Cựu Không Quân Lê Xuân Nhị và chuyến bay cứu các chiến sĩ nhảy toán

Ba’o Nguoi-Viet

December 28, 2024

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Ông Lê Xuân Nhị, cựu Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), tốt nghiệp Khóa 4/70 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, sau đó tốt nghiệp khóa bay 39, L-19 Hoa Tiêu Quan Sát Nha Trang.

Không Quân Lê Xuân Nhị tại New Orleans, Louisiana, năm 2000. (Hình: Lê Xuân Nhị cung cấp)

>> Cựu Không Quân Lê Xuân Nhị kể chuyện lần đầu… ở tù lính

Ra trường, ông bắt đầu đi bay hành quân đúng vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Ông phục vụ tại Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62, Sư Đoàn 2 Không Quân QLVNCH, đóng tại Nha Trang cho đến ngày miền Nam Việt Nam bị thất thủ.

Kể với phóng viên nhật báo Người Việt tại Little Saigon, ông nhớ lại khoảng đầu năm 1974, giặc bỗng tấn công và tràn ngập đồn Bu Prăng Quảng Đức. Đồn Địa Phương Quân này có một vị thế chiến lược quan trọng, vì nằm giữa con lộ duy nhất nối liền Quảng Đức và Ban Mê Thuột. Quận Quảng Đức sống âm thầm cô độc giữa những khu rừng già trùng điệp, nên chịu số phận hẩm hiu. Cả thành phố chỉ có được một khu chợ chính nằm trên con đường dài không quá 100 thước.

Thiếu Úy Nhị kể: “Nhỏ vậy, nghèo vậy, hiền lành như vậy, nhưng Quảng Đức với tôi có nhiều kỷ niệm vô cùng. Ai cũng sợ đi Quảng Đức, chỉ có tôi, Đại Úy Hưởng, Đại Úy Nhơn là cóc cần. Chiều chiều, chúng tôi hay rủ rê anh em xách tàu bay qua Lâm Đồng nhậu nhẹt với Thiếu Tá Trương Minh Dũng, tham mưu trưởng tiểu khu Quảng Đức, hay lên Đà Lạt hay qua Ban Mê Thuột chơi. Quảng Đức là một quận lỵ hiền lành, dường như giặc cũng chê cái thành phố này nên lấy xong Bu Prăng, địch còn tính kéo luôn quân về vây hãm Quảng Đức. Thế là chúng tôi có nhiều việc làm.”

Chiến dịch tái chiếm Bu Prăng, vào lúc căng thẳng nhất đã có đến sáu phi hành đoàn L-19 túc trực ngày đêm để làm việc với một Liên Đoàn Biệt Động Quân, một trung đoàn của Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Chiến Đoàn III Xung Kích Lực Lượng Đặc Biệt. Tuy từ từ, nhưng QLVNCH cũng chặt đứt được khúc đuôi của giặc, giải tỏa áp lực cho Quảng Đức đồng thời tiến trở lại Bu Prăng.

Cứu chiến sĩ nhảy toán của Nha Kỹ Thuật

Trong thời gian biệt phái cho Quảng Đức, tại Biệt Đội Không Quân vào buổi sáng, Thiếu Úy Nhị có lệnh bay sớm và bay lâu nên về thì mệt nhoài, và ông cũng không còn nhớ lúc ấy những phi hành đoàn khác đã bỏ đi đâu mà chỉ còn có mình ông ở lại biệt đội. Ông nghĩ, có lẽ họ chở nhau đi ăn cơm.

Thiếu Úy Nhị đang nằm thiu thiu thì bỗng có một chiếc xe jeep nhà binh phóng như bay rồi thắng ngay trước cửa biệt đội. Trên xe là những quân nhân mặc quân phục rằn ri bước thẳng vào phòng hành quân của Biệt Đội.

Thiếu Úy Nhị không biết mấy ông muốn gì đây mà bộ tịch coi ghê quá. Ông liền dựng người trở dậy, thọc vội cái áo bay vào người thì mấy ông quân phục rằn ri cũng vừa tới trước mặt. Thì ra toàn là những sĩ quan thuộc Sở Liên Lạc của Nha Kỹ Thuật, gồm có một ông trung úy và hai ông đại úy, mặt mày ai nấy coi có vẻ nghiêm trọng vô cùng.

Ông Lê Xuân Nhị tại Dallas, Texas, năm 2007. (Hình: Lê Xuân Nhị cung cấp)

Một ông đại úy hỏi ông Nhị: “Em là phi hành đoàn duy nhất ở đây?” Thiếu Úy Nhị trả lời: “Dạ đúng đại úy, không biết mấy ông kia đi đâu hết rồi. Đại úy cần gặp ai?” Nghe như thế thì khuôn mặt mấy người sĩ quan Nha Kỹ Thuật thoáng lên vẻ thất vọng. Thiếu Úy Nhị nói tiếp: “Nếu đại úy muốn kiếm ông biệt đội trưởng, đại úy có thể dùng điện thoại đây gọi về cho trung tâm hành quân tiểu khu, chắc biết ổng ở đâu.” Một ông đại úy lên tiếng sau một vài giây ngần ngừ: “Chúng tôi có một việc cần anh giúp đỡ, nếu anh giúp được chúng tôi cám ơn anh vô cùng.”

Ông Nhị nhớ lại: “Lời nói khẩn thiết và chậm rãi của vị sĩ quan Nha Kỹ Thuật làm cho tôi ngạc nhiên. Một thằng thiếu úy Không Quân hạng bét như tôi thì giúp gì được mấy ông rằn ri thứ dữ này? Nhưng cứ nhìn điệu bộ và cách ăn nói thì không phải để đùa dai với tôi. Trong một giây phút, tôi cảm thấy khoái chí vì mình tự nhiên được trở nên một nhân vật quan trọng.”

Người sĩ quan Nha Kỹ Thuật nhìn thật sâu vào mắt ông Nhị, nói chậm rãi: “Một toán Lôi Hổ của chúng tôi thả xuống lần trước đã bị Việt Cộng phát hiện, bị bao vây và tấn công mấy ngày. Tụi nó đã chạy thoát được nhưng đang bị phân tán mỗi người một nơi và lạc trong rừng. Chúng tôi muốn nhờ em giúp tôi bay lên để gom chúng nó về một LZ an toàn.”

Tưởng gì chứ đi bay kiếm Lôi Hổ bị lạc và chọn bãi đáp thì quá thường đối với Thiếu Úy Nhị. Ông chịu nhất là cái tài chiếu kiếng của mấy ông này. Nhiều khi phi công Nhị bay rất cao, giữa rừng già thăm thẳm mênh mông mà mấy ông Lôi Hổ chỉ cần chiếu kiếng một phát là ông nhìn thấy ngay.

Thiếu Úy Nhị nói với một vị sĩ quan của Nha Kỹ Thuật: “Đại úy cứ việc gọi về trung tâm hành quân, yêu cầu một phi vụ là tôi cất cánh liền.” Nhưng đại úy lắc đầu nói: “Nếu xin được thì tôi đâu có đến đây kiếm anh.”

Ông Nhị kể lại: “Thì ra vậy. Không Quân chúng tôi khi được biệt phái đi bay yểm trợ cho các đơn vị bạn, mỗi ngày trung tâm liên lạc hành quân đều thông báo cho bộ tư lệnh chiến trường biết có bao nhiêu tàu khả dụng, bao nhiêu phi vụ có thể cất cánh được. Số phi vụ này được tư lệnh chiến trường, tùy theo mức độ cần thiết và nhu cầu, chia ra cho các đơn vị tham chiến.”

Không Quân Lê Xuân Nhị (trái) và nhà thơ Trạch Gầm trong Đại Hội Nha Kỹ Thuật 2022 tại Little Saigon. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

“Khi một đơn vị cần phi cơ yểm trợ, họ chỉ việc gọi cho trung tâm liên lạc hành quân. Nơi này, tùy theo số lượng phi vụ đã được cấp phát trước, sẽ cho chúng tôi cất cánh để làm việc với họ. Tôi không tò mò hỏi thêm nhưng biết chắc có lẽ đơn vị Lôi Hổ này đã xài hết những phi vụ của mình, hoặc vì tình trạng thiếu thốn máy bay nên không xin được một phi vụ nào nữa cả, đành phải đau xót nhìn những đứa con của mình bị rượt đuổi giữa rừng già,” ông kể thêm.

Theo luật của Quân Chủng Không Quân QLVNCH, ngoài những phi vụ hành quân hay bay huấn luyện, bay thử phi cơ, nếu phi công nào cất cánh không có phi vụ lệnh đàng hoàng là sẽ bị ở tù hoặc đưa ra tòa án quân sự. Thân bại danh liệt là cái chắc.

Ông Nhị tâm tình: “Thật ra, trong suốt cuộc đời bay bổng, chúng tôi cũng đã nhiều lần cất cánh lậu để đi ăn nhậu hay chở bạn bè đi chơi, nhưng chúng tôi đều luôn luôn có phép ngầm của trung tâm liên lạc hành quân. Nhiều khi, những người hành khách mà chúng tôi chở đi chẳng ai khác hơn là ông sĩ quan trưởng phòng liên lạc hành quân ‘dù’ đi chơi. Nhưng đó là chuyện thời bình, mỗi khi không có việc gì để làm. Điều quan trọng là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng tôi không bao giờ dám cất cánh lậu mà trung tâm liên lạc hành quân không biết. Hôm nay, giữa lúc khói lửa ngút trời như thế này, không ai dám nghĩ đến việc xách tàu đi lậu đâu.”

“Nhìn những vị sĩ quan của Nha Kỹ Thuật ngồi trước mặt, lòng tôi bỗng tự dưng dâng lên một niềm kính phục kỳ lạ. Giữa lúc có nhiều ông sĩ quan có những hành vi không tốt thì những sĩ quan trẻ tuổi này, mặt mày lo âu, mắt ai nấy ngầu đỏ vì thiếu ngủ đang ngồi chờ sự quyết định của tôi. Nếu tôi đồng ý, các vị sẽ cứu được những người lính của mình, những người tuy không phải bà con ruột thịt, nhưng tình chiến hữu khắng khít còn cao hơn máu mủ ruột thịt,” ông nói.

Ông tâm sự: “Nếu tôi từ chối, chẳng ai làm gì tôi cả và tôi sẽ không bị lôi thôi rắc rối với phi đoàn hay pháp luật của quân đội. Nhưng nếu làm vậy, tôi biết những người lính Lôi Hổ anh dũng kia có thể bị địch bắt hay tàn sát và lương tâm tôi, cái lương tâm của một sĩ quan QLVNCH, dù mang một cấp bậc rất nhỏ là thiếu úy, nhưng sẽ xâu xé tôi suốt đời.”

“Tôi lại nghĩ đến những lần cất cánh trái phép để đi chơi bời, đi ăn nhậu. Xăng chính phủ, tàu bay chính phủ, tôi sử dụng trái phép như thế chẳng khác gì tôi phạm tội tham nhũng, ăn cắp của công. Tôi chửi bới người khác tham nhũng, còn tôi, ai sẽ chửi bới tôi? Lớn ăn theo lớn, nhỏ phá theo nhỏ, còn gì là cái gia tài của quốc gia chứ,” ông Nhị tâm tình.

Không Quân Lê Xuân Nhị tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ Westminster năm 2023. (Hình: Lê Xuân Nhị cung cấp)

Tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu

Ông đại úy Nha Kỹ Thuật mời Thiếu Úy Nhị điếu thuốc, và cười cầu tài. Ông Nhị thấy nụ cười của người đàn anh trong quân đội sao vừa buồn mà lại vừa oai dũng, vừa chịu đựng, lại vừa quyết liệt. Rồi nói giọng như người anh khuyên bảo đứa em trai: “Thiếu úy cứ tính đi. Anh em chúng tôi không muốn làm cho thiếu úy kẹt. Nhưng nếu giúp được chúng tôi, chúng tôi sẽ cám ơn vô cùng.”

Vì trách nhiệm, vì tình chiến hữu sắt son, vì muốn cứu mấy người lính của ông ta, một vị đại úy oai hùng của Nha Kỹ Thuật đã mời thuốc lá và cười cầu tài với một thiếu úy Không Quân trẻ.

Vì tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu, Thiếu Úy Nhị nghĩ trong lòng: “Tôi bỗng thấy trái tim mình như rướm máu, lòng dạ xót xa bồi hồi. Tự nhiên, tôi thấy thương quân đội tôi, dân tộc tôi vô cùng. Ngày nào quân đội tôi còn những sĩ quan như thế này, ngày đó chúng tôi và những người đàn em của ông ta còn có lý do và để hãnh diện chiến đấu.”

Ông Nhị kể tiếp: “Chính những người sĩ quan của một binh chủng hung hãn nhất quân lực ngồi trước mặt tôi ngày hôm nay làm cho tôi nghẹn ngào mà hãnh diện, vui mà buồn. Tôi nhớ đến cái chết của thằng em tôi tại chiến trường Tân Cảnh ngập máu năm nào. Mỗi lần nghĩ về em, lòng tôi như bị ai đâm lút cán một lưỡi dao. Tôi lại nhớ đến lời nói của thân phụ, ‘Không thể sống mãi như một người vô trách nhiệm.’ Trách nhiệm của tôi, một sĩ quan xuất thân Trường Bộ Binh Thủ Đức, một phi công của QLVNCH trong hoàn cảnh này là gì? Là bằng mọi cách, phải cứu cho bằng được những chiến sĩ Lôi Hổ can trường kia. Tôi cũng đã suy nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra cho tôi đó là đi tù, ‘cát xê ga lông’ (bị giảm cấp bậc), ra tòa án quân sự… Và cũng có thể, sẽ chẳng có gì xảy ra cho tôi hết. Tôi gật đầu, với câu nói quyết định, ‘Được, tôi sẽ cất cánh mà khỏi cần phi vụ lệnh. Đại úy cho người đi bay với tôi.’”

Ba khuôn mặt đang buồn thảm bỗng trở nên sáng ngời. Một đại úy đứng dậy, đưa hai tay ra nắm lấy vai Thiếu Úy Nhị, giọng hớn hở: “Em… em bay cho tụi tôi thật à? Thế thì quý hóa quá, hay quá, tốt quá. Thế mới là huynh đệ chi binh chứ. Mà cất cánh bất ngờ như vậy có sao không? Có kẹt gì cho em không?” Thiếu Úy Nhị cười nói: “Không sao đâu đại úy, cùng lắm thì bị phi đoàn trưởng xài xể chút thôi.”

“Tôi đứng dậy ra đầu giường để chuẩn bị dụng cụ phi hành. Khi thấy tôi lôi cây AK-47 từ trong góc giường ra, một người hỏi, ‘Anh thích xài AK ư?’ Tôi hãnh diện khoe, ‘Dạ, quà của Trung Tá Xuân, tham mưu trưởng quân đoàn cho đấy,’” ông Nhị nói thêm. (Lâm Hoài Thạch) [qd]


 

ÔN CỐ TRI TÂN

Nghệ Lâm Hồng

“Ngành giáo dục của Miền Nam trước đây không có ngày vinh danh Nhà Giáo, không có danh hiệu giáo viên dạy giỏi, không thầy giáo ưu tú cũng chẳng có thầy giáo nhân dân, thế mà các Thầy dạy chúng tôi ai cũng dạy giỏi, ai cũng đạo đức, công tâm giảng dạy từ tiểu học cho đến đại học. Bù cho những danh hiệu hoa mỹ ấy, lương tiền của nghề giáo khá cao, các Thầy không phải bận tâm gì hết ngoài việc lo nghiên cứu, học tập để giảng dạy học sinh cho tốt, cho giỏi.

Trong suốt 12 năm học, tiểu học, trung học đệ nhất cấp (cấp 2), đệ nhị cấp (cấp 3), tôi không thấy có hiệu trưởng, cán bộ của ty giáo dục hay bất kỳ ai đến dự giờ, đánh giá giáo viên, ở đại học lại càng không có chuyện đó, thầy giảng dạy, thi cử kiểu gì thì chúng tôi học tập và thi cử kiểu đó (3). Phải chăng đây là sự tôn trọng phương pháp dạy riêng của mỗi thầy giáo?

Sách giáo khoa như tôi đã nêu ở trên rất độc lập, tùy theo từng trường, từng ty thậm chí tùy thuộc vào giáo viên. Điều này chứng tỏ thầy giáo có quyền tự do chọn sách giáo khoa, chọn phương pháp giảng dạy sao cho học sinh học tốt nhất.

Các trường tiểu học, trung học đệ nhất cấp, đệ nhị cấp đều bình đẳng, giữa nông thôn và thành thị giữa công lập và tư thục. Không có trường chuyên, lớp chọn, không có trường điểm, trường chất lượng cao… Lên cấp ba tùy năng lực, học sinh tự do chọn ban mà mình yêu thích. Ban B (còn gọi ban Toán) dành cho học sinh có năng khiếu về Toán – Lý – Hoá. Ban C (ban văn chương) cho học sinh giỏi văn chương, sinh ngữ. Ban A (ban vạn vật) cho học sinh có năng khiếu học Vạn Vật – Lý – Hoá.

Trong 12 năm học chỉ có 3 kỳ thi chính rất nghiêm túc và khó: Thi vào đệ thất (lớp 6) để vào học trường công lập. Học lớp 11 thi tú tài I (từ năm 1973 bỏ luôn kỳ thi tú tài I), đậu tú tài I mới được lên học lớp 12 để thi tú tài II. Đậu tú tài II thì bước chân vào Đại Học có thể ghi danh hoặc thi tuyển. Ngoài các kỳ thi đó, tôi không thấy kỳ thi học sinh giỏi môn này, môn kia, cấp này, cấp kia…

(Năm 1959 bỏ phần thi vấn đáp rồi đến niên học 1966–67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp)

Giữa các trường không có sự phân biệt học sinh trường này hơn học sinh trường kia, giáo viên dạy trường này hơn giáo viên dạy trường kia, xã hội cũng công nhận như vậy…”

( Sư Phạm Và Bằng Hữu )


 

Những Tiếng Nói Phản Biện: Hãy Cùng Tôi Bảo Vệ Sự Thật – Đoàn Bảo Châu

Ba’o Tieng Dan

Đoàn Bảo Châu

26-12-2024

Các bạn chính là “luật sư” của tôi! May be an image of 1 person and hat

Mỗi lần các bạn nhấn like, để lại một nhận xét công bằng hay chia sẻ bài viết, các bạn đã góp phần như những luật sư cất tiếng nói bảo vệ thân chủ trước toà án. Ở Việt Nam, nơi mà hiện tượng “án bỏ túi” diễn ra phổ biến, và luật sư nhiều khi không thể bảo vệ được thân chủ, thì những hành động nhỏ của các bạn trên mạng xã hội lại mang ý nghĩa lớn lao.

Những tiếng nói công bằng ấy có thể giúp lan truyền sự thật, tạo nên giá trị truyền thông, và góp phần thúc đẩy một xã hội công bằng hơn.

Cam Kết Minh Bạch

Tôi tự tin kêu gọi sự ủng hộ của các bạn vì tôi sẽ luôn tuân thủ hai nguyên tắc:

  1. Trung thực tuyệt đối: Tôi sẽ công khai và chia sẻ toàn bộ tư liệu liên quan đến vụ án, bao gồm 6 clip mà công an Việt Nam đã sử dụng để buộc tội tôi. Các bạn sẽ có cơ hội kiểm chứng từng chi tiết.
  2. Cuộc sống minh bạch: Tôi là người sống khép kín, chỉ tập trung vào viết sách, luyện và dạy võ, làm phóng viên ảnh và phiên dịch cabin. Tôi không tham gia hội nhóm hay đảng phái. Tôi chỉ lên tiếng như một công dân có trách nhiệm, và tôi không có bất kỳ hoạt động nào chống chính quyền.

Phản Biện Xã Hội – Động Lực Của Tiến Bộ

Protest and Objection 3139659 Vector Art at VecteezyMột xã hội muốn phát triển cần có không gian cho phản biện. Phản biện không phải là chống đối, mà là cách để tìm ra chân lý. Từ luận án tốt nghiệp cho đến các dự án lớn, không có phản biện thì không có tiến bộ.

Từ thời các triết gia Hy Lạp cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle, phản biện đã là công cụ để thúc đẩy sự hiểu biết. Nhưng nếu chính quyền Việt Nam tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ” và luôn đúng một cách tuyệt đối, tại sao chúng ta lại có một xã hội đầy tham nhũng, đạo đức xuống cấp, và không có đóng góp đáng kể nào cho nhân loại trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật?

Chính quyền sợ phản biện vì nó làm lộ ra những yếu kém. Nhưng chính phản biện mới là cách để xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi tiếng nói đều được lắng nghe.

Lời Kêu Gọi

Hiện tại, sinh mạng của tôi đang gặp nguy hiểm. Tôi có thể bị bắt và bịt miệng bất cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh này, mỗi hành động của các bạn – một like, một nhận xét công tâm, một lần chia sẻ – đều rất quan trọng. Đó là cách để các bạn không chỉ bảo vệ tôi mà còn bảo vệ giá trị của sự thật và công lý.

Hãy cùng tôi lan toả thông điệp này. Một xã hội tốt đẹp hơn cần sự góp sức của từng người.


 

Xóm đạo Phạm Thế Hiển – Sài Gòn đông nghẹt người đón Giáng sinh

Ba’o Dat – Viet

December 24, 2024

Tối 24/12, không khí Giáng sinh tràn ngập tại xóm đạo Phạm Thế Hiển (Q.8, Sài Gòn), thu hút dòng người từ khắp nơi đổ về. Những con đường vốn yên ắng hàng ngày bỗng chật kín người và xe, tạo nên một bầu không khí rộn ràng, đầy màu sắc của mùa lễ hội.

Vào lúc 19h, tuyến đường Phạm Thế Hiển bắt đầu đông nghịt. Đặc biệt, khu vực giáo xứ Bình Thái ghi nhận tình trạng xe cộ di chuyển chậm, người dân phải nhích từng chút một để tiến lên. Tuy vậy, thời tiết mát mẻ dễ chịu khiến không ai cảm thấy khó chịu, thay vào đó là sự hào hứng hòa mình vào không khí Giáng sinh.

Dọc tuyến đường, các nhà thờ lớn như Bình Thái, Bình An, Bình An Thượng, Bình Thuận, Bình Sơn thu hút đông đảo người dân đến chụp ảnh, tham quan và tận hưởng không khí lễ hội. Những ánh đèn rực rỡ, tiểu cảnh hang đá và cây thông lộng lẫy tạo nên khung cảnh vừa ấm cúng vừa lung linh, mang đến niềm vui cho mọi người.

Để tránh tình trạng ùn tắc, lực lượng chức năng đã có mặt từ sớm để phân luồng và điều tiết giao thông. Sự phối hợp nhịp nhàng của các đội tuần tra giúp đảm bảo người dân di chuyển thuận lợi trong dòng người đông đúc.

Xóm đạo Phạm Thế Hiển – Điểm đến quen thuộc mùa Giáng sinh

Xóm đạo Phạm Thế Hiển từ lâu đã là biểu tượng của mùa Giáng sinh tại Sài Gòn. Với sự đầu tư công phu vào trang trí, từ những dãy đèn đầy sắc màu, cây thông Noel rực rỡ, đến các hang đá mô phỏng sinh động, nơi đây luôn mang lại cảm giác ấm áp và gắn kết.

Sự đông đúc tại xóm đạo vào đêm Giáng sinh không chỉ phản ánh tinh thần lễ hội mà còn khẳng định niềm vui khi mọi người cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc an lành, hạnh phúc trong mùa lễ hội này.


 

Chỉ thị bí mật và các cuộc đàn áp làm tê liệt xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài viết của Allegra Mendelson cho chuyên mục Điều tra của RFA
2024.12.21

 (Minh họa bởi Amanda Weisbrod; hình từ Adobe Stock)

Những năm gần đây, Bình đã quen sống trong trạng thái sợ hãi thường trực. Giống như nhiều người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, người phụ nữ 44 tuổi này luôn ám ảnh rằng: Cô có thể bị bắt giam vào một ngày bất kỳ nào đó, đơn giản chỉ vì đi làm.

“Tất cả mọi người bây giờ đều trở nên cảnh giác” – cô nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 11 vừa qua. “Những người tôi biết đã bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng”.

Bình, người đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an ninh, đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực trợ giúp nhân đạo cho một số tổ chức cả trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Ở mỗi tổ chức này, cô đều đã tránh được sự dọa nạt và đàn áp của Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt.

Mặc dù làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, Bình cho hay cứ ba tháng một lần, toàn bộ nhân viên của cơ quan cô thường bị triệu tập lên văn phòng Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – cơ quan quản lý các tổ chức NGO quốc tế – để được “phỏng vấn”.

“Họ thường hỏi chúng tôi đã đi đâu gần đây và chúng tôi đang làm gì. Điều này rất kỳ cục. Rõ ràng là họ muốn chúng tôi biết là chúng tôi đang bị giám sát” – cô nói.

Bình cho biết, một số lần khác, công an đã theo dõi cô và đồng nghiệp khi họ xuống làm việc tại cơ sở.

Cảnh sát đứng gác bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Thậm chí các cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng bị “giám sát chặt chẽ” và o ép  – Bình, người có kinh nghiệm cộng tác với một số cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), cho biết.

“Có những lúc người ta cắt điện và yêu cầu chủ nhà không cho họ thuê văn phòng nữa” – cô nói.

RFA đã liên lạc với Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – nơi quản lý các cơ quan của LHQ  tại Việt Nam – để yêu cầu bình luận về thông tin này nhưng đã không nhận được phản hồi.

Bình đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và cho đến nay những biện pháp này vẫn tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên những người khác, trong đó có cả những đồng nghiệp và bạn thân của cô, đã không được may mắn như vậy.

Theo Dự án 88, một tổ chức nhân quyền Việt Nam, trong bốn năm qua, gần một chục nhân viên của các tổ chức NGO đã bị bắt hoặc giam giữ chỉ vì làm công việc của họ. Dự án 88 cũng cho biết ít nhất bốn người trong số này hiện vẫn còn đang bị tù đày cùng với hơn 175 nhà hoạt động khác.

Những cuộc bắt giữ này – nhiều trường hợp được tiến hành với cáo buộc trốn thuế hoặc các cáo buộc khác mà các nhà giám sát luật pháp nói là có động cơ chính trị – là một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn hơn do chính phủ tiến hành nhằm hạn chế xã hội dân sự ở Việt Nam.

Hàng loạt các quy định mang tính bóp nghẹt, rất nhiều trong số đó được giấu kín, đã tạo cơ sở cho nỗ lực thắt chặt quyền lực của ĐCS.

Một trong số đó và có thể xem là hà khắc nhất, là Chỉ thị 24 – được ban hành tháng 7/2023. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng toàn cầu hóa, văn bản này lại coi tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Chỉ thị bí mật mà Dự án 88 tiếp cận được vào hồi đầu năm 2024 này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công bố. Văn bản này cung cấp thông tin chi tiết về sự phản đối của nhà cầm quyền Việt Nam với quyền tự do biểu đạt, viện trợ quốc tế, công đoàn và thậm chí với việc đi nước ngoài. Theo giới chuyên gia, tác động của chỉ thị này là việc hình sự hóa một cách hiệu quả các hoạt động vận động chính trị, xã hội.

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã củng cố những biện pháp này bằng Nghị quyết 126 – một văn bản đã bổ sung thêm những hạn chế đối với việc thành lập bất kỳ loại hình hội nhóm nào ở Việt Nam.

Đàn áp được triển khai cùng với chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp khiến phần lớn xã hội dân sự rơi vào bế tắc. Bầu không khí sợ hãi gia tăng, vì vậy, các chính trị gia không sẵn sàng thông qua các dự án và kinh phí.

Trong bốn tháng qua, RFA đã trao đổi với hơn một chục nhà hoạt động, nhân viên các tổ chức NGO, các nhà tài trợ quốc tế, các nhà ngoại giao và các chuyên gia để tìm hiểu xem các chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền và các cuộc đàn áp sau đó đã được tăng cường như thế nào và ảnh hưởng của chúng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam.

Lo sợ về ảnh hưởng của nước ngoài

Xã hội dân sự không phải lúc nào cũng là mục tiêu đàn áp của chính phủ Việt Nam. Một thập kỷ trước, rất nhiều người đã có cái nhìn lạc quan hơn nhiều.

Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ hiện sống tại Đức, từng bị bắt vào năm 2009 vì chống đối ĐCS. Ông nói rằng ông được ra tù 5 năm sau đó – vào thời điểm mà sự hỗ trợ đối với xã hội dân sự khác xa so với hiện nay.

“Khi tôi được ra tù vào năm 2014, các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm ở Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, cả đã đăng ký và không đăng ký [hoạt động] với chính quyền cộng sản Việt Nam, đều hoạt động tự do thoải mái” – ông Trung nói.

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng. (Trung Nguyen Tien)

Nhưng vào khoảng năm 2016, tình hình bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nghỉ hưu và ông Nguyễn Phú Trọng, người khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông Trọng đã qua đời vào giữa năm nay.

Không giống như ông Dũng – người tương đối  thiện cảm với xã hội dân sự – ông Trọng có một cách tiếp cận rất khác. Ông không đồng tình với các mối quan hệ nồng ấm, thân thiện mà ông Dũng đã xây dựng với phương Tây và bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài.

Việt Nam có mạng lưới các tổ chức hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các nhóm không chính thức, không đăng ký ở cấp địa phương tới những tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) lớn như Save the Children hay Oxfam.

Hầu hết các tổ chức NGO quốc tế đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao trong khi các tổ chức NGO trong nước lại đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ. Những biện pháp được đưa ra dưới thời ông Trọng nhắm vào mục tiêu tăng cường sự quản lý giám sát của chính phủ đối với các tổ chức này.

Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các nghị định và quyết định để ngăn chặn tiếp cận đối với các nguồn tài trợ nước ngoài và gia tăng việc kiểm soát thông qua cái mà hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc gọi là “những đòi hỏi nặng nề quá đáng” cho các hoạt động.

“Các lãnh đạo ĐCS muốn duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ. Họ lo ngại rằng  ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm mất ổn định quyền kiểm soát của họ. Các tổ chức NGO quốc tế và các thể nhân/tổ chức nước ngoài thường quảng bá, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền – điều mà ĐCS xem là những mối đe dọa đối với chế độ độc đảng cầm quyền của mình” –  ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, các quan ngại đặc biệt tập trung vào những ảnh hưởng của phương Tây trong khi các nước, ví dụ như Trung Quốc và Nga là “những hình mẫu cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] noi theo”.

Các  bộ ngành quản lý các tổ chức NGO ở Việt Nam đã không hồi đáp những đề nghị bình luận của RFA cho bài viết này.

Không gian bị bóp nghẹt

Trong môi trường hoạt động này, vô số tổ chức phi chính phủ đã phải đóng cửa trong những năm gần đây.

Trong số đó có Towards Transparencey, một chi nhánh của tổ chức Transparency International toàn cầu, đã phải đóng cửa vào cuối năm 2021 do những quan ngại về an ninh. Không lâu trước đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tước tên miền trang web của tổ chức này – điều mà nhiều người xem là một động thái đe dọa sau khi website này đăng tải một tấm bản đồ thiếu các đảo ở Biển Đông [mà Việt Nam, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực] đang tranh chấp chủ quyền.

Hội nghị triển khai Chỉ thị 24, tại Hà Nội ngày 21/12/2023. (Bộ Công an Việt Nam)

Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN – một mạng lưới mang tính đầu mối của 400 tổ chức phi lợi nhuận đã công bố sẽ đóng cửa vào tháng 1/2023 mà không nêu lý do cụ thể và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (SENA) đã buộc phải giải thể vào tháng 7/2023 – một năm sau khi giám đốc của họ bị bắt và cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì đã gửi các góp ý xây dựng ĐCS.

Chính quyền cũng nhắm vào các cá nhân, tiêu biểu bằng việc sử dụng luật thuế. Luật lệ xung quanh vấn đề chiếm dụng thuế hiện khá mơ hồ và có thể bị lợi dụng để truy tố bất cứ ai mà chính quyền muốn ngăn chặn – ông Trung nói.

Kết quả là “nỗi sợ hãi bị bắt giữ bởi cáo buộc ‘trốn thuế” đã tạo ra sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là sự tê liệt hoàn toàn trong lĩnh vực này” – ông nói.

Một trong những vụ án nổi nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vào tháng 5/2023. Cô đã bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế nhưng đã được thả sớm vào tháng 9 năm nay.

Dự án 88 phát hiện ra rằng “Chính phủ Việt Nam có truyền thống sử dụng cáo buộc trốn thuế để truy tố những người bất đồng chính kiến mà họ không thể buộc tội một cách thuyết phục theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.”

Ông Nguyễn Quang A – một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam đồng thời là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể – nói với RFA rằng ông đã bị bắt về tội trốn thuế “ít nhất bốn hay năm lần” nhưng lý do đó thực ra luôn là cái vỏ bọc cho các vấn đề liên quan đến bất đồng chính kiến.

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam. (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Các luật khác cũng đã được vũ khí hóa. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã bị bắt và truy tố vì bị cho là đã tiết lộ bí mật nhà nước.

Ông đã nỗ lực hỗ trợ nhằm mang đến cho người lao động quyền được thành lập công đoàn – một loại hình tổ chức vốn bị cấm ở Việt Nam trừ một ngoại lệ là công đoàn trực thuộc nhà nước.

Ông Bình được xem là “đồng minh” của các tổ chức như Stitch – một tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan hoạt động trong lĩnh vực về quyền lao động ở Việt Nam. Việc ông bị bắt giữ được xem là “một tín hiệu cho thấy hướng mà ông đã đi không phải hướng để đi” – một nguồn tin cấp cao quen thuộc với tổ chức này nói.

Sau khi ông Bình bị bắt giữ, Stitch đã dừng hoạt động ở Việt Nam.

“Người ta cũng lo sợ về những tác động tiêu cực vì tín hiệu đó là dành cho những người liên quan đến Stitch” – nguồn tin này cho biết.

Chiến dịch Đốt lò

Những sự đàn áp này chỉ là một mảng thách thức mà các tổ chức NGO ở Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Đốt lò – chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi đã khiến việc có được sự phê duyệt của chính phủ đối với các tổ chức  xã hội dân sự trở nên khó hơn bao giờ hết, trong tất cả các vấn đề từ đi lại cho đến kinh phí.

Các cảnh sát chờ đợi bên ngoài một đồn cảnh sát ở trung tâm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Kể từ khi chiến dịch này được phát động vào năm 2013, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm tra, bắt giữ các quan chức ở tất cả các cấp, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Bộ Chính trị và các bộ trong chính phủ. Tính đến năm 2023, gần 200.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong khuôn khổ chiến dịch này.

Mặc dù chiến dịch này đã đưa Việt Nam từ vị trí 113 lên vị trí 83 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng nhưng nó cũng làm đóng băng cả những hoạt động hợp pháp – các nhà vận động chính sách cho biết.

“Các quan chức không rõ là những hoạt động nào có thể khiến ai đó gặp rắc rối. Vì thế, tất cả mọi người đều luôn đề cao cảnh giác” – ông Minh, một nhà hoạt động lâu năm phát biểu. Ông cũng đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an toàn.

“Tác động lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng là các quan chức chính phủ không muốn làm việc nữa, họ không muốn ủng hộ, tạo điều kiện cho xã hội dân sự. Họ thường giữ im lặng vì nói không thì dễ dàng hơn”.

Điều đó có nghĩa là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đánh mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Một tỷ USD nữa hiện đang chờ được thông qua.

Phần lớn tài trợ đó đã được dành cho những thứ như các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, trong đó các cơ quan của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đôi khi hợp tác với các tổ chức trong nước của Việt Nam.

Một người từng là nhà tài trợ phương Tây cao cấp nói với RFA rằng rất nhiều tổ chức trong nước “không còn muốn nhận tiền [tài trợ của] nước ngoài vì việc này mang đến quá nhiều rủi ro” và do đó, họ buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động.

Tìm kiếm những giải pháp thay thế

Để hoạt động, các nhóm xã hội dân sự đã tìm đến một số giải pháp. Một trong những giải pháp này là đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp xã hội – một dạng kết hợp giữa tổ chức từ thiện và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận – thay vì là một tổ chức phi chính phủ. Cách này đã giúp một số tổ chức hoạt động dễ dàng hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải trả nhiều thuế hơn.

“Họ không trực tiếp hối lộ chính phủ nhưng dành rất nhiều tiền của, công sức để vun đắp các mối quan hệ đó để tránh các vấn đề [có thể xảy ra]” – ông Bình nói.

Nhưng sự thanh thản, yên bình có được những lựa chọn này không phải là lý tưởng và nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời. Những người làm việc trong khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam lo lắng rằng môi trường hoạt động của họ sẽ tiếp tục tồi tệ hơn.

Sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm nay, người kế nhiệm ông là ông Tô Lâm – một cán bộ lâu năm của Đảng đồng thời đã giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ trong nhiều thập kỷ.

Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã thực hiện nhiều hoạt động đàn áp đối với các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có việc sử dụng tội danh trốn thuế như một cách để bịt miệng người bất đồng chính kiến.

“Ông Tô Lâm đã làm cả đời trong ngành công an. Ông ta coi tất cả các tổ chức không nằm dưới sự kiểm soát của ĐCS là những kẻ thù tiềm năng” – ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

“Tôi không nghi ngờ việc ông ấy sẽ tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và dân sự xã hội” – ông Trung dự đoán.

Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng.


 

CSVN bước vào kỷ nguyên mới với tư duy rừng xanh?-Đặng Đình Mạnh

Ba’o Nguoi-Viet

December 22, 2024

Chuyện Vỉa Hè

Đặng Đình Mạnh

Sau năm tháng nắm giữ chức vụ tổng bí thư đảng, không ngày nào mà truyền thông trong nước không lên tiếng ca ngợi ông Tô Lâm, mặc cho quá khứ của ông ấy hãi hùng đến như thế nào đi nữa.

Nào là bảo kê cho thương vụ tham nhũng AVG hàng ngàn tỷ đồng, nào là tổ chức bắt cóc quốc tế từ Đức, Thái Lan, nào là huy động 3,000 công an tấn công đẫm máu vào dân làng Đồng Tâm. Nào là đàn áp khốc liệt với mọi người dân yêu cầu về tự do, dân chủ và nhân quyền, nào là sinh hoạt xa hoa ăn bò dát vàng giữa hoàn cảnh đất nước khó khăn vì dịch giã COVID-19 gây tử vong hơn 40 nghìn đồng bào…

Tô Lâm khi còn là bộ trưởng Công An ăn thịt bò dát vàng tại London, Anh Quốc, do chính chủ nhà hàng là đầu bếp Nusr-Et đút tận mồm. (Hình: chụp lại từ Tiktok)

Mà ca ngợi thế kể cũng tài, khi ông Tô Lâm không đưa ra quyết sách gì mới? Ông ấy chỉ nhắc lại những vấn đề mang tính di sản tồi tệ mà các tổng bí thư tiền nhiệm đã từng nhắc đến, nhưng vô trách nhiệm vì nói mà không làm, hoặc bất lực không làm được. Để bây giờ trở thành vấn đề của người đương nhiệm.

Bên cạnh đó, sự ca ngợi ông Tô Lâm về những vấn đề cũ rích đó, chẳng phải là truyền thông Cộng Sản đang mắng xéo các tổng bí thư tiền nhiệm như Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười… đã vô trách nhiệm, hoặc bất lực hay sao?

Kể cả vấn đề đang nóng bỏng hiện nay về thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí thông qua tinh giản bộ máy chính quyền cũng vậy. Điều đáng lưu ý nhất khi đề cập đến vấn đề tinh giản bộ máy chính quyền, ông Tô Lâm lại sử dụng cụm từ “Vừa chạy vừa xếp hàng” trong bài viết với tựa đề “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” đã có thể làm nhiều người bối rối.

Khôi hài hơn, khi truyền thông Cộng Sản công khai nịnh bợ ông Tô Lâm khi ca ngợi cụm từ này “không chỉ đơn thuần là một phép ẩn dụ ngôn từ mà còn hàm chứa một tư duy lãnh đạo, điều hành sắc bén, linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang dốc sức đổi mới, hội nhập và phát triển. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện một triết lý hành động, một nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa tốc độ và trật tự, giữa sự năng động đổi mới và nền tảng ổn định vững chắc” [*].

Thật ra, nói ông Tô Lâm là tác giả cụm từ “vừa chạy vừa xếp hàng” là một sự thậm xưng. Vì lẽ, chúng đã có từ rất lâu, trễ nhất cũng phải từ năm 1954, khi ông Tô Lâm còn chưa được quấn tã vào đời.

Vì lẽ, năm 1954, thực hiện theo Hiệp Định Genever, lực lượng Cộng Sản ở miền Nam phải tập kết xuống tàu ra miền Bắc để chờ thống nhất tổng tuyển cử sau hai năm. Thực tế, Cộng Sản đã chủ trương vi phạm Hiệp Định Genever ngay từ đầu bằng cách để lại nhiều cán binh Cộng Sản ở lại miền Nam. Một phần sống công khai tại các đô thị, phần khác thì vào R (mật danh của chiến khu Cộng Sản trong rừng) tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Trong hoàn cảnh tại R, hoạt động bí mật, Cộng Sản không thể tuyển dụng nhân sự một cách công khai được. Mà có người nào sử dụng người đó. Công việc được giao phó theo cách áng chừng về khả năng, học lực, quá trình cống hiến… Từ đó mới ra đời cụm từ “vừa chạy vừa xếp hàng,” để ám chỉ cách quản lý, phân công mang tính cách tạm thời trong điều kiện hoạt động bí mật. Đến một thời điểm định kỳ, sẽ tiến hành đánh giá lại khả năng từng người để điều phối, hợp lý hóa dần về nhân sự theo thời gian.

Cho thấy, “vừa chạy vừa xếp hàng” chỉ là cung cách quản lý nhân sự bất đắc dĩ, phải vận dụng trong hoàn cảnh khó khăn của Cộng Sản trong thời chiến mà thôi. Dĩ nhiên, cung cách này mang tính may rủi, vì có thể người được giao phó công việc lại không có chuyên môn, trình độ phù hợp.

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc đặt ra chủ trương tinh giản đã phản ảnh tình trạng dư thừa về nhân sự trong bộ máy hành chính. Phải giảm nhân sự để giảm chi phí cho ngân sách quốc gia. Theo đó, lẽ ra tình trạng dư thừa nhân sự như vậy là điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn nhân sự có tài năng, đức độ, mẫn cán để giữ lại làm việc. Chứ không thể bằng cách thức “vừa chạy vừa xếp hàng” đầy may rủi như thuở còn trong rừng như thế được, khiến cho người có khả năng bị xếp vào đối tượng bị thải loại, còn kẻ bất tài lại được giữ lại làm việc.

Chưa kể, việc ca ngợi, tô hồng ông Tô Lâm như là tác giả của ý tưởng “vừa chạy vừa xếp hàng” là đang đi vào vết xe đổ “cầm nhầm” tri thức của ông Hồ Chí Minh trong câu nói “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Thật vậy, nếu bây giờ chúng ta đặt từ khóa “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn hàng trăm nghìn kết quả mà đa phần trong số đó cũng đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.

Trong số ấy, có trang <xaydungdang.org.vn> khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13 Tháng Chín, 1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14 Tháng Chín, 1958.

Tương tự, trang <tapchicongsan.org.vn> đăng lá thư của ông Nguyễn Phú Trọng gởi cho Hội Khuyến Học Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập của hội này, thư có đoạn viết: “…Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh ‘vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người’” (trích).

Thậm chí, hai câu nêu trên đã trở thành đề thi trong các trường học, kể cả các trường trung hay cao cấp về chính trị …

Thật ra, câu nói trên chỉ là dịch nôm từ ý tưởng của Quản Trọng (sinh-725, mất-645), một bậc kỳ tài về chính trị và quân sự của đất nước Trung Hoa vào thời Xuân Thu, nguyên gốc như sau: “Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc; Thập niên chi kế mạc như thụ mộc; Chung thân chi kế mạc như thụ nhân; Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã; Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã; Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã.”

Dịch nôm:

Kế một năm, chi bằng trồng lúa; Kế 10 năm, chi bằng trồng cây; Kế trọn đời, chi bằng trồng người; Trồng một, gặt một, ấy là lúa; Trồng một, gặt mười, ấy là cây; Trồng một, gặt trăm, ấy là người.

Vừa leo lên ghế tổng bí thư được hơn hai tuần lễ, ông Tô Lâm vội vã sang Trung Quốc gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình. (Hình: Andres Casares/AFP/Getty Images)

Thậm chí, chính ông Tô Lâm có vẻ cũng không biết và vẫn tiếp tục “cầm nhầm” ý tưởng này, đưa vào bài diễn văn đọc vào sáng ngày 23 Tháng Chín, 2024, tại trường Đại Học Columbia trong chuyến công du Hoa Kỳ, như sau: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, cũng luôn nhấn mạnh tầm nhìn ‘vì lợi ích trăm năm trồng người.’”

Tóm lại, mang tư duy trong rừng, trong thời chiến, để áp dụng vào chính sách nhân sự trong thời bình, đang dôi thừa nhân sự là một giải pháp không hề chuyên nghiệp. Không xứng đáng với một chính quyền của quốc gia có cả hàng trăm triệu dân. Trong đó, truyền thông thay vì phê phán, giúp chế độ nhìn nhận, đánh giá lại cho đúng vấn đề lại đi ca ngợi, tô hồng như một phát minh vĩ đại, kể cả ý tưởng “cầm nhầm” từ lịch sử?!

Khốn khổ cho dân tộc này, người lãnh đạo mang tư duy từ tận rừng xanh, lại đang sử dụng chúng để đưa dân tộc này “Bước vào kỷ nguyên mới”! Thật là mông muội và hoang đường.


 

Dự thảo Cáo trạng chế độ độc tài-Đặng Đình Mạnh

Ba’o Tieng Dan

Đặng Đình Mạnh

22-12-2024

Đảng có lực lượng công an lớn nhất thế giới, nhưng không giữ được sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.

Đảng có hệ thống truyền thông phủ khắp tỉnh thành, nhưng nhân dân không được thông tin về sự thật.

Đảng xây dựng nhà tù liên tục, nhưng không nhốt hết được bọn đảng viên tham nhũng.

Đảng có tòa án, viện kiểm sát đầy đủ, nhưng không thể mang đến công lý cho nhân dân ngoài sự oan khiên, bất công chồng chất.

Đảng nói kinh tế liên tục tăng trưởng, nhưng hàng loạt cửa hàng đóng cửa treo bảng cho thuê, hàng chợ ế ẩm, nhân dân thất nghiệp làn lan.

Đảng rao giảng đạo đức nhiều hơn ai hết, nhưng số đảng viên tha hóa, hủ hóa, tham nhũng, tham ô nhiều gấp bội so với nhân dân.

Đảng nói đảng viên là thành phần ưu tú của nhân dân, nhưng số đảng viên phạm tội ở tù, bị kỷ luật nhiều hơn cả nhân dân.

Đảng nói mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng đảng viên và người giàu có phạm pháp lại được châm chước hưởng hình phạt nhẹ nhàng so với người dân.

Đảng nói chống tham nhũng không có vùng cấm, nhưng đảng viên cao cấp phạm pháp bị kỷ luật thì đảng lại chỉ thông báo chung chung, mơ hồ.

Đảng nói đất nước phải thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí, nhưng đảng lại làm lơ cho đảng viên sinh hoạt xa hoa ăn bò dát vàng.

Đảng nói muốn làm bạn với thế giới, nhưng lại tổ chức bắt cóc quốc tế mang người từ nước ngoài về Việt Nam và tấn công tình dục liên tục vào công dân nước người ta.

Đảng in tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” trên mọi văn bản, nhưng lại đàn áp quyền tự do của nhân dân một cách khốc liệt.

Đảng nói “Mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, nhưng đảng giành hết quyền lực để tự tung tự tác.

Đảng nói “Nhân dân làm chủ đất nước”, nhưng đảng không cho nhân dân quyền quyết định bất cứ vấn đề gì.

Đảng chủ trương tinh giản bộ máy chính quyền, nhưng lại không động gì đến Bộ Công an đang có nhân sự cao nhất và xài tiền ngân sách nhiều nhất trong cả nước.

Đảng nói “thế nước đang lên”, nhưng nhân dân khắp nơi phải xuất khẩu lao động, vượt biên đi làm thuê cho khắp thế giới.

Đảng nói “chưa bao giờ cơ đồ đất nước được như thế này”, nhưng lãnh đạo công du ở đâu cũng xin xỏ họ hết cái này đến cái khác.

Đảng nói đồng bào hải ngoại là “khúc ruột nghìn dặm”, nhưng cấm cửa không cho về quê hương nếu có chính kiến khác với đảng.

Đảng kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, nhưng lại bỏ rất nhiều tiền để tổ chức rầm rộ dịp 30/04 hạ nhục đồng bào.

Đảng ca ngợi đồng bào hải ngoại gởi kiều hối về duy trì chế độ độc tài, nhưng lại dung dưỡng cho đám dư luận viên mạt sát đồng bào hải ngoại là “Neo tộc”, “Đu càng”…

Đảng cho rằng mình nắm quyền lãnh đạo là nhờ lịch sử giao phó và nhân dân ủng hộ, nhưng lại kém tự tin đến mức không dám tổ chức bầu cử tự do.

Đảng nói cần đến hàng trăm nghìn tỷ đồng để chấn hưng văn hóa, nhưng lại bỏ tiền ra nuôi hàng vạn Dư luận viên chửi bới, thô tục vô văn hóa khắp nơi trên mạng xã hội.

Đảng nói mình là đại diện trung thành của giai cấp công nhân, nhưng thực chất không có ai trong số lãnh đạo cao cấp xuất thân từ công nhân cả.

Đảng nói “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”, nhưng bao nhiêu lợi ích của nhân dân đảng cướp sạch.

Đảng nói cán bộ là đầy tớ của nhân dân, nhưng thực ra nhân dân bị cán bộ hành như con thú.

Đảng nói phải chăm sóc cho thế hệ trẻ vì chúng là tiền đồ đất nước, thực ra đảng chỉ chăm lo cho con em đảng viên cao cấp và xem chúng là hồng phúc dân tộc.

Đảng kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền, nhưng khi nhân dân có ý kiến thì đảng còng tay nhân dân bỏ tù.

Đảng nói láo nhiều đến mức tôi không thể nhớ hết, đồng bào giúp bổ sung…


 

CSVN Khởi Tố Ông Nguyễn Thanh Huy Theo Điều 331 Vì Đăng Tải Nội Dung Trên Facebook

Ba’o Dat Viet

December 22, 2024

Công an huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, ngày 20/12 đã ra quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Thanh Huy, 58 tuổi, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Cáo Buộc Và Hành Vi Được Nêu

Theo báo Công an Nhân dân, ông Huy bị cáo buộc sử dụng hai tài khoản Facebook có tên “Huy Nguyenthanh (Ông dở)” và “Nguyen Nguyenhuy (Huy khờ)” để đăng tải, chia sẻ và bình luận các nội dung được cho là “sai sự thật, xuyên tạc, vu khống” và “xúc phạm uy tín của tổ chức Đảng, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như lãnh đạo Đảng và Nhà nước” từ năm 2022 đến nay.

Tuy nhiên, các bài báo thuộc truyền thông Nhà nước không công bố chi tiết nội dung cụ thể của các bài viết bị cho là vi phạm hoặc các cá nhân, tổ chức cụ thể bị xúc phạm. Các bài viết chỉ nói rằng ông Huy đã “thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.” Hiện cơ quan công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý vụ án.

Hoạt Động Trên Mạng Xã Hội Của Ông Nguyễn Thanh Huy

Theo tìm hiểu từ các nguồn thông tin, tài khoản Facebook “Nguyen Nguyenhuy (Huy khờ)” có khoảng 1.200 người theo dõi, với nội dung thường xuyên đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau. Một số bài viết phê phán các tổ chức, cá nhân như VinFast, các nhà sư Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang, và một số nhân vật văn nghệ sĩ. Đồng thời, ông cũng có những bài viết ca ngợi khất sĩ Thích Minh Tuệ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Chủ tài khoản tự mô tả mình là “phó thường dân tại thất nghiệp” trong phần thông tin cá nhân. Các bài đăng trên cả hai tài khoản Facebook được cho là của ông Huy đều kết thúc vào đầu tháng 7/2024.

Điều 331 Và Xu Hướng Xử Lý Người Dùng Facebook

Điều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam, với nội dung quy định tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” đã trở thành một công cụ pháp lý thường được sử dụng để xử lý những người dùng mạng xã hội có ý kiến chỉ trích chính phủ.

Bên cạnh Điều 117 về “tuyên truyền chống Nhà nước,” Điều 331 thường được viện dẫn trong các vụ án liên quan đến việc sử dụng Facebook để đăng tải hoặc chia sẻ nội dung bị cho là trái với quan điểm của chính quyền. Theo thống kê từ Đài Á Châu Tự Do (RFA), tính từ đầu năm 2024 đến nay, ít nhất 18 người đã bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” và ít nhất 12 người đã bị kết án với mức án từ 30 tháng đến 5 năm tù.

Bối Cảnh Và Tác Động

Việc khởi tố ông Nguyễn Thanh Huy diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam ngày càng siết chặt việc quản lý không gian mạng, đặc biệt là các ý kiến trái chiều hoặc chỉ trích chính sách, lãnh đạo Nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook.

Trong nhiều năm qua, việc sử dụng Điều 331 để xử lý các vụ án tương tự đã dấy lên nhiều chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền quốc tế. Các tổ chức này cho rằng Điều 331 mang tính chất mơ hồ, dễ bị lạm dụng để đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến và hạn chế quyền tự do biểu đạt, một quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam cũng như Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên.

Dư luận trong và ngoài nước tiếp tục theo dõi diễn biến vụ việc và cách thức xử lý của chính quyền, trong bối cảnh các quy định về kiểm soát mạng xã hội tại Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn.


 

Thay trời hành đạo và xã hội mất niềm tin-Dương Quốc Chính

Ba’o Tieng Dan

Dương Quốc Chính

21-12-2024

Vấn đề xã hội nhức nhối ở vụ đốt quán [cafe] là ở Việt Nam bây giờ có không ít người không còn tin vào pháp luật, nên sẵn sàng thế thiên hành đạo. Gặp vấn đề, cảm thấy bị ức hiếp, bất công, là tự xử luôn. Ngày xưa thì Đoàn Văn Vươn, rồi tổ đồng thuận ở Đồng Tâm, trước khi có biến cố xảy ra họ đã live stream tuyên bố sẵn sàng cho nổ chỗ nọ, chỗ kia.

Chưa bàn bên nào đúng, bên nào sai, có bị ức hiếp, bất công hay không. Nhưng chỉ thấy rằng rất nhiều người không còn tin vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Người giàu, có quyền thế, khi gặp vấn đề với pháp luật thì việc đầu tiên là nghĩ tới chạy chọt, chạy công an, thậm chí chạy án. Hồi xưa, khi anh Năm Cam còn trị vì trong Sài Gòn, “dân oan” có chuyện thì kêu tới anh Năm xử lý! Vì anh nuôi luôn cả công an rồi.

Nhiều người khác, biết chắc mình đúng luật, nhưng có chuyện phải báo công an, thì vẫn phải chạy tiền thêm, để công an làm đúng luật và nhanh hơn! Điển hình như chuyện công an mà tìm thấy xe bị mất cắp, đến nhận xe thì cũng phải cưa tiền. Thường 50/50. Coi như vẫn mất nửa chiếc.

Còn dân đen, không có tiền chạy, thì thôi xác định nhịn nhục cho qua, nếu gặp vấn đề với kẻ mạnh. Không thì chọn cách khủng bố như người vừa rồi. Như ông ta kể là bị đánh, ‘cay’ quá nên đốt nhà người ta.

Tất nhiên bị đánh mà báo thù bằng đốt nhà thì đương nhiên vẫn là sai và rất sai khi hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cũng phải nhìn lại, tại sao người ta bị đánh lại không báo công an mà lại chọn cách đốt nhà rửa hận, y chang như trong Thủy Hử và rất hay gặp trong giới giang hồ. Đó là vì một bộ phận không nhỏ trong xã hội mất niềm tin vào pháp luật. Một phần do nhận thức pháp luật của người ta còn hạn chế.

Thành phần như ông nghi phạm kia thì giờ nhiều vô kể, quán nước đầu ngõ nào chả có dăm ông. Bản chất là thất nghiệp, trộm vặt, đa phần là nghiện, có thể kiêm xe ôm (nhưng giờ thất nghiệp vì Grab) và lô đề. Suốt ngày lê la quán nước, tiện đâu sơ hở thì trộm cắp mánh mung.

Một số ông “giác ngộ cách mạng” chút thì đi làm dân quân dẹp chợ, bảo vệ, trông xe, nhưng bản chất vẫn là giang hồ vặt. Thành phần này nói chung đều sẵn sàng có phản ứng như ông nghi phạm kia, không có gì lạ cả. Đều là hung thủ dự khuyết cả nếu gặp chuyện, anh em cứ thử va chạm với họ mà xem, nhẹ nhất là va chạm giao thông, mình gặp nhiều rồi, nếu mình cũng máu chó thì chắc cũng lên báo đôi lần. Có khi còn chưa va quệt đã chửi đm biết bố mày là ai không? Nếu đối phương cũng cùng hệ là án mạng xảy ra rồi.

Cái video ông ta hớn hở chém gió khoe chiến tích đốt nhà với công an phường (?): “Anh đổ xăng từ ngoài vào, cậu hiểu không?”, rồi cười hềnh hệch. Khả năng là do ông ta đốt xong là đi đầu thú luôn chưa kịp biết hậu quả, công an phường cũng chưa biết, nên giọng kể chuyện đúng giọng quán nước đầu ngõ, không lệch tý nào, chưa hề biết sợ đâu.

Kẻ ác và ngu phải trả giá là tất nhiên. Nhưng về mặt xã hội cũng cần nhìn lại tại sao lại có chuyện đó? Liệu điều đó còn tiếp tục xảy ra? Trước đây đã có vụ lên báo là có nhà hát karaoke to quá, hàng xóm bảo không được nên quăng chai xăng vào đốt.

Nhà mình đối diện dãy quán nhậu, bên kia sông, anh em nhậu đến 12h đêm xong rồi hát karaoke ông ổng, rồi 1-2-3 dô, 1-2-3 uống, có hôm thì thấy công an đi gọi loa nhắc nhở, có hôm không thấy, nó cũng kệ. Lúc đó mà có can xăng, có khi mình cũng đốt quán kia, vì không ngủ được! Mình vốn kỳ thị đồng bào đã hát không hay lại còn hay hát to, lại còn nửa đêm! Công an có dẹp được bọn nó đâu, chắc vì cũng làm luật cả rồi.

Chung quy cũng là vì pháp luật cả.


 

VÔ LƯƠNG TÂM…-HUUPHUBTN

8 SÀI GÒN

Tôi đã từng đọc rất nhiều lời khen ngợi trên mạng xã hội khi hình ảnh một cháu bé qua đường quay lại cúi chào người lạ lúc nhận được sự hỗ trợ; Những lời có cánh cho một hành vi lan tỏa sự yêu thương như cho đi một bó rau của một người cùng khổ… Tại sao vậy?!

Vì xã hội chúng ta đang sống quá thiếu vắng tình thương, lòng nhân ái, sự lương thiện… cái mà chúng ta vẫn thường gọi là LƯƠNG TÂM! Vậy nên những hành vi nhỏ nhặt, tưởng chừng như bình thường ấy đột nhiên trở nên cao cả, vĩ đại, vượt khỏi sự bình thường mà mọi người thường thấy.

Những hành vi mà chúng ta vẫn thường gặp trong xã hội hiện nay trong mối quan hệ giữa người với người là: Sự chà đạp, trấn áp, lừa đảo để trục lợi bằng bất cứ giá nào; Đi đường va chạm nhau thì sẵn sàng hành hung bất chấp hậu quả; Mâu thuẫn trong hành xử, giao thiệp thì sẵn sàng giết nhau chẳng vì lý do gì nghiêm trọng và xem điều đó là bình thường…

Còn nhớ, hồi chúng tôi học tiểu học tại Sài Gòn trước năm 1975, chúng tôi luôn được dạy phải lễ phép, khiêm nhường, kính trên nhường dưới, đi dạ về thưa, ra đường gặp rác thì phải nhặt bỏ vô thùng rác, gặp người cao tuổi qua đường thì phải đến giúp đỡ, đi ngang đám ma thì phải ngã mũ cúi chào, nghe tiếng Quốc ca thì phải đứng nghiêm chào cờ xong mới được đi…

Trong chương trình học tiểu học của chúng tôi có hẳn những tiết học về những hành vi cao thượng để làm gương, noi theo, mà giáo trình chính thức là những câu chuyện trong tác phẩm “Những tấm lòng cao thượng” của dịch giả Hà Mai Anh, trong đó có đầy đủ các thể loại của tình yêu, tính nhân văn, nhân bản…

Trước năm 1975, tại Sài Gòn, những hành vi bộc lộ sự nhân ái, nhân văn, nhân bản trong xã hội không hiếm, không làm ai kinh ngạc vì nó quá bình thường. Có lần, tôi cùng bố tôi đi bộ trên vỉa hè đại lộ Chi Lăng, tỉnh Gia Định (đoạn ngay trường vẽ) , thấy một bà cụ xách giỏ chuẩn bị qua đường, tôi vội chạy đến sốt sắng giúp dắt bà cụ qua… Xong, tôi đứng luôn bên kia đường, vẫy tay kêu bố tôi sang dắt tôi quay lại vì tôi… chưa biết đi qua đường, thực chất lần qua đường trước đó là bà cụ dắt tôi qua.

Chẳng ai khen ngợi tôi bởi tôi đã dũng cảm thực hiện một hành vi tốt ngay trên đường phố, trừ bố tôi!

Sau năm 1975, chúng tôi không còn được học về những tấm lòng, những hành vi cao thượng nữa, thay vào đó là những bài học, câu chuyện về chiến tranh, giết chóc, khủng bố, lòng căm thù… và được trui rèn lòng hiếu chiến, sự hung hăng, tính quyết liệt, triệt để trong những “chiến dịch”, những lần “ra quân” của những phong trào giành cho lứa tuổi của chúng tôi…

Dần dần, tôi quen với với việc người ta hành xử với nhau ưu tiên bằng bạo lực trong bối cảnh xã hội chung lúc bấy giờ. Đến nỗi, khi mâu thuẫn với nhau trong xóm ở tuổi tiệm cận thanh niên (16 tuổi), tôi từng cầm dao chặt đá rượt một đối thủ của tôi để chém với quyết tâm chém cho nó chết, để “thị uy”, “dằn mặt”, để “chứng tỏ”… May mà tôi rượt không kịp thằng đó. Nếu không, thì…

Lớn lên, tốt nghiệp đại học, đi làm báo, tôi vẫn không hề biết sợ ai, sẵn sàng “máu đổi bằng máu” khi đối đầu… cho đến khi tôi gặp một sự vụ tác động mạnh đến tôi: Hôm đó, tôi nhận được tin báo từ Công an phường Bến Thành cho biết chợ Bến Thành vừa xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là người nước ngoài. Đến nơi, tôi mới biết nạn nhân là một cô gái trẻ người Tây da trắng, con của vợ chồng một Tổng lãnh sự sứ quán tại TP.HCM vừa mới qua Việt Nam chơi thăm cha mẹ, đi chợ Bến Thành mua sắm thì gặp sự cố chết người. Cô gái bị một tên giựt đồ giựt túi xách trong lúc đang dạo chợ, đôi bên giằng co nhau và tên cướp quay lại dùng dao đâm một nhát chết luôn cô gái. Nhìn tên cướp mặt lạnh tanh, vô nhân tính, không hề hối hận ngồi bệt dưới đất bị còng vô ghế của công an phường, rồi nhìn cảnh bà mẹ phu nhân Tổng lãnh sự quán khóc nấc đầy oan ức trước thi thể con mình… Tôi chợt hiểu ra lẽ được -mất trong cuộc đời, cái giá của sự vô lương tâm, của một xã hội thiếu vắng lòng nhân ái, tính nhân văn. Bắt và trừng phạt kịch khung gã giết người máu lạnh đó có làm cho xã hội tốt hơn lên, có trả lại được sinh mạng của cô gái trẻ, đền bù sự mất mát không thể cứu vãn của cha mẹ nạn nhân?

Từ đó trở đi, tôi không bao giờ hành xử bằng bạo lực nữa, dù có những lúc phải kềm chế tới mức đắng ngắt cả lòng!

Thật may, là tôi đã được học “Những tấm lòng cao thượng” hồi tiểu học và được lớn lên trong một gia đình trí thức.

Lúc chúng tôi được học những bài học về tính chiến đấu, sự căm thù… trong trường học, thì chắc gã thủ ác trong vụ đổ xăng đốt chết 11 người trong quán cà phê ở Hà Nội đang làm chấn động dư luận, rúng động xã hội hôm nay chỉ mới vừa qua lớp vỡ lòng, vì y kém tôi đến 7 tuổi!

Nhìn gã giết người ngồi kể lại nguyên nhân, quá trình thủ ác của mình một cách hết sức hồn nhiên, bình thản trong trụ sở công an phường… một lần nữa tôi lại sợ hãi và cay đắng khi nghĩ về tương lai. Xã hội nào đã tạo ra những con người như thế?!

19.12.2024

HUUPHUBTN

#8saigon


 

Việc thi cử của các triều vua Việt Nam-Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

Ba’o Tieng Dan

Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

19/12/2024

Khung cảnh trường thi ngày xưa

Nước ta có 20 thế kỷ chữ Hán từ thời Bắc thuộc. Có 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ bắt đầu từ thế kỷ 10 và khi bước sang thế kỷ 18-19 là thời kỳ toàn thịnh của chữ Nôm, lấn át chữ Hán với Hịch Tây Sơn, sau đó đến Truyện Kìều. Việc thi cử vì thế cũng dựa trên cái đà phát triển của chữ Nôm và chữ Hán.

Việc thi cử ở nước ta mới có từ gần ngàn năm nay. Trước đó, khoa cử còn thiếu, các đời Đinh Lê về trước, trong việc kén hiền tài tuyển chọn người chỉ là tuỳ tiện không câu nệ cũng không theo phép tắc gì cả. Kể từ năm 1072, đời Lý mới mở khoa thi để tuyển chọn người có tài ra giúp nước. Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục, phàm muốn thu hút người tài năng, thì người làm vua một nước không thể nào không có khoa cử. (1)

Khoa cử chẳng những cung cấp nhân tài, người giúp vua trị nước mà còn là vốn quý cho văn học có cơ phát triển. Dẫn chứng cụ thể là vào những thế kỷ 10-12 chúng ta có được 50 tác giả làm thơ văn thì đa số là các nhà sư như Viên chiêu thiền sư (998-1090) Diệu nhân ni sư, Mãn giác thiền sư (1051-1096). Pháp Bảo, Không lộ thiền sư, Quảng nghiêm thiền sư vv… Nhưng khi mà thi cử đã phát triển với nhiều nhân tài, nhiều tiến sĩ thì chính các nho sĩ này sẽ là những nhà văn, nhà thơ. Vì vậy, ở thế kỷ 13-14 đã có trên 60 tác giả mà hầu hết là giới nho sĩ. Sang đến thế kỷ 15 thì đã có trên 80 tác giả mà đa số là các nho sĩ đã thi đỗ, vượt xa tất cả các thế kỷ từ trước tới nay. Đồng thời văn học vừa có tính cách đa dạng, với đủ mọi loại đề tài, đủ các thể loại khác nhau. Xem như thế thì, có sự phát triển đồng bộ giữa văn học và thi cử. (2)

Trong bài này chúng tôi tìm hiểu việc thi cử dựa trên những số liệu mà chúng tôi có được theo khảo hướng thống kê để từ đó rút ra được những ý nghĩa, những giải thích xét ra phần nào giúp chúng ta có được một số ý tưởng nòng cốt của việc thi cử ở Việt Nam.

Nói chung thì con đường cử nghiệp không phải là con đường bằng phẳng. Nhiều sĩ tử vướng mắc vào vòng thi cử đã lao đao lận đận cả đời. Ông nội Ngô Tất Tố chỉ đỗ tú tài sau khi đã lận đận 7 lần khoa thi hương. Đến ông thân sinh ra ông Tố thì đã trải qua 6 lần lều chõng. Đến lượt ông Tố thì 2 lần thi hương không đậu. Đến kỳ thi sát hạch ở Bắc Ninh, ông đỗ đầu nên người ta mới gọi ông là Đầu xứ Tố. Lúc đó ông mới 22 tuổi. Việc thi cử thật trần ai, vạn người thi, không lấy được trăm người đỗ nên đã để lại nỗi chán chường, tủi nhục và nước mắt thể hiện qua thi ca.

Không phải là thưà khi nhắc lại trường hợp Trần Kế Xương than thở trong bài phú Hỏng thi của ông:

Đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng.
Tủi bút, tủi nghiên, hổ lều, hổ chõng.

Hoặc của một sĩ tử vô danh thị:

Than ôi, ai biết chăng ai, hỏng ôi là hỏng

Việc khoa cử khen ai khéo đặt, lừa anh hùng đến đầu bạc chưa thôi, áng công danh là số phận không lường, trêu sĩ tử dẫu gan vàng cũng núng.

Và mỗi lần thi rớt, còn mặt mũi nào nhìn vợ, nhìn con, bị người đời coi là hạng vô danh hạ sĩ.

Cũng vì vậy mà trong suốt gần ngàn năm, khi có thi cử, kể từ đời Lý nhân Tông (1072-1076), chúng ta chỉ lược kê ra được một vài nhân tài, mà tài năng xuất chúng không đợi tuổi.

Năm 1247, đỗ trạng nguyên có Nguyễn Hiền, người thuộc huyện Thượng Hiền, thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Hànam Ninh ngày nay. Ông Hiền lúc đó mới có 13 tuổi. Điều này cũng chứng tỏ triều đình đã tuyển chọn người tài mà không cần xét đến tuổi tác, già trẻ. Đó là một ưu diểm.

Ông Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), khoa Canh Thìn, lúc 20 tuổi và sau đó được bổ làm quan giữ chức ngự sử. Hoặc trường hợp Hội nguyên, Đình nguyên Hoàng giáp Ngô thì Sĩ vào năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), ông này kể từ khi thi tam trưòng đến thi hội rồi thi Đình cũng đều đỗ đầu. Và đó cũng là trường hợp cụ Nguyễn Khuyến, mà ta thường gọi cụ là Tam nguyên Yên Đổ. Hoặc trường hợp đặc biệt có cha, em và hai con cùng thi đậu trong đó cha là Ngô Thúc Định, đậu lúc 19 tuổi và con là Ngô Quán. Em là Ngô Trọng Nhạ đậu lúc 16 tuổi. Ngô Trọng Nhạ, Ngô Thúc Định, Ngô Mạnh Nghinh đậu cùng một khoa Duy Tân 1915. (3)

Nhìn chung về kết quả các cuộc thi

Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt vừa nêu trên, việc thi cử thật ra là cực kỳ khó khăn mà dựa trên những con số chúng tôi nêu ra đây làm chúng ta bất nhẫn, nghĩ tới số phận của không biết bao nhiêu sĩ tữ đã để ra cả đời học hành mà số phận long đong với cử nghiệp.

Theo Quốc triều hương khoa lục của Cụ Cao Xuân Dục thì trưòng Thi Hương ở Huế trong suốt 105 năm có 42 khoa thi hương, có được 1263 cử nhân. Sở dĩ dưới triều Nguyễn, số khoa thi Hội và Đình ít hơn, vì Gia Long đã không cho tổ chức kỳ thi này, Khoa thi hương đầu tiên tại Huế là năm 1813. Cho mãi đến năm 1822 (Nhâm Ngọ) dưới thời Minh Mạng mới có khoa thi hội. Về điểm này,chúng tôi thắc mắc tại sao Gia long lại không tổ chức thi hội. Ngay năm 1803, vừa lên ngôi một năm, Gia Long đã lập nhà Quốc học ở Huế, thiết lập các chức đốc học ở tỉnh, giáo thọ, huấn đạo ở các phủ huyện.                                   4) Rõ ràng là muốn mở mang, phát triển việc học để đào tạo nhân tài. Vậy tại sao không mở các kỳ thi hội. Có thể suy đóan, ông ngại hay nghi ngờ những tài năng xuất chúng. Một điều rõ ràng, dưới triều Nguyễn đã bãi bỏ chức trạng nguyên.

Căn cứ vào sách Lịch triều hiến chương loại chí thì dưới đời Lý, Lê, nhất là đời Hồng Đức, số người đỗ tiến sĩ rất cao, có những năm như Hồng đức thứ 9 (1478), lấy đỗ tiến sĩ 62 người, Hồng đức thứ 15, lấy đỗ 60 người, Hồng Đức thứ 21 (1490) 54 người.

Nhận xét về điểm này Đỗ Nhuận viết vào năm 1484: Việc lớn trong chính trị của Đế Vương, chẳng gì gấp bằng NHÂN TÀI. Chế độ của nhà nước muốn được kỹ càng, tất phải đợi ở Hậu Thánh (Các vua nối nghiệp về sau). (5)

Trước kia 6 năm một khoa thi, nay theo chế độ nhà Chu, định lệ 3 năm một khoa. Trước kia lấy đỗ chẳng qua vài ba chục người, nay lấy rộng người thực tài, không lo bội số. Với một tinh thần như thế, chúng ta sẽ cắt nghĩa làm sao những con số những người đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Chẳng nhẽ sau cả gần 300 năm mà tinh thần thi cử dưới triều Nguyễn lại tỏ ra lạc hậu hơn các vua đời nhà Lê ? Vì vậy thi cử thịnh hành nhất là thời Hồng Đức.

Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người Công Bằng đời sau càng không thể theo kịp.

Chọn người cốt lấy rộng học thực tài, Không hạn định ở khuôn khổ mực thước. Trong nước, không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém (LTHCLC).

Cho nên, để tưởng thưởng xứng đáng những người tài giỏi, kể từ năm 1442, bắt đầu dựng bia tiến sĩ. Và ra luật lệ cấm 2 loại người sau đây không được phép ứng thi:

-Người bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa, dẫu có học vấn văn chương cũng không được vào thi.

-Những người làm nghề hát xướng, nghịch đảng, và có tiếng xấu thì bản thân và con cháu không được thi.

Nghĩa là một người ra làm quan thì phải vừa có tài, vừa có đức. Nhưng đức là điều kiện tiên quyết cho việc ra làm quan.

Trong việc thi cử mà nếu gian lận thì suốt đời không được đi thi. Đến thi hội mà gian lận thì phải xử tội đồ, và suốt đời không được đi thi và không được bổ dụng. Nhà vua phán: Phép cấm không nghiêm thì không trừ được thói gian dối, chọn lọc không tinh thì không lấy đựợc người thực tài.

Trường hợp ông Đào Duy Từ (1572-1634), vì là con một nhà hát bội nên đi thi hương đã bị đánh hỏng, ông phẫn chí bèn rời bỏ quê hương ở đằng ngoài, thuộc chúa Trịnh đi vào đằng Trong thuộc chúa Nguyễn để tìm đường tiến thân. (6)

Tính cách Chính trị của Khoa Cử.

Cũng dựa vào các con số, chúng tôi thấy các khoa thi không tiến hành đúng theo quy định 3 năm một lần như trong thời Minh Mạng đã quy định. Thi Hương thường được tổ chức vào mùa thu trong năm, rơi vào các năm tý, ngọ, mão, dậu. Thi hội vào mùa xuân trong các năm sửu, mùi, thìn, tuất… Nhưng lại có khá nhiều ân khoa. Như tại Huế, trong suốt 105 năm, có tổ chức 42 khoa thi, thì có đến 9 ân khoa rồi. Có nhiều lý do để cắt nghiã về các ân khoa này, có thể để ăn mừng lễ vạn thọ khánh tiết, hoặc để ăn mừng lễ đăng quang vua mới, hoặc nhằm kêu gọi sự hợp tác của nhà nho ở vào những thời điểm mà uy tín cửa triều đình đang xuống dốc, chẳng hạn sau cuộc rút quân dưới thời Thiệu Trị ra khỏi Cao Mên. Ý nghĩa của các ân khoa như vậy rõ ràng đi xa khỏi mục tiêu tuyển chọn nhân tài để cho thấy rõ khiá cạnh chính trị chen vào. Chẳng khác gì, nhân ngày lễ thả tù nhân thì đâu còn màng tới vấn đề công lý, vấn đề xã hội nữa. Chẳng hạn, năm 1848 (Tự Đức thứ 1), nhân dịp vừa lên ngôi ra lệnh tổ chức kỳ thi hương đặc biệt ân khoa. Trong dịp này có trường hợp hy hữu trong thi cử, xin kể ra đây. Số là có 2 anh em bài vở có nhiều điểm giống nhau về ý tưởng cũng như văn phong. Chủ khảo Hoàng tế Mỹ dán giấy mỏng che đậy tên 2 người trình vua Tự đức. Vua truyền cho tổ chức thi 2 người, ngồi riêng 2 phòng, trong 3 ngày, chính tay Tự Đức duyệt bài và ngự phê: Văn chương là lẽ công bằng, 2 anh em văn chương đều kiệt tác. Quý đặng chân tài. Anh em đồng khoa là việc tốt 2 anh em đó là Hoàng kim Giám và Hoàng kim Tịch, tức Hoàng Diệu sau này.

Tính cách chính trị còn thấy rõ rệt trong các kỳ thi Hội, nhất là thi Đình. Chúng tôi vẫn tự đặt nghi vấn là đã có kỳ thi hội rồi, rại sao còn tổ chức kỳ thi Đình làm gì. Phải chăng chỉ nhằm mục đích xếp hạng cao thấp. Không hẳn như vậy. Ít có nước nào mà kỳ thi lại do chính tay vua xếp đặt, ra đề thi, nhất là phần văn sách… Chẳng hạn, năm 1493, Chính vua xem quyển, định thứ bực cao thấp. Rồi vua ngự chính điện, truyền loa xưóng danh tiến sĩ, sau đó ban mũ đai và áo cho các tiến sĩ, cuối cùng thì ban yến… Rồi năm 1496 chính vua ra đề thi hỏi về văn sách, hỏi về đạo trị nước. Sau đó, dẫn các cử nhân vào sân điện Kim Loan, Vua xem dung mạo định lấy đỗ 30. Qua đọan trên cho thấy việc thi cử, nhất là trong các kỳ tiến sĩ có tác năng chính trị, nhằm bảo đảm sự trung thành, phục vụ cho vua. Vì thế mà chính vua can thiệp vào trong tiến trình thi cử, để loại trừ những thành phần mà xét ra không thích hợp. Việc xem dung mạo quyết định lấy 30 người đỗ không thể nói gì khác hơn tại sao lại tổ chức thi Đình. (7)

Tính cách chính trị còn có thể thấy rõ trong việc các làng công giáo không có người thi đậu đưọc trình bày ở phần sau. Trong những bài thi văn sách, nhà vua tự ra đề tài về chính sách cấm đạo để từ đó yêu cầu sĩ tử bàn luận và hưởng ứng chính sách của triều đình. Một đề tài thi cử như vậy đã hẳn có tác dụng lớn trên những chọn lựa của mỗi sĩ tử về vấn đề tôn giáo, đồng thời cũng tuyên truyền và ủng hộ đường lối của Triều đình trong phạm vi này.

Như trên đã trình bày, đường lối tuyển chọn nhân tài thật kỹ càng như vậy, nhưng vẫn không tránh được có trường hợp một số cống sĩ có thể bất phục và chống lại triều đình. Nhất là ở giai đọan khi mà sự có mặt của người Pháp là một thực thể khó có thể chối cãi được, đưa tới những thái độ nghi ngờ về sự bất lực của triều đình trong việc chống đối lại người Pháp. Đó là trường hợp Cụ Phan Chu Trinh, khi vua Khải Định sang Pháp để dự đấu xảo ở Marseille. Ông đã hài ra bảy tội của Khải Định là tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt, thích chuộng sự quỳ lạy, xa xỉ quá độ, ăn bận không phải lối, tội chơi bời, chuyến đi Tây có sự ám muội. Thư thất điều đã được báo chí ở Pháp phổ biến, gây một tiếng vang bất lợi cho triều đình bấy giờ. Qua lá thư của Phan chu Trinh, người ta cũng thấy được, giới sĩ phu ít còn tin tưởng vào chế độ quân chủ mà họ cho là nguyên nhân tình trạng đưa đến mất độc lập, mất chủ quyền và trở thành nô lệ cho thực dân Pháp. Sự oán hận nhà vua chứng tỏ vai trò của một ông vua bù nhìn đưa đến sự chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến như là giải pháp cần thiết đi trước cả giải pháp dành lại độc lập.

Về Tỉ Lệ Con Số người thi đậu

Sau đây, chúng tôi đưa ra con số những người đỗ đạt tỉ lệ với số người ứng thi đã là then chốt của vấn đề thi cử ở nước ta. Xin dẫn chứng năm 1463, có 4400 người ứng thi, lấy đỗ hơn 40 người, tỉ lệ 1%. Năm 1502, tháng 2, có 5000 người thi cử nhân, lấy đỗ 61 người, tỉ lệ hơn 1%. Năm 1514, có 5700 người, lấy đỗ 43 người. Tỉ lệ chưa được 1%. Cũng nên nhớ rằng cái tỉ lệ này đã không tính tất cả những người đã dự thi ở quận huyện. — quận huyện, người ta đã sàng lọc tất cả những người kém cỏi không đủ tư cách để dự kỳ thi Hương rồi. Nếu tính tất cả những người dự thi ở quận huyện thì tỉ lệ sẽ là 1 phần vạn.

Có 3594 người thi đỗ trong 32 khóa thi từ 1807 đến năm 1858 chỉ là một phần tinh hoa quá nhỏ, quá ít, vô cùng vô nghiã trong một đất nước có từ 600.000 đến 1 triệu người đăng ký thi, tuổi từ 18 đến 60. Chia đều thì có khoảng 116 người thi đỗ trong mỗi khoá, và tính bình quân mỗi năm thì có khoảng 44 người. (Khoa mục chí)

Có người 16 tuổi đã đỗ như ông Ngô Trọng Nhạ. Có người như cụ Đòan tử Quang mãi tới 82 tuổi mới thi đỗ hội nguyên. Trong thư mục của cụ Hoàng Xuân Hãn do Tạ trọng Hiệp soạn (8) có đưa ra trường hợp cụ Đoàn Tử Quang đã để cả đời để học và thi và cho mãi đến năm 1900 cụ mới đậu cùng với Phan Bội Châu. Giả dụ cứ 3 năm thi một lần, không kể đến các ân khoa, thì trước sau cụ có thể đã dự 21 kỳ thi hương. Trong 21 khoa thi đó, không có gì làm bằng cớ cụ dốt nên đã rớt, nhất là sau này cụ đã đậu thi hội. (Bị giáng xuống cử nhân chót vì phạm trường quy). Cụ rớt, cụ đỗ, chỉ vì tỉ lệ xác suất, độ may rủi, về lề lối tổ chức chấm bài. Bài thi do các ông sơ khảo chấm. Rồi phúc khảo, cuối cùng đến giám khảo duyệt lại. Có biết bao nhiêu hệ số chủ quan của các ông giám khảo này. Có một kẽ hở rất lớn trong tổ chức thi cử thời xưa là mặc dù luật lệ rất nghiêm nhặt từ trường thi, quyển thi đến chấm thi, nhưng lại không có luật lệ rõ ràng về cách cho điểm.

Trong khoa thi này cụ Phan bội Châu đỗ Giải nguyên và cụ Đoàn tử Quang đỗ Á nguyên, nhưng vì phạm trường quy, theo lệ phải dánh hỏng. May nhờ chủ khảo là Khiếu Năng Tĩnh có lòng nhân từ thấy ông tuổi tác cao mà bị trượt nên họp bàn với các quan trường, đệ quyển thi về kinh, và dâng sớ xin cho ông đỗ cử nhân. Vua Thành Thái ban chỉ đặc cách cho Đoàn Tử Quang đỗ cử nhân thứ 21.

Chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh và phó chủ khảo Mai Khắc Đôn viết bài: Nhai sự Ký kể lại việc này như sau: Khoa Canh Tý năm Thành Thái thứ 12, trường thi Hương Nghệ An, sĩ nhân Đoàn tử Quang 82 tuổi, quê làng Phụng Công, phủ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã đỗ 2 khóa tú tài, nay đỗ cử nhân thứ 21… Từ khi quốc triều mở khoa thi đến nay, chưa từng thấy có chuyện lạ như thế.

Hôm xướng danh, người đi xem đông hơn đám hội. Xướng đến tên Đoàn tử Quang đỗ cử nhân thứ 21, một ông già dạ lên, chen đám đông bước vào, râu tóc trắng xóa, phong thái như người tiên. Các quan Tây, quan tỉnh đến cầm tay ông khen ngợi… Thật cảm động. Vào dự yến, không quên lấy phần về cho mẹ già 98 tuổi. (9)

Chúng tôi nhận thấy không biết bao nhiêu là điều luật về tổ chức, về trưòng thi, về các giám thị, về các giám khảo, nhưng lại không có những hướng dẫn minh bạch về cách chấm thi. người ta tin tưởng hòan tòan vào khả năng của người chấm. Cùng lắm thì chỉ có những bài mẫu văn thơ phú để làm tiêu chuẩn. (10) Cho nên, tổ chức thi cử như vậy là kéo lê một cái máy chém từ thế hệ này đến thế hệ khác mà nội dung thi cử hầu như không có gì thay đổi. Đấy là tôi chưa nói tới nội dung các bài thơ phú mẫu căn cứ vào đó để các giám khảo chấm bài mà nội dung cho ta có cảm tưởng nó rỗng tuếch, nó kêu. Đọc một đọan phú, cả trang giấy chỉ thấy những chữ lổm ngổm, kêu rổn rảng, có vẻ khó hiểu, kỳ bí mà thật sự nghèo nàn và nông cạn về nội dung,. Hình như triều đình nếu có thay đổi gì thì chỉ bận tâm tới những thay đổi về tổ chức mà không bao giờ có ý tưởng cho thấy muốn thay đổi về nội dung thi cử, cho thích hợp, cho đáp ứng kịp thời. Nội dung thi cử, người chấm, người thi khi mà cả 3 cái đó trùng hợp vào nhau thì có thể đỗ, khác đi thì rớt. Vì thế, xét thực tế, có đỗ, có rớt, nếu có điểm lợi gì, thì đó là cái lợi cho cá nhân ứng thi, còn nói về đại cuộc, có ích gì cho đời thì thật chẳng là bao.

Chúng tôi cũng nhận thấy không hiếm trường hợp anh em, bố con cùng đậu một khoa. Điều đó chỉ cho thấy có sự hên xui, may rủi, không cắt nghĩa được nên mới có câu Học tài Thi phận.

Trong bia đề tên các tiến sĩ khoa Mậu Tuất, Thành Thái thứ 10, chúng tôi liệt kê ra được số tuổi khá chênh lệch của họ: Có 2 người 26 tuổi, 1 người 27, 1 người 35, 1 người 39, 1 người 40, và người già nhất 47 tuổi. (Khoa mục Chí).. Không thể nói càn là vì ông 47 tuổi mới đỗ là vì dốt được. Đã gọi là dốt thì không thể đỗ được, nhất là đỗ tiến sĩ. Vậy làm sao cắt nghiã được sự chênh lệch về tuổi của họ. Chỉ có một cách giải thích tóan học là vì có quá nhiều người đi thi, và số đỗ lấy quá ít, nên đỗ hay không chỉ là vì vấn đề xác suất, may rủi như chơi vé xố thôi. Đó là vấn đề rút thăm, giữa nhiều người giỏi để chọn lấy một vài người.

Dưới triều Tự Dức trong Đại Nam thực lục có 17713 thí sinh được chấp nhận năm 1870, chỉ có 8 người đỗ tiến sĩ. Như vậy, cứ 1000 người đăng ký dự thi, có 20 được chấp nhận và không tới một người đỗ. Tỉ lệ gần 1 phần ngàn. Con số tỉ lệ 1 phần ngàn, nếu cứ tích lũy số người thi rớt mỗi năm, sẽ đạt tới con số triệu dễ dàng. Dĩ nhiên, triệu người thi rớt này cũng sẽ là thành phần những ứng sinh của khoá tới, có khi kéo dài hằng 9-10 khoa. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng rớt hay đỗ không còn là vấn đề giỏi kém, mà là một thứ sổ số mà thôi. Hằng triệu người đi thi, lấy đỗ chưa tới số trăm cử nhân thì dưới dạng thống kê là một con số vô nghiã.

Thi Cử ở Vùng Đất Mới

Đi vào từng địa phương, từng miền, những con số trình bày sau đây cũng cho chúng ta một sự ngạc nhiên không ít. Chẳng hạn, tại Nam kỳ với các di dân do người Việt từ phía Bắc tới hoặc người Trung Hoa tị nạn, vì vậy dân số gia tăng nhiều, tỉ lệ dân số gia tăng là 20%, trong khi đó tỉ lệ đỗ đạt lại giảm đi gần 2% so với tỉ lệ của cả nước. (11) Những di thần người Trung Hoa bài Mãn phục Minh đã đến xứ Đồng Nai, Gia Định và Hà tiên đáng xem xét kỹ hơn. Trần thắng Tài và Dương Ngạn Địch đem binh lính và quyến thuộc hơn 3 ngàn người và 50 chiến thuyền đến Cù lao Phố (Biên Hòa) và Mỹ tho để khai thác. Gia Định thành thông chí ghi rằng nhóm Trần thắng Tài yểm trợ việc lập chợ, buôn bán giao thông với người Tàu, người Nhật, tụ tập đông đảo ở Cù lao Phố. (12)

Điều này có thể cắt nghiã được là lý do đời sống ở miền Nam tương đối dễ dàng, lại xa mặt trời, xa các thủ đô văn hóa như Thăng Long và sau này là Huế. Dại gì đi học vẫn có đủ ăn ngày hai bữa, so với Bắc và Trung phần thì Nam phần là nơi dễ sinh sống, đất rộng người thưa. Người dân thảnh thơi vừa làm vừa chơi cũng đủ ăn…

Thiên nhiên ưu đãi, thực phẩm có thừa, công việc nhàn rỗi, áo quần nhà cửa, chữ nghiã còn thiếu, nhưng so sánh với một số địa phương khác thì đồng bằng sông Cửu Long quả là nơi lạc thổ. Nhiều đìa cá, cá nổi đầu lên như mù u chín rụng, nhưng chẳng ai khai thác, gặp năm cá sụt giá. Đìa ấy để cho người vùng trên đến mót lượm, cá chia 2 với chủ, Vịt nuôi không cần cho ăn, mùa hạn, dưới rạch đầy cá nhỏ, vịt thả rong, chiều tối về chuồng. Những người khẩn hoang thường là những người CHỮ NGHĨA KHÔNG ĐẦY LÁ ME, không rành cách ngôn thánh hiền. (13) — trong Nam, người ta nói tới ông Điền chủ, ông Bá Hộ nhiều hơn là quan phủ quan huyện. hai câu thơ sau đây cho thấy sự giầu có của Điền chủ:

Đất năm dây cò bay thẳng cánh (1 Dây khoảng 10 mẫu ta)

Anh dám hỏi nàng quê quán ở đâu.

Một điền chủ chết để lại một gia tài khoảng 75 mẫu ruộng, nhà cửa vàng bạc châu báu và một số tiền là 15000 quan tiền (Vào thời Minh mạng, một mẫu ruộng trị giá khoảng 180 quan tiền. (14) Điều đó cho thấy điền chủ trong Nam giầu tới mức nào.

Điều này chứng tỏ rằng việc thi cử ngoài lý do xã hội, danh tiếng, truyền thống,, còn có vấn đề hoàn cảnh kinh tế nữa… Trong số 6 tỉnh, Gia Định có số người thi đỗ cao nhất. Vì đây là một tỉnh có nếp sống văn hóa cao hơn các tỉnh khác, nếp sống đô thị rõ nét hơn với nhiều cơ cấu truyền thông, báo chí, tin tức được phổ cập, dễ có xu hướng trọng văn hóa bằng cấp địa vị xã hội.

Vì vậy mà trong biên niên sử đời Gia Long đã tỏ ra bận tâm về sự suy thoái về kết quả thi cử ở miền Nam và cũng nhận thức rằng có nhiều con đường khác đi đến thành công về mặt tài chánh mà không cần phải qua con đường thi cử.

Tỉ Lệ Thi Đậu ở Miền Trung.

— các tỉnh miền Trung, có sự gia tăng khá mạnh, trội vượt hẳn các tỉnh phía Nam về số thí sinh thi đậu. Tất cả là 1115. Điều đó cũng dễ hiểu, vì nay vùng đất miền Trung nằm trực tiếp trong vùng ảnh hưởng của triều đình Huế.

Nhưng đặc biệt rất khó giải thích tại sao con cái dòng họ, các dòng Tôn Thất xa gần với vua lại có rất ít người thi đậu làm quan. Sĩ số thành phần này thi đậu có thể đếm trên đầu ngón tay, nhất là các năm đầu của các vua triều Nguyễn. Kể từ Thành Thái trở đi, người thi đậu có vào khoảng hơn chục người mà thành phần đều là những người kể từ đời thứ ba trở đi đến đời thứ 7. Điều đó đưa ta đến kết luận càng xa nguồn cuội, thì nhu cầu học hỏi càng tỏ ra cần thiết.

Mặt khác, cũng có thể tìm ra câu trả lời cho vấn nạn tại sao, dòng tộc vua chúa lại không mấy người thi đỗ. Một lối trả lời không mấy thỏa đáng, vì thực sự hiện nay, chúng ta không đủ chứng từ để minh chứng rõ ràng. Nhưng, chúng ta biết rằng truyền thống thi cử nước ta có cho phép các quan tiến cử những hiền tài xét ra có công trạng, hoặc nổi tiếng về văn chưong để vua xét bổ nhiệm vào các chức vụ giảng dạy, hay chờ đợi để dự các kỳ thi tiến sĩ, mà không cần có cử nhân.

Từ đó, ân duệ đó được áp dụng cho các con trai các công thần có uy tín trong triều đình, và cũng có thể áp dụng điều đó cho các gia đình trong hoàng tộc.

Và theo Langlet: Từ năm 1822 đến năm 1860, ông phát hiện ra 20 người thi đỗ cấp cao mà chưa bao giờ có thi đỗ ở các địa phương. (15)

Vì vậy, Thành phần thi đậu đều là người dân giả thôi. Người dân giả thì đa số lại không mấy khấm khá, vì thiên nhiên thời tiết có khắc nghiệt. Con đường tiến thân hợp lý hơn cả vẫn là cử nghiệp. Điều này còn đúng và kéo dài mãi cho đến thời Đệ nhị Cộng hòa mà không ở bất cứ tỉnh nào có mức độ ham học, ham mảnh bằng cho bằng xứ Huế.

— Mỗi mùa thi, học trò mang sách ngồi dưới cột đèn để học cho thấy họ nhìn tương lai họ ở chỗ nào. Cái hãnh tiến về xứ sở, cũng như hãnh tiến về truyền thống văn hóa cũng làm cho việc thi cử trở thành niềm trăn trở thao thức, niềm khát vọng cho mọi người. Mùa thi cử là mùa của hy vọng, của khát vọng vươn lên, vừa nuối tiếc, vừa muốn thoát ly ra khỏi khung trời dù là tình nồng, ấm áp, nhưng lại quá chật hẹp, không dung chứa nỗi những hoài bão của mình.

Cũng vì vậy, không biết bao nhiêu nhân tài, bao nhiêu chất xám mà cả nước không nơi nào có thể so đo với miền Trung đã lần lượt đội nón ra đi. Họ đi rồi vẫn ngoảnh mặt lại nuối tiếc về Huế, về cái gíó Lào, về những ruộng rau sống khô cằn đắng ngắt vì thiếu nước, giống như người dân ở đó. Huế đúng là để đi và rồi để nhớ. Ngay những người từ phương xa tới khi nghĩ tới, lúc rời khỏi Huế khó có thể quên được. Trong khi đi về các tỉnh phía Nam ăn uống, vui nhậu nhẹt, thoải mái cười đùa, ngày mai ra bến xe đò là quên hết.

Nhưng cũng cần phân biệt ở miền Trung giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Các tỉnh phía Bắc ti lệ thi đỗ cao nhất trong vùng. — các tỉnh Bình Thuận đến Quản Nam, số người đỗ đạt tổng cộng là 252 người… (16) Quảng Ngãi và Bình định số người thi đỗ từ đời Gia Long đến Tự Dức tăng từ 4 lên đến 85 người. Nhất là trong tỉnh Quảng Nam, dân giàu vì có mỏ vàng, tỉ lệ cao so với các tinh khác… — các tinh Bình Thuận đến Quảng Nam, số người đỗ đạt tổng cộng là 252 người. từ 7 lên 62, rồi 87. Đã hẳn, triều đình Huế có đủ các lý do về chính trị, kinh tế, văn hóa để lo ngại về dấu vết ảnh hưởng của văn minh Chàm, cũng như những ám ảnh về một quá khứ của Tây sơn đã hẳn còn in đặm trong lòng một số người, mà thời gian chưa đủ để xóa nhòa. Vả lại nếu đặt để bên cạnh nhau về một hình ảnh Tây sơn mới đây và hình ảnh Gia Long hiện nay, cái tâm lý thông thường cho thấy người dân sẽ ngả về phía nào.. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì cái công xây dựng thủ đô, cái hệ thống triều đình, quan lại mỗi ngày một vững bền, với thời gian, lòng người cũng sẽ lóng lại, thì từ nay, mảnh đất này cũng sẽ trở thành một thủ đô văn hóa như đất Thăng Long vậy.

Nhưng chúng tôi cũng xin đưa ra ở đây một nhận xét là, không hiểu vì lý do gì, tất cả 3 trung tâm lớn là Hànội, Huế, Saìgòn lại có tỷ lệ thi đỗ thấp hơn những vùng biên trấn. Chẳng hạn như trong Nam thì tỉnh Gia Định và Biên hoà có tỉ lệ những người đỗ đạt cao nhất vùng.. Riêng tỉnh Gia Định, tổng số người đỗ đạt nhiều hơn 5 tỉnh kia cộng lại. — Huế, chúng ta nhận thấy số người đỗ đạt giảm sút kể từ sau giai đọan 1819, nhất là vào khoảng giữa thời Minh Mạng và cứ như thế, ổn định ở mức thấp cho đến 1852.

Tỉ Lệ Thi Đỗ Tại Bắc Kỳ.

— ngoài Bắc, thì số người đỗ đạt tập trung nhiều nhất ở 14 biên trấn quanh Hànội mà cái trục chính là Sơn Tây, Hải Dương và đặc biệt là Nam Định. — tỉnh Nam định thì đặc biệt là vùng Hành Thiện đã phá kỷ lục về số người đỗ với 73 người từ năm Gia Long 1813 cho đến lúc chấm dứt thi cử 1918. Nghiã là tròn 100 năm.

Xã Hành Thiện, tỉnh Nam Định.

Trong bài này, chúng tôi thấy phải dành riêng một phần để nói về xã Hành Thiện. Xã Hành Thiện thuộc huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Xã có 18 (Giông). Giông là tiếng địa phương để chỉ những con đường, hai bên có nhà cửa. Đó cũng là lối tổ chức nhà cửa xây cất có thứ tự của làng Hành Thiện. Trong QTHKL tôi thấy mãi đến năm Gia Long 1813 (Gia Long lên ngôi 1802), mới có Nguyễn trọng Trù là người đầu tiên thi đậu. Sau đến năm 1821 có 2 người em của Nguyễn Trọng Trù đậu cùng khoa. Và cũng kể từ đó liên tiếp các khoa thi đều có người của làng Hành Thiện thi đậu.

Trong số những người thi đậu này, có nhiều trường hợp đáng nêu ra ở đây. Thứ nhất là dòng họ Đặng có 39 người thi đậu. Có người đỗ Phó Bảng như Đặng Đức Địch sau làm đến Thượng thư Bộ Lễ. Có người đỗ Tiến sĩ như Đặng xuân Bảng (Tự Đức 1850. hay Đặng hữu Dương (Thành Thái 1891). Có trưòng hợp cả dòng họ, ông, cha con cháu, anh em đều thi đậu. Tỉ dụ Gia đình Đặng hữu Dương (Ông cháu, anh em cùng thi đậu,) Gia đình Đặng văn Độ, cả 3 anh em đều thi đỗ., Gia đình Đặng vũ Mẫn cũng 3 anh em cùng thi đậu. Đặc biệt gia đình Đặng vũ Phong Cha con cùng thi đậu, anh em đậu cùng khoa. Con là Đặng văn Tường, anh Đặng vũ Oánh, cháu Đặng vũ Uyển, em họ Đặng vũ Thực, Đặng cao Chi, Đặng vũ Hoan. Thật là vinh hạnh hết chỗ nói.Thật khó mà hiểu tại sao có một dòng họ đỗ đạt nhiều như vậy. (17)

Huyện Xuân Thủy (sau đổi là Giao Thuỷ) gồm nhiều xã, xã nào giỏi lắm thì có độ 3, 4 người thi đỗ như Trà Lũ, Kiên lao. Hoặc chỉ có một người thi đỗ trong suốt 100 năm như các xã Hội Kê, Hộ Xã, Lạc Nam vv… Tôi cũng nhận thấy một số làng, khá nổi tiếng về mặt này, mặt kia như làng Ngọc Cục, đối diện với Hành Thiện hay làng Trung Lao, Sở Kiện, Hoàng Nguyên hay làng Cự Đà, vậy mà trong suốt hơn 100 năm triều Nguyễn, không có một người nào trong các làng này có người thi đỗ.. (Xứ Trung Lao sau này có cụ Thượng Nhạ, nhưng tìm lại danh sách các người thi đậu thì không có tên cụ. Tôi giả đóan là cụ thuộc lớp nho học, bắt đầu có học Tây học, rồi được người Pháp nâng đỡ cho chức Thượng mà không phải thi cử gì cả, cũng giống như trường hợp các cụ Thượng Oánh, Thượng Bùi. Cái câu trong nhân gian nói về cụ là; Lý trưỏng bất túc, Tổng đốc hữu dư có thể giải thích được phần nào cái chức Thượng của cụ.

Do sự tò mò mà chúng tôi khám phá ra một đìều hết sức lý thú và quan trọng là suốt hơn trăm năm thi cử dưới triều Nguyễn, Hơn 50 chục làng công giáo mà chúng tôi biết được thì hầu như trong tất cả các làng đó đều không có người nào thi đỗ làm quan. Thoạt đầu, chúng tôi xem xét các làng chung quanh làng Hành Thiện để xem có người thi đỗ không, từ đó suy diễn ra cái tầm ảnh hưởng của Hành Thiện trên các làng lân cận. Về địa lý, làng Ngọc Cục chỉ cách một con sông với Hành Thiện, vậy mà không có lấy một người thi đậu suốt dọc dài hơn 100 năm. Một điều thật khó hiểu. Từ đó suy ra các làng công giáo khác. Kết quả thật ngạc nhiên: Hầu như không có làng công giáo nào cả. Những làng công giáo nổi tiếng như Phát Diệm, Sở Kiện, Trung Lao, Phúc Nhạc, Thạch Bích, Trung đồng,An Lộc, Bói kênh, Bình Cách, Lưu Phương Mưỡu Giáp vv Và rất nhiều xứ khác không cần kể ra đều không có ai thi đỗ và ra làm quan.

Từ những dữ kiện thu lượm đụợc ở trên, tôi suy diễn ra là có một chính sách ngăn cấm, hay tối thiểu thì cũng có giới hạn không cho phép người công giáo có cơ hội để đi thi. Cơ hội học thì có, nhưng không có cơ hội để thi.. mà không thi thì việc học sẽ rất hạn chế.

Cho mãi đến Thành Thái 1894 mới thấy có ông Vũ Luyện, người làng Quần Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là một làng thuần công giáo có người thi đậu. Và đến năm1900, lại có người ở làng Quần Phương thi đậu. Nhưng năm 1900 là những năm cuối trào về thi cử và niên hiệu Thành Thái cũng cho thấy đó là giai đọan cởi mở hơn về chính sách cấm đạo.

Có những liên hệ gì cho phép chúng ta đi đến một kết luận là chính sách cấm đạo đã là nguyên do, trong dó gần 100 năm, người công giáo và các làng công giáo trở thành một loại công dân hạng nhì, vì không có cơ hội tiến thân về con đường học vấn, đóng góp nhân tài cho xứ sở. Nhưng cho đến nay, tôi không tìm thấy bất cứ văn bản chính thức nào giúp chúng ta có thể khẳng định dứt khoát là có một chính sách ngăn cản người công giáo thi cử. Trong sách vở về phía công giáo, tôi cũng chưa có cơ hội đọc hoặc nghe những cơ quan thẩm quyền xác định về điều này. Vậy thì, tất cả chỉ là những suy đoán mà thôi. Nhưng cái vấn đề các làng công giáo không có người thi đậu vẫn là một thực thể không chối cãi được và tự nó đòi hỏi có câu giải đáp.

Trở lại trường hợp làng Hành Thiện, làm sao cắt nghĩa được vào năm Thành Thái thứ 6 (1894), Trường Hà Nam có 9700 dự thi, lấy 60 ngùời đỗ, làng Hành Thiện chiếm 6 chỗ, 54 chỗ còn lại dành cho khoảng hơn 400 xã khác. Làm sao giải thích được sự kiện có làng thi đỗ có làng không Một giải thích dễ dãi, thiếu cơ sở khoa học là nói đến đất, đến có mả, hoặc văn hoa hơn gọi là đất ngàn năm văn vật. Cần tìm một lối giải chứng có cơ sở và khả tín hơn.

Có những giai thoại nghe ra có vẻ khinh bạc, nhưng cũng chứng tỏ một phần sự thật về vùng này, Người Hà nội có thói quen khá kiêu sa là thay vị gọi tên một người, họ lại gọi chức vị xã hội của người đó. Chẳng hạn cụ Tham Bảng, ông Đốc Ninh, Ông Phủ Dõan vvv. Xem Hồi Ký của Vũ Ngọc Phan, cuốn Những năm tháng ấy. (18)

Và nếu có một người khách nào đó về làng Hành Thiện, theo thói quen, hỏi thăm nhà cụ tham, cụ phó vv. Người dân làng sẽ trả lời là ở đây cụ tham, cụ cử nhiều như lợn con, hỏi thế biết đường nào mà lần.

Giải thích về con số đỗ đạt ở vùng này vì dù sao đất Bắc từ xưa tới nay, vẫn là cái nôi, của văn hoá và trí tuệ của cả nước. Nó có truyền thống lâu đời về việc học. Số trường học, cũng như trung tâm thì cũng nhiều hơn các nơi khác Một trường cho 6000 người ứng thi. — các vùng như Sơn Tây Hải Dương, Bắc Ninh thì khoảng 3000 người ứng thi cho một trường. Cái nọ nó kéo cái kia; truyền thống, tổ chức trường ốc, truyền thống địa phương, gia đình, họ hàng, sự giao tiếp cách này cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, hoặc được nghe nói về đã là những cơ hội giúp những kẻ hậu sinh cố gắng vươn lên theo những mô hình lý tưởng khuôn mẫu là các bậc đàn anh.

Cách giải thích đúng lý nhất là TINH THÂN GIA TỘC, giáo dục gia đình bằng gương sáng cha anh đỗ đạt, mô hình lý tưởng là cha anh được mọi người kính trọng, được hưởng lợi lộc quan tước của trều đình. Lấy trường hợp họ Đặng sẽ giúp giải thích được yếu tố gia đình có tác dụng quan trọng thế nào cho việc thi đỗ của một người. Chúng tôi nhận thấy trong thời kỳ Gia Long đến năm 1825, tỉ lệ dòng họ Đặng thi đỗ so với các họ khác tại Hành Thiện 2 trên 6 sau đó 1850 là 8 trên 9, 1906 thì trội vượt là 36 trên 32 và cuối cùng là 39 trên 34, Riêng đời Thành Thái 1897, dòng họ Đặng có 6 người đỗ trong một khoa, kết quả đó cũng lặp lại một lần nữa vào năm 1903. Biểu đồ giúp ta hiểu chính xác truyền thống gia đình, cha truyền con nối, trong cùng gia đình, cùng dòng họ, có nhiều người thi đỗ. Sự trội vượt của họ Đặng cắt nghĩa bởi họ cùng huyết thống. Các họ Nguyễn, Trần, Phạm trong làng Hành Thiện chưa chắc đã cùng chung huyết thống nên đường dài sẽ thua sút họ Đặng. Điều đó xét ra cũng đúng một phần nào cho trường hợp người Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là Montréal, mà một số đông con cái các gia đình đã thành công trong việc học.

Tỉ Lệ Thi Đỗ — Các Vùng Cao.

Cũng dựa trên những con số để nhìn về những vùng cao mà đa số là thanh phần các dân tộc thiểu số cho thấy tỉ lệ những người thi đỗ thật là ít ỏi. 6 tỉnh vùng này chỉ cống hiến được có 3 người thi đỗ, và đều thuộc những tỉnh huyện như Quảng Yên và Hưng Hóa rất gần với các tỉnh vùng đồng bằng. Điều đó cho thấy, thiếu một chính sách nâng đỡ cũng như tổ chức trường học giúp cho các tỉnh vùng cao có cơ hội nhập vào đời sống của miền dưới. Cho nên đồng bào các dân tộc thiểu số sau nhiều thế kỷ vẫn là những tỉnh bên lề như người nước ngoài ngay trên mảnh đất mà không biết tự bao đời họ vẫn tồn tại, mặc dầu có những đổi thay lớn nhỏ có tầm vóc lịch sử có liên quan đến sự sống còn của người dân ở các vùng dưới. Phần họ, họ vẫn là họ, Muôn đời.

Cũng qua những con số về những người thi đậu qua các triều vua, cũng như một cái nhìn lướt qua về các vùng có người thi đậu… Chúng tôi thấy rằng cái vấn đề lớn và quan trọng nhất không hẳn ở chỗ xem ai đậu, đậu ở đâu mà là nhìn ý nghĩa việc thi cử thời xưa qua những người không may mắn, khác đi là những người thi rớt.

Về những Người Không Đậu.

Trong tất cả những cuốn sách về thi cử mà chúng tôi đọc, không có một chỗ nào cho người không đậu (Tôi không dùng từ thi rớt) hay chỉ đậu tú tài. Đối với việc thi cử thời xưa, tú tài không có nghĩa là bằng cấp, và không được triều đình sử dụng. Người đỗ tú tài chỉ là những người không đỗ cử nhân, nghĩa là không đậu đủ 4 trưòng, mà chỉ đỗ có ba trường mà thôi.

Sách Quốc triều hương khoa lục của cụ Cao xuân Dục chỉ nói tới những người đỗ cử nhân thôi, LTHCLC của Phan huy Chú lại chỉ có danh sách các người đậu tiến sĩ từ khi bắt đầu các khoa thi.

Vậy mà cái thành phần chủ yếu của giai cấp nho sĩ lại là các nhà nho không đỗ đạt gì, hoặc chỉ là tú tài. Họ làm đủ thứ nghề như thầy lang, thày địa lý, cho đến cả bói toán cũng như gia sư cho các nhà giầu có. Nhưng cái thành phần đông đảo của họ vẫn là các ông đồ nho mà trong làng, huyện tỉnh nào cũng cần sự có mặt của họ.. Đã thế, trong mỗi làng đều cần đến những người có học, nên họ giúp một phần đắc lực cho các ông lý trưỏng, chánh tổng vv.. Sự có mặt của họ đôi khi còn là biểu tượng cho giềng mối luân lý, phong tục, nề nếp trong làng. Có thể nói không có nho học, nếu không có những người đại diện là các cụ đồ nho. Họ là biểu tượng cho lề luật, nếp sống, nếp suy nghĩ của dân làng. Không có luật lệ thành văn, nhưng qua giới nhà nho mà nề nếp, phong tục, đời sống xa hội được tôn trọng, được duy trì. Đời sống của họ là tấm gương từ đó phát huy những giá trị đạo đức.

Lấy trường hợp nhà nho Nguyễn Đức Đạt, 50 tuổi về hưu, mở trường dạy học, học trò có cả ngàn. Những môn sinh của ông có người đỗ đạt như Hoàng Cao Khải làm quan đến kinh lược Bắc Kỳ, hay cụ Cao xuân Dục, làm đến Lễ Bộ thương thư, thi sĩ Nguyễn Khuyến làm đến Tổng Đốc Sơn, Hưng Tuyên mà khi đến hầu thầy vẫn giữ lễ thầy trò. Khi ông ra thăm Thăng Long, Hoàng Cao Khải ra lệnh cho tuần phủ Ninh Bình vào tận Đồng Giao đón ông. Khi võng ông đến Thường Tín. HCK và CXD ra nghênh tiếp, đi bộ theo sau, có đủ mặt các quan đầu tỉnh Bắc Kỳ đến bái kiến. (19)

Điều đó chỉ ra rằng, vai trò nhà nho là yếu tố quyết định hình thành nếp sống, nếp suy nghĩ của người dân.

Họ phần đông sống nhẫn nhục, đạm bạc và túng thiếu, cố gìn giữ cái danh phận, dù cơ cực, nghèo túng và sống bất đắc chí đứng ở giữa giai cấp nông dân nghèo đói, ít học mà họ là đại diện và giới quan lại, nhà vua. Họ dễ có cái khả năng nhạy cảm để thấy được những sai trái, những những áp bức của giới cầm quyền. Nhưng họ cũng cảm nhận được sự bất lực của mình trước chính bản thân họ, và trưóc hoàn cảnh đất nước. Bi kịch của họ là bi kịch của những người có học, nhưng lại không đảm đương bất cứ một vai trò gì để có thể giải hoá những khó khăn của đất nước mà họ cảm thức được sự bất lực và sự vô hiệu của triều đình.

Họ là cái thành phần đông đảo, bất đắc chí là các ông đồ nho. Họ có bao nhiêu. Vào đời Gia Long (Theo ĐNNTC), họ có 643.706. Thời Minh Mạng, có 770.798. Thời Thiệu Trị 974.786. Thời Tự Đức chỉ còn 885.517 người. Với một số đông đảo như thế mà chẳng có mấy người có được chức vị cao trong triều đình. Sang đến thời Tự Đức bắt đầu có sự suy thoái dần, ảnh hưởng sang Tây học.

Ngày nay, nhìn lại cái lối tuyển chọn quá khắc nghiệt làm hao tổn không biết bao nhân tài, không biết dùng và sử dụng người, bóp nghẹt các sĩ phu. Tỉ như dưới triều Nguyễn chỉ có tối đa là 7 trường thi, không hơn gì số trường thi ở miền Bắc trước đó dưới thời các Chúa Trịnh nắm quyền. Chẳng hạn khi Nguyễn Trường Tộ dâng bản điều trần, nhà vua không lý đến những đề nghị của ông, chỉ phán: Cho y một chức quan nhỏ để thưởng cho y. Thật là khinh miệt kẻ sĩ, vì Nguyễn Trưòng Tộ, khi dâng bản điều trần thì đã hẳn đâu có cầu cạnh quan tước gì.

Về việc thi cử thì trước thế nào sau như vậy. Vì thế cuốn Lều Chõng là Một bản án, phê bình cái học cổ hủ, giáo điều. Vân Hạc là hình ảnh một người trí thức có tài, nhưng thi cử lận đận, thông minh và có lương tri, nhưng không ai dùng. Đó không phải là số phận. Đó là thân phận người trí thức   mà đại diện là tầng lớp nho sĩ. Tất cả là một sự xa hoa, xài phí chất xám vô ích. Cái bi kịch người trí thức này chấm dứt với hai cái chết tuẫn tiết của Phan Thanh Giản, (Cụ PTG là người đỗ đạt đại khoa đầu tiên của xứ Nam kỳ, đậu tiến sĩ năm 1826.) trong Nam và Hoàng Diệu, ngoài Bắc. Hai cái chết đó tiêu biểu cho sự cáo chung, sự bất lực của tầng lớp nho sĩ. Cái chết đó nêu gương khí tiết, nhưng nó cũng chỉ ra rằng thời của nho gia không còn lý do tồn tại nữa.

Về Việc Tổ Chức Thi Cử

Về tổ chức thi cử nói chung thì phải nói là thập phần chặt chẽ, tỉ mỉ, chi ly từng chi tiết, không thiếu xót một chi tiết nào, nhằm bảo đảm sự công bằng, tránh gian lận, cho thấy nhà vua coi việc thi cử như một QUỐC SÁCH của cả nước. Chỉ xin viện dẫn một vài chi tiết sẽ cho thấy rõ điều đó. Các quan đề điệu, giám thi, thừa sứ, tham nghị, giám khảo, phúc khảo đều có tiêu chuẩn về nhà cửa ăn uống riêng… Lấy trường hợp quan đề điệu mỗi ngày được gạo 7 bát và nưóc mắm, rưọu, trứng, muối, chè, gừng, củi, cộng chung giá tiền là 42 đồng. Nhưng đến quan đồng khảo thì gạo chỉ còn có ba bát thôi. Cái này thì kể ra khá bất công. Quan nào thì cũng cần ăn cho no mới làm việc đưọc. Sự khác biệt giữa 7 bát và 3 bát là sự khác biệt căn cứ trên chức vị hơn là trên nhu cầu.. Nói chi đến bọn binh lính và người theo hầu của các quan.

Lấy trường hợp quan giám thị thì đưọc cung cấp giường, phên nứa, cây đèn, dao quai, dao to, rổ rá, mâm và chậu gỗ sơn vẽ đều mỗi thứ mỗi cái, chiếu tốt một đôi, chiếu thường một đôi (quá thừa thãi, lãng phí của công), dầu 2 chĩnh, bấc đèn một bó, nồi đất 3 cái, chum lớn, chum nhỏ mỗi thứ 2 cái, bát dĩa mỗi thứ 15 cái. Cứ như thế, tuỳ theo chức vị mà có sự gia giảm số lượng. Chẳng hạn quan đồng giám khảo chỉ còn được hưởng 10 bát đĩã, chum lớm chum nhỏ chỉ còn mỗi thứ 2 cái. (20)

Đọc phần này của Khoa mục chí, cái nhận xét của chúng tôi là cảm phục cái người đứng ra tổ chức, phân phối đồ vật chi dùng của các quan, Từng chi tiết phải được tôn trọng, không được thiếu xót vì có trong điều lệ. Thiếu một chút cũng không được sẽ có so bì hơn kém. Đã vậy, lấy đâu ra tiền bạc, vật liệu để chi dùng. Các ty thừa hiến lại gõ đầu các quan huyện, châu trong hạt. Lại từng chi tiết rất chi ly. Xã phường lớn 2 quan 75 bát gạo. Xã phường trung 1 quan 5 tiền quý, 50 bát gạo, xã phường nhỏ 1 quan tiền quý, 35 bát gạo. Riêng các xã biên trấn thì xã lớn 1 quan tiền gián, 20 bát gạo, rồi đến 15 bát gạo và 10 bát gạo cho xã trung và xã nhỏ. Tiếp đến những thể lệ cho ĐÂU THẦU XÂY CẤT trường thi cũng rắc rối hành chánh sự vụ để tránh lạm dụng, lãng phí, tham ô. Tất cả những điều vừa trình bày trên cho thấy một tổ chức hành chánh quy mô, phức tạp mà người điều hành, như quan niệm ngày nay thì ít ra cũng phải tốt nghiệp trường Quốc gia hành chánh hay Chính trị kinh doanh Đà lạt mới đảm đương nổi. Nó còn chỉ cho thấy, để tránh LẠM QUYỀN, Các ty sở liên hệ không được đấu thầu như hai ty thừa hiến, bọn tai mắt, bọn quyền quý, bọn cường hào không được ủy thác đứng ra thu tiền, gây tình trạng lạm thu quá lệ, làm phí của dân. Rồi xã phường nào không đóng góp đủ thì cho phép các quan huyện châu trình lên Phủ Doãn và Hiến ty, XÉT RA LÀ THỰC thì xử phạt phải trả lại Bội Sổ, để trừng phạt. Nhưng học trò xã đó vẫn cho thi. (21)

Trở lại việc thi cử của các triều vua cũ tuy là chu đáo, nhưng cũng có 2 thời kỳ cho thấy việc thi cử đi đến chỗ suy đồi, không còn là nơi kén chọn hiền tài nữa. Đó là từ năm 1750 cho phép đóng tiền thì có quyền đi thi vì thế ai cũng có quyền dự thi, không kể dốt giỏi, nhiều người dốt, nhưng cũng đóng tiền để thi cho có tiếng.

Vì thế người làm ruộng, người đi buôn, cho chí người hàng thịt, người bán vặt cũng đều nộp đơn xin thi cả. Ngày vào thi đông đến nỗi giày xéo lẫn nhau, có người CHẾT ở cửa trường. Trong trường thi, nào mang sách, nào hỏi chữ, nào mượn người thi thay, công nhiên làm bậy, không còn biết phép thi là gì. Những người thực tài, mười phần không đậu một.

Việc thi cử như vậy nên mới có việc bọn sinh đồ 3 quan đầy thiên hạ, người trên lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để đỗ mà không thẹn, làm ra trường thi thành chỗ BUÔN BÁN. (22)

Dưới thời Pháp, việc thi cử thật lem nhem, chỉ còn là việc mua bán, hối lộ mà nguyên do là ở những khoa thi chót, có thêm bài thi Pháp văn, khi lễ xướng danh thì có chức quyền người Pháp tham dự. Nhiều quan chức người Pháp có nhúng tay vào việc thi cử lem nhem này. Việc hối lộ quan chức Pháp thể hiện qua 2 câu thơ sau đây:

Con nên khoa mục cha mòn trán

Em được công danh chị nát đồ.

Đọc hai câu thơ trên, nếu tinh ý một chút thì thấy rằng, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử thi cử nước ta, việc cậy cục chạy chọt thi cử có thể bằng một con đường khác con đường chạy chọt bằng tiền… Chữ nghĩa trước đây có thể mua bằng tiền thì nay bằng THÂN XÁC người Phụ Nữ cũng như việc thăng quan tiến chức sau này cũng không tránh khỏi thông lệ này. (23)

Trong cuốn Hơn nửa đời hư của cụ Vương Hồng Sển cho thấy các quan chức lớn bé đều có thể mua chuộc bằng sắc đẹp phụ nữ cả. Và chính tác giả vì không chịu đút lót thi cử nên mới không đỗ. Và vì vậy mới có cơ hội để ông viết cuốn Hơn nửa đời hư. Ông kết luận: Cám ơn đã được thi rớt.

Sách đọc:

Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến Chương lọai chí. Phần Khoa mục chí.

Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ. Tập 7. Biên soạn : Nội các triều Nguyễn.

Cao Xuân Dục. Quốc triều Hương khoa Lục

Trần Gia Phụng. Những câu chuyện Việt sử

Đinh Gia Khánh. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam. Thế kỷ X đến XV11

90 năm nghiên cứu về văn hoá và lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Ngô tất Tố, Lều chõng.

Sơn Nam : Đồng bằng sông Cửu Long, Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa

Vương Hồng Sển. Nửa đời hư.

Trần văn Giáp. Nhà sử học.

Vũ Ngọc Phan. Những năm tháng ấy.

Hợp Lưu. Số đặc biệt về Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.

Hợp Lưu. số đặc biệt về Phan Khôi.

Đỗ Bằng Đoàn. Đỗ trọng Huề, Khoa cử Việt Nam.

(1) Phan huy Chú, Lịch Triều hiến chương, phần Khoa mục Chí tr149.

(2) Đinh Gia Khánh, Hợp tuyển thi văn Việt Nam tr 15..

(3) Phan Huy chú LTHCLC. Phần khoa mục chí

(4) Trần Gia Phụng. Những câu truyện Việt sử

(5) Phan huy Chú. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (LTHCLC), tr 169

(6) Phan Huy chú LTHCLC. Phàn khoa mục chí. Tr. 160

(7) Phan Huy chú LTHCLC. Phàn khoa mục chí. Tr. 161

(8) Hợp Lưu. Só đặc biệt về học giả Hoàng xuân Hãn.

(9) Đỗ bằng Đoàn và Ông Đỗ trọng Huề: Khoa cử Việt Nam. tr 197.

(10) Sách KĐ, quyển 7, tr. 416

(11) 90 năm nghiên cứi về văn hoá và lịch sử Vietnam. Baì của Langlet. tr. 221

(12) Sơn Nam, Bến nghé xưa. tr. 11-15

(13) Sơn Nam. Đồng Bằng sông Cử u Long. tr 38,40

(14) Sơn Nam, Đất Gia định xưa tr. 71

(15) 90 năm nghiên cứu về văn hoá và lịch Việt Nam. Tr 290.

(16) 90 năm nghiên cứu về văn hoá và lịch sử Việt Nam. Bài của Langlet. tr. 223

(17) Cao xuân Dục, Quốc Triều Hương Khoa Lục.

(18) Theo G.S Tạ Trọng Hiệp, trong cuốn hồi ký cuối đời của ông Vũ ngọc Phan, mà chúng tôi đã đọc, nhưng không thấy được những kẽ hở quan trọng về nhân cách nhà văn như G.S đã nhận ra (G.S. Hiệp đã quá cố). Thời Nhân văn giai phẩm, theo tôi cũng giúp chúng ta có cơ hội thấy đưọc một số trí thức tiểu tư sản hèn như thế nào. Nổi tiếng thì như Thế Lữ. Riêng Thế Lữ thì tôi đã nhận ra ông ngay từ thời T.L.V.Đ. Khi cuốn phóng sự Làm Đĩ ra mắt Ông diễu : Có một người khách vào tiệm sách hỏi cô bán sách : Cô có LÀM ĐĨ không.. Cô bán hàng không vừa Đốp lại. Thưa không, ông lấy một CÁI TÁT nhé! Ông đã vùi dập những người không phải phe nhóm như khi ông phê bình, diễu cuốn Thần Hổ của Tchya. Sau này ông theo C.S, ông đập Phan Khôi cùng với Nguyễn công Hoan.

Riêng Vũ ngọc Phan thì khôn ngoan hơn, ông để gần 100 trang để nói về mối tình với cô Hằng Phương, Hằng Phương là ai. Là con gái Sở Cuồng Lê Dư, người cộng tác làm báo N.P với Phạm Quỳnh. Ông Lê Dư có 3 người con gái đẹp, 1 lấy Vũ Ngọc Phan, 1 lấy tướng Nguyễn Sơn, nổi tiếng ở Thanh Hoá một thời (Xin đọc hồi ký của Phạm Duy), và gái cuối cùng lấy Hoàng văn Chí. Ông Lê Dư lại lấy em gái cụ Phan Khôi. Rắc rối rồi.

Vì vậy, trong hồi ký không nhắc gì đến TÊN bố vợ.., đến ngày tháng năm sinh, người ta cũng cố tình quên khi cần phải viết về tiểu sử Lê Dư.. Tên ông ngoại của bố vợ là cụ Phan Trân thì lại cố tình viết trẹo ra là cụ Phan Trần. Kỹ quá. Mà cũng tội nghiệp cho họ.

(19) Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề: Khoa cử Việt Nam tr.27.

(20) Phan Huy chú LTHCLC. Phần khoa mục chí. Tr. 181

(21) Phan Huy chú LTHCLC. Phần khoa mục chí. Tr. 177

(22) Phan Huy chú LTHCLC. Phần khoa mục chí. Tr. 174

(23) Vương Hồng Sển. Hơn nữa đời hư. Tr. 299


 

Đoàn Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?

Ba’o Tieng Dan

RFA

Gió Bấc

19-12-2024

Ảnh minh họa. Nguồn: RFA/ Bom Nổ Chậm

Sau một tuần lễ kể từ ngày Thầy Minh Tuệ bộ hành về đất Phật, những diễn biến thực tế mâu thuẫn đã buộc người ta tự hỏi Đoàn Văn Báu là ai? Là doanh nhân tự nguyện phát tâm đồng hành làm hộ pháp hỗ trợ Thầy như lời ông ta nói? Hay đang là đồng chí nguyên thượng tá an ninh, tiến sĩ tâm lý tội phạm học, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiệm vụ áp giải Thầy theo cách im ả nhất đến Himalaya ẩn tu theo kế hoạch của ai đó?

Cần nhớ bốn năm qua, Sư Minh Tuệ từng bốn lần độc hành xuyên Việt, không giấy tờ tùy thân, không có ai bảo vệ nhưng vẫn an toàn. Hành trình về đất Phật của Sư đi qua Lào, Thái, Myanmar, Nepal, là những quốc gia Phật giáo được tôn kính như quốc giáo, vậy tại sao phải được bảo vệ kín kẽ như vậy?

Trước hết xin gọi Ngài Minh Tuệ là Thầy, một danh xưng kính trọng phổ quát. Không dám gọi là Sư vì e sẽ làm phiền đến các đồng chí quan chức giáo hội quốc doanh không cho phép xem Thầy là tu sĩ.

Nhìn lại những diễn biến dồn dập đuổi theo bước chân, số phận Thầy Minh Tuệ trong năm qua, dễ thấy rằng luật vô thường của Phật Pháp đã thể hiện rõ trong từng sát na.

Khi cộng đồng mạng xã hội phát hiện dẫn đến thông tin bùng nổ, Thầy được hàng triệu người ngưỡng mộ. Tu sĩ độc hành không thuyết giảng mà thu hút thành “tăng đoàn” cuồn cuộn như thác lũ trên đường thiên lý dọc các tỉnh thành. Đang lúc cao trào, Phật tử xứ Huế kính ngưỡng, bỗng nhiên có phép màu nào đó giữa đêm, Thầy mất tích, “tăng đoàn” tan tác, người Bắc người Nam. Dư luận hoang mang thắc mắc, Thầy lại hiện hình được công an “hỗ trợ” làm căn cước công dân, lên sóng truyền hình rồi lại mất tích, ẩn tu rồi bộ hành khất thực khi núi Sạn Nha Trang, khi ở Gia Lai.

Dù Thầy ẩn ở đâu, sức thu hút Phật tử, công chúng vẫn rất mạnh mẽ, họ vẫn săn lùng, quy tập về chực chờ được chiêm bái và luôn được bảo vệ chặt chẽ, nghiêm mật. Trú xứ của Thầy cũng được an ninh hóa đến mức đài truyền hình quốc gia cũng phải dùng thủ thuật để khán giả không nhận diện ra. Ý nguyện chân chính đơn giản nhất của Thầy là bộ hành khất thực trở thành vô vọng vì lý do sẽ gây tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự.

Thật đáng tiếc cho một đất nước đang vươn mình vào kỷ nguyên mới, lần thứ ba đăng ký vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lần thứ ba đăng cai tổ chức Vesak Phật Đản Liên Hiệp Quốc mà tâm nguyện nhỏ nhoi của cá nhân công dân tu theo hạnh đầu đà tốt đẹp lại không thực hiện được.

Một đảng quang vinh bách chiến bách thắng, một nhà nước do dân, vì dân lại không thể tạo điều kiện cho một khất sĩ tu hành theo cách khổ hạnh cao nhất.

Nhà nước không ngại tốn kém, cho phá rừng xây chùa Bái Đính, chùa hàng trăm, hàng ngàn hecta, quy tụ hàng chục, hàng trăm ngàn người khắp nơi trên thế giới tụ về lễ lạc cúng bái linh đình nhưng lại không đủ sức giữ gìn trật tự trị an cho một khất sĩ đi xin ăn mỗi ngày một bữa. Phải chăng người ta e ngại phẩm hạnh buông bỏ, giác ngộ sáng ngời của vị chân tu sẽ làm tan rã tấm bình phong tự do tôn giáo đang che chắn cho đội ngũ ma tăng cổ súy cho tà thuyết cúng dường?

Ấy vậy mà Thầy Minh Tuệ bỗng dưng được lỏng tay, bộ hành về Ấn Độ với sự bảo vệ, hỗ trợ của một số cá nhân tự nguyện. Trong tâm thư viết tay, Thầy Minh Tuệ chỉ cầu mong sự giúp đỡ về thông tin, thủ tục giấy tờ, mọi thứ còn lại Thầy đều tự lực với phát tâm mạnh mẽ: “Nếu có ai không đồng ý hay phản đối, gây khó khăn, hay cấm đoán, bắt bớ hay ép buộc, hay thủ tiêu, hay bắt buộc phải bỏ hạnh nguyên, hay tước đoạt mạng sống, hay nhận bản án tử hình. Con đều hoan hỉ đón nhận và không kiện cáo gì và đều ước nguyện cho họ hạnh phúc…”

Thông tin chấn động ấy làm nức lòng hàng vạn trái tim. Những “đệ tử” trong tăng đoàn ngày trước, những người yêu kính Phật và đức hạnh của Thầy đã phát tâm xin đồng hành. Doanh nhân, nguyên thượng tá an ninh Đoàn Văn Báu đã bất ngờ xuất hiện tự nguyện tham gia như ngôi sao sáng trong vai trò người hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hướng dẫn đường đi… tóm lại là vai trò Hộ Pháp.

Trước khi xuất phát, dư luận đa số đồng tình nhưng không ít ý kiến băn khoăn lo ngại về lai lịch ông Báu, ông thật sự phát tâm hay tham gia theo sự phân công của Sư? Ông đã lên mạng live stream trần tình lật ngửa bài mình là thượng tá công an đã về hưu 3 năm, đang sinh hoạt đảng ở địa phương và tuyên bố chắc nịch sẽ làm những điều tốt đẹp theo tâm nguyện Thầy Minh Tuệ. Nhiều người, trong đó có tôi, đã bị thuyết phục trước lời trần tình này.

Một tuần lễ bộ hành trôi qua, diễn biến thực tế chuyến đi đã đủ cơ sở trả lời những băn khoăn về ông Báu.

Trước hết, về nguyên tắc đảng, cái tội lớn nhất, đáng sợ nhất của đảng viên cộng sản là tự chuyển biến, tự chuyển hóa chính trị, vi phạm những điều cấm đảng viên không được làm. Trong những điều cấm ấy, quan trọng nhất là làm trái chủ trương, chính sách đảng, nhà nước. Vậy chủ trương của đảng và nhà nước về chuyện Thầy Minh Tuệ bộ hành đi Ấn Độ ra sao? Câu trả lời là 800 tờ báo lề phải không đăng 1 chữ nào. Trên mạng xã hội, các trang “bò đỏ”, dư luận viên tha hồ đơm đặt chỉ trích. Điều ấy cho thấy đảng không muốn cho công chúng biết về chuyến đi, và nếu có biết thì phải biết những điều xấu xa đơm đặt.

Như vậy đã rõ, ông Báu hoặc đã tự nguyện hộ pháp cho Thầy Minh Tuệ trái với chủ trương của đảng, hoặc đang thực hiện một nhiệm vụ được đảng phân công.

Diễn biến cho thấy, ông Báu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mượn vai Hộ Pháp cho Thầy Minh Tuệ, nhưng thực chất ông Báu đang áp giải Thầy Minh Tuệ đến nơi nào đó theo ý đảng và hạn chế tối đa tiếng vang của chuyến đi, cũng như tên tuổi, hình ảnh phẩm hạnh của Thầy Minh Tuệ.

Nhân danh làm thủ tục pháp lý và quan hệ với các nước sở tại, ông Báu đã hạn chế số lượng người tham gia bộ hành đến mức thấp nhất. Quan niệm từ bi của Thầy Minh Tuệ trước sau như một là không mời ai tham gia, cũng không chối bỏ bất cứ ai tự nguyện, miễn là mọi thứ tốt đẹp. Nước Lào chưa bao giờ có quy định hạn ngạch số người Việt nhập cảnh vào Lào hay số lượng người được đi thành đoàn trên đường. Thế nhưng, cho rằng có thỏa thuận nào đó với cơ quan chức năng của Lào, ông Báu đã từ chối nhiều nhóm người Việt tham gia, ngay cả những người đã xuất cảnh hợp pháp sang Lào như nhóm của chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo Phước Nghiêm, dù ông này đã từng phát tâm đồng hành với Thầy Minh Tuệ ngay ở Gia Lai. (1)

Ngày 14-12, ông Báu độc đoán loại trừ Sư Hộ Pháp Kim Cang và một Sư khác vì lý do đông người. Mượn tay an ninh Lào cưỡng ép Sư Kim Cang lên xe, ngăn không cho gặp Sư Minh Tuệ. Đến ngày 18-12, Báu lại gọi điện cho ông Tuấn (anh Thầy Minh Tuệ) yêu cầu cho ông Quý và một số Sư nhỏ sang Lào tham gia đoàn. Ông Tuấn đề nghị cho Đông, một youtuber thân ông Tuấn, nhưng Báu không chấp nhận. Có người thân cận ông Báu giải thích rằng Quý có sức khỏe, kinh nghiệm làm hộ pháp cho Thầy Minh Tuệ khi bộ hành ở Gia Lai. Cách giải thích này không thỏa đáng. Sư Kim Cang dù nói năng lỗ mãng nhưng thể lực tốt đã từng bảo vệ Thầy Minh Tuệ trên cung đường xuyên Việt hàng trăm cây số, trước áp lực đám đông hàng chục ngàn người. Ông Quý nếu có tham gia chỉ là trên cung đường ngắn thôn làng, số người hâm mộ cũng không đông lắm. Sư Kim Cang đến Lào hợp pháp lại bị đuổi về, ngược lại ông Quý đang ở Việt Nam chưa đủ giấy tờ lại được mời sang.

Về thông tin, trong văn bản thông báo của công ty Thiên Định Tuệ công bố trên website của công ty trước chuyến đi đã xác định các youtuber, fbker, tự do quay phim chụp ảnh đoàn bộ hành và phải chịu trách nhiệm việc làm của mình. Phải thừa nhận rằng trong sự kiện Thầy Minh Tuệ bộ hành trước đây, vai trò, công lao của các youtuber rất lớn. Tuy có người quá khích, qua đáng xông vào chỗ các Thầy nghỉ ngơi, lúc riêng tư, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh, các youtuber đã tường thuật chi tiết từng bước đi, phát hiện phản ánh từng chi tiết diễn biến các thành viên trong đoàn và sự kiện liên quan.

Công bằng mà nói, chính họ cũng là người phát hiện, phản ánh, đấu tranh vạch mặt những Sư giả, những nhóm người lợi dụng ăn theo tiếng tăm tăng đoàn Thầy Minh Tuệ. Thế nhưng, từ khi xuất phát đến nay, Báu không cho phép bất kỳ một youtuber nào tham gia đoàn, thậm chí là đi sau ở phía xa cũng không được. Tất cả các kênh youtuber khác đều phải sử dụng hình ảnh từ Báu và Lê Khả Giáp. Trong các clip đó, Báu vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chương trình. Hình ảnh của Thầy Minh Tuệ và tăng đoàn bị mờ nhạt, thời lượng không nhiều. Điều thú vị nhất là các câu nói, giải đáp thắc mắc mang tính thuyết pháp có ý nghĩa đạo lý sâu sắc, sinh động của Thầy Minh Tuệ hiếm khi thể hiện. Đoàn người cứ đi im lặng như những robot không hồn.

Cách độc quyền quay phim chụp ảnh cung cấp cho toàn xã hội, các youtuber khác phải xào nấu theo nguồn nguyên liệu này, Đoàn Văn Báu đã lũng đoạn và thao túng truyền thông theo ý của mình, giống như 800 tờ báo chỉ có một tổng biên tập là Ban Tuyên Giáo.

Về ý nghĩa việc khất thực, ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập, bằng việc xin ăn, chư tăng ni gieo duyên với chúng sinh trong “bát cơm ngàn nhà”, đánh thức Phật tính, lòng từ bi, giảm tính tham lam bủn xỉn trong mỗi người. Đây cũng là cơ hội để họ truyền pháp, lan tỏa thông điệp từ bi hỷ xả, lối sống thiện lành. Nên nhớ, khi khất thực, Đức Phật và các đệ tử bưng bát ghé lần lượt từng nhà chứ không lựa chọn những nhà hảo tâm mà mình biết để nhanh chóng xin đủ bữa.

Với bản thân khất sĩ, việc xin ăn cũng giúp họ kiểm soát bản ngã, xóa bỏ tính kiêu ngạo, tự cao, học tính khiêm cung, nhẫn nại. Khất thực cũng giúp đoạn trừ được lòng tham còn lại trong tu sĩ, vì các vị được bố thí gì thì dùng cái đó, khi bước đi không biết được thí chủ cho gì, nhiều hay ít, ngon hay không. (2)

Thế nhưng, cũng nhân danh việc giữ an ninh, Báu đã vạch ra những cung đường vắng vẻ phải vượt suối, băng rừng, cố ý tránh xa nơi có nhiều người, thậm chí né tránh những bản làng có đông người Việt. Trừ những đoạn qua công ty Hoàng Anh – Gia Lai hay thị trấn không thể né tránh. Trung thực là ngây thơ như youtuber Lê Khả Giáp đến ngày thứ 5 của chuyến đi đã kịp ghi nhận trong clip “Đáng Nhớ Sư Minh Tuệ Lần Đầu Vào Một Ngôi Làng Tại Lào Để Khất Thực”. Trong đó, Giáp nhấn mạnh: “Các thầy rất thích đi khất thực từng nhà.” (3)

Một youtuber đã dành thời gian tra cứu kinh điển Phật pháp, đối chiếu cách làm của Báu và bình luận trong clip “Đoàn Văn Báu tái thiết hạnh đầu đà mới cho Thầy Thích Minh Tuệ, tìm hiểu lại nguồn gốc.” (4)

Lộ liễu rõ rệt nhất là trong một clip, Báu đã gợi ý với Thầy Minh Tuệ cho đoàn cầm cờ đỏ sao vàng khi đi bộ hành. Bằng trí tuệ trong suốt, Thầy Minh Tuệ trả lời thẳng thắn: “Tu sĩ ai cầm cái đó. Cho những người đi theo ai cầm được thì cầm, hoặc gắn nó trên xe (chiếc xe bán tải chở hành lý, thực phẩm cho những người đi theo).”

Một quốc gia mà chính phủ đàn áp người tu, tăng đoàn đến mức tan tác. Một giáo hội không công nhận người tu là tu sĩ, đơm đặt bôi xấu tăng đoàn giờ lại bày trò cầm cờ bộ hành quay phim là quá sức xấu hổ thủ đoạn chính trị. (5)

Các dư luận viên đã dựa vào clip này kết án Thầy Minh Tuệ và tăng đoàn như những kẻ phản quốc.

Độc quyền chọn người, lại chọn mờ ám, bất công. Độc quyền thông tin lại lũng đoạn, thao túng thông tin gây bất lợi cho Thầy. Bằng nhiều cách tách tăng đoàn không được giao tiếp với công chúng trên đường đi, bày ra nhiều chiêu trò để đi sai Phật pháp. Đoàn Văn Báu đã lộ nguyên hình là kẻ áp giải Thầy Minh Tuệ đến nơi đọa đày nào đó, vai trò quan trọng trong kế hoạch cực kỳ thâm độc, loại trừ Thầy Minh Tuệ ra khỏi lãnh thổ và dìm mọi tiếng vang, giá trị của Thầy trong nhận thức mơ hồ, lộn xộn chóng quên.

Thầy Minh Tuệ không phải là nạn nhân đầu tiên của cộng sản về việc hộ vệ kiêm áp giải. Qua câu chuyện cố thiếu tướng Phan Văn Xoàn, Phó Tư lệnh lực lượng Cảnh vệ, người phụ trách bảo vệ Hồ Chí Minh tự kể đã được chọn lọc trên báo chí cho thấy, ông Xoàn có cả hai vai trò đó. Ông Hồ được bảo vệ chu đáo, cẩn thận trong từng bước chân, muốn bước ra khỏi cổng nhà sàn, muốn gặp bất cứ ai phải được ông Xoàn sắp xếp theo phê duyệt, chỉ đạo của Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn. Muốn đi chợ Tết phải hóa trang thành hai cha con và theo phương thức ba không: không dừng lại, không mua bán, không giao tiếp với ai. Đêm giao thừa ông Hồ bất ngờ đi thăm hộ dân nghèo nhất Hà Nội là một màn trình diễn, tất cả các nhân vật tháp tùng, đón tiếp đều là diễn viên công an sắm vai. Chỉ duy nhất người phụ nữ nghèo gánh nước thuê là diễn viên nghiệp dư được công an lựa chọn. Tất cả những điều cưỡng ép dối trá ấy đều nhân danh mục đích cao quý là bảo vệ an toàn tuyệt đối cho ông Hồ.

Tham khảo:

1- https://www.youtube.com/watch?v=XUbZca_KYKg
2- https://vtcnews.vn/vi-sao-duc-phat-di-khat-thuc-ar694792.html
3- https://www.youtube.com/watch?v=eELFGQC8za8
4- https://www.youtube.com/watch?v=ZLycPR4ziSg
5- https://www.youtube.com/watch?v=ZoLOt5aR30c