LHQ: Những kẻ vi phạm nhân quyền tự tung tự tác ở Syria

LHQ: Những kẻ vi phạm nhân quyền tự tung tự tác ở Syria

2 triệu người Syria đã vượt biên tị nạn kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011, trong lúc có hơn 4 triệu người khác tản cư trong nước.

2 triệu người Syria đã vượt biên tị nạn kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011, trong lúc có hơn 4 triệu người khác tản cư trong nước.

11.09.2013

Các nhà điều tra Liên hiệp quốc cho biết những vụ vi phạm nhân quyền tiếp tục diễn ra ở Syria, với những vụ thảm sát được thực hiện bởi chính phủ và những chiến binh của phe nổi dậy không sợ phải chịu trách nhiệm.

Một bản phúc trình mới do ủy ban điều tra của Liên hiệp quốc về Syria  phổ biến ngày hôm nay mô tả “những vụ pháo kích và vây hãm không ngớt”, cùng với những vụ tra tấn, hành quyết, và cưỡng hiếp tràn lan.

Phúc trình cho biết pháo kích bừa bãi đã gây ra hầu hết những cái chết của dân thường và là nguyên do chính làm cho dân chúng phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn ở trong nước hoặc ở các nước láng giềng.

Tuần trước, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết hơn 2 triệu người đã vượt biên tị nạn kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011, trong lúc có hơn 4 triệu người khác tản cư trong nước.

Ủy ban điều tra của Liên hiệp quốc cho hay nạn tra tấn tiếp tục lan tràn trong cả hai phía của cuộc nội chiến.

Ủy ban này cũng tái khẳng định lập trường là không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột đã gây tử vong cho hơn 100.000 người.

Họ hối thúc cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ một tiến trình chính trị mà họ gọi là “con đường duy nhất để tiến tới hòa bình.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị xưng tội với một kẻ ăn xin

Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị xưng tội với một kẻ ăn xin

Hầu hết quý vị chắc biết đến cái tên Scott Hahn. Ông ta là một học giả vỉ đại về Kinh Thánh và là một mục sư Tin Lành dã cải đạo theo Công Giáo. Scott Hahn có một người bạn là linh mục và vị linh mục này đã đi viếng thành Rome. Ngoài những công việc khác thì linh mục này còn có cuộc hẹn để trò chuyện riêng tư với Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Vào ngày hẹn đó, vị linh mục này còn nhiều giờ rảnh cho nên, như một du khách ngài quyết định ghé vào một vương cung thánh đường để chiêm ngắm và đọc kinh. Ở các bực thềm vào thánh đường hiện diện nhiều kẻ ăn xin, một hình ảnh thường thấy ở Rome. Trên các bực thềm đó, ngài mường tượng rằng mình nhận ra một người trong số ăn xin đó. Sau khi vào cung thánh và quỳ gối để cầu nguyện thì hình ảnh đó đã đập vào trí nhớ của ngài. Ngài nhớ ra rằng ngài đã quen biết người ăn xin đó ở hoàn cảnh nào. Ngài liền vội chạy ra và đến gần người ăn xin đó và nói:

– “Tôi biết ông mà. Có phải chúng ta cùng vào chủng viện với nhau không ?”

Người đàn ông gật đầu.
– “Vậy thì ông là linh mục phải không ?” ngài nới với người ăn xin. Người này trả lời:
– “Không còn nữa, tôi đã rớt ở tận cuối đường. Xin để cho tôi yên một mình”

Vị linh mục vì đang lo cho cuộc hẹn sắp tới của mình với Đức Thánh Cha nên nói:
– “Tôi phải đi. Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”

Người ăn xin với khuôn mặt quen thuộc đó trả lời:
– “Việc đó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.”


Với lời hứa trên, vị linh mục bỏ lại kẻ ăn xin ở các tầng cấp của thánh đường và khởi sự đi đến nơi hẹn.

Những cuộc hẹn riêng từ này với Đức Giáo Hoàng bao giờ cũng rất khuôn phép. Có một số người cũng được chấp thuận cho hội kiến riêng tư cùng một lúc, và khi Đức Thánh Cha tiến về phía quý vị thì linh mục bí thư của Ngài trao cho Ngài một tràng chuổi Mân Côi đã được làm phép rồi Ngài sẽ trao nó lại cho quý vị. Ở giai đoạn này thì người ta sẽ hôn nhẫn của Đức Giáo Hoàng và nói một lời tự cỏi lòng, chẳng hạn như xin Ngài cầu nguyện cho quý vị, hoặc cám ơn Ngài đã phục vụ cho Giáo Hội. Tuy nhiên khi Đức Giáo Hoàng tiến đến thì vị linh mục này đã không cưởng được mình nên nói lên câu : “Xin Cha cầu nguyện cho người bạn của con.” Và không những thế, ông còn kể hết cả câu chuyện. Đức Thánh Cha xem ra quan tâm và cam đoan với vị linh mục rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho người bạn của ông. Khi Ngài tiếp tục đi thì Ngài nói nhỏ điều gì đó cho vị phụ tá của Ngài.

Cuối ngày hôm đó, vị linh mục được nhân viên của Tòa Thánh liên lạc bằng điện thoại di động. Họ nói với ngài rằng ngài và người bạn ăn xin, người trước đây là linh mục, cả hai sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng để ăn cơm tối.

Kích động và hiếu kỳ, ngài chạy ngay về thánh đường nơi trước đó ngài đã gặp được người bạn cùng học ở chủng viện. Chỉ còn rải rác vài người ăn xin, và may mắn thay (hay là ơn Chúa) người bạn cũ vẫn còn trong đám này.

Ngài tiến đến người đàn ông và nói:
– “Tôi đã được gặp Đức Giáo Hoàng, và Ngài nói sẽ cầu nguyện cho bạn. Và còn hơn thế, Ngài mời chúng ta đến tư dinh để ăn tối.”
– “Không thể nào !” người đàn ông nói “Hãy nhìn tôi nè. Tôi là đống dơ dáy. Từ lâu tôi không tắm gội … và áo quần nữa …” Thấy hoàn cảnh có vẻ trầm trọng (và hiểu rõ rằng người bạn ăn xin này chính là vé vào cửa của mình để được ăn tối với Đức Giáo Hoàng) vị linh mục nói:
– “Tôi có phòng ở khách sạn, bạn có thể đến đó để tắm và cạo râu, và tôi có y phục vừa cở của bạn”.

Và lại nữa, nhờ vào ơn Chúa, người linh mục ăn xin này đã bằng lòng. Và sau đó, họ ra đi để ăn tối với Đức Giáo Hoàng.

Sự tiếp đãi thật là kỳ diệu. Khi gần hết bữa ăn, trước khi dùng đồ tráng miệng, Đức Thánh Cha ra dấu cho vị linh mục nhưng vị này không hiểu Ngài muốn nói gì thì vị bí thư của Ngài nói nhỏ vào tai ông rằng : “Đức Giáo Hoàng muốn chúng ta ra ngoài” và ngay lúc đó vị linh mục và bí thư đã để Giáo Hoàng lại một mình với người ăn mày.

Sau một thời gian, người ăn mày bước ra khỏi phòng nước mắt ràn rụa.
– “Chuyện gì đã xảy ra trong đó ?” vị linh mục hỏi.

Một câu trả lời không ngờ và đáng chú ý là:
– “Đức Giáo Hoàng muốn tôi hãy cho Ngài xưng tội” người ăn mày nghẹn ngào.

Sau khi chấn chỉnh lại tư thế, người đàn ông nói tiếp:
– “Tôi nói với Ngài : ‘Lạy Dức Thánh Cha, hãy nhìn con đây. Con chỉ là tên ăn mày. Con không phải là linh mục’ .” Đức Giáo Hoàng nhìn tôi và nói: Con ơi, một khi đã là linh mục thì luôn là linh mục, và có ai trong chúng ta lại không phải là ăn mày ? Cha cũng đến trước mặt Thiên Chúa như một tên ăn mày xin Ngài tha thứ cho những tội lỗi của Cha’. Tôi kể cho Ngài rằng tôi không còn đủ điều kiện để đứng chung trong Hội Thánh nữa, và Ngài đã cam đoan với tôi rằng với quyền hạn là Giám Mục thành Rôma, Ngài có thể tái kết nạp tôi ngay lúc đó và tại đó.”

Người đàn ông cho biết là đã từ lâu ông không làm phép xưng tội cho nên Đức Giáo Hoàng phải giúp ông đọc lại lời phép giải tội. Vị linh mục bạn hỏi :
– “Nhưng mà ông ở với Ngài thời gian lâu. Chắc hẳn là Ngài xưng tôi không lâu đến thế.”
– “Không”, ông bạn trả lời, “Nhưng sau khi tôi nghe Ngài xưng tội, thì tôi xin Ngài hãy nghe tôi xưng tội của tôi.”

Những lời cuối cùng mà Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị nói với đứa con hoang đàng đã được thốt ra theo cung cách của một sự ủy nhiệm. Đức Thánh Cha đã trao cho vị linh mục vừa mới được hòa giải một nhiệm vụ đầu tiên: Hãy đi và rao giảng cho những kẻ vô gia cư và hành khất trên các bực thềm của ngay cái nhà thờ mà ông ta vừa từ đó đến.

Ông gật đầu chấp nhận.

 

 

 

Bà Diana Nyad thực hiện thành công giấc mơ bơi từ Cuba sang Mỹ

Bà Diana Nyad thực hiện thành công giấc mơ bơi từ Cuba sang Mỹ

VOA

Bà Nyad về đến Key West, mỏm cực nam của tiểu bang Florida vào 2 giờ chiều thứ Hai, hoàn tất đoạn đường dài 177 km sau 53 tiếng đồng hồ.

Bà Nyad về đến Key West, mỏm cực nam của tiểu bang Florida vào 2 giờ chiều thứ Hai, hoàn tất đoạn đường dài 177 km sau 53 tiếng đồng hồ.

02.09.2013

Vận động viên bơi lội đường dài người Mỹ 64 tuổi Diana Nyad đã thực hiện được giấc mơ của cuộc đời, trở thành phụ nữ đầu tiên bơi ngang vùng biển nguy hiểm từ Cuba sang Mỹ mà không có lồng bảo vệ chống cá mập.

Bà Nyad đã về đến Key West, mỏm cực nam của tiểu bang Florida vào 2 giờ chiều thứ Hai, hoàn tất đoạn đường dài 177 km sau 53 tiếng đồng hồ.

Bà có vẻ mệt mỏi và cháy nắng, hai môi sưng phồng. Ngay khi lên bờ, bà đã được đưa lên băng ca để chăm sóc và vô nước biển.

Hàng trăm người đứng trên bờ đã theo dõi và hoan hô bà.

Đây là lần thứ 5 và cũng là lần cuối cùng bà định thực hiện giấc mơ của mình, kể từ lần đầu tiên vào năm 1978, khi bà 28 tuổi.

Lần mới nhất là vào năm 2010, bà phải hủy vì kiệt sức, bị sứa cắn, và trời muốn bão.

Lần này, bà mang một mặt nạ được thiết kế đặc biệt để làm các con sứa sợ hãi, cùng với bộ trang phục đặc biệt, có bao tay và giày.

Vận động viên bơi lội Susan Maroney, người Australia, đã hoàn tất đoạn đường này vào năm 1997, lúc 22 tuổi, và có lồng bảo vệ chống cá mập.

Syria: Vatican giải thích lý do Đức Giáo hoàng từ chối can thiệp quân sự

Syria: Vatican giải thích lý do Đức Giáo hoàng từ chối can thiệp quân sự

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đến Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 04/09/2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đến Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 04/09/2013.

Reuters

Thanh Phương

RFI

Sáng nay, 05/09/2013, Vatican đã triệu tập các đại sứ toàn thế giới tại Tòa Thánh để giải thích với họ lý do vì sao Đức Giáo hoàng Phanxicô chống mọi can thiệp quân sự vào Syria.

Cuộc họp hôm nay được triệu tập sau khi Đức Giáo hoàng mở cuộc vận động ngoại giao nhằm ngăn chận một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, 10 năm sau khi cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vận động chống cuộc chiến tranh Irak do Hoa Kỳ phát động.

Vatican và Đức Giáo hoàng đã quyết định dùng mọi phương tiện, kể cả các trang mạng xã hội, để huy động người Công giáo, cũng như tín đồ các tôn giáo khác và những người không tín ngưỡng, tham gia một ngày nhịn ăn và cầu nguyện vào thứ bảy tới ở khắp nơi trên thế giới nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở Syria. Đích thân Giáo hoàng sẽ chủ trì một buổi cầu nguyện tối thứ bảy trên quảng trường thánh Phêrô.

Chủ nhật vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã dùng những lời lẽ rất cứng rắn để lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và đã thẳng thừng bác bỏ mọi can thiệp quân sự của nước ngoài. Ngài tuyên bố: “Việc sử dụng bạo lực không bao giờ dẫn đến hòa bình. Chiến tranh sẽ kéo theo chiến tranh”. Lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các tôn giáo khác.

Chính quyền Miến Điện bị chỉ trích trong vụ xe Liên Hiệp Quốc bị tấn công

Chính quyền Miến Điện bị chỉ trích trong vụ xe Liên Hiệp Quốc bị tấn công

Biểu tình phản đối phái viên đặc biệt Liên hiệp quốc Tomas Ojea Quintana, ở Sittwe, ngày  13,/08/ 2013.

Biểu tình phản đối phái viên đặc biệt Liên hiệp quốc Tomas Ojea Quintana, ở Sittwe, ngày 13,/08/ 2013.

REUTERS/Soe Zeya Tun

Anh Vũ

RFI

Hôm qua 21/8/2013, Phái viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện Tomas Ojea Quintana chỉ trích chính quyền Miến Điện đã vô trách nhiệm để đoàn xe của tổ chức quốc tế bị tấn công trong khi đang làm nhiệm vụ tại nước này.

Tuần này, trong khi một đoàn xe của Liên Hiệp Quốc cùng phái viên đặc biệt Quintana đang đi thị sát một thành phố miền trung, nơi xảy ra các vụ bạo lực giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo hồi tháng ba vừa qua, thì bị một đám đông khoảng 200 người tấn công thô bạo. Họ đập kính xe, tung ra những lời chửi rủa các nhân viên Liên Hiệp Quốc. Dù không xảy ra xô xát lớn nhưng sự cố đã khiến các nhân viên của Liên Hiệp Quốc hoảng sợ.

Theo lời ông Quintana mô tả với báo chí thì ông đã không được cảnh sát bảo vệ gì mặc dù họ không ở cách xa đoàn là mấy. Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc suy luận rằng qua vụ việc này ông đã hiểu được nỗi sợ hãi của những người dân bị truy sát trong vụ bạo lực trước đó.

Thành phố mà đoàn xe của phái viên Liên Hiệp Quốc bị đe dọa là Meiktila, nơi hồi tháng Ba, gần 13 nghìn người Hồi giáo, đã bị đuổi ra khỏi nhà phải chạy đến sống trong các trại tỵ nạn.

Sau vụ tấn công trên ông Ojea Quintana đã hủy chuyến thăm một trại đang có 1600 người Hồi giáo trú thân, đồng thời ông yêu cầu chính phủ phải kiềm chế ngay lập tức đám đông.

Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc không phủ nhận những thay đổi tích cực về tình hình nhân quyền tại Miến Điện, nhưng bên cạnh đó ông đánh giá tình hình ở tiểu bang Rakhine, nơi xảy ra các cuộc xung đột giữa cộng đồng Phật giáo với Hồi giáo vẫn là một mảng tối trong bức tranh cải cách của chính phủ Miến Điện hiện nay.

Các trường đại học của Mỹ, Anh lại đứng đầu thế giới

Các trường đại học của Mỹ, Anh lại đứng đầu thế giới

VOA

Khuôn viên Đại học Havard

Khuôn viên Đại học Havard

15.08.2013

Trong hai cuộc khảo sát riêng rẽ, các trường đại học của Mỹ và Anh một lần nữa lại chiếm nhiều chỗ trong 20 vị trí hàng đầu.

Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.

Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.

Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.

Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo  của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.

Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.

Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.

Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP

Trung Quốc sẽ từ từ ngưng thu hoạch nội tạng tử tù

Trung Quốc sẽ từ từ ngưng thu hoạch nội tạng tử tù

15.08.2013

Một quan chức cấp cao cho biết, kể từ tháng 11, Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm bớt cách làm ăn đã có từ nhiều chục năm qua, sử dụng nội tạng của các tù nhân bị hành quyết để cấy ghép cho người khác.

Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới vẫn còn sử dụng nội tạng lấy từ các tử tù một cách có hệ thống để cấy ghép, một cách làm bị quốc tế lên án.

Nhiều người Trung Quốc xem chuyện này là cách để các phạm nhân chuộc tội.

Nhưng nhiều quan chức hồi gần đây đã lên tiếng chống lại thói quen này, vì nó làm “hoen ố bộ mặt của Trung Quốc.”

Ông Hoàng Khiết Phu, Vụ trưởng Vụ Cấy ghép Nội tạng, Bộ Y tế Trung Quốc hôm thứ Năm nói với hãng tin Reuters rằng rồi đây chính quyền sẽ thực thi quy luật chỉ sử dụng nội tạng của những người tình nguyện.

Ông tin rằng trong tương lai tất cả các bệnh viện Trung Quốc có giấy phép cấy ghép nội tạng sẽ từ bỏ cách sử dụng nội tạng của tù nhân.

Nguồn: Reuters, New York Daily News

Mali bầu cử vòng 2 : Giám sát quốc tế và an ninh thắt chặt

Mali bầu cử vòng 2 : Giám sát quốc tế và an ninh thắt chặt

Tại Bamako, một trong những cử tri bỏ phiếu đầu tiên sáng nay, 11/08/2013.

Tại Bamako, một trong những cử tri bỏ phiếu đầu tiên sáng nay, 11/08/2013.

REUTERS/Joe Penney

Lê Phước

RFI

Hôm nay, ngày 11/8/2013, là ngày bầu cử tổng thống vòng hai tại Mali. Cuộc bầu cử diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế và trong điều kiện an ninh được thắt chặt.

Đúng 8 giờ sáng nay (giờ địa phương), các phòng phiếu bắt đầu mở cửa, chính thức khởi động vòng hai cuộc bầu cử tổng thống tại Mali. Theo ghi nhận của AFP, đa số các phòng phiếu ở thủ đô Bamako đã mở cửa đúng giờ. Tuy nhiên, từ hôm qua, mưa vẫn tiếp tục đổ xuống khu vực này, ảnh hưởng không nhỏ tới bầu cử.

Một cử tri nói với AFP : « Mưa muốn làm hỏng ngày của chúng tôi. Tôi hi vọng hết mưa, nếu không cần phải kéo dài thêm thời gian bỏ phiếu ». Cử tri này cho biết, ở vòng một cuộc bầu cử, ngay từ 8 giờ sáng đã có nhiều cử tri đến phòng phiếu. Trong cuộc bầu cử vòng một ngày 28/7 vừa rồi, có 48% cử tri tham gia bỏ phiếu. Đây được xem là một con số đáng ghi nhận trong điều kiện đất nước còn đang hỗn loạn.

Cuộc bầu cử hôm nay diễn ra trong bối cảnh các mối đe dọa vẫn còn, nhất là ở Gao nói riêng và miền Bắc Mali nói chung. Vì thế, an ninh tại khu vực miền Bắc Mali vẫn được siết chặt như hồi diễn ra bầu cử vòng một. Quân đội Mali, lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại Mali (Minusma) và quân đội Pháp cùng phối hợp đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử.

Liên quan đến công tác giám sát bầu cử, AFP cho biết, cuộc bầu cử vòng hai có hàng trăm quan sát viên trong nước và quốc tế.

Ở vòng hai này, 6,9 triệu cử tri Mali sẽ lựa chọn một trong hai ứng viên : cựu thủ tướng Ibrahim Boubacar Keïta, 69 tuổi, của Đảng Tập hợp vì Mali (RPM), và cựu bộ trưởng tài chính Soumaïla Cissé, 64 tuổi, thuộc đảng Liên minh vì nền cộng hòa và dân chủ (URD). Ứng viên thắng cử có nhiệm vụ đưa đất nước thoát khỏi bất ổn và phục hồi nền kinh tế quốc gia sau gần hai năm đất nước chìm trong khủng hoảng.

Bầu cử vòng một diễn ra cách đây hai tuần, với 27 ứng viên. Ông Ibrahim Boubacar Keïta đã giành được 39,24% phiếu ủng hộ, còn ông Soumaïla Cissé thì được 19,44% số phiếu.

Điều gì đang xảy ra cho người Việt ở Nga?

Điều gì đang xảy ra cho người Việt ở Nga?

Thứ tư, 7 tháng 8, 2013

BBC

Cảnh sát Nga kiểm tra và bắt giữ người di trú lậu tại Moscow

Cảnh sát Nga đang ráo riết tiến hành chiến dịch kiểm tra và bắt giữ người di trú lậu tại Moscow

Liên tục trong hơn một tuần qua đã diễn ra nhiều hoạt động ráo riết của cảnh sát và giới chức Nga bắt giữ những di dân bất hợp pháp tại nước này.

Mở đầu là đợt bắt giữ vào hôm thứ Hai, 29/7 sau khi giới chức trách phát hiện một khu định cư trái phép với 1.200 người Việt Nam và 200 người nhập cư lậu từ Hy Lạp, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan và Uzbekistan sinh sống.

Kế tiếp hôm 2/8, cảnh sát lại phát hiện một khu định cư bất hợp pháp khác với 1.700 người nhập cư sống tại phía bắc Moscow.

Mới nhất, tin tức cho hay khoảng 400 nhân viên cảnh sát Moscow đã thực hiện một chiến dịch kiểm tra đặc biệt tại khu chợ Sadovod vào sáng thứ Tư, ngày 7/8.

Trang điện tử báonga.com trích dẫn bản tin đăng trên trang mạng chính thức của Sở Nội vụ Moscow là “1185 người nước ngoài đã được đưa đến các đồn cảnh sát để kiểm tra khả năng phạm tội của họ, xác định tính hợp pháp việc họ đang lưu trú và lao động tại Nga”.

Trước đó hôm thứ Ba, 6/8, cảnh sát Nga cũng đã tới tiến hành kiểm tra khu chợ Liublino và đưa những người lao động không có giấy tờ hợp pháp lên xe buýt chở đi.

Một loạt các khu chợ khác như tại Dolgoprudny, vùng ngoại ô Moscow, cũng bị cảnh sát và nhân viên di trú tới kiểm tra và bắt đi khoảng 400 người “đến từ vùng Trung Á”.

Tại huyện Lenin, ngoại ô Moscow, 52 người Việt Nam đã bị cảnh sát hình sự bắt giữ, theo tin của chương trình truyền hình “Vesti” (Tin tức) hôm 5/8.

Đường dây nóng

Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Hòa, một nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết, họ đang làm việc với phía chính quyền của nước sở tại trong nỗ lực để đưa số người hiện đang bị tạm giữ về Việt Nam.

Ông cho biết khi có kế hoạch cụ thể sẽ thông báo trên báo chí vì hiện nay vẫn đang tiếp tục đàm phán.

Ông cũng nói thêm hiện chưa có thông báo bằng văn bản gì cụ thể từ phía Nga về những người bị tạm giữ này.

Hiện tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã cho đăng một Thông báo khẩn trên một số trang mạng và cả Facebook về việc Nga “thông báo sẽ sớm tổ chức đưa các công dân Việt Nam bị tạm giữ tại khu lều trại về nước” và đã lập “đường dây nóng” trước tình hình này.

Và cũng trong thông báo này, phòng Lãnh sự tại Nga “đề nghị thân nhân hoặc bạn bè thân quen nếu có giữ hộ chiếu hoặc CMT của họ chuyển ngay các hộ chiếu/CMT này lên phòng lãnh sự ĐSQ, địa chỉ: 13 Большая Пироговская, liên hệ anh Minh lãnh sự ĐT: +79672618237 hoặc a. Hòa: +79150955479”.

Bất chấp động thái khá mạnh tay của chính quyền Nga, một số người Việt đang sống và làm việc tại Nga cho rằng sẽ “lại đâu vào đấy như đã từng xảy ra từ nhiều năm nay”.

Một chủ xưởng may của người Việt giấu tên nói với BBC Việt Ngữ chính ông được một cảnh sát Nga gọi điện báo cho biết về vụ bắt giữ tại chợ Sadovod vào sáng thứ Tư, ngày 7/8 và thậm chí gợi ý nếu có người quen thì có thể mang tiền tới để được giúp đỡ thả cho về.

Hãng tin AFP trích dẫn nguồn từ cảnh sát Nga nói rằng ba quan chức cao cấp trong cơ quan di trú Nga và cảnh sát đã cấu kết với các băng đảng tội phạm để đưa di dân bất hợp pháp tới Nga làm việc như ‘nô lệ’.

Cảnh sát Nga được dẫn lời nói ba quan chức Nga này đã bị sa thải và có thể bị xử lý hình sự.

Hiện những người này chưa bị tiết lộ danh tính nhưng chức vụ của họ được công bố là phó trưởng cơ quan di trú ở đông Moscow và hai phó trưởng cảnh sát khu vực ở Moscow.

Gần một tỉ euro hàng giả tịch thu tại châu Âu năm qua, chủ yếu là hàng Trung Quốc

Gần một tỉ euro hàng giả tịch thu tại châu Âu năm qua, chủ yếu là hàng Trung Quốc

Một cảnh chặn hàng giả. Mặt hàng khám phá là giả  nhãn hiệu GENERIC

Một cảnh chặn hàng giả. Mặt hàng khám phá là giả nhãn hiệu GENERIC

Reuters

RFI

Thụy My

Ủy ban châu Âu hôm 05/08/2013 loan báo, hải quan trong năm ngoái đã tịch thu được gần một tỉ euro hàng giả, chủ yếu đến từ Trung Quốc, gồm đủ loại nhất là thuốc lá nhưng cũng có cả dược phẩm.

Trong bản báo cáo thường niên, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng số lần phát hiện hàng giả trong năm 2012 vẫn ổn định ở mức 90.000 vụ, và số lượng hàng giả tịch thu được giảm mạnh, còn 39,9 triệu món so với năm 2011 là gần 115 sản phẩm giả hiệu. Tuy nhiên giá trị các món hàng tịch thu vẫn rất cao, lên đến 992 triệu euro.

Từ ba năm qua, số các vụ kiểm tra những gói hàng nhỏ gởi qua bưu điện hay qua đường chuyển phát nhanh đã tăng cao, song song với việc phát triển mua hàng qua internet. Năm 2012, gần 70% các vụ kiểm tra của hải quan là nhắm vào bưu kiện hoặc hàng chuyển phát nhanh, và gần một phần tư các vụ tịch thu bưu kiện là do có chứa dược phẩm.

Trong số các loại thuốc giả, mặt hàng Viagra là phổ biến nhất, và cũng có các loại thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thậm chí thuốc trị ung thư.

Cũng như những năm trước đó, đại đa số các hàng hóa tịch thu được có nguồn gốc từ Trung Quốc (64,5% từ Hoa lục và 7,8% từ Hồng Kông). Tiếp theo là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bulgari. Trong số các nước thành viên Liên hiệp châu Âu khác, Hy Lạp dẫn đầu với tỉ lệ 2%.

Về mặt giá trị, Trung Quốc chiếm đến 87% tổng trị giá hàng bị tịch thu, bỏ xa nước đứng thứ nhì là Thổ Nhĩ Kỳ (4%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (2,6%), Maroc (1,9%).

Thuốc lá chiếm gần 31% trong số các loại hàng giả bị tịch thu. Còn lại là “hàng linh tinh” (như bóng đèn, pin, bột giặt…) 11%, vật liệu bao bì 10%. Ngoài dược phẩm và thực phẩm, hàng giả còn là đồng hồ, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử. Khoảng 90% số hàng tịch thu đã được đem đi tiêu hủy.

Người Philippines và Việt Nam biểu tình chống Trung quốc

Người Philippines và Việt Nam biểu tình chống Trung quốc

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-30

Cựu nghị sĩ Roilo Golez Philippines tố cáo Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Phi trong một cuộc biểu tình lớn của người Phi có một số người Việt Nam tham dự ở phía trước văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Manila vào ngày 24 tháng 7 năm 2013.

Cựu nghị sĩ Roilo Golez Philippines tố cáo Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Phi trong một cuộc biểu tình lớn của người Phi có một số người Việt Nam tham dự ở phía trước văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Manila vào ngày 24 tháng 7 năm 2013.

AFP

Nghe bài này

Một cuộc biểu tình lớn chống Trung quốc đã nổ ra hôm 25/7 tại Manila, Philippines, trong đó có sự tham gia của một số người Việt. Kính Hòa đã phỏng vấn kỹ sư Nguyên Lân Thắng, đang học tập tại Philippines, sau khi cuộc biểu tình kết thúc.

Kính Hòa: Chào anh Thắng, có phải là có một cuộc biểu tình ngày hôm nay (25/7) của người Philippines chống Trung quốc xâm lược và có một số người Việt Nam tham gia phải không anh?

Nguyễn Lân Thắng: Vâng đúng rồi anh, có khỏang 4 hay 5 người Việt tham gia.

Kính Hòa: Xin anh tường trình cho thính giả của đài Á Châu Tự Do về cuộc biểu tình đó ạ!

Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay Liên minh biển Tây Philippines có lời kêu gọi biểu tình tòan cầu chống Trung quốc gây hấn trên biển Đông, áp đặt đường lưỡi bò của họ, ngăn cản việc giao thương đi lại và đánh bắt cá của ngư dân, âm mưu độc chiếm nguồn tài nguyên trên biển Đông. Trưa nay tôi có mặt tại hiện trường thì có một nhóm khỏang năm sáu người với tấm biểu ngữ Nhân dân Philippines đòan kết với nhân dân Việt Nam chống Trung quốc xâm lược.

“Tôi có mặt tại hiện trường thì có một nhóm khỏang năm sáu người với tấm biểu ngữ Nhân dân Philippines đòan kết với nhân dân Việt Nam chống Trung quốc xâm lược. Tôi thấy cuộc biểu tình có rất đông người khỏang 5 hay 6 trăm, và có cảnh sát giữ trật tự

Nguyễn Lân Thắng”

Tôi thấy cuộc biểu tình có rất đông người khỏang 5 hay 6 trăm, và có cảnh sát giữ trật tự cho cuộc biểu tình. Tôi có gặp ông chủ tịch Liên Minh biển Philippines, biết tôi là người Việt, ông ấy đã viết một lá thư gửi nhân dân Việt Nam. Cảnh sát chỉ giữ trật tự bên ngòai không can thiệp gì cả. Có rất nhiều xe tải và xe khách chở người biểu tình đén và họ dùng một xe tải để dựng nên một sân khấu.

Có nhiều ngương mặt nổi tiếng như ông cựu bộ trưởng bộ Tư Pháp, các nghệ sĩ nổi tiếng, và nhiều người dân đến từ rất xa. Họ hô những khẩu hiệu chống Trung quốc, rồi họ ca hát rất là vui. Sau đó cuộc biểu tình giải tán trong yên bình không có xung đột như anh hay thấy ở Việt Nam.

Kính Hòa: Họ có đến sứ quán Trung quốc không anh?

Nguyễn Lân Thắng: Dạ không, nơi đây là trước văn phòng cấp visa của sứ quán Trung quốc trong một tòa nhà thương mại của khu Makati, khu thương mại lớn nhất Philippines, tổ chức ở đây thì thu hút quần chúng rất nhiềui.

Kính Hòa: Họ có đưa ra yêu cầu gì với Trung quốc không anh?

Nguyễn Lân Thắng: có đấy anh, hiện các báo lớn đều có đăng rồi.

Kính Hòa: Trở lại nhóm người Việt Nam, anh thấy họ có tổ chức không?

Nguyễn Lân Thắng: tôi lo chụp ảnh nên cũng không nói chuyện nhiều, nhưng tôi cho là họ có tổ chức đấy anh ạ.

Kính Hòa: Thưa anh vì Việt nam cũng có tranh chấp quần đảo Trường sa với Phi, vậy thì chuyện này có được bàn đến không ạ?

Nguyễn Lân Thắng: Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines là có nhưng đối với Liên minh biển Tây Philippines thì chính sách bành trướng của Trung quốc quan trọng hơn. Do vậy họ rất cần một sự hợp tác của các nước Đông Nam Á để chống yêu sách của Trung quốc.

Kính Hòa: Xin cảm ơn anh Thắng.

Brazil: 2 triệu tín đồ canh thức cùng Giáo hoàng

Brazil: 2 triệu tín đồ canh thức cùng Giáo hoàng

Bãi biển Copacabana, nơi các khách hành hương đổ về đón Giáo hoàng Phanxicô, 26/07/2013.

Bãi biển Copacabana, nơi các khách hành hương đổ về đón Giáo hoàng Phanxicô, 26/07/2013.

REUTERS/Stefano Rellandini

Mai Vân

Đại hội Thanh niên Công Giáo bế mạc hôm nay 29/07/2013, với một thánh lễ do chính Đức Giáo hoàng Phanxicô cử hành. Theo ước tính của ông Eduardo Paes, thị trưởng thành phố Rio de Janeiro tại Brazil, thánh lễ này dự kiến có 3 triệu người tham dự. Tối hôm qua, đã có hai triệu người đã đón người đứng đầu Giáo hội Công giáo trên bãi biển Copacabana, cùng ngài thắp nến cầu nguyện.

Có mặt tại Rio de Janeiro, đặc phái viên RFI Geneviève Delarue ghi nhận :

« Kịch bản của đêm canh thức hôm qua trên bãi biển Copacabana, giản dị hơn ngày trước. Từ buổi chiều, hàng trăm ngàn thanh niên đã lũ lượt tuần hành từ trung tâm thành phố đến bãi biển, vừa đi vừa hô vang : ”Chúng ta là lớp trẻ của Giáo hoàng”.

Trên bục sân khấu to lớn, hòa lẫn với tiếng sóng biển, những lời chứng, những dòng nhạc êm dịu nối tiếp nhau trong khi chờ đợi thông điệp của Giáo hoàng gởi đến thanh niên. Một hôm trước khi Đại hội Thanh niên Công giáo bế mạc, thông điệp được dành cho vấn đề đức tin và truyền bá đức tin.

Chủ đề này của Đại hội lần thứ 28 cũng là một thách thức đối với Giáo hội Công giáo Châu Mỹ La tinh, đang hoang mang trước hiện tượng có không ít tín đồ Công giáo đi theo các Giáo hội Tin lành, như Giáo hội Truyền bá Phúc Âm chẳng hạn.

Trong buổi ăn trưa hôm qua với các Hồng y và Giám mục Brazil, Đức Giáo Hoàng đã nêu suy nghĩ của ngài về những hướng mới mà Giáo hội nên theo để nói chuyện với xã hội ngày nay.

Tối qua trên bãi Copacabana, Đức Giáo hoàng cũng nêu lại suy nghĩ của mình. Ngài kêu gọi thanh niên đi theo bước chân Đức Chúa bằng cách dấn thân trong lãnh vực xã hội, chính trị để ”thay đổi thế giới”. Ngài nói : ”Thanh niên ngoài đường phố muốn trở thành tác nhân của sự thay đổi… Xin đừng để cho người khác trở thành tác nhân thay đổi… Đừng đứng trên bao lơn nhìn xuống cuộc sống…. Giê su đã dấn thân, hãy dấn thân như Người”.

Với phong cách khiêm tốn cố hữu và một chút hóm hỉnh, ngài còn nói : ”Chúa Giê su đã ban chúng ta điều còn hay hơn cả Cúp Bóng đá Thế giới”.

Một năm trước World Cup diễn ra ở Brazil, Giáo hoàng Phanxicô vừa ghi được một bàn thắng. »

Phải nói là những lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng có một âm hưởng đặc biệt tại Brazil, nơi thanh niên đã xuống đuờng vào tháng Sáu đòi cải thiện từ giáo dục, y tế, cho đến ngành chuyên chở công cộng. Họ cũng bày tỏ sự bực tức đối với tầng lớp chính trị và tệ nạn tham nhưng tràn lan.

Theo chương trình, Đức Giáo hoàng sẽ lên đường trở về Roma vào tối nay, kết thúc chuyến thăm Brazil.