TT Obama nói với Tập Cận Bình: Hãy tôn trọng phán quyết tòa án

TT Obama nói với Tập Cận Bình: Hãy tôn trọng phán quyết tòa án

Nguoi-viet.com

Tổng Thống Barack Obama đặt chân đến Hàng Châu, Trung Quốc, 3 Tháng Chín. (Hình: Etienne Oliveau/Getty Images)

Tổng Thống Barack Obama đặt chân đến Hàng Châu, Trung Quốc, 3 Tháng Chín. (Hình: Etienne Oliveau/Getty Images)

HÀNG CHÂU, Trung Quốc – Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có những cuộc nói chuyện “thẳng thắn” với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hàng Châu nhân Hội Nghị G20. Theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc.

Các vấn đề được nêu ra bao gồm tranh chấp tại Biển Đông, nhân quyền, và an ninh mạng.

Ông Obama nhấn mạnh với ông Tập, rằng Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết gần đây của Tòa Trọng Tài, vốn bất lợi cho Bắc Kinh. Đồng thời, Trung Quốc cần hành động đúng theo thỏa thuận song phương về an ninh mạng và tin tặc.

Mẹ Teresa được phong thánh

Mẹ Teresa được phong thánh

Mẹ TeresaAFP
Mẹ Teresa sinh năm 1910 ở Skopje, lúc đó là thủ phủ của tỉnh Kossovo Vilayet thuộc Đế chế Ottoman

Mẹ Teresa, nổi tiếng vì giúp đỡ người nghèo ở Ấn Độ, sẽ được tuyên thánh tại buổi lễ ngày 4/9 ở Vatican.

Dự kiến hàng trăm ngàn người sẽ có mặt ở quảng trường Thánh Peter để chứng kiến Giáo hoàng Francis chủ trì buổi lễ.

Mẹ Teresa, một nữ tu Công giáo đã giúp đỡ dân nghèo ở thành phố Kolkata (Calcutta), đã được tặng giải Nobel Hòa bình.

Bà mất năm 1997, thọ 87 tuổi, và được phong chân phước năm 2003, bước đầu tiên để được phong thánh.

Đức Giáo Hoàng đã dọn đường cho việc phong thánh cho bà hồi năm ngoái khi ông công nhận một phép lạ thứ hai được cho là của Mẹ Teresa.

Mẹ Teresa và Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo IIImage copyrightAP

Sinh năm 1910 trong gia đình có bố mẹ là người Albania, và tên khi sinh là Agnes Gonxha Bojaxhiu, bà lớn lên tại nơi nay trở thành thủ đô của Macedonia, thành phố Skopje, nhưng khi đó là một phần của Đế chế Ottoman.

Năm 19 tuổi, bà theo dòng tu Loreto của Ireland và năm 1929 được cử đến Ấn Độ, nơi bà dạy tại một trường ở Darjeeling với tên Therese.

Năm 1946, bà chuyển tới Kolkata để giúp người vô cùng nghèo khó và, sau một thập kỷ, bà lập một nhà tế bần và một nhà cho trẻ bị bỏ rơi.

Bà lập Missionaries of Charity – Dòng Thừa Sai Bác Ái – năm 1950 và dòng này có tới 4.500 nữ tu trên khắp thế giới.

Các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác ÁiAP
Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Teresa lập ra nay có tới 4.500 nữ tu trên khắp thế giới

Bà được thế giới biết đến là nhờ những công việc bà làm tại các khu ổ chuột ở Kolkata, nhưng những người chỉ trích bà thì nói bà có đường lối Công giáo cứng rắn, có giao tiếp với các nhà độc tài và nhận tiền từ họ cho tổ chức từ thiện của bà.

Năm năm sau khi bà qua đời, Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị (John Paul II) cũng đã công nhận một phép lạ đầu tiên vẫn được gán cho Mẹ Teresa là xác thực, dẫn tới việc bà được phong chân phước vào năm 2003.

Ngài nhận định rằng việc chữa trị cho một phụ nữ bộ tộc Bengali, Monica Besra, người bị một một khối u ở bụng, chính là kết quả từ khả năng siêu nhiên của bà.

Một ủy ban của Tòa thánh Vatican thấy rằng việc phụ nữ này phục hồi là một điều kỳ diệu sau khi Dòng Thừa Sai Bác Ái cho biết người phụ nữ đó được chữa khỏi nhờ được đặt một bức ảnh của mẹ Teresa lên bụng. Phát hiện này bị chỉ trích là không có thật bởi nhóm duy lý ở Bengal.

Mẹ Teresa và Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại KolkataImage copyrightAFP

Tháng 12 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Francis đã công nhận phép lạ thứ hai, khi một người đàn ông Brazil với một vài khối u não đã được chữa lành bệnh vào năm 2008. Danh tính của người đàn ông này đã không được tiết lộ nhưng ông này được cho là đã bất ngờ khỏi bệnh sau khi linh mục cầu nguyện để có được sự can thiệp của Mẹ Teresa với Chúa Trời.

Thường phải mất nhiều thập kỷ trước khi một người có thể được phong thánh sau khi qua đời, nhưng việc phong chân phước cho bà đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thông qua rất nhanh và Đức Giáo Hoàng Francis được biết là rất muốn hoàn thành quá trình này trong Năm Thánh của Giáo Hội, sẽ kết thúc vào tháng 11 năm 2016.

Lễ truyền chức và mở tay của tân Linh mục đầu tiên người Mông cổ

Lễ truyền chức và mở tay của tân Linh mục đầu tiên người Mông cổ
Hồng Thủy Op

8/31/2016

Ulan Bator, Mông cổ – Như báo chí đã đưa tin, ngày hôm qua, 28/8, Giáo Hội Mông cổ, một cộng đoàn Công Giáo nhỏ nhất thế giới đã có vị Linh mục người bản xứ đầu tiên.

 

Tại nhà thờ chánh toà thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulan Bato, Đức Cha Wenceslao Padilla, Giám quản Tông tòa, đã xức dầu thánh hiến cho thầy Giuse Enkh-Baatar. Đồng tế trong Thánh lễ truyền chức còn có Đức Cha Lazzaro You Heung-sik, Giám mục Giáo phận Daejeon – Nam hàn – nơi thầy Enkh-Baatar đã học thần học, và Đức Cha Oswaldo Padilla, khâm sứ Tòa Thánh tại Hàn quốc và Mông cổ, cùng hơn 40 Linh mục, các nhà thừa sai Consolata đã hiện diện ở đây nhiều năm. Có khoảng 1500 tín hữu và khách mời, bao gồm các đaị diện chính phủ và chính quyền thành phố, các đại diện ngoại giao.

Đặc biệt có sự hiện diên của hòa thượng Dambajav, trụ trì chùa Dashi Choi Lin. Hòa thượng đã tặng cho tân Linh mục trẻ một khăn choàng truyền thống của Phật giáo màu xanh, màu tượng trưng cho bầu trời, nghĩa là sự thanh sạch, nhưng cũng là biểu tượng của lời chúc tốt lành và mời gọi cảm thông. Những người hiện diện đã vỗ tay khi hòa thượng choàng tấm khăn lên vai vị tân Linh mục. Vị thư ký của hòa thượng cho biết: “Chúng tôi có mối liên hệ tốt đẹp với các tín hữu Công Giáo. Chúng tôi học hỏi từ họ như họ học hỏi từ chúng tôi. Chúng tôi vui mừng vì một người trong chúng tôi, một người Mông cổ, trở thành Linh mục của Giáo Hội này.

Hôm nay vị tân Linh mục, cha Giuse Enkh-Baatar, đã cử hành Thánh lễ mở tay trong niềm vui của gia đình và cộng đoàn dân Chúa. Cha Giuse chia sẻ là Thánh lễ đầu tiên được cử hành bởi một tân Linh mục “luôn luôn là một quà tặng của Thiên Chúa. Nhưng Thánh lễ này, phụng vụ Thánh Thể này, đối với tôi, là một quà tặng lớn nhất. Tôi hy vọng sẽ có thể bước đi trên con đường đã được Thiên Chúa chỉ dẫn cho mình và thực hành thánh ý”.

Trong thực tế, dân tộc Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng và Saman giáo truyền thống, và các khía cạnh của hai tôn giáo rất thường gặp nhau. Còn đối với cộng đồng Kitô hữu, các mối liên hệ ít gần gũi hơn, và việc phong chức Enkh là một cầu nối cả trong ý nghĩa này.

Cha Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng tin Á châu nhận xét lễ truyền chức Minh mục là một biến cố quan trọng bởi vì đây là Linh mục đầu tiên của một cộng đoàn phát sinh thật sự từ tro bụi, không có hiện diện cách thực hành. Đây là kết quả của hoạt động nhiều năm của các thừa sai và điều này cho thấy các hạt giống được gieo vãi sẽ sinh sôi phát triển. Một Linh mục người Mông cổ là một phần của văn hóa này đồng thời cũng là người đón nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu, có thể làm việc hội nhập văn hóa, cả từ khía cạnh văn hóa cũng như thần học, điều mà hơi khó và chậm đối với các thừa sai ngoại quốc. Cha cho biểt, Giáo Hội tại Mông cổ phát triển chậm và kiên nhẫn, với những liên hệ bạn bè cũng như các trợ giúp cho dân chúng. Cha nhìn thấy Giáo Hội tại Á châu, cách riêng tại Mông cổ, có thể phát triển vì đức tin đang tái sinh ở châu lục này. (RV 28/8/2016 và Asia News 29/8/2016)

Các chi tiết xung quanh lễ phong thánh Mẹ Têrêsa

 Các chi tiết xung quanh lễ phong thánh Mẹ Têrêsa

Hồng Thủy9/2/2016

Ngày Chúa Nhật 4/9 tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Thánh lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa. Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5/9/1997 và đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô phong chân phước vào ngày 19/10/2003.

 

Trong dịp này, nhiều buổi canh thức và cầu nguyện được tổ chức trong nhiều nhà thờ của Giáo phận Roma. Ngày phong thánh cho Mẹ cũng là ngày cử hành Năm thánh của các tình nguyện viên và các nhân viên của lòng thương xót. Thực ra, Mẹ Têrêsa là một biểu tường của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với các người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Trước đó, ngày 2/9 tại đền thờ thánh Anastasia khu vực Palatino, sẽ có 3 Thánh lễ được cử hành vào lúc 9 giờ (tiếng Anh), 10 giờ (tiếng Tây ban nha) và 12 giờ (tiếng Ý). Từ 20.30 đến 22 giờ, tại đền thời thánh Gioan Laterano, có buổi canh thức cầu nguyện do Đức Hồng Y Giám quản Roma, Agostino Vallini chủ sự và buổi chầu Thánh Thể trọng thể.

Thứ 7, 3/9, Đức Thánh Cha sẽ có buổi tiếp kiến chung đặc biệt trong Năm Thánh. Ban chiều lúc 17 giờ, tại đền thờ Thánh Andrea della Valle có giờ cầu nguyện và suy niệm với nghệ thuật và âm nhạc. Sau đó là tôn kính thánh tích của Mẹ Têrêsa, và Thánh lễ được cử hành lúc 19 giờ.

Thứ 2, 5/9, vào lúc 10 giờ, Đức Hồng Y Pietro Parolin sẽ chủ tế Thánh lễ tạ ơn cũng là Thánh lễ đầu tiên kính nhớ MẹTêrêsa.

Sau Thánh lễ tôn phong hiển thánh, thánh tích của Mẹ Têrêsa sẽ được đưa đến đền thờ Gioan Laterano và được trưng bày cho tín hữu kính viếng các ngày 5-7/9, và ngày 7-8 sẽ được kính viếng tại nhà thờ thánh Gregorio Cả, và cùng ngày này tín hữu có thể viếng căn phòng của Mẹ tại tu viện thánh Gregorio.

Đài truyền hinh TV2000 trong các ngày từ 3-5/9 cũng trình chiếu các cuốn phim trình bày về cuộc đời và hoạt động của Mẹ Têrêsa.

Sáng ngày 2/9 tại đại học Giáo hoàng Urbaniana đã diễn ra cuộc họp báo với sự tham dự của khoảng 200 ký giả. Chủ tọa cuộc họp báo là ông Greg Burke, Giám đốc phòng Báo chí Tòa thánh. Có sự tham dự của nữ tu Mary Prema, bề trên Tổng quyền dòng Thừa sai Bác ái, cha Brian Kolodiejchuk, bề trên ngành nam của dòng và cũng là thình nguyện viên án phong thánh cho Mẹ Têrêsa và sự hiện diện của đôi vợ chồng nhận được phép lạ qua việc cầu nguyện với Mẹ Têrêsa.

– Số người tham gia: Con số người tham dự Thánh lễ không thể dự đoán trước đươc, nhưng đã có 100 ngàn vé tham dự Thánh lễ được phân phát cho các tín hữu, 13 quan chức đứng đầu các quốc gia và chính phủ, trong đó có thủ tướng Ấn độ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Thánh lễ cùng với nhiều Hồng Y, Giám mục và Linh mục đồng tế.

– Truyền thông: sẽ có 9 telecamera có thể thu chiếu hình ảnh đặc biệt từ trên cao để thu hình các chiều kích của đám đông tập trung tại quảng trường thánh Phêrô. Thánh lễ phong thánh có thể theo dõi trên internet qua các mạng Youtube, Vaticanplayer của Radio Vatican và trang mạng Ctv.Thánh lễ sẽ được truyền đi trên toàn thế giới qua nối kết với 120 toàn thế giới. Đặc biệt các công nghệ tiên tiến sẽ được sử dụng như dự án “Io c’ero” giúp thu toàn cảnh với dung lượng lớn. Có hơn 200 ký giả đăng ký sự kiện quan trọng này.

– Về an ninh: 3000 nhân viên các lực lượng an ninh của Italia được huy động cho một sự kiện quan trọng nhất của Năm Thánh.

Từ chiều hôm qua, 1/9, đã có các cuộc kiểm tra các khu vực cũng như các hố ga. Các biện pháp an ninh cũng được đặt ra cho các buổi cầu nguyện tại các nhà thờ ở Roma. Sở cảnh sát nghiên cứu để bảo đảm an ninh tuyệt đối. Đồng thời cũng cần sự tham dự trôi chảy và an tĩnh của các tín hữu.

Từ 19 giờ ngày thứ 7, 3/9, khu vực đền thờ Thánh Phaolô sẽ được chia thành 3 phần, mỗi phần sẽ kiểm soát người và hành lý để bảo đảm an ninh tối đa nơi tập trung các tín hữu cũng như sự hiện diện của Đức Thánh Cha.

Từ 8-19 giờ ngày Chúa Nhật 4/9, các chuyến bay sẽ bị cấm trong vùng rộng lớn cạnh đền thờ thánh Phêrô và tạo nên một vùng an toàn được kiểm soát bởi hệ thống ”Slow Mover Interceptor’, hệ thống phát hiện các máy bay không được quyền bay trong vùng cấm.

Có khoảng 1000 người làm việc 24/24 để tăng cường các kế hoạch phòng ngừa cảnh giác và quy định phòng ngừa cho Năm Thánh ở vùng trung tâm. (Tổng hợp)

Tổng thống Brazil bị bãi chức

Tổng thống Brazil bị bãi chức

BBC

AP

Thượng viện Brazil biểu quyết bãi chức Tổng thống Dilma Rousseff về tội lũng đoạn ngân sách.

Quyết định này chấm dứt 13 năm nắm quyền của Đảng Lao động cánh tả của bà. Bà Rousseff bác bỏ các cáo buộc.

Có 61 thượng nghị sỹ bỏ phiếu thuận, 20 phiếu chống, đạt mức đa số hai phần ba cần thiết để bãi chức tổng thống.

Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ đảm nhận nốt nhiệm kỳ còn lại của bà Roussef, đến 1/1/2019.

Ông Temer thuộc đảng PMDB trung hữu dự kiến chính thức tuyên thệ nhậm chức vào cuối ngày thứ Tư.

‘Đảo chính’

AP

Bà Roussef đã bị tạm đình chỉ chức vụ từ hồi tháng Năm, sau khi Thượng viện biểu quyết áp dụng tiến trình luận tội.

Bà bị cáo buộc đã dịch chuyển các khoản quỹ trong ngân sách chính phủ, là điều bất hợp pháp theo luật Brazil.

Những người chỉ trích nói bà đã tìm cách che đậy các khoản thâm hụt ngân sách trong chương trình xã hội khá được lòng dân, nhằm làm tăng cơ hội được bầu lại nhiệm kỳ hai hồi tháng Mười 2014.

Bà Roussef đã chống lại mọi cáo buộc mà bà coi là một cuộc đảo chính.

Bà nói rằng các đối thủ chính trị cánh hữu đã tìm cách đẩy bà khỏi chức tổng thống kể từ khi bà được tái cử.

IS đánh bom vào đám cưới người Kurd

IS đánh bom vào đám cưới người Kurd

REUTERS

Nhiều phụ nữ than khóc ở bên ngoài một nhà xác ở Gaziantep hôm Chủ Nhật 21/8

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS có lẽ đã tiến hành vụ đánh bom tự sát nhắm vào một đám cưới ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói.

Tổng số người chết trong vụ tấn công diễn ra tại thành phố phía Nam Gaziantep đã lên đến con số 50, các quan chức chính phủ địa phương cho biết, và gần 100 người bị thương.

Nghi can đánh bom tự sát nhắm vào khách mời trong một đám cưới người Kurd khi họ đang khiêu vũ trên đường phố.

Quả bom phát nổ trong một thị trấn nổi tiếng đông sinh viên và có cộng đồng người Kurd lớn.

Thành phố Gaziantep, gần biên giới Syria, nổi tiếng vì có nhiều nhóm quân của IS trú ngụ.

Phóng viên Seref Isler của BBC tại Gaziantep cho biết thành phố 1,5 triệu dân đang ở trên bờ vực vì nhiều sự kiện xảy ra tại Syria, nơi tổ chức IS chiến đấu chống các lực lượng người Kursh Syria.

Nghi can đánh bom tự sát được cho là có liên hệ với tổ chức IS. Tên này đã giết hai cảnh sát ở Gaziantep vào tháng 5/2016.

EPA

Nhiều người tụ tập trước ngôi nhà xảy ra vụ đánh bom hôm 20/8 ở Thổ Nhĩ KỳEPA

Thân nhân của các nạn nhân chết vì vụ đánh bom than khóc ở Gaziantep

Tổ chức IS được cho là có căn cứ ở Gaziantep.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu hàng loạt vụ đánh bom do cả IS lẫn dân quân người Kurd gây ra trong vài năm qua. Vụ tấn công gần nhất do IS gây ra hồi tháng 6/2015 tại sân bay Istanbul đã làm 40 người thiệt mạng.

Các chiến binh thánh chiến mất khu vực chiếm đóng ở miền bắc Syria, bao gồm cả thành trì vững chãi trước đó ở Manbij. Binh lính nổi dậy Syria đã chuẩn bị tiến sâu hơn vào tỉnh Jarablus do IS chiếm đóng.

Nếu IS gây ra vụ đánh bom, sẽ có suy đoán cho rằng đây là vụ tấn công trả đũa, với mục đích cho thấy sức mạnh của một nhóm quân đang chống trả.

Trong một thông cáo được truyền thông địa phương Thổ Nhĩ Kỳ đăng, Tổng thống Erdogan tranh luận rằng “không có gì khác biệt” giữa IS, dân quân người Kurd thuộc nhóm PKK và những người theo giáo sĩ Fethullah Gulen ở Mỹ, mà ông cho rằng đã lãnh đạo cuộc đảo chính tháng 7 vừa qua.

“Đất nước ta và dân tộc ta một lần nữa chỉ có một thông điệp cho những kẻ tấn công – các người sẽ không thành công!” ông nói.

Ông Trump tranh cử chỉ để tạo tối đa sự chú ý

Ông Trump tranh cử chỉ để tạo tối đa sự chú ý

Nguoi-viet.com

 Một tiệm tóc ở Anh gây chú ý khách hàng bằng cách treo hình kiễu tóc của ông Donald Trump. (Hình: Getty Images/Jim Dyson)

Một tiệm tóc ở Anh gây chú ý khách hàng bằng cách treo hình kiễu tóc của ông Donald Trump. (Hình: Getty Images/Jim Dyson)

AMAGANSETT, New York (NV) – Người ta ra tranh cử tổng thống với nhiều lý do, nhưng với ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump thì có lẽ ông là người đầu tiên xem chiến dịch vận động là cách tốt nhất để gây sự chú ý cho bản thân.

Theo báo NY Times, có vẻ như ông Trump không có say mê nào khác, dĩ nhiên là không cả ước vọng được nắm quyền lực.

Ông Trump không mang một chủ trương hư ảo như ông Ted Cruz, không là một người cơ hội như ông Marco Rubio, một nhà tạo phong trào như Bernie Sanders, một người thừa kế chính trị như Jeb Bush hay một người tiểu tiết về chánh trị như bà Hillary Clinton.

Đối với tất cả họ, sự gây chú ý chỉ là phó sản của một cuộc vận động, không phải là một động cơ, nhưng đối với ông Trump, gây sự chú ý mới chính là trọng tâm.

Đó có lẽ là bài học của cuộc vận động “lung lay” của ông hồi đầu tuần này, một sự chuyển tiếp từ chính trị sang việc gây được sự chú ý, và có thể cả sự chuyển tiếp từ chiến thắng bầu cử sang chiến thắng từ việc bị đánh bại, điều mà ông thường làm trong suốt sự nghiệp.

Ông Trump, trùm ngành địa ốc, chuyên kinh doanh bất động sản, sau khi vắt cho cặn kiệt nguồn lợi thì để mặc cho chết dần, rồi như một phép lạ, biến sự thua lỗ thành cái có lợi cho mình.

Một cao ốc tàn tạ hay một đảng Cộng Hòa tan tác, đối với ông Trump có thể đều như nhau.

Gây sự chú ý luôn là nền tảng của mô thức hoạt động của ông Trump. Căn bản là ông kinh doanh bằng tên mình, nào là thịt bò Trump steak, nước uống Trump water, trường đại học Trump University, cao ốc Trump Tower.

Ông Trump khám phá ra rằng, trong một xã hội sùng bái sự tiếng tăm như xã hội Hoa Kỳ, nơi quá nhiều người tranh đua để được chú ý, chạy đua vào ghế tổng thống được chú ý nhiều đến bao nhiêu.

Việc ông Trump sa thải ông Corey Lewandowski, chủ tịch ban vận động đầu tiên, rồi thay bằng ông Paul Manafort, đều được xem là một quyết định chính trị.

Ông Manafort là một chiến lược gia kỳ cựu, một người chuyên nghiệp, người có thể giúp đưa ông Trump đi vào dòng chính của cuộc tranh cử.

Đó là chuyện chính trị.

Tuy nhiên điều mà ông Manafort có thể không nhìn thấy là ông Trump không bao giờ là một nhà vận động chính trị, hoạt động theo qui tắc chính trị truyền thống hay mang mục tiêu chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Quả thật ông Trump đâu có khờ.

Ông dư biết ông sẽ bị chế nhạo khi xúc phạm đến vợ chồng ông Khan, người có con trai bị tử trận, hay chần chừ trong việc ủng hộ ông Paul D Ryan, chủ tịch Hạ Viện, hoặc nói rằng cách chận bà Clinton tốt nhất là bắn bỏ bà ấy.

Tất cả những phát biểu như vậy đều làm cho ông được chú ý thêm.

Không riêng gì ông Trump, ông Mike Huckabee lợi dụng sự chú ý ông có được trong cuộc tranh cử thất bại để lấy được một hợp đồng với Fox News Channel.

Sarah Palin dùng sự gây chú ý của bà để đạt được một “reality show” và thu được vô số tiền từ chi phí diễn thuyết.

Ông Ben Carson dùng tiếng tăm tạo được lúc tranh cử sơ bộ để bán sách.

Những người thua cuộc trong các thùng phiếu, nói đúng ra tất cả đều là những người chiến thắng.

Làm show truyền hình ư, bán sách và diễn thuyết ư, tất cả đều là chuyện nhỏ đối với ông Trump.

Theo cô Ivanka Trump, ái nữ của ông, châm ngôn của ông Trump là “Nếu quí vị có suy nghĩ thì hãy động não đến những gì thật to lớn.”

Và đó là nơi mà việc tạo được sự chú ý gặp gỡ sự chiến thắng. (TP)

Syria: ISIS thất thủ ở Manbij, phụ nữ vứt mạng trùm đầu

Syria: ISIS thất thủ ở Manbij, phụ nữ vứt mạng trùm đầu

Nguoi-viet.com

Phụ nữ người Kurd khóc trước quan tài con cái họ hy sinh trong khi chiến đấu chống ISIS ở Manbij, Syria. (Hình: Getty Images/Delil Souleiman)

Phụ nữ người Kurd khóc trước quan tài con cái họ hy sinh trong khi chiến đấu chống ISIS ở Manbij, Syria. (Hình: Getty Images/Delil Souleiman)

MANBIJ, Syria (NV) – Sau hai năm sống dưới sự cai trị hà khắc của ISIS, cư dân Manbij ở miền Bắc Syria, ăn mừng khi lực lượng được Mỹ hậu thuẫn đến giải cứu.

Theo báo Telegraph, phụ nữ tại đây xé bỏ mạng trùm đầu và thách thức hơn nữa khi đốt thuốc hút, trong khi đàn ông địa phương thì lấy dao kéo cắt hết râu, những điều tuyệt đối cấm kỵ dưới sự cai trị của ISIS .

“Tại sao quá lâu các ông mới đến?” một phụ nữ khóc sụt sùi nói, bà cùng hai đứa con gái và người cha cao tuổi trốn dưới hầm trong suốt tuần lễ, sau khi ISIS dọa giết chết bất kỳ ai tìm cách trốn thoát.

Nhiều báo cáo cho thấy, trong hai năm dưới sự kiểm soát của ISIS, thường xuyên có những vụ chặt đầu diễn ra tại các công trường và người dân bị bắt giam vì những tội nhỏ như hút thuốc, nghe nhạc hoặc không mang mạng trùm đầu.

Lực lượng Syrian Democratic Forces (SDF) hôm Thứ Sáu tuyên bố thành phố hoàn toàn được giải phóng và tuyên bố rằng họ “bắt đầu một trang sử mới sau khi đóng lại trang sách u tối.”

Trận tái chiếm Manbij khiến gần 100,000 người bị mất chỗ ở và hơn 400 người chết, chứng tỏ đây là trận chiến khủng khiếp nhất nhằm hất cẳng tổ chức tự xưng là caliphate, tức nhà nước Hồi Giáo, thành lập trên phần đất của Syria và Iraq.

Cuộc giải phóng thành phố này vốn khởi đầu từ cuối Tháng Năm nhưng diễn tiến hết sức chậm chạp do quân thánh chiến dùng người dân làm bia đỡ đạn, khiến quân SDF phải đánh chiếm từng nhà.

Manbij mang tính biểu tượng và chiến lược quan trọng đối với ISIS nên họ tìm cách cố thủ đến cùng.

Nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 25 dặm, Manbij vốn là tâm điểm nơi chuyển lậu vũ khí và tuyển mộ tân binh từ Âu Châu đến.

Ngoài ra vì Manbij có số tay súng đến từ Anh nhiều nhất khiến địa phương này được mệnh danh là “Little London.” (TP)

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

 Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài báo

Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan.

Vào mùa thu, những đợt bắn giết và trục xuất vẫn tiếp diễn, cùng với những cưỡng bức về kinh tế. Nông dân bị đánh thuế cho đến khi họ tham gia hợp tác xã, và các nông trường hợp tác được quyền tịch thu hạt giống cho mùa vụ tiếp theo từ tay của những người nông dân độc lập.

Khi nền nông nghiệp Liên Xô đã hoàn toàn bị hợp tác hóa thì nạn đói cũng bắt đầu. Bằng cách tước đoạt ruộng đất của nông dân và biến họ trên thực tế trở thành nhân viên nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp cho phép Moskva quản lý cả con người lẫn những sản phẩm của họ.

Nhưng sự kiểm soát không giúp tạo nên hiệu quả. Việc biến những người du mục Trung Á thành những người nông dân làm việc hiệu quả chỉ trong thời gian một mùa vụ là điều bất khả thi. Bắt đầu từ năm 1930, khoảng 1,3 triệu người ở Kazakhstan đã chết đói khi lượng thu hoạch ít ỏi của họ bị trưng thu theo chỉ định của trung ương.

Ukraine bị mất mùa vào năm 1931. Có nhiều lý do dẫn đến mất mùa, bao gồm thời tiết xấu, côn trùng gây hại, thiếu sức kéo động vật sau khi những người nông dân giết hết gia súc để tránh bị mất vào tay hợp tác xã, thiếu máy cày, những đợt bắn giết và trục xuất những nông dân giỏi nhất, và những gián đoạn về cày cấy và thu hoạch bởi quá trình hợp tác hóa.

“Làm sao mà chúng tôi có thể xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,” một người nông dân Ukraine hỏi, “nếu  tất cả chúng ta đều  sẽ chết đói?” Bây giờ chúng ta biết, sau 20 năm tìm hiểu các tài liệu của Liên Xô, rằng vào năm 1932 Stalin đã cố tình biến đổi nạn đói do hợp tác xã thành một chiến dịch cố tình bỏ đói mang động cơ chính trị. Stalin mô tả sự mất mùa như một dấu hiệu phản kháng của người Ukraine, và điều này yêu cầu Liên Xô phải mạnh tay chứ không được nhân nhượng.

Khi nạn đói bắt đầu lan rộng vào mùa hè năm đó, Stalin giải thích một cách rõ ràng hơn, rằng nạn đói là do phá hoại, các nhà hoạt động cộng sản địa phương là những kẻ phá hoại, được bảo vệ bởi giới chức cấp cao hơn ở khu vực, và tất cả đều  ăn tiền của những điệp viên nước ngoài. Vào mùa thu năm 1932, điện Kremlin ra một loạt những nghị định với hậu quả đảm bảo khiến nhiều người chết. Một trong những nghị định trên cắt đứt toàn bộ hàng tiếp tế cho những cộng đồng không đạt được mức thu hoạch ngũ cốc tối thiểu.

Cùng lúc đó, những người cộng sản chiếm đoạt tất cả những thực phẩm họ có thể tìm được, “đến từng hạt lúa nhỏ bé cuối cùng,” và vào đầu năm 1933 biên giới Ukraine bị đóng lại, để ngăn cản những người đang dần chết đói tìm kiếm sự trợ giúp. Những nông dân chết dần chết mòn phải thu hoạch vụ xuân dưới họng súng của các tháp canh.

Hơn 5 triệu người chết đói hoặc chết vì những căn bệnh có liên quan đến đói khát ở Liên Xô vào đầu thập niên 1930, trong đó 3,3 triệu người chết  ở Ukraine, và trong con số đó 3 triệu người có thể đã sống sót nếu Stalin đơn thuần chỉ tạm ngưng thu mua và xuất khẩu trong vài tháng và cho phép người dân được tiếp cận các nguồn cung cấp lúa mì.

Những sự kiện này vẫn là trọng tâm của chính trị Đông Âu cho đến ngày hôm nay. Mỗi tháng 11, người Ukraine tưởng niệm những nạn nhân của năm 1933. Nhưng Viktor Yanukovych, tổng thống đương nhiệm (vào thời điểm của bài viết – ND), không công nhận sự thống khổ đặc biệt của người Ukraine, như một cách đồng ý theo quan điểm lịch sử của Nga, vốn tìm cách để làm lu mờ những tác hại cụ thể của chính sách hợp tác hóa thành một thảm kịch mơ hồ đến mức không có nạn nhân và những thủ phạm cụ thể.

Rafal Lemkin, luật sư người Ba Lan gốc Do Thái, người đã lập nên khái niệm “genocide” (diệt chủng) và nghĩ ra thuật ngữ này, sẽ phản đối điều đó: ông gọi nạn đói ở Ukraine là một ví dụ điển hình về diệt chủng dưới tay Liên Xô. Như Lemkin đã biết,  khủng bố sẽ đi theo nạn đói: những người sống sót qua nạn đói và trại cải tạo trở thành những nạn nhân tiếp theo của Stalin. Cuộc đại thanh trừng vào thời kỳ 1937-1938 bắt đầu bằng một chiến dịch bắn giết nhắm phần lớn vào nông dân, cướp đi mạng sống của 386.798 người, đa phần ở Ukraine.

Hợp tác hóa có tác động lâu dài. Khi Đức Quốc xã xâm lược phía Tây Liên Xô, người Đức giữ nguyên những nông trường hợp tác xã, vì họ coi nó như là một công cụ cho phép họ điều động thực phẩm Ukraine cho những mục đích riêng của họ, và bỏ đói những ai họ muốn bỏ đói.

Sau khi Mao khởi động cuộc cách mạng của ông vào năm 1948, những người cộng sản Trung Quốc  bắt chước hình mẫu phát triển của Stalin. Điều  này có nghĩa là 30 triệu người Trung Quốc đã chết đói trong giai đoạn 1958-1961, trong một nạn đói rất giống như ở Liên Xô. Hợp tác hóa kiểu Mao cũng được tiếp theo bằng những đợt bắn giết quy mô lớn.

Thậm chí bây giờ, hợp tác xã nông nghiệp là nền tảng cho quyền lực độc đoán ở Triều Tiên, nơi mà hàng trăm ngàn người chết đói vào thập niên 1990. Và ở Belarus, nền độc tài duy nhất còn sót lại ở châu Âu, hợp tác xã nông nghiệp không bao giờ chấm dứt, và một cựu giám đốc hợp tác xã nông nghiệp, Aleksandr Lukashenko, đang đứng đầu đất nước.

Lukashenko đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư liên tiếp vào tháng 12/2010. Bằng cách kiểm soát đất đai, ông ta cũng kiểm soát phiếu bầu. Tám mươi năm sau chiến dịch hợp tác hóa, thế giới của Stalin vẫn còn với chúng ta.

Timothy Snyder là giáo sư lịch sử tại Đại học Yale. Cuốn sách mới nhất của ông là Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin.

Nguồn: Timothy Snyder, “Stalin, our contemporary”, Project Syndicate, 16/11/2010

Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây

Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây

Thùy Dương

RFI

media

Hồng vệ binh tấn công những “phần tử phản cách mạng” trong Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.DR

Theo kết quả một cuộc điều tra tuyệt mật, chưa từng được công bố của một số lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành từ năm 1983 đến năm 1988 về các vụ tàn sát và nạn ăn thịt người, chỉ tính riêng ở tỉnh Quảng Tây vào năm 1968, đã có 302 vụ và khoảng 150.000 cái chết bất thường.

Trong bài viết có tiêu đề « Cách Mạng Văn Hóa : nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây », Le Monde nhận định đặc trưng của Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc là « bạo lực trên diện rộng ».

Le Monde cho biết nhà sử học người Trung Quốc Tống Ủng Di (Song Yongyi), của Đại học California ở Los Angeles đang giám sát công tác xuất bản 36 tập các tài liệu lưu trữ nhà nước tuyệt mật chưa từng được công bố tại Trung Quốc về Cách mạng Văn Hóa ở tỉnh tự trị Quảng Tây. 13.000 trang tài liệu bằng tiếng Trung là kết quả cuộc điều tra mật của các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 1983-1988. Trong vòng 5 năm, 100.000 quan chức nhà nước các cấp đã được huy động để làm sáng tỏ các vụ tàn sát, đặc biệt là nạn ăn thịt đồng loại xảy ra tại tỉnh tự trị Quảng Tây năm 1968.

Trước đó, năm 1981, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết, lên án Cách Mạng Văn Hóa, gọi đó là một một thảm họa, quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông và « bè lũ bốn tên ». Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiều lãnh đạo bị cáo buộc là thành phần xét lại, bị cách chức và bị bắt.

Cuộc điều tra được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành ở 40% khu vực nông thôn và 2/3 số các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây. Theo kết luận cuộc điều tra này, có tổng cộng 302 vụ ăn thịt đồng loại và khoảng 150.000 cái chết bất thường tại Quảng Tây vào năm 1968.

Còn bản thân nhà nghiên cứu Tống Ủng Di, dựa trên cả kết quả của một nhà nghiên cứu khác, thì cho rằng có tới 415 vụ ăn thịt đồng loại. Ông cho biết : « Các vụ ăn thịt đồng loại trong nạn đói nghiêm trọng 1958-1961 xuất phát từ các hành vi cá nhân, do người dân bị đói quá. Còn trong Cách Mạng Văn Hóa, nạn ăn thịt đồng loại là hệ quả trực tiếp của các phong trào diện rộng do nhà chức trách khơi dậy. Nhiều người bị giết hại một cách có chủ ý, tim, gan họ bị moi ra cho đám đông ăn. Một số người ăn vì tin là kẻ thù đáng bị vậy, còn một số người khác thì ăn vì tin là có thể kéo dài tuổi thọ.»

Cuộc điều tra còn cho thấy, ở một số quận, huyện, có những ngày, vài ngàn người dân được mời gọi tới tham gia vào các sự kiện chết chóc, rùng rợn quen thuộc kiểu này. Một người nào đó tên là Bàng, bị coi là « kẻ thù của giai cấp » đã bị chặt ra thành từng miếng nhỏ và vài trăm người đã ăn thịt ông này.

Ông Tống Ủng Di đánh giá là đây là tội ác của cả bộ máy nhà nước Trung Quốc vì nó được các ủy ban Cách Mạng, tức là bộ máy quyền lực mới được triển khai ở tất cả các cấp vào năm 1968 cổ vũ, khích lệ. Đây là năm đẫm máu nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các Ủy ban này phát động, tổ chức nhưng sau đó lại giấu nhẹm thông tin về các vụ ăn thịt đồng loại. Những kẻ xúi giục trực tiếp là những người đứng đầu các đơn vị dân quân tự vệ và thành viên của các đơn vị này.

Cuộc điều tra đã khiến 10 kẻ xúi giục trực tiếp các vụ ăn thịt đồng loại bị kết án tử hình nhưng nhà sử học Tống Ủng Di khẳng định các lãnh đạo Đảng và các sĩ quan quân đội thời đó vẫn được tự do, thậm chí còn được thăng chức. Ông gọi đó là chính sách « chuyển sang các việc khác, và không trừng phạt quá nhiều người ».

Ông Tống Ủng Di cho biết chính các quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hoặc gia đình họ khi đi sang phương Tây đã phổ biến các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra vì họ không muốn quá khứ bị xóa nhòa, và giải pháp là gửi các tài liệu đó cho các thư viện phương Tây.

Le Monde nhận định là câu chuyện về Cách Mạng Văn Hóa là « câu chuyện lưu vong » mà tác giả là các nhà sử học Trung Quốc và nước ngoài viết nên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, dựa trên các tư liệu được phát tán một cách bấp bênh qua các kẽ hở tạm thời của cơ quan lưu trữ Trung Quốc, và dựa trên các nghiên cứu thực địa với nhiều nhân chứng lịch sử của một số nhà nghiên cứu, phóng viên và các nhà dựng phim tài liệu Trung Quốc. Những người này thường bị cấm xuất bản tại Trung Quốc và ở cả nước ngoài.

Mặc dù cha của Tập Cận Bình đã từng là thành viên bộ Chính Trị, một trong những nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách và chủ trương tiến hành điều tra ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình lại không cởi mở về chủ đề Cách Mạng Văn Hóa. Le Monde nhận định rằng dưới một chế độ mà lịch sử bị xuyên tạc một cách vô liêm sỉ thì sự thật lịch sử là một thứ vũ khí mà Trung Quốc muốn kiểm soát. Tin rằng Đảng Cộng sản đang gặp nguy hiểm nên khi lên nhậm chức vào năm 2013, Tập Cận Bình đã xếp « sai lầm của Đảng » về Cách Mạng Văn Hóa vào danh sách « bảy chủ đề không được nhắc tới » và tuyên chiến với những cáo buộc về lịch sử, hay còn gọi « thuyết hư vô lịch sử ».

Và 50 năm sau khi nổ ra Cách Mạng Văn Hóa, dưới nhiều sức ép mạnh mẽ, báo chí Trung Quốc hầu như vẫn không nhắc nhở gì đến cuộc Cách Mạng này.

Nga đối diện với một tương lai đen tối – Có cách nào để thoát ra không?

Nga đối diện với một tương lai đen tối – Có cách nào để thoát ra không?

Tác giả: David Satter

Dịch giả: Phạm Đức Duy & Lê Minh Nguyên

31-7-2016

Lời dịch giả: Đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách mới của nhà nghiên cứu David Satter, “The Less You Know, the Better You Sleep: Russia’s Road to Terrorism and Dictatorship Under Yeltsin and Putin” (Bạn biết càng ít, bạn ngủ càng ngon: Con đường đưa nước Nga đến khủng bố và độc tài dưới thời Yeltsin và Putin).

Tương lai tốt nhất cho nước Nga là loại bỏ chế độ Putin bằng một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng gần như việc này sẽ không thể xảy ra. Chỉ khi nào có một cuộc nổi dậy rất lớn từ bên dưới, đội ngũ an ninh và quân đội trở nên thờ ơ với việc bảo vệ chế độ, nhóm lãnh đạo đương thời bị phân chia để ít nhất một phần trong số họ đứng về phía quần chúng thì mới lật đổ được chế độ Putin.

[Lê Minh Nguyên: Do hệ thống chính trị được thiết kế từ ban đầu là không thể thay đổi, trừ khi bị sụp đổ, Cộng Sản Việt Nam cũng tương tự, không muốn và không có khả năng thay đổi qua dân chủ pháp trị. Sự thay đổi thực sự nếu có ở VN là do dân chúng đứng lên mà ra, với sự trung lập của lực lượng đàn áp và một mảng của Đảng tách ra đứng cùng quần chúng].

Trong những trường hợp này, điều quan trọng cần được nhấn mạnh đến là những lời hiệu triệu (the banners) mà từ đó một cuộc cách mạng dân chủ sẽ xảy ra. Cái mà nước Nga cần là một ý thức (consciousness), có khả năng hướng dẫn một phong trào quần chúng để tiến đến sự cam kết cho các giá trị phổ quát.

Khuynh hướng của Nga sử dụng con nguời (individual) như vật liệu sổi (raw material) để thực hiện những tham vọng của nhà nước đã ăn sâu bắt rễ vào tâm lý quốc gia, nó đã giúp cho sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và sau đó nó định vị cho chủ nghĩa tư bản không luật pháp, để rồi ngày nay dẫn đến một quốc gia tội phạm.

Để xây dựng việc tôn trọng con người như nền tảng cho một sự bắt đầu mới, nước Nga cần phải có một cái nhìn chân thật vào quá khứ của chính mình. Nga đã thất bại trong việc đối diện với sự thật về các tội ác của chế độ cộng sản, nhưng có lẽ càng cấp bách hơn nữa cho nước Nga là sự đối mặt với những tội ác xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Điển hình là thảm sát tại tháp truyền hình Ostankino vào năm 1993, pháo kích vào Nhà Trắng Nga, tình trạng đạo tặc trong quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh, các cuộc đánh bom những chung cư năm 1999, việc bao vây tấn công Nhà hát Moscow năm 2002, bao vây tấn công trường học Beslan năm 2004, dùng phóng xạ đầu độc Alexander Litvinenko ở London, những vụ ám sát Anna Polikovskaya, Sergei Yuschenkov, Yuri Shchekochikhin, Paul Klebnikov, Natalya Estemirova và Boris Nemtsov.

[LMN: CSVN cũng như Nga, sử dụng con người như đồ vật thí nghiệm cho sự nắm quyền bằng mọi giá của Đảng. Những vụ giết dân tập thể Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh, ám hại Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục đường sắt VN), Dương Văn Đầy, ĐS Đinh Bá Thi, tướng Thi Văn Tám, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên… Hiện nay, tuy giữ Mác-Lê làm bình phong để nắm quyền, CSVN đang theo chủ nghĩa tư bản không luật pháp, cướp ngày là quan của chế độ đạo tặc].

Trong số những tội ác này, quan trọng nhất là những vụ đánh bom các chung cư năm 1999. Những vụ đánh bom ở Moscow, Buinaksk và Volgodonsk là hậu quả của nước Nga tội phạm dưới thời Boris Yeltsin và là chìa khóa để Putin nổi lên nắm quyền. Người ta có thể lập luận rằng không có chứng cớ về tội lỗi của Yeltsin và Putin trong các vụ đánh bom này. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng trong ý nghĩa là khi có một toà án công lý (độc lập) xử và công bố ra như vậy cho kẻ bị truy tố phạm tội. Chế độ Putin đã không bao giờ đối mặt với một tòa án của luật pháp như thế, do bởi chính họ kiểm soát tiến trình pháp lý và ở trong vị trí thu thập rồi giấu diếm các bằng chứng. Toàn bộ các chứng cớ của hoạt cảnh (circumstantial evidence) – nó không giống như chứng cớ trực tiếp (direct evidence) vì không thể nào giả tạo ra được – cho ra một bức tranh tội lỗi của chế độ một cách hết sức thuyết phục, mà nếu đây là một vụ án hình sự cá nhân, kết quả tội lỗi sẽ rất rõ ràng và không thể chối cãi.

Cho đến nay, chế độ đã ngăn chận ba nỗ lực để tiến hành cuộc điều tra độc lập về các vụ đánh bom những chung cư, cũng như ngăn chận điều tra các vụ ám sát những cá nhân đã cố gắng điều tra độc lập các vụ đánh bom trên, điều này cho thấy sự nghi can chạy tội của chế độ. Nếu chính quyền muốn bác bỏ những cáo buộc về việc họ tham gia vào các vụ đánh bom chung cư, họ lẽ ra nên công bố các bằng chứng quan trọng cho các cuộc điều tra độc lập, đặc biệt là những quả bom đã được đặt dưới hầm của tòa nhà Ryazan và bị cơ quan an ninh FSB tịch thu và giấu kín (sequestered), (không cho điều tra) vi phạm trực tiếp pháp luật về bí mật nhà nước.

Nga hiện nay đối mặt với một tương lai đen tối. Ðiều cấp thiết nhất cho nước Nga là một ủy ban điều tra sự thật, giống như Ủy ban về Sự thật và Hòa giải của Nam Phi, ngõ hầu có thể điều tra một cách khách quan những tội ác thời hậu cộng sản và công bố kết quả với nhân dân Nga. Nhiều tội ác thật là khủng khiếp, nên sự nhận thức về bản chất thật sự của chúng sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ mới.

[LMN: VN hiện nay cũng đang đối mặt với một tương lai đen tối, nhiều tội ác thật là khủng khiếp đã xảy ra, chính quyền càng ngày càng có hiện tượng biến VN trở thành một quốc gia tội phạm, văn hoá lành mạnh đã bị phá nát, mua quan bán chức để đạo tặc tài nguyên quốc gia và hút máu đồng bào. Đảng đang đi con đường tội phạm của Nga và dân muốn đi con đường dân chủ của Ukraine].

Trong trường hợp Nga có thể bắt chước được các kinh nghiệm của Ukraine trong việc lật đổ một chế độ tội phạm, thì việc triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến mới, có khả năng soạn ra một hiến pháp, cao cả đặc định (enshrining) việc phân chia quyền lực, sẽ là một điều hết sức cần thiết. Nga chưa bao giờ phục hồi lại được từ sự dẹp bỏ Quốc Hội Lập Hiến hồi Tháng Giêng năm 1918; do vậy mà cấu trúc chính trị ở Nga đã luôn luôn được sử dụng như những công cụ cho sự chuyên quyền (arbitrary power).

Người dân Nga có tư tưởng dân chủ có lẽ chiếm không quá 10-15 phần trăm dân số, nhưng kinh nghiệm của thời kỳ Đổi Mới và Tái Cấu Trúc (perestroika) cho thấy rằng họ có thể hướng dẫn hàng triệu người khác theo cùng. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ sẽ cần phải đối mặt với sự thật về kinh nghiệm “dân chủ” hậu Xô Viết tại Nga (dân chủ giả). Có làm như thế thì mới giúp cho đất nước được thực sự trong sáng. Các lực lượng dân chủ mới có thể phá vỡ được lịch sử bi thảm của nước Nga và tạo nền tảng cho tương lai của đất nước. Họ chỉ cần tập trung vào giá trị của con người và để cho sự thật dẫn dắt họ.

Tác giả: Ông David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga, Liên Xô, Đông Âu. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga tháng 12/2013. Ông là thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).

Thí sinh Olympic toán Bắc Hàn xin tỵ nạn

Thí sinh Olympic toán Bắc Hàn xin tỵ nạn

 BBC 

EPATrung Quốc đã được thông báo về vụ việc này

Một thí sinh Bắc Triều Tiên trong cuộc thi Olympic toán quốc tế đã xin tỵ nạn ở lãnh sự quán Hàn Quốc tại Hong Kong.

Chưa rõ chi tiết, nhưng báo South China Morning Post nói người này được cho là đã đến Hong Kong để tham gia kỳ thi Olympic toán quốc tế hai tuần trước.

Trung Quốc, nước có thẩm quyền với các vấn đề ngoại giao của Hong Kong, đã được thông báo về vụ việc này.

Phát ngôn viên cảnh sát nói với BBC tiếng Trung rằng họ đã được thông báo nhưng từ chối bình luận thêm.

Tuy nhiên, bà xác nhận rằng cảnh sát đang canh gác bên ngoài cổng vào tòa lãnh sự và các nhà báo phải ngừng quay phim.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng từ chối bình luận, và một quan chức nói rằng chính phủ không có bất kỳ bình luận gì liên quan đến những người đào tẩu từ Bình Nhưỡng.

Truyền thông địa phương đưa ra giả thuyết là chính phủ Hong Kong muốn tránh hậu quả tương tự từ những rắc rối xảy ra vào năm 2013, khi Edward Snowden trốn tại một khách sạn ở Hong Kong trước khi bay đến Nga để tỵ nạn tạm thời.

EPA

Lãnh sự quán Nam Hàn trong trung tâm Far East Finance (tòa nhà màu vàng)

Theo luật của Hong Kong, Trung Quốc có thẩm quyền giải quyết các vấn đề ngoại giao vì Hong Kong là đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Trung Quốc thường trục xuất những công dân Bắc Hàn vượt biên trái phép. Trong khi đó Hàn Quốc thường tiếp nhận những công dân đào tẩu này.

Trang web của Bộ Thống Nhất Hàn Quốc nói rằng tới nay khoảng 29.000 công dân Bắc Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc từ cuối cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Vào tháng 4/2016, 13 công dân Triều Tiên làm việc tại một nhà hàng nước ngoài đã trốn sang Hàn Quốc; đây là cuộc đào tẩu số đông đầu tiên từ cùng một địa điểm. Nhóm thứ hai được nói đã trốn đi vào tháng Năm.

Đồng thời, cũng có tin hồi tháng Tư về việc một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên đào tẩu.