Tai nạn thảm khốc ở Houston, 3 người chết, 3 bị thương, nạn nhân là gốc Việt

Tai nạn thảm khốc ở Houston, 3 người chết, 3 bị thương, nạn nhân là gốc Việt

January 2, 2022

HARRIS COUNTY, Texas (NV) – Một tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra vào sáng sớm Thứ Bảy, 1 Tháng Giêng, làm ba người thiệt mạng và ba người khác bị thương, ở phía Tây Bắc thành phố Houston, Harris County, tiểu bang Texas.

Theo đài ABC 13, tai nạn xảy ra lúc 1 giờ khuya ở block đường 3600 Barker Cypress Road, gần khu Barkers Branch.

Cảnh sát Harris County có mặt tại hiện trường. (Hình: Twitter Rilwan Balogun)

Sở Cảnh Sát Harris County chưa công bố danh tính và chủng tộc các nạn nhân, nhưng cho biết vụ tai nạn xảy ra khi hai chiếc xe tông nhau tại ngã tư.

Một xe Totoya Rav4 đang chạy trên đường Barker Cypress đến gần một ngã tư. Lúc đó, chiếc Sienna đang quẹo trái qua ngã tư này.

Các điều tra viên cho biết, chiếc Sienna không chịu nhường cho xe đi thẳng tại “đèn bò,” và bị chiếc Rav4 tông vào.

Theo cảnh sát, tài xế lái chiếc Toyota Sienna màu đỏ là một người đàn ông 70 tuổi. Đồng thời cho rằng nữ tài xế 32 tuổi lái chiếc xe thứ hai (Totoya Rav4) trong vụ tai nạn đã uống rượu hay dùng ma túy khi lái xe.

Trong khi đó, ca sĩ Diễm Chi ở Houston cho nhật báo Người Việt biết, sáu người trong xe Sienna là người gốc Việt lớn tuổi, cư dân Houston, và họ đang trên đường về nhà sau khi dự lễ mừng năm mới.

“Một nạn nhân qua đời là bạn mình, có tên Nancy Thanh Phạm. Bà là một người vui vẻ, rất thích ca hát.” Ca sĩ Diễm Chi nói.

Theo bà Diễm Chi, “một số thân hữu báo tin dữ này vào chiều ngày 1 Tháng Giêng, và cho hay các nạn nhân đang trên đường về nhà sau khi dự lễ đón năm mới.”

Khi tại nạn xảy ra, theo cảnh sát, trong xe Sienna có tổng cộng sáu người, và ba người bị văng ra ngoài khi tai nạn xảy ra. Hai người qua đời tại hiện trường, các cảnh sát viên cho biết các nạn nhân không thắt dây an toàn.

Tài xế của xe Sienna và một người khác trong xe được đưa đến bệnh viện. Tài xế bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng, còn người kia thì qua đời trong bệnh viện.

Trung Sĩ Beatty của Sở Cảnh Sát Harris County cho biết trong xe Rav4 chỉ có tài xế, và người này được đưa đến bệnh viện Memorial Hermann ở thành phố Katy. Khi đến bệnh viện, nữ tài xế này có biểu hiện say rượu hay dùng ma túy.

Hai người khác trong xe Sienna cũng được đưa đến bệnh viện Memorial Hermann, và đang trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh Sát Trưởng Ed Gonzalez của Harris County cho biết nhân viên công lực đang điều tra để biết là tài xế của xe Sienna có lái xe say xỉn hay không, và biết được tốc độ của hai xe khi xảy ra tai nạn thảm khốc như vậy.

Nói với nhật báo Người Việt, ca sĩ Diễm Chi xác nhận những thông tin Sở Cảnh Sát Harris County đưa ra là chính xác, và nói rằng, bà biết tài xế của xe Sienna là người lớn tuổi, lái xe đàng hoàng, không thể nào vi phạm luật giao thông và say xỉn được. (TL) [kn]

Sự tan rã của Liên Xô

Sự tan rã của Liên Xô

Bởi  AdminTD

Dương Quốc Chính

26-12-2021

Lâu nay sách báo chính thống của Việt Nam vẫn cho rằng Gorbachev và sau đó là Yeltsin là những kẻ tội đồ đã phá hủy Liên bang Soviet. Có lẽ đa số đảng viên cũng nghĩ vậy.

Thực ra, Gorbachev không hề muốn nhà nước Liên bang biến mất, ông ta không muốn phá hủy Liên Xô mà muốn cải cách nó theo hướng dân chủ hóa, mở cửa và đổi mới kinh tế. Gorbachev muốn biến Liên Xô thành Liên bang các quốc gia có chủ quyền, có lẽ theo kiểu Liên bang Đức hay Mỹ hoặc lỏng lẻo hơn như Khối thịnh vượng chung của Anh hay Liên hiệp Pháp trước kia.

Tuy nhiên, nhà nước Liên bang đó mới đang ở giai đoạn thai nghén thì đã bị sẩy thai, chết non. Chuyện này có lẽ không nhiều người để ý, cứ ngỡ là Gorbachev muốn giải tán Liên Xô mà thôi. Đó là điều phi logic, ông ta đang là tổng thống một nhà nước khổng lồ thì ngu gì tự giải tán nó để thành thất nghiệp?

Việc cải tổ và đổi mới do Gorbachev khởi xướng là quá trình dân chủ hóa chính trịđổi mới kinh tế diễn ra song hành dưới sức ép của sự kiệt quệ bởi kinh tế kế hoạch và nhà nước CS toàn trị. Nhưng Liên Xô lúc đó giống như một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đã quá mục nát, nên việc này giống như một đợt xạ trị cường độ cao khiến cho các điểm yếu của cơ thể càng lộ rõ và trở nên không thể chống cự nổi.

Sau năm 1987 thì các mâu thuẫn về sắc tộc bị bộc lộ rõ nét, do những năm trước nó không thể bộc lộ do bộ máy chuyên chế của Liên Xô kìm hãm. Điển hình là tộc người Tatar biểu tình đòi quay về Crimea là đất cũ của họ. Hay người Gruzia biểu tình công khai để thoát khỏi sự áp bức của dân Nga… Các cuộc biểu tình lúc đó trở nên hợp pháp và không bị đàn áp do quá trình dân chủ hóa. Từ đó nhen nhóm tinh thần dân tộc và mong muốn độc lập của các nước Cộng hòa Baltic (nhập vào Liên Xô sau cùng, giai đoạn trước thế chiến), trong đó quan điểm mong muốn độc lập của Nga, Ukraine và Belarus có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Tổng thống nước CHXHCN liên bang Nga là Yeltsin công khai bộc lộ quan điểm chống đối lại TT Liên Xô Gorbachev mà không hề bị đàn áp.

Gorbachev là người khơi mào và mong muốn Liên Xô trở thành một Liên bang các nước Cộng hòa có chủ quyền bình đẳng với nhau (khác với Liên Xô), đi theo hướng dân chủ xã hội (mô hình Bắc Âu), không theo con đường toàn trị nữa.

Ông đã vận động để có cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Xô vào ngày 17/3/1991 với kết quả là đa số dân ủng hộ ý tưởng có một nhà nước Liên bang như trên. Tuy nhiên, phe bảo thủ đã không chấp nhận điều đó nên đã đảo chính vào ngày 19/8/1991 (cũng 19/8!), đứng đầu bởi Chủ tịch Soviet tối cao Liên Xô (quốc hội) Lukyanov và phó tổng thống Yanaev, nhân dịp Gorbachev đi nghỉ mát. Phe đảo chính thành lập một ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp.

Cuộc đảo chính chấp dứt sau 3 ngày bởi phe do Yeltsin đứng đầu, quân đảo chính quay súng và ủng hộ phe cải cách. Gorbachev quay trở lại nắm quyền.

Nhưng cuộc đảo chính đã để lại di chứng nặng nề. Nó thúc đẩy cho quá trình tan ra Liên Xô diễn ra nhanh hơn, do nó cho thấy sự yếu đuối của nhà nước Liên Xô (không tự bảo vệ được mình mà phải nhờ tới TT Nga). Dựa trên lý do “bất ổn” đó, ngày 22/8, Yeltsin tuyên bố các doanh nghiệp thuộc Liên Xô trở thành thuộc Nga, trừ bộ máy hành chính. Ngày 24/8, Ukraine tuyên bố độc lập 1 cách đơn phương bởi Soviet tối cao Ukraine. Ngày 25/8, Belarus tuyên bố độc lập, tiếp theo là Moldova, Azerbaijan, Kyrgyzstan, Uzbekistan. Ngày 28/8, Nga giành quyền sở hữu ngân hàng nhà nước và ngân hàng ngoại thương Liên Xô.

Như vậy là Liên Xô đã bị “rút ruột” nhưng vẫn chưa sụp đổ, do vẫn còn các nước Cộng hòa còn lại lừng chừng chưa tuyên bố độc lập. Dưới tình hình quá nguy hiểm cho sự tồn tại của Liên Xô, Gorbachev thúc đẩy thêm quá trình hoàn thiện Hiệp ước Liên bang. Các nước Cộng hòa tranh cãi về hình thức liên bang sẽ như thế nào? Các nước có bình đẳng tuyệt đối? Nhà nước LB sẽ có quyền lực gì?

Ngày 2/9, đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô được họp để giải quyết khủng hoảng chính trị và công nhận độc lập của ba nước Cộng hòa Baltic, dự thảo hiệp ước Liên bang mới.

Đương nhiên Nga và Ukraine, là hai nước Cộng hòa mạnh nhất sẽ không thể chấp nhận sự bình đẳng với các nước khác và các nước còn lại đều muốn độc lập hoàn toàn khỏi Liên Xô. Tổng thống Nga và Ukraine (Kravchuk) không muốn nằm dưới TT Liên Xô. Ngày 1/12, Ukraine độc lập hoàn toàn khỏi Liên Xô qua cuộc trưng cầu dân ý. Ngày 2/12, Nga công nhận Ukraine độc lập. Ngày 3/12, Soviet tối cao Liên Xô thông qua dự thảo Hiệp ước Liên bang.

Ngày 8/12, lãnh đạo 3 nước Nga, Ukraine và Belarus gặp nhau tại Brest và tuyên bố Liên Xô không còn tồn tại như một thực thể chính trị và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (hiệp định Belovezh).

Ngày 9/12, Gorbachev tuyên bố tôn trọng sự lựa chọn của 3 nước Cộng hòa nhưng cho rằng sự tồn tại của Liên Xô không thể do 3 nước đó quyết định, cần có giải pháp hợp hiến.

Ngày 21/12, các nước Cộng hòa còn lại ủng hộ hiệp định Belovezh và cùng tuyên bố Liên Xô ngừng tồn tại để thay thế bằng Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Ngày 25/12, Gorbachev tuyên bố từ chức TT Liên Xô, vào lúc 7h tối, đại ý là ông ủng hộ sự độc lập và bình đẳng của các quốc gia nhưng vẫn muốn duy trì nhà nước LB. Tuy nhiên, các nước vẫn mong muốn chia tách nên ông đã làm tất cả để các nước có sự hòa hợp, tiếp tục cải cách và thoát khỏi khủng hoảng.

Liên Xô sụp đổ và biến thành một cộng đồng khá lỏng lẻo mang tính hình thức. Hầu hết các nước Cộng hòa rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị sau đó.

Như vậy là Gorbachev thực sự mong muốn Liên Xô được cải cách theo hướng dân chủ để khôi phục kinh tế, nhưng ông ta vô tình làm cho Liên Xô trở nên suy thoái hơn. Còn Yeltsin mới thực sự mong muốn giải tán Liên Xô để không phải đứng dưới ai. Yeltsin cũng là người đưa đảng CS ra ngoài vòng pháp luật, trước đó ông tuyên bố từ bỏ đảng CS Liên Xô.

Sau này nhiều người Nga vẫn tiếc nuối Liên Xôvà hiện tại Putin cũng có tham vọng tái lập một nhà nước Liên bang hoặc một cộng đồng kinh tế kiểu EU, có lẽ gần như mong muốn của Gorbachev nhưng không dân chủ bằng.

Nhưng điều đó rất khó thành hiện thực khi Nga và Ukraine đang đứng trên bờ vực chiến tranh, trước đó thì Nga đã sáp nhập Crimea và bảo kê cho phe ly khai ở Đông Ukraine.

90 NĂM NHÀ THỜ CHÍNH TÒA “CHÚA KITÔ ĐẤNG CỨU THẾ” TẠI MATXCOVA BỊ STALIN PHÁ HỦY

Make Christianity Great As Always

90 NĂM NHÀ THỜ CHÍNH TÒA “CHÚA KITÔ ĐẤNG CỨU THẾ” TẠI MATXCOVA BỊ STALIN PHÁ HỦY

Công trình Đại Thánh Đường Chúa Kitô Vua Cứu Thế mà chúng ta thấy ngày nay chỉ mới được bắt đầu xây dựng vào những năm 1990 sau khi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết bị sụp đổ, đại thánh đường là bản sao một kiệt tác kiến trúc thế kỷ XIX. Tòa giáo đường đầu tiên đã bị phá hủy dưới thời lãnh tụ Joseph Stalin.

Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế được thi công lần đầu trong vòng 44 năm nhưng chỉ tồn tại 48 năm. Công trình dường như bị một số mệnh nghiệt ngã theo đuổi.

Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế khánh thành vào tháng 5 năm 1883. Các cuộc cách mạng vô sản do V.I Lênin xách động bùng nổ ở Nga năm 1917 và những người Cộng sản lên nắm quyền đã coi tôn giáo như thứ “thuốc phiện đối với nhân dân”. Hàng loạt nhà thờ và tu viện lần lượt bị đóng cửa, các linh mục bị xử tử và bị tù đày chung thân. Năm 1931, Đảng Cộng sản Liên Xô có quyết định xây dựng Cung Xô Viết bề thế — như biểu tượng chiến thắng của ý thức hệ cộng sản trên mặt bằng của giáo đường. Trên đỉnh kết cấu cao 420 mét sẽ là tượng đài Bác Lênin vĩ đại cao 100 mét.

Ngày 5 tháng 12 năm 1931, Đảng Cộng Sản Liên Xô lệnh cho đội công binh đặt thuốc nổ vào móng nhà thờ. Vụ nổ mạnh làm rung chuyển các tòa nhà xung quanh. Nhưng nhà thờ không đổ! Đội lính chuyên nghiệp không tin vào mắt họ. Người ta phải tăng gấp đôi lượng thuốc nổ để phá vỡ các bức tường. Gần một năm rưỡi sau mặt bằng mới được dọn sạch.

Việc thi công Cung Xô Viết buộc phải ngừng vì chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ và sau đó dự án hoàn toàn bị đình chỉ. Năm 1960, tại nơi nhà thờ bị phá hủy và công trình cung Xô Viết không thành, xuất hiện bể bơi ngoài trời “Matxcova” mà người dân thủ đô đã sử dụng suốt ba thập kỷ.

Năm 1964, Trong phiên họp Uỷ Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô, đồng chí Yuri Gagarin – phi hành gia bay lên vũ trụ đầu tiên đã yêu cầu xây dựng lại Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Đấng Cứu Thế trên nền cũ đã bị Stalin phá đổ vào năm 1931 như là biểu tượng vinh quang của người Nga. Nhiều đại biểu trong phiên họp đều sửng sốt nhưng rồi mọi người cùng đứng lên vỗ tay hoan nghênh lời phát biểu này, còn đồng chí Tổng bí Thư Đảng Nikita lại giận dữ tím mặt trước lời phát biểu này

Vào ngày Lễ Giáng Sinh 25 tháng 12 năm 1991, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết sụp đổ, chính phủ Liên Bang Nga mới thành lập đã quyết định khôi phục lại nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu thể theo nguyện vọng của đa số người dân Nga, theo đúng thiết kế nhà thờ cũ đã bị phá hủy vào năm 1931. Công trình hoàn thành ngày 31 tháng 12 năm 1999. Bước vào thế kỷ mới, thủ đô nước Nga nhận một món quà tuyệt vời, kiệt tác kiến trúc được phục chế trở thành điểm hành hương đông đảo của nhiều du khách.

Công trình Đại giáo đường Chúa Kitô Đấng Cứu thế Matxcova có kích thước đáng kinh ngạc: mái chóp vàng cao 103 m, nhà thờ có sức chứa đến 10 nghìn người. Tường đá trắng tô điểm những bức phù điêu bằng đồng với các cốt truyện trong Kinh Thánh. Bài trí nhà thờ lộng lẫy với các bích họa tuyệt đẹp được thực hiện bởi bàn tay các nghệ nhân xuất sắc nhất của Nga. Trên những phiến đá cẩm thạch lớn được ốp dọc theo hành lang nhà thờ khắc họ tên những người lính Nga đã xả thân trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, tham gia đánh đuổi đội quân xâm lược của Hoàng đế Pháp Napoleon khỏi nước Nga.

Nguồn : Chiến sĩ Chúa Kitô

Sống ở ngôi nhà cạnh biển, người đàn ông cứu 160 người định  tự tử

Sống ở ngôi nhà cạnh biển, người đàn ông cứu 160 người định  tự tử

Ở rìa vách đá, ông chỉ mỉm cười và hỏi họ: ‘Tôi có thể giúp gì cho bạn được không?’, rồi mời họ vào nhà uống trà.

Ông Don Ritchie đã cứu sống ít nhất 160 người có ý định tử tự.

Trong gần 5 thập kỷ, ông Ritchie sống trong ngôi nhà ở Sydney với tầm nhìn ra Thái Bình Dương. Đây là một trong những khung cảnh đẹp như tranh vẽ ở Úc. Nhưng không chỉ có tình yêu với biển đã kéo ông đến với địa điểm này, việc quan sát quang cảnh bên ngoài khung cửa sổ của Don Ritchie có một mục đích lớn hơn nhiều.

Ritchie tình cờ sống gần “The Gap”, một vách đá đại dương ở Sydney, Australia. Đây là một điểm đến nổi tiếng với khách du lịch, nhưng cũng là địa điểm mà nhiều người tìm đến để tự sát trong những năm qua. Người ta ước tính rằng có khoảng 50 người tìm đến cái chết ở đây mỗi năm.

Nhưng nhờ giọng nói điềm tĩnh và thái độ cảm thông, ông Ritchie đã giúp “kéo lại” mạng sống của những người tuyệt vọng bằng cách lôi cuốn họ vào những cuộc trò chuyện trên đỉnh vách đá trong giây phút quyết định ấy.

Từ ngôi nhà của mình, ông Ritchie sẽ phát hiện ra những người có ý định tự tử, rồi ông từ từ băng qua phía bên kia. Ở rìa vách đá, ông chỉ mỉm cười và hỏi họ: “Tôi có thể giúp gì cho bạn được không?”. Sau đó, ông sẽ mời họ trở lại nhà mình để uống một tách trà, trò chuyện và thỉnh thoảng có người sẽ quay lại nhiều năm sau đó để cảm ơn ông vì đã cứu sống họ theo cách như thế.

Không tư vấn, không tọc mạch, ông chỉ lắng nghe họ. Một số người trong số này có vấn đề về tâm thần, một số mắc bệnh y tế, một số chỉ là những người đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Đối với nhiều người, một đôi tai biết lắng nghe rõ ràng là thứ họ cần khi trong giờ phút tuyệt vọng.

“Trong những năm qua, tôi đã nói chuyện với nhiều người, hầu như chỉ theo cách đó, rằng: “Bạn đang làm gì ở đây?”, “Hãy đến và nói chuyện với tôi”, “Hãy ghé qua nhà tôi và uống một tách trà”, “Hãy đến và uống một cốc bia”, hoặc một cái gì đó tương tự để họ không nghĩ tới việc tự tử nữa”.

“Tham vọng của tôi luôn là đưa họ ra khỏi vách đá, kéo dài thời gian, cho họ cơ hội để suy ngẫm và cho họ cơ hội nhận ra rằng mọi thứ có thể sẽ đẹp hơn vào sáng hôm sau”, ông tâm sự.

“Bạn không thể chỉ ngồi đó và để mọi thứ diễn ra. Bạn phải cố gắng để cứu họ”.

“The Gap”, một vách đá nằm ở lối vào cảng Sydney, đây là một địa điểm nổi tiếng về các vụ tự tử ở Australia.

Con gái của ông Ritchie, Sue, cho biết cha cô rất thích tầm nhìn của ngôi nhà, nhưng cũng ông luôn để ý đến những người đang gặp rắc rối ngoài kia. Ông từng nói rằng “đừng đánh giá thấp sức mạnh của một lời nói tử tế và một nụ cười”, cô nhớ lại.

Ông là “sự kết hợp tuyệt vời giữa sức mạnh và lòng trắc ẩn, một người đã làm những điều phi thường cho nhiều người, đã cứu sống họ mà không muốn được công nhận”, Sue nói thêm.

Người đàn ông này từng là một thủy thủ trong Hải quân Hoàng gia Úc trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trở lại Sydney, ông làm việc trong ngành bảo hiểm. Ông thường nói với bạn bè mỗi khi được hỏi về việc cứu sống mọi người: “Tôi là một người bán hàng trong phần lớn cuộc đời mình và tôi đã bán cho họ một cuộc đời”.

Kể từ năm 1944, ông Ritchie đã cứu ít nhất 160 mạng người, mặc dù một số người nói rằng con số thực còn cao hơn nhiều. Ông Ritchie qua đời vào ngày 13/5/2012 ở tuổi 86, được biết đến với biệt danh Thiên thần của Khoảng cách (Khoảng cách ý nói tên của vách đá The Gap), một danh hiệu mà mọi người thân ái dành tặng cho ông.

Đăng Dương (Theo Independent)

From: TU-PHUNG

Tổng Giám Đốc của WTO

Tổng Giám Đốc của WTO

Mời quý vị đọc bài giới thiệu Tân Tổng Giám Đốc của WTO. Một nhân vật rất đáng kính phục. Mong rằng sự thật về nguyên nhân Covid 19 sẽ được bạch hóa trong tương lai.

Người từ Hoàng gia

Đầu năm 2021 bà Okonjo-Iweala, người Nigeria đã chính thức trở thành TGD của WTO. Năm nay bà 67 tuổi, là một nhà quản trị giàu kinh nghiệm tầm cỡ thế giới, cũng là một người nổi tiếng vì chống tham nhũng hiệu quả. Bà là con gái của Chukwuka Okonjo, là vua (Eze) của hoàng tộc Obahai ở Nigeria. Nhưng cả cha và mẹ bà không chỉ là người có tước hiệu đứng đầu hoàng tộc, mà đều là 2 giáo sư nổi tiếng của xứ họ với học thức cao và mong muốn cống hiến cho đất nước. 

 Là con nhà dòng dõi, bà được ăn học bài bản. Bà tốt nghiệp trung học tại quê nhà, và tới Mỹ theo học Đại học Harvard, tốt nghiệp thủ khoa ngành Kinh tế năm 1976. Sau đó bà nhận học bổng vào MIT học tiến sĩ và tốt nghiệp với luận văn Chính sách tín dụng, thị trường tài chính nông thôn, và sự phát triển nông nghiệp của Nigeria vào năm 1981. 

Sau một thời gian dài làm việc tại nhiều nơi, bà được 2 lần bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính ở quê hương.  Từ đó, bà giúp xứ của bà xóa nợ quốc tế 30 tỷ usd nhờ đàm phán tại  Paris Club of Creditors. Bà tiến hành cải tổ năng lực quản lý kinh tế vĩ mô quốc gia đưa ra quy tắc tài chính mới dựa trên giá dầu thô làm ổn định nền kinh tế. Bà tạo ra minh bạch tài chính khi công bố chi tiêu của chính phủ trên báo, xây dựng hệ thống quản lý chính phủ điện tử, giúp Nigeria được các tổ chức quốc tế lớn đánh giá tín dụng.

Trong thời gian máu lửa này, bà kiên cường tấn công vào tham nhũng trong ngành dầu khí vốn nhiều bí ẩn của đất nước. Bắt đầu từ việc cho kiểm toán toàn bộ tài chính của ngành và công bố công khai cho dân để ai cũng biết chi tiết tình hình khai thác và kinh doanh vàng đen của xứ sở họ. Bà đã khiến 2 thẩm phán, 3 bộ trưởng, 2 phó đô đốc, 1 thống đốc bang, nhiều quan chức cao cấp hải quan mất chức.  Và 500 người tổ chức lừa đảo thương mại quốc tế trên mạng từng làm ô danh chính quyền Nigeria phải vào tù. Nhờ các hoạt động của bà mà công quỹ đã loại được 62.893 nhân viên ma khỏi hệ thống và tiết kiệm cho chính phủ khoảng 1,25 tỷ đô la. Là vì có những kẻ tham tàn đã tạo ra chừng đó người để ăn lương hàng năm suốt nhiều năm dù không có thật.

Vì rất nỗ lực, bà đã bị kẻ xấu gây hại. Chúng bắt cóc bà cụ thân sinh ra bà đã 82 tuổi, một bác sĩ y khoa và giáo sư xã hội học về hưu. Chúng buộc bà phải từ chức. Quá thương mẹ, bà đã tìm cách nhượng bộ. Nhưng cha của bà, giáo sư và là nhà toán học – kinh tế học rất cương cường không đồng tình. Cuối cùng, bọn bắt cóc đã phải thả mẹ của bà.

Ngoài thời gian cống hiến cho quê hương, bà đã có 25 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới với chức vụ cao nhất là giám đốc điều hành và Phó chủ tịch WB. Bà cũng là Chủ tịch Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), đồng thời là đặc phái viên của Liên minh châu Phi (AU) trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Hiện nay, bà đã thắng cử và chính thức trở thành chủ tịch WTO Tổ chức thương mại thế giới. Bà đang giữ quốc tịch Mỹ. Bà Ngozi Okonjo-Iweala đã được vinh danh là 1 trong số 8 nữ chiến binh chống tham nhũng, người truyền cảm hứng bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Năm 2014, tạp chí Time bình chọn bà là 1 trong số 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Bà có chồng là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh cùng quê Nigeria và họ sinh 4 con, trong đó có 1 nhà văn nổi tiếng. Bà đã có một cuộc sống sôi nổi, xứng đáng với dòng tộc cao quý của bà, vừa có học thức cao, vừa cống hiến cho người dân quê hương và phần còn lại cho cuộc sống của người dân toàn thế giới.

 From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Khủng hoảng di dân: Liên Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus

RFI Tiếng Việt 

 Hôm qua 02/12/2021, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus trong cuộc khủng hoảng di dân mà Ba Lan, Latvia và Litva đang phải đối đầu và cáo buộc chế độ của tổng thống Belarus Alexander Lukashenko là thủ phạm

Tập Cận Bình, từ Cách mạng Văn hóa đến độc tài kỹ thuật số

Tập Cận Bình, từ Cách mạng Văn hóa đến độc tài kỹ thuật số

Đăng ngày: 14/09/2021 

Ông Tập Cận Bình phát biểu trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 28/06/2021 tại Bắc Kinh. REUTERS – THOMAS PETER

Thụy My

Trong bài « Một sự thịnh vượng dưới giám sát tại Trung Quốc » đăng trên Le Monde, tác giả Stéphane Lauer nhấn mạnh đến hơi hướm Cách mạng Văn hóa hiện nay tại Hoa lục.

« Đại tự báo » trên mạng, « bác Tập » đi vào sách giáo khoa

« Không chỉ tẩy rửa chất độc hại, mà phải nạo đến tận xương » – một blogger nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa hôm 29/08, kêu gọi chấm dứt với « bè lũ tư bản » làm giàu trên xương máu nhân dân, đồng thời đả kích các ngôi sao đang dẫn dắt lớp trẻ vào ảnh hưởng văn hóa phương Tây.

Lời lẽ không khác thời thanh trừng mao-ít, nhưng điều quan trọng không chỉ ở nội dung, mà còn là quy mô phổ biến. Được truyền thông nhà nước đưa lại, bài viết này 15 ngày sau vẫn còn trên mạng. Đương nhiên kiểu đại tự báo kỹ thuật số này không thể lan truyền nếu không có lệnh của chính Tập Cận Bình.

Từ nhiều tháng qua, các tên tuổi hàng đầu của high-tech Trung Quốc bị chính quyền quy cho nhiều tội : chạy theo lợi nhuận quá đáng, làm hại đến an ninh quốc gia, lạm dụng vị trí độc quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ. Một số bị trừng phạt, những người sáng lập lui vào bóng tối, và lãnh vực này được yêu cầu tỏ ra hào hiệp trong việc làm từ thiện.

Tuy các mục tiêu có vẻ tương tự như Hoa Kỳ và châu Âu đối với GAFAM, nhưng không nên nhầm lẫn : Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát dữ liệu để bảo đảm sự thống trị của đảng cộng sản. Lâu nay là tủ kính bày hàng cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc, các tập đoàn internet giờ đây phải lùi lại phía sau. Song song đó là những lời kêu gọi đưa giới trẻ vào khuôn khổ. Mỗi tuần chỉ được chơi game không quá ba tiếng đồng hồ, và học sinh tiểu học được phát sách giáo khoa mới trong đó giải thích những gì « bác Tập » đang chờ đợi nơi các em.

Từ chủ trương đến thực tế

Khái niệm « thịnh vượng chung », nguyên văn trong tiếng Hoa là « cộng đồng phú dụ », được Mao đưa ra lần đầu vào năm 1953 khi gom đất đai của nông dân vào hợp tác xã. Làm giàu nhanh giờ đây bị nghi ngờ, đầu cơ địa ốc bị giám sát, thị trường dạy thêm béo bở được lệnh phải chuyển sang phi lợi nhuận.

Nhưng đó là ý định, còn thực hiện thì phức tạp hơn. Chẳng hạn việc hạn chế chơi game gợi nhớ vụ cấm chơi mạt chược thời Cách mạng Văn hóa, chỉ có tác động hạn chế. Chuyên gia François Godement của Viện Montaigne nhấn mạnh, nhiều cải cách được loan báo trước đây vẫn chưa được áp dụng ở địa phương. Theo ông, Tập Cận Bình « gần với Stalin hay Lưu Thiếu Kỳ hơn là Mao », ông ta « ghét sự hỗn loạn và các kiểu kiểm soát liên quan đến thời Cách mạng Văn hóa ».

Chận trước những tiếng nói phản biện

Nếu hồi năm 1957, chiến dịch « Trăm hoa đua nở » nhằm thúc đẩy người khác lên tiếng để rồi đàn áp, thì đương kim chủ tịch Trung Quốc lại muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thế nên Mã Vân (Jack Ma), người sáng lập Alibaba đã bị khóa miệng ngay sau khi dám chỉ trích hệ thống ngân hàng cho vay kiểu tiệm cầm đồ, không đợi đến lúc các tập đoàn high-tech khác có những đề nghị để cải thiện hoạt động.

Về mặt chính trị, trước đại hội đảng 2022, Tập Cận Bình vạch ra những lằn ranh không được phép vượt qua, đồng thời bảo đảm được sự ủng hộ của đa số dân chúng chống lại tầng lớp thượng lưu và siêu giàu. Về kinh tế, ông ta chuẩn bị tinh thần cho tình trạng tăng trưởng chậm lại. Những phấn khởi hậu Covid đang lắng xuống.

Alain Wang, giảng viên CentraleSupélec giải thích : « Đại dịch đã làm trầm trọng thêm những bất cập và cho thấy một số mục tiêu vẫn chưa đạt được ». Đầu tư công không đủ, bất bình đẳng trong y tế, giáo dục, nhà ở là khủng khiếp. Trung Quốc cũng không thúc đẩy được tiêu dùng nội địa để bù đắp lại xuất khẩu giảm, vì người dân không có khả năng.

Không chắc chính quyền giải được phương trình kinh tế nhờ chủ trương mới. Ngược lại, có một điều chắc chắn là Tập Cận Bình tự trang bị cho mình phương tiện để dự báo trước những chống đối trong trường hợp thất bại. Về điểm này, việc siết lại internet rõ ràng là một bước dấn lên theo hướng một sự giám sát đại trà. Nếu việc quay lại với Cách mạng Văn hóa vẫn chưa rõ ràng, thì bước tiến về « độc tài kỹ thuật số » chưa bao giờ hiện thực như thế.

Bắc Hàn kết án tử hình người dân vì xem Squid Game của Hàn Quốc.

Lmdc Viet Nam

*** Nếu người dân VN mất tự do khi phải sống trong chế độ độc tài Đảng trị, thì người dân Bắc Hàn còn phải thống khổ hơn nữa kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2021.

* Bắc Hàn kết án tử hình người dân vì xem Squid Game của Hàn Quốc.

Chính quyền Bắc Hàn vừa kết án tử hình một người đàn ông vì đã mang lậu và bán các bản copy show truyền hình Squid Game nổi tiếng của Hàn Quốc sau khi giới chức nước này bắt quả tang bảy sinh viên đang xem show truyền hình này. Các nguồn tin cho RFA biết.

Người đàn ông được nói đã mang một bản copy show truyền hình Squid Game vào Bắc Hàn từ ngả Trung Quốc và bán các ổ nhớ (USB flash drive) chứa show truyền hành này. Các nguồn tin cho RFA biết bản án tử hình sẽ được thi hành bằng xử bắn.

Theo các nguồn tin, một sinh viên được nói đã mua ổ nhớ show truyền hình bị kết án tù chung thân, trong khi sáu sinh viên khác xem show này bị kết án năm năm lao động khổ sai. Các giáo viên và nhân viên quản lý của trường học bị đuổi việc và đối mặt với việc bị đầy đi đến làm việc ở các mỏ ở vùng xa.

Theo thông tin mà RFA đã đưa từ tuần trước, show Squid Game đã vào được Bắc Hàn bất chấp những nỗ lực của giới chức Bắc Hàn nhằm che giấu thông tin với truyền thông nước ngoài. Các bản copy của show này được đưa đến người dân bằng các ổ nhớ và thẻ nhớ.

Các nguồn tin cho biết, show truyền hình nổi tiếng với câu chuyện về những người phải cạnh tranh với nhau trong các trò chơi trẻ em để có được các khoản tiền thưởng lớn trong khi người thua cuộc phải chết rất giống với những gì mà người dân Bắc Hàn phải chịu trong các công việc nguy hiểm và các vị trí không chắc chắn.

Hồi tháng 8/2019, Washington Post cho biết vì sao truyền thông Nam Hàn bị coi là nguy hiểm đối với giới chức Bắc Hàn vì bị cho là khuyến khích người dân chạy trốn. K-pop và nhạc pop của Mỹ có vai vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu sự tuyên truyền của Bắc Hàn.

Washington Post cũng trích một điều tra 200 người Bắc Hàn chạy trốn và đang sống ở Nam Hàn, 90% nới họ đã xem truyền thông nước ngoài khi còn ở miền Bắc, 75% nói họ biết ai đó bị trừng phạt vì làm điều này.

Hơn 70% số người được hỏi nói họ tin rằng việc tiếp cận với truyền thông nước ngoài đã trở nên nguy hiểm hơn kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2021, theo điều tra của Uniffication Media Group của Nam Hàn.

Squid Game hiện là show có nhiều người xem nhất trên Netflix, đứng hạng đầu trong số 94 quốc gia và đã có 142 gia đình trên toàn thế giới xem show này chỉ sau một tháng ra mắt, theo báo cáo quý ba của công ty.

TL RFA.

Hình : Một cảnh trong show Squid Game

Có những hệ lụy gì khi Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ?

VOA Tiếng Việt 

Mỹ không mời Việt Nam tham gia hội nghị thượng định về dân chủ sắp diễn ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi công bố danh sách các nước được mời hôm 23/11.

Sẽ có 110 nước tham gia sự kiện được tiến hành qua mạng vào hai ngày 9 và 10/12, có mục tiêu ngăn chặn tình trạng dân chủ bị thụt lùi và các quyền tự do bị suy yếu trên toàn thế giới.

Một chuyên gia về quan hệ quốc tế nhận định với VOA rằng động thái của Mỹ có ‘ảnh hưởng hạn chế’ đến Việt Nam, trong khi một chuyên gia pháp lý cho rằng nó làm cho Việt Nam bị ‘bẽ bàng’ và có những tác động sâu xa, thậm chí ở tầm chiến lược.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp ở Singapore; và ông Trịnh Hữu Long, hiện làm việc ở Đài Loan và quản lý hai tổ chức liên quan đến pháp lý, nói trong các cuộc phỏng vấn riêng rẽ với VOA rằng việc Mỹ không mời Việt Nam tham gia Thượng đỉnh Dân chủ do Mỹ chủ trì là điều được tiên liệu từ trước.

Hai ông Hiệp và Long chỉ ra lý do là hồ sơ về dân chủ, tự do của Việt Nam còn có quá nhiều mảng tối hơn là những mảng sáng, lâu nay vẫn bị các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế và Mỹ chỉ trích.

“Việt Nam không được coi là dân chủ, tự do theo định nghĩa của phương Tây”, tiến sĩ Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS – Yusof Ishak, nói.

Về phần mình, ông Trịnh Hữu Long, người lâu nay hoạt động tích cực để cổ súy cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cho rằng Mỹ chưa thấy đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo ở Việt Nam có những động thái đủ để minh chứng rằng đất nước chuyển hướng trở thành nền dân chủ trong tương lai gần.

Củng cố cho lập luận của mình, ông Long, lưu ý rằng cả Việt Nam và Congo đều được tổ chức Freedom House đánh giá là “không tự do” trong bản báo cáo “Tự do trên thế giới 2021”, với số điểm lần lượt là 19 và 20/100, nhưng Congo được Mỹ mời tham gia Thượng đỉnh Nhân quyền vì Washington nhận thấy Congo đang cải cách chính trị và có cơ hội trở thành nền dân chủ.

–Ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh Việt Nam–

Ông Long, hiện giữ chức vụ Đồng Giám đốc tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam và cũng là Tổng Biên tập Luật khoa Tạp chí, nói thêm với VOA từ Đài Loan:

“Ít nhiều nó cũng làm Việt Nam hơi bẽ bàng. Việc không nằm trong hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về dân chủ là một chỉ dấu rõ ràng cho thế giới thấy rằng Việt Nam không nằm trong câu lạc bộ của các quốc gia dân chủ này. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của Việt Nam trên thế giới. Điều này khẳng định một lần nữa rằng Việt Nam không những là một nước độc tài mà còn chưa thể hiện rõ quyết tâm hay chỉ dấu gì trong việc cải cách chính trị để trở thành nước dân chủ cả”.

Đây là lần đầu tiên có một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về dân chủ như thế này và đó sẽ là phép thử về lời quả quyết mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong bài phát biểu đầu tiên của ông về chính sách đối ngoại hồi tháng 2.

Khi đó, ông Biden nhấn mạnh rằng sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí lãnh đạo toàn cầu để mặt đối mặt với các thế lực chuyên quyền do Trung Quốc và Nga cầm đầu. Trong danh sách khách mời của Bộ Ngoại giao Mỹ, không có tên Trung Quốc và Nga.

Theo ông Trịnh Hữu Long, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Biden muốn dùng dân chủ, nhân quyền như một trong những công cụ chiến lược để xây dựng các liên minh quan trọng trên thế giới. Do đó, ông Long cho rằng việc Việt Nam không được mời vào Thượng đỉnh Dân chủ cũng đồng nghĩa là một mất mát cho đất nước này:

“Việc Việt Nam bỏ lỡ cơ hội này lại cho thấy Việt Nam, ít nhất cho đến thời điểm này, không được cân nhắc đến trong những lợi ích chiến lược mà Mỹ muốn dùng công cụ dân chủ, nhân quyền để khai thác. Với động thái này, Việt Nam còn xa mới có thể trở thành một nước có quan hệ chiến lược với Mỹ khi mà rõ ràng Việt Nam không chia sẻ các giá trị chung với Mỹ như vậy”.

–Quan hệ Việt-Mỹ nhấn mạnh hơn vào thực chất–

Khác với góc nhìn của ông Long, chuyên gia về pháp lý và là người cổ súy cho dân chủ, nhân quyền; tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế, đưa ra đánh giá với VOA rằng việc Mỹ không mời Việt Nam là điều đáng tiếc, song gây ra ảnh hưởng không đáng kể. Ông Hiệp nói thêm:

“Việc Việt Nam vắng mặt ở hội nghị dân chủ một lần nữa cho thấy sự khác biệt giữa hai nước về hệ thống chính trị. Liệu nó có ảnh hưởng đến hình ảnh, vị thế của Việt Nam hay không, tôi nghĩ là có nhưng sẽ rất hạn chế vì bản thân vấn đề này không mới. Việt Nam không phải là nước dân chủ, tự do, vẫn có có một số hạn chế về nhân quyền thì điều đấy ai cũng biết rồi, nó không hoàn toàn mới”.

Tiến sĩ Hiệp, hiện công tác tại Viện ISEAS – Yusof Ishak đặt tại Singapore, nêu ra thực tế rằng trong những năm trước, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump hầu như không chỉ trích Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, và chính quyền của Tổng thống Biden kể từ khi nắm quyền đến nay cũng không có những tuyên bố nặng lời vấn đề đó của Việt Nam.

Theo ông Hiệp, đó là vì Mỹ nhận thức được đúng mức về tầm quan trọng của Việt Nam trong những lĩnh vực chiến lược khác, cả trong quan hệ song phương lẫn ở trên bình diện khu vực. Nhà nghiên cứu này nói:

“Quan hệ Việt-Mỹ có những khía cạnh, chiều kích khác nhau, không phụ thuộc vào vấn đề giá trị, hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển trong các lĩnh vực chủ chốt như kinh tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng”.

Về chỗ đứng của Việt Nam ở cấp độ khu vực, tiến sĩ Hiệp dẫn lại những phát biểu của ông Kurt Campbell, điều phối viên về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính quyền của ông Biden, nhìn nhận Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có thể định hình tương lai của khu vực cũng như định hình chính sách của Mỹ đối với khu vực trong tương lai. Từ đó, ông Hiệp nhận định:

“Đó là một trong những bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam cũng như vị thế, vai trò của Việt Nam trong chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực, đặc biệt là trong cuộc cạnh tranh của họ với Trung Quốc. Vì vậy, bất chấp việc Hoa Kỳ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ, quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới”.

–Hà Nội chưa phản ứng–

VOA cố gắng liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu về phản ứng của Hà Nội đối với quyết định không mời của Washington. Tuy nhiên, cho đến thời điểm bài báo này được đăng, VOA chưa nhận được hồi đáp từ phía bộ.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dự báo rằng Việt Nam sẽ làm ngơ, không phản ứng gì, không coi đây là trở ngại trong quan hệ song phương, vốn chú trọng vào các vấn đề thực chất. Ông cho rằng cả hai bên đều có sự ngầm hiểu với nhau rằng hội nghị thượng đỉnh về dân chủ là sự kiện chỉ mang tính biểu tượng, đặc biệt là về cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga.

Ông Trịnh Hữu Long, chuyên gia pháp lý và cũng là nhà hoạt động cổ súy cho dân chủ, nhân quyền, có nhận định tương tự:

“Có lẽ Việt Nam sẽ chọn phương án an toàn, không nói gì, không tỏ ra giận dỗi hay phản đối gì, bởi vì cũng chẳng có gì để phản đối [cười], vì thế, tôi nghĩ họ sẽ chọn cách nói hoặc là né tránh, hoặc là an toàn”.

–Đài Loan – ‘tấm gương’ về dân chủ hóa, thoát Trung–

Trong khi Việt Nam không được mời, chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden lại mời Đài Loan tham gia Thượng đỉnh Dân chủ. Động thái này khiến Trung Quốc nổi giận. Chính quyền Bắc Kinh lâu nay vẫn coi đảo Đài Loan theo thể chế dân chủ là lãnh thổ của Trung Quốc.

Ông Trịnh Hữu Long, sống và làm việc ở Đài Loan trong 5 năm qua, cho VOA biết từ người dân cho tới các quan chức và cả báo giới Đài Loan đều đón nhận và bày tỏ phản ứng tích cực, hân hoan về việc đảo quốc này được Mỹ mời.

Đối với họ, đó cũng là một sự công nhận về mặt quốc tế dành cho họ trong bối cảnh lâu nay Trung Quốc liên tục gây sức ép để các nước không công nhận Đài Loan và cũng thường xuyên đe dọa dùng vũ lực đánh chiếm hòn đảo, ông Long đưa ra quan sát.

Với những tìm hiểu và trải nghiệm của mình, chuyên gia pháp lý Trịnh Hữu Long chỉ ra rằng sau 35 năm dân chủ hóa, Đài Loan gắn kết với phương Tây không chỉ về các lợi ích chiến lược như kinh tế, địa-chính trị mà cả về các giá trị, vì vậy sự gắn kết này rất sâu sắc.

“Đây là chiến lược đối ngoại khôn ngoan và thực dụng, đồng thời cũng xây dựng lên căn tính của Đài Loan, đó là không chỉ có sự thịnh vượng mà còn có cả dân chủ và bảo vệ phẩm giá của con người”, ông Long nói.

Với căn tính này, Đài Loan có sự tự tin và tinh thần độc lập, đồng thời ngày càng tách khỏi Trung Quốc, không có điểm chung với Trung Quốc, nước lâu nay vẫn chịu nhiều lời lên án về vi phạm nhân quyền, vẫn theo ông Long.

Ông đưa ra quan sát rằng ở châu Á, Đài Loan là hình mẫu dân chủ hóa thành công nhất và đáng chú ý nhất để Việt Nam tham khảo, với thực tế là các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đảng phái, tự do chính trị, tự do kinh tế trên hòn đảo được quốc tế đánh giá cao. Ông Long nói thêm:

“Nó cho chúng ta bài học vô cùng quý giá: Một quốc gia châu Á, một quốc gia Khổng giáo, một quốc gia nhỏ, một quốc gia sống cạnh Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành một nền dân chủ, vừa thịnh vượng vừa có thể bảo tồn các giá trị truyền thống của Á Đông. Đài Loan là hình mẫu để chúng ta bác bỏ các luận điệu cho rằng các giá trị của Á Đông không phù hợp với các giá trị dân chủ của phương Tây. Đài Loan là minh chứng rằng Việt Nam hoàn toàn cũng có thể trở thành như vậy”.

Chuyên gia pháp lý và nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền Trịnh Hữu Long nhấn mạnh rằng từ Đài Loan có thể rút ra bài học lớn nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam là nếu họ chủ động dân chủ hóa, họ sẽ vẫn nắm quyền lực và mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân.

Một nước Việt Nam dân chủ cũng sẽ thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc và gia nhập vào chuỗi giá trị về dân chủ, nhân quyền toàn cầu, vẫn theo quan điểm của ông Long. “Chúng ta sẽ có thêm bạn, đồng minh”, ông nói.

https://www.voatiengviet.com/…/co-nhung-he…/6331717.html

Pháp kêu gọi láng giềng hỗ trợ sau vụ 27 di dân thiệt mạng ở biển Manche

RFI Tiếng Việt 

Hôm qua 25/11/2021 Pháp thông báo huy động lực lượng cứu hộ dự bị nhằm ngăn chặn những thảm kịch khác ở biển Manche, nơi 27 người đã chết hôm 24/11/2021 khi tìm cách vượt biển từ Pháp sang Anh. Chính quyền Pháp cũng kêu gọi tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, bắt đầu từ Vương quốc Anh, trong cuộc chiến chống lại nhập cư bất hợp pháp.

Canada: Chuyện về viên cảnh sát thiện lương và những người dân khiêm nhường.

Làm người bảo vệ thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng là vung dùi cui, còng số 8 để trấn áp tội phạm, tình người còn có sức mạnh nhiều hơn thế!

 Canada: Chuyện về viên cảnh sát thiện lương và những người dân khiêm nhường.

 07/09/2021 410 lượt xem

Ảnh minh hoạ: VTC news.

Một viên cảnh sát Canada, trong ca trực của mình, anh bắt được một cậu bé 17 tuổi con nhà nghèo khi cậu đang định lấy trộm một bộ đồ để hôm sau sẽ mặc đi phỏng vấn xin việc, nhằm giúp đỡ cho gia đình đang đói khổ của mình…!

Viên cảnh sát đã bỏ tiền túi ra trả cho cửa hàng và thả cậu bé ra. Ngày hôm sau cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp và cậu bé đã có việc làm.

Làm người bảo vệ thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng là vung dùi cui, còng số 8 để trấn áp tội phạm, tình người còn có sức mạnh nhiều hơn thế!

Lại nói về con người Canada. Họ có lẽ là những người lịch thiệp và tử tế nhất thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ mà người Canada dùng thường xuyên nhất, đó là ‘sorry’. Họ xin lỗi vì bất cứ lý do gì, có lẽ vì họ không muốn làm tổn thương người khác.

Một nhà báo người Canada có tên là Michael Valpy đã từng thừa nhận “Tôi xin lỗi cái cây mà tôi đâm vào,” ông cũng nói rằng những người hàng xóm của ông cũng xin lỗi vì điều tương tự như vậy.

Khi tham gia giao thông trên các đường phố ở Toronto và Montreal, có những lúc cũng xảy ra tình trạng rất tệ nhưng “hầu như bạn sẽ không bao giờ nghe một tiếng còi xe thậm chí trong những tình huống bị kẹt xe mệt mỏi nhất”, ông Jeffrey Dvorkin, một giáo sư dạy báo chí Canada tại Đại học Toronto cho biết. Hành vi bấm còi xe ở Canada được xem là hung hăng một cách không cần thiết.

Ngoài ra, trên các phương tiện truyền thông của Canada cũng thường xuyên đăng những câu chuyện thể hiện sự tốt bụng của người dân với nhau. Ví dụ như tờ báo National Post đã đăng bài về một sinh viên luật ở Edmonton có tên là Derek Murray đã bật đèn pha xe hơi suốt ngày. Khi Derek trở lại, anh nhận một lời nhắn để lại trên kính chắn gió: “Tôi thấy anh để đèn xe suốt ngày. Có lẽ xe không đủ pin để  máy chạy . Tôi để lại ở đây một cái sạc pin bên trong hộp cạc tông bên cạnh hàng rào.”

Hay như ở Ontario, một tên trộm đã gửi trả lại món đồ với một bức thư kèm theo 50 đô la: “Tôi không thể nói thành lời tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã gây hại cho quý vị.”

Trần Phong.

From: TU-PHUNG

Thomas Edison (1847-1931) được biết đến là một nhà khoa học vĩ đại

Trần Bang

Hình dưới đây là mộ của Edison công dân Mỹ ân nhân của nhân loại, người đã phát minh ra đèn điện thắp sáng cho toàn thế giới và hơn 1000 phát minh khác đã định hình nên cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Những ai muốn xây lăng mộ to lớn có thấy xấu hổ không ?

Thomas Edison (1847-1931) được biết đến là một nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã lãnh tổng cộng 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Bên cạnh những phát minh của mình, Thomas Edison còn được biết đến là một người khá ‘hài hước’ khi cầu hôn theo kiểu chẳng giống ai!

Theo đó vào năm 24 tuổi, Thomas Edison là chủ của một xí nghiệp khá nổi danh. Một ngày, ông đã đến trước mặt nàng thư ký Mary dịu dàng, thanh tú và nói: “Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?”. Hoàn toàn sửng sốt và bất ngờ, cô gái không tin vào tai mình. “Ý cô thế nào, cô nhận lời tôi chứ. Tôi xin cô suy nghĩ trong vòng năm phút”, Edison nhắc lại lời cầu hôn “cấp tốc” của mình bằng vẻ mặt rất nghiêm chỉnh.

“Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng, em nhận lời”. Mary lí nhí, đỏ mặt đáp.

Ngay sau đó, một đám cưới chóng vánh đã được diễn ra trong sự chúc phúc của bạn bè của đồng nghiệp. Tuy nhiên, điều không may là sau khi hạ sinh cho Edison cho 3 người con, Marry đã qua đời vào năm 1884. Sau sự ra đi mãi mãi của người vợ hết mực yêu thương, Edison thường xuyên tới Boston và ở lại nhà một người bạn có tên là Gilliard. Hai vợ chồng Gilliard hết lời an ủi Edison và nói rằng rồi thế nào cũng sẽ có một cô gái trẻ nào đó thích hợp đến với ông.

Một ngày đẹp trời, Mina Miller, một cô gái 18 tuổi được mời tới nhà của Gilliard với tư cách là nghệ sĩ piano và là ca sĩ cho buổi tiệc do chính gia đình Gilliard tổ chức. Ngay lập tức, cô gái trẻ đầy tài năng và quyến rũ này đã thực sự “hớp hồn” Edison.

Vào thời điểm bấy giờ, Mina được mọi người miêu tả với một vẻ đẹp đầy gợi cảm, với mái tóc đen và đôi mắt sáng lấp lánh. Chính vì vậy, trong suốt buổi biểu diễn, Edison đã không ngừng “dán mắt” vào Mina.

Sau lần gặp đầu tiên định mệnh ấy, hình ảnh Mina luôn xuất hiện trong tâm trí của Edison. Trong một chuyến đi khám phá tới bờ biển Fort Myers – Florida, ông đã nhận thấy nơi đây chính là thiên đường của mình.

Bất giác, Edison bừng lên những suy nghĩ: Phải xây một căn nhà trú đông ở đây và phải cưới Mina…

Theo đó, sau khi trở lại New York để làm việc, Edison đã không thể ngừng nghĩ về Mina – tình yêu mới của đời mình. Để thỏa nỗi nhớ, Edison đã dạy Mina cách sử dụng mã Morse để họ có thể trao đổi một cách bí mật và gõ nhịp vào tay nhau theo cách này để trò chuyện khi có người xung quanh. Rồi một hôm, Edison bất ngờ chuyển tới Mina một đoạn mã như sau .– — ..- .-.. -.. -.– — ..- — .- .-. .-. -.– — .

Mina cũng không ngần ngại trả lời với -.– . …

Họ đã trao đổi với nhau những gì vậy?

Đó chính là lời cầu hôn của Edison cho Mina. Chẳng giống ai nhưng cũng thật ngọt ngào phải không? Hôn lễ sau đó được tổ chức vào ngày 24/2/1886 với sự tham dự của rất nhiều những người nổi tiếng.

Mina, một cô gái tài sắc vẹn toàn, luôn luôn là chỗ dựa cho thành công trong tương lai của người chồng. Còn Edison, một bộ não vĩ đại và cũng là một người chồng, người cha rất đỗi tuyệt vời. Số phận đã đưa 2 con người này đến với nhau theo những cách rất riêng nhưng, rất đặc biệt.

Thomas Edison sau đó đã mất ở New Jersey ở tuổi 84. Những từ cuối cùng của ông nói với vợ là: “Ở ngoài kia đẹp quá”.

Và cho đến ngày nay, Edison và Mina vẫn hạnh phúc yên nghỉ bên nhau ở khu vườn tưởng niệm đằng sau ngôi nhà của họ. Có hàng ngàn du khách mỗi năm đến thăm nhà lưu niệm, những công trình nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm… nơi ông đã sáng chế ra những phát minh như máy quay đĩa ghi âm (dĩa hát), bóng đèn điện, máy chiếu phim, công tơ điện, ô tô điện… những công trình này sẽ luôn mang một ý nghĩa đặc biệt đối với hậu thế sau này.

Ngày ông mất, nước Mỹ đã tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ trong một phút, để tưởng nhớ “người bạn của nhân loại” đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá như một “mặt trời thứ hai”.

ảnh: hai ngôi mộ của vợ chồng Edison và Mina ở vườn sau nhà.

ST

May be an image of nature and tree
Hình dưới đây là mộ của Edison, là công dân Mỹ ân nhân của nhân loại, người đã phát minh ra điện thắp sáng cho toàn thế giới và hơn 1000 phát minh khác đã định …
See more