Malala dạy tổng thống Mỹ về máy bay không người lái

Malala dạy tổng thống Mỹ về máy bay không người lái

Malala Yousafzai phát biểu trong một cuộc họp báo với chủ tịch Ngân hàng Thế giới tại Wáhington ngày 11/10/2013.

Malala Yousafzai phát biểu trong một cuộc họp báo với chủ tịch Ngân hàng Thế giới tại Wáhington ngày 11/10/2013.

REUTERS/Gary Cameron

Tú Anh

RFI

Cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, công luận Mỹ thất vọng vì Malala Yousafzai không được giải Nobel Hòa bình 2013. Cô học sinh 16 tuổi người Pakistan bị Taliban bắn trọng thương hồi năm ngoái, sau khi được Nghị viện Châu Âu trao giải Sakharov, đã được Hoa Kỳ trải thảm đỏ đón tiếp.

Từ Washington, thống tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :

Malala đã chinh phục được trái tim người Mỹ. Đến Hoa Kỳ để quảng bá quyển sách đầu tay « Tôi, Malala », cô nữ sinh 16 tuổi, hiện định cư bên Anh, được hàng loạt đài truyền hình phỏng vấn và đài ABC đã dành cho cô bé một chương trình đặc biệt.

Sau khi được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đón tiếp bằng loạt pháo tay hoan nghênh, Malala thăm và phát biểu tại Ngân hàng Thế giới ngày thứ Sáu và được Tổng thống Mỹ và phu nhân đón tiếp tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng.

Malala cho biết là cô có thiên hướng muốn làm tổng thống Pakistan. Trong phần trao đổi với Tổng thống Obama, cô bé Malala không ngần ngại chia sẻ tâm trạng lo ấu của mình về các vụ máy bay không người láy của Mỹ trang bị rocket tấn công ở Pakistan. Cô nói : « Nhiều nạn nhân vô tội đã chết vì các hoạt động tạo lòng căm phẩn này » . Malala cố vấn tổng thống Mỹ nên tập trung vào giáo dục và hợp tác chặt chẽ hơn với chính phủ Pakistan.

Trong bản thông cáo, Nhà Trắng không nhắc đến vụ máy bay không người lái nhưng nhấn mạnh là Malala đã gây « ấn tượng mạnh và lòng cảm phục trong giới thiếu nữ Pakistan ». Hôm qua, thứ Bảy, Malala đã có dịp quảng bá quyển sách của mình với các nữ sinh một trường trung học tư thục danh tiếng tại Washington, nơi hai cô con gái của tổng thống Obama theo học.

Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang

Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang

Tiến sĩ vật lý Devra Marcus (G), luật sư Kody Kness (T) và vợ nhà ly khai Chu Ngu Phu (Zhu Yufu), trước nhà tù số 4 tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/10/2013

Tiến sĩ vật lý Devra Marcus (G), luật sư Kody Kness (T) và vợ nhà ly khai Chu Ngu Phu (Zhu Yufu), trước nhà tù số 4 tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/10/2013

(Ảnh: China Aid)

Trọng Nghĩa

RFI

Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Aid, trụ sở tại Mỹ, vào hôm nay, 13/10/2013, chính quyền tỉnh Chiết Giang (miền đông Trung Quốc) đã bắt giữ hai công dân Mỹ khi họ tìm cách tiếp xúc với một nhà ly khai hiện bị cầm tù.

Nữ bác sĩ Devra Marcus, hành nghề tại Washington cùng người bạn đồng hành tên Kness Kody đã đến nhà tù tỉnh Chiết Giang để xin được gặp ông Chu Ngu Phu (Zhu Yufu) một nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền đang thọ án tù tại đây. Không những không được gặp tù nhân này, mà cả hai người khách Mỹ đều bị chính quyền nhà tù câu lưu.

Nhà ly khai Chu Ngu Phu đã bị kết án 7 năm tù vào tháng 02/2012 vì đã viết một bài thơ bị cáo buộc là mang nội dung « phản nghịch » khi kêu gọi người dân Trung Quốc tập hợp lại với nhau để tiếng nói của mình được lắng nghe. Nhân vật này đã bị buộc vào tội danh « kích động lật đổ » chính quyền.

Theo hãng tin Pháp AFP, bài thơ của ông Chu Người Phu có đoạn tạm dịch như sau : « Đã đến lúc hỡi người dân Trung Quốc ! Quảng trường là của mọi người… Đã đến lúc bạn dùng đôi chân để đến quảng trường biểu thị sự lựa chọn của mình ».

Lời bài thơ rõ ràng gợi lên Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, trung tâm của các cuộc biểu tình rầm rộ đòi dân chủ trong hai tháng 05 và 06/1989, vốn đã bị đàn áp đẫm máu và hiện đôi khi vẫn là nơi thực hiện các hành động phản đối riêng lẻ.

Về hai công dân Mỹ bị bắt, trong một thông báo công bố trước khi khởi hành, nữ bác sĩ Marcus đã công khai cho biết hai mục tiêu chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của bà : Nghiên cứu hội họa và khám bệnh cho ông Chu Ngu Phu.

Theo bà Marcus, bà đã nhận được thông tin theo đó ông Chu Ngu Phu, 60 tuổi, không được ăn uống và chăm sóc thuốc men đầy đủ và nhiều lần bị bất tỉnh. Bà viết : « Dựa trên thông tin đó tôi sợ rằng ông Chu Ngu Phu có thể bị chết do thiếu chăm sóc y tế và điều trị ».

Chính quyền Hoa Kỳ đã từng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho nhà ly khai này cũng như tất cả các tù nhân khác bị kết án tù chỉ vì đã bày tỏ chính kiến ​​một cách ôn hòa.

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF - Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF – Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013

REUTERS

RFI

Cuộc họp toàn thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ngày hôm qua, 11/10/2013, ở Washington, đã kêu gọi chính quyền Mỹ khẩn trương hành động, giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách.

Từ Washington, thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình:

« Trong những cuộc họp kiểu như thế này, Hoa Kỳ thường có thói quen dạy dỗ các nước khác hơn là bị nhắc nhở. Thế nhưng, năm nay, Washington bị phê phán vì nhiều lý do khác nhau. Trong thông cáo, nhóm G20 tài chính đã đề nghị Hoa Kỳ « khẩn cấp hành động để giải quyết những bấp bênh về ngân sách trong ngắn hạn ». Tình trạng tê liệt ngân sách và mối đe dọa mất khả năng thanh toán của cường quốc số một 1 kinh tế làm cho cộng đồng tài chính quốc tế lo ngại.

Một lo lắng khác : Sắp sửa đến thời điểm chấm dứt chính sách kích thích hào phóng của Cục Dự trữ Liên bang, bơm 80 tỷ đô la mỗi tháng cho nền kinh tế. Giới đầu tư trước đây đã rút vốn ra khỏi các nước đang trỗi dậy, sẽ bị mất đi một nguồn tài chính quan trọng. Kể từ sau thông báo của ông Ben Kernanke vào mùa xuân vừa qua, các nước Châu Phi phải trả lãi cao hơn khi đi vay.

Trong thông cáo của mình, các Ngân hàng Trung ương của các nước Châu Phi lo ngại việc chấm dứt hỗ trợ tiền tệ, đã cảnh báo nguy cơ « làm trật đường ray » tiến trình phục hồi tăng trưởng trên thế giới. Hoa Kỳ còn bị nhóm G20 chỉ trích về việc chưa thông qua kế hoạch cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho phép các nước đang trỗi dậy có trọng lượng hơn trong định chế này.

Về điểm phê phán thứ nhất, vào lúc cuộc khủng hoảng ngân sách bước sang ngày thứ 12, Nhà Trắng và đảng Cộng Hòa vẫn chưa đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, dường như, cả hai bên tỏ quyết tâm tìm kiếm một thỏa hiệp để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc. Song kết quả đạt được rất khiêm tốn : Từ 48 giờ qua, hai bên vẫn đang thương thuyết với nhau.

Tối Thứ Năm, Tổng thống Barack Obama đã tiếp các phái đoàn Thượng nghị sĩ và dân biểu của đảng Cộng Hòa. Nhiều người trong số họ bắt đầu thực sự lo ngại về tác động chính trị của cuộc khủng hoảng đối với đảng Cộng Hòa, bị coi là phải chịu trách nhiệm về tình trạng bế tắc hiện nay, theo như nhìn nhận của 60% dân Mỹ qua các cuộc thăm dò dư luận.

Hôm qua, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã nói chuyện với nhau qua điện thoại. Chủ tịch Hạ viện (thuộc đảng Cộng Hòa) đề xuất cho phép nâng mức trần của nợ công cho đến ngày 22/11/2013, nhưng không chấp nhận cho mở lại các cơ quan chính quyền Liên bang trừ phi đạt được thỏa thuận giảm một số chi phí công. Còn các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa thì đề nghị nâng mức trần nợ từ nay đến đầu năm tới, chấm dứt việc đóng cửa các cơ quan chính quyền, đổi lại, thuế đánh vào một số thiết bị y tế sẽ bị xóa bỏ.

Chắc chắn là đề xuất của Thượng viện phù hợp với mong muốn của Tổng thống hơn, nhưng trong cả hai trường hợp, đảng Cộng Hòa đều đưa ra điều kiện khi bỏ phiếu chấp thuận giải quyết vấn đề nợ và ngân sách. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố rằng ông chỉ bắt đầu đàm phán khi các dân biểu không được đưa ra các điều kiện tiên quyết để bỏ phiếu thông qua việc nâng mức trần nợ và cho mở cửa trở lại toàn bộ các cơ quan Liên bang.

Tuy nhiên, dưới áp lực của người dân, ngày càng tỏ thái độ bất bình, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đang cố gắng hơn để tìm kiếm lối thoái ra khỏi khủng hoảng ».

1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực

1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Kim Yong Kim nói chuyện tại một cuộc họp báo

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Kim Yong Kim nói chuyện tại một cuộc họp báo

11.10.2013

Ngân hàng Thế giới, WB, nói mặc dù tốc độ xóa nghèo diễn ra nhanh chưa từng thấy trong những thập niên gần đây, song 1,2 tỉ người “vẫn chìm sâu trong cảnh cùng cực” trong năm 2010. Ngân hàng công bố bản báo cáo “Tình trạng người ngèo” hôm thứ năm để mở khai mạc cuộc họp hàng năm của Ngân hàng và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết ngân hàng có 2 mục tiêu chính – chấm dứt tình trạng nghèo khó cùng cực trước năm 2030 và thúc đẩy sự thịnh vượng chung ở các nước đang phát triển. Điều đó có nghĩa là cải thiện tăng trưởng kinh tế và bình đẳng cho nhóm 40% dân số từ dưới lên của một nước đang phát triển. Ông nói:

“Đạt được những mục tiêu này đã trở thành mục tiêu chính cho tổ chức của chúng ta. Tuần này Hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới sẽ xem xét một kế hoạch chi tiết cho việc chuyển đổi hoạt động, cấu trúc và văn hóa của chúng ta để có thể đạt được những mục tiêu. Đây là chiến lược đầu tiên tập hợp tất cả những tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới dưới một khuôn khổ duy nhất để gặt hái kết quả.”

Tuần này, ngân hàng đã đặt một mục tiêu tạm thời mới, nhằm giảm tình trạng nghèo khó cùng cực xuống còn 9% trước năm 2020.

Báo cáo nói xóa bỏ nghèo khó cùng cực trong khoảng thời gian của một thế hệ là một “thách thức to lớn,” đòi hỏi phải có “sự hiểu biết thấu đáo về tình trạng của người nghèo.” Ông Kim nói:

“Chinh phục nạn nghèo đói là chuyện to lớn so với năng lực của chúng ta rất nhiều. Một phong trào toàn cầu, đang phát triển đã lớn mạnh khi các nhà lãnh đạo chính phủ, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự đoàn kết xung quanh mục tiêu trọng yếu này. Chiến lược của chúng ta là táo bạo vì thách thức rất to lớn. Hơn một tỉ người sống trong nghèo khó cùng cực, thu nhập 1,25 đô la một ngày hoặc ít hơn. Chúng ta phải hành động với sự cấp bách và lòng quyết tâm. Trong báo cáo “Tình trạng người nghèo”, chúng ta nhận thấy rằng 400 triệu người cực kỳ nghèo khó của thế giới trong năm 2010 là trẻ em.”

Ông nói người nghèo không thể chờ đợi tiến bộ từ từ xuất hiện mà họ cần được giúp đỡ ngay bây giờ:

“Khi nhìn lại hơn 30 năm qua, chúng ta thấy tiến bộ vượt bậc trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo, ít hơn 700 triệu người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực, ngay cả khi dân số thế giới tăng thêm 2,5 tỉ người. Ở những nơi như Ấn Độ và Trung Quốc, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo khó cùng cực trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong số 35 nước nghèo nhất, 100 triệu người nghèo vẫn còn cực kỳ nghèo khó. Nhiều người sống trong nghèo khó cùng cực từ  hơn 30 năm qua.”

Báo cáo “Tình trạng người nghèo” nói 26 trong số 35 nước có thu nhập thấp trên thế giới là ở châu Phi.

Bác sĩ Kim cho biết nhiều người nghèo không được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh:

“Những người cực nghèo vẫn sống dưới mức 1,25 đô la một ngày như cách đây 30 năm. Và để thoát khỏi cảnh nghèo, những người nghèo ở nông thôn sẽ phải tăng thu nhập của họ nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của các nước đang phát triển. Chiến lược của chúng ta sẽ giúp các nước nhận trợ giúp giải quyết vấn đề lớn nhất của họ, đó là tạo công ăn việc làm, chống biến đổi khí hậu, là những việc gây thiệt hại rất nhiều đối với người nghèo trên thế giới.  Ngoài ra, chúng ta cũng cần giúp họ đối mặt với các vấn đề bất ổn và xung đột.”

Báo cáo cho biết dù số lượng người nghèo phái nam và phái nữ bằng nhau, tình trạng nghèo khó vẫn còn chênh lệch về mặt giới tính. Người nữ trong độ tuổi từ 15 đến 30 có khoảng một năm ít học hơn những người nam nghèo cùng nhóm tuổi.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới nói thêm, nếu các mục tiêu giảm nghèo được đáp ứng, cần phải có sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ cho Hiệp hội Phát triển quốc tế, gọi tắt là IDA. IDA cung cấp các khoản vay cho các chương trình cải thiện tăng trưởng kinh tế và điều kiện sống. Ông Kim cho biết:

“Với sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ, chúng tôi dự định sẽ tăng nguồn kinh phí của IDA cho những nước bất ổn và bị ảnh hưởng bởi xung đột đến mức 50 phần trăm trong ba năm tới. Chương trình của chúng ta cho các cuộc họp thường niên năm nay cho thấy ngân hàng tập trung vào nhiều  thách thức về phát triển quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, tiếp cận tài chính, năng lượng, vai trò của khu vực tư nhân và bình đẳng giới tính.”

Trong một tin tức có liên quan, IMF thông báo rằng các nước thành viên đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giảm nghèo và Tăng trưởng.

Quỹ này giúp IMF cho các quốc gia có thu nhập thấp vay với lãi suất bằng không. Nguồn tài trợ cho Quỹ đến từ gần 4 tỉ đôla lợi nhuận do bán 403 tấn vàng dự trữ.

Human Rights Watch : Các nhóm thánh chiến và đối lập Syria giết gần 200 thường dân

Human Rights Watch : Các nhóm thánh chiến và đối lập Syria giết gần 200 thường dân

Cuộc tấn công vào Lattaquié đã khiến nhiều người thiệt mạng, theo nguồn tin từ giới bảo vệ nhân quyền.

Cuộc tấn công vào Lattaquié đã khiến nhiều người thiệt mạng, theo nguồn tin từ giới bảo vệ nhân quyền.

REUTERS/Handout

RFI

Hôm nay, 11/10/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch công bố một bản báo cáo, theo đó, các nhóm thánh chiến và lực lượng nổi dậy, đã giết hại 190 thường dân. Sự vụ xẩy ra tại các khu làng theo hệ phái Hồi giáo alaouite, ở Syria, trong tháng Tám vừa qua.

Trong báo cáo 105 trang, Human Rights Watch – HRW – cho biết đã tiến hành điều tra tại chỗ và phỏng vấn 25 người, kể cả những người sống sót sau vụ quân nổi dậy tấn công vào 10 ngôi làng của người theo hệ phái Hồi giáo Alaouite, ngày 04/08, ở tỉnh Lattaquié, nơi được coi là thành trì của Tổng thống Bachar Al Assad.

Theo HRW, vào ngày đó, có ít nhất 190 thường dân đã bị giết hại, trong số này có 57 phụ nữ, 18 trẻ em, 67 người đã bị hành quyết, mặc dù trong tay họ không có súng ống hoặc tìm cách bỏ chạy. Đối với HRW, đó là những thường dân không có vũ trang, không làm gì để có thể đe dọa hoặc làm cho người ta nghĩ rằng họ là những người chống lại cuộc tấn công.

Vẫn theo HRW, có ít nhất 20 nhóm có vũ trang đã tham gia vào cuộc tấn công và chiếm được 10 ngôi làng của người Hồi giáo Alaouite. Ngày 18/08, quân đội chính phủ Syria đã chiếm lại được các ngôi làng này.

Ngay lập tức, phe đối lập Syria đã lên án các vụ hành quyết thường dân tại 10 ngôi làng. Trong thư ngỏ gửi HRW, Liên minh đối lập Syria đã lên án mọi hành động vi phạm nhân quyền do các tổ chức có vũ trang thực hiện. Liên minh cũng nhắc lại cam kết ton trọng các luật lệ quốc tế liên quan đến nhân quyền

Một người Trung Quốc tự cắt chân vì không đủ tiền trả viện phí

Một người Trung Quốc tự cắt chân vì không đủ tiền trả viện phí

Medical sign

Medical sign

11.10.2013

Truyền thông Trung Quốc cho biết một người đàn ông ở vùng nông thôn đông bắc đã dùng dao cắt trái cây, cưa, và dụng cụ gãi lưng để cắt chân của mình vì không có tiền để trả chi phí y khoa và không muốn tiếp tục đau đớn không chịu nổi.

Theo bản tin báo chí, ông Trịnh Diêm Lương, 47 tuổi, sống ở Bảo Định, chẩn bệnh năm 2012 thấy bị chứng nghẹt tĩnh mạch và các bác sĩ nói rằng tĩnh mạch trong chân phải của  ông đã hỏng hoàn toàn.

Chứng bệnh này làm ông rất đau đớn và các thuốc giảm đau không giúp được gì.

Bản tin nói vì không đủ khả năng trả chi phí điều trị, ông Trịnh Diêm Lương quyết định cắt chân mình khi thấy bắt đầu mưng mủ và biến sang màu đen.

Ông đã mất 4 răng hàm khi cắn xuống vì quá đau trong lúc tự cắt chân.

Viêm nhiễm giờ đây lan sang chân trái, và ông tìm cách tự chữa bằng iốt và gạc.

Ông muốn có một chân giả để có thể tiếp tục nuôi gia đình.

Nguồn: Totonto Sun, The Independent

Trung Quốc huy động 2 triệu người theo dõi và kiểm duyệt internet

Trung Quốc huy động 2 triệu người theo dõi và kiểm duyệt internet

Hệ thống theo dõi và kiểm duyệt internet ở Trung Quốc bao gồm 2 triệu người

Hệ thống theo dõi và kiểm duyệt internet ở Trung Quốc bao gồm 2 triệu người

REUTERS/Carlos Barria/File

Đức Tâm

RFI

Báo chí chính thức Trung Quốc vừa có những tiết lộ về đội quân tin học của Bắc Kinh : Hệ thống theo dõi và kiểm duyệt internet bao gồm 2 triệu người.

Đây là thông tin của tờ Tin tức Bắc Kinh, số ngày 03/10/2013, theo đó, một bộ phận lớn trong số khoảng 2 triệu nhân viên, có một phần mềm tin học, dựa trên các từ khóa, cho phép kiểm duyệt một khối lượng khổng lồ những trao đổi thông tin trên các mạng xã hội Trung Quốc. Con số chính xác các nhân viên làm công tác kiểm duyệt internet tại Trung Quốc là một bí mật quốc gia.

Báo Tin tức Bắc Kinh nhấn mạnh, nguồn tài chính trả lương « cảnh sát mạng » đến từ các cơ quan tuyên huấn của chính phủ, đảng Cộng sản và các websites thương mại. Mặc dù có tới 2 triệu người, lực lượng kiểm duyệt này vẫn không thể ngăn chặn các thông tin hay những bình luận mà chính quyền không mong muốn, được đăng tải, phổ biến trên internet.

Nhật báo trích dẫn một nhân chứng hiện đang làm công việc kiểm duyệt. Người này không chấp nhận bị coi là « mật vụ trên mạng » và giải thích rằng công việc của ông là theo dõi và có được những thông tin liên quan đến các khách hàng. Website của Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ tổ chức, từ ngày 14 đến 18/10, một khóa đào tạo cho các « nhà phân tích công luận ». Bộ Nguồn nhân lực và bảo hiểm xã hội cùng tham gia sáng kiến này.

Nhằm tăng cường theo dõi và kiểm duyệt internet, vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị, theo đó, chủ nhân blog có thái độ phê phán chính quyền sẽ bị phạt hoặc bỏ tù nếu có quá 5000 người vào xem. Hoặc cư dân mạng nào là tác giả một thông tin bị coi là xuyên tạc và thông tin này được đăng lại hơn 500 lần trên mạng, thì có thể bị ngồi tù tới 3 năm. Nhiều blogger trong số này có những người rất nổi tiếng đã bị câu lưu thẩm vấn trong thời gian qua, với tội danh bịa đặt và lưu truyền tin đồn.

Mặt khác, Trung Quốc còn có một lực lượng rất hùng hậu « bình luận viên trên mạng », bí mật phát tán, tuyên truyền tư tưởng của đảng cầm quyền.

Ðức Giáo Hoàng thăm làng Assisi của vị thánh cùng tên

Ðức Giáo Hoàng thăm làng Assisi của vị thánh cùng tên
October 04, 2013

nguoi-viet.com

ASSISI, Ý (NV) Ðức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Sáu đến viếng thị trấn Assisi, nơi ra đời của vị thánh cùng tên là St Francis. Theo NBC, vị thánh người Ý này lúc sinh thời, từng từ bỏ nếp sống giàu sang, để sống và cầu nguyện cùng với người nghèo khó vào đầu thế kỷ thứ 13.

Ðức Giáo Hoàng đi theo bước chân của Thánh Francis, và có khi dừng lại để ban phép lành cho trẻ em tàn tật, cũng như ăn tối với người nghèo.



Ðức Giáo Hoàng Francis (giữa) trong Thánh Ðường St. Mary of the Angels Basilica, Assisi, Ý. (Hình: AP Photo/Alessandra Tarantino)


Phát biểu tại địa điểm, nơi người ta tin là Thánh Francis đã từng vứt bỏ áo quần đắt tiền, để chứng tỏ đức khiêm cung và tôn kính đối với Thiên Chúa, Ðức Giáo Hoàng kêu gọi giáo hội hãy “cởi bỏ những gì thuộc trần tục nơi chúng ta,” mà theo ngài, là những thứ đã đưa chúng ta đến lòng tự cao tự đại, cuộc sống xa hoa phù phiếm, là “những thứ ung thư của xã hội, và là kẻ thù của Thiên Chúa.”

Ðức Giáo Hoàng cũng đề cập đến vụ đắm tàu hôm Thứ Năm, ở ngoài khơi nước Ý, khiến ít nhất 111 di dân thiệt mạng, khi trên đường từ Bắc Phi tìm cách vượt qua Ðịa Trung Hải.

Ngài nói: “Ðây là một thế giới cuồng điên. Có vẻ như người ta không quan tâm gì đến những người đi trốn nghèo khó, nô lệ, để tìm đến tự do. Hôm nay là ngày mà chúng ta nên khóc để chia sẻ nỗi đau đó.”

Từ khi lên chức Giáo Hoàng hồi Tháng Ba, Ðức Giáo Hoàng Francis đã tỏ rõ quan điểm của mình, qua phỏng vấn, trước đám đông, và qua hành động, rằng hãy thực hành đức khiêm cung, và nhẫn nhục, như lời thuyết giảng của Thánh Francis. (TP)

Một người tự thiêu tại công viên trước Quốc hội Mỹ

Một người tự thiêu tại công viên trước Quốc hội Mỹ

Các nhân viên công lực tại hiện trường nơi một người đàn ông nổi lửa tự thiêu (4/10/2013).

Các nhân viên công lực tại hiện trường nơi một người đàn ông nổi lửa tự thiêu (4/10/2013).

Ðịa điểm

1239-1259 16th Street Northwest, Washington, DC 20036, USA

05.10.2013

Các giới chức cứu hỏa ở thủ đô Washington của Mỹ cho biết một người đàn ông đang được chữa trị những thương tích nguy hiểm tới tính mạng sau khi tìm cách tự thiêu tại công viên trước trụ sở quốc hội.

Những người mục kích nói rằng người đàn ông này tự tưới xăng lên người rồi châm lửa tự thiêu tại một nơi cách trụ sở quốc hội vài khu phố, gần nơi mà cảnh sát đã bắn chết một phụ nữ sau một cuộc rượt đuổi bằng xe hôm thứ năm, tức mới một ngày trước đó.

Một phụ nữ chạy bộ gần đó cho đài VOA biết rằng nhiều người đi qua đó đã vội vàng cởi áo để dập tắt ngọn lửa. Bà nói rằng người đàn ông tự thiêu đã cám ơn những người giúp ông dập tắt ngọn lửa.

Cảnh sát chưa cho biết động cơ của vụ tự thiêu và lai lịch của người này.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đối mặt với nhiều áp lực vì vụ chính phủ đóng cửa

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đối mặt với nhiều áp lực vì vụ chính phủ đóng cửa

Các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa về việc chính phủ đóng cửa. Trong những ngày gần đây, mọi sự chú ý phần lớn dồn vào Dân biểu John Boehner, lãnh tụ phe Cộng hòa đa số ở Hạ viện.

Các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa về việc chính phủ đóng cửa. Trong những ngày gần đây, mọi sự chú ý phần lớn dồn vào Dân biểu John Boehner, lãnh tụ phe Cộng hòa đa số ở Hạ viện.

04.10.2013

Giới hạn trần nợ của Mỹ

– Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
– Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
– Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
– Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ

Tình trạng bế tắc tiếp diễn giữa phe Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Hoa Kỳ hiện làm dấy lên mối quan ngại rằng hai đảng đối nghịch có thể không đạt đồng thuận về việc nâng mức trần nợ vào giữa tháng 10, và điều đó sẽ khiến chính phủ bị vỡ nợ. Cả Bộ Tài chính Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều kêu gọi các nhà lập pháp nhanh chóng chấm dứt cuộc khủng hoảng về ngân sách để tránh gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu. Theo tường thuật của thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang đối mặt với nhiều áp lực đòi ông hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa về việc chính phủ đóng cửa. Trong những ngày gần đây, mọi sự chú ý phần lớn dồn vào một nhà lập pháp, đó là Dân biểu John Boehner, lãnh tụ phe Cộng hòa đa số ở Hạ viện.

Trong cương vị chủ tịch Hạ viện, ông Boehner đã chặn một cuộc bỏ phiếu về dự luật ngân sách tạm thời mà lẽ ra đã giữ chi tiêu ở mức hiện thời. Tất cả các đảng viên Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa ủng hộ dự luật.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích ông Boehner hôm qua trong khi phát biểu trước một nhóm công nhân xây dựng ở ngoại ô thủ đô Washington.

“Hiện có đủ đảng viên Cộng hòa và Dân chủ tại Hạ viện mà nếu Chủ tịch Hạ viện John Boehner chỉ đưa dự luật ra bỏ phiếu thì mọi dân biểu sẽ bỏ phiếu bằng chính lương tâm của họ, và việc đóng cửa sẽ chấm dứt ngày hôm nay”.

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

  • Khoảng 800 ngàn công chức liên bang sẽ phải nghỉ việc không lương.
  • 1 triệu 400 ngàn nhân viên quân đội hiện dịch sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng có thể phải lãnh lương trễ.
  • NASA sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.
  • Các nhân viên kiểm soát không lưu và kiểm tra hành khách sẽ tiếp tục công tác.
  • Các toà án liên bang sẽ tiếp tục hoạt động.
  • Sẽ tiếp tục giao thư tín vì Sở Bưu chính Hoa Kỳ không được tài trợ bởi tiền thuế.
  • Phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
  • Phần lớn các dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ tiếp tục vì đã nhận tiền tài trợ từ trước.
  • Các Công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ đóng cửa.

Cho tới giờ này, ông Boehner vẫn từ chối cho phép bỏ phiếu về một ngân khoản tạm thời, có thể giúp 800 nghìn nhân viên chính phủ liên bang trở lại làm việc. Các chuyên gia chính trị dẫn hai lý do để giải thích hành động này: Một là ông Boehner sẽ mất sự ủng hộ của nhóm bảo thủ và có lẽ là cả vị trí chủ tịch, và một điều khác là sức mạnh của ông sẽ giảm đi khi ông thương lượng với phe Dân chủ về ngân sách mới của Mỹ.

Trong khi đó, phe Cộng hòa chỉ trích Thượng viện do đảng Dân chủ nắm giữ đã bác bỏ ý tưởng tiếp tục cấp quỹ cho một số cơ quan và chương trình như việc chữa trị ung thư cho trẻ em tại Viện Y tế Quốc gia.

Hôm qua, một nhóm các đảng viên Cộng hòa đã tìm cách thu hút sự chú ý đối với những khó khăn mà việc thiếu ngân sách gây ra cho chương trình đó. Renee Ellmers, một đảng viên Cộng hòa đại diện tiểu bang North Carolina và một cựu nhân viên y tá, đã say sưa nói thay cho các em bị bệnh ung thư và gia đình của các em.

“Nếu ta từng chứng kiến vẻ mặt của một người cha, người mẹ khi họ được thông báo rằng con họ bị ung thư và rồi ta tước đi hy vọng của họ, ngay khi họ biết rằng họ vẫn còn hy vọng”.

Theo một ước tính, việc đóng cửa một phần chính phủ liên bang đã làm thất thu kinh tế ít nhất 300 triệu đôla mỗi ngày, và sự thất thu đó sẽ còn tăng.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde hôm qua cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng ngân sách của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.

“Những bất ổn tiếp diễn về chính trị xoay quanh ngân sách, mức trần nợ, không giúp ích gì. Việc đóng cửa chính phủ đã quá tệ hại. Nhưng việc không thể nâng mức trần nợ còn xấu hơn nhiều và sẽ gây tổn hại hết sức nghiêm trọng không chỉ với kinh tế Mỹ mà cả kinh tế toàn cầu nữa”.

Hoa Kỳ phải nâng mức trần nợ vào ngày 17/10 để tránh bị vỡ nợ.

Cảnh báo bão ở bang Louisiana

Cảnh báo bão ở bang Louisiana

Hình ảnh vệ tinh cho thấy cơn bão nhiệt đới Karen cuối đêm thư năm ngày 3/10/2103.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy cơn bão nhiệt đới Karen cuối đêm thư năm ngày 3/10/2103.

04.10.2013

Các nhà dự báo thời tiết đã ra lệnh cảnh báo bão nhiệt đới đối với một số khu vực của bang Louisiana, trong lúc một lệnh cảnh báo bão lớn được áp dụng cho một khu vực rộng lớn trải dài về hướng đông tới duyên hải vùng Vịnh của tiểu bang Florida, trước khi bão nhiệt đới Karen ập vào.

Trung tâm Phòng chống Bão Quốc gia ở Miami nói rằng bão nhiệt đới Karen có thể ập vào bờ vào chiều tối hôm nay, thứ Sáu, hoặc sáng sớm thứ Bảy, và có thể tăng cường độ để trở thành bão lớn khi ập vào bờ.

Dọc theo duyên hải vùng Vịnh của bang Florida, nhiều người đang dời tàu tới những bến an toàn, để tránh gió lớn, và nhiều người khác đang tìm mua những vật liệu để gia cố nhà cửa của họ.

Cư dân tại những vùng nơi lệnh cảnh báo bão có hiệu lực được kêu gọi hãy dự trữ nước uống, lương thực khô, radio và đèn pin.

Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang cũng bắt đầu gọi các nhân viên bị cho nghỉ việc không lương trở lại làm việc để đối phó với trận bão có khả năng trở nên nguy hiểm.

Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Syria loại trừ vũ khí hóa học

Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Syria loại trừ vũ khí hóa học

RFA


2013-09-27

000_Was7949563-305

Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu chấp thuận nghị quyết buộc Syria từ bỏ vũ khí hóa học tại cuộc họp ngày 27 tháng 9 năm 2013 ở trụ sở LHQ, New York.

AFP PHOTO / Stan HONDA

8:30 tối thứ sáu, giờ New York, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết với 100% phiếu thuận, buộc Syria loại trừ kho vũ khí hóa học trước giữa năm tới, 2014.

Với toàn thể 15 phiếu thuận, nghị quyết đòi hỏi “sự loại trừ những thứ vũ khí mà chính quyền Syria đã sử dụng một cách tàn bạo và nhiều lần để chống lại người dân Syria.”  Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice vừa tuyên bố như trên.

Nghị quyết cũng minh định rằng sự bất tuân thủ nghị quyết sẽ đưa đến những hậu quả.  Tuy nhiên nghị quyết không đề cập đến biện pháp quân sự để cưỡng hành theo như Hoa Kỳ đòi hỏi, trong trường hợp Syria không tuân thủ nghị quyết.

Nghị quyết cũng buộc Syria phải cho các chuyên viên thuộc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc (OPCW) vào kiểm soát tất cả những kho tồn trữ vũ khí hóa học và cơ sở tổn trữ hóa chất và chế tạo vũ khí hóa học trong khắp nội địa Syria.

10 phút trước giờ Hội đồng Bảo An biểu quyết 15-0 nghị quyết này, OPCW đã họp tại Hòa Lan để biểu quyết chấp nhận Syria làm thành viên mới nhất của Hiệp ước cấm vũ khí hóa học.