Giao tranh leo thang ở Bakhmut của Ukraine, khi thủ lĩnh Wagner tuyên bố đã treo cờ Nga ở thành phố này

Báo Tiếng Dân

Wall Street Journal

Cù Tuấn, dịch

4-4-2023

Tóm tắt: Ukraine bác bỏ tuyên bố của Nga rằng thành phố chiến lược Bakhmut đã thất thủ

Tổng thống Ukraine cho biết, giao tranh đã gia tăng xung quanh thành phố tiền tuyến đang tranh chấp Bakhmut, trong khi thủ lĩnh nhóm bán quân sự Wagner của Nga cho biết, ông đã treo cờ Nga gần Tòa thị chính của thành phố chiến lược này.

Trận chiến giành Bakhmut, một trung tâm khai thác than ở khu vực Donetsk của Ukraine, đã trở thành một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến rộng lớn hơn cho cả Nga và Ukraine. Mátxcơva coi việc chiếm đóng Bakhmut là mục tiêu cốt lõi, trong khi quân đội Ukraine đã cầm cự trước các đợt tấn công của Nga ở Bakhmut trong hơn sáu tháng. Các nhà phân tích quân sự cho biết, sự khốc liệt của cuộc giao tranh đã biến phần lớn thành phố này thành đống đổ nát và mang lại cho Bakhmut nhiều biểu tượng cũng như tầm quan trọng chiến lược.

Các chỉ huy của Ukraine nói rằng, những nỗ lực của họ nhằm làm suy kiệt lực lượng Nga ở Bakhmut có thể giúp lực lượng Ukraine chiếm lại lãnh thổ ở những nơi khác trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói rằng, thành phố này là một trung tâm phòng thủ quan trọng của Ukraine và việc chiếm được nó sẽ cho phép quân Nga tiếp tục tiến công ở khu vực phía đông rộng lớn hơn của Donbas, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi nỗ lực phòng thủ trong bài phát biểu hàng đêm trước Quốc hội Ukraine vào Chủ Nhật 2/4.

Ông nói: “Tôi biết ơn những chiến binh của chúng ta đang chiến đấu gần Avdiivka, Maryinka, gần Bakhmut… Đặc biệt là Bakhmut! Ở đó hôm nay đặc biệt nóng!

Bình luận của Zelensky được đưa ra khi Yevgeny Prigozhin, người sáng lập nhóm Wagner, cho biết ông đã treo cờ Nga gần Tòa thị chính của Bakhmut trong một video được đăng tải vào tối 2/4.

Theo các quy tắc pháp lý, chúng tôi đã chiếm được Bakhmut. Và những người đứng đầu các đơn vị nắm quyền quản lý [tòa nhà] và toàn bộ quận trung tâm sẽ mang và treo những biểu ngữ này,” ông Prigozhin nói trong một video được quay theo phong cách nhìn ban đêm với tông màu xanh lá cây. “Những người này đã chiếm Bakhmut”, ông nói, ám chỉ lực lượng của Wagner.

Ông cũng thừa nhận trong đoạn video mà ông cho biết được quay vào tối Chủ nhật, rằng “kẻ thù vẫn ở các quận phía tây” của thành phố.

Trận chiến giành Bakhmut cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với ông Prigozhin, một doanh nhân và là thành viên thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Prigozhin đã nổi lên kể từ khi Matxcơva tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào năm ngoái. Nếu các binh sĩ của Wagner thành công trong việc chiếm Bakhmut, đó sẽ là bước đột phá lớn đầu tiên của Nga trong cuộc chiến kể từ mùa hè năm ngoái. Các lực lượng quân sự chính thống của Nga đã không chiếm được các thị trấn khác trong những tháng gần đây.

Giao tranh gia tăng ở Bakhmut diễn ra sau khi ông Prigozhin nói rằng, tổ chức của ông sẽ ngừng tuyển mộ tù nhân, một chiến thuật mang lại cho ông một đội quân 50.000 người và cho phép ông thay thế những tổn thất to lớn của Wagner ở Bakhmut. Ông cũng công khai phàn nàn rằng Bộ Quốc phòng Nga đã hạn chế nguồn cung cấp đạn dược cho lực lượng bán quân sự của ông.

Các quan chức Ukraine phủ nhận tuyên bố chiến thắng của Nga trong thành phố và nói rằng họ vẫn đang chiến đấu ở đó. Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết trong bản cập nhật sáng 3/4 rằng, các cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp tục khi các lực lượng của Matxcơva cố gắng kiểm soát hoàn toàn Bakhmut, nhưng các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi hơn 20 cuộc tấn công.

“Bakhmut vẫn là của [Ukraine],” Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết trên Twitter. Ông gọi những tuyên bố của Nga về việc chiếm được thành phố là “giả tạo” và “thậm chí không gần với thực tế”.

Tình hình ở Bakhmut vẫn rất căng thẳng,” Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết vào Chủ nhật 2/4.

Kẻ thù đang cố gắng giao chiến, không chỉ gồm quân Wagner mà còn cả các đơn vị lính dù chuyên nghiệp,” bà nói trong một bài đăng trên kênh Telegram chính thức của mình. “Tổn thất nhân sự quá cao không ngăn được kẻ thù. Các quyết định được đưa ra theo cảm tính.”

Trong khi đó, các nhà chức trách Nga đã bắt giữ một nghi phạm trong vụ sát hại một blogger ủng hộ chiến tranh có ảnh hưởng tại một quán cà phê ở St. Petersburg hôm 2/4, với cáo buộc rằng cô ấy đã đưa cho anh ta một bức tượng giống anh ta có chứa chất nổ. Nghi phạm Darya Trepova đang bị giam giữ và không thể đưa ra bình luận về việc bắt giữ cô ấy hoặc các cáo buộc này.

Điện Kremlin đổ lỗi cho Ukraine đã lên kế hoạch cho vụ tấn công trên và các nhà điều tra cáo buộc rằng Trepova có liên hệ với các phong trào đối lập bị cấm. Kyiv đã phủ nhận có liên quan, cho thấy nó có khả năng là kết quả của cuộc đấu đá chính trị ở Nga.

Vladlen Tatarsky, tên thật là Maxim Fomin, từng là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và trước đó đã chiến đấu trong lực lượng dân quân ở miền đông Ukraine. Nhà chức trách cho biết, hơn hai chục người đã bị thương trong vụ nổ trên.

Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hôm thứ Hai cho biết Phần Lan sẽ chính thức trở thành thành viên của liên minh vào thứ Ba ngày 4/4, trong một phản ứng lịch sử đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Đây sẽ là một ngày tốt lành cho an ninh của Phần Lan, cho an ninh Bắc Âu và cho toàn bộ NATO,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai ngày 2/4.

Việc Phần Lan gia nhập NATO có nghĩa là tổ chức này sẽ mở rộng để bao gồm biên giới dài 800 dặm được bảo mật cao của nước này với Nga. Nó cũng sẽ tăng cường khả năng của NATO bằng cách bao gồm quân đội tự cung tự cấp và ngành công nghiệp vũ khí mạnh mẽ của Phần Lan.

Phần Lan đã vượt qua trở ngại cuối cùng để gia nhập liên minh vào tuần trước khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận tư cách thành viên của quốc gia Bắc Âu này, sau tranh chấp ngoại giao kéo dài hàng tháng, trong đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đe dọa sẽ ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh vì mối quan hệ bị cáo buộc của họ với các nhóm chiến binh người Kurd. Thụy Điển, quốc gia bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn đang chờ sự chấp thuận của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Một cách riêng biệt, ông Zelensky sẽ thăm Ba Lan vào cuối tuần này, chính phủ Ba Lan cho biết vào ngày 3/4, với thông báo về chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của nhà lãnh đạo Ukraine, người phần lớn vẫn ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga hơn một năm trước.

Văn phòng tổng thống Ba Lan cho biết, ông Zelensky sẽ đến thăm Ba Lan vào ngày 5 tháng 4 và sẽ gặp gỡ một số người Ba Lan và người Ukraine ở nước này. Ông Zelensky rời Ukraine lần cuối trong chuyến thăm lịch sử tới Washington vào tháng 12.

Ông Zelensky cho biết sau khi trở lại Kyiv vào thứ Hai, ông đã gặp cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và các thành viên Quốc hội thuộc Đảng Cộng hòa, bao gồm Hạ nghị sĩ Michael Turner của Ohio, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Ông Turner viết trên Twitter: “Có sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng ở Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga“.

Trong khi đó, một quả bom xe đã phát nổ ở thành phố Melitopol do Nga chiếm đóng, làm bị thương một quan chức của chính quyền do Nga dựng lên, theo cả các quan chức Ukraine và do Nga hậu thuẫn.

Chính quyền do Nga hậu thuẫn trong thành phố này đã xác định người bị thương là Maksym Zubarev, người đứng đầu chính quyền chiếm đóng ở một ngôi làng gần đó.

Nga: Bị tù giam, đầu độc hay trục xuất? Cái giá phải trả cho việc chống lại Putin

Những nhân vật chỉ trích hoặc đối lập với Tổng thống Putin thường bị trừng phạt, hoặc tệ hơn thế

Tổng thống Vladimir Putin hầu như không bị thách thức trong nền cai trị của mình tại Nga. Nhiều tiếng nói chỉ trích ông ta đã bị trục xuất, trong khi các nhân vật đối lập khác bị bỏ tù, hoặc một số trường hợp bị giết chết.

Trước khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào tháng 02/2022, hơn hai thập kỷ triệt tiêu những tiếng nói bất đồng dường như đã đánh bại hoàn toàn phe đối lập tại Nga.

Vào thời điểm Putin lên nắm quyền, ông ta đã buộc những nhà tài phiệt quyền lực của nước Nga tuân theo mệnh lệnh của mình, đây vốn là giới rất giàu có, và mang những tham vọng chính trị.

Mikhail Khodorkovsky, từng là người đứng đầu của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Yukos, bị bắt năm 2003 và bị tuyên án 10 năm tù giam vì tội trốn thuế và biển thủ sau khi tài trợ cho các đảng đối lập. Sau khi được thả, ông ấy đã rời khỏi nước Nga.

Boris Berezovsky, một nhà tài phiệt khác giúp Putin lên nắm quyền, sau đó cũng đối chọi với Putin và cuối cùng chết tại Anh vào năm 2013 sau khi bị trục xuất, theo thông tin là do tự sát.

Tất cả các hãng truyền thông chính tại Nga dần dần bị nhà nước kiểm soát hoặc phải tuân theo mệnh lệnh từ Điện Kremlin.

Alexei Navalny

Một nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Nga hiện nay là Alexei Navalny, người đã cáo buộc ông Putin bỏ tù nhằm triệt hạ hàng trăm ngàn người phản kháng trong một cuộc chiến “tội phạm, đàn áp”.

Vào tháng 08/2020, Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông ấy trên đường đi đến Siberia. Ông ấy suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến Đức để chữa trị.

Tổ chức Ân xá Quốc tế tước danh hiệu ‘tù nhân lương tâm’ của Alexei Navalny

Alexei Navalny: Hàng nghìn người biểu tình khắp nước Nga bất chấp lệnh cấm

Vào tháng 05/2022, Alexei Navalny đã kháng cáo bất thành đối với mức án tù giam 9 năm

Khi Alexei Navalny trở về Nga vào tháng 01/2021, ông ấy đã giúp những người thuộc phe đối lập lên tinh thần chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ngay lập tức sau đó bị bỏ tù vì tội biển thủ và khinh miệt tòa án. Hiện chính trị gia đối lập này đang thụ án chín năm tù giam, và trở thành nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar năm nay.

Vào những năm 2010, ông Navalny tích cực tham gia vào các cuộc tuần hành phản đối chính phủ quy mô lớn và quỹ phi chính phủ chống tham nhũng mang tên Anti-Corruption Foundation (FBK) của ông đã vạch trần nhiều vụ tham nhũng, trang web của FBK cũng thu hút hàng triệu lượt xem. Vào năm 2021, quỹ này được Nga xem là cực đoan, bất hợp pháp và Navalny liên tục bác bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng đều mang động cơ chính trị.

Nhiều nhân vật hợp tác với Nalvany chịu áp lực từ các cơ quan an ninh Nga, một số đã rời khỏi Nga, bao gồm người từng đứng đầu FBK Ivan Zhdanov, cựu luật sư của FBK Lyubov Sobol và hầu như, nếu không phải là tất cả, những người đứng đầu trong mạng lưới văn phòng mở rộng của Navalny trên khắp nước Nga.

Cánh tay phải đắc lực của Nalvany là Leonid Volkov cũng rời Nga sau khi có vụ án rửa tiền được nhắm vào ông ta vào năm 2019.

Phản chiến

Một nhân vật chỉ trích Putin quan trọng khác, hiện đang bị tù giam là Ilya Yashin, người đã chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine. Trong buổi livestream trên YouTube vào tháng 04/2022, ông ấy đã kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào những tội ác chiến tranh có thể do phía Nga gây nên và gọi Tổng thống Putin là “một tên đồ tể tồi tệ nhất trong cuộc chiến này”.

Buổi livestream đó đã mang đến mức án tù giam 8,5 năm với tội vi phạm pháp luật vì cố tình reo rắc tin giả liên quan đến quân đội Nga. Luật này đã được Quốc hội Nga thông qua không lâu sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02/2022.

Ilya Yashin bị bắt vào tháng 06/2022 sau khi ông ấy lên án những cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga tại thị trấn Bucha ở Ukraine

Yashin tham gia chính trường từ năm 2000 khi 17 tuổi, cũng là thời điểm Putin lên nắm quyền.

Vào năm 2017, sau những năm hoạt động phản kháng, Yashin đã được bầu làm người đứng đầu hội đồng quận Krasnoselsky ở Moscow, nơi ông ấy tiếp tục cất tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.

Vào năm 2019, ông Yashin đã bị hơn một tháng tù giam vì tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình chống lại sự loại trừ những ứng viên độc lập và mang tư tưởng đối lập của chính quyền trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố Moscow.

Nhà báo và nhà hoạt động từng học tại Đại học Cambridge, Vladimir Kara-Murza đã hai lần là nạn nhân trong các vụ đầu độc bí mật khiến ông ấy bị hôn mê, vào năm 2015 và sau đó là năm 2017. Ông ta đã bị bắt vào tháng 04/2022 theo sau sự chỉ trích nhằm vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và bị cáo buộc chia sẻ “tin giả” về quân đội Nga, sắp xếp các hoạt động của một “tổ chức trái phép” và bội phản. Luật sư của ông ấy cho biết thân chủ của mình đang đối mặt với mức án 25 tù giam nếu bị kết tội.

Vladimir Kara-Murza là tác giả của rất nhiều bài báo chỉ trích ông Putin ở những hãng truyền thông lớn của Nga và Phương Tây, và vào năm 2011, ông ấy đã đi đầu trong các nỗ lực của phe đối lập nhằm đảm bảo việc thực thi các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào những kẻ vi phạm nhân quyền tại Nga.

Các lệnh trừng phạt được nhiều quốc gia Phương Tây áp dụng được biết đến là đạo luật Magnitsky, sau khi “người thổi còi” là luật sư Sergei Magnitsky, đã chết trong nhà tù của Nga vào năm 2009 sau khi bị giới chức đưa ra cáo buộc về tội gian lận.

Tranh đấu vì dân chủ

Kara-Murza là phó chủ tịch Open Russia, một nhóm ủng hộ dân chủ hàng đầu tại Nga, được cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, người đã rời khỏi Nga, thành lập. Nhóm này bị Nga tuyên bố chính thức là “trái phép” và cuối cùng phải đóng cửa vào năm 2021. Người đứng đầu Open Russia, Andrei Pivovarov, đang thụ án bốn năm tù giam, sau khi bị kết tội có liên quan đến tổ chức “trái phép” này.

Kara-Murza có thể phải đối mặt với án tù giam lâu hơn nhưng ít ra là ông ấy còn giữ được mạng sống, không giống như người bạn thân và cũng là một lãnh đạo đối lập với Putin, Boris Nemtsov.

Boris Nemtsov bị một điệp viên có liên quan đến một đội ám sát chính trị, tiến hành theo dõi trong gần một năm trước khi bị bắn chết tại cầu Bolshoi Moskvoretsky vào ngày 27/02/2015

Trước kỷ nguyên quyền lực của Putin, ông Nemtsov là thống đốc vùng Nizhny Novgorod, bộ trưởng năng lượng và sau đó là phó thủ tướng, ông ấy cũng được bầu vào Quốc hội Nga. Sau đó ông ấy trở thành một tiếng nói đối lập với Điện Kremlin, và đăng tải một số báo cáo có nội dung chỉ trích Vladimir Putin và lãnh đạo nhiều cuộc tuần hành phản đối nhà lãnh đạo Nga.

Vào ngày 27/02/2015, Nemtsov đã bị bắn bốn phát đạn khi đi qua cây cầu bên ngoài Điện Kremlin, vài giờ sau khi kêu gọi sự ủng hộ đối với một cuộc tuần hành chống lại cuộc xâm lược đầu tiên của Nga nhằm vào Ukraine vào năm 2014.

Bốn người đàn ông gốc Chechnya bị cáo buộc đã gây nên cái chết của Nemtsov, nhưng không rõ ai và với lý do gì đã ra lệnh giết ông ta. Bảy năm sau cái chết của Nemtsov, một cuộc điều tra cho thấy bằng chứng rằng những tháng trước khi xảy ra vụ việc, Nemtsov đã bị một điệp viên chính phủ Nga theo dõi, người có liên quan đến một đội ám sát bí mật.

Những nhân vật đối lập hàng đầu này chỉ là một vài người bị nhắm đến tại Nga vì bày tỏ tiếng nói phản kháng.

Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào năm 2022, các hãng truyền thông độc lập của Nga đã phải ra khỏi đất nước, như các trang tin Meduza và Novaya Gazeta, và kênh TV Rain. Những cơ quan khác như đài phát thanh Ekho Moskvy phải đóng cửa.

Rất nhiều các nhà bình luận bị buộc phải rời khỏi đất nước, như nhà báo dày dặn kinh nghiệm Alexander Nevzorov, người bị Nga dán nhãn là “điệp viên nước ngoài” và bị tuyên án tám năm tù giam trong phiên xử vắng mặt vì đã reo rắc “sự giả mạo” nhằm vào quân đội Nga.

Nhưng không cần phải có hàng triệu khán giả mới bị nhắm đến. Hồi tháng 03/2023, Dmitry Ivanov, một sinh viên toán học, người điều hành một kênh Telegram phản chiến, đã bị kết án 8,5 năm tù giam – cùng vì đã reo rắc “sự giả mạo” nhằm vào quân đội Nga.

Trong khi đó, người cha Alexei Moskalev cũng bị kết án hai năm tù giam vì tội bất đồng chính kiến trên mạng xã hội sau một cuộc điều tra liên quan đến bức tranh phản chiến của cô con gái 13 tuổi ở trường học.

Vladimir Putin đã mất hơn hai thập niên để đảm bảo không có đối thủ đáng gờm nào có thể tự do thách thức quyền lực của mình. Nếu đó là kế hoạch của ông ta, thì giờ đã phát huy tác dụng.

Nga: Bé gái bị tách khỏi cha vì vẽ tranh phản chiến

Số phận của Putin gắn liền với cuộc chiến của Nga ở Ukraine ra sao?

Tại sao Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) thất bại?

Prarthana Prakash

Finance.yahoo

Kể từ khi Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ, các chuyên gia và người theo dõi thị trường đã công khai lo lắng rằng sự sụp đổ của tổ chức đó, cùng với Ngân hàng Shingature và Ngân hàng Silvergate, có thể dẫn đến một sự lây lan lan sang phần còn lại của lĩnh vực tài chính.

Nhưng Giám đốc điều hành của một nhóm cổ phần tư nhân hàng đầu không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra vì sự điên cuồng dựa trên công nghệ cụ thể xung quanh SVB.

 Giám đốc điều hành Blackstone Steve Schwarzman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại Tokyo hôm thứ Năm: “Cuộc khủng hoảng này là do những người sử dụng iPhone và các thiết bị khác gây ra, nghe thấy trên mạng xã hội rằng một số ngân hàng có thể gặp rắc rối. “Họ đã phản ứng bằng những khoản rút tiền khổng lồ trong một khoảng thời gian rất ngắn, làm sụp đổ ngân hàng.”

Schwarzman, người có công ty quản lý tài sản trị giá 975 tỷ đô la, nói thêm rằng tình trạng hỗn loạn ngân hàng hiện tại không giống như một “cuộc khủng hoảng thông thường”. Trong trường hợp của SVB, thay vì nắm giữ các tài sản rủi ro, họ lại mất cân bằng các tài sản trái phiếu rất an toàn, đáo hạn trong thời gian dài hơn. Khi Fed tăng lãi suất, giá trị của những trái phiếu đó giảm xuống, nhưng sẽ được hoàn trả kịp thời nếu không phải vì ngân hàng rút tiền.

“Chúng tôi chỉ gặp vấn đề tạm thời với lãi suất tăng và chúng tôi gặp vấn đề về tiền gửi do công nghệ gây ra. Và đây là cả hai vấn đề có thể giải quyết được đối với số lượng lớn các ngân hàng,” Schwarzman nói.

Tuy nhiên, tỷ phú cho biết điều quan trọng là các ngân hàng và tổ chức tài chính phải hiểu được cuộc khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến họ như thế nào. Schwarzman nói: “Điều quan trọng là phải hiểu rằng rủi ro thực sự chỉ xảy ra với hệ thống ngân hàng do các khoản tiền gửi và hầu như không liên quan gì đến các loại tổ chức tài chính khác không có yêu cầu cung cấp tiền cho mọi người ngay lập tức”. Các đại diện tại Blackstone từ chối bình luận thêm với Fortune về nhận xét của Schwarzman.

Nguồn:

One of the world’s richest men knows why Silicon Valley Bank really failed: ‘People on iPhones’  

Bài giảng sâu sắc của ĐTC Phan xi cô trong tuần Thánh – Lễ Lá

Đài Chân Lý Á Châu

Bài giảng của Đức Thánh cha

Trong bài giảng sau bài Thương khó, Đức Thánh cha đặc biệt diễn giải câu Chúa Giêsu thốt lên trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con?”. Đó là lời khẩn cầu mà phụng vụ hôm nay để cho chúng ta lập lại trong thánh vịnh đáp ca (Xc Tv 22,2) và là lời duy nhất Chúa Giêsu thốt lên trên thập giá, như bài Tin mừng chúng ta đã nghe. Vì thế, đó là những lời đưa chúng ta vào trọng tâm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, đi vào tột đỉnh những đau khổ Chúa đã chịu để cứu độ chúng ta”.

Chúa chịu đau khổ vì yêu thương chúng ta

Đức Thánh cha nói: “Những đau khổ của Chúa Giêsu thật là nhiều và mỗi lần chúng ta nghe bài Thương khó, chúng ta đi vào những đau khổ đó. Có những đau khổ thể xác: từ những cái tát cho đến những sự đánh đập, từ những roi đòn cho đến mão gai, đến sự cực hình khổ giá. Có những đau khổ trong tâm hồn: sự phản bội của Giuđa, sự chối bỏ Thầy của Phêrô, những kết án của giới lãnh đạo tôn giáo và chính quyền, sự nhạo cười của lính canh, những lăng mạ dưới chân thập giá, sự phủ nhận của bao nhiêu người, sự thất bại mọi sự, sự bỏ rơi của các môn đệ… Giờ đây, xảy ra một điều không tưởng tượng được; trước khi chết Chúa Giêsu kêu lên: “Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ con?”

Đức Thánh cha cũng nói đến đau khổ xé lòng về tinh thần mà Chúa Giêsu đã chịu: “Chúa cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Vì yêu thương chúng ta, Chúa đi tới độ chịu đau khổ tột cùng”. Đức Thánh cha nhận xét rằng: “Động từ ‘bỏ rơi’ trong Kinh thánh thật là mạnh; đau khổ tinh thần xuất hiện trong những lúc đau đớn tột cùng: trong những thất tình, bị xua đuổi và phản bội; nơi những người con bị phủ nhận và phá thai; trong những tình trạng bi ruồng bỏ, góa bụa và mồ côi; trong những hôn phối kiệt quệ, trong những loại trừ, tước bỏ những quan hệ xã hội, trong những áp bức bất công và trong cô độc vì bệnh tật: tóm lại, trong những tan nát bi thảm nhất của các mối quan hệ. Chúa Kitô đã chịu điều đó trên thập giá, vác lấy tội lỗi của trần thế… Chúa Giêsu đã chịu tất cả những điều đó vì chúng ta, liên đới với chúng ta đến tột cùng, để ở với chúng ta đến cùng. Để không một ai trong chúng ta có thể nghĩ mình cô độc và không thể phục hồi. Chúa đã chịu sự bỏ rơi để không để chúng ta trở thành con tin của sầu khổ, để ở cạnh chúng ta mãi mãi”.

Đáp lại tình thương của Chúa

Đức Thánh cha nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến, một tình yêu như thế, tất cả cho chúng ta, và đến độ tột cùng, có thể biến đổi những con tim chai đá của chúng ta thành những con tim bằng thịt, có khả năng thương xót, dịu dàng, cảm thương. Chúa Kitô bị bỏ rơi thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và yêu mến Chúa nơi những người bị bỏ rơi. Lý do vì nơi họ, không những chỉ có những người túng quẫn, nhưng có chính Ngài, Chúa Giêsu bị bỏ rơi, Đấng đã cứu vớt chúng ta, khi hạ mình đến cùng trong thân phận phàm nhân của chúng ta. Vì thế, Chúa muốn chúng ta chăm sóc các anh chị em của chúng ta, những người rất giống Ngài, giống Ngài trong tình trạng đau khổ tột cùng và cô đơn. Ngày hôm nay có bao nhiêu “Kitô hữu bị bỏ rơi”. Có cả các dân tộc bị bóc lột và bỏ mặc; có những người nghèo sống ở những ngã tư đường của chúng ta, những người mà chúng ta không dám nhìn thẳng vào họ; những người di dân không còn là những khuôn mặt nhưng chỉ là những con số; các tù nhân bị phủ nhận, những người bị xếp loại như những vấn đề. Nhưng cũng có bao nhiêu Kitô hữu bị bỏ rơi vô hình, giấu kín, bị gạt bỏ bằng những găng tay trắng: đó là những hài nhi chưa sinh ra, người già bị bỏ mặc, bệnh nhân không được thăm viếng, người khuyết tật bị làm ngơ, người trẻ cảm thấy trống rỗng lớn trong tâm hồn mà không có người nào thực sự nghe tiếng kêu đau thương của họ.”

“Chúa Giêsu bị bỏ rơi xin chúng ta hãy có đôi mắt và con tim đối với những người bị bỏ rơi. Đối với chúng ta là môn đệ của Đấng bị bỏ rơi, không ai có thể bị gạt ra ngoài lề, không ai có thể bị bỏ mặc một mình; vì chúng ta hãy nhớ rằng những người bị phủ nhận và loại trừ là hình ảnh sống động của Chúa Kitô. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ơn này, đó là luôn biết yêu mến Chúa Giêsu bị bỏ rơi và biết yêu mến Chúa Giêsu nơi mỗi người bị bỏ rơi.”

Phan Sinh Trần 

Ngộ độc Lịch sử và Tội phạm Chiến tranh

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Trần Gia Huấn

Ще не вмерла України – Ukraine Has Not Yet Perished.

…Vinh quang và tự do bất diệt trên tổ quốc Ukraine.
Hỡi những người anh em! Số phận đã mỉm cười.
Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt như giọt sương tan biến dưới ánh sáng mặt trời.
Linh hồn và thể xác hãy yên nghỉ cho tự do của quê hương
Hỡi anh em những người con của dân tộc Cossacks…”

Trên đây là một phần của bài quốc ca Ukraine, ra đời cách nay hơn 150 năm. Lời bài hát lấy từ khổ thơ đầu của bản trường ca “Ще не вмерла України, – Ukraine Has Not Yet Perished- Ukraine không bao giờ bị tiêu diệt” của nhà thơ Pavlo Chubynsky sáng tác vào năm 1862. Bài thơ được truyền miệng ở miền tây Ukraine. Năm 1863 Mykhailo Verbytsky, một linh mục công giáo, nhà soạn nhạc lừng danh, đã viết nhạc cho bài ca này.

Ukraine là những giải đồng bằng mêng mông bất tận, màu mỡ, phì nhiêu vào loại bậc nhất hành tinh. Nhưng Ukraine cũng là bãi chiến trường, nơi xâu xé của kẻ tử thù truyền kiếp Nga – Thổ, Nga – Ba Lan kéo dài nhiều thế kỷ.

Ngày 24 tháng Hai năm 2022, Nga xâm lược Ukraine. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda khuyên Tổng thống Ukraine Zelensky đánh đến cùng để rửa mối hận Pereyaslav – 1654.

Ba Lan như một người bạn trung thành trên tuyến đầu giúp Ukraine vô điều kiện. Thổ đóng vai nhà hòa giải, nhưng khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp Nga.

Địa lý đang nguyền rủa lịch sử, và lịch sử cũng chửi rủa địa lý. Putin đã tận dụng điểu này để phục vụ cho mục đích gây chiến, đàn áp, và chiếm đóng. Nhìn lại vài lát cắt lịch sử để hiểu thêm sức mạnh và cả sự yếu hèn của quyền lực.

1654

Trở về năm 1654, Ukraine là một quốc gia, có quân đội Cossack, cùng các định chế. Nga và Cossacks đang có chiến tranh với khối Ba Lan – Lithuanian. Lãnh tụ Cossack là Hetman Bohdan Khmelnytsky của Zaporizhzhia, đã liên kết với Nga để chống lại Ba Lan.

Ba Lan bại trận phải phải rút quân. Từ đó, miền đông sông Dnipro và Kyiv dưới sự chiếm đóng của Nga, còn miền Tây dưới sự chiếm đóng của Ba Lan.

Hiệp ước Pereyaslav – 1654 ra đời là lời thề trung thành của Cossacks với Nga, chứ không phải để dâng hiến lãnh thổ, hay hợp pháp hóa sự chiếm đóng của Nga. Hiệp ước này là một giải pháp tình thế trong lúc Ba Lan đang mở rộng chiến tranh ngay trên đất Ukraine.

Ai cũng hiểu điều này, nhưng Putin thì không. Putin bảo: Ukraine không phải là một quốc gia. Ukraine không hẳn là một dân tộc. Putin muốn xóa bỏ tư cách quốc gia của Ukraine bằng vũ lực, dựa vào sự diễn giải lịch sử của riêng ông.

Crimea

Bán đảo Crimea, các nhà bình luận quân sự tin, sẽ là trận thư hùng lịch sử giữa Ukraine và Nga trong năm nay. Vậy, trên góc độ lịch sử thì ai từng là chủ sở hữu bán đảo này?

Qua nhiều thế kỷ, Crimea có hai nhóm Cossacks va Tatar sinh sống ở đây. Dòng họ lừng danh Tatar Khanate cai trị Crimea dưới sự bảo trợ của Đế quốc Ottoman (Thổ). Người dân ở đây nói tiếng Thổ, và thờ phượng đấng tiên tri thiêng liêng Muhammad.

Vợ của Hoàng đế Nga Peter III là Catherine đã tổ chức một cuộc đảo chính cung đình. Đêm ngày 8/7/1762, Catherine và người tình Grigory Potemkin cùng vài tướng lãnh khác bí mật bắt chồng, giam trong ngục tối. Tám ngày sau Hoàng đế Peter III bị giết chết ở tuổi 34, ngồi ghế Nga hoàng vừa được 6 tháng.

Sau khi giết chồng, 22 tháng 9 năm 1762, Catherine lên ngôi, tuyên xưng Nữ Hoàng Đại đế Catherine II (Catherine II the Great – Екатерина II Великая). Ngay sau đó, bà gởi người tình Grigory Potemkin đến cưỡng chiếm Crimea từ tay Ottoman.

Đến 1783, Nữ Hoàng đế Cathrine II và Potemkin xoay sở và thủ đoạn sát nhập bán đảo này vào lãnh thổ Nga. Đế quốc Ottoman và dòng Cossacks ngậm đắng nuốt cay với Nga từ đó.

Tuy vậy, những hậu duệ của dòng họ Tatar Khanate vẫn còn hiện hữu trên bán đảo và miền nam Ukraine. Hai dòng người Cossack nói tiếng Ukraine và Tatar nói tiếng Thổ vẫn sinh sống bao gồm cả vùng Zaporizhia.

Năm 1944, Joseph Stalin đưa 200 000 người Tatars đang sống ở Crimea, nhốt vào xe tải chở lợn, chạy thẳng đến nước Cộng hòa Soviet Uzbekistan. Bởi vì , Tatars đã hợp tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến II nên cần phải học tập cải tạo.

Từ đó, người Nga tấp nập đổ vào Crimea suốt thời Soviet đã hình thành lên vùng dân số nói tiếng Nga áp đảo tiếng Ukraine và tiếng Thổ.

Năm 1954, Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố cắt bán đảo Crimea từ Cộng hòa Soviet Nga qua Cộng hòa Soviet Ukraine. Bán đảo Crimea trở về chủ cũ trong hòa bình.

Lãnh thổ Ukraine hiện đại

Hai lãnh tụ Liên xô là Stalin và Khrushchev đóng vai trò quan trọng hình thành lên lãnh thổ của Ukraine được quốc tế công nhận hôm nay.

Năm 1922, Stalin sợ sự bất tuân lệnh của nước cộng hòa. Ông lùa người nói tiếng Nga vào vùng Donbass, và đẩy những người nói tiếng Ukraine qua vùng khác.

Năm 1939, Stalin ký hiệp định với Hitler cưa đôi Ba Lan. Miền tây Ba Lan thuộc về Đức, còn nửa đông sát nhập vào Ukraine.

Đến những năm cuối Thế chiến II, Stalin cho chiếm thêm một phần lãnh thổ của Slovakia và Romania sát nhập vào Ukraine.

Stalin qua đời tháng Ba, 1953. Nikita Khrushchev lên thay chức Tổng Bí thư. Từ 1654 đến 1954 là 300 năm. “Ba trăm năm nữa ta đâu biết.”

Kỷ niệm 300 năm Hiệp ước Pereyaslav (như đã đề cập phần trên). Nikita Khrushchev long trọng tuyên bố cắt bán đảo Crimea từ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Soviet Nga chuyển qua cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Soviet Ukraine.

Không ít người đã nhận ra Khrushchev là dân Kyiv đã rửa mối hận 300 năm của tổ tiên Cossacks.

Stalin và Khrushchev đã hình thành lãnh thổ Ukraine gồm cả bán đảo Crimea, hợp pháp được quốc tế công nhận vào năm 1991.

Putin khác Stalin

Stalin luôn khẳng định Đảng Cộng Sản Liên Xô “tạo điều kiện cho Ukraine phát triển như một quốc gia độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cossacks. Không ai được chống lại lịch sử”. Ngược lại, Putin bảo Ukraine không phải là một đất nước, không hẳn là một dân tộc, không đáng được hưởng quy chế quốc gia.

Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm giữa Ukraine và Nga, chưa có một lãnh tụ Nga nào đối sử với Ukraine như Putin đang làm. Putin đã đẩy Ukraine, người anh em ruột của Nga, vào nỗi cay đắng hận thù đến mức không đường trở lại.

Tiếng Nga đã sản sinh ra những áng văn chương tuyệt mỹ. Tiếng Nga là thứ tiếng của giới quý tộc, giới khoa bảng, giới nghệ sỹ Ukraine. Dùng tiếng Nga là sự tự hào, là niềm kiêu hãnh của người Ukraine. Văn hào Nicolai Gogol, người Ukraine, nhưng viết nhiều tác phẩm lừng danh “Những linh hồn chết” (Dead Souls), “Nhật ký người điên”(Diary of a Madman) bằng tiếng Nga. Thế mà, giờ đây nói tiếng Nga là sự hổ thẹn, là nỗi ô nhục, là sự căm hờn, là niềm cay đắng, là cơn phẫn uất trên lãnh thổ Ukraine.

Nhà sử học Soviet Yury Afanasiev đã viết trong tùy bút chính trị “The End of Russia” (Nước Nga đã đến hồi cáo chung) vào năm 2009 đại ý rằng: Người Thụy Sĩ tự hào về chiếc đồng hồ. Người Pháp tự hào về ổ bánh mì bagette. Người Nga tự hào về lãnh thổ mêng mông và công cuộc mở rộng bờ cõi. “Mở rộng bờ cõi” thì làm sao có thể sống hòa thuận được với những người hàng xóm. Ông ẩn dụ. Nếu nước Nga phải in tấm card-visits, thì một mặt sẽ in “Vũ Lực” còn mặt kia in “Chiếm Đóng.”

“Vũ lực” và “chiếm đóng” là đặc sản Nga được nhìn nhận như là công cuộc “Vệ quốc Vĩ đại.” Catherine II The Gread giao du, phóng đãng, ngoại tình với nhiều tướng lãnh, tổ chức đảo chính, giết chồng, cướp ngôi vẫn được nước Nga phong là Nữ hoàng Đại đế “Vĩ đại”.

Yury Afanasiev, lớn lên trong thời Soviet, từng là một đảng viên Cộng sản Liên Xô. Trong tác phẩm “Dangerous Russian” (Nước Nga hung tàn) viết 2001, ông cảnh báo hai điều: nước Nga đang bị ngộ độc lịch sử, và Putin sẽ là một tội phạm.

Cả hai điều này đã ứng nghiệm.

Canada

March 28, 2023

Hàng trăm nghi phạm gián điệp Nga bị vạch mặt trước khi Nga bắt phóng viên Mỹ

Bài viết của Dan De Luce và Ken Dilanian và Michael Kosnar •

 Trước khi bắt giữ một phóng viên của tờ Wall Street Journal hôm thứ Năm, Nga đã trải qua một loạt thất bại đáng xấu hổ trong các hoạt động tình báo nước ngoài, với hàng trăm người bị tình nghi là gián điệp Nga bị trục xuất hoặc bị buộc tội làm gián điệp ở các nước phương Tây. Ba Lan đã bắt giữ 9 người Nga trong tháng này, cáo buộc họ âm mưu phá hoại các tuyến đường sắt chở hàng viện trợ quân sự của phương Tây tới Ukraine. Tuần trước, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã vạch mặt một điệp viên Nga bị cáo buộc, người này đóng giả là một sinh viên tốt nghiệp người Brazil tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins và người mà các công tố viên cho biết đã cố gắng xin việc tại Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague.

Sergey Vladimirovich Cherkasov upon entry to Brazil. (U.S. Justice Department)

Thụy Điển, Na Uy và Đức cho biết họ đã phát hiện và phá vỡ âm mưu gián điệp của Nga trong những tháng gần đây, và các quan chức ở Hy Lạp nói với các hãng tin rằng chủ một cửa hàng dệt kim ở Athens thực sự là một gián điệp Nga bị tình nghi.Người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài MI6 của Anh cho biết khoảng một nửa số điệp viên của Nga làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao ở châu Âu đã bị trục xuất trong vòng sáu tháng sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022

FBI và CIA đã giúp các nước đồng minh bắt giữ một số lượng lớn bất thường các điệp viên Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu, một cựu quan chức phản gián cấp cao của Hoa Kỳ quen thuộc với vấn đề này cho biết. Các vụ bắt giữ nhắm vào những người Nga hoạt động như những người “bất hợp pháp” với tên và hộ chiếu hư cấu, không giống như các điệp viên Nga được đưa vào các đại sứ quán, những người được hưởng sự bảo vệ của pháp luật.

Nguồn: Hundreds of suspected Russian spies were umasked before Russia arrested a U.S. reporter

Đức Giám mục Álvarez bị cầm tù xuất hiện trong cuộc phỏng vấn truyền hình cưỡng chế của chế độ độc tài

Đức Giám mục Álvarez bị cầm tù xuất hiện trong cuộc phỏng vấn truyền hình cưỡng chế của chế độ độc tài

Vị Giám mục người Nicaragua bị cầm tù, Đức Cha Rolando Álvarez, mặc áo xanh lam, bất ngờ xuất hiện trên truyền hình Nicaragua vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, hơn 6 tuần lễ sau khi từ chối sống lưu vong và bị kết án 26 năm tù.(Ảnh chụp màn hình OSV News/Canal 4 Nicaragua)

Vị Giám mục người Nicaragua bị cầm tù, Đức Cha Rolando Álvarez, đã bất ngờ xuất hiện trên truyền hình Nicaragua vào ngày 24 tháng 3, hơn 6 tuần lễ sau khi từ chối bị trục xuất khỏi đất nước của mình, thay vào đó chọn cách đối mặt với bản án 26 năm tù.

Xanh xao, hốc hác và mặc bộ đồ màu xanh lam, Đức Giám mục Álvarez đã đoàn tụ với anh chị em của mình trong một bữa ăn tại nhà tù La Modelo, nơi ngài đã bị giam giữ kể từ khi bị kết án một cách vội vàng trong một phiên tòa bí mật về tội âm mưu “phá hoại sự toàn vẹn quốc gia” và truyền bá thông tin sai sự thật.

Sự xuất hiện của Đức Giám mục Álvarez diễn ra sau nhiều tuần lễ các nhà lãnh đạo Công giáo và các nhóm nhân quyền yêu cầu bằng chứng về việc ngài còn sống – với những bức ảnh gần đây nhất của vị Giám chức từ ngày ra tòa ngày 10 tháng Giêng. Trước đó, Đức Giám mục Álvarez đã bị quản thúc tại gia sau khi bị giam giữ trong một cuộc đột kích vào trụ sở Giáo phận của ngài vào tháng 8 năm 2022.

Các phương tiện truyền thông thân thiện với chính phủ chiếu cảnh Đức Giám mục Álvarez dùng bữa với bánh mì cùng với anh chị em của mình, sau đó chuyển sang một cuộc phỏng vấn cưỡng chế với ngài. Đức Giám mục Álvarez được yêu cầu xác nhận rằng ngài đã được “đối xử đàng hoàng tử tế”—điều mà ngài đã xác nhận, mặc dù các tù nhân chính trị khác đã mô tả tình trạng của họ là tồi tệ.

Sau đó, người phỏng vấn nói với Đức Giám mục Álvarez: “Chúng tôi rất vui khi thấy ngài khỏe manh”, vị Giám chức tươi cười trả lời: “Trông tôi thế nào? Khỏe mạnh? Và khuôn mặt của tôi trông thế nào?.

Đức Giám mục Rolando Álvarez bên trong nhà tù “La Modelo”, ngày 25 tháng 3 năm 2023 (Ảnh: CNA)

Mặc đồng phục tù nhân và gầy đi trông thấy, vị Giám chức Nicaragua cũng tạ ơn “Rất Thánh Trinh Nữ Maria vì hôm nay, Thiên thần Truyền Tin cho Đức Mẹ để cùng với Mẹ, Ngôi Lời trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta để cứu độ chúng ta, vì vào ngày Lễ Truyền Tin, anh chị em của tôi đã có thể đến thăm tôi”.

“Đức Mẹ bảo vệ chúng ta và luôn bao bọc tất cả chúng ta với cùng một tình mẫu tử”, Đức Giám mục Álvarez kết luận trong video, những lời đầu tiên được ghi lại kể từ khi bị kết án.

Đức Giám mục Rolando Álvarez Địa phận Matagalpa, Nicaragua. | Ảnh: Hội đồng Giám mục Nicaragua (CC BY-SA 4.0)

Hình ĐGM trước khi bị tù đày

Phản ứng của Đức Giám mục Álvarez đã gây ra một cơn bão trên mạng xã hội giữa những người dân Nicaragua — nhiều người trong số họ đã trốn khỏi quốc gia Trung Mỹ này khi chế độ Ortega ngày càng trở nên chuyên chế và đàn áp mọi tiếng nói bất đồng.

“Tôi vô cùng vui mừng khi xem những bức ảnh của Hiền huynh của tôi, Đức Giám mục Rolando. Tôi tạ ơn Chúa vì ngài vẫn còn sống!”, Đức Giám mục phụ tá Silvio José Baez Địa phận Managua, người đang sống lưu vong tại Miami, đăng tweet. “Việc dàn dựng điều này của chế độ độc tài thật ghê tởm và đáng hoài nghi và không xóa bỏ được tội ác của nó. Sức mạnh vủa những lời cầu nguyện của mọi người và áp lực quốc tế đã được tỏ lộ. Hãy trả tự do cho ngài ngay lập tức!”.

Đức Giám mục Baez đã phát biểu trong bài giảng vào ngày 26 tháng 3: “Những ai đã cầm tù và muốn bịt miệng tiếng nói của Đức Cha Rolando, đừng để mình bị lừa dối: các bạn là những tù nhân thực sự, tù nhân của sự dữ, của tham vọng, của sự tàn ác. Hãy di dời tảng đá khỏi cửa nhà tù và trả tự do cho Đức Giám mục Rolando”.

Luật sư người Nicaragua Yader Morazán phát biểu với OSV News rằng chế độ có thể đã xem xét áp lực quốc tế trong việc để cho vị Giám chức xuất hiện, vì các luật sư nhân quyền đang điều tra vụ mất tích cưỡng bức.

Vị luật sư cũng lưu ý rằng trang phục của vị Giám chức không phù hợp với trang phục được trao cho các tù nhân trong nhà tù Nicaragua.

“Chúng ta có thể coi đây là việc lợi dụng hệ thống tư pháp để tuyên truyền chính trị, hiện đã phô bày một người theo cách này”, Morazán, người đã trốn khỏi Nicaragua vào năm 2018 và gần đây đã bị tước quyền công dân, cho biết.

Daniel Ortega và vợ của ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, đã coi các Giám mục Công giáo là “những kẻ khủng bố” và “những kẻ âm mưu đảo chính”, và gần đây đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican. Vatican đã đóng cửa Đại sứ quán của mình ở Managua vào tháng 3 với việc Đại biện lâm thời, Đức Ông Marcel Diouf, đã rời khỏi đất nước.

“Ở đây chúng ta có một Giám mục đang bị cầm tù, một con người cực kỳ nghiêm nghị và rất có năng lực. Ngài muốn làm chứng và không chấp nhận sống lưu vong”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với hãng truyền thông Argentina Infobae ngay trước khi mối quan hệ ngoại giao bị cắt đứt. “Đó là một điều gì đó không phù hợp với thực tế; cứ như thể chúng ta đang quay trở lại chế độ độc tài cộng sản vào năm 1917 hoặc chế độ độc tài Hitler vào năm 1935”.

Nicaragua đã trả tự do cho 222 tù nhân chính trị vào ngày 9 tháng 2, trục xuất họ sang Hoa Kỳ và tước quyền công dân Nicaragua của họ. Đức Giám mục Álvarez đã từ chối lên máy bay và sau đó bị kết tội và kết án 26 năm tù.

Minh Tuệ (theo America)

Miến Điện trở thành thủ phủ của thế giới ngầm Trung Quốc

Theo Nikkei Á Châu,

DOMINIC FAULDER tường trình

MAE SOT, Thái Lan — Thái Lan và Myanmar là những nước láng giềng thân thiện và gần gũi chỉ cách nhau một dải nước, sông Moei, Thành phố Mới Shwe Kokko Yatai đã được hình thành và tuyên truyền như một thành phố tuyệt vời trị giá 15 tỷ đô la của tương lai, được quảng bá như là quá trình phát triển diễn ra tốt đẹp ở bang Karen (Kayin) nơi bị sốt rét và xung đột tàn phá của Myanmar, nơi lực lượng sắc tộc Karen tiếp tục cuộc nổi dậy khốc liệt chống lại chính quyền trung ương bắt đầu từ năm 1948. Thành phố nằm ngay phía bắc Mae Sot của Thái Lan sẽ có “khu công nghiệp khoa học và công nghệ, khu giải trí và du lịch, khu văn hóa dân tộc, khu kinh doanh và hậu cần, và khu nông nghiệp sinh thái”, theo tài liệu quảng cáo.

Shwe Kokko cũng được coi là “Thung lũng Silicon của Myanmar” và là trạm trung chuyển quan trọng dọc theo “Con đường tơ lụa trên biển”, một phần của cây cầu trên đất liền giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông.

Thực tế đen tối hơn nhiều. Shwe Kokko là một trung tâm tội phạm nổi tiếng được sử dụng để đánh bạc trực tuyến, lừa đảo và buôn người.

Nhiều khu vực tội phạm ngay lập tức bắt đầu mọc lên về phía nam dọc theo sông Moei vốn nông và quanh co, vào thời điểm khô hạn nhất trong năm có thể đi bộ qua được. Khu vực vô luật pháp này được coi là “mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh toàn cầu” trong một bài bình luận của Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) do các nhà phân tích Priscilla A. Clapp và Jason Tower công bố vào tháng trước.

Một trong nhiều sự phát triển mới nguy hiểm trên sông Moei ở phía nam Myawaddy vào cuối tháng 10. Các tháp di động hướng qua sông từ Thái Lan vào Myanmar, trong khi ở phía sau, một bức tường bê tông cao bao quanh một không gian mở, với bốn tháp canh có thể nhìn thấy rõ ràng. Hầu hết các tòa nhà dường như là để ở.

“Từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, khi đại dịch [COVID-19] hoành hành khắp khu vực, việc xây dựng các vùng đất mới bùng nổ dọc theo đoạn sông Moei dài 40 km,” Clapp và Tower đưa tin.

“USIP cho đến nay đã xác định được 15 khu vực tội phạm riêng biệt trong khu vực,” họ viết. Các “đặc khu kinh tế-SEZ” đáng ngờ dọc biên giới xốp của Thái Lan với Campuchia, Lào và Myanmar vì chúng thiếu nhà kho và nhà máy có nghĩa là sự phát triển mới sẽ không bao giờ là SEZ đáng tin cậy. Các “khu vực” được USIP xác định tồn tại gần như hoàn toàn để chứa người, bởi một số nguồn tin cho biết nhân viên bị dồn ép vào ở  sáu người trong cùng một phòng.

USIP nhận xét: “Các khu vực giống như thành phố trông giống như các thuộc địa hình sự hơn”. Thật vậy, có thể nhìn thấy rõ những bức tường bê tông cao 4 mét phủ đầy dây thép gai sắc bén. Trong một số trường hợp, các chốt gác được nâng lên cao khiến khu vực giống như các trại tập trung.

Mae Sot thực sự là một thị trấn biên giới có tầm quan trọng to lớn về mặt hậu cần. Nằm trên Quốc lộ Châu Á 1, nó được kết nối qua Moei với Myawaddy của Myanmar bằng Cầu Hữu nghị Thái Lan-Myanmar, hiện vẫn chưa đóng cửa. Một tòa nhà bị hư hại bởi một vụ đánh bom xe lớn vào tháng 4 vẫn còn rõ ràng ở phía Myanmar – bằng chứng về sự bất ổn quốc gia đã khiến hàng chục nghìn người phải di dời. Ngay phía bắc Myawaddy là một cây cầu khác với các trạm kiểm soát hải quan để vận chuyển hàng hóa. Nó mở cửa cho lưu lượng container bất chấp tình trạng bất ổn vũ trang ở Myanmar.

Shwe Kokko, khu phát triển hàng đầu của tập đoàn tội phạm Yatai, nằm trong vùng lân cận của Kawmoora. Các văn phòng của nó ở Shwe Kokko cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thế giới ngầm Trung Quốc và chế độ Myanmar, mặc dù nó thực sự mang lại bao nhiêu chỉ là suy đoán thuần túy.

Thành phố trải dài 19 km dọc theo sông Moei, với diện tích tổng thể là 120 km vuông. Con số đó sẽ lớn hơn một chút so với Macao, khu vực duy nhất ở Trung Quốc hợp pháp hóa hoạt động đánh bạc, mặc dù Bắc Kinh ngày càng chấp nhận loại hình kinh doanh này.

Việc phong tỏa do COVID-19 và các biện pháp kiểm soát chính thức đối với các sòng bạc mang tính nghiện ngập đã làm giảm doanh thu cờ bạc của Macao vào năm ngoái xuống mức thấp nhất trong thế kỷ này. Các nhà tài trợ sòng bạc đã rời khỏi thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha ít nhất là từ năm 2016 đến các vùng lãnh thổ ít bị kiểm soát hơn, chẳng hạn như Sihanoukville và Poipet ở Campuchia, và sau đó là qua biên giới Thái Lan với Lào và Myanmar, tạo ra vô số sòng bạc không được kiểm soát ngoài mọi quy định của pháp luật. Công nghệ và cơ sở hạ tầng cờ bạc trực tuyến cũng đã được sử dụng để lừa đảo, gây ra một “đại dịch lừa đảo” trong khu vực.

Sòng bạc chính của Shwe Kokko lớn hơn hầu hết các cơ sở khác trong vùng. Chủ sòng là  She Zhijiang – hay Dylan She, như tên ông ta thường tự gọi mình – chủ tịch của Yatai International Holding Group. Ông cũng là phó chủ tịch của Liên đoàn Doanh nhân Hoa kiều Trung Quốc.

Theo cổng thông tin Caixin của Trung Quốc, She đã chạy trốn khỏi chính quyền Trung Quốc từ năm 2012. Hắn ta được cho là đã thiết lập các mạng lưới đánh bạc ở Campuchia, Myanmar và Philippines. Kể từ tháng 8, đương sự đã ngồi tù trong phòng giam của Cục Nhập cư Thái Lan để chờ dẫn độ sang Trung Quốc, một thủ tục phức tạp do ông ta có quốc tịch Campuchia. Nhưng sòng bài Yatai vẫn tiếp tục hoạt động đều đặn như bình thường.

Shwe Kokko đang được xây dựng, nhìn từ phía Thái Lan của dòng sông vào tháng Tám. Các nhà báo đến thăm khu vực này có thể nghe thấy những người xây dựng nói bằng tiếng Trung Quốc. (Ảnh của Adam Oswell)

Hộ chiếu Campuchia có thể được mua hợp pháp với giá khoảng 200.000 USD. Các nhà quan sát nghi ngờ rằng một số nghi phạm người Trung Quốc đã đánh cược với sự phản bội của các đồng nghiệp trong các cuộc thanh trừng tội phạm đang diễn ra ở đại lục để được xuất cảnh. Với danh tính được đổi mới, giờ đây họ đang trôi nổi khắp Đông Nam Á với tư cách là những doanh nhân được cho là hợp pháp.

Công viên KK, cách Myawaddy không xa về phía đông nam. Nó có tiếng xấu xa nhất trong số các vùng đất mới. Người Malaysia, Đài Loan và Ấn Độ nằm trong số những người được biết là đã bị buôn bán sang đó để đòi tiền chuộc hoặc lừa đảo trực tuyến để mua lại tự do của họ.

Các bản đồ trên Google mang những lời tố cáo về Công viên KK — đôi khi được gọi là Khu vực KK hoặc Vườn KK — nhiều bằng tiếng Mã Lai và Trung Quốc. Ai đó đã đánh dấu “nhà tù” bằng tiếng Anh trên hai cấu trúc an toàn cạnh nhau với những bức tường bên ngoài không có cửa sổ. Ở trung tâm, hai biệt thự sang trọng đáng kể được bao quanh bởi những bức tường bê tông cao vượt mức thường.

“Kết quả là toàn bộ Moei đã trở thành một dòng sông tội phạm,” Tower nói với Nikkei Asia. “Bạn đang chứng kiến ngày càng nhiều người bị lừa vượt biên, và một khi họ đến đó, họ sẽ bị giữ để đòi tiền chuộc,” ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng ngay cả việc trả tiền cũng không đảm bảo cho họ được phóng thích.

“Mặt khác của Moei một cơn ác mộng về quản trị”

Jeremy Douglas, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm khu vực đại diện tại Bangkok

Một phóng viên người Thái Lan đã đến thăm các sòng bạc ở Myawaddy vào đầu năm 2020, trước khi lệnh phong tỏa do COVID-19 có hiệu lực, đã thấy ở đó đầy những người chia bài và nhân viên chia bài là người Campuchia. Những nhân viên sòng bạc này đã được chuyển đến từ Sihanoukville sau khi chính phủ Campuchia kiểm soát hoạt động đánh bạc trực tuyến vào năm 2019 theo yêu cầu của Bắc Kinh. Anh ta thấy cờ bạc trực tuyến được tiến hành công khai tại các cơ sở này.

Người Malaysia đã trở thành mục tiêu buôn người cụ thể vì họ thông thạo tiếng Quan thoại, điều này rất hữu ích cho việc lừa đảo cộng đồng người Hoa ở nước ngoài rộng lớn hơn miễn là người Trung Quốc đại lục bị khóa ở nhà và không có mặt. Nhiều người Malaysia cũng nói tiếng Anh, mở ra các thị trường khác. Điều này cũng đúng với người Philippines, người Ấn Độ và người châu Phi. Hầu hết bị thu hút bởi những quảng cáo sai sự thật về việc làm béo bở.

Sông Moei, phía bắc Myawaddy, nhìn về phía nam. Khu vực này là một trong những phần hoang dã nhất và ít được ghé thăm nhất của Thái Lan.

USIP suy đoán rằng hơn 100.000 công dân nước ngoài có thể bị mắc kẹt bên trong Myanmar, chủ yếu dọc theo Moei. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á theo dõi tình hình từ Bangkok đã không thể tin được rằng con số có thể cao đến vậy. Tuy nhiên, nhiều người Malaysia đã vùng thoát tìm cách hồi hương sau khi bị buôn lậu đến biên giới Myanmar.

Một người Malaysia trốn thoát qua Mae Sot sau khi nhảy ra khỏi cửa sổ tầng ba tuyên bố đã nhìn thấy hàng nghìn đồng hương trong các tòa nhà khác nhau. Một luật sư Thái Lan làm việc tại đồn cảnh sát chính của Mae Sot nói với Nikkei rằng ông đã xử lý hai cậu bé Malaysia mới có 15 tuổi bị Cục Nhập cư Thái Lan trục xuất về nước.

Vào tháng 4, Ekapop Lueangprasert, một người Thái Lan tốt bụng, người điều hành mạng lưới Survive độc lập chuyên giải cứu các nạn nhân bị buôn bán, đã giới thiệu một phụ nữ 25 tuổi cải trang kỹ càng với báo chí. Cô đã bị lừa với một lời mời làm việc giả mạo để vượt qua biên giới ở Myawaddy và bị ép làm gái mại dâm. Cô đã trốn thoát được, nhưng ước tính có ít nhất 300 phụ nữ Thái Lan vẫn bị giam cầm.

Ekapop Lueangprasert, một người Thái Lan tốt bụng, đã giải cứu hơn 100 người bị buôn bán qua biên giới đất nước, bao gồm cả những phụ nữ bị ép làm gái mại dâm dọc sông Moei quanh Myawaddy. (Ảnh của Dominic Faulder)

Jeremy Douglas, đại diện khu vực tại Bangkok của Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm, nói với Nikkei: “Việc giúp đỡ những người bị mắc kẹt này gần như là không thể. “Mặt khác của Moei nó giống như là một hành tinh khác. Tình hình ở đây là một cơn ác mộng về quản trị — nó nằm ngoài tầm kiểm soát.”

Douglas đang kêu gọi các biện pháp cứng rắn. “Bọn tội phạm nên bị cắt điện và viễn thông cũng như các cơ sở sòng bạc và nơi tổ chức các trò chơi gian lận của chúng nằm rải rác dọc biên giới. Nếu không thì chúng ta không thể xử lý chúng được”, ông nói. “Và chúng tôi cũng khuyên bạn đọc nên điều tra nguồn gốc các truy cập ngay từ đầu (trước khi chơi các trò may rủi trực tuyến).”

Báo cáo bổ sung của Pak Yiu.

Phan Sinh Trần 

Binh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: ‘Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine’

Binh sĩ quân đội Ukraine Nguyễn Lâm Tùng, quê ở Hà Đông cũ, giờ thuộc thành phố Hà Nội, đã sang Ukraine định cư cùng gia đình cách đây 13 năm

  • 20 tháng 3 2023

Sau ba tuần liên lạc, tôi đã gặp được binh sĩ người Ukraine gốc Việt, Nguyễn Lâm Tùng vì lịch trình huấn luyện và chiến đấu của anh rất dày đặc.

Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, sau 19:00 giờ Kyiv ngày Chủ nhật 19/03, binh sĩ Tùng kể với tôi về câu chuyện của mình từ căn phòng của chỉ huy ở ngoại ô Kyiv.

Người lính Ukraine gốc Việt, 33 tuổi quê ở tỉnh Hà Đông cũ, giờ thuộc thành phố Hà Nội, sang Ukraine định cư cùng gia đình cách đây 13 năm.

“Ban đầu mới qua Ukraine thì tôi đi học rồi đi làm. Tôi là một vận động viên thể hình thi đấu chuyên nghiệp, và sau đó đi làm huấn luyện viên”, anh kể lại.

Sau đó anh được gọi vào đội tuyển quốc gia Ukraine và trở thành công dân Ukraine cách đây khoảng bốn năm.

“Khi được đưa ra khỏi trại chiến đấu thì tôi tập luyện. Trại của tôi ở ngoại ô Kyiv. Sáng thì tôi dậy từ 6 giờ sáng rồi tập luyện cả ngày.”

‘Căm phẫn’

Binh sĩ Nguyễn Lâm Tùng (trái) cùng các đồng đội Ukraine trên chiến trường

Binh sĩ Tùng cho biết bố mẹ anh đã ra nước ngoài tị nạn sau khi ngôi nhà của họ ở thành phố Chernihiv, gần biên giới với Belarus bị đạn bắn và không thể ở được nữa.

Có vợ là người Ukraine, Tùng tự nguyện cầm súng để chiến đấu để bảo vệ “quê hương thứ hai”.

Những cảnh tượng được anh mô tả là “man rợ” tại Bucha và Irpin đã khiến Tùng bị mất ăn mất uống trong nhiều ngày. Theo anh, đó là những bộ phim chiến tranh “có mùi”.

“Ở một số thị trấn quanh thủ đô Kyiv, sau khi quân Nga rút đi, tôi đã tận mắt chứng kiến những cảnh quá man rợ như đàn bà, trẻ con bị hãm hiếp, đàn ông bị trói tay đưa ra sau lưng, cho xuống dưới hầm rồi bị Nga bắn vào đầu.

Những khu mà quân Nga đang chiếm đóng thì trẻ con thì bị bắt hết lại, đưa ra khỏi biên giới để đưa sang Nga. Khi tôi vào đấy và nhìn thấy những cảnh đó thì mình thật sự không thể nói nên lời. Hai ba ngày tôi không ăn được cơm vì quá kinh khủng.”

“Nga tấn công vào thì khi đó Bucha là một thị trấn giàu có, người có tiền thường ra đó ở vì gần Kyiv, lại có rừng, sông, hồ. Những thành phố đó là những thành phố yên bình, chỉ cách Kyiv khoảng 15, 20 km, đâu phải là những vùng giáp với biên giới Nga đâu.”

Truyền thông Nga tố Ukraine và phương Tây dàn dựng vụ thảm sát Bucha

Anh cho biết bản thân quyết định “không thể đứng ngoài cuộc” khi chứng kiến trực tiếp những mộ chôn tập thể hàng chục người, có những người đi xe đạp chết… tại Bucha…

“Quân Nga đã vào bắn, giết, không hiểu tại sao chúng nó lại có thể làm như thế được. Mình là đàn ông có súng thì không thể nào nổ súng chống lại người dân vô tội được.

“Những cảnh đó trước đây tôi chỉ biết qua phim ảnh, như phim chiến tranh cách đây mấy chục năm. Thế mà giữa thế kỷ 21 trong cuộc sống văn minh mà những chuyện như vậy lại xảy ra. Tôi không thể hiểu được.

Như trong phim thì không có mùi nhưng khi tôi xuống dưới hầm chẳng hạn, năm, bảy xác chết đàn ông là chuyện bình thường. Rồi có xác chết chúng nó vứt xuống giếng. Hoặc trước khi rút ra khỏi thành phố này thì chúng nó đốt xác. Cảm giác của tôi trở thành căm phẫn khi tận mắt nhìn thấy những cảnh đó.”

Trước câu hỏi của tôi về việc Nga cho rằng chính những tội ác như tại Bucha… là do Phương Tây ngụy tạo, anh cho biết đã nghe chính câu chuyện từ người dân sống ở đó và trong quãng thời gian đấy kể lại.

“Những người còn sống lại kể lại những câu chuyện mà người bình thường nghe cứ tưởng là bịa đặt như quân lính Nga giết bố, nhốt mấy mẹ con dưới hầm, xong rồi, chúng thay nhau vào cưỡng hiếp bà mẹ đó, khi rồi buổi đêm, chắc khi tụi nó say xỉn, bà mẹ ấy chạy trốn được ra ngoài.

“Không thể nào ngụy tạo cả một thị trấn như vậy gồm cả hàng nghìn người. Tôi không thể hiểu là việc dựng nên cả một cảnh như vậy là để làm gì. Còn hàng trăm đoạn video quân Nga vào bắn phá, chém giết, thậm chí cướp máy giặt, lò vi sóng, tivi.

“Chả hiểu là chúng nó không có hay sao mà lại đi cướp, để đồ trên xe tăng rồi chạy sang Belarus. Đây là trò tuyên truyền, chiêu thức tẩy não của Nga”, anh Tùng cho biết.

Khoảnh khắc sinh tử

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Ban đầu tôi khá ngần ngại vì những câu hỏi về trải nghiệm chiến đấu có thể gợi lại những tổn thương trong anh. Nhưng vẫn giữ phong thái điềm tĩnh, Tùng sẵn sàng kể lại cho tôi những trải nghiệm mong manh đó, cho biết tâm lý của mình đã bị ảnh hưởng ít nhiều.

Anh chỉ biết an ủi vợ khi chị ấy ở nhà lo lắng cho người chồng ở chiến trường.

“Đồng đội của tôi hy sinh cũng nhiều, có cả người gia nhập ngũ cùng với mình, rồi người có kinh nghiệm chiến đấu cả 7-8 năm. Trong nhóm mình có hai người bị hy sinh, nhiều người bị thương, đội trưởng của tôi bị mất một chân khi bị ném lựu đạn vào.”

“Hồi trước Tết, quân Nga ném lựu đạn vào nhà mà đội của tôi khi đó đang cố thủ. Đội trưởng của tôi bị trúng ba viên đạn ở tay, hai viên đạn ở chân. Anh ấy đã đặt chân lên quả lựu đạn để những người phía sau không bị làm sao. Khi lựu đạn nổ thì chân anh ấy bị cắt đứt.”

Tùng kể lại thời khắc sinh tử khi ngồi trên xe quân sự, hỗ trợ hỏa lực để đi vào căn nhà đó, giải cứu đồng đội với người đội trưởng bị trọng thương.

“Đó là khoảnh khắc gần nhất mà tôi không biết sống hay chết là thế nào, bởi vì khi xe đi vào có khi kéo được người ra hoặc có khi không đi ra được luôn. Rất may hôm ấy vì có hỏa lực nên xe đi vào không bị phản công mạnh như lúc đầu. Tuy nhiên, sau khi đưa được người đội trưởng của tôi ra được, thì sau hai giờ, 11 người đồng đội của tôi đã bị hy sinh khi xe bọc thép đi vào bãi mìn chống tăng.”

Tôi và Tùng có lúc phải dừng lại một chút trước những gợi nhắc khốc liệt về cuộc xâm lược của Vladimir Putin.

Gọi là “may mắn”, anh cho biết cho đến giờ bản thân vẫn khỏe mạnh và không bị thương. nhưng tâm lý bị thay đổi từ những cảnh tượng đẫm máu đã chứng kiến.

“Ở đây có bác sĩ tâm lý, mỗi khi tôi được về, ra khỏi vùng chiến sự thì phải làm việc với bác sĩ tâm lý. Nhiều khi không bị thương nhưng nếu có bị ảnh hưởng tâm lý thì người ta không cho tham chiến nữa.

Sự giúp đỡ, quyên góp từ các tình nguyện viên ở Ukraine, hay người Việt Nam ở châu Âu với những thiết bị quân sự đắt tiền như ống kính nhìn ban đêm, ốm nhòm trên súng khi chúng bị rơi và hỏng với giá từ 2.000- 3.000 USD hay drone với giá từ 3.000 USD, đối với anh Tùng luôn là nguồn hỗ trợ đáng quý.

Play video, “Binh sĩ người Ukraine gốc Việt, Nguyễn Lâm Tùng đã kể lại những thời khắc sinh tử”, Thời lượng 16,02

16:02

Chụp lại video,

Binh sĩ người Ukraine gốc Việt, Nguyễn Lâm Tùng đã kể lại những thời khắc sinh tử

Nga ‘không tiếc quân, tiếc đạn’

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Theo binh sĩ Tùng (phải), nếu như phía Ukraine chọn chiến thuật giữ quân số càng nhiều càng tốt thì Nga lại không tiếc đạn, không tiếc người

Tùng kể lại đang được huấn luyện vừa kỹ năng tác chiến của Nga lẫn của Nato, châu Âu rồi kết hợp với nhau.

“Lịch tập của tôi rất gắt gao, có huấn luyện viên từ Binh đoàn tình nguyện quốc tế (International Legion) theo cách tác chiến kiểu Mỹ và Nato, khác với cách huấn luyện của Ukraine.”

“90% thời gian khi được điều ra mặt trận thì tôi tham gia sửa đường hầm, chiến hào, có khi tự nấu ăn, mùa đông thì làm nến sưởi, giúp người dân di tản… Còn 10% thời gian còn lại thì tôi giữ vị trí và tham gia tác chiến.”

“Chúng tôi không thể để quân Nga đến gần quá, chiến hào phải cách ít nhất khoảng 600 từ 700 mét. Tôi được trang bị ống nhòm, drone, kính chịu nhiệt. Khi Nga bắt đầu tiến quân gần đến mình thì đầu tiên phải dùng hỏa lực như mìn, khi đến gần quá rồi thì mình mới bắn. Hầu như không có giao tranh trực tiếp.”

Theo Tùng, nếu như phía Ukraine chọn chiến thuật bảo toàn quân số càng nhiều càng tốt thì Nga lại “không tiếc đạn, không tiếc người”.

“Có khi quân Nga đi một đội 15-17 người, khi bị mình bắn hạ rồi thì Nga lại cho đội khác lên tiếp. Nga sử dụng chiến thuật cũ từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, vì có nhiều người, nhiều vũ khí hơn nên không tiếc quân số, đạn dược. Ngày nào Nga cũng bị mất quân đến mấy trăm người là chuyện bình thường.”

Anh kể lại với tôi cách Nga “không tiếc đạn” như thế nào.

“Khi Nga muốn chiếm thành phố nào như Bakhmut, hoặc thậm chí chỉ là một thành phố nhỏ, thì Nga sử dụng chiến thuật là bắn pháo vào thành phố. Có khi tôi vào một ngôi làng và không còn bức tường nào là nguyên vẹn.

Nga đã bắn pháo vào thành phố cho đến khi nào tất cả bị san phẳng rồi mới đưa quân vào chiếm. Dù khi đó Ukraine đã rút quân đi lâu rồi nhưng Nga vẫn cứ bắn phá. Đó là những hành động vô lý, tôi không hiểu trong đầu Nga nghĩ gì khi đánh sập cả thành phố như vậy.”

‘Không có lựa chọn nào khác’

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN LAM TUNG

Binh sĩ Tùng chỉ biết an ủi vợ khi chị ấy ở nhà lo lắng cho người chồng ở chiến trường

Tôi nói với Tùng là vẫn còn cộng đồng ở Việt Nam đang ủng hộ cuộc chiến tranh của Putin và hỏi anh ấy có ý kiến gì về điều này.

“Ukraine là một nước có tự do ngôn luận nên không bị tẩy não như ở những nước độc tài với thông tin bị bóp méo. Đôi khi mình gọi điện về Việt Nam cho người thân thì thấy thông tin họ nhận được không chính xác như thông tin ở bên này.”

“Khi đưa quân vào, Nga nói là muốn bảo vệ người nói tiếng Nga, chống lại Phát xít mới. Đây là điều vô lý vì người dân ở đây đều nói được cả hai thứ tiếng, Ukraine và cả Nga, không ai bị phản đối gì. Trong doanh trại cũng vậy, có khi tôi nói tiếng Nga cũng không bị phản đối gì cả. Khi đi ngoài đường, nói tiếng Nga, tiếng Ukraine đều được. “

Ý kiến: Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh ‘phật lòng cường quốc’

Tổng thống Putin trong bài diễn văn trước cuộc xâm lược Ukraine nêu chính quyền Kyiv “bắt nạt và diệt chủng” người nói tiếng Nga ở vùng miền đông Ukraine.

“Vợ tôi là người gốc Donbas, bố vợ tôi đang chiến đấu cho quân đội Ukraine ở vùng gần Bakhmut. Không bao giờ có chuyện áp bức gì cả, chỉ là lý do để Nga gây chiến.”

Anh Tùng cho biết hầu như mọi người khi ra chiến trường đều “vì trách nhiệm là người đàn ông bảo vệ đất nước”. Khi nhận được lương thì họ mới biết là mình có tiền.

“Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Nếu Ukraine không chiến đấu thì sẽ không còn đất nước Ukraine.”

“Tinh thần của chúng tôi hiện rất cao. Ai cũng mong ngày chiến thắng đang đến gần”, anh nở nụ cười tươi nhất trong buổi trò chuyện của chúng tôi.

Play video, “Binh sĩ Ukraine gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng nói về sự bóp méo thông tin về cuộc xâm lược của Nga”, Thời lượng 12,44

Binh sĩ Nguyễn Lâm Tùng nói về sự bóp méo thông tin về cuộc xâm lược của Nga

ChatGPT đã gây ra một vòng tìm kiếm tài năng mới giữa các đối thủ nặng ký về công nghệ của Trung Quốc về việc nước này tụt hậu bao xa về AI

Theo Bưu Điện Hoa Nam – SCMP

Ben Jiang in Beijing

China’s tech heavyweights debate country’s response to ChatGPT. Photo: AFP

Các doanh nhân công nghệ của Trung Quốc đã bắt đầu tranh luận về việc nước này tụt hậu xa như thế nào so với chatbot ChatGPT của OpenAI và mô hình ngôn ngữ lớn GPT4 (LLM) được cập nhật của nó, với người sáng lập Baidu Robin Li nhận thấy khoảng cách vài tháng trong khi người sáng lập Qihoo 360 Zhou Hongyi nhận thấy khoảng cách khoảng “hai tháng”. hoặc ba năm”.Li của Baidu, người đã tiết lộ Ernie Bot trong tháng này – đối thủ của công cụ tìm kiếm đối với ChatGPT hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), cho biết trong một chương trình phát sóng trực tiếp tại Geekpark, một cộng đồng dành cho các chuyên gia công nghệ Trung Quốc, rằng Ernie Bot chỉ khoảng “một hoặc hai tháng”. đằng sau ChatGPT.

“Theo phân tích của nhóm [chúng tôi], chúng tôi hiện đang ở mức mà ChatGPT đã đạt được vào tháng 1,” Li nói.Zhou của công ty an ninh mạng Qihoo 360 nói với Diễn đàn Phát triển Trung Quốc do chính phủ tổ chức rằng công nghệ LLM của chính Trung Quốc “chậm hơn 2 đến 3 năm” so với GPT4 của OpenAI. Tuy nhiên, Zhou nói rằng Trung Quốc nên tiếp tục đầu tư vào công nghệ này vì hướng đi đã rõ ràng và “không có trở ngại nào là không thể vượt qua”.

Các khả năng của bot ChatGPT AI của OpenAI do Microsoft hậu thuẫn và GPT4 được cập nhật đã khiến các chuyên gia công nghệ của Trung Quốc phải hành động, với nhiều người gấp rút tung ra các công nghệ đối thủ. Li cho biết Baidu đã phải chịu “áp lực rất lớn và cảm giác khủng hoảng” sau khi nhìn thấy ChatGPT và cảm thấy rằng “khoảng cách [giữa Trung Quốc] và các cấp độ quốc tế hàng đầu [trong lĩnh vực này] ngày càng lớn”.Trong khi đó, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding, công ty sở hữu South China Morning Post và gã khổng lồ internet Tencent Holdings đã công bố kế hoạch xây dựng các dịch vụ tương tự.

Người đồng sáng lập Meituan, Wang Huiwen và cựu giám đốc của công cụ tìm kiếm khổng lồ Sogou, Wang Xiaochuan, đều đã tham gia vào nhóm ChatGPT.Trong khi ban giám khảo vẫn chưa biết Trung Quốc sẽ mất bao lâu để bắt kịp không gian chatbot AI, chính phủ đã bắt đầu hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT như một phần trong nỗ lực lâu dài của Bắc Kinh nhằm hạn chế thông tin chưa được kiểm duyệt trên internet của họ sau Đại chiến Bức tường lửa 

Trong khi đó, tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đã vẽ nên một bức tranh màu hồng về sự phát triển AI của Trung Quốc, nói rằng nó đang ở “làn đường nhanh” trong những năm gần đây, với một loạt các ứng dụng kinh doanh.Bài báo không đề cập đến các vấn đề như lệnh trừng phạt thương mại của Hoa Kỳ đối với việc xuất khẩu chip GPU tiên tiến sang Trung Quốc, vốn rất quan trọng đối với sức mạnh tính toán của AI. Thay vào đó, nó nhấn mạnh quy mô của lĩnh vực AI của Trung Quốc, đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2022 lên 508 tỷ nhân dân tệ (74 tỷ USD), với hơn 4.200 công ty AI trên cả nước.

Nguồn: ChatGPT has sparked a new round of soul-searching among China’s tech heavyweights over how far the country lags in AI

 Phan Sinh Trần gởi

Tĩnh tâm Mùa Chay 2023 ở Giáo Triều – buổi ba

Thông Tấn Xã Việt Catholic

Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 17 tháng Ba, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng Tĩnh tâm Mùa Chay thứ ba trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài là trọng tâm của bài giảng này.

“Để an ủi quý vị và tôi, thưa Đức Thánh Cha, các Cha đáng kính, và anh chị em, buổi suy niệm này sẽ hoàn toàn tập trung vào Thiên Chúa. Diễn ngôn về Thiên Chúa, tức là thần học, không thể xa lạ với thực tại của Thượng Hội đồng, cũng như không thể xa lạ với bất kỳ thời điểm nào khác của đời sống Giáo hội,” Đức Hồng Y Cantalamessa đã bắt đầu như trên.

Vị Hồng Y dòng Phanxicô nhận xét rằng “Nếu không có thần học, đức tin sẽ dễ dàng trở thành sự lặp lại chết chóc và sẽ thiếu công cụ chính của nó để hội nhập văn hóa”.

Sự gần gũi của Thiên Chúa

Tuy nhiên, ngài gợi ý rằng để hoàn thành nhiệm vụ này, chính thần học, “cần một sự đổi mới sâu sắc”.

“Điều mà dân Chúa cần là một nền thần học thấm nhuần cuộc sống, không phải lúc nào cũng nói về Chúa ‘ở ngôi thứ ba’, với những phạm trù thường vay mượn từ hệ thống triết học đương đại, không thể hiểu được bên ngoài một nhóm nhỏ ‘người trong cuộc’.”

Thay vào đó, ngài thúc giục, chúng ta phải nhìn thấy Chúa một cách gần gũi, dễ hiểu.

Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa…Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa. Chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ nhưng không Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. (1Cr 2:10-12).

Nhưng bây giờ chúng ta có thể tìm thấy ở đâu một nền thần học dựa vào Chúa Thánh Thần để biết “những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” hơn là dựa vào các phạm trù khôn ngoan của con người? Đối với điều này, cần phải dùng đến những gì được gọi là các trường phái “tùy chọn”: tức là “Thần học linh đạo,” và “Thần học mục vụ” nếu người ta muốn một nền thần học có khả năng được rao giảng.

Thiên Chúa yêu mến anh chị em

Tin tốt đẹp nhất mà Giáo hội có nhiệm vụ loan báo cho thế giới, tin mà mọi trái tim con người thổn thức mong đợi được nghe, đó là: “Thiên Chúa yêu mến anh chị em!”

Ngài nhấn mạnh, xác tín này phải xóa bỏ và thế chỗ cho niềm tin mà chúng ta luôn mang trong mình: “Thiên Chúa đang phán xét bạn!”

Ngài nhấn mạnh rằng chân lý “Thiên Chúa là tình yêu” phải đi kèm, giống như một nốt trầm, mọi lời loan báo Kitô giáo, ngay cả khi những đòi hỏi thực tế của tình yêu này phải được nhắc lại, như Tin Mừng đã làm.

Sau đó, Đức Hồng Y giải thích thêm về các mầu nhiệm đức tin, chiều sâu và ý nghĩa đằng sau Chúa Ba Ngôi, Nhập Thể và Thương Khó, và nói rằng chúng ta phải xem chân lý mà chúng ta đã chiêm ngắm trong những mầu nhiệm này dưới ánh sáng của khẳng định “Thiên Chúa là tình yêu” sẽ thay đổi như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

Ngài lập luận rằng sự biến đổi cuộc sống của chúng ta, thông qua các mầu nhiệm, tạo nên “tin mừng” và “không bao giờ thiếu khi chúng ta cố gắng đào sâu kho tàng đức tin Kitô giáo”. Ngài nói thêm rằng “Tin tốt lành là nhờ được tháp nhập vào Chúa Kitô, chúng ta cũng có thể yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu xứng đáng với Ngài!”

Tràn đầy tình yêu thiêng liêng

“Tình yêu đã tuôn đổ vào chúng ta là tình yêu mà Chúa Cha đã luôn yêu mến Chúa Con, không phải là một tình yêu khác! Đó là sự tràn đầy tình yêu thiêng liêng từ Chúa Ba Ngôi đối với chúng ta.”

Thánh Gioan Thánh Giá viết: Thiên Chúa truyền đạt cho linh hồn, “chính tình yêu mà Ngài truyền đạt cho Chúa Con, ngay cả khi điều này không xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp của Chúa Con, nhưng bằng sự kết hiệp.”

Ngài lưu ý rằng hệ quả là chúng ta có thể yêu mến Chúa Cha bằng tình yêu mà Chúa Con yêu mến Ngài, và chúng ta có thể yêu mến Chúa Giêsu bằng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Ngài.

Ngài nói, tất cả những điều này là nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng chính là tình yêu đó.

Đức Hồng Y hỏi “Vậy thì điều gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa là của riêng chúng ta khi chúng ta nói với Ngài, ‘Con yêu mến Chúa ‘? Không có gì ngoài tình yêu mà chúng ta nhận được từ Ngài! Như thế, hoàn toàn không có gì về phía chúng ta chăng? Phải chăng tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa không gì khác hơn là một sự “bật ngược trở lại” về phía Ngài chính tình yêu của Ngài, phải chăng nó chỉ giống như tiếng vọng đưa âm thanh trở lại nguồn của Ngài? Thưa: Không phải đâu! Tiếng vang trở lại với Thiên Chúa từ thẳm sâu trái tim của chúng ta, nhưng với một điều mới lạ là tất cả dành cho Thiên Chúa: hương thơm của tự do và lòng biết ơn hiếu thảo của chúng ta! Tất cả những điều này được thực hiện một cách mẫu mực trong bí tích Thánh Thể. Trong đó, chúng ta dâng lên Chúa Cha, như “của lễ của chúng ta,” điều mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta trước, đó là Chúa Giêsu Con của Người.

“Chúng ta có thể nói với Chúa Cha trong lời cầu nguyện của mình: “Lạy Cha, con yêu mến Cha bằng tình yêu mà Con Cha là Chúa Giêsu yêu Cha!” Và chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa bằng tình yêu mà Cha trên trời yêu mến Chúa!” Và xác tín rằng tất cả những điều này không phải là một ảo ảnh ngoan đạo trong trí tưởng tượng của chúng ta!

____________

Toàn bộ bài giảng thứ ba:

https://www.youtube.com/watch?v=oCJnP1Mg8LQ

Phan Sinh Trần 

Tĩnh tâm Mùa Chay 2023 ở Giáo Triều – buổi hai

Thông tấn xã Việt Catholic

Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 10 tháng Ba, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa đã có bài tĩnh tâm Mùa Chay thứ hai trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.

Dưới đây là những ý chính:

Phớt lờ Chúa

Đức Hồng Y Cantalamessa bắt đầu bằng cách trích dẫn những lời của Thánh Phaolô rằng “họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo”

“Quả thật, từ trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người chống lại mọi thứ vô luân và bất chính của những người lấy sự bất chính mà giam hãm chân lý. Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo.

Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội. Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1:18-23)

Do đó, ngài khẳng định rằng “tội lỗi tột cùng” là “từ chối tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa.” Điều này có vẻ xa lạ đối với chúng ta, vì “Đối với chúng ta, việc không tôn vinh và cảm tạ Thiên Chúa dường như không phải là một tội chết người và khủng khiếp”.

Ngài giải thích rằng, để hiểu ý của Thánh Phaolô, “chúng ta cần hiểu rõ những gì ẩn giấu trong điều này: đó là sự từ chối nhìn nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa, không dành cho Người sự quan tâm xứng đáng với Người. Chúng ta có thể nói, nó bao gồm việc ‘phớt lờ’ Thiên Chúa, trong đó phớt lờ không có nghĩa là ‘không biết rằng Ngài tồn tại’ mà là ‘hành động như thể Ngài không tồn tại’.

Một mối quan hệ cá vị với Chúa Giêsu

Nhưng thông điệp này của Thánh Phaolô có liên quan đến chúng ta ngày nay như thế nào?

Khi nhấn mạnh đến “ơn cứu chuộc do Chúa Giêsu Kitô mang đến”, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta không chỉ canh tân luân lý, trở lại với Luật pháp Môise, như các tiên tri trong Cựu Ước thúc giục, nhưng phải quay trở lại mối quan hệ cá vị với Chúa Giêsu.

Đức Hồng Y Cantalamessa nói, đôi khi đây là một khái niệm mà người Công Giáo miễn cưỡng chấp nhận, vì họ thích nói về các mối quan hệ “giáo lý”, “bí tích” hoặc “Giáo Hội” với Chúa Kitô. Ngài lưu ý rằng trong suốt 5 thế kỷ qua, linh đạo Công Giáo và việc chăm sóc mục vụ đã xem bất kỳ cuộc nói chuyện nào về mối quan hệ cá vị với Thiên Chúa “với sự nghi ngờ”.

Ngài nhấn mạnh, cách tiếp cận này là hoàn toàn sai lầm. Thật vậy, vì không còn có thể coi là điều hiển nhiên, đức tin ngày nay phải được hiểu chủ yếu như một mối quan hệ cá vị, vì “nó không được hấp thụ như những đứa trẻ trong môi trường gia đình hoặc trường học, mà phải là kết quả của quyết định cá nhân..”

Mở đầu Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, chúng ta đọc thấy những lời này:

Tôi mời tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, vào chính thời điểm này, hãy làm mới cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là mở lòng ra để cho Người gặp gỡ họ; Tôi yêu cầu tất cả anh chị em làm điều này không ngừng nghỉ mỗi ngày. Không ai nên nghĩ rằng lời mời này không dành cho mình (EG,3).

Giáo dân là những người loan báo Tin Mừng

Trong phần cuối cùng của bài giảng, Đức Hồng Y Cantalamessa chuyển sang xem xét câu hỏi làm thế nào để thắp lên “tia sáng tìm kiếm Chúa Giêsu” trong trái tim của những người khác.

Ngài nói rằng: “Trong phần lớn các trường hợp mà tôi đã biết trong đời mình, việc khám phá ra Đấng Kitô làm thay đổi cuộc sống đã xảy ra nhờ gặp gỡ một người đã trải qua ân sủng đó, bằng cách tham gia vào một cuộc (cầu nguyện) tụ họp, bằng cách nghe một lời chứng (về ân sủng Chúa). “

Ngài nói, điều này cho thấy một vai trò đặc biệt quan trọng đối với giáo dân, những người “được hòa nhập nhiều hơn vào kết cấu cuộc sống mà trong đó những hoàn cảnh đó thường xảy ra”.

Đức Hồng Y Cantalamessa kết luận, những giáo dân đã “khám phá ra ý nghĩa của việc biết một Chúa Giêsu hằng sống và mong muốn chia sẻ khám phá của họ với những người khác”, nên trở thành những tác nhân chính trong sứ mệnh truyền bá phúc âm của Giáo Hội.

Tôi kết thúc bằng những lời kết trong cuốn “Hành Trình Tâm Trí Đến Với Chúa” của Thánh Bonaventura vì chúng gợi ý nơi bắt đầu để nhận ra, hoặc làm mới lại, “cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Kitô” của chúng ta và trở thành những người loan báo can đảm về cuộc gặp gỡ này:

“Sự khôn ngoan bí nhiệm nhất này không ai biết ngoại trừ người nhận được nó; không ai nhận được nó ngoại trừ những người mong muốn nó; không ai mong muốn điều đó ngoại trừ những người được đốt cháy bên trong bởi Thánh Linh Thiên Chúa được Chúa Kitô gửi đến trái đất.”

Toàn văn bài giảng của đức Hồng Y Cantala Mesa:

https://youtu.be/Kl6fp7GSutI?t=153

Phan Sinh Trần