Đẩy hàng loạt dự án nhiệt điện than ra nước ngoài, Trung Quốc bị tố xuất khẩu ô nhiễm

DANTRI.COM.VN
(Dân trí) – Tác động môi trường của các dự án nhiệt điện than của Trung Quốc ở Pakistan một lần nữa là chủ đề tranh luận sôi nổi sau cuộc họp của các quan chức chính phủ hai nước.

Chết vào tay Trung Quốc?

Chết vào tay Trung Quốc?

From: lucie1937

Tác giả:Nguyễn Văn Lục Nguồn:Đàn Chim Việt Ngày đăng: 2019-02-11

Gần đây sôi nổi vụ tình báo gián điệp Trung Quốc của công ty Huawei với bà Mạnh Vãn Chu phải ra hầu tòa. Bộ tư pháp Mỹ đã đưa ra hơn 10 chứng cớ buộc tội bà Mạnh Vãn Chu và công ty của bà. Xem ra nó có vẻ mới mẻ như một vụ xi căng đan lớn?

Tập Cận Bình lãnh tụ của Trung Cộng.

Thật ra, người hiểu chuyện xứ Tầu trong việc làm ăn, giao thiệp cho dù tầm cỡ quốc tế đi nữa thì có bao giờ nước Tầu tôn trọng luật lệ và làm ăn sòng phẳng đâu! Chủ nghĩa thực dụng với tích lũy kinh nghiệm buôn bán kế thừa từ đời nọ sang đời kia cho phép các nhà buôn Tầu làm ăn phát đạt. Phi thương bất phú. Đúng như thế. Nhưng làm giàu bằng cách nào là một chuyện khác.

Chỉ biết rằng ngày nay nước Tầu đang phát triển vào bậc nhất. Nhưng nạn nhân cũng chính là họ. Nạn nhân ấy là Môi trường. 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì riêng nước Tầu chiếm đến 16 thành phố. Giàu bất chính nên 2/3 những thương gia giàu có ở nước này đều co giấy xuất cảnh đi nước ngoài. Cho nên, chỉ cần một biến cố nhỏ đụng chạm đến quyền lợi, họ rụng như lá.

Thế giới nay kinh ngạc, hoảng sợ trước sức mạnh kinh tế của Tầu. Cũng đúng. Nhưng người ta quên rằng hơn ai hết người Tầu sợ chính họ. Có thể chỉ các doanh nhân và các công ty lớn của Mỹ đụng chạm với thực tế họ hiểu rõ điều này hơn ai hết.

 *    *    *     *

Nguyên nhân nào đã giúp nước Tầu vươn lên hàng cường quốc

Điểm quan trọng mà người viết muốn lưu ý bạn đọc là: Hầu như các tác giả Mỹ cũng như Tây Âu ít chú trọng đến biến cố “bắt tay” giữa Mao Trạch Đông và TT Nixon.

[DCVOnline: Truy cập bằng Google search người đọc sẽ có khoảng hơn 2 triệu kết quả từ những bài báo, luận văn nghiên cứu cho đến sách bằng Anh ngữ viết về “Mao và Nixon”; ví dụ “Sino-American Relations and Détente: Nixon, Kissinger, Mao and the One-China Policy, with special reference to Taiwan” (Luận án 2008) của Chun Yen Hsu (Chris); “Seize the Hour – When Nixon Met Mao” của Margaret MacMillan, “Ping-Pong Diplomacy: The Secret History Behind the Game that Changed the World” của Nicholas Griffin, “Nixon’s” Women: Gender Politics and Cultural Representation in Act 2 of “Nixon in China”, của Matthew Daines đăng trên The Musical Quarterly Vol. 79, No. 1 (Spring, 1995), pp. 6-34, và vô số những tác phẩm khác.]

Cho đến năm 1970, ai muốn có chiếu khán vào nước Tầu thì phải xin chiếu khán ấy qua tòa đại sứ Canada ở Ottawa. Nước Tầu lúc đó bị cô lập, không có chân trong LHQ cũng như Việt Nam.

Nếu không có cú bắt tay này liệu Trung Quốc có thể dễ dàng ra vào nước Mỹ, lợi dụng xuất cảng ồ ạt, ăn cắp kỹ thuật, gửi sinh viên đi du học, ngay cả chi phối cuộc bầu cử của TT. Clinton.

Đây là một trong những bằng chứng xâm nhập.

Trong bài “Chinese denies seeking White House Visit” do Steven Mufson đăng trên tờ Washington Post Foreign Service, ngày chủ nhật 13 tháng 6 năm 1997, Trang A0I, trong đó một thương gia Trung Quốc có thế lực tên Wang muốn đóng góp vào quỹ tranh cử của Clinton qua trung gian một chủ nhà hàng tên Charles Yah Lin Trie, bạn lâu năm của TT Clinton. Việc này được phát ngôn viên chính phủ chính thức cho biết Trung Quốc đóng góp 2 triệu đô la cho Clinton. Về điều này thủ tướng Li Peng thời bấy giờ của Trung Quốc tại Bắc Kinh cũng lên tiếng phủ nhận.

Tôi chỉ tóm tắt sơ lược, không đưa ra kết luận, nhưng chủ ý nhấn mạnh vào những mánh khóe mua chuộc mà Trung Quốc rất có thể làm.

Nguồn: Henry A. Kissinger’

Cho đến nay thì có thể gọi đó là điểm sai lầm chiến lược của Mỹ và hậu quả của nó thì ngày hôm nay mới thấy rõ. Trong khi đó, người dân miền Nam hơn ai – là nạn nhân của chính sách của Mỹ – nên hiểu rõ cú bắt tay của đôi bên đưa đến chỗ Người Mỹ đã “hy sinh” miền Nam như thế nào.

Người được TT. Nixon giao trọng trách nối lại mối liên hệ đứt đoạn giữa Mỹ và Trung Quốc từ hơn 20 năm nay, kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, không ai khác là tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh Quốc Gia của Nixon.

Trong Hồi ký của Kissinger ông cho hay ông đã qua lại Trung Quốc như con thoi cả thẩy 50 lần để tiếp xúc với các lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

Ông đủ khôn ngoan và láu cá khi cho rằng mục đích của các chuyến đi ấy chỉ vì muốn đi tìm hòa bình. ông viết:

“At the same time, all my life I have reflected on the building of peace, largely from an American perspective. I have had the good luck of being able to pursue these two stands of thinking simultaneously as senior official, as a carrier of messages, and as scholar.”(Henry Kissinger, “On China”, (2011) with a new afterword)

[DCVOnline: Ngay đoạn đầu tiên trong “Lời nói đầu” của cuốn “On China” (The Penguin Press, New York, 2011), tác giả Kissinger viết,

“Forty years ago almost to the day, President Richard Nixon did me the honor of sending me to Beijing to reestablish contact with a country central to the history of Asia with which America had had no high-level contact for over twenty years. The Ameri can motive for the opening was to put before our people a vision of peace transcending the travail of the Vietnam War and the ominous vistas of the Cold War.”

“Gần như đúng bốn mươi năm trước, Tổng thống Richard Nixon đã cho tôi vinh dự được gửi đến Bắc Kinh để tái thiết bang giao với một quốc gia là trung tâm trong lịch sử Châu Á mà nước Mỹ đã không có liên hệ cao cấp trong hơn hai mươi năm. Động cơ thúc đẩy Mỹ mở cửa với Trung Quốc là để trình bầy với nhân dân Mỹ một viễn tượng hòa bình vượt xa hơn cả những gì người Mỹ đang cố gắng trong Chiến tranh Việt Nam và những viễn cảnh đáng ngại của Chiến tranh Lạnh.”]

Người viết rất tiếc là không biết ông đã viết “Lời nói đầu” như thế nào của lần đầu tiên.

Nhưng Kissinger hơn ai hết đều hiểu rằng có một mối căng thẳng giữa Liên Xô- Stalin và sau này tiếp theo với Khruschev với Trung Quốc thời Mao Trạch Đông ngay từ Đại Hội Đảng của các nhà lãnh đạo Đông Âu ở Moskva vào năm 1957. Năm 1958, Khruschev đã phải thân hành sang Bắc Kinh để làm hòa dịu mối bất hòa giữa đôi bên.

Và đến tháng giêng năm 1972, TT Nixon sang Bắc Kinh. Cú bắt tay ấy tạo sự hòa dịu giữa đôi bên, đồng thời làm gẫy đổ một liên minh Sino-Soviet vốn đã mong manh từ thời Stalin.

Phải chăng, đấy là mục đích chính của Kissinger và TT Nixon, cô lập hóa sự liên minh giữa khối cộng sản với nhau? Và con đường tiếp cận với Mỹ mở ra cho Trung Quốc một tương lai đầy hứa hẹn như ngày nay?

Có phải đây là chuyện nuôi ong tay áo hay chuyện tò vò mà nuôi con nhện? Nixon đã không nhìn thấy mối hiểm nguy từ nước Tầu nên mua chuộc Tầu để làm giảm thế lực của khối cộng sản.

Vậy mà trong cả cuốn sách của ông Kissinger, dày 604 trang, xuất bản năm 2011, người viết không tìm thấy “một cái nhìn lại” chính sách sai lầm của Nixon như thế nào ?

Nhưng trong một cuốn sách khác cũng của ông, “Henry Kissinger. À la Maison Blanche 1968-1973”, ông lại dành 98 trang để nói về cái mà ông gọi là “Les affaires du Viêt Nam” (Vấn đề Việt Nam). Ông viết:

“Cho mãi đến tận bây giờ, tôi không thể nói về Việt Nam mà không cảm thấy một nỗi phiền muộn, một nỗi buồn sâu xa nhất.” (H. Kissinger. À la maison Blanche 1968-1973).

Đọc suốt gần trăm trang tài liệu này, người viết thấy ông không tin tưởng chiến thắng cuối cùng nào của VNCH. Vì thế, ông đã ngỏ ý riêng với TT Nixon là mời Sainteny sang hội kiến với Nixon. Đó là ngày 15-7 năm 1969. Và yêu cầu Sainteny – một nhà ngoại giao Pháp thân thiện với HCM – làm trung gian giao thiệp với Xuân Thủy một cách hoàn toàn bí mật. Nhưng Xuân Thủy chỉ là thứ công chức không có quyền quyết định gì. Người có quyền hành chính trị chính là Lê Đức Thọ.

Muốn hiểu cuộc thương thuyết và kết quả là Hiệp Định Ba Lê như thế nào, bạn đọc có thể tìm đọc một cuốn sách khá đầy đủ của phe cộng sản hai biên tập viên là: Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ nhan đề “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại París”.

Một tài liệu khác của bà Han Suyn đưa ra một số chi tiết mà Kissinger đã bỏ trong Hồi ký của ông. Tác giả Han Suyn cho rằng vào tháng 8, năm 1969, TT Nixon và ông H. Kissinger đã sang Romania. Tại nơi đây, họ đã bàn thảo về mối liên hệ Đông-Tây, trong đó đề cập đến Liên Xô và Trung Quốc.

Đối với vấn đề Á Châu thì Nixon khẳng định rõ ràng, dứt khoát: Máu của người Mỹ phải ngừng chảy ở đây. Chiến tranh Việt Nam phải được Việt Nam hóa.

Đối với Trung Quốc, lần đầu tiên, Nixon dùng chữ: Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc. Đó chứng tỏ một hảo ý từ phía Nixon. Tiếp theo đó là những nhượng bộ nhỏ như công dân Mỹ đến nước Trung Hoa nay có quyền mua 100 đô la hàng hóa của Tầu mang về Mỹ. Các công ty Mỹ bắt đầu liên hệ thương mại với nước Tầu.

Nhưng quan trọng hơn là qua trung gian nhà báo Edgar Snow, Han Suyn viết:

“Ngày 1 tháng 10, Mao đã yêu cầu nhà báo Edgar Snow và bà vợ ông đứng bên cạnh ông trong buổi lễ tại khán đài La Paix céleste; Đó là một dấu hiệu tốt. Đến tháng 12-1970, Mao Trạch Đông cũng đã dành cho Snow một buổi phỏng vấn và Mao Trạch Đông đã trả lời công khai điều mà người ta trông đợi ở ông: “ông rất vui mừng được tiếp chuyện với TT Nixon, bởi vì ông Nixon là TT được nhân dân Mỹ bầu lên, ông Nixon có thể đến nước Tầu với tư cách một khách du lịch hay một tổng thống, Nixon sẽ được đón tiếp ở đây.” (Han Suyn. Le premier jour du monde, trang 432-433)

Trở về Mỹ, Snow cho đăng bài phỏng vấn của Mao Trạch Đông trên tờ Life, 30-4-1971.

Cũng vào tháng tư, một phái đoàn thể thao Ping-pong của Mỹ đến Bắc Kinh. Cho đến năm 1971, Kissinger từ Pakistan sang Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm chính thức của TT Nixon vào tháng 2-1972. Tháng 10, nước Tầu chính thức vào Liên Hiệp Quốc và công việc bình thường hóa giữa Mỹ với Trung Quốc, có nghĩa loại bỏ Đài Loan.

Một quá trình đối đầu căng thẳng và Mao Trạch Đông đánh giá công việc của Nixon đã làm là vô giá. Việc Nixon sang nước Tầu là một trong những biến cố lơn lao nhất được trình chiếu trên Vô Tuyến truyền hình và truyền thanh tại Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới. Đây có thể ví như một bước nhảy vĩ đại về chính trị giữa hai nước chẳng khác gì việc đặt chân lên mặt trăng của Mỹ.

Mao tuyên bố, “Thời gian và lịch sử đứng về phía chúng ta.

Thật đúng vậy, nước Tầu được tất cả và Mỹ được gì? Mao nay có thể làm ăn buôn bán chẳng những với Mỹ và tất cả các nước Tây Âu khác theo chân Mỹ. Mối lo ngại tranh chắp biên giới với Nga cũng sẹp xuống cũng như với Ấn Độ. Tham vọng làm thay đổi thế giới, thay đổi con người dần dần lộ diện!

Phần Nixon đã gửi riêng cho Hồ Chí Minh một lá thư. Và cảnh ngoại giao đi đêm bắt đầu với đầy vẻ bí mật và mánh khóe che đậy như sang Paris là để gặp Tổng thống Pompidou lúc bấy giờ; chính ở Paris, ông Kisinger đi găp Sainteny.

Sự tiết lộ này của Kissinger cho thấy, chính quyền Nixon đã bán đứng Việt Nam cho cộng sản Hà Nội. Và Việt Nam hoàn toàn không biết gì cái giai đoạn khởi điểm này.

Xin trích lại nguyên văn:

“Nous optames pour la première suggestion. Une lettre personnelle de Nixon à Ho Chi Minh fut rédigée. Nous demandames à Sainteny de la remettre en mains propres. La lettre insistait sur notre volonté de paix, proposait de discuter des plans de Hanoi en même temps que des nôtres, et concluait en ces termes:

“L’heure est venue de s’acheminer, à la table de conférence, vers une résolution rapide de cette guerre tragique. Vous nous trouvenez disponibles, prêts à apporter avec vous, dans un effort commun, les bienfaits de la paix au courageux peuple du Vietnam. Que plus tard l’on puisse dire qu’en cet ínstant critique les deux parties ont choisi la paix plutôt que le conflit et la guerre.” (Henry Kissinger, À la Maison Blanhce 1968-1973, Fayard, 1979, trang 290-291.

Chúng tôi đã chọn giải pháp đầu tiên. Một lá thư riêng của TT. Nixon được thảo ra và được gửi cho Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã yêu cầu Sainteny đưa tận tay cho Hồ Chí Minh. Lá thư nhấn mạnh đến ý muốn của chúng tôi là mong muốn hòa bình và đề nghị thảo luận những kế hoạch từ phía Hà Nội và cả từ phía chúng tôi và lá thư đã được kết thúc bằng những dòng sau đây.

“Đã đến thời điểm phải đi đến bàn Hội Nghị để tìm ra một giải pháp nhanh chóng về cuộc chiến bi đát này. Các quý ông sẽ thấy chúng tôi đã sẵn sàng trong một nỗ lực chung để đem lại những điều tốt đẹp cho hòa bình cho người dân Việt Nam can đảm. Và để sau này người ta có thể nói rằng ngay trong những giờ phút khó khăn này hai bên đã chọn hòa bình thay vì những xung đột và chiến tranh.”

Lá thư gửi đi ngày 15-7 thì hơn tháng sau, HCM trả lời Nixon vào ngày 30-8-1969. Chỉ ba ngày sau thì HCM chết bằng một giọng điệu cứng rắn và sắt máu không thưa gửi Tổng thống như Nixon đã làm. Đại khái chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng không ngại những hy sinh và khó khăn gặp phải. Rồi yêu cầu này nọ đủ thứ.

Tôi thiết nghĩ cũng cần đưa ra lá thư trả lời của Hồ Chí Minh mà tôi đã không tìm thấy trong các tài liệu bằng tiếng Việt. Lá thư có một phần nội dung như sau:

“Dân tộc Việt Nam chúng tôi rất tha thiết vào hòa bình, một hòa bình thực sự với sự dành được độc lập và tự do. Dân tộc Việt Nam cũng quyết tâm chiến đấu đến cùng, không ngaị hy sinh hay những khó khăn gặp phải, để bảo vệ sự sống của mình và bảo vệ những quyền lợi thiêng liêng của đất nước. Chương trình tổng quát 10 điểm, do Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và của chính quyền Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở căn bản hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam. Chương trình ấy được sự hưởng ứng đồng thuận và ủng hộ của các dân tộc trên toàn thế giới.

Ngài đã viết trong lá thư bày tỏ ý muốn đạt tới một nền hòa bình dựa trên sự công bằng. Từ đó, Chúng tôi yêu cầu phía chính quyền Mỹ phải chấm dứt việc xâm lấn và rút quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam và tôn trọng quyền của dân chúng miền Nam cũng như tôn trọng quyền của người dân miền Nam mà không có sự can thiệp của người ngoại quốc. Đó là cách thức đứng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam.” (H. Kissinger À la Maison Blanhche, 1968-1973, trang 295)

Lá thư mà nội dung toàn là những lời lẽ khuôn mẫu thuộc lòng và khô lạnh, không một chút hé lộ bất cứ một sự nhượng bộ dù nhỏ nhoi nào. Đòi Mỹ rút quân, nhưng không đả động gì đến việc đòi quân đội cộng sản rút về Bắc.

[DCVOnline: Văn bản chính thức (bằng tiếng Anh) của lá thư Nixon gởi Hồ Chí Minh (đề ngày 15 tháng 7, 1969, công bố ngày 3 tháng 11, 1969) và thư Hồ Chí Minh gởi Nixon (viết ngày 25 tháng 8, 1969). Nguồn: Richard Nixon: “Letters of the President and President Ho Chi Minh of the Democratic Republic of Vietnam.,” November 3, 1969. Online by Gerhard Peters and John T. Woolley, The American Presidency Project.

Tuy nhiên, theo Cheng Guan Ang viết trong cuốn “Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective” do Routledge xuất bản năm 2004, ở trang 26: 1/ Mỹ nhận được thư của Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 8, 1969; 2/ Hồ không đọc và cũng không trả lời thư của Nixon; 3/ Vũ Kỳ, thư ký của Hồ Chí Minh, cho biết vào cuối tháng 8 Hồ Chí Minh đã không còn sức làm việc, không tiếp phái đoàn Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ra miền Bắc từ 16-20. Tin của Trung Quốc cho biết bệnh tình của Hồ đã nguy kịch vào cuối tháng 8 và bị đã hôn mê, rồi sau đó chết vào ngày 2 tháng 9, 1969. Do đó có thể cho rằng lá thư Nixon nhận được không thể nào do Hồ Chí Minh viết.]

Trong khi quân đội VNCH vẫn xả thân chiến đấu thì trên Bàn Hội Nghị, phía Hà Nội đòi hỏi loại bỏ Thiệu, Kỳ và Hương để lập một chính phủ Liên Hiệp trước khi họ muốn nói chuyện.

Tôi viết lại những dòng này để thế hệ sau đọc cho biết. Còn thế hệ chúng tôi coi như bỏ.

Memoirs của Andrei Gromyko tiết lộ nhiều chi tiết liên quan đến chủ nghĩa Bá quyền Trung Quốc.

Cuốn Hồi ký của ngoại trưởng Gromyko giúp người đọc hiểu biết được nhiều truyện bí mật trong khối cộng sản Quốc Tế. Do là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, làm việc dưới nhiều đời Tổng Bí Thư cộng sản, giao thiệp nhiều, khôn ngoan và lịch thiệp nên quen biết hầu hết các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới ở cả hai phía.

Hồi ký của Andrei Gromyko. Nguoodn: Amazon UK

Cuốn Hồi ký không dầy lắm, 353 trang, nhưng hầu như điểm mặt và đưa ra những nhận xét khá khách qua`n về các sự kiện lịch sử của một nhà nhà giao chuyên nghiệp. Tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa ngoại trưởng Gromyko và Thủ tướng Chu Ân Lai.

Trong hồi ký của Gromyko, phần dành cho vấn đề bang giao giữa Liên Xô-Trung Quốc là một trong những tài liệu quý hiếm. Đọc phần tài liệu này, mặc dầu không nhiều, nhưng cũng giúp người đọc nắm được phần nào mối liên hệ tay đôi của hai nước cộng sản anh em, và giúp hiểu rõ hơn, tại sao Hoa Kỳ đã bắt tay với Mao Trạch Đông.

Mối liên hệ Stalin-Mao Trạch Đông lạnh nhạt và đi đến đối đầu

Cho đến nay thì người ta thấy rằng trong khoảng 70 năm trước đây – kể từ khi Mao Trạch Đông thống nhất toàn bộ nước Tầu, mối liên hệ Nga-Hoa bên không bình thường.

Bỏ qua những vấn đề nội bộ của hai bên, người ta thấy có thể có một xung đột về cá tính giữa Mao-Stalin. Mao Trạch Đông luôn giữ tính cách độc lập trong mọi chính sách nội bộ cũng như sự giao thiệp với các nước khác. Không hề bàn thảo hay thông báo cho nước cộng sản anh em Liên Xô những gì mà Trung Quốc làm.

Lần đầu tiên khi lên nắm chính quyền vào năm 1949, Mao Trạch Đông có sang Liên Xô từ tháng 12-1949 đến tháng 2-1950.

Mặc dầu chính quyền Liên Xô tổ chức một buổi đón tiếp rất trân trọng, tỉ mỉ từng chi tiết một biểu lộ tình bạn bè giữa đôi bên. Hai bên cũng đã có thỏa thuận với nhau trong mối quan hệ giữa hai đồng minh để ký vào ngày 14-2-1950 trước khi Mao Trạch Đông về nước.

Thế nhưng đó có thể chỉ là việc trên giấy tờ mà nội dung cụ thể vẫn là phải tiến hành trên bình diện con người.

Một bữa tiệc đã được tổ chức tại khách sạn Metropolitain do Stalin và các ban lãnh đạo Sô Viết chủ trì. Gần như hai vị lãnh đạo hai nước hầu như không nói với nhau. Gromyko nhận xét:

“Even so, I was not the only one to notice that conversation between the two leaders, who sat side by side at dinner, was sporadic, to say the least. They would exchange a few phrases, through an interpreter of course, and then a seemingly endless pause would ensue. I sat sitting opposite and did my best to help them out, but without much success. My chief impression was that they did not have enough in common of a personal nature to make the necessary minimum of contact.”(Andrei Gromyko “Memoirs”, Lời tựa của Henry Kissinger, Bản dịch của Harold Shukman. 1989, trang 248-249)

Vài ngày sau, tình trạng lạnh nhạt ấy cũng không thay đổi gì.

Sang đến 1957, tình trạng lạnh nhạt giữa đôi bên nay không còn là giữa hai nhân vật mà là giữa hai nước càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Mao Trạch Đông lại sang Moskva lần thứ hai. Và lần này gặp riêng Gromyko. Mao hứa không làm cho tình trạng đôi bên căng thẳng hơn và cần phải sát cánh bên nhau để tranh đấu cho hòa bình.

Cũng theo sự nhận xét riêng của ông Gromyko thì Mao mong muốn Trung Quốc trở nên một siêu cường, nhất là trong lãnh vực kinh tế. Và ông cứ nhắc đi nhắc lại: Mỹ chỉ là một con hổ giấy. Ông trù liệu là Mỹ có thể dùng bom nguyên tử tấn công nước Tầu. Và ông chờ đợi điều đó xảy ra và để cho quân đội Mỹ lấn sâu vào trong đất liền, lúc đó Mao mới ra tay. Gromyko sững sờ khi nghe Mao trình bày như vậy về cách thí quân.

Tháng 10, năm 1959, một phái đoàn Liên Xô một lần nữa sang Bắc Kinh. Dẫn đầu là Khrushchev cùng với các Suslov, Nikolaev và Gromyko.

Một lần nữa, nhiều bất đồng nữa nổi lên giữa đôi bên. Trong đó có tranh cãi về việc khai thác nguồn lợi thiên nhiên tại sông Amurn và việc thiết lập một đường xe lửa qua các vùng Xinjiang-Uyghur-Kazakhstan.

Với một biên giới rộng và trải dài như vậy, cộng thêm rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, cộng thêm vốn liếng văn hóa cổ truyền bắt buộc hai bên phải ngồi lại thảo luận để nhìn nhận nhu cầu quan trọng của láng giềng và tình bạn. Phải củng cố tình bạn giữa các nước XHCN.

Cuốn Hồi ký của một nhà ngoại giao như Gromyko là nên đọc và phải đọc.

Ông đề cập đến mọi vấn đề tranh chấp Quốc tế cũng như những nhà lãnh đạo cả hai phía.Vậy mà rà soát đi soát lại, người viết đã không tìm thấy dù chỉ một vài dòng nói về chiến tranh Việt Nam cũng như các nhà lãnh đạo như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, v.v.. Theo thói quen, đọc phần Index vẫn không tìm ra tên một nhân vật cộng sản Việt Nam nào.

Điều đó cho thấy Stalin và cả Gromyko có vẻ coi thường và không cần che dấu sự đánh giá thấp lãnh đạo miền Bắc như những kẻ án bám.

Đây hẳn là một nỗi nhục của đám lãnh đạo miền Bắc, mỗi lần sang chầu chực nhờ vả Liên Xô. Việc Hồ Chí Minh sang Liên Xô mà mới đầu Stalin không muốn tiếp ai cũng biết cả.

Sự coi thường ấy hiểu được vì họ chỉ là thứ ăn mày đi nhờ vả kẻ mạnh. Việt Nam là con số không đối với Gromyko và nhất là đối với Stalin.

Khám phá này đối với người viết là một điều nhục nhã cho tập đoàn cộng sản Hà Nội.

Trong cái dở có cái may Sự tranh chấp đối đầu giữa Stalin và Mao Trạch Đông là một sự kiện hiển nhiên. Stalin còn tìm cách đỡ đầu Lâm Bưu để tìm cách lật đổ và ngay cả ám sát Mao Trạch Đông. Nhưng công việc bất thành. Moskva còn tấn công Trung Quốc bằng ngoại giao ve vãn các nước tư bản như qua các tòa đại sứ Mỹ tại Washington, tại Paris, tại Bonn và Londres về thảm họa Péril jaune (Hiểm họa da vàng, tiếng Anh: Yellow Peril). Người viết thắc mắc không biết cụm từ này có phải do Liên Xô đưa ra hay không?

[DCVOnline: Hiểm họa da vàng (tiếng Anh: Yellow Peril) là thuật ngữ xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 ám chỉ việc những công nhân và phu phen người Trung Quốc nhập cư đến các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ; sau đó vào giữa thế kỷ 20, thuật ngữ này còn liên quan đến người Nhật với việc Nhật Bản bành trướng quân sự. Có nhiều nguồn cho rằng Kaiser Wilhelm II là người đã tạo ra cụm từ “hiểm họa da vàng” (tiếng Đức: gelbe Gefahr) vào tháng 9 năm 1895. Wilhelm II đã cho vẽ một bức chân dung với tiêu đề này. Bức tranh mô tả cảnh tổng lãnh thiên thần Michael biểu trưng cho nước Đức, ra lệnh chống lại mối đe dọa từ châu Á, đại diện là bức tượng một vị Phật bằng vàng, thường được treo trên tất cả cá tàu trên con đường biển Hamburg – Hoa Kỳ. Dường như bức họa do chính Kaiser Wilhelm II vẽ. Nguồn: Daniel C. Kane, introduction to A.B. de Guerville, “Au Japon, Memoirs of a Foreign Correspondent in Japan, Korea, and China, 1892-1894” (West Lafayette, IN: Parlor Press, 2009), p. xxix]

Trong cuộc tranh chấp giữa đôi bên về hòn đảo Chen Pao. Người Trung Hoa đã vận dụng các cuộc biểu tình lên đến 300 triệu người với biểu ngữ: “Đả đảo bọn Nga Hoàng mới.”

Thời Brezhnev, tháng giêng 1967. Ông ra lệnh cho điều 13 sư đoàn lính Nga dàn quân ra biên giới trước hiểm họa Cuộc Cách mạng văn hóa của Tầu..

Ở vào thế kẹt trong vụ tranh chấp giữa hai quan thầy, vì thế, trong chúc thư để lại trước khi chết vào đầu tháng 9, họ Hồ mong mỏi hai nươc đàn anh tìm được sự hòa giải.

Đại diện trong đám tang Hồ Chí Minh, có Chu Ân Lai về phía Tầu, Kosygin phía Nga hẳn là cả hai đều đã nhận được chúc thư của Hồ Chí Minh.

Trên đường trở lại Nga, Kosygin đã ghé qua Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai và họ Chu đã đưa ra ba đề nghị: Giữ tình trạng status quo về tranh chấp biên giới; giải giới quân đội hai bên ở một khoảng cách chiến lược, ở những điểm nhạy cảm để tránh các cuộc nổ súng; chấm dứt các vụ tuyên truyền đả phá trên báo chí, đài phát thanh trong thời gian hai bên thương thuyết, v.v..

Cuối cùng chẳng biết việc ám sát Mao có thật hay giả, con “gà nòi” Lâm Bưu cùng với vợ là Yeh Chun, người con trai là Lin Likuo và 6 đồng chí khác đã tẩu thoát trên một chiếc máy bay Trident. Nhưng chẳng may máy bay bị rớt ở Nội Mông, tại vùng Oundour Khan. (Han Suyn. “Le premier jour du monde”, Stankes/Stock các trang từ 417- 423)

Chính sự tranh chấp giữa hai nước XHCN Tầu và Liên Xô đã mở đường cho nước Tầu có một địa vị trong thế giới tự do mà trước đây họ không thể có. Trước đây, nước Tầu trù tính có thể phải phải đối đầu cùng một lúc với bốn kẻ thù là: Mỹ, Liên Xô, Ấn Độ theo Liên Xô, Nhật ngả về phía Mỹ.

Han Suyn đã phỏng vấn Chu Ân Lai vào năm 1971. Chu Ân Lai trả lời là:

“Nước Tầu phải sẵn sàng, trong mọi trường hợp đẩy lui sự xâm chiếm của một trong hai siêu cường, hoặc hai siêu cường cùng một lúc. Và trong một tình huống tệ hơn, nước Tầu phải đối đầu với 4 nước cùng một lúc.” (Han Suyn, Ibidm trang 425)

Tình huống ấy đã không xảy ra vì cú bắt tay với Nixon! Phải nói là trong cái rủi có cái may cho nước Tầu, nhờ đó có cơ hội trở thành cường quốc trên thế giới.

Bởi vì dưới mắt Mao Trạch Đông, Á Châu phải do người Á Châu tự giải quyết. Vì thế, để chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra. Mao Trạch Đông đã kêu gọi dân Tầu: Hãy đào sâu các đường hầm, hãy tích trữ ở khắp nơi lúa gạo,, v.v.” Vì thế, mọi thành phố đều đào những đô thị ngầm dưới đất có tích trữ lương thực đầy đủ. Cho dù chiến tranh không xảy ra đi nữa thì tốt hơn hết cứ đề phòng những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Vậy mà có một chiều hướng chính trị thuận lợi đã làm thay đổi tất cả.

Một nước Tầu ngày hôm nay, một tham vọng bá chủ toàn cầu theo đúng tham vọng của Mao Trạch Đông đề ra ngay từ khi làm chủ nước Tầu năm 1949. Nhưng lời căn dặn của Đặng Tiểu Bình dặn các thế hệ sau:Hãy kiên nhẫn, ẩn mình. Phải chăng lời căn dặn ấy vẫn còn có giá trị. Phải chăng cái tội lớn nhất của Tập Cẩn Bình là phô trương quá lộ liễu sức mạnh kinh tế lẫn quân sự làm mất niềm tin nơi nhiều quốc gia chậm tiến?

Cái sai lầm về chính sách của Nixon bắt tay Tầu, chia rẽ hai đại cường cộng sản nay còn có chút hy vọng Mỹ tìm lại được sức mạnh vốn có của mình nhờ sụ liên minh với phần đông các nước kỹ nghệ cả trên đất liền và cả trên biển, nhất là trên biển với liên minh với Ấn Độ? Hơn một tỷ người Trung hoa được thay thế bằng một tỉ người Ấn Độ ?

Đó là một chọn lựa khôn ngoan nhất hiện nay với chính sách xoay trục này để thấy ai xử dụng được sức mạnh mềm thì kẻ đó thắng.

Nguyễn văn Lục 
© 2019 DCVOnline

Thủ đoạn tra tấn người Tân Cương của chính quyền TQ: Cực hình “thịt nướng”

Thủ đoạn tra tấn người Tân Cương của chính quyền TQ: Cực hình “thịt nướng” – Trí Thức VN

Nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc liên tiếp có hành động đàn áp người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan ở Tân Cương, đồng thời xây dựng các trại tập trung cỡ lớn để giam giữ người dân tại đây. Mới đây, trên mạng internet lan truyền một đoạn video ngắn khiến nhiều người khiếp sợ, nội dung cho thấy thủ đoạn tàn nhẫn mà chính quyền Trung Quốc dùng để đối phó với những người bất đồng chính kiến ở Tân Cương.

Thông điệp liên bang của TT trong ngày 5 tháng 2, 2019

Thông điệp liên bang của TT trong ngày 5 tháng 2, 2019

https://m.youtube.com/watch?v=CjbdMU2shPE&noapp=1&client=mv-google 

Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người, bà Chủ tịch Hạ nghị viện,  Phó Tổng thống, qúy  Nghị sĩ Quốc hội, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, và tất cả các công dân Hoa Kỳ.

Chúng ta đang có mặt tại một thời điểm có tiềm năng vô hạn, khi Quốc hội mới bắt đầu đi vào hoạt động, còn tôi thì đã sẵn sàng cùng các bạn nỗ lực để đạt được những thành qủa lịch sử cho tất cả các công dân của nước Mỹ.

Hàng triệu công dân công dân Mỹ đang dõi theo chúng ta, trong nghị trường tuyệt vời này, và hy vọng rằng chúng ta sẽ không phân chia thành hai đảng phái, mà sẽ lãnh đạo họ như một quốc gia thống nhất.

Do đó, nghị trình mà tôi nêu ra trong tối nay sẽ không phải là nghị trình của phe Cộng hòa hay Dân chủ, mà sẽ là nghị trình dành cho người dân Mỹ.

Rất nhiều người trong số chúng ta cũng đã từng tranh cử với những lời cam kết cốt lõi giống nhau, trong đó bao gồm đảm bảo việc làm cho người dân Mỹ, đòi công bằng thương mại cho những người lao động Mỹ, xây dựng và khôi phục lại cơ sở hạ tầng của quốc gia, giảm thiểu chi phí dịch vụ y tế và tiền thuốc kê đơn, tạo ra một hệ thống nhập cư an toàn, hợp pháp, hiện đại và vững chắc, và theo đuổi một chính sách đối ngoại mà trong đó lợi ích của nước Mỹ được đặt lên hàng đầu.

Chính trị Mỹ đang đứng trước một cơ hội mới, nếu chúng ta có đủ can đảm để cùng nhau nắm bắt lấy nó.

Thắng lợi không phải là giành chiến thắng cho phe phái của mình. Thắng lợi phải là giành chiến thắng cho đất nước mình..

Năm nay, nước Mỹ sẽ đánh dấu hai mốc kỷ niệm quan trọng, chứng minh rằng tầm nhìn của nước Mỹ và sức mạnh của lòng tự trọng của nước Mỹ vĩ đại đến thế nào. Tháng 6 năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm 75 năm ngày bắt đầu “cuộc thập tự chinh” – theo cách gọi của Tướng Dwight D Eisenhower – chiến dịch giải phóng đồng minh châu Âu của Mỹ trong Thế chiến II.

Ngày 6/6/1944, quân Anh, Mỹ đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, 15.000 binh sĩ Mỹ trẻ tuổi đã đổ bộ từ trên không, cùng 60.000 binh sĩ khác đổ bộ từ phía biển để chiến đấu bảo vệ nền văn minh của chúng ta.

Ngày hôm nay, ba trong số những vị anh hùng ấy đang có mặt với chúng ta trong căn phòng này: Binh nhất Joseph Riley, thượng sĩ Erving Walker và trung sĩ Sartman Zeitcheck. Xin được chào mừng các vị.

Trong năm 2019, chúng ta cũng sẽ kỷ niệm 50 năm ngày các phi hành gia trẻ tuổi dũng cảm đã thực hiện chuyến hành trình bay 1 triệu dặm trong không gian để cắm lá quốc kỳ Mỹ trên mặt trăng. Ông Buzz Aldrin, một trong những phi hành gia trên tàu Apollo 11 đã cắm lá cờ ấy, cũng có mặt tại đây với chúng ta ngày hôm nay.

Xin cảm ơn ông, ông Buzz. Năm nay, các phi hành gia của Mỹ sẽ tiếp tục du hành không gian bằng các phi thuyền của Mỹ.

Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã chiến đấu vì tự do, đem lại nhiều thành qủa trong khoa học, tái định  tầng lớp trung lưu, và rõ ràng là không có điều gì ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới có thể cạnh tranh được với Mỹ.

Bởi vậy, nên bây giờ chúng ta phải mạnh dạn và dũng cảm bước sang chương mới của cuộc phiêu lưu vĩ đại của nước Mỹ. Chúng ta phải tạo ra một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21.

Chất lượng cuộc sống tuyệt vời cho tất cả các công dân của nước Mỹ đang ở trong tầm tay ta. Chúng ta có thể giúp cho các cộng đồng của nước Mỹ trở nên an toàn hơn, gia đình mạnh mẽ hơn, văn hóa phong phú hơn, đức tin sâu sắc hơn, và tầng lớp trung lưu của nước Mỹ lớn hơn, giàu có hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, chúng ta phải bác bỏ những động thái chính trị có tính chất thù hằn, chống đối và trừng phạt, đồng thời nắm lấy những tiềm năng hợp tác, thỏa hiệp và đem lại lợi ích chung.

Cùng nhau, chúng ta có thể phá vỡ hàng thập kỷ chìm trong bế tắc chính trị. Chúng ta có thể nối liền tất cả những sự bất hòa, chữa lành những vết thương cũ, xây dựng các liên minh mới, tạo ra các giải pháp mới và mở ra những triển vọng phi thường cho tương lai của nước Mỹ.

Quyết định đang nằm trong tay chúng ta. Chúng ta phải lựa chọn giữa vĩ đại hoặc bế tắc, đạt được kết quả hay chống đối, tầm nhìn xa hay sự thù hằn thiển cận, sự tiến bộ đáng kinh ngạc hay sự hủy diệt vô nghĩa. Tối nay, tôi xin được yêu cầu các bạn lựa chọn sự vĩ đại.

Trong vòng 2 năm qua, chính quyền của tôi đã hành động với sự khẩn trương và tốc độ lịch sử để đối mặt với những vấn đề bị chính các lãnh đạo lưỡng đảng xao lãng trong rất nhiều thập kỷ.. Chỉ trong vòng hơn 2 năm kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống, chúng tôi đã đem tới sự tiến triển kinh tế chưa từng có tiền lệ, một sự tiến triển hiếm thấy trước đây.

Chưa từng có chuyện như vậy xảy ra. Chúng tôi đã tạo ra 5,2 triệu việc làm mới, và quan trọng hơn cả là thêm 600.000 công việc mới trong ngành sản xuất; hầu hết mọi người đều cho rằng điều này là bất khả thi, nhưng thực tế là chúng tôi chỉ vừa mới bắt đầu.

Mức lương của người lao động đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là đối với tầng lớp công nhân – đúng như lời hứa của tôi. Mức lương của họ tăng nhanh hơn tất cả những đối tượng khác. Gần 5 triệu công dân Mỹ đã thoát khỏi cảnh ” phiếu thực phẩm”

Kinh tế Mỹ ngày nay đang tăng trưởng với tốc độ nhanh gấp đôi so với thời điểm tôi nhậm chức, lúc đó không ai có thể gọi kinh tế Mỹ là “nền kinh tế nóng” được.

Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua. Thậm chí tỉ lệ thất nghiệp trong các nhóm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha – Mỹ-Latinh, và người Mỹ gốc Á cũng đều giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận.

Tỉ lệ thất nghiệp của những người khuyết tật tại Mỹ cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Hiện nay nước Mỹ đang có nhiều người có việc làm hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Cụ thể là 157 triệu người đang làm việc.

Chúng tôi cũng đã thông qua một dự luật cắt giảm thuế lớn cho các gia đình lao động, và tăng gấp đôi khoản tín thuế dành cho người nuôi con.

Thực tế, chúng tôi hầu như đã xóa bỏ các loại thuế tài sản  cho các doanh nghiệp nhỏ, nông trại và trang trại gia đình.

Chúng tôi cũng đã loại bỏ mức phạt cá nhân bắt buộc như trong điều  lệ chương trình bảo hiểm Obamacare, sau khi nhận được lời than phiền của rất nhiều người. Và chúng tôi cũng đã thông qua dự luật giúp cho những người mắc bệnh nặng được tiếp cận và thử nghiệm các phương pháp chữa trị phù hợp.

Chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền của tôi đã loại bỏ nhiều điều lệ hơn bất kỳ chính quyền nào khác trong toàn bộ nhiệm kỳ của họ. Nhiều công ty của Mỹ đã quyết định trở về nước nhờ các quyết định mang tính lịch sử như cắt giảm thuế và điều chỉnh quy định.

Chúng tôi cũng đã mở ra một cuộc cách mạng trong ngành năng lượng của Mỹ – hiện nay nước Mỹ là nhà sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên số một trên thế giới. Và lần đầu tiên sau 65 năm, chúng ta lại là nước xuất khẩu năng lượng ròng.

Sau 24 tháng phát triển thần tốc, nền kinh tế của nước Mỹ đã trở thành thứ khiến cho cả thế giới ghen tị, quân đội của chúng ta là lực lượng hùng mạnh nhất trên Trái đất cho đến lúc này, và nước Mỹ một lần nữa đang thắng lợi từng ngày.

Liên bang Hoa kỳ của chúng ta rất vững chắc. Đất nước của chúng ta rất sôi động, và nền kinh tế của chúng ta đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo số liệu mới được công bố hôm thứ 6 tuần trước (1/2), chúng ta đã tạo ra thêm 304.000 việc làm trong tháng trước – gần gấp đôi so với con số được kỳ vọng. Phép màu kinh tế đang diễn ra tại Mỹ – và nó chỉ có thể bị ngăn chặn bởi những cuộc chiến tranh, các nhà làm chính trị ngu ngốc, hay những cuộc điều tra đảng phái lố bịch.

Nếu muốn hòa bình và luật pháp được thực thi, thì chiến tranh hay điều tra không thể tồn tại.. Mọi chuyện không hoạt động theo cách đó.

Chúng ta phải đoàn kết trong nội bộ để đánh bại các đối thủ của nước Mỹ ở bên ngoài.

Kỷ nguyên hợp tác mới có thể bắt đầu ngay bằng việc xét duyệt hơn 300 ứng cử viên trình độ cao được đề nghị nhưng vẫn chưa được Thượng viện thông qua – nhiều người thậm chí đã phải chờ đợi đến vài năm. Việc Thượng viện không phê duyệt các hồ sơ này là rất không công bằng đối với các ứng cử viên và đất nước của chúng ta.

Đã đến lúc lưỡng đảng phải hành động. Dù các bạn tin hay không, thì chúng tôi cũng đã chứng minh rằng đó là điều hoàn toàn khả thi.

Tại Quốc hội cũ, hai bên đã cùng nhau thông qua một đạo luật chưa từng có để giải quyết cuộc khủng hoảng opioid (thuốc gây nghiện), luật Nông trại (Farm Bill), cải thiện việc chăm sóc y tế cựu chiến binh, và sau hơn 4 thập kỷ bị bác bỏ, cuối cùng thì đạo luật Trách nhiệm với cựu chiến binh cũng đã được thông qua, khiến những người có hành động ngược đãi các cựu chiến binh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Và chỉ vài tuần trước thôi, cả hai đảng đã cùng thống nhất khi ban hành một đạo luật cải cách nhanh trong lĩnh vực tư pháp – hình sự.

Năm ngoái, tôi đã nghe một số người bạn kể câu chuyện về Alice Johnson và vô cùng xúc động. Năm 1997, Alice bị kết án tù chung thân với cáo buộc là tội phạm ma túy phi bạo lực lần đầu tiên. Trong vòng 2 thập kỷ sau đó, Alice đã trở thành một nhà “lãnh đạo” trong tù, cô ấy đã truyền cảm hứng cho các bạn tù của mình, giúp họ lựa chọn một con đường tốt đẹp hơn. Alice đã có tác động lớn đối với những tù nhân ở đó – và còn hơn thế nữa.

Câu chuyện của Alice là minh chứng cho sự bất bình đẳng và bất công tồn tại trong các bản án hình sự – và cho thấy rằng sự bất công ấy cần được khắc phục. Cô ấy đã thụ án gần 22 năm rồi, và sẽ còn phải thụ án cho đến hết đời.

Tháng 6 năm ngoái, tôi đã thay đổi bản án của Alice, và tối nay cô ấy cũng có mặt tại đây cùng với chúng ta. Alice, cảm ơn bạn đã nhắc nhở chúng tôi rằng con người ta luôn luôn có sức mạnh để thay đổi vận mệnh của chính mình.

Khi tôi chứng kiến gia đình tuyệt đẹp của Alice chào đón cô ấy ở bên ngoài cổng nhà tù, chứng kiến họ ôm hôn, khóc và cười, tôi biết mình đã làm điều đúng .

Lấy cảm hứng từ câu chuyện của Alice, chính quyền của tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với thành viên của cả hai đảng để đưa Đạo luật FIRST STEP ( dành cho những cựu tù nhân tái hòa nhập cộng đồng) vào áp dụng. Đạo luật này sẽ thay đổi các bản án bất công đối với các đối tượng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi.

Đạo luật FIRST STEP được kỳ vọng sẽ cho những người từng là tội phạm phi bạo lực một cơ hội tái hòa nhập cộng đồng trong tư cách một công dân biết tuân thủ pháp luật. Hiện nay các Tiểu bang trên toàn nước Mỹ đang đồng loạt thực hiện điều này. Nước Mỹ là một quốc gia tin tưởng vào sự hoàn lương.

Tham dự cùng chúng ta tối nay còn có Matthew Charles từ Tiểu bang Tennessee. Năm 1996, ở tuổi 30, Matthew đã bị kết án 35 năm tù giam vì hành vi buôn bán ma túy và các tội liên quan. Trong vòng 2 thập kỷ sau đó, Matthew đã đọc hết hơn 30 nghiên cứu về Kinh Thánh, trở thành một thư ký trong văn phòng luật, và cố vấn cho các bạn tù của mình.

Matthew là người đầu tiên được trả tự do theo Đạo luật FIRST STEP. Matthew, thay mặt cho mọi người dân Mỹ, tôi xin chào mừng bạn trở về nhà.

Như các bạn đã thấy, khi chúng ta đoàn kết, thì chúng ta có thể đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc cho nước Mỹ. Do đó, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cần phải hợp lực một lần nữa để đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc gia đang rất cấp bách hiện nay.

Quốc hội còn 10 ngày nữa để thông qua dự luật cấp ngân sách cho chính phủ, bảo vệ đất nước ta, và gìn giữ vùng biên giới phía Nam đang rất nguy hiểm.

Đã đến lúc Quốc hội Mỹ phải chứng tỏ cho thế giới rằng nước Mỹ cam kết thực hiện việc chấm dứt tình trạng nhập cư trái phép, và đuổi những kẻ lừa đảo, các băng đảng, nhưng tay buôn ma túy và buôn người khỏi đất nước.

Vào thời điểm tôi đang nói, các đoàn người di cư lớn và có tổ chức đang tiến về phía nước Mỹ. Chúng tôi vừa nhận được thông tin là các thành phố của Mexico đã dùng xe tải và xe buýt để đưa những đối tượng nhập cư trái phép này ra khỏi khu vực của họ, và đưa các đối tượng đó đến những nơi có an ninh biên giới lỏng lẻo của nước Mỹ.

Tôi đã ra lệnh điều thêm 3.750 binh lính tới khu vực biên giới phía Nam để chuẩn bị đối mặt với các cuộc công kích dữ dội của những đối tượng ấy.

Đây là vấn đề thuộc phạm vi đạo đức. Tình trạng vô luật pháp ở vùng biên giới phía Nam của chúng ta là mối đe dọa đối với an toàn, an ninh và tài chính của mọi người dân Mỹ. Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức là phải tạo ra một hệ thống nhập cư có khả năng bảo vệ cuộc sống và việc làm của công dân Mỹ.

Điều đó bao gồm nghĩa vụ của chúng tôi đối với hàng triệu người nhập cư đang sống trên đất Mỹ hợp pháp, họ tuân thủ các quy tắc và tôn trọng luật pháp của nước Mỹ. Các công dân nhập cư hợp pháp sẽ làm giàu cho đất nước và củng cố xã hội theo vô vàn cách thức khác nhau. Tôi muốn người ta tới Mỹ, nhưng với điều kiện là họ phải tới Mỹ một cách hợp pháp.

Tôi yêu cầu các vị  bảo vệ biên giới phía Nam đang rất nguy hiểm của chúng ta, với tình yêu và sự tận tụy đối với các công dân và đối với nước Mỹ.

Không vấn đề nào có thể minh họa rõ ràng sự phân chia giữa tầng lớp công nhân và tầng lớp chính trị bằng vấn đề nhập cư trái phép.Các chính trị gia và nhà tài trợ giàu có luôn kêu gọi mở cửa biên giới, trong khi họ sống đằng sau những bức tường, cổng rào và bảo vệ canh gác.

Trong khi đó, những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động lại phải trả giá cho vấn nạn di cư trái phép hàng loạt: ít việc làm hơn, lương thấp hơn, trường học và bệnh viện quá tải, tỉ lệ tội phạm gia tăng, và mạng lưới an toàn xã hội cạn kiệt.

Sự khoan dung đối với hành động nhập cư trái phép không phải là lòng trắc ẩn, mà là sự tàn nhẫn. 1/3 số phụ nữ bị xâm hại tình dục trong cuộc hành trình dài tới nước Mỹ. Những tay buôn lậu lợi dụng trẻ em nhập cư để lách qua hàng rào an ninh và tiếp cận đất nước của chúng ta.

Những kẻ buôn người và buôn bán tình dục cũng lợi dụng các khu vực mở giữa các cảng nhập cảnh của Mỹ để đưa hàng ngàn các cô gái trẻ và phụ nữ vào đất Mỹ, sau đó bán họ vào nhà thổ hoặc biến họ thành nô lệ kiểu mới.

Hàng vạn người Mỹ vô tội đã thiệt mạng do sử dụng các loại thuốc gây nghiện chết người được đưa qua biên giới và tràn vào các thành phố của chúng ta, trong đó bao gồm ma túy đá, heroin, cocaine và fentanyl.

Băng đảng man rợ MS-13 hiện đang hoành hành tại hơn 20 bang của Mỹ, và hầu như tất cả thành viên trong băng đảng này đều tới Mỹ qua đường biên giới phía Nam. Chỉ mới hôm qua thôi, một thành viên thuộc băng đảng MS-13 đã bị bắt giam vì một vụ nổ súng chết người trên ga tàu điện ngầm của thành phố New York.

Chúng tôi đang nỗ lực bắt giữ và loại bỏ hàng ngàn thành viên của băng đảng này, nhưng chúng sẽ tiếp tục tràn vào Mỹ nếu chúng ta không thắt chặt an ninh biên giới.

Trong những năm qua, vô số người Mỹ đã bị chính những kẻ nhập cư trái phép ấy sát hại.

Tôi được biết rất nhiều người cha, người mẹ thiên thần và gia đình tuyệt vời – họ đã chịu đựng những nỗi đau thật khủng khiếp mà không ai đáng phải chịu đựng điều đó..

Debra Bissell là một trong số những người đó. Ba tuần trước, cha mẹ của Debra, ông bà Gerald và Sharon, đã bị kẻ trộm đột nhập vào căn nhà tại Reno, Nevada và bị bắn chết. Kẻ trộm đó là một người nhập cư trái phép. Hai người họ năm nay đã ngoài 80 và có 4 người con, 11 cháu và 20 chắt. Tối nay, cháu và chắt của hai ông bà Gerald và Sharon, Heather và Madison, cũng có mặt tại đây..

Debra, Heather, và Madison: Hãy cố lên . Chỉ có ít người thấu hiểu được nỗi đau của các cháu. Nhưng tôi sẽ không bao giờ quên, và tôi sẽ chiến đấu vì Gerald và Sharon. Tôi sẽ không cho phép chuyện này lặp lại nữa.

Người dân Mỹ không thể mất đi tính mạng chỉ vì chúng ta không thể kiểm soát được vùng biên giới rất nguy hiểm của mình.

Trong hai năm qua, các sĩ quan ICE quả cảm của chúng ta đã bắt giữ 266.000 người nhập cư trái phép, trong đó bao gồm cả những cá nhân bị buộc tội hoặc đã có hành vi phạm tội trong gần 100.000 vụ tấn công, 30.000 vụ tấn công tình dục, và 4.000 vụ giết người.

Tối nay, một trong những anh hùng thực thi pháp luật ấy cũng có mặt ở đây: Đặc vụ ICE Agent Elvin Hernandez.

Khi Elvin còn nhỏ, anh ấy đã cùng gia đình nhập cư theo diện hợp pháp vào Mỹ từ Cộng hòa Dominica. Đến năm 8 tuổi, Elvin đã nói với cha mình rằng anh ấy muốn trở thành một đặc vụ khi lớn lên. Hiện tại, anh ấy là trưởng nhóm điều tra các đường dây buôn bán tình dục quốc tế.

Elvin thường nói rằng: “Nếu tôi có thể đảm bảo rằng những cô gái trẻ này có được công lý của mình, thì tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Nhờ có Elvin và các đồng nghiệp của anh ấy, hơn 300 phụ nữ và trẻ em gái đã được giải cứu khỏi cảnh kinh hoàng, và hơn 1.500 kẻ buôn người dã man đã bị đưa vào sau song sắt trong năm ngoái.

Đặc vụ Hernandez, xin mời anh đứng lên: Chúng tôi sẽ luôn luôn ủng hộ những những đặc nhiệm quả cảm như bạn, và tối nay tôi xin cam kết với các bạn rằng chúng tôi sẽ không bao giờ khai trừ những vị anh hùng của mình khỏi hàng ngũ của ICE.

Chính quyền của tôi đã gửi tới Quốc hội một đề nghị hợp lý nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở biên giới phía Nam của nước Mỹ.

Thỏa thuận đó bao gồm hỗ trợ nhân đạo, tăng cường thực thi pháp luật, kiểm tra ma túy tại các cảng nhập cảnh, bịt các lỗ hổng cho phép việc buôn lậu trẻ em, và lên kế hoạch xây dựng một hàng rào hoặc một bức tường vật lý mới để đảm bảo an toàn cho các khu vực rộng lớn giữa các cảng nhập cảnh. Trước đây, hầu hết những người có mặt trong căn phòng này từng bỏ phiếu xây dựng một bức tường, nhưng bức tường ấy chưa từng được dựng lên. Tôi sẽ làm điều đó.

Đây là một hàng rào thép thông minh, chiến lược và có thể nhìn xuyên thấu. Nó không chỉ là một bức tường bê tông đơn giản. Nó sẽ được triển khai tại các khu vực mà lực lượng an ninh cho là cần thiết nhất. Họ sẽ nói rằng khi tường được dựng lên, người ngoài đừng mơ tưởng đến chuyện vượt biên.

San Diego từng là nơi có tình trạng vượt biên trái phép nhiều nhất trên toàn nước Mỹ. Trước yêu cầu của lãnh đạo và người dân ở khu vực này, một bức tường an ninh đã được xây dựng. Và hàng rào mạnh mẽ này gần như đã chấm dứt hoàn toàn tình trạng vượt biên trái phép trong khu vực.

Thành phố El Paso của bang Texas nằm sát biên giới từng có tỉ lệ tội phạm vô cùng cao – một trong những thành phố có tỉ lệ tội phạm cao nhất nước, và được coi là một trong những thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, sau khi hàng rào được xây dựng, thì El Paso đã trở thành một trong những thành phố an toàn nhất nước Mỹ.

Nói một cách đơn giản, là “bức tường” có tác dụng, và bức tường có thể cứu lấy tính mạng của con người. Bởi vậy, hay hợp tác cùng nhau, thỏa hiệp và đạt được một thỏa thuận có thể thực sự giúp nước Mỹ trở nên an toàn hơn.

Và trong khi chúng ta nỗ lực bảo vệ an nguy của người dân Mỹ, thì chúng ta cũng phải đảm bảo rằng nền kinh tế của nước Mỹ tiếp tục hồi sinh và phát triển nhanh chóng.

Phụ nữ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ nền kinh tế phát triển mạnh, bởi họ đã lấp đầy 58% số công việc mới được tạo ra vào năm ngoái. Và tất cả mọi người có thể tự hào rằng hiện nay ở Mỹ có nhiều phụ nữ tham gia lao động hơn bao giờ hết – và đặc biệt là điều này diễn ra đúng mộ thế kỷ sau khi Quốc hội thông qua việc sửa đối Hiến pháp, trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Và hiện nay chúng ta cũng có nhiều nghị sĩ trong Quốc hội là nữ hơn bao giờ hết.

Là một phần trong cam kết của chúng tôi nhằm nâng cao cơ hội cho phụ nữ trên toàn thế giới, vào thứ 5 tuần này, chúng tôi sẽ chính thức đưa ra sáng kiến Chính phủ đầu tiên về việc trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.

Và để tiếp tục phát triển thành công đáng kinh ngạc trong lĩnh vực kinh tế của chúng ta, thì ưu tiên này là điều tối quan trọng: đó là đảo ngược hàng thập kỷ áp dụng các chính sách thương mại gây nhiều thiệt hại tới nước Mỹ.

Chúng ta đang khiến Trung Quốc hiểu rõ rằng, sau bao nhiêu năm nhằm vào nền công nghiệp của ta, ăn trộm sở hữu trí tuệ của ta, thì việc đánh cắp công ăn việc làm và của cải Mỹ đã đi đến hồi kết.

Do đó, gần đây chúng ta đã áp dụng mức thuế quan nhập khẩu đối với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, và giờ đây Kho bạc của Mỹ đang nhận được hàng tỉ USD mỗi tháng từ một quốc gia không bao giờ cho chúng ta nổi một xu lẻ.

Thế nhưng tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã lợi dụng Mỹ, mà tôi đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo và các đại diện của chúng ta đã khiến cho điều này xảy ra.

Với  chủ tịch Tập Cận Bình,  chúng tôi hiện đang thảo luận cho một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc. Nhưng thỏa thuận này phải bao gồm những thay đổi thực sự và thay đổi về cấu trúc để chấm dứt các hoạt động thương mại bất công, giảm tình trạng thâm hụt thương mại kinh niên và đảm bảo công ăn việc làm cho người Mỹ.

Một trong những sai lầm thương mại lịch sử khác là thảm họa mang tên NAFTA.

Tôi đã gặp gỡ những ngời đàn ông và phụ nữ của Tiểu bang Michigan, Ohio, Pennsylvania, Indiana, New Hampshire, và nhiều Tiểu  bang khác nói rằng giấc mơ của họ đã bị hủy hoại vì NAFTA. Trong nhiều năm qua, các chính trị gia đã hứa hẹn với họ là sẽ đàm phán để tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn. Nhưng chưa ai từng thử làm điều đó – mãi đến tận bây giờ.

Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada mới của chúng tôi – hay USMCA – sẽ thay thế thỏa thuận NAFTA và đem đến những lợi ích sau đây cho người lao động Mỹ: đem công việc sản xuất trở lại, mở rộng lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ sở hữu trí tuệ và đảm bảo rằng sẽ có nhiều chiếc xe hơi được sản xuất và được đóng lên dòng chữ đẹp đẽ: “made in USA” – một cách đầy tự hào.

Tối nay, tôi cùng yêu cầu các vị  thông qua Đạo luật Thương mại đối ứng của Mỹ, để nếu một quốc gia áp đặt mức thuế bất công đối với một sản phẩm của Mỹ, thì chúng ta có thể áp dụng ngay mức thuế tương tự đối với sản phẩm mà họ bán cho chúng ta.

Cả hai đảng cần đoàn kết để tái thiết cơ sở hạ tầng đã sụp đổ của nước Mỹ.

Tôi biết rằng Quốc hội rất sẵn lòng thông qua dự luật cơ sở hạ tầng, và tôi cũng sẵn sàng thảo luận cùng các vị về dự luật ấy nhằm cung cấp các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới và quan trọng, trong đó bao gồm đầu tư vào các ngành công nghệ – kỹ thuật trong tương lai. Đây không phải là lựa chọn, mà là một điều cần thiết.

Một ưu tiên chủ yếu nữa của tôi và tất cả chúng ta là việc giảm thiểu chi phí cho dịch vụ y tế và thuốc kê đơn – và bảo vệ các bệnh nhân từng có bảo hiểm.

Trong năm 2018, với sự nỗ lực của chính quyền của tôi, giá thuốc đã giảm mạnh nhất trong vòng 46 năm.

Nhưng chúng ta phải làm nhiều hơn thế. Không thể chấp nhận rằng người Mỹ phải trả nhiều tiền hơn người dân các nước khác cho cùng một loại thuốc, và thường là các loại thuốc ấy đều được sản xuất ở cùng một nơi. Đây là chuyện rất sai trái và bất công, và cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.

Tôi đang yêu cầu Quốc hội thông qua một dự luật có khả năng giải quyết vấn đề tiền chênh lệch toàn cầu, nhằm mang đến sự công bằng và minh bạch về giá cả cho các bệnh nhân người Mỹ. Chúng tôi cũng yêu cầu các công ty dược phẩm, công ty bảo hiểm và bệnh viện tiết lộ giá thực tế nhằm thúc đẩy cạnh tranh và giảm giá thành.

Trong những năm gần đây, chúng tôi đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong cuộc chiến chống lại HIV-AIDS. Những đột phá trong khoa học đã khiến giấc mơ tưởng chừng như xa vời ngày càng gần tầm tay ta. Tôi sẽ đề nghị đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thực hiện những cam kết cần thiết về ngân sách nhằm triệt tiêu HIV ở Mỹ trong vòng 10 năm tới. Và cùng nhau, chúng ta cũng sẽ đánh bại AIDS ở nước Mỹ.

Tối nay, tôi cũng đề nghị các vị tham gia cùng tôi trong một cuộc chiến khác, mà tất cả những công dân của nước Mỹ cùng có nguy cơ liên lụy: đó là cuộc chiến chống lại ung thư ở trẻ em.

Có mặt tại đây cùng Melania tối nay là một cô bé 10 tuổi vô cùng dũng cảm, Grace Eline.. Kể từ năm 4 tuổi, vào mỗi dịp sinh nhật, Grace đều kêu gọi các bạn bè của mình quyên góp cho bệnh viện nhi St. Jude. Cô bé không hề biết rằng một ngày nào đó, cô bé cũng có thể là một bệnh nhân ung thư.

Năm ngoái, Grace đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não. Cô bé đã được trị xạ ngay lập tức. Cùng lúc đó, Grace vẫn tiếp tục kêu gọi cộng đồng quyên góp ủng hộ, và thu được hơn 40.000 USD cho cuộc chiến chống ung thư. Khi Grace kết thúc đợt điều trị vào mùa thu năm ngoái, các bác sĩ và y tá của cô bé đã rất xúc động khi thấy tấm poster của cô bé: “Ngày hóa trị cuối cùng”. Grace – cháu chính là nguồn cảm hứng của tất cả chúng ta.

Nhiều bệnh nhân ung thư nhí đã không được tiếp cận với các liệu pháp chữa trị ung thư mới trong nhiều thập kỷ qua. Do đó, tôi yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách 500 triệu USD trong vòng 10 năm tới để tài trợ cho việc nghiên cứu rất đỗi quan trọng với tình mạng con người này.

Nhằm giúp đỡ các bậc cha mẹ yên tâm công tác, đã đến lúc thông qua việc lựa chọn trường học cho trẻ em Mỹ. Tôi cũng rất tự hào là Tổng thống đầu tiên chi ngân sách quốc gia cho việc nghỉ phép có lương để giúp các phụ huynh mới sinh con có cơ hội săn sóc nhiều hơn với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ của tình mẫu tử lại hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta được chứng kiến trong những ngày gần đây trên những màn hình quảng cáo ớn lạnh. Các nghị sĩ New York đã vui mừng khi luật cho phép phá thai trước khi sinh được thông qua. Những đứa trẻ xinh đẹp đó sẽ không bao giờ có cơ hội được chia sẻ tình yêu và ước mơ với thế giới.

Để bảo vệ phẩm giá của mỗi người, tôi yêu cầu Quốc hội thông qua luật cấm phá thai muộn, khi đứa trẻ có thể cảm thấy đau đớn trong bụng mẹ.

Chúng ta hay cùng nhau xây dựng một nền văn hóa biết trân trọng những sinh mạng vô tội.

Phần cuối cùng trong chương trình nghị sự của tôi là về vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia của nước Mỹ.

Trong vòng 2 năm qua, chúng ta đã bắt đầu xây dựng lại hoàn toàn lực lượng quân đội Mỹ – với 700 tỉ USD trong năm ngoái và 716 tỉ USD trong năm nay. Chúng ta cũng đã yêu cầu các quốc gia khác phải đóng góp phần của họ một cách công bằng.

Trong nhiều năm qua, Mỹ đã bị NATO đối xử rất bất công, nhưng giờ đây chúng tôi đã có thêm 100 tỉ USD trong khoản chi tiêu quốc phòng từ các đồng minh NATO.

Một trong số những động thái góp phần xây dựng quân đội của Mỹ là việc phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân.

Dưới thời chính quyền của tôi, chúng ta sẽ không bao giờ xin lỗi vì đã thúc đẩy những lợi ích của nước Mỹ.

Ví dụ, trong nhiều thập kỷ trước, Mỹ đã tham gia một hiệp ước với Nga, trong đó chúng tôi đã đồng ý hạn chế và giảm thiểu khả năng của các tên lửa Mỹ. Trong khi chúng tôi tuân theo từng chữ một trong thỏa thuận, thì Nga lại liên tục vi phạm các điều khoản trong đó. Bởi vậy, tôi đã tuyên bố rằng Mỹ chính thức khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung, hay còn gọi là INF.

Có thể Nga và Mỹ có thể đàm phán về một thỏa thuận khác, với sự tham gia của Trung Quốc và các nước khác, hoặc cũng có thể không. Dù là trường hợp nào, thì chúng ta [Mỹ] cũng vẫn có nhiều tiền hơn, và có những loại vũ khí tân tiến hơn tất cả các nước khác.

[Vấn đề Triều Tiên] là một phần trong chính sách ngoại giao táo bạo mới của Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Con tin của Mỹ tại Triều Tiên đã trở về nước, việc thử nghiệm hạt nhân cũng đã ngừng lại, và trong 15 tháng qua chưa có vụ phóng tên lửa nào.

Nếu tôi không được bầu làm Tổng thống Mỹ, thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến lớn với Triều Tiên, và hàng triệu người sẽ có nguy cơ thiệt mạng. Vẫn còn nhiều công tác phải làm, nhưng quan hệ của tôi với ông Kim Jong Un là tốt, và Chủ tịch Kim cùng tôi sẽ gặp lại nhau tại Việt Nam vào ngày 27-28/2 tới.

Hai tuần trước, Mỹ đã chính thức công nhận chính phủ và Tổng thống lâm thời Juan Guaidó của Venezuela. Chúng tôi sát cánh cùng người dân Venezuela trong hành trình tìm kiếm tự do cao quý của họ. 

Một trong số những thách thức phức tạp nhất mà nước Mỹ đang phải đối mặt hiện nay là ở Trung Đông.

Cách tiếp cận của chúng tôi dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực – không phải là những thứ lý thuyết mất uy tín đã thất bại trong nhiều thập kỷ qua để mang lại tiến bộ. Vì lí do đó, chính quyền của tôi đã công nhận thủ đô thực sự của Israel – và tự hào mở Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem.

Lực lượng quân đội dũng cảm của Mỹ đã chiến đấu ở Trung Đông trong gần 19 năm qua.. Tại Afghanistan và Iraq, gần 7.000 anh hùng Mỹ đã hy sinh tính mạng. Hơn 52.000 binh lính đã bị thương nặng. Và chúng ta đã chi hơn 7.000 tỉ USD ở Trung Đông

Khi tôi nhậm chức, IS còn kiểm soát hơn 51.500 km2 tại Iraq và Syria. Đến nay, chúng ta đã giải phóng được gần như toàn bộ vùng lãnh thổ đó khỏi sự chiếm đóng của những kẻ giết người khát máu này.

Bây giờ, khi Mỹ cùng các đồng minh hợp lực tiêu diệt những tàn dư còn sót lại của IS, đã đến lúc chào đón các chiến binh dũng cảm của chúng ta ở Syria về nhà.

Bên cạnh đó, tôi cũng đã thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán để đạt được thỏa thuận chính trị tại Afghanistan. Quân đội của chúng ta đã chiến đấu vô cùng quả cảm – và chính nhờ sự dũng cảm của họ nên bây giờ chúng ta mới có thể theo đuổi giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu ấy.

Tại Afghanistan, chính quyền của tôi đang tiến hành các cuộc đàm phán mang tính xây dựng với một số nhóm người, trong đó có Taliban. Khi đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán này, chúng ta sẽ có thể giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ và tập trung vào mục tiêu chống khủng bố. Chúng tôi không biết liệu mình có thể đạt được thỏa thuận hay không, nhưng chúng tôi biết rằng sau hai thập kỷ chiến tranh, đã đến lúc chúng ta nỗ lực vì hòa bình.

Trên hết, các đồng minh hay kể cả đối thủ của nước Mỹ đừng bao giờ hoài nghi về sức mạnh và ý chí bảo vệ người dân của chúng tôi. 18 tháng trước, những kẻ khủng bố đã tấn công tàu USS Cole, và tháng trước các lực lượng của chúng ta đã tiêu diệt thành công một trong những tên thủ lĩnh đã chỉ đạo cuộc tấn công ấy.

Chúng tôi rất vinh dự khi ông Tom Wibberley, cha của thủy thủ Craig Wibberley – một trong 17 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ việc trên – có mặt tại đây tối nay.  Tom, chúng tôi xin hứa sẽ luôn luôn nhớ đến những vị anh hùng của tàu USS Cole.

Chính quyền của tôi cũng đã hành động dứt khoát để đối đầu với nhà tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới: chế độ cực đoạn ở Iran.

Nhằm đảm bảo [Iran] không bao giờ có được vũ khi hạt nhân, tôi đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran khủng khiếp. Và mùa thu năm ngoái, chúng tôi cũng đã đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từng được áp dụng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Chúng tôi sẽ không làm ngơ trước một quốc gia muốn Mỹ phải chết, và đe dọa tiêu diệt toàn bộ người Do Thái. Chúng ta sẽ không bỏ qua cho chất độc của chủ nghĩa bài Do Thái, hay những người truyền bá tín ngưỡng độc hại của nó. Với một tiếng nói chung, chúng ta cần phải đối đầu với sự thù hằn này ở bất cứ nơi nào.

Chỉ vài tháng trước, 11 công dân Mỹ gốc Do Thái đã bị sát hại dã man trong một cuộc tấn công bài Do Thái tại giáo đường Tree of Life ở Pittsburgh. Sĩ quan Timothy Matson của lực lượng SWAT đã dũng cảm lao vào làn đạn, và bị trúng 7 phát đạn khi đuổi theo hung thủ…

Timothy vừa trải qua ca phẫu thuật lần thứ 12 – nhưng anh ấy đã cố gắng đến đây với chúng ta tối nay. Ông Matson: chúng tôi mãi mãi biết ơn sự can đảm của bạn khi đương đầu với cái ác.

Tối nay, chúng ta cũng được đón một người sống sót tại Pittsburgh là Judah Samet. Ông ấy tới giáo đường ngay khi vụ xả súng diễn ra. Nhưng Judah không chỉ sống sót qua vụ việc hồi mùa thu năm ngoái, mà hơn 7 thập kỷ trước, ông ấy cũng đã sống sót trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Hôm nay là sinh nhật lần thứ 81 của Judah.

Ông ấy nói rằng mình vẫn nhớ khoảnh khắc gần 75 năm trước, sau 10 tháng trời ở trong trại tập trung, khi ông và gia đình bị đưa lên một  tàu lữa để chuyển tới một khu trại khác. Đột nhiên, con tàu ấy rít lên rồi dừng lại. Sau đó, một binh sĩ xuất hiện, và gia đình của Judah đã chuẩn bị cho điều tệ nhất. Nhưng rồi cha ông ấy đã bật khóc vì quá vui mừng, khi nhận ra “đó là người Mỹ”.

Một người sống sót sau vụ diệt chủng nữa có mặt tại đây hôm nay là Joshua Kaufman, ông từng là tù nhân trong trại tập trung Dachau. Ông nhớ lại rằng mình đã nhìn qua một chiếc lỗ trên chiếc xe chở gia súc khi xe tăng của quân đội Mỹ tiến vào. “Đối với tôi”, Joshua nói, “những người lính Mỹ là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa tồn tại, và họ là những người được Ngài cử xuống”.

Trong phần đầu bài phát biểu tối nay, tôi đã vinh danh 3 người lính chiến đấu trong trận đánh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp trong Thế chiến II. Một trong số đó là Herman Zeitchik. Nhưng câu chuyện của Herman chưa kết thúc. Một năm sau, ông ấy đã đổ bộ bãi biển Normandy, và Herman là một trong số những người lính Mỹ đã tham gia giải phóng Dachau.

Herman chính là một trong số những người lính Mỹ đã tham gia giải cứu Joshua từ nơi địa ngục trần gian đó. Và hơn 75 năm sau, Herman và Joshua đang hội ngộ tại căn phòng này với chúng ta, tại nước Mỹ tự do. Herman và Joshua: Sự có mặt của các ông tại đây tối nay chính là niềm vinh dự và tự hào của cả nước Mỹ.

Khi những người lính Mỹ đổ bộ từ trên không xuống eo biển Manche vào sớm ngày 6/6/1944, họ chỉ là những người lính trẻ, chỉ mới 18-19 tuổi, nhưng đã tham gia vào trận chiến quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Hộ không biết liệu mình có sống sót sau trận chiến hay không. Họ không biết liệu họ có được già đi không. Nhưng họ biết rằng nước Mỹ phải giành chiến thắng. Họ đã chiến đấu vì đất nước, và vì những thế hệ chưa ra đời.

Vì sao họ làm điều đó? Họ đã chiến đấu vì nước Mỹ, họ chiến đấu vì chúng ta.

Và với chiến thắng của họ, chúng ta đã đạt được tất cả những gì ta hiện có: bước nhảy vọt trong khoa học, và những tiến bộ vô song của chúng ta với sự bình đẳng và công bằng – tất cả đều trở thành khả thi nhờ vào xương máu, nước mắt, sự can đảm và tầm nhìn của những thế hệ đi trước.

Hãy nghĩ về Điện Capitol, hãy nghĩ về chính căn phòng này, nơi những nghị sĩ tiền nhiệm của các bạn từng bỏ phiếu chấm dứt chế độ nô lệ, xây dựng đường sắt và đường cao tốc, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ các quyền lợi của người dân, hay đối mặt với một đế chế xấu xa….

Tại đây tối nay, chúng ta có các nhà lập pháp tề tựu từ khắp nơi trên nước Mỹ tuyệt vời. Các bạn đã đến từ những bờ đã của Maine, hay những đỉnh núi lửa của Hawaii; từ những khu rừng tuyết ở Winconsin và sa mạc đỏ của Arizona; từ những trang trại xanh mướt của Kentucky và bãi biển vàng của California. 

Cùng nhau, chúng ta đại diện cho quốc gia phi thường nhất trong toàn bộ lịch sử thế giới. 

Chúng ta sẽ làm gì trong thời điểm này? Chúng ta sẽ muốn được nhớ đến ra sao?

Tôi xin đề nghị các quý ông và quý bà trong Quốc hội: Hãy nhìn vào cơ hội phía trước! Những thành tựu rúng động nhất vẫn còn ở phía trước. Những hành trình ly kỳ nhất vẫn chờ đợi. Những thắng lợi to lớn nhất còn chưa tới. Chúng ta vẫn còn chưa bắt đầu giấc mơ.

Chúng ta phải lựa chọn giữa việc được định hình bởi chính những khác biệt của mình, hay dám vượt qua những khác biệt ấy hay không.

Chúng ta phải lựa chọn giữa việc phung phí những tài sản mình được kế thừa – hay tự hào tuyên bố rằng chúng ta là người Mỹ. Chúng ta làm những điều bất khả. Chúng ta thách thức những điều bất khả. Chúng ta chinh phục những điều ta còn chưa biết tới. 

Đã đến lúc khơi lại trí tưởng tượng của người Mỹ. Đã đến lúc kiếm tìm đỉnh núi cao nhất, phấn đấu vì ngôi sao sáng nhất. Đã đến lúc thắp lại mối liên kết của tình yêu và lòng trung thành, và những ký ức liên kết chúng ta trong vai trò người công dân, người láng giềng, những người đồng bào yêu nước.

Đây là tương lai, là số mệnh, và lựa chọn đang chờ chúng ta quyết định.. Và tôi yêu cầu các bạn hãy lựa chọn sự vĩ đại.

Bất kể chúng ta phải đối mặt với thách thức nào, gian nan nào, thì chúng ta cũng phải cùng nhau tiến bước. 

Chúng ta phải đặt nước Mỹ lên hàng đầu trong trái tim mình..Chúng ta phải giữ cho sự tự do sống mãi trong tâm hồn mình. Và chúng ta phải luôn giữ vững niềm tin vào vận mệnh của nước Mỹ – rằng một quốc gia, dưới sự chỉ dẫn của Thiên Chúa, phải là niềm hy vọng, là lời hứa, là ánh sáng và vinh quang giữa tất cả những quốc gia khác trên thế giới.

Xin cảm ơn qúy vị. Xin Thiên Chúa phù hộ cho qúy vị, Xin Thiên Chúa phù hộ cho nước Mỹ….

From: ntchaudl & NguyenNThu

NHỮNG AI ĐÃ PHẢN BỘI ÔNG CHA

NHỮNG AI ĐÃ PHẢN BỘI ÔNG CHA
– Nguyễn Đình Cống

“Ông cha của phần đông chúng ta đã theo Đảng Cộng sản , tôn sùng Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML ), làm CM để giành độc lập, mang tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân. Nhiều người đã hy sinh xương máu. Thế mà giờ đây có một số người phê phán và đòi từ bỏ CNML, đòi xóa hoặc đổi tên đảng Cộng sản. Những người như vậy liệu có phản bội lại sự hy sinh của thế hệ ông cha, liệu có vi phạm vào đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Đó là vấn đề được nhiều bạn trẻ đặt ra yêu cầu giải đáp. Tôi viết để trả lời câu hỏi đó.

Tôi đọc sách “ Chủ nghĩa Lê nin” vào khoảng đầu năm 1945, lúc 9 tuổi, khi cán bộ Việt Minh Nguyễn Văn Đồng ( nay là trung tướng Đồng Sỹ Nguyên) đến vận động và giác ngộ cha tôi làm CM. Anh Đồng đã đem quyển sách đó cho cha tôi nghiên cứu, tôi vì tò mò mà đọc trộm và chỉ hiểu lơ mơ. Lớn lên tôi được học tập CNML khá nhiều, không những ở trong nước mà còn ở Liên xô. Quá trình nhận thức về CNML của tôi được chia thành 4 giai đoạn.

1- Từ 10 đến khoảng 30 tuổi là lúc chỉ biết tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ, cho rằng CNML là hoàn toàn đúng.
2- Từ khoảng 30 đến 50 tuổi ( 1966-1986) là giai đoạn có những nghi ngờ và suy nghĩ trước thực trạng có sự sai khác nhiều giữa lý thuyết và thực tế.
3-Từ khoảng 50 đến 70 tuổi ( 1986-2006 ) tôi để tâm nghiên cứu, tìm cách giải thích thực trạng của xã hội. Qua nghiên cứu tôi nhận ra sự sai lầm từ gốc của CNML, thấy rằng nó là tai họa cho cho nhân loại nói chung và cho dân tộc VN. Vì sợ bị quy kết, bị đàn áp mà tôi không dám công khai các ý kiến, chỉ thỉnh thoảng thì thầm trao đổi giữa những người bạn thân tín.
4- Từ trên 70 tuổi (từ năm 2006 trở đi ) tôi bớt dần và từ năm 2013 trở đi đã vượt qua được sự sợ hãi nên mới công khai viết một số bài phê phán và vận động từ bỏ CNML. Cũng là nhờ vào Internet.( tóm tắt 4 giai đoạn là : tin, nghi, sợ, vượt ).

Tiêu chuẩn để đánh giá một học thuyết chính trị là thực tế thu được khi áp dụng nó vào cuộc sống chứ không phải do suy luận. Giá trị thực của học thuyết nằm ở bản chất của nó, được xây dựng nên từ những luận cứ và luận chứng đầy đủ, minh bạch, chính xác, trung thực chứ không phải nó đúng vì đã có bao nhiêu người hy sinh xương máu cho nó, không phải dựa vào sự tuyên truyền dối trá, ngụy biện. Trong lịch sử có nhiều dẫn chứng về việc hàng triệu, hàng chục triệu người hy sinh để bảo vệ sự độc tài tàn bạo mà kẻ thống trị đưa ra sự vinh quang hão huyền để lừa bịp, thí dụ Tần Thủy Hoàng, Napôlêông, phát xít Hitle, Muxôlini ….

Đã có đầy đủ các chứng minh rằng CNML là sai lầm, chứa nhiều độc hại. Nó tồn tại được, mê hoặc được một số khá đông người trong một thời gian là dựa vào sự tuyên truyền dối trá, sự ngụy biện, sự hứa hẹn hão huyền. Và khi các đảng theo CNML đã nắm được chính quyền thì còn dùng thủ đoạn đàn áp của nền thống trị độc tài với lực lượng công an hùng hậu. Sự khủng bố, đàn áp nhân dân ở Campuchia, ở Trung quốc dưới chế độ cộng sản, sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu là bằng chứng hùng hồn về sai lầm và tác hại của CNML.

Đảng CSVN được Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1930, tuy có liên quan đến CNML nhưng thực sự là dựa trên lòng yêu nước của nhân dân mà chủ yếu là của những người ưu tú để đánh đuổi thực dân, giành độc lập, chống áp bức chứ không phải để thực thi CNML bằng đấu tranh giai cấp và làm chuyên chính vô sản, càng không phải để xây dựng chế độ độc tài . Tiêu đề Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập Tự do Hạnh phúc do Hồ Chí Minh nêu ra là một minh chứng.

Ông bà, cha mẹ, anh chị chúng ta hy sinh xương máu là vì lòng yêu nước, vì độc lập, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, chứ không phải vì CNML, không phải để bảo vệ CNML. Kể cả nhiều đảng viên cộng sản, họ hy sinh, họ bất khuất cũng chính vì lòng yêu nước chứ không phải vì CNML. Khác với một số nước cộng sản khác, ở Việt nam CNML tồn tại được , ban đầu là nhờ bám vào lòng yêu nước của các thành phần ưu tú của dân tộc. Đảng CSVN phát triển được là dựa vào lòng yêu nước của phần đông nhân dân. Nhưng đến khi đã nắm được chính quyền thì ĐCS lại vì bảo vệ và thực thi ý thức hệ cộng sản mà đề cao chuyên chính vô sản, thâu tóm quyền lực, hình thành nên giai cấp thống trị mới với các nhóm lợi ích, với tệ tham nhũng, mua quan bán tước. ĐCSVN quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất, tạo điều kiện cho quan chức chiếm đoạt để làm giàu, tạo nên vô số dân oan, đàn áp các phong trào dân chủ, vu cáo để bỏ tù hàng ngàn, hàng vạn người bất đồng chính kiến, vay nợ nước ngoài, sử dụng tiền thuế của dân và tài sản quốc gia, chỉ dùng một phần để phát triển kinh tế và quản lý xã hội , còn phần lớn để làm những công trình xa hoa, lãng phí (có một số đắt nhất và mau hỏng nhất thế giới), tổ chức liên hoan tiệc tùng và tiêu xài lãng phí, một phần không nhỏ được chia nhau bỏ túi, tạo nên những nhà tư bản đỏ. Quan chức của Đảng to mồm rao giảng “ Nhà nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng đời sống dân chủ, tự do, hạnh phúc…”, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu, là lời nói suông, còn thực tế như thế nào thì mọi người đã biết rõ.

Như vậy có thể kết luận một cách chắc chắn : Những kẻ tham nhũng đang cầm quyền, đang mua quan bán chức, đang đàn áp dân chủ và tạo nên những oan trái cho dân, những kẻ đang thần phục, chịu lệ thuộc vào Trung Cộng, dâng đất đai, biển đảo cho chúng chính là bọn phản lại sự hy sinh xương máu của ông cha, phản lại mục tiêu cao đẹp của CM là tự do , hạnh phúc của toàn dân. Chúng nó luôn mồm cao giọng tuyên bố là kế tục sự nghiệp CM cứu nước của các bậc tiền bối, nhưng thực tế chúng nó đã phản bội lại lý tưởng ban đầu của các chiến sĩ cộng sản , chúng nó chiếm đoạt thành quả của dân tộc để làm giàu riêng. ĐCSVN hiện nay và ĐCSVN lúc thành lập là cùng tên nhưng bản chất không giống nhau, là hai đảng khác nhau xa. Ông cha chúng ta theo ĐCS là theo đảng trước đây chứ không theo đảng bây giờ.

Ông cha chúng ta vì lòng yêu nước, khi biết ĐCS được thành lập để làm CM giành độc lập, lại có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thì vội tin, đi theo và sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa. Khi đã đi cùng ĐCS, họ bị tuyên truyền, bị nhồi sọ, bị lừa dối nên tin theo một chiều mà không thể biết được những độc hại của CNML, không biết được mặt trái và sự thâm độc của ĐCS. Nếu họ biết rõ , khi ĐCS nắm được chính quyền sẽ trở thành độc tài chuyên chính vô sản, rồi toàn bộ ruộng đất của tổ tiên để lại sẽ bị sung công, rồi con cháu của họ sẽ bị đảng khép vào vòng ý thức hệ thì chưa chắc họ đã tin và theo như thế. Như vậy phần đông trong số họ đã bị lừa dối, bị nhầm lẫn, phạm vào sai lầm “ đuổi hổ cửa trước, rước sói cửa sau”.

Khi biết ông cha đã nhầm đường, không lẽ chúng ta lại tiếp tục đi theo một cách mù quáng. Xin đừng ngộ nhận là ông cha đã hy sinh xương máu là nhằm tạo nên một chế độ độc tài như hiện nay. Làm con cháu mà không sửa được cái sai, cái nhầm của ông cha là loại ngu đần, tưởng là có hiếu nhưng thật ra là bất hiếu. Không sớm thì muộn, cách gì rồi dân tộc VN cũng giác ngộ ra chân lý và từ bỏ CNML, cách gì rồi chế độ cộng sản cũng sụp đổ hoàn toàn, càng kéo dài nó ngày nào là có tội với dân tộc, có tội với ông cha ngày đó. Như vậy những người phê phán và vận động từ bỏ CNML mới là người yêu nước, yêu dân thật sự, họ chống lại những giáo điều lạc hậu, chống lại sự toàn trị chuyên chính vô sản, chống lại bất công, tàn bạo và áp bức do ĐCS gây ra, họ thật sự vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy họ mới chính là những người tiếp bước sự nghiệp và nguyện vọng của ông cha. Còn về việc uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây thì đó là lòng chúng ta biết ơn, tưởng nhớ, kính cẩn thờ phụng ông cha và các liệt sĩ chứ không phải là việc nối tiếp và phát triển những sai lầm, không thể là việc tôn thờ những điều dối trá, những tội ác của những kẻ đã lừa dối họ và đang tiếp tục lừa dối chúng ta. Mong các bạn trẻ tỉnh táo, tự suy nghĩ bằng đầu óc của mình, dùng thực tế để kiểm chứng, đừng bị mắc vào vòng tuyên truyền lừa dối.”

Image may contain: 1 person, text

Cách mạng Rumani

Lê Hoàng

Thủ đô Bucharest, ngày 22 tháng 12 năm 1989.

Các binh sĩ Quân đội Nhân dân Rumani được lệnh trấn áp người biểu tình đang bỏ chạy trước đám đông phẫn nộ đông nghịt đang hô vang các khẩu hiệu: “Ceausescu, Dân là chủ.”, “Đả đảo tên độc tài”…

Fact: Cách mạng Rumani diễn ra vào tháng 12 năm 1989, sau một thời gian dài bất mãn bởi sự độc tài, tham nhũng cùng với số nợ công tăng cao. Tại Rumani đã nổ ra các cuộc biểu tình quy mô lớn chống chế độ cộng sản của Nicolae Ceausescu, tổng bí thư Đảng cộng sản Rumani, nhà độc tài đã nắm quyền lãnh đạo trong suốt 24 năm. Bắt đầu từ thành phố Timisoara sau đó lan rộng ra đến thủ đô Bucharest. Ngày 22 tháng 12 năm 1989 trong lúc làn sóng biểu tình chống chính phủ lan rộng các tướng lĩnh quân đội Rumani đã quay sang ủng hộ người biểu tình, giao chiến với một lượng nhỏ Cảnh sát An ninh, binh sĩ quân đội vẫn trung thành với Đảng và lật đổ chính quyền cộng sản, nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị xử bắn ngày 25 tháng 12 năm 1989.

Image may contain: outdoor

BBC: NGÔI MỘ Karl Marx ở London ‘BỊ ĐẬP BẰNG BÚA’

Hoa Kim Ngo and Van Pham shared a link.

 

BBC.COM

BBC: NGÔI MỘ Karl Marx ở London ‘BỊ ĐẬP BẰNG BÚA’
(5/2/2019)
_________

Trong vụ lần này, tấm biển cẩm thạch trắng bị búa đập
Ngôi mộ Karl Marx ‘bị đập phá’

Mộ của triết gia Đức Karl Marx ở nghĩa trang Highgate, London, vừa bị đập bằng búa.

Ban quản lý nghĩa trang nói “đây không phải là cách đối xử với di sản”.

Được biết từ lâu nay, thỉnh thoảng vẫn có những vụ đập phá mộ Karl Marx.

Ví dụ năm 1970, có người định dùng bom ống làm nổ ngôi mộ. Hay có lúc, một người định dùng dây kéo đổ đầu Karl Marx.

Trong vụ lần này, tấm biển cẩm thạch trắng bị búa đập.

Nghĩa trang nói họ không biết vụ việc xảy ra khi nào, tuy có thể là trong mấy ngày vừa rồi.

Karl Marx (1818-1883) được gọi là người cha của chủ nghĩa cộng sản qua các tác phẩm như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, và Tư bản.

Sinh ra ở Trier, Vương quốc Phổ (nay thuộc Đức), ông Karl Marx sống ở nhiều nước trước khi sang London năm 1849.

Tại London, ông đã viết ra Tư bản, ấn hành năm 1867.

Ông qua đời năm 1883 và được chôn ở nghĩa trang Highgate, London.

Tại Việt Nam, hiện nay Đảng Cộng sản vẫn nói trung thành với tư tưởng Karl Marx, đồng thời lấy chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Cuba lo sợ chế độ Maduro sụp đổ

Image may contain: 6 people, people smiling, people standing, suit and text

Trần Bang

RFI : Cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela làm cho Nga, Trung Quốc lo sợ hàng tỷ đô la đầu tư bỗng chốc tan theo mây khói nếu tổng thống Venezuela đương nhiệm Nicolas Maduro phải ra đi. Nhưng Cuba sẽ còn khốn khổ hơn, nếu mất nguồn viện trợ dầu hỏa từ đồng minh Caracas. Báo Le Figaro ngày 01/02/2019 có bài nhận định « Cuba lo sợ chế độ Maduro sụp đổ ».

« Cầu cho người Mỹ đừng có phiêu lưu đến Venezuela ! Chúng tôi có binh sĩ ở đó và chúng tôi sẵn sàng cho mọi hình thức xung đột ! », ông Osmany, một cựu chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm Cuba tại Nicaragua thốt lên như thế với phóng viên báo Le Figaro.

Có bao nhiêu nhóm binh sĩ Cuba tại Venezuela ? Hiện không ai biết được con số chính xác. Tuy nhiên, theo một số cựu quan chức cao cấp Cuba đang sống lưu vong tại Miami thì có khoảng 300 sĩ quan Cuba nằm trong bộ chỉ huy quân đội Venezuela. Đó là chưa tính đến một số lượng đáng kể nhân viên tình báo, phụ trách giám sát không chỉ phe đối lập Venezuela mà cả các chuyên gia y tế Cuba ở Caracas sao cho những người này không thể đào thoát. Gần đây, tổng thống tự phong Juan Guaido đã yêu cầu binh sĩ Cuba rút ra khỏi đất nước.

Theo nhật báo, mối thâm giao Cuba – Venezuela đã có từ lâu. Cách nay đúng 60 năm, ông Fidel Castro, khi ấy giữ chức thủ tướng đã đến thăm Caracas trong hy vọng thuyết phục tổng thống Betancourt cấp dầu khí cho Cuba. Trong ấn bản ngày 01/02/1959, tạp chí thời sự của La Habana lúc bấy giờ là Bohemia có thuật lại lời phát biểu của ông Fidel tại Caracas như sau :

« Người dân Cuba cần sự giúp đỡ của nhân dân Venezuela (…) Tạo hóa cũng muốn rằng hai dân tộc chúng ta có cùng một vận mệnh (…) Đất nước Venezuela phải là quốc gia đầu tàu hợp nhất các dân tộc châu Mỹ. »

Thế nhưng, Fidel Castro cũng phải đợi đến hơn 30 năm sau, Cuba và Venezuela mới thật sự xích lại gần nhau. Một chương trình hợp tác « xuất khẩu lao động để lấy dầu » giữa hai bên đã được thiết lập. Theo đó, hòn đảo cộng sản gởi sang Venezuela 20.000 nhân viên y tế và hàng nghìn kỹ sư, giáo sư cùng cố vấn quân sự. Đổi lại, Fidel Castro nhận được nguồn viện trợ dầu khí với giá rẻ mạt từ Venezuela. Và « cuộc cách mạng năng lượng » này theo như cách gọi của chính quyền Cuba vào đầu những năm 2000 đã cứu chế độ La Habana phần nào tránh bị phá sản.

Do vậy, theo nhật báo thiên hữu của Pháp, một sự lật đổ chế độ theo tư tưởng Chavez chẳng khác gì đặt dấu chấm hết cho nguồn viện trợ dầu hỏa đối với Cuba. Bởi vì, mỗi ngày đảo quốc cộng sản nhận từ Venezuela từ 30 đến 40 ngàn thùng dầu. Chế độ Castro liên tục tuyên truyền trên các mạng truyền thông nhằm bảo vệ Nicolas Maduro.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel trên Twitter tố cáo Hoa Kỳ trở lại với học thuyết Monroe : « Chúng tôi mạnh mẽ lên án và bác bỏ mọi mưu toan dùng đảo chính để áp đặt một chính phủ bù nhìn theo Mỹ tại nước Cộng Hòa Bolivar Venezuela. Chúng tôi khẳng định tình liên đới không gì lay chuyển với chính phủ tổng thống Nicolas Maduro ».

Thế nhưng, theo Le Figaro, trong ván cờ này với Hoa Kỳ, Cuba đang đặt cược lớn. Nếu La Habana không bảo vệ được các lợi ích của mình, nguy cơ lây lan, kèm theo với việc lật đổ các chế độ cánh tả tại Bolivia và Nicaragua là rất lớn. Trong trường hợp leo thang quân sự với Mỹ, sự tồn vong của Cuba cũng lâm nguy. Sau việc hồi hương 11.000 bác sĩ từ Brazil về nước và chấm dứt một hợp đồng thường niên trị giá nhiều tỷ đô la, Venezuela sụp đổ có nguy cơ đẩy Cuba đến bờ vực thẳm. Chương trình « đổi bác sĩ lấy dầu hỏa » mỗi năm dường như mang về cho Cuba khoảng 8 tỷ đô la. Đây là nguồn thu nhập chính của Cuba, vượt xa cả du lịch và kiều hối.

Trong những tuần sắp tới, hơn 2.000 bác sĩ Cuba trước đây hoạt động ở Brazil phải đến Caracas. Trước đó, Nicolas Maduro đã đón tiếp 500 người vào ngày 17/01 vừa qua. Tất cả dân Cuba đều có một người thân đang làm việc hay đã từng làm việc tại Venezuela. Nếu như các nhiệm vụ của giới chuyên môn Cuba, có thời hạn từ một đến ba năm, từ lâu đã mang lại cho họ nhiều khoản lợi – các chuyên gia khi về nước mang theo nhiều món hàng tiêu thụ và một chút tiền dành dụm được – chuyện này nay không còn nữa. Thêm vào đó, tình trạng bạo lực ở Venezuela đã làm cho những người Cuba đó, vốn dĩ quen sống trong một đất nước bình yên giờ đây cũng phải hoảng sợ.

Hơn nữa, người dân Cuba có cái nhìn chỉ trích gay gắt đối với ông Maduro. Nếu như người Cuba đã khóc khi Hugo Chavez qua đời, thì với Maduro, họ lại xem « Đó là một kẻ đần độn ». Trong một bối cảnh khan hiếm thực phẩm chưa từng có từ vài tháng qua, một người Cuba không ngần ngại kết luận : « Nếu Venezuela sụp đổ, thì chúng tôi cũng tiêu luôn ! ».

LIÊN HỢP QUỐC NÀO CÔNG NHẬN TÍNH CHÍNH DANH CỦA ĐỘC TÀI MADURO ?

LIÊN HỢP QUỐC NÀO CÔNG NHẬN TÍNH CHÍNH DANH CỦA ĐỘC TÀI MADURO ?
Feb. 04, 2019;

Trong khi Nghị viện Châu Âu và Mỹ cùng hàng loạt cường quốc phủ nhận vai trò tổng thống Venezuela của tài xế xe bus Maduro thì truyền thông Việt cộng lại giật gân, chạy tít “LHQ công nhận tính chính danh của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, và coi đây là nguyên thủ duy nhất của quốc gia Nam Mỹ này”.

Thực chất thì lời khẳng định trên không phải từ chính ông Tổng thư ký LHQ mà lại từ ông Antonio Guterres chỉ giữ vai trò phát ngôn của Tổng thư ký LHQ. Cũng theo người phát ngôn này thì “việc công nhận một chính phủ không phải là chức năng của Tổng thư ký mà là của các nước thành viên Đại hội đồng cũng như Hội đồng Bảo an LHQ”.

Vậy đã rõ mục đích đánh tráo khái niệm của truyền thông Việt Nam để lên giây cót tinh thần, tự huyễn hoặc mình, mà quên mất rằng dân Việt Nam bây giờ họ chẳng khờ khạo, không còn dễ tin vào mớ lá cải nữa.

Hội đồng bảo an LHQ gồm có 15 thành viên với 05 thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung cộng và 10 thành viên không thường trực của nhiệm kỳ 2018 – 2019 là Guinea Xích đạo, Bờ Biển ngà, Ethiopia, Kuwait, Kazakhstan, Peru, Bolivia, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan. Trong số 05 thành viên thường trực thì chỉ có Nga, Trung cộng là ủng hộ độc tài Maduro. Trong số 10 thành viên không thường trực thì 05 nước Guinea Xích đạo, Bờ Biển ngà, Ethiopia, Kazakhstan, Bolivia là ủng hộ Maduro. Như vậy trong 15 thành viên của Hội đồng bảo an LHQ thì chỉ có 07 nước ủng hộ Maduro. Tức là tại Hội đồng bảo an LHQ phe ủng hộ độc tài Maduro là thiểu số.

Nhưng tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc – UNGA thì trong số 193 thành viên với hơn 2 phần 3 là các quốc gia đang phát triển mà đa phần các nước đang phát triển đều bị Trung cộng xiềng chân trong cái xiềng “ngoại giao bẫy nợ” vì vậy sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi họ sẽ hùa theo Nga, Trung cộng ủng hộ độc tài Maduro hoặc chí ít họ cũng chỉ ở quan điểm trung lập.

Vì lẽ đó nên phát ngôn nhân của Tổng thư ký LHQ là ông Guterres đã khẳng định “việc công nhận một chính phủ không phải là chức năng của Tổng thư ký mà là của các nước thành viên Đại hội đồng, cũng như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dựa vào đa số”. Vin vào phát ngôn của ông Guterres rồi bẻ lái, thổi phồng nhằm “lên giây cót tinh thần”, truyền thông Việt cộng đã giật tít “LHQ công nhận tính chính danh của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro” mà quên rằng “việc công nhận một chính phủ không phải là chức năng của Tổng thư ký LHQ”. Có nghĩa là theo như phát ngôn của ông Guterres vừa qua thì tính chính danh của độc tài Maduro tại LHQ chỉ là cuộc khảo sát, thăm dò chứ không phải phát ngôn chính thức của Tổng thư ký LHQ vì Tổng thư ký LHQ không có chức năng này.

Nói thẳng ra, việc truyền thông Việt đang tìm mọi cách để bẻ lái công luận về chính trường tại Venezuela chỉ là hành động vơ vào, chộp lấy bất kể thứ gì có thể để lên giây cót tinh thần, giảm hiệu ứng MÙA XUÂN KHÔNG CÒN CNXH QUÁI THAI từ Venezuela mà thôi, nó y chang như kẻ sắp chết đuối đụng phải củi mục cũng ngỡ là phao nên vồ lấy mưu sinh.

Một khi Mỹ đã chấm chỗ nào thì chỗ đó phải cháy bùng dù có bị số đông những kẻ cùng phe lao vào dập lửa. Dưới trào Donald Trump thì đặc trưng này càng thêm mạnh mẽ, lửa sẽ càng bùng cháy dữ dội, những kẻ cố lao vào dập lửa chỉ tổ làm kiếp thiêu thân mà thôi.

Vì vậy, cách tốt nhứt là nên biết giữ thái độ trung lập giữa độc tài Maduro và tân tổng thống Guaido (như Chính phủ đang làm) để tránh vạ từ Trump. Việc đưa tin cần tính trung thực, có đủ tầm hiểu biết, nếu có nhận định hay đánh giá diễn biến thì cần có tư duy khách quan, đặc biệt nên chấm dứt kiểu “tung hoả mù”, méo mó, một chiều chỉ thể hiện sự thiếu năng lực, ngu dốt rồi dân chửi “đầu bò”, “đĩ bút”, “bưng chậu”, vân vân…

Hãy nhìn vào việc Trump đã làm cho Israel trong năm 2017 mà làm gương. Mặc dù có đến 14 thành viên của Hội đồng bảo an LHQ bỏ phiếu chống lại quyết định của Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel nhưng cuối cùng thì sao nào ?

Một mình Mỹ cân cả phần còn lại của Hội đồng bảo an LHQ, việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel thì việc Trump không công nhận sự tồn tại của độc tài Maduro cũng vậy, dù cho đa số tại LHQ công nhận tính chính danh của độc tài Maduro cũng không cứu được hắn ta thoát khỏi lửa giận dữ của Donald Trump và nhân dân Venezuela.

Cũng nói thêm rằng, khi Trump một mình cân cả Hội đồng Bảo an LHQ, cân cả khối Ả rập qua việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Ỉael, thì những việc sắp tới như đuổi cổ Trung cộng ra khỏi Biển Đông thông qua việc tái tục Hiệp định Paris 1973, ủng hộ Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông,… độc lập cũng không có gì khó khăn với Thiên sứ Donald Trump cả./.

Tran Hung.

Image may contain: 1 person, text

TT Trump: Đưa quân tới Venezuela là ‘một lựa chọn’

TT Trump: Đưa quân tới Venezuela là ‘một lựa chọn’


Hình ảnh ghép chân dung Tổng thống Trump và Tổng thống Venezuela Maduro.
Hình ảnh ghép chân dung Tổng thống Trump và Tổng thống Venezuela Maduro.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng triển khai quân tới Venezuela là “một lựa chọn”.

Trả lời phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS hôm 3/2, ông Trump cũng cho biết đã từ chối đề nghị gặp của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Khi được hỏi điều gì sẽ buộc ông phải sử dụng quân đội Mỹ ở Venezuela, Tổng thống Trump dường như nói rằng khả năng đó đang được đặt trên bàn để cân nhắc, nhưng sau đó trả lời rằng “chắc chắn đó là một lựa chọn”.

Về câu hỏi liệu cá nhân ông có muốn đàm phán với ông Maduro để thuyết phục ông này rời chức hay không, ông Trump trả lời rằng “ông ta đề nghị gặp và tôi đã từ chối vì chuyện đi quá xa rồi”.

Ông Nicolas Maduro ra dấu chiến thắng trong cuộc gặp với các binh sĩ tại một căn cứ ở thủ đô Caracas hôm 30/1.

XEM THÊM:

TT Venezuela nhắc tới Việt Nam, cảnh báo Mỹ

Khi được hỏi thêm rằng là đề nghị đó được đưa ra khi nào, ông Trump nói rằng “một vài tháng trước”.

Sau khi người phỏng vấn nói tiếp rằng nhưng giờ đang xảy ra “một cuộc khủng hoảng”, Tổng thống Trump trả lời rằng “chúng ta phải chờ xem”.

Tổng thống Maduro hôm 30/1 cảnh báo rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào nước ông “sẽ dẫn tới một Việt Nam mới tệ hơn họ tưởng”.

Trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội bằng cả tiếng Anh và Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo bị nhiều nước quay lưng kêu gọi người dân Mỹ “ủng hộ” mình nhằm ngăn chặn chính quyền của Tổng thống Donald Trump biến Venezuela “thành một Việt Nam ở khu vực Mỹ Latin”.

Ông Guaido và vợ con.

XEM THÊM:

Lãnh tụ đối lập Venezuela: Đừng đụng tới gia đình tôi

Trong một diễn biến khác, theo Reuters, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 3/2 nói rằng các nước công nhận lãnh đạo tự xưng của Venezuela, ông Juan Guaido, đang gây thêm bất ổn cho Venezuela và đẩy hàng triệu người dân nước này vào cảnh khốn cùng.

Ông Cavusoglu cho rằng thay vì ủng hộ ông Guaido, các quốc gia đó nên nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã kêu gọi ông Maduro đứng vững trước điều ông miêu tả là “các diễn biến phản dân chủ”.