Tối thứ Bảy (19/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump ra một thông điệp tới Đảng Dân chủ và toàn nước Mỹ, trình bày kế hoạch bảo vệ an ninh biên giới đi kèm các nhượng bộ của mình để kêu gọi Đảng Dân chủ chấp nhận và chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ đã kéo dài hơn 4 tuần.
TQ: Người đứng đầu các bệnh viện lớn thừa nhận thu hoạch nội tạng
Nửa cuối năm 2018 và đầu năm 2019, thế giới không chỉ nóng lên với cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Mỹ, mà còn liên tục đón nhận những bằng chứng không thể chối cãi về sự vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Được bồi thường 21 triệu USD vì bị bắt rửa chén vào chủ nhật
Trang Minh and Tin Tây Nguyên shared a link.
Mỹ bắt nghi can âm mưu dùng rocket tấn công Nhà Trắng
Một thanh niên ở tiểu bang Georgia âm mưu dùng rocket chống tăng tấn công và đột nhập vào Nhà Trắng đã bị bắt hôm 16/1, sau khi nhân vật này tìm cách đổi xe ôtô lấy súng và thuốc nổ với một nhân viên mật của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
AP dẫn lời quan chức chính quyền nói rằng Hasher Jallal Taheb, 21 tuổi, đã bị truy tố tội âm mưu sử dụng hỏa lực hoặc thuốc nổ phá hoại tòa nhà thuộc sở hữu của Hoa Kỳ.
Hãng tin Mỹ cho biết thêm rằng hiện chưa rõ ngay là Teheb có luật sư đại diện hay không.
Một cơ quan chấp pháp ở tiểu bang miền đông nam nước Mỹ đã liên hệ với FBI hồi tháng Ba năm ngoái, sau khi nhận được mật báo nói rằng Taheb đã bị cực đoan hóa, đổi tên và dự tính sẽ đi nước ngoài.
Tài liệu tại tòa cho biết rằng Teheb đã nói với một nguồn tin bí mật của FBI hồi tháng 10 rằng anh ta có ý định tới vùng lãnh thổ thuộc kiểm soát của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Ngoài ra, vì không có hộ chiếu nên thanh niên này không thể ra nước ngoài, và đã nói với một nguồn tin của FBI rằng anh ta muốn thực hiện một vụ tấn công tại Mỹ nhắm vào Nhà Trắng và Tượng Nữ thần Tự do.
AP dẫn tài liệu tại tòa nói rằng Teheb đã gặp một nhân viên mật cũng như nguồn tin của FBI nhiều lần, và thường xuyên liên lạc bằng cách sử dụng một ứng dụng nhắn tin mã hóa.
Trong một cuộc gặp với họ, thanh niên 21 tuổi tuyên bố sẵn sàng trở thành một “người cảm tử” trong cuộc tấn công.
Trong một cuộc gặp khác, Teheb cho nhân viên mật của FBI xem một sơ đồ vẽ tay tầng một của Cánh Tây của Nhà Trắng cũng như kế hoạch tấn công chi tiết.
Tuần trước, nghi can cho biết muốn nhận vũ khí trong tuần này và tự lái xe tới Washington để thực hiện vụ tấn công, theo các nhà điều tra.
Teheb nói sẽ tiếp cận Nhà Trắng từ con đường phía sau, đánh lạc hướng cảnh sát và sau đó sẽ đột nhập vào nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ bằng cách sử dụng một vũ khí chống tăng để phá cửa và giết hại nhiều người nhất cũng như gây thiệt hại nhiều nhất có thể.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link vn510.com hoặc vn73.com để vượt tường lửa)

Gia đình Schellenberg: bản án tử hình ‘thật khủng khiếp’
Bất chấp việc Canada khẳng định công dân của mình vô tội, Trung Quốc tăng mức hình phạt đối với Schellenberg từ 15 năm tù thành tử hình.
Mỹ kêu gọi thành lập chính phủ mới ở Venezuela
Mỹ kêu gọi thành lập chính phủ mới ở Venezuela (RFI)

Căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Venezuela đang tăng lên. Washington không công nhận nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Maduro, vừa nhậm chức hôm 10/01, và hôm qua 12/01/2019 công khai kêu gọi thành lập chính phủ mới.
Phát ngôn viên Robert Palladino của bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh : « Dân tộc Venezuela đáng được sống tự do trong một xã hội dân chủ do một Nhà nước pháp quyền điều hành », đồng thời kêu gọi « Quốc Hội và toàn thể người dân Venezuela cùng hành động ôn hòa, để thành lập một chính phủ đúng theo Hiến Pháp và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn ».
Trước đó, đang công du Trung Đông, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định « chế độ Maduro là bất hợp pháp ». Hoa Kỳ chỉ coi Quốc Hội Venezuela là « cơ chế hợp pháp nắm quyền duy nhất, do người dân bầu lên ». Tương tự, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ cũng không công nhận tính chính đáng của tổng thống Maduro, tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu hôm 20/05/2018 và bị phe đối lập tẩy chay.
Liên Hiệp Quốc trợ giúp nhân đạo Venezuela
Ông Maduro nhậm chức nhiệm kỳ hai trong bối cảnh kinh tế Venezuela bị khủng hoảng trầm trọng. Ngày 12/01, Liên Hiệp Quốc đã đề xuất trợ giúp một số lĩnh vực « khẩn cấp » cho quốc gia dầu mỏ này, bao gồm thực phẩm và y tế.
Vào tháng 10/2018, tổ chức UNICEF đã viện trợ 32 triệu đô la cho Venezuela nhằm giảm bớt tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ em.
Ở Singapore, trở thành Giáo viên là một niềm vinh dự lớn
Một chính sách giáo dục tốt, được truyền tải đến tất cả học sinh và trường học, bởi những giáo viên xuất sắc, đã tạo nên sự phát triển kỳ diệu của đất nước Singapore.
Người dân tộc thiểu số bản địa chứng minh Đài Loan không phải là của Trung Quốc
Van H Pham
Người dân tộc thiểu số bản địa chứng minh Đài Loan không phải là của Trung Quốc
“Chúng tôi là những người thổ dân Đài Loan, và chúng tôi đã sống ở đây, trên đất mẹ của chúng tôi, hơn 6 ngàn năm qua. Chúng tôi không phải là nhóm dân tộc thiểu số trên đất Trung Quốc.” Những người dân tộc bản địa ở Đài Loan tuyên bố.
Người dân Đài Loan bản địa, bao gồm dân tộc Kanakavavu có 300 dân và dân tộc Amis có dân số hơn 210 ngàn người khẳng định với Tập Cận Bình- vua Trung Quốc đại lục rằng: “Ông Tập Cận Bình, chúng tôi những người thổ dân Đài Loan sẽ không bị đe dọa và không có bất kỳ nhân nhượng nào.”
Những người này yêu cầu tương lai của Đài Loan sẽ được quyết định bởi chính người thổ dân Đài và các sắc dân khác trên tổ quốc của họ. Tập Cận Bình đe dọa Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để ép Đài Loan sát nhập vào đại lục. Đáp lại, các sắc dân Đài Loan nói thẳng thừng: “Ông Tập Cận Bình, đừng có gây hại cho người khác, cho dù họ có khác biệt thế nào.”
Trung Quốc không chứng minh được ảnh hưởng của họ đối với Đài Loan về văn hóa. Trái lại, Đài Loan cho rằng họ giống Việt Nam hơn. Giới khoa học gia y-sinh còn khẳng định: Sơ đồ gen của người Đài Loan rất giống với sơ đồ gen của người Việt Nam.
HÌNH: – Dân tộc thiểu số ở Đài Loan chính là dân bản địa, trang phục cho thấy họ là một giống dân khác hoàn toàn với tộc Hán ở Trung Quốc
NGHIEPDOANBAOCHI.ORG
Người dân tộc thiểu số bản địa chứng minh Đài Loan không phải là của Trung Quốc
thấy họ là một giống dân khác hoàn toàn với tộc Hán ở Trung Quốc

Tại sao chế độ Khơ-me Đỏ giết người dân của mình?
Tại sao chế độ Khơ-me Đỏ giết người dân của mình?
Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, Pol Pot đã dẫn đầu những lực lượng cộng sản Khơ-me Đỏ vào thủ đô Phnom Penh, bắt đầu một chính quyền độc ác kéo dài 4 năm ở Campuchia. Hơn 1 triệu người đã bị giết chết, tương đương với 1/7 dân số của Campuchia theo những ước tính thận trọng, trong một đất nước không lớn hơn bang Missouri tại Hoa Kỳ. Hầu hết trong số họ bị chết vì đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật được chẩn đoán hay điều trị sai. 200.000 người nữa bị hành quyết như là những kẻ thù của nhà nước. Điều này đã diễn ra như thế nào?
Khơ-me Đỏ đang tiến vào Phnom Penh
Bối cảnh
Vào tháng 11 năm 1954, Campuchia được hoàn toàn độc lập sau khi là một nhà nước bảo hộ của Pháp kể từ năm 1863. Điều này đã đánh dấu sự bắt đầu của 16 năm cầm quyền của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Hoàng thân Sihanouk đã chấm dứt một chương trình viện trợ của Hoa Kỳ vào năm 1963 và mối quan hệ giữa Campuchia và Hoa Kỳ đã bị cắt đứt hoàn toàn vào tháng 5 năm 1965.
Trong khi đó, một người tên là Saloth Sar đã trở lại Campuchia sau khi bị ám ảnh nặng bởi chủ nghĩa Mác-xít trong thời gian đi học ở nước ngoài. Ông này lấy một cái tên giả là Pol Pot và tham gia phong trào hoạt động cộng sản ngầm. Vào khoảng năm 1962, Pol Pot đang lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia, chạy vào rừng để thoát khỏi cơn thịnh nộ của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Trong khi ở trong rừng, Pol Pot đã tổ chức các lực lượng vũ trang được biết với cái tên Khơ-me Đỏ và bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống lại chính quyền Sihanouk.
Vào năm 1970, Hoàng thân Sihanouk bị các lực lượng quân sự cánh hữu được Mỹ ủng hộ lật đổ nên đã trả đũa bằng cách tham gia với Pol Pot để chống lại chính quyền quân sự mới. Cùng năm này, Hoa Kỳ đã tiến quân vào Campuchia để tìm cách quét sạch quân Bắc Việt ra khỏi những doanh trại quân đội dọc theo biên giới hai nước. Điều này chỉ khiến cho quân Bắc Việt tiến sâu hơn vào Campuchia nơi họ đã liên kết với Khơ-me Đỏ.
Hoa Kỳ bất ngờ đánh bom những nơi ẩn náu của quân Bắc Việt ở miền đông Campuchia từ năm 1969 đến năm 1973, gây ra cái chết của tới 150.000 nông dân Campuchia. Do mối đe dọa này, hàng trăm ngàn nông dân đã rời bỏ vùng nông thôn để định cư ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Sự kết hợp của những sự kiện này đã gây ra sự suy thoái kinh tế và quân sự ở Campuchia và dẫn tới việc dân chúng ủng hộ Pol Pot.
Sự bắt đầu của nước Cộng hòa Dân chủ Campuchia
Hoa Kỳ đã rút binh lính của mình khỏi Việt Nam vào năm 1975 và chính quyền ở Campuchia cũng mất sự hỗ trợ quân sự của Mỹ. Pol Pot đã lợi dụng cơ hội này và dẫn quân đội Khơ-me Đỏ của ông ta, chủ yếu bao gồm lính du kích vốn là thanh thiếu niên nông dân dưới 20 tuổi, vào Phnom Penh. Vào ngày 17 tháng 4, Khơ-me Đổ đã thành công trong việc chiếm quyền kiểm soát Campuchia.
Pol Pot, được truyền cảm hứng bởi cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc cộng sản, sau đó đã cố gắng xây dựng xã hội nông nghiệp không tưởng của chính mình ở Campuchia, mà ông ta đã đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Campuchia.
Pol Pot tuyên bố bắt đầu năm số 0 và bắt đầu cuộc “thanh lọc” xã hội ghê gớm. Để hỗ trợ cho một hình thức cực đoan của chủ nghĩa cộng sản nông dân, những ảnh hưởng của phương tây như chủ nghĩa tư bản và cuộc sống đô thị bị tiêu huỷ, chấm dứt và tiêu diệt. Tôn giáo và tất cả những người nước ngoài đều bị cấm. Các đại sứ quán bị đóng cửa, và ngay cả việc sử dụng các thứ tiếng nước ngoài ở Campuchia cũng bị cấm. Các nguồn truyền thông và tin tức không còn được phép nữa và việc liên lạc qua thư từ hay điện thoại bị giới hạn. Tất cả các doanh nghiệp đều bị đóng cửa, giáo dục cũng bị dừng lại, chăm sóc y tế biến mất, và quyền hạn của cha mẹ bị hủy bỏ. Bất cứ sự trợ giúp nào của nước ngoài về kinh tế hay y tế cũng bị khước từ. Vì thế, Campuchia trở nên bị phong kín khỏi thế giới bên ngoài.
Tất cả các thành phố ở Campuchia đều bị cưỡng chế di tản. Hai triệu người dân ở Phnom Penh đã phải đi bộ rời khỏi thành phố đến vùng nông thôn dưới họng súng. Ước tính rằng khoảng 20.000 người đã bị chết trên đường đi.
Hàng triệu người dân thành phố ở Campuchia giờ bị bắt phải lao động chân tay như nô lệ ở các vùng nông thôn. Vì 2 ngày họ mới được chia một khẩu phần cơm khoảng 180 gam, họ đã nhanh chóng bắt đầu chết vì bệnh tật hay vì phải làm việc quá sức và bị thiếu dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao lại có những “cánh đồng giết người”.
Pol Pot dẫn đầu quân lính Khơ-me Đỏ
“Những gì thối rữa phải bị vứt bỏ”.
Trên khắp Campuchia, các cuộc thanh lọc chết người đã được thực hiện để phá bỏ tất cả những gì còn lại của “xã hội cũ”. Người ta bị hành quyết chỉ bởi vì họ được giáo dục hay có của cải, hay là bị giết dựa trên nghề nghiệp của họ, như cảnh sát, bác sĩ, luật sư, giáo viên, và các quan chức chính quyền cũ. Những người lính chế độ cũ bị giết chết cùng với cả nhà vợ con. Bắt cứ ai bị nghi ngờ là không trung thành với Pol Pot, mà cuối cùng bao gồm cả nhiều lãnh đạo trong chính lực lượng Khơ-me Đỏ, đều bị giết chết.
Ba dân tộc thiểu số đông nhất – người Việt, người Hoa và Hồi giáo Chàm – là đối tượng của cuộc thanh lọc này, cũng như hai mươi nhóm người nhỏ hơn khác. Trong số 425.000 người Hoa sống ở Campuchia năm 1975, một nửa đã bị giết chết. Khơ-me Đỏ đã thực hiện nhiều điều tàn bạo đối với những nhóm người thiểu số này, bao gồm việc ép buộc người Hồi giáo ăn thịt lợn và bắn chết những ai từ chối.
Tại sao?
Khơ-me Đỏ coi thành phố, đô thị là trái tim của chủ nghĩa tư bản và vì vậy phải bị nhổ tận gốc. Quân lính Khơ-me Đỏ gọi Phnom Penh là “con điếm lớn của Mekong”. (theo tác giả Chandler, sách Bi kịch của Lịch sử Campuchia, trang 247). Những người dân thường bị đuổi ra khỏi thành phố để sống và lao động ở nông thôn như những người nông dân nhằm để tạo ra một xã hội cộng sản lý tưởng. Mục đích của việc biến tất cả mọi người thành nông dân là do thực tế là giai cấp này được tin là “đơn giản, không được giáo dục, chăm làm và không có xu hướng bóc lột những người khác”. Họ đã phải sống như vậy trong nhiều năm và luôn luôn phải cố gắng sống cho qua ngày. Vì lý do này, Khơ-me Đỏ gọi những người nông dân là “những người cũ” và coi họ như những người cộng sản lý tưởng cho nhà nước Campuchia mới.
Người dân thành thị Campuchia bị ép phải di tản về nông thôn
Những người sống ở các thành phố bị coi là “những người mới” và bị Khơ-me Đỏ xem như “gốc rễ của mọi cái xấu của chủ nghĩa tư bản”. Những người mới là tinh hoa của chủ nghĩa tư bản và vì thế là kẻ thù của chế độ Pol-Pot. Bất kể nghề nghiệp của họ là gì – giáo viên, thợ may, công chức hay hòa thượng – đều không quan trọng. Theo Khơ-me Đỏ, những người mới này đã quyết định sống ở thành phố, chứng tỏ họ trung thành với chủ nghĩa tư bản. Vì thế, hàng trăm ngàn người Campuchia đã tự động bị gán mác là kẻ thù của nhà nước cộng sản mới và bị giết chết.
Khi kế hoạch xây dựng xã hội thiên đường của Pol Pot không thành công, ông ta không chịu nhận sai lầm hay quy tội cho đồng chí của mình hay cho chính bản thân kế hoạch đó. Ông ta đã quyết định rằng có những kẻ thù trong hàng ngũ cũng như trong cái mà ông ta coi là một phe ủng hộ Việt Nam đang nổi lên ở bên trong Đảng Cộng sản Campuchia. Một phần khác của sự đổ tội là tầng lớp cao của xã hội, là những người vẫn còn lại từ chế độ trước. Kết quả là, ông ta đã loại bỏ khỏi đảng của mình những thành viên ủng hộ Việt Nam và kết án tử hình họ, bao gồm cả một số đồng sự lâu năm nhất của ông ta. Giống như bàn tay sắt Stalin, Pol Pot trở nên hoang tưởng hơn bao giờ hết và bắt đầu tin rằng xung quanh ông ta là những kẻ thù khi Campuchia có dấu hiệu tan rã. Điều này đã tăng số lượng những vụ giết người và bắt bớ và biến đảng này thành một triều đại tàn bạo đến kinh hoàng tồn tại cho đến khi Việt Nam tiến đánh quân Pol-pot vào tháng 1 năm 1979.
Theo www.mtholyoke.edu
Nhật Minh dịch

Vạch trần đường tuồn rác thuốc từ Trung Quốc vào Việt Nam
Tai Nguyen shared a link.

CHIẾN THUẬT PHÁ GỌNG KỀM CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
Cong Binh Nguyen shared a post
Thật không ngờ, một người phụ nữ sống ở VN lại viết một bài khá hay như vầy!
Đọc bài này, tôi lại càng ngao ngán cho những ông/ bà GS, TS…, những tay khoa bảng kiểu”Thây ma sống đeo bằng cấp” , trí não lụn bại kiểu:”Ông bình vôi”, hoặc những kẻ “Nhai lại”…; lúc nào cũng lấy bằng cấp ra khoe, lấy học vị ra bịp mà nhìn vấn đề theo kiều “Năm anh mù xem voi”, suốt hơn 2 năm trời chửi rủa TT Trump một cách vô liêm sỉ, bất kể đúng sai, bất kể phải trái…!
Cám ơn tác giả bài viết. Và cũng là dịp để chúng ta nên nhìn về năng lực thực tế của một người, chứ không phải qua bằng cấp, chức danh!
Nguyễn Thị Mỹ Nghệ is with Trung Bá and 3 others.
Sài Gòn 26/12/2018
CHIẾN THUẬT PHÁ GỌNG KỀM CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
Người Việt Nam có câu thành ngữ “Nhất cận thân nhì cận lân”, Nga và Trung quốc vừa là láng giềng vừa là huynh đệ đại đồng trong chủ thuyết cộng sản. Khi cố tổng thống Ronald Reagan ký hiệp ước thoả thuận ngưng sản xuất tên lửa tầm trung với Nga, Nga đồng ý nhưng bản chất là tên khôn lõi nên đã ngấm ngầm bán quy trình sản xuất vũ khí hạt nhân tầm trung cho Trung cộng mà không chỉ thế Nga còn âm thầm giúp ông bạn láng giềng nâng cao chức năng vô hiệu hoá khả năng đánh chặn tên lửa. Trung cộng đã và đang đổ rất nhiều tiền để nghiên cứu chuyển hoá thành tên lửa tàng hình, điều này sẽ thành hiện thực trong nay mai và khi đã sở hữu loại tên lửa ấy thì thế giới sẽ bị huỷ diệt.
Tổng thống Donald Trump và dàn cố vấn của ông là những người có tầm nhìn rất xa nên đã thấy được tương lai đen tối của nhân loại vì thế Trump đưa ra quyết định huỷ thoả thuận tên lửa với Nga nhưng đây cũng là vấn đề nhạy cảm vì Nga sẽ vin vào đó cho rằng Hoa Kỳ muốn đối chiến với Nga.
Cục diện Trung Đông mấy chục năm qua luôn có bàn tay Nga chống phía sau cho những tổ chức Hồi giáo cực đoan nay Mỹ tái khởi động lại lò vũ khí tầm trung chắc chắn Nga sẽ giương súng nhắm vào Mỹ và mượn bàn tay Iran tung hoành cõi Trung Đông và khủng bố Âu – Mỹ.
Người ta có thói quen gắn bó nơi nào lâu dài thì nơi ấy sẽ trở thành tình cảm mến mộ thẳm sâu trong trái tim. Tổng trưởng bộ quốc phòng Mỹ James Mattis đã nhiều năm dốc toàn bộ tâm huyết, trí lực vào chiến trường Iraq, Syria… nên nó đã là một phần thân thể thiêng liêng trong ông vì thế những nơi này không thể nào xa rời khỏi tâm trí ông vì nó bao trùm tình cảm yêu, hận, thương nhớ, thù ghét. Ông thương xót những bà mẹ ôm con chạy trốn bom đạn của bọn khủng bố. Ông yêu thương những đôi mắt to đẹp hồn nhiên của những trẻ thơ khi nhìn vào mắt ông và đồng đội của ông. Ông hận những kẻ sát nhân cầm quyển Kinh Coran nhưng lại bắn vào làng mạc, nhà cửa của đồng bào bọn chúng. Ông thù những tên cực đoan cho là thánh chiến nhưng dã tâm đầy đầu, chúng đã bắn chết đồng đội của ông.
Cách đây không lâu hai người bạn của ông là cựu ngoại trưởng Jhon Kerry và cựu chánh văn phòng Jhon Kelly đã không còn làm việc trong toà Bạch Ốc vì có những hành động phá hoại, tiếp tay cho những kẻ xấu làm hại tổng thống Trump. Tình cảm bè bạn riêng tư trà dư tửu hậu thì ông có thể xếp vào hàng thứ nhưng phải rời bỏ vùng đất nơi mà ông đã đặt cả trái tim của người chiến sỹ thì không thể nào nguôi được. Bao nhiêu cảm xúc đan chéo trong lòng trí làm cho tướng James Mattis bồi hồi, đâu có thể cắt đứt nỗi lòng về nơi này, dù biết rằng lệnh rút quân ra khỏi Syria của tổng thống Trump là hoàn toàn đúng và có lợi cho nước Mỹ nhưng sao ông vẫn cứ đau và hụt hẫng, trái tim ông chơi vơi như đánh mất đi mối tình đầu. Ông vốn không vợ không con nên mối tình thiêng liêng nơi chiến sự càng da diết khiến ông sụp đổ tinh thần, ông viết thư từ chức là vì lẽ này và với tinh thần trách nhiệm vì đất nước ông cầu mong tổng thống Trump tìm được người thay thế thích hợp hơn ông vì ông không thể coi chiến cục Biển Đông bằng Trung Đông được, máu lệ và gió cát đã hình thành một khối trong tim ông rồi, sao nỡ đành quên! Tổng thống Trump vì nước Mỹ mà phải đau lòng chấp nhận cho người anh hùng quân đội nghỉ hưu. Tất cả vì nước Mỹ và cho nước Mỹ vĩ đại, một tổng thống vì quốc gia thì phải cương liệt, trung chính, không thể uỷ mị.
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tổng thống Trump sáng suốt, khôn ngoan dứt khoát rút quân khỏi Syria, mục đích của Trump muốn cho Putin biết rằng Mỹ sắm sửa “đồ hàng” tầm trung là nhắm vào Trung quốc chứ không phải nhắm vào Nga nên Nga chớ mà vong động sẽ lưỡng bại câu thương làm lợi cho Trung quốc thừa cơ hội mà huỷ diệt cả hai cường quốc.
Putin xuất thân là nhà tình báo siêu hạng nên thừa biết cái thằng em Trung cộng hôm nay nó dám “chơi” Mỹ thì nó cũng sẽ đớp lại Nga vào ngày mai nên Putin khen ngợi Mỹ rút quân khỏi Syria là rất đúng, Nga và Mỹ cùng vui vẻ hạ súng không nhắm vào nhau nữa.
Đoàn quân thiện chiến ở Trung đông vốn đã từng cận kề với cái chết biết bao lần và đã từng băng qua lửa đạn để giành chiến thắng cho nên khi đối chiến với Tàu cộng tại Biển Đông thì họ chẳng có gì mà chùn tay giết địch nếu Trung quốc khai chiến, điều này khiến cho Tập Cận Bình (Tập) sợ run và hết sức cay cú.
Cuộc chiến kinh tế thương mại, kỹ thuật khoa học, công nghệ của Mỹ và các nước châu Âu bị Tàu cộng đánh cắp đã và đang được Mỹ đòi lại công bằng, gây sức ép, cô lập Trung quốc thật chặt và mỗi thời điểm là một phương cách làm cho kinh tế Tàu cộng suy vi thất thoát.
G20 là hình ảnh cụ thể về cái bẫy của Trump đẩy Tập rơi vào ma trận làm Trung quốc bay thêm cả ngàn tỷ USD mà chẳng được lợi gì vì kinh tế Tàu cộng vẫn cứ tụt dốc băng băng. Syria không phải là chiêu kế bỏ trống thành trì cho giặc lao vào mà giết nhưng là cánh đồng sói hoang, nếu sói đói sẽ phải lùng sục khắp nơi để sinh tồn vậy Nga hay Trung cộng sẽ nuôi sói đây? Nga đã bị nghẹn trong cánh đồng Trung Đông mấy chục năm rồi nên biết cách gẩy cục xương bốc mùi cho Tàu cộng gặm vào mà thấm độc. Họ Tập biết rõ điều này nhưng không thể không lao vào vùng đất máu và dầu đổ ra ngang nhau vì sớm muộn gì Mỹ và đồng minh của Mỹ cũng chặn mọi đường khai thác năng lượng của Tàu cộng. Thế là ván cờ một đối năm đối bảy sắp diễn ra và kết cuộc Trung quốc chìm mãi trong sa mạc rồi bốc hơi toàn bộ những gì trước đây đã kiến tạo được nhờ sự lường lọc, ăn cắp của thế giới.
Putin không phải là bạn của Trump nhưng là nhà chính trị bậc cao thì phải biết nên giúp cho Mỹ hay cho Tàu trong lúc này để tương lai sắp tới Nga sẽ được gì vì đường lối chính trị xưa nay của Hoa Kỳ là “Mỹ không có kẻ thù vĩnh viễn…” cho nên Putin ngu gì không xoè bàn tay mà liên kết với Mỹ để triệt Tàu vì Tập quá nguy hiểm, Tập là “xác sống” sẽ nuốt Nga trong nay mai bởi Tập có thể thí 2/3 dân tộc để xoá trắng thế giới trong đó có Nga.
Trump cho binh sĩ rút dần khỏi Trung Đông để Trung Đông không còn là gánh nặng của Mỹ mà trao cho châu Âu và những quốc gia sở tại như Syria, Iraq… buộc họ phải đi bằng đôi chân của họ, chứ đâu dựa mãi vào Mỹ. Ngày xưa Mỹ từng rút quân khỏi chiến trường nam Hàn để họ cũng tự đi bằng đôi chân và họ đã thành công, Nam Hàn đã phát triển đất nước đứng thứ 3 châu Á. Chỉ đáng tiếc miền Nam Việt Nam lại không làm được cái việc giữ nước như nam Hàn vì có quá nhiều cộng sản trong nội bộ cấp cao nhất là tên tổng thống Dương Văn Minh phản quốc, trước ngày 30/04/1975 hắn còn đuổi đại sứ Mỹ về nước rồi tuyên bố đầu hàng cộng sản bắc Việt vô điều kiện.
Rút quân khỏi Syria, Hoa Kỳ còn tạo ra cái nhìn mới cho thế giới Hồi giáo để họ tập trung đôi mắt nhìn vào Trung quốc mà thấy được bàn tay sắt của Tập đã và đang tàn sát anh em đồng đạo của họ là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương để thế giới Hồi giáo phải ghét Tàu cộng, chống Tàu cộng hoặc chí ít là không ủng hộ Tàu cộng.
Thế cục thương mại, chính trị đã liên tục dồn nén Tập và đang tiến dần đến ngưỡng cực độ, Tập không thể chịu nổi sẽ cho đàn em Việt cộng khai pháo đuổi Mỹ mà “giữ yên” vùng đảo nhân tạo để Tàu cộng hoàn thành kế hoạch xây dựng hệ thống lắp đặt bệ phóng tên lửa tàng hình tương lai mà phối hợp với tên lửa tàng hình là những vệ tinh tàng hình trên không gian đang nghiên cứu sắp sửa hoàn thành trong vài năm nữa với siêu tốc độ nhờ kỹ thuật G5 mới đánh cắp được của Mỹ thì Tàu cộng chẳng còn e ngại tên lửa đánh chặn và phản pháo của Mỹ nữa.
Việt Nam sẽ đối đầu trực tiếp với Mỹ, điều này không có gì ngạc nhiên với Trump vì ông đã lường trước tình hình một hay hai năm sắp tới đây cộng sản Việt Nam (csvn) sẽ thay mặt Tàu cộng mà nả súng bắn cảnh cáo chiến hạm Mỹ khi đi vào hải phận Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lý do. Tại sao csvn dám vuốt râu hùm?! Là vì thực chất bộ chính trị csvn bây giờ chỉ có cái vỏ là Việt Nam nhưng ruột là tàu cộng cho nên csvn hiện giờ đang khoe khoang đã trang bị vũ khí tên lửa hạng nặng là lý do này.
Chiến tranh sắp xảy ra đây là điều cả thế giới đã chuẩn bị rồi. Nhưng quốc gia nào còn, quốc gia nào bị xoá xổ trên bản đồ, Việt Nam liệu có còn hay ngập trong nước biển?! Chiến tranh ngày nay không như xưa vì tên lửa mang đầu đạn nguyên tử có sức huỷ diệt cả toàn quốc chứ không phải một làng hay một tỉnh thành bị tiêu diệt, kẻ sống sót mang mầm tật bệnh ung thư và sẽ chết sau đó ít năm.
Người xưa dạy rằng “kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”, năm triệu đảng viên hãy mau đứng lên ngẩng cao đầu làm người dân Nam đích thực để cứu lấy bản thân và con cháu. Thời gian cho sự lựa chọn rất ngắn ngủi, miền Bắc đã hoàn toàn thuộc về Tàu cộng còn miền Nam thì cũng đã là tấm bánh trong tay tàu cộng, người thân của các người sắp là những con chốt thí cho sự khai hoả chiến tranh với Mỹ, dấu chấm hết đang treo trước mặt chỉ chờ đúng thời điểm mà buông xuống để kết thúc.
Những người chỉ biết an phận giả vờ ngủ mê, hãy tỉnh lại đi! Hàng trăm tổ chức của cs trá hình ở Mỹ, Âu cũng mau mau thức ngộ mà thoát Tàu, giành lại chủ quyền của đất nước nếu không chỉ vài năm nữa các người và con cháu các người sẽ tắm trong biển máu của bom đạn. Tài sản cơ nghiệp của các người bị tan thành mây khói do chiến tranh. Tàu cộng chiến bại, chế độ cộng sản bị giải tán, nếu trong số các người may mắn còn sót lại thì người dân Việt và thế giới cũng sẽ truy bắt như đã lùng bắt những tên Pol Pot khát máu, diệt chủng.
Nguyễn Thị Mỹ Nghệ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Trung Quốc” là ưu tiên hàng đầu của Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Trung Quốc” là ưu tiên hàng đầu của Mỹ

“Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc” – lời nhắc nhở tân quyền Bộ trưởng Quốc phòng là chỉ dấu cho thấy mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ dưới thời ông Trump.
Trong cuộc họp đầu tiên với các quan chức cấp cao của Pentagon với tư cách quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Patrick Shanahan yêu cầu Hoa Kỳ phải luôn nhớ đến Trung Quốc.
“Trong khi chúng tôi đang tập trung vào các hoạt động quân sự đang diễn ra, quyền Bộ trưởng nói với chúng tôi phải nhớ Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc,” một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters.
Cũng theo Reuters, các quan chức khác đã mô tả Shanahan là một người chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh ở Pentagon. Trong bản Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018, vốn được ông Shanahan giúp soạn thảo, coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược.
Ông Shanahan đưa ra lời nhắc nhở trên sau khi dự một cuộc họp nội các tại Nhà Trắng vài giờ trước đó, khi ông ngồi cạnh Tổng thống Donald Trump, người lớn tiếng chỉ trích người tiền nhiệm của ông Shanahan, Tướng James Mattis.
Shanahan lên làm quyền Bộ trưởng sau khi ông Mattis từ chức vì quyết định rút quân lính Mỹ khỏi Syria, một động thái đi ngược lại với lời khuyên của các cố vấn ngoại giao và quân sự cấp cao nhất của Nhà Trắng.

Bằng cách tập trung vào Trung Quốc hơn là các hoạt động ở Syria hoặc Afghanistan, Shanahan có thể đang tìm cách phản ánh chặt chẽ hơn tầm nhìn và mong muốn của Trump, thay vì đồng thuận hoàn toàn với Chiến lược Quốc phòng Quốc gia của Lầu Năm Góc.
Chính quyền Trump đã tìm cách chống lại Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Biển Đông và nhiều nơi khác.
Quyền Bộ trưởng Shanahan vẫn chưa nêu quan điểm cá nhân về các vấn đề ở Syria, nơi Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch rút dần quân đội Hoa Kỳ trong những tháng tới. Ông cũng không bình luận về kế hoạch của Mỹ ở Afghanistan.
Reuters dẫn lời của Seth Jones, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Washington, cho rằng Trump đã đặt Shanahan vào một vị trí khó khăn tại Pentagon, nơi có nhiều nhân viên trung thành với Mattis.
Trong khi đó, Trump đã bắt đầu gợi ý về việc để ông Patrick Shanahan kéo dài thời gian làm việc tạm quyền.

Lầu Năm Góc cũng đã chuẩn bị cho việc này, khi đã đề cử một người tiếp nhận công việc của ông Shanahan ở vị trí thứ trưởng Quốc phòng.
Tổng thống Trump được cho là sẽ gặp khó khăn để thuyết phục thượng viện phê chuẩn bất cứ ứng cử viên nào cho chiếc ghế bộ trưởng Quốc phòng, do khoảng trống quá lớn mà ông Mattis để lại.
Một vài ứng cử viên từng được đồn đoán muốn tiếp nhận vị trí này trước đây đều đã khẳng định họ sẽ không làm người kế nhiệm Mattis. Ông Mattis nhận được sự tôn trọng lớn ở Lầu Năm Góc lẫn sự ca ngợi từ cả hai đảng.
Ông Shanahan không có kinh nghiệm quân sự nhưng từng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại MIT và là một thành viên ban quản trị của Boeing với 30 năm làm việc ở tập đoàn này.
Patrick Shanahan được đích thân tướng James Mattis chọn để trở thành cấp phó của ông vào tháng 3/2017 và được cựu Bộ trưởng Quốc phòng đánh giá khá cao.