Bỉ động viên lực lượng an ninh sau vụ khủng bố ở Brussels

Bỉ động viên lực lượng an ninh sau vụ khủng bố ở Brussels

Sĩ quan cảnh sát bịt mặt của Bỉ bên ngoài nhà ga xe lửa Gare du Midi ở Brussels, ngày 22/3/2016.

Sĩ quan cảnh sát bịt mặt của Bỉ bên ngoài nhà ga xe lửa Gare du Midi ở Brussels, ngày 22/3/2016.

 Brussels rúng động vì các vụ nổ ở phi trường, xe điện ngầm

22.03.2016

Bộ trưởng Nội vụ Bỉ, ông Bernard Cazeneuve, cho biết nước ông đã động viên các lực lượng an ninh tiếp theo sau những vụ tấn công khủng bố làm rúng động thủ đô Brussels ngày hôm nay. Thông tín viên Jeff Custer của đài VOA tường thuật.

Sáng nay hai quả bom đã phát nổ tại phi trường và một quả bom phát nổ tại trạm xe lửa điện ở trung tâm thành phố, giết chết hơn 20 người.

Bộ trưởng Cazeneuve cho biết an ninh biên giới của nước ông đã được tăng cường kể từ khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Paris hồi năm ngoái. Ông nói rằng vụ bắt giữ nghi can khủng bố Salah Abdeslam hồi tuần trước đã làm gia tăng mức độ lo ngại.

“Tiếp theo sau vụ bắt giữ Salah Abdeslam hôm thứ 6 tuần trước và những nỗ lực có phối hợp với Tổ chức Hình cảnh Quốc tế Interpol về những mối rủi ro tại các cửa khẩu biên giới, tôi đã nói vào tối thứ 7 là sự triển khai lực lượng an ninh sẽ được tăng cường. Sau những vụ tấn công sáng nay ở Brussels, tôi đã quyết định bố trí thêm 1.600 nhân viên cảnh sát và lính biên phòng tới những khu vực khác nhau trong nước, tới các trạm kiểm soát biên giới, và cũng tới các cơ sở hàng không, hàng hải và hoả xa. Tôi đã nhắc lại chỉ thị cho tất cả các giới chức địa phương để họ thực hiện những biện pháp cần thiết để tăng cường thêm nữa với sự cảnh giác cao nhất về vấn đề an ninh tại các nhà ga, những phương tiện giao thông công cộng, phi trường và hải cảng.”

Cảnh sát tuần tra tòa nhà ủy ban Liên hiệp Châu Âu sau các vụ nổ ở Brussels, ngày 22/3/2016.

Cảnh sát tuần tra tòa nhà ủy ban Liên hiệp Châu Âu sau các vụ nổ ở Brussels, ngày 22/3/2016.

Ông Cazeneuve nói nhân viên an ninh bổ sung đã được điều tới các phi trường và nhà ga xe lửa, những địa điểm công cộng và các khu vực khác ở Brussels và trên toàn khu vực.

Một công tố viên Bỉ xác nhận ít nhất một kẻ nổ bom tự sát tại phi trường Brussels. Truyền thông địa phương cho biết có những tiếng hét bằng tiếng Ả Rập tại phi trường trước khi xảy ra những vụ nổ.

Vụ nổ tại trạm xe lửa điện Maalbeek ở trung tâm thành phố Brussels, nơi toạ lạc của nhiều trụ sở của Liên hiệp Âu châu, đã xảy ra vào giờ cao điểm buổi sáng.

Tin tức ban đầu cho biết hơn 20 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

TQ bành trướng biển Đông ‘gây rủi ro lớn trên thế giới’

TQ bành trướng biển Đông ‘gây rủi ro lớn trên thế giới’

Một chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc (trái) phun vòi rồng vào một tàu của Việt Nam hôm 7/5/2014, nhằm ngăn chặn tàu này tiến tới một giàn khoan dầu khổng lồ của Bắc Kinh ở nơi Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.

Một chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc (trái) phun vòi rồng vào một tàu của Việt Nam hôm 7/5/2014, nhằm ngăn chặn tàu này tiến tới một giàn khoan dầu khổng lồ của Bắc Kinh ở nơi Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.

20.03.2016

Khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở biển Đông vì sự bành trướng của Trung Quốc gây ra một mối đe dọa toàn cầu lớn, theo tổ chức nghiên cứu của Anh có tên viết tắt là EIU.

Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Quốc đứng ở vị trí 20.

Trong phần đánh giá về nguy cơ ở biển Đông, EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.

Cơ quan này viết: “Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, có mối rủi ro rằng hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, và gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang căng thẳng”.

EIU nói rằng “bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực, và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu, và xét rộng hơn, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”.

Ngoài biển Đông, trong danh sách các mối đe dọa toàn cầu trên còn có “sự can thiệp của Nga vào Ukraine và Syria tạo tiền đề cho một cuộc Chiến tranh lạnh mới” (vị trí 16); “khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ” (12) và “mối đe dọa tăng cao của chủ nghĩa khủng bố thánh chiến làm bất ổn kinh tế toàn cầu” (12).

Liên quan tới ứng viên tranh cãi của đảng Cộng hòa, IEU viết: “Trong trường hợp Trump giành chiến thắng, thái độ thù nghịch của ông đối với thương mại tự do, cũng như việc ông xa lánh Mexico và Trung quốc, có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến thương mại”.

Tổ chức này nói thêm: “Khuynh hướng quân sự của ông đối với Trung Đông và việc cấm các tín đồ Hồi giáo tới Hoa Kỳ có thể được sử dụng làm một công cụ tuyển mộ cho các nhóm chủ chiến, gia tăng mối đe dọa của chúng trong khu vực cũng như ở các nơi khác”.

Theo EIU, AFP

Vẫn chuyện ông Trump: Cộng Hòa họp khẩn cấp

Vẫn chuyện ông Trump: Cộng Hòa họp khẩn cấp
Nguoi-viet.com


Nguyễn Văn Khanh

Dùng chữ “họp khẩn” thì đúng là… hơi quá, nhưng chỉ nhìn nỗi lo âu hiện trên khuôn mặt của thành phần lãnh đạo đảng Cộng Hòa thì thấy ngay tình hình quả đã đến giai đoạn thật “cấp bách,” phải tìm cách cứu đảng và chận ông Donaald Trump.

Hình ảnh đó được thể hiện rõ hơn trong cuộc họp bỏ túi diễn ra ngay tại Washington D.C. vào trưa hôm Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2016. quy tụ gần một chục nhà tài trợ và các chiến lược gia hàng đầu của đảng. Ðề tài của cuộc thảo luận: làm thế nào để ông tỷ phú Trump không trở thành ứng cử viên của đảng, và kể cả trong trường hợp ông Trump là người được cử tri Cộng Hòa chọn để ra tranh cử, làm thế nào để có một ứng cử viên vừa “tiêu biểu” cho “lập trường bảo thủ của đảng” vừa có đủ sức để chiến thắng. Nói rõ hơn: họ sẵn sàng ủng hộ một ứng cử viên khác, ra tranh cử đối đầu với cả bà Hillary Clinton của phía Dân Chủ và ông Trump, nhân vật hiện đang nổi bật nhất của cánh Cộng Hòa.


(Hình minh họa: Angelo Merendino/Getty Images)

Cuộc họp diễn ra vào đúng thời điểm tin tức bầu cử cho thấy toàn là những điều có lợi cho ông Trump. Trước hết là tin Thứ Ba tuần tới “gần như chắc chắn” ông Trump sẽ thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở Arizona, kế đến là dự báo cho hay từ giờ cho đến đầu Tháng Sáu, ông tỷ phú nổi tiếng thế giới “chỉ cần lấy được 52% tổng số phiếu đại biểu” là đủ 1,237 phiếu để đại diện đảng. Vì thế, theo lời một người biết rõ chuyện, “cuộc họp mặt ở D.C. trở thành rất cần thiết,” vì “chẳng ai muốn ông Trump đại diện cho đảng” nhưng đồng thời những người tham dự “ai nấy đều cuống quít” vì không tìm được giải pháp để giải quyết điều họ đang lo sợ là không những ông Trump sẽ thua bà Clinton, mà sự hiện diện của ông ta có thể sẽ gây nên thảm trạng “vỡ đảng.”

Giới thạo tin tại Washington D.C. cho hay trong cuộc họp kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ với sự hiện diện của nhà bình luận chính trị Erick Erickson và lãnh tụ tập thể Thiên Chúa Giáo bảo thủ Bob Fischer, nhiều ý kiến đã được nêu lên như sẽ dồn mọi nỗ lực ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz hoặc mở mặt trận đánh bóng ông Thống Ðốc John Kasich, người vài ngày trước đây vừa chiến thắng ở tiểu bang nhà Ohio. Sau khi thảo luận, “mọi người đồng ý cả 2 giải pháp đó đều không khả thi,” vì “ông Cruz không thể nào lấy được 80% số đại biểu còn lại để đại diện đảng ra tranh cử tổng thống, đồng thời cũng tin rằng sau Ohio, ông Thống Ðốc Kasich khó có thể thắng được những tiểu bang khác.” Cuối cùng, mọi người đồng ý với nhau ở điểm: nếu tình hình hiện nay tiếp diễn, chắc chắn đến Ðại Hội Ðảng vẫn chưa có ứng cử viên nào đủ phiếu đại biểu, lúc đó thành phần lãnh đạo sẽ có cơ hội “dàn xếp” để đưa ra một liên danh đủ mạnh, lấy lại Tòa Bạch Ốc cho đảng Cộng Hòa.

“Ðây là điều đã được nhiều người nói tới” theo lời ông Henry Barbour, một nhân vật uy thế của lực lượng Cộng Hòa ở các tiểu bang miền Nam. “Chúng tôi đã làm rất nhiều bài toán, đã đưa ra mọi giả thuyết để xem ai là người có đủ 1,237 phiếu đại biểu. Cuối cùng, chúng tôi tin rằng mọi chuyện sẽ được quyết định ở Ðại Hội Ðảng, người được chọn có thể là ông Trump và cũng có thể không phải là ông Trump.”

Nếu điều đó xảy ra, “chuyện không yên ắng như mọi người nghĩ đâu” là lời cảnh báo của ông Joseph Twinning, từng làm việc với ban tham mưu vận động tranh cử cho Phó Tổng Thống Al Gore.

“Tôi thấy trong vài tuần gần đây chỗ nào ông Trump xuất hiện vận động là chỗ đó có gây gổ, chuyện người ủng hộ ông Trump và người chống đối ông ta đánh nhau cũng đã từng xảy ra và tôi tin sẽ tiếp tục xảy ra. Vì thế, nếu Ðại Hội Ðảng Cộng Hòa trở thành nơi để thành phần lãnh đạo đảng dàn xếp đưa ra một liên danh tranh cử, lúc đó chắc chắn sẽ có xáo trộn lớn.” Xáo trộn tới mức nào? Ông Twinning trả lời “nhẹ nhất là thành phần cử tri ủng hộ ông Trump biểu tình rầm rộ phía bên ngoài để làm áp lực, nặng nhất là những người ủng hộ ông Trump sẽ cướp diễn đàn, đòi hỏi phải chọn ông Trump, họ không chấp nhận ai khác.”

Chuyện sẽ có xáo trộn là chuyện chính ông tỷ phú Trump cũng đã nói tới. Thứ Tư tuần này khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình CNN. Ông Trump cho hay nếu ông không có đủ phiếu đại biểu và đảng dàn xếp loại ông để đưa người khác ra tranh cử, khối cử tri ủng hộ ông “sẽ nổi loạn.” “Nếu (đảng Cộng Hòa) không tôn trọng ý kiến của lực lượng cử tri ủng hộ tôi,” ông Trump nói thêm, “(lúc đó) sẽ xảy ra chuyện chưa từng xảy ra.”

Tổng thống Obama thăm Cuba

Tổng thống Obama thăm Cuba

BBC

Reuters

 Ông Obama là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm Cuba trong 88 năm qua

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ có chuyến thăm lịch sử đến Cuba vào Chủ Nhật hôm nay, 20/3/2016, và sẽ có cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của hòn đảo này.

Chuyến thăm kéo dài hai ngày cũng là chuyến thăm của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên kể từ chuyến thăm của Tổng thống Calvin Coolidge tới Cuba 88 năm trước.

Tổng thống Obama sẽ gặp Chủ tịch Raul Castro, chứ không phải cựu Chủ tịch Fidel Castro, để bàn bạc về thương mại và cải tổ chính trị.

Phóng viên BBC tại Cuba nói kể từ giây phút chiếc chuyên cơ Air Force One hạ cánh xuống sân bay Havana tối Chủ Nhật hôm nay, mối quan hệ Mỹ-Cuba sẽ sang một trang mới.

Nhà Trắng cũng cho biết Tổng thống Obama cũng sẽ gặp các nhà bất đồng chính kiến, bao gồm cả các thành viên của nhóm Các bà Áo trắng (Ladies in White), là vợ của những tù nhân chính trị của chính quyền Cuba.

Tuy nhiên, chuyến thăm chưa phải là dấu hiệu của sự bình thường hóa toàn diện.

Lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba trong 54 năm qua vẫn còn hiệu lực và chỉ được gỡ bỏ nếu Hạ viện Mỹ bỏ phiếu đồng ý. Bên cạnh đó, Cuba vẫn phàn nàn về căn cứ hải quân của Mỹ tại Guantanamo Bay.

Hợp đồng lịch sử

Tập đoàn Starwood của Hoa Kỳ vừa ký hợp đồng lịch sử ở Cuba và trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Mỹ đạt được thỏa thuận làm ăn với nhà chức trách nước này, kể từ cuộc cách mạng xảy ra vào 1959.

Starwood sẽ cải tạo và vận hành ba khách sạn ở thủ đô Havana của Cuba.

Một quan chức của tập đoàn cho biết doanh nghiệp của Mỹ “sẽ đầu tư hàng chục triệu Mỹ kim để đưa những khách sạn này đạt chuẩn quốc tế”.

Thỏa thuận cho thấy mọi chuyện đều có thể xảy ra kể từ khi hai nước quyết định bình thường hóa quan hệ.Phóng viên BBC Will Grant từ Havana

Tin tức được đưa ra vào đêm trước chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Cuba, chuyến thăm của Tổn thống Mỹ đầu tiên trong gần 90 năm qua.

Phóng viên Will Grant của BBC đang có mặt ở Havana nói “ thỏa thuận cho thấy mọi chuyện đều có thể xảy ra kể từ khi hai nước quyết định bình thường hóa quan hệ”.

Với chuyến thăm này , cũng là bước tiếp theo của kinh tế, hai bên hy vọng thỏa thuận hợp tác sẽ không thay đổi, phóng viên BBC cho hay.

Ngành du lịch của Cuba đang ở giai đoạn phát triển cao nhất, bao gồm nhu cầu ngày càng nhiều của du khách người Mỹ, kể từ khi những rào cản du lịch được Tổng thống Obama nới lỏng.

Mục tiêu thôn tính

Starwood hiện cũng đang là mục tiêu thôn tính của một công ty Trung Quốc.

Tập đoàn bảo hiểm Anbang, cũng là chủ sở hữu của Waldorf Astoria tại New York, đã đưa ra giá 13 tỉ USD để mua đứt Starwood, cao hơn giá đề nghị của tập đoàn Marriott của Mỹ.

Nếu chót lọt, đây sẽ là vụ mua lại lớn nhất của một công ty Trung Quốc ở Hoa Kỳ.

Người sáng lập ra tập đoàn Anbang, là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Wu Xiaohui lập gia đình với Zhuo Ran, cháu ngoại của Deng Xiaoping, cựu lãnh đạo và là người chủ xướng cho sự cải tổ của kinh tế Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Cuba không còn đóng băng

Quan hệ Mỹ-Cuba bị đóng băng từ những năm 1960s, khi Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao và áp dụng lệnh cấm vận thương mại sau khi cuộc cách mạng ở Cuba đưa nước này đi theo Chủ Nghĩa Cộng Sản.

AFP

Hoa Kỳ mở lại đại sứ quán ở Havana hồi tháng 8/2015

Theo ước tính, lệnh cấm vận đã gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ khoảng 1,2 tỉ USD mỗi năm.

Quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế được Tổng thống Obama đưa ra vào hồi tháng 12 năm 2014.

Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán bí mật trong vòng hơn một năm tổ chức tại Canada và Vatican, có sự tham dự trực tiếp của Giáo hoàng Francis.

Quyết định bao gồm cả việc xem xét lại Cuba có còn là một nước khủng bố, gỡ bỏ lệnh cấm du lịch đối với công dân Mỹ, tháo các lệnh cấm về tài chính, tăng cường liên hệ viễn thông cũng như nỗ lực bãi bỏ lệnh cấm vận đối với giao thương.

Mỹ cũng vừa đặt Đại sứ quán tại Havana vào tháng 08/2015, một tháng sau khi Cuba mở cửa Đại sứ quán tại Washington.

Việt Nam: Trung Quốc liên tiếp xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa

Việt Nam: Trung Quốc liên tiếp xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa

Ông Lê Hải Bình - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình – người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

18.03.2016

Việt Nam một lần nữa ‘lên tiếng’ phản đối các ‘hành động’ liên tiếp của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.

Trang web Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/3 tuyên bố ‘Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa’.

Phản hồi được đưa ra sau hàng loạt các hoạt động liên tiếp của Trung Quốc tại Hoàng Sa trong thời gian gần đây bao gồm đưa 300 du khách ra đảo Ốc Hoa, xây dựng cảng hàng không với đường băng dài 3.500m trên Đảo Cây, và tiếp tục lấn biển tại khu cụm đảo An Vĩnh.

Ông Bình nói những hành động này đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, vi phạm thỏa thuận Việt-Trung về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, và gây ảnh hưởng xấu cho quan hệ song phương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc làm leo thang căng thẳng Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký với ASEAN hồi năm 2012.

Vẫn theo lời ông Bình, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động này để phát huy bang giao và duy trì hòa bình, ổn định Biển Đông.

‘Việt Nam một lần nữa khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa’, phát ngôn nhân Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Ngoài những lời tố cáo Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ông Bình cũng lên án những hành vi vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt.

Ông Bình nói ‘sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào là không thể chấp nhận được và chúng tôi kiên quyết phản đối’.

Thời gian gần đây, ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa liên tục bị tấn công, cướp bóc tài sản bởi những chiếc tàu mà họ tin là của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị Bắc Kinh ‘xử lý nghiêm’ các hành vi phi pháp ‘của các lực lượng chức năng Trung Quốc, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam, và không để tái diễn các hành vi tương tự’.

Những tuyên bố của Việt Nam trước nay chưa từng được Trung Quốc đáp ứng, ngược lại, còn đáp trả bằng những hành động lấn lướt thêm nữa, khiến nhiều người phẫn nộ về cách phản ứng mà họ cho là ‘nhu nhược’ và ‘bất lực’ của Hà Nội trước ‘giặc ngoại xâm phương Bắc’.

Trước các động thái ‘bất chấp luật lệ’ của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông, Hà Nội kiên quyết theo đuổi giải pháp ôn hòa và còn lưỡng lự với biện pháp pháp lý.

Philippines, quốc gia láng giềng nhỏ bé cũng có tuyên bố chủ quyền một phần ở Biển Đông, từ năm 2013 đã làm đơn nhờ Tòa trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc phân xử việc Trung Quốc đơn phương vẽ đường lưỡi bò chiếm trọn Biển Đông, vụ kiện mà cuối năm 2014 Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, VNA, Vietnamnet.

Tư lệnh Mỹ nói mất đường vào Biển Đông là điều nghiêm trọng

Tư lệnh Mỹ nói mất đường vào Biển Đông là điều nghiêm trọng

Đô đốc Scott H. Swift - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Đô đốc Scott H. Swift – Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

17.03.2016

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott H. Swift, hôm 16/3 nói nếu Mỹ để mất đường vào các vùng biển quốc tế mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông, điều đó sẽ có các tác động sâu xa hơn nhiều, không chỉ về mặt quân sự. Ông Swift nêu ra ý kiến trên tại một hội nghị an ninh hàng hải Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Canberra, thủ đô Australia.

Tuy nhiên Đô đốc Swift cũng cho rằng việc bị mất quyền tiếp cận đường biển theo như tiên liệu như thế sẽ không bao giờ xảy ra với Mỹ.

Nhận xét về tình hình Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số bên khác, và sự kiện Trung Quốc ngày càng hung hăng, lấn át, ông Swift nhận xét “Có cảm nhận rõ ràng rằng thái độ ‘kẻ mạnh có quyền đặt ra luật lệ’ đang quay trở lại khu vực” sau 70 năm có an ninh và ổn định kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Hải quân Mỹ đã làm Trung Quốc tức giận khi đưa tàu vào sát các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Mỹ không đòi chủ quyền ở vùng biển song nói rằng họ có lợi ích đối với việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở đó, cũng như muốn tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nói việc các tàu hải quân Mỹ thực hiện các hoạt động vì tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp “không phải là một vấn đề hải quân” mà đó là một vấn đề có tác động đến kinh tế toàn cầu và luật pháp quốc tế.

Ông Swift cũng nói tuy Mỹ đang gia tăng hiện diện ở khu vực trong khuôn khổ chiến lược xoay trục, song không cần phải có thêm các cơ sở hải quân của Mỹ ở các nước như Australia.

Theo SCMP, The Star.

Clinton và Trump tiếp tục thắng bầu cử sơ bộ

Clinton và Trump tiếp tục thắng bầu cử sơ bộ
Nguoi-viet.com

LITTLE SAIGON (NV) Bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ thắng ba tiểu bang Florida, Ohio, và North Carolina, trong khi ông Donald Trump của đảng Cộng Hòa thắng ba tiểu bang Florida, Illinois, và North Carolina, trong cuộc bầu cử sơ bộ tối Thứ Ba, 15 Tháng Ba, tính cho tới 7 giờ tối, giờ miền Tây.


Ứng cử viên Hillary Clinton phát biểu tại West Palm Beach, Florida, hôm Thứ Ba. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)

Ngoài ra, bà Clinton còn đang dẫn đầu ở Illinois.

Như vậy, bà Hillary Clinton gần như chắc chắn sẽ thành ứng cử viên của đảng Dân Chủ, trong khi bên đảng Cộng Hòa ông Donald Trump nhưng chưa thể biết cuối cùng có đủ túc số đại biểu cần thiết hay không.

Với năm tiểu bang bầu cử trong ngày, thêm 367 đại biểu Cộng Hòa và 691 đại biểu Dân Chủ được phân chia cho các ứng cử viên.

Tại Florida, những thăm dò dư luận đều cho thấy ông Donald Trump chắc chắn thắng và chiếm hết 99 đại biểu theo thể thức “winner-take-all” (thắng lấy hết) toàn tiểu bang.

Bà Hillary Clinton dường như cũng sẽ thắng với một tỷ lệ phiếu cử tri cao, và dự đoán trong số 248 đại biểu bà sẽ lấy được ít nhất 118 và ông Bernie Sanders ít nhất là 45.

Trước ngày 15 Tháng Ba, bà Clinton đã hơn ông Sanders 214 đại biểu cam kết. (+Florida, Clinton 1,353, Sanders 625/2,383)

Như vậy tình thế tranh cử sẽ không thay đổi ở cả hai đảng và hai ứng cử viên dẫn đầu tiếp tục củng cố được vị trí.

Tuy nhiên, ông Trump mới chỉ được khoảng một nửa của tổng số đại biểu cần thiết 1,237, để có thể được đảng đề cử.

Phát biểu tại trụ sở tranh cử của mình ở Miami chưa đầy một tiếng đồng hồ sau khi phòng phiếu đóng cửa, ông Marco Rubio chúc mừng đối thủ và tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử sau thất bại ở ngay tiểu bang nhà.

Ông Rubio nói với những người ủng hộ rằng ông hiểu tâm lý tức giận của cử tri và thèm muốn có những bộ mặt mới và tiếng nói mới trong chính quyền.

Mới sáu năm trước, ông Rubio là ứng cử viên được sự ủng hộ của Tea Party đã “nghiền nát” đảng bộ Cộng Hòa để chiếm một ghế thượng nghị sĩ. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều, ông đi vào dòng chính trong khi cử tri đang đòi hỏi cái mới.

Trước ngày 15 Tháng Ba, bà Clinton đã hơn ông Sanders 214 đại biểu cam kết và vượt xa nếu kể cả siêu đại biểu (Clinton 1,353, Sanders 625). Thắng lợi ngày 15 Tháng Ba làm cách biệt thêm lớn và tình thế rõ ràng không thể đảo ngược. Trước những người ủng hộ ở Florida, bà Clinton tuyên bố “đang tiến gần đến Tòa Bạch Ốc.”

Thống Ðốc John Kasich đạt chiến thắng đầu tiên tại Ohio, chiếm hết 66 đại biểu. Ohio và Florida dùng thể thức “winner-take-all” toàn tiểu bang.

Như nhật báo Người Việt loan tin ngày Thứ Ba, dự đoán ông Kasich sẽ tiếp tục cuộc tranh cử và hy vọng trong những cuộc bầu cử sắp tới có thể thu được thêm phiếu của cử tri ủng hộ ông Marco Rubio.

Về phía Cộng Hòa, tính dựa theo công thức toán học và thống kê, có lẽ đến cuối cùng sẽ không ứng cử viên nào đạt tới túc số 1,237.

Như vậy nếu vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Ðại Hội Toàn Quốc không đem tới kết quả, năm nay đảng Cộng Hòa sẽ phải giải quyết vấn đề ứng cử viên bằng một đại hội tranh cử hay môi giới (Brokered Convention). (HC)

 

Cộng Hòa tìm cách loại Trump bằng ‘đại hội môi giới?’

Cộng Hòa tìm cách loại Trump bằng ‘đại hội môi giới?’

Nguoi-viet.com

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

“Brokered Convention,” dịch nguyên văn “đại hội môi giới,” là một thuật ngữ chính trị mô tả tình trạng bế tắc của kết quả bầu cử sơ bộ, đưa đến việc chọn ứng cử viên tổng thống buộc phải giải quyết tại đại hội đảng bằng một loạt những vòng bỏ phiếu, sao cho cuối cùng có một người được đa số quá bán đại biểu chấp thuận.

Tỷ phú Donald Trump. (Hình: Mike Ehrmann/Getty Images)

Theo lời chiến lược gia Cộng Hòa Stuart Stevens: “Chúng ta có thể đi tới chỗ phải tập trung nỗ lực vào một đại hội môi giới, nghĩa là một đại hội trong tình trạng bế tắc, vì thật ra chẳng có ai đứng làm môi giới cả.” Ông Stevens, người điều hành ban tranh cử của Mitt Romney năm 2012, đã giải thích như vậy với đài phát thanh NPR ngay từ đêm sau bầu cử sơ bộ ở South Carolina, 20 Tháng Hai.

Sau ngày Thứ Ba Siêu Đẳng, tất cả những người Cộng Hòa chống Donald Trump từ bỏ hẳn hy vọng vào ông Marco Rubio, hay một người nào khác, có thể vượt qua ông Donald Trump, để được bầu làm ứng cử viên tổng thống của đảng. Như thế, biện pháp chống ông Trump không phải là hơn ông, mà là làm sao cho ông Trump dù dẫn đầu cũng không có đa số tuyệt đối quá bán như luật lệ đòi hỏi, đưa đến tình trạng bế tắc ở đại hội đảng Cộng Hòa họp tại Cleveland cuối Tháng Bảy.

Nói chuyện hôm Thứ Năm, 2 Tháng Ba, trong hội trường University of Utah đông nghẹt thính giả ở Salt Lake City, ông Mitt Romney gọi ông Trump là “phony,” một gã dỏm hay một người bán hàng giả, và tương lai nước Mỹ sẽ kém an toàn nghiêm trọng nếu ông Trump trở thành ứng cử viên tổng thống. Ông cho rằng bất cứ một ứng cử viên Cộng Hòa nào khác cũng đều là tốt để thay thế doanh gia tỷ phú này.

Ông Romney nói: “Trong tình hình phân phối đại biểu hiện nay, ở Florida tôi thấy nên bỏ phiếu cho ông Marco Rubio và ở Ohio cho ông John Kasich. Những nơi khác có thể bỏ phiếu cho ông Ted Cruz hay một trong hai người nào đó có triển vọng cao nhất thắng ông Trump tại đấy.”

Mặc dầu không trực tiếp đưa ra kế hoạch đánh bại ông Trump, nhưng qua những gì ông Romney phác họa người ta có thể thấy rõ hai điều. Thứ nhất, ông không tin là có ứng cử viên nào tới chung cuộc vượt hơn được ông Trump. Thứ hai, ông muốn tìm cách chia đại biểu để cuối cùng không ứng cử viên nào có đủ túc số đa số quá bán, có nghĩa là mọi chuyện sẽ được định đoạt bằng đại hội môi giới.

Sau Thứ Ba Siêu Đẳng, có một ngày quan trọng khác là 15 Tháng Ba, bầu cử ở năm tiểu bang lớn, có tổng số đại biểu 358: Florida 99, North Carolina 72, Illinois 69, Ohio 66, Missouri 52.

Đây là thời gian các tiểu bang bắt đầu được phép áp dụng thể thức “winner-take-all” (wta) nghĩa là chỉ một người thắng chiếm hết đại biểu. Thể thức này làm cho có sự chênh lệch đại biểu giữa các ứng cử viên rõ ràng hơn là thể thức “proportional,” chia theo tỉ lệ phiếu. Tuy nhiên, năm tiểu bang vừa nói theo những cách khác nhau. Florida và Ohio áp dụng “winner-take-all” toàn tiểu bang, tất cả đại biểu vào tay một người duy nhất. Ở Missouri, “winner-take-all” tính theo địa hạt dân biểu liên bang, ai thắng ở địa hạt nào chiếm ba đại biểu ở đó. Tiểu bang Illinois bầu trực tiếp đại biểu theo cách riêng ở mỗi địa hạt. North Carolina phân phối đại biểu theo tỉ lệ phiếu. Sau ngày này, khoảng 60% đại biểu đã được phân phối, chỉ còn lại tất cả gần 1,000.

Sự kiện quan trọng khác của ngày 15 Tháng Ba ở về phía các ứng cử viên. Florida là tiểu bang nhà của Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio và Ohio là tiểu bang nhà của Thống Đốc John Kasich. Trên nguyên tắc, không thắng ở tiểu bang nhà thì phải rút lui vì không thể còn hy vọng gì nữa. Nhưng nếu muốn, hoặc thi hành chiến lược của đảng, làm cho không ứng cử viên nào khác – đặc biệt là Donald Trump – có triển vọng đạt đa số quá bán đại biểu (1,237), thì trong mọi trường hợp, ông Rubio và ông Kasich cứ ì ra không rút lui để tiếp tục phân tán số đại biểu chưa tới 1,000 còn lại!

Sẽ không có một ứng cử viên hay một lãnh tụ Cộng Hòa nào chịu nhận là mình cố tình tạo bế tắc cho đại hội, nhưng mọi người sẽ ngầm hiểu rằng đây là phương cách gần như duy nhất có hiệu lực để loại bỏ ông Donald Trump.

Nếu vòng đầu bỏ phiếu không ứng cử viên nào đạt đủ túc số 1,237, thì đại hội trở thành đại hội môi giới và chuẩn bị bỏ phiếu vòng thứ nhì. Điểm chủ yếu của nội quy đại hội môi giới là từ vòng thứ nhì trở đi, các đại biểu không còn bị ràng buộc bởi cam kết ủng hộ ứng cử viên mà mình đã được chỉ định và có thể bỏ phiếu cho bất cứ ai. Nói cách khác, lúc đó toàn thể 2,472 đại biểu ở đại hội đều là đại biểu không cam kết nghĩa là siêu đại biểu. Đồng thời có thể giới thiệu thêm ứng cử viên khác, kể cả những người đã rút lui.

Nếu vòng bỏ phiếu mới vẫn không có người nào được đủ đa số thì lại qua một vòng khác và cứ thế tiếp tục cho đến khi có kết quả. Tiến trình đại hội môi giới do đó có thể kéo dài rất lâu, nhiều ngày hay nhiều tuần lễ. Năm 1924, đảng Dân Chủ gặp bế tắc trong việc bầu chọn ứng cử viên, phải bỏ phiếu đến vòng thứ 103 mới có kết quả và đó là đại hội môi giới dài nhất trong lịch sử Mỹ.

Nếu năm nay đảng Cộng Hòa phải đi đến đại hội môi giới, thì đó là lần đầu tiên xảy ra từ hơn 60 năm qua. Đại hội môi giới cuối cùng ở đảng Dân Chủ năm 1952 và ở đảng Cộng Hòa năm 1948. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy hầu hết các ứng cử viên được chọn bằng đại hội môi giới cuối cùng đều thất bại trong tổng tuyển cử, vì vậy không đảng nào muốn phải dùng đến giải pháp này.

Hôm Thứ Sáu, tại hội nghị của phái chính trị bảo thủ, Conservative Political Action Conference, Ted Cruz cảnh cáo là việc loại Trump như thế có thể khiến cử tri Cộng Hòa “nổi loạn” vì ý kiến thể hiện bằng bầu cử của họ bị gạt bỏ. Ông Cruz cho rằng phát biểu của ông Mitt Romney chứng tỏ sự quan tâm hợp lý của đa số người Cộng Hòa, nhưng ông Cruz chưa đứng vào hàng ngũ những người muốn vận dụng phương thức đại hội môi giới.

Như tất cả mọi người, Cruz không muốn nhận mình là người có chủ trương gây nên tình trạng bế tắc cho đại hội. Mặt khác có lẽ ông hiểu là nếu loại được ông Trump, người mà đảng Cộng Hòa ủng hộ sẽ là Marco Rubio.

Đại hội môi giới sẽ là chuyện tai tiếng cho đảng Cộng Hòa nhưng cũng là cơ hội để đảng chấn chỉnh hàng ngũ và khả năng tác động đến các đại biểu vốn là cán bộ cấp địa phương của đảng. Có lẽ đảng Cộng Hòa không lo ngại việc ông Trump tiếp tục ra tranh cử với tư cách ứng cử viên đảng thứ ba. Làm như vậy ông Trump sẽ không thề đi tới kết quả gì khác mà chỉ chứng tỏ mình là kẻ gây rối ngoan cố và tự phá hoại những thành tích mà ông đã tạo nên.

Còn có nhiều vấn đề phức tạp khác về đại hội môi giới, chẳng hạn quy định 40(b) của điều lệ đại hội đòi hỏi một ứng cử viên chỉ có thể được đề cử nếu chiếm đa số đại biểu ở ít nhất tám tiểu bang. Nếu như cuối cùng ba ông Ted Cruz, Marco Rubio, và John Kasich không đạt tới kết quả ấy thì chỉ còn lại một mình ông Donald Trump và việc nhất quyết tìm cách loại ông ta sẽ trở thành một khó khăn.

Tuy nhiên, quy định này và những luật lệ khác đều có thể được sửa đổi trước ngày đại hội. Khóa họp mùa Xuân của đảng Cộng Hòa, từ 20 đến 22 Tháng Tư, sẽ phải có nhiều quyết định thích ứng và cần thiết nếu đảng tin rằng đó là cách tốt nhất.

 

Ông Romney đả kích ông Trump, đảng Cộng Hòa thêm rạn nứt

Ông Romney đả kích ông Trump, đảng Cộng Hòa thêm rạn nứt

Cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney (trái) và ứng cử viên đang dẫn đầu đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney (trái) và ứng cử viên đang dẫn đầu đảng Cộng Hòa Donald Trump.

05.03.2016

Hôm 3/3, cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney đã mở một cuộc công kích kịch liệt nhắm vào người dẫn đầu trong các ứng viên đảng Cộng Hòa. Đây là cuộc công kích mới nhất trong hiện tượng dường như là một cuộc chiến mở rộng giữa ông Trump và tổ chức của đảng Cộng Hòa. Như dự đoán, ông Trump đã phản bác ông Romney và nói việc ông ra tranh cử đang mở rộng đảng Cộng Hòa. Thông tín viên VOA Jim Malone tại thủ đô Washington ghi nhận các diễn biến mới nhất trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 trong bài tường thuật sau.

Người được đảng Cộng Hòa đề cử ra tranh chức tổng thống năm 2012, ông Mitt Romney đã cho thấy rõ lập trường của ông đối với việc ông Donald ra tranh cử.

“Ông Donald Trump là một kẻ giả mạo, gian lận. Những lời hứa của ông ta chẳng có giá trị gì, cũng như một tấm bằng của trường đại học Trump. Ông ta đang đối xử với công chúng Mỹ y như họ là những người ngu xuẩn. Để cho ông ta thênh thang tiến vào Tòa Bạch Ốc thì chúng ta chỉ có được một kẻ gây rối”.

Ông Romney nói các chính sách đối nội của ông Trump sẽ dẫn đến suy thoái và chính sách đối ngoại của ông sẽ làm cho Hoa Kỳ và thế giới ít an toàn hơn.

“Ông Trump hướng sự căm phẫn của chúng ta vào những mục đích không tử tế gì. Ông ta đem người Hồi giáo và di dân Mexico ra làm vật tế thần. Ông ta kêu gọi sử dụng biện pháp tra tấn. Ông ta kêu gọi giết hại trẻ em và thân nhân vô tội của những phần tử khủng bố”.

Ông Donald Trump đã mau chóng đưa ra phản ứng trong một cuộc tụ tập vận động ở Portland, bang Maine, và nhắc nhở các ủng hộ viên rằng ông đã ủng hộ ông Romney và gây quỹ cho ông ấy cách đây 4 năm.

“Ông ta đã thò bộ mặt thật ra. Thật là xấu xa. Ý tôi muốn nói tôi vẫn nghĩ ông ta là người tốt hơn thế. Tôi đã từng giúp đỡ ông ta. Tôi đã gây quỹ vận động cho ông ta. Quý vị có thể thấy ông ta trung thành như thế nào. Ông ta đã năn nỉ tôi ủng hộ. Tôi đã có thể nói ‘Mitt, anh hãy quỳ xuống đi’, và chắc hẳn ông ta đã quỳ xuống”.

Sinh viên trường đại học Utah vỗ tay tán thưởng cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney sau khi ông phát biểu về cuộc bầu cử năm 2016 và về ông Donald Trump.

Sinh viên trường đại học Utah vỗ tay tán thưởng cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney sau khi ông phát biểu về cuộc bầu cử năm 2016 và về ông Donald Trump.

Cách đây 4 năm, cả hai người đã tươi cười khi ông Trump bày tỏ sự ủng hộ. Ông Trump đã nói:

“Ủng hộ ông Mitt Romney là một vinh dự, vinh dự thực sự, và một đặc ân cho tôi”.

Và ông Mitt Romney đã đáp:

“Thật là một niềm vui sướng được ở trong khách sạn tráng lệ của ông Donald Trump và được sự ủng hộ của ông”.

Sự thù hận giữa ông Romney và ông Trump cho thấy sự rạn nứt ngày càng trầm trọng trong đảng Cộng Hòa vào lúc ông Trump tiến bước tới chỗ được đảng đề cử, sau khi thắng 7 trong 11 cuộc tranh đua vào ngày siêu thứ Ba.

Các tổ chức gây quỹ độc lập ủng hộ đảng đang cho chiếu các quảng cáo trên TV nhắm gây thiệt hại cho ông Trump trong các cuộc bầu sơ bộ sắp tới.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida hy vọng sẽ thắng ông Trump tại cuộc bầu sơ bộ ở bang nhà vào ngày 15 tháng 3. Ông Rubio nói:

“Điều mọi người đang nói bây giờ là ‘mọi người làm ơn hãy đoàn kết để người về đầu này đừng thắng và phá hoại đảng Cộng Hòa’”.

Ông Rubio, thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas và thống đốc bang Ohio John Kasich đều đang vận động để mong thay thế ông Trump trong các cuộc bầu sơ bộ sắp tới, nhưng không còn mấy thời gian nữa.

Clinton và Trump dẫn đầu trong Super Tuesday

Clinton và Trump dẫn đầu trong Super Tuesday

Getty Image caption

Hàng ngàn cử tri khắp nước Mỹ đang đi bầu trong ngày Super Tuesday

Bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa đang dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử của mỗi đảng trong ngày Super Tuesday.

Cả hai đều giành thắng lợi tại các tiểu bang Alabama, Georgia và Tennessee và Virginia.

Ông Trump bị Ted Cruz đánh bại ở Texas và Oklahoma.

Ứng viên Dân chủ Bernie Sanders thắng ở Oklahoma, Minnesota và bang nhà Vermont.

Super Tuesday là ngày cử tri tại 11 bang bỏ phiếu để lựa chọn ứng viên hai ̣đảng tham gia tranh cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 8/11.

Kết quả Super Tuesday đến nay:

  • Donald Trump (đảng Cộng hòa): Alabama, Georgia, Massachusetts, Tennessee, Virginia, Arkansas
  • Ted Cruz (Cộng hòa): Texas, Oklahoma
  • Marco Rubio (Cộng hòa): Minnesota
  • Hillary Clinton (đảng Dân chủ): Alabama, Georgia, Tennessee, Virginia, Arkansas, Texas, Massachusetts
  • Bernie Sanders (đảng Dân chủ): Vermont, Oklahoma, Minnesota

Phát biểu tại cuộc họp báo ở bang Florida, tỷ phú Trump khẳng định ông đã “mở rộng lãnh địa của đảng Cộng hòa” khi đề cập đến lượng cử tri bầu cho ứng viên Cộng hòa cao hơn tại các bang mà phe Dân chủ vốn có ưu thế.

Getty

Bà Hillary Clinton hy vọng sẽ giành phần thắng trong cuộc đua làm ứng viên đảng Dân chủ

Ông Trump mô tả mình là “người hợp nhất” tức là nhân vật có thể dẹp các đấu đá nội bộ trong đảng Cộng hòa đi để tập trung cho một chiến dịch tranh cử chống lại bà Clinton.

Anthony Zurcher, phóng viên BBC tại Bắc Mỹ phân tích:

Các đối thủ của Donald Trump hy vọng mong manh trong Super Tuesday, nhưng họ có thể sẽ phải tuyệt vọng.

Nhờ sự ủng hộ của cử tri trí thức lớn tuổi Thống đốc bang Ohio John Kasich có lợi thế tại Vermont. Ted Cruz thắng bang nhà Texas và bang lân cận Oklahoma, cũng như đang vươn lên ở Arkansas.

Đây được cho là tín hiệu tốt cho cuộc đua chống lại Trump. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chưa có ai trong số ba viên của đảng Cộng hòa thật sự nổi trội để đấu với Trump và giành phiếu từ ông ta.

Không ứng viên Cộng hòa nào thật sự nổi bật để trở thành người thách thức Trump hôm Super Tuesday. Đây là tin tuyệt vời cho Trump nhưng cũng là tin xấu với những người thuộc đảng Cộng hòa không muốn nhìn thấy ông ta là ứng viên của đảng họ.

Về phía đảng Dân chủ, trong lúc Bernie Sanders giành chiến thắng tại bang nhà Vermont và Oklahoma, Hillary Clinton thắng lớn tại các bang miền nam với số phiếu áp đảo.

Clinton và Trump dẫn đầu trong Super Tuesday – BBC Tiếng Việt

Getty Image caption

Donald Trump dẫn đầu trong chiến dịch tranh cử tổng thống gây nhiều tranh cãi

Ông Sanders sẽ không thừa nhận thua cuộc sớm nhưng không giống như tình hình phe Cộng hòa, cuộc đua tranh của ứng viên Dân chủ đang đến hồi ngã ngũ.

'Đến hồi ngã ngũ'

Thượng nghị sĩ Vermont Bernie Sanders, người tự mô tả là theo đường lối dân chủ xã hội đang hy vọng sẽ giành chiến thắng ở một số bang như Massachusetts, Oklahoma và Minnesota.

Trong bài phát biểu mừng chiến thắng ở Vermont hôm thứ Ba 1/3, ông Sanders đặt mục tiêu song hành với bà Clinton khi nói rằng: "Chúng ta sẽ không để cho những người như Donald Trump chia rẽ chúng ta."

Cử tri đi bầu trên khắp nước Mỹ, từ Massachusetts và Virginia trên bờ đông đến Texas và vùng Alaska.

Getty Image caption

Ứng viên Bernie Sanders của đảng Dân chủ giành chiến thắng tại các bang Vermont, Oklahoma

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và ông trùm bất động sản Donald Trump là hai nhân vật được trông đợi giành chiến thắng phần lớn các bang.

Kết quả kiểm phiếu sớm cho thấy ông Trump và Thống đốc Ohio John Kasich dẫn đầu đảng Cộng hòa ở Vermont.

Cử tri đang đi bầu trên khắp nước Mỹ, từ Massachusetts và Virginia trên bờ đông đến Texas và vùng Alaska.

Ông Trump khiến phe Cộng hòa choáng váng khi trở thành ứng viên dẫn đầu của đảng này. Dù có chính sách nhập cư gây tranh cãi, cựu ngôi sao truyền hình thực tế đã nhận được số phiếu cao hơn các đối thủ - Ted Cruz, Rubio, Kasich và cựu bác sĩ giải phẫu thần kinh Ben Carson.

Cả hai thượng nghị sĩ Cruz và Rubio tăng cường hùng biện chống Trump trong tuần qua, nhằm ngăn vị thế dẫn đầu của ông ta trong cuộc đua. Kết quả của Super Tuesday sẽ rất quan trọng cho cả hai ứng viên để họ quyết định liệu có nên tiếp tục cuộc đua.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống dốc

Hoạt động trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm.

Hoạt động trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm.

01.03.2016

Các số liệu mới, công bố hôm thứ Ba, cho thấy hoạt động trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm. Đây là dấu hiệu mới nhất về sự yếu ớt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chỉ số Quản lý Mua sắm chính thức, còn gọi là PMI, dùng để theo dõi hoạt động của các nhà máy, đã giảm còn 49,0 trong tháng 2, giảm từ mức 49,4 của tháng trước. Chỉ số từ 50 trở lên là tín hiệu sản xuất gia tăng, còn dưới mức 50 cho thấy sự sụt giảm. Đây là tháng thứ bảy liên tiếp PMI chính thức của Trung Quốc giảm xuống, và là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2011.

Một cuộc khảo sát PMI riêng rẽ do công ty truyền thông tài chính tư nhân Caixin, là hãng tập trung nhiều hơn vào các công ty nhỏ hơn, cho thấy chỉ số PMI chỉ đạt mức 48, là tháng thứ 12 liên tiếp sụt giảm.

Các nhà quan sát nói chỉ số PMI tháng trước có thể đã bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm, khi các nhà máy đóng cửa và người lao động về quê ăn Tết.

Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 6,9% trong năm 2015, tốc độ chậm nhất trong vòng 25 năm qua do sản xuất dư thừa và các đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu đã sụt giảm.

Tăng trưởng chậm lại diễn ra vào lúc nước này chật vật chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang một nền kinh tế hoạt động nhờ nhu cầu của người tiêu dùng.

Tin tức hôm thứ Ba có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh tung ra một gói kích cầu và tăng mạnh lượng cung ứng tiền tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung quốc cuối ngày thứ Hai thông báo sẽ giảm lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng tới 50 điểm cơ bản. Ngân hàng trung ương cũng đã bơm khoảng 100 tỷ đôla tiền mặt vào hệ thống ngân hàng để thúc đẩy hoạt động cho vay.