Hàng vạn người HK tuần hành dân chủ

 Hàng vạn người HK tuần hành dân chủ

Nhà tổ chức sự kiện cho biết 110.000 người dự tuần hành, trong khi cảnh sát nói chỉ có 19.300 người

Hàng vạn người tham dự một cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ thường niên tại Hong Kong.

Những người tuần hành đã giơ cao các tấm ảnh ông Lâm Vinh Cơ, một trong 5 người bán sách bị mất tích năm ngoái sau khi xuất bản các cuốn sách chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Lâm trở về Hong Kong tháng 6/2016 và cho biết ông đã bị giam giữ tại đại lục tám tháng.

Ông được dự kiến đi đầu đoàn diễu hành hôm thứ Sáu 1/7 nhưng cuối cùng không tham dự, được ghi nhận là do lo ngại cho sự an toàn cá nhân.

Ông Lâm Vinh Cơ được dự kiến đi đầu đoàn diễu hành hôm 1/7 nhưng cuối cùng không tham dự

Trường hợp những người bán sách khiến quốc tế quan ngại rằng sự độc lập tư pháp và tự do ngôn luận của Hong Kong đã bị xói mòn.

Albert Ho, một nghị sĩ và cũng là người tư vấn cho ông Lâm, nói với BBC: “Ông ấy cảm thấy mình đang bị giám sát chặt.”

“Ông ấy bị những người chưa rõ là ai theo sát và chịu áp lực lớn.”

Ông Ho nói thêm rằng ông Lâm được sắp xếp đến một ngôi nhà an toàn.

Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh (phải) bị chỉ trích vì đã không bảo vệ được những người bán sách

Cuộc tuần hành hôm 1/7 đánh dấu 19 năm Hong Kong được Anh Quốc bàn giao cho Trung Quốc.

Nhà tổ chức sự kiện cho biết có 110.000 người dự tuần hành, trong khi cảnh sát nói chỉ có 19.300 người ở thời điểm đông nhất.

Những người tuần hành cũng kêu gọi Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh từ chức.

Ông Lương bị những người tuần hành chỉ trích vì đã không bảo vệ được những người bán sách.

Đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, 36 người chết, 147 người bị thương

Đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, 36 người chết, 147 người bị thương
Nguoi-viet.com
ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Hai vụ nổ bom do hai người gây ra tại phi trường Ataturk ở Istanbul hôm Thứ Ba, sau khi bị cảnh sát bắn, làm thiệt mạng it nhất 36 người và làm bị thương 147 người, đài WGNTV trích dẫn lời của Bộ Trưởng Tư Pháp Bekir Bozdag cho biết.

ISTANBUL-AIRPORT
 Lối vào phi trường Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi xảy ra vụ tấn công. (Hình: AP/DHA)

Hãng thông tấn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trích lời phát biểu của ông Bozdag, cho hay: “Theo thông tin tôi nhận được, một tên khủng bố xã súng AK-47 tại lối vào một trạm hàng không ở phi trường trước khi nổ bom tự sát. Chúng ta có khoảng 36 người tử đạo và chừng 147 người bị thương.”

Trong khi đó, một giới chức cho biết, nhiều kẻ tấn công cho nổ bom tại lối vào một trạm hàng không trước khi tiến qua trạm kiểm soát an ninh.

Tấn công chết người ở sân bay Istanbul (BBC)

Bắc Kinh đang lún dần

Bắc Kinh đang lún dần

Các nhà khoa học mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang chìm dần.

Quận Chaoyang tại Bắc Kinh được cho là điểm yếu nhất trước mối đe dọa từ sụt lún do khai thác nước ngầm. Ảnh: EPA

Việc khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm đã khiến địa chất của thành phố thủ đô Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng.

Qua các hình ảnh vệ tinh, giới khoa học đưa ra kết luận rằng hàng năm Bắc Kinh (đặc biệt là những quận trung tâm) đã lún sâu thêm 11 cm.

Điều này dẫn đến mối đe dọa tiềm tàng với hệ thống đường sá, gây nguy hiểm cho 20 triệu người dân Bắc Kinh.

Bắc Kinh và vùng lân cận có hàng chục nghìn giếng nước đang bị tận dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp 

Kết quả của công trình nghiên cứu do các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài thực hiện đã được đăng trên tạp chí Remote Sensing.

Chính quyền Bắc Kinh đang đầu tư 66 tỉ USD để mở hệ thống kênh đào nhằm đưa 44,8 tỉ mét khối nước đến thủ đô.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn khá sớm để khẳng định rằng kênh đào đắt đỏ này có thể hãm phanh được tình trạng lún sâu của Bắc Kinh hay không.

Nhiều thành phố trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự như Bắc Kinh.

Thủ đô Mexico City đang lún 28 cm/năm. Jakarta cũng đang lún với tốc độ tương tự. Bangkok lún sâu 12 cm mỗi năm.

Hà Linh (Theo Guardia)

Hơn 2 triệu người Anh ‘đòi’ trưng cầu dân ý lần hai

Hơn 2 triệu người Anh ‘đòi’ trưng cầu dân ý lần hai

Một người bỏ phiếu không rời EU biểu tình ở Scotland hôm 25/6.

Một người bỏ phiếu không rời EU biểu tình ở Scotland hôm 25/6.

Hơn 2 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về Liên hiệp châu Âu, sau kết quả bỏ phiếu gây rúng động thế giới.

Kiến nghị này thu hút được nhiều chữ kết hơn bất kỳ bản kêu gọi nào khác trên website của Quốc hội Anh, và như thế, đã vượt qua con số 100 nghìn chữ ký để cơ quan lập pháp này phải cân nhắc tiến hành thảo luận.

Anh bỏ phiếu rút khỏi EU với tỷ lệ ủng hộ và chống tương ứng là 52% và 48% trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức hôm 23/6.

Kiến nghị trên kêu gọi chính phủ thực thi một điều khoản, theo đó nói rằng, nếu bất kỳ bên nào [bỏ phiếu rời hoặc ở lại EU] giành được ít hơn 60% phiếu bầu với tổng tỷ lệ người đi bầu dưới 75% thì cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.

Theo kết quả hôm thứ Năm, tỷ lệ người đi bầu là 72%, và phe ủng hộ việc rời EU giành được số phiếu là 52% so với 48% của phe hậu thuẫn ở lại.

Một phát ngôn viên của Hạ viện Anh nói rằng bản kiến nghị được lập hôm 24/5, và khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, mới chỉ có 22 chữ ký trên đó.

Trang web kiến nghị trên mạng của Hạ viện Anh đã gặp sự cố hôm 24/6 vì có quá nhiều người truy cập vào trang này.

Thủ tướng Anh mới từ chức, David Cameroon, từng tuyên bố sẽ không có một cuộc trưng cầu dân ý lần hai.

Tỉnh giấc sau cơn say

Một số người ở Anh so sánh tình hình nước họ sáng nay với một người thức dậy sau một cơn say, một ngày sau khi việc Anh quyết định rời Liên hiệp Âu châu làm bùng ra điều mà một số nhà phân tích gọi là một cơn động đất tài chánh và chính trị.

Vì các cuộc thăm dò ý kiến trước cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ 5 cho thấy phe “ở lại” dẫn đầu, cho nên kết quả hôm thứ 6 làm cho nhiều người cảm thấy bất ngờ, kể cả những người bỏ phiếu tán thành việc rời khỏi liên hiệp gồm 28 nước.

Một số cơ quan truyền thông đã dùng một từ mới là “Regrexit” (hay hối tiếc) dựa trên từ cũ Brexit để nói tới việc Anh Quốc quyết định rời EU. Báo chí trích lời những người bỏ phiếu thuận nói rằng giờ đây họ hối hận về quyết định của mình sau khi nhìn thấy những tác động ngay tức thời.

Trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi kết quả được loan báo, các thị trường sụt giá mạnh, tỉ giá đồng bảng Anh giảm tới mức thấp nhất trong vòng 30 năm, thứ hạng tín dụng của nước này bị đánh thấp tới mức âm, và những mối đe dọa mới về sự giải thể của chính nước Anh đã xuất hiện.

Tại Scotland, Đệ nhất Thủ tướng Nicola Sturgeon triệu tập một phiên họp nội các để bàn về phản ứng của chính phủ bà đối với cuộc bỏ phiếu rời EU. Trước đây bà nói rằng Scotland bị buộc phải ở ngoài EU trong khi đa số cử tri Scotland chọn giải pháp ở lại là một việc “không thể chấp nhận được”. Bà nói thêm rằng một cuộc trưng cầu dân ý mới về vấn đề độc lập đang được xem xét.

Sau cuộc họp hôm nay, bà Sturgeon cho báo chí biết rằng các giới chức Scotland sẽ họp với các giới chức EU để thảo luận về những sự lựa chọn “để bảo vệ chỗ đứng của Scotland trong EU.”

Quyết định rời EU cũng khơi dậy tinh thần đòi ly khai ở Bắc Ireland, phần duy nhất của nước Anh có ranh giới trên bộ với Liên hiệp Âu châu.

Lãnh tụ Sinn Fein, ông Martin McGuiness, đã lập lại yêu cầu của ông đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để Bắc Ireland tách khỏi Anh Quốc và tái thống nhất với Cộng hoà Ireland, một nước thành viên của Liên hiệp Âu châu.

Theo Time, BBC, VOA

Kết quả trưng cầu dân ý: Anh quốc rời Liên minh Âu Châu (EU)

Kết quả trưng cầu dân ý: Anh quốc rời Liên minh Âu Châu (EU)

Vũ Ngọc Yên

24-6-2016

Tại Anh,  ngày 23 tháng Sáu đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Vương Quốc Anh  trong Liên minh châu Âu (EU). Ngày 24.06 kết quả kiểm phiếu được công bố:

– Khoảng 46, 5 triệu cử tri ghi danh

– 72 %  cử tri tham gia bỏ phiếu

– 51, 8% cử tri (17.410.742 người) đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Brexit, từ kép Britain và Exit có nghĩa Anh rời khỏi  EU)

– 48, 1% cử tri (16.141.241 người) bỏ phiếu Anh ở lại Liên minh.

Với kết quả này, Anh là quốc gia đầu tiên rút lui khỏi Liên Minh EU sau 40 năm thành viên.

Phản ứng về kết quả bỏ phiếu

Phe ủng hộ Anh ở lại EU lo ngại việc Anh rời EU sẽ gây thiệt hại đối với thương mại và đầu tư, gây ra một cuộc suy thoái làm suy yếu đồng bảng Anh và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Trong khi đó, nguyên thị trưởng thành phố Luân Đôn, Boris Johnson, chủ xướng chiến dịch Brexit lập luận ngược lại việc rời khỏi EU sẽ gia tăng sức mạnh cho nền kinh tế Anh và cho phép Anh khôi phục chủ quyền và quyền kiểm soát hoạt động nhập cư tị nạn. Lãnh tụ đảng độc lập Vương Quốc Anh (UKip), Nigel Farage xem kết quả ngày trưng cầu dân ý là “ngày độc lập” cho Vương quốc Anh.

Sự chiến thắng của phe Brexit là một thất bại lớn cho thủ tướng David Cameron.  Cameron đã đề nghị thực hiện trưng cầu dân ý vào năm 2013 nhăm mục đích: Trấn an những thành phần chỉ trích EU trong đảng bảo thủ cũng như đòi hỏi EU phải đáp ứng những yêu cầu của Anh. Nhưng sự tính toán chính trị đã không thành và sau cùng chính Cameron phải tự đứng đầu phe ủng hộ Anh ở lại EU. Tuy nhiên đảng bảo thủ (Tory) của ông vì vấn đề này mà bị phân hóa trầm trọng. Cameron giữ chức chủ tịch đảng bảo thủ từ năm 2005 và làm thủ tướng từ năm 2010.

Ngay sau kết quả bỏ phiếu được chính thức thông báo, David Cameron tuyên bố từ chức thủ tướng vào tháng 10-2016. Tân thủ tướng sẽ đàm phán về mối bang giao với EU trong tương lai cũng như về tiến trình kết thúc tư cách thành viên của Anh trong EU theo diều 50 của Hiệp ước Lisbon. Tiến trình này sẽ kéo dài khoảng bốn năm và cuối cùng Anh ra khỏi EU sớm nhất vào năm 2020. Tạm thời Anh vẫn là quốc gia thành viên.

Vào thời điểm nào đó, Anh nhận thấy việc rút lui khỏi EU không phải là phương án tốt,  Anh vẫn có thể xin gia nhập lại.

Vương quốc Anh bị phân hóa

Qua kết quả bỏ phiếu giới phân tích nhận xét cuộc trưng cầu dân ý đã phân hóa Vương Quốc Anh.  Đa số dân miền Bắc Vương quốc Anh ở Tô Cách Lan (62 %) và Bắc Ái Nhĩ Lan (53, 4%) bỏ phiếu thuận ở lại EU, trong khi dân miền nam ở Anh (53, 4%) và Wales (52, 5 %)  bỏ phiếu Brexit. Tại thành thị, giới trẻ ủng hộ ở lại trong khi ở thôn quê công nhân, giai tầng tiểu sản và người già chọn rút khỏi EU.

Thành phần ủng hộ Brexit dựa trên nhóm tuổi:

18 – 24: 20%

25 – 49: 45%

50 – 64: 56%

65 và lớn hơn: 63%

© © F.A.Z. / Quelle: YouGov Online-Umfrage vom 20. bis 22. Juni, 3766 Befragte

Vương Quốc Anh hiện đang đứng trước một tương lai không chắc chắn. Thủ hiến Tô Cách Lan (Scotland) bà Nicola Sturgeon tuyên bố “đa số dân Tô Cách Lan (62 %) đã bỏ phiếu hỗ trợ sự ở lại EU, nên một cuộc trưng cầu độc lập lân thứ hai sẽ phải thực hiên”. Tại Bắc Ái Nhĩ Lan (Ireland) đảng quốc gia lớn nhất “Sinn Fein” cho rằng việc Anh ra khỏi EU là dịp để tiến hành trưng cầu về thống nhất Bắc Ireland và Ireland. Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo rằng trong trường hợp Brexit, họ sẽ phấn đấu độc lập và muốn tiếp tục làm thành viên EU.

H1Vận động bỏ phiếu rời khỏi EU – Ảnh Reuter

Ngày thứ sáu đen (Black Friday)

Kết quả cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu (EU) công bố sáng 24-6 đã gây ra những cú sốc  trên các thị trường tiền tệ, chứng khoán và nhiên liệu.

Đồng bảng Anh đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985, một bảng Anh hiện chỉ đổi được 1,3466 USD. Chỉ số chứng khoán Anh FTSE 100 mất 8%.

Tại Âu châu hầu hết các chỉ số chứng khoán đều tuột dốc. Chỉ số chứng khoán DAX (Đức) giảm 10%. Chỉ số CAC40 (Pháp) giảm hơn 6%, Amsterdam 5%, Madrid 10%.

Tại Á Châu, chỉ số Nikkei (Nhật) giảm 8%, Hồng Kông giảm 3%,  ASX (Úc) mất hơn 3%.

Tại Mỹ, Dow Jones giảm 3%. Giá vàng tăng 6% trong khi giá dầu giảm 4%.

Khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử EU

Lo ngại sự chiến thắng của phe Brexit ở Anh sẽ khuyến khích các chính đảng quốc gia mỵ dân ở các quốc gia hội viên khác (Pháp, Hòa Lan, Đan Mạch…) đòi hỏi thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý tương tự, giới lãnh đạo EU tại Bruxelles (Bỉ) đã triệu họp khẩn cấp. Chủ tịch nghị viện Âu Châu Martin Schulz mời các trương khối dân biểu trong nghị viện họp chung với chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk và chủ tịch ủy hôi Jean – Claude Juncker.

Chủ tịch Donald Tusk kêu gọi đoàn kết “Một quốc gia muốn ra, chúng ta sẽ cùng nhau quyết tâm gìn giữ sự đoàn kết của 27 quốc gia còn lại”.

Tại Đức, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel và Ngoại trưởng Đức Frank – Walter Steinmeier xem ngày 23-6 là “một ngày tồi tệ của châu Âu” khi các cử tri Anh quyết định bỏ phiếu ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), một quyết định không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của riêng nước Anh mà còn của cả liên minh có bề dày lịch sử 60 năm này. Bà thủ tướng Angela Merkel cho biết, một cuộc họp cấp cao sẽ được triệu tập vào ngày 27.06 tai Bá Linh với sự tham dự của Tổng thống Pháp F. Hollande, thủ tướng Ý  M. Renzi và Chủ tịch Hội đồng EU D. Tusk để tìm  giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Merkel tuyên bố “Liên Minh Âu Châu đủ mạnh để đáp ứng tình hình hiện nay. Đức rất quan tâm và ý thức trách nhiệm góp phần thành công cho sự hợp nhất châu Âu”.

CNN: Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng từ tù nhân ở quy mô lớn

CNN: Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng từ tù nhân ở quy mô lớn

CNN

Tác giả: James Griffiths, CNN

Dịch giả: Trần Văn Minh

23-06-2016

Tổ chức Ân xá Quốc tế: tử hình ở mức cao nhất trong hơn 25 năm qua

Một báo cáo mới cho biết, Trung Quốc vẫn thực hiện thu hoạch nội tạng trên diện rộng và có hệ thống từ các tù nhân, và nói rằng những người có quan điểm xung khắc với đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đang bị giết để lấy nội tạng.

Bản báo cáo – được soạn bởi cựu dân biểu Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas, và nhà báo Ethan Gutmann – đối chiếu các số liệu được công bố của các bệnh viện khắp Trung Quốc để chứng minh những điều họ tuyên bố về sự khác biệt lớn lao giữa các số liệu chính thức về số lượng các ca cấy ghép được thực hiện trên cả nước.

Báo cáo quy trách nhiệm cho chính phủ Trung Quốc, Đảng Cộng sản, hệ thống y tế, các bác sĩ và các bệnh viện đã đồng lõa với nhau.

“(Đảng Cộng sản) cho biết tổng số các ca giải phẫu cấy ghép hợp pháp là khoảng 10.000 ca mỗi năm. Tuy nhiên, chúng tôi có thể dễ dàng tìm thấy con số cao hơn con số chính thức của chính phủ Trung Quốc, chỉ cần xem xét hai hoặc ba bệnh viện lớn nhất”, ông Matas nói trong một tuyên bố.

Báo cáo ước tính rằng 60.000 đến 100.000 nội tạng được giải phẫu cấy ghép mỗi năm trong các bệnh viện ở Trung Quốc.

Theo báo cáo, khoảng cách biệt đó được các tử tù trám vào, nhiều người trong số họ là tù nhân lương tâm, bị giam giữ vì niềm tin tôn giáo hay chính trị của họ. Trung Quốc không báo cáo tổng số các vụ tử hình, điều mà họ coi là bí mật.

Những phát hiện của bản báo cáo hoàn toàn tương phản với tuyên bố của Bắc Kinh rằng, kể từ đầu năm 2015, Trung Quốc đã chuyển từ gần như hoàn toàn dựa vào nội tạng của các tù nhân sang “hệ thống tự nguyện hiến tạng lớn nhất ở châu Á”.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Trung Quốc có “luật pháp và các quy định chặt chẽ về vấn đề này”.

“Để làm chứng và báo cáo công khai, tôi muốn nói rằng những câu chuyện như vậy về việc thu hoạch cưỡng bức nội tạng ở Trung Quốc chỉ là tưởng tượng và vô căn cứ – chúng không có bất kỳ căn cứ thực tế nào”, bà nói.

Cơ quan Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia, là cơ quan giám sát việc hiến nội tạng ở Trung Quốc, đã không trả lời yêu cầu bình luận về chuyện này.

H1Bệnh nhân xếp hàng tại một bệnh viện ở Trung Quốc. Hơn 300.000 người cần giải phẫu ghép nội tạng mỗi năm. Ảnh: CNN

Các cuộc giải phẫu cấy ghép bí mật

Theo báo cáo này, hàng ngàn người bị hành quyết trong vòng bí mật tại Trung Quốc và nội tạng của họ được thu giữ để sử dụng trong các ca phẫu thuật cấy ghép.

Vậy, ai là người bị giết? Các tác giả nói rằng, chủ yếu là những người tù tôn giáo và sắc tộc, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, người theo đạo Thiên Chúa giáo chui, và học viên của phong trào tâm linh Pháp Luân Công bị cấm.

Trong khi phần lớn hệ thống ghép tạng của Trung Quốc được giữ bí mật, con số chính thức cho thấy 2.766 người tình nguyện hiến nội tạng trong năm 2015, với 7.785 nội tạng lớn thu được.

Con số chính thức cho biết các cuộc giải phẫu cấy ghép vào khoảng 10,000 ca một năm, là điều bản báo cáo phủ nhận.

Các tác giả chỉ vào các báo cáo phổ biến công khai và hồ sơ được các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đưa ra để xác định rằng các bệnh viện đã thực hiện hàng ngàn ca cấy ghép nội tạng hàng năm, và các cuộc phỏng vấn và tiểu sử của riêng từng bác sĩ cho biết, họ đã thực hiện hàng ngàn ca giải phẫu cấy ghép trong suốt sự nghiệp của họ.

“Chỉ đơn giản bằng cách cộng lại [các ca giải phẫu cấy ghép của] vài bệnh viện được đề cập trong bản báo cáo này, thật dễ dàng để đạt tới số lượng cấy ghép hàng năm cao hơn 10.000”, các tác giả đã viết.

Theo thống kê chính thức, có hơn 100 bệnh viện ở Trung Quốc được chấp thuận để thực hiện các cuộc giải phẫu cấy ghép nội tạng. Nhưng báo cáo này khẳng định các tác giả đã “kiểm chứng và xác nhận 712 bệnh viện thực hiện cấy ghép gan và thận”, và tuyên bố số ca cấy ghép thực sự có thể cao hơn hàng trăm ngàn ca so với báo cáo của chính quyền Trung Quốc.

H1Học viên Pháp Luân Công phô diễn một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông.

Lối thực hành ma quvà vô nhân đạo’

Báo cáo cho biết, rõ ràng sự khác biệt của các số liệu cấy ghép chính thức [và số ca cần cấy ghép thực tế] được lấp đầy bởi các tù nhân lương tâm.

Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, “hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện” kể từ khi chính quyền phát động chiến dịch đàn áp năm 1999.

Chính quyền Trung Quốc coi Pháp Luân Công như một “tà giáo” và tuyên bố những hội viên tham gia vào “các hoạt động chính trị chống Trung Quốc”.

“Chính quyền coi Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với quyền lực của họ, và đã bắt giữ, giam cầm và tra tấn những người đi theo”, Maya Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền nói.

Bản báo cáo nói rằng, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị buộc phải thử máu và kiểm tra sức khỏe. Kết quả thử nghiệm được cho vào cơ sở dữ liệu nguồn nội tạng còn sống để việc tìm người thích hợp được nhanh chóng, các tác giả khẳng định.

Nguồn cung cấp nội tạng lớn lao phục vụ lợi ích của bệnh viện và bác sĩ, tạo nên một ngành công nghệ ngày càng phát triển.

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ nghe các tác giả của bản báo cáo điều trần vào thứ Năm.

“Trung Quốc có lẽ vẫn duy trì một số các vi phạm nhân quyền khủng khiếp và nghiêm trọng nhất đối với học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, nhưng hầu như chưa gặp phải bất kỳ sự chỉ trích nào, chưa nói đến trừng phạt, đối với các lạm dụng này”, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, cựu chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ, nói trong một tuyên bố đăng tải trên mạng.

“Lối thực hành ma quỷ và vô nhân đạo của chế độ trong việc cướp đi quyền tự do của người ta, ném họ vào các trại lao động hoặc nhà tù, và sau đó hành quyết và thu hoạch nội tạng của họ để cấy ghép là vượt khỏi giới hạn của sự hiểu biết và phải bị chống đối toàn cầu và chấm dứt vô điều kiện”.

‘Ý định tốt’

Trong nhiều thập niên, các quan chức Trung Quốc kịch liệt phủ nhận việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân, gọi những lời tố cáo là sự “vu khống có ác ý”.

Cuối cùng vào năm 2005, các quan chức thừa nhận rằng sự việc này đã diễn ra và hứa sẽ sửa đổi.

Tuy nhiên, 5 năm sau, Huang Jiefu, Giám đốc Hội đồng Hiến tặng Nội tạng Trung Quốc, nói với tạp chí y khoa ‘The Lancet’ rằng, hơn 90% nội tạng cấy ghép vẫn đến từ các tù nhân bị hành quyết.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ khiêu khích ở Biển Đông

Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ khiêu khích ở Biển Đông

VOA

Tàu của cảnh sát biển Trung Quốc tiếp cận tàu ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Tàu của cảnh sát biển Trung Quốc tiếp cận tàu ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc chớ có tiến hành “thêm các hành động khiêu khích” sau khi một tòa quốc tế ra phán quyết về Biển Đông. Có nhiều dự báo tòa sẽ bác bỏ phần lớn các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện diễn ra gay gắt nhất giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Các bên khác cũng có tranh chấp gồm Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Colin Willett đã bày tỏ hoài nghi về lời tuyên bố của Trung Quốc rằng họ được hàng chục nước ủng hộ cho quan điểm của họ về vụ Philippines khiếu nại họ. Bà Willett cũng nói Washington sẽ giữ vững các cam kết về phòng vệ.

Bà nói Washington có “nhiều lựa chọn” để đáp trả bất cứ hành động nào của Trung Quốc trong khu vực có tầm quan trọng sống còn đến các lợi ích của Mỹ. Vào lúc dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trong vòng vài tuần nữa, bà Phó Trợ lý Ngoại trưởng nói Mỹ đang vận động các đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo có một mặt trận thống nhất.

Bà Willett nhắc lại quan điểm của Mỹ là phán quyết của tòa phải có tính ràng buộc pháp lý. Bà nói Washington hy vọng Trung Quốc sẽ xem phán quyết như “một cơ hội để tái khởi động những cuộc thảo luận nghiêm túc với các nước láng giềng”.

Cách thức Washington xử lý hệ quả của phán quyết được nhiều người xem là một thử thách về tính đáng tin cậy của Mỹ ở trong khu vực.

Các quan chức Mỹ cho đến nay vẫn cảnh báo Trung Quốc chớ có tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông như đã làm ở Đông Hải hồi năm 2013, cũng như chớ có tăng cường xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo.

Về sự kiện hồi tuần trước các nước trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á thể hiện sự không thống nhất, bà cho rằng điều đó không quá quan trọng. Sau cuộc họp cấp ngoại trưởng với Trung Quốc, ASEAN đã ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông rồi đột ngột rút lại. Việc này bị xem là do họ chịu áp lực từ Trung Quốc.

Một quan chức cao cấp của Mỹ nói các nước ASEAN đã “chịu một áp lực lớn” và nói rằng ở trong hậu trường Washington đang làm việc để giúp họ có quyết tâm vững chắc.

Theo Straits Times, DNA, The Wire.

Thủ tướng Campuchia đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị công an bắt

Thủ tướng Campuchia đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị công an bắt

Blogger Tô Hải bình luận trên Facebook: Chỉ một chuyện này đủ thấy: Cam hơn Việt ở đây chứ ở mô nữa. Thử hỏi ở VN, có chú bộ trưởng, thứ trưởng nào (chứ chưa nói đến “đại vương” hay các “tể tướng triều đình” có anh nào dám… đi xe máy và bị phạt mà không cách chức giám đốc công an vì tội “phạm thượng” không?

____

TTT/ Soha

Đức Huy

23-6-2016

Thủ tướng Campuchia Hun Sen lái xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ảnh: Khmer Times

Tờ Khmer Times hôm nay (23/6) đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bị công an bắt và phải nộp phạt vì lỗi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Cụ thể, trong chuyến thăm tuần trước tới tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, ông Hun Sen đã bị cảnh sát giao thông tỉnh này bắt dừng xe và nộp phạt, vì lỗi lái xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Biên bản xử phạt được một viên cảnh sát có tên Sun Nem ghi lại, theo đó, vào ngày 18/6, “một người lái xe máy tên Hun Sen đã phạm vào luật 6, bộ luật giao thông đường bộ Campuchia, và phải nộp phạt 15.000 riel (khoảng 80.000 VNĐ)”.

Viên cảnh sát này cũng đề nghị Thủ tướng Campuchia mang biên bản tới Phnom Penh nộp phạt.

Ông Hun Sen sau đó đã công khai xin lỗi công chúng vì lỗi này. Trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Campuchia cho biết ông chấp nhận hình phạt, đồng thời khẳng định sẽ nộp phạt cho mình cũng như ông Sen Dy, người ngồi sau và cũng là chủ của chiếc xe máy hôm đó.

Thủ tướng Campuchia nói thêm, quyền miễn tố áp dụng đối với các nhà lập pháp Campuchia cũng không thể “cứu” ông khỏi việc bị xử phạt vi phạm luật giao thông.

H1Biên bản xử phạt lỗi vi phạm giao thông của Hun Sen. Ảnh: Khmer Times

_____

TinnhanhVN

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói gì sau khi bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm?

24-6-2016

Hồi tuần trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bị cảnh sát giao thông thổi phạt vì không đội mũ bảo hiểm khi đang “vi vu” trên chiếc xe máy ở phía Tây Nam tỉnh Koh Kong. Ông Hun Sen cũng đã thừa nhận bị phạt trên trang Facebook cá nhân.

Trên tờ giấy phạt đề ngày 18/6, cảnh sát giao thông Sun Nem ở huyện Sre Ambel, tỉnh Koh Kong cho biết một người lái xe gắn máy tên Hun Sen đã bị phạt 15.00 riel (tiền Campuchia) do vi phạm Điều 6 Luật giao thông nước này.

“Xin vui lòng đến nộp phạt tại Phnom Penh” – cảnh sát giao thông nói.

Thủ tướng Hun Sen viết trên trang Facebook của mình vào chiều 22/6 rằng rằng ông chấp nhận nộp phạt và sẽ trả luôn tiền phạt thay cho chủ chiếc xe máy. Thủ tướng Hun Sen cũng công khai xin lỗi người dân vì đã phạm luật.

“Tôi đã xin lỗi công khai nhưng cảnh sát giao thông vẫn phạt vì tôi làm sai” – ông cho biết. Ông Hun Sen nói thêm rằng bất kỳ nhà lập pháp nào hay thậm chí là Thủ tướng Campuchia vẫn bị phạt như thường nếu vi phạm luật giao thông.

“Tôi đánh giá cao công an huyện Srê Ampel tỉnh Koh Kong đã không phân biệt đối xử và không sợ người quyền lực dù có là Thủ tướng” – ông Hun Sen nói.

Hôm 18/6, Thủ tướng Hun Sen đến tỉnh Koh Kong và bất ngờ hỏi thăm một bác xe ôm ven đường. Sau đó, Thủ tướng Hun Sen cùng người chạy xe ôm nói trên đã cùng cưỡi xe máy khoảng 250m mà không đội mũ bảo hiểm.

Thế Dương (theo Free Malaysia Today)

Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

 Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

Nguồn: Từ tu-phung

Matt O’Brienm – The Washington Post

Tóm tắt câu chuyện về Venezuela: Quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng không đủ khả năng tự nấu bia, không có khả năng điều hành theo múi giờ trong khu vực, hoặc thậm chí người dân tại đây chỉ có thể làm việc khoảng hai ngày mỗi tuần.

Venezuela-

Venezuela

Nói cách khác, Venezuela đã trượt xa khỏi giai đoạn đáng lo ngại rằng nền kinh tế của nước này có thể bị sụp đổ. Chính xác hơn thì nền kinh tế tại đây đã sụp đổ. Đó là cách duy nhất để mô tả về nền kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho rằng sẽ giảm khoảng 8 phần trăm và lạm phát gia tăng khoảng 720 phần trăm trong năm nay. Và đó không phải điều tồi tệ nhất. Tình hình thực tế cho thấy chính quyền nước này đang đứng bên bờ vực thẳm. Venezuela hiện đang có tỷ lệ giết người đứng cao thứ hai trên thế giới, và bây giờ chế độ Chavista dường như đang đe dọa sử dụng bạo lực nếu phe đối lập thành công truất phế Nicolás Maduro khỏi chức vụ tổng thống. Nước này đang đứng trước một cuộc đua nghiệt ngã giữa tình trạng hỗn loạn và nội chiến.

Đây là một thảm họa hoàn toàn do con người tạo ra. Venezuela vốn có đủ tài nguyên để trở thành một quốc gia giàu có. Số lượng dầu mỏ ở Venezuela còn nhiều hơn so với Hoa Kỳ hoặc Saudi Arabia hay bất cứ nước nào khác trên thế giới. Mỉa mai thay, vì do điều hành kinh tế kém hiệu quả nhất trên thế giới, Venezuela không còn đủ tiền để thậm chí trả kinh phí dịch vụ in tiền. Nói cách khác, Venezuela gần như quá nghèo để có thể chịu đựng thêm mức lạm phát. Đây chỉ là một cách khác để nói rằng chính phủ hiện hành dường như đã bị phá sản.

Nhưng vì sao Venezuela lâm vào cảnh như ngày hôm nay? Đơn giản, nước này đã chi tiêu quá nhiều so với vốn họ có và không có nguồn dự trữ. Chúng ta hãy xem lại nước này đã tiêu tiền như thế nào trong thời gian vừa qua. Chính sách của chế độ Chavista là lấy tiền bán dầu mỏ chia cho người nghèo, nhưng chính vấn đề này đã dẫn nền kinh tế đến bờ suy sụp. Các quốc gia có nguồn dầu mỏ phong phú đều hiểu điều này. Bạn không thể phân phối lại lợi nhuận từ tiền bán dầu nếu như việc bán dầu không mang lại lợi nhuận. Tệ hơn, Hugo Chavez đã thay thế các lãnh đạo làm được việc tại công ty dầu do nhà nước cấp vốn bằng những người chỉ biết trung thành với ông. Việc này đã làm cho các đối tác nước ngoài lo ngại. Hoặc Chavez đã rút tiền ra [từ công ty dầu] mà không hoàn vốn, do đó dẫn đến việc công ty thiếu hụt vốn và mất khả năng tinh chế dầu từ sản lượng dầu thô. Kết cuộc là số lượng dầu do Venezuela sản xuất đã giảm khoảng 25 phần trăm từ giữa năm 1999 và 2013.

Nhưng điều đó chưa đủ để ngăn chặn chính phủ tiếp tục tiêu tiền. Theo tình hình hiện nay thì dù giá dầu có tăng đến ba con số cũng không đủ để nước này cần bằng số sách thâm hụt của mình. Vì vậy, Venezuela đã nhận tiền từ một nơi duy nhất mà họ có thế: công ty in tiền. Và họ đã nhận rất nhiều từ khi giá dầu toàn cầu bắt đầu sụt giảm trong vòng hai năm qua. Kết quả như bạn đã biết, việc tiếp tục in tiền dẫn đến việc đồng bolivar mất giả thảm hại so với đồng USD. Kể từ năm 2012, đồng bolivar theo giá thị trường chợ đen đã giảm 99,1 phần trăm so với đồng USD.

Venezuela-2

 

Nhưng thay vì phải đối mặt với thực tế này thì Venezuela đã chọn một trò chơi kinh tế của riêng họ. Nước này đã ban hành luật nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách buộc các doanh nghiệp phải bán hàng theo giá do nhà nước quy định. Chính phủ thậm chí cố gắng trấn an dân chúng rằng lạm phát “không hề tồn tại”. Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ không thể tạo được lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được món hàng nào. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng khắc phục bằng cách cấp vốn cho một số công ty do chính họ chọn ra. Ý tưởng của chính phủ là cung cấp tiền cho các công ty này để họ tiếp tục kiếm tiền bằng cách trữ hàng và bán ra thị trường với giá mà chính phủ đã đề ra lúc ban đầu. Nhưng vấn đề với ý tưởng này tất nhiên nó không mang lại lợi nhuận cho các công ty không có vốn trợ cấp từ chính phủ mà chính các công được chính phủ tài trợ cũng chẳng tạo được đồng lợi nhuận nào. Đơn giản là họ có thể bán đồng USD trên thị trường chợ đen và mang về số tiền lời còn nhiều hơn việc mua hàng hóa nhập khẩu về bán lại cho người dân.

Kết quả là hàng ngàn cửa hàng không có hàng để bán. Người dân thì phải xếp hàng dài và đợi nhiều giờ đồng hồ để được mua hàng.

Điều này chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mà tiền từ việc bán dầu đang bằt đầu cạn kiệt. Thật vậy, nhà sản xuất bia lớn nhất Venezuela vừa công bố rằng họ đóng cửa tất cả các nhà máy tại đây vì đã không nhận được tiền từ chính phủ để nhập khẩu nguyên liệu. Điều tương tự cũng đã xảy ra với các loại giấy vệ sinh. Venezuela vốn không có công ty in ấn tiền, thay vào đó họ phải trả tiền cho các công ty nước ngoài để in tiền cho họ. Điều đó có nghĩa là Venezuela cần phải có tiền mới có thể tạo ra đồng bolivar.

Nhưng điều này không chỉ là câu chuyện về những ý tưởng tồi dẫn đến phá hoại cả một nền kinh tế. Đó cũng là câu chuyện về việc thiếu kế hoạch. Chính phủ Venezuela cũng có kế hoạch nào khác để vận hành đất nước nếu như nhà máy thủy điện duy nhất của nước này không còn hoạt động. Gần đây Venezuela phải đối mặt với nạn hạn hán nên lượng nước đã xuống thấp kỷ lục. Maduro đã làm tất cả mọi thứ từ việc phân phối điện đến các trung tâm, đổi múi giờ nửa giờ với hy vọng rằng người dân sẽ không cần sử dụng điện nhiều vào ban đêm – cho đến buộc 30 phần trăm nhân viên nhà nước chỉ làm việc trong ngày thứ Hai và thứ Ba của mỗi tuần.

Cho đến thời điểm này, nêu ra một danh sách các chính sách thành công có lẽ dễ hơn nhiều. Đó chính là không có chính sách nào mà không thất bại tại Venezuela. Nền kinh tế và tiền tệ của Venezuela đang sụp đổ, các cửa hàng không còn hàng hóa để bán, điện cũng không còn và nạn cướp bóc giết người thì chạm nóc. Những điều mà chế độ Chavistas làm tốt là tạo ra con dê tế thần, lừa bịp và tạo ra đau khổ cho người dân Venezuela.

Có thể gọi đây là pháp luật của Maduro: Tất cả mọi thứ có thể sai và sẽ thất bại khi chính chính phủ của bạn làm ra điều đó.

Matt O’Brienm – The Washington Post

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

venezuela 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Venezuela Quốc gia ở Nam Mỹ

Venezuela là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana

về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc.

Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela.

Thủ đôCaracas

Tổng thốngNicolás Maduro

Đơn vị tiền tệBolívar Venezuela

Châu lụcNam Mỹ

Tổng Sản phẩm Quốc nội438,3 tỷ USD (2013) Ngân hàng Thế giới

 Thiếu ăn, dân Venezuela cướp chợ và xe chở thực phẩm

Thứ Hai, 20 tháng Sáu năm 2016 22:22

Tác Giả: Người Việt

CUMANÁ, Venezuela (NV) – Trước tình trạng xe chở thực phẩm, lò bánh mì, thường xuyên bị tấn công, việc chuyên chở và lò sản xuất nhu yếu phẩm này ở Venezuela nay phải có lính võ trang bảo vệ.

 VENEZUELA_thieu_thucpham

Chen lấn mua thực phẩm bên ngoài một siêu thị ở Puerto Ordaz, Venezuela. (Hình: Getty Images/Carlos Becerra)

Theo NY Times, cảnh sát bắn đạn cao su để giải tán đám đông xông vào hôi của các chợ, nhà thuốc Tây và tiệm bán thịt.
Một bé gái 4 tuổi thiệt mạng khi nhiều nhóm tranh nhau giành thực phẩm.

Tại Cumaná, sinh quán của các anh hùng dân tộc Venezuela, hàng trăm người tuần hành đến trước một siêu thị, kêu gào đòi thực phẩm.

Họ phá sập cổng sắt lớn rồi túa vào bên trong, vơ lấy mọi thứ, từ nước uống đến lúa mì, bột bắp, muối, đường, khoai tây, và bất kỳ thứ gì họ có thể tìm thấy, để lại đằng sau cảnh hoang tàn, với các tủ lạnh bị đập vỡ và kệ tủ đổ nhào.

Sự kiện cho thấy, dù Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới nhưng dân chúng vẫn có thể nổi loạn vì thiếu ăn.
Chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, có hơn 50 vụ nổi loạn cướp thực phẩm và nạn hôi của tập thể lan tràn trên khắp cả nước.

Hàng chục cơ sở buôn bán bị vơ vét hoặc bị phá hoại. Ít nhất 5 người chết.

Hồi năm 1989, quốc gia này từng trải qua một vụ tệ hại nhất, khi người nổi loạn bùng phát ở Caracas, thủ đô của Venezuela, do giá dầu hạ khiến chính phủ phải đưa ra biện pháp cắt giảm trợ cấp, làm người dân đột nhiên trở nên nghèo hẳn đi.

Trong biến cố này hàng trăm người thiệt mạng vì lực lượng an ninh phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp.
Tình trạng sụp đổ kinh tế trong những năm gần đây khiến Venezuela không còn có thể tự sản xuất hay nhập cảng đủ thực phẩm cho dân chúng.

Các thành phố áp dụng biện pháp quân luật sau khi Tổng Thống Nicolás Maduro ban hành tình trạng khẩn trương.
Tổng Thống Maduro là người được ông Chávez chỉ định thay thế để tiếp tục cuộc cách mạng của mình trước khi qua đời cách đây ba năm.

Anh Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người xếp hàng suốt ngày để chờ mua bánh mì ở Cumaná, nói: “Chừng nào còn thiếu thực phẩm, chừng đó nổi loạn vẫn còn.”
Cumaná là nơi có ít nhất 22 cơ sở thương mại bị tấn công chỉ trong một ngày hồi tuần trước.

87% người dân Venezuela cho biết không có đủ tiền để mua thực phẩm. Hết 72% tiền lương tháng được trích ra để mua đồ ăn.

Trung Tâm Hồ Sơ và Phân Tích Xã Hội, một tổ chức kết hợp với Liên Đoàn Giáo Chức Venezuela, cho biết, hồi Tháng Tư, họ khám phá thấy rằng một gia đình cần phải có số tiền tương đương với 16 mức lương căn bản mới đủ nuôi sống chính họ. (TP).

VENEZUELA 6

Người dân Venezuela biểu tình gần dinh tổng thống ở Caracas ngày 2/6 – Ảnh: Reuters.

Đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này…

Lực lượng an ninh Venezuela đã xịt hơi cay vào những người biểu tình hô vang “chúng tôi muốn thức ăn” gần dinh tổng thống ở thủ đô Caracas hôm 2/6, đánh dấu đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này.

Theo tin từ Reuters, hàng trăm người dân Venezuela trong tâm trạng bất bình, giận dữ đã đổ về dinh Miralores ở trung tâm Caracas để biểu tình. Tại đây, những người biểu tình đã bị hàng rào của lực lượng Vệ binh Quốc gia chặn lại. Cảnh sát cũng chặn một con đường chính để ngăn dòng người biểu tình.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – người đang chịu sức ép lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ ở quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân này – trước đó đã lên kế hoạch phát biểu tại một cuộc tập trung của các nhóm thổ dân ở khu vực gần nơi diễn ra cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình nhanh chóng lan tới những dòng người dài đang xếp hàng chờ tới lượt mua hàng hóa thiết yếu tại các cửa hiệu gần đó, sau khi một số người tìm cách nhảy lên một xe tải chở thực phẩm để giành đồ.

“Tôi đã ở đây suốt từ 8 giờ sáng. Giờ đã không còn thực phẩm trong các cửa hàng và siêu thị”, một người phụ nữ chán nản nói. “Tất cả chúng tôi đều đói và mệt”.

Chính phủ Venezuela cáo buộc các chính trị gia đối lập kích động tình trạng hỗn loạn, nhưng nói rằng lực lượng an ninh đã kiểm soát được tình hình.

Dù sống ở quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới và là thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), người dân Venezuela đang phải chịu đựng cảnh thiếu mọi hàng hóa thiết yếu, từ sữa tới bột mì, giá cả tăng vọt hàng ngày, và nền kinh tế suy thoái sâu.

Tổng thống Maduro đổ lỗi cho giá dầu thế giới giảm sâu và “chiến tranh kinh tế” do kẻ thù gây ra đã dẫn tới tình trạng kinh tế tồi tệ của đất nước. Ông Maduro cho rằng phe đối lập đang tìm cách đảo chính nhằm lật đổ ông.

“Mỗi ngày, bọn chúng đều đưa đến những nhóm gây bạo lực nhằm gây náo loạn đường phố. Và mỗi ngày, người dân lại từ chối và trục xuất bọn chúng”, ông Maduro nói tại cuộc tập trung của các nhóm thổ dân diễn ra ở gần cung Miraflores sau khi đám đông biểu tình bị lực lượng an ninh giải tán.

Các nhà phê bình cho rằng sự hỗn loạn của nền kinh tế Venezuela hiện nay là kết quả những chính sách sai lầm mà nước này đã theo đuổi 17 năm qua, nhất là chính sách kiểm soát tiền tệ và giá cả.

Phe đối lập muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay để bãi nhiệm Tổng thống Maduro. Các cuộc biểu tình phản đối tình trạng khan hiếm hàng hóa, cắt điện và tội phạm diễn ra hàng ngày, trong khi nạn cướp bóc ngày càng gia tăng.

Một số nhà báo của Venezuela nói họ bị cướp ngày trong lúc đang tác nghiệp trong cuộc biểu tình ở trung tâm Caracas hôm 3/6.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela Miguel Perez thừa nhận những khó khăn mà người dân Venezuela đang phải trải qua, nhưng cam kết tình hình sẽ sớm được cải thiện.

“Chúng tôi biết rằng tình hình tháng này rất nghiêm trọng. Đây là tháng mà nguồn cung hàng hóa xuống thấp nhất. Đó là lý do vì sao các gia đình lo lắng”, ông Perez nói trên đài phát thanh. “Chúng tôi đảm bảo là tình hình sẽ cải thiện trong mấy tuần sắp tới”.

Theo Diệp Vũ

Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999

Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Quách Huệ tổng hợp

Dịch giả: Daniel Nguyen

19-6-2016

goài bản thân Giang Trạch Dân ra, những tùy tùng bước chân theo cuộc bức hại Pháp Luân Công như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Lý Phong Thanh, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai đều bị khởi tố. Rất nhiều người trong số họ đã bị tố cáo trên dưới hàng chục lần. (Ảnh là tranh minh họa trong cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”. Ban biên tập chế bản Đại Kỷ Nguyên thời báo: Đồ Long, Mãnh Viên, họa sĩ: Đồng Chu)

Trong vòng 48 tiếng kể từ khi xảy ra sự kiện 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân và Bí thư Chính Pháp ủy đương thời La Cán đã bắt đầu một loạt những động thái trấn áp nhắm vào Pháp Luân Công. Từ hội nghị bộ Chính trị được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 và những lời nói đay nghiến của hai họ Giang  – La có thể nhìn ra trên thực tế, trước lúc sự kiện “25 tháng 4” xảy ra, Giang và La sớm đã có sự bày mưu tính kế nhằm giá họa cho Pháp Luân Công, từ đó đạt được mục đích riêng của mỗi người.

Kể từ khi Giang Trạch Nhân “nhất ý cô hành” (tự làm theo ý mình) bắt đầu phát động cơ chế trấn áp, vận mệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đã bị buộc chặt với cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công này, những cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ nổ ra cũng là xoay vòng ở vấn đề Pháp Luân Công. 48 tiếng đồng hồ đó đã quyết định, vận mệnh của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ sẽ đi theo chiều hướng diệt vong.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hàng vạn các học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện một cách ôn hòa, còn được gọi là sự kiện “25 tháng 4”.

La Cán hấp tấp phát ngôn trên hội nghị của Bộ Chính trị

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải đã nhận được rất nhiều sự tán dương từ trong và ngoài nước, vừa là tán dương sự hòa bình, lý trí của các học viên Pháp Luân Công, cũng tán dương sự sáng suốt của Chu Dung Cơ, còn được coi là cuộc đối thoại hòa bình, lý trí nhất giữa quan chức và dân chúng kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, đã mở ra một trang hoàn toàn mới trong lịch sử ĐCSTQ.

Đối với một cục diện vui vẻ như thế, Giang Trạch Dân lại nhảy nhót như sấm dậy.

Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, trong ngày thứ hai của sự kiện “25 tháng 4”, Bộ Chính trị vì việc này đã triệu tập hội nghị khẩn cấp, La Cán, Tăng Khánh Hồng đều tham gia và thảo luận ý kiến xử lý. Giang Trạch Dân vừa bước vào hội trường, sắc mặt mười phần khó coi. Ông ta moi ra một chồng tài liệu, ném lên bàn nói: “… Lần này hơn hai vạn tên học viên cư trú ở bốn phương tám hướng dùng phương thức ẩn mình như không để đến Bắc Kinh, trước đó trong một buổi sớm mà bao vây Trung Nam Hải một cách có tổ chức, mà cơ quan công an vẫn như không biết gì, việc tắc trách thế này không được cho phép xảy ra nữa!” Giang quay đầu nhìn La Cán, thanh sắc bén như dao nói: “Cơ quan an ninh của chúng ta, ở thủ đô Bắc Kinh đông đúc như vậy, nguy cơ tới sát chính quyền như thế lại còn không có chút cảm giác gì”.

Trong cuốn sách “Đời thứ tư” từng được phát hành tại hải ngoại, tác giả Tông Hải Nhân cũng viết về một vài tình tiết phát sinh trong hội nghị lúc đó. Trong cuốn sách nói, ngày 26 tháng 4, Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã nghe được những báo cáo của La Cán đối với vấn đề Pháp Luân Công.

Sau khi bị Giang Trạch Dân phê bình là thiếu độ nhạy cảm chính trị, La Cán đã tự mình giải thích: “Pháp Luân Công mấy năm nay tốc độ truyền bá cực nhanh. Năm 1997, bộ Công an từng phát thông báo, yêu cầu các nơi nghiêm mật khống chế sự phát triển của Pháp Luân Công”. Nhưng ông ta “thừa nhận”: “công việc nắm bắt không tốt”.

La Cán trong buổi hội nghị đã nói rằng: “Tại hiện trường vụ việc, tín đồ Pháp Luân Công từng lời từng tiếng đều biểu thị là không tham dự chính trị, cũng không hỏi về vấn đề chính trị, không cản trở công vụ, không gây mất trật tự quốc gia,cũng không làm loạn, chỉ là đến thỉnh cầu sự giải thích. Hơn hai vạn người trong cùng một thời gian xuất hiện tại Trung Nam Hải, không có một người nào tay cầm biểu ngữ, truyền đơn; không có một người nào hô khẩu hiệu; thậm chí nhân viên công an đứng bên đó giám sát một thời gian dài cũng không nhìn ra ai là kẻ chỉ huy hiện trường”.

Những điều này trong mắt La Cán đã trở thành chứng cứ cho thấy Pháp Luân Công “trên thực tế đã có một bối cảnh chính trị sâu sắc”.

“Học viên Pháp Luân Công bao gồm cả đảng viên ĐCSTQ, nhân viên công vụ nhà nước, quân nhân, võ cảnh, bác sĩ, giáo sư, còn có cả nhân viên ngoại giao, dường như các ngành các nghề đều có”. Vin vào đó, La Cán đã cố công nhào nặn mà bảo rằng thành phần tham gia Pháp Luân Công “vô cùng phức tạp”.

Cuối cùng La Cán đã đưa ra một cái kết luận dối trá rằng, “Tổ chức của Pháp Luân Công không chỉ là tranh đoạt quần chúng với Đảng, mà còn tranh đoạt Đảng viên, những cơ quan trọng yếu cũng xâm nhập vào, buộc phải có sự cảnh giác cao độ”.

Sau khi Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra vào tháng 5 năm 1992, bộ môn khí công này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm và yêu thích của quảng đại dân chúng Trung Quốc đại lục, trong đó không thiếu những quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Những bài báo trước đó đã chỉ ra, bởi vì người theo học mỗi lúc một đông, điều này đã khiến Giang Trạch Dân đố kỵ bừng bừng, cho rằng Pháp Luân Công đang tranh đoạt quần chúng với ông ta.

Những kết luận của La Cán trong hội nghị bộ chính trị ngày hôm đó, rõ ràng đã thể hiện được ý tứ của Giang Trạch Dân.

Sự câu kết giữa hai họ Giang – La

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” còn nhắc đến, trong hội nghị diễn ra lúc đó, bảy Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị (Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Bằng, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Phong Thanh), ngoài Giang Trạch Dân ra, những người khác đều biểu đạt ý kiến phản đối. Ông Chu Dung Cơ nói: “Học viên Pháp Luân Công đa phần là người ở độ tuổi trung – lão niên, phụ nữ là nhiều, cái nguyên vọng lớn nhất của họ cũng chỉ là sức khỏe mà thôi.” Ông ta còn dẫn thuật lời của một học viên Pháp Luân Công nói rằng tu luyện Pháp Luân Công có những lợi ích gì. Sau đó, Chu Dung Cơ biểu thị: “Nói mấy người này có ý đồ chính trị, quả thực tìm không ra. Ngoài ra, chúng ta không thể lại sử dụng phương thức vận động để giải quyết vấn đề tư tưởng, như thế không có lợi cho việc đẩy mạnh xây dựng kinh tế, cũng không có lợi cho hình tượng đối ngoại mở cửa của đất nước”.

Lúc đó Giang Trạch Dân “lập tức đứng lên”, chỉ vào mũi Chu Dung Cơ mà thét: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là xót xa”, đồng thời chỉ trích ông Chu Dung Cơ “độ nhạy bén chính trị kém như thế. Vấn đề Pháp Luân Công không tranh thủ giải quyết, sẽ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử!”

“Vậy Tổng Bí thư nói nên làm thế nào” lúc đó La Cán hỏi.

“Diệt hết! Diệt hết! Nhanh chóng diệt hết!” Giang Trạch Dân khua múa hai tay hò hét, “việc gấp gáp hiện giờ là tra rõ nhân số của Pháp Luân Công, tình trạng phân bố và người phụ trách, mỗi một cơ quan, đơn vị, ủy ban đều phải tra ra”. Nguyên thời gian hội nghị của Bộ Chính trị Giang Trạch Dân lớn tiếng đến giọng khô sức kiệt. Những ủy viên khác chỉ im lặng.

Trong lần hội nghị đó, La Cán được chỉ định chuyên môn phụ trách cuộc điều tra mang tính toàn quốc đối với Pháp Luân Công, truy tìm trên quy mô lớn. Vì để biểu thị quyết tâm đánh phá Pháp Luân Công, qua chưa đầy 2 tháng điều tra, La Cán đã đưa báo cáo lên Bộ Chính trị Trung ương, đồng thời chính thức định vị Pháp Luân Công là “X giáo”, kiến nghị diệt trừ tận rễ.

Cái cách nói “X giáo” này, tác giả Kuhn trong cuốn “Chuyện về Giang Trạch Dân” có nói, trong ngày 25 tháng 4 năm đó, Giang Trạch Dân nửa đêm đã có sự “định tính” đối với Pháp Luân Công y hệt như thế.

Bình luận viên thời sự Thạch Cửu Thiên vào ngày 20 tháng 4 năm nay có nói, bây giờ lật lại xem, toàn bộ sự kiện “25 tháng 4” vốn là cái vòng mà Giang Trạch Dân và La Cán cố ý đặt ra, trong hội nghị ngày 26 tháng 4, cả hai lại cố ý diễn kịch đôi. Sau khi Giang Trạch Dân đội cái mũ “vong đảng vong quốc” lên sự kiện này xong, là có thể thong dong xuất thủ, bởi vì ĐCSTQ sợ nhất là để mất chính quyền. Còn La Cán thì ở một bên nhào nặn lý do, từ những lời nói của ông ta trong hội nghị là có thể nhìn ra, ông ta hoàn toàn không có chứng cứ, mà chỉ là bẻ cong sự việc, nghe nhìn lẫn lộn, để tạo ra cho Giang Trạch Dân một cái cớ để bức hại.

Thạch Cửu Thiên còn bày tỏ, kỳ thực vào ngày 26 tháng 4, Giang Trạch Dân đã công khai biểu đạt là sẽ “nhất ý cô hành” mà trấn áp Pháp Luân Công.

Trước hội nghị của Bộ chính trị, Giang Trạch Dân tự mình “định tính” cho Pháp Luân Công

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” có nhắc đến, vào ngày 25 tháng 4, Giang Trạch Dân không chỉ gọi điện một lần cho khu đồn trú ở Bắc Kinh, hỏi rằng nếu như đến đêm mà Pháp Luân Công vẫn không chịu giải tán, quân đội đóng trú có thể lập tức tập kết, đồng thời bắt giữ những học viên Pháp Luân Công ở lân cận Trung Nam Hải được không. Buổi chiều, Giang còn tự mình đi “thị sát” một vòng.

Đối với tình huống lúc đó, Kuhn trong cuốn sách “chuyện về Giang Trạch Dân” cũng có ghi chép. Cuốn sách này viết: “sao lại như thế được?” Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn thân Thẩm Vĩnh Ngôn, “Pháp Luân Công sao lại có thể trồi lên trong vòng một đêm như thế? Chẳng lẽ chúng nó từ dưới đất chui lên sao? Cơ quan công an của chúng ta ở đâu? Cơ quan an ninh của chúng ta ở đâu?”

Chính là trong đêm đó (đêm trước hội nghị của Bộ Chính trị), Giang đã viết một bức thư với lời lẽ nghiêm trọng gửi cho các lãnh đạo cấp cao. Ông ta nói rằng: “Pháp Luân Công” là “X giáo” (tức tà giáo). “Tôi không tin rằng chủ nghĩa Marx lại không chiến thắng nổi Pháp Luân Công”, ông ta viết.

Vì để khiến cho các Ủy viên Thường ủy ủng hộ phán đoán của mình, Giang lại hỏi trong thư: “(Pháp Luân Công) rốt cuộc là có quan hệ với hải ngoại, với phương Tây, đằng sau không có ‘cao thủ’ nào đang bày vẽ chỉ huy sao?” Đồng thời nói “đây là một tín hiệu mới”, “thời kỳ nhạy cảm đã đến gần”.

Liên kết với quân đội, Giang trong đêm 25 tháng 4 triển khai trấn áp

Theo cuốn sách “Chuyện về Trương Vạn Niên” tiết lộ, tối 25 tháng 4, Giang Trạch Dân còn đưa ra vấn đề quân nhân trong cuộc thỉnh nguyện, nói với Phó chủ tịch Quân ủy đương thời là Trương Vạn Niên, yêu cầu tăng cường “công tác tư tưởng quân đội”.

Ngay trong đêm, Trương Vạn Niên chủ trì triệu tập hội nghị khẩn cấp Quân ủy Trung ương, ráo riết triển khai công tác đánh vào Pháp Luân Công với lực lượng bộ đội võ cảnh, đặc biệt là đối với quân đội đóng trú tại khu vực Bắc Kinh.

Ngày 26, theo yêu cầu của Trương Vạn Niên, bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị lập tức phát xuống thông tri khẩn cấp, yêu cầu toàn quân “nhanh chóng hành động”, tra rõ thân phận các học viên Pháp Luân Công là quân nhân, sĩ quan lão thành và cả con em của họ, “Tra rõ con số, nắm chắc người trọng yếu”.

Nhiều động cơ để Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công

Giang Trạch Dân ngoài việc đố kỵ Pháp Luân Công, cho rằng Pháp Luân Công giành giật quần chúng với ông ta ra, vẫn còn có nhiều nguyên nhân khác khiến ông ta thù hận Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân có một mối ganh ghét từ lâu đối với Chu Dung Cơ, sau khi nhìn thấy sự tán dương của dư luận đối với ông Chu khi ông này xử lý sự kiện 25 tháng 4, Giang vô cùng hậm hực.

Lúc trước, Giang Trạch Dân còn phẫn phẫn bất bình với sự ủng hộ của Kiều Thạch dành cho Pháp Luân Công.

Ông Kiều Thạch tuy rằng đã về hưu từ thời “thập ngũ đại”, nhưng ông ta lại là người công khai cho toàn thế giới biết tin tức Đặng Tiểu Bình chỉ định Hồ Cẩm Đào sẽ trở thành nhân vật lãnh đạo chính yếu đời thứ 4, cũng bằng như tuyên bố Giang Trạch Dân đến “thập lục đại” phải về hưu, để ghế lại cho Hồ Cẩm Đào. Bất kể là Giang muốn chèo kéo chức vị của mình hay tự đề bạt người của mình tiếp nhận chức Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng không thể thực hiện được. Điểm này khiến cho Giang phẫn phẫn bất bình.

Ngoài ra, trong hai năm cuối cùng của thập niên 90, Giang Trạch Dân còn phải đối mặt với trùng trùng nguy cơ: mâu thuẫn từ tầng lớp cao nhất của ĐCSTQ càng ngày càng gay cấn và nhạy cảm, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi, năm 1998 trận cuồng phong trong thị trường tài chính châu Á càng lúc càng ác liệt, người dân chịu thiệt hại cũng mỗi lúc một nhiều, ông Chu Dung Cơ đòi điều tra triệt để “Viễn Hoa án”, năm 1999 sự kiện “Lục Tứ” vừa tròn 10 năm, những điều này đã khiến Giang lâm vào tình cảnh “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Vì để đổi hướng mâu thuẫn, hóa giải nguy cơ, Tăng Khánh Hồng – “quân sư” đắc lực của Giang Trạch Dân đã hiến cho ông ta một kế sách “xây dựng kẻ địch giả tưởng trong nước”, mục tiêu khóa chặt vào một quần thể tu luyện thiện lương đang phát triển ngày càng đông: Pháp Luân Công.

La Cán châm ngòi cho sự kiện 25 tháng 4

Ngay từ rất sớm, tại những năm như 1997, 1998 La Cán đã có ít nhất hai lần muốn dán nhãn “X giáo” cho Pháp Luân Công để tiện tay trấn áp. Sau khi thế lực của Lý Bằng từ từ rơi rụng, ông ta nhận định đây chính là để lấy lòng Giang Trạch Dân, cố gắng vớt vát một ít vốn liếng chính trị để được cơ hội leo cao.

Được biết, bắt đầu vào năm 1997, Bộ Công an đã ra thông tri, yêu cầu các nơi “nghiêm mật khống chế Pháp Luân Công phát triển”. Lúc đó có các cơ quan Công an, Mặt trận và Đặc công đã đến các điểm luyện công của Pháp Luân Công nằm vùng, biểu hiện bề mặt là cùng với học viên Pháp Luân Công học tập “Chuyển Pháp Luân”.

Nhưng sau đó phát hiện, Pháp Luân Công chả có gì đáng để nằm vùng, bởi vì tất cả hoạt động của học viên là đều công khai. Rất nhiều nhân viên nằm vùng vì thế mà hiểu rất rõ về học viên Pháp Luân Công, từ đó trở thành một học viên chân chính.

Theo nguồn tin được biết, đương thời sau khi ông Chu Dung Cơ biết được việc này đã “giáo dục” một trận với La Cán, nói ông ta “Án lớn, án nặng để đó không đi bắt, lại đi lợi dụng đặc vụ cao cấp nhất để đối phó với bá tánh”, khiến cho La Cán tối mặt tối mày.

La Cán vẫn luôn tìm kiếm cơ hội đả kích Pháp Luân Công để đoái công lĩnh thưởng với Giang Trạch Dân nên đã câu kết với Hà Tộ Hưu. Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999 ông Hà Tộ Hưu đã cho đăng một bài viết trên “Chuyên mục khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên”, nhằm nhào nặn ra những lời công kích ác ý, bôi nhọ Pháp Luân Công, cuối cùng làm thành mồi lửa cho sự kiện thỉnh nguyện Trung Nam Hải vào ngày 25 tháng 4.

Vì bức hại tàn khốc lên Pháp Luân Công, nên La Cán vào năm 2002 đã được bước vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị. Sau khi Giang Trạch Dân về hưu, La Cán trở thành một trong những người thay mặt Giang để tiếp tục chính sách bức hại.

Lời kết

Giang Trạch Dân dốc toàn lực bức hại Pháp Luân Công, một thời hô hào “trong ba tháng trừ bỏ Pháp Luân Công”. Nhưng sự thực đã chứng minh, Pháp Luân Công không chỉ không bị đánh đổ, mà còn hồng truyền ra trên hơn 100 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới, số người tu luyện lên đến khoảng hàng trăm triệu người, Pháp Luân Công còn nhận được rất nhiều giải thưởng và ủng hộ của nhiều  thành phần chính phủ cấp cao ở các nước.

Ngược lại ĐCSTQ trong cuộc bức hại này đã tự bức tử chính mình. Hiện nay sự băng hoại đạo đức của toàn xã hội Trung Quốc, nhiều hiện tượng dị thường xảy ra đều có quan hệ trực tiếp tới việc đàn áp Pháp Luân Công, đi ngược lại với  “Chân – Thiện – Nhẫn”. Các học viên Pháp Luân Công trong vòng 17 năm nay thông qua việc giảng rõ sự thật trên xã hội quốc tế đã không ngừng vạch trần tội ác của ĐCSTQ.

Từ tháng 5 năm 2015, hiện đã có hơn 200 ngàn học viên Pháp Luân Công và gia quyến của họ đã đệ đơn khởi kiện hung thủ cuộc bức hại Giang Trạch Dân lên Viện kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao.

Biểu tình chống Tập Cận Bình ở Ba Lan

Biểu tình chống Tập Cận Bình ở Ba Lan

BBC

Biểu tình chống Tập Cận Bình ở Ba Lan – BBC Tiếng Việt

Khoảng 500 người dân Việt Nam ở Ba Lan đã biểu tình trước cửa tòa Đại sứ của Trung Quốc tại Warsaw hôm 19/6/2016 để phản đối lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và đòi hòa bình cho Biển Đông, theo một nhà hoạt động và nhà báo tự do từ thủ đô Ba Lan, nơi Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến chính thức thăm kéo dài ba ngày.

Trao đổi với BBC hôm Chủ nhật, bà Mạc Việt Hồng cho hay cuộc biểu tình ôn hòa đã được chính quyền Ba Lan cho phép ‘phản đối tại chỗ’ và có thời điểm cho phép diễu hành qua cổng chính là mặt tiền của tòa đại sứ Trung Quốc.

” Chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như ‘Trả lại biển đảo, trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam! Tự do hàng hải cho Biển Đông, tự do cho Biển Đông!

Nhà báo, nhà hoạt động Mạc Việt Hồng”

“Đoàn biểu tình của chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như ‘Trả lại biển đảo, trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam!

“Tự do hàng hải cho Biển Đông, tự do cho Biển Đông!”, nhà hoạt động nói với BBC.

Thu hút chú ý

Theo bà Mạc Việt Hồng, cuộc biểu tình đã diễn ra vào một thời điểm quan trọng và thu hút sự chú ý của người dân sở tại.

“Vì đây là một dịp hiếm lãnh đạo Trung Quốc thăm Ba Lan” và “những cuộc biểu tình của người nước ngoài ở Ba Lan cũng hiếm”, bà nói và cho hay cuộc phản đối ôn hòa diễn ra từ 12h00 tới 15h00 giờ địa phương đã biểu dương “tinh thần hăng hái” và hứng khởi chống Trung Quốc, đòi chủ quyền Biển đảo cho Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan.

“Một số nhân viên sứ quán Trung Quốc lặng lẽ theo dõi chúng tôi từ trên các cửa sổ của tòa nhà sứ quán, nhưng họ không làm gì’, nhà hoạt động nói.

Còn đại diện sứ quán Việt Nam tại Ba Lan ‘không thấy hiện diện’, nhưng ‘chúng tôi biết là họ có quan tâm và theo dõi’ những sự kiện như thế này, nhà báo Mạc Việt Hồng cho BBC hay.

‘Người HK mất tích’ kể chuyện bị giam ở TQ

 ‘ Người HK mất tích’ kể chuyện bị giam ở TQ

  • 17 tháng 6 2016

Ông Lâm Vinh Cơ bị giam tám tháng ở Trung Quốc đại lục

Người bán sách Hong Kong Lâm Vinh Cơ, 61 tuổi, đã tổ chức một cuộc họp báo tối thứ Năm 16/6 tiết lộ tất cả về chuyện ông bị giam tám tháng ở Trung Quốc đại lục.

Ông Lâm là một trong 5 người bán sách bị mất tích cuối năm ngoái. Tất cả đều liên quan đến một nhà xuất bản chuyên in cuốn sách chỉ trích các lãnh đạo Trung Quốc.

Từ trường hợp của họ có cáo buộc rằng Trung Quốc can thiệp vào tự do ngôn luận ở Hong Kong. Một trong số họ, Quế Dân Hải, hiện vẫn còn bị giam giữ.

Phóng viên BBC Juliana Liu chia sẻ một số điều được ông Lâm tiết lộ.

Ông Lâm, người sở hữu nhà sách Causeway Bay trước khi chuyển nhượng cho ông Quế, nói rằng ông đã bị bắt cóc ở thành phố Thâm Quyến hôm 24/10 trong chuyến thăm bạn gái.

Sau một đêm ở Thâm Quyến, ông bị còng tay và bịt mắt và dẫn giải bằng tàu hỏa đến thành phố Ninh Ba, nơi ông bị thẩm vấn và giam giữ đến tháng 3/2016.

Ông nói rằng mình bị giam riêng trong một căn phòng nhỏ, giám sát 24/24.

Ông không bị đánh đập nhưng bị khủng bố tâm lý.

‘Gây ấn tượng’

Đồ đạc trong phòng được bọc nhựa để ngăn ông tự tử.

“Bàn chải đánh răng họ đưa cho dùng rất nhỏ, và buộc vào một sợi dây nylon,” ông nhớ lại.

về những người bán sách Hong Kong ‘mất tích’ cạnh cầu thang dẫn lên nhà sách Causeway Bay, tháng 3/2016

“Khi tôi đánh răng, có người nắm sợi dây, và khi đánh răng xong phải nộp lại bàn chải. Có thể họ sợ tôi sẽ tự tử bằng cách nuốt bàn chải đánh răng.”

“Dường như trước đây đã có ai đó làm như thế.”

Tháng 3/2016, khi ba đồng nghiệp của ông được thả và trở về Hong Kong, ông Lâm được chuyển đến thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, nơi ông có chút tự do hơn.

Trong nhiều tháng, đã có tranh luận về việc liệu chiến dịch bắt giữ những người bán sách Hong Kong được lệnh của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, hoặc có lẽ, cấp thấp hơn nhằm gây ấn tượng với chính quyền Bắc Kinh.

Một số người tin rằng việc bắt giữ những người bán sách Hong Kong xảy đến trước khi ra mắt một cuốn sách về đời tư của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Lâm cho biết, ông không chắc về điều này.

Tuy nhiên, ông cho biết mình bị người của “đội điều tra đặc biệt” bắt giữ mà những người này nhận chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh.

Nhóm này chịu trách nhiệm điều tra những nhân vật hàng đầu như Lưu Thiếu Kỳ.

Gần đây, họ được cho là chịu trách nhiệm điều tra cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.