Bà lão nghèo bị tố ăn cắp, vị thẩm phán nói 1 câu khiến cả phòng xử án nín lặng

Bà lão nghèo bị tố ăn cắp, vị thẩm phán nói 1 câu khiến cả phòng xử án nín lặng

Albert Einstein: “Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả”. Nguyên văn: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything.”

_____

Đại Kỷ Nguyên

6-1-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: ĐKN/ internet

Dưới đây là giai thoại về một nhân vật có thật trong lịch sử – thị trưởng thành phố New York Fiorello LaGuardia – người được ca ngợi là ‘ngài thị trưởng vĩ đại nhất’ trong lịch sử nước Mỹ.

Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York, nơi cư ngụ của những đứa trẻ lang thang, những mảnh đời vất vưởng, và những gia đình túng thiếu không có bữa ăn no…

Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.

Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”

Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp: “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.

“Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?” – quan tòa lại hỏi.

“Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…” Nói đến đây bà bật khóc.

Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.

Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói: “Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”

Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp: “Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”

Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.

“Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa: “Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.

Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.

Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…

h1Thị trưởng thành phố New York – ông Fiorello LaGuardia (Ảnh: Wikipedia)

Và đó là câu chuyện về ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã đưa New York vượt qua những tháng ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Ông được người dân New York yêu mến gọi bằng cái tên “Bông hoa bé nhỏ” vì chiều cao khiêm tốn 1,57 m và cái tên Fiorello (trong tiếng Ý, “Fiorello” nghĩa là “bông hoa nhỏ”). Ông cũng là người từng lái xe cứu hỏa xông vào các đám cháy lớn, từng đưa trẻ mồ côi ra sân chơi bóng chày, và khi các tờ báo của New York đình công, cũng chính ông bước lên đài phát thanh để đọc ‘truyện cười ngày Chủ Nhật’ cho các em nhi đồng.

Đại Kỷ Nguyên bàn:

Thiên tài Albert Einstein từng nói: “Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.” Có lẽ đó là lý do vì sao mà ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia đã đứng lên để “trừng phạt” cho sự lãnh đạm và vô tình của những người có mặt trong phiên tòa. Thờ ơ và vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác, dù không trực tiếp gây thương tổn, nhưng cũng đủ ngấm ngầm để lại vết thương lòng cho những người trong cuộc.

Và vì sao Phật gia luôn luôn giảng “Thiện”, giảng “Từ bi”, rằng chúng ta phải nghĩ cho người khác trước, phải “lấy thiện đãi người”? Đó là bởi chỉ có tình thương và lòng nhân ái mới đem lại hơi ấm và khiến con người xích lại gần nhau hơn. Tiền bạc, vinh quang, hay danh vọng không thể đem lại hạnh phúc, mà chỉ có hơi ấm tình người mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời.

(Hồng Liên sưu tầm và dịch, tham khảo bản dịch của Tinh Hoa)

Made in China sắp kết thúc.

From facebook:  Kimtrong Lam
Made in China sắp kết thúc.

i Today News – Ngót nghét bốn mươi năm qua kể từ khi Đặng Tiểu Bình chính thức đổi mới nền kinh tế của Trung Cộng bằng cách chấp nhận “mở cửa” để đón nhận nền kinh tế thị trường vào nước này qua chính sách Bốn Hiện Đại Hóa đưa Trung Cộng đã thăng tiến nhanh.
Tuy nhiên nền kinh tế Trung Cộng vươn lên được nhờ vào những yếu tính sau:
– Sức lao động nhiều và rẻ
– Sự ma mãnh trong hối đoái
– Hỗ trợ (trợ giá) của nhà nước tuy đã vào WTO
– Chấp nhận làm đại công xưởng chế tạo cho thế giới Tây phương (great manufacturing) để hấp thụ đầu tư và thu hút việc làm về với Tàu
Cán cân thuơng mãi của Mỹ bị thâm hụt đối với Trung Cộng tăng quá cao nhất là sau khi Tàu vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO.
Từ cuối thập niên 1990 đến nay số thâm thủng càng về sau càng tăng cao không kéo xuống được. Cho đến nay hàng triệu công ăn việc làm ở Mỹ bị mất do hàng chục ngàn hãng xưởng trong khu vực chế xuất (manufacturing sectors) của Mỹ bị đóng cửa.

Sự kiện thâm thủng ngoại thuơng của Mỹ đối với Trung Cộng đẩy con số thặng dư ngoại tệ của Bắc Kinh riêng tại Mỹ lên đến 3 trillions. Chính đây là lý do tại sao Trung Cộng là chủ nợ lớn đối với công phiếu Hoa Kỳ.
Hàng hóa xuất cảng của Trung Cộng chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng giá rẻ, sản xuất bằng công lao động tại các khu vực chế xuất đang chiếm lĩnh dần thị trường thế giới với cái ‘mác’ Made in China.
Dấu hiệu thời đại huy hoàng của hàng hoá chế xuất của Trung Cộng sắp kết thúc

Hiện nay chính phủ Hoa Kỳ liên tục chỉ đích danh Trung Cộng là thủ phạm về vấn đề xâm nhập và đánh cắp sở hữu trí tuệ của Hoa kỳ, mức độ xâm phạm về phía Trung Cộng từ tỷ lệ 50% đến con số không ngờ là 80%. Trị giá mất mát về việc đánh cắp cùng xâm nhập vùng – miền Internet Protocol làm thiệt hại cho Mỹ lên ngót 300 tỷ đô la hàng năm!
Vấn đề này đang làm cho các công ty trọng yếu của Mỹ như Dow Chemicals, Caterpillar, GE, và Ford đang rục rịch chuyển các cơ xưởng về lại Hoa kỳ

Ngay Google cũng loan báo rằng kỹ thuật công nghệ giải trí Nexus Q phải sản xuất tại Hoa Kỳ và chuyện này bắt buộc Apple phải rục rịch đi theo.
Sự mất cắp an toàn thông tin kỹ thuật làm thiệt hại kinh tế cho Mỹ khiến các đại công ty Mỹ phải “hồi hương” chưa hẳn là vấn đề chính cho NGÀY TÀN CỦA NỀN KINH TẾ HÀNG RẺ CỦA TÀU.

Sức ép chính trị, sự đòi hỏi lấy lại cân bằng công ăn việc làm cho dân từ quốc hội Mỹ, không phải là nguyên nhân chính cho NGÀY TÀN của thời đại hoàng kim “hàng rẻ dỗm” của Trung Cộng mà sự khai sinh những phát minh kỹ thuật tân kỳ sẽ là cái dao “sát thủ” nền kinh tế Đại Sản Xuất của một nứơc Trung Hoa ma đạo về thương mãi.

BA PHÁT KIẾN VỀ KỸ THUẬT TÂN KỲ làm hồi sinh khu vực kinh tế chế xuất của Mỹ

Thời gian qua hàng triệu việc làm đã mất ở nước Mỹ nhưng thứ công việc này lại xuất hiện ở Trung Cộng (hay một số nước khác), xong đem ngược lại Mỹ. Quy trình này sẽ không còn nữa.

Chậm nhất là đầu thập niên tới (1920) Kỹ thuật cao của Mỹ sẽ ứng dụng 3 công nghệ vượt trội
1- Robotics / người máy để hạ giá thành phẩm,
2- thông minh nhân tạo /Artificial Intelligence-AI
3- kỹ thuật ba chiều /3D Printing.
Những phát triển kỹ thuật này sẽ làm nhu cầu xử dụng nhân công và xí nghiệp tại Trung Hoa không cần nữa vì ở Mỹ không cần xí nghiệp và nhân công loại này.

1- ROBOTICS- NGƯỜI MÁY
Vào năm 2011 chính phủ TT Obama đã tài trợ thành công chương trình Phát Kiến Người máy Quốc gia (National Robotics Initiative), một nỗ lực to lớn nhằm đưa người máy giúp nhiều cho công nhân tại Mỹ giúp gia tăng năng suất, an toàn, và tránh nguy hiểm ngộ độc cho công nhân.

Ngay trong lĩnh vực nông nghiệp thế hệ robotics này sẽ giúp nông dân Hoa Kỳ tăng nông phẩm, tránh bệnh cây, tránh độc tố và ô nhiễm môi sinh nhất là gia tăng năng suất cho nông nghiệp Mỹ Hiện tại và trong vài năm nữa vai trò người máy lãnh nhiệm vụ thay thế con người rất nhiều.
Người máy thật đa năng. Vắt sữa bò cũng người máy, giải phẫu trong y học cũng người máy, chiến đấu trong quân sự và ngay cả lái máy bay phản lực…

Chúng ta đừng cho rằng giá thành nguòi máy làm ra sản phẩm trong thế hệ robotics này là cao hơn giá thành người thợ hiện nay đang quần quật làm tại các xí nghiệp chế xuất tại Trung Cộng.

Đối với người máy, thành phẩm người thợ của CS Tàu làm ra chỉ là “trò chơi trẻ nít”. Đối với thế hệ người máy mới này, nó sẽ làm dễ hơn, nhanh hơn và giá thành rẻ hơn người làm.
Ngay tổ hợp Foxconn Technology Group Đài Loan sẽ cho ra đời một triệu người máy trong 3 năm để làm một khối lượng công việc mà cả toàn khối nhân công tại Trung Cộng làm hiện tại

Sự thay thế như thế làm người ta so sánh giá nhân công tại của Trung Hoa lục địa trở nên đắt hơn. Ngay cả những đời xe hiện đại nhất hiện nay ví dụ Tesla Model S, được chế tạo tại Silicon Valley một nơi ở đắt địa nhất tại Hoa kỳ, thì robots sẽ đảm nhiệm việc lắp ráp sẽ hạ giá thành.

2. SỰ THÔNG MINH NHÂN TẠO (ARTIFICIAL INTELLIGENCE-AI)
Giả sử, bạn đang ngồi trước computer, phác họa ra một mốt quần áo hợp thời trang nào đó, hay họa ra một kiến trúc bắt mắt hợp với thị trường vân vân, tuy có dùng computer nhưng đây là sự thông minh của bạn, của con người vì bạn dùng trí óc phán xét- quyết định -chọn lựa trên computer để phác họa. Giờ đây trí thông minh nhân tạo là những software sẽ thế trí óc của bạn làm chuyện này; có nghĩa là những bộ óc nhân tạo này sẽ thế bộ não bạn điều khiển computer.

Phát minh này thật ra bị lãng quên trong thập niên 1980s. Những công ty khổng lồ điện toán như IBM ứng dụng nó và thấy rõ hiệu năng đáng kinh ngạc của “trí thông minh nhân tạo” như vừa nói ở trên

Chúng ta thấy ứng dụng hiện nay của AI nằm ở khả năng những chiếc xe tự lái, ngay cả khả năng nhận ra giọng nói hay nhận ra khuôn mặt đang ứng dụng hiện nay trên facebook. Làm việc tại nhà sẽ có sự giúp đỡ về những bộ não nhân tạo thế con người trong tạo thành sản phẩm.
Khi Mỹ sở hữu được những thế hệ những “bộ não nhân tạo AI ” này thì họ không cần đưa các hãng điện toán qua tận Trung Cộng để thuê mướn các kỹ sư Trung Hoa với giá lương thấp. AI sẽ giúp Mỹ có nhiều sản phẩm giá thành hạ và tinh xảo hơn cùng ít hư hao hơn.

3- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT IN 3 CHIỀU- 3D Printing
Định nghĩa ban sơ của 3D Printing là kỹ thuật ứng dụng trong chế tạo, sự xử lý một thành phẩm qua 3 chiều của vật thể thông qua những thông số từ máy điện toán. Tiến trình xử lý 3D là một tiến trình đồ họa điện toán khối vật thể nay được chia ra nhiều lớp phẳng kế tiếp rất mỏng chồng nhau cho đến khi thành hình dạng của vật thể.

Kỹ thuật 3D printing rất phong phú, nó có khả năng kiến tạo bất cứ thứ gì, từ nghệ thuật tới đồ chơi ngay chuyện nó phác hoạ ra các bộ phận cơ thể giả cho con người như tai, mũi, da, gân… cho con người
Trong quá trình làm ra thành phẩm hiện nay, thật ra còn nhiều vấn đề khá bất hợp lý, uổng phí vật chất, thời gian trong chờ đợi.

Chúng ta lấy ví dụ thô thiển nhất- nào gọt một thanh gỗ, nào đẽo một khối sắt, nào xay nào chà để có vật liệu trước khi bị uốn nắn thành một sản phẩm dùng được.

Chuyện này là nguyên nhân tạo ra sự tăng giá thành do hao phí thời gian cùng nguyên vật liệu mà ra. Nói theo cách khác, càng nhiều phức tạp thì càng nhiều công lao động và nỗ lực đầu tư vào trong một sản phẩm
Hiện nay kỹ nghệ 3D Printing có thể tạo ra các dụng cụ cơ khí, trang bị y khoa, trang sức và ngay cả áo quần, thậm chí còn tạo kiểu cho nhiều robot mới khác.
Khoảng cuối thập niên này, nền kinh tế Hoa kỳ sẽ có thừa kỹ thuật 3D tân tiến sản xuất những mặt hàng trước đây từng đầu tư nhiều công lao động trong nghề nghiệp.

Không còn là chuyện viễn tưởng, vào thập niên tới kỹ thuật 3D Printing sẽ nắm phần chủ động trong xây dựng hàng loạt nhà cửa, thiết bị điện tử v v… với giá thành hạ hơn nếu so làm tại Trung Cộng mang về lại Mỹ.
Trong thập niên tới Hoa kỳ sẽ thấy sự xuất hiện của nhiều vật liệu làm từ kỹ nghệ cao cấp như carbon nanotubes,(sợi carbon siêu nhỏ), ceramic-matrix nanocomposites, (sợi carbon thế hệ mới) . Tựu trung, chúng sẽ cho ra đời những sản phẩm mới có tính chịu đựng lâu dài, bền với năng suất rất cao so với hiện nay.

Dù cho Trung Cộng có được kỹ thuật tự hành từ robotics, Trí Thông Minh Nhân AI và kỹ thuật 3D chăng nữa, quan niệm tải nguyên liệu tới Trung Hoa làm xong chở lại qua Mỹ sẽ không còn hiện hữu

Kết Luận

Trung Cộng hiện nay có nhiều lý do để lo âu cho nền kinh tế với vô số công xưởng chế xuất đại công xửong xử dụng nhân công đại loạt như hiện nay. Nền kinh tế quá nóng của dạng này hiện nay đã có đáp số. Khi nền kinh tế Mỹ đang ý thức “về ngưồn” cộng với những phát minh kỹ thuật cao cấp nhất trong đó có 3 kỹ thuật Robotics, AI và 3D như vừa nói ở trên là một trong những nguyên do làm nguyên do làm kinh tế của Bắc Kinh đang khựng lại

Trung Hoa đang lo ngại các khu vực chế xuất sẽ trở lại Mỹ chậm lắm là trong thời gian tới sau bầu cử 2016 này.

Chúng ta tiên liệu sẽ có những công việc ra đi từ Mỹ nhưng không trở lại vì những công việc đó không còn tồn tại nữa do nền sản xuất mới Hoa Kỳ đang lên lại với sự phát triển 3 ngành kỹ thuật hiện đại vừa trình bày ở trên.
Kỹ thuật mới đang tạo ra hàng loạt công việc mới, mức lương cao hơn tại Mỹ.Thời gian này chúng ta sẽ chứng kiến ngày tàn của nền kinh tế HÀNG “DỔM” của Bắc Kinh.

Đinh hoa Lư

Tấn công ở sân bay Florida

Tấn công ở sân bay Florida

Nạn nhân bị thương được đưa đến bệnh viện
AP
Nạn nhân bị thương được đưa đến bệnh viện

Năm người bị một tay súng bắn chết tại sân bay Fort Lauderdale, Florida, Hoa Kỳ.

Tường thuật ban đầu nói một tay súng nhắm vào khu vực lấy hành lý ở sân bay.

Một nghi phạm bị tạm giữ.

Vụ bắn súng xảy ra ở khu vực lấy hành lý ở Ga số 2, lúc 1800 giờ GMT.

Cảnh sát nói năm người chết, một người đang bị tạm giữ.

13 người khác bị thương và được đưa vào bệnh viện địa phương.

Tổng thống tân cử Donald Trump viết trên Twitter rằng ông đang “theo dõi tình hình kinh khủng ở Florida” và ông đã nói chuyện với thống đốc Florida.

Cảnh ở sân bay

Cảnh ở sân bay

Biết trước nguy cơ vong đảng, 85% giới chức cấp cao Trung Quốc đã có kế hoạch ‘cao chạy xa bay

  • Hồ Ngọc Dũng shared Tan Nguyen‘s post.

    Các đảng viên quèn hãy mở mắt ra mà nhìn nè! Đừng làm con chó bảo vệ cho bọn chóp bu vơ vét nữa.

    “Trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc – ông Lý Nguyên Triều đã làm một cuộc điều tra cho thấy, người nhà con cái của Ủy viên Hội ủy viên Trung ương, Ủy viên Dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật Trung ương khóa 17 đều đã định cư, mua nhà ở nước ngoài, chuẩn bị vứt bỏ chức quan chạy trốn sang nước ngoài chiếm trên 85%.

    Từ sau ‘sự kiện Lục Tứ’, có thể nói là ĐCSTQ dưới ảnh hưởng tham nhũng trị quốc của Giang Trạch Dân đã xuống dốc mau chóng, số lượng quan chức hủ bại sa ngã ngày càng nhiều, hơn nữa còn đảm nhiệm chức vụ cấp cao khiến người ta trố mắt không nói nên lời! Vậy nên ông Tập Cận Bình trong một lần Hội nghị đã nói, cần phải thừa nhận rằng đảng của chúng ta đã đi đến bờ vực vong đảng”.

    Báo cáo nội bộ ĐCS Trung Quốc: 2,2% Đảng viên đạt chỉ tiêu, nguy cơ vong Đảng đã cận kề.

    Trang tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông năm 2012 đã từng trích dẫn thống kê được thực hiện trong cơ cấu giới chức cao cấp nội bộ nhà nước Trung Quốc, kết quả điều tra phát hiện, 90% Ủy viên Trung ương đều đã có họ hàng di dân ra nước ngoài.

    Theo số liệu trong “Báo cáo của điều tra nghiên cứu giám sát ‘lõa quan’” trong nhà nước Trung Quốc, có 38,9% nhân viên công chức thừa nhận vợ (hoặc chồng) có quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài ở nước ngoài, ngoài ra 46,7% nhân viên công chức cho rằng con cái họ có thể có được quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài, trong đó cấp bộ tỉnh, cấp bộ sở, cấp bộ huyện đều vượt trên phân nửa (53,3%, 53,4%, 51,7%), hơn nữa chức quan càng cao, càng công nhận điều này.

Một số sự kiện nổi bật năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô

Một số sự kiện nổi bật năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô

1. Gặp gỡ giám đốc điều hành Google, Apple, Facebook

Năm 2016, Đức Thánh Cha đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các ông lớn về công nghệ và mạng xã hội như:  Eric Schmidt, cựu giám đốc điều hành Google và chủ tịch đương nhiệm của Alphabet; Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple; Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook, ngoài ra ngài còn gặp gỡ nhiều nhân vật đặc biệt khác như: diễn viên Leonardo DiCaprio, tổng thống Iran…

2. Viếng thăm Mexicô và Cu Ba

Đức Thánh Cha đã có nhiều chuyến viếng thăm quan trọng, đặc biệt là chuyến viếng thăm đến Mêxicô và dừng chân tại Cuba. Tại sân bay Havana, ngài đã có cuộc gặp gỡ lịch sử lần đầu tiên với Thượng Phụ Moscow. Cả hai đã trao cho nhau những cái hôn truyền thống của người Nga.

3. Rửa chân cho những người tị nạn vào Thứ 5 Tuần Thánh

Vào Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ hiệp thông với những người tị nạn. Vào thứ 5 tuần Thánh, ngài đã quỳ xuống, rửa chân cho những người tị nạn như Đức Kitô đã làm cho các tông đồ khi xưa.

4. Ra tông huấn Amoris Laetitia

Đức Thánh Cha đã ra Tông Huấn Amoris Laetitia. Tài liệu này là những đúc kết được rút ra từ hai Công Nghị về gia đình của Giáo hội.

5. Giải Thưởng Charlemagne

Vào tháng 5/2016, Đức Thánh Cha đã nhận được một trong những giải thưởng danh giá nhất Châu Âu, giải thưởng Charlemagne, tại Vatican. Trước những nhà lãnh đạo Châu Âu, Đức Thánh Cha đã nhắc lại thông điệp về con người của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

6. Viếng thăm đến Armenia và tỏ lòng tôn kính với Đức Benedict XVI.

Đức Thánh Cha có chuyến viếng thăm đến Armenia để cầu nguyện cho các nạn nhân trong cuộc diệt chủng tại Armenina cách đây gần 1 thế kỷ. Tháng 6/2016, nhân kỷ niệm 65 năm linh mục của Đức Benedictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ lòng tôn kính với vị tiền nhiệm của mình.

7. Tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan

Tháng 7/2016, Đức Thánh Cha đã tham dự đại hội giới trẻ tại Ba Lan và có cuộc viếng thăm đến nhiều nơi như: Czestochova, trại giam Auschwitz…

8. Ăn trưa với những người tị nạn và thăm những phụ nữ được giải thoát khỏi nhà thổ

Vào tháng 8/2016, Đức Thánh Cha đã mời 21 người tị nạn Syria ăn trưa với Ngài. Cũng trong tháng này, ngài đã đến thăm 20 phụ nữ đã được giải thoát khỏi nhà thổ tại cộng đoàn Gioan XXIII. Đây các hoạt động của Đức Thánh Cha nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

9. Phong Thánh cho Mẹ Terêsa

Tháng 9/2016, Đức Thánh Cha đã phong thánh cho Mẹ Têrêsa, người nữ Công giáo có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.

10. Đối thoại liên tôn với Tin Lành, Anh Giáo và Cơ đốc giáo

Trong năm nay, ĐTC có nhiều cuộc đối thoại liên tôn với các tôn giáo bạn, đặc biệt là cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo tinh thần của Tin Lành, Anh Giáo và Cơ đốc giáo. Các cuộc gặp gỡ đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho tất cả các bên.

Tổng hợp theo Romereports

Sự sụp đổ của các nước Cộng Sản Đông Âu

 Sự sụp đổ của các nước Cộng Sản Đông Âu

sup-do-dong-au

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phạm Văn Tuấn

Những sự kiện này bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và România.

Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản của mình bằng bạo lực

Nổi tiếng nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin, biểu tượng của việc thống nhất nước Đức vào năm 1990.

Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô

1- Ba Lan 

Ba Lan là một lãnh thổ bằng phẳng nằm tại miền trung của châu Âu, rộng bằng nước Mễ Tây Cơ và có dân số là 37 triệu người. Từ 1,000 năm về trước và qua thời Trung Cổ, Ba Lan đã là một vương quốc quan trọng cho tới cuối thế kỷ 18, xứ sở này đã bị xóa tên trên bản đồ, bị chia ba giữa ba cường quốc là Nga, Áo và Phổ. Nhưng rồi người dân Ba Lan đã vùng lên, giành độc lập vào năm 1918.

Vào tháng 9-1939, đất nước Ba Lan lại bị dẫm nát bởi quân đội nước ngoài: quân đội Quốc Xã Đức tiến vào từ hướng tây và quân đội Xô Viết từ hướng đông. Ba Lan đã là bãi chiến trường, là địa điểm của rất nhiều trại tập trung mà xấu xa nhất là trại Auschwitz, chuyên việc tận diệt các kẻ chống đối, các tù binh, các người Do Thái.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Ba Lan đã lấy lại được phần đất đã mất trước kia do Quốc Xã Đức chiếm, nhưng từ năm 1948, các người cộng sản đã nắm được chính quyền, tạo nên một thể chế cộng sản theo kiểu mẫu Liên Xô. Tới năm 1956, không lâu sau khi ông Nikita Khrushchev tố cáo các tội ác khủng khiếp của Stalin, do tinh thần quốc gia tiềm ẩn, do lòng bất khuất và do nỗi bất mãn về kinh tế, người dân Ba Lan đã nổi dậy tại tỉnh Poznan. Các bạo loạn trong xứ đã làm cho Bộ Chính Trị phải thay đổi và ông Wladyslaw Gomulka được đưa ra lãnh đạo Đảng. Ông Gomulka liền bỏ chương trình tập thể hóa các nông trại, cho nới lỏng một số luật lệ và cải thiện liên lạc với Nhà Thờ Công Giáo. Nhưng trong cuộc nổi dậy của các công nhân tại Gdansk vào tháng 12-1970, các công nhân này đã bị đàn áp một cách tàn nhẫn, ít nhất có 44 người bị giết. Ông Gomulka sau đó bị thay thế bởi ông Edward Gierek, một người tìm cách hòa hoãn với khối tây phương. Nhưng tình trạng kinh tế tuột dốc đã gây nên nhiều làn sóng phản đối mới vào năm 1976.

Năm 1978, người dân Ba Lan lại vui mừng vì vị Tổng Giám Mục miền Cracow trở nên Đức Giáo Hoàng John Paul II. Sự kiện này đã đóng một vai trò gián tiếp trong việc khai tử chế độ Cộng Sản tại Đông Âu bởi vì trong các năm dài sống dưới chế độ cộng sản, người dân Ba Lan vẫn duy trì niềm tin Công Giáo Catholic, họ lấy lại can đảm để đương đầu với các kẻ cầm quyền độc ác.

Ngày 14 tháng 8 năm 1980, Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarity Trade Union) ra đời và ông Lech Walesa, một người thợ điện, là lãnh tụ của phong trào đòi Dân Chủ cho đất nước Ba Lan. Hoạt động của Công Đoàn kể trên đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông Edward Gierek và ông Wojciech Jaruzelski thay thế. 15 tháng phát triển của Công Đoàn Đoàn Kết cũng là “điềm báo tử” cho chế độ Cộng Sản tại Ba Lan. Với số đoàn viên lên tới 10 triệu, Công Đoàn Đoàn Kết đã là một tổ chức có thực lực để đòi hỏi các cuộc bầu cử tự do và một chính quyền hợp pháp không cộng sản. Vào ngày 13-12-1981, dưới áp lực của Liên Xô lúc đó do ông Leonid Brezhnev lãnh đạo, Tướng Jaruzelski phải công bố tình trạng quân luật, giải tán Công Đoàn Đoàn Kết, bắt giam các lãnh tụ và các người hoạt động cho Công Đoàn, ra lệnh hủy bỏ mọi hình thức cởi mở mới được ban hành, tuy nhiên những mệnh lệnh này chưa thực sự tiêu diệt được Công Đoàn Đoàn Kết.

Khi ông Mikhail S. Gorbachev lên nắm quyền tại Liên Xô, khi các áp lực Xô Viết tại Ba Lan giảm đi, Công Đoàn Đoàn Kết đã lấy lại được khí thế cũ. Mùa xuân năm 1989, Công Đoàn đã được chính thức công nhận và đã thắng gần hết các ghế đại biểu trong các cuộc bầu cử.

Tháng 8-1989, Ba Lan là nước đầu tiên có một thủ tướng không cộng sản kể từ năm 1948, đó là ông Tadeusz Mazowiecki, một nhà trí thức Catholic và cũng là một người bạn thân của ông Lech Walesa. Chính phủ mới này tập trung vào việc cải tổ kinh tế nên đã đưa ra nhiều biện pháp khắc khổ để khắc phục nạn lạm phát và đưa đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tới mùa hè năm 1990, sau khi các người cộng sản bị gạt sang một bên rồi, nội bộ của Công Đoàn Đoàn Kết lại bị tách ra làm hai: phe khuynh hữu với ông Lech Walesa và phe khuynh tả với ông Mazowiecki nhưng cuối cùng ông Lech Walesa đã thắng trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 1990.

Vào tháng 10 năm 1991 là cuộc bầu cử Quốc Hội tự do đầu tiên nhưng trong các năm sau, nước Ba Lan đã có rất nhiều đảng phái, có 5 thủ tướng, gặp nạn lạm phát và cảnh thất nghiệp cao, hàng ngàn nông trại trên bờ phá sản.

2- Đông Đức

Nước Đức là quốc gia giàu có và đông dân nhất châu Âu, hiện nay gồm 77.5 triệu người. Nước Đức có lịch sử chính trị từ thời Vua Charlemagne, giống như nước Pháp, nhưng các lãnh địa đã bị chia rẽ và chỉ hợp lại thành một quốc gia thống nhất vào năm 1871. Sau đó Thủ Tướng Otto Bismark và các nhà lãnh đạo khác đã cố công theo đuổi các chính sách bành trướng lãnh thổ, dẫn tới Thế Chiến Thứ Nhất vào năm 1914. Sau khi thất trận, nước Đức lại cố gắng vươn lên rồi dân tộc Đức vì bị thất vọng về kinh tế suy kém, đã trông nhờ vào nhà độc tài Adolf Hitler.

Vào năm 1945, nước Đức Quốc Xã thất trận nên lãnh thổ Đức bị phân chia thành bốn khu vực chiếm đóng bởi Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô. Ba khu vực phia tây được phối hợp lại năm 1949 thành nước Cộng Hòa Liên Bang Đức hay nước Tây Đức rồi không lâu sau đó, Liên Xô cũng tạo nên nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (the German Democratic Republic) hay còn gọi là nước Đông Đức.

Trong nửa thời gian đầu, Đông Đức ở dưới quyền cai trị cứng dắn của ông Walter Ulbricht, với đường lối thù nghịch Tây Đức và cao điểm của sự đối đầu là việc xây dựng nên Bức Tường Bá Linh. Vào nửa giai đoạn sau dưới quyền của ông Erich Honecker, Đông Đức đã dịu bớt sự căng thẳng vì chính sách hòa hoãn “Ostpolitik” giữa hai miền nước Đức của ông Willy Brandt.

Giống như nước Đức bị chia cắt vào năm 1949, thành phố Bá Linh cũng bị phân chia và một khu vực của thành phố này thuộc về Đông Đức. Tuy nhiên, đường ranh giữa hai khu vực Đông và Tây Bá Linh vẫn là khe hở của Tấm Màn Sắt và các người sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức thường trốn qua Tây Đức bằng khe hở này. Ngày 13 tháng 8 năm 1961, để chặn đứng những người vượt biên, chính quyền Đông Đức đã cho dựng nên Bức Tường ngăn cách Đông và Tây thành phố Bá Linh. Tại bức tường cao xây bằng bê-tông trên có hàng rào kẽm gai này, binh lính Đông Đức được lệnh bắn bỏ những người tìm cách leo qua tường, tìm tự do. Theo ước lượng vào năm 1992, đã có hơn 200 người dân Đông Đức bị bắn chết.

Tại Đông Đức về kinh tế, người dân giàu có hơn tất cả các dân tộc theo xã hội chủ nghĩa khác, nhưng họ vẫn bất mãn khi so sánh với mức sống của người dân anh em Tây Đức, bất mãn khi không được phép đi ra nước ngoài. Vào mùa hè năm 1989, hàng ngàn người Đông Đức đã vượt sang nước Hungari và tràn vào các tòa đại sứ của Tây Đức tại hai thành phố Prague và Warsaw. Hàng triệu người trên thế giới đã chứng kiến cảnh tượng này trên màn ảnh vô tuyến truyền hình: đây là cảnh “bỏ phiếu bằng chân” của những người sống trong chế độ cộng sản! Tới tháng 9-1989, số người biểu tình tại các thành phố của Đông Đức đã gia tăng rất cao, họ hát câu “chúng tôi muốn ở lại” và đòi hỏi chính quyền cộng sản phải thay đổi đường lối cai trị. Ông Erich Honecker vì thế phải từ chức, thay thế bằng ông Egon Krenz và các nhà lãnh đạo Đông Đức phải ra lệnh mở Bức Tường Bá Linh. Trong vài ngày, hàng triệu người dân Đông Đức đã vượt qua khu Tây Bá Linh. Một câu chuyện vui kể lại rằng khi ông Erich Honecker tỉnh dậy, thấy khu Đông Bá Linh không còn bóng người nhưng vẫn còn thắp đèn sáng, ông bèn tới Bức Tường Bá Linh và thấy một mẩu giấy ghi rõ câu : “ai đi sau cùng nhớ tắt đèn”.

Kể từ khi ông Egon Krenz quản trị Đông Đức, xứ sở này trong nhiều tháng vẫn chìm vào trong các rối loạn chính trị. Tháng 3 năm 1990, đã có các cuộc bầu cử tự do đầu tiên và Công Đoàn Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (the Christian Democratic Union), một đảng phái mới được thành lập của những người Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Tây Đức, đã chiếm được 41% số phiếu. Trong khi đó tại Tây Đức, Thủ Tướng Helmut Kohl không ngừng theo đuổi chương trình thống nhất nước Đức vì vậy vào tháng 3-1990, tại thành phố Bonn đã diễn ra các cuộc thảo luận “Hai cộng Bốn”, gồm 2 nước Đông và Tây Đức với 4 nước chiến thắng trong Thế Chiến Thứ Hai là Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô rồi vào ngày 12-9-1990, cả 6 nước kể trên đã ký tên vào “Hiệp Ước ổn định cuối cùng đối với nước Đức” (the Final Settlement with Respect to Germany) và sự kiện này chính thức chấm dứt Thế Chiến Thứ Hai.

Hiệp ước Ổn Định kể trên đã mở đường cho việc thống nhất nước Đức, và bắt đầu từ nửa đêm ngày 2-10-1990, nước Đông Đức không còn hiện hữu nữa mà trở thành 5 tiểu bang mới của Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Kể từ ngày thành lập 7-10-1949, xứ sở cộng sản Đông Đức với dân số 16 triệu người và diện tích bằng tiểu bang Tennessee, với tên gọi là Cộng Hòa Dân Chủ Đức, đã cáo chung sau khi tồn tại được 40 năm và 360 ngày!

3- Tiệp Khắc

Tiệp Khắc là quốc gia nằm giữa châu Âu, gồm ba xứ hợp lại là Bohemia, Moravia và Slovakia. Từ nhiều thế kỷ, Tiệp Khắc vẫn theo đuổi nền dân chủ cho tới khi bị Đức Quốc Xã tấn công vào năm 1938. Sau khi nước Đức bị thua trận, một chính quyền Cộng sản theo Stalin được thiết lập tại Tiệp Khắc từ tháng 2-1948 tới đầu thập niên 1960. Vào lúc này và do nền kinh tế suy sụp, các người cầm quyền cộng sản đã tìm cách cải tổ kinh tế và nới lỏng các kiểm soát chính trị. Tiến trình cải cách đã đi tới cao điểm gọi là “Mùa Xuân Praha” (the Prague Spring) của năm 1968 do nhân vật cộng sản cải cách lãnh đạo tên là Alexander Dubcek.

Ông Alexander Dubcek (1921-92) chào đời vài tháng sau khi cha mẹ của ông từ thành phố Chicago, Hoa Kỳ, trở về xứ Slovakia. Ông Dubcek đã trải qua tuổi trẻ tại Liên Xô. Đầu năm 1968, ông Dubcek công bố một chương trình cải tiến gọi là “Xã Hội Chủ Nghĩa với bộ mặt con người” (Socialism with a human face). Trong thời gian 8 tháng dễ thở này, từ tháng 1 tới ngày 20-8-1968, ông Dubcek là hình ảnh của hy vọng cho người dân Tiệp Khắc. Liên Xô, dưới quyền lãnh đạo của ông Leonid Brezhnev, coi các cải tiến tại Tiệp Khắc là “quá nguy hiểm” cho thể chế cộng sản, nên đã đàn áp phong trào “Mùa Xuân Praha” bằng 500,000 quân thuộc Minh Ước Warsaw (the Warsaw Pact).

Warsaw là liên minh quân sự được thành lập năm 1955 để đối đầu với khối Nato. Các thành phần ban đầu của Minh Ước Warsaw gồm 8 nước: Tiệp Khắc, Đông Đức, Ba Lan, Hungari, Romania, Bulgaria, Albania và Liên Xô. Hành động quân sự duy nhất của liên minh này là cuộc xâm lăng Tiệp Khắc vào tháng 8-1968 trong đó Romania không tham gia. Vào đầu thập niên 1960, nước Albania không tham dự vào liên minh Warsaw rồi chính thức rút lui vào năm 1968. Minh Ước Warsaw bị giải thể vào tháng 7-1991.

Năm 1987, khi bị hỏi về sự khác biệt giữa “Mùa Xuân Praha” của ông Dubcek và các chương trình “Glasnost” và “Perestroika” của ông Gorbachev, người phát ngôn thuộc Bộ Ngoại Giao Liên Xô đã trả lời rằng: “19 năm”!

Sau khi ông Alexander Dubcek bị bắt về giam tại Liên Xô và phong trào “Mùa Xuân Praha” bị dẹp tan, một nhân vật cộng sản cứng dắn mới lên nắm quyền tại Tiệp Khắc, đó là ông Gustav Husak. Từ nay, tất cả những người có khuynh hướng cải tiến đều bị thanh trừng, hầu như mọi người dân Tiệp Khắc đều thu mình lại để được an toàn, thế nhưng vẫn còn một số ít người rất can đảm, cả nam lẫn nữ, đã tập hợp lại một cách lỏng lẻo để tạo nên một nhóm chống đối các kẻ đàn áp: “Nhóm Hiến Chương 77” (The Charter 77).

Vào khoảng đầu tháng 1 năm 1977, một nhóm 242 người bất đồng chính kiến gốc Tiệp và Slovak, đã họp lại và ký tên vào một bản Tuyên Ngôn (manifesto) qua đó họ liệt kê các đòi hỏi căn bản về Nhân Quyền (basic human rights). Mặc dù đã được viết bằng những từ ngữ thận trọng, bản Hiến Chương 77 đã gây nên các hành động giận dữ của chính quyền Cộng Sản Tiệp Khắc: các người ký tên trong đó có ông Vaclav Havel, đều bị bắt, bị lưu đầy, bị xách nhiễu nhưng những nhân vật anh hùng này đã là hạt nhân cho phong trào phản kháng 12 năm về sau tại Tiệp Khắc.

20 năm sau ngày quân đội của Hiệp Ước Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc, đã có vào khoảng 20,000 người biểu tình đòi dân chủ, chống lại chế độ Cộng Sản vào ngày 21-8-1988 trước sự ngỡ ngàng của công an và đảng cộng sản cầm quyền. Đây là cuộc phản đối lớn nhất kể từ năm 1969 và cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán, 400 người bị bắt.

Tại thành phố Prague, cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra từ ngày 15 tới ngày 20-1-1989 và cảnh sát cộng sản đã phải dùng dùi cui, hơi cay, vòi nước và chó dữ để dẹp biểu tình. Trong số người bị bắt lại có ông Vaclav Havel. Ngày 21-2, ông Havel bị tuyên án 8 tháng tù vì có hành vi “chống nhà nước và xã hội chủ nghĩa”. Nhiều người bất đồng chính kiến khác cũng bị tuyên án tương tự. Rồi 2,000 thanh niên đã tham gia biểu tình đòi dân chủ vào ngày 1-5-89, họ cũng bị đàn áp. Tới ngày 17-5-89, ông Havel được thả khỏi nhà tù vì đã “học tập tốt” theo lời của chính quyền cộng sản, nhưng thực ra là do sự chỉ trích của khối Tây Phương. Rồi 35,000 người bất đồng chính kiến, phản đối chế độ Cộng Sản, đòi hỏi Dân Chủ, đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư yêu cầu phải “thay đổi tận gốc không khí xã hội và chính trị”.

Các biểu tình phản kháng vẫn tiếp tục diễn ra tại Prague vào các ngày 28-8, 17-11, 20-11, 27-11-1989 rồi tới ngày 29-11, chính quyền cộng sản phải công nhận hủy bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Ngày 10-12-1989, một chính quyền liên bang mới được thành lập và chủ tịch Husak từ chức. Ông Alexander Dubcek được bầu làm chủ tịch của Quốc Hội Liên Bang ngày 28-12 rồi ngày hôm sau, ông Vaclav Havel được bầu làm Tổng Thống của nước cộng hòa.

Ông Havel đã thăm viếng Moscow vào hai ngày 26, 27-2-1990 và ký với ông Gorbachev một thỏa ước theo đó 73,500 quân Xô Viết phải rút khỏi Tiệp Khắc vào tháng 7 năm 1991. Nước Tiệp Khắc vào giai đoạn này đã gặp rất nhiều vấn đề khó giải quyết, chẳng hạn làm sao loại bỏ “giới cầm quyền cũ Nomenclatura” (nhóm cựu đảng viên C.S.)  ra khỏi các chức vụ cao, làm sao tháo gỡ được hệ thống kinh tế chỉ huy phức tạp và nặng nề và làm sao giải quyết êm đẹp các căng thẳng quốc gia với xứ Slovakia, rồi cuối cùng, nước Tiệp Khắc bị chia làm hai xứ riêng rẽ vào tháng 1-1993: đó là hai nước cộng hòa Tiệp (Czech) và Slovak

4 . Hungari

Hungari là một quốc gia tại miền trung của châu Âu với diện tích nhỏ hơn tiểu bang Indiana và dân số 10 triệu người. Người Hungari có nguồn gốc từ bộ lạc du mục thiện chiến Magyar, từ châu Á tới châu Âu vào thế kỷ thứ 9 để rồi lập nên một vương quốc quan trọng. Khi đế quốc Áo-Hung bành trướng vào thế kỷ 19, Hungari là một miền đất tự trị, phát triển cho tới cuối Thế Chiến thứ nhất, khi đó hai phần ba diện tích bị cắt xén thành nước Tiệp Khắc, một phần của Nam Tư và một phần của Romania. Ngày nay, những người dân gốc Hungari vẫn còn sinh sống tại các quốc gia kể trên và đông đảo nhất tại vùng Transylvania thuộc nước Romania.

Vào thập niên 1930, nhà độc tài Adolf Hitler đã hứa sẽ trả lại các miền đất mà Hungari bị mất vì Hiệp Ước Trianon, cho nên vào năm 1941, Hungari đã giúp Hitler tấn công Nam Tư và tham gia vào khối Trục. Tới năm 1943, Hitler không coi Hungari là một nước đồng minh, đã chiếm đóng nước này vào tháng 3-1944 rồi sau đó, nửa triệu người Do Thái sinh sống tại Hungari đã bị chở tới các trại tập trung đặt trên nước Đức và bị giết trong các phòng hơi ngạt.

Sau khi Đức Quốc Xã thua trận, các người cộng sản Hungari đã chiếm chính quyền với sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô. Ông Mathias Rakosi là lãnh tụ đảng Cộng Sản và cũng là người đứng đầu chính quyền Hungari, đã cai trị xứ sở này như một nhà độc tài. Chính sách cai trị khắc nghiệt của ông Rakosi đã khiến cho nền kinh tế Hungari đi dần tới chỗ kiệt quệ và dân chúng đều bất mãn.

Năm 1953, ông Imre Nagy làm Thủ Tướng, Rakosi làm chủ tịch đảng Cộng Sản. Ông Nagy đã nới lỏng các kiểm soát, cho dân chúng Hungari đôi phần tự do hơn để cải thiện đời sống nhưng các cải tiến này đã bị ông Rakosi và các đảng viên cộng sản khác chống đối. Ông Nagy bị loại khỏi chính quyền và bị khai trừ khỏi đảng vào năm 1955. Các chính sách khắc nghiệt của ông Rakosi một lần nữa lại được áp đặt lên xứ sở Hungari khiến cho các thanh niên, các nhà văn… đều phản đối, nhất là về phạm vi nhân quyền và tự do tư tưởng, vì thế ông Rakosi bị loại khỏi chức vụ chủ tịch đảng Cộng Sản vào giữa năm 1956 nhưng các chính sách khắc nghiệt vẫn còn được duy trì khiến cho đã xẩy ra một cuộc nổi dậy, chống đối, tại thành phố Budapest.

Cuộc cách mạng này đã lan ra khắp nước Hungari. Nhân dịp này nhiều tù nhân chính trị đã được trả tự do trong đó có cha Joseph Cardinal Mindszenty là người đứng đầu nhà thờ công giáo Catholic tại Hungari, đã bị giam cầm từ năm 1949. Cuộc nổi dậy của người dân Hungari đã khiến cho ông Imre Nagy lại trở nên Thủ Tướng và ông Nagy đã tuyên bố Hungari là một quốc gia trung lập, nhưng chính quyền này chỉ tồn tại được vài ngày, vì vào tháng 11 năm đó, quân đội Liên Xô đã tràn vào nước Hungari, đàn áp cuộc cách mạng. Số người bị giết trong cuộc tàn sát này từ 6,500 tới 32,000 người. Khoảng 250 người tích cực trong cuộc cách mạng kể trên, kể cả ông Imre Nagy, đã bị Liên Xô hành quyết vào năm 1958. 200,000 người Hungari đã bỏ xứ, chạy trốn.

Sau cuộc Cách Mạng năm 1956, Liên Xô đã kiểm soát chặt chẽ xứ Hungari và ông Janos Kadar là lãnh tụ đảng Cộng Sản mới, lãnh chức Thủ Tướng từ năm 1956 tới 1958 rồi từ năm 1961 tới 1965. Vào thập niên 1960, ông Kadar đã nới lỏng các kiểm soát về kinh tế, văn hóa và xã hội khiến cho chế độ cộng sản Hungari được coi là tiến bộ nhất. Năm 1987, ông Karoly Grosz được chọn làm Thủ Tướng rồi làm lãnh tụ đảng, thay thế ông Kadar. Vào cuối thập niên 1980 này, quyền lực của đảng Cộng Sản Hungari bị suy giảm, các đảng phái khác bắt đầu hoạt động trở lại. Vào tháng 6-1989, đảng Cộng Sản Hungari phải thảo luận với các đảng phái đối lập. Họ đã xét lại cuộc cách mạng năm 1956 và tuyên bố rằng vụ xét xử ông Imre Nagy và các đồng chí vào năm đó bị coi là bất hợp pháp và cuộc nổi dậy năm 1956 không bị coi là “phản cách mạng”. Ông Nagy và các đồng chí cũ được phục hồi danh dự và chôn cất long trọng vào tháng 6-1989.

Mùa hè năm 1989, Hungari đã mở cửa biên giới với nước Áo khiến cho hàng ngàn người Đông Đức đã tràn qua các nước tây phương. Ngày 10-3-1990, Hungari đã ký với Liên Xô một thỏa ước về rút toàn bộ 52,000 quân Xô Viết ra khỏi lãnh thổ Hungari vào tháng 7-1991và xứ sở này chuyển sang chính thể dân chủ đa đảng, có Quốc Hội và Tổng Thống. Đảng Cộng Sản Hungari mặc dù đã cải tổ nội bộ, kể từ tháng 4-1990 chỉ chiếm được 11 % số phiếu bầu. Cũng từ năm 1990, Hungari đã theo đuổi các chính sách cải tổ kinh tế, tư hữu các xí nghiệp và trả lại đất đai cho nông dân.

  1. Albania

Albania là quốc gia nghèo nhất của châu Âu, có diện tích vào khoảng tiểu bang Alabama với dân số hơn 3 triệu người. Albania tiếp giáp với các nước Nam Tư, Macedonia, Hy Lạp và biển Adriatic.

Qua nhiều thế kỷ bị nước ngoài đô hộ, người dân Albania vẫn giữ được bản tính dân tộc nên đã giành được độc lập vào năm 1920 rồi tới Thế Chiến Thứ Hai, quốc gia nhỏ bé này bị Phát Xít Ý xâm lăng vào tháng 4-1939, rồi bị sát nhập vào nước Ý. Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai, có ba lực lượng kháng chiến chính trong xứ Albania: a) tổ chức Cộng Sản gọi là Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia NLF (the National Liberation Front) do Enver Hoxha lãnh đạo, b) lực lượng bảo hoàng gọi là Phong Trào Hợp Pháp (Legality) do Abas Kupi điều khiển, c) phong trào quốc gia gọi tên là Balli Kombetar do Midhat Frasheri chủ trương. Cả ba nhóm quân sự này vừa đánh quân đội Đức Quốc Xã chiếm đóng, vừa đánh lẫn nhau.

Năm 1944, lực lượng Đức Quốc Xã bị đánh bật ra khỏi Albania và các người Cộng Sản kiểm soát được đất nước. Ông Hoxha đã thiết lập nên tại Tirana một chính quyền cộng sản và lãnh đạo đất nước với chức vụ Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản từ năm 1953. Ông Enver Hoxha (1908-1985), đã cai trị xứ Albania cho tới khi chết. Ông ta ủng hộ các chính sách của Joseph Stalin, nhà độc tài của Liên Xô. Từ nay, mọi ruộng đất đều bị tập trung thành các nông trại tập thể, các người chống đối đều bị cầm tù, các tài sản tư nhân bị tịch thu, mọi cơ sở tôn giáo đều bị đóng cửa, các hoạt động văn hóa và trí thức đều phải theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Ông Hoxha đã cô lập xứ Albania, không cho giao tiếp với các quốc gia khác. Chính sách giới hạn mọi tự do cá nhân tại Albania đã khiến cho xứ sở này trở thành quốc gia nghèo đói nhất châu Âu, trong khi đó các đảng viên cộng sản vẫn tự hào rằng Albania là quốc gia duy nhất trên thế giới theo đúng các giáo điều Mác Xít Lê Nin Nít!

Khi Albania giành được độc lập vào năm 1944, đảng Cộng Sản Nam Tư đã giúp đỡ các đảng viên cộng sản Albania tổ chức lại Mặt Trận Giải Phóng NLF nhưng tới năm 1948, sự rạn nứt đã xẩy ra giữa Nam Tư và Liên Xô khiến cho Nam Tư bị trục xuất khỏi Khối Cominform, một tổ chức gồm các đảng cộng sản châu Âu do Liên Xô lãnh đạo. Vào lúc này, Albania theo Liên Xô nên đã tuyệt giao với Nam Tư.

Vào đầu thập niên 1960, đã xẩy ra một dạn nứt khác giữa Liên xô và Trung Cộng do khác biệt về cách giảng giải các giáo điều Cộng sản. Trung Cộng đả phá Liên Xô vì đã tìm cách sống chung với các quốc gia tây phương và Albania ủng hộ lập trường của Trung Cộng. Vào năm 1961, Albania đoạn giao với Liên Xô. Từ đó Trung Cộng cung cấp mọi trợ giúp cho Albania kể cả trợ giúp kỹ thuật. Tới cuối thập niên 1970, các nhà lãnh đạo cộng sản Albania lại chỉ trích Trung Cộng là đã không theo đúng các giáo điều Cộng Sản, đã liên lạc với Nam Tư và Hoa Kỳ. Trung Cộng bèn phản ứng lại bằng cách cắt hết viện trợ cho Albania.

Năm 1985, ông Enver Hoxha chết sau khi đã cai trị Albania hơn 40 năm, đã bắt mọi người dân Albania phải thành kính tôn sùng lãnh tụ. Ông Ramiz Alia, nguyên là chủ tịch nước từ năm 1982, đã kế tiếp ông Hoxha làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản.

Từ năm 1989, vì các quốc gia cộng sản Đông Âu bắt đầu tan rã nên xứ Albania cũng bị ảnh hưởng. Các cuộc biểu tình đã xẩy ra tại thủ đô Tirana, một sự việc không hề có trong 46 năm trường, một phần là do sự giảm bớt bóp nghẹt của cơ quan công an mật vụ Sigurimi. Vào mùa xuân năm 1990, chủ tịch Ramiz Alia công bố một chương trình “dân chủ hóa”, cho phép nông dân được quyền canh tác trên các mảnh đất tư hữu, chấp nhận việc du lịch ra nước ngoài và cho phép dân chúng thực hành tôn giáo tại gia đình. Một cải tiến khác của Albania là trả tiền thưởng cho các công nhân làm việc chăm chỉ, để sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn. Thế nhưng, những cải cách này chưa thực sự mang lại các kết quả tốt.

Vào tháng 7-1990, 5,000 người Albania đã xuống đường, phản đối chính quyền Cộng Sản, đập phá các tòa đại sứ để yêu cầu được ra các nước ngoài. Nhiều người liều mạng băng qua biên giới Nam Tư và Hy Lạp mà không có giấy tờ, để tìm tự do và tránh các hiểm nghèo kinh tế. Các xáo trộn vẫn tiếp tục tới cuối năm 1990 khiến cho đảng cộng sản cầm quyền phải đồng ý để các đảng phái chính trị khác tham gia vào các cuộc bầu cử đa đảng, diễn ra vào tháng 3-1991. Sau cuộc bầu cử này, đảng cộng sản thắng nhiều phiếu bởi vì các lực lượng đối lập đã không được tổ chức cẩn thận. Các bạo loạn chống cộng sản vẫn diễn ra tại Albania khiến cho một chính phủ mới được thành lập, bao gồm bên trong 9 nhân vật độc lập.

Cuộc bầu cử kế tiếp diễn ra vào tháng 3-1992 và lần này, Đảng Dân Chủ Albania đối lập (the Albanian Democratic Party) đã thắng lớn trên toàn quốc. Ông Sali Berisha, một y sĩ giải phẫu tim, 47 tuổi, trở nên Tổng Thống không cộng sản đầu tiên vào tháng 4-1992. Sau khi trở thành nhà lãnh đạo của xứ Albania, ông Sali Berisha đã thực hiện nhiều chuyến công du ra các nước ngoài để xin trợ giúp, ngõ hầu ổn định xứ sở Albania quá nghèo đói.

  1. Bulgaria

Bulgaria là một quốc gia thuộc vùng Balkan, lãnh thổ nhiều đồi núi này có diện tích vào khoảng tiểu bang Tennessee và dân số 9 triệu người, tiếp giáp với các nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ kỳ ở phía nam, Nam Tư và Macedonia ở phía tây, Romania ở phía bắc và Biển Đen (the Black Sea) ở phía đông. Thủ đô của Bulgaria là thành phố Sofia, được người La Mã xây dựng nên vào thế kỷ thứ 2. Người Bulgaria có nguồn gốc pha trộn của các bộ lạc Slavic và Bulgars, và bộ lạc sau này từ Trung Á tới xâm chiếm bán đảo Balkan vào thế kỷ thứ 9. Bulgaria bị cai trị bởi các người nước khác và cuối cùng bị chinh phục bởi đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Năm 1878, nước Bulgaria giành được độc lập nhờ sự trợ giúp của người Nga vì thế người Bulgaria thường có thiện cảm với dân Nga.

Năm 1912, với hy vọng giành lại miền đất đã mất vì Hiệp Ước Berlin, Bulgaria cùng với các nước khác thuộc vùng Balkan tham gia vào trận chiến đánh đuổi quân đội Ottoman ra khỏi châu Âu và đây là Cuộc Chiến Balkan thứ nhất. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thua trận, các nước chiến thắng lại tranh chấp nhau và vào năm 1913, Bulgaria tấn công Serbia và Hy Lạp trong Cuộc Chiến Balkan thứ hai. Vì bị thua trong cuộc chiến này, Bulgaria bị mất phần đất đã giành được trong cuộc chiến trước.

Trong Thế Chiến Thứ Nhất, Bulgaria đứng về phe Đức vì hy vọng chiếm lại các phần đất đã mất nhưng đã thất bại. Tới Thế Chiến Thứ Hai, Bulgaria là đồng minh của Đức và Ý. Ngày 8-9-1944, quân đội Liên Xô xâm chiếm Bulgaria và các người cộng sản đã giành được chính quyền. Từ đây, các người dân bị phe cộng sản coi là chống đối đã bị giết, bị gửi đi các trại tù cải tạo, quyền tư hữu của dân chúng bị hủy bỏ, mọi tự do trong xứ bị giới hạn. Năm 1946, lãnh tụ cộng sản Georgi Dimitrov trở nên nhà cai trị xứ Bulgaria. Năm 1947, Bulgaria phê chuẩn Hiến Pháp giống như Hiến Pháp của Liên Xô rồi tới năm sau, 1948, các người cộng sản kiểm soát được hoàn toàn đất nước này. Ông Dimitrov chết vào năm 1949, năm sau ông Vulko Chervenkov lên nắm quyền. Từ năm 1950, nền kỹ nghệ của Bulgaria đã gia tăng nhưng mực sống của người dân xuống thấp dần.

Năm 1954, ông Todor Zhivkov (1911-   ) trở nên lãnh tụ đảng Cộng Sản và đã cầm quyền từ năm này tới tháng 11-1989. Trong số các lãnh tụ cộng sản Đông Âu, ông Zhivkov là kẻ tham quyền cố vị lâu thứ hai, chỉ đứng sau ông Enver Hoxha của xứ Albania. Ông Zhivkov là lãnh tụ cộng sản đầu tiên bị xét xử công khai vào tháng 9-1992 vì lạm quyền và thâm lạm của công rồi bị kết án 7 năm tù quản thúc. Hai lãnh tụ khác là ông Nicolae Ceausescu bị xử bắn ngay sau một phiên tòa quân sự vào năm 1989 và ông Erich Honecker, cựu chủ tịch Đông Đức, bị kết án vào cuối năm 1992.

Vào năm 1962, ông Zhivkov trở nên chủ tịch nước Bulgaria, đã theo đường lối thân Liên Xô. Trong thời gian Bulgaria sống dưới chế độ cộng sản, người dân phải chịu đựng mọi thiếu thốn về các nhu yếu phẩm căn bản và các dịch vụ sơ đẳng, khiến cho một số nhân viên chính quyền cộng sản cũng phải căm hờn đường lối bóp nghẹt của Liên Xô. Năm 1965, ông Zhivkov thoát nạn sau một cuộc đảo chính quân sự không thành.

Tới cuối thập niên 1980, các chính sách cởi mở tại Liên Xô đã ảnh hưởng đến xứ Bulgaria. Vào tháng 10-1989, các nhóm phản đối chính quyền cộng sản đã xuất hiện tại thành phố Sofia nhân một cuộc hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức tại đây, bởi vì sự hiện diện của một số đại biểu ngoại quốc đã khiến cho giới cấm quyền cộng sản phải nhẹ tay trong việc đàn áp. Rồi tới ngày 3-11 năm đó, 4,000 người đã biểu tình trước Quốc Hội, đây là cuộc phản kháng lớn nhất kể từ năm 1947.

Người dân trong nước Bulgaria đã biểu tình phản đối chính quyền cộng sản Zhivkov, đòi hỏi dân chủ và một số tự do căn bản. Cuộc phản kháng đã bắt đầu từ bên trong nội bộ đảng Cộng Sản, do Bộ Trưởng Ngoại Giao là ông Petar Mladenov. Do áp lực từ Liên Xô, ông Zhivkov phải rút lui khỏi chính quyền vào tháng 11-1989 và ông Mladenov trở nên chủ tịch đảng và chủ tịch nước.

Từ tháng 1-1990, do các bất mãn từ dân chúng, đảng Cộng Sản bị bớt dần độc quyền và chịu chấp nhận hệ thống chính trị đa đảng. Tháng 4 năm đó, đảng Cộng Sản Bulgaria đổi tên thành Đảng Xã Hội rồi cũng vào tháng 4, Quốc Hội bầu lại ông Mladenov làm chủ tịch nước. Tháng 6-1990, các cuộc bầu cử tự do, đa đảng, được tổ chức lần đầu tiên tại Bulgaria sau 44 năm. Đảng Xã Hội đã chiếm được nhiều phiếu nhất, sau đó là đảng Liên Hiệp Các Lực Lượng Dân Chủ UDF (Union of Democratic Forces). Tới tháng 7, các sinh viên lại biểu tình, phản đối ông Mladenov, họ dựng nên các căn lều trong “Vùng Không Cộng Sản” (a Communist free zone) thuộc thành phố Sofia. Tháng 8-1990, ông Zhelyu Zhelev thuộc lực lượng UDF được Quốc Hội bầu làm Tổng Thống xứ Bulgaria và đây là vị nguyên thủ loại “không cộng sản” đầu tiên, kể từ năm 1944. Từ năm 1991, đảng Cộng Sản Bulgaria tự hủy diệt dần dần.

2017: Bi quan cho phương Tây?

2017: Bi quan cho phương Tây?

 Mark Urban    BBC

Hình minh họa

GETTY IMAGES

Điều gì chờ đợi thế giới trong năm 2017? Một số sự kiện gần đây cho thấy 2017 có thể sẽ rất khó khăn cho các nước phương Tây.

Có những dấu hiệu rằng ngay cả khả năng của Tây phương đặt ra quy tắc cho trò chơi quốc tế cũng đang bắt đầu tan rã.

Đây là một số sự kiện lớn của nửa sau 2016:

  • Cáo buộc Nga dùng tin tặc can thiệp bầu cử Mỹ
  • Syria và người ủng hộ nước ngoài đè bẹp quân nổi dậy ở đông Aleppo
  • Trung Quốc bỏ qua phán quyết của tòa quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ với Philippines
  • Một số nước như Nga và Nam Phi đã rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế
  • Một số thương lượng thương mai quốc tế gặp rủi ro, như TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trumpnói Mỹ sẽ rút khỏi TPP

 

Syria

REUTERSI

Syria

Các sự kiện tại Syria chứng tỏ thất bại của Hội đồng Bảo an LHQ năm thành viên khi họ không thể thỏa thuận cách dừng khủng hoảng. Nhưng nói thật, từ khi LHQ thành lập năm 1945, các tay chơi lớn ít khi nào đoàn kết trong các khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng.

Năm 1991, LHQ đồng ý cuộc chiến do Mỹ dẫn dắt chống Saddam Hussein. Đó là ví dụ rất hiếm của Hội đồng Bảo an ủng hộ một cuộc chiến.

Quan niệm của chúng ta về trật tự thế giới “dựa trên sự thống trị của Mỹ, luôn chỉ có thời gian kéo dài hữu hạn”, theo lời Giáo sư Patrick Porter của Đại học Exeter. Ông tin rằng “trật tự này đang tan rã, vì sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ tây sang đông khiến phương Tây khó áp đặt ý chí của mình hơn”.

Dĩ nhiên nhiều người sẽ hoan nghênh việc siêu cường Mỹ đi xuống và sự đi lên của thế giới đa phương.

Tại nhiều nước châu Phi, châu Á, còn có cảm giác mạnh lên khi một thế hệ lãnh đạo học ở Tây nay nhường chỗ cho thế hệ mới có lập trường riêng.

Nga và Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi về LHQ liên quan các tranh chấp lãnh thổ mà họ quan tâm.

Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tế

GETTY IMAGES

Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tế

Nếu các quy tắc cũ bị xem là do “thực dân” hay các nước phương Tây hùng mạnh soạn ra và nay bị nhiều nơi xem là lỗi thời, thì ít nhất chúng cũng đại diện cho một hệ thống niềm tin mà nhiều nước chấp nhận trong nhiều thập niên, hay ít ra giả vờ chấp nhận.

Các tư tưởng mới nổi lên, như nhãn hiệu hậu cộng sản/Nho giáo của Trung Quốc, hay bản sắc Chính thống giáo Đông phương của Nga, hay tư tưởng Hồi giáo chi phối chính sách của Ả Rập Saudi hay Iran, có thể hấp dẫn dân tộc họ nhưng khó hấp dẫn người ngoài.

Các nhóm phi quốc gia như Hezbollah, Boko Haram, cũng đang là thách thức.

Giáo sư Porter cũng đề cập đến “sự phân rã từ bên trong”. Phương Tây đang bất đồng lớn. Ví dụ, việc ông Donald Trump thắng cử mở ra các lo ngại mới về chiến tranh thương mại.

Có lẽ sẽ có sự nhấn mạnh vào ngoại giao song phương thay vì đa phương. Nó có thể đem lại một cảm giác thế kỷ 19 trong quan hệ quốc tế. Giáo sư Porter nói “chúng ta đang đi về hướng ngoại giao ‘bình thường’ trong lịch sử, khi chúng ta cạnh tranh và hợp tác đồng thời với các đại cường”.

Quan hệ giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin là ví dụ thú vị về quan hệ nhà nước.

Họ nhanh chóng chuyển từ đối đầu và trừng phạt sau khi Thổ bắn rơi một máy bay Nga, sang hợp tác chiến lược tại Syria năm 2016.

Trump và Putin: thời đại song phương mới?

API

Trump và Putin: thời đại song phương mới?

Nhưng liệu các nước châu Âu, Mỹ với truyền thống dân chủ cùng các nhóm lợi ích đối nghịch có thể chạy cùng các nước có các lãnh đạo độc đoán?

Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Anh, Simon Fraser, tin rằng “luật pháp, tổ chức, hiệp định, và các quy tắc khác sẽ vẫn quan trọng, nhưng có lẽ sẽ có hình thái mới, tiếp tục thay đổi bên trong cấu trúc lớn”.

Những thay đổi cơ cấu của thế giới có vẻ khiến các xã hội phương Tây bị thiệt thòi: họ tôn trọng quy định quốc tế còn Nga và Trung Quốc nói có thể bỏ qua (Crimea và Biển Nam Trung Hoa).

Trong nhiều trường hợp, quân đội các nước từ bỏ việc sử dụng bom chùm hay mìn, là các vũ khí được Syria và Nga dùng trong mấy tháng gần đây.

Phương Tây chỉ có khả năng hạn chế khi muốn đáp trả Nga hay các vụ tấn công mạng.

Ngoài ra lại còn các hạn chế từ trì trệ kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ, ngôn từ dân túy.

Ta phải tự hỏi liệu các câu lạc bộ quốc tế trong định nghĩa về “phương Tây – Nato và EU – còn có thể tồn tại như cũ trong năm 2017.

Vụ thảm sát Katyn

Bài cũ nhưng còn giá trị , mời xem

Vụ thảm sát Katyn : Tòa án Nhân quyền Châu Âu y án đối với Nga

katyn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bia tưởng niệm các nạn nhân Ba Lan bị Liên Xô xử tử

CC-by-nc-sa_katyn, Stuck in Customs / Trey Ratcliff (flickr)
Mai Vân
RFI

Trong phán quyết chung cuộc công bố vào hôm nay, 21/10/2013, Tòa án Nhân quyền Châu Âu trụ sở tại Strasbourg đã xác nhận lời lên án của Nga về tội « thiếu tường trình tích cực » về số phận các tù nhân Ba Lan tại Katyn bị Liên Xô xử tử vào năm 1940.

Mười bảy thẩm phán của thuộc cơ quan tối cao của Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã hoàn toàn nhất trí phán quyết rằng « Nga đã thiếu sót trong nghĩa vụ hợp tác với Toàa Án Châu Âu khi đã miễn cưỡng trong việc « cung cấp tất cả các phương tiện thuận lợi cho vieech xem xét vụ án ».

Các thẩm phán tuy nhiên – tương tự như trong phán quyết cấp sơ thẩm năm 2012 – đã tuyên bố không có thẩm quyền phán quyết về các trường hợp người bị chết « xảy ra 58 năm trước khi Công ước Châu Âu về Nhân quyền có hiệu lực tại Nga từ năm 1998 ».

Nguyên đơn trong vụ kiện này là người thân của 12 nạn nhân Ba Lan trong vụ thảm sát ở Katyn, gần thành phố Smolensk (phía tây nước Nga).
Tại đấy, gần 22.000 người Ba Lan, trong đó có nhiều sĩ quan, đã bị xử tử mà không kinh qua xét xử theo lệnh của Stalin vào đầu năm 1940. Mátxcơva trong một thời gian dài đã đổ tội giết người cho phía quân Đức.

Một cuộc điều tra về Katyn được Nga khởi xướng vào năm 1990, nhưng các thủ tục tố tụng hình sự đã kết thúc vào năm 2004 bằng một quyết định kết thúc cuộc điều tra. Văn bản về quyết định này vẫn còn bị liệt vào diện tài liệu mật, cho đến nay không ai được tham khảo.

Mỹ chính thức trừng phạt Nga vụ can thiệp bầu cử

Mỹ chính thức trừng phạt Nga vụ can thiệp bầu cử

Ba thượng nghị sĩ Mỹ, từ trái, Lindsay Graham, John McCain, và Amy Klobuchar, cùng Tổng Thống Raimonds Vejonis của Latvia tại cuộc họp báo ở thủ đô Riga, nói về vụ tin tặc Nga. (Hình: AP Photo/Vitnija Saldava)

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Năm chính thức đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga, trong một vụ trả đũa mà chính phủ Mỹ gọi là Moscow có “các hoạt động tin tặc vô cùng nguy hiểm.”

Các biện pháp này bao gồm trục xuất một số người và đóng cửa một số cơ sở của người Nga, buộc họ phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Một cách cụ thể, có 35 người Nga được coi là “không được hoan nghênh” phải rời Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ.

Ngoài ra, hai cơ sở của Nga tại Maryland và New York phải đóng, cùng với sáu người Nga và năm hoạt động của chính phủ Nga phải ngưng lại.

Đây là lần đầu tiên tên của các giới chức Nga được đưa ra, liên quan đến vụ họ bị tố cáo có liên quan đến các hoạt động tin tặc và bị đưa vào danh sách bị trừng phạt.

Thông báo của Tòa Bạch Ốc mô tả sự đồng thuận của cộng đồng tình báo Mỹ rằng chuyện Nga can thiệp vào cuộc bầu cử qua các hoạt động tin tặc là “không thể chấp nhận được và sẽ không được tha thứ.”

“Hoạt động tin tặc của Nga là nhằm ảnh hưởng cuộc bầu cử, làm xói mòn lòng tin đối với các cơ quan chính quyền dân chủ Mỹ,” thông báo cho biết. “Những hành động này là không thể chấp nhận được và sẽ không được tha thứ.”

Ngay lập tức, phát ngôn viên của Tổng Thống Vladimir Putin của Nga nói rằng “Nga rất tiếc Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt, và đang cân nhắc các hành động trả đũa,” theo hãng thông tấn AP. (Đ.D.)

Kim Jong-un cấm tổ chức lễ Giáng sinh, bắt người dân tưởng nhớ bà nội mình

Kim Jong-un cấm tổ chức lễ Giáng sinh, bắt người dân tưởng nhớ bà nội mình

 Tuệ Tâm

 Trong khi hàng triệu người theo đạo Thiên Chúa trên thế giới tưng bừng ăn mừng Giáng sinh, thì tại Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong-un lại bắt người dân của mình quên đi Chúa Jesus, thay vào đó là tưởng niệm bà nội của mình.

Triều Tiên, Kim Jong un, giáng sinh,

Lãnh đạo Kim Jong-un cấm người dân đón lễ Giáng sinh, thay vào đó là tưởng nhớ bà nội của mình. (Ảnh: Internet)

“Thánh Mẫu của cuộc cách mạng”

Kim Jong-suk (24/ 12/1917– 22/ 9/1949) là phu nhân của lãnh đạo đầu tiên ở Triều Tiên Kim II-sung và là mẹ của lãnh đạo Kim Jong-il, cũng là bà nội của nhà độc tài Kim Jong-un.

Bà Kim Jong-Suk được sinh ra vào đúng đêm trước Giáng sinh. Trước đây bà từng là một du kích chống Nhật và nhà hoạt động cộng sản. Bà được biết đến với danh hiệu “Thánh Mẫu của cuộc Cách mạng”.

Triều Tiên, Kim Jong un, giáng sinh,

Kim Jong -suk, bà nội của Kim Jong-un, được mệnh danh là “Thánh Mẫu của cuộc Cách mạng. (Ảnh: Internet)

Triều Tiên là một trong những nước cấm người theo đạo Thiên Chúa giáo, vì cho rằng người theo đạo Thiên Chúa là những người thù địch và chống đối chính phủ xã hội chủ nghĩa, do đó những người này là mục tiêu bị bắt giữ, tra tấn, và thậm chí bị giết chết.

Đã có hàng nghìn người được tin là bị bắt và giam cầm trong các trại lao động, trong đó có một nhà truyền giáo người Mỹ- Kenneth Bae đã bị kết án 15 năm lao động khổ sai. Cũng có ít nhất một người Thiên Chúa giáo đã bị xử tử công khai vì phạm tội phân phát Kinh Thánh.

Kim Jong-un từng rất ám ảnh với lệnh cấm tổ chức Giáng sinh. Năm 2014, ông ta đã rất tức giận khi thấy Hàn Quốc lên kế hoạch dựng một cây thông Noel lớn ở gần biên giới. Lúc đó Kim Jong-un lập tức đe dọa gây chiến tranh khiến Hàn Quốc phải hủy kế hoạch này.

250 triệu người Trung Quốc thoái Đảng để lựa chọn tự do

250 triệu người Trung Quốc thoái Đảng để lựa chọn tự do

 Tiểu Tiên

Gần đây, dân chúng ở Trung Quốc đang tranh nhau “chạy thoát thân” để giữ bình an cho sinh mệnh của mình. Tính từ năm 2004 đến nay, đã có 250 triệu người dân thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới của ĐCSTQ.

tu do, Trung Quốc, thoái Đảng,

Hơn 250 triệu người dân Trung Quốc đã chọn thoái xuất khỏi ĐCSTQ để tránh bị đào thải cùng nó. (Ảnh: en.tuidang.org)

Vào tháng 11/2004, cuốn sách “Cửu bình” – 9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được công bố. Trong vòng 18 tháng, 10 triệu người đã tuyên bố thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Tại Bắc Kinh từ năm 2004, hàng nghìn rồi đến hàng chục nghìn, và tiếp đó hơn một trăm nghìn người dân Trung Quốc bắt đầu lên tiếng phản đối ĐCSTQ mỗi ngày. Trung tâm Tuidang (Thoái Đảng) là dịch vụ ghi lại tuyên bố của người dân khi họ thoái Đảng. Tính đến hiện giờ, Trung tâm đã ghi được 250 triệu tuyên bố thoái Đảng, bằng khoảng 1/7 dân số Trung Quốc.

“Rất nhiều người đã tuyên bố thoái Đảng, đó thực sự là một mốc quan trọng”, phát ngôn viên David Tompkins của Trung tâm Tuidang cho biết, “số liệu cho thấy Phong trào Thoái Đảng đang dâng cao tại Trung Quốc và truyền tới mọi công dân nơi đây”.

Vấn đề quan trọng không phải là sự sụp đổ của ĐCSTQ mà nằm ở tư tưởng tự do trong mỗi cá nhân

– David Tompkins

ĐCSTQ tuyên bố có 85 triệu Đảng viên, chứng tỏ rằng phần lớn thông báo ra khỏi Đảng không chỉ xuất phát từ hàng ngũ này, mà bao gồm các công dân từng lớn lên tại Trung Quốc và gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong hay Đoàn Thanh niên Cộng sản. Dân số Trung Quốc đạt 1,4 tỷ người, vì vậy Phong trào Thoái Đảng “còn phải đi qua chặng đường dài phía trước”, ông Tompkins nhận định.

tu do, Trung Quốc, thoái Đảng,

Cửu bình – Ấn phẩm Chín bài bình về Đảng Cộng sản đã dấy lên làn sóng thoái Đảng Cộng sản trong cộng đồng công dân Trung Quốc.

Số liệu được công bố đã qua quá trình kiểm duyệt nghiêm túc

Trung tâm Thoái Đảng nhận khoảng 120.000 thông báo mỗi ngày. Mỗi thông báo đều được các biên tập viên rà soát lại nhằm loại bỏ tin rác, quảng cáo, số liệu giả và đôi khi là thông tin về quan tham. Có khoảng 10% các thông điệp gửi đến được gửi trả để xác minh và đánh giá thêm. Trung tâm Thoái Đảng phát hành một nhận diện duy nhất cho những người gửi thông báo được chấp nhận, chiếm khoảng 70% mỗi ngày, và đều chính thức lưu giữ chúng.

Ông Tompkins nói: “Vấn đề quan trọng không phải là sự sụp đổ của ĐCSTQ mà nằm ở tư tưởng tự do trong mỗi cá nhân”. Số lượng người đăng ký thoái Đảng chỉ là một khía cạnh của vấn đề, điều quan trọng hơn nằm ở chỗ thoái Đảng đang giải phóng người dân Trung Quốc như thế nào, đó chính là mục đích của phong trào, chứ không phải sự sụp đổ của ĐCSTQ.

Với Phong trào Thoái Đảng, “người dân Trung Quốc giờ đã có cơ hội để hiểu được ý nghĩa thực chất của tự do”, ông Tompkins kết luận.

Thức tỉnh tâm linh

Nhiều người chọn thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ bởi vì đó là cách mà họ tìm thấy hi vọng cho tương lai.

Hoàng Hiểu Mẫn, là người đoạt huy chương bạc 200m bơi ếch trong Thế vận hội Olympic năm 1988, là vận động viên đầu tiên của Trung Quốc dành được huy chương Olympic. Cô đã thoái ĐCSTQ vào tháng 12/2004: “Cửu bình đã giúp tôi nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ. Bây giờ tôi cảm thấy xấu hổ khi từng là một thành viên của nó”.

Mặc dù cô Hoàng “vào” Đảng trái với mong muốn của mình và không tham gia bất kỳ một hoạt động liên quan nào hoặc đóng đảng phí trong hơn mười năm qua, nhưng cô viết rằng chính thức thoái xuất khỏi ĐCSTQ là điều quan trọng: “Chỉ bằng cách thoái khỏi tổ chức tà ác này, chúng ta mới có thể hoàn toàn tiêu trừ được những ảnh hưởng độc hại của nó trên thân thể và tâm hồn của mình”.

Một người khác là quan chức cấp cao về hưu của Hội đồng Nhà nước và Bộ Công an đã gia nhập ĐCSTQ năm 1930. Khi công bố thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, ông viết: “Qua nhiều năm, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc vận động chính trị liên tiếp, điều đó đã đặt một lượng lớn người dân vào bi kịch. Và giờ đây, cuộc đàn áp những học viên Pháp Luân Công vô tội đã khiến tôi tin rằng ĐCSTQ hoàn toàn không còn hi vọng”.

tu do, Trung Quốc, thoái Đảng,

Trung bình mỗi ngày có 100.000 người tuyên bố thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Sự gấp rút sau dự ngôn năm 2017 ĐCSTQ sụp đổ

Trước nay, có không ít những dự ngôn về sự suy tàn của ĐCSTQ. Trong đó, không thể không nhắc tới “Tàng Tự Thạch” được phát hiện ở thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Trên tảng cự thạch đã để lộ ra 6 chữ Trung Quốc “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” là lời cảnh báo quá rõ ràng cho thế nhân.

Đặc biệt, gần đây có dự ngôn thần bí chỉ rằng đến năm 2017 ĐCSTQ sẽ diệt vong. Vào tháng 9 và tháng 11 năm 2015, ông Cao Trí Thịnh – luật sự nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại tàn nhẫn trong thời gian dài, đã hai lần dự đoán rằng ĐCSTQ sẽ sụp đổ vào năm 2017. Và lời dự đoán này đã được trình bày cặn kẽ trong cuốn sách mới có tên “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” của ông.

Ngày 25/1/2016, ông Cao Trí Thịnh một lần nữa đăng một bài viết nhấn mạnh năm 2017, ĐCSTQ diệt vong. Bài viết nói rằng, tiên đoán của ông đối với “năm 2017, ĐCSTQ sụp đổ” là khải thị mà Đức Chúa đã cho ông thấy, lúc đầu cũng khiến ông kinh tâm động phách.

Từ những khải thị của dự ngôn, cộng với thực trạng hiện tại của ĐCSTQ, các giới bên ngoài đều đang chăm chú theo dõi. Còn nhiều người dân Trung Quốc nhận ra rằng ĐCSTQ đã trở nên rất thối nát, và họ xấu hổ khi là một phần của nó. Họ tin rằng đảng sẽ bị quả báo vì tội ác của nó. Vậy nên để vạch ranh giới rõ ràng đối với trách nhiệm của ĐCSTQ và tránh bị đào thải với nó, nhiều người Trung Quốc đang chọn tách mình khỏi nó.

Nhiều người cho rằng, thời gian có vẻ đang trở nên cấp bách, hy vọng người dân Trung Quốc sẽ mau thức tỉnh, thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ để giữ bình an cho sinh mệnh của bản thân mình.

Theo Epoch Times / minghui