Số người chết tăng trong trận động đất ở Trung Quốc

Số người chết tăng trong trận động đất ở Trung Quốc

Nhà cửa đổ nát sau trận động đất trong tỉnh Cam Túc, 22/7/13

Nhà cửa đổ nát sau trận động đất trong tỉnh Cam Túc, 22/7/13

22.07.2013

Báo chí Trung Quốc đưa tin, công tác cứu hộ trong trận động đất mạnh ở Cam Túc gặp khó khăn vì đất sạt lở, và số người chết bây giờ ít nhất là 89.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho hay trận động đất thứ nhất đo được 5,9 trên địa chấn kế, xảy ra vào sáng thứ Hai, gần thành phố Định Tây thuộc tỉnh Cam Túc. Trận thứ nhì mạnh 5,6 độ xảy ra 90 phút sau đó, và tiếp theo là hàng trăm cơn hậu chấn.

Nhà chức trách nói rằng đất sạt lở làm cho xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe quân sự khó tiến vào miền sâu, nơi có hàng ngàn căn nhà thô sơ bị hư hại hoặc phá hủy.

Các nhà dự báo nói rằng thời tiết trong những ngày tới tiếp tục mưa, tạo thêm nhiều vụ đất sạt lở và gây phức tạp cho công tác tiếp cứu.

Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh cho nhân viên cứu hộ phải làm mọi cách để cứu sinh mạng.

Tại các khu vực thị tứ không gặp thiệt hại quan trọng vì nhà cửa được xây chắc chắn.

Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc đã gửi hàng tiếp tế như áo khoác và lều bạt đến vùng gặp nạn.

Mỹ: Texas thêm luật hạn chế phá thai

Mỹ: Texas thêm luật hạn chế phá thai

Thống đốc tiểu bang Texas Rick Perry

Thống đốc tiểu bang Texas Rick Perry

18.07.2013

Thống đốc tiểu bang Texas, ông Rick Perry đã ký một luật có những giới hạn mới về phá thai, có thể đóng cửa nhiều trạm y tế ở tiểu bang này.

Luật mới cấm phá thai sau khi đã mang thai sang tháng thứ năm và quy định khi nào thì thuốc giúp phá thai có thể sử dụng.

Nhưng luật cũng đòi hỏi các bác sĩ bệnh viện phá thai phải có ưu tiên vào bệnh viện và chỉ có các trung tâm phẫu thuật mới được phá thai. Chỉ có năm trong số 42 trạm phá thai của Texas đáp ứng những đòi hỏi mới.

Luật này bắt đầu có hiệu lực vào tháng 10, và các bệnh viện sẽ có một năm để nâng cấp cơ sở.

Khi ký ban hành luật này hôm thứ Năm, Thống đốc Perry nói, luật này sẽ cải tiến phẩm chất chăm sóc cho phụ nữ, bảo đảm các thủ tục được tiến hành trong điều kiện sạch sẽ, vệ sinh, và an toàn, bởi những người có khả năng. Ông nói rằng đạo luật này “được xây dựng trên cam kết của chúng ta là bảo vệ cuộc sống.”

Những người chỉ trích coi luật này là quá nhiều quy luật, có ý định làm cho các vụ phá thai khó thực hiện.

Các thẩm phán liên bang đã ngăn chặn các luật tương tự tại các tiểu bang khác, dựa trên tính cách hợp hiến của đạo luật này.

Những người chống đối sẽ nộp đơn kiện tại Texas.

Tòa án LHQ bắt đầu xử vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông

Tòa án LHQ bắt đầu xử vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông

Người biểu tình Philippines bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính của thành phố Makati, phía đông Manila. Philippines tố cáo đòi hỏi của Trung Quốc giành chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982

Người biểu tình Philippines bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính của thành phố Makati, phía đông Manila. Philippines tố cáo đòi hỏi của Trung Quốc giành chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982

17.07.2013

Phiên tòa Liên hiệp quốc xét xử vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông chính thức khai diễn.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 16/7 cho hay buổi họp đầu tiên diễn ra hôm 11/7 tại Hà Lan.

Tòa đã thông qua bản thảo các quy định về trình tự xét xử và yêu cầu Manila lẫn Bắc Kinh phản hồi ý kiến về bộ quy định này trước ngày 5/8.

Philippines nói dù Trung Quốc có phản hồi hay không, tiến trình vụ xử sẽ vẫn diễn ra.

Trong đơn kiện, Philippines tố cáo đòi hỏi của Trung Quốc giành chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 và đề nghị tòa trọng tài quốc tế xác định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là vô hiệu lực.

Vụ việc sẽ được xúc tiến một khi tòa quyết định rằng đơn kiện của Philippines có cơ sở pháp lý và thuộc quyền hạn xét xử của tòa.

Trung Quốc trước nay phản đối các nỗ lực đưa các bên thứ ba hay các cơ quan của quốc tế can dự vào tranh chấp Biển Đông và nhất mực đòi giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc thương lượng tay đôi với từng nước có liên quan.

Ngày 15/7 Trung Quốc phản pháo những lời lên án của Philippines và một lần nữa phản đối sự can thiệp của tòa án Liên hiệp quốc.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh lấy làm tiếc khi Philippines tuyên bố rằng không thể tiếp tục thảo luận song phương với Bắc Kinh nên phải đưa vấn đề ra trước tòa án trọng tài quốc tế.

Vẫn theo lời bà Hoa, Trung Quốc thất vọng trước việc Philippines từ chối thương lượng ngoại giao và khép lại cánh cửa đối thoại với Bắc Kinh.

Bắc Kinh còn tố cáo Manila thay đổi thái độ, quay lưng lại với các đồng thuận giữa đôi bên và phá vỡ cam kết về Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong thánh

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong thánh

image

Click xem Video==>https://www.youtube.com/watch?v=alYrnvPVNeg

Thánh bộ Phong thánh vừa chính thức công nhận phép lạ thứ hai của Đức Gioan-Phaolô II, qua đời tháng tư 2005. Đây là thủ tục cần thiết để được phong thánh.

image

Hãng thông tấn Ansa cho biết đại lễ phong thánh sẽ được cử hành vào tháng 12 sắp tới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chính thức công nhận phép lạ thứ hai. Thánh bộ Phong thánh gồm nhiều vị Hồng Y và giám mục nhận định rằng nhờ sự cầu bầu của Đức Gioan-Phaolô II, một phụ nữ Costa Rica (Châu Mỹ La tinh) mắc bệnh nan y đã được bình phục ngày 01/05/2011, đúng 5 năm 7 tháng sau ngày Đức Gioan-Phaolô II từ trần.

image

Phép lạ thứ nhất nhờ Đức Gioan-Phaolô II là việc nữ tu Marie Simon-Pierre Normand (người Pháp) được khỏi bệnh Parkinson. Sau khi Đức Gioan-Phaolô lâm chung, cả dòng làm tuần cửu nhật cầu xin ngài chữa lành bệnh cho vị nữ tu. Vào tháng 6/2005, sœur Normand không còn cần đôi nạng gỗ để dự kinh sáng nữa.

image

Giáo Hội chỉ phong thánh nếu vị thánh tân phong làm ít nhất hai phép lạ. Tiến trình phong thánh tiến hành năm năm sau ngày vị thánh mới từ trần. Tuy nhiên, Đức Bênêdictô XVI đã sửa đổi thủ tục này để đẩy mạnh tiến trình phong thánh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tín hữu mong mỏi ngài được phong thánh ngay (Santo subito).

image

Sr. Marie Simon-Pierre Normand

Vào tháng tư 2013, ủy ban gồm 7 vị bác sĩ trực thuộc Thánh bộ Phong thánh đã công nhận phép lạ thứ hai. Qua tháng sáu, đến lượt ủy ban các nhà thần học chính thức công nhận phép lạ này. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ ký sắc lệnh phong thánh cho Đức Karol Wojtyła. Sau đó, Ngài sẽ triệu tập hội nghị Hồng Y để chính thức công bố ngày phong thánh.

image

Nhật báo La Stampa tiết lộ Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh một lượt với Đức Gioan-Phaolô II. Trong thời gian làm sứ thần tại Pháp, vào đầu thập niên 50, Đức Roncalli (sau này là Gioan XXIII) đã cử hành Thánh lễ tại Giáo xứ ViệtNam tại Paris.

image

Việc Đức Gioan XXIII và Đức Gioan-Phaolô II được phong thánh trước cuối năm nay, năm Đức Tin kỷ niệm 25 năm phong 117 thánh tử đạo, là một sự kiện đầy ý nghĩa đối với Giáo Hội Việt Nam :

image

– Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ký tông hiến Venerabilium Nostrum thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

image

Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc

Tòa án Luật Biển đã họp bàn về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc

VOA

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez (Reuters)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez (Reuters)

Trọng Nghĩa

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez vào hôm qua 16/07/2013 đã xác nhận rằng Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền quá đáng tại Biển Đông đã họp lại vào tuần trước ở Hà Lan.

Tòa án được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã thông qua một loạt quy tắc nhằm đơn kiện của Philippines đưa ra hồi tháng Giêng trước Liên Hiệp Quốc để chống lại Bắc Kinh.

Trong một cuộc họp báo tại Manila, ông Raul Hernandez cho biết là trong phiên họp đầu tiên ngày 11 tháng 07 vừa qua tại La Haye (The Hague), Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đã nhất trí chọn The Hague, Hà Lan làm nơi đặt trụ sở của tòa án xem xét vụ này, và Tòa án Trọng tài Thường trực làm cơ quan đăng ký các thủ tục tố tụng.

Về nội dung công việc trước mắt của tòa án này, Bộ Ngoại giao Philippines tiết lộ rằng năm thành viên trong Tòa án trọng tài phải xác định trước tiên là họ có thẩm quyền thụ lý đơn kiện của Philippines hay không. Vụ kiện sẽ chỉ được tiếp tục sau khí tòa án này quyết định rằng đơn khiếu nại của Manil có cơ sở pháp lý thực thụ và nằm trong thẩm quyền tài phán của Tòa án.

Xin nhắc lại trong đơn kiện Bắc Kinh của mình, Manila nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có việc chiếm giữ một số đảo nhỏ và rạn san hô, là hành vi bất hợp pháp và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển UNCLOS, vốn đặt ra những giới hạn lãnh thổ đối với các quốc gia ven biển.

Chính quyền Philippines lẽ dĩ nhiên đã hết sức hoan nghênh việc tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc bắt đầu làm việc. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines thì : « Chính phủ Philippines rất vui mừng khi Tòa án trọng tài đã được chính thức thành lập, và tiến trình trọng tài đã khởi sự ».

Thủ tướng Anh thúc giục lãnh đạo Miến Điện bảo vệ nhân quyền

Thủ tướng Anh thúc giục lãnh đạo Miến Điện bảo vệ nhân quyền

Thủ tướng Anh Cameron  cùng vị khách Miến Điện Thein Sein tại phủ thủ tướng ở Luân Đôn, ngày 15/07/2013

Thủ tướng Anh Cameron cùng vị khách Miến Điện Thein Sein tại phủ thủ tướng ở Luân Đôn, ngày 15/07/2013

Reuters

Thanh Phương

Thủ tướng David Cameron hôm nay 15/07/2013 đã thúc giục tổng thống Thein Sein bảo vệ nhân quyền, nhân dịp lãnh đạo Miến Điện lần đầu tiên viếng thăm chính thức Anh quốc.

Tiếp tổng thống Miến Điện một cách long trọng trong chuyến « viếng thăm lịch sử » tại phủ thủ tướng, lãnh đạo chính phủ Anh Cameron cho biết ông đặc biệt quan ngại về các vụ bạo động nhắm vào cộng đồng người thiểu số Hồi giáo Rohingya, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Tổng thống Thein Sein hiện đang viếng thăm Luân Đôn và Paris trong tuần này trong bối cảnh Miến Điện tiếp tục thoát khỏi tình trạng cô lập, trở lại sân khấu quốc tế, nhờ đã thực hiện một loạt cải tổ chính trị và kinh tế.

Tuy kêu gọi tổng thống Thein Sein tôn trọng nhân quyền, nhưng thủ tướng Anh Cameron theo đúng chủ trương của cộng đồng quốc tế, tức là nên giúp Miến Điện phát triển kinh tế để hỗ trợ tiến trình cải tổ ở nước này.

Ông Cameron tuyên bố : « Chúng tôi tin rằng có nhiều lĩnh vực mà Anh quốc và quý quốc có thể hợp tác với nhau, như ngoại giao, đầu tư và thương mại, viện trợ phát triển, cũng như trong lĩnh vực quân sự ». Tuy nhiên, thủ tướng Anh không nói rõ các mối quan hệ quân sự đó là gì.

Để đáp lại các nỗ lực cải tổ của Miến Điện, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đã bãi bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt nước này.

Cuộc sống trụy lạc của ông Gaddafi qua lời kể của cựu nô lệ tình dục

12/07/2013
(TNO) Tờ New York Post (Mỹ) vừa đăng tải hồi tưởng của một cựu nô lệ tình dục của Muammar Gaddafi kể lại chi tiết đời sống hoang dâm vô độ của cố lãnh đạo Libya này.
Vào một buổi sáng cuối tuần trong tháng 4.2004, một bé gái Libya 15 tuổi tên Soraya được trao một vinh dự cao quý trong cuộc đời mình – đó là cô được chọn để trao bó hoa cho Đại tá Muammar Gaddafi khi nhà lãnh đạo này đến thăm trường học của cô.

Cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi – Ảnh: Reuters

“Bạn không thể tưởng tượng được niềm sung sướng mà tôi cảm thấy đâu. Được gặp ông Gaddafi ngoài đời… Tôi đã biết gương mặt của ông ta từ hồi tôi mới sinh”, tờ New York Post (Mỹ) dẫn lời Soraya kể lại.
“Tim tôi đập với tốc độ hàng trăm km/phút”, Soraya hồi tưởng.
Soraya khi đó là một cô gái Hồi giáo ngoan ngoãn, chưa bao giờ nếm một giọt rượu, rít một hơi thuốc lá hay hôn một đứa con trai nào.
“Lần gặp mặt diễn ra rất nhanh. Tôi chìa bó hoa ra, rồi cầm tay ông ấy và hôn nó khi tôi quỳ xuống… Cảm giác giống như tôi đang ở trên mây vậy”, Soraya kể.
Sau đó, ông Gaddafi đã xoa đầu cô.
Trong giây phút ấy, cố lãnh đạo Libya thực sự đã coi Soraya là một cô gái đặc biệt, và rồi ngay sau đó cô đã phải thất vọng hoàn toàn.
Những gì diễn ra cho Soraya đã được Annick Cojean, một nữ nhà báo kỳ cựu của Pháp, miêu tả lại trong quyển sách mới gây chấn động mang tên “Hậu cung của Gaddafi: Câu chuyện của một cô gái trẻ và sự lạm dụng quyền lực tại Libya”.
Sau khi cuộc cách mạng tại Libya kết thúc hồi năm 2011 với đoạn kết là cái chết của ông Gaddafi, Soraya đã dành nhiều ngày thuật lại kỷ niệm cay đắng của cuộc đời mình cho Cojean.
Sau ngày mà Soraya tặng hoa cho Gaddafi, ba thành viên trong đội cận vệ toàn nữ của ông này đã đến nhà Soraya để canh chừng cô.
Cái xoa đầu hóa ra lại là chỉ đạo mật của Gaddafi ngầm cho biết: Ta chấm con bé này.
Được biết, cận vệ nữ của ông Gaddafi phát hiện ra Soraya tại tiệm làm đẹp của mẹ cô, vốn là một tiệm cao cấp mà nhiều tình nhân của ông Gaddafi thường lui tới.
Safia, vợ của nhà lãnh đạo quá cố, từng thuê mẹ của Soraya làm tóc và trang điểm ngay tại biệt thự của mình.
Cha của Soraya là một thành viên thuộc cơ quan tin tức quốc tế của Libya.
Vì thế, khi cận vệ của Gaddafi xuất hiện và nói rằng nhà lãnh đạo muốn gặp Soraya trong vòng một hoặc hai tiếng, mẹ cô đã chần chừ.

Gaddafi và đội cận vệ toàn nữ của mình – Ảnh: AFP

Nhưng thực tế là bà đâu có quyền từ chối. Soraya được áp giải vào một chiếc xe thể thao với hai chiếc xe khác hộ tống và được lái như bay đến một tiền đồn ở vùng xa xôi hẻo lánh.
Khi đến nơi, Soraya gặp một cô gái khác, vốn cũng là một bạn cùng lớp của cô, đang ở đó và trông rất lo lắng.
Soraya sau đó được bảo đi vào một căn lều lớn, nơi cô trông thấy Gaddafi đang ngồi xem tivi trên một cái ghế trường kỷ dài, tay liên tục bấm chuyển kênh.
Nhà lãnh đạo Libya không hỏi han, cũng không nhận ra Soraya; thay vào đó, ông ta ra lệnh cho cận vệ “sửa soạn cho con bé” rồi đi ra ngoài.
Soraya nhanh chóng được đo đạc quần áo, thử máu, tỉa tót và được cho mặc một bộ đồ lót đầy khêu gợi, những thứ hoàn toàn xa lại đối với cô.
Sau đó, các cận vệ bảo cô rằng sau khi cô “đón tiếp” lãnh đạo Gaddafi xong (họ gọi ông này là “Papa Muammar”) thì cô có thể về nhà.
Soraya được dẫn đến phòng của ông Gaddafi bởi một cận vệ nữ tên là Mabrouka, người sau đó đã bỏ Soraya lại trong phòng rồi nhanh chóng lui ra ngoài.
Và trên giường là Papa Muammar, hoàn toàn không mặc gì trên người.
“Tôi đã không hiểu gì hết. Tôi quá bối rối”, Soraya nhớ lại về lần đầu tiên cô bị ông Gaddafi hãm hiếp. Từ đó trở đi, cô trở thành nô lệ tình dục cho Đại tá Gaddafi, theo New York Post.
Đội cận vệ toàn nữ
Đối với nhiều người Libya sống dưới thời ông Gaddafi, nhà lãnh đạo này là một người bênh vực cho nữ quyền.
Đội quân cận vệ toàn nữ của ông Gaddafi cho thấy sự tôn trọng của ông này đối với phụ nữ, tin tưởng họ đến độ giao cho họ bảo vệ an ninh cho chính mình.
Không có bất kỳ lãnh tụ nào ở Trung Đông vào thời đó dám nghĩ đến điều như vậy.
Ông này còn là tác giả của quyển “Sách Xanh Lá”, trong đó ông tán thành quyền bình đẳng của phụ nữ.
Ông Gaddafi cũng đã nhận được nhiều lời khen khi tranh cãi với các nước phương Tây về sự thiếu sót của họ trong lĩnh vực này.
“Muammar Gaddafi là người đã mở ra cơ hội cho chúng tôi tiến lên”, một thành viên trong nhóm cận vệ nữ của ông này nói với AP vào năm 2011.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi bám víu lấy ông ấy, là lý do vì sao chúng tôi yêu mến ông ấy. Ông ấy cho phụ nữ chúng tôi quyền tự do gia nhập lực lượng cảnh sát, làm nghề kỹ sư, phi công, thẩm phán… bất cứ nghề gì”, cô này nói.
Tuy nhiên, sự thật là phần lớn các thành viên thuộc đội nữ vệ binh của ông Gaddafi cũng là nô lệ tình dục cho ông này.

Ba thành viên xinh đẹp thuộc đội cận vệ nữ của ông Gaddafi – Ảnh: www.libyaherald.com

Cố lãnh đạo Libya còn lùng tìm nô lệ tình dục mới tại các tiệc cưới, trường học và hội nghị.
Ông này có một căn hộ bí mật nằm trong khu ký túc xá của Đại học Tripoli (Libya), nơi ông bắt cóc và hãm hiếp sinh viên.
Ông thậm chí còn bị cho là đã liên tục dụ dỗ vợ và bạn gái của các quan chức nhà nước và các nhà ngoại giao.
Gaddafi thường xuyên dùng Viagra và có nhu cầu phải quan hệ ít nhất… bốn lần/ngày với bốn người khác nhau.
Ngoài ra, còn có những phụ nữ ngoại quốc không cưỡng lại được sự cám dỗ từ quyền lực và của cải của ông Gaddafi cũng tình nguyện hiến dâng cho ông này, theo New York Post.
“Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy những phụ nữ xa lạ vào phòng ông ta. Những cô này ăn mặc sang trọng với bóp hàng hiệu trên tay tiến vào phòng, rồi trở ra với son môi bị nhòe và tóc rối bù”, Soraya hồi tưởng.
Nghiện rượu và ma túy
Soraya cũng tiết lộ rằng ông Gaddafi thường ăn tỏi vào buổi sáng, tu rượu Johnnie Walker Black như uống nước lã và hút ma túy. Tín ngưỡng duy nhất của ông này là ma thuật.
“Ông ta không đeo bất cứ bùa chú gì, nhưng luôn thoa một loại thuốc mỡ lên người và mang một cái khăn nhỏ màu đỏ trên tay”, Soraya cho hay.
Gaddafi giam giữ Soraya cùng các cô gái khác trong một tầng hầm không cửa sổ, ẩm thấp và tối tăm.
Ông này còn buộc tất cả các cô gái phải coi phim đen để học cách thỏa mãn cho ông ta, theo Soraya.
Soraya cho biết cô mất hết khái niệm về thời gian và không biết gì về thế giới bên ngoài.
Vào ngày 23.8.2011, Tripoli thất thủ và gần hai tháng sau, ông Gaddafi bị một phiến quân bắn chết.

Hình ảnh được kênh Arabiya phát đi cho thấy cảnh ông Gaddafi trước khi chết – Ảnh: AFP

Trong cung điện của nhà lãnh đạo Libya, người ta tìm thấy rất nhiều phim sex, một sở thú nhỏ, hình bằng kích cỡ người thật của nam diễn viên nổi tiếng của Mỹ Jake Gyllenhaal, một bộ sưu tập ảnh đề tặng Condoleezza Rice, cựu Ngoại trưởng Mỹ với dòng chữ “Người phụ nữ châu Phi da màu đáng yêu của tôi” và một hệ thống đường hầm và boong ke, nơi Soraya và rất nhiều cô gái khác bị giam giữ.
Sau khi cuộc cách mạng tại Libya kết thúc, rất nhiều đàn ông và phụ nữ Libya cũng đã đồng ý kể lại cho nữ nhà báo Cojean khoảng thời gian họ bị bắt cóc, tra tấn và cưỡng hiếp.
Ngày nay, Soraya sống một mình và ẩn danh tại Tripoli.
Cô không có bạn và hút ba gói thuốc/ngày, thường ngồi nhìn ra cửa sổ và tự hỏi liệu thế giới có bao giờ biết được những gì đã xảy ra cho cô và những người khác.
“Tôi không hề tưởng tượng ra tất cả những chuyện này. Chị tin tôi mà, đúng không?”, cô nói với Cojean.
Hoàng Uy

Đức Gioan-Phaolô II Và Đức Gioan XXIII Sẽ Được Phong Thánh Vào Tháng 12/2013

Đức Gioan-Phaolô II Và Đức Gioan XXIII Sẽ Được Phong Thánh Vào Tháng 12/2013
Lê Đình Thông
7/3/2013                                vietcatholic.net

Thánh bộ Phong thánh vừa chính thức công nhận phép lạ thứ hai của Đức Gioan-Phaolô II, qua đời tháng tư 2005. Đây là thủ tục cần thiết để được phong thánh.

Hãng thông tấn Ansa cho biết đại lễ phong thánh sẽ được cử hành vào tháng 12 sắp tới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chính thức công nhận phép lạ thứ hai. Thánh bộ Phong thánh gồm nhiều vị Hồng Y và giám mục nhận định rằng nhờ sự cầu bầu của Đức Gioan-Phaolô II, một phụ nữ Costa Rica (Châu Mỹ La tinh) mắc bệnh nan y đã được bình phục ngày 01/05/2011, đúng 5 năm 7 thánh sau ngày Đức Gioan-Phaolô II từ trần.

Phép lạ thứ nhất nhờ Đức Gioan-Phaolô II là việc nữ tu Marie Simon-Pierre Normand (người Pháp) được khỏi bệnh Parkinson. Sau khi Đức Gioan-Phaolô lâm chung, cả dòng làm tuần cửu nhật cầu xin ngài chữa lành bệnh cho vị nữ tu. Vào tháng 6/2005, sœur Normand không còn cần đần nạng gỗ để dự kinh sáng nữa.

Giáo Hội chỉ phong thánh nếu vị thánh tân phong làm ít nhất hai phép lạ. Tiến trình phong thánh tiến hành năm năm sau ngày vị thánh mới từ trần. Tuy nhiên, Đức Bênêdictô XVI đã sửa đổi thủ tục này để đẩy mạnh tiến trình phong thánh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tín hữu mong mỏi ngài được phong thánh ngay (Santo subito).

Sr. Marie Simon-Pierre Normand

Vào tháng tư 2013, ủy ban gồm 7 vị bác sĩ trực thuộc Thánh bộ Phong thánh đã công nhận phép lạ thứ hai. Qua tháng sáu, đến lượt ủy ban các nhà thần học chính thức công nhận phép lạ này. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ ký sắc lệnh phong thánh cho Đức Karol Wojtyła. Sau đó, Ngài sẽ triệu tập hội nghị Hồng Y để chính thức công bố ngày phong thánh.

Nhật báo La Stampa tiết lộ Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh một lượt với Đức Gioan-Phaolô II. Trong thời gian làm sứ thần tại Pháp, vào đầu thập niên 50, Đức Roncalli (sau này là Gioan XXIII) đã cử hành Thánh lễ tại Giáo xứ Việt Nam tại Paris.

Việc Đức Gioan XXIII và Đức Gioan-Phaolô II được phong thánh trước cuối năm nay, năm Đức tin kỷ niệm 25 năm phong 117 thánh tử đạo, là một sự kiện đầy ý nghĩa đối với Giáo Hội Việt Nam :

– Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ký tông hiến Venerabilium Nostrum thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

– Ngày 19/06/1988, Đức Gioan-Phaolô II tuyên phong 117 vị thánh tử đạo Việt Nam.

Lê Đình Thông

Quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giữ tổng thống Morsi

Quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giữ tổng thống Morsi

Trong vòng bảo vệ của quân đội, ông Mohamed Morsi đi bỏ phiếu 23/5/2012 trong cuộc bầu cử sau đó đã đưa ông lên làm tổng thống Ai Cập . Một năm sau, ngày 03/7/2013, quân đội phế truất ông khỏi chức vụ lãnh đạo đất nước.

Trong vòng bảo vệ của quân đội, ông Mohamed Morsi đi bỏ phiếu 23/5/2012 trong cuộc bầu cử sau đó đã đưa ông lên làm tổng thống Ai Cập . Một năm sau, ngày 03/7/2013, quân đội phế truất ông khỏi chức vụ lãnh đạo đất nước.

EUTERS/Asmaa Waguih/Files

Thanh Hà

RFI

Tổng thống bị truất phế, Morsi, được đưa về bộ Quốc phòng sau khi bị quân đội tước quyền vào tối ngày 03/07/2013. Quân đội Ai Cập đình chỉ Hiến Pháp. Hàng triệu người xuống đường vui mừng chiến thắng và hoan nghênh vai trò của quân đội. Phe ủng hộ ông Morsi coi đây là một cuộc đảo chính. Chủ tịch Tòa Bảo Hiến tạm giữ quyền tổng thống. Quốc tế quan ngại về tình hình Ai Cập.

Quân đội Ai Cập đã ra tối hậu thư, đòi tổng thống Mohamed Morsi từ chức trước 14 giờ 30, giờ quốc tế ngày 03/07/2013. Vài giờ sau đó, phát biểu trên đài truyền hình, vào lúc 21 giờ 30 giờ địa phương, tức 19 giờ 30 giờ quốc tế, tổng tư lệnh quân đội Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sissi thông báo tước quyền tổng thống của ông Morsi, đình chỉ Hiến Pháp.

Lãnh đạo của phe đối lập, đại diện của các giáo hội tôn giáo và của thanh niên Ai Cập đã có mặt khi tướng Sissi lên tiếng. Quân đội Ai Cập từng điều hành đất nước trong 16 tháng, kể từ khi tổng thống Moubarak bị lật đổ cho đến ngày ông Morsi được bầu vào chức vụ tối cao. Trong phát biểu tối hôm qua, tướng al-Sissi cam kết là « quân đội sẽ đứng xa các hoạt động chính trị », quân đội can thiệp lần này chỉ nhằm đưa Ai Cập thoát khỏi bế tắc, tuy nhiên không cho biết rõ là quân đội sẽ giữ vai trò này đến khi nào.

Xuất thân từ hàng ngũ Huynh Đệ Hồi giáo, thuộc cánh Hồi giáo bảo thủ, ông Morsi lên cầm quyền cách nay đúng một năm. Ngay sau khi bị truất phế, vào rạng sáng ngày 04/07/2013 Mohamed Morsi được đưa về bộ Quốc phòng. Quân đội phát lệnh truy nã hàng trăm lãnh đạo của đảng Công Lý và Tự Do, đảng của ông Morsi. Nhiều nhân vật cao cấp của đảng này đã bị bắt giữ. Theo nguồn tin từ cơ quan Tư pháp Ai Cập, chưa đầy 24 giờ sau khi tổng thống Morsi bị truất phế, chính quyền Cairo ban hành lệnh bắt giữ hai lãnh đạo cao cấp nhất của tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo là các ông Mohamed Badie và Khairat Al Chater.

Tại quảng trường Tahrir hàng triệu người vui mừng chào đón chiến thắng của cuộc « cách mạng thứ nhì ». Cuộc « cách mạng thứ nhất » đã dấy lên vào đầu năm 2011 và đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Moubarak cũng đã bắt đầu từ quảng trường này. Phe chống đối, đòi ông Morsi phải ra đi, coi tướng Sissi và quân đội Ai Cập như những vị anh hùng.

Ngược lại phe hồi giáo bảo thủ thì coi việc ông Morsi bị tước quyền là một cuộc « đảo chính » Vào 10 giờ sáng nay, tức 8 giờ sáng, giờ quốc tế, chủ tịch Tòa Bảo Hiến Ai Cập Adly Mansour chính thức tuyên thệ để giữ quyền tổng thống. Trong cương vị này, ông sẽ chỉ định chính phủ mới để bảo đảm là « lộ trình nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân » phải được thực thi. Trong phát biểu đầu tiên, quyền tổng thống Mansour khẳng định rằng tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo là một phần của nhân dân và ông đã kêu gọi các thành viên của tổ chức Hồi giáo này cùng góp phần xây dựng lại đất nước.

Về phần mình, Mặt trận Cứu nguy Dân tộc FSN bao gồm các thành phần thế tục, các nhà đấu tranh thuộc cánh tả và các đảng phái có khuynh hướng tự do ở Ai Cập trong thông cáo đề ngày hôm nay 04/07/2013 khẳng định lập trường :không thể « loại trừ phe Hồi giáo bảo thủ khỏi guồng máy chính trị của đất nước ». Đại diện cho Mặt trận này là nhà ngoại giao có uy tín của Ai Cập, Mohamed El Baradei.

Nhiều nguồn tin từ phía quân đội và ngoại giao cùng cho biết ông El Baradei, người từng đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế, có triển vọng được chỉ định vào chức phủ thủ tướng trong giai đoạn chuyển tiếp.

Tuần hành tại Hong Kong đòi dân chủ toàn diện

Tuần hành tại Hong Kong đòi dân chủ toàn diện

VOA

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tuần hành qua các đường phố ở Hong Kong, ngày 1/7/2013.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tuần hành qua các đường phố ở Hong Kong, ngày 1/7/2013.

Hàng chục nghìn cư dân Hong Kong đã tham gia một cuộc tuần hành đòi dân chủ toàn diện nhân kỷ niệm 16 năm chủ quyền của đặc khu này được chuyển giao cho Trung Quốc.

Bất chấp mưa to do một cơn bão nhiệt đới gây ra, người biểu tình vẫn tới tham gia cuộc xuống đường thường niên vào ngày 1/7.

Cuộc tuần hành bắt đầu tại công viên Victoria và sau đó tiến tới quận thương mại trung tâm của thành phố.

Nhiều người biểu tình hô vang các khẩu hiệu đòi nhà lãnh đạo không được bầu của thành phố là ông Leung Chun-ying phải từ chức và kêu gọi chính phủ phải đảm bảo một cuộc bầu cử tự do và công bằng đối với vị trí trưởng đặc khu của ông Leung vào năm 2017.

Ông Leung nhậm chức ngày 1/7 năm ngoái sau khi được chọn lựa bởi một ủy ban của Hong Kong gồm đa phần những người trung thành với chính quyền và Bắc Kinh.

Kể từ đó, uy tín của ông sụt giảm vì các vụ bê bối liên quan tới nội các của ông, cách hành xử của ông trước khi nhậm chức cũng như sự bất mãn của công chúng về giá cả nhà đất tăng và con số người Hoa đại lục tới đặc khu.

Trung Quốc đã đồng ý để cho cư dân Hong Kong trực tiếp bầu trưởng đặc khu khi hết thời hạn nắm quyền của ông Leung vào năm 2017.

TQ: Nhà hoạt động môi trường phản kháng ở làng ung thư

TQ: Nhà hoạt động môi trường phản kháng ở làng ung thư

Một bệnh nhân bị ung thư dạ dày (trái) đang nói chuyện với bạn bè trong làng Shangba thuộc tỉnh Quảng Đông

Một bệnh nhân bị ung thư dạ dày (trái) đang nói chuyện với bạn bè trong làng Shangba thuộc tỉnh Quảng Đông

Shannon Van Sant

28.06.2013

BẮC KINH — Chính phủ Trung Quốc hồi đầu năm nay đã thừa nhận sự hiện hữu của những ngôi làng ung thư, nhưng việc này không tạo ra sự thay đổi nào trong cuộc sống của người dân ở làng Ngũ Lý, nơi dân chúng nói rằng nước uống bị ô nhiễm đang gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo.

Bà Ngụy Đông Doanh cho biết tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở làng Ngũ Lý của bà đã tăng mạnh vì nạn ô nhiễm.

Bà Ngụy nói rằng một người đàn ông hàng xóm của bà trong độ tuổi 70 tuổi đã qua đời hồi tháng trước vì bệnh ung thư thực quản.

Làng Ngũ Lý ở tỉnh Triết Giang là một trong hàng trăm ngôi làng ung thư ở Trung Quốc, nơi mà ô nhiễm công nghiệp đã làm cho tỉ lệ nhiễm bệnh của người dân nằm ở mức rất cao.

Tỉ lệ tự vong vì ung thư ở Trung Quốc trong 30 năm qua đã tăng 80% và chính phủ ở Bắc Kinh công khai thừa nhận là phân nửa sông hồ ở Trung Quốc không an toàn cho sự tiếp xúc của con người.

Không bao lâu sau khi những xưởng hóa chất dọn tới Ngũ Lý, nước uống ở đây nhiều lúc biến thành có màu đỏ và tôm cá trên sông bắt đầu chết hàng loạt.

Bà Ngụy Đông Doanh cho biết từ đó tới nay hơn 10% dân làng ở đây đã chết vì ung thư. Bà ghi lại những cái chết đó trong một cuốn sổ mà bà gọi là “nhật ký tử vong”, với dấu lăn tay của những người mắc bệnh.

Bà Nguỵ nói rằng bà không có giải pháp nào ngoài việc lưu giữ một hồ sơ và nói cho những người khác biết về những gì đang xảy ra.

Bà Ngụy cùng với chồng, là ông Thiệu Tuyền Đồng, đi câu cá vào ban đêm.

Bà cho biết hai vợ chồng bà mang theo đèn pin đi dọc bờ sông và nhìn thấy những lớp váng bọt trên mặt nước.

Bà Ngụy đã gởi cho chính phủ trung ương những mẫu nước đó cùng với hồ sơ về những người đã chết cũng như những người sắp chết. Tháng hai vừa qua, Trung Quốc chính thức thừa nhận sự tồn tại của những ngôi làng ung thư trong kế hoạch ngũ niên của họ.

Các tổ chức bảo vệ môi trường ước tính rằng Trung Quốc hiện có hơn 400 ngôi làng ung thư.

Bộ Môi trường Trung Quốc mới đây đã loan báo chiến dịch trấn áp đối với việc sử dụng 58 loại hóa chất độc hại và hứa hẹn sẽ có biện pháp mạnh tay đối với những công xưởng gây ô nhiễm.

Đối với bà Ngụy Đông Doanh, sự thừa nhận của chính quyền không mang lại ích lợi nào cả. Bà Ngụy nói rằng việc thừa nhận như vậy chẳng cứu được một người nào cả.

Bà cho biết các giới chức chính phủ đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn trong 10 năm qua. Họ nói các công xưởng phải có hệ thống xử lý nước thải, chính phủ sẽ dời các công ty ra khỏi làng hoặc đưa dân làng định cư ở nơi khác.

Bà Ngụy cho hay những lời hứa đó không lời hứa nào được thực hiện, và chẳng những thế, chính quyền còn đe dọa là những ai tiếp tục chống đối sẽ gánh chịu những hậu quả mà họ không nói rõ là như thế nào.

Những cửa sổ của nhà bà Ngụy đã bị đập vỡ hồi gần đây. Bà nói rằng chính quyền sẽ không thể làm cho bà im tiếng nếu các nhà máy hóa chất tiếp tục thải chất độc và những người trong làng của bà tiếp tục mắc bệnh.

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

Ân xá Quốc tế: VN tiếp tục vi phạm nhân quyền trong năm 2012

VOA

23.05.2013

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng trong năm qua, Việt Nam mạnh tay hơn với những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động, qua việc bắt giam nhiều blogger và nhạc sĩ thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.

Nhân quyền của nhiều nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra Việt Nam còn kết án tử hình ít nhất 86 người, và 500 tử tù còn đang chờ thi hành án.

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hôm 23/5 nói rằng, về quyền tự do ngôn luận, Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng và những người  biểu tình một cách ôn hòa.

Điển hình là vào tháng 6 năm ngoái, 30 nông dân bị bắt sau khi biểu tình phản đối 3 ngày trước cơ quan chính phủ vì bị cưỡng chế thu hồi đất.

Báo cáo nói câu chữ mơ hồ trong những điều khoản của Bộ luật Hình sự được sử dụng làm cái cớ để bắt giam những nhà hoạt động chính trị, xã hội, và tôn giáo, trong đó có sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, bị tuyên án tù 6 năm vì rải truyền đơn chống nhà nước.

Về tù nhân lương tâm, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn giam cầm ít nhất 27 tù nhân lương tâm, nổi bật là linh mục Nguyễn Văn Lý đang thụ án tù 8 năm vì cổ vũ cho nhân quyền, tự do ngôn luận và cải cách chính trị.

Các blogger bị bắt giam cũng được báo cáo đề cập chi tiết. Báo cáo nói những blogger bị gán cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Họ bị giam giữ không theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những phiên tòa xét xử họ không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Người thân của bị can bị cản trở và làm khó dễ.

Trong năm qua có những vụ xét xử những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSaigon. Tất cả đều nhận án tù từ 4 cho đến 12 năm. Nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định lãnh án tù 6 năm vì kiến nghị chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Đối với các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo nào bị cho là chống đối chính quyền vẫn còn đối mật với nhiều rủi ro bì làm khó dễ, bắt bớ và giam cầm.

Các trường hợp cụ thể được nêu ra trong báo cáo gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, 85 tuổi, vẫn còn bị quản chế, 14 blogger và nhà hoạt động Công giáo ở Nghệ An vẫn còn bị giam để chờ ngày xử.

Mục sư Nguyễn Công Chính bị cáo buộc xúi dục người thiểu số sắc tộc, 12 người Hmong bị cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, 3 thanh niên Công giáo bị tù về tội biểu tình chống Trung Quốc và ký kiến nghị chống lại bản án của Luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Báo cáo năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế bao gồm 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong phần kết luận, báo cáo nói rằng đòi hỏi về nhân quyền tiếp tục vang vọng trên khắp thế giới.

Sưc kháng cự chống áp bức, bất công và đàn áp là những hành vi rất dũng cảm và đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi những người phải đối mặt với vô số trở ngại.

Nguồn: Amnesty.org, AFP