Ông Obama nói ông Trump “ngưng rên rỉ”

Ông Obama nói ông Trump “ngưng rên rỉ”

Ông Obama đề cập đến việc ông Trump thường ca ngợi tổng thống NgaImage  Alex Wong
 Ông Obama đề cập đến việc ông Trump thường ca ngợi tổng thống Nga

Tổng thống Barack Obama nói ông Donald Trump “ngưng rên rỉ” khi ông chối bỏ cáo buộc của ông Donald Trump nói cuộc bầu cử tổng thống tháng tới sẽ bị gian lận.

Ông nói nỗ lực của ông Trump để làm mất uy tín một cuộc bầu cử trước khi nó diễn ra là hành động “chưa có tiền lệ” với một ứng viên tổng thống.

Cũng là “chưa có tiền lệ”, ông Obama nói, là sự “nịnh hót” của ứng viên Đảng Cộng hòa với tổng thống Nga.

Ông Trump đang đối mặt với số phiếu sụt giảm và cáo buộc quấy rối tình dục.

Doanh nhân đang chạy đua vào ghế tổng thống này nói cuộc bầu cử ngày 8/11 sẽ “hoàn toàn bị gian lận” cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Nhưng trong cuộc họp báo của Nhà Trắng tại Vườn Hồng vào hôm thứ Ba 18/10, bên cạnh chuyến thăm của Thủ tướng Ý Matteo Renzi, ông Obama nói sự khẳng định của ông Trump “không có bằng chứng nào”.

“Tôi khuyên ông Trump nên ngưng rên rỉ và cố gắng có được phiếu bầu,” ông Obama nói.

“Nhân tiện,” ông nói thêm, “[việc đó] không cho thấy kiểu nhà lãnh đạo và sự kiên định mà ông muốn trở thành tổng thống, nếu ông đã bắt đầu rên rỉ trước cả khi cuộc đua kết thúc.”

“Nếu khi nào đó mọi thứ trở nên tệ với ông và ông thua cuộc và ông bắt đầu chửi rủa ai đó, thì ông không có đủ những điều cần thiết để làm công việc này.”

Ông Obama cũng đề cập đến những phát ngôn của ông Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ với Tổng thống Vladimir Putin.

“Sự nịnh hót liên tục của ông Trump dành cho ông Putin và mức độ mà ông xuất hiện trong hình mẫu với những chính sách và cách tiếp cận chính trị với ông Putin là chưa từng có tiền lệ,” ông Obama nói.

Những phát ngôn của ông Obama được đưa ra sau khi ông Trump nói ông sẽ xem xét việc ghé thăm Nga trước khi nhậm chức nếu thắng cử.

Ông Trump bị tụt giảm số phiếu ủng hộ sau khi đoạn video ông nói về phụ nữ được đăng tải trên mạng
 PAUL J. RICHARDS
 Ông Trump bị tụt giảm số phiếu ủng hộ sau khi đoạn video ông nói về phụ nữ được đăng tải trên mạng

Ông nói trong một cuộc trò chuyện trên sóng radio: “Nếu tôi thắng cử vào ngày 8/11, tôi sẽ gặp gỡ ông Putin và có cuộc gặp với Nga trước khi bắt đầu nhiệm kỳ.”

Ông Trump và bà Clinton sẽ có cuộc tranh luận lần thứ ba tại Đại học Nevada, ở Las Vegas hôm thứ Tư.

Ứng viên Đảng Cộng hòa thấy số phiếu của ông tuột dốc từ khi cuộc tranh luận đầu tiên bắt đầu, tiếp theo là sau khi đoạn video ông nói về phụ nữ năm 2005 bị tung ra buộc ông phải đề cập đến nó trong cuộc tranh luận thứ hai.

Ông Trump chối bỏ bất cứ hành vi không thích hợp nào, nhưng nhiều phụ nữ xuất hiện với cáo buộc ông quấy rối tình dục.

Bà Clinton sẽ đến cuộc tranh luận hôm thứ Tư với bảy điểm dẫn trước đối thủ Đảng Cộng hòa, theo một khảo sát từ Đại học Monmouth.

Bà dẫn trước ông Trump 47% so với 40% , trong khi 7% số người có thể sẽ đi bầu nói họ sẽ ủng hộ Ứng viên Đảng Tự Do Gary Johnson.

Tổng thống Philippines ca ngợi quan hệ với Bắc Kinh

Tổng thống Philippines ca ngợi quan hệ với Bắc Kinh

  • 17 tháng 10 2016
  • BBC

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

REUTERS

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thăm Trung Quốc từ 18-21/10

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ ông ngoại ông là người Hoa và nói “chỉ có Trung Quốc mới giúp chúng tôi”.

Những chi tiết nói trên được nêu ra trong cuộc phỏng vấn độc quyền của ông Duterte dành cho Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, trước thềm chuyến thăm chính thức nước này (18-21/10).

Quan hệ giữa hai nước Philippines và Trung Quốc được ông tổng thống mô tả là “láng giềng hữu nghị”, và ông hết lời ca ngợi Trung Quốc.

Theo ông Duterte, người dân Trung Hoa cần cù và chính phủ thì sáng suốt.

“Trung Quốc đã giành được sự kính trọng của cộng đồng quốc tế một cách hết sức xứng đáng.”

Ông Rodrigo Duterte nói Trung Quốc “là nước lớn, hào phóng”, trong khi thực hiện công cuộc phát triển của mình không quên giúp đỡ các nước nghèo và lạc hậu như ở châu Phi và Đông Nam Á.

Ông nói Philippines cần giữ quan hệ thân thiết và học hỏi kinh nghiệm thành công của Trung Quốc, nhất là khi toàn cầu khủng hoảng nhưng kinh tế và thương mại của Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp.

Đàm phán Biển Đông

Hai tổng thống Barack Obama và Rodrigo Duterte

EPA

Ông Duterte từng rất nặng lời với ông Obama

Đề cập tới chủ đề Biển Đông, ông Duterte nói lập trường của Manila là đàm phán thay vì đối đầu.

“Chiến tranh không phải là giải pháp.”

Ông nhấn mạnh cần thảo luận nhiều hơn trên tinh thần hữu nghị, hợp tác kinh tế thương mại và nói ông sẵn sàng cộng tác với Trung Quốc để phát triển vùng biển mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

Tổng thống Duterte cũng nói rõ rằng ông phản đối sự can thiệp của các nước khác vào Biển Đông:

“Tôi không muốn các nước khác tham gia vào đàm phán mà chỉ muốn nói chuyện trực tiếp với Trung Quốc.”

Không rõ ông tổng thống nói tới tranh chấp Biển Đông nói chung hay chỉ những vùng Manila tranh chấp với Bắc Kinh.

‘Chỉ có Trung Quốc giúp’

Tổng thống Duterte cảm ơn Trung Quốc về sự trợ giúp dành cho Philippines trong chiến dịch bài trừ ma túy mà ông khởi xướng.

Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã chỉ trích Duterte vì thanh trừng các nghi phạm ma túy mà không qua tiến trình luật pháp. Tới nay đã hàng nghìn người bị hạ sát kiểu này.

Rodrigo Duterte nói không như các nước phương Tây, Trung Quốc “không chỉ ủng hộ chính sách chống ma túy của Philippines mà còn hỗ trợ một cách thiết thực thông qua việc giúp xây dựng trung tâm cai nghiện”.

Một số nước chỉ biết chỉ trích chúng tôi vì biết là chúng tôi không có tiền nên không muốn giúp chúng tôi.Tổng thống Rodrigo Duterte

“Một số nước chỉ biết chỉ trích chúng tôi vì biết là chúng tôi không có tiền nên không muốn giúp chúng tôi. Người Trung Quốc thì khác, họ lẳng lặng giúp xây dựng trung tâm cai nghiện một cách chân thành.”

Trong chuyến đi lần này, ông Duterte nói ông sẽ yêu cầu Trung Quốc cho vay ưu đãi để phát triển hạ tầng, nhất là đường sắt.

Hiện tại có khoảng 2 triệu người gốc Hoa đang sinh sống ở Philippines, và ông Duterte nói rằng “Trung Quốc giúp Philippines cũng là giúp anh em người Hoa của mình”.

Mỹ-Nga bàn việc ngừng bắn ở Syria

Mỹ-Nga bàn việc ngừng bắn ở Syria

 BBC

A damaged site after an airstrike in the besieged rebel-held al-Qaterji neighbourhood of Aleppo, Syria October 14, 2016.

REUTERS

Khu vực do phiến quân kểm soát ở Aleppo đã phải đối diện các cuộc không kích hàng ngày

Các cuộc đàm phán mới đang diễn ra tại Thụy Sỹ, trong đó Hoa Kỳ và Nga nỗ lực làm trung gian dàn xếp một lệnh ngừng bắn mới tại Syria.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ dự họp cùng các phái đoàn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Saudi và Qatar tại thành phố Lausanne.

Kể từ sau khi thỏa thuận ngừng bắn trước nhanh chóng bị đổ vỡ hồi tháng Chín, Syria và đồng minh là Nga đã đẩy mạnh việc đánh bom vùng đông Aleppo, nơi các phiến quân nắm giữ.

Hiện, tin tức nói các phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang tiến tới Dabiq, một căn cứ của nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS).

Thị trấn nhỏ này mang giá trị biểu tượng to lớn đối với IS và được nhắc đến tràn ngập trong các chiến dịch tuyên truyền của nhóm này.

Các tổ chức cứu trợ hàng đầu đã kêu gọi có 72 gờ ngừng bắn để họ có thể tiến hành phân phát hàng viện trợ.

Trước khi diễn ra các cuộc đàm phán tại Thụy Sỹ, các quan chức đã không muốn tạo cảm giác có nhiều hy vọng đạt được bước đột phá trong lần đàm phán này.

Hôm thứ Sáu, hãng tin Nga dẫn lời ông Kerry nói ông không “trông mong đặc biệt” gì từ các cuộc đàm phán, trong lúc một nguồn tin giấu tên của Pháp nói với AFP: “Khi ta nhìn vào kết quả của các nỗ lực trước đó, thì thành thật mà nói tôi ít nhiều nghi ngờ về những gì có thể đạt được trong những nỗ lực tới đây.”

Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad cam kết sẽ giữ Aleppo “sạch bóng” các phiến quân và nói với một tờ báo Nga rằng việc giành chiến thắng ở thành phố này sẽ là một “bước đệm” để bật lên giành chiến thắng tại các nơi khác trên toàn quốc.

Hôm thứ Bảy, các tổ chức cứu trợ, trong đó có Save the Children, Oxfam, Hội đồng Tị nạn Na Uy và Ủy ban Cứu hộ Quốc tế ra lời kêu gọi “hãy có thời gian ngưng bắn trong ít nhất 72 giờ tại đồng Aleppo”.

“Điều này sẽ cho phép những người ốm bệnh, bị thương được đưa đi sơ tán, và cho phép thực phẩm, thuốc men được chuyển vào vùng bị bao vây,” tuyên bố viết.

Map showing control of northern Syria - 3 October 2016

Khoảng 275 ngàn người sống tại các khu vực bị bao vây, và các tổ chức cứu trợ đã không thể tới nơi kể từ khi việc bao vây được tái lập, hôm 4/9.

Hơn 370 người, trong đó có gần 70 trẻ em, đã bị giết chết trong các cuộc đánh bom vào đông Aleppo, theo tổ chức Quan sát Nhân Quyền Syria có trụ sở tại Anh.

Tổ chức này nói hàng chục dân thường, trong đó có cả trẻ em, cũng đã thiệt mạng trong các cuộc nã pháo của phiến quân vào tây Aleppo, nơi chính phủ Syria kiểm soát.

Cuộc chiến nổ ra, với khởi đầu là phong trào nổi dậy chống Tổng thống al-Assad, nay đã chia cắt đất nước thành nhiều phần.

Tình trạng giao tranh diễn ra đã hơn 5 năm, cướp đi sinh mạng của khoảng 300 ngàn người.

Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej từ trần

  Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej từ trần

RFA
2016-10-13

  •  Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej

Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej

Bangkok Post

Theo thông báo từ Hoàng Cung và Chính phủ Thái lan cho biết,  Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej đã từ trần hồi 15h52’ ngày 13/10/2016tại Bệnh viện Sirirath, thủ đô Bangkok sau một thời gian lâm bệnh nặng,hưởng thọ 90 tuổi.

Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadejsinh ngày 5 tháng 12 năm 1927, đã kế vị ngai vàng ngày 9 tháng 6 năm 1946  và ở ngôi Vua trong suốt thời gian 70 năm.

Theo thông báo của Chính phủ Thái Lan, tất cả các công sở, trường học, bệnh viện… trên toàn quốc sẽ treo cờ rủ trong vòng 30 ngày. Chương trình và kế hoạch tổ chức tang lễ chưa được công bố chính thức.

Vua Bhumibol Adulyadej là người có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Thái Lan và được nhân dân hết sức tôn kính, coi như người Cha của người dân Thái Lan.

Nam Hàn chuẩn bị tình huống dân Bắc Hàn đào thoát hàng loạt

Nam Hàn chuẩn bị tình huống dân Bắc Hàn đào thoát hàng loạt

Nguoi-viet.com

Bà Park Geun-Hye trực tiếp khuyến khích dân Bắc Hàn đào thoát. (Hình: Getty Images)

SEOUL, Nam Hàn (NV) – Tổng thống Nam Hàn, bà Park Geun-Hye, hôm Thứ Ba kêu gọi chính phủ quốc gia này hãy chuẩn bị trong trường hợp cho việc đào thoát hàng loạt của dân chúng Bắc Hàn, chỉ ít ngày sau khi bà trực tiếp khuyến khích họ rời khỏi nước để đi tìm tự do.

AFP cho biết các cuộc đào tị của giới chức cao cấp Bắc Hàn trong thời gian gần đây đã giúp cho chính phủ Nam Hàn có chiến thắng về mặt tuyên truyền và cho thấy chế độ Bình Nhưỡng đang trong cơn khủng hoảng.

Các cuộc đào tị gây nhiều tiếng vang nhất gồm cả việc phó đại sứ Bắc Hàn ở Anh bỏ trốn và một nhóm các nữ nhân viên trong nhà hàng Bắc Hàn ở Trung Quốc đào thoát cùng người quản lý, theo AFP.

Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Quân Lực hồi đầu tháng này, bà Park đã hứa hẹn sẽ “mở rộng cửa” đón tiếp những người trốn khỏi Bắc Hàn và kêu gọi dân chúng quốc gia này hãy tìm đến “vùng đất tự do” ở phía Nam.

Chế độ Bình Nhưỡng trả đũa bằng cách có những lời lẽ thóa mạ thô tục nhắm vào bà Park, đăng tải trên tờ báo của chế độ, Rodong Sinmun, theo nguồn tin AFP. (V.Giang)

Cuộc tranh cử của ông Trump trên đà thất bại

Cuộc tranh cử của ông Trump trên đà thất bại

Nguoi-viet.com

Ông Donald Trump. (Hình: Isaac Brekken/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Hơn bất cứ yếu tố gì khác, sự kiện khiến ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ thất cử là việc đảng Cộng Hòa quay lưng lại đối với ông. Tờ USA Today nói rằng thay vì cố gắng thương lượng dàn xếp, ông Trump công khai tuyên chiến với đảng và lãnh đạo đảng.

Cố vấn chính trị Matt Mackowiak, có văn phòng ở Texas, cho rằng: “Cộng Hòa có một kẻ đánh bom tự sát làm ứng cử viên của đảng.”

Tờ Polititico loan tin ông Trump phàn nàn bằng một một tin nhắn qua Twitter gởi đi sáng Thứ Ba: “Mặc dù tôi đại thắng cuộc tranh luận thứ nhì, khó có thể làm được gì hơn khi ông Paul Ryan và những người khác không hỗ trợ tôi tí nào.” Trong một tin nhắn khác, ông viết: “Tôi đã được hoàn toàn tháo gỡ gông cùm và bây giờ sẽ tranh đấu cho nước Mỹ theo cách mình muốn.”

Hôm Thứ Hai, ông Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện, tuyên bố với các đồng viện rằng ông không còn bênh vực hay vận động cho ứng cử viên tổng thống của đảng nữa mà tập trung nỗ lực vào cuộc bầu cử Quốc Hội. Ông nói thêm là “không để cho Hillary Clinton có một ngân phiếu khống (blank check),” mang hàm ý rõ rệt thừa nhận bà sẽ thành tổng thống, nhưng đảng Dân Chủ không kiểm soát được Quốc Hội.

Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ đa số Thượng Viện, không công khai tuyên bố bỏ ông Trump, nhưng cũng cương quyết khước từ không muốn nói đến chuyện bầu cử tổng thống nữa.

Ông Reince Priebus, chủ tịch đảng Cộng Hòa, có vẻ muốn cố gắng cứu vãn tình thế ấy, khẳng định rằng đảng vẫn tiếp tục hỗ trợ ứng cử viên Donald Trump. Nhưng ông bị nhiều người phê phán nặng nề về nỗ lực duy trì sự ủng hộ ông Trump trong hoàn cảnh tan nát tuyệt vọng này.

Trong một loạt tin nhắn khác, ông Trump phê phán ông Ryan là “yếu và vô hiệu quả,” và nói Thượng Nghị Sĩ John McCain – đã rút lại sự ủng hộ ông – là “thối mồm” và những người Cộng Hòa khác là “không chung thủy” và khó chịu hơn cả “Hillary Lươn Lẹo.”

Trong khi đó thì đối thủ của ông Trump đang dần dần đi đến chiến thắng.

FiveThirtyEight hôm Thứ Ba đưa ra dự đoán triển vọng thắng cử của bà Hillary Clinton là 83% so với ông Donald Trump 17%. Như vậy, ưu thế của bà Clinton đã lên trở lại ở mức hơn cả thời điểm cao nhất trước kia vào hồi Tháng Tám.

Tất cả những thăm dò dư luận lớn toàn quốc đều cùng một kết luận bà Clinton thắng, cao nhất là Atlantic/PRRI 11%, NBC News/Wall Street Journal 10%,… ngoại trừ tracking poll của Los Angeles Times/USC cho rằng ông Trump hơn 2%.

Tổng hợp kết quả tất cả các thăm dò dư luận trên toàn quốc, FiveThirtyEight cho biết hiện nay bà Clinton 49.1%, ông Trump 43.2%, và ông Gary Johnson đảng Libertarian 6.3%. Cơ quan chuyên theo dõi phân tích về bầu cử này cũng đưa ra dự đoán về phiếu cử tri đoàn: bà Clinton 333, ông Trump 204, ông Johnson 0.2.

Dự đoán của Washington Post /Real Clear Politic: Bà Clinton 273 đại cử tri – Ông Trump 186 đại cử tri – còn lại 79 đại cử tri chưa rõ ở sáu tiểu bang Arizona (11), Florida (29), Ohio (18), Nevada (6), North Carolina (15).

Ban tranh cử Dân Chủ hôm Thứ Ba đưa vào cuộc vận động cùng lúc ba “đại pháo.” Cựu Phó Tổng Thống Al Gore xuất hiện lần đầu tiên bên cạnh bà Hillary Clinton trong một cuộc tập họp quần chúng ở Miami, Florida. Tổng Thống Barack Obama đến vận động ở Greensboro, North Carolina, và theo dự trù sẽ tới Ohio cuối tuần này. Cựu Tổng Thống Bill Clinton vận động cho vợ tại Fort Myers, Florida.

Chỉ còn bốn tuần lễ cuối cùng tới ngày bầu cử, đây là giai đoạn quan trọng nhất mà theo kinh nghiệm lịch sử, ứng cử viên thua kém 5% trong các thăm dò dư luận sẽ không thể nào đắc cử. Cũng nên biết rằng cử tri nhiều tiểu bang đã bắt đầu bỏ phiếu sớm và theo tin từ ủy ban bầu cử trung ương đã có khoảng 650,000 phiếu bầu trước ngày xảy ra chuyện tai tiếng của ông Trump về cuốn video Access Hollywood năm 2005, trong đó ông có lời lẽ tục tĩu và dâm ô về phụ nữ. (HC)

Xem thêm:

Bầu cử Mỹ : Ứng viên Donald Trump lại lép vế ? (RFI)

media

Những hình ảnh “nghẹt thở” về sự đông đúc ở Trung Quốc

Những hình ảnh “nghẹt thở” về sự đông đúc ở Trung Quốc

From: Do Tan Hung

ĐÓ LÀ LÝ DO TỤI TÀU TÌM CÁCH CHIẾM CAĆ NƯỚC KHÁC ĐỂ DI DÂN

 Với 1,3 tỷ dân, nhiều thành phố ở Trung Quốc đang trong tình trạng quá tải vả về giao thông và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là những thước ảnh cho thấy sự bùng nổ dân số của Trung Quốc trong 16 năm qua.

han-chau

Cảnh đông đúc, chen lấn tại một lễ mở bán căn hộ tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: Dailymail)

be-boi-t-q
Một bể bơi đông đúc tại tỉnh Tứ Xuyên tháng 8/2015. (Ảnh: Reuters)

ky-tuc-xa
Ký túc xá sinh viên ở Vũ Hán, Hồ Bắc với dây phơi kín đặc quần áo. (Ảnh: Dailymail)
phing-thi-ngoai-troi

Hơn 1.700 học sinh trung học ở Thiểm Tây làm bài thi ngoài trời do không đủ phòng thi năm 2015. (Ảnh: Dailymail)

le-hoi-thuong-hai
Khung cảnh tại một lễ hội ở Vườn Vũ Nguyên, Thượng Hải. (Ảnh: Getty)
san-bay-hong-kieu

Sân bay quốc tế Hồng Kiều ở Thượng Hải đón lượng khách kỷ lục. (Ảnh: Getty)

xe-dap
Việc tìm xe trong “biển” xe đạp tại một bãi gửi xe cũng không phải dễ dàng. (Ảnh: Dailymail)
hoi-cho-trung-khanh

Hàng nghìn người chen lấn tại một hội chợ việc làm ở Trùng Khánh. (Ảnh: Dailymail)
bai-bien-dai-lien

Bãi biển ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ken đặc khách tắm biển tránh cái nóng của mùa hè 2016. (Ảnh: Reuters)

song-tien-duong
Hàng nghìn người xếp hàng vây quanh khu vực bờ sông Tiền Đường ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang năm 2010 để chờ xem thủy triều. (Ảnh: Reuters)

Minh Phương

Theo Dailymail

Mỹ, Nga đạt hiệp ước hòa bình ở Syria

Mỹ, Nga đạt hiệp ước hòa bình ở Syria

BBC

AFPImage

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov

Mỹ và Nga công bố hiệp ước về Syria bắt đầu bằng việc “ngừng bắn” từ lúc mặt trời lặn hôm 12/9.

Theo kế hoạch, chính phủ Syria sẽ kết thúc nhiệm vụ chiến đấu trong những khu vực do phe đối lập nắm giữ.

Mỹ và Nga sẽ lập trung tâm liên quân chống Nhà nước Hồi giáo (IS) và chiến binh al-Nusra.

Thông báo được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.

Kế hoạch này yêu cầu chính phủ Syria và phe đối lập “thực thi nghĩa vụ của họ”, ông Kerry nói tại Geneva.

Ông cho biết thêm, phe đối lập đưa ra chỉ dấu họ sẵn sàng tuân theo kế hoạch và đề nghị chính phủ Syria “chứng tỏ sự nghiêm túc về vấn đề này”.

Ông Lavrov cho biết Nga đã thông báo cho chính phủ Syria về việc dàn xếp này và chính phủ Syria “sẵn sàng thực thi”.

API

Aleppo sau một cuộc không kích hôm 9/9

Hiệp ước cũng mở đường cho cứu trợ nhân đạo.

“Việc đình chiến yêu cầu quyền tiếp cận tất cả các khu vực bị bao vây và khó tiếp cận, bao gồm Aleppo”, ông Kerry nói.

Bảy ngày sau khi thực thi việc ngừng bắn, Mỹ và Nga sẽ thành lập “trung tâm liên quân” chống IS và al-Nusra, nhánh của al-Qaeda.

Ông Lavrov cho biết đơn vị này sẽ cho phép các lực lượng Nga và Mỹ “tách các phần tử khủng bố khỏi phe đối lập ôn hòa.”

Ông nói rằng không quân Nga và Hoa Kỳ sẽ có các cuộc không kích phối hợp chống khủng bố.

“Chúng tôi nhất trí về các khu vực mà các cuộc không kích phối hợp sẽ diễn ra và tại những khu vực này chỉ có lực lượng không quân Nga và Mỹ được phép hoạt động”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Lavrov nói thêm rằng “không quân Syria sẽ được hoạt động tại các khu vực khác, ngoài khu vực hợp tác quân sự Nga-Mỹ”.

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ phản đối TPP

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ phản đối TPP

VOA

 Ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu trước giới truyền thông hôm 6/9/2016.

Ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu trước giới truyền thông hôm 6/9/2016.

 

Cả hai ứng cử viên chủ chốt trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đều chỉ trích các hiệp định tự do thương mại, nhưng một cuộc khảo sát mới cho thấy đa số cử tri vẫn ủng hộ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và các thỏa thuận tương tự.

Đó là kết luận khá ngạc nhiên của một cuộc khảo sát do Hội đồng Chicago lo về Các Vấn đề Toàn cầu công bố hôm 8/9.

Khoảng 2.000 người tham gia khảo sát và khoảng hai phần ba cho rằng thương mại quốc tế tốt cho nền kinh tế, người tiêu dùng, tiêu chuẩn sống, và các doanh nghiệp Mỹ.

Một phần ba những người tham gia khảo sát nói thương mại quốc tế tốt cho công ăn việc làm tại Mỹ.

Trong cuộc khảo sát, các thành phần gặp khó khăn trong công ăn việc làm và khó khăn về triển vọng kinh tế là những người chỉ trích các thỏa thuận tự do thương mại nhiều nhất. Đặc biệt những người trên 45 tuổi, nhất là nam giới da trắng không có bằng đại học, tỏ ra chỉ trích các chính sách thương mại.

Đây là thành phần dân số đã phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm, lương bổng thấp và ít cơ hội khi nền kinh tế bớt phụ thuộc vào sản xuất mà phụ thuộc nhiều hơn vào máy tính. Các nhà phân tích cho rằng đây là thành phần ủng hộ quan trọng cho ứng viên bên Đảng Cộng hòa, Donald Trump, người đã đảo ngược truyền thống ủng hộ tự do thương mại bên Đảng Cộng hòa. Ông Trump đánh bại nhiều chính trị gia dày dạn kinh nghiệm trong các vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa một phần bằng cách thu hút nhóm cử tri này.

Ứng cử viên của Đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton, cũng đã chỉ trích các thỏa thuận thương mại, kể cả Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà bà từng ca ngợi khi còn làm Ngoại trưởng. Cựu đối thủ của bà bên Đảng Dân Chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, dành được sự ủng hộ đáng kể một phần là do lập trường mạnh mẽ chống lại các hiệp định thương mại tự do mà ông nói đã đánh mất công ăn việc làm của dân Mỹ.

Trong một cuộc phân tích về toàn cầu hóa, Giáo sư Đại học New York, Ian Bremmer, viết rằng mọi thứ, các tiến trình và công nghệ đang di chuyển vượt rào cản biên giới tự do hơn bao giờ hết. Ông nói rằng dù các thành phần chính của nền kinh tế đang toàn cầu hóa, nhưng ‘con người thì không.’ Ông Bremmer, người sáng lập Nhóm Eurasia, nói đây là một trong những lý do mà các tầng lớp trung lưu ở nhiều nước phát triển bị ‘đào thải’, nghĩa là mất công ăn việc làm khi các nhà sản xuất đưa hoạt động ra nước ngoài để giảm chi phí. Nỗi thất vọng về kinh tế của nhóm quan trọng này tạo ra những áp lực chính trị ngày càng tăng đối với các biện pháp bảo hộ và những nỗ lực khác hạn chế toàn cầu hóa.

Tinh thần chống toàn cầu hóa có thể nhìn thấy ngay từ Quốc hội Hoa Kỳ, nơi đang có sự chống đối từ cả hai đảng đối với việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia mà những người ủng hộ nói rằng sẽ thúc đẩy các nền kinh tế xung quanh Thái Bình Dương. Tổng thống Barack Obama đang đưa vấn đề phê chuẩn TPP lên làm một ưu tiên hàng đầu trong lúc ông gần kết thúc nhiệm kỳ cuối của mình.

Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katyn

Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katyn

TT – Quốc hội Liên bang Nga ngày 25-11 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22.000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía tây nước Nga, năm 1940 do nhà lãnh đạo Josef  Stalin ra lệnh. 

Báo The Moscow News dẫn nguồn từ trang web duma.gov.ru cho biết với tỉ lệ ủng hộ 342/450, Hạ viện Nga đã thông qua nghị quyết dựa trên tài liệu mật thu được từ đầu thập niên 1990.

“Tội ác Katyn đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Stalin và các lãnh đạo Liên Xô khác” – tuyên bố của Quốc hội Nga cho biết.

Itar-Tass dẫn lời Chủ tịch Duma Nga Konstantin Kosachev khẳng định nghị quyết “lịch sử” này không chỉ quan trọng đối với quan hệ Nga – Ba Lan mà còn với chính người Nga.

Theo Reuters, phía Ba Lan đánh giá rất cao quyết định khó khăn của Quốc hội Nga.

Báo chí Nga và Ba Lan cho rằng nghị quyết trên được đưa ra như một thiện chí của Nga trước cuộc viếng thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Ba Lan vào ngày 6-12.

Tuy nhiên, chính quyền Ba Lan khẳng định muốn Nga phải có trách nhiệm hơn nữa về vụ việc trên và tuyên bố đó là tội diệt chủng.

Phe đối lập ở Ba Lan yêu cầu Nga chính thức xin lỗi và bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Trước đây, Nga đổ cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20101128/nga-thua-nhan-stalin-ra-lenh-tham-sat-katyn/413231.html

Putin ‘ủng hộ TQ về Biển Đông’

Putin ‘ủng hộ TQ về Biển Đông’

 BBC

 

EPA

Tổng thống Vladimir Putin họp báo hôm 5/9

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.

Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ làm hại tình hình.

“Việc này không có lợi,” ông Putin tuyên bố.

Ông nói Nga ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines mà Trung Quốc từ chối tham gia.

“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”

Toàn văn trả lời của Tổng thống Putin

Hỏi: Thưa Tổng thống, quay lại về việc hợp tác với Trung Quốc, vấn đề Tòa Trọng tài Hague và Biển Đông được đề cập ở các cuộc gặp hội nghị, bên lề và trước khi hội nghị khai mạc. Tổng thống Mỹ Barack Obama bình luận về tranh chấp lãnh thổ ngay cả trước lúc ông đến hội nghị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng bình luận. Lập trường của Nga về vấn đề này? Tôi muốn nghe ý kiến của ngài. Và dĩ nhiên, cuộc tập trận Nga – Trung, sẽ diễn ra ở Biển Đông, cũng rất được quan tâm.

Vladimir Putin: Tôi đã có quan hệ rất tốt dựa trên niềm tin với Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là quan hệ thân thiện. Tuy nhiên ông ấy chưa bao giờ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, ông chưa bao giờ yêu cầu tôi bình luận về vấn đề này hay can thiệp. Chưa bao giờ ông nói gì.

Nhưng dĩ nhiên chúng tôi có ý kiến riêng. Đầu tiên, chúng tôi không can thiệp. Chúng tôi tin rằng can thiệp của bất kỳ nước nào ngoài khu vực sẽ chỉ làm hại cho việc giải quyết. Tôi tin rằng sự can dự của bất kỳ bên thứ ba ngoài khu vực là có hại, gây trở ngại.

Thứ hai, về Tòa Trọng tài Hague và phán quyết của tòa, chúng tôi tán thành và ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa. Để tôi giải thích vì sao. Đây là lập trường hoàn toàn mang tính chất pháp lý, chứ không phải chính trị. Mọi thủ tục trọng tài cần do các bên liên quan tranh chấp đề xuất, và tòa trọng tài nên nghe luận điểm và lập trường các bên liên quan tranh chấp. Trung Quốc đã không ra Tòa Trọng tài Hague và không ai ở đó nghe lập trường của họ. Thế làm sao những phán quyết này được xem là công bằng? Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề này.

Về cuộc tập trận, chúng không ảnh hưởng lợi ích của ai mà có lợi cho an ninh của cả Nga và Trung Quốc.

NHÀ BÁO ĐẦU TIÊN CHO THẾ GIỚI BIẾT VỀ MẸ TÊRÊSA

Image may contain: 1 person , closeup
Tin Mừng Cho Người Nghèo

NHÀ BÁO ĐẦU TIÊN CHO THẾ GIỚI BIẾT VỀ MẸ TÊRÊSA

#GNsP – Phóng viên người Mỹ, người đầu tiên đưa tin đến với đọc giả quốc tế về công việc của Mẹ Têrêsa, vẫn còn nhớ ngày mà ông gặp Mẹ trong tu phục đang phục vụ người nghèo tại các khu ổ chuột phố Calcutta vào năm 1966.

Joe McGowan, phóng viên Liên đoàn Báo chí đã nghỉ hưu nói với CNA rằng, “Chắc chắc chị nữ tu ấy hoàn toàn xứng đáng là một vị thánh. Trong mắt tôi, chị đã là một vị thánh trong đời thường. Chị ấy rất khiêm tốn và dễ chịu.”

McGowan, 85 tuổi, là một phóng viên liên đoàn báo chí trong 42 năm, là người đã trải qua những cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng, và động đất. Năm 1966, ông là trưởng văn phòng Liên đoàn Báo chí của một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm – Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Nepal, đảo Tích Lan, và quần đảo Maldives. Ông đã cố nhớ lại những câu chuyện khi nói chuyện với một biên tập viên báo chí ở Calcutta về Mẹ.

Ông McGowan đã cho biết rằng, “Đó là một chị nữ tu nhỏ nhắn vui vẻ, là người hay đi rảo quanh để gom lại những người chết. Và tôi biết là tôi đã có một câu chuyện về chị ấy.”

Ông phóng viên đã tới nhà của Mẹ, nhưng vì có người chết nên ông đã dành hai ngày ở đó với Mẹ Têrêsa.

“Cô ấy đã mặc sari địa phương, với chất liệu vải thô dệt dành cho những phụ nữ trung bình hoặc nghèo ở Ấn Độ.” Phóng viên McGowan đã kể lại rằng,“chẳng có gì khoe khoang về chị ấy cả. Chị nữ tu đã đi bộ vòng quanh Calcutta với một chiếc xe đẩy hai bánh, với sự giúp đỡ của hai người đàn ông được thuê. Họ đã đi khắp nơi để nhặt người chết.”

“Trong những ngày đó, bệnh viện không có đủ giường ở những nơi như Calcutta. Vì vậy, nếu bạn đã được tuyên bố bị bệnh nan y, gia đình của bạn phải đến và đưa bạn về nhà để có giường cho người khác. Nếu không có ai đến đón bạn, họ để bạn trên vỉa hè cho đến chết”, ông nói.

Kể từ năm 1952, Mẹ Têrêsa và Hội Thừa Sai Bác Ái đã chăm sóc cho những người bị bỏ rơi và chết tại ngôi nhà dành cho những người đã chết bị bỏ rơi, nghèo khổ. Ngôi nhà nguyện của người Hindu xưa, được chia thành hai phần, một dành cho nam và một dành cho nữ.

Hoàn cảnh chật chội.

“Họ đã ngủ trên những chiếc chiếu nhỏ thô sơ, quá đông người thậm chí họ không thể đứng dậy và đi vệ sinh,” McGowan đã kể lại. “Tôi đã cố gắng ở ngoài, những người này đã ở trong đó rất chật chội.”

McGowan đã cho biết ông rất ấn tượng với công việc của Mẹ và nói rằng,“bằng việc chăm sóc rất ân cần của chị, một số người đã bình phục và ra đi khỏi đó.” “Tôi đã nghĩ rằng, tôi sẽ trình bày những bài viết của tôi về chị nữ tu này.”

Câu chuyện kể của Liên đoàn Báo chí từ tháng 3 năm 1966 chính là câu chuyện tin tức quốc tế đầu tiên về Mẹ.

McGowan đã nói, ông thậm chí không thể biết điều gì đã thúc đẩy Mẹ. Ông nói rằng, “Tôi đoán chị nữ tu muốn làm công việc của Chúa. Tôi không phải là người Công giáo, nhưng rõ ràng chị là một phụ nữ tuyệt vời. Chị sẽ được phong thánh trong vài ngày nữa. Tôi chỉ có sự tôn trọng hết mực dành cho chị và công việc mà chị đã làm trong các khu ổ chuột ở Calcutta.”

Thành phố ở Ấn Độ là nơi nghèo khổ vào những năm 1960.

McGowan bồi hồi nhớ lại rằng, “Calcutta là nơi rất khó khăn. Tôi thấy một vài phụ nữ khỏa thân hoàn toàn đi bộ trên đường phố, tất cả mái tóc của họ bị rối bời. Họ nhìn thấy một mẩu thuốc lá và họ chạy đến nhặt nó lên, nhai và ăn nó. Đây là một trong những vấn nạn mà bạn có thể nhìn thấy ở Calcutta trong những ngày đó. Ngày nay họ thế nào, tôi không biết nữa!”

Một lần khác, ông đã nhìn thấy một nhóm học sinh chờ đợi và chờ đợi một chiếc xe trên đường phố. Sự tức giận của họ gia tăng vì xe chậm trễ.

“Họ đã rất giận dữ, vì thế khi xe đến họ đã châm lửa đốt nó. Điều đó có nghĩa là đường phố sẽ ít xe hơn cho ngày hôm sau.”
McGowan đã nhớ lại, “Trong một thế giới như thế, Mẹ Têrêsa đã rất bình tĩnh và rất khiêm tốn. Mẹ đã làm tất cả những công việc này, vì đó chỉ là cuộc đời của Mẹ. Mẹ không khoe khoang về nó.”

Mọi người đã đánh giá cao về những gì mẹ Têrêsa đã giúp họ.
“Họ đã không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào ở những nơi khác,” ông nói. “Thật là điều bất thường ở một nơi cực kỳ đông dân như Ấn Độ để nhận ra điều này.”

McGowan theo đuổi nghiệp báo chí và đã nghỉ hưu tại thành phố Broomfield, Colorado, vùng ngoại ô của thành phố Denver. Ông đã kể về kinh nghiệm của mình và những người mà ông đã gặp trong cuốn sách được xuất bản năm 2012 của ông: Từ Fidel Castro đến Mẹ Têrêsa.

“Một mặt, các bạn biết có Fidel Castro. Mặt khác, các bạn cũng biết đến Mẹ Têrêsa: chị nữ tu nhỏ này đã đang làm những điều kỳ diệu ở những người ở tận cùng dưới đáy của xã hội,” ông đã nói.
Nhà báo và Mẹ đã gặp nhau khi Mẹ đến thăm Denver tháng năm 1989. Mẹ đã gởi cho ông một tin nhắn.

“Chị nữ tu đã tặng cho tôi một tấm thiệp với dòng chữ viết tay của mình: “Hãy yêu những người khác như Chúa Giêsu yêu thương bạn. Xin Chúa ban phước lành cho bạn. M.Têrêsa, M.C.”

McGowan đã nói rằng đó là một trong những tài sản quý giá nhất của ông.

GNsP (theo CNA)