Pháp : Hai kẻ khủng bố tấn công nhà thờ gần Rouen và giết hại cha xứ

Pháp : Hai kẻ khủng bố tấn công nhà thờ gần Rouen và giết hại cha xứ

RFI

media

Tổng thống Pháp, François Hollande gặp gỡ cảnh sát sau vụ cha xứ nhà thờ Saint-Etienne-du -Rouvray, gần thành phố Rouen, bị sát hại. Ảnh ngày 26/07/2016.Reuters

Sáng ngày 26/07/2016, hai kẻ khủng bố tấn công vào nhà thờ ở Saint-Etienne-du-Rouvray, gần thành phố Rouen, phía tây bắc nước Pháp, bắt giữ con tin và giết hại cha xứ. Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tự nhận trách nhiệm về vụ này.

Nguồn tin của cảnh sát cho AFP biết, hai kẻ khủng bố đã xông vào nhờ thờ trong lúc cha xứ đang làm lễ. Chúng bắt giữ năm con tin. Khi Lực lượng trùy lùng và can thiệp của cảnh sát –BRI- đến hiện trường, hai kẻ này đã xông ra ngoài, đối mặt với cảnh sát và chúng đã bị bắn hạ.

Trong lúc bắt giữ con tin, hai kẻ khủng bố đã cắt cổ cha Jacques Hamel, 84 tuổi. Một con tin bị thương nặng.
Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, thông qua hãng thông tấn thân cận là Amaq, thừa nhận là hai chiến binh của tổ chức này đã thực hiện vụ khủng bố.

Tổng thống và bộ trưởng Nội Vụ Pháp đã tới hiện trường. Tại đây, tổng thống François Hollande đã lên án hành động khủng bố ghê rợn và cho biết, hai hung thủ tự nhận là thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh, mối đe dọa khủng bố vẫn rất cao và lại một lần nữa, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tuyên chiến với nước Pháp.

Tối nay, tổng thống Pháp sẽ tiếp tổng giám mục Rouen Dominique Lebrun. Từ Cracovie, Ba Lan, nơi đang diễn ra Ngày Thanh Niên Công Giáo Thế Giới, tổng giám mục vụ Rouen lên án vụ giết hại cha xứ nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray và ngài sẽ trở về Pháp ngay trong chiều nay. Tòa thánh Vatican đã tố cáo hành động « giết người dã man » ngay tại nơi « thiêng liêng

Trung Quốc phá hủy một trung tâm nghiên cứu Tây Tạng

Trung Quốc phá hủy một trung tâm nghiên cứu Tây Tạng

Mai Vân

 RFI
media

Một người phụ nữ Tây Tạng tại ngôi đền Jokhang, ở Lhasa, Tây Tạng. Ảnh chụp ngày 04/06/2016.REUTERS/Joseph Campbell

Theo hãng tin AP ngày 22/07/2016, các nguồn tin từ giới Tây Tạng lưu vong vừa báo động : Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu cho phá hủy các tòa nhà tại Lạc Nhược Hương (hay Larung Gar), một trung tâm nghiên cứu Phật Giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, ở huyện Sắc Đạt, châu Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.

Trích dẫn tổ chức người Tây Tạng lưu vong Free Tibet, trụ sở tại Luân Đôn, hãng tin Mỹ cho biết là công cuộc phá hủy nhà ở và trục xuất cư dân đã bắt đầu vào sáng hôm trước, 21/07. Theo tổ chức này thì ngay từ tháng Sáu vừa qua chính quyền Tứ Xuyên đã ra lệnh giảm một nửa số lượng tu sĩ tại trung tâm này – nam cũng như nữ – xuống còn 5.000 người, viện cớ quá đông.

Trả lời AP qua điện thoại vào ngày 21/07, chính quyền địa phương cho là không hề có việc phá hủy mà chỉ là việc sửa sang cơ sở tại đấy. Chính quyền không cho biết chi tiết gì thêm.

Trung tâm nghiên cứu Phật Giáo Lạc Nhạc Hương được thiết lập vào năm 1980, nằm trên sườn núi, thu hút hàng ngàn tu sĩ Tây Tạng đến nghiên cứu Phật Học trong những khóa tu tập dài hoặc ngắn hạn.

Vào năm 2001, chính quyền Trung Quốc đã từng trục xuất khỏi trung tâm này hàng ngàn tu sĩ nhưng trung tâm vẫn thu hút đông đảo người đến nghiên cứu từ đó đến nay.

Munich: 8 người thiệt mạng, hung thủ vẫn lẩn trốn

Munich: 8 người thiệt mạng, hung thủ vẫn lẩn trốn

Image copyrightREUTERS

Cảnh sát tại thành phố Munich của Đức nói các thủ phạm vụ nổ súng vẫn đang lẩn trốn, và kêu gọi người dân tránh các địa điểm công cộng.

Cảnh sát cũng xác nhận đã có tám người thiệt mạng tại trung tâm mua sắm Olympia và có một số người khác bị thương.

Một chiến dịch lớn đang được triển khai tại khu mua sắm ở quận Moosach, phía tây bắc thành phố.

Nhân viên các cửa hàng vẫn chưa rời được khỏi toà nhà. Hiện chưa có thông tin gì về động cơ vụ tấn công.

Trang Facebook của cảnh sát dẫn lời các nhân chứng nói họ nhìn thấy ba hung thủ mang theo súng.

Cảnh sát mô tả hiện đang là “tình thế khủng bố cấp” và nói các tin tức đầu tiên về vụ nổ súng tại phố Hanauer Street xuất hiện lúc gần 18:00 giờ địa phương (16:00 GMT).

Các phương tiện giao thông công cộng đã tạm ngưng hoạt động trong lúc chiến dịch an ninh lớn đang được tiếp tục triển khai.

Image copyrightAP
Image copyrightAP

Nhà ga xe lửa ở trung tâm thành phố đã được sơ tán.

Những người bị kẹt không thể về nhà do tình trạng khẩn cấp hiện đang được dân địa phương mời vào tạm trú, theo sáng kiến được đưa ra đầu tiên trên Twitter với hashtag #Offenetür (có nghĩa là ‘mở cửa’).

Các trực thăng cảnh sát đang quần đảo trên bầu trời thành phố, và các lực lượng đặc nhiệm hiện đã tham gia chiến dịch lớn của cảnh sát.

Image copyrightAP
Image copyrightREUTERS

Đài phát thanh công Bavaria đưa tin một đơn vị an ninh biên phòng tinh nhuệ, GSG9, đang tới Munich cùng một số trực thăng.

Thủ tướng bang Bavaria, Horst Seehofer hiện đang có cuộc họp bàn về khủng hoảng với các cố vấn an ninh.

Các lực lượng an ninh đã được đặt trong tình trạng cảnh giác sau khi một thiếu niên nhập cư đâm và làm bị thương năm người trên tàu tại Bavaria hôm thứ Hai, trong vụ tấn công mà nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm.

Giới chức đã cảnh báo về mối nguy có thêm các vụ việc khác xảy ra.

Hiện, quốc gia láng giềng, Cộng hoà Czech đang tăng cường an ninh biên giới.

Cảnh sát Munich nói họ không biết “những kẻ chủ mưu” là ai. “Hãy tự bảo vệ mình và hãy tránh xa các địa điểm công cộng.”

Cảnh sát cũng kêu gọi người dân hãy trợ giúp chiến dịch truy lùng hung thủ bằng cách không đồn đoán và không đăng lên mạng các hình ảnh, video clip về các hoạt động của cảnh sát.

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông- giữa Phi và Trung cộng

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông- giữa Phi và Trung cộng

  Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người Châu Âu và một người Ghana.

THAM PHAN BIEN DONG

Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn ba người.

Philippines chọn ông Rudiger Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc. Ảnh: PCA

Xem thêm: Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Dr-Thomas

 

 

 

 

 

 

 

 

Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews

Pierre COT

 

 

 

 

 

 

 

Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002. Ảnh: MAE Romania

TP PAWLAK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan.

Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS

GS SOONS

 

Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law

WOLFRUM

Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008.

Ảnh: Europa

Nhiều nước bác tuyên bố sai lệch của Bắc Kinh về phán quyết PCA

Nhiều nước bác tuyên bố sai lệch của Bắc Kinh về phán quyết PCA

Nguoi-viet.com  

Hai giới chức Philippines cầm phát quyết dày gần 500 trang của PCA liên quan đến chủ quyền ở Biển Ðông. (Hình: AP Photo/Bullit Marquez)

Hai giới chức Philippines cầm phán quyết dày gần 500 trang của PCA liên quan đến chủ quyền ở Biển Ðông. (Hình: AP Photo/Bullit Marquez)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam hôm Thứ Hai bác bỏ thông tin nói thủ tướng nước này “tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông,” theo thông tấn xã Việt Nam.

Ngoài ra, theo BBC, một số quốc gia khác cũng bác bỏ tuyên bố của truyền thông Trung Quốc nói các nước này ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.

“Thông tấn xã Việt Nam được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Ðông trong cuộc gặp giữa Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14 Tháng Bảy vừa qua bên lề Hội Nghị Thượng Ðỉnh Á – Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ,” bản tin thông tấn xã Việt Nam viết.

Theo bản tin, “Sau cuộc gặp trên, nhiều cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, trong đó có hãng thông tấn Tân Hoa Xã, trang mạng chinadaily.com.cn (phiên bản đối ngoại tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật Báo) và tờ Nhân Dân Nhật Báo tiếng Hoa, đã dẫn lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp nói rằng: ‘Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Ðông,’ đồng thời cho biết: ‘Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực,’ nhưng “Trên thực tế, trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc, khi đề cập vấn đề Biển Ðông, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc.’”

“Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam đối với phán quyết ngày 12 Tháng Bảy của Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở The Hague (Hòa Lan) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông. Trước đó, ngày 12 Tháng Bảy, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ: ‘Việt Nam hoan nghênh việc tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12 Tháng Bảy,’” vẫn theo thông tấn xã Việt Nam.

Hôm 12 Tháng Bảy, PCA ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò chín đoạn” của Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Ðông.

Trong khi đó, theo Bloomberg News, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng tuyên bố Sri Lanka “hiểu và hoan nghênh” lập trường của Trung Quốc trên biển. Tuy nhiên phía Sri Lanka khẳng định điều này là không đúng.

“Thủ tướng của Sri Lanka, ông Ranil Wickremesinghe, nói trong một cuộc phỏng vấn ở Singapore hôm Chủ Nhật rằng cách dùng từ ‘hoan nghênh’ là không đúng. ‘Chúng tôi hiểu,’ tôi nghĩ họ cần sửa lại là ‘hiểu,’” theo Bloomberg News hôm 19 Tháng Bảy.

Bloomberg News cũng nêu tên các nước Ba Lan, Cambodia, và Slovenia cũng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc cho rằng các nước này ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề này, theo Asia Maritime Transparency Initiative, một chi nhánh của trung tâm CSIS.

Theo BBC, Trung Quốc từng nói có được sự ủng hộ của Ấn Ðộ, nhưng vào ngày có phán quyết của PCA, New Delhi đưa ra thông cáo “khẩn thiết kêu gọi mọi bên tôn trọng tối đa Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).”

Chiếu theo UNCLOS, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị.

Ba Lan cũng nói “ủng hộ tuyên bố của Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Thường Trực,” theo BBC.

Hôm 15 Tháng Bảy, bà Federica Mogherini, ngoại trưởng Liên Âu, tuyên bố đại diện cho toàn khối, xác nhận EU ủng hộ phán quyết của PCA, theo BBC.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, EU không nêu ra quan điểm liên quan tới các tuyên bố chủ quyền giữa các quốc gia.

Vẫn theo BBC, nhiều quốc gia khác mới đây cũng tuyên bố bác bỏ thông tin của Trung Quốc nói rằng họ ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Ðông, nhưng thực ra họ ủng hộ quyết định của PCA.

Các quốc gia này là Ấn Ðộ, Fiji, Croatia, Hy Lạp và Slovenia. (Ð.D.)

Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?

Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?

BBC

Một tác giả Trung Quốc, ông Tiết Lực giải thích về Đường Chín Đoạn hình thành ra sao từ thời Tưởng Giới Thạch và cho biết cả chính sách liên quan từng bị Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan xóa bỏ.Thế nhưng, trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông lên cao, Đường Chín Đoạn mà người Việt Nam hay gọi là Đường Lưỡi Bò, lại được Trung Quốc ‘tiếp quản’, và đề cao.

Trả lời trang The Diplomat hôm 06/07/2016, trước ngày phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực (PCA) tháng này, ông Tiết Lực (Xue Li) từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc giải thích ngọn nguồn vụ việc:

“Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra, và sau được đưa vào trong ‘Nam Hải Chính sách Cương lĩnh – Nanhai Zhengce Gangling’ năm 1993.

“Vùng nước lịch sử giống vùng nội thủy nhưng có ý nghĩa pháp lý thấp hơn.”

“Tổng thống Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này vào năm 2003 khi ông lên cầm quyền, nhưng Đài Loan chưa bao giờ ra tuyên bố về vùng nước nằm trong Đường Chín Đoạn, nên các vùng nước này vẫn có thể bị cho như là vùng nước lịch sử.”

Image copyrightAFP
Image captionÔng Trần Thủy Biển từng bỏ Chính sách Nam Hải năm 2003

Mơ hồ vì vẽ bản đồ kém?

Ông Tiết Lực nêu quan điểm rằng Đường Chín Đoạn chỉ nên được coi là đường phân định chủ quyền của các hòn đảo vì cách hình thành với các lý do kỹ thuật khiến chúng thiếu chính xác:

“Khi đường này được chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, Trung Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh.”

“Vì thế, họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa.”

Image captionCó bản đồ in Đường 11 đoạn nhưng Chu Ân Lai ra lệnh xóa đi hai vạch, còn lại 9

“Đường này nói chung chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các vị trí địa lý cụ thể được nêu ra, và những bản đồ mỗi thời in một kiểu lại có chút ít khác biệt về điểm chính xác của đường chín đoạn này.”

Theo ông Tiết Lực, Trung Hoa lục địa sau này đưa Đường Chín Đoạn và Luật lãnh hải năm 1992 và ra công bố ngoại giao khẳng định “chủ quyền không tranh cãi” về các đảo ở biển Nam Trung Hoa và mọi vùng nước xung quanh.

Nhưng theo ông, “đường chín đoạn nên được coi như là ranh giới chủ quyền của các hòn đảo” mà thôi.

Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc cho xây cất trên các bãi đá ở Biển Đông.

“Trung Quốc chỉ làm những gì các nước khác đã làm. Ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), có 50 đảo hiện đang được chiếm giữ thì 29 do Việt Nam, 5 do Malaysia, 8 do Philippines, và 7 do Trung Quốc, và 1 do Đài Loan chiếm.”

Trung Quốc không muốn ở vào vị trí bất lợi nên bắt đầu xây đắp từ 2013, và điều khác biệt là chương trình bồi đắp của Trung Quốc lớn hơn [các nước kia] về tầm vóc, ông nói.

Bản tiếng Trung bài phỏng vấn với ông Tiết Lực được đăng trên trang 21ccom.net.

Ông Tiết Lực, hiện giữ chức chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, không phải là người đầu tiên và duy nhất trong giới chuyên gia tiếng Trung lên tiếng về tính thiếu chính xác của Đường Chín Đoạn.

Một học giả khác, giáo sư Uông Tranh từ Đại học Seton Hall, Hoa Kỳ, cũng có bài gần đây nói về tính mơ hồ của Đường Chín Đoạn.

Cũng viết trên trang The Diplomat, ông nói ông chưa tìm thấy bất cứ sách nào xuất bản ở Trung Quốc “phân tích cụ thể, đầy đủ và khách quan về cả sự kiện và lịch sử Biển Nam Trung Hoa cũng như quá trình hình thành bản đồ Đường Chín Đoạn và ý nghĩa của nó”.

Image copyrightGETTY
Image captionĐường Chín Đoạn nay chính thức được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơi

Hôm 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, Hà Lan đã ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Chín Đoạn.

Tòa nói không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Trung Quốc nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt ‘khoảng 6.000 người’

 Thổ Nhĩ Kỳ bắt ‘khoảng 6.000 người’

Image copyrightAFP

Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm.

Trong số những người bị bắt có nhiều sỹ quan cao cấp.

Một viên chỉ huy lữ đoàn và hơn 50 quân nhân bị bắt giam tại tỉnh Denizli ở miền tây vào đầu giờ sáng Chủ Nhật, truyền thông nước này loan tin.

Cho đến nay, ít nhất đã có 3.000 binh lính bị bắt và chừng 2.700 thẩm phán bị sa thải.

Ít nhất 265 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ xảy ra trong cuộc đảo chính bất thành.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói Quốc hội nước này có thể cân nhắc đề xuất áp dụng án tử hình.

REUTERS

Giáo sỹ Fethullah Gulen bác bỏ cáo buộc của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ theo đó nói ông đứng sau âm mưu đảo chính hôm thứ Sáu

Ông Erdogan cáo buộc giáo sỹ người Thổ hiện ở Mỹ, Fethullah Gulen là đứng đằng sau âm mưu đảo chính, nhưng ông này bác bỏ.

Nỗ lực đảo chính diễn ra đêm thứ Sáu, khi một phe nhóm quân sự chiếm các cây cầu quan trọng ở Istanbul và tấn công các tòa nhà quốc hội tại thủ đô Ankara.

Ông Erdogan đã kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại những đối tượng âm mưu đảo chính; tới sáng thứ Bảy các quân nhân nổi loạn bắt đầu đầu hàng.

Tuy nhiên, một đêm đầy các vụ nổ, những tiếng súng bắn và những vụ đụng độ đã khiến 161 người, gồm cả dân thường và cảnh sát, thiệt mạng. Hơn 1.440 người khác bị thương.

Chính phủ nói có 104 “kẻ âm mưu” đã bị giết chết.

EPA

Bắt giữ các gương mặt cao cấp

Trung tướng Ozhan Ozbakir, chỉ huy đồn Denizli và Lữ đoàn Biệt kích số 11, nằm trong số các gương mặt quân sự cao cấp bị bắt hôm Chủ Nhật, hãng tin Anadolu của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tường thuật.

Các gương mặt hàng đầu khác bị bắt có Tướng Erdal Ozturk, chỉ huy Quân đoàn số Ba, Tướng Adem Huduti, chỉ huy Quân đoàn số Hai, và Akin Ozturk, cựu Tham mưu trưởng Không quân.

AP

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu dẫn độ từ Hy Lạp về tám quân nhân bỏ chạy bằng một chiếc trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ sang xin tỵ nạn chính trị sau khi đảo chính bại lộ.

Một trong những thẩm phán cao cấp nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Alparslan Altan, đã bị tạm giữ hôm thứ Bảy.

Khoảng 44 thẩm phán và công tố viên đã bị bắt giữ hồi đêm tại thành phố Konya ở miền trung, và 92 người bị bắt tại thành phố Gazientep ở đông nam, hãng tin tư nhân Dogan nói.

Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu tỏ ý nói Hoa Kỳ đứng đằng sau vụ đảo chính, là cáo buộc bị Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mạnh mẽ bác bỏ.

Tổng thống Barack Obama cùng các lãnh đạo thế giới kêu gọi các đảng phái tại Thổ Nhĩ Kỳ “hành động trong khuôn khổ pháp luật”.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt người hàng loạt sau đảo chính

Thổ Nhĩ Kỳ bắt người hàng loạt sau đảo chính

Image copyrightGETTY

Khoảng 2.839 quân nhân trong đó có lãnh đạo cấp cao của quân đội, đã bị bắt sau khi âm mưu đảo chính kết thúc, theo Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Binali Yildirim.

Trong đêm mà ông gọi là “vết đen của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ”, ông cho biết 161 người đã thiệt mạng và 1.440 người bị thương.

Tiếng nổ và tiếng súng vang lên ở thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và nhiều nơi khác trong đêm 15/07, rạng sáng ngày 16/07, và hàng ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp lại kêu gọi của Tổng thống Erdogan chống lại phe đảo chính.

Vẫn chưa rõ ai là người đứng sau vụ đảo chính.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ám chỉ Fethullah Gulen, một giáo sỹ Hồi giáo khá mạnh mẽ nhưng sống ẩn dật tại Hoa Kỳ, mà ông cáo buộc là đã xúi giục cho cuộc nổi dậy.

Tuy nhiên trong một thông cáo, ông Gulen phủ nhận mọi thông tin cho rằng ông liên quan tới vụ việc, và nói ông phản đối “âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng những lời mạnh mẽ nhất”.

‘Phản quốc’

Image copyrightGETTY

Nhiều diễn biến bắt đầu xảy ra vào tối thứ Sáu 15/07 khi xe tăng tiến vào các vị trí trên hai cây cầu ở Dải Bosphorus, Istanbul, chặn đường giao thông. Các toán lính đổ ra đường và phi cơ quân sự bay thấp trên thành phố Ankara.

Không lâu sau đó, một phe của quân đội tuyên bố một “ủy ban hòa bình” đang điều hành đất nước, và sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm và thiết quân luật.

Nhóm này nói thực hiện đảo chính “nhằm đảm bảo và khôi phục trật tự hiến pháp, dân chủ, nhân quyền và tự do”.

Tổng thống Erdogan đang đi nghỉ ở Marmaris, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc xảy ra biến cố chính trị. Ông xuất hiện trên truyền hình qua điện thoại thoại di động, và thúc giục người dân xuống đường chống lại cuộc nổi dậy.

Ông lên máy bay tới Istanbul và nói Marmaris bị đánh bom sau khi ông rời đi.

Phát biểu tại sân bay Istanbul, ông Erdogan nói: “Những gì xảy ra là phản quốc và là một cuộc nổi loạn. Họ sẽ phải trả giá rất đắt.”

Lãnh đạo thế giới lên án âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ

Lãnh đạo thế giới lên án âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ

16.07.2016

VOA

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đứng trên các xe thiết giáp quân sự sau khi các binh sĩ tham gia cuộc đảo chính đầu hàng trên cây cầu Bosphorus ở Istanbul, hôm 16/7.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đứng trên các xe thiết giáp quân sự sau khi các binh sĩ tham gia cuộc đảo chính đầu hàng trên cây cầu Bosphorus ở Istanbul, hôm 16/7.

Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã lên án âm mưu đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ, và bày tỏ lập trường ủng hộ chính phủ dân cử tại nước này.

Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc Farhan Haq nói ông Tổng Thư Ký có hay biết về âm mưu đảo chính và đang theo sát các diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc “đang tìm cách xác định tình hình ở hiện trường và kêu gọi các bên hãy bình tĩnh.”

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đêm hôm qua đã điện đàm với Ngoại Trưởng Kerry để thảo luận về các diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng Thống Obama và nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đồng ý rằng tất cả các bên tại Thổ Nhĩ Kỳ nên hậu thuẫn chính phủ được dân bầu lên một cách dân chủ, họ nên tự chế và tránh mọi bạo lực hoặc đổ máu. Ông Kerry nhấn mạnh rằng Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tập trung vào sự an toàn và an ninh của các công dân Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Lên tiếng hôm thứ Sáu, ông Kerry nói: “Hoa Kỳ theo dõi những diễn tiến tại Thổ Nhĩ Kỳ với sự quan tâm sâu sắc nhất. Chúng tôi đang theo dõi một tình hình đang có nhiều biến chuyển. Tối hôm nay tôi đã nói chuyện với Ngoại Trưởng Cavusoglu và khẳng định sự hậu thuẫn tuyệt đối đối với chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như đối với các định chế dân chủ của nước này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hãy bảo đảm sự an toàn và an sinh của các sứ quán và nhân viên ngoại giao, cũng như đối với thường dân trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ.”

Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã tiếp xúc với Ngoại Trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, và đang theo sát các diễn tiến ở nước này. Ông nói: “Tôi kêu gọi tất cả hãy bình tĩnh và tự chế, và tôn trọng hoàn toàn các định chế dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ.” Trong một thông báo, ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng của NATO.

Người phát ngôn của Thủ Tướng Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert viết trên trang Twitter: “Trật tự dân chủ phải được tôn trọng. Phải làm tất cả mọi việc để bảo vệ mạng sống con người.”

Ngoại Trưởng Anh Boris Johnson nói ông “vô cùng quan ngại” về những sự kiện diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một thông điệp tải lên trang Twitter, ông Johnson viết “Đại sứ quán Anh đang theo dõi sát tình hình.”

Tổng Thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud nói: “Lật ngược con đường dân chủ mà nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã được hưởng trong những thời kỳ gần đây trong lịch sử của họ, là điều không thể chấp nhận được. Làm như vậy thật là điều đáng tiếc, và chúng tôi rật hân hoan được nghe tin là những thế lực xấu xa đã tìm cách biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nơi chốn bạo lực, đã bị đánh bại.”

Ông Erdogan từng là một nhân vật mạnh mẽ hậu thuẫn chính phủ Somalia và các nỗ lực tái thiết nước này. Ông là nguyên thủ quốc gia không đến từ Châu Phi duy nhất đến thăm Somalia trong hai thập niên qua.

Tấn công đâm xe vào đám đông ở Pháp, 84 chết, 50 bị thương

Tấn công đâm xe vào đám đông ở Pháp, 84 chết, 50 bị thương

Nguoi-viet.com  

Cảnh sát có mặt tại hiện trường điều tra sự việc. (Hình: Valery Hache/AFP/Getty Images)

Cảnh sát có mặt tại hiện trường điều tra sự việc. (Hình: Valery Hache/AFP/Getty Images)

NICE, Pháp (NV) – Ít nhất có 84 người chết và 50 người bị thương, sau khi một xe tải lớn đâm vào đám đông xem pháo bông ở thành phố Nice, Pháp, hôm Thứ Năm, 14 Tháng Bảy, đúng ngày Quốc Khánh, Tổng Thống Francois Hollande được CNN trích lời nói.

Con số người chết ban đầu là 30, rồi dần dần tăng lên, và có thể còn tăng nữa vì có nhiều người bị thương rất nặng.

Tài xế xe tải ban đầu nổ súng vào đám đông, trước khi lái khoảng hai cây số dọc đại lộ Promenade des Anglais, con đường chính dọc bờ biển ở Nice, cán lên nhiều người đang tập trung xem pháo bông, ông Christian Estrosi, hiện là lãnh đạo hội đồng Provence-Alpes-Côte d’Azur, nói với BFM-TV.

Cảnh sát bắn chết tài xế xe tải, ông Pierre-Henry Brandet, phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Pháp, cho biết, theo CNN.

Cảnh sát tìm thấy vũ khí, chất nổ, và lựu đạn trong xe, ông Estrosi nói.

Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Các công tố viên chống khủng bố bắt tay vào việc điều tra.

Tổng Thống Hollande sau đó đọc diễn văn trước quốc dân Pháp, nói rằng tất cả phương tiện đang được tận dụng để giúp nạn nhân.

Các biện pháp an ninh được thắt chặt, và tình trạng khẩn cấp hiện tại, sẽ hết hạn vào cuối Tháng Bảy, được gia hạn thêm ba tháng.

Ông Hollande nói người Pháp phải cảnh giác trước các đe dọa khủng bố.

Giới chức Pháp địa phương tên Sebastien Humbert cho nói đây là hành động tấn công tội phạm, mặc dù chưa rõ danh tánh của tài xế.

Phi Luật Tân thắng kiện, CSVN có đủ can đảm kiện Trung cộng như Phi?

Phi Luật Tân thắng kiện, CSVN có đủ can đảm kiện Trung cộng như Phi?

Vũ Ngọc Yên

12-7-2016

Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA), trụ sở tại Peace Palace ở The Hague, thủ đô Hoà Lan, là tổ chức liên chính phủ thường trực giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia thành viên bằng biện pháp trọng tài và các biện pháp hòa bình khác.

Ngày thứ ba 12.07.2016 Tòa đã công bố phán quyết vụ Phi Luật Tân (Philippines) kiện Trung Cộng về  “đường 9 đoạn” trên Biển Đông.

Tòa PCA nhìn nhận cáo trạng của Phi cáo buộc Trung Công đã chiếm cứ nhiều đảo một cách phi pháp, đồng thời Tòa đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên  các quấn đảo ở Biển Đông.

H1Quân dân Phi phất cờ trên đảo Pasaga (Thị Tứ )- đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam

Trong thời gian qua Trung cộng luôn tuyên bố chủ quyền  gần như trọn vẹn Biển Đông (80 %), bao gồm cả những vùng biển, hải đảo của nhiều quốc gia láng giềng trong đó có Phi Luật Tân. Nhưng nay các yêu sách chủ quyền này của Trung Cộng nêu ra đã bị năm thẩm phán trọng tài quốc tế phản bác.

Theo phán quyết, các  sự kiện lịch sử hay bản các bản đồ xưa mà Trung Cộng sử dụng làm chứng cứ để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của mình đều không có cơ sở pháp lý. Tòa cho rằng Trung Cộng không có quyền lịch sử ở lãnh hải.

Đây là một phán quyết quốc tế đầu tiên trong vụ tranh tụng. Phán quyết này có thể dẫn đến những căng thẳng mới trong vùng.

Là trục giao lưu hàng hải của nền thương mại thế giới và có nhiều tài nguyên tôm cá, dầu hỏa và khí đốt nên Biển Đông mang  ý nghĩa chiến lược rất quan trong.

H2Đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đảo hay rạn đá ngầm?

Vào năm 2013, Phi đã khiếu nại lên tòa trọng tài PCA về các cơ sở pháp lý mà Trung Quốc sử dụng để đặt ra đường lưỡi bò cũng như tuyên bố chủ quyền ở  Biển Đông.

Sau nhiều năm  thương thảo, Tòa đã công nhận sự khiếu nại của Phi Luật Tân. Trong khi đó, Trung Cộng ngay từ đầu đã khẳng định  không tham dự xét xử và sẽ không chấp thuận phán quyết.

Phán quyết về chủ quyền lãnh thổ trên các đảo,  dãi san hô, bãi cạn, đá ngầm, vùng cát bồi ở biển đông vượt quá thẩm quyền của Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS)  và không liên hệ đến sự diễn giải của luật biển quốc tế. Thực tế Tòa Án Thường Trực không thể cho ra phán quyết trong các vụ tranh tụng chủ quyền lãnh thổ. Phi Luật Tân đã không đặt vấn đề chủ quyền trong đơn khiếu nại.

Trong đơn khiếu nại Phi nêu quan điểm pháp lý về các thực thể  tranh cãi (đảo, san hô, bãi sạn, rạn đá) trong vùng biển. Trung Cộng quả quyết những thực thể chiếm đóng là các đảo và dựa vào đó mà mở rộng chủ quyền lãnh hải theo UNCLOS. Phi Luật Tân ngược lại khẳng định đó chỉ là những rạn đá ngầm lúc chìm lúc nổi nên không thể căn cứ vào mà đưa ra yêu sách lãnh hải. Phi quả quyết rằng UNCLOS chưa bao giờ công nhận chủ quyền lãnh hải dựa trên đảo “nhân tạo” bao giờ. Bắc Kinh không có lý do gì để dùng chúng làm “điểm mốc” biện hộ cho đường chín khúc được.

Chính phủ Phi Luật Tân còn cho rằng một khi thủy triều xuống sẽ thấy các gò đá mà Trung Cộng cướp được của Phi  nằm trong thềm lục địa nước Phi. Vì thế xét theo UNCLOS, sự chiếm đóng của Trung Cộng trên các đảo  là phi pháp.

Việt Nam sẽ có phản ứng?

Phi Luật Tân thắng kiện. Tòa Án Quốc tế đã ủng hộ cáo trạng của nước này và bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa trên những chứng cứ lịch sử và cách diễn giải UNCLOS  biện minh  cho “đường lưỡi bò” của Trung Cộng. Phán quyết này sẽ khích lệ nhân dân Việt Nam đòi lại quyền làm chủ trên những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm đóng. Nhưng liệu nhà nước CHXHCN Việt Nam có can đảm hành động như chính quyền Phi Luật Tân hay không?

Tòa Trọng tài ra phán quyết Biển Đông

Tòa Trọng tài ra phán quyết Biển Đông

REUTERS

Trung Quốc tăng tốc xây dựng trên một số rạn san hô đang tranh chấp

Tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, ủng hộ vụ kiện của Philippines.

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague nói không có bằng chứng Trung Quốc trong lịch sử đã kiểm soát đối với vùng biển hay tài nguyên ở đó.

Trung Quốc gọi phán quyết là “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”

Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

Tòa án ở Hague nói Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines.

Tòa nói Trung Quốc cũng gây “thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường san hô” khi xây các đảo nhân tạo.

CẬP NHẬT TRỰC TIẾP CỦA BBC

Ngoại trưởng Philippines kêu gọi “kiềm chế và tỉnh táo” tại Biển Đông ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila.

“Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài.”

Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo.”Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này”.

“Đường Chín Đoạn” chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

“Đường Chín Đoạn” ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai “đoạn đứt quãng” được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài “và các biện pháp hoà bình khác”.

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

‘Sự ủng hộ quốc tế’

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa.

Phiên điều trần của Tòa Trọng tài trước đây kết luận rằng tòa sẽ ra phán quyết ít nhất bảy trong 15 điểm Philippines đưa ra và vẫn đang xem xét tám điểm khác.

Bắc Kinh cố gắng tìm sự ủng hộ quốc tế cho lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa.

CNS

Hải quân Trung Quốc tập trận tại Biển Đông

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.

Trung Quốc cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai.

Philippines đưa vụ kiện ‘đường chín đoạn’ ra Tòa Trọng tài năm 2013.

Họ cáo buộc Trung Quốc cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.

Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về ‘đường chín đoạn’, chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của Trung Quốc.

Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.