LHQ kêu gọi mọi người lên tiếng vì nhân quyền

LHQ kêu gọi mọi người lên tiếng vì nhân quyền

VOA

Người dân tập trung tại công viên Tự do để kỷ niệm Ngày Nhân quyền tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10 Tháng 12 2016.

Người dân tập trung tại công viên Tự do để kỷ niệm Ngày Nhân quyền tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10 Tháng 12 2016.

Các quốc gia trên thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền hôm nay, 10/12.

Liên hiệp quốc kêu gọi tất cả mọi người phải đứng lên bảo vệ quyền phổ quát giữa lúc các nhân quyền căn bản vẫn chưa được tôn trọng tại nhiều nơi trên thế giới.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Ban Ki-moon phát biểu: “Phát huy quyền con người là lợi ích của tất cả mọi người. Tôn trọng quyền con người thăng tiến hạnh phúc cho mỗi cá nhân, ổn định cho mọi xã hội, và sự hài hòa cho thế giới liên kết của chúng ta”.

Người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên hiệp quốc Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Đã đến lúc mỗi chúng ta phải đứng lên vì nhân quyền. Không một việc làm nào là không đáng kể, cho dù bạn đang ở đâu, bạn đều có thể tạo nên sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng cho quyền con người nhiều hơn.”

Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu đặc biệt kêu gọi Trung Quốc phóng thích các tù nhân chính trị, trong đó có Khôi nguyên Nobel Hòa bình và nhà hoạt động dân chủ Lưu Hiểu Ba, người bị tù đày từ năm 2008 đến nay. Mỹ và EU nêu lên tình trạng nhân quyền tuột dốc của Trung Quốc, nơi hàng trăm luật sư và nhà hoạt động đã bị giam cầm trong năm qua.

“Tôi vẫn hết sức quan ngại về tình trạng tiếp tục giam cầm các luật sư tại Trung Quốc,” đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, Max Baucus nói trong một thông cáo. “Cách Trung Quốc đối xử với các luật sư này và những nhà hoạt động khiến người ta nghi vấn cam kết của Bắc Kinh về nhà nước pháp quyền.”

Thông cáo của EU viết rằng: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức phóng thích bất kỳ cá nhân nào đã bị giam giữ vì tìm cách thực hành, bảo vệ, hay cổ súy cho quyền của chính họ và của những người khác.”

Liên minh Bảo vệ Tự do (ADF), một tổ chức cổ súy các giá trị thân Cơ đốc giáo, kêu gọi bảo vệ những người bị bức hại ở Trung Đông, đặc biệt là các Kitô hữu.

Ngày Quốc tế Nhân quyền đánh dấu ngày 10 tháng 12 năm 1948 khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, một văn kiện quan trọng phác thảo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế căn bản.

Tổng thống Nam Hàn bị Quốc Hội bỏ phiếu bãi nhiệm

Tổng thống Nam Hàn bị Quốc Hội bỏ phiếu bãi nhiệm

Nguoi-viet.com

Tổng Thống Park Geun-hye (giữa) của Nam Hàn phát biểu tại cuộc họp khẩn cấp nội các, sau khi bà bị Quốc Hội bãi nhiệm. Người ngồi bên phải bà là Thủ Tướng Hwang Kyo-ahn, sẽ là tổng thống lâm thời thay thế bà. (Hình: Baek Sung-ryul/Yonhap via AP)

SEOUL, Nam Hàn (AP) – Quốc Hội Nam Hàn hôm Thứ Sáu bỏ phiếu bãi nhiệm bà Park Geun-hye, một kết cục đen tối và xảy ra nhanh chóng cho sự nghiệp chính trị của nữ tổng thống đầu tiên của Nam Hàn, sau khi có hàng triệu người dân kéo ra đường giận dữ phản đối đòi bà phải từ chức.

Sau cuộc bỏ phiếu, các giới chức quốc hội giao tận tay các văn kiện chính thức cho dinh tổng thống để thông báo bà Park Geun-hye bị mất quyền lãnh đạo và cho phép nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính phủ là Thủ Tướng Hwang Kyo-ahn được tạm thời nhận trách nhiệm điều hành đất nước cho tới khi Tòa Hiến Pháp Nam Hàn có phán quyết liệu bà Park có phải rời khỏi chức vụ hay không.

Tòa này có sáu tháng để đưa ra quyết định.

Bà Park cho hay trong cuộc họp nội các sau khi có cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội rằng bà “rất có lỗi với dân chúng vì đất nước phải trải qua cuộc khủng hoảng vì sự bất cẩn của tôi, trong lúc có nhiều khó khăn về an ninh và kinh tế cho đất nước.”

Có khoảng 10,000 người tụ tập trước Quốc Hội Nam Hàn để đòi hỏi thông qua quyết định giải nhiệm bà Park.

Có một số người ngủ qua đêm ngay tại đây sau khi từ các thành phố trong nước đến.

Việc chuyển giao quyền lực cũng khiến thủ tướng Nam Hàn ra lệnh cho quân đội phải đặt trong tình trạng báo động cao nhất để có thể kịp thời đối phó với các hành động khiêu khích của Bắc Hàn.

Chủ tịch Quốc Hội, ông Chung Sye-kyun, cho hay quyết định giải nhiệm được thông qua với 234 phiếu thuận và 56 phiếu chống, hơn con số 2/3 tại Quốc Hội gồm 300 ghế này.

Kết quả thăm dò dư luận trước ngày bỏ phiếu cho thấy chỉ có 4% ủng hộ bà Park, con số thấp nhất của một nhân vật lãnh đạo từ khi Nam Hàn thật sự có dân chủ từ cuối thập niên 1980 tới nay.

Quốc Hội Nam Hàn trước đây từng bỏ phiếu bãi nhiệm cố Tổng Thống Roh Moo-hyun vào năm 2004. Tuy nhiên, tòa án sau đó ra phán quyết nói rằng những lỗi lầm của ông Roh không đủ nặng để giải nhiệm ông. (V.Giang)

SỰ XOAY CHIỀU CỦA NƯỚC CUBA.

Hoang Le Thanh's photo.
Hoang Le Thanh's photo.
Hoang Le Thanh's photo.
+8

Facebook: Hoang Le Thanh added 12 new photos.

Tại sao các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc !?.

SỰ XOAY CHIỀU CỦA NƯỚC CUBA.
Cu Ba đã tỉnh ngộ – Cả nước vui mừng.

Nụ cười, những giọt nước mắt, tiếng hò reo, băng rôn, khẩu hiệu … là cách mà người dân Cuba chào đón bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ – Cuba sau hơn nửa thế kỉ.

Ngày 17/12/2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau 53 năm. Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Cuba, gần như cùng lúc với phát biểu của Tổng thống Obama tại Washington, Mỹ.

Động thái được đánh giá là bước đột phá trong quan hệ Mỹ – Cuba đã đạt được sau hàng loạt các cuộc đàm phán bí mật cấp cao giữa 2 nước, với sự thúc đẩy của Canada, Tòa thánh Vatican và đặc biệt là Giáo hoàng Francis.

Sự kiện này đã được LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi.
Tổng thống Obama ca ngợi đây là “một chương mới” trong quan hệ 2 nước, chấm dứt chính sách cứng nhắc, lạc hậu và chẳng có tác dụng gì, nhằm cô lập Cuba.

Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng hoan nghênh động thái này và cho rằng, đây chính là điều mà Cuba đã chờ đợi rất lâu.

Thật vậy, không khí vui vẻ, rộn ràng chào đón sự kiện lịch sử này ngập tràn khắp mọi ngõ ngách ở Cuba, mà điển hình là tại thủ đô Havana.

Một số hình ảnh tại thủ đô Havana, Cuba, trong ngày đánh dấu bước ngoặt lịch sử về quan hệ ngoại giao Mỹ – Cuba:

Một tấm biển lớn đặt tại thủ đô Havana, Cuba, chào mừng sự kiện Mỹ và Cuba chính thức bình thường hóa quan hệ sau hơn 1 nửa thế kỉ. Không khí rộn ràng, vui vẻ cũng ngập tràn khắp mọi nơi tại thành phố này.

Người dân Cuba, từ những người làm nội trợ, các công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc của mình, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp. Ảnh: Các em học sinh tạm dừng giờ học, chăm chú theo dõi bài phát biểu của ông Castro.

Người dân Cuba, từ các gia đình, công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp.

Dưới đây là một số hình ảnh diển tả nỗi vui mừng của người dân Cu Ba.

Một cô bé hét lên sung sướng sau tuyên bố của ông Castro.

Trong khi đó, các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc.

Tháp chuông tại Đại học San Geronimo ở trung tâm lịch sử của thủ đô Cuba cũng được đánh lên để chào mừng sự kiện này.

Người dân Havana đổ ra đường, hòa vào không khí vui chung của dân tộc.

Một nhóm học sinh diễu hành trên phố, ăn mừng sự kiện lịch sử của dân tộc.

Một nhóm sinh viên tham gia cuộc diễu hành của người dân thành phố, hô vang khẩu hiệu “”Chủ tịch Fidel và Raul muôn năm, hãy để họ sống mãi”.

Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ nhóm 5 công dân Cuba mới được Mỹ phóng thích.

Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ 3 chiến sĩ tình báo Cuba mới được Mỹ phóng thích, cũng như 2 công dân Mỹ được Cuba trả tự do.

Họ giơ cao những poster in hình 5 công dân Cuba mới được Mỹ phóng thích.

Những poster in hình công dân 2 nước được phóng thích cũng xuất hiện khắp các con phố.

Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster chúc mừng nhóm 5 công dân Mỹ.

Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster việc trao trả tù binh giữa 2 nước.

Việc Mỹ và Cuba thống nhất bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước có khả năng mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế – xã hội với Cuba, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân ở quốc đảo này.

MẤT CHỨC VÌ….ÔNG FIDEL!

MẤT CHỨC VÌ….ÔNG FIDEL!

FB Lê Nguyễn Hương Trà

2-12-2016

Fidel Castro. Ảnh: internet

Ngày 26.11, lãnh tụ cách mạng của Cuba ông Fidel Castro qua đời. Tối ngày 27, sau khi đi… nhậu về, anh Phùng Hiệu – Quyền đại diện báo Nhà báo & Công luận (Cơ quan TW Hội nhà báo Việt Nam), đã viết trên FB cá nhân vầy nha:

Xin thắp cho ông Fidel Castro một nén nhang, chúc cho dân tộc của ông bước sang một trang sử mới. Sau gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu với những chiếc xe Lada cũ kỹ thời Xô Viết và những chiếc tivi màn hình đen trắng.

Mấy hôm nay báo chí và nguời dân nuớc tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc thuơng ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may nguời em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối tăm. Hy vọng sau khi ông mất nguời dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con nguời.”

Ngày 29.11, tòa soạn đã bảo Phùng Hiệu xóa stt và cho hay, BTG Trung Ương đang làm căng. Đến sáng 1.12, trong buổi giao ban báo chí với Bộ 4T, Phùng Hiệu bị đưa ra giữa cuộc họp, và cho rằng đã có lời lẽ phỉ báng, châm biếm, thiếu nhạy cảm chính trị và sai về lập trường quan điểm với lãnh tụ Fidel trên facebook. Chủ tịch Hội Nhà Báo và Thứ trưởng Bộ 4T đã yêu cầu cơ quan chủ quản của Phùng Hiệu xử lý nghiêm về mọi mặt.

Hôm nay 2.12, Phùng Hiệu đã nhận được quyết định cắt… cu (Quyền) Đại diện báo Nhà Báo & Công Luận ở Tp.HCM, đồng thời đình chỉ công tác và mất …chiến sĩ thi đua. Như vậy, sau nhà báo Đỗ Hùng – Thanh Niên, thì đây là trường hợp tiếp theo của giới báo chí được Ban Tuyên Giáo cho là phỉ báng và châm biếm các lãnh tụ Cộng Sản trên mạng xã hội!

Anh Phùng Hiệu cho biết: “Năm nay tam tai mà, nhưng tôi chỉ nói đúng sự thật thôi. Với lại 10 năm làm báo là quá đủ rồi. Báo tôi bán đâu ai mua, làm thằng đại diên phía Nam phải chạy vạy làm ra tiền nuôi cả chục anh em, rồi phải chạy chỉ tiêu cả tỉ bạc hàng năm cho cơ quan. Mỗi lần đi xin quảng cáo các doanh nghiệp tôi thấy quá xá nhục. Thôi, sẵn dịp này bỏ nghề luôn!”.

P/s: Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã đặt ra một số tiêu chí cho nhà báo và CB-CNV về việc xài facebook, thậm chí có tòa soạn còn cấm cả phóng viên… like/comment các stt bàn về những vấn đề chính trị – xã hội.

_____

FB Đinh Ngọc Thu

Viết tên anh em nhà Castro lên 2 con lợn, họa sĩ Cuba lãnh án tù

1-12-2016

Họa sĩ graffiti người Cuba, anh Danilo Maldonado là người đã vẽ chữ Fidel và Raul lên 2 con lợn để chuẩn bị cho cuộc triển lãm tác phẩm “Trại Súc Vật” của George Orwell hồi năm ngoái. Anh đã phải trả giá bằng 10 tháng tù ở.

Mới đây, anh Danilo Maldonado lại bị bắt lần nữa sau khi đăng lên Facebook những hình ảnh về cái chết của Fidel Castro, cũng như cùng mọi người xuống đường reo hò khi nghe tin “lãnh tụ kính yêu” chết.

Hiện tại anh Maldonado vẫn còn ở trong tù, không rõ cái án sắp tới sẽ là bao nhiêu tháng.

Đây là Facebook của anh Danilo Maldonado. Những hình ảnh về cái chết của Fidel Castro đã không còn trên đó: https://www.facebook.com/danilo.maldonadomachado

Còn đây là Facebook của nhóm nghệ thuật graffiti, có ảnh 2 con lợn có tên Fidel và Raul: https://www.facebook.com/Graffitis-Cuba-651451214895280

h1

h1

h1

h1Anh Danilo Maldonado, họa sĩ graffitis người Cuba, hiện đang ở trong tù vì vui mừng trước cái chết của Fidel Castro. Ảnh: internet

Cái chết của Fidel Castro thúc đẩy tiến trình cải cách

Cái chết của Fidel Castro thúc đẩy tiến trình cải cách

Ánh Hiền chuyển ngữ

Dịch giả gửi tới Dân Luận

Thông báo về Chủ tịch Hội đồng Nhà nước – Fidel Castro- qua đời không phải là sản phẩm của sự mơ tưởng, mà là sự thật. Đồng chí, nhà cách mạng Cuba qua đời vào ngày 25. Cái mà đồng chí ấy để lại (di sản) có lẽ sẽ trở thành chuyện được bàn cãi sau này. Nhưng, trớ trêu thay, cái chết của đồng chí phần lớn lại mang tính tượng trưng. Có lẽ đất nước Cuba đã sẵn sàng chào đón khoảng khắc này từ nhiều năm trước. Và sau khi Castrol bị bệnh đe dọa đến tính mạng từ 10 năm trước, em trai của ông Raul Castro (85 tuổi) đã lên nắm thực quyền.

Điều đó nói lên rằng, tượng trưng rất là quan trọng. Khi kinh tế Venezuela – đồng minh thân cận nhất của Cuba – sụp đổ, ông Raul đã chủ trương đưa ra các chính sách cải cách một cách ôn hòa nền kinh tế đang mang mô hình của nước Xô Viết cũ. Và, cũng là người tiếp nhận cuộc viếng thăm của Tổng thống Obama vào đầu năm. Chỉ riêng ông Fidel là phản đối tất cả. Mặc dù đã về hưu, nhưng được coi là nhân vật cực kì bảo thù có vai trò như Tòa án phúc thẩm khi phản đối chính sách cải cảch trong nước. Ngay cả khi đang là bệnh nhân còn đang mặc áo nịt len mới không đứng vững trên mặt đất, Fidel Castro vẫn tồn tại như là nhân vật mang tính tượng trưng đối với tất cả người dân Hoa Kỳ phản đối việc cải thiện mối quan hệ Cuba. Vì thế, qua cái chết của Fidel, khả năng cao là việc cải cách của Cuba sẽ được tiến triển. Và có lẽ dó cũng là dịp để ông Raul tự do xúc tiến việc cải cách ở Cuba. Ngoài ra, còn làm giảm khả năng kháng cự về mặt tình cảm khi thúc đẩy mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Chân dung Fidel Castro được đặt trước một tòa nhà thành phố Havana – Ảnh Nikkei

Đối với quốc gia theo Chủ nghĩa cộng sản như Cuba, Tổng thống Donand Trump đang thực hiện chính sách một là hợp tác, hai là đối đầu. Tất cả các phát ngôn xoay quanh Cuba trong thời gian tranh cử của Donand Trump đều không mấy tốt đẹp. Donand Trump đã từng tuyên bố là sẽ kế tục và đưa ra những điều kiện tốt hơn về sự hòa hoãn những hạn chế qua lại bằng đường biển và việc khôi phục lại mối quan hệ mà Obama đã thực hiện, mặt khác lại phát ngôn rằng sẽ vô hiệu hóa các chính sách của ông Obama. Chính sách của Obama được đưa ra dưới dạng nghị định của Tổng tổng, nên chỉ cần một cú chấp bút của Tổng thống là dễ dàng đưa nó về trạng thái ban đầu. Hơn nữa, bây giờ quyết định hủy toàn bộ chứ không phải là hòa hoãn một phần lệnh cấm vận Cuba lại đang được giao phó cho nghị viện.

Ông Trump không thể hiện rõ sẽ chọn con đường nào, và hầu như ông ta không tỏ ra là đang mang ân huệ các nghị sẽ gốc Cuba như Thượng nghị sĩ Marco Rubio – ứng cử viên đối lập trong cuộc bầu cử đảng Cộng hòa. Nhưng có khả năng ông Trump sẽ theo đuổi chính sách nhượng bộ chẳng hạn như ưu tiên tiếp cận thị trường Cuba cho các sản phẩm Hoa Kỳ, hay giải phóng các tù nhân chính trị cho chính quyền Cuba để biểu lộ mình là người lãnh đạo mạnh mẽ.

Không có lí do gì Cuba phải vội vàng cải tiến mối quan hệ với Hoa Kỳ hơn một bậc. Trong bối cảnh chưa biết tình hình sắp tới thế nào, việc tự phòng vệ là phản ứng thông thường của Cuba. Cũng có thể sẽ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. Trong khi đang tổ chức lễ truy điệu cấp quốc gia trong vòng một tuần, chính phủ đã bắt đầu vận động hàng triệu dân chúng kí tên để thề sẽ trung thành với chủ nghĩa xã hội của Cuba, với tư tưởng của ông Fidel. Hơn nữa, về bản chất bộ máy quan liêu của các nước chủ nghĩa xã hội lại ghét sự thay đổi. Dù cho ông Raul về hưu vào năm 2018 theo như cam kết, thì con ruột của ông và các con rể của ông sẽ tiếp tục duy trì quyền lực.

Nếu ông Trump tin vào “chủ nghĩa Hoa Kỳ là trên hết” thì sẽ thúc đẩy mối quan hệ

Thế nhưng, sau khi mất đi sự hỗ trợ tài chính từ Venezuela, Cuba giờ đã suy yếu. Nếu ông Trump tin thật sự vào “chủ nghĩa Hoa Kỳ là trên hết”, có thể ông ấy sẽ lựa chọn việc tiến triển chứ không phải là một bước lùi trong mối quan hệ với Cuba. Việc để cho các công ty Mỹ dịch chuyển đầu tư sang Cuba cạnh tranh tại vùng biển Caribbean với Nga, Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Đối mặt với một lập trường cứng rắn về nạn buôn bán ma túy, Cuba đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến cho lực lượng vũ trang cách mạng Colombia theo chủ nghĩa Mác chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn, tất nhiên, là trở thành đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố sau đó. Không nhất thiết phải đảm bảo rằng việc duy trì mối quan hệ hòa hảo sẽ dẫn đến một kết quả tốt đẹp là sự kết thúc sự thống trị theo công thức Fidel, nhưng khả năng cao sẽ hạ cánh nhẹ nhàng.

Ngoài ra cũng có một sự lựa chọn khác là đóng cửa ra vào cái rầm. Nếu làm vậy, sẽ hạn chế bước tiến của Cuba, cải cách quan trọng chưa thấy được đẩy mạnh mà đã bị cản trở rồi. Trong cuộc cải cách này, cuộc sống của nhiều người dân Cuba sẽ được nâng cao, sự kiểm soát cuộc sống người dân đã được nới lỏng bởi chính phủ. Và biết đâu, ở thế giới bên kia, Fidel sẽ can thiệp vào tiến trình này và đưa nó về trạng thái ban đầu, rồi được cho là thắng lợi cuối cùng của đồng chí ấy.

Theo tạp chí The Financial Times, Nikkei, 28/11/206
Ánh Hiền chuyển ngữ từ tiếng Nhật

Fidel Castro để lại Cuba trong tình trạng khốn cùng

Fidel Castro để lại Cuba trong tình trạng khốn cùng

Thụy My

28-11-2016

Trẻ em chơi đùa trên đường phố luôn thiếu điện ban đêm. Ảnh: internet

(Le Figaro 28/11/2016) Một thời kỳ vô cùng bất định mở ra tại hòn đảo trên vịnh Caribê, sau khi nhà độc tài già nua qua đời.

« Chẳng có gì thực sự thay đổi tại Cuba một khi Fidel còn sống » – một nhà kinh tế phương Tây làm việc tại La Habana gần đây đã thổ lộ. Một thanh niên gia đình khá giả ở La Habana nói thêm: « Trước cách mạng, chúng tôi có các trang trại và nhà cửa, tất cả đều bị Fidel tịch biên. Nhiều người trong gia đình không thể chịu đựng nổi. Họ đã chết ». Những phát biểu như thế cách đây một thập niên là không thể hình dung nổi.

Fidel đã trút linh hồn, nhưng phần lớn di sản của ông đã mất đi từ khi nhường quyền lại cho người em trai năm 2006. Giáo dục vẫn là miễn phí cũng như y tế, nhưng để thực sự được thụ hưởng hệ thống y tế tuyệt vời của Cuba, nay phải biết tặng một regalito (món quà) cho các y bác sĩ. Tại các bệnh viện đa khoa, những áp-phích ghi rõ « Dù y tế là miễn phí, nhưng vẫn tốn kém ». Chế độ lương bổng bình đẳng và chủ nghĩa xã hội biến mất, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản theo kiểu Cuba, dù không nói ra.

Cuba đã thay đổi rất nhiều từ một thập niên qua. Raul Castro, một con người thực dụng, đã dần dà tiến hành nhiều biện pháp cải cách kinh tế từ khi lên cầm quyền, đặc biệt từ năm 2010, cho đến ngày 08/11/2016 vừa qua. Một dấu mốc thời điểm.

h1Fidel Castro vẫn là thần tượng. Ảnh: internet

Việc Donald Trump đắc cử hiện là một dấu hỏi rất lớn đối với dân Cuba. Tổng thống tân cử Mỹ sẽ tăng cường cấm vận Cuba? Hay khi thấy Fidel Castro đã chết, ông ta sẽ dỡ bỏ? Doanh nhân Donald Trump sẽ ưu tiên cho xu hướng chống chủ nghĩa Castro? Có lẽ chỉ có thần Orula chuyên tiên tri của đạo Santeria ở Cuba mới biết được.

Mới cách đây mấy tuần ở La Habana, tất cả các nhà quan sát đều đồng tình rằng Hoa Kỳ đã đi quá xa trong việc xích gần lại với Cuba, để có thể thối lui. Ở giai đoạn này, không ai có khả năng xác định được chính sách mới của Nhà Trắng về hòn đảo lớn nhất vịnh Caribê sẽ như thế nào. Dù vậy vẫn còn những điều căn bản, nhất là trong chính sách đối nội và kinh tế.

« Raul Castro có tầm nhìn rất rõ ràng về tương lai kinh tế của Cuba, nhưng không có bất kỳ kế hoạch nào cho tương lai chính trị của đảo quốc, hoặc là ông ấy giấu rất kỹ ». Một nhà kinh tế phương Tây nhận định như trên và nói thêm: « Không thể có mở cửa chính trị, bởi vì các lãnh đạo Cuba lo sợ sẽ phải ra trước một tòa án quốc tế. Và nếu xem xét kỹ Cuba, tôi không chắc rằng đó là đúng đắn. Tất cả không thể đổ cho chế độ, đó mới là vấn đề ».

Việc chuyển đổi ban đầu sẽ thông qua Raul Castro, 85 tuổi, và bởi ê-kíp lãnh đạo. Ngược với những lời đồn đãi, giới lãnh đạo Cuba không phải là những người già lão, ngoại trừ vài vị lão thành quân sự. Một thế hệ các bộ trưởng tuổi bốn mươi hay năm mươi đang điều hành công việc. Tuy vậy không có ai nổi tiếng trong dân chúng, hay có được tính chính danh nhờ từng tham gia cách mạng.

Ngoài các con của Raul là đại tá Alejandro Castro và người chị Mariela ngày càng tiến gần trung tâm quyền lực, còn phải kể đến quân đội vốn sở hữu nhiều công ty quốc doanh béo bở nhất, đặc biệt trong lãnh vực du lịch.

h1Raul liệu có thoát được chiếc bóng của người anh Fidel? Ảnh: internet

Sự cô đơn của Raul Castro

Hai anh em nhà Castro biết cách khôn khéo làm giảm nhẹ sự bất bình của quần chúng. Những năm gần đây, lãnh tụ tối cao đóng vai cha già dân tộc, đứng ngoài những đấu đá và không dính vào công việc hiện tại. Ngược với ông em, Fidel được dân chúng yêu mến. Raul Castro từ nay sẽ phải đơn độc trên tuyến đầu.

Trừ phi để mặc cho Cuba đi đến cái chết, Raul sẽ phải nghiêm túc chuẩn bị việc kế thừa, cho dù ông Miguel Diaz-Canel Bermudez, 56 tuổi, đã được chỉ định làm nhân vật số hai của chế độ từ năm 2013. « Diaz-Canel? Đó là một con rối. Raul sẽ tống khứ đi » – Pedro, cựu quan chức bộ Nội vụ khẳng định. Còn giới đối lập thì hoàn toàn vô tổ chức và không được dân chúng biết đến.

h1Đa số người dân Cuba sống trong cảnh nghèo khó, tạm bợ. Ảnh: internet

Tình hình kinh tế sau một thời gian ngắn khởi sắc, hiện vô cùng thảm hại. Nhiều chuyên gia ở Florida nghĩ rằng tổng sản phẩm nội địa Cuba sẽ giảm sút 1% trong năm 2016. Cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela, đối tác thương mại quan trọng nhất của Cuba và là nhà cung cấp dầu lửa với giá hầu như cho không, là nguyên nhân chủ yếu của sự sa sút này.

Đứng xa khỏi chủ nghĩa giáo điều của người anh, Raul Castro có thể cố gắng tăng tốc chuyển đổi sang tư bản… nếu Donald Trump không chống đối.

(Chú thích của người dịch: Hôm nay 28/11/2016 Donald Trump vừa đe dọa sẽ ngưng lại tiến trình bình thường hóa với Cuba nếu La Habana không chỉnh đốn về nhân quyền, hoặc không mở cửa kinh tế). 

Trung Quốc làm lễ tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa

 Trung Quốc làm lễ tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa

Lễ tưởng niệm tổ chức cuối tuần trước

PEOPLE’S DAILYI

Lễ tưởng niệm tổ chức cuối tuần trước

Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi hôm 25/11 vừa tới tham dự lễ tưởng niệm tử sỹ trận đánh tháng 1/1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa để chiếm Hoàng Sa mà nước này gọi là Tây Sa.

Nhân dân Nhật báo đăng video clip chiếu hình Tư lệnh Ngô mặc quân phục tới đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm 18 lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong trận hải chiến.

Lễ tưởng niệm hôm 25/11 cũng diễn ra với nhiều nghi thức trang nghiêm, theo báo Trung Quốc.

Đài tưởng niệm này đặt trên đảo Quang Hòa thuộc Hoàng Sa, mà sau trận đánh năm 1974 Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn.

Trong trận hải chiến tàn khốc, Việt Nam Cộng hòa mất 74 chiến sỹ.

Hiện ở Việt Nam bắt đầu có kêu gọi vinh danh các tử sỹ VNCH cùng những liệt sỹ khác đã “hy sinh vì Tổ quốc” tuy nhiên vẫn là hoạt động tự phát.

Hôm 17/1/2016 ở đảo Lý Sơn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chính quyền địa phương đã tổ chức lễ đặt viên đá khởi công Khu tưởng niệm Nghĩa sỹ Hoàng Sa, trong đó có các chiến sỹ VNCH.

‘Sư đoàn Tây Sa’

Sư đoàn Tây Sa

TA KUNG PAO

Binh lính Trung Quốc tuần tra ở Tây Sa (Hoàng Sa)

Các phương tiện tuyên truyền của Trung Quốc cho tới nay vẫn nói rằng trận hải chiến Tây Sa (Hoàng Sa) là nhằm đánh đuổi hải quân VNCH “chiếm đóng trái phép” đảo của Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo hôm 25/11 viết hải quân Trung Quốc đã “giành chiến thắng, đánh chìm một tàu và phá hỏng ba tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam”.

Nhân dịp này, các báo Trung Quốc đăng nhiều thông tin về ‘sư đoàn Tây Sa’, đã được hình thành từ tháng 6/2012 trên quần đảo này.

Sau một thời gian im ắng, sư đoàn này được nói đã hoạt động mạnh, trong bốn năm qua đã đánh đuổi hàng trăm “tàu bè nước ngoài vi phạm vùng biển chủ quyền của Trung Quốc”.

VĨNH BIỆT NHÀ ĐỘC TÀI FIDEL CASTRO

Image may contain: 3 people

Ảnh : chủ tịch nước Trần Đại Quang mới yết kiến Fidel Castro vài ngày thì nhà độc tài lăn ra chết ( 1926-2016)

Tran Manh Hao Follow

VĨNH BIỆT NHÀ ĐỘC TÀI FIDEL CASTRO

Thơ Trần Mạnh Hảo

( Đề dẫn : người vợ đầu tiên của Fidel Castro là bà Mirta Diaz Balart bỏ trốn sang Mỹ lưu vong vì không chịu được chế độ độc tài tàn bạo của chồng; ngày 19/12/1993, con gái Fidel Castro là cô Alina Fernandez Revuelta cũng trốn sang Mỹ định cư từ bỏ địa ngục trá hình thiên đường Cuba của cha mình. Vợ và con Fidel Castro luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình chống Fidel của dân Cuba lưu vong tại Mỹ)

Cả hòn đảo bị tù
Vợ con Ngài bỏ trốn
Dùng học thuyết đại ngu
Nhốt dân vào nguy khốn

Vĩnh biệt nhà độc tài
Nhân dân mừng khôn xiết
Chủ nghĩa của các Ngài
Cũng đã về cõi chết !

Sài Gòn 27-11-2016

T.M.H.

httpv://www.youtube.com/watch?v=KxgN91FrY5I

Hàng trăm người Cuba lưu vong ăn mừng trước cái chết của Fidel Castro ở Florida

CUBA CủA FIDEL

Manh Kim's photo.
Manh Kim's photo.
Manh Kim added 2 new photos.Follow

CUBA CủA FIDEL

Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này. Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới? Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel mới chết khi 90 tuổi).

Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore. Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên. Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người, hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi. Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi. Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế: kinh tế tập trung và thị trường tự do. Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.

Năm 1959, khi Fidel lên nắm quyền, GDP đầu người Cuba là khoảng 2.067 USD/năm, so với 3.239 USD của Puerto Rico. Đến 1999, 40 năm sau, GDP Cuba gần như giậm chân tại chỗ với 2.307 USD; trong khi đó Puerto Rico là 13.738 USD. Từ 1965 đến 1990, năm mà họ Lý rời ghế thủ tướng, GDP Singapore tăng 2.800%, từ 500 USD lên 14.500 USD. Trong khi đó, Cuba dưới sự cai trị độc tài của Fidel, kinh tế quốc gia suy tàn, doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ và tỷ lệ nghèo vọt lên 26%. Chuẩn sống trung bình người dân tệ hơn trước thời Liên Xô sụp đổ. Tính đến năm 2015, trong số 11,3 triệu người Cuba, chỉ 5 triệu (không đến 45% dân số) là tham gia lực lượng lao động. Với Singapore (5,4 triệu dân), lực lượng lao động chiếm hơn 3,4 triệu người!

Xét về các chính sách thị trường tự do, Singapore hạng nhất thế giới trong danh sách các quốc gia có chính sách ưu đãi doanh nghiệp do Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) xếp chọn. Tính đến năm 2015, Singapore đứng thứ hai liên tiếp trong 4 năm trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới bình chọn. Tổ chức Heritage xếp Singapore hạng nhì thế giới trong danh sách Chỉ số tự do kinh tế 2015 (Index of Economic Freedom-IEF). Trong khi đó, Cuba được xếp hạng 177 trong danh sách IEF và bị đánh giá là nước có nền kinh tế “ít tự do nhất trong 29 quốc gia khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribê”. Cuba thậm chí không được xếp hạng trong danh sách 189 nền kinh tế của World Bank Group.

Người dân Cuba, với cái bụng lép, trong nhiều thập niên, vẫn phải gượng sức hô to những khẩu hiệu sáo rỗng và lặp đi lặp lại như cái máy hát rằng “XHCN là ưu việt”, là “con đường tất yếu của thời đại”, là “xu thế của loài người văn minh”. Tuy nhiên, Fidel đã thiết kế một mô hình xã hội khác khá xa với văn minh loài người. Ở đất nước ông, người dân không phải đóng thuế bất động sản hoặc trả tiền lãi cho nhà mua góp nhưng người dân cũng không được phép xây ngôi nhà của chính mình (mãi đến năm 2010 họ mới được phép làm điều này!). Ở đất nước ông, học sinh được miễn phí đi học. Tuy nhiên, miễn phí giáo dục không đồng nghĩa với tự do trong giáo dục và tự do trong tư duy.

Mãi đến năm 2008, Raúl Castro mới đề cập một “chủ trương” “chưa từng có” trước đó: lần đầu tiên, việc mua máy tính, đầu máy DVD và lò viba là có thể được hợp pháp hóa! Đó cũng là năm mà người dân Cuba được phép sử dụng điện thoại di động… Cuộc cách mạng “chấn động địa cầu” của Fidel đã đóng một dấu ấn lịch sử chính trị thế giới và nó ít nhiều từng “gây cảm hứng” cho một thế hệ “sôi sục cách mạng” của thời ông, nhưng di sản cai trị của ông đã để lại quá nhiều hậu quả bi thảm mà ảnh hưởng của nó không chỉ đối với một thế hệ người dân Cuba. Ông có thể được các “đồng chí XHCN” của ông nhìn nhận như là một nhân vật “tiên phong cách mạng” nhưng ông thật ra là một trong những người đi chậm nhất, lạc hậu nhất, và bảo thủ nhất, ngay cả trong chính thời đại của mình. Như nhiều lãnh tụ cộng sản khác, ông xây dựng nên một huyền thoại cho cá nhân mình hơn là tạo dựng ấm no và hạnh phúc thật sự cho người dân của ông.

Ông Trump: “Fidel Castro là một nhà độc tài tàn ác”

Ông Trump: “Fidel Castro là một nhà độc tài tàn ác”

27.11.2016

 VOA

Những đứa trẻ mang theo những bức ảnh của Fidel Castro và Che Guevara trong một đoàn diễu hành tại Regla, Cuba, 08 tháng 1, 2015.

Những đứa trẻ mang theo những bức ảnh của Fidel Castro và Che Guevara trong một đoàn diễu hành tại Regla, Cuba, 08 tháng 1, 2015.

Trong khi Tổng thống Obama ngỏ lời chia buồn với nhân dân Cuba về cái chết của lãnh tụ Fidel Castro của họ, và hứa sẽ tiếp tục làm việc để bình thường hoá quan hệ với Cuba, Tổng thống tân cử Donald Trump tải lên trang Twitter của ông dòng chữ này:

“Fidel Castro đã chết!”

Sau đó ông Trump ra thông báo, miêu tả nhà lãnh đạo Cuba là “một kẻ độc tài tàn bạo” đã đàn áp nhân dân nước ông trong suốt 60 năm qua.

Thông báo của ông Trump có đoạn viết:

“Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”

Trong khi đưa ra một quan điểm cứng rắn chống cá nhân ông Fidel Castro, ông Trump nói ông hy vọng rằng cái chết của ông Castro đánh dấu “một bước tiến bỏ xa những sự tàn bạo mà người dân Cuba đã chịu đựng từ quá lâu.”

Ông Trump viết:

“Tôi xin được cùng sát cánh với nhiều người Mỹ gốc Cuba, những người đã nhiệt liệt ủng hộ tôi trong cuộc vận động tranh cử- kể cả Lữ đoàn 2506 của Hội Cựu Chiến binh, trong niềm hy vọng rằng một ngày nào đó không xa, chúng ta sẽ được chứng kiến một nước Cuba tự do.”

Có cha mẹ di cư sang Hoa Kỳ trước khi ông chào đời, Thượng nghị sĩ bangFlorida Marco Rubio cũng chia sẻ quan điểm với ông Trump và gọi ông Castro là “một kẻ độc tài giết người.”

Ông Rubio nói trong một thông báo:

“Ông Fidel Castro đã chiếm quyền lực với lời hứa sẽ mang lại tự do và thịnh vượng cho Cuba, nhưng chế độ cộng sản của ông đã biến đảo quốc này thành một hòn đảo ngục tù nghèo đói.”

Ông nói tiếp:

“Trong hơn 6 thập kỷ, hàng triệu dân Cuba bị đẩy vào thế phải bỏ nước ra đi, những người bị tố cáo là chống đối chế độ thường xuyên bị bỏ tù và thậm chí bị giết.”

Thượng nghị sĩ Rubio nói cái chết của ông Castro không có nghĩa là nhân dân Cuba giờ đã được tự do, mà có nghĩa là tương lai của Cuba bây giờ đang nằm trong tay của nhân dân Cuba. Ông kêu gọi quốc hội và tân chính phủ Mỹ của ông Trump hãy hậu thuẫn nhân dân Cuba trong cuộc “đấu tranh đòi tự do và quyền làm người căn bản.”

“Nhà độc tài đã chết, nhưng chế độ độc tài vẫn tồn tại. Một điều rõ rệt là, lịch sử sẽ không xoá tội ác của Fidel Castro. Lịch sử sẽ nhắc đến ông như một kẻ ác, một nhà độc tài giết người đã gây biết bao gian khổ cho chính nhân dân nước ông.”

Có thể bạn chưa biết về Fidel Castro

Có thể bạn chưa biết về Fidel Castro

Posted by adminbasam on 26/11/2016

FB Hoàng Ngọc Diêu

26-11-2016

Fidel Castro và Che Guevara. Ảnh: internet

Thế giới cả hai phía cộng sản và tự do đã viết rất nhiều về Fidel Castro, một lãnh tụ cộng sản lừng lẫy, một trong những người nắm quyền hành và duy trì chế độ độc tài cộng sản lâu nhất trong lịch sử. Phía cộng sản viết về những thành tích cách mạng và dựng lên hình ảnh một lãnh tụ anh hùng và giản dị của vùng châu Mỹ Latin. Phía tự do liệt kê ra những thành tích tàn sát những người phản kháng mà Fidel Castro đã thực hiện trong suốt cuộc đời ông ta.

Trong phạm trù này, ít người biết, có lần, Che Guevara, đã bênh vực hành động tàn sát những người phản kháng của Fidel Castro, rằng: “trò xét xử là trò cũ kỹ lỗi thời của bọn tư sản. Đây là cách mạng và cách mạng thì phải trở thành một cái máy giết người máu lạnh được nuôi dưỡng bằng lòng căm thù” (“These procedures are an archaic bourgeois detail. This is a revolution. And a revolutionary must become a cold killing machine motivated by pure hate.”).

Xét ra, chuyện giết người không cần xử của những người cộng sản là chuyện không đáng ngạc nhiên. Mặc dù so với các đồng chí của ông như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Polpot… .v..v… thì bảng thành tích nhân mạng của Castro còn thua xa, nhưng cái chất tàn bạo của cộng sản trong Castro thì vẫn không hề thua sút.

Càng ít người biết, đặc biệt là những “cháu ngoan” phía cộng sản, rằng Fidel Castro thật sự không phải là một lãnh tụ giản dị như được sơn phết mà thật sự, ông ta sống một cuộc đời xa hoa và phóng đãng. Phần lớn thời gian ông sống ở hòn đảo Caya Piedra ở phía nam Cuba, nơi đó có du thuyền lộng lẫy, có hàng trăm người phục dịch, có cảnh binh bảo vệ, có hàng trăm cô gái phục vụ chuyện chăn gối bất cứ khi nào ông cần. Chiếc xe Mercedes-Benz đặc biệt của Castro mua từ Đức về được tháo rời ra và khám xét rất kỹ và được “độ” lại với hệ thống bảo an, kể cả lớp chống đạn đặc biệt…v..v..

Mỗi buổi, trước khi Catro ăn phải có người thử trước vì ông ta sợ bị giết bằng thuốc độc. Castro còn có một người giống hệt ông tên là Silvino Alvarez, giả làm Castro mỗi khi ông ta cảm thấy bất an khi xuất hiện trước công chúng. Thậm chí hai người cận vệ của Castro phải có nhóm máu y hệt như ông ta, phòng khi Castro cần tiếp máu khẩn cấp và vô vàn những chuyện khác [1].

Những chuyện này thế giới không hề biết cho đến khi Juan Reinaldo Sanchez, cận vệ và trợ lý riêng của Castro đào thoát khỏi Cuba đã viết cuốn “The Double Life of Fidel Castro” (hoặc La vida oculta de Fidel Castro, bản tiếng Tây Ban Nha) được xuất bản [2]. Một tuần lễ sau khi xuất bản cuốn sách này, Juan Reinaldo Sanchez qua đời vì bệnh nhiễm trùng phổi và cái chết của ông trở thành đề tài của những chuyện được bàn tán xôn xao, kể cả những chuyện mang tính chất của thuyết âm mưu.

Rest in peace Fidel Castro 1926 – 2016.

[1] Castro the commie hypocrite who lives like a billionaire: He’s posed as a man of the people. But a new book reveals Cuba’s leader has led a life of pampered hedonism and a fortune as big as the Queen’s (Daily Mail).

[2] Juan Reinaldo Sanchez: Fidel Castro’s bodyguard who blew the whistle on the leader’s secret life (Independent).

Biểu tượng cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời

Biểu tượng cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời

BBC

25-11-2016

fidel-castro
Fidel Castro lãnh đạo cách mạng cộng sản Cuba năm 1959. Ảnh: AFP

Fidel Castro, cựu chủ tịch Cuba và là biểu tượng cách mạng cộng sản, qua đời ở tuổi 90, truyền hình nhà nước thông báo.

Chưa có thông tin chi tiết về nguyên do.

Fidel Castro lãnh đạo Cuba, quốc gia độc đảng trong gần nửa thế kỷ trước khi chuyển giao quyền lực cho người em trai Raul năm 2008.

Những người ủng hộ ca ngợi ông như người đưa Cuba trở lại cho dân chúng. Nhưng cũng có cáo buộc ông đàn áp tàn bạo phe đối lập.

Tháng 4/2016, Fidel Castro có bài phát biểu hiếm hoi trong lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Cuba.

Ông thừa nhận mình tuổi đã cao nhưng cho biết lý tưởng cộng sản Cuba vẫn còn giá trị và người dân Cuba “sẽ chiến thắng”.

“Tôi sắp 90 tuổi”, cựu chủ tịch nói thêm rằng đây là “một điều gì đó tôi chưa bao giờ tưởng tượng đến”.

“Chẳng bao lâu tôi sẽ giống như những người khác, đến một khúc quanh của cuộc đời,” Fidel Castro nói.

Những cột mốc của Fidel Castro

1926: Sinh ra tại tỉnh Oriente, đông nam Cuba

1953: Bị cầm tù sau khi dẫn dắt phong trào chống lại chế độ Batista không thành công

1955: Ra tù do được ân xá

1956: Cùng Che Guevara, tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống chính phủ

1959: Đánh bại Batista, tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba

1961: Đánh tan đạo binh người Cuba lưu vong do CIA tài trợ tại Vịnh Con Heo

1962: Khơi mào cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba khi chấp thuận cho Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba

1976: Được Quốc hội Cuba bầu làm Chủ tịch

1992: Đạt thỏa thuận với Mỹ về người tỵ nạn Cuba

2006: Thôi làm chủ tịch Cuba do vấn đề sức khỏe

____

BBC

Fidel Castro – ‘người không chấp nhận đối lập’

26-11-2016

luc-luong-cua-castro

Lực lượng của Castro tiến vào Havana năm 1959. Ảnh: Getty Images

Fidel Castro lãnh đạo Cuba, quốc gia độc đảng, trong gần nửa thế kỷ.

Fidel Castro lên nắm quyền tại Cuba vào ngày 1 tháng Giêng năm 1959 sau một cuộc chiến dài lật đổ Tổng thống Batista. Ông là Thủ tướng cho tới năm 1976 khi ông trở thành nguyên thủ quốc gia và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.

Fidel Castro sinh tại miền Đông Cuba và là con trai của một điền chủ trồng mía giàu có và được giáo dục là một người theo Dòng Tên.

Khi là một sinh viên trẻ ông bắt đầu tham gia vào chính trị cách mạng và năm 1953 ông bị bỏ tù vì vai trò của mình trong kế hoạch nhưng không được thực hiện dự định lật đổ chính phủ của Tổng thống Batista.

Khi được thả tự do ông sang Mexico và cùng với những người Cuba lưu vong khác bắt đầu một kế hoạch mới.

Tháng 12 năm 1956 khoảng một trăm người của nhóm này đổ bộ vào Cuba từ một chiếc tàu cá. Họ đã được chờ sẵn và ngay trong cuộc đụng độ đầu tiên với quân chính phủ tại bãi biển chỉ còn 12 người trong số này sống sót.

Họ trốn vào các khu đồi và thành lập các cơ sở hạt nhân của đội quân du kích và lực lượng này đã hoạt động thành công tới mức chỉ trong hai năm Tổng thống Batista đã bỏ chạy khỏi Cuba.

Vào ngày mùng 1 Tết năm 1959, Castro chiến thắng tiến vào thủ đô Havana. Năm đó ông 32 tuổi.

Trên cương vị Thủ tướng (được giới chức của một Tổng thống mà chính ông dựng lên) ông tiến hành một chương trình cấp tiến về nông nghiệp và các cải tổ khác và kiên trì với nó bất cấp nhưng khó khăn không thể tránh khỏi về tài chính.

Thỏa thuận thương mại của ông với Liên bang Xô Viết đã khiến cả chính phủ và các doanh nghiệp lớn của Mỹ bất bình và ông còn làm cho vấn đề tồi tệ hơn khi tước đoạt và bán hàng loạt các tài sản của Mỹ tại Cuba.

Ông lặp đi lặp lại cáo buộc là Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng phe nổi dậy chống lại chế độ của ông và vào mùa xuân 1961 cuộc xâm nhập Vịnh Con Heo (Bay of Pigs) từ căn cứ tại Florida của những người Cuba lưu vong sớm thất bại đã được dùng là cớ cho các cáo buộc đó.

castro

Ông Castro không chấp nhận đối lập. Ảnh: AP

Trong năm 1962, đồ cung ứng và kỹ thuật viên của Liên xô đổ vào Cuba và tới mùa thu người ta biết rằng những vị khách này đang xây dựng một mạng lưới các căn cứ hỏa tiễn mà khi hoàn tất sẽ có thể bắn phá những khu vực xa xôi nhất trên đất Mỹ.

Tới tháng 10, Tổng thống Kennedy, với sự hậu thuẫn của Tổ chức Các Tiểu bang Mỹ, đã áp đặt một lệnh phong tỏa một phần đối với Cuba và đưa ra các dấu hiệu có chủ định tiến hành một cuộc tấn công vào hòn đảo này.

‘Sự pha trộn‘

Cuộc khủng hoảng chỉ qua đi khi ông Nikita Khrushchev, sau các trao đổi thư từ với Tổng thống Kennedy, đồng ý vì lợi ích của hòa bình sẽ tháo dỡ các căn cứ này và đem hỏa tiễn về Nga.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba vẫn tiếp tục căng thẳng và không được cải thiện do quyết của Castro vào giữa những năm 70 gửi hàng ngàn binh lính Cuba tới châu Phi.

Họ tới Angola để giúp phong trào MPLA do Liên Xô hậu thuẫn để giành quyền kiểm soát tại đây khi nhà nước Trung Phi này đạt được độc lập từ Bồ Đào Nha.

Cuộc xâm chiếm Afghanistan của Nga vào tháng 12 năm 1979 đã làm cho quan hệ của Cuba với Nga căng thẳng nhưng một năm sau Castro bày tỏ sự ủng hộ hết lòng cho “sự can thiệp” này.

Nền kinh tế ngày càng tồi tệ đã khiến nhiều người Cuba bất mãn, những người cảm thấy không bằng lòng về sự hiện diện của quân đội nước họ tại châu Phi. Ước tính con số binh lính Cuba có mặt tại Angola là 36 ngàn quân và ở Ethiopia là 12 ngàn.

Những năm qua chính phủ Anh giữ quan hệ khá thận trọng với Castro, không hẳn là thù nghịch; những chỉ trích của Mỹ đã không ngăn các công ty của Anh cung cấp cho Castro xe buýt và những thứ mà đất nước ông cần.

Đối với nhiều người tại đây Castro vẫn giữ được không khí lãng mạn về ông. Hình ảnh ông xuất hiện trên truyền hình và tại rạp chiếu phim có lẽ phần nào giúp tạo ra điều đó: cao và râu cao nón, trong bộ trang phục rằn ri dã chiến màu xanh rêu, thường với một khẩu súng lục bên hông và một điếu ci-ga trên tay, ông trông giống như một sự pha trộn giữa một nhà thơ đi tiên phong và một tay cướp biển.

Ông thực sự vừa là một người trí thức vừa là người của hành động và suốt nhiều năm ít người trên thế giới có thể là đối thủ của ông như một lãnh tụ cách mạng xuất sắc.

Fidel Castro qua đời

Tháng Chín năm 1988, Cộng đồng châu Âu tuyên bố thành lập quan hệ ngoại giao với Cuba nhưng sự tan vỡ của Liên Xô và khối Đông Âu đã là một đòn giáng đối với nền kinh tế nước này.

85% thương mại của Cuba, mà chủ yếu là đường, là với Liên Xô và các nước vệ tinh của nước này và Castro phải đối mặt với tình trạng tài chính bị hủy hoại khi giá trị của đồng peso Cuba giảm giá hơn một nửa.

Chỉ có chợ đen là phát triển vào khi những người nổi dậy chống chính phủ xuống đường biểu tình tại thủ đô Havana.

Tiếp sau đó là vài năm vô cùng khó khăn thiếu thốn trên khắp đất nước Cuba. Fidel Castro khuyến khích du lịch để lấp khoảng trống trong nền kinh tế do khối các nước Liên Xô cũng để lại.

Nó giúp giảm thiểu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và quyết định vào cuối những năm 1990 hợp pháp hóa việc sở hữu đồng đôla Mỹ đồng thời cho phép thành lập một số công ty liên doanh và doanh nghiệp tư nhân cũng đã góp phần tương tự.

Vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng Cuba năm 1999, Castro vẫn rao giảng với người dân của ông về sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Người dân Cuba của ông vẫn đang nhận thẻ chăm sóc y tế miễn phí và một hệ thống giáo dục có tỉ lệ biết chữ rất cao nhưng thái độ bất bình chính trị tiếp tục gia tăng.

Thái độ không chấp nhận đối lập của ông cũng có nghĩa là con số tù chính trị tại các nhà tù Cuba có lúc lên tới 80.000 người và năm 2003 trong khi truyền thông tập trung vào cuộc chiến tại Iraq ông đã bỏ tù một số nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng.

tran-dai-quang

Fidel Castro nhận quà tặng từ ông Trần Đại Quang và phu nhân, bà Nguyễn Thị Hiền, ở Havana hôm 15/11/2016. Ảnh: ALEX CASTRO/EPA

‘Độc nhất vô nhị‘

Fidel Castro đã tạo ra nhãn hiệu cộng sản độc nhất vô nhị ở vùng Caribe. Trong những năm cuối đời, ông bị buộc phải thích nghi và từ từ cho phép một vài cải tổ thị trường để cứu vãn tên tuổi của mình.

Ngày 31/7/2006, chỉ vài ngày trước sinh nhật 80, Castro tạm thời trao quyền cho em trai Raul, sau khi trải qua phẫu thuật ruột kết.

Sức khỏe của ông tiếp tục đi xuống. Đầu năm 2008, Castro thông báo ông sẽ không nhận chức chủ tịch và lãnh đạo quân đội tại cuộc họp của Quốc hội.

Nói chung ông ít xuất hiện trước công chúng, chỉ viết các bài báo trên truyền thông nhà nước dưới tiêu đề Suy tưởng của Đồng chí Fidel.

Tháng Bảy 2010 ông xuất hiện lần đầu tiên từ khi ốm, chào đón người lao động và lên truyền hình trả lời phỏng vấn, nói về căng thẳng của Mỹ với Iran và Bắc Hàn.

Tháng sau đó, Castro lần đầu phát biểu trước Quốc hội sau bốn năm, kêu gọi Mỹ không dùng vũ trang chống Iran hay Bắc Hàn, cảnh báo hủy diệt hạt nhân nếu căng thẳng gia tăng.

Tháng 12 năm 2014, loan báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc giảm trừng phạt Cuba đã bắt đầu quá trình tan băng giữa hai nước.

Castro hoan nghênh bước đi này, nói rằng đây là “bước đi tích cực thiết lập hòa bình trong khu vực” nhưng cũng nói ông không tin chính phủ Mỹ.

Mặc dù nhiều người Cuba căm ghét Castro, nhiều người khác cũng thực sự yêu mến ông. Họ xem ông như một anh hùng bé nhỏ David chống lại Goliath khổng lồ, là Mỹ.

Với họ, Castro là Cuba và Cuba là Castro.