289 thành tựu của Trump trong gần 2 năm làm Tổng thống Mỹ

Ông Trump nhậm chức Tổng thống nước Mỹ đến nay đã được 20 tháng. Theo các số liệu thống kê cho thấy, trong thời gian chưa đầy 2 năm, ông đã thực hiện được 289 cam kết khi tranh cử, trong đó thành tựu của năm thứ 2 cao gấp đôi so với năm đầu tiên.

Theo trang tin Washington Examiner đưa tin hôm 12/10, trong số 289 thành tựu của chính phủ Trump, có 173 thành tựu lớn và quan trọng, 116 thành tựu nhỏ. Trong đó có một số thành tựu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ví dụ như số thành viên của Băng đảng MS-13 bị bắt giữ trong 1 năm qua đã tăng 83%.

Những thành tựu này chia thành 18 lĩnh vực lớn khác như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập, chỉ số lạc quan, sự phát triển của doanh nghiệp, xóa bỏ quy định, giảm thuế, phát triển lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, y tế, chống ma túy và lạm dụng thuốc, tư pháp, trị an, an ninh biên giới và di dân, thương mại, năng lượng, chính sách ngoại giao, quốc phòng, chính sách quân nhân xuất ngũ.

Washington Examiner cho biết, những thành tựu mà Tổng thống Trump đạt được trong năm thứ 2 của nhiệm kỳ đã tăng hơn gấp đôi so với năm đầu, nhiều chương trình trong năm đầu vẫn đang ở giai đoạn đề án hoặc giai đoạn khởi động, thì sang năm thứ 2 đã được thực hiện thành công.

Trong thời gian chưa đầy 2 năm, Tổng thống Trump đã vượt qua những thành tựu mà cố Tổng thống Ronald Reagan đạt được trong cùng khoảng thời gian, không chỉ khích lệ các cử tri bầu cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11/2018, mà còn tạo cơ sở vững chắc cho cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2020.

Grover Norquist – Chủ tịch của Americans for Tax Reform – một nhóm bảo thủ bảo vệ người nộp thuế Mỹ, nói: “Những thành công mà ông Trump đạt được trong các vấn đề như giảm thu thuế và chi phí quản lý, cải tổ quân đội, xóa nguy cơ chiến tranh và thay đổi tòa án, không thua kém gì so với những thành tựu mà các đời Tổng thống của Đảng Cộng Hòa đạt được.”

Ông John McLaughlin – Chuyên gia về khảo sát dân ý trong cuộc tranh cử năm 2016 của ông Trump cho biết: “Tổng thống Trump thực sự là một người lãnh đạo độc nhất vô nhị trong lịch sử nước Mỹ. Ông là người con sinh ra tại Quận Queen của thành phố New York, ông trở thành một người đứng đầu trong giới doanh nhân quốc tế, nhưng trong tình huống không có mấy người tin ông có thể làm được, ông đã kiếm được hàng tỷ Đô la Mỹ.”

John McLaughlin nói: “Họ đã nói với ông Trump, ông không thể nào trở thành Tổng thống được, không thể nào đánh bại được [giới tinh anh lũng đoạn Washington], nhưng ông đã làm được. Gần 2 năm qua, giới tinh anh thao túng chính trị luôn nói với ông Trump rằng ông không thể nào làm bất cứ việc gì tại Washington. Dù như vậy, ông vẫn có được những thành công. Ông chưa hề né tránh, và sẽ không rút lui, ông ấy luôn kiên trì, ông ấy đã thực sự thắng rồi”.

Trao đổi với tờ Washington Post, nhà báo Marc Thiessen và cũng là người soạn thảo các bài phát biểu cho cựu Tổng thống Bush đã tán đồng những thành tựu mà ông Trump đạt được, đồng thời cho biết ông Trump đã chứng minh bản thân mình đang thực hiện những cam kết khi tranh cử, về phương diện này là rất thành công. “Trên thực tế, trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, ông Trump đã sưu tập được một bản kỷ lục phi thường về việc thực hiện cam kết của Tổng thống”, ông Marc Thiessen nói.

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

PROMISES MADE, PROMISES KEPT! https://www.washingtonexaminer.com/washington-secrets/trumps-list-289-accomplishments-in-just-20-months-relentless-promise-keeping 

President Trump Speaks At Annual Meeting On Combating People Trafficking

Trump’s list: 289 accomplishments in just 20 months, ‘relentless’ promise-keeping

The Trump administration’s often overlooked list of achievements has surpassed those of former President Ronald Reagan at this time and more than doubled since the last tally of accomplishments after…

washingtonexaminer.com

Ngày 12/10, ông Trump chia sẻ lên Twitter bài viết của tờ Washington Examiner về 289 thành tựu của tổng thống Mỹ trong 20 tháng cầm quyền và kèm bình luận: “Hứa được, làm được!”

Dưới đây là một phần trong những thành tựu nổi bật của ông Trump:

Tăng trưởng kinh tế:

  • Quý 2 của năm 2018, kinh tế tăng trưởng đạt 4,2%.

Việc làm:

  • Từ khi trúng cử đến nay, việc làm mới của Mỹ tăng thêm hơn 4 triệu công việc.
  • Tổng số người có việc làm đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.
  • Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,7%, thấp nhất trong 50 năm.
  • Tỉ lệ người gốc Phi thất nghiệp giảm còn 3,6%; tỉ lệ người Mỹ gốc Latinh thất nghiệp giảm còn 4,5%; tỉ lệ người gốc Châu Á thất nghiệp giảm còn 2%; tất cả đều đạt mức thấp nhất trong lịch sử.
  • Tỉ lệ nữ giới thất nghiệp giảm còn 3,6%, đây là mức thấp nhất từ năm 1953. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp giảm còn 9,2%, đạt mức thấp nhất từ năm 1966. Tỉ lệ quân nhân xuất ngũ thất nghiệp giảm còn 3%, đạt mức thấp nhất từ năm 2001.
  • Tỉ lệ người có học thức thấp (không có bằng cấp 3), người tàn tật thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong lịch sử.
  • Việc làm đến nay vẫn luôn tăng trưởng, đã phá vỡ kỷ lục lịch sử.
  • Số việc làm đang thiếu người làm phá kỷ lục lịch sử, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên tổng số việc cần người vượt quá tổng số người cần việc.

Thu nhập:

  • Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng lên tới 61.372 USD trong năm 2017, mức cao kỷ lục.
  • 3,9 triệu người không còn phải lĩnh tiền trợ cấp thực phẩm nữa.
  • Lương năm 2017 tăng 3,3% so với năm 2016, tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ.
  • Tỉ lệ nghèo trong người gốc Phi và người gốc Latinh đã giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận.

Sự phát triển của doanh nghiệp:

  • Giảm thuế giúp đầu tư tăng cao. Hơn 450 tỷ USD đầu tư nước ngoài trở về Mỹ.
  • Ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh.
  • Ngành sản xuất nhôm, thép mở lại mới.
  • Ba chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ (Dow Jones, S&P 500, Nasdaq Index) tiếp tục thiết lập mức cao mới trong lịch sử.

Xóa bỏ quy định:

  • Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Trump đã thực thi cắt giảm quy định hành chính trên quy mô lớn.
  • Các cơ quan liên bang đã đạt được hơn 8 tỷ USD tiết kiệm chi phí dài hạn khi cắt giảm quy định.
  • Sử dụng Đạo luật Đánh giá Quốc hội để bãi bỏ quy định hơn gấp nhiều lần trong lịch sử.

Giảm thuế:

  • Ký đạo luật Việc làm và Giảm thuế năm 2017, hoàn thành kế hoạch giảm thuế quy mô lớn nhất lịch sử nước Mỹ.
  • 90% lao động kỳ vọng sẽ được giảm thuế để tăng lương.
  • Hơn 6 triệu lao động được tăng lương, chia lợi nhuận hoặc các phúc lợi khác do hệ quả trực tiếp của việc giảm thuế.
  • Hơn 100 công ty phục vụ cộng đồng trực tiếp giảm phí điện, nước, khí tự nhiên do giảm thuế.

Tư pháp và trị an:

  • Đề cử Thẩm phán Tòa án tối cao kiên định tuân theo hiến pháp, hoàn thành xác nhận Thẩm phán Tòa án tối cao đối với ông Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh.
  • Ký sắc lệnh hành chính, đẩy mạnh tấn công tổ chức tội phạm và buôn bán ma túy.

An ninh biên giới và di dân:

  • Truy quét băng đảng tội phạm xuyên quốc gia MS-13 để bảo vệ an ninh cộng đồng và dân chúng.
  • Đẩy mạnh tấn công các vụ buôn lậu ma túy khu vực biên giới.

Thương mại:

  • Đạt được hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ mới với Canada và Mexico.
  • Lần lượt đạt được hoặc triển khai đàm phán thương mại mới với Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu.
  • Thực thi biện pháp cứng rắn với Bắc Kinh vì hành vi thương mại không công bằng và xâm phạm sở hữu trí tuệ, thu thuế với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá lên đến 250 tỷ USD.
  • Trợ cấp thiệt hại cho nông dân do chiến tranh thương mại với số tiền 12 tỷ USD.
  • Rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước.
  • Trưng thu thuế đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu, bảo vệ các ngành sản xuất liên quan của Mỹ và tăng cường an ninh quốc gia.

Năng lượng:

  • Rút khỏi hiệp định Chống biến đổi khí hậu Paris gây tổn thương cho ngành sản xuất của Mỹ, tránh phải bỏ ra 6 nghìn tỷ USD chi trả cho hơn 6,5 triệu người thất nghiệp.
  • Mỹ trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, sản lượng dầu mỏ đạt mức cao nhất trong lịch sử.
  • Lần đầu tiên Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng khí tự nhiên trong 60 năm qua.

Chính sách ngoại giao:

  • Rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran
  • Hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un, mang lại sự khởi đầu hòa bình và phi hạt nhân hóa cho bán đảo Triều Tiên.
  • Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem.
  • Tấn công toàn diện, tiêu diệt tổ chức khủng bố ISIS.
  • Tiến hành tấn công chính quyền Syria do sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường.
  • Đối kháng với hành vi xấu của Nga.
  • Chế định chính sách mới đối với Cuba, khiến cho chính quyền Cuba phải chịu trách nhiệm với hành vi áp bức và xâm phạm nhân quyền.
  • Tiến hành biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các nhà độc tài Venezuela.
  • Giải cứu được hàng chục tù chính trị Mỹ bị các chính phủ nước ngoài giam giữ.

Quốc phòng:

  • Dự toán ngân sách quốc phòng năm 2018 đạt 700 tỷ USD, dự toán ngân sách quốc phòng năm 2019 là 716 tỷ USD.
  • Tuyên bố chiến lược an ninh quốc gia “Nước Mỹ trên hết”.
  • Bắt đầu khởi động một Lực lượng Không gian như một nhánh mới của quân đội và khởi động lại Hội đồng Không gian Quốc gia.
  • Khuyến khích các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP vào năm 2024.

Công việc đối với quân nhân xuất ngũ:

  • Ký đạo luật, phân bổ 86,5 tỷ USD cho Bộ Cựu chiến binh, đây là mức cao nhất trong lịch sử.
  • Ký nhiều đạo luật và mệnh lệnh hành chính, đảm bảo quân nhân xuất ngũ và người nhà của họ được điều trị y tế, giáo dục, công việc chất lượng cao, sức khỏe tâm lý, chăm sóc xã hội, tố tụng.

Huệ Anh

Nhật Bản sẽ ngừng viện trợ ODA đối với Trung Quốc

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc vươn lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngày càng có nhiều người Nhật đặt câu hỏi xem liệu hỗ trợ phát triển chính thức cho Trung Quốc có cần thiết duy trì tiếp tục hay không.

Cuộc xâm lăng thầm lặng” của Trung Quốc tại Úc và cảnh báo cho Canada

Cuộc xâm lăng thầm lặng” của Trung Quốc tại Úc và cảnh báo cho Canada

 Canada đang có nguy cơ trở thành ‘chư hầu’ của Trung Quốc trừ khi chính quyền Canada chấm dứt sự ngây thơ, khờ dại những chiến dịch “xâm lăng thầm lặng” của Đảng cộng sản Trung Quốc vốn đang làm xói mòn nền dân chủ và chủ quyền. Đó là bài học từ cuốn sách mới của giáo sư Clive Hamilton “Silent Invasion” (Tạm dịch: Cuộc xâm lăng Thầm lặng), trong đó trình bày chi tiết ảnh hưởng thâm nhập khắp của Trung Quốc đối với Úc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Canada. Các chiến dịch của Bắc Kinh đã khiến cho nhiều quan chức Úc ủng hộ những quan điểm của Bắc Kinh, theo Epoch Times hôm 18/10.

Giáo sư Úc Clive Hamilton phát biểu về cuốn sách “Cuộc xâm lược Thầm lặng” trước khán giả tại Viện Macdonald-Laurier ở Ottawa hôm 16/10. (Ảnh: Donna He/Epoch Times)

Trong cuốn sách, tác giả Hamilton, một giáo sư chuyên dạy về đạo đức công tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, Úc đã trình bày tất cả những chi tiết đáng sợ về cách mà Mặt trận Thống nhất Trung Quốc âm thầm thâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội Úc, nhằm phá vỡ liên minh Mỹ – Úc.

Giáo sư Halmiton là một trong nhóm 4 người chủ tọa cuộc thảo luận tại một sự kiện do Viện Macdonald-Laurier (MLI), một cơ quan tư vấn chính sách công, tổ chức ở Ottawa, Canada, hôm 16/10…

Cuốn sách ‘Cuộc xâm lăng Thầm lặng’ đã trình bày chi tiết về cách mà Trung Quốc cho là họ có quyền chiếm lấy thế giới, cách mà Trung Quốc tự phô diễn mình là một nạn nhân lịch sử của các cường quốc khác như Nhật Bản và Mỹ.

Ủy ban Mặt trận Thống nhất Trung Quốc, một cơ quan thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), làm việc để tác động đến sự lựa chọn, phương hướng và sự trung thành của các mục tiêu nước ngoài mà họ nhắm đến, bằng cách khuất phục những ‘nhận thức tiêu cực’, và thúc đẩy những nhận thức ủng hộ sự cai trị của ĐCSTQ ở Trung Quốc, giáo sư Hamilton giải thích.

Cuốn sách của giáo sư Hamilton suýt nữa không xuất bản được khi mà 3 nhà xuất bản của Úc đã từ chối do lo ngại sự trả đũa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng cuốn sách này đã xuất bản được vào tháng 2/2018.

Tại hội thảo hôm 16/10, các chủ tọa đã tập trung thảo luận vào biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ Canada khỏi “cuộc xâm lăng” tương tự từ Trung Quốc. Đó là nâng cao nhận thức nhiều hơn nữa về mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.

Giáo sư Hamilton tuyên bố: “Về cơ bản, điều thực sự quan trọng là bản chất của những hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Canada, phải được phơi bày và vạch trần tại tất cả các chi nhánh của nó. Và trên hết, điều quan trọng là người Canada gốc Hoa phải dũng cảm trước mối đe dọa bị trả thù, và nói ‘chúng tôi là những người Canada trung nghĩa, chúng tôi không muốn ĐCSTQ gây ảnh hưởng đến Canada. Chúng tôi đến đây để thoát khỏi ảnh hưởng của nó”.

Âm mưu dài hạn

Điều gây sốc ở đây là ĐCSTQ không chỉ nhìn vào ngắn hạn, khoảng 5 năm sau trong tương lai, mà họ mưu tính cho dài hạn, cho các thế hệ trong tương lai. Ban công tác Mặt trận Thống nhất Trung Quốc tìm cách nhận diện các nhà lãnh đạo công nghiệp tương lai khi họ còn trẻ, ‘tu dưỡng’ những người này sao cho họ ủng hộ nhiều hơn đối với các mục tiêu của Trung Quốc, khi họ vươn tới, nắm giữ các chức vụ trong chính quyền của nước sở tại.

Những giới tinh hoa Úc bị nhắm đến, được mời đến các sự kiện thịnh soạn như đón mừng Tết Nguyên Đán của Trung Quốc, sao cho quan điểm của ĐCSTQ trở nên thân quen đối với họ..

Kết quả là các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Úc này, và các giới tinh hoa khác, đang khiển trách những người nắm quyền tại chính nước Úc vì những hành động hoặc tuyên bố gần đây không thân thiện với chính quyền Trung Quốc.

Ví dụ, Bắc Kinh muốn người Úc ủng hộ quan điểm của Trung Quốc rằng Đài Loan không được coi là một quốc gia độc lập, và rằng Ấn Độ không có quyền đỏi hỏi đối với các khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở dãy Himalaya.

Khi người Canada xem xét kỹ những gì đang diễn ra, họ sẽ khám phá ra điều tương tự đang xảy ra ở đây”, giáo sư Hamilton nhận xét.

Trong năm 2016, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bị chỉ trích vì đã tham dự buổi gây quỹ với một doanh nhân giàu có Trung Quốc, người có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Cá nhân này sau đó đã quyên góp một khoản tiền lớn cho Tổ chức Pierre Elliott Trudeau, một tổ chức từ thiện, phi đảng phái của Canada.

Vươn vòi bạch tuộc

Giáo sư Hamilton cho rằng ảnh hưởng của ĐCSTQ được nhận thấy trong nhiều khía cạnh của xã hội Úc, nơi mà các yếu tố ủng hộ Bắc Kinh kiểm soát 90% đài phát thanh và báo chí.

Một số trường đại học Úc còn coi mối quan hệ của họ với Bắc Kinh quan trọng hơn cả quyền tự do biểu đạt tư tưởng của các giảng viên.

Các doanh nhân giàu có Trung Quốc, những người có mối liên hệ với ĐCSTQ, đã trở thành những nhà tài trợ lớn nhất cho cả hai đảng chính trị lớn của Úc.

Những người Trung Quốc thiểu số ở Úc, ủng hộ Bắc Kinh, được khuyến khích tham gia chính trị và tranh cử cho các cuộc bầu cử liên bang hoặc tiểu bang tại Úc.

Một trường hợp đáng sợ đặc biệt được giáo sư Hamilton trích dẫn, là các nhà khoa học thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đang làm việc tại các trường đại học Úc để nghiên cứu quân sự, tất cả đều nhận được tài trợ của Úc.

Những người chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc thì bị ‘dán mác’ là phân biệt chủng tộc và bài ngoại. “Việc buộc tội những người chỉ trích Trung Quốc là phân biệt chủng tộc và bài ngoại là một thủ đoạn có hiệu quả, bởi vì nó dựa trên lịch sử tệ hại của ‘Úc trắng’ (White Australia), bao gồm quan điểm chống Trung Quốc đã từng ở thời kỳ các mỏ vàng trước đây”, giáo sư Hamilton nhận xét.

Úc đã nếm trải tất cả các vấn đề mà Canada đang phải đối mặt: Tự do thương mại với Trung Quốc, bị thôn tính bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, gián điệp mạng thông qua công ty Huawei, và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm gây bất ổn cho nền dân chủ. Úc được cho là đã đối mặt với các mối đe dọa ngấm ngầm của Trung Quốc 2 đến 3 năm trước Canada.

Ông Michel Juneau-Katsuya, cựu giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cục An Ninh Tình báo Canada (CSIS) nhận định: “Sự ngây thơ của chúng tôi là một sự ngu xuẩn không thể chấp nhận được”.

“Chiếm được Canada” là cực kỳ hữu ích cho Trung Quốc vì quốc gia bắc Mỹ này rất giàu tài nguyên và Canada là nơi có thể tiếp cận NATO [Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương] và NORAD [Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ], nơi những thông tin quân sự và tình báo được chia sẻ.

Tại sự kiện, ông Richard Owens, phó giáo sư luật Đại học Toronto và là Học giả Cao cấp của Viện nghiên cứu Macdonald-Laurier (MLI), đã kêu gọi hành động nhiều hơn nữa, để chống lại cuộc tấn công ‘đế quốc’ của Trung Quốc, gọi đó là hành động của kẻ cướp.

Bà Duanjie Chen, một học giả cao cấp gốc Hoa tại Viện nghiên cứu MLI, cho rằng ĐCSTQ không được phép tác động đến cộng đồng người Hoa ở Canada.

Chúng ta cần phải hòa nhập những người nhập cư Trung Quốc vào cơ cấu xã hội của chúng ta”, bà Chen kêu gọi. Những người nhập cư Trung Quốc thường xuyên sống trong các cộng đồng khép kín, và dễ dàng trở thành những nạn nhân của ĐCSTQ thông qua các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát.

Đây là đặc trưng điển hình của ĐCSTQ, trong đó khai thác một điểm yếu trong nền dân chủ phương Tây, để đạt được những mưu đồ của mình.

Cho rằng vì sự kiểm soát của ĐCSTQ là rất nặng nề, nên người dân Trung Quốc không có ý thức mạnh mẽ về tinh thần thượng tôn pháp luật, và họ làm những gì mà chính quyền cộng sản nói, bà Chen nhận xét: “Ngay cả khi một người nào đó từ Trung Quốc đánh cắp bí mật của chúng tôi, họ không cảm thấy có điều gì sai trái. Họ cảm thấy họ đang đóng góp rất lớn cho quê hương, cho Đảng”.

Thương mại và gián điệp

Giáo sư Hamilton cho rằng khi các chính trị gia Úc thân thiện với Bắc Kinh, đưa ra những lý do để ủng hộ cho chính sách đối ngoại độc lập hơn, có nghĩa là họ muốn khiến Úc rời xa Mỹ, và ưa thích Trung Quốc.

Sau khi ký Hiệp định Thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), Thủ tướng Canada Trudeau thông báo ông muốn nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nhận ra rằng việc đa dạng hóa thương mại của chúng ta là cực kỳ quan trọng và chúng ta rất vui được tiếp tục hợp tác với người Trung Quốc”, Thủ tướng Trudeau phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ ‘Globe and Mail’.

Tuy nhiên, kinh nghiệm tự do thương mại của Úc với chế độ cộng sản Trung Quốc cho thấy đây khó có thể là một trò chơi đôi bên cùng có lợi.

Chắc chắn Úc đã trở thành một nơi ‘tự do, không có hạn chế’ đối với đầu tư của Trung Quốc, nhưng tất cả những trở ngại đối với các nhà đầu tư Úc ở Trung Quốc, thì vẫn còn đó”, giáo sư Hamilton nhận định.

Ngoài ra, còn có vấn đề đang bị che giấu là nhân công giá rẻ của Trung Quốc khiến người Úc bị mất việc làm. Các chính trị gia thân thiện với Bắc Kinh, những người chịu trách nhiệm thương thảo hiệp định thương mại của Úc với Trung Quốc, đã bị tác động.

Cuốn sách “Cuộc xâm lăng Thầm lặng” của Giáo sư Úc Clive Hamilton, đã phá vỡ chiến lược gây ảnh hưởng đến giới tinh anh Úc của Bắc Kinh…

Theo cuốn sách của giáo sư Hamilton, Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb, người đã thúc ép buộc thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc phải hoàn thành, đã sớm rời bỏ công việc chính trị để làm việc cho công ty Trung Quốc và hưởng mức lương 880.000 đô la Úc mỗi năm.

Thỏa thuận với Trung Quốc không thực sự hoàn toàn là một thỏa thuận thương mại, mà còn là một thỏa thuận đầu tư, có lợi nhiều cho Trung Quốc, trong đó củng cố các yếu tố khác của kế hoạch lớn Một vành đai, Một con đường và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB)”, giáo sư Hamilton lưu ý.

Sáng kiến Một vành đai, Một con đường là dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Bắc Kinh, trải rộng khắp châu Á, châu Phi và châu Âu.

Sơ đồ Chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc. (Nguồn: Xinhua Finance Agency, 2015).

Mọi người hãy nhớ lại rằng Canada đã rất mong muốn trở thành quốc gia Bắc Mỹ đầu tiên ký kết gia nhập Ngân hàng AIIB do Trung Quốc đứng đầu.

Vào tháng 3/2012, công ty Huawei của Trung Quốc đã bị cấm cung cấp thiết bị cho Dự án Mạng lưới Băng thông rộng Quốc gia (NBN) của Úc. Cơ quan tình báo Úc đã thông báo bằng chứng đáng tin cậy rằng gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc này có mối liên hệ với Tổng cục 3 của PLA, một cơ quan gián điệp mạng quân sự của Trung Quốc.

Trong cuốn sách, giáo sư Hamilton đã dẫn chứng tài liệu rằng công ty Huawei thành lập một Ủy ban Úc, như một ‘tấm bình phong’ để tạo ra một hình ảnh công chúng đáng tin cậy.

Cựu Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb, người được cho là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. (Ảnh: The Australian).

Dưới tác động của Trung Quốc, một số chính trị gia cao cấp của Úc đã chỉ trích lệnh cấm trên đối với công ty Huawei. Một trong số đó là cựu bộ trưởng thương mại Robb, người đã được Trung Quốc chi trả toàn bộ chi phí cho cho chuyến thăm đến trụ sở chính của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc.

Làn sóng chống Trung tại nước Úc

Xem xét vị trí lân cận của Úc với Trung Quốc, Úc đã giữ vai trò đi đầu trong việc ngăn chặn làn sóng gây ảnh hưởng của Bắc Kinh. Giáo sư Hamilton nhận định, đã có một sự thay đổi đáng kể về quan điểm của chính phủ Úc trong 2 năm qua.

Luật can thiệp nước ngoài mới của Úc qui định phạt tù từ 10 đến 15 năm đối với bất kỳ mưu toan che dấu gây ảnh hưởng đến các quy trình của chính phủ, hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền dân chủ.

Mặc dù bộ luật này vẫn chưa được kiểm nghiệm tại các tòa án, nhưng giáo sư Hamilton có thể trích dẫn nhiều ví dụ, nơi có thể kêu gọi áp dụng bộ luật.

Giáo sư Hamilton cho rằng Bắc Kinh đang xem xét lại các chiến lược của họ trong bối cảnh có sự phản kháng của Úc và Liên minh Tình báo Ngũ nhãn (Five Eyes), gồm 5 nước: Úc, Anh, Mỹ, New Zealand và Canada.

Trong một cuộc phỏng vấn báo chí, giáo sư Hamilton nhận xét: “Họ [Bắc Kinh] đột nhiên thấy rất nhiều cách tác động đã trở nên khó khăn hơn, vì vậy họ luôn tìm kiếm điểm yếu nhất“.

Trong một số khía cạnh, Canada có thể là một điểm yếu nhất. Ông Michel cảnh báo, nếu Canada không ngăn chặn công ty Huawei, các thành viên khác trong ‘Ngũ Nhãn’ sẽ không sẵn lòng chia sẻ thông tin tình báo với Canada, đây là chưa nói đến việc nó đe dọa nền tảng của mối quan hệ giữa 5 nước.

Đây không phải là vấn đề liệu Canada có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh hay không, mà là họ phải làm như vậy, “trừ khi Canada muốn hoàn toàn đầu hàng và nói: ‘chúng tôi dự kiến trong 5 hoặc 10 năm tới, chúng tôi sẽ trở thành chư hầu của Trung Quốc’”, giáo sư Hamilton nhận định.

Chiến tranh không chỉ được tiến hành bằng xe tăng và tên lửa. Trung Quốc đang sử dụng hiệu quả các chiến lược để xâm chiếm đất đai, và khuất phục các nước theo tham vọng của họ. Úc đã nhận ra điều này và Canada có thể sẽ không còn đứng trên đôi chân của mình.

Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế giới. Mỗi chính trị gia cần phải đọc nó”, bà Chen nhận xét về cuốn sách “Cuộc xâm lăng thầm lặng” của giáo sư Hamilton.

Giáo sư Hamilton cũng muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa Trung Quốc, một đất nước, với chế độ cộng sản cầm quyền Bắc Kinh.

Người Úc muốn có một mối quan hệ lành mạnh, hài hòa và bền vững với Trung Quốc, nhưng không phải với cái giá của chủ quyền hoặc quyền dân chủ của chúng tôi“, giáo sư Hamilton kết luận.

Duy Minh

From: Tri Vu 

Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc

Phóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc với tốc độ đáng kinh ngạc, để giam giữ người Hồi giáo.

Phân tích dữ liệu hình ảnh cho thấy đây có thể là nhà tù lớn nhất thế giới, có thể giam hàng trăm ngàn người.

Nhưng chính phủ Trung Quốc nói đây là ‘trường giáo dục’, và chiếu trên truyền hình các lớp học sáng bóng với học sinh ánh mắt đầy biết ơn.

About this website

BBC.COM
Phóng viên BBC đã tìm ra bằng chứng mới về việc TQ đang xây dựng một mạng lưới i giam khổng lồ để giam giữ người Hồi giáo.

Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Thông Luận: CÓ PHẢI LÊ HỒNG QUANG ĐÃ BỎ TRỐN:Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thẩm vấn được Lê Hồng Quang, vì kể từ khi vụ tai tiếng này (scandal) bùng nổ, thì cựu ứng viên chức vụ Đại sứ Slovakia tại Việt Nam đã biến mất, không còn ở Slovakia.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák nói rằng, Bộ trưởng Tô Lâm đã thỉnh cầu ông cho mượn chuyên cơ thông qua … Lê Hồng Quang.

Ông Čulák người đứng đầu bộ phận Lễ tân còn khai rằng, Lê Hồng Quang chính là người đã nói với ông ta rằng phái đoàn Việt Nam sẽ bay tới Moscow và ông Quang là người thông dịch trong cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng Tô Lâm và Kalinak.
Những thông tin cụ thể khác thì Robert Kaliňák nói ông Čulák hãy liên hệ với Lê Hồng Quang. Chính ông Quang cũng đưa cho Čulák danh sách phái đoàn Việt Nam 12 người – chỉ ghi tên họ chứ không ghi chức vụ. 
Những người Việt Nam trong phái đoàn không biết rành tiếng Anh, nên mọi chuyện đều phải giải quyết thông qua Lê Hồng Quang.

Cuộc điều tra vẫn tiếp tục được tiến hành. Nhưng cơ quan điều tra sẽ không hướng tới ông Kaliňák, mà nhắm vào những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam bao gồm Bộ trưởng Tô Lâm và ông Lê Hồng Quang đang lẩn trốn ở Hà Nội.

https://thoibao.de/co-quan-dieu-tra-dang-cho-le-hong-quang-… 
Bản tin trên báo Dennikn của Slovakia : https://dennikn.sk/…/pri-unose-vietnamca-chybali-viza-dal…/… 
—-
Link vượt tường: http://bit.ly/2z4z2Px > bấm GO
Tại VN, để xem được trang tin nước ngoài, các bạn cài VPN vượt tường lửa (cho máy tính và các thiết bị di động, smart phone). Link: http://bit.ly/2mYSZBq

THOIBAO.DE
Cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thẩm vấn được Lê Hồng Quang, vì kể từ khi vụ tai tiếng này (scandal) bùng nổ, thì cựu ứng viên chức vụ Đại sứ Slovakia tại Việt Nam đã biến mất, không còn ở Slovakia. Cựu Bộ trưởng…

“Bộ ba” Yeltsin-Kravchuk-Shushkevich đã khai tử Liên Xô như thế nào?

“Bộ ba” Yeltsin-Kravchuk-Shushkevich đã khai tử Liên Xô như thế nào?

Cách đây 27 năm, lãnh đạo ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã ký một hiệp ước khai tử Liên Xô dẫn đến việc Tổng thống Gorbachev từ chức ngày 25/12/1991.

Khi Tổng thống Mikhail Gorbachev từ chức cách đây tròn 25 năm khiến Liên Xô bất ngờ tan rã, ông hầu như không còn lựa chọn nào khác vì trước đó 17 ngày, lãnh đạo ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã ký một hiệp ước giải tán Liên bang Xô viết.

Tổng thống Nga Boris Yeltsin chất vấn Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Ảnh Bloomberg

Bối cảnh lịch sử

Cho đến thời điểm tháng 12/1991, “Bức tường Berlin” và khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu.

Tuy nhiên, thế lực của ông đã suy yếu đi nhiều sau cuộc đảo chính vào tháng 8/1991 và vấn đề nghiêm trọng nhất là các phong trào đòi độc lập của các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết nổi lên vào thời gian cuối năm.

Liên Xô có thể tồn tại mà không có các nước thành viên vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania, nhưng lại không thể nếu không có Nga và Ukraine.

Tổng thống vừa đắc cử của Ukraine khi đó là Leonid Kravchuk, muốn tách khỏi Moscow, còn Tổng thống Nga Boris Yeltsin thì lại muốn giành thêm quyền lực từ tay Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Vì thế, hai nhà lãnh đạo nói trên đồng ý gặp mặt vào ngày 8/12/1991 cùng với Tổng thống Belarus, Stanislav Shushkevich. Hiển nhiên có thể dự đoán kết quả cuộc họp chỉ là điều bất lợi cho Gorbachev.

Cuộc họp dự kiến bàn về vấn đề dầu khí…

Và gần như là các lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus đã không có sự thỏa thuận nào, trước khi đưa ra quyết định khiến Liên Xô tan rã.

Shushkevich khẳng định cuộc họp chỉ bàn bạc về việc Nga sẽ cung cấp dầu hỏa và khí đốt cho Belarus trong mùa đông.

“Nền kinh tế đang bị khủng hoảng, chúng tôi không thể cho trả cho nhà cung cấp mà lại không có ai cho chúng tôi vay tiền, vì thế, chúng tôi cầu cứu nước Nga giúp đỡ, để khỏi chết cóng vào mùa đông. Đó cũng là mục đích của cuộc họp mặt,” ông nói.

“Chúng tôi mời cả Ukraine, vì muốn mọi chuyện được minh bạch và không muốn thỏa thuận gì với Moscow sau lưng Kiev”.

Nhưng cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk lại có một ký ức khác về cuộc họp năm đó. Cựu lãnh đạo Ukraine nói: “Khi (Tổng thống) Shushkevich nói về dầu và khí đốt, tôi không hiểu gì cả! Tôi không được thông báo gì trước về dầu lửa và khí đốt. Tôi nghĩ tôi đến đây là để thảo luận về Liên Xô. Đất nước đang bị xâu xé vì những mâu thuẫn, người dân mệt mỏi vì khủng hoảng, xung đột, chiến tranh và phải xếp hàng quá dài. Chúng tôi tập trung về Belarus để thảo luận hướng đi cho đất nước, và có thể ký kết một thỉnh nguyện thư, hoặc một bản tuyên bố để kêu gọi sự chú ý đến cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang phải đương đầu”.

…biến thành Hiệp ước khai tử Liên Xô

Đến cuối năm 1991, ba nhà lãnh đạo này đều nhận thấy Mikhail Gorbachev không còn thích hợp.

Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk nói: “Tất nhiên ông ta vẫn là người đứng đầu, nhưng đã không còn quyền lực thực sự. Sau cuộc đảo chính tháng 8/1991 chống lại Gorbachev, ông ta đã mất hết quyền lực. Ông ấy có trở lại sau đó, nhưng trên thực tế không còn tí quyền lực nào. Chúng tôi nhận thấy quyền lực đã được chuyển sang lãnh đạo các nước cộng hòa. Mặc dù Gorbachev muốn tổ chức lại quốc gia theo kiểu một liên bang mới, ông ta đã không thể thực hiện được”.

Vì thế, vào ngày 7/12/1991, Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk và Tổng thống Belarus Stanislav Shushkevich đã nhóm họp ở một khu nhà chuyên dành cho những quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô, tại Belavezha, gần biên giới Ba Lan.

“Bộ ba” Yeltsin-Shushkevich-Kravchuk (từ phải sang trái) tại cuộc họp dẫn đến Hiệp ước khai tử Liên Xô

Ngày 8/12/1991, vào lúc 9 giờ sáng, tổng thống các nước Nga, Ukraine, Belarus cùng các thủ tướng và quan chức cao cấp nhóm họp để cùng thương thảo, dù vẫn chưa rõ sẽ thảo luận về chủ đề gì.

Người đầu tiên khơi mào là cố vấn của Nga, Gennadi Burbulis, với tuyên bố rất cực đoan.

Tổng thống Belarus Shushkevich kể lại: “Cho đến chết, tôi vẫn không thể quên được câu nói của ông ta. Đó cũng là khởi đầu của thỏa thuận của chúng tôi, thỏa thuận duy nhất mà không hề có tranh cãi. ‘Liên Xô, một thực thể địa chính trị, cũng như một chủ thể của luật pháp quốc tế, sẽ không còn tồn tại.’ Và tôi là người đầu tiên tuyên bố sẽ đặt bút ký”.

Thỏa thuận cũng đồg thời tuyên bố lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không còn quyền lực, thay vào đó tăng thêm quyền hạn ở Moscow cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin.

“Bộ ba” có say rượu khi quyết định giải tán Liên Xô?

Nhiều năm sau đó, rất nhiều người đã đặt câu hỏi liệu ba lãnh đạo có tỉnh táo khi đưa ra quyết định lớn như vậy?

“Theo lời đồn đại, chúng tôi đã soạn thảo thỏa thuận trong trạng thái say rượu,” Shushkevich nói. “Điều này hoàn toàn sai! Tất nhiên, đó là một cuộc họp được sắp đặt theo phong cách Liên Xô, và đồ uống cồn thì rất sẵn, nhưng chẳng ai động đến cả. Tối đa, chúng tôi chỉ làm một ngụm brandy, mỗi khi thông qua một điều khoản. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thông qua 14 điều khoản”.

Đến 3 giờ chiều ngày 8/12/1991, Hiệp ước khai tử Liên Xô đã hoàn tất. Bước tiếp theo là công bố với thế giới và lãnh đạo Belarus nhận trách nhiệm này.

“Yeltsin và Kravchuk đùa với tôi: ‘Chúng ta đề cử anh là người thông báo cho Gorbachev.’ Và sau đó tôi nói: ‘Kravchuk và tôi đề cử anh, Boris Yeltsin, là người sẽ gọi điện cho bạn anh là Tổng thống Mỹ George H. Bush.'”

“Tôi quay số của văn phòng Gorbachev ở Moscow, nhưng đường dây được chuyển sang nhiều tổng đài và tôi phải giải thích tôi là ai. Trong khi đó, Yeltsin trong lúc chứng kiến việc tôi gọi cho Moscow đã gọi điện cho Tổng thống Bush. Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev, ở đầu dây bên kia để dịch lại lời của Tổng thống Bush”.

Là người ngồi nghe, Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk kể lại: “Tôi nhớ khá rõ, ông Bush đưa ra hai câu hỏi. Đầu tiên là có phải quốc gia kế vị sẽ là nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ Liên Xô? Và câu sau là điều gì sẽ xảy ra với vũ khí hạt nhân của Liên Xô? Chúng tôi không thể thì ông Yeltsin nói: ‘Đúng, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.'”

Tới lúc đó, Tổng thống Belarus Shushkevich cũng gặp được Gorbachev và một lần nữa, lãnh đạo Ukraine là người cùng nghe. Ông Kravchuk kể lại: “Đó là cuộc đàm thoại rất khó khăn. Gorbachev giận dữ nói với Shushkevich: ‘Các anh đã làm gì vậy? Các anh đã đảo lộn cả thế giới! Mọi người đều đang hoang mang!’ Nhưng Shushkevich vẫn giữ sự trầm tĩnh.”

Tổng thống Belarus Shushkevich nhớ lại: “Tôi giải thích với Gorbachev về bản thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký. Ông ta phản ứng với thái độ kẻ cả: ‘Thế còn cộng đồng quốc tế thì sao? Các anh có nghĩ đến sự phản ứng của họ không? Và tôi trả lời, ‘Thật sự thì Boris Yeltsin đang nói chuyện với Tổng thống Bush lúc này, và ông Bush không có gì là quan ngại! Trên thực tế, ông ta còn ủng hộ!”

Thời điểm bi thảm đối với Liên bang Xô viết

Trong những giờ tiếp theo, ba lãnh đạo đã ký văn bản mang tính định mệnh tại một cuộc họp báo. Sau khi họp báo, là đến thời điểm phải ra về. Và đó là lúc Stanislav Shushkevich cảm thấy lo sợ.

“Trên đường về, tôi nghe radio ở trong xe, để xem thế giới đang phản ứng thế nào. Điều đầu tiên tôi ghi nhận, hai cái tên Yeltsin và Kravchuk được nhắc đến nhiều nhất, nhưng khi nhắc đến tên tôi, họ đã không phát âm đúng. ‘Chuchkevich, Sheshkevich, Sharkevich,’ và tương tự như vậy.”

“Và trên bất cứ kênh nào tôi dò được, tôi đều nghe nhắc đi nhắc lại Kravchuk, Yeltsin và … rất nhiều cách gọi khác về tên tôi. Khi đó tôi nhận ra, chúng tôi đang là tin nóng. Cho đến lúc đó, tôi quá bận và không có thời gian để nghĩ.”

“Nhưng tại thời điểm này, tôi bắt đầu sợ. Tôi nghĩ ‘82% đại biểu quốc hội là đảng viên Cộng sản. Nếu họ không đồng thuận thì tôi đã phạm sai lầm và sự nghiệp chính trị của tôi xem như chấm dứt.”

Nhưng quốc hội của cả ba nước đều đồng thuận, và các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô viết cũng tham gia trong vài tuần tiếp theo.

Vào ngày 25/12, Tổng thống Gorbachev từ chức và Liên Xô cũng không còn tồn tại.

From: Lucie 1937   & NguyenNThu

GIẤC MƠ “MỘT TRUNG QUỐC” BẮT ĐẦU TAN RÃ?

GIẤC MƠ “MỘT TRUNG QUỐC” BẮT ĐẦU TAN RÃ?
…….
Một đất nước Tự Do, Dân chủ là khi người dân xuống đường bày tỏ chính kiến của mình luôn đc chính phủ tôn trọng và ủng hộ. 

Hình Ảnh người dân Đài Loan xuống đường kêu gọi bỏ phiếu trưng cầu dân ý tuyên bố độc lập.

Nguồn tin: FB Chung Thép

Image may contain: 2 people, people standing

Thân tín của Tập Cận Bình bất ngờ tự tử ?

Thân tín của Tập Cận Bình bất ngờ tự tử ?

SOHA.VN

Ông Trịnh Hiểu Tùng vừa nhận chức vụ tại Macau hồi năm ngoái. Trước đây ông từng là đồng nghiệp cũ của ông Tập trong thời gian họ giữ chức vụ tại tỉnh Phúc Kiến.

Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) dẫn lời đại diện của Văn phòng Liên lạc Hồng Kông và Macau, đặt trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết ông Trịnh Hiểu Tùng (Zheng Xiaosong), người đứng đầu văn phòng tại Macau đã bất ngờ qua đời ở tuổi 59 hôm thứ 7 vừa qua (20/10 – theo giờ địa phương).

Theo thông cáo của các quan chức Bắc Kinh, ông Trịnh đã gieo mình từ tầng cao của căn hộ tại Macau. Nguyên nhân ban đầu được xác định là “do trầm cảm”.

Hé lộ sự thật động trời của Trung Quốc trong một bức thư kêu cứu của tù nhân

 

Hé lộ sự thật động trời của Trung Quốc trong một bức thư kêu cứu của tù nhân

Click image for larger version

Name:	1.1.jpg
Views:	0
Size:	40.4 KB
ID:	1290588  Click image for larger version

Name:	1.2.png
Views:	0
Size:	182.9 KB
ID:	1290589 Click image for larger version

Name:	1.3.jpg
Views:	0
Size:	41.9 KB
ID:	1290590
Một tù nhân Trung Quốc đã viết một lá thư kêu cứu. Bức thư này đã được một người mua sắm ở Mỹ tình cờ phát hiện. Nội dung bức thư đã hé lộ sự thật về một nền sản xuất sử dụng “nô lệ thời hiện đại” của Trung Quốc.

Tờ The Epoch Times cho hay, sau khi nhận được thông tin phản ảnh từ người vô tình phát hiện bức thư, phóng viên của kênh truyền thông Vox, Hoa Kỳ, đã lần theo địa chỉ nhà tù trong bức thư để tìm hiểu câu chuyện về những tù nhân đang bị ngược đãi ở đó và chuỗi cung ứng các sản phẩm gia công xuất khẩu của Trung Quốc.

Vào tháng 3/2017, bà Christel Wallace ở Arizona đã phát hiện một lá thư gấp nhỏ giấu kín dưới đáy chiếc túi xách màu hạt dẻ mà cô mua từ một cửa hiệu của nhà cung cấp sản phẩm túi da Walmart vài tháng trước đó.


Bà Christel Wallace, người tìm thấy bức thư cầu cứu của tù nhân Trung Quốc trong túi xách mua tại chuỗi cửa hàng túi da Walmart. (Ảnh: Amomama)
Bức thư được viết bằng tiếng Trung, với nội dung: “Các tù nhân tại nhà tù Yingshan ở Quảng Tây, Trung Quốc phải làm việc 14 tiếng một ngày và không được phép nghỉ trưa. Chúng tôi phải làm thêm giờ cho đến nửa đêm. Mọi người bị đánh đập nếu không hoàn thành công việc được giao. Không có muối và dầu trong bữa ăn của chúng tôi. Tất cả đồ thăm nuôi bị các cai ngục ăn chặn. Các tù nhân mắc bệnh bị khấu trừ tiền thuốc vào lương. Tù nhân ở Trung Quốc bị đối xử không bằng ngựa, bò, dê, lợn hay chó ở Mỹ”.

Một tháng sau khi bức thư được phát hiện, con dâu của bà Wallace, chị Laura Wallace, đăng hình ảnh chụp bức thư kèm ghi chú lên Facebook, thông tin này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Sau đó các cơ quan truyền thông địa phương đã cử phóng viên tìm hiểu về câu chuyện có phần ly kỳ này.


Ảnh chụp bức thư nói về điều kiện lao động khổ sai trong nhà tù Trung Quốc. (Ảnh: Facebook của Laura Wallace)
Vào thời điểm đó, phát ngôn viên của Walmart nói với KVOA, một cơ quan truyền thông trực thuộc hãng truyền thông NBC, rằng công ty không thể đưa ra bình luận vì “không có cách nào để xác minh tính chân thực của bức thư”. Vì điều này, nữ nhà báo Rossalyn A. Warren đã tới Trung Quốc để tìm tới nhà tù, nơi sản xuất các túi da mà Walmart nhập, nhằm làm sáng tỏ mọi chuyện. Những phát hiện của cô được ghi lại trong bài báo đăng trên Vox ngày 10/10/2018.

Kết quả điều tra của Vox
Theo thông tin trên bức thư, và nhờ sự giúp đỡ của tổ chức Laogai (LRF), chuyên nghiên cứu về các nhà tù và trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc, nhà báo Warren đã tìm tới Quế Lâm, một thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để khám phá sự thật.

Khi tới nơi cô nhận được thông tin nhà tù Yingshan đã đóng cửa trước đó. Nói chuyện với cư dân xung quanh nhà tù, mọi người đều xác nhận đã từng tồn tại một nhà tù ở đó. Nhiều người nói rằng đã từng hoặc có người thân làm việc cho nhà tù này.

Một người dân tên Zhenzhu cho biết chồng bà đã từng là công nhân tham gia xây dựng nhà tù. Và thường xuyên quay lại sau khi nhà tù đã xây xong để thực hiện công tác bảo trì.

Các xe tải từ tỉnh Quảng Đông thường xuyên ra vào nhà tù này để lấy hàng, chồng của bà Zhenzhu nói với Warren.

Khi Warrren liên lạc với công ty Walmart thì được biết công ty này sau khi tổ chức một cuộc điều tra nội bộ đã thấy rằng ví da được cung cấp từ đối tác Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn của mình vì thế đã ngừng hợp tác với họ.

Walmart đã từ chối trả lời câu hỏi rằng công ty này có biết các ví da nhập từ Trung Quốc được sản xuất bởi các tù nhân của nhà tù Yingshan hay không.

Lá thư từ nhà tù
Câu chuyện này tương tự câu chuyện được kể trong bộ phim tài liệu “Lá thư từ Mã Tam Gia”.

Vào năm 2011, một phụ nữ có tên Julie Keith, cư dân vùng Oregon (Hoa Kỳ), đã phát hiện một lá thư trong món đồ chơi mà cô mua về trong dịp Halloween. Nội dung bức thư được viết bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh, mô tả điều kiện sống khủng khiếp trong trại cải tạo Mã Tam Gia, một trại lao động mà giới chức Trung Quốc dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Tác giả của bức thư mà cô Keith phát hiện được là Tôn Nghị, một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Không những phải chịu đựng nhiều cuộc tra tấn tàn độc và kéo dài, ông Tôn còn bị ép làm việc trong chế độ khổ sai khoảng 20 tiếng mỗi ngày. Công việc mà ông phải thực hiện là sản xuất đồ chơi, trong đó có các đồ chơi dùng cho dịp Halloween.

Một lần, ông Tôn đã thực hiện một kế hoạch liều lĩnh khi bí mật bỏ 20 bức thư vào trong các sản phẩm mà các tù nhân của Mã Tam Gia sản xuất. Những đồ chơi này sau đó được xuất sang Hoa Kỳ và cô Keith là người đã mua một trong số đó.


Ông Tôn Nghị và bức thư ông viết khi còn là tù nhân ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. (Ảnh: Minghui)
Sau khi bộ phim về trại cải tạo Mã Tam Gia được công chiếu, dưới sức ép của quốc tế và giới truyền thông, vào năm 2013 nhà chức trách Trung Quốc đã buộc phải tuyên bố xóa bỏ các trại cưỡng bức lao động trên toàn quốc.

Nhưng theo The Epoch Times, nhiều tù nhân tại các trại cải tạo không được phóng thích mà bị chuyển tới những nhà tù khác.

Chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu “Made in China”
Sự cố nhà tù Yingshan và những nhà tù khác cho thấy một phần không nhỏ các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc được sản xuất trong các nhà tù, và cách các công ty phương Tây vô tình đã trở thành nhân tố hỗ trợ nền kinh tế nô lệ của Trung Quốc.

“Ở Trung Quốc, tất cả các số liệu thống kê liên quan tới các trại lao động cưỡng bức đều thuộc về ‘bí mật quốc gia’, thị trường quốc tế rất khó thẩm tra được nguồn gốc của các sản phẩm sản xuất bởi các nhà tù ở quốc gia này”, LRF viết trong một báo cáo vào tháng 8/2018.

Quan chức Hoa Kỳ đều bị nhà cầm quyền Bắc Kinh từ chối khi đưa ra đề nghị cho thăm những cơ sở sản xuất các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc.

Báo cáo của LFR cũng cho thấy các công ty Trung Quốc khi xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường nước ngoài, để che dấu nguồn gốc sản phầm từ các nhà tù, đã sử dụng tên các công ty khác thay thế.

Trong một số trường hợp, các công ty Trung Quốc đã không giấu giếm việc sử dụng lao động là các tù nhân để sản xuất các sản phẩm của mình, theo một điều tra của Tổ chức thế giới điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố hồi tháng 4/2018.

WOIPFG nắm trong tay rất nhiều tài liệu ghi nhận câu chuyện về nhiều học viên Pháp Luân Công bị kết án vô lý và bị tra tấn trong các trại cải tạo ở khắp Trung Quốc.

Therealrtz © VietBF

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

  • 15 tháng 10 2018

Cuộc chiến Cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.

Trump
Bản quyền hình ảnhREUTERS
Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tháng 11/2017

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như ‘lời tuyên chiến’ từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới cử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn “nảy lửa” ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc ‘Chiến Tranh Lạnh Mới’.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại (“Make America Great Again”) hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết (“America First”) như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm của cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là “ông bình dân gần gũi”, nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và “không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ”, theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như “một viên đá nhắm hai con chim”, vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy “oai lực” của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?

Donald Trump signs autographs during a rally at the International Exposition Center March 12, 2016 in Cleveland, Ohio
Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Ông Trump và cử tri Mỹ ở Cleveland, Ohio tháng 3/2016

TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.

Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam lần ha

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.

Trung Quốc, Mỹ, Hoa Kỳ, Biển Đông, quân sự
Bản quyền hình ảnhJACK GUEZ
Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73)

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ “The Next Recession” thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại ‘nhà tiên tri’ về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền “kinh tế thực” (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý “tẩu tán tài sản” của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn ‘quân biết nói tiếng Hoa’ vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

Nhà máy TQ
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Kinh tế Trung Quốc đang trở thành mục tiêu ‘nhắm bắn’ của thuế quan Hoa Kỳ

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương ‘gần Nga xa Trung Quốc’, trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng ‘đạo diễn’ Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn ‘đồng minh một lúc’ là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để ‘giúp Nga đánh Hoa’ vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và “mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025”.

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh “một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới” là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều “nhường nhịn” với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để “nắn gân Trung Quốc” và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.

Trump
Bản quyền hình ảnhJIM WATSON
Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn ‘Đường Lưỡi Bò’ ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ– Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn ‘Made in China‘ bằng ‘mác Việt Nam giả’ để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với ‘âm mưu’ này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng ‘mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc’ lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN– vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.

Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế “đu dây” của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế “Chẳng Đặng Đừng” duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

Các bài đã đăng của tác giả Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ kinh tế (Wharton School, University of Pennsylvania), cựu chuyên viên IMF: