Công giáo và Ấn Độ Giáo “làm việc cùng nhau chống lại sự vô cảm trên phạm vi toàn cầu”

Công giáo và Ấn Độ Giáo “làm việc cùng nhau chống lại sự vô cảm trên phạm vi toàn cầu”

Chuacuuthe.com

INDIA_-_1021_-_Dialogo

VRNs (23.10.2014) – Sài Gòn-  Mumbai (AsiaNews) -. Công Giáo và Ấn Độ Giáo “phải tăng cường tôn trọng lẫn nhau và tình hữu nghị, không phải bằng cách bỏ qua sự khác biệt cần thiết tồn tại giữa hai truyền thống tôn giáo, mà là do sự hiểu biết, thừa nhận và chấp nhận chúng, và do đó cả hai bên tôn trọng lẫn nhau. Giáo Hội Công Giáo không bao giờ áp đặt niềm tin vào người khác, và luôn luôn là để phục vụ người nghèo và thiệt thòi. Mối quan hệ của chúng tôi luôn luôn cải thiện, vì lợi ích chung ” Đức Ông Felix Machado, Chủ tịch Văn phòng Đối thoại liên tôn và đại kết của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ, bình luận ​​với AsiaNews về thông điệp ngày hôm qua của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đển cộng đồng đạo Hindu.

Theo vị giám chức, người cũng đứng đầu văn phòng đối thoại trong Liên Hội đồng Giám mục Á châu, Ấn Độ “là một xã hội đa tôn giáo và đa nguyên, nơi mà tinh thần bao gồm luôn luôn được thúc đẩy bởi người Công giáo. Giáo Hội khuyến khích đối thoại và hợp tác với các tôn giáo khác, vì lợi ích chung. Chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức phát sinh với nhau, vì cùng nhau chúng ta có thể phát triển thịnh vượng.”

Đức Ông Machado nói, thông điệp của Diwali “phản ánh suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: sự thờ ơ trên phạm vi toàn cầu tạo ra một nền văn hóa loại trừ trong đó người nghèo, người dễ bị tổn thương và thiệt thòi thấy quyền lợi của mình bị chà đạp. Trong khi các cơ hội và các nguồn lực được phân bổ cho những người khác. Bất cứ ai sống bên lề bị sử dụng và loại bỏ như một đồ vật. Và điều đó làm tổn thương mọi người.”

Ngược lại, “Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã luôn luôn làm việc cho người nghèo và người thiệt thòi. Đối với Dalits và các bộ lạc, phụ nữ và trẻ em gái ở vùng sâu vùng xa của đất nước, với những người bất hạnh, bất kể  tôn giáo, cam kết đánh bại sự thờ ơ trên phạm vi toàn cần này. Chúng tôi đang tham gia vào cuộc đối thoại liên tôn và không phân biệt đối xử, và sẽ tiếp tục hợp tác với nhà nước, với xã hội vì lợi ích chung. Đối thoại giữa Ấn giáo và Kitô giáo có thể trở thành một hình mẫu cho các tôn giáo khác “.

Pv.VRNs

Bác sĩ người Congo đoạt giải Nhân quyền Sakharov 2014

Bác sĩ người Congo đoạt giải Nhân quyền Sakharov 2014

Diễn viên Ben Affleck và bà Cindy McCain hoan nghênh bác sĩ Denis Mukwege tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ở Washington, ngày 26/2/2014. Bác sĩ Mukwege đã đoạt giải Nhân quyền Sakharov 2014.

Diễn viên Ben Affleck và bà Cindy McCain hoan nghênh bác sĩ Denis Mukwege tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ở Washington, ngày 26/2/2014. Bác sĩ Mukwege đã đoạt giải Nhân quyền Sakharov 2014.

22.10.2014

Một bác sĩ phụ khoa người Congo hơn 15 năm qua giúp đỡ các phụ nữ bị cưỡng hiếp hàn gắn những nỗi đau kinh hoàng đã đoạt giải thưởng nhân quyền Sakharov năm nay.

Nghị viện Châu Âu nhất trí chọn bác sĩ Denis Mukwege cho giải thưởng vì điều mà họ gọi là ‘cuộc chiến’ của vị bác sĩ này trong công cuộc bảo vệ nữ giới.

Bác sĩ Mukwege 59 tuổi sáng lập bệnh viện Panzi ở Bukavu thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1998 để chữa trị cho những phụ nữ bị cưỡng hiếp tập thể trong thời chiến và nạn nhân của tình trạng bạo hành tình dục.

Bác sĩ Mukwege đã thoát chết trong một âm mưu ám sát và bất chấp những đe dọa về tính mạng để gióng lên tiếng nói chống lại nạn cưỡng hiếp như một thứ vũ khí trong thời chiến.

Bác sĩ Mukwege sẽ được trao Giải Sakharov vào ngày 26/11 tại Strasbourg, Pháp.

Các ứng viên khác của giải thưởng năm nay bao gồm phong trào cổ xúy dân chủ EuroMaidan ở Ukraine và nhà hoạt động nhân quyền bị cầm tù người Azerbaijan, Leyla Yunis.

Giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov được đặt theo tên của khoa học gia, nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov đã quá cố.

Nổ súng ở Quốc hội Canada sau khi một binh sĩ bị bắn chết gần đó

Nổ súng ở Quốc hội Canada sau khi một binh sĩ bị bắn chết gần đó

Lực lượng đặc nhiệm bao vây các tòa nhà văn phòng làm việc của Quốc hội Canada ở Ottawa sau vụ nổ súng, ngày 22/10/2014.

Lực lượng đặc nhiệm bao vây các tòa nhà văn phòng làm việc của Quốc hội Canada ở Ottawa sau vụ nổ súng, ngày 22/10/2014.

Hàng chục phát súng đã nổ trong tòa nhà Quốc hội Canada ở Ottawa sau khi ít nhất một tay súng bắn chết một binh sĩ canh gác ở Đài tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia gần đó.

Cảnh sát cho hay có một tay súng bị bắn chết trong tòa nhà chính của Quốc hội.

Cảnh sát được vũ trang hùng hậu với sự yểm trợ của xe thiết giáp đã bao vây các tòa nhà văn phòng ở trung tâm thủ đô, và cảnh sát cho biết đang truy tìm thêm một hoặc nhiều nghi can.

Cảnh sát Ottawa cho hay súng cũng đã nổ tại một thương xá gần đấy.

Một phát ngôn nhân của Thủ tướng Stephen Harper cho hay Thủ tướng đã rời khỏi khu vực nổ súng và được an toàn.

Bộ trưởng nội các Jason Kenney loan báo cái chết của binh sĩ tại đài tưởng niệm chiến tranh. Ông nói Canada sẽ “không bị khủng bố hay đe dọa” vì vụ nổ súng bắn càn này.

Tại Washington, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest cho biết các giới chức Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ cho đối tác Canada vào lúc có thêm thông tin về các vụ tấn công. Ông Earnest nói một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Harper đang được sắp xếp.

Các vụ tấn công diễn ra hai ngày sau khi một người cải đạo sang Hồi giáo lao xe vào hai binh sĩ Canada gần Montreal, khiến một người thiệt mạng.

Những người chứng kiến nói một số người bên trong tòa nhà Quốc hội vào lúc xảy ra các vụ nổ bất thần buổi sáng đã bỏ chạy bằng cách núp dưới các dầm nhà được dựng lên trong công tác tân trang. Những người khác đã nhắn tin qua Twitter rằng họ đã tự khoá trái trong các văn phòng trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của các giới chức an ninh.

Nội dung thương thảo ở HongKong, hôm qua

Nội dung thương thảo ở HongKong, hôm qua

Chuacuuthe.com

VRNs (22.10.2014) – KongKong – Hôm qua, tại HongKong cuộc thương thảo giữa những người trẻ biểu tình và giới lãnh đạo HongKong đã diễn ra. Đây là một cơ hội cho thấy những người trẻ HongKong hành động có chọn lựa cho lý tưởng quốc gia chứ không phải bị ai xúi giục, như người đứng đầu HongKong đã vu khống.

VRNs xin đăng lại tường trình của Ann.

—-

TÓM TẮT CUỘC HỌP

Giữa chính quyền Hồng Kông và các đại diện SINH VIÊN HONGKONG – Chúng ta đọc những gì mà các SINH VIÊN mới chỉ từ 19 đến 21 tuổi nói về chính trị, quyền con người, luật và hiến pháp?

141022002

NHÂN VẬT:

Người trung gian: GS Leonard Cheng Kwok-hon.

I. Chính quyền HONGKONG:

Carrrie Lam, Thư ký trưởng

Rimsky Yuen, bộ trưởng tư pháp

Raymond Tam, bộ trưởng văn phòng thông tin đại lục và hiến pháp

hai tay kia im lặng nên không tính.

II. Đại diện Liên đoàn SINH VIÊN HONGKONG:

Alex Chow, Yvonne Leung, Nathan Law, Lester Shum, Eason Chung

141022003

VÒNG 1

1. Alex Chow Yong-kang: Nhiều người không hài lòng về quyết định ngày 31.08 của chính quyền TW (Bắc Kinh). Chúng ta đã đấu tranh cho dân chủ kể từ khi Chan Kin-man còn là SINH VIÊN cho đến bây giờ.

Alex nhắc đến Lương Chấn Anh nói trên TV rằng bầu cử phổ thông sẽ làm cho người nghèo tham dự và anh ta muốn sử dụng bầu cử đại diện để tiếp tục cho các nhà tài phiệt được độc quyền mà bỏ qua quyền chính trị của gần một triệu người nghèo?

Bây giờ khoảng cách giàu nghèo của chúng ta đứng đầu thế giới, chúng ta đang trở thành các công dân hạng hai cho suốt cuộc đời, một triệu người đói nghèo. Chúng tôi không muốn chỉ đổi cái tên hội đồng bầu cử thành hội đồng đại diện. Năm vị ở đây đều là SINH VIÊN trường đại học HONGKONG, tôi cũng vậy, nhớ xem phương châm của chúng ta là gì? Chính quyền HONGKONG nói đã viết báo cáo cải cách chính trị lên NPC, như thế nào mà chính quyền nói không có trách nhiệm về điều đó bây giờ? Sự xuống đường này là không chỉ SINH VIÊN chúng tôi mà là cho mọi thế hệ. Chính quyền phải là người để chúng tôi về nhà bằng cải cách chính trị.

2. Yvonne Leung Lai-kwok: có hay không cuộc họp hai tiếng có ý nghĩa, một điều nên làm rõ ràng. Ông bà đã lặp lại nhưng gì đã nói là quyết định của chính quyền TW ngày 31.08 là không thể lay chuyển. Nhưng thực tế không phải như thế, nói theo hiến pháp”

Cô ấy đưa ra các điều khoản của Hiến pháp Trung quốc rằng nếu quyết định của Hội đồng TW không phù hợp thì nó có quyền hủy quyết định đó.

3. Nathan Law, có nhiều vấn đề xã hội HONGKONG có nguồn gốc từ hệ thống không dân chủ. Bây giờ vấn đề chính trị là vấn đề xã hội và ý thức. Có quá nhiều người nghèo buộc chúng ta phải nhìn vào nó. Báo cáo của chính quyền HONGKONG lên hội đồng quốc hội quốc gia là nguồn gốc của vấn đề chính trị hiện thời và điều kiện của một ứng viên trưởng đặc khu phải là một người yêu đất nước và yêu Hongkong, nó cũng đã tước đoạt đi quyền của những người yêu HONGKONG đứng lên bầu cử. Căn cứ vào báo cáo của chính quyền có trên 70% người dân ủng hộ sự thiết lập là không chấp nhận được. Báo cáo nói rằng không cần điều chỉnh phụ lục luật cơ bản là hoàn toàn sai, NPC đã bị hiểu lầm vì báo cáo nghèo nàn.

VÒNG 2

1. Yvonne Leung: chính quyền Hongkong đang từ bỏ quyền lực của mình dưới một quốc gia hai chế độ để có được dân chủ hơn. Nhân dân HONGKONG đang xem TV sẽ cảm thấy giận dữ nếu chính quyền HONGKONG từ bỏ trách nhiệm. Nó có trách nhiệm hiến pháp để đấu tranh cho đề nghị cải cách dân chủ cho HONGKONG và sau đó chuyển nó sang lập pháp để bỏ phiếu. Bạn không nên ngồi đó và không làm gì chỉ vì chính quyền Bắc Kinh can thiệp vào bước sau đó. Tranh cãi của chúng ta không nên tập trung vào có hay không quyết định của TW là không thể lay chuyển. Chúng ta nên nói về vấn đề chúng ta đang phải đối mặt.

2. Lester Shum: Giải quyết vấn đề chính trị bằng các phương tiện chính trị, vẫn đòi hỏi chúng tôi tôn trọng quyết định của NPC là không thể chấp nhận. Luật viết ra để bảo vệ quyền con người

3. Eason Chung: nó chống lại hiến pháp là không phản ảnh ý định thực sự của nhân dân HONGKONG, chính phủ nên làm trách nhiệm và viết lại báo cáo. Chính quyền đã bỏ qua dân chủ mà điều đó là nhu cầu thực sự của nhân dân. Quyền chính trị của chúng ta là giảm bớt tối đa sau khi quyết định của NPC.

4. Alex: chính phủ phải giải quyết vấn đề chính trị bằng quyền lực hiến pháp của nó chứ chính trị không thể giải quyết bằng vũ lực. Nhân dân HONGKONG chưa từng bầu cử và ủy quyền cho Lương Chấn Anh, từ hội đồng bầu cử cho đến hội đồng đại diện mà tôi dự đoán là như nhau. Những gì mà chính quyền hứa hẹn cho tương lai của nhân dân HONGKONG? Nó cởi mở hơn hay là đi giật lùi lại? Nếu chính quyền không hủy bỏ bốn khu vực trong hội đồng đại diện và bầu cử phân theo chức năng thì khó mà kêu gọi được mọi người quay về nhà.

5. Nathan Law: các ngài bộ trưởng, các ngài sẽ phản ánh mong muốn của dân chúng đến chính quyền TW? Law cũng nói rằng bất kỳ hạn chế đối với quyền bỏ phiếu và quyền được bình chọn, do sự khác biệt trong quan điểm chính trị, sẽ là không hợp hiến. “Khi bạn nhận thức được rằng các phương pháp chọn lựa giám đốc điều hành và bầu cử Hội đồng Lập pháp không đạt kỳ vọng của người dân, tại sao bạn không làm điều gì đó?”. “Bạn có thể làm một cái gì đó trong khuôn khổ hiến pháp. Cũng nghĩ như thế nào để kéo xã hội gần lại với nhau khi mà chúng đã bị xé toạc một phần bởi cải cách.

Cuộcthương thảo được truyền hình trực tiếp đến những người đang biểu tình

Cuộc thương thảo được truyền hình trực tiếp đến những người đang biểu tình

VÒNG 3

1. Yvonne Leung: chúng tôi không lùi bước. Tại sao NPC giới hạn đối thủ chỉ có 2-3?

2. Alex: quyền lực thuộc về hội đồng đại diện hay thuộc về nhân dân? Luật căn bản chống lại hiến pháp thì tại sao không sửa lại luật căn bản?

3. Nathan Law: nhiều người không tin tưởng chính phủ. Thật ngạc nhiên cho chúng tôi khi ông Lương Chấn Anh nói trên truyền thông rằng dân chủ sẽ nhìn thấy nhiều người người chi phối bầu cử. Điều chỉnh Luật cơ bản là có thể và có nhu cầu cấp thiết. Tôi hi vọng chính quyền không nên bỏ qua thử thách và cho chúng tôi thời gian cụ thể.

4. Eason Chung: Chính phủ đã lặp lại những gì đã từng nói trong vòng hai năm qua. Chúng tôi hi vọng chính phủ đưa ra một giải pháp để giải quyết tình huống hiện tại. Chúng tôi ở đây là để nói cho các ông bà biết những gì số đông muốn và những gì quan điểm của họ là. Không phải là các ông bà thuyết phục chúng tôi đồng ý hay không mà phải đối diện với nhân dân.

5. Lester Shum: Chúng tôi đã phải nói chuyện 1 tiếng 45 phút. Chính quyền Bắc Kinh đã giết chết giấc mơ dân chủ của chúng tôi. Rồi chỉ một lời nhắn đơn giản mà chúng tôi có từ chính phủ là muốn chúng tôi phải chịu đựng đề nghị cải cách chính trị trước và chấp nhận hội đồng đại diện. Chúng đã làm đủ sự nhượng bộ? Có quá nhiều người trẻ đã hi sinh việc học và thời gian của họ. Chúng tôi thậm chí đang mong muốn bị bắt và đi vào tù. Những gì chúng tôi muốn? Quyền được bỏ phiếu, quyền được bầu và bầu cử công bằng. Bây giờ chính phủ bảo chúng tôi thu dọn và về nhà. Toàn bộ thế hệ chúng tôi, đã thức tỉnh bởi hơi ngạt, không thể chấp nhận điều nay. Chúng tôi là thế hệ được chọn lựa bởi nhiều lần. Tôi nghĩ cũng áp dụng với các ông bà – các ông bà cũng là những nhân viên chính phủ được lựa chọn nhiều lần. Các ông bà có thể có trách nhiệm chứ? Hay sẽ là những người giết chết tương lai chính trị của chúng tôi và là những kẻ thù của 1 ngàn năm?

6. Alex Chow: nếu chính phủ không giải quyết vấn đề này nghiêm túc thì biểu tình sẽ tiếp tục diễn ra. Sự tín nhiệm của các thành viên NPC là được thử thách nặng nề. 1 vài sinh viên bảo tôi rằng họ ở Mongkok rủi ro là sẽ bị bắn chết. Tại sao xã hội chúng ta ép họ làm điều này? Nhân dân HONGKONG sẽ nhìn bạn như là các anh hùng hay là những kẻ gây tội ác để dân chủ, đóng các con đường hay mở các con đường cho dân chủ?

PHẦN CHÍNH QUYỀN: chỉ nói vắn tắt lại vì có nhiêu đây lặp lại.

Carrie Lam: Tôi hy vọng bạn cảm thấy hai giờ đối thoại được xây dựng. Có lẽ bạn cảm thấy thất vọng về những gì chúng tôi nói hôm nay, nhưng chúng ta phải tuân theo luật cơ bản, nếu không chúng ta sẽ đi theo con đường sai, tiêu tốn thời gian của chúng ta và đặt chúng ta vào nơi đã rồi. tôi hi vọng bạn là đừng nản lòng và khôn ngoan để nghĩ cách thoát khỏi tình trạng hiện tại. Hi vọng các bạn chia sẻ trách nhiệm với chúng tôi.

Các bạn phải thực tế, quyết định 31.08 là hướng đến phía trước. Chúng tôi vẫn bàn đến việc bầu cử vào năm 2022. Trong thực tế, số đông dân chúng nói rằng cảnh sát đã kiềm chế hết sức và hạn chế tối đa việc sử dụng vũ lực. Tôi mong rằng các bạn công bằng trong mối quan hệ với cảnh sát. Vấn đề HONGKONG không thể được giải quyết ở HONGKONG nhưng cũng là trách nhiệm cho chính quyền TW, phải cẩn thận để chọn lựa lãnh đạo.

Bà Carrie Lam lưu ý 4 điểm:

1. Chúng ta vẫn có chỗ để nắm giữ các chi tiết cho cuộc bầu cử 2017

2. Cuộc bầu cử 2017 vẫn không kết thúc, vẫn có thể thay đổi trong tương lai

3. Chúng ta hy vọng thiết lập sân chơi cho những người trẻ và sinh viên thảo luận về sự thay đổi sau 2017

4. Chúng tôi đang quan tâm tích cực nộp báo cáo đến văn phòng liên lạc HONGKONG và Macau của hội đồng quốc gia về sự xuống đường hiện tại.

* Ngoài lề: Đài SCTV và Sina của Hongkong khi quay trực tiếp buổi nói chuyện lại cắt phần SINH VIÊN chất vấn==>> HÈN, hahaha

Cácsinh viên họp báo sau khi kết thúc thương thảo

Các sinh viên họp báo sau khi kết thúc thương thảo

CẬP NHẬT SAU HỌP – NÓI TẠI ADMIRALTY

1. Yvonne Leung: Các bạn không biết chính quyền đang nói gì ư? Tôi cũng vậy. 23 ngày đã trôi qua mà chưa có nhân viên chính quyền bước xuống đây, hay cho họ xuống đây, nói bốn điểm của họ lại lần nữa để xem ai sẽ hiểu được họ nói gì? Tôi hi vọng chúng ta đấu tranh để có kết quả là bầu được một Trưởng đặc khu mà người đó biết lắng nghe chúng ta còn không thì tiếp tục chiếm đóng ở đây.

2. Eason Chung: những quan chức chính phủ đó họ không có cảm giác bình thường. Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Đó là dân chủ.

3. Nathan Law: Chính phủ đang chơi trò Taichi – nhiều tiếng nói trong XH – họ đại diện cho XH còn bạn thì không – thế chúng ta không phải ở đây để đại diện cho số đông à? Chính phủ nói dối để tước đoạt quyền của chúng ta. Chỉ có bạn đại diện cho chính bạn. Đi ra đây và đấu tranh cho chính bạn.

4. Lester Shum: quyết định ngày 31.08 đã thực sự giết giấc mơ dân chủ của chúng ta. Bạn nghĩ là chơi trò chơi chữ với chúng tôi là được sao? Chúng tôi sẽ không đi cho đến khi có được dân chủ.

5. Alex Chow: tối hôm qua chúng tôi đã chuẩn bị với các luật sư, thậm chí có thể chiến thắng tranh cãi với chính phủ. Chính trị là biến cái không thể thành có thể. Tại sao chính phủ không thể sửa luật cơ bản?Tất cả chúng ta đang làm nên lịch sử. Chúng ta sẽ không chấp nhận làm công dân hạng hai, chỉ khi chúng ta hợp tác và vượt qua chướng ngại vật.

5. Benny Tai: tôi tự hào vì có một SINH VIÊN như Yvonne Leung. Ý kiến công cộng không phải là đếm trên đầu người.

6. Joshua Wong: đừng quên là không chỉ có Lau Kong-wah mà còn Edward Yau cũng không nói gì cả. Nếu các ông bà muốn mở ra sân chơi mà không có thực chất thì quên đi LA (tiếng Tàu )

Ann Đỗ

Trung tâm R.F.Kennedy quan ngại về cái chết của tù nhân chính trị Sahrawi ở Tây Sahara

Trung tâm R.F.Kennedy quan ngại về cái chết của tù nhân chính trị Sahrawi ở Tây Sahara

Chuacuuthe.com

VRNs (22.10.2014) – Sài Gòn – Kerry Kennedy, Chủ tịch Trung tâm Robert F. Kennedy về Công lý và Nhân quyền (RFK Center) có trụ sở tại Washington, và Santiago A. Canton, Giám đốc điều hành Đối tác về nhân quyền của RFK, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cái chết của tù nhân chính trị Hassana El Ouali người Sahrawi trong khi bị giam giữ.

El Ouali đã qua đời hôm 27/9 tại một bệnh viện quân sự ở Dakhla, Tây Sahara. Ông là một thành viên tích cực của phong trào ủng hộ độc lập và là một nhà vận động chống sự tra tấn cũng như tàn bạo của cảnh sát. Ông mắc bệnh nặng bởi hậu quả của một cuộc tuyệt thực và sự chăm sóc y tế nghèo nàn tại nhà tù của Ma-rốc.

Tù nhân chính trị Hassana El Ouali người Sahrawi. Ảnh aps.dz

Tù nhân chính trị Hassana El Ouali người Sahrawi. Ảnh aps.dz

Ông El Ouali chỉ được chuyển đến một bệnh viện sau khi phía gia đình và bạn bè áp lực. El Ouali bị bỏ tù với cáo buộc “tham gia vào một cuộc biểu tình bất hợp pháp” và “hình thành một băng đảng.”

Một số báo cáo cho biết, ông bị tra tấn trong thời gian giam giữ, với các hình thức như bị treo lên trần nhà và bị sốc điện ở nhiều bộ phận trên cơ thể.

Mặc dù gia đình yêu cầu việc khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết của ông, chính quyền Ma-rốc đã đột ngột chôn El Ouali vào hôm 6/10 mà không có sự hiện diện hay đồng ý từ gia đình của ông.

Vị chủ tịch Trung tâm RFK nói: “nếu các báo cáo về tra tấn và ngược đãi y tế là đúng thì điều này rất đáng lo ngại.”

Ông kêu gọi “chính phủ Ma-rốc điều tra những cáo buộc rộng rãi về việc các tù nhân bị ngược đãi, đồng thời phải đảm bảo nhân phẩm của những người bị giam giữ được bảo vệ cách dứt khoát.”

Tin tức về điều kiện giam giữ và cái chết của El Ouali được đưa ra trong bối cảnh tồn tại một loạt các báo cáo đáng lo ngại về các nhà tù Ma-rốc ở Tây Sahara.

Juan Mendez, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tra tấn, nói rằng các nhà tù ở Tây Sahara rất đông đúc, và tra tấn thường được sử dụng như cách thức để bịt miệng và trừng phạt những tù nhân chính trị bất đồng chính kiến​​.

Các nhóm quốc tế như Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức địa phương như Tập thể Bảo vệ Quyền con người Sahrawi (CODESA) cũng báo cáo kết quả tương tự.

Cả hai nhóm cũng cáo buộc chính quyền Ma-rốc vi phạm nhân quyền đối với công dân Sahrawi, thậm chí bên ngoài nhà giam, và việc chính phủ hạn chế quyền tự do hội họp, di chuyển, và biểu hiện của người Sahrawi.

Pv.VRNs lược dịch

Ngoại ô Baghdad thất thủ, Sứ thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi can thiệp quốc tế

Ngoại ô Baghdad thất thủ, Sứ thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi can thiệp quốc tế

Đặng Tự Do

10/14/2014

Thông tấn xã AINA của Giáo Hội Assyriô cho biết các tín hữu Kitô ở Baghdad, và ở Qara Tappah đã chìm trong đau buồn và âu lo sau khi toàn bộ tỉnh Anbar thất thủ vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS vào hôm Chúa Nhật 12/10. Ba vụ nổ xe bom đã diễn ra tại Qara Tappah, trong vùng kiểm soát của người Kurds, hôm thứ Bẩy giết chết hơn 100 quân nhân Kurds. Cũng vào ngày thứ Bẩy, chuẩn tướng cảnh sát Ahmed al-Dulaimi, đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS phục kích giết chết tại Ramadi. Thêm vào đó, ba vụ nổ xe bom khác làm chấn động thủ đô Baghdad, đã giết chết 33 thường dân vô tội.

Bất chấp bị liên quân dội bom, quân khủng bố Hồi Giáo IS chỉ còn cách thủ đô Iraq chưa đầy 20km và có khả năng đe doạ phi trường quân sự Baghdad nơi xuất phát các cuộc tấn công của không quân Hoa Kỳ.

Tình hình tại thành phố Kobane giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên tuyệt vọng vì nhiều mặt trận nổ ra cùng một lúc.

Từ Cario, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban-Kimoon nói:

“Hàng ngàn mạng sống đang bị đe dọa. Tôi tái kêu gọi tất cả các bên đứng lên để chặn đứng một vụ thảm sát thường dân ở Kobane”.

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, sứ thần Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, cũng lên tiếng là “cộng đồng quốc tế phải can thiệp” để bảo vệ các nhóm thiểu số bị bách hại ở Trung Đông nếu chính phủ các nước liên hệ không thể bảo vệ họ.

Phát biểu tại một cuộc họp hôm Thứ Hai 13 tháng 10, Đức Cha nói: “Trách nhiệm bảo vệ người dân” là sự công nhận sự bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật, dựa trên phẩm giá bẩm sinh của mỗi người nam nữ. Tòa Thánh muốn tái khẳng định rằng tất cả các nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ người dân của mình khỏi những tấn kích nghiêm trọng, khỏi những vi phạm các quyền con người, và khỏi những hậu quả của các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Nếu các quốc gia không thể đảm bảo sự bảo vệ đó, cộng đồng quốc tế phải can thiệp với các phương tiện pháp lý đã được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và trong các văn kiện quốc tế khác.

Đụng độ lại bùng nổ ở Hồng Kông

Đụng độ lại bùng nổ ở Hồng Kông

Nhân viên cảnh sát đội mũ sắt và mang khiên xông vào đám đông người biểu tình tại các rào cản ở khu Mong KokNhân viên cảnh sát đội mũ sắt và mang khiên xông vào đám đông người biểu tình tại các rào cản ở khu Mong Kok

19.10.2014

Cảnh sát Hồng Kông đã đụng độ với người biểu tình vào sáng chủ nhật, làm gia tăng cảm giác bế tắc giữa chính phủ với phong trào đòi dân chủ.

Mấy mươi nhân viên cảnh sát đội mũ sắt và mang khiên đã xông vào đám đông người biểu tình tại các rào cản ở khu Mong Kok. Hãng tin AP cho biết có 20 người bị thương trong vụ xô xát.

Vụ này xảy ra vài giờ sau khi chính phủ Hồng Kông cho biết họ sẽ bắt đầu đàm phán với sinh viên học sinh vào ngày thứ ba, sau nhiều đêm xảy ra những vụ đụng độ giữa cảnh sát với những người biểu tình đòi dân chủ đã làm cho một số khu vực trong thành phố này bị tê liệt.

Bà Carrie Lam, nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính phủ Hồng Kông, nói rằng thứ ba là ngày sớm nhất trong 3 ngày mà chính phủ Hồng Kông dành cho Liên đoàn Sinh viên học sinh để tiến hành đàm phán. Bà nói rằng công tác chuẩn bị cho cuộc đối thoại đạt được nhiều tiến bộ.

Mới đây Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết ông đang tìm cách đàm phán với những nhân vật lãnh đạo biểu tình. Cuộc điều đình bị bế tắc hồi đầu tháng này sau khi chính phủ hủy bỏ kế hoạch đàm phán.

Ông Lương cho biết ông sẵn sàng thảo luận về vấn đề phổ thông đầu phiếu. Nhưng chính quyền Cộng Sản ở Bắc Kinh nói rằng họ sẽ không thay đổi quyết định là ứng cử viên trong cuộc bầu cử trưởng quan hành chánh Hồng Kông vào năm 2017 phải được sự chấp thuận của ủy ban bầu cử thân Trung Quốc. Họ cũng nói rằng họ sẽ không thực hiện thêm các biện pháp cải cách bầu cử.

Hôm qua, cảnh sát chống bạo động đã dùng thuốc xịt hơi cay mắt và dùi cui để xua đuổi những người biểu tình tại một khu trại biểu tình ở khu Mongkok.

Hong Kong: Bùng nổ các vụ đụng độ mới

Hong Kong: Bùng nổ các vụ đụng độ mới

Người biểu tình dùng ô dù để che chắn trước hơi cay của cảnh sát

Cảnh sát Hong Kong đã sử dụng hơi cay và dùi cui để trấn áp người biểu tình đòi dân chủ trong các vụ đụng độ mới nhất.

Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại quận Mong Kok và tái chiếm một số tụ điểm bị cảnh sát giải tán hôm 17/10.

Cảnh sát cho biết đã bắt giữ 26 người vì nhiều tội danh, trong đó có tấn công người thi hành công vụ.

Video ghi lại cảnh nhiều cảnh sát đánh đập một người biểu tình đã gây phẫn nộ trong dư luận tại Hong Kong trong những ngày gần đây.

Chính quyền Hong Kong và đại diện từ phía sinh viên đã đồng ý sẽ đối thoại vào ngày 21/10, theo truyền thông địa phương.

Người biểu tình đã xuống đường để phản đối việc Bắc Kinh can thiệp vào quy trình bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong năm 2017.

Cảnh sát và người biểu tình tiếp tục đối đầu sáng ngày 18/10

Cảnh sát rút lui

Cảnh sát chống bạo động đã dẹp nhiều lều và rào chắn trên một con đường tại Mong Kok sáng 17/10 với lý do là để giảm ách tắc giao thông.

Hàng nghìn người biểu tình đã chiếm đóng khu vực này trước đó, nhưng các nguồn tin nói chỉ có khoảng vài chục người hiện diện tại đây khi cảnh sát tiến vào.

Tuy nhiên, đoàn biểu tình đã gia tăng về số lượng vào tối thứ Sáu và một số nhà hoạt động đã tìm cách vượt qua đội hình của cảnh sát để tái chiếm con đường.

Các vụ đụng độ bạo lực đã xảy ra sau đó và những người biểu tình đã dùng ô dù để che chắn trước hơi cay của cảnh sát.

Cuối cùng, lực lượng cảnh sát bị buộc phải rút lui khỏi một số con đường, trong lúc có tin cho hay người biểu tình đã bắt đầu xây dựng rào chắn trên những khu vực vừa chiếm được.

Cảnh sát cho biết khoảng 9.000 biểu tình đã tụ tập về địa điểm này vào sáng 18/10.

15 cảnh sát đã bị thương trong các vụ đụng độ, lực lượng cho biết thêm.

Hãng thông tấn AP cho biết nhiều người biểu tình đã bị cảnh sát khống chế trong các vụ đụng độ.

Người biểu tình xây dựng rào chắn sau khi tái chiếm một số con đường

Nhóm biểu tình Chiếm Trung tâm đã ra một thông cáo bằng Hoa ngữ, trong đó cáo buộc chiến dịch của cảnh sát đã “châm ngòi cho các đợt chiếm đóng mới và làm quan hệ giữa cảnh sát với người dân xấu đi”.

Trại biểu tình ở Mong Kok, Cửu Long, là một nhánh của tụ điểm biểu tình chính tại khu Admiralty trên Đảo Hong Kong.

Người biểu tình và cảnh sát cũng đang đối đầu ở khu Admiralty, dù chưa có tin nào cho biết đã xảy ra đụng độ tại đây.

Cũng trong ngày 17/10, Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài đã ra thông cáo lên án vụ bắt giữ nhiếp ảnh gia của Getty, bà Paula Bronstein, người đã đứng trên một chiếc xe để ghi lại cảnh biểu tình.

“Cảnh sát Hong Kong cũng đã đe dọa nhiều nhà báo khác tại hiện trường. Một người nói anh ta sẽ bị đánh bằng dùi cui nếu tìm cách sang phía bên kia đường”.

“Những chiến thuật này đang vi phạm nghiêm trọng quyền của báo chí” thông cáo nói thêm.

Nhiều người biểu tình chỉ ở độ tuổi thiếu niên

Căng thẳng gia tăng

Trước đó, hôm thứ Sáu, ông Chu Vĩnh Khang (Alex Chow), Tổng Thư ký Hiệp hội sinh viên Hong Kong, nói nhóm của ông và chính quyền đã đồng ý đối thoại và ngày 21/10. Cuộc đối thoại sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.

Đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh nói hôm 16/10 rằng chính quyền đã sẵn sàng để đối thoại, nhưng cũng cho biết Bắc Kinh sẽ không từ bỏ quyền phê chuẩn ứng viên cho cuộc bầu cử năm 2017.

Chính quyền Hong Kong trước đó đã hủy đàm phán với lý do các cuộc biểu tình chiếm đóng đường phố vẫn tiếp diễn.

Lượng người biểu tình đã bắt đầu giảm từ hồi đầu tháng 10, nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang hồi tuần này.

Một đoạn video ghi lại cảnh nhiều cảnh sát mặc thường phục đánh đập một người biểu tình cũng đã gây phẫn nộ trong dư luận.

Cảnh sát cho biết 7 nhân viên của họ đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Tai nạn nơi trình diễn văn nghệ Nam Hàn: 14 chết

Tai nạn nơi trình diễn văn nghệ Nam Hàn: 14 chết
Friday, October 17, 2014

Nguoi-viet.com


SEOUL, South Korea (AP)
Có 14 người đang đứng xem một buổi trình diễn nhạc trẻ ngoài trời ở Nam Hàn hôm Thứ Sáu đã rơi xuống độ sâu 20m và thiệt mạng khi một vỉ sắt che có lỗ thông hơi họ đứng phía trên đã bị sụp xuống.

Các hình ảnh chụp tại hiện trường ở Seongnam, nằm về phía Nam thủ đô Seoul, cho thấy một hầm xi măng sâu ở dưới tấm vỉ sắt bị sụp.



Hiện trường ống thông gió, nơi xảy ra tai nạn thảm khốc tại Hàn Quốc, 17 Tháng Mười. (Hình: Park Young-Dae-Donga Daily via Getty Images)

Giới chức sở cứu hỏa nói rằng có thêm hai người nữa trong tình trạng hôn mê và 11 người khác bị thương tích trầm trọng.

Nguồn tin này nói rằng các nạn nhân đang đứng trên tấm vỉ sắt để xem buổi trình diễn ngoài trời của một ban nhạc nữ, có tên là 4Minute, hiện nổi danh khắp khu vực Á Châu.

Khoảng 700 người đã đến xem buổi trình diễn, nằm trong khuôn khổ một lễ hội địa phương, theo hãng thông tấn Yonhap.

Ðài truyền hình địa phương YTN cho hay nhiều người trong số khán giả là các nữ sinh.

Một đoạn video chiếu trên trên đài YTN sau đó cho thấy các ca sĩ vẫn tiếp tục nhảy múa, có vẻ không hay biết điều gì mới xảy ra.

Tai nạn này xảy ra trong lúc dân chúng Nam Hàn vẫn chưa quên về thảm kịch chìm phà hồi Tháng Tư khiến hơn 300 người chết hay mất tích, gây nên cuộc tranh luận về các vấn đề an toàn công cộng ở quốc gia này. (V.Giang)

Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu

Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu

Bạo loạn ở Vân Nam bắt đầu là một cuộc biểu tình

Tám người được cho là đã thiệt mạng trong một vụ xung đột giữa các công nhân xây dựng và người dân ở tỉnh Vân Nam thuộc Tây Nam Trung Quốc, chính quyền và truyền thông nước này thông báo hôm thứ Tư ngày 15/10.

Chính quyền huyện Tấn Ninh nằm cách Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam không xa, thông báo trên tài khoản mạng xã hội chính thức của họ rằng đã xảy ra đánh nhau giữa các công nhân đang xây dựng một trung tâm thương mại và hậu cần và người dân địa phương.

‘Chính quyền cướp đất’

Hình ảnh trên mạng xã hội Weibo cho thấy các thi thể nằm trên đường và các công nhân xây dựng bị trói cùng với đông đảo cảnh sát chống bạo động. Tuy nhiên, những hình ảnh này không thể được kiểm chứng độc lập.

Chính quyền nói rằng cảnh sát sẽ tiến hành điều tra một cách ‘đúng luật, khách quan và công bằng’ và sẽ trừng phạt những kẻ phạm pháp.

Tờ tạp chí Tài Tân cho biết hồi tháng Sáu cũng xảy ra va chạm. Khi đó người dân đã tố cáo chính quyền ‘cướp đất của họ’ để làm dự án.

Tạp chí này cho biết một số dân làng đã nói với họ rằng có những người ‘mặc đồng phục đen’, một số người đeo tấm chắn có huy hiệu công an đã ‘tấn công’ họ và họ đã đánh trả.

Tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân chính của hàng chục ngàn cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc mỗi năm. Đa số đều không được truyền thông Trung Quốc đưa tin mặc dù trong một số trường hợp như cuộc nổi dậy của nông dân ở làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, hồi năm 2011 đã thu hút sự chú ý của quốc tế và khiến chính quyền Bắc Kinh hứa hẹn hành động.

Trong những năm qua Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình của nông dân

Cuộc bạo loạn ở Vân Nam diễn ra vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp họp hội nghị trung ương 4 với các chủ đề chính như nền pháp trị để chống lại tình trạng bất ổn mà Đảng đang rất sợ.

Tại tỉnh Quý Châu sát với Vân Nam hôm 13/10 cũng xảy ra các vụ đụng độ của hàng nghìn dân với lực lượng công an tại huyện Tam Tuệ, làm hai người chết, theo tờ Minh Báo ở Hong Kong.

Lý do cuộc biểu tình được cho là do một quyết định của tỉnh ngưng không nâng cấp thị trấn Tam Tuệ lên thành thành phố.

Hàng nghìn người đã tụ tập ngoài trường tiểu học địa phương ủng hộ học sinh bãi khóa sau khi ban giám hiệu cấm học sinh nghỉ học.

Sau hai ngày diễn biến vụ việc trở nên nghiêm trọng khiến 1.000 cảnh sát cơ động Trung Quốc có hỗ trợ của trực thăng vào cuộc.

Nguồn tin từ Hong Kong cũng nói có sau vụ ẩu đả làm nhiều người bị thương và hai bên công an và người biểu tình đã đánh nhau giành xác hai học sinh bị chết.

Trung Quốc đang đặt ASEAN vào sự đã rồi

Trung Quốc đang đặt ASEAN vào sự đã rồi

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-10-15

001_GR368325.jpg

Bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014.

AFP

Những hành động cải tạo đất và xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo tại biển Đông thời gian qua không chỉ gây lo ngại về những dự định chiến lược quân sự của Trung Quốc, mà còn đang đặt các nước ASEAN vào mọi sự đã rồi trước bất cứ những đàm phán tương lai sắp tới.

Phá vỡ hiện trạng để thực hiện chiến lược quân sự

Hôm 7 tháng 10 vừa qua, Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin nước này vừa hoàn thành việc xây dựng một đường băng dài 2.000 mét dùng cho mục đích quân sự trên đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Đây là một trong những hành động gần đây nhất của Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng, cải tạo các đảo, bãi đá đang tranh chấp ở biển Đông bị các nước có liên quan coi là những hành động phá vỡ hiện trạng, từng bước thực hiện những bước chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc nhằm thâu tóm biển Đông.

Trong một hội thảo thường niên về biển Đông được tổ chức ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, Phó Đô đốc hải quân Nhật bản, ông Yoji Koda, đã lên tiếng cảnh báo về những bước đi này của Trung Quốc:

”  Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông tức là kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982 từ thời ông Lưu Hoa Thanh.
-Thạc sĩ Hoàng Việt”

“Hãy nghĩ về khoảng cách, từ Sanya đến đảo Phú Lâm là 700 km, từ đảo Phú Lâm đến bãi Scarborough Shoal là 650 km, và tới Gạc ma là 900 km. Điều này có nghĩa là nếu Trung Quốc sử dụng 3 đảo đó như là những viên đá đầu tiên thì Trung Quốc có thể thực hiện việc kiểm soát về quân sự, chiến lược và kinh tế ở khu vực biển Đông.”

Sanya là thành phố cực nam của đảo Hải Nam của Trung Quốc. Đảo Hải nam cũng là nơi có căn cứ quân sự và tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Bãi Scarborough Shoal trước kia do Philippines kiểm soát nhưng đã bị Trung Quốc chiếm vào năm 2012. Theo Phó Đô đốc Yoji Koda, Trung Quốc có thể có dự định xây dựng bãi này thành nơi đỗ tàu chiến lớn. Phó đô đốc Yoji Koda cũng cho rằng Hoa Kỳ và Nhật bản đã chậm chạp trong việc nhận ra ý đồ này của Trung Quốc.

Hồi tháng 5 vừa qua, Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc cho xây dựng một đường băng trên đảo Gạc Ma ở Trường sa. Đây là đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trong một trận hải chiến ngắn đẫm máu vào năm 1988.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc cùng trong tháng 5 có bài viết khẳng định Trung quốc đang cho xây dựng một đảo nhân tạo tại Gạc Ma. Theo tờ báo thì Trung Quốc sẽ cho xây dựng các cơ sở như sân bay, cảng biển. Các cơ sở này được sử dụng để làm tăng khả năng đáp ứng nhanh của tàu chiến Trung Quốc.

035_pau611954_03-250.jpg

Tàu khu trục Thanh Đảo thuộc Hải quân Trung Quốc tại một cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, ngày 27 tháng 02 năm 2012. AFP PHOTO.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc chưa chính thức xác nhận việc xây dựng đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự tại Gạc Ma, nhưng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định nước này có toàn quyền xây dựng những đảo và bãi đá thuộc chủ quyền của nước này. Thạc sĩ luật Hoàng Việt, chuyên gia về biển Đông của Việt Nam, lo lắng về khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những bước cải tạo đất và xây dựng các đảo để thực hiện chiến lược lâu dài:

“Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông tức là kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982 từ thời ông Lưu Hoa Thanh, theo đó họ phát triển mạnh, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất mà biển đông là nằm trong chuỗi đảo thứ hai, và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và đe dọa vị trí của Hoa Kỳ.”

Theo lý thuyết do Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc đưa ra từ năm 1982, chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines, tức là bao gồm toàn khu vực biển Đông, chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật đi qua quần đảo Ogasawara, Mariana và quần đảo Palau. Đô đốc Lưu Hoa Thanh đề xuất đến năm 2040, hải quân Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn độ dương, và vào thời gian đó, biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân Trung Quốc.

Đặt ASEAN vào sự đã rồi

” Mục đích chính của Trung Quốc là gia cố càng nhiều càng tốt trước khi có bất cứ đàm phán nào đạt kết quả gì với ASEAN, ngay kể cả COC.
-GS Carl Thayer”

Với việc hoàn tất xây dựng sân bay dài 2.000 mét trên đảo Phú Lâm, Tân Hoa Xã cho hay, sân bay sẽ giúp cải thiện khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc thì sân bay này đã có từ trước và việc xây dựng mới chỉ là mở rộng thêm. Bên cạnh đó sân bay này cũng có những hạn chế nhất định và không thể hoạt động như là một sân bây quân sự chính như ở đảo Hải Nam.

Mặc dù vậy, việc xây dựng cải tạo bãi đá, và củng cố thêm các căn cứ quân sự ở Trung Quốc ở biển Đông, theo Giáo sư Carl Thayer, nhằm một mục tạo sự đã rồi trước các đàm phán với ASEAN.

“Mục đích chính của Trung Quốc là gia cố càng nhiều càng tốt trước khi có bất cứ đàm phán nào đạt kết quả gì với ASEAN, ngay kể cả COC. Trong vòng 6 tháng đầu của 2015, tòa quốc tế theo dự kiến sẽ có phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Vì vậy họ phải gia cố trước khi có bất cứ thay đổi nào để chuẩn bị trước, tạo một thực tế đã rồi trên thực địa, để ngăn cản Hoa Kỳ và ngăn cản bất cứ quốc gia nào có phản ứng lại với họ.”

Vào tháng giêng năm 2013, Philippines chính thức đưa vấn đề biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982. Theo hồ sơ kiện, Philippines muốn Trung Quốc phải làm rõ những yêu sách liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của đường đứt khúc 9 đoạn trên biển Đông. Trung Quốc sau đó đã tuyên bố từ chối tham dự phiên tòa.

Liên quan đến vấn đề Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), hiện ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành vòng tham vấn chính thức đầu tiên để tiến tới COC vào tháng 9 năm ngoái. Sau hội nghị Ngoại trưởng ASEAN Trung Quốc diễn ra vào tháng 8 vừa qua, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng lên tiếng khẳng định Trung Quốc ủng hộ việc tiếp tục thực hiện những tham vấn chính thức với ASEAN trong năm nay để hướng tới việc hoàn tất một COC trong tương lai.

Cảnh sát Hong Kong tấn công người biểu tình

Cảnh sát Hong Kong tấn công người biểu tình

RFA-

15-10-2014

Hàng trăm cảnh sát Hồng Kông sử dụng bình xịt hơi cay tấn công các sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ

Hàng trăm cảnh sát Hồng Kông sử dụng bình xịt hơi cay tấn công các sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ, ngày 15 tháng 10, 2014

AFP

Cảnh sát Hong Kong tấn công thô bạo người biểu tình gây làn sóng phẫn nộ trong dân chúng và các nhà lập pháp Hong Kong.

Các hãng tin lớn của thế giới hôm nay đồng loạt loan tải những hình ảnh cho thấy cảnh sát Hong Kong tấn công người biều tình bằng hơi cay xịt trực tiếp vào mắt những người biểu tình trong khi họ vẫn giữ thái độ bất bạo động.

Ngày 15 tháng 10 cảnh sát tập trung tại các khu vực có người biểu tình phá hủy hàng rào và chướng ngại vật chung quanh họ. Ít nhất 46 người bị bắt và áp giải về đồn. Hãng tin Reuters cho biết trong những người bị bắt có người bị đánh đập mang thương tích sau khi được thả.

Con đường Lung Wo gần với văn phòng của trưởng đặc khu hành chánh Lương Chấn Anh đã được cảnh sát giải tỏa sau khi tấn công người biểu tình.

Tuy bị đàn áp thô bạo thủ lĩnh Liên hội sinh viên Hong Kong là Alex Chow cho biết sinh viên vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc biểu tình và không nhường bước trước bạo lực.

Không những đàn áp bằng hơi cay, cảnh sát Hong Kong còn bị truyền thông thế giới lên án là tấn công cả báo chí và đánh đập thô bạo sinh viên.

Ông Daniel Cheng,  phóng viên của AFP cho biết bị cảnh sát đánh đập túi bụi vì có mặt trong đoàn biểu tình mặc dù ông có thẻ báo chí và trên người mang đầy máy ảnh. Cảnh sát dùng nắm đấm, hơi cay, dùi cui và cả những vật dụng tấn công khác để áp chế người biểu tình. Không những thế một video clip được cho là của cảnh sát quay cho thấy một nhóm cảnh sát mặc thường phục đánh đập dã man một thanh niên và sau đó kéo lê anh ta trên mặt đường phố trước khi bắt lên xe cảnh sát.

Tổ chức Ân xá Quốc tế có mặt tại Hong Kong lên án hành động thô bạo của cảnh sát và ghi nhận lại tất cả những diễn biến tấn công của họ như một bằng chứng về sự tấn công vào nền dân chủ của Hong Kong.

Joshua Wong, lãnh tụ trẻ tuổi của sinh viên cho biết cảnh sát không có quyền đánh đập người biểu tình mặc dù họ có thể bắt người. Anh tố cáo cảnh sát đã đánh sinh viên mặc dù họ không có một hành động chống trả nào.