‘Hồ sơ Panama’ bị Vạn lý Tường Lửa Trung Quốc chận lại

 ‘Hồ sơ Panama’ bị Vạn lý Tường Lửa Trung Quốc chận lại

Báo chí Trung Quốc ngày 5/4/2016 đăng hình cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 5/4/2016.

Báo chí Trung Quốc ngày 5/4/2016 đăng hình cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 5/4/2016

05.04.2016

Trung Quốc đã tức thời hành động để ngăn chận bất cứ cuộc thảo luận nào về các tài liệu Panama và thông tin về việc sử dụng những thiên đường trốn thuế của gia đình ít nhất là 8 lãnh tụ tại chức hoặc cựu lãnh tụ, kể cả người anh em rể của Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Những tài sản kếch sù do gia đình các lãnh tụ cai trị Trung Quốc gom góp, từ lâu đã là một quan tâm lớn ở nước này, nhưng đây cũng là một đề tài thảo luận đã bị kiểm soát chặt chẽ từ lâu.

Hôm thứ Ba, truy cập các trang mạng tiếng Hoa cho thấy những kết nối với những câu chuyện trên mạng về vụ rò rỉ tài liệu quy mô lớn này, nhưng đa số đều bị chận, ngoại trừ các trường hợp liên hệ tới các ngôi sao trong làng thể thao.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội, các cuộc thảo luận bị kiểm duyệt gắt gao.

Theo trang web Freeweibo.com, chữ Panama bằng tiếng Anh và các từ tiếng Hoa về Panama và các tài liệu Panama là những từ và cụm từ nằm trong danh sách top 10 những từ bị chặn trong ngày hôm nay.

Một bình luận đã bị xoá viết “dùng những thiên đường trốn thuế là điều thường xuyên xảy ra trong giới kinh doanh, nhưng những khoản tiền không phải đóng thuế của các quan chức, xuất xứ từ đâu?”

Biện pháp kiểm soát bình luận làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng đối với những người khác, động thái này càng gây ra nhiều đồn đoán hơn nữa.

Trong khi đa số báo chí không nhắc gì tới tin này, tờ Hoàn Cầu Thời báo đăng một bài xã luận bằng tiếng Anh và Hoa ngữ, cho rằng vụ rò rỉ tài liệu khủng này chủ yếu nhắm vào các nhà lãnh đạo không thuộc phương Tây.

Bài báo không đề cập gì đến các tài liệu bị lộ có liên quan tới gia đình Chủ tịch Tập Cận Bình, con gái của cựu Thủ Tướng Lý Bằng, hay cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, nhưng lưu ý rằng truyền thông Tây Phương đặc biệt nhấn mạnh các tài liệu có liên kết với Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

Ba Lan dỡ bỏ 500 di tích tượng đài thời Xô viết

Ba Lan dỡ bỏ 500 di tích tượng đài thời Xô viết

Ba Lan do bo 500 di tich tuong dai thoi Xo viet - Anh 1

Dự án dỡ bỏ tượng đài ở Ba Lan thời Xô viết sẽ được chuyển tới các chính quyền địa phương trong vài tuần tới.

Những tượng đài Liên Xô tượng trưng cho “uy quyền của hệ thống cộng sản ở Ba Lan” phải được dỡ bỏ và đưa vào bảo tàng, người đứng đầu Viện Ký ức quốc gia Ba Lan, Lukasz Kaminski tuyên bố.

Theo cổng thông tin Onet.pl., quyết định đề cập tới hơn 500 di tích được dựng ở những địa điểm công cộng “bày tỏ sự biết ơn đối với Liên Xô”.

“Công việc hiện nay là thống kê các vị trí có di tích tượng đài Xô viết. Cho đến tháng 6, chúng tôi sẽ đề xuất một chương trình giúp chính quyền địa phương thực hiện việc dỡ bỏ trước khi pháp luật phù hợp được ban hành,” ông Kaminski nói.

Sau khi dỡ bỏ, các di tích sẽ được đưa tới viện bảo tàng và trở thành “bằng chứng của thời kỳ khó khăn”.

Các di tích tượng đài đặt ở nghĩa trang những người lính Xô viết sẽ được giữ nguyên. Theo Viện Ký ức quốc gia, chính phủ Ba Lan sẽ chăm nom những di tích này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi Ba Lan “chấm dứt cuộc chiến với các tượng đài”.

Theo Sputnik

Tổng thống Zuma xin lỗi vì tiền sửa nhà

 Tổng thống Zuma xin lỗi vì tiền sửa nhà

AFP

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma xin lỗi người dân Nam Phi trong cố gắng chấm dứt bê bối kéo dài về việc dùng tiền nhà nước xây nhà cho ông.

“Việc này đã gây nhiều bức xúc và xấu hổ, và tôi xin lỗi,” ông nói trên truyền hình.

Ông tuyên bố sẽ tuân theo phán quyết của tòa rằng ông phải trả lại tiền chính phủ dùng để nâng cấp căn nhà sang trọng của ông ở nông thôn.

Phe đối lập đã đòi ông từ chức.

Trong bài nói hôm thứ Sáu trên tivi, tổng thống Nam Phi nói ông “không cố tình vi phạm hiến pháp”.

Một cơ quan chống tham nhũng hồi năm 2014 nói rằng 23 triệu đôla đã được dùng để xây nhà cho tổng thống ở tỉnh KwaZulu-Natal.

Hai đảng đối lập, EFF và DA đã đưa vụ này ra tòa.

Nhiệm kỳ tổng thống của ông Zuma bị hoen ố vì cáo buộc tham nhũng và lạm quyền.

Ông được bầu lần đầu năm 2009 và sẽ rời chức vụ năm 2019.

Đảng cầm quyền ANC vẫn ủng hộ ông Zuma.

Sau diễn văn, tổng thư ký của đảng ANC, Gwede Mantashe, gọi đòi hỏi từ chức của phe đối lập là “phản ứng quá đà”.

Trung Cộng xâm lăng kinh tế

Trung Cộng xâm lăng kinh tế
Nguoi-viet.com

Ngô Nhân Dụng

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng lại qua Việt Nam, chuyến đi thứ ba của các quan chức trọng yếu Trung Cộng kể từ ngày Ðại Hội 12 của đảng Cộng Sản kết thúc. Tại sao ông Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan,常万全) không chờ đến khi Nguyễn Xuân Phúc lập chính phủ mới đầy đủ mà phải vội vã qua Hà Nội gặp Phùng Quang Thanh, một người sắp mãn nhiệm? Chuyến đi này có thể nhằm theo dõi, kiểm tra coi việc thay đổi guồng máy nhân sự đang diễn ra có đúng kế hoạch như Bắc Kinh đề xướng hay không.

Thường Vạn Toàn qua Hà Nội sau khi hai tàu Hải Giám Trung Cộng tấn công tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi, trong vùng quần đảo Hoàng Sa, cướp hải sản và đánh các ngư phủ. Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô hào hai bên phải cộng tác chặt chẽ!

Mối đe dọa của Trung Cộng hiển nhiên trên mặt chính trị và quân sự. Cộng Sản Trung Hoa có cần phải đánh chiếm nước ta hay không? Họ thực sự không cần vì có thể đạt được những mục tiêu chiến lược bằng cách khác.

Trong thời đại này sức mạnh các quốc gia phải dựa trên kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến một guồng máy quân sự khổng lồ của Liên Xô, có lúc đóng quân trên một nửa Âu Châu, cuối cùng cũng bất lực khi hệ thống kinh tế quốc doanh tê liệt rồi sụp đổ. Cộng Sản Trung Hoa từ 30 năm qua chú trọng đến phát triển kinh tế hơn là quân sự. Trung Cộng có thể ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam qua con đường kinh tế, dễ dàng và chắc chắn hơn.

Trong năm 2015, thâm thủng mậu dịch cả nước đối với Trung Quốc lên tới hơn 32.3 tỷ đô la Mỹ, nhập 50 tỷ, xuất 17.7 tỷ đô. Số thiếu hụt tăng nhanh so với năm trước, năm 2013 là 23.7 tỷ, năm 2014 là 28.9 tỷ. Ðó chỉ là cán cân mậu dịch chính thức, chưa kể đến những gánh hàng buôn lậu qua một biên giới hầu như không ai kiểm soát vì các quan chức địa phương rất dễ được hối lộ và đã được “bôi trơn” từ lâu.

Ngay cả khi chính quyền Việt Nam khoe xuất cảng qua Mỹ nhiều hơn, thì trong số hàng may dệt mà Việt Nam bán cho Mỹ, 80% đến 90% là vật liệu nhập cảng từ bên Tàu. Nghĩa là chỉ xuất cảng giúp cho Bắc Kinh, gánh vàng Mỹ đi đổ sông Ngô. Một giáo sư ở Hà Nội nói với đài RFA, công nhận: Kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc đến những thứ nhỏ nhặt như cây kim, sợi chỉ. Trong 11 tháng đầu năm 2015, riêng số hàng rau, trái cây Việt Nam nhập cảng từ bên Tàu đã tăng hơn 21%, lên tới 165 triệu Mỹ kim. Ðó chỉ là con số chính thức, con số thật có thể gấp đôi hay gấp ba. Những thứ rau, trái đó có thể trồng được trong nước, nhưng các nhà vườn người Việt đã bị hàng Trung Quốc đè bẹp.

Ðiều nguy hiểm cho đất nước là Cộng Sản Việt Nam vẫn mở cửa cho Trung Quốc tấn công trên những trận địa kinh tế mà người dân Việt bình thường không để ý tới, vì không nhìn thấy trước mắt.

Một món hàng không ai nhìn thấy là điện từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam trong những sợi dây. Các tỉnh phía Bắc nước ta đang nhập cảng điện từ Trung Quốc, tới 6% tổng số điện tiêu thụ trên toàn quốc. Coi như một biên giới đã bỏ ngỏ cho điện chảy qua. Nếu nhà cung cấp bên Tàu cúp điện, vì “sự cố kỹ thuật” nào đó, thì hoạt động kinh tế ở mấy tỉnh phía Bắc sẽ ngưng trệ ngay. Có cảnh lệ thuộc ngoại bang nào đáng sợ như thế không?

Mấy năm trước, ông Phùng Ðình Thức, chủ tịch PetroVietnam phải lên tiếng ta thán rằng công ty Ðiện Lực Việt Nam (EVN) không mua điện từ các nhà sản xuất trong nước mà lại đi mua điện Trung Quốc. Khu điện lực phía Bắc mua điện từ Vân Nam, mà giá điện mỗi năm lại tăng.

Trước đây, ký giả Ben Bland đã viết trên nhật báo Financial Times một bài, “Nhu cầu điện sẽ khiến xung đột Bắc Kinh Hà Nội giảm bớt” (Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift). Nói trắng ra là, vì lệ thuộc về điện, Hà Nội sẽ không dám chống lại Bắc Kinh. Sau khi quan sát thị trường điện lực Ben Bland khẳng định: “Bắc Kinh ngày càng điều khiển kinh tế Việt Nam” (Beijing is increasingly driving Vietnam’s economy).

Ben Bland cũng nhận xét Trung Quốc không quan tâm chuyện đầu tư. Trong năm 2010 họ chỉ bỏ vô 365 triệu Mỹ kim, bằng một phần trăm tổng số các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Không cần đầu tư nhiều, vì Trung Quốc có con đường khác để gây ảnh hưởng kinh tế, là đem tiền cho vay. Và họ cho vay dễ dàng hơn ngân hàng các nước khác, đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà máy điện.

Ai cũng biết một nước đang bắt đầu phát triển thì nhu cầu điện lực rất lớn. Các quốc gia mới lên đều phải vay tiền ngoại quốc, gọi thầu các công ty ngoại quốc tới xây dựng nhà máy phát điện trong nước mình. Người Việt Nam có thể đi vay các ngân hàng quốc tế, có thể gọi các công ty quốc tế tới đấu thầu trong việc xây cất. Tại sao chính quyền Việt Nam không mở các cuộc “đấu thầu” công khai để các ngân hàng quốc tế cạnh tranh với nhau trong việc đem tiền tới cho vay? Tại sao không mới các công ty quốc tế cạnh tranh đem máy móc, thiết bị tới xây dựng nhà máy điện, sử dụng các chuyên viên và công nhân Việt Nam? Tại sao chính quyền Cộng Sản Việt Nam lại chăm chỉ đi vay các ngân hàng Trung Quốc thay vì vay nước khác?

Ðiện nằm trong một chiến lược kinh tế của Trung Cộng. Họ tấn công ba mặt, tài chánh, kỹ thuật và nhân dụng, mặt nào họ cũng có lợi. Các công ty kỹ thuật Trung Quốc có thể “hiến giá” chấp nhận lấy giá rẻ hơn các công ty quốc tế khác. Vì trình độ kỹ thuật của họ thấp hơn, phẩm chất các máy móc của họ cũng thấp hơn. Và tất nhiên, lương các chuyên viên và nhân công của họ cũng thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế! Nhưng khi cho vay, họ cũng đòi được đưa máy móc, phẩm vật và lao động của họ vào Việt Nam.

Sau những vụ vay tiền rồi vỡ nợ kiểu Vinashin, chính quyền Việt Nam rất khó vay tiền trên thị trường thế giới. Nhưng đó không phải là lý do chính. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc sẵn sàng cho Việt Nam vay với lãi suất thấp hơn trên thị trường quốc tế. Ðổi lại, họ đặt thêm điều kiện khi cho vay để hưởng lợi trong việc khác. Một điều kiện là Cộng Sản Việt Nam phải cho các công ty Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị và xây dựng nhà máy.

Các ngân hàng Trung Quốc khi cho vay đã yêu cầu Cộng Sản Việt Nam phải sửa đổi các điều kiện gọi thầu. Phải hạ tiêu chuẩn các máy móc thiết bị xuống một mức thấp hơn, để các nhà thầu Trung Quốc đủ điều kiện tham dự! Và Cộng Sản Việt Nam rất dễ tính trong việc này. Thế là khi xây dựng mỗi nhà máy điện, Trung Cộng sẽ xuất cảng các máy móc, các sản phẩm kỹ thuật thấp kém của họ. Khi so sánh hai nhà máy điện, một ở Na Dương sử dụng các kỹ thuật của Nhật Bản và các nước Tây phương, hai là ở Cao Ngạn dùng kỹ thuật Tàu, thiết bị Tàu, thì các chuyên gia đã thấy hiệu năng ở Cam Ngạn rất thấp so với Na Dương, và đã trục trặc nhiều lần.

Chưa hết, Trung Cộng được dịp xuất cảng nhân lực dư thừa trong nước họ, đem lao động không chuyên môn sang Việt Nam làm việc. Báo Thanh Niên ở Sài Gòn đã có lần nhận thấy tại công trường nhà máy đạm thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau có những công nhân Trung Quốc sang làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng.

Những ngân hàng và công ty kỹ thuật của Âu Châu, Ấn Ðộ hay Hàn Quốc, họ không có chính sách pha lẫn lợi ích kinh tế với mục tiêu chính trị, họ không thể cung cấp những “gói hàng” đủ mặt với giá thấp như vậy, tự nhiên bị gạt bỏ ra ngoài cuộc cạnh tranh! Các công ty Trung Quốc đang làm nhà máy điện khắp nước Việt Nam, từ Kontum, Quảng Ngãi, cho tới Sơn Tây. Trong cuộc gọi thầu làm nhà máy điện ở Cao Ngạn, chỉ có bốn công ty Trung Quốc tham dự; sau cùng công ty HPE của Trung Quốc đã trúng thầu! Công ty Sơn Ðông của Trung Quốc không cần tranh thầu với ai trong dự án nhà máy điện Cẩm Phả 2, vì cả guồng máy chính quyền được lệnh riêng của Nguyễn Tấn Dũng phải cho họ trúng thầu theo thủ tục đặc biệt, “vì lý do nhu cầu cấp bách!” Ông Nguyễn Tấn Dũng có được đồng nào khi ra lệnh như vậy, hay chỉ làm theo “chính sách lớn của đảng và nhà nước,” như ông giải thích về vụ Bô Xít?

Nhưng trong các cuộc trao đổi ba mặt như vậy, thì Việt Nam bị thiệt hại những gì? Thiệt hại trước tiên là phải chấp nhận những sản phẩm kỹ thuật với phẩm chất thấp hơn. Thiệt hại thứ hai là phải chấp nhận cho công nhân nước khác vào làm việc trong nước mình trong lúc nạn thất nghiệp trong nước mình cũng rất cao. Thứ ba, nền kinh tế càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng! Lệ thuộc kinh tế rất khó gỡ!

Ðảng Cộng Sản sẵn sàng bán tất cả các thứ để bảo vệ độc quyền cai trị. Ông Thường Vạn Toàn có thể đến Hà Nội để khen ngợi Nguyễn Phú Trọng đã dàn cảnh thay đổi nhân sự thành công. Nhưng cũng để nhắc nhở họ phải trung thành tuyệt đối với Bắc Kinh. Ðể nhắc Trọng nhớ rằng: “Còn Trung Cộng che chở thì Việt Cộng còn tồn tại!” Sau đại hội vừa năm ngoái, Nguyễn Phú Trọng vẫn bảo các đảng viên: “Phải trung thành tuyệt đối với dân, với chế độ, với Ðảng, giữ cho được chế độ này, Ðảng này.” Không nói gì đến việc gìn giữ “Ðất nước này.”

 

 

Myanmar có tổng thống dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm

Myanmar có tng thng dân s đu tiên trong hơn 50 năm

Tân Tổng thống Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein trong lễ tuyên thế nhậm chức tại thủ đô Naypidaw, ngày 30/3/2016.

Tân Tổng thống Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein trong lễ tuyên thế nhậm chức tại thủ đô Naypidaw, ngày 30/3/2016.

Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật.

Ông Ktin Kyaw tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lể diễn ra trong một thời gian ngắn trước một phiên họp của lưỡng viện quốc hội, với lời cam kết trung thành với “nước Cộng hoà Liên bang Myanmar.”

“Với tư cách tân chính phủ, chúng tôi sẽ cố gắng xác lập hiến pháp đạt được những nguyên tắc hoà giải dân tộc, theo đuổi tiến trình hoà bình quốc gia, và thiết lập liên bang dân chủ, và chúng tôi sẽ cố gắng làm việc để phát triển cuộc sống và nâng cao mức sống của người dân.”

Hai vị phó Tổng thống Myint Swe và Henry Van Tio cũng tuyên thệ nhậm chức cùng với ông Htin Kyaw.

Lễ tuyên thệ này chính thức chấm dứt chế độ quân nhân đã nắm quyền ở Myanmar từ năm 1962. Ông Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh lên nắm quyền năm 2011 khi tập đoàn quân nhân chuyển giao quyền hành cho một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự và tiến hành những biện pháp cải cách sâu rộng về kinh tế và chính trị.

Thượng nghị sĩ Thiri Yadana cho biết bà cảm thấy xúc động khi chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức.

Khi tôi nghe bài diễn văn của tân Tổng thống dân sự, bài diễn văn thật hay, toàn thể quốc hội và đất nước này đã được nghe những ngôn từ mà trước đây  chúng tôi chưa từng nghe và chúng tôi có những cảm xúc mà trước đây chúng tôi chưa từng có.

Bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà. Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà. Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Cùng tuyên thệ nhậm chức trong ngày hôm nay là nội các gồm 18 thành viên, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc. Đảng này nắm quyền kiểm soát cả hai viện của quốc hội sau khi giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 11.

Người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình này không được làm tổng thống vì một điều khoản trong hiến pháp do quân đội soạn thảo không cho phép những người có vợ chồng con cái là người nước ngoài nắm giữ chức vụ này. Người chồng quá cố của bà cùng với hai đưa con trai của bà là công dân Anh. Nhưng bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà.

Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Hiến pháp hiện hành cũng bảo đảm là quân đội nắm giữ 25% số ghế tại quốc hội cùng với các chức vụ then chốt là bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng quốc phòng.

Fidel Castro: ‘Cuba không cần quà tặng của Mỹ’

Fidel Castro: ‘Cuba không cần quà tặng của Mỹ’
Nguoi-viet.com

HAVANA, Cuba (AFP) Cựu chủ tịch nhà nước Cuba mới đây đã đưa ra một chỉ dấu về sự tiếp tục chống đối việc tiến tới giữa Washington và Havana, cho hay trong bài quan điểm đăng tải hôm Thứ Hai rằng quốc gia ông “không cần quà tặng” từ Mỹ.


Một bức họa Fidel Castro trước cửa một bảo tàng viện ở Havana. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

Fidel Castro, năm nay 89 tuổi, không thấy xuất hiện trước công chúng trong thời gian có chuyến viếng thăm lịch sử tuần qua của Tổng Thống Mỹ Barack Obama, vốn nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia.

Trong phát biểu chính thức đầu tiên kể từ khi có cuộc viếng thăm của ông Obama, ông Castro có vẻ không muốn hòa giải hay tha thứ và quên đi hơn một nửa thế kỷ hận thù giữa hai quốc gia, tuyên bố trong tờ báo Granma rằng, “Cuba không cần quà tặng của đế quốc.”

Ông nói điều này trong bài viết mang tựa đề “El Hermano Obama-Người anh em Obama.”

“Lắng nghe lời nói của vị tổng thống Mỹ cũng đủ để cho người ta lên cơn đau tim,” ông Castro cho hay.

“Không ai nên có ảo tưởng rằng người dân ở quốc gia này sẽ từ bỏ giá trị tinh thần và quyền lợi của họ, vốn đến từ việc phát triển giáo dục, khoa học và văn hóa.”

Ông Obama tuần qua trong chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày, lần đầu tiên của một tổng thống Mỹ từ 88 năm qua, đã kêu gọi có dân chủ và tự do tại Cuba. (V.Giang)

Người Công giáo ở Pakistan là ai?

 Người Công giáo ở Pakistan là ai?

AP

Lahore là một trong những thành phố có nhiều người theo đạo Công giáo.

Vụ tấn công của Taliban vào công viên thành phố Lahore là vụ việc gần nhất trong loạt các vụ tấn công ngày càng gia tăng nhằm vào người Công giáo tại Pakistan, theo phóng viên BBC M Ilyas Khan.

Một số vụ tấn công liên quan tới luật chống báng bổ gây tranh cãi của Hồi giáo, trong khi đó một số khác có vẻ xuất phát từ động cơ chính trị.

Có bao nhiêu người Công giáo ở Pakistan?

Phần lớn dân số Pakistan là người theo đạo Hồi. Sau đạo Hindu, những người Công giáo là nhóm lớn thứ hai trong các tôn giáo thiểu số, chiếm khoảng 1,6% dân số.

Phía nam thành phố Karachi tập trung đông những người theo Công giáo. Ngoài ra có rất nhiều ngôi làng Công giáo ở trung tâm tỉnh Punjab cũng như những thành phố Lahore và Faisalabad.

Người theo Công giáo cũng sinh sống tại khu vực bảo thủ phía Tây Bắc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, đặc biệt ở thành phố Peshawar.

Pakistan trước khi bị chia cắt khá đa dạng về mặt tôn giáo. Tuy nhiên hiện nay sự khoan dung tôn giáo đã giảm rõ rệt do xã hội Pakistan dần bị Hồi giáo hóa và ngày càng trở nên đồng nhất.

Trước khi bị chia cắt, người tôn giáo thiểu số chiếm 15% dân số cả nước, hiện nay họ chỉ còn chiếm 4%.

AFP

Công giáo có ảnh hưởng tại Pakistan?

Phần lớn những người Công giáo tại Pakistan có nguồn gốc là người theo đạo Hindu nhưng có đẳng cấp thấp kém. Những người này đã được cải đạo dưới chính quyền Ấn Độ thuộc địa Anh, một phần là để thoát khỏi hệ thống đẳng cấp trong Hindu giáo.

Những người này trở thành nhân công lao động tại các thị trấn đồn trú. Các thành phố thường có một khu vực gọi là Lal Kurti là nơi người công giáo sinh sống.

Tuy nhiên cộng đồng Công giáo vẫn là những người nghèo nhất trong xã hội và họ thường làm các công việc chân tay. Toàn bộ dân số theo công giáo ở các ngôi làng tỉnh Punjab làm nghề nhân công và các công việc đồng áng.

Một bộ phận người Công giáo có kinh tế khá giả hơn. Họ đến từ vùng đất Goa dưới thời Ấn Độ thuộc Anh. Họ thường được giáo dục tốt và phần đông định cư tại thành phố Karachi.

Tất cả những người theo Công giáo đều có cảm giác dễ bị tấn công. Do đó nhiều người giàu có đã dời đi định cư tại Canada và Úc vì sự dung hòa tôn giáo ngày càng thấp ở Pakistan.

Tại sao người Công giáo lại bị tấn công?

Phần lớn cộng đồng Hồi giáo và Công giáo sinh sống hòa bình và không nhiều có vụ tấn công xuất phát từ thù hằn tôn giáo.

Tuy nhiên những cáo buộc về tội phỉ báng thường dẫn đến bạo lực quần chúng hướng vào người Công giáo. Trong khi đó lực lượng vũ trang Hồi giáo cũng thường nhắm mục tiêu vào cộng đồng Công giáo.

AFP

Những vụ tấn công gần đây bao gồm:

  • Hai vụ nổ bom tại nhà thờ thành phố Lahore vào tháng Ba năm 2015 làm chết 14 người và bị thương hơn 70 người.
  • Một vụ nổ bom kép tại Nhà thờ thành phố Peshawar năm 2013 làm chết 80 người
  • Năm 2009, gần 40 ngôi nhà và một nhà thờ đã bị đám đông thiêu trụi tại thị trấn Gojra tỉnh Punjab khiến tám người bị chết cháy.
  • Năm 2005, hàng trăm người đã rời nhà cửa tại thành phố Faisalabad khi đám đông phóng hỏa thiêu trụi nhà thờ và các trường học Công giáo. Nguyên nhân do một người bị buộc tội đốt các trang sách kinh Koran.

Từ thập niên 90, rất nhiều người theo Công giáo đã bị kết tội mạo phạm kinh Koran và báng bổ Nhà tiên tri Muhammad. Mặc dù vậy, chuyên gia cho rằng những cáo buộc này thường bị châm ngòi từ hiềm khích cá nhân.

Phần lớn những người này bị kết án tử hình bằng tòa án dân sự. Những cáo buộc này sau đó bị tòa án cấp cao hơn bác bỏ do thiếu bằng chứng. Ngoài ra những người đi kiện thường nhằm vào cộng đồng Công giáo để trục lợi kinh tế.

Vào năm 2012, một cô gái theo Công giáo có tên Rimsha Masih, là người không theo đạo Hồi đầu tiên được tuyên bố trắng án trong một vụ việc cáo buộc tội báng bổ. Cô này đã bị một giáo sĩ Hồi giáo địa phương vu khống.

Vụ việc được biết tới nhiều nhất là vụ đấu khẩu giữa một người Công giáo bị buộc tội phỉ báng là bà Asia Bibi với một vài người phụ nữ Hồi giáo khác tại một ngội làng ở Punjab vào năm 2010.

Salman Taseer là thị trưởng tỉnh Punjab đương chức, đã tuyên bố luật lệ chống phỉ báng hà khắc của Pakistan đã bị lợi dụng trong trường hợp này. Ông Salman sau đó bị chính vệ sĩ theo đạo Hồi của mình là Mumtaz Qadri giết chết.

AFP

Qadri bị kết án tử hình vào tháng 2 năm 2016, dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình.

Bộ trưởng Bộ dân tộc thiểu số của Pakistan lúc đó, Shahbaz Bhatti, cũng là một người theo Công giáo, đã bị Taliban ám sát vào năm 2011 vì có những phát biểu chống lại luật chống phỉ báng của nước này.

Còn lý do nào khác?

Một số bạo lực trực tiếp liên quan đến cuộc chiến tại Afghanistan do Mỹ đứng đầu, do đó có mục đích chính trị rõ ràng.

Nhiều tháng sau khi liên linh do Mỹ đứng đầu tấn công vào Afghanistan vào cuối năm 2001, một quả lựu đạn đã phát nổ tại một nhà thờ bên trong bệnh viện Công giáo tại thành phố Taxila làm bốn người thiệt mạng.

Hai tháng sau, các tay súng đã hành quyết sáu nhân viên thuộc một hội từ thiện Công giáo tại văn phòng của họ tại thành phố Karachi. Những sự việc đơn lẻ như vậy vẫn tái diễn qua năm tháng.

Các vụ tấn công nhằm vào người thiểu số theo Công giáo và Hindu giáo tại Pakistan có thể là một phần trong kế hoạch quân sự nhằm gửi thông điệp đến các nước phương Tây. Điều này đã gây khó khăn cho Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khi ông được cho là thân thiện với các nước phương Tây.

Cần thay đổi cách nhìn về hiệu quả thủy điện sông Mekong

Cần thay đổi cách nhìn về hiệu quả thủy điện sông Mekong

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-03-25

Một nông dân Việt Nam bên cánh đồng lúa xanh mướt vùng ĐBSCL hôm 11/12/2014

AFP photo

Your browser does not support the audio element.

Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong đang làm dấy lên những câu hỏi đến vấn đề thay đổi khí hậu và tác động của các đập thủy điện trên dòng sông Mekong. Bên cạnh đó là những lo ngại về hiệu quả làm việc của Ủy hội sông Mekong bao gồm các nước Việt Nam, Lào Campuchia và Thái Lan trong đó Myanmar và Trung Quốc chỉ đóng vai trò đối tác. Việt Hà phỏng vấn chuyên gia Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc trung tâm Stimson ở Washington DC, Hoa Kỳ, về những vấn đề này.

Việt Hà: Thưa ông có nhiều yếu tố gây hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân chính là do việc xây đập của các nước ở thượng nguồn nhưng cũng có ý kiến cho rằng thay đổi khí hậu là nguyên nhân chính. Theo ông yếu tố xây đập thủy điện đóng góp thế nào vào tình hình hiện nay?

Richard Cronin: Đã có những sự kiện từ trước kia mà Trung Quốc bị cáo buộc là nguồn gốc vấn đề. Ủy hội sông Mekong (MRC) đã có một câu trả lời rất mập mờ về nguyên nhân của hạn hán vào năm 2010. Vấn đề là lúc đó mọi người phàn nàn về Trung Quốc và cuối cùng Trung Quốc đồng ý xả nước từ đập ra nhưng nó cho thấy một vấn đề quan trọng khác đó là lập luận của Trung Quốc với các nước hạ nguồn sông Mekong là các đâp của Trung Quốc sẽ giúp họ vì chúng sẽ đưa thêm nước vào sông trong mùa khô nhưng nhiều mùa khô đã qua mà điều này không xảy ra.

Đã có những sự kiện từ trước kia mà Trung Quốc bị cáo buộc là nguồn gốc vấn đề. Ủy hội sông Mekong (MRC) đã có một câu trả lời rất mập mờ về nguyên nhân của hạn hán vào năm 2010.
– Richard Cronin

Bây giờ với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và nhu cầu điện ở Trung Quốc thấp hơn thì điều này có nghĩa là ở các đập của Trung Quốc người ta sẽ phải quyết định là họ để nước đi qua đập trong khi họ không dùng nó để sản xuất điện hoặc chỉ để nước đi qua khi cần dùng để sản xuất điện. Điều này tạo nên một sự mập mờ không rõ cho những nước hạ nguồn. Họ sẽ không biết là họ sẽ nhận được bao nhiêu nước và Trung Quốc sẽ thay đổi tình hình thế nào. Đó là một vấn đề lớn.

Theo lý thuyết thì điều này cần phải được đề cập ở Thượng đỉnh Lang Thương- Mekong, họ cần phải phải thảo luận hợp tác giữa việc Trung Quốc điều hành các đập và nhu cầu nước của các nước hạ nguồn sông đặc biệt là vào mùa khô…

Chúng tôi không biết được cụ thể Trung Quốc đang làm gì và họ xả nước ra bao nhiêu nhưng chúng tôi biết là vào lúc này, theo ước tính của các chuyên gia thì các con đập của Trung Quốc đang giữ lại khoảng 80 đến 90% phù sa mà đáng ra phải chảy xuống hạ lưu Mekong.

Phù sa này cần phải xuống vùng đồng bằng nhưng giờ bị giữ lại và đó là nguyên nhân khiến đồng bằng phía dưới sông Mekong bị thu hẹp lại vì không có đủ phù sa. Bên cạnh đó là mực nước biển cũng đang lên cũng góp phần làm đồng bằng thu hẹp. Lượng phù sa chảy xuống dòng sông giảm một phần nữa bởi các con đập mà Việt Nam xây ở Tây nguyên và các con đập mà Lào cho xây dựng. Các con đập này đã ngăn cản phù sa xuống đồng bằng. Nhìn chung có nhiều yếu tố ảnh hưởng và trong đó có yếu tố Trung Quốc nhưng chúng tôi lại không có dữ liệu cụ thể là các con đập Trung Quốc giữ lại bao nhiêu và bao nhiêu chảy xuống dòng sông.

Vai trò của MRC

Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về khả năng hợp tác giữa các nước thuộc khu vực sông Mekong trong việc chia sẻ thông tin và quản lý nguồn nước trong tương lai?

Richard Cronin: Từ kinh nghiệm hiện có cho đến lúc này, tôi thấy không có lý do gì để lạc quan về hợp tác này. Điều mà Trung Quốc phải quyết định là liệu họ có muốn hợp tác Lan Thương – Mekong có hiệu quả và nhận được sự ủng hộ từ các nước khác vì cơ chế này không chỉ tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, hợp tác kinh tế bao gồm việc xây dựng hạ tầng cơ sở…. nhưng nó cũng phải bao gồm chia sẻ thông tin và hợp tác về nguồn nước sông.

Theo ước tính của các chuyên gia thì các con đập của Trung Quốc đang giữ lại khoảng 80 đến 90% phù sa mà đáng ra phải chảy xuống hạ lưu Mekong.
– Richard Cronin

Tôi không thấy là điều này sẽ xảy ra. Tôi nghĩ là họ sẽ đưa ra các cam kết mập mờ để khiến các nước hạ nguồn sông quan tâm… vấn đề là tại sao họ xả nước bây giờ? Theo lý thuyết thì họ phải xả nước vì các nước láng giềng cần nước. Cho nên thời điểm mà họ xả nước rất trùng khơp với thời điểm diễn ra thượng đỉnh Lan Thương – Mekong và điều này có nghĩa là Trung Quốc hiểu được là nếu họ muốn đạt được bất cứ điều gì qua LMC thì họ có lẽ phải có nhượng bộ về nước và công khai hơn về vấn đề này. Liệu họ có những nhượng bộ hay không thì tôi không biết nhưng nếu tôi là các nước hạ nguồn sông thì tôi sẽ nghi ngờ.

Tôi sẽ không trông đợi gì ở Trung Quốc mà biết là Trung Quốc sẽ làm theo cách của họ về hợp tác kinh tế chủ yếu là trên đất liền,… hiện nay chưa có một cơ chế nào về hợp tác nguồn nước có liên quan đến Trung Quốc trong khu vực.

Việt Hà: Việt Nam hiện cũng rất quan ngại về việc Thái Lan lấy nước từ sông Mekong đổ vào đồng bằng của mình. Điều này cho thấy vấn đề hợp tác giữa các nước qua cơ chế MRC. Ông có nhận xét gì về hiệu quả làm việc của MRC?

000_Hkg10129166-400

Một chiếc đò đưa khách qua sông trên dòng Mekong địa phận thành phố Cần Thơ hôm 14/12/2014. AFP photo

Richard Cronin: Đó là lý do mà MRC đang gặp rắc rối. Vì sao MRC đã bị coi là thất bại trong nhiệm vụ của mình, đó là vì cuối cùng MRC chỉ có thể làm được việc của mình khi các chính phủ hợp tác ở mức chính trị dù họ có ủy ban làm việc với các bộ môi trường hay không hay thậm chí họ đưa nó lên mức cao hơn là với các bộ về kinh tế.

Những bộ đó không được phép hành động trừ khi họ được phép từ trên cao đưa xuống. Cho nên các quyết định về hợp tác đưa ra cần phải đến từ mức độ hợp tác chính trị cao hơn và điều này không xảy ra. Thái Lan thực tế luôn là một nước có xu hướng tự làm theo ý mình. Theo lịch sử thì Thái Lan dường như luôn muốn giống như một Trung Quốc thu nhỏ khi đối xử với các nước láng giềng; họ hoạt động trên cùng một nguyên tắc khi mở rộng ảnh hưởng của mình là sức mạnh kinh tế lên khu vực, dựa vào vị thế địa chính trị của mình để tăng cường sức ảnh hưởng của họ lên các nước khác trong khu vực. Điều này cũng giống như Trung Quốc đang làm chỉ khác là Thái Lan làm ở mức độ nhỏ hơn mà thôi.

Tỉnh hình VN

Việt Hà: Theo ông nếu tình hình diễn biến như hiện này thì sắp tới tình hình ở Việt Nam, nước cuối nguồn sẽ như thế nào ?

Richard Cronin: Tôi không thấy có sự cải thiện tốt hơn trong tương lai gần cho Việt Nam ở cuối dòng sông. Theo tôi nếu bạn cố gắng thuyết phục chính phủ Thái lan hay Lào về những ảnh hưởng tiêu cực của các đập thủy điện lên môi trường hay ảnh hưởng lên cuộc sống của người dân trong vùng thì chắc chắn là họ sẽ không quan tâm. Đó là một lập luận không hiệu quả. Theo tôi điều có thể xảy ra trong tương lai và chắc là sẽ xảy ra là hiệu quả kinh tế của các dự án thủy điện lớn thay đổi và chúng càng ngày càng trở nên kém hiệu quả.

Việt Hà: Ông nói rằng MRC hoạt động không hiệu quả vậy theo ông trong tương lai liệu có cơ chế nào thay thế cho MRC hay không?

Tôi không thấy có sự cải thiện tốt hơn trong tương lai gần cho Việt Nam ở cuối dòng sông.
– Richard Cronin

Richard Cronin: Không tôi không nghĩ là như vậy. MRC được thành lập sau nội chiến ở Campuchia. Nó là sáng kiến của Nhật với mong muốn củng cố hòa bình trong khu vực và khuyến khích phát triển bền vững. Ý tưởng của Nhật bản lúc đó là làm thế nào để tạo các cơ sở chế tạo của Nhật ở nước ngoài. Nhật bản cho rằng bằng việc thiết lập sản xuất ở các nước Lào, Campuchia và Việt Nam và phối hợp với các cơ sở sản xuất đã có sẵn ở Thái Lan thì điều này không những củng cố hòa bình cho khu vực bị chiến tranh tàn phá mà còn mở một cách cửa hậu về thương mại vào Trung Quốc.

Nhưng đó là một tính toán sai lầm vì bong bóng kinh tế của Nhật bị vỡ và kinh tế Nhật gặp khó khăn. Vào năm 1992 Đặng Tiểu Bình nói ở Thượng Hải tuyên bố việc mở cửa cho các công ty nước ngoài được chế tạo sản phẩm ở Trung Quốc. Đó là thời điểm hợp lý để thành lập MRC nhưng đó cũng là thời điểm của nhiều thay đổi. Cho nên câu hỏi bây giờ là chúng ta sẽ làm lại từ đầu ra sao, làm thế nào để tạo dựng lại ASEAN vào lúc này nói ví dụ như ASEAN chưa tồn tại. Nếu vậy thì sẽ rất khó khăn, cho nên không thể thay thế MRC và tôi vẫn tin là MRC xứng đáng nhận được những ủng hộ nhưng nó cần sự cam kết chính trị từ các nước thành viên. MRC cần có cải tổ và cần có sự cam kết về chính trị từ các nước.

Việt Hà: Theo ông thì các cường quốc khác như Mỹ và Nhật bản đóng vài trò gì trong việc hỗ trợ hoạt động của MRC?

Richard Cronin: Các nước đó có cung cấp hậu thuẫn cho MRC nhưng đang bị yếu đi vì thực tế là MRC đã không làm được những gì mà MRC đáng ra đã phải làm. Nhưng những nước có ảnh hưởng và đóng góp lớn nhất bao gồm Mỹ, Nhật, một số nước Bắc Âu, Australia và New Zealand hiện tại chỉ tạo ảnh hưởng chủ yếu qua các hợp tác song phương với từng nước qua các dự án với chính phủ. Ví dụ Hoa Kỳ thì có sáng kiến hạ sông Mekong (LMI) và không có nhiều tiền trong đó. Phần lớn các dự án trong LMI là song phương.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama ở thủ đô Havana

Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama ở thủ đô Havana

Tác giả: theo FB Nghĩa Bùi

.KD: Bài phát biểu quá hay. Chân thực, chia sẻ , và rất đi vào lòng người. Không biết ai là người soạn thảo văn bản này cho TT Mỹ. Xin hãy đọc mọt đoạn: Những lý-tưởng cách-mạng–của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuban mới đang thành-hình…”

.Quả thật, Dân chủ mới chính là giá trị sống cao nhất của mỗi quốc gia, mà vì nó, thang bậc văn minh giữa các quốc gia cho thấy sự cao thấp- khai mở hay tối tăm khác nhau- một tầm lịch sử.

————————-

TT Obama phát biểu ở Cuba. Nguồn: internet

Sau đây là một vài trích-đoạn từ bài diễn-văn của tổng-thống Obama tại Gran Teatro, Havana, Cuba, dưới sự chứng-kiến của tổng-thống Raul Castro và khoảng một ngàn khách tham-dự. Bài nói chuyện cũng đã được phát-hình trực-tiếp trên các đài truyền-thông tại Cuba vào ngày hôm qua 22-3-2016.

“Kính thưa quý vị,

Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…

Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân…

Hôm nay tôi đến đây để chôn những di-vật cuối cùng của cuộc Chiến-Tranh Lạnh. Tôi đến đây để bắt tay và kết bạn với người dân Cuba…

Nhưng chúng ta không thể, và không nên, bỏ qua những dị-biệt giữa hai thể-chế, hai nền kinh-tế và hai xã-hội. Cuba là một chế-độ độc-đảng, Hoa-Kỳ là một nền dân-chủ đa-nguyên. Mô-hình kinh-tế của Cuba là xã-hội chủ-nghĩa, của Hoa-Kỳ là thị-trường mở. Cuba nhấn mạnh vai trò và quyền-lực của nhà nước, Hoa-Kỳ được xây-dựng trên tư-quyền của cá-nhân…

Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…

Chúng tôi thừa hiểu rằng mỗi dân-tộc phải tự vẽ ra con đường cho chính mình. Nhưng vì chúng ta vừa thoát ra khỏi cái bóng đè của lịch-sử nên tôi xin phép được thẳng-thắn chia sẻ với quý vị những suy nghĩ của mình, cũng như của nhân-dân Hoa-kỳ nói chung….

Thi-sĩ Jose Marti của Cuba từng viết: “Tự-Do là quyền được sống thật, được suy nghĩ và phát-ngôn mà không cần phải ra vẻ đạo-đức giả.” Thế nên tôi cũng xin nói với các bạn những điều tôi hằng tin. Tôi không cần các bạn phải đồng-ý, nhưng các bạn cần biết tôi tin những gì.

Tôi tin rằng tất cả mọi người đều bình-đẳng trước pháp-luật. Tôi tin rằng nhân-phẩm của trẻ em phải được bảo-vệ bằng giáo-dục và y-tế, bằng cách cho chúng cơm ăn áo mặc và nhà cửa tử-tế. Tôi tin rằng mọi công-dân đều có quyền phát-biểu ý-kiến mà không sợ bị bắt-bớ. Ai cũng có quyền lập-hội, quyền chỉ-trích nhà nước, và quyền phản-đối trong ôn-hoà. Tôi tin rằng pháp-luật không được phép bỏ tù người dân khi họ sử-dụng những quyền căn-bản này. Tất cả mọi người đều phải có quyền tự-do tín-ngưỡng. Và dĩ-nhiên tôi cũng tin rằng mọi cử-tri phải được quyền chọn người đại-diện chính-phủ cho mình qua những cuộc bầu-cử tự-do và dân-chủ.

Không phải ai cũng đồng-ý với tôi hay với người dân Mỹ về những điểm này. Nhưng tôi tin rằng các nhân-quyền nói trên áp-dụng cho tất cả mọi người. Nó đúng cho dân Mỹ, cho dân Cuba, và cho tất cả mọi dân-tộc khác trên thế-giới…

Vì vậy, đây là thông-điệp tôi muốn nhắn gửi đến nhà nước cũng như nhân-dân Cuba:

Những lý-tưởng cách-mạng–của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuban mới đang thành-hình…

Có người nghĩ rằng tôi đến đây để kêu gọi người dân đập đổ một cái gì đó. Nhưng sự thật là tôi muốn kêu gọi thanh-niên Cuba hãy kéo nhau đứng lên để xây-dựng một cái gì đó.

Tôi hết sức cảm tạ tấm thịnh-tình của tổng-thống Castro. Tôi tin rằng việc tôi đứng đây hôm nay chứng-tỏ ông không có gì để phải lo sợ từ phía Hoa-kỳ.

Với lòng quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền và sự tự-trị của Cuba, ông cũng không cần sợ tiếng nói đa-chiều của dân-chúng hay lo-lắng khi họ được quyền phát-ngôn, tụ tập hoặc bầu chọn người lãnh-đạo…

Tôi cũng có nhiều kỳ-vọng cho tương-lai bởi vì giữa người Cuban với nhau đang xảy ra một cuộc hoà-hợp hoà-giải. Tôi biết nhiều người Cuban trên đảo vẫn cho rằng những kẻ bỏ xứ ra đi năm xưa vẫn còn ủng-hộ chế-độ cũ. Tôi nghĩ họ cứ tin là những người di-dân kia đã không nhìn thấy những tệ-nạn xã-hội thời tiền-cách-mạng và không chấp-nhận cuộc đấu-tranh để xây dựng một tương-lai mới.

Nhưng tôi có thể xác-định với quý vị rằng những người di-dân kia đang cưu-mang bao nhiêu ký-ức đau thương của những cuộc cách-ly đầy máu và nước mắt. Họ yêu Cuba, và một phần của họ luôn luôn xem nơi đây là chốn quê nhà. Chính vì vậy mà nỗi đau của họ rất sâu, và không ít người đã trở nên quá khích. Riêng đối với cộng-đồng người Cuba mà tôi được dịp gặp-gỡ và tiếp-xúc, đây không phải chỉ là một vấn-đề chính-trị mà còn là chuyện gia-đình. Họ nhớ đến căn nhà cũ, họ mơ được quay về nối lại mối thâm-tình bị đổ vỡ. Họ mong được gầy dựng một ngày mai sáng sủa hơn. Họ đặt niềm tin vào sự kết-hợp và hoà-giải dân-tộc….

Những người Cuba đầu tiên tôi được biết là những người di-dân đầy nhiệt-huyết và tài-năng ở Mỹ. Ngoài sự đau khổ tinh-thần của kẻ biệt-xứ họ còn phải chịu đựng biết bao điều khốn-khó ở một đất nước xa lạ. Họ đã phải làm việc cật-lực để mưu-sinh và để cho con cái mình có cơ-hội vươn lên trong xã-hội Mỹ. Bởi thế cho nên việc hoà-hợp hoà-giải giữa các thế-hệ con cháu của những người cách-mạng và con cháu những thế-hệ di-dân sẽ là nền tảng cho tương-lai của Cuba.

Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian. Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.

Si se puede. Mucho gracias. Thank you.”

(transl. by ianbui)

___

Mời đọc thêm: Obama: Tôi đến Cuba để chôn sâu tàn dư cuối cùng của Chiến tranh Lạnh (DT).  – Obama: Nhân dân Cuba định hình bối cảnh quan hệ song phương mới (TTXVN). – Obama nói ‘tương lai hy vọng’ cho Cuba (BBC). – TT Mỹ thăm Cuba: Khán phòng bật cười khi ông Obama phát biểu (TB).

————

Nguồn: TTXVH

Hai hung thủ nổ bom phi trường Brussels là anh em ruột

Hai hung thủ nổ bom phi trường Brussels là anh em ruột
Nguoi-viet.com
BRUSSELS, Bỉ (AP) – Giới hữu trách Bỉ hôm Thứ Tư lùng kiếm một người đàn ông bị ghi hình tại phi trường Brussels cùng với hai kẻ nổ bom tự sát, là hai anh em ruột, trong lúc ngày càng có nhiều chỉ dấu cho rằng các vụ nổ bom hôm Thứ Ba là do cùng một tổ khủng bố ISIS đã thực hiện cuộc tấn công ở Paris hồi năm ngoái gây ra.

Thủ đô của khối EU thức dậy vào sáng ngày Thứ Tư trong sự canh phòng cẩn mật sau khi có hơn 30 người bị giết và hơn 200 người khác bị thương trong các cuộc tấn công hôm Thứ Ba.

Nhóm ISIS, vốn đứng sau các cuộc tấn công ở Paris, lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ nổ bom ở Brussels, cho thấy rõ các khó khăn trong việc phòng thủ của Âu Châu trước một nhóm muốn đưa bạo động lan ra xa hơn sân nhà của họ ở Trung Đông.

 
Tòa nhà năm tầng mà giới chức Bỉ nói là nơi có căn hộ hai anh em Khalid và Brahim El Bakraoui cư ngụ ở khu Schaerbeek, Brussels. (Hình: Carl Court/ Getty Images)

Bỉ hiện đang có ba ngày để tang cho các nạn nhân và các văn phòng chính phủ, trường học cũng như dân chúng đã có một phút mặc niệm vào sáng ngày Thứ Tư.

Cảnh sát mở ra các cuộc bố ráp trong đêm cũng như phổ biến rộng rãi hình của ba người đàn ông được ghi lại ở phi trường lúc đang đẩy xe chở hành lý, nhiều phần là chứa chất nổ bên trong.

Hệ thống truyền thanh nhà nước Bỉ, RTBF, cho hay hai kẻ tấn công là anh em, Khalid và Ibrahim El Bakraoui, nói rằng họ đã tự nổ bom tan xác.

Theo bản tin, Khalid El Bakraoui đã mướn một căn chung cư vốn bị cảnh sát lục soát hồi tuần qua trong cuộc hành quân bắt được nghi can tổ chức cuộc tấn công ở Paris, Salah Abdeslam.

Một trong ba người bị ghi hình ở phi trường hiện vẫn đang lẩn trốn.

Giới hữu trách chưa xác nhận danh tánh người này, nhưng tờ báo DH ở Bỉ cho hay đây có thể là Najim Laachraoui, người mà giới hữu trách Bỉ đã tìm kiếm kể từ tuần qua vì tình nghi là đồng lõa của Abdeslam.

Laachraoui được cho là đã chế tạo các áo mang bom sử dụng trong cuộc tấn công ở Paris, theo một giới chức cảnh sát Pháp, cho biết thêm là DNA của Laachraoui được thấy trên tất cả các áo bom cũng như ở Brussels.

Theo CNN, cảnh sát Bỉ tìm được một miếng giấy trong một thùng rác, được coi là di chúc của một trong hai nghi can đánh bom, viết rằng: “Không còn cảm thấy an toàn nữa” và “Cần phải vội vã.”

Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng một trong những nghi can trong vụ tấn công ở Brussels từng bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi Tháng Sáu, 2015, và sau đó bị trục xuất về Bỉ.

Ông Erdogan nói hôm Thứ Tư rằng giới chức Bỉ đã thả nghi can này ra, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ có cảnh báo rằng đây là “một chiến binh ngoại quốc.”

Ông Erdogan không cho biết tên của kẻ tấn công này. Ông chỉ nói người đàn ông này bị bắt ở thị trấn Gaziantep, gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ chính thức thông báo với phía Bỉ là họ trục xuất người này hôm 14 Tháng Bảy.

Tuy nhiên, theo CNN, người này là Ibrahim El Bakraoui.

Ông Erdogan nói thêm: “Mặc dù có cảnh báo của chúng tôi rằng đây là một chiến binh ngoại quốc, chính quyền Bỉ đã không thể xác định được bất cứ sự liên hệ nào giữa người này với chủ nghĩa khủng bố.”

Trong khi đó, hàng xóm của hai anh em này nói rằng họ vô cùng sốc và hoang mang khi biết những gì xảy ra.

Ông John Valderrama sống đối diện nơi hai anh em El Bakraoui cư ngụ trong khu Schaerbeek, nhưng nói rằng họ không bao giờ nghe thấy bất cứ gì khả nghi.

Ông nói rằng ông chỉ thấy một người ra vào căn hộ trên tầng thứ năm, và ngạc nhiên khi thấy cảnh sát đến khám căn hộ này, vài giờ sau khi xảy ra các vụ nổ bom, và khám phá thấy chất nổ TATP.

Ông Valderrama nói rằng: “Khi tôi thấy cảnh sát, tôi la lên ‘Whoa!’”

Một hàng xóm khác, tên là Erdine, nói rằng khi ông sắp chở con đi học vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng, ông có thấy hai người mang nhiều vali nặng ra khỏi tòa nhà.

Người đàn ông 36 tuổi, không muốn cho biết tên họ, nói rằng ông thấy một tài xế xe taxi mở cốp xe sau.

“Người tài xế tìm cách nhét hết các vali vào. Và một người đàn ông khác có vẻ như nói rằng: ‘Đừng, để tôi bỏ vào.’”

Các công tố viên cho biết, sau đó, người tài xế taxi có cho cảnh sát biết địa chỉ của các nghi can ở khu Schaerbeek.

Bộ trưởng Tư Pháp Bỉ hôm Thứ Tư cho hay quốc gia này tiếp tục trong tình trạng báo động chống khủng bố cao nhất.

Phi trường và một số trạm xe điện ngầm ở Brussels tiếp tục đóng cửa trong ngày Thứ Tư.

Trong khi đó, ngoại trưởng Bỉ nói rằng số người thiệt mạng và bị thương trong các cuộc tấn công vừa qua đến từ ít nhất 40 quốc gia. (V.Giang, Đ.D.)

TQ có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn sông Mekong

TQ có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn sông Mekong

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-03-23

Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ nhất với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc ngày 23/3/2016.

Courtesy of baotintuc.vn

Your browser does not support the audio element.

Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương- Mekong 6 nước khai mạc vào ngày 23 tháng 3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam Trung Quốc với chủ đề là Chung một dòng sông, Chung một tương lai. Thượng đỉnh diễn ra giữa lúc các nước hạ nguồn sông Mekong đang phải gánh chịu một đợt hạn hán và xâm nhập mặn được coi là nặng nề nhất trong suốt một thế kỷ qua và Trung Quốc, nước thượng nguồn cũng được cho là phải gánh một phần trách nhiệm trong việc hạn chế những tác hại của hạn hán lên các nước trong khu vực.

Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương Mekong (LMC) diễn ra vào ngày 23 tháng 3 tại Vân Nam Trung Quốc có lẽ là một thượng đỉnh thu hút được nhiều sự chú ý vào lúc này khi mà các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia đang phải vật lộn với đợt hạn hán được cho là nặng nề nhất trong suốt một thế kỷ qua. Rất nhiều chỉ trích gần đây được hướng về một loạt các đập ở thượng nguồn sông Mekong do Trung Quốc xây dựng.

Như một thiện chí trước thượng đỉnh quan trọng, chính phủ Trung QUốc mới đây cho biết, đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam, Trung Quốc sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4. Không những thế, Trung Quốc còn cho biết sẽ xả lượng nước gấp đôi so với trung bình các năm trước.

Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước sông Mekong chưa chắc đã là một vấn đề ưu tiên trong thảo luận lần này tại thượng đỉnh. Chuyên gia Brian Eyler, Phó Giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á, chuyên gia về các vấn đề xuyên quốc gia thuộc khu vực sông Mekong, Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington DC, cho biết:

Theo tôi đúng ra thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong đặc biệt là Việt Nam sẽ rất thẳng thắn về vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước vốn là những vấn đề trọng tâm cần phải thảo luận.
– Chuyên gia Brian Eyler

Theo tôi đúng ra thì các nước ở hạ nguồn sông Mekong đặc biệt là Việt Nam sẽ rất thẳng thắn về vấn đề hạn hán và chia sẻ nguồn nước vốn là những vấn đề trọng tâm cần phải thảo luận. Nhưng theo tôi những vấn đề này sẽ không được coi là trọng tâm trong thượng đỉnh lần này. Theo tôi hợp tác kinh tế sẽ được ưu tiên hơn và sẽ chiếm nhiều thời gian thảo luận hơn.

Đây là thượng đỉnh đầu tiên của Hợp tác Lan Thương-Mekong do Trung Quốc khởi xướng vào tháng 11 năm ngoái trong cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao cấp cao 6 nước tại thành phố Cẩm Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các nước tham gia bao gồm Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Lan Thương là tên mà Trung Quốc gọi sông Mekong, là dòng sông nối liền 6 quốc gia. Tại cuộc gặp đầu tiên của khuôn khổ hợp tác, lãnh đạo các nước đồng ý 3 lĩnh vực hợp tác bao gồm các vấn đề về an ninh chính trị, phát triển kinh tế, và trao đổi giữa người dân các nước.

Cần sự hợp tác từ các nước

Tân Hoa Xã mới đây trích trả lời của Bộ Ngoại giao Campuchia trước thượng đỉnh nói rằng LMC là một cơ chế tăng cường hợp tác đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc với 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong đó có nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo.

Rõ ràng, vấn đề nguồn nước được nhìn nhận là một phần không nhỏ trong hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước thuộc vùng sông Mekong nhưng liệu 5 nước hạ nguồn có thể đoàn kết để tạo sức ép lên Trung Quốc trong thượng đỉnh lần này hay không lại là một vấn đề khác khi mà chính các nước này cũng có những tranh chấp với nhau về vấn đề nguồn nước sông Mekong. Chuyên gia Brian Eyler nói tiếp:

Đó là một diễn đàn để cho 5 nước hạ nguồn sông Mekong cùng nhau tạo sức ép lên Trung Quốc để khiến nước này chia sẻ thông tin. Liệu là điều này có thực sự diễn ra hay không thì tôi không biết… nếu Trung Quốc nói là đấy chúng tôi đã xả nước từ đập ra rồi đấy, mọi việc sẽ tốt đẹp và nếu vậy mà đã làm hài lòng cả 5 nước thì điều này cũng nói lên nhiều điều. Chỉ hai tuần xả nước thì theo tôi không thể đủ để giải quyết vấn đề…. Ngoài ra thì còn vấn đề xung đột nội bộ giữa các nước như việc Thái Lan lấy nước từ sông Mekong trước sự phản đối của Việt Nam, Campuchia. Đó cũng là một trò chơi ngăn cản cả 5 nước đoàn kết với nhau.

Theo chuyên gia Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Stimson, diễn đàn LMC chỉ có thể có hiệu quả khi vấn đề nước và năng lượng được ưu tiên bàn thảo nhưng dường như đây chỉ là một diễn đàn mà Trung Quốc chủ xướng theo hướng có lợi cho nước này. Ông Brian Eyler tiếp lời:

Nói về hiệu quả thì LMC chỉ có thể là một cơ chế khu vực hiệu quả khi vấn đề nước và năng lượng được nói đến trong nghị trình còn nếu nó chỉ là một màn trình diễn Một vành đai Một con đường như các dự án của ngân hàng phát triển hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) thì nó sẽ không có hiệu quả. Nó sẽ là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc lại chỉ đạo việc đưa ra nghị trình hội nghị và 5 nước khác không thể đoàn kết cùng nhau đưa vấn đề cần nói ra thượng đỉnh.

Không những thế đã có những quan ngại của các chuyên gia quốc tế gần đây cho rằng Trung Quốc có thể đang sử dụng việc kiểm soát nguồn nước sông Mekong như một vũ khí đối với các nước hạ nguồn sông Mekong, bên cạnh việc chi phối các nước tại LMC. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 6 đập thủy điện đang vận hành đầu nguồn sông Mekong.

Trung Quốc nhìn nguồn nước này thuộc về họ, họ là thượng nguồn. Theo tôi trong tương lai họ chỉ nhả nước ra theo khả năng của họ cho phép mà đổi lại họ phải được gì. Họ sẽ đòi hỏi giá cho việc này
– Chuyên gia Brian Eyler

Việc Trung Quốc xả nước với mác thiện chí giúp các nước hạn chế những tác hại của hạn hán không chỉ mới xảy ra lần đầu tiên vào năm nay mà đã từng được thực hiện vào năm 2010. Điều này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các nước hạ nguồn sông vào việc Trung Quốc vận hành các đập thủy điện. Chuyên gia Brian Eyler lo lắng với cách làm của mình, Trung Quốc rất có thể trong tương lai sẽ tính tiền các nước mỗi khi nước này xả nước từ đập thủy điện. Ông nói:

Trung Quốc nhìn nguồn nước này thuộc về họ, họ là thượng nguồn. Theo tôi trong tương lai họ chỉ nhả nước ra theo khả năng của họ cho phép mà đổi lại họ phải được gì. Họ sẽ đòi hỏi giá cho việc này. Cho nên sẽ có những chi phí kèm theo mỗi lần họ nhả nước. Chi phí này là gì tôi không biết nhưng tôi nghe nói từ một số các nhà nghiên cứu và cố vấn cao cấp về các dự án thủy điện và quản lý nguồn nước là Trung Quốc nói rằng họ muốn thay đổi theo hiệp ước về nước của Liên Hiệp Quốc để bắt các nước thượng nguồn có thể thu tiền nước từ các nước hạ nguồn.

Nếu điều này thành sự thật, chuyên gia của Stimson cho rằng các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong bao gồm phần đông là những nước nghèo và có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để chi trả cho khoản chi phí này.