Hàn Quốc xác nhận tin quyền đại sứ Bắc Triều Tiên ở Ý ‘đã bỏ trốn’

Hàn Quốc xác nhận tin quyền đại sứ Bắc Triều Tiên ở Ý ‘đã bỏ trốn

BBC

North Korean embassy in Rome
Bản quyền hình ảnh GOOGLE MAPS
Jo Song-gil là người đứng đầu đại sứ Bắc Hàn tại Rome

Cơ quan tình báo Hàn Quốc vừa thông báo với giới chức rằng quan chức ngoại giao tạm giữ quyền đại sứ của Bắc Hàn tại Ý đã bỏ trốn.

Thông báo này được đưa ra sau khi có tin không chính thức từ cuối năm 2018 rằng nhà ngoại giao phụ trách Đại sứ quán Bắc Hàn tại Ý đã xin tỵ nạn tại một nước Phương Tây chưa xác định.

Jo Song-gil, quyền đại sứ Bắc Hàn tại Rome, được cho là con trai hay con rể của một trong những quan chức cao cấp nhất ở Bắc Hàn.

Tình nghi giết vợ, 1 lính Mỹ bị truy tố tội sát nhân

Tình nghi giết vợ, 1 lính Mỹ bị truy tố tội sát nhân

Nguoi-viet.com

Nghi can giết vợ Peter Van Bawi Lian. (Hình: Indianapolis Police Department via AP)

INDIANAPOLIS, Indiana (AP) — Giới hữu trách cho hay một quân nhân 21 tuổi, bay từ Colorado về Indiana, rồi bị tình nghi là giết chết vợ, sau đó bay sang Thái Lan, nay đang bị truy nã về tội đào ngũ.

Các công tố viên ở Indiana hôm Thứ Tư, ngày 2 Tháng Một, đưa hồ sơ truy tố Peter Van Bawi Lian về tội sát nhân, vì cái chết của vợ anh ta là Khuang Par.

Cảnh sát thành phố Indianapolis nói nghi can Lian hiện đang phục vụ trong Lục Quân Mỹ.

Nguồn tin từ giới hữu trách nói rằng Lian hôm 22 Tháng Mười Hai bay từ trại Fort Carson ở Colorado, tại thành phố Colorado Springs, tiểu bang Colorado, về Indianapolis. Đây là nơi vợ anh ta, Khuang Par, đã dọn về ở với gia đìnnh sau khi Lian bị bắt hồi Tháng Mười Một về tội đánh vợ.

Hồ sơ hãng máy bay cho thấy Lian bay sang Bangkok, Thái Lan, hôm 24 Tháng Mười Hai.

Tờ báo địa phương Indianapolis Star nói Lian đáng lẽ ra phải trình diện đơn vị ở Fort Carson hôm 26 Tháng Mười Hai, nhưng không thấy quay trở lại. (V.Giang)

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ra thông điệp đầu tiên về Trung Quốc

Trong chiến lược quốc phòng quốc gia được cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis công bố vào tháng Một năm ngoái, Hoa Kỳ đã miêu tả Trung Quốc là một quốc gia cạnh tranh chiến lược của Mỹ và sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hiện đại hóa quân sự nhằm tìm cách bành trướng ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương trong thời gian tới, và trong tương lai sẽ tìm cách thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.

RFA.ORG
Ông Shanahan nói với các nhân viên rằng trong khi Hoa Kỳ vẫn tập trung vào các hoạt động đang diễn ra, mọi người phải luôn nhớ Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc.

Vay tiền Trung Quốc làm đường sắt, Kenya sắp vỡ nợ?

Vay tiền Trung Quốc làm đường sắt, Kenya sắp vỡ nợ?
28/12/2018

TTO – Truyền thông châu Phi đang xôn xao khả năng Kenya bị vỡ nợ vì vay tiền Trung Quốc làm đường sắt. Bắc Kinh phủ nhận sắp tịch thu cảng chiến lược Mombasa của Kenya để cấn nợ nhưng không nói rõ tài sản thế chấp là gì.
Cảnh giác Trung Quốc, Ấn Độ khánh thành cầu đường sắt dài kỷ lục
Cảnh báo ‘bẫy nợ’ Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ bị chê ‘thiếu hiểu biết’
Lo với ‘cái bẫy nợ kiểu Trung Quốc’
Vay tiền Trung Quốc làm đường sắt, Kenya sắp vỡ nợ? – Ảnh 1.
Tuyến đường sắt tiêu chuẩn nối giữa thành phố Mombasa và Nairobi ở Kenya xây bằng tiền vay của Trung Quốc – Ảnh: AP

Theo trang mạng The African Stand, báo cáo của Văn phòng Tổng kiểm toán viên Kenya dự báo khả năng Cơ quan Quản lý cảng Kenya (KPA) có thể mất nhiều tài sản vào tay người Trung Quốc, bao gồm cảng chiến lược Mombasa, nếu dự án đường sắt tiêu chuẩn (SGR) Mombasa – Nairobi không kiếm đủ doanh thu để trả nợ.

“Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Exim Bank) sẽ nắm KPA nếu Tập đoàn Đường sắt Kenya (KRC) vỡ nợ và ngân hàng này thực thi quyền đối với tài sản bảo đảm của tài khoản ký quỹ” – trang The African Stand dẫn báo cáo.

Cách đây 2 ngày, phản hồi lại dư luận châu Phi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phủ nhận việc chính phủ Kenya dùng cảng Mombasa thế chấp cho dự án đường sắt Nairobi – Mombasa. Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh khẳng định dự án này vẫn đang tiến hành suôn sẻ.

“Khi hợp tác với các nước châu Phi như Kenya, các công ty và tổ chức tài chính Trung Quốc luôn tiến hành các nghiên cứu khoa học về tính khả thi của dự án để tránh gây rủi ro nợ cho châu Phi” – nhà ngoại giao Trung Quốc trấn an.

About this website

TUOITRE.VN
TTO – Truyền thông châu Phi đang xôn xao khả năng Kenya bị vỡ nợ vì vay tiền Trung Quốc làm đường sắt. Bắc Kinh phủ nhận sắp tịch thu cảng chiến lược Mombasa của Kenya để cấn nợ nhưng không nói rõ tài sản thế chấp là gì.

Tin từ Đài Á Châu Tự Do


Đài Loan ngừng cấp thị thực theo nhóm cho các công ty du lịch Việt Nam

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam dừng chương trình đơn giản hóa thủ tục visa Quan Hồng

52 người chết vì tai nạn giao thông trong hai ngày nghỉ lễ

Đã có ít nhất 52 người chết và 26 người khác bị thương do tai nạn giao thông trong hai ngày đầu nghỉ Tết dương lịch ở Việt Nam, Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia công bố hôm 30/12.

Xe chở đoàn du khách Việt Nam trúng bom ở Ai Cập

Một xe chở đoàn 14 du khách Việt Nam bị trúng bom bên đường hôm thứ sáu 28 tháng 12 khi đang di chuyển gần Kim Tự Tháp Giza. Vụ việc khiến hai du khách người Việt tử vong, 10 du khách Việt cùng hai người Ai Cập khác bị thương. Đó là tài xế và hướng dẫn viên. Hai du khách Việt may mắn không hề hấn gì.

Cuba: Lột trần một huyền thoại

Cuba: Lột trần một huyền thoại

30-12-2018

Sau hơn 2 năm bí mật đổ bộ lên Cuba và tiến hành cuộc chiến tranh du kích, vào ngày 29 tháng 12 năm 1958, các chiến binh dưới quyền chỉ huy của Che Guevara tấn công và chiếm được thành phố Santa Clara. Sáng sớm ngày 1 tháng 1 năm 1959, tổng thống Fulgencio Batista bỏ chạy sang nước Cộng hòa Dominica. Chiều tối ngày 1 tháng 1 năm 1959, tại  Santiago de Cuba, Fidel Castro tuyên bố chiến thắng. Những chiến binh đầu tiên của Castro tiến quân vào Havanna ngày hôm sau, đánh dấu một thời ký mới cho nước Cuba.

Kể từ đó cho đến nay đã tròn 60 mươi năm. Báo chí cánh tả, đặc biệt là của phe xã hội chủ nghĩa, thường hay ca ngợi nhiều thành tựu của nước Cuba cách mạng dưới quyền của Fidel Catro. Những điều đó có thật không? Hãy cùng nhìn lại nước Cuba trước và sau 60 năm cách mạng để có một sự so sánh.

Havanna trong những năm 1950. Ở phía sau là Dinh Tổng thống Batista.

Nước Cuba trước cách mạng

Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, nước Cuba giành được nền độc lập năm 1902 nhưng chủ quyền Cuba bị hạn chế vì Hiến Pháp mới của Cuba cho phép Hoa Kỳ có quyền can thiệp để “duy trì nền độc lập Cuba”. Ngoài ra, một phụ lục của Hiến Pháp ghi nhận Hoa kỳ có quyền mua hoặc thuê đất Cuba để thiết lập căn cứ hải quân ở trên đó. Mãi đến năm 1934, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt mới xóa bỏ những hạn chế về chủ quyền của Cuba, ngoại trừ điều khoản thiết lập căn cứ hải quân.

Cho tới lúc đó, Cuba đã có một mức phát triển vượt bậc khi so với các nước châu Mỹ La-tinh khác:

Năm 1829, Cuba là nước đầu tiên sử dụng máy hơi nước trong hàng hải và bốc dỡ hàng hóa

Năm 1837 Cuba khai trương tuyến đường sắt đầu tiên của nước này. Đây là tuyến đường sắt thứ năm trên thế giới.

Năm 1918 Cuba là nước đầu tiên của lục địa ban hành luật ly hôn.

Năm 1922, Cuba là nước thứ nhì của thế giới bắt đầu có chương trình phát thanh.

Năm 1940, Cuba là nước đầu tiên áp dụng luật lao động 8 giờ/ngày, đưa ra mức lương tối thiểu và cho các trường đại học có quyền tự trị. Cũng trong năm này, một trong những hiến pháp tiến bộ nhất thế giới của thời đó được thông qua, bao gồm quyền đi bầu của phụ nữ, bình đẳng giới tính và chủng tộc cũng như quyền lao động của phụ nữ.

Năm 1950, Cuba là nước thứ hai trên thế giới bắt đầu có truyền hình. Tám năm sau, 1958, Cuba cũng là nước thứ hai trên thế giới có truyền hình màu (Tây Đức có truyền hình màu năm 1967, Đông Đức năm 1969).

Trong những năm 1950 trước cuộc cách mạng của Fidel Castro, Cuba là một nước giàu có với một nền kinh tế hiện đại và hệ thống hạ tầng thuộc hàng tiên tiến nhất thời bấy giờ. Havanna phát triển trở thành thành phố đẹp nhất châu Mỹ La-tinh.

Với 356 dollar thu nhập trên đầu người năm 1958, Cuba đứng hàng thứ ba ở châu Mỹ La-tinh và đồng thời cũng là quốc gia đứng hàng thứ 29 trên thế giới về kinh tế năm đó, mặc dù chỉ có 6,5 triệu dân (thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 1992 là 140 dollar[i]).

Tiền lương bình quân cho một ngày trong những ngành công nghiệp năm 1958 là 6 dollar (theo thông tin của Cơ quan Lao động Thế giới ILO), đứng hàng thứ 8, trước cả Tây Đức.

Cũng năm 1958, cứ 1000 người dân thì cuba có 24 chiếc ô tô, đứng đầu châu Mỹ La-tinh (Nhật: 4). Cuba có nhiều ra-điô nhất, có mật độ đồ điện gia dụng cao nhất và có mạng lưới đường sắt dài nhất châu Mỹ La-tinh.

Năm 1958, Cuba có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp thứ nhì châu Mỹ La-tinh: 32 trường hợp tử vong / 1000 ca sinh nở, đứng trước cả Pháp, Bỉ, Tây Đức, Áo, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Để so sánh: năm 1990, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Việt Nam là 44/1000 trẻ sinh sống[ii]. Năm 1957, Cuba có một bác sĩ cho 1000 người dân, đứng đầu châu Mỹ La-tinh.

Trước cuộc cách mạng, Cuba có 3 trường đại học nhà nước, 3 trường đại học tư nhân, có mật độ báo chí cao nhất châu Mỹ La tinh: 18 tờ nhật báo chỉ riêng ở Havanna, hơn 60 tờ trên khắp nước, 23 đài truyền hình và 160 đài phát thanh.

Cuba sau cách mạng

Thủ đô Havanna trong những năm 1950

Trong thời gian 60 năm sau cách mạng, bộ máy tuyên truyền của Cuba và của phe xã hội chủ nghĩa luôn luôn ca ngợi các thành tựu của nước này trên các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, đời sống,v.v…

Nạn mù chữ đã được xóa bỏ ở Cuba, điều này là không tranh cãi. Hệ thống giáo dục không mất tiền cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, với mức phát triển của nước Cuba trước cách mạng thì việc xóa nạn mù chữ cho người dân cũng là một việc hoàn toàn khả thi.

Cuba cũng đã thành công trong việc trở thành một trung tâm nghiên cứu về Công nghệ Sinh học. Có 7000 nhà khoa học và kỹ thuật làm việc trên lĩnh vực này. Con số bác sĩ được đào tạo tăng từ 33 lên 64 người trên 10.000 dân cư. Con số này là kỷ lục ở châu Mỹ La-tinh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sau cách mạng, người ta cần một con số lớn bác sĩ để thay thế cho những người đã bỏ nước ra đi. Ngoài ra, ngay từ lúc ban đầu, Cuba đã sử dụng bác sĩ và nhân viên y tế như là những “sứ giả của cách mạng”. Từ 1961 cho tới 2008, có 40.000 bác sĩ và y tá được gửi đến 77 nước. Sau chiến thắng của Hugo Chávez, con số này còn tăng vọt thêm một lần nữa. Tất cả những nước này đều phải trả ngoại tệ cho chính phủ Cuba để đổi lại sự “giúp đỡ” này. Ví dụ như Angola đã trả 5000 dollar hằng tháng cho mỗi một bác sĩ. Số tiền này được chuyển thẳng cho nhà nước Cuba. Chính quyền Cuba chỉ trả tiền lương thánh bình thường cho những người này (độ chừng 25 đollar) cũng như một khoản tiền gọi là tiền thưởng hằng tháng. Brazil cũng là nước nhận rất nhiều bác sĩ từ Cuba. Công cuộc xuất khẩu dịch vụ này đã mang lại cho nhà nước Cuba 7,4 tỉ dollar trong năm 2010, trong khi thu nhập từ du lịch chỉ là 2,2 tỉ. Tức là việc đào tạo bác sĩ xuất phát từ động cơ xuất khẩu dịch vụ để thu ngoại tệ nhiều hơn là vì người dân, vì hiện nay trong nước Cuba vẫn thiếu bác sĩ và nhân viên y tế, các cơ sở y tế và bệnh viện đều thiếu tiền.

Cuba đã mất sự hỗ trợ to lớn từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ sau khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ. Điều này có thể nhận thấy rõ trong xã hội. Đào tạo sư phạm thiếu thốn cho tới mức năm 2008, chỉ riêng ở Havanna đã thiếu 8192 thầy giáo. Gần 10.000 thầy cô đã về hưu bây giờ phải trở lại đi dạy học.

Cuba hiện có 3,7 triệu ngôi nhà, trong đó 40% nằm trong trạng thái hư hỏng nặng. Hệ thống y tế thiếu thuốc chữa bệnh cũng như phụ tùng thay thế cho các thiết bị y khoa. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tụt từ hạng 13 trên thế giới trước cách mạng xuống hạng 30.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Cuba tiến hành hai cuộc cải cách ruộng đất, tịch thu đất của đại địa chủ (1959) và trung nông (1963). Hậu quả là thu hoạch đường mía đã giảm từ 6 triệu tấn trong năm 1958 xuống còn 3,8 triệu tấn chỉ trong vòng vài năm. Năm 2010, thu hoạch đường mía còn 1,1 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ khi Fidel Castro lên cầm quyền, bằng với lượng thu hoạch năm 1905. Cuba bây giờ phải nhập thêm đường cho nhu cầu trong nước và để đáp ứng con số xuất khẩu đã ký kết dài hạn với Trung Quốc. Không chỉ đường mía, cà phê cũng giảm mạnh sau khi bị quốc hữu hóa: từ 60.000 tấn cà phê năm 1959 xuống còn chỉ một phần mười con số đó. Hằng năm, Cuba phải nhập khẩu 80% lương thực cần thiết bởi sản lượng thu hoạch trong nước rất ít.

Sự mất bình đẳng cũng tăng lên trong đất nước Cuba, ngược với những lời hứa hẹn của cách mạng. Trong vòng 25 năm qua, nhóm người Cuba gốc Phi ngày ngày nghèo đi,  tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn trung bình cả nước. Thanh niên Cuba gốc Phi chiếm đa số trong giới những người phạm tội.

Nước Cuba cách mạng không có tự do ngôn luận.  Theo Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, nước Cuba đứng ở hạng 169 trong 180 quốc gia được khảo sát.

60 năm của cuộc cách mạng đã biến nước Cuba một thời là hòn ngọc của vùng Caribe, từ một trong những nước có mức phát triển cao nhất vùng châu Mỹ Latin Cuba đã trở thành một nước nghèo nàn và lạc hậu. Từ một nước xuất khẩu đường, Cuba ngày nay đã phải nhập khẩu đường. Từ nước có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ nhì châu Mỹ Latin, có hệ thống hạ tần cơ sở dựa trên kỹ thuật hiện đại nhất thời ấy với một nhà nước hiện đại, nước Cuba hiện nay thiếu thốn dủ mọi thứ trên mọi lĩnh vực. Một vài thành quả có được trong thời gian 60 năm đó chỉ nhờ vào sự viện trợ về tài chính và nhân sự khổng lồ từ khối Đông Ân và Liên Xô. Sau khi mất đi chỗ dựa và nguồn tài trợ này, nước Cuba đã suy sụp và kiệt quệ như hiện trạng ngày nay cho thấy.

Phan Ba

(Viết theo số liệu từ “Abschied vom Mythos” của Hannes Bahrmann và từ Wikipedia)

[i] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-nhap-dau-nguoi-viet-nam-tang-hon-10-lan-sau-20-nam-1355538893.htm

[ii] http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/newborn_health/factsheet/vi/

Bình Luận từ Facebook

 Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria 

 Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Theo Daily Mail, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có cuộc điện đàm với Tổng thống D. Trump, thể hiện sự ủng hộ với quyết định rút quân khỏi Syria của ông Trump. TT Erdogan nhắc đến việc tiêu diệt toàn bộ chiến binh người Kurd ở Syria cũng như phiến quân Hồi giáo cực đoan IS. Ông Erdogan cũng muốn Mỹ chấm dứt viện trợ cho người Kurd do Mỹ hậu thuẫn cảnh báo sẽ trả tự do cho hàng ngàn quân khủng bố IS.

Lực lượng người Kurd đang cân nhắc trả tự do cho 3.200 tù binh IS. Phát biểu tại Istanbul, ông Erdogan nói: “Chúng tôi sẽ tiến tới tiêu diệt toàn bộ lực lượng người Kurd và IS, theo đúng những gì đã thảo luận với TT Trump”. Trước đó, ông Trump đã gây bất ngờ khi tuyên bố rút 2.000 binh sĩ khỏi Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nộp đơn từ chức ngay sau tuyên bố trên.

Theo CNN, tuyên bố vội vã nhanh chóng rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Syria của ông Trump được coi là một hành động bất ngờ đến cả Ngũ Giác Đài cũng bất ngờ, bởi 2.000 binh sĩ đặc nhiệm Mỹ hiện đang ở Syria với nhiều nhiệm vụ khác nhau: 

  • Đầu tiên yểm trợ người Kurd chiến đấu chống khủng bố Hồi giáo cực đoan IS.
  • Mỹ giúp bảo vệ lực lượng Kurd chống quân đội Syria, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ. Một khi quân đội Mỹ rút đi, người Kurd khó có thể kháng cự được.
  • Mỹ hiện diện ở Syria để cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Nga và Iran đối với tương lai của Syria và Trung Đông. Israel là đồng minh của Mỹ đã lên tiếng lo ngại về quyết định rút quân của TT Trump.
  • Mỹ đã xây các căn cứ quân sự kiên cố để có thể ở lại lâu dài ở Syria, nhưng phải tính chuyện rút quân nhanh chóng.

Theo CNN, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga hay Iran được mô tả là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định rút quân của TT Trump để mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ truy quét người Kurd mạnh mẽ hơn? Không còn lực lượng quân sự Mỹ ở Syria, Nga sẽ là lực lượng chính duy nhất ở Syria, giúp TT Bashar al-Assad giành lại vùng lãnh thổ bị mất. Cuối cùng, người Kurd phải rút về vùng lãnh thổ nhỏ ở phía bắc Syria. Hành động rút quân bất ngờ, đi ngược lại chiến lược của Ngũ Giác Đài. Điều này khiến nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đặt câu hỏi, tại sao TT Trump lại chọn thời điểm này để rút quân ra khỏi Syria?

Ngoài ra, quân đội Mỹ bị cáo buộc đã mở tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chuyển quân từ Syria vào sâu trong vùng lãnh thổ của Iraq. Một số nhà lãnh đạo của IS đã được tìm thấy đang trú ẩn ở gần khu vực biên giới Syria – Iraq”, ông Ali Qavi, một thành viên Quốc hội Iraq tiết lộ vào ngày 8/12/2018.

RÚT QUÂN MỸ KHỎI SYRIA – SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA ÔNG TRUMP?

 Derek Chollet, Cố vấn an ninh & quốc phòng Mỹ, cho rằng, việc rút quân Mỹ ra khỏi Syria của Trump là quyết định được đưa ra một cách vội vàng, thiếu tham vấn kỹ lưỡng và là một sai lầm. Lý do rút quân của TT Trump là “IS đã bị đánh bại” ở chiến trường Syria và binh sĩ Mỹ phải trở về nước. Nhưng liệu tuyên bố này có phải là đúng sự thật? Và đằng sau nó, có còn điều gì bí ẩn khác? Giới chính trị Mỹ đã có những phản ứng khác nhau:

  • LINDSEY GRAHAM – Thượng Nghị Sỹ thuộc Đảng Cộng Hòa – cho rằng, quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi chiến trường Syria của TT Trump là một sai lầm lớn, khiến các đồng minh của Washinghton trong khu vực là người Kurd và tất cả những người muốn Mỹ giúp đỡ tiêu diệt IS phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
  • MARCO RUBIO – Thượng Nghị Sỹ thuộc Đảng Cộng Hòa – cho rẳng, việc Mỹ rút quân Mỹ ra khỏi Syria là một sai lầm lớn và sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng, vượt ra ngoài cuộc chiến chống Tổ chức IS. 

Trước đó, ngày 19/12 trên trang Twitter, TT Donald Trump nói rằng: “IS đã bị đánh bại. Tất cả sẽ trở về và họ đang trở về Mỹ. Chúng ta đã chiến thắng IS tại Syria. Đây là lý do duy nhất khiến lực lượng Mỹ phải ở đây dưới thời Donald Trump”. TT Trump nhấn mạnh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga nói, Moskva hoan nghênh việc Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria, bởi nếu binh sĩ Mỹ còn ở lại, người dân Syria sẽ không có hy vọng quay trở lại cuộc sống hòa bình. Tuy nhiên, ông Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Liên bang Nga, cho rằng: “Sau khi rút quân khỏi Syria, Mỹ có thể sẽ vẫn hoạt động trong khu vực thông qua các đồng minh bao gồm “những lực lượng phi chính thức” và rất đáng quan ngại. Liệu hành động này sẽ làm thay đổi tình hình chính trị và quân sự ở Syria, đây là câu hỏi lớn,” ông nói. “Việc Mỹ rút quân khỏi Syria là hành động đương nhiên xảy ra sau khi tuyên bố đã đánh bại IS”.

Đằng sau quyết định việc rút quân Mỹ ra khỏi Syria của TT D. Trump, những thỏa thuận ngầm điều gì sau cú phone giữa TT Trump và TT Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khiến TT Trump vội vàng rút quân khỏi Syria? Theo sự phán đoán của tôi:

[1] TT Trump muốn tập trung lực lượng để chuẩn bị cuộc “chiến tranh tổng lực” với Tàu Cộng để phục vụ cho chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương” nói chung và Biển Đông nói riêng. Nguyên tắc “tập trung lực lượng” là tạm thời rời bỏ mục tiêu nhỏ như Syria, Afghanistan để dồn nỗ lực quân sự cho mục tiêu quyết định lớn hơn là tiêu diệt “Chủ nghĩa Cộng sản” hắc ám cuối cùng trên hành tinh, đó là Tàu Cộng.

Nguyên tắc “tập trung lực lượng” để giải quyết chiến trường là một chiến thuật cổ điển đã được danh tướng Julius Caesar áp dụng từ ngàn xưa: “Trong nhiều năm chinh phục xứ Gaul, Caesar gặp nhiều thất bại trước tướng trẻ là Vercingetorix, do đó Caesar quyết định tập hợp lực lượng quân sự từ các nơi khác làm một cuộc chiến tổng lực đè bẹp được quân Gauls tại Alesia vào năm 52 trước TL, khiến cho Vercingetorix phải xin quy hàng. Đây là chiến thắng cuối cùng. Sau một loạt chiến dịch trong nhiều năm, Julius Caesar đã liên tiếp báo tin về Rome các chiến thắng vĩ đại, đã chinh phục được miền đất Gaul (nước Pháp ngày nay), chiếm cả phần đất thuộc phía đông của sông Rhine và mở rộng vùng cai trị của Đế quốc La Mã tới tận eo biển Channel…”

[2] Ai mới là kẻ thù số 1 của ISIS? Kẻ thù số 1 của Nhà nước Hồi giáo IS muốn xóa sổ không phải là Hoa Kỳ mà chính là Tàu Cộng họ cần phải tiêu diệt để cứu dân tộc Duy Ngô Nhĩ cùng dòng giáo phái SUNNI đấu tranh giành “độc lập dân tộc” tránh thảm họa diệt chủng bởi tên hung đồ Tàu Cộng. Mỹ không nên tranh giành vị trí kẻ thù số 1 của IS mà nhường cho Tàu Cộng. Rút quân khỏi Syria là hành động cực kỳ khôn khéo của TT Trump.

[3] Cho dù ngọn cờ chống khủng bố của Mỹ quy tụ khá đông đảo đồng minh, song không có gì bảo đảm rằng cuộc chiến nầy sớm kết thúc, bởi vì IS không phải là lực lượng vũ trang dễ chơi. Rút quân ra khỏi chiến trường Syria để tránh bị sa lầy. Nhật Bản đã đánh giá đúng đắn: Tàu Cộng chính là mối “hiểm họa da vàng” tiềm tàng cho cả thế giới, chớ không phải Nhà nước Hồi giáo IS. Nếu trước đây, nước Mỹ dưới thời TT Obama bó tay trước sự trỗi dậy hung hăng và ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh thì TT Trump để cho IS dạy cho Tàu Cộng một bài học lễ độ có tốt hơn không? Đó là tuyệt chiêu “lấy độc trị độc” của ông Trump.

IS THỀ TẮM MÁU ĐẠI LỤC “GIẢI PHÓNG TÂN CƯƠNG”: 

Theo những phân tích SITE tiết lộ ngày 27/2/2017, một chi nhánh IS ở phía Tây Iraq đã tung ra một đoạn video dài 30 phút cho thấy mối đe dọa này. Đoạn video cũng xuất hiện hình ảnh về các tay súng người Duy Ngô Nhĩ yêu nước đã tung ra lời đe dọa sẽ tắm máu người Hán ở Tân Cương. Tuy với thời lượng 4 phút, bài hát với lời lẽ kêu gọi tấn công sắt máu như: “Hãy đứng lên cầm vũ khí phản kháng” hay “Chết trên chiến trường là ước mơ của chúng ta”. Theo đó, IS khẳng định rằng, đội ngũ lãnh đạo IS hiện nay có tiềm lực tài chánh, quân sự đủ khả năng thiết lập một bộ máy ngoại giao của Nhà nước Hồi giáo đúng nghĩa. Theo tiến sĩ Micheal Clarke, Đại học Australia chuyên nghiên cứu về Tân Cương, cho rằng: “Đoạn video này cho thấy Tàu Cộng đang là mục tiêu rất chắc chắn của các phần tử Hồi giáo cực đoan”.

Al-Hayat Media Center, cơ quan truyền thông của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS cho thấy rõ điều này, IS sẽ khó tồn tại nếu tiếp tục đối đầu với vũ khí và lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ và đồng minh phương Tây. Thủ lĩnh IS là Abu bakr al Baghdadi cũng phải thấy rõ rằng, IS không có cửa để tồn tại nếu tiếp tục chống lại Mỹ và phương Tây, sớm hay muộn gì IS cũng phải bị tiêu diệt. Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chỉ có thể tồn tại là phải thay đổi mục tiêu chiến lược, xoay trục về phương Đông, giúp dân tộc Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương nổi dậy đấu tranh giành “Độc lập dân tộc”, chống lại chánh sách diệt chủng cực kỳ tàn khốc của Bắc Kinh. Nhà nước Hồi giáo IS sẽ có chính nghĩa khi liên kết được các dân tộc Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ mở “mặt trận thống nhất” chống chính sách “Hán hóa” cực kỳ dã man, tàn bạo của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và phương Tây sẽ không truy sát tiêu diệt IS mà còn triệt để ủng hộ IS giúp các dân tộc thiểu số thuộc các Khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông nổi dậy chống Tàu Cộng giành độc lập dân tộc. Theo hãng tin CNBC của Mỹ ngày 9/12 đưa tin, IS đang mở rộng địa bàn hoạt động về phương Đông để tuyển mộ chiến binh “thánh chiến” và giờ đây, họ bắt đầu vươn cánh tay sang Đại Lục, thò tay vào lò lửa ở Khu tự trị Tân Cương. Bắc Kinh thực sự hoảng sợ trước việc IS mở rộng “thánh chiến” vào Đại Lục. Bắc Kinh ước đoán có 5.000 chiến binh Uighur hiện đang hoạt động tại địa bàn Tân Cương và tin chắc rằng Nhà nước Hồi giáo IS đã liên kết được họ, mở rộng khu vực hoạt động “thánh chiến”. Bắc Kinh đang đối mặt với thách thức chưa từng có từ cuộc đấu tranh giành “độc lập dân tộc” của dân tộc Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

THỎA THUẬN NGẦM GIỮA TT TRUMP VÀ TT ERDOGAN THỔ NHĨ KỲ:

 Cho đến nay, nhiều nhà quan sát chính trị vẫn chưa thể tiên đoán hay đánh giá hết được đằng sau quyết định rút quân khỏi Syria của TT Trump, tất cả chỉ là lời đồn đoán. Ngay cả TT Putin trong cuộc họp báo ngày 20/12/2018 tại Moskva nói rằng: “Chưa hiểu ý định của ông Trump khi đưa ra quyết định rút quân khỏi Syria vào lúc này”. Nói rằng, “IS đã bị đánh bại” chỉ là hành động “tung hỏa mù” của TT Trump. Có thể IS đã bị đánh bại ở Iraq và Syria, nhưng đó chỉ là chiến thắng chiến thuật, chưa phải là chiến thắng chiến lược của Mỹ. IS vẫn tìm cách bổ sung lực lượng, tái hoạt động dưới nhiều hình thức tấn công khủng bố…Nhiều sự suy đoán cho rằng TT Trump đưa ra quyết định rút quân ra khỏi Syria là bất ngờ, việc IS bị đánh bại chỉ là cái cớ mà thôi. Điều gì xảy ra sau cú phone giữa TT Trump và TT Erdogan Thổ Nhĩ Kỳ? Theo sự phỏng đoán của tôi:

[1] Khu tự trị Tân Cương và dân tộc Duy Ngô Nhĩ sắp bị diệt chủng bị chính sách “Hán hóa” cực kỳ tàn bạo, dã man của Bắc Kinh. Hơn nữa, người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có cùng một tôn giáo hệ SUNNI. Tất nhiên, người Duy Ngô Nhĩ và người Thổ Nhĩ Kỳ có cùng một huyết thống với nhau từ thời xa xưa. Trong thâm tâm của TT Erdogan cũng muốn giúp dân Duy Ngô Nhĩ thoát khỏi họa diệt chủng nhưng ngoài khả năng. Do đó, TT Erdogan phải nhờ lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS xoay trục về phương Đông liên kết với 5.000 chiến binh “thánh chiến” Ngô Duy Nhĩ đang hoạt động trong nội địa Đại Lục. Muốn thực hiện chiến lược này, điều kiện tiên quyết là Mỹ phải rút quân ra khỏi Syria để tạo điều kiện dễ dàng cho TT Erdogan nói chuyện với thủ lĩnh IS là Abu bakr al Baghdadi. Tắm máu dân Tàu Đại Lục “máu chảy thành sông” để giải phóng Tân Cương cũng là tham vọng của Abu bakr al Baghdadi.

[2] TT Trump chấp thuận ngay đề nghị của TT Erdogan, rút quân khỏi Syria để IS xoay trục về phương Đông với sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ để Nhà nước Hồi giáo IS thành lập “Mặt trận giải phóng dân tộc Mãn-Mông-Hồi-Tạng” tại Trung Hoa Lục Địa, đây là tuyệt chiêu “lấy độc trị độc” của TT Trump.

[3] Ngoài việc rút quân ra khỏi Syria, TT Trump còn tính đến chuyện rút quân ra khỏi Afghanistan, chấm dứt vai trò là cảnh sát miễn phí của khu vực Trung Đômg. Bằng chứng, trong cuộc mạn đàm với giới chức Afghanistan và lãnh đạo các bộ lạc nước này vào ngày 16/7, Tư lệnh lực lượng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan, Tướng John Nicholson khẳng định, Mỹ sẵn sàng tham gia đàm phán hòa hòa bình trực tiếp với lực lượng nổi dậy TALIBAN, nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 17 năm qua tại quốc gia này. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng tán thành nói chuyện với Taliban và thào luận về vai trò của các lực lượng quốc tế”.

[4] Ngày 17/12 vừa qua, Mỹ và Taliban tiến hành đàm phán về việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 17 năm ở Afghanistan. Trong một tuyên bố, Mỹ khẳng định các cuộc gặp đang được tiến hành tại thủ đô Abu Dhhabi của các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất là một phần trong những nỗ lực của Mỹ và các đối tác quốc tế nhằm thúc đẩy đối thoại với các bên liên quan Afghanistan hướng tới chấm dứt cuộc xung đột ở quốc gia Tây Nam Á này. Về phần mình, người phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid cho biết, cuộc đàm phán lần này cũng có sự tham gia của đại diện Saudi Arabia, Pakistan và các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và cuộc đàm phán này sẽ kéo dài trong 3 ngày.

Nếu như đàm phán thành công, theo kế hoạch rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Afghanistan vào năm 2019, Mỹ sẽ giải quyết thế nào với các phương tiện chiến tranh, các chiến cụ cồng kềnh như đại pháo, thiết giáp, quân xa… dư thừa khổng lồ này của lực lượng quân sự Mỹ tại đây, bao gồm 160 chiến đấu cơ, 100.000 quân xa, 500.000 vũ khí các loại và 200.000 máy truyền tin… với số khí tài khổng lồ này, nếu chuyên chở về Mỹ sẽ quá tốn kém; vì vậy, nó có thể sẽ đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ để sẵn sàng trang bị cho lực lượng vũ trang IS đủ mạnh để đối phó với QĐNDTQ (PLA) tại chiến trường Hoa Lục.

Theo các chiến lược gia quốc tế, Bắc Kinh tỏ ra quan ngại về khả năng IS tập trung lực lượng vào địa bàn Đại Lục, một khi họ được Mỹ và phương Tây mở một con đường sống ra khỏi chiến truờng Syria & Afghanistan xoay trục về phương Đông. Xu hướng Hồi giáo cực đoan mở rộng “Thánh chiến Jihad” đã làm rung chuyển Đại Lục trước đây, khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh khiếp sợ. Liệu Tập Cận Bình có dám gây chiến tranh với Mỹ – Nhật – Ấn – Úc – Anh – Pháp – Hàn – Đài…ở Biển Đông & Hoa Đông? Hay bắt buộc phải xuống thang để tránh lâm vào thế “thù trong giặc ngoài” có thể làm sụp đổ sự thống trị của ĐCSTQ.

TẠI SAO TƯỚNG JAMES MATTIS TỪ CHỨC?

 CNBC dẫn lời quan chức Ngũ Giác Đài cho biết, ông Mattis đã trao tận tay thư từ chức cho TT Trump sau nhiều quan điểm bất đồng về việc Mỹ rút quân ra khỏi Syria. Theo tôi nghĩ, tướng Mattis được đào tạo như một chiến tướng phục vụ “chiến trường”, có lẽ ông không thích hợp “chính trường”, làm sao ông hiểu được những mánh khóe thủ đoạn chính trị, những toan tính của TT Trump trong việc rút quân ra khỏi Syria và sẽ rút quân Mỹ ra khỏi mặt trận Afghanistan? Ngay cả Putin và Tập Cận Bình là những con cáo già về thủ đoạn chính trị còn ngơ ngác, không hiểu ý đồ của TT Trump, huống hồ gì là tướng Mattis hay những chính khách salon như Linsey Graham, Marco Mario… hay Bett McGurk, đặc phái viên của Tổng thống cho liên minh Toàn cầu chống lại Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, ông ta đã nộp đơn từ chức lên Ngoại trưởng Mike Pompeo, chỉ 2 ngày sau khi TT Trump ra lệnh cho Ngũ Giác Đài rút toàn bộ lực lượng Mỹ ở Syria.

Ở đây, chúng ta mới thấy tài vận dụng mưu lược, biến hóa khôn lường của TT Trump, ông thay đổi từng người, từng việc, từng nơi, từng lúc… để phù hợp với tình thế. Ông đã tung hỏa mù che giấu mưu đồ của mình, mưu thành là do giữ được bí mật, bại là do tiết lộ. Trên chiến trường cũng như chính trường không có gì quan trọng hơn là tuyệt đối giữ được bí mật. Người xưa nói rằng: “Mưu quý là ở chỗ bất trắc, không lộ hình tích để có thể tiến đánh mà kẻ địch không tiên liệu được, nếu để lộ hình thì mưu cùn. Cho nên người lãnh đạo giỏi việc chính trị tất phải giỏi về phép ẩn. Trong tất cả những biến động của lịch sử, kẻ thắng là kẻ giữ được bí mật của mình và biết nhiều bí mật của địch thủ”. 

qua nhiều sự kiện đã và đang xảy ra trên chính trường sau 2 năm cầm quyền, ta mới thấy TT Trump hội đủ yếu tố về tài thao lược của một vị lãnh đạo có tài và phẩm chất hơn hẳn cựu tổng thống Hồi giáo Obama ăn hại, đái nát, làm nhục quốc thể. Có thể nói, TT Donald Trump là vị cứu tinh của nước Mỹ. 

KẾT LUẬN:

 Tại Ankara – Thổ Nhĩ Kỳ, ngày thứ hai 24/12/2018, một giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Tổng thống Donald Trump đã nhận lời mời của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan để thăm quốc gia này trong năm 2019, nhưng chưa xác định ngày giờ chính thức. Tôi tiên đoán rằng, TT Trump và TT Erdogan sẽ thảo luận mật về vấn đề liên quan tới việc Nhà nước Hồi giáo IS xoay trục về phương Đông như tôi đã kể trên. Biết đâu có sự tham gia của Thủ lĩnh IS là Abu bakr al Baghdadi?

Theo RFI ngày 21/9/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh về cách đối xử với các sắc tộc thiểu số Uighur, Tây Tạng, Nội Mông tại Đại Lục được mô tả là vô cùng khủng khiếp. Ông nói: “Hàng trăm ngàn và rất có thể là hàng triệu người Uighur bị cưỡng chế, giam vào những nơi được gọi là trại cải tạo. Ở đó họ bị nhồi sọ chính trị và bị lạm dụng khủng khiếp. Tín ngưỡng tôn giáo của họ bị hủy hoại…” Hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ như bầy cừu đang lần lượt bị lùa vào lò mổ nội tạng đem bán chợ đen tại Đại Lục, họ đã tuyệt vọng. Vì vậy, phối hợp với TT Erdogan để giúp IS xoay trục về phương Đông đều nằm trong chiến lược của TT D. Trump đang mở mặt trận Nhân quyền chống Tàu Cộng.

Thủ lĩnh IS là Abu bakr al Baghdadi cũng phải nhận thấy rõ rằng, IS không có cửa để tồn tại nếu tiếp tục chống lại Mỹ và phương Tây, sớm hay muộn gì IS cũng bị tiêu diệt. Nhà nước Hồi giáo IS chỉ có thể tồn tại là phải thay đổi mục tiêu chiến lược, chuyển hướng về phương Đông, giúp dân tộc Duy Ngô Nhĩ tại Khu tự trị Tân Cương nổi dậy đấu tranh giành “Độc lập – Tự do” cho dân tộc họ. Tôi tin rằng, Thủ lĩnh Abu bakr al Baghdadi sẽ ủng hộ TT D. Trump mở mặt trận “nhân quyền” chống Bắc Kinh và sẵn sàng xoay trục về phương Đông… Chúng ta hãy chờ xem TT Donald Trump xuất chiêu gì vào năm 2019!!!

Tổng Thống Donald Trump cùng Đệ Nhất Phu Nhân Melanie Trump gây ngạc nhiên

Peter Nguyen and 2 others shared a post.
Image may contain: 4 people, people smiling
Image may contain: 4 people, people smiling, people standing
Image may contain: 3 people, people standing
Thạch Thảo

Tổng Thống Donald Trump cùng Đệ Nhất Phu Nhân Melanie Trump gây ngạc nhiên, bất ngờ đến thăm binh sĩ Mỹ tại căn cứ quân sự. Hình ảnh xuất hiện của ông trên chiến trường Iraq Trung Đông vào 26/12 gây sốc cho giới truyền thông.

Không thông báo, ông đi trong im lặng vào 12 : 06 khuya của đêm Giáng sinh. Chiếc phản lực cơ không quân cất cánh với hành trình 11 tiếng để mừng lễ Giáng sinh.

Không gì hạnh phúc bằng khi những người lính vì Tổ Quốc xa nhà trong ngày lễ đặc biệt, lại được Tổng Thống quan tâm. Đó là món quà ý nghĩa tinh thần vô giá nhất.

Một điểm son đáng ghi nhận về nét đẹp tâm hồn của vợ chồng Tổng Thống Donald Trump. Ông vừa có tâm vừa có tầm, xứng đáng là nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ.