Ông Trump nêu kế hoạch trong 100 ngày đầu làm tổng thống

 Ông Trump nêu kế hoạch trong 100 ngày đầu làm tổng thống

VOA

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu ở Gettysburg, bang Pennsylvania, ngày 22 tháng 10, 2016.

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu ở Gettysburg, bang Pennsylvania, ngày 22 tháng 10, 2016.

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đưa ra những đề xuất cải cách nhập cư mới và cho biết sẽ cắt giảm thuế 35 phần trăm cho tầng lớp trung lưu của Mỹ trong 100 ngày đầu tiên ông tại chức, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng sau.

Ông Trump cũng sử dụng bài diễn văn nêu chính sách của mình để nói rằng sau cuộc bầu cử, ông sẽ kiện hơn một chục người phụ nữ đã lên tiếng tố giác ông sàm sỡ họ.

Chỉ 17 ngày trước ngày bầu cử cử 8 tháng 11, ông Trump đọc bài diễn văn nêu chính sách của ông ở thành phố Gettysburg, bang Pennsylvania, gần chiến trường thời Nội chiến Mỹ và là nơi Tổng thống Abraham Lincoln đọc một trong những bài diễn văn quan trọng nhất trong lịch sử của Mỹ 153 năm trước, vạch ra đường hướng mới cho nước Mỹ sau mấy năm nội chiến làm đất nước chia rẽ trầm trọng.

Trong bài diễn văn hôm thứ Bảy, ông Trump cho biết ông sẽ ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ bằng cách áp đặt bản án tù tối thiểu hai năm bắt buộc đối với bất cứ ai vào Mỹ bất hợp pháp. Ông cũng sẽ bắt buộc những bản án tối thiểu năm năm đối với những người trước đây từng bị tuyên phạm trọng tội, nhiều khinh tội, hay hai lần trước đây bị trục xuất.

Ông cũng hứa sẽ áp đặt những giới hạn nhiệm kỳ đối với những thành viên của Quốc hội, ban hành một lệnh đình chỉ tuyển dụng nhân viên liên bang, giảm thiểu những quy định của liên bang và cấm những quan chức Tòa Bạch Ốc và Quốc hội trở thành những người vận động hành lang sau khi li nhiệm.

Ông Trump cũng tuyên bố sẽ hủy bỏ những khoản đóng góp của Mỹ cho chương trình biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, thay vào đó đầu tư những ngân khoản này vào cơ sở hạ tầng nước và môi trường của quốc gia.

Những trợ lý trong ban vận động tranh cử của ông mô tả bài diễn văn này là “những lập luận cuối cùng” nhằm thuyết phục cử tri. Một số nhà phân tích nhận định đây là một nỗ lực nhằm chuyển hướng sự chú ý trở lại những vấn đề ưu tiên của ông và tránh xa những tranh cãi đã đeo bám ông trong những tuần gần đây.

Gần đây ông Trump cũng nói rằng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng sau bị gian lận, và rằng ông có thể không chấp nhận kết quả nếu ông thua cuộc. Ông vẫn chưa cung cấp bằng chứng củng cố tuyên bố của mình rằng cuộc bầu cử sẽ bị gian lận.

Hiện tình nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 08.11.2016

Hiện tình nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 08.11.2016

Thạch Đạt Lang

10-11-2016

Cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ ngày 08.11.2016 đã có kết quả chính thức, ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của siêu cường số 1 trên thế giới.

Đây là cuộc bầu cử lạ lùng, nếu không muốn nói là đáng ghét nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lần đầu tiên một tỉ phú chỉ biết kinh doanh địa ốc, không phe đảng, không biết gì về chính trị, không có kinh nghiệm ngoại giao, kiến thức, hiểu biết về quốc phòng, ăn nói bổ bả, vong mạng, bất cần đời…, tự ứng cử và đắc cử. Đối đầu với ông Trump là bà Hillary, cựu bộ trưởng ngoại giao, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm trên chính trường, am hiểu tình hình thế giới nhưng đồng thời có quá nhiều tai tiếng về sự trung thực trong khi làm việc.

Việc đắc cử tổng thống của ông Donald Trump gây ngạc nhiên lẫn thất vọng cho khá nhiều người vì những cuộc thăm dò dư luận cho đến sát ngày bầu cử cho thấy khả năng ông Trump thành tổng thống thứ 45 của Mỹ thấp hơn bà Hillary rất nhiều. Tuy nhiên điều mà ít người nghĩ đến là số lượng người da trắng đi bầu ở những tiểu bang quyết định thắng bại như Florida, Ohio, Pennsylvania… lên đến 70%, đa số bầu cho ông Trump. Đây là những người thuộc giai cấp lao động bị bỏ quên nhiều năm, nay họ thật sự muốn có một sự thay đổi toàn diện trong thể chế chính trị của Mỹ.

Kết quả cuộc bầu cử, do đó đã gây nên nhiều chia rẽ nặng nề, không riêng gì trong nước Mỹ mà còn trên khắp thế giới. Dietmar Bartsch, một chính tri gia Đức nói với đài nt-v Đức là ngày 08.11.2016 l2 một ngày đen tối cho nước Mỹ.

Ngay từ khi cuộc đếm phiếu chưa chấm dứt, chỉ mới có kết quả sơ khởi – cho thấy ông Donald Trump dẫn trước với số phiếu cử tri đoàn là 260/215 so với bà Hillary Clinton – trung tâm điện toán của sở di trú Canada đã bị crash, không còn hoạt động được vì số lượng người Mỹ vào website coi cách thức di dân qua Canada tăng lên đến độ chóng mặt, khiến cho máy chủ bị quá tải, ngưng chạy.

Đồng thời sở di trú của Tân Tây Lan (New Zealand) loan tin số lượng người truy cập website của họ tăng lên 25 lần so với hàng ngày trước đây. Một số các nghê sĩ, ca sĩ, tài tử ci-nê nổi tiếng của Mỹ như Cher, Barbara Streisand, Amy Schumer, Chelsea Handler, Bryan Cranston,… đã lên tiếng cho biết sẽ di dân đến Úc, Canada, New Zealand…

Chính những lời nói báng bổ, nhục mạ phụ nữ, các sắc dân khác của ông Trump đã gây nên làn sóng chống đối mạnh mẽ sau khi có kết quả bầu cử. Nhiều cuộc xuống đường chống Donald Trump xẩy ra khắp nơi trên nước Mỹ từ các tiểu bang miền Đông qua miền Tây, New York, Chicago, Washington,…qua Seattle, Los Angeles… với hàng ngàn người tham dự. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán trên thế giới giảm sút đáng kể dù sau đó có hồi phục lại phần nào. Ngay cả đảng viên đảng Cộng Hòa cũng kéo đến tòa Bạch Ốc biểu tình phản đối sự đắc cử của ông Trump.

Hiện tại chưa thể biết được nội các của ông Trump sẽ có những ai. Tuy nhiên những chính sách, kế hoạch của Trump có thể sẽ dễ dàng thông qua khi Thượng-Hạ viện Mỹ đều nằm trong tay đảng Cộng hòa, trừ trường hợp những chính sách, kế hoạch này gặp phải chống đối ngay từ trong nội bộ đảng.

Những điều tuyên bố của ông Trump trong khi tranh cử như xây bức tường dài 3.200km dọc biên giới Mỹ-Mexico, tạo 25.000.000 việc làm trong nội địa cho người Mỹ, giảm thuế doanh nhiệp, đầu tư, rút quân đội Mỹ khỏi liên minh NATO nếu các nước Âu châu không trả chi phí, trục xuất 6 trong số 11 triệu người di dân bất hợp pháp, hủy bỏ luật sinh ra trên nước Mỹ đương nhiên là công dân Mỹ… chưa biết có thực hiện được hay không hoặc sẽ thực hiện bằng cách nào?

Tổng thống Mỹ là người có nhiều quyền lực thật sự nhưng không phải là tuyệt đối. Tất cả các kế hoạch, chính sách về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, y tế… đều phải được nghiên cứu, bàn thảo, biểu quyết từ hạ viện tới thượng viện chứ không đơn giản điều gì Donald Trump muốn, cũng được xúc tiến thi hành. Sẽ có nhiều thay đổi khi ông Donald Trump tiếp nhận chức vụ vào ngày thứ sáu 20 tháng 1 năm 2017. Tất cả các chính sách, từ kinh tế đến an ninh, quốc phòng, y tế, ngoại giao…chắc chắn sẽ có những thay đổi nếu Trump quyết định thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử, nhưng thay đổi ra sao, như thế nào thì còn phải chờ. Trong phạm vi quyền hạn của mình Trump sẽ không làm được gì nhiều.

Do đó không nên quá lo lắng về sự đắc cử của ông Trump. Nước Mỹ có thể sẽ bị rối loạn, chao đảo về nhiều mặt trong một thời gian sau khi Donald Trump lên nắm quyền, nhưng người viết tin rằng, với thể chế dân chủ, tự do tồn tại đã hơn 240 năm, khả năng tự điều chỉnh của xã hội sẽ lấy lại được thăng bằng cho nước Mỹ.

Cho dù những lời nói đầy kỳ thị chủng tộc, giới tính… góp phần không ít cho sự đắc cử vào địa vị tối cao về quyền lực của Donald Trump nhưng rồi tất cả cũng sẽ qua đi. Khi bắt tay vào làm việc, bản thân Trump sẽ nhận ra rằng những tuyên bố văng mạng do thiếu hiểu biết chính trị, thiếu kinh nghiệm ngoại giao của mình sẽ chỉ có hại hơn là có lợi nếu thật sự Trump muốn lãnh đạo đất nước và làm cho Mỹ trở lại vĩ đại như trước.

Hơn thế nữa, tổng thống Mỹ cũng chỉ là một người thực thi các chính sách, kế hoạch do bộ tham mưu, cách think tank nghĩ ra. Cá nhân ông Trump sẽ không làm được gì nhiều nếu cứ bám chặt vào những điều tuyên bố khi tranh cử.

Kinh tế Hoa Kỳ sau bầu cử

Kinh tế Hoa Kỳ sau bầu cử

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2016-11-09
Màn hình hiển thị kết quả bầu cử Mỹ, ảnh minh họa chụp tại Hy Lạp hôm 9/11/2016.

Màn hình hiển thị kết quả bầu cử Mỹ, ảnh minh họa chụp tại Hy Lạp hôm 9/11/2016.

AFP

Hôm Thứ Ba, hơn 130 triệu người Mỹ đã đi bầu trong một cuộc tổng tuyển cử sóng gió nhất của lịch sử cận đại. Cuộc tranh cử Hoa Kỳ khiến toàn thế giới quan tâm theo dõi vì siêu cường này vẫn có ảnh hưởng toàn cầu và lý tưởng dân chủ có giá trị phổ biến. Nhưng, sau cuộc bầu cử, đâu là những bài toán kinh tế của nước Mỹ?

Cần chuẩn bị cho năm mười năm tới

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Ba mùng tám, cử tri Hoa Kỳ có tổng tuyển cử để bầu ra những người sẽ lãnh đạo nước Mỹ, gồm có Tổng thống, Phó Tổng thống, toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện, 34 trong số 100 Nghị sĩ Thượng viện cùng 12 Thống đốc Tiểu bang và nhiều chức vụ dân cử khác tại các địa phương. Cuộc tranh cử Tổng thống năm nay cuốn hút sự chú ý của dư luận khắp nơi vì không khí rất lạ kỳ, thậm chí kỳ cục, với ngôn từ có vẻ nhuốm mùi mị dân. Nhưng việc bầu cử không chỉ có hai người đứng đầu Hành pháp Liên bang mà còn có nhiều đại biểu khác và Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho là sau cả năm tranh cử, cấp lãnh đạo mới của nước Mỹ sẽ phải giải quyết những bài toán kinh tế nào?

Trong cuộc tranh cử, ít ai nói tới những yêu cầu của năm mười năm tới, nhưng nếu không có kế hoạch giải quyết ngay từ bây giờ thì nước Mỹ cũng có thể đi vào chu kỳ suy thoái đã thấy tại Nhật Bản.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, tôi xin nêu vài nhận xét về phong thái tranh cử khá đặc biệt của Hoa Kỳ để người ta khỏi hiểu lầm về nền dân chủ Mỹ.

Ngay thời lập quốc hơn 200 năm trước, tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đã có nét sỗ sàng tới mức thô tục giữa ban vận động của các ứng cử viên, là điều ít thấy ở nhiều nước dân chủ khác. Nhưng chẳng vì vậy mà họ lại coi nhau là kẻ thù phải tiêu diệt và sau bầu cử thì họ vẫn nói đến việc dung hòa quan điểm và hợp tác chứ không bỏ tù hay thủ tiêu đối lập. Thứ hai, trong nền dân chủ Mỹ, ai cũng có quyền nêu ra loại đòi hỏi ưu tiên mà người khác có khi gọi là phụ thuộc hay chẳng đáng kể. Cái quyền công khai xác định tầm quan trọng ưu tiên  đó, như nên bảo vệ kỷ cương xã hội hay phải bảo vệ quyền tự do văn hóa, cũng phản ảnh tinh thần dân chủ mà xứ khác lại cho là thái quá. Thứ ba, nhiều khi việc tranh cử tại Mỹ có nhuốm mùi mị dân, nói cho lịch sự là “đại chúng”, lần này cũng vậy. Tuy nhiên, ta nên thấy rằng đấy là trào lưu đang phổ biến tại các xứ Âu-Mỹ khi quần chúng thất vọng với giải pháp cổ điển của các chính đảng truyền thống nên ưa thích loại chương trình táo bạo mà người khác cho là mị dân. Then chốt nhất, nhiều chế độ độc tài như phát xít hay cộng sản đã xuất phát từ phong trào mị dân, tại Hoa Kỳ thì điều ấy rất khó xảy ra chính là vì dân chúng có quyền chọn ưu tiên khác và các lãnh tụ mị dân sẽ sớm trôi vào lãng quên. Bây giờ thì ta có thể trở lại trọng tâm của đề tài.

Nguyên Lam: Thưa vâng, trọng tâm của đề tài là những bài toán kinh tế đang chờ đợi giới lãnh đạo mới. Thưa ông, cụ thể thì đâu là những ưu tiên mà họ cần giải quyết?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta có nhiều cách xác định ưu tiên, bản thân tôi thì thấy ra ba loại vấn đề lớn mà Tổng thống thứ 45 và Quốc hội Khóa 115 sẽ tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm tới phải sớm cùng giải quyết. Dư luận quá chú ý đến cuộc bầu cử Tổng thống chứ việc bầu ra Quốc hội mới cũng rất quan trọng để góp phần giải quyết ba bài toán này trong mấy năm tới. Thứ nhất là sự chuyển dịch dân số gây ra nạn lão hóa, với tỷ lệ người già cao hơn nên đòi hỏi nhiều dịch vụ hơn xưa. Thứ hai là hồ sơ di dân. Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ nhất các nước hậu công nghiệp là nhờ di dân, mà cũng vì vậy nên gặp nhiều bài toán kinh tế xã hội phải giải quyết. Thứ ba, và gần như là hậu quả của hai vấn đề trên, chính là nạn thiếu hụt công quỹ và phải vay mượn. Ba loại thách đố ấy sẽ đòi hỏi sự tỉnh táo để giải quyết, chứ không dễ hứa hẹn như khi đi tranh cử.

000_HX1WE.jpg
Tổng thống đắc cử Donald Trump ăn mừng chiến thắng rạng sáng ngày 9/11/2016 tại New York. AFP

Nguyên Lam: Chúng ta nghe nói đến nạn lão hóa dân số tại Nhật Bản, Âu Châu và thậm chí Trung Quốc, thưa ông, Hoa Kỳ cũng gặp hiện tượng đó hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mọi quốc gia đã phát triển đều tiến tới tình trạng đó khi người ta lập gia đình trễ hơn và có ít con hơn, vài chục năm sau thì lực lượng lao động vì thu hẹp trong khi giới cao niên lại đông hơn và sống thọ hơn nên tự nhiên trở thành loại trung tâm phí tổn mà lớp người trẻ đang ở vào tuổi lao động phải chu cấp qua ngả này hay ngả khác. Cụ thể thì tại Hoa Kỳ, thành phần cao niên trên 65 tuổi đã càng ngày càng đông, từ 12,5% dân số vào năm 1990 thì sẽ chiếm 16% trong vài năm nữa, để tới năm 2030 sẽ là 20% dân số. Khối dân này đòi hỏi nhiều khoản chi của ngân sách liên bang nên có thể giới hạn các ưu tiên kia. Người ta thấy rằng đà tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ có giảm sút một phần cũng vì hiện tượng dân số đó, khi thế hệ sinh đẻ vào thời Hậu chiến, từ 1946 tới 1964 sẽ dần dần về hưu mà vẫn cần các dịch vụ xã hội hay y tế cho tuổi già. Trong cuộc tranh cử, ít ai nói tới những yêu cầu của năm mười năm tới, nhưng nếu không có kế hoạch giải quyết ngay từ bây giờ thì nước Mỹ cũng có thể đi vào chu kỳ suy thoái đã thấy tại Nhật Bản.

Phúc lợi sẽ ít hơn và đóng thuế sẽ nhiều hơn?

Nguyên Lam: Ông vừa nói Hoa Kỳ có dân số trẻ nhất trong các nước hậu công nghiệp chính là nhờ tiếp nhận di dân. Bây giờ, thưa ông vì sao di dân lại là loại vấn đề ưu tiên của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là khi tiếp nhận di dân, đa số từ các nước nghèo hơn với tỷ lệ sinh sản cao hơn người bản địa, thì Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn và vài chục năm nữa lại còn trẻ hơn dân số Trung Quốc nên sẽ có năng suất còn cao hơn. Tuy nhiên, việc hấp thụ di dân đòi hỏi thời gian và tốn kém, nếu không khéo giải quyết thì dễ gây mâu thuẫn chính trị giữa di dân và người bản địa như chúng ta đã thấy trong cuộc tranh cử năm nay.

Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta nên nhìn như thế nào thì có thể hiểu ra bài toán kinh tế, xã hội và chính trị của vấn đề di dân vì đấy đã là một đề tài tranh luận khá gay gắt tại Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là giữa khối dân bản địa và thành phần di dân cần có một tỷ lệ tương xứng để di dân học hỏi và chấp nhận các giá trị văn hóa tinh thần đã làm nên bản sắc quốc gia. Với lãnh thổ rộng lớn và đất đai phì nhiêu, Hoa Kỳ thừa sức có dân số cao gấp ba, nhưng đấy là về dài. Trong trung hạn thì vẫn cần thời gian hội nhập lớp người mới định cư. Tính đến vài năm trước thì thành phần sinh đẻ ngoài nước Mỹ, là di dân, lên tới 42 triệu, là 13% dân số toàn quốc, tỷ lệ cao nhất từ trăm năm nay nên khó nói là người Mỹ kỳ thị di dân.

Vấn đề là trong số này cỡ 11 triệu là nhập cư bất hợp pháp nên khó xử trí theo cả hai mặt tình lý. Sau khi định cư thì di dân và con cái phải học ngôn ngữ và tập quán Mỹ và được giáo dục đào tạo để làm nên sự giàu mạnh cho Hoa Kỳ và trong giai đoạn ấy thế hệ nào cũng có những va chạm để thích ứng. Nếu nhận vào quá đông và quá nhiều người thiếu tay nghề thì giai đoạn thích ứng sẽ kéo dài, tốn kém và mâu thuẫn giữa lớp người trước và người sau thường xảy ra. Nhiều xứ khác đặt nặng tiêu chuẩn tay nghề hay kiến năng của di dân, Hoa Kỳ lại có từ tâm thiện ý và thiên về tiêu chuẩn đoàn tụ gia đình nên càng dễ gặp loại mâu thuẫn đó. Chưa nói tới mối nguy khủng bố, nhiều nước Âu Châu cũng gặp bài toán này và vì lẽ đó khủng hoảng đã xảy ra trong nội bộ Liên hiệp Âu châu.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu vậy thì hiện tượng lão hóa dân số và bài toán di dân lại kết tụ vào nhau và ảnh hưởng đến tương lai của nước Mỹ. Trong khi đó, phải chăng là các ứng cử viên cứ tranh luận về quá khứ mà chưa nói rõ là họ sẽ làm gì cho tương lai?

Kết luận ở đây là sau khi tranh cử với đầy hứa hẹn, thực tế kinh tế sẽ bắt Hành pháp và Lập pháp hợp tác với nhau để nói thật rằng nhiều người sẽ phải hy sinh, được phúc lợi ít hơn và đóng thuế nhiều hơn.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong mọi cuộc tranh cử thì mục đích yêu cầu chỉ là thắng cử, mọi kế hoạch hành động như thuế khóa, anh sinh, trợ cấp hay an ninh quốc phòng, v.v… đều chỉ là phác họa mà thôi. Sau khi đắc cử thì người ta mới thấy ra nhiều vấn đề thật và sẽ phải cùng hợp tác để giải quyết. Nếu không, họ sẽ thất cử vào kỳ tới!

Khi đó, giới lãnh đạo mới thấy là mọi chương trình đều lệ thuộc vào một điều kiện là kinh tế phải tăng trưởng để quốc gia có phương tiện giải quyết. Nhưng làm sao tăng trưởng và phát triển khi Hoa Kỳ đang mắc nợ quá nhiều? Sản lượng kinh tế của nước Mỹ hiện ở mức 18 ngàn tỷ đô la một năm mà gánh nợ thì lên tới gần 20 ngàn tỷ, chưa kể khoảng ba ngàn tỷ của chính quyền tiểu bang hay các địa phương. Chương trình của chúng ta nhiều lần nói tới núi nợ quá lớn và sẽ sụp đổ của Trung Quốc mà không thể quên gánh nợ của nước Mỹ đã lên tới khoảng 125% của Tổng sản lượng chứ không ít. Đấy không là chuyện nợ nần trong nội tình Hoa Kỳ mà là nợ các thế hệ về sau, thí dụ như về qũy An sinh Xã hội do lớp trẻ đóng góp để trả cho người già yếu. Chưa nói đến việc thanh toán các khoản nợ đang tích lũy thì hàng năm ngân sách quốc gia Hoa Kỳ vẫn phải trả tiền lời, ít ra là 250 tỷ trong năm nay và thật ra còn nhiều hơn vậy, lên tới 400 tỷ nếu kể thêm nhiều khối nợ ngoại ngạch. Với đà này thì chưa đầy chục năm nữa, khoản tiền lời đó có thể lên tới 800 tỷ đô la một năm.

Trong khi ấy, vì kinh tế tăng trưởng chậm, thu hoạch về thuế khóa sút giảm so với yêu cầu công chi và hiện có khoảng 43 triệu người thuộc diện nghèo khốn, 56 triệu người ghi danh trong quỹ Bảo trợ Y tế Medicare, gần 43 triệu cần phiếu trợ cấp thực phẩm, v.v… Đấy là các bài toán đang chờ đợi thành phần vừa mới đắc cử. Khi tranh cử thì ai cũng có thể hứa hẹn sẽ tăng trợ cấp hay không giảm phúc lợi, nhưng thực tế của kế toán quốc gia, cụ thể là nạn bội chi ngân sách đã lên tới hơn ngàn tỷ lại không cho áp dụng chính sách hào phóng đó. Nếu cứ tiếp tục thì mỗi năm số công trái, là nợ nần của công quyền, sẽ thêm hai ngàn tỷ.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu tính nhẩm thì ngoài khoản nợ hiện nay là hơn 20 ngàn tỷ, cộng thêm tiền lời và số bội chi cỡ hai ngàn tỷ một năm, v.v… như ông vừa trình bày, trong vòng năm năm nữa thôi, số công trái của nước Mỹ có thể lên tới 30 ngàn tỷ đô la. Chưa nói đến vốn chứ khoản tiền lời hàng năm ngân sách quốc gia cần thanh toán có thể lên tới mức nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Với đà hứa hẹn tăng chi trong cuộc tranh cử vừa qua thì kinh tế Mỹ có thể bị lạm phát và lãi suất tăng nên tiền lời cũng tăng và có thể ngốn hết từ 15 đến 16% số thu ngân sách chứ không ít. Tình trạng đó không thể kéo dài nên sớm muộn gì giới lãnh đạo cũng phải giải quyết. Khi ấy, họ rơi vào vòng luẩn quẩn: in tiền ra trả nợ thì gây lạm phát, nếu tăng thuế thì kinh tế bị suy trầm, thất nghiệp tăng và nguồn thu thuế khóa giảm nên càng mắc nợ. Hiện nay, các mục chi nặng nhất của ngân sách liên bang Hoa Kỳ là tiền lời, quốc phòng và dịch vụ y tế xã hội, đấy là chưa kể tới quỹ An sinh Xã hội phải thanh toán cho người về hưu ngày càng đông sau một đời lao động. Vì hai yêu cầu về quốc phòng và tiền lời đi vay đều khó giảm nên các khoản chi xã hội sẽ bị ảnh hưởng, tức là bị cắt. Kết luận ở đây là sau khi tranh cử với đầy hứa hẹn, thực tế kinh tế sẽ bắt Hành pháp và Lập pháp hợp tác với nhau để nói thật rằng nhiều người sẽ phải hy sinh, được phúc lợi ít hơn và đóng thuế nhiều hơn. Giải pháp duy nhất khả thể là tìm đà tăng trưởng cao hơn cho nền kinh tế. Lúc đó, nhiều người có thể tự hỏi là vì sao lại ra tranh cử Tổng thống để ôm lấy bài toán khó khăn này!

Nguyên Lam: Trong khi đó, dân chúng theo dõi việc giải quyết bài toán đó để quyết định về lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử tới! Nguyên Lam và Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông về bài phỏng vấn này.

Crux cả quyết ông Donald Trump thắng được là nhờ lá phiếu của Kitô hữu Mỹ

Crux cả quyết ông Donald Trump thắng được là nhờ lá phiếu của Kitô hữu Mỹ

Đặng Tự Do

11/9/2016

Hầu hết các cuộc thăm dò trong năm 2016, trong từng thời kỳ, đã sai. Và các cuộc thăm dò dự đoán rằng Hillary Clinton sẽ ẵm trọn số phiếu người Công Giáo chỉ là một giấc mơ viễn vong hơn là thực tại. Thực tế là dù bị vây đánh hội đồng bởi hầu hết các phương tiện truyền thông tại Mỹ, ông Donald Trump đã chiến thắng oanh liệt.

Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử, chỉ có các cuộc thăm dò do IBD-TIPP tiến hành luôn luôn chỉ ra rằng Trump sẽ chiếm được ưu thế trong số những cử tri người Công Giáo, như tờ Crux ghi nhận tuần trước. Hầu như tất cả những người khác đều cho rằng Clinton sẽ chiến thắng một cách áp đảo.

Cả hai ứng cử viên đều có những vấn đề. Nhưng vụ tai tiếng email của bà Clinton làm tê liệt chiến dịch tranh cử của bà ta trong nhiều tháng, và sau đó một lần nữa vào cuối tháng Mười, với cuộc điều tra của FBI, không nghi ngờ gì đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng của Trump. Các lo lắng về một nền kinh tế trì trệ, xung khắc chủng tộc, sự gia tăng chi phí và các vấn đề với Obamacare hiển nhiên cũng góp phần trong sự thất bại của bà Hilary Clinton.

Nhưng vượt khỏi tầm nhìn của hầu hết các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, mối quan tâm tôn giáo cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của Trump. Cho dù cử tri tôn giáo thực sự ủng hộ Trump hay đơn giản là chỉ muốn ngăn chặn Clinton, chiến thắng của Trump là một thông điệp chính trị rõ ràng cho thấy người ta không thể xem thường những người có đức tin.

Cuộc chiến giằng dai trong nhiều năm qua giữa Obama và các cơ sở tôn giáo, các giám mục Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác qua các chính sách như bắt buộc các cơ sở tôn giáo mua bảo hiểm tránh thai, trong đó bao gồm cả các phương pháp triệt sản và phá thai, tiên báo một cách tiêu biểu cho thái độ thù địch của bà Clinton với các khía cạnh đức tin của người Công Giáo và Tin Lành.

Những chính sách công cộng của bà Clinton được nêu tỏ tường trong chiến dịch tranh cử cũng tỏ ra mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề như phá thai, án tử hình và hôn nhân.

Tai hại nhất là vụ rò rỉ các emails từ giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton là John Podesta, trong đó cho thấy những âm mưu thâm độc trong việc hình thành ra ít là hai tổ chức Công Giáo trá hình (Catholic United và Catholics in Alliance for the Common Good) nhằm tạo ra các mầm mống nổi loạn trong lòng Giáo Hội Công Giáo.

Trước vụ rò rỉ các emails này, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố phản đối. Nhưng người ta ghi nhận một sự phản ứng còn dữ dội hơn trong lá thư của các mục sư người Mỹ gốc Phi gởi cho Hilary có tựa đề “Một Thư ngỏ đến Hillary Clinton Về Tự Do Tôn Giáo cho người Mỹ da đen” vào tháng 10 vừa qua. Các mục sư này bày tỏ lo ngại rằng Hilary dám giở những thủ đoạn như thế với Giáo Hội Công Giáo thì liệu bà ta có tha cho Tin Lành không?

Những lo ngại này của những cử tri có niềm tin tôn giáo cũng được khoét sâu hơn vì lời bình luận của bà Clinton năm ngoái cho rằng “quan điểm tôn giáo” về các vấn đề như phá thai phải thay đổi.

Trong thực tế, quan điểm cấp tiến về nạo phá thai của bà Clinton không chỉ mâu thuẫn với người Mỹ có đạo nhưng với ít nhất là 8 phần 10 tổng thể người Mỹ, là những người ủng hộ việc hạn chế phá thai sau gần một thập kỷ thăm dò của cơ quan Marist thuộc phong trào Knights of Columbus.

Tương tự như vậy, hai phần ba người Mỹ, đặc biệt là những người có tín ngưỡng, tỏ ra không chia sẻ nỗi thái độ hỗ trợ của bà Clinton cho việc bãi bỏ Tu chính án Hyde.

Kết quả bầu cử này không nghi ngờ gì phản ánh cảm giác lo lắng về kinh tế, và những lo ngại càng ngày càng lớn dần về tư cách của bà Clinton theo sau các vụ rò rỉ emails bởi Wikileaks, FBI và Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, sự thù địch của bà Clinton với niềm tin tôn giáo, và những gì nhiều người Mỹ thấy như thái độ càng ngày càng cực đoan của bà ta về các vấn đề như phá thai với viễn ảnh là bổ nhiệm các chánh án Tối Cao Pháp Viện cực đoan, là những yếu tố đã góp phần vào việc dành chiến thắng của ông Trump.

Phe Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Quốc hội

Phe Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Quốc hội

 VOA

Bà Hillary Clinton.

Bà Hillary Clinton.

Một vài tuần trước, khi bà Hillary Clinton còn đạt tỉ lệ ủng hộ cao trong cuộc đua tổng thống, phe Dân chủ đã tin rằng họ sẽ giành được quyền kiểm soát Thượng viện. Thậm chí có vẻ như có một cơ hội mong manh là họ có thể giành chiến thắng cả ở Hạ viện.

Nhưng khi có kết quả bầu cử vào cuối ngày thứ Ba và sáng sớm thứ Tư, mọi việc trở nên rõ ràng rằng bà Clinton không những sắp sửa thua một cách bất ngờ mà phe Cộng hòa sẽ vẫn nắm thế đa số ở cả hai viện của Quốc hội.

Trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba, các ứng cử viên tranh 34 trong số 100 ghế tại Thượng viện và tất cả 435 ghế tại Hạ viện. Với hai cuộc đua vẫn còn chưa ngã ngũ, phe Cộng hòa sẽ kiểm soát 51 ghế ở Thượng viện và phe Dân chủ nắm giữ 47 ghế.

Thế đa số của phe Cộng hòa có thể lên tới 53 ghế vào thời điểm Quốc hội mới nghị họp vào tháng 1.

Thế đa số của phe Cộng hòa tại Hạ viện có thể sẽ suy giảm chút ít, nhưng ít hơn so với dự đoán của những cuộc thăm dò ý kiến.

Giành được thế đa số mang lại những lợi thế đáng kể, bởi vì đảng nắm quyền kiểm soát sẽ cử người làm chủ tịch những ủy ban, ấn định nghị trình lập pháp và tiến hành các cuộc điều tra.

Sự kiểm soát chặt chẽ của phe Cộng hòa đối với lưỡng viện Quốc hội dẫn tới bế tắc về nhiều vấn đề khi họ chống đối những chính sách của Tổng thống Barack Obama

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Thượng viện mới năm 2017 có thể là cứu xét ứng viên để trám vào một ghế trống của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã đề cử ông Merrick Garland thay thế Chánh án Antonin Scalia, người qua đời vào tháng 2. Tuy nhiên phe Cộng hòa đã từ chối mở những phiên điều trần hoặc biểu quyết về đề cử này, nói rằng vì ông Obama còn ít hơn một năm tại nhiệm nên tổng thống kế tiếp mới là người nên chọn người thay thế ông Scalia.

Bầu cử Mỹ 2016: 5 lý do Donald Trump thắng cử

Bầu cử Mỹ 2016: 5 lý do Donald Trump thắng cử

Donald Trump đã lật ngược tất cả các dự đoán ngay từ đầu chiến dịch tranh cử cách đây hơn một năm.

Trump thắng cử Reuters

Rất ít người ngờ được ông Trump sẽ đứng ra tranh cử, ông đã tranh cử. Họ nghĩ ông không thể giành thêm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến, ông đã giành được thêm điểm. Họ nói ông không thắng được các cuộc bầu cử thứ cấp, ông đã thắng. Họ nói ông không thể được bầu làm ứng viên của đảng Cộng hòa, ông đã được bầu.

Cuối cùng, họ nói ông không có cách nào để cạnh tranh, chứ đừng nói là chiến thắng cuộc tổng tuyển cử này.

Và giờ đây ông đã là tổng thống đắc cử Trump.

Dưới đây là 5 lý do khiến ông làm được điều nhiều người không ngờ được và không thể hiểu được.

Làn sóng da trắng ủng hộ Trump

Làn sóng ủng hộ TrumpGetty Images
Làn sóng ủng hộ Trump

Từng thành trì được đánh đổ. Từng bang một, Trump đã giành được chiến thắng ở Ohio, Florida và North Carolina.

Điều đó làm bà Clinton bị quây trong “bức tường xanh” và bức tường này cuối cùng cũng bị đổ.

Nơi bám trụ cuối cùng của đảng Dân chủ dựa vào sức mạnh của Clinton ở các bang Tây bắc nước Mỹ. Đây là các bang đã hàng thế kỷ nay vốn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, một phần dựa vào sự ủng hộ của các cử tri da đen và giai cấp lao động da trắng.

Những người thuộc giai cấp lao động da trắng, nhất là những người không có bằng đại học, cả phụ nữ và đàn ông, đã đồng loạt bỏ rơi đảng Dân chủ. Những cử tri vùng nông thôn đi bỏ phiếu rất đông. Và những người Mỹ cảm thấy họ bị chính phủ bỏ rơi và bị tụt hậu so với giới tinh hoa ở các vùng bờ biển cũng đã lên tiếng.

Dù đảng Dân chủ giữ được những bang như Virginia và Colorado, Wisconsin đã đổ – và theo đó là hy vọng làm tổng thống của bà Clinton.

Sau cùng, bà Clinton đã thắng vòng bầu cử phổ thông nhờ có sự ủng hộ mạnh mẽ ở các bang như California và New York, và đã thua ở mức sát nút hơn dự đoán ở các bang đỏ vốn ủng hộ đảng Cộng hòa như Utah.

Làn sóng Trump đã tràn vào tất cả các bang nó cần tới. Và tràn mạnh.

Một Donald không hạ được

Một Donald không hạ đượcght Getty Images
 Một Donald không hạ được

Ông Trump đã bôi nhọ cựu chiến binh có nhiều thành tích John McCain.

Ông đã gây chiến với hãng tin Fox News và biên tập viên được yêu mến, Megyn Kelly.

Ông đã gây tranh cãi mạnh khi ông được phỏng vấn về lần ông đã chế nhạo một cựu hoa hậu gốc Latin khi cô tăng cân.

Ông đã đưa ra lời xin lỗi nửa vời khi đoạn băng video quay ông khoác lác về những lần đề nghị tình dục với phụ nữ bị tiết lộ.

Ông ngắc ngứ trong ba vòng tranh luận tranh cử tổng thống với các màn trình diễn ít có sự chuẩn bị.

Tất cả những điều đó không quan trọng. Dù ông bị mất điểm trong các cuộc thăm dò sau mấy sự cố trên, sự ủng hộ của ông như là lò xo – cuối cùng đã bật lại.

Có lẽ những vụ tai tiếng của Trump diễn ra nhiều quá và nhanh quá nên đối thủ chưa kịp trở tay. Có lẽ tính cách và sức lôi cuốn của ông Trump là quá mạnh, nên các vụ xì căng đan đã chóng qua. Vì lý do gì đi nữa, không gì hạ được ông.

Người ngoài cuộc

Người ngoài cuộcI
 AP
 Người ngoài cuộc

Ông Trump tranh cử chống lại đảng Dân chủ. Ông còn chống lại quyền lực ngay trong đảng của mình.

Ông đã thắng tất cả.

Ông Trump lên ngôi nhờ đã hạ gục nhiều đối thủ thứ cấp của đảng Cộng hòa . Một số người, kể cả Marco Rubio, Ted Cruz, Chris Christie và Ben Carson, cuối cùng cũng phải chùn. Một số người cố chống chọi với Trump, như Jeb Bush và Thống đốc bang Ohio John Kasich, bây giờ chỉ là người ngoài đảng nhìn vào.

Còn những người còn lại trong đảng, từ người phát ngôn của Thượng Nghị Viện Paul Ryan trở xuống thì sao? Ông Trump không cần đến sự giúp đỡ của họ – và có thể ông đã thắng vì ông đã không ngần ngại phản đối họ.

Thái độ không cần ai hết của ông Trump đã thể hiện sự độc lập và vị trí người ngoài cuộc của ông tại thời điểm mà nhiều người dân Mỹ bất mãn với Washington (dù họ không đủ bất mãn để đến mức không bầu lại các hạ nghị sĩ đang giữ ghế).

Các chính trị gia đã cảm nhận được tinh thần này của dân chúng – chẳng hạn đại biểu Bernie Sanders của đảng Dân chủ, cũng như ông Cruz. Tuy nhiên, không ai đã nắm bắt được tinh thần này bằng Trump, và ông đã vào được nhà Nhà Trắng nhờ điều đó.

Nhân tố Comey

Nhân tố ComeyImage copyright Reuters
Nhân tố Comey

Các cuộc thăm dò rõ ràng là đã sai khi dự đoán thành phần và lựa chọn của các vùng bầu cử, nhất là ở các bang miền Trung Tây Mỹ. Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, sự thật là các kết quả thăm dò cho thấy hai đối thủ sát nút và Trump có thể có đường thắng cử.

Con đường này không hề rõ cách đây hai tuần, khi mà giám đốc FBI James Comey đưa ra lá thư thông báo cơ quan này sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton.

Đúng là thời điểm đó, các kết quả thăm dò cho thấy khoảng cách đang thu hẹp, nhưng ông Trump được nhiều điểm nhất trong mấy tuần từ khi ông Comey đưa ra lá thư đầu tiên thông báo mở lại cuộc điều tra, cho đến khi ông có lá thư thứ hai nói FBI sẽ ngừng điều tra bà Clinton.

Dường như trong thời gian này, ông Trump đã củng cố đại bản doanh của mình thành công, đưa những người có quan điểm bảo thủ lâu năm về phe mình và làm tan vỡ hy vọng đưa ra thông điệp cuối chiến dịch ấn tượng với các cử tri Mỹ của bà Clinton.

Tất nhiên, các động thái của ông Comey sẽ không bao giờ là yếu tố quan trọng nếu bà Clinton luôn nghiêm chỉnh gửi tất cả các email công việc của mình qua các máy chủ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Điều này sẽ còn làm bà phải suy ngẫm lâu.

Tin vào bản năng

Tin vào bản năngImage copyright AP
 Tin vào bản năng

Cuộc tranh cử của ông Trump là không truyền thống nhất từ trước tới nay, nhưng cuối cùng ông lại thạo hơn tất cả các chuyên gia.

Ông chi nhiều tiền để mua mũ hơn là để thuê những người dự đoán phiếu bầu. Ông đến vận động ở các bang như Wisconsin và Michigan nơi mọi người nói ông không có khả năng thắng.

Ông tổ chức các cuộc gặp mặt cử tri lớn thay vì tập trung gõ cửa từng nhà và vận động dân đi bầu.

Ông có cuộc đại hội chính trị quốc gia bất đồng và có lúc hỗn loạn, và một bài phát biểu nhận chức ứng viên đen tối nhất trong các bài phát biểu cùng loại trong lịch sử chính trị đương thời Mỹ.

Ông chi tiêu ít hơn rất nhiều so với chiến dịch tranh cử của bà Clinton, cũng như ở vòng bầu cử đảng Cộng hòa thứ cấp. Ông lật ngược các tôn chỉ làm thế nào để thắng cử tổng thống.

Tất cả các quyết định này của ông Trump – và nhiều quyết định nữa – bị chế nhạo trong giới “hiểu biết”.

Tuy nhiên, cuối cùng thì các quyết định của ông Trump đã mang lại kết quả. Ông Trump và những người thân cận nhất của ông – con cái ông và một số ít cố vấn – sẽ là người cười sau. Và họ sẽ làm điều đó từ Nhà Trắng.

Bầu cử Mỹ: Hillary hay Trump sẽ là người thắng?

Bầu cử Mỹ: Hillary hay Trump sẽ là người thắng?

BBC

Anthony Zurcher

Phóng viên chuyên về Bắc Mỹ

8-11-2016

Ảnh: AFP

Trong hôm trước kỳ bầu cử tổng thống, bà Hillary Clinton có vẻ như đã nới rộng được khoảng cách giữa bà và ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc.

Điều này không gây quá nhiều ngạc nhiên, khi mà nhìn thoáng kết quả các cuộc thăm dò được thực hiện trong sáu tháng qua, dễ nhận thấy mỗi khi ông Trump vượt lên đối thủ phe Dân chủ thì xu hướng đó sẽ lại nhanh chóng đảo chiều.

Người dân Mỹ có lẽ chưa quen được với viễn cảnh ông Trump lên làm tổng thống, và luôn có những lực lượng đối trọng lại mỗi khi điều này tỏ ra có khả năng trở thành hiện thực.

Điều gì sẽ xảy ra với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?

Bầu cử Mỹ và xung đột Biển Đông

Nếu quả thực vậy, thì đây có lẽ sẽ là thời điểm thích hợp để bà Clinton dễ dàng giành chiến thắng.

Tất nhiên, không cuộc thăm dò nào tính đến chuyện cử tri phản ứng ra sao về việc Cục Điều tra Liên bang (FBI) tuyên bố bà Clinton không phạm tội hình sự trong vụ sử dụng email mới được nêu ra.

Dưới đây là những dự đoán mới nhất do một số tờ báo Mỹ đưa ra:

New York Times Upshot: Bà Clinton có 84% cơ hội chiến thắng

FiveThirtyEight: Bà Clinton có 65% cơ hội

HuffPost: Bà Clinton có 98% cơ hội

Tất nhiên, bầu cử Mỹ không phải là kỳ bỏ phiếu với chiến thắng được tính theo tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc. Đây là cuộc đua từ bang này qua bang khác nhằm giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri. Vòng thăm dò dư luận mới nhất tại các bang chiến địa cho thấy vẫn còn có những bang có thể giúp ông Trump giành ghế tổng thống.

Để thắng, ứng viên Cộng hòa sẽ hoặc phải thắng ở những bang này, hoặc bất ngờ thắng ở những nơi như Pennsylvania, Michigan hay Virginia, nơi các cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton đang dẫn trước.

Khả năng đó tuy xa vời nhưng vẫn có thể xảy ra, và nó có thể được hỗ trợ bởi kết quả thăm dò có thể đã tính rằng lượng cử tri da trắng đi bỏ phiếu là thấp, hoặc tính lượng ủng hộ viên của bà Clinton, gồm người da màu và giới trẻ, nhiều hơn thực tế tại các khu vực bầu cử then chốt.

Tuy nhiên, để khả năng này trở thành hiện thực, ông Trump sẽ phải tỏ ra hoàn hảo, hoặc việc thăm dò dư luận đã không được thực hiện tại những tiểu bang có nhiều khác biệt so với nhau, là các bang có lượng đại cử tri đóng vai trò quyết định trong kết quả thành-bại.

Chẳng hạn như một lỗi ở cuộc thăm do dư luận tại New Hampshire sẽ không có nghĩa là kết quả thăm dò dư luận tại Florida nhiều khả năng cũng sai. Tính toán sai tại Michigan sẽ không mấy ảnh hưởng tới kết quả tại Colorado.

Ông Trump cũng có thể tính tới việc lượng cử tri gốc Mỹ La-tin vốn đông đảo trong việc bỏ phiếu sớm sẽ không đi bỏ phiếu trước khi phòng phiếu đóng cửa vào tối thứ Ba.

Trước ngày bầu cử, nhóm của bà Clinton có những lý do để có thể lạc quan một cách thận trọng. Còn nếu ông Trump chiến thắng, tại thời điểm này đó có thể coi là bất ngờ khiêm tốn (nhưng không phải là chưa từng xảy ra).

Bao nhiêu dân Mỹ đi bỏ phiếu?

Bao nhiêu dân Mỹ đi bỏ phiếu?

Nguoi-viet.com

Người Việt

Hà Tường Cát/Người Việt

HOA KỲ – Câu trả lời là: Không nhiều. Theo nghiên cứu của PewResearch Center thì tỉ lệ đi bầu ở Mỹ đứng hàng thứ 31 trong số 35 nước thuộc OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) – Tổ chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển, với thành viên hầu hết là những nước dân chủ có trình độ phát triển cao nhất thế giới.

Trên bình diện khoa học chính trị, so sánh này có những phức tạp căn cứ trên những yếu tố khác nhau trong quy định về cử tri và cách tính toán. Bình thường đây là tỉ lệ đầu phiếu trong số cử tri hợp lệ được quyền bầu cử, nghĩa là công dân trên 18 tuổi không bị cấm cản vì các giới hạn pháp lý gì khác.

Kỳ tổng tuyển cử năm 2012 có 129.1 triệu cử tri đi bầu, 53.6% của 241 triệu cử tri hợp lệ trong dân số 314 triệu. Dân số Mỹ năm 2016 ước lượng khoảng 324 triệu.

Nên biết rằng các chế độ độc tài và những quốc gia chậm tiến thường phóng đại tỉ lệ cử tri đi bầu lên tới gần 100% hoàn toàn vô căn cứ.

Tỉ lệ bầu cử cao nhất trong 35 nước OECD là Bỉ 87.2%, Thổ Nhĩ Kỳ 84.3%, Thụy Điển 82.6% và thấp nhất là Thụy Sĩ dưới 40%.

Bỉ và Thụy Sĩ ở trong số 6 nước OECD (và 25 nước trên thế giới) có luật cưỡng bách đi bầu, Mặc dầu luật này không được thực thi chặt chẽ lắm nhưng có tác động quan trọng đến tỉ lệ cử tri đi bầu.

Chile, một nước OECD, bỏ luật cưỡng bách bầu cử từ năm 2012, áp dụng quy định tự nguyện bầu cử. Đến kỳ bầu cử tổng thống sau đó chỉ có 42% cử tri ghi danh so với 87% năm 2010, nhưng tỉ lệ đi bầu lên tới 67%.

Tình trạng Chile đưa đến một vấn đề phức tạp khác: Sự phân biệt cử tri hợp lệ với cử tri có ghi danh bầu cử khi đo lường mức độ đi bầu. Nhiều nước, như Thụy Điển và Đức, coi cử tri có quyền bầu cử là tự động được phép đi bầu.

Tại Mỹ, trên nguyên tắc việc ghi danh bầu cử là trách nhiệm của từng cá nhân và nếu chưa từng khi nào ghi danh ở những kỳ bầu cử trước thì không có tên trong danh sách được đi bầu (sau này một số tiểu bang dành dễ dàng cho cử tri chưa ghi danh bằng những quy định khác nhau và chính thể lệ này gây nên tranh cãi).

Theo Văn phòng Kiểm tra Dân số Mỹ (US Census Bureau), năm 2012 chỉ có 65% người đủ tuổi (và 71% công dân đủ tuổi) xin ghi danh bầu cử, so với 91% ở Canada, 96% ở Thụy Điển và 99% ở Nhật.

Do đó nếu tính toán căn cứ trên tiêu chuẩn cử tri có quyền bầu cử thì tỉ lệ cử tri đi bầu ở Mỹ thấp hơn nhiều quốc gia khác, đúng hàng thứ 31 trong 35 nước như đã nói rên. Còn nếu căn cứ trên số cử tri ghi danh thì tỉ lệ khá hơn, lên tới hạng 7 trong OECD, năm 2012 có 84.3% ghi danh đi bầu.

Vậy ngày 8 tháng 11 năm 2016 sắp tới, tỉ lệ đi bầu sẽ như thế nào? Khó dự đoán chính xác vì có những tác động trái ngược. Một mặt nhiều người mất tin tưởng vào tình hình chính trị Mỹ, chán nản với cuộc tranh cử thiếu văn minh, quá tiêu cực và cả hai ứng cử viên đều không được lòng dân chúng, do đó có thể nhiều cử tri sẽ không đi bầu. Nhưng mặt khác, sự đối đầu gay go giữa hai đối thủ Donald Trump và Hillary Clinton lại có thể là yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy những cử tri tuyệt đối ủng hộ gà của mình phải đi bầu. Lập luận về cuộc bầu cử năm nay tất nhiên có cái đúng nhưng cũng có nhiều điều sai do ảnh hưởng của tuyên truyền xuyên tạc và cường điệu từ hai phe bênh chống.

Tất nhiên phải nhìn nhận là ít khi có một ứng cử viên nổi bật gây được hứng khởi và niềm hy vọng cho cử tri như trường hợp Barack Obama. Bầu cử 2016 không thể có hào hứng bằng bầu cử 2008, và có lẽ tỉ lệ đi bầu sẽ không lên tới 57% như năm ấy. Nhưng có thể tin rằng sẽ không quá thấp và cuộc bầu cử không diễn ra tẻ nhạt theo một cách phán đoán bi quan.

Tỉ lệ cử tri đi bầu tại Mỹ ở gần như ở mức cố định, biến đổi không quá 9% giữa các kỳ bầu cử từ 1980 đến nay. Tỉ lệ đó là 53% năm 1982 khi Ronald Reagan thắng cử. 51% năm 1996 và 49% khi Bill Clinton thắng cử và tái đắc cử, 51% năm 2000 khi George W. Bush thắng Al Gore tuy thua phiếu phổ thông cử tri toàn quốc.

Vận động cử tri đi bầu đông để đem thắng lợi cho ứng cử viên của đảng mình là mục tiêu chính của hai ban tranh cử Dân Chủ – Cộng Hòa trong mấy ngày cuối cùng trước bầu cử. (HC)

Vài lời cuối với LHQ trước lúc mãn nhiệm tổng thống của ông Obama:

Vài lời cuối với LHQ trước lúc mãn nhiệm tổng thống của ông Obama:

Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng.

Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ – trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.

“Today, a nation ringed by walls would only imprison itself.”
TIME.COM

Mỹ cảnh giác nguy cơ tấn công khủng bố Ngày Bầu cử

Mỹ cảnh giác nguy cơ tấn công khủng bố Ngày Bầu cử

05.11.2016

Mạng lưới al Qaeda vẫn dai dẳng hoạt động hơn 15 năm nay sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Mạng lưới al Qaeda vẫn dai dẳng hoạt động hơn 15 năm nay sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Các giới chức liên bang Mỹ cảnh báo nhà chức trách thành phố New York, bang Texas, và bang Virginia về các mối đe dọa tấn công của nhóm chủ chiến al Qaeda xung quanh Ngày bầu cử, khiến lực lượng hành pháp cảnh giác cao độ trước sự kiện ngày 8/11 tới đây.

Một nguồn tin từ chính phủ tại Washington cho Reuters biết một số cơ quan liên bang đã gửi thông báo lưu ý tới các giới chức địa phương và giới chức tiểu bang, đồng thời cho biết rằng mối đe dọa hiện nay ở mức tương đối thấp.

Sở Cảnh sát thành phố New York và giới hữu trách New York, New Jersey đang đề cao cảnh giác và tiếp tục các cuộc tuần tra cao độ.

Dù sự chú ý của Mỹ đang dồn vào các cuộc tấn công lấy cảm hứng từ Nhà nước Hồi giáo, nhưng mạng lưới al Qaeda vẫn dai dẳng hoạt động hơn 15 năm nay sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ.

Thống đốc của bang Texas và bang Virgina cho hay đang theo dõi sát tình hình.

Nhà chức trách đang đánh giá xem thật sự có âm mưu tấn công quanh Ngày bầu cử hay không và liệu ba nơi được nêu tên có thật sự là mục tiêu hay chỉ là chiêu đánh lạc hướng.

FBI chưa xác nhận thông tin hay bình luận gì về các chi tiết này. Giới chức của Bộ An ninh Nội địa cũng chưa phản hồi yêu cầu bình luận.

Đài CBS News là kênh đầu tiên loan tin về đe dọa tấn công quanh Ngày bầu cử. Nguồn tin này nói rằng có thể xảy ra vào thứ hai, một ngày trước Ngày bầu cử.

Trong khi giới hữu trách tiểu bang và liên bang đang tăng cường an ninh mạng trước những mối đe dọa tin tặc phá hoại hệ thống bầu cử, những ban ngành khác đang thực hiện thêm các bước đề phòng xảy ra tình trạng bạo động hoặc bất ổn dân sự.

Cuộc biểu tình lớn vừa nổ ra ngày 26/10 tại thủ đô Caracas

BBC Vietnamese
Cuộc biểu tình lớn vừa nổ ra ngày 26/10 tại thủ đô Caracas của Venezuela và một số thành phố khác. Phe đối lập kêu gọi người dân tham gia biểu tình trên toàn quốc để gây áp lực lên nhà cầm quyền. Chính phủ Nicolas Maduro bị cho là nguyên nhân gây nên tình trạng kinh tế yếu kém và bế tắc chính trị hiện giờ. Ông Maduro lên lãnh đạo đất nước từ năm 2013 sau khi người tiền nhiệm của ông, Hugo Chavez, qua đời vì bệnh ung thư. Giá dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Venezuela, sụt giảm đã ảnh hưởng vô cùng tồi tệ đến nền kinh tế trong nước. Những người phản đối ông Maduro cũng đòi thêm quyền dân chủ và lên án chính phủ cánh tả mà họ gọi là độc tài.