào phòng, ông Tuấn, lúc đó mặc đồ lót, đóng cửa lại và yêu cầu cô đấm bóp (massage). Cô này báo cảnh sát, và ông Tuấn bị bắt ngay đêm đó.

Ông Lại Đắc Tuấn là một trong năm người được trao huân chương “Bảo Vệ Tổ Quốc” hạng ba hồi Tháng Bảy năm ngoái. (Hình: Chụp qua màn hình)

Hình ảnh và video cho thấy, ông Tuấn ra tòa hôm Thứ Hai, 11 Tháng Mười Một, tay bị còng, ngồi trước mặt Chánh Án Ely Rothfeld.

Ông Tuấn phủ nhận có hành vi lạm dụng tình dục, nói rằng chỉ yêu cầu cô nhân viên xoa bóp vùng đầu.

Sau đó, theo AP tiếng Tây Ban Nha, ông Tuấn được thả theo một số điều kiện, bao gồm phải rời Chile trong vài giờ đồng hồ, không được tiếp xúc với nạn nhân, và không được tái nhập cảnh Chile trong ít nhất hai năm.

Ông Alberto van Klaveren, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Chile, cũng xác nhận có vụ này và nói rất lấy làm tiếc. Ông cũng cho biết có nói chuyện với ông Bùi Thanh Sơn, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Ông Sơn xin lỗi và hứa “sẽ hoàn toàn hợp tác để giải quyết vấn đề.” (N.H.K) [kn]


 

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục trong chuyến thăm Chile

BBC

Báo chí Chile đăng bài về vụ việc cán bộ an ninh Việt Nam bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục

12 tháng 11 2024

Tòa án tại Chile đã ra phán quyết vào thứ Hai rằng một thành viên trong phái đoàn của Chủ tịch nước Lương Cường, người vừa có chuyến thăm chính thức tới quốc gia Nam Mỹ này, phải rời khỏi Chile và không được phép nhập cảnh trở lại trong ít nhất hai năm sau khi bị cáo buộc lạm dụng tình dục.

Bộ Ngoại giao Chile hôm 11/11 đăng thông cáo chính thức cho biết vào đêm Chủ nhật 10/11, một thành viên đội an ninh của phái đoàn Việt Nam đang thăm chính thức Chile đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục.

Người này đã ngay lập tức bị bắt giam.

“Bộ Ngoại giao vô cùng lấy làm tiếc về sự việc xảy ra gây ảnh hưởng đến người khiếu nại và sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan chức năng theo bất kỳ cách nào cần thiết,” thông cáo trên website của Bộ Ngoại giao Chile viết.

Quảng cáo

BBC News Tiếng Việt đã gửi thư điện tử tới Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Chile đề nghị bình luận về vụ việc.

Một số trang báo tiếng Tây Ban Nha của Chile đã đồng loạt đăng tin này hôm thứ Hai 11/11.

Vụ việc cũng được hãng tin AP đăng tải.

Lạm dụng tình dục

Hàng loạt trang báo tiếng Tây Ban Nha ở Chile đã viết bài tường thuật rất đậm về vụ việc.

Theo đó, nhân vật bị cáo buộc lạm dụng tình dục tên là Lai Dac Tuan (tiếng Việt không dấu), 59 tuổi, trưởng đội an ninh bảo vệ chuyến công du của Chủ tịch nước Lương Cường.

Theo tìm hiểu của BBC News Tiếng Việt, ông này là một cán bộ sĩ quan tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.

Một bài đăng trên mạng xã hội X của nhà báo Javier Olivares người Chile chia sẻ thông tin vụ việc và hình ảnh người đàn ông được cho là sĩ quan an ninh bị cáo buộc.

Báo Las Últimas Noticias tiếng Tây Ban Nha tường thuật lại vụ việc như sau:

Sự việc xảy ra vào tối Chủ nhật 10/11 tại khách sạn Sheraton, nơi đoàn đại biểu Việt Nam tháp tùng Chủ tịch nước Lương Cường trong chuyến thăm chính thức Chile lưu trú.

Nạn nhân là nhân viên khách sạn cho biết viên sĩ quan an ninh của Việt Nam đã yêu cầu cô mang đồ uống lên phòng.

Khi cô đến, ông này đang mặc đồ lót và đóng cửa lại rồi ra hiệu yêu cầu cô mát xa.

Sau đó, nữ nhân viên này đã tố cáo vụ việc lên cảnh sát và nghi phạm đã bị bắt giam ngay trong đêm Chủ nhật 10/11.

Tới ngày hôm sau, ông ta đã xuất hiện trước Tòa án Bảo lãnh số 8 ở Santiago với cáo buộc phạm tội lạm dụng tình dục người trên 14 tuổi một cách bất ngờ và/hoặc không có sự đồng ý.

Viên sĩ quan công an Việt Nam tham dự phiên tòa trong tư thế bị còng tay sau khi bị giam vào đêm Chủ nhật.

Trước tòa, ông ta phủ nhận mình có hành vi lạm dụng tình dục. Ông ta nói rằng mình chỉ yêu cầu xoa bóp vùng đầu.

Công tố viên phụ trách vụ án Félix Rojas đã đề nghị một “giải pháp thay thế”, đó là một thỏa thuận với sự đồng ý của cả nạn nhân lẫn người bị cáo buộc và luật sư của họ.

“Dàn xếp này được gọi là đình chỉ tố tụng có điều kiện, và nó có nghĩa là trong thời gian thỏa thuận có hiệu lực, trong trường hợp này là hai năm, bị cáo phải tuân thủ các điều kiện: cấm quay trở lại Chile, cấm tiếp cận nạn nhân,…” công tố viên Félix Rojas nêu chi tiết.

Thẩm phán Ely Rothfeld giải thích chậm rãi để người phiên dịch nhắc lại nội dung kết luận của phiên tòa.

“Theo Điều 366 của Bộ luật Hình sự về tội lạm dụng tình dục, hành vi này không bị coi là tội phạm và có mức hình phạt thấp hơn, nên biện pháp được đưa ra là đình chỉ tố tụng có điều kiện. Một thỏa thuận với Văn phòng Công tố là hành vi của ông ta phải được giám sát trong hai năm.”

Thẩm phán nói tiếp rằng thỏa thuận có nghĩa là viên sĩ quan công an Việt Nam “phải rời khỏi đất nước vào thời điểm này và không được quay lại Chile trong vòng hai năm. Bây giờ ông sẽ được tự do, ông sẽ đến thẳng đại sứ quán Việt Nam ở Chile…”

Nghi phạm đã được tự do với điều kiện ông ta không được tiếp cận nạn nhân và, do đó, không thể quay lại khách sạn nơi xảy ra sự việc.

Viên sĩ quan công an Việt Nam trả lời bằng tiếng Việt rằng mọi thứ đều “ổn”, theo bản dịch của phiên dịch viên. Tại lối ra của tòa án, công tố viên Félix Rojas giải thích rằng thủ tục rút gọn không liên quan gì đến chức vụ của người bị tố cáo.

“Các quy định là khách quan và áp dụng cho tất cả mọi người,” ông nói.

Ngoại trưởng Chile Alberto van Klaveren nói với báo chí rằng ông đã nói chuyện với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.

Ông Sơn đã xin lỗi về vụ việc và cho biết “Việt Nam sẵn sàng hợp tác hết mình để làm rõ vụ việc này”, theo tường thuật của đài phát thanh Cooperativa của Chile.


 

Nhìn đâu cũng thấy “điểm nghẽn” – Thái Hạo

Ba’o Tieng Dan

Thái Hạo

9-11-2024

Xã hội Việt Nam nhìn đâu cũng thấy “điểm nghẽn”. Tôi chỉ nói một điểm thôi, cái “điểm nhỏ” và từ lâu đã bị coi là “tiểu tiết”, quen thuộc tới mức dường như đã không ai còn thấy nó là vấn đề nữa cả, đó là chuyện “chạy việc”.

Hãy hình dung, giáo dục làm sao mà không đổ nát khi giáo viên phải bỏ tiền ra để chạy việc? Ai cũng biết ai cũng thấy, ai cũng nói về nó, nhưng là với một tâm lý rất đỗi bình thường như là việc tất yếu. Ít thì dăm chục một trăm, nhiều như thành phố có thể mấy trăm, thậm chí nghe nói còn lên đến tiền tỉ. Vì sao phải chạy, chạy ai, ai nhận tiền, tiền về đâu? Trả lời những câu hỏi ấy sẽ đụng đến “điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn”.

Từ “xin việc” đến chạy việc, rồi mua việc, nó lù lù trong xã hội như con voi đứng giữa phòng, nhưng không ai còn thấy giật mình nữa, thậm chí nhiều người không còn nhìn thấy con voi nữa, dù nó vẫn đứng đó và có vẻ ngày càng to béo phì nộn. Đó là một sự bất thường, phi lý đến cùng cực, nhưng cứ tồn tại, cứ “phát triển”, cứ điềm nhiên.

Nhà giáo (hay bất cứ nhà nào cũng thế), một khi đã bỏ tiền ra chạy việc, nghĩa là họ đã đặt xuống chân họ lòng trung thực, tự trọng, tính liêm sỉ; mua việc, thì họ tiếc tiền chứ đâu tiếc việc nữa, họ bị phụ thuộc và buộc phải đánh mất tư thế nghiêm trang của bản thân. Còn việc hay mất việc, được làm chỗ tốt hay chỗ xấu, chỗ ngon hay chỗ dở, là do người khác ban/bán cho. Mua rồi nhưng cũng chẳng có quyền sở hữu suốt đời, nó sẽ bị tước đi nếu có người “không vui”. Thế là bất an, là lo sợ, là nô lệ. Cái tư cách của một nhà giáo đã mất đi hoàn toàn khi họ “xuống tiền”, thế thì dạy dỗ ai đây? Sẽ giáo dục điều gì cho học sinh?

Dân gian tổng kết rằng, khi nhỏ chạy lớp chạy trường, lớn lên chạy điểm, ra trường chạy việc, có việc chạy chỗ, có chỗ chạy thi đua… Bỏ vốn ra chạy tức là đi buôn lậu, buôn lậu thì phải thu hồi vốn, phải có lời. Người ta chỉ còn nghĩ đến tiền và sự an toàn, ai còn nhớ gì tới trách nhiệm và lương tâm. Cứ chạy suốt đời như thế, thời gian tâm trí đâu mà làm việc nữa?

Nói những chuyện to tát, tốt thôi, nhưng cái nhọt trong bàn tay như chuyện chạy việc mà không lể đi, thì chẳng ai còn làm gì nên cơm cháo nữa cả. Cả một xã hội giả vờ làm việc, giả vờ “cống hiến”, giả vờ tử tế. Ai cũng biết với ai là giả vờ cả, nhưng cứ diễn cứ múa với nhau, cứ hô hào, cứ khẩu hiệu, cứ quyết tâm. Một xã hội chạy việc thì dần dà chỉ còn đa số là những kẻ vô sỉ và dốt nát trong bộ máy, người tài và ngay thẳng ra đi. Sự lụn bại mỗi lúc một sâu.

Con người là quan trọng, nhưng để có con người cho ra người thì cần một cơ chế, một phương pháp tuyển dụng thật sự khoa học để đảm bảo tính minh bạch và liêm chính, chọn được người giỏi người tốt, thải loại những kẻ kém cỏi cơ hội.

Đó cũng là cách căn bản để vực dậy đạo đức xã hội. Một xã hội công bằng (chỉ người tài giỏi và tử tế là được trọng dụng, và phải được sống đường hoàng) thì con người sẽ phải nỗ lực mà thực học thực làm, phải tốt lên, phải sống cho tử tế lên. Phục sinh, xây dựng, kiến tạo đạo đức và văn hóa, không thể bằng giáo điều, nó cần những hành động thực tế căn cứ trên các phương pháp khoa học. Có thể bắt đầu từ đây, đó là cái câu chuyện nhức nhối trong tuyển dụng con người. Không dễ, vì nó có căn nguyên từ “điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn”, nhưng chẳng lẽ cứ mãi vờ như không thấy để đứng nhìn xã hội mỗi lúc một tan hoang?


 

GIÁ TRỊ BẰNG ĐẠI HỌC VNCH

“Tại sao bằng đại học của Việt Nam Cộng Hòa có giá trị ở hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới trước 1975 ?”

  1. Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa dựa trên 3 yếu tố : Tự Do – Nhân Bản – Khai Phóng. Trong việc học tập hàng ngày, giá trị cá nhân, thế mạnh của từng em học sinh đều được chú trọng để phát huy, đào tạo và phát triển thành tài năng trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
  2. Tuyệt đối tôn trọng tính tự do tư tưởng của các em học sinh ngay từ tuổi thiếu niên.
  3. Lấy các giá trị đạo lý dân tộc và nhân bản làm nền tảng để phát triển xã hội, xây dựng đất nước văn minh.
  4. Ngay từ lớp 7 đến lớp 9 các em học sinh đã được làm quen với nghệ thuật và khả năng thuyết trình để bảo vệ các quan điểm cá nhân độc lập và logic của mình.
  5. Từ lớp 10 học sinh sẽ bắt đầu trâu dồi về khả năng hùng biện để khi lên đại học hoàn toàn có thể trình bày, diễn thuyết trước đám đông về một đề tài khoa học – xã hội nào đó của mình một cách chặt chẽ, thuyết phục.
  6. Anh ngữ tuy không phải là ngôn ngữ thứ hai nhưng số tiết học Anh ngữ rất cao. Rất nhiều học sinh lớp 11 và 12 hoàn toàn có thể đọc sách, tạp chí nước ngoài ngay từ nguyên bản.
  7. Đến lớp 11 – 12, học sinh bắt đầu làm quen với môn triết học, được tiếp cận và tự do nghiên cứu tất cả các triết thuyết và tư tưởng của những nhà tư tưởng có ảnh hưởng quan trọng nhất của nhân loại và trên thế giới. Giáo dục thời VNCH vẫn giới thiệu các học thuyết đối lập với chủ nghĩa tự do như Các Mác – Ăn-ghen, Lê Nin, Mao Trạch Đông và thuyết cộng sản, chủ nghĩa xã hội…. cùng với tài liệu đầy đủ. Nền giáo dục tự do khai phóng không kiểm duyệt giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức mở, từ đó sẽ có tư duy và cách nhìn nhận đa chiều thay vì tìm cách nhồi sọ chỉ với 1 học thuyết cực đoan nào đó.
  8. Con người không ai hoàn hảo và có thể mắc sai lầm. Nhờ xã hội được xây dựng bằng sự bao dung và tính thiện lương nên những ai mắc sai lầm không bị kỳ thị và vẫn được tạo điều kiện tái hoà nhập xã hội một cách công bằng và tự trọng.
  9. Học xong trung học, tất cả các học sinh đều có ý thức về nhân quyền, dân quyền, quyền ứng cử, quyền tranh cử và luôn đặt TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM lên trên hết.
  10. Thời Việt Nam Cộng Hòa lương giáo viên, bác sĩ, y tá thuộc diện cao nhất. Giáo dục được nâng lên tầm Quốc Sách để xây dựng thành chiến lược phát triển quốc gia.

Dù VNCH vẫn chưa hoàn hảo nhưng vẫn là một thể chế Tự Do tốt nhất, nơi đã đào tạo ra được những con người có nhân cách và có tri thức đáng tự hào nhất trong lịch sử dân tộc đương đại.

Đó là lý do bằng đại học của Việt Nam Cộng Hòa cấp được công nhận và đánh giá cao ở hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới trước năm 1975.

(Chia sẻ từ FB Trầm Mộc)


 

Yêu cầu dẫn độ bà Nhàn từ Đức về Việt Nam thất bại, vì sao?-Bình Thiên/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

November 5, 2024

Bình Thiên/SGN

Cuối Tháng Mười, Bộ Trưởng Bộ Công An Lương Tam Quang dẫn đầu một phái đoàn cao cấp sang thăm và làm việc tại Bộ Nội Vụ Liên Bang Đức. Chuyến thăm này đáng lẽ phải được tiếp đón bởi người đồng cấp của ông Quang, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Nancy Faeser. Tuy nhiên, trái với thông lệ ngoại giao thông thường, bà Faeser ủy quyền cho Thứ Trưởng Hans-Georg Engelke, tiếp đón. Cuộc hội đàm diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ.

Nữ phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Đức phát biểu về chuyến thăm một cách khái quát: “Trọng tâm là các vấn đề hợp tác song phương và quốc tế, đặc biệt là các vấn đề an ninh và đấu tranh chống tội phạm, như chống ma túy và buôn bán người.” Bà cũng cho biết thêm rằng: “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng đã được thảo luận.”

Tuy nhiên, dư luận Việt Nam cho rằng, một trong những nội dung của cuộc gặp gỡ này được cho là xoay quanh trường hợp của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Dư luận đồn đoán Bộ Trưởng Quang muốn đề nghị phía Đức bắt giữ và dẫn độ bà Nhàn về Việt Nam để đổi lấy việc Việt Nam sẽ thả Nguyễn Xuân Thanh và trao trả cho Đức.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được tờ báo TAZ của Đức xác nhận là đã có mặt tại Đức từ giữa năm 2023 và hiện đang sinh sống tại một thành phố lớn. Hành trình lẩn trốn của bà được cho là bắt đầu từ Nhật Bản, sau đó đến London, nơi con gái bà được cho là đang sinh sống, trước khi đến Đức. Hiện tại, bà Nhàn đang được mật vụ Đức bảo vệ nghiêm ngặt, một phần do ảnh hưởng từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017. Sự việc này đã tạo ra tiền lệ khiến Đức đặc biệt thận trọng trong việc bảo vệ bà Nhàn.

Về thông tin trao đổi Nguyễn Xuân Thanh lấy bà Nhàn, Bộ Nội Vụ Đức từ chối bình luận. Khi được hỏi về chi tiết cuộc hội đàm, họ trả lời: “Xin hãy thông cảm rằng chúng tôi không thể kể ra chi tiết hơn về nội dung của cuộc nói chuyện kín, riêng giữa hai bên.” Điều này càng làm dấy lên sự tò mò và nhiều đồn đoán về nội dung thực sự của cuộc hội đàm.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được biết đến là một nữ thương gia ngoại thương tài năng, thông thạo nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ), tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung. Bà là giám đốc điều hành của Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC, một công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhưng cũng hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước.

Bà Nhàn cũng là nhân vật có tiếng tăm trên trường quốc tế, là phụ nữ đầu tiên của châu Á và Việt Nam được Viện Hàn Lâm Quốc Tế về các nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga (IASS) trao tặng hai danh hiệu: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và giải thưởng ngôi sao Vernadski. Năm 2018, bà được chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân Chương Mặt Trời Mọc – một trong những huân chương cao quý nhất của nước này.

Bà Nhàn cũng được cho là có mối quan hệ tốt với Israel và từng được truyền thông Israel cho rằng là người môi giới trong các thương vụ mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam.

Hiện tại, bà Nhàn đang bị chính quyền Việt Nam truy nã với tội “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn tới thiệt hại ước tính lên tới 350 tỷ đồng. Tính đến hôm nay, bà Nhàn bị xét xử trong bốn vụ án với số năm tù bị tuyên và bị đề nghị lên đến 76 năm tù. Tuy vậy, tổng số năm tù mà bà Nhàn phải thụ án chỉ là 30 năm, theo quy định của Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015. Tài sản của bà ở Việt Nam cũng đã bị phong tỏa và tịch thu, trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội.

Tại sao ông Lương Tam Quang vẫn xin dẫn độ bà Nhàn dù biết rằng không thể?

Từ Tháng Năm 2022, Việt Nam nỗ lực truy tìm bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực cao. Thậm chí, có thông tin cho rằng Bộ Công An đã từng tìm cách bắt cóc bà Nhàn về Việt Nam, bất chấp các rủi ro pháp lý to lớn với chính phủ Đức.

Cuối Tháng Chín 2024, xuất hiện thông tin cho rằng Bộ Trưởng Lương Tam Quang, nhân dịp chuyến công tác sang Nga, đã liên lạc và nhờ sự phối hợp của Cơ Quan Tình Báo Nga (GRU) và Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga (FSB) bắt giữ bà Nhàn. Đồng thời, Bộ Công An Việt Nam cũng được cho là đã kích hoạt cơ sở nằm vùng tại Hungary của Cục Tình Báo (B04) và tăng cường nhân sự thâm nhập vào Đức thông qua các con đường du học, học nghề và tu nghiệp sinh.

Theo báo TAZ, một số cơ quan an ninh Đức nhận thấy mối đe dọa thực sự đối với bà Nhàn khi mật vụ Việt Nam biết bà ở Đức. Cảnh sát Đức liên lạc trực tiếp với bà và cảnh báo về nguy cơ bà bị mật vụ Việt Nam truy lùng. Đồng thời, Bộ Ngoại Giao Đức cũng đưa ra lời cảnh báo với phía Việt Nam:

“Chính Phủ Liên Bang Đức đã nói rõ với Chính phủ Việt Nam rằng vụ bắt cóc [Trịnh Xuân Thanh] năm 2017 là hoàn toàn không thể chấp nhận được, nó không tôn trọng luật pháp Đức và trong mọi trường hợp không được phép xảy ra lần nữa. Bộ Ngoại Giao Đức và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam tiếp tục trao đổi thường xuyên với Chính phủ Việt Nam về vấn đề này.”

Những động thái này cho thấy kế hoạch bắt cóc bà Nhàn theo cách thức tương tự vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 10 năm trước đã hoàn toàn phá sản.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm Đức của Bộ Trưởng Lương Tam Quang vào cuối Tháng Mười vừa qua, báo chí Việt Nam đưa tin hai bên đã “nhất trí phối hợp đấu tranh chuyên án, điều tra, xác minh và truy bắt số đối tượng truy nã liên quan đến công dân hai nước.” Hai bên cũng “nhất trí thúc đẩy ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hình sự, hiệp định dẫn độ tội phạm và hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù.’

Có thể thấy, chuyến đi của ông Quang không chỉ nhằm mục đích thử “dâng quà trao đổi” giữa ông Thanh và bà Nhàn với phía Đức, mà còn để xúc tiến các hiệp định dẫn độ, tạo cơ sở pháp lý để yêu cầu Đức dẫn độ bà Nhàn về Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay cả nếu hiệp định dẫn độ giữa Đức và Việt Nam được ký kết, chính quyền Đức vẫn sẽ rất thận trọng. Đức là một nhà nước dân chủ pháp quyền, tôn trọng quyền con người, trong khi Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập. Điều này khiến việc thuyết phục Chính Phủ Đức dẫn độ bà Nhàn trở nên vô cùng khó khăn.

Sở Tư Pháp Liên Bang Đức từng từ chối đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn từ phía Việt Nam hồi năm 2023, sau khi biết bà Nhàn đang tị nạn ở Đức, theo TAZ. Giới chức chính phủ Đức cho biết, kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017, tất cả các yêu cầu dẫn độ về Việt Nam, trên nguyên tắc chung, đều bị từ chối.

Hơn nữa, theo báo TAZ, chính phủ Đức còn cho rằng vụ án của bà Nhàn có động cơ chính trị, liên quan đến Thủ Tướng Phạm Minh Chính. Các phương tiện truyền thông Israel cho rằng đằng sau lệnh bắt giữ bà Nhàn là cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo Đảng và Thủ Tướng Chính về việc mua vũ khí. Israel đã trở thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, bao gồm các phương tiện bay không người lái (drone), hệ thống phòng không, xe tăng và hỏa tiễn, và bà Nhàn là người môi giới các thương vụ quan trọng này. Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lúc bấy giờ lại muốn giao dịch mua vũ khí với các đối tác truyền thống là Nga và Trung Quốc, một phần vì người của phe ông có lợi ích kinh tế trong vai trò môi giới tại các quốc gia này, và một phần vì Nga là đối tác không thể thiếu trong việc đào tạo Hải Quân Việt Nam.


 

Tô Lâm mạnh tay với Nguyễn Xuân Phúc?

Theo Đài Á Châu Tự Do với lời bàn của Kẻ Đi Tìm

Nền chính trị cung đình sẽ ra sao nếu ông Nguyễn Xuân Phúc bị xử lý?

Nền chính trị cung đình sẽ ra sao nếu ông Nguyễn Xuân Phúc bị xử lý?Ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Chủ tịch nước tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Bangkok vào ngày 18 tháng 11 năm 2022.

 AFP PHOTO

 

Đang có nhiều đồn đoán về việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, có thể sẽ không còn trong vòng bất khả xâm phạm, như các “tứ trụ” đã hạ cánh an toàn trước đây.

Vì sao báo chí nhà nước công khai?

Truyền thông Nhà nước vào ngày 2/11 đã đăng tải thông tin ông Mai Tiến Dũng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai rằng ông được cấp trên giao chỉ thị giải quyết các đơn thư của công ty Sài Gòn Đại Ninh trong vụ án sai phạm về đất đai ở tỉnh Lâm Đồng.

Trong giai đoạn xảy ra vụ án, cấp trên cao nhất của ông Dũng chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

“Đây là lần đầu tiên báo chí trong nước công khai việc ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ không làm đơn phương một mình, mà có nhận chỉ đạo của cấp trên. Mà cấp trên là ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng thời kỳ đó. Công nhận đây là mặt tiến bộ về sự minh bạch, lần đầu tiên công khai.”– Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn từ Hà Nội nhận định với RFA.

Đây là lần đầu tiên báo chí trong nước công khai việc ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ không làm đơn phương một mình, mà có nhận chỉ đạo của cấp trên.
-Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Việc công khai thông tin về sự dính líu của quan chức cấp cao thuộc hàng “tứ trụ” tới một vụ án cụ thể, dù theo một cách gián tiếp, rõ ràng có tính hệ trọng. Và minh bạch hóa thông tin không phải là mục đích chính của động thái này.

Phía công an, cơ quan điều tra đang củng cố bổ sung chứng cứ, để có thể đi đến một bước tiếp theo mạnh tay hơn, là khởi tố, truy tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc.”– Ông Toàn nói thêm.

Ông Mai Tiến Dũng còn khai thêm với cơ quan điều tra và được báo nhà nước đăng tải, về mối quan hệ giữa Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh – Nguyễn Cao Trí với lãnh đạo Chính phủ khi đó, khiến bản thân không còn cách nào khác nên phải ký phê duyệt.

000_36KF3J9(1).jpg
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại Quốc hội ở Hà Nội vào ngày 21 tháng 10 năm 2024. AFP.

Ông Tô Lâm có tất tay với ông Phúc?

Ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi giữ chức Thủ tướng được một nhiệm kỳ đã chuyển sang ghế Chủ tịch nước, và cuối cùng, bị buộc phải rời khỏi chiếc ghế này vì liên quan đến nhiều sai phạm, mà nhiều đồn đoán cho rằng chủ yếu là do vợ ông dính đến vụ án Việt Á.

Ông Phúc cũng chỉ bị mất chức vì vợ dính líu tời vụ ăn chặn Việt Á, chứ không bị truy tố. Điều này có nghĩa “tứ trụ” vẫn là vùng cấm, luật pháp không được động tới.

Tuy nhiên, đó là thông lệ dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong khi ông Tô Lâm mới là đương kim Tổng Bí thư.

“Tôi hoàn toàn nghĩ ông Tô Lâm sẽ đem ông Nguyễn Xuân Phúc ra, để mà dằn mặt tất cả những thế lực khác ở trong Đảng. Tức ông ấy thể hiện rằng, ông ấy sẽ không không ngừng tay nếu ai cản trở tiến trình mà ông ấy gọi là kỷ nguyên vườn mình của đất nước. Đó là điều ông đã nhấn mạnh trong bài diễn văn hôm 24/10, tức điểm nghẽn là thể chế. Vì vậy ông ấy cần có sự ra tay rất mạnh mẽ, và ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là nhân vật đầu tiên phải trả giá đó.”- Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, nhận định với RFA từ Canada.

Mới đây nhất, vị tân Tổng Bí thư quê Hưng Yên đã tổ chức cuộc gặp mặt với các nguyên lãnh đạo Đảng tại số 1 Hùng Vương. Các cựu thành viên “tứ trụ” góp mặt bao gồm cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, các cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Nguyễn Minh Triết, và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là sự vắng mặt của các cựu thành viên “tứ trụ” của khóa 13, trong đó có Nguyễn Xuân Phúc, đây là những người bị bật bãi khỏi bộ tứ quyền lực trong thời gian gần đây, trực tiếp mở đường cho sự lên ngôi của ông Tô Lâm.

Bắt ông Nguyễn Xuân Phúc có ảnh hưởng chế độ?

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nói chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Tư duy đó được đúc kết qua câu nói kinh điển của ông mà nhiều người hẳn vẫn còn nhớ ‘Diệt chuột đừng để vỡ bình’.

Chính nhờ tư duy “giữ bình” đó mà các quan chức cấp cao được cho phép “thôi chức” về hưu, thay vì bị trừng trị bởi pháp luật.

“Ở các nước người ta còn bắt đến cả thủ tướng, bắt cả tổng thống là chuyện rất bình thường. Chứ không thể làm theo tư duy cũ của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là miệng thì nói không có vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực, nhưng thực tế đã vạch ra những vùng cấm để bảo vệ những quan chức phe cánh của mình– Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chỉ trích đường lối của ông Trọng khi trả lời phỏng vấn của RFA.

Với trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc, cứ mạnh tay mà làm, không thể có chuyện hệ thống chính trị này đổ vỡ, đổ ‘bình quý’ như ông Trọng căn dặn.” Ông Toàn nói thêm.

Nhận chức Tổng bí thư vào tháng 8 năm nay, ông Tô Lâm được đánh giá là vẫn đang trong quá trình củng cố quyền lực, khẳng định vai trò đảng trưởng của mình.

Nếu giờ đây ông Tô Lâm dám phá vùng cấm mà ông Trọng đặt ra trước đó về việc các thành viên “tứ trụ” không thể bị truy tố, đây có thể là minh chứng hùng hồn nhất chứng tỏ, ông đã vượt qua khỏi cái bóng của ông Nguyễn Phú Trọng.

Dù bắt ông Phúc là một thách thức, nhưng Tổng Bí thư Tô Lâm có lợi thế là gần như đang nắm trong tay Bộ Công an, khi Bộ trưởng Lương Tam Quang, được cho là người thừa hành theo mệnh lệnh của ông Tô Lâm.

Luật sư Vũ Đức Khanh, một luật sư ở Canada chuyên theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, nhận định thêm:

“Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh giành quyền lực tối cao ở Việt Nam, khởi sự từ vụ ông Võ Văn Thưởng hồi tháng ba, thì hầu như ông Tô Lâm không chùn bước bất cứ một vấn đề nào.”

________________

Theo Thời Báo DE,

Ngày 25/10, thoibao.de đã loan tin, liên tục từ ngày 19/10 đến 25/10, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trần Thị Nguyệt Thu đã bị triệu tập đi lấy cung từ 8h sáng đến 21h tối mới được về, tại trụ sở Bộ Công an số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã viết đơn nhận tội, và chấp nhận chịu mọi hình thức kỷ luật, như cắt hết chức danh hoặc xử lý theo pháp luật (tội hình sự), nhưng xin tha cho vợ và các con.

Có thể cuối tháng này hoặc sang tháng 11, Bộ Chính trị sẽ quyết định hình phạt cho Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu.

Bình Luận của Kẻ Đi Tìm.

  • Từ lâu Nguyễn Tấn Dũng đã có mối nghi ngại với Xuân Phúc, Tô Lâm là người đi sau Tân Dũng, ông cũng có cùng suy nghĩ về anh nghẹo đầu tên Phúc này. Tô Lâm cho là phải sờ tới gáy của Trùm Cuối trong vụ Việt Á.
  • Một lần nữa, trong vụ “Sài Gòn Đại Ninh” một khi ông bộ trưởng văn phòng Thủ Tướng của Phúc đã khai thì Kẻ đưa hối lộ là ông Nguyễn Cao Trí Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh đang thọ án 10 năm tù sẽ phải phun ra dưới sức đè của Công An điều tra vụ án.
  • Vấn đề là tội của Phúc nặng tới đâu và khi nào sẽ được công khai bởi Bộ Công An?
  • Tô Lâm sẽ làm điều này để đặt điều kiện với các Ủy Viên Trung Ương, nếu họ không muốn bầu cho Lâm làm TBT trong cuộc bầu cử đại hội đảng 2026 tới đây thì cần phải suy xét lại kẻo hồ sơ tham nhũng của họ sẽ bị phanh phui. Cách làm có thể có hiệu quả theo thông lệ áp lực ở cửa hậu của Ban Nội Chính trong Đảng ta.

 


 Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 4)-Nguyễn Thông

 Ba’o Tieng Dan

Nguyễn Thông

6-11-2024

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 và kỳ 3

Tiếp nữa là Hội phụ nữ. Thế tôi lại hỏi các ông các bà, đàn ông có hội riêng không mà cứ phải lập riêng hội phụ nữ. Ra cái vẻ tôn trọng phụ nữ, đề cao phụ nữ. Cứ để bình thường thì mới thực là tôn trọng, chứ đã ưu tiên, đặc cách, chẳng qua chỉ là sự bố thí, xót xa, thương hại, mủi lòng. Mà nó cũng chả làm được trò quái gì ngoài việc lâu lâu múa may nhận tiền 8.3 hoặc 20.10. Hãy coi xem, khi bộ giáo dục ra cái dự thảo về sinh viên bán dâm, nó dám mở mồm lên tiếng được nửa nhời, thì tôi chớ kể. Khi cô gái ở chung cư tại thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương bị nhà chức việc phá cửa phòng vào tận nhà túm điệu đi ngoáy mũi trong cơn dịch Covid, không hề thấy hội phụ nữ lên tiếng. Cho tới lúc này, nó vẫn câm nín chả bảo vệ gì được chị em đàn bà của nó. Để chỉ tốn cơm dân nuôi. Dẹp.

Bắt 3 cán bộ thuộc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng

Đoàn thanh niên, công đoàn, hội nông dân, hội nghệ sĩ, hội nhà báo… đại loại đều thế cả. Xuân thu nhị kỳ chỉ thấy họp hành, bầu bán, cử người, chọn ghế, chứ cái đối tượng mà nó đại diện chẳng được nhờ vả gì. Đoàn thanh niên chẳng hạn, nếu có chăng, chỉ đảng được lợi, bởi đảng sinh ra nó để làm “cánh tay phải”, làm nguồn cung cấp lực lượng kế tiếp. Mà cũng lạ, chỉ nhắm tới mỗi đối tượng người trẻ (thanh niên), họ đẻ ra cả hội liên hiệp thanh niên lẫn đoàn thanh niên, có từ cấp trung ương tới địa phương cơ sở. Tốn kém ư, bày vẽ ư, dẫm chân lên nhau ư, kệ, cứ phải nhiều cho hoành tráng. Tôi đã từng tòng sự một tờ báo thuộc đám đoàn hội ấy, nhiều lúc cứ ngơ ngác tự hỏi vậy thì cơ quan đơn vị mình trực thuộc đứa nào. Có lần hỏi tổng biên tập, ổng bảo thuộc tất, cả đoàn lẫn hội, bởi thực ra chúng chỉ là một.

{keywords}
Nhà máy nằm đắp chiếu, bán không ai mua.

Mấy thứ đoàn hội ấy, nói chính xác, là sản phẩm của khối cộng sản, chủ nghĩa xã hội khi xưa. Liên Xô có cái gì, đàn em bắt chước thứ ấy. Khối XHCN tan rã, chúng bị chết theo hoặc tồn tại vật vờ ở vài nước “kiên định”, chỉ làm vướng víu con đường đi lên của nhân dân, dân tộc. Sản phẩm nhất thời, lạc hậu, hết giá trị, thậm chí gây tốn kém, trở ngại, không mạnh dạn bỏ đi thì để làm gì cho tốn tiền nuôi.

Những hội đoàn, tổ chức xã hội vẫn cho tồn tại nhưng phải tự lo tài chính, không thể nuôi báo cô mãi được. Đừng lấy cớ đó là hệ thống chính trị mà tồn tại hoa lá cành. Thôi thì đảng cầm quyền đã đi một nhẽ, chứ đúng ra đảng cũng phải “độc lập TỰ LO hạnh phúc” như những nước dân chủ văn minh. Nước họ có đầy đảng, đảng nào cầm quyền cũng được, nhưng dân không phải nuôi, không tồn tại nhà nước “lưỡng đầu chế”, song trùng, thậm chí tam tứ trùng như xứ này. Còn lại mấy cái đoàn hội nếu không giải tán được thì cũng để chúng tự lo, đừng bắt dân gánh mãi. Hãy dành số tiền khủng lâu nay nuôi mấy thứ trang trí ấy chi cho quốc phòng, nuôi lính, đảm bảo tốt cuộc sống và thân nhân của người lính, nhất là những người ngày đêm giữ biển đảo; nâng cao đời sống nhân dân, nhất là những người nghèo, vùng sâu vùng xa. Họ có vững vàng thì mới có sức mạnh chống ngoại xâm, kiến thiết đất nước, thúc đẩy sự phát triển, đem lại ấm no hạnh phúc cho dân.

Nói chung, mọi dạng đoàn thể, kể cả đảng, cứ việc hoạt động thoải mái, chỉ có điều tự lo chi phí hoạt động, đừng xà xẻo tiền thuế của dân, bắt dân phải nuôi. Còn không chịu được thì nên dẹp. (còn tiếp)


 

Hai ngày, 2 ông bị bắt vì ‘nói xấu đảng, nhà nước’

Ba’o Nguoi-Viet

November 5, 2024

QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Liên tiếp trong hai ngày, một ông ở tỉnh Quảng Nam và một ông ở tỉnh Thanh Hóa, đã bị công an bắt giữ với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Hai trường hợp này là ông Lê Mạnh, 73 tuổi, ở xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, và ông Bùi Văn Tuấn, 41 tuổi, ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Công An Huyện Đại Lộc, Quảng Nam, đọc lệnh khởi tố ông Lê Mạnh. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ hôm 5 Tháng Mười Một, ông Lê Mạnh đã bị Công An Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, khởi tố với cáo buộc từ năm 2018 đến Tháng Mười vừa qua, đã sử dụng danh khoản Facebook có tên “T.N.Đ” để đăng tải hơn 300 bài viết “có chứa các thông tin xúc phạm ông Hồ Chí Minh” và “thông tin sai sự thật, bôi nhọ, xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước, xuyên tạc lịch sử nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Trước đó, hôm 4 Tháng Mười Một, Công An Công An Huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đã khởi tố, bắt giam ông Bùi Văn Tuấn, với cáo buộc trong hai hôm 1 và 7 Tháng Chín vừa qua, đã sử dụng danh khoản Facebook mang tên “Tuấn Dũng” để livestream “chửi bới và có những phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ nhằm hạ uy tín, danh dự, nhân phẩm của một số lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước và cán bộ huyện Như Xuân.”

Chưa hết, ông Tuấn còn bị cho là đã “kích động, xúi giục, lôi kéo đông người nhằm cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong quá trình thi công công trình trên huyện Như Xuân.”

Ông Bùi Văn Tuấn bị công an bắt giữ. (Hình: VOH)

Ngoài ra, theo cơ quan công an, dù đã được nhà nước đền bù giải tỏa mặt bằng khi triển khai dự án xây lắp đường dây và trạm điện Nậm Sum-Nông Cống, nhưng ông Tuấn “vẫn thường xuyên đòi yêu sách, ăn vạ, cản trở hoạt động thi công công trình” nêu trên.

Điều đáng nói là ông Tuấn còn bị giới hữu trách địa phương quy kết là “đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự và thường xuyên uống rượu, bia say chửi bới những người xung quanh, gây bức xúc trong dư luận.”

Tuy vậy, các bản tin trong nước không nêu ra cụ thể các vụ gây rối của ông Tuấn. (Tr.N)


 

Quốc nạn của người Việt-Huỳnh Thị Tố Nga/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

November 4, 2024

Huỳnh Thị Tố Nga/SGN

Từ khi tôi ra khỏi nhà tù, chưa có một ngày được sống thoải mái vì an ninh mời tôi làm việc và cảnh cáo tôi liên tục. Nhưng tôi vẫn tươi cười (chưa bao giờ tôi khóc vì bị tù đày hoặc an ninh quấy nhiễu), vì đơn giản, tôi vẫn đang ở Việt Nam, vẫn còn ở gần người thân, bạn bè. Sự ra đi của tôi phải nói là quá nhanh, khi chưa có sự chuẩn bị cho bất cứ điều gì nơi đất khách quê người.

Sống đã nửa đời người, phải bỏ đất nước ra đi thì đó là nỗi đau, nỗi đau cho chính tôi, cho gia đình tôi và là nỗi đau chung cho những ai cùng chung số phận. Không phải đơn giản là bản thân rời bỏ một đất nước đầy rẫy bất công, một đất nước mà cả thế kỷ qua, vẫn đang mài mò trong bóng tối để tìm những giá trị cơ bản nhất mà con người đương nhiên phải có, để được sống ở một đất nước khác có điều kiện phát triển hơn, mà đó là sự ra đi không còn chọn lựa.

Ở trong đế chế cộng sản, những người bất đồng chánh kiến vẫn luôn nghe những câu nói quen thuộc của công an: “Sống ở Việt Nam, phải tuân theo pháp luật Việt Nam,” “Không thích sống ở Việt Nam thì ra nước ngoài mà ở,” mà họ không hiểu rằng, họ không có quyền “đuổi” công dân của mình ra khỏi Việt Nam. Đất nước Việt Nam là của người dân Việt, chứ không phải riêng của cộng sản. Hiểu như thế là một việc, rồi cũng phải ra đi lánh nạn cộng sản, để có sự tự do mà tiếp tục công việc đang làm. Nhưng sự ra đi này là nỗi đau, chứ không phải là niềm tự hào.

Tự hào quốc gia dân tộc là công dân phải được sống trên đất nước của mình, một đất nước phát triển, các giá trị công bình, những quyền cơ bản của con người phải được thực thi không thiên vị. Các giá trị văn hóa tốt đẹp phải được bảo tồn và phát huy, hòa nhập được với các giá trị văn minh của thế giới,… Có vị thế trung lập, đối với các cường quốc, tiếp thu những tinh hoa của họ về làm giàu cho đất nước nhưng không quỳ lụy cúi đầu, khom lưng luồn cúi.

Đối với các quốc gia nhược tiểu, không khinh khi, và phải nâng đỡ họ để cùng nhau phát triển. Nếu duy trì được vị thế như vậy trên trường quốc tế, thì sẽ được các quốc gia trên thế giới tôn trọng, liên kết với Việt Nam để có thể duy trì nền hòa bình, phát triển về khoa học kỹ thuật để phục vụ cho nhân loại.  Muốn làm được tất cả những điều này, cần phải có một chính phủ có tầm và có tâm, chứ Việt Nam không thể nào đạt được vị thế như vậy dưới triều đại cộng sản.

Chị gái tôi, không liên quan đến việc tôi làm, thế nhưng thời gian hai anh em tôi ở tù, công việc chị tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, họ thuyên chuyển công việc chị tôi ở cách xa nhà hàng trăm cây số, làm chị phải quyết định bỏ việc, dù chị tôi là “chuyên viên chính” có nghiệp vụ chuyên môn cao với bằng cấp thạc sĩ, có thâm niên làm việc hơn hai mươi năm, chứ không phải nhân viên bình thường. Rồi chị quyết định định cư ở Pháp, chị đi khỏi Việt Nam chỉ trước tôi vài ngày, chỉ khác nhau là chị vẫn còn cơ hội để về thăm Việt Nam, còn với tôi thì điều đó đã xa vời. Anh trai tôi vẫn còn ở trong tù, hai em gái đã ở hai quốc gia khác, anh chị em chúng tôi bị “chia năm xẻ bảy.”

Rồi còn bao nhiêu người Việt, đang ào ạt tìm đường chạy ra nước ngoài để phát triển cuộc sống, nhân khí quốc gia ngày càng tiêu tán. Chúng ta phải xem điều này là quốc nạn, mà quốc nạn này rõ ràng là do sự điều hành của cộng sản. Họ đã làm cho đất nước lụn bại về đạo đức, về giáo dục, về kinh tế và đặc biệt là nguyên khí quốc gia.

Cộng sản ngày càng đàn áp người bất đồng chính kiến một cách khốc liệt, đàn áp trong nước thôi chưa đủ, họ vươn vòi đàn áp xuyên quốc gia, các tổ chức nhân quyền quốc tế, Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ vẫn lên án hành vi vi phạm nhân quyền của họ nhưng đâu vẫn vào đấy, họ dối trá một cách trắng trợn, bất chấp những cam kết đã ký về công ước nhân quyền với quốc tế trong hàng chục năm qua.

Dòng người vẫn ra đi, cho dù với bất cứ lý do gì, thì đây là sự thất bại của cộng sản, họ phải biết xấu hổ vì người dân dưới đế chế của họ phải lần lượt ra đi chứ không riêng gì những người bất đồng chánh kiến. Quản trị một quốc gia mà công dân không sống nổi, chỉ đảng phái của cộng sản ăn sung mặc sướng rồi tự tung hô nhau, độc tài để duy trì quyền lợi của đảng phái và cá nhân thì đâu còn gọi là quốc gia, dân tộc, mà đó là lợi ích nhóm.

Ngày nào vẫn còn cộng sản, ách độc tài vẫn là gông cùm trói buộc người Việt. Cộng sản vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ xảo trá, vẫn xem người dân là những “mỏ vàng” để đào, bóc lột công sức, vẫn vơ vét quyền lợi cho bản thân họ.


 

Đã có bằng chứng để điều tra Nguyễn Xuân Phúc: Có Quan hệ với Nguyễn Cao Trí đang ở tù vì hối lộ

Theo đài Á Châu Tự Dobáo mạng

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khai được “cấp trên” giao chỉ thị trong vụ Sài Gòn Đại Ninh

2024.11.03
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khai được “cấp trên” giao chỉ thị trong vụ Sài Gòn Đại NinhChủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại lãnh đạo APEC với ABAC tại Thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan hôm 18/11/2022

Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khai rằng ông được cấp trên giao chỉ thị giải quyết các đơn thư của công ty Sài Gòn Đại Ninh trong vụ án sai phạm về đất đai ở tỉnh Lâm Đồng.

Truyền thông Nhà nước hôm 2/11 dẫn kết luận điều tra của Bộ Công an cho biết cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (2016 – 2021) bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra ở tỉnh này.

Có 10 người bị đề nghị truy tố trong vụ án này bao gồm các cựu quan chức tỉnh Lâm Đồng như cựu Bí thư Trần Đức Quận, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp.

Theo báo Nhà nước, vị cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ còn khai thêm về mối quan hệ “thân tình” giữa ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, với lãnh đạo Chính phủ lúc bấy giờ và cũng là cấp trên của ông Dũng. Và giải thích rằng bản thân không còn cách nào khác nên phải ký phê duyệt bởi ông Trí có sự hậu thuẫn của lãnh đạo Chính phủ.

Cấp trên của ông Dũng, lãnh đạo Chính phủ trong giai đoạn xảy ra vụ án là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2016 đến năm 2021).

Đây là dự án liên quan đến đại gia Nguyễn Cao Trí – người vừa bị tuyên án tù tám năm về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong một vụ án khác.

Dự án Đại Ninh có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 25.000 tỷ đồng và có tổng diện tích sử dụng đất lên tới 3.595ha.

Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2010, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2018. Tuy nhiên, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, 13 năm sau khi khởi công, “dự án vẫn chỉ là một vùng hoang tàn, cỏ dại mọc cao lút đầu người”.

Ông Mai Tiến Dũng (64 tuổi) từng là uỷ viên Trung ương Đảng hai khoá XI và XII, từng là Chủ tịch UBND, Bí thư Hà Nam. Ông là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 trước khi về hưu.

Trước khi bị khởi tố và bắt giam, ông Dũng từng bị kỷ luật hai lần: lần một vào giữa tháng 1 vừa qua khi ông Dũng bị Ban Bí thư cảnh cáo do thiếu trách nhiệm trong vụ tham nhũng “chuyến bay giải cứu”; lần hai là vào ngày 27/1 khi ông bị Bộ Chính trị khiển trách vì đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.

Chi tiết sự việc đưa hối lộ của đại gia Nguyễn Cao Trí khai với C03 Bộ Công An:

Sau khi được ông Minh nhận lời giúp đỡ không thu hồi dự án Đại Ninh, đầu tháng 10-2020, đại gia Nguyễn Cao Trí và bà Hoa ký thỏa thuận đặt cọc về việc chuyển nhượng dự án Đại Ninh với giá 3.000 tỉ đồng.

Quá trình xin các thủ tục, ông Nguyễn Cao Trí đã liên hệ gặp, đưa tiền cho các cá nhân tại Thanh tra Chính phủ để giúp không bị thu hồi và được gia hạn dự án trái quy định của pháp luật.

Kết luận điều tra xác định ông Trí đã gặp, đưa cho ông Trần Văn Minh hai lần, tổng số tiền là 10 tỉ đồng.

Đại gia Nguyễn Cao Trí xin vắng tại phiên toà phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 - Ảnh 3.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí xuất hiện trong phiên tòa sơ thẩm – Ảnh: HỮU HẠNH

Việc đưa tiền được thực hiện sau khi ông Minh hướng dẫn Trí các thủ tục gửi đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, cho thành lập tổ công tác và Thanh tra Chính phủ có báo cáo, kết luận theo hướng có lợi cho mình.

“Hành vi của ông Trần Văn Minh có đủ dấu hiệu của tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, do ông Minh đã chết nên không xem xét trách nhiệm hình sự”, kết luận điều tra cho hay.

Bên cạnh đó, để thâu tóm dự án, đại gia Nguyễn Cao Trí còn chi tiền cho các cá nhân tại Thanh tra Chính phủ và chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng để hướng dẫn thủ tục liên quan xác minh tình hình tài chính của công ty.

Cụ thể, ông Trí gặp và đưa tiền cho Lê Quốc Khanh, phó cục trưởng Cục II, tổ trưởng tổ công tác, hai lần tổng số tiền 900 triệu đồng.

Ông Trí còn nhờ Lê Quốc Khanh và Trần Thị Thanh Thủy, phó tổng giám đốc Công ty Capella, đưa tiền cho thành viên tổ công tác là Hoàng Văn Xuân 50 triệu đồng.

Ông Trí cũng gặp và đưa tiền trực tiếp cho Nguyễn Ngọc Ánh, chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, thành viên tổ công tác, 100 triệu đồng.

Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh còn bị cáo buộc đưa 2,1 tỉ đồng cho Trần Đức Quận, cựu bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; đưa cho Trần Văn Hiệp, cựu chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 4,2 tỉ đồng.

“Nguyễn Cao Trí đã móc nối, đưa tiền cho bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, phó tổng Thanh tra Chính phủ… nhờ tác động, can thiệp, đồng thuận, báo cáo đề xuất để dự án Đại Ninh được gia hạn, giãn tiến độ, tạo điều kiện chuyển nhượng dự án cho Công ty Thiên Vương (thuộc Tập đoàn Novaland), hưởng lợi bất chính số tiền 2.700 tỉ đồng”, kết luận điều tra nêu.