Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế 50% đối với hàng nhập từ Liên Hiệp Châu Âu

RFI

Tổng thống Mỹ và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cùng thông báo Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế 50% đối với hàng nhập từ Liên Hiệp Châu Âu cho đến 09/07. 

Đăng ngày: 26/05/2025 

Hinh tư liệu minh họa: Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/01/2020.

Hinh tư liệu minh họa: Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/01/2020. AP – Evan Vucci

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP, hôm qua, 25/05/2025, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã gọi điện cho tổng thống Mỹ Donald Trump về mức thuế 50% mà ông dọa áp dụng kể từ ngày 01/06 đối với hàng hóa nhập từ các nước Liên Hiệp Châu Âu.

Phát biểu trước khi lên máy bay trở về Washington sau hai ngày nghỉ cuối tuần ở bang New Jersey, ông Trump cho biết bà Ursula von der Leyen muốn tiến hành các cuộc đàm phán “nghiêm túc” về thuế quan và ông đã đồng ý tạm hoãn áp thuế 50% đến ngày 09/07. Về phần mình, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cũng cho biết đã có một cuộc “điện đàm rất tốt” với tổng thống Hoa Kỳ. Trên mạng X, bà khẳng định: “ Châu Âu sẵn sàng thúc đẩy đàm phán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để đạt được một thỏa thuận tốt, chúng tôi cần thời gian cho đến ngày 09/07.” Bà Ursula von der Leyen nhắc lại: “ Liên Âu và Hoa Kỳ có mối quan hệ thương mại quan trọng nhất và chặt chẽ nhất thế giới”.

Thứ Sáu tuần trước, chính tổng thống Trump đã tuyên bố “không cần tìm một thỏa thuận thương mại với Liên Âu ” và dọa áp thuế đối với hàng nhập từ 27 nước thành viên của khối này kể từ ngày 01/06. Ủy Ban Châu Âu, đang đàm phán với Hoa Kỳ nhân danh Liên Âu đã có phản ứng ngay lập tức, yêu cầu Washington phải có “sự tôn trọng”, thay vì “đe dọa”  trong đàm phán với Bruxelles.

Vào đầu tháng 5, Liên Âu đã dọa sẽ áp thuế đối với 95 tỷ euro trị giá hàng hóa nhập từ Hoa Kỳ, trong đó có xe hơi và máy bay, nếu đàm phán thương mại với chính quyền Trump thất bại.

Thượng đỉnh ASEAN tỏ lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ 

Lần đầu tiên từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành các mức thuế “đối ứng” với thế giới, các nhà lãnh đạo hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hôm nay, 26/05/2025, họp thượng đỉnh tại Kuala Lumpur, Malaysia. Họ dự kiến đưa ra một thông điệp chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ. 

Theo hãng tin AFP, trong văn bản bài phát biểu khai mạc phân phát cho giới truyền thông, nhưng đoạn này không được đọc khi phát biểu, thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố: “Một sự chuyển đổi trong trật tự địa chính trị đang diễn ra và hệ thống thương mại toàn cầu đang chịu thêm căng thẳng, với việc áp dụng thuế quan đơn phương gần đây của Hoa Kỳ. Chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trở lại trong khi chúng ta chứng kiến ​​chủ nghĩa đa phương đang tan vỡ”.

Các cuộc đàm phán song phương giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Washington đang diễn ra, nhưng khối này vẫn thể hiện một mặt trận thống nhất, theo đánh giá của Malaysia, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay. 

Theo dự thảo tuyên bố mà AFP xem được, các lãnh đạo ASEAN sẽ bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc về việc áp dụng các biện pháp thuế quan đơn phương, đặt ra những thách thức phức tạp và đa chiều” đối với khối này. Nhưng ASEAN cho biết năm nay sẽ không áp thuế quan trả đũa đối với Hoa Kỳ. Thay vào đó, họ đang xem xét mở rộng quan hệ với khối thương mại khác, bao gồm Liên Hiệp Châu Âu, cũng như tăng cường thương mại giữa các quốc gia thành viên.

Trong cuộc họp thượng đỉnh hôm nay, các lãnh đạo ASEAN cũng sẽ cố gắng gia tăng áp lực với chính quyền quân sự Miến Điện và giải quyết các vấn đề còn lại liên quan đến đơn của Đông Timor xin gia nhập khối các quốc gia Đông Nam Á.


 

Liên Âu kêu gọi “tôn trọng” sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp thuế 50%

RFI

Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 23/05/2025, dọa sẽ áp thuế 50% đối với hàng hóa nhập từ Liên Hiệp Châu Âu kể từ ngày 01/06, Ủy viên Thương mại châu Âu tuyên bố Liên Âu muốn đạt một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ dựa trên “sự tôn trọng”, chứ không phải dựa trên “những lời đe dọa”. 

Đăng ngày: 24/05/2025 

(Ảnh minh họa) Các container tại một bến container ở Duisburg, Đức vào ngày 3 tháng 4 năm 2025.

(Ảnh minh họa) Các container tại một bến container ở Duisburg, Đức vào ngày 3 tháng 4 năm 2025. AP – Martin Meissner

Thanh Phương

Sau khi đưa thông báo trên mạng Truth Social của ông, tổng thống Trump phát biểu với báo chí tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng để giải thích về mức thuế 50% đối với Liên Âu. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

“Thuế nhập khẩu 50% đối với tất cả các mặt hàng đến từ châu Âu ngay từ ngày 01/06. Gần 8 giờ sáng ở bờ đông nước Mỹ, Donald Trump tuyên bố mạnh mẽ như thế.

Thị trường ngay lập tức lao dốc trước đòn mới đánh vào thương mại toàn cầu. Vài giờ sau, tại Phòng Bầu dục, Donald Trump giải thích: Đó là cách đàm phán của ông.

“Tôi chỉ nói rằng đã đến lúc chơi theo cách tôi biết chơi. Tôi không tìm kiếm một thỏa thuận. Đã quyết định rồi, là 50%. Chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra, nhưng khi chúng ta nói chuyện, thuế này sẽ bắt đầu được áp dụng ngày 1 tháng 6 và như thế đấy. Họ đối xử không tốt với chúng ta. Họ không đối xử tốt với đất nước chúng ta. Họ đã tụ lại nhau để lợi dụng chúng ta. Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa, sẽ không có thuế quan nếu họ xây dựng nhà máy của họ ở đây. Bây giờ,nếu ai đó đến và muốn xây dựng nhà máy ở đây, chúng ta có thể hoãn lại hoặc đình chỉ (áp thuế), trong thời gian nhà máy đang được xây dựng. Điều đó sẽ phù hợp… Có lẽ vậy.”

Donald Trump nhắc lại rằng ông đã đạt được thỏa thuận với Vương quốc Anh và Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, thỏa thuận đã được ký sau khi Bắc Kinh trả đũa mức thuế của Hoa Kỳ. Leo thang căng thẳng kéo dài cho đến khi mọi người nhận ra rằng có lẽ cần phải tỉnh táo lại.” 

Lời đe dọa áp thuế 50% của tổng thống Trump đã khiến toàn bộ các thị trường chứng khoán châu Âu hôm qua chao đảo, chỉ số của thị trường Paris giảm 1,65%, Frankfurt giảm 1,54% …

Phản ứng của Liên Âu 

Đáp lại lời đe dọa đó, Ủy viên Thương mại châu Âu Maros Sefcovic khẳng định Liên Âu thật sự muốn đạt một thỏa thuận với Hoa Kỳ dựa trên “sự tôn trọng“, chứ không phải trên “những lời đe dọa“. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet gửi về bài tường trình :

“Ủy viên Thương mại Châu Âu Maros Sefcovic đã lên lịch cuộc họp qua điện thoại vào hôm qua với Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer tại Washington. Cuộc điện đàm sẽ không làm thay đổi lập trường của mỗi bên vì nó diễn ra sau những lời đe dọa của Donald Trump, nhưng những lời đe dọa này chưa thực sự làm thay đổi cục diện hiện tại. 

Hiện giờ Liên Hiệp Châu Âu đang phải chịu mức thuế hải quan 25% đối với thép, tiếp đến là 25% đối với ô tô và sau đó, giống như phần còn lại của thế giới, chịu mức thuế 10% mà Donald Trump gọi là “thuế đối ứng”. 

Đây cũng không phải là lời đe dọa đầu tiên, vì tổng thống Trump ban hành mức thuế chung là 25% đối với Liên Hiệp Châu Âu (hiện đang được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày) và còn có mức thuế 200% đối với rượu. Do đó, đối với phía châu Âu, đây chỉ là một cách đàm phán mới của Mỹ trong khi chính họ châu Âu đã tạm dừng các biện pháp trả đũa. Liên Âu đã công bố một loạt các biện pháp trả đũa đối với 100 tỷ euro hàng nhập khẩu từ Mỹ và không loại trừ khả năng đánh vào các tập đoàn Internet lớn của Mỹ trong các hoạt động thương mại của họ tại châu Âu.”

Ngoài mức thuế 50% đối với Liên Âu, hôm qua, tổng thống Trump còn dọa sẽ áp thuế 25% đối với Apple và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác, trừ phi những tập đoàn này sản xuất các điện thoại đó ở Hoa Kỳ. Ông nói thêm là mức thuế 25% này sẽ được áp dụng kể từ cuối tháng 6. Hiện nay, phần lớn điện thoại của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc. 


 

Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn bị trừng phạt Nga nếu không có tiến triển trong hòa đàm Nga – Ukraine

Theo các báo Hoa Kỳ

(Bloomberg) — Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện cảnh báo Nga rằng họ chuẩn bị thông qua các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu Tổng thống Vladimir Putin từ chối tham gia đàm phán ngừng bắn với Ukraine hoặc vi phạm thỏa thuận cuối cùng.

Ảnh: Lindsey Graham (Vitalii Nosach, RBC-Ukraine)© RBC-Ukraine

Theo các tác giả của dự luật, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal (Đảng Dân chủ) và Lindsey Graham (Đảng Cộng hòa), Thượng viện Hoa Kỳ sẵn sàng thông qua dự luật trừng phạt cứng rắn đối với Nga nếu Vladimir Putin không thể hiện mong muốn hòa bình trong vòng vài ngày.

Dự luật trừng phạt Nga vì cuộc xâm lược tàn bạo của nước này vào Ukraine đã nhận được 81 phiếu đồng bảo trợ tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Các lệnh trừng phạt này sẽ được áp dụng nếu Nga từ chối đàm phán thiện chí về một nền hòa bình lâu dài với Ukraine hoặc tham gia vào các nỗ lực khác, bao gồm cả can thiệp quân sự, làm suy yếu chủ quyền của Ukraine sau khi hòa bình được ký kết. Luật này cũng thiết lập mức thuế 500% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt, uranium và các sản phẩm khác của Nga.


 

Zelensky : – Dân tộc tôi đã làm gì sai ?

Xuyên Sơn

Zelensky :

– Dân tộc tôi đã làm gì sai ?

Chúng tôi chưa bao giờ mang quân sang Nước Nga hay bất cứ một đất nước nào, vì chúng tôi chỉ muốn có hòa bình. Tại sao dân tộc tôi lại phải chịu đựng chiến tranh?

Nước Nga quá mạnh so với đất nước chúng tôi, thậm chí họ có thể hủy diệt được cả thế giới.

Sống cạnh một đất nước quá mạnh nhưng lại rắp tâm chiếm đoạt đất của chúng tôi, thì lẽ đương nhiên chúng tôi phải tìm nơi dựa dẫm và nhờ vả ở những quốc gia mạnh hơn thì có gì sai?

Nếu nước Nga tốt đẹp thì sao chúng tôi lại phải chọn con đường đầy nhọc nhằn chông gai và đau khổ để thoát ra?

Nếu nước Nga tốt đẹp thì họ đã không cướp Crimea,

Donetsk

Luhansk

rồi lại muốn xâm lược cả đất nước Ukraine này.

Nếu nước Nga tốt đẹp thì ngày nay , Phần Lan và Thụy Điển đã không xin gia nhập NATO …

Người Nga và những kẻ ủng hộ Pu tin hãy tự tìm câu trả lời cho chính họ trước khi lên án chúng tôi.

Nguồn fb Joseph Bui


 

Được giải oan sau 38 năm ngồi tù vì tội giết người

Ba’o VNEXPRESS

Người đàn ông Anh Peter Sullivan phải ngồi tù gần 4 thập kỷ vì tội danh giết người trước khi được minh oan nhờ bằng chứng ADN.

Tòa phúc thẩm ở London, Anh ngày 13/5 hủy bỏ bản án giết người với Peter Sullivan, 68 tuổi, và yêu cầu trả tự do cho ông ngay lập tức. Phán quyết được đưa ra sau khi bằng chứng pháp y từ hiện trường vụ án mạng năm 1986 được kiểm tra và cho kết quả không khớp với ADN của Sullivan.

Tòa Phúc thẩm ở London đã hủy bỏ bản án của ông Sullivan vào thứ Ba© PA

Sullivan, người đã ngồi tù 38 năm vì tội danh giết người, bật khóc khi nghe phán quyết của tòa. Ông theo dõi phiên tòa qua đường truyền video từ nhà tù Wakefield ở miền bắc nước Anh, nói với luật sư rằng ông không oán giận vì bản án oan và mong ngóng được gặp người thân.

“Vì Chúa là nhân chứng của tôi và người nói rằng sự thật sẽ mang đến cho bạn tự do. Thật không may khi chúng tôi đã mất một khoảng thời gian dài để giải quyết xong bản án oan. Tôi không oán giận hay cảm thấy cay đắng”, luật sư đại diện Sarah Myatt đọc tuyên bố của Sullivan bên ngoài tòa án.

Ảnh hồ sơ nhà tù của Peter Sullivan. Ảnh: Standard

Sullivan là tù nhân chịu án oan lâu nhất ở Anh, theo Myatt. Peter Sullivan năm 1987 bị kết án giết người phụ nữ tên Diane Sindall ở Bebington, gần Liverpool, phía tây bắc Anh.

Vào đêm 1/8/1986, Sindall, 21 tuổi, đang trở về sau khi làm thêm tại quán rượu thì xe của cô hết xăng. Cảnh sát cho biết một số nhân chứng thấy cô rời xe và đi bộ trên đường dẫn tới trạm xăng.

Xác của Sindall được phát hiện 12 tiếng sau đó trong một con hẻm. Cô bị tấn công tình dục và đánh đập dã man. Nguyên nhân tử vong được xác định là do xuất huyết não. Một ngày sau khi Sindall bị sát hạt, quần áo của cô bị phát hiện đang cháy trên đồi Bidston gần đó.

Sullivan sau đó bị xem là nghi phạm khi một nhân chứng nói rằng thấy Peter đang chạy gần nơi đốt quần áo của Sindall. Tinh dịch được tìm thấy trên cơ thể của Sindall khi đó không thể phân tích vì công nghệ hạn chế và được bảo quản như bằng chứng của vụ án.

Sau khi bị bắt, Sullivan ban đầu không được phép có luật sư bào chữa. Ông thú nhận giết Sindall nhưng sau đó rút lại lời nhận tội.

Ông Sullivan năm 2008 nộp đơn đề nghị Ủy ban Đánh giá Vụ án Hình sự (CCRC) xem xét lại phán quyết của ông, nhưng đơn bị từ chối. Năm 2019, ông gửi đơn kháng cáo, nhưng tòa án đã từ chối năm 2021.

Diane Sindall, nạn nhân vụ án mạng. Ảnh: NEWS

Cuối năm 2021, CCRC tiếp nhận đề nghị xem xét lại vụ án của Sullivan. Họ quyết định nên xét nghiệm các mẫu tinh dịch tìm thấy trên cơ thể của Sindall năm xưa dựa vào những tiến bộ công nghệ hiện tại. Kết quả xét nghiệm năm 2024 cho thấy nó không thuộc về Sullivan, theo luật sư bào chữa Jason Pitter.

Trong đơn gửi ủy ban năm 2008, Sullivan từng đề xuất kiểm tra bằng chứng ADN, nhưng các chuyên gia pháp y thời điểm đó nói rằng bất kỳ xét nghiệm nào đều không khả thi. Các kỹ thuật được sử dụng để kết luận ADN không trùng khớp đều không có vào thời điểm đó.

Cảnh sát đã mở lại cuộc điều tra, nhưng cho biết ADN được xác định trong vụ án không khớp với bất kỳ ai trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Họ đã loại trừ vị hôn phu của Sindall, các thành viên gia đình cô và hơn 260 người đàn ông trong diện tình nghi.

“Chúng tôi đã mất Peter trong 39 năm và không chỉ có chúng tôi chịu thiệt. Peter không chiến thắng trong cuộc chiến này và gia đình Sindall cũng vậy. Họ đã mất con gái và không thể tìm lại. Chúng tôi giờ có lại Peter và cố gắng xây dựng lại cuộc sống với anh ấy một lần nữa”, Kim Smith, em gái của Sullivan, nói.

Thùy Lâm (Theo ABC News, NEWS


 

SỤP ĐỔ VÌ CÁI SIÊU THỊ

Nếu Boris Yeltsin, thành viên Xô Viết Tối cao Liên Xô, không đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1989, lịch sử thế giới có thể đã đi theo một con đường khác.

Nếu Yeltsin không dừng lại ở một siêu thị Mỹ trên đường tới sân bay, ông có thể đã không bao giờ trở thành Tổng thống Nga và không bao giờ khởi xướng việc giải thể Liên Xô.

Chuyến đi tới Mỹ đó, và lần dừng chân định mệnh tại Randall’s, đã gây ấn tượng mạnh với Yeltsin đến mức ông vỡ mộng với chính ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản.

Vào tháng 9 năm 1989, Boris Yeltsin đến thăm Hoa Kỳ trong chuyến thăm không chính thức đầu tiên. Ông không phải là tổng thống Nga, mà chỉ là một trong những quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản trong Hội đồng Tối cao Liên Xô, một trong hơn 500 người trong số họ.

Vì vậy, ông ta giống như một thành viên bình thường của Duma Quốc gia hiện nay. Trong thời gian ngắn ở Mỹ, Yeltsin chưa từng đến bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào. Vì vậy, ông ta quyết định tìm xem một cửa hàng trên đường đến sân bay trước khi bay về nhà.

Xe buýt dừng lại ở một siêu thị bình thường của Mỹ ở Houston, TX. Cửa hàng khiến Yeltsin bị sốc. Ông ta đã rất sửng sốt. Ở tuổi 58, ông chưa bao giờ chứng kiến ​​điều gì như thế này trong đời.

Và Yeltsin không phải là thường dân. Ông đã lãnh đạo một trong những khu vực liên bang chiến lược trong một thập kỷ, trước khi trở thành người đứng đầu thành phố Moscow. Ông thậm chí còn được đưa vào danh sách trở thành một trong những thành viên của Bộ Chính trị toàn năng. Ông là thành viên chân chính của giới tinh hoa Cộng sản Liên Xô. Nhưng lượng thực phẩm và hàng hóa dồi dào như vậy trong một cửa hàng bình thường ở Mỹ lúc đó đã thực sự khiến ông ta bị sốc.

Yeltsin liên tục giơ tay lên vì ngạc nhiên. Ông cho rằng ngay cả các thành viên Bộ Chính trị cũng không có dư giả như vậy. “Ngay cả Gorbachev cũng không được vậy!”, Yeltsin nói.

Sau đó, trên máy bay, Yeltsin im lặng một lúc lâu. Ông ngồi ôm đầu, trên mặt hiện rõ sự giằng xé cảm xúc.

Một số người dân Liên Xô sau khi từ các nước phương Tây trở về Liên Xô đã rơi vào tình trạng trầm cảm nặng. Vì có một xung đột tâm lý không thể giải quyết được giữa cách một người sống cả đời – và việc anh ta có thể sống như thế nào nếu anh ta sinh ra ở một đất nước khác.

Khi Yeltsin tỉnh lại, ông nói một cách cay đắng: “Những người dân tội nghiệp của chúng ta đã bị đưa đến đâu?”.

“Cả đời tôi đã kể những câu chuyện cổ tích, cả đời tôi đã cố gắng bịa ra mọi thứ. Nhưng mọi thứ trên thế giới đều đã được phát minh rồi”, Yeltsin than thở.

Phụ tá của Yeltsin đã mô tả:

“Khi chúng tôi vừa quay lại sân bay, ma quỷ đã thúc giục chúng tôi đi xem một siêu thị điển hình của Mỹ”.   

Nó được gọi là Siêu thị Randall. Trong nhóm của chúng tôi, chỉ có Boris Nikolaevich và tôi chưa bao giờ đến những cơ sở buôn bán kiểu này.

Hơn nữa, đây không phải là một đô thị, càng không phải là một cửa hàng ở New York và theo tiêu chuẩn, một cửa hàng tỉnh lẻ rất “bình thường”. Tất nhiên, nếu Houston có thể được coi là một tỉnh.

Xuống xe, tôi bắt đầu tìm kiếm một đám đông người và thứ gì đó tương tự như hàng dài chờ đợi của chúng tôi. Tuy nhiên, không có xếp hàng chờ đợi – xung quanh cũng như trong chính cửa hàng.

Đó là một tòa nhà một tầng làm bằng kết cấu kim loại nhẹ. Đương nhiên, không ai trong số các nhân viên phục vụ biết về việc chúng tôi đến và do đó không thể có chuyện “khoe khoang” được. Một ngày bình thường, một loại hàng “bình thường”, những vị khách “bình thường”…

Chuyến đi tới Mỹ đó – và lần dừng chân định mệnh tại Randall’s, đã gây ấn tượng mạnh với Yeltsin đến mức ông vỡ mộng với chính ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản.

Tôi ngay lập tức bị ấn tượng bởi sự dồi dào của ánh sáng. Và nhìn chung, cách phối màu của mọi thứ đều tươi sáng và ấn tượng đến mức khiến chúng ta có cảm giác như đang đi xuống vực sâu của kính vạn hoa.

Sự phong phú của các loài hoa cũng đầy mê hoặc – mọng nước, rực rỡ, như thể vừa được cắt ra từ bồn hoa. Hơn nữa, những bông hoa không phải để bán mà như một vật trang trí.

Ngay khi chúng tôi bước vào siêu thị, họ đã gọi cho ai đó từ ban quản lý. Từ đâu đó trong phòng tiện ích xuất hiện một chàng trai trẻ rất đẹp trai trong chiếc áo sơ mi trắng như tuyết, chải chuốt gọn gàng và tất nhiên là đang mỉm cười. Đó là quản trị viên trưởng.

Chúng tôi tự giới thiệu và nói muốn tìm hiểu về công việc của cửa hàng.

Không vấn đề gì: người quản lý đã mời một cô bán hàng trẻ đến hỗ trợ chúng tôi và cô ấy dẫn chúng tôi qua các lối đi.

Điều chính khiến chúng tôi quan tâm là sự đa dạng. Và về vấn đề này, Yeltsin đã đặt câu hỏi cho nhân viên cửa hàng.

Những câu trả lời chân thực của họ đã khiến chúng tôi bị sốc, và Boris Nikolayevich thậm chí còn hỏi lại: – Anh có dịch đúng không đấy ?! Và người quản lý nhắc lại một lần nữa rằng phạm vi sản phẩm thực phẩm của siêu thị vào thời điểm đó đúng là có số chủng loại lên tới khoảng 30 nghìn mặt hàng.

Khi chúng tôi đi dọc theo dãy hàng, mắt chúng tôi không biết dừng lại ở đâu. Tôi có thể đoán được nhiều điều khác nhau, nhưng những gì tôi nhìn thấy trong siêu thị này cũng không kém phần kinh ngạc so với chính nước Mỹ.

Một số người trong chúng tôi bắt đầu đếm các loại dăm bông. Chúng tôi đã mất số đếm.

Tôi nhớ đến cửa hàng xúc xích của chúng tôi ở Krasnaya Presnya, nơi vào năm 1963 bạn có thể mua “Brunswick”, “Stolichnaya”, “Tambov”, “Uglich”, “Krakov” và một số loại xúc xích khác. Lúc đó, tôi nghĩ đây là đỉnh cao trong giấc mơ của con người và những dấu hiệu đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản đã nở rộ. Công bằng mà nói, theo năm tháng, các kệ hàng của cửa hàng bắt đầu trống rỗng và giờ chỉ còn lại những ký ức về quá khứ tươi sáng của nó. Tôi nhớ đến cửa hàng Liên Xô đó và so sánh nó với cửa hàng này ở Houston, và nhận ra rằng sự phong phú mà Khrushchev hứa sẽ dẫn dắt chúng tôi đã vượt qua chúng tôi.

Vào thời điểm đó ở Liên xô tất cả 300 viện và phòng nghiên cứu có nhiệm vụ chỉ ra những lợi thế của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản có thể đang tiếp tục cố gắng thuyết phục tôi, nhưng từ bây giờ những nỗ lực của họ sẽ là vô nghĩa.

Thực tế của Mỹ, trên ví dụ về siêu thị này, có vẻ thuyết phục hơn 100 lần so với bất kỳ lý thuyết nào của Liên Xô. Chắc chắn, con người sống không chỉ nhờ bánh mì… Không chỉ nhờ xúc xích, không chỉ nhờ pho mát…

Nhân tiện, bạn đã thấy phô mai màu đỏ, nâu, cam chanh chưa? Bạn nghĩ chúng tôi đã thấy bao nhiêu loại phô mai ở Houston? Còn giăm bông thì sao? Tất cả món ngon không thể tưởng tượng được này mà mọi người đều có thể thử ngay tại cửa hàng và quyết định – liệu nó có đáng để chi tiền không?

Chúng tôi không thể đếm được tên các loại kẹo, bánh ngọt, không thể nhận biết được sự đa dạng về màu sắc cũng như sức hấp dẫn ngon miệng của chúng bằng mắt.

Và mặc dù tôi đang cố gắng truyền đạt ấn tượng của mình, nhưng tôi hiểu rằng đây chỉ là một nỗ lực thảm hại, bởi vì lời nói bất lực trước thực tế những gì cửa hàng Mỹ đó có thể cung cấp.

Thỉnh thoảng, tôi liếc nhìn Yeltsin và nhận thấy đây là một bài kiểm tra khó khăn đối với ông. Và khi một người phụ nữ đi trên xe đẩy đuổi kịp ông ta, trên đó có một cậu bé đang ngồi, Boris Nikolaevich, xin lỗi và bắt đầu tra hỏi cô ấy:

  – Cô ấy có thường xuyên đến cửa hàng này không? Hóa ra, chỉ vào thứ bảy.

  – Gia đình bạn có lớn không?

3 người: cô, chồng và con.

  – Thu nhập của gia đình bạn là bao nhiêu?

Người phụ nữ giải thích rằng cô tạm thời không làm việc và sống bằng tiền lương của chồng, 3.600 USD một tháng.

   Yeltsin hỏi cô thường chi bao nhiêu cho thực phẩm? Hóa ra gia đình này đã chi khoảng 170 USD cho thực phẩm trong một tuần. Từ thứ bảy đến thứ bảy. Cô vẫn phải trả tiền thuê nhà, bảo hiểm…

Ở khu vực rau quả, chúng tôi thực sự bị sốc bởi chất lượng của sản phẩm.

Một củ cải có kích thước bằng một củ khoai tây lớn được chiếu sáng bằng ánh sáng rực rỡ và nước được rải lên nó từ những “linh hồn” nhỏ.

Củ cải thực sự rực rỡ, và bên cạnh chúng là hành, tỏi, cà tím, súp lơ, cà chua, dưa chuột.

Bạn muốn lươn hun khói – đây.

Bạn có muốn cá mút đá không? Hay gan của bạn đã quen với cá tầm và hàu? Dứa, chuối…

Và ở khu vực bánh kẹo, người ta có thể đứng hàng giờ: nó có thể vượt qua cả Hollywood về mặt giải trí. Một chiếc bánh khổng lồ tượng trưng cho một đấu trường khúc côn cầu đang chờ khách hàng trên khán đài. Các hình tượng người chơi được làm bằng sô cô la. Một tác phẩm nghệ thuật thực sự và quan trọng nhất – dễ tiếp cận, khá dễ tiếp cận.

Nói chung, đây là một chủ đề tăng huyết áp. Đối với Boris Nikolaevich và tôi, việc đi siêu thị là một cú sốc thực sự.

Khi tôi đang viết cuốn sách này, vợ tôi hôm nay (tháng 9 năm 1991) đến cửa hàng mua sữa lúc 7 giờ sáng nhưng vẫn có hàng dài người xếp hàng. Xếp hàng khắp nơi: bạn phải đứng 2 ngày để mua đường. Và đây là ở đây – ở Moscow, vào nửa sau thế kỷ 20, 73 năm sau Cách mạng vĩ đại. Vào thời điểm đó, theo tính toán của Khrushchev, tất cả chúng ta lẽ ra đã sống dưới chủ nghĩa cộng sản rồi. Hoặc có thể những gì chúng ta đã xây dựng ở Liên Xô là chủ nghĩa cộng sản thực sự?

Ở lối ra khỏi siêu thị Mỹ, cô gái ngồi ở quầy tính tiền không cần phải đếm gì cả. Trên tay cô cầm một thiết bị nhỏ giống như máy sấy tóc, cô nhanh chóng xem qua mã giá trên bao bì. Sau thao tác này, giá xuất hiện trên màn hình máy tính tiền, khách hàng thanh toán và có thể tự do đi qua cửa quay điện tử. Chà, còn gì có thể đơn giản và thông minh hơn một hệ thống như vậy?

Khi chúng tôi rời siêu thị, người quản lý đã tặng chúng tôi một món quà: một chiếc túi nhựa lớn đựng những gói thực phẩm từ cửa hàng này.

Tôi hoàn toàn tin rằng chỉ sau khi đi siêu thị Randall, lúc ở trên máy bay, niềm tin cuối cùng của Yeltsin vào lối suy nghĩ Bolshevik của ông cuối cùng đã sụp đổ.

Có lẽ, trong những giây phút rối loạn tinh thần đó, quyết định rời bỏ Đảng Cộng sản và tham gia cuộc tranh giành quyền lực tối cao ở Nga đã chín muồi trong ông ta”.

Sau đó, Yeltsin nhận ra rằng tất cả những câu chuyện của các “nhà báo quốc tế” về những công nhân Mỹ được cho là đang chết trong cảnh nghèo đói khủng khiếp và chỉ mơ được chuyển đến Liên Xô, tất cả những câu chuyện này chẳng qua chỉ là tuyên truyền. Ngay cả những người “tinh hoa” trong đảng cũng không biết điều đó (Báo chí liên xô thuốc luôn cả lãnh đạo – Dựa trên cuốn sách của Lev Sukhanov – trợ lý của Boris Yeltsin: “3 năm với Boris Yeltsin”)

Sau chuyến thăm Mỹ, Yeltsin đã trở thành Tổng thống đầu tiên của Nga.

Với tư cách là tổng thống Nga, Yeltsin đã đàm phán và ký thỏa thuận giải tán Liên Xô cùng với các tổng thống mới đắc cử của Ukraine và Belarus. Chỉ 3 người trong số họ đã phá hủy nhà nước mà hàng triệu người cộng sản đã xây dựng trong hơn 70 năm.

(cop từ fb Đặng Văn Dũng)

Người Nga và nước Nga – Tiến sĩ vật lý Nguyễn Đình Đăng

Nguyễn Hoành

Người Nga và nước Nga dưới ngòi bút của Tiến sĩ vật lý Nguyễn Đình Đăng con rể bà Nguyễn Thị Bình nguyên Phó chủ tịch nước:

“Tôi đã từng học và nghiên cứu ở Nga (Liên Xô) cũ tổng cộng 11 năm, từ năm 18 tuổi tới năm 31 tuổi (1976 – 1989) (Hai năm 1985 – 1987 làm việc ở Việt Nam). Tiếng Nga đối với tôi cũng trôi chảy gần như tiếng mẹ đẻ. Khi còn ở Nga, các bạn Nga từng nói với tôi: “Nếu chỉ nghe tiếng mày nói ngoài hành lang, không nhìn thấy mặt, thì bọn tao tưởng đó là người Nga nói.”

Nước Nga không chỉ mở cho tôi cánh cửa bước vào khoa học mà còn cả nghệ thuật. Chính tại đây lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nghệ thuật lớn: nghệ thuật của các bậc thày cổ điển châu Âu, như Leonardo da Vinci, Botticelli, Titian, Rembrandt, trong nguyên bản, với âm nhạc của các nhà soạn nhạc vĩ đại, qua tiếng đàn của các bậc thày trứ danh biểu diễn sống, như Leonid Kogan, Danill Shafran, Shura Cherkasky, v.v., với văn học và thi ca của Toltstoy, Turgheniev, Tshekhov, Leskov, Dostoevsky, Pushkin, Lermontov, Esenin, Pasternak, Blok, Svetaeva,v.v. qua bản gốc tiếng Nga.

Tôi có nhiều bạn bè và đồng nghiệp là người Nga cũng như người Ukraine. Thày của tôi, cố GS Vadim Soloviev là người Nga. Phản biện luận án tiến sỹ năm 1985 của tôi, GS Anatoly Ignatyuk, là người Ukraine. Hai phản biện luận án tiến sỹ khoa học của tôi năm 1989, là GS A. Ignatyuk và GS. Grigory Yakovlevich Korenman, người Nga gốc Do Thái.

Ông Konstantin Gavrilovich, hoạ sỹ và kiến trúc sư, là người Nga đầu tiên phát hiện ra tài vẽ của tôi và đã không tiếc thời gian cũng như sức lực đưa tôi tới gặp các giáo sư tại các trường đại học mỹ thuật Surikov, Stroganov, và đại học kiến trúc.

Bạn gái đầu tiên của tôi là người Nga.

Tất cả họ đều là những con người chính trực, cao thượng, hào hiệp, tốt bụng, trí tuệ, có văn hóa học vấn cao và đáng ngưỡng mộ.

Nói vậy là để các bạn thấy nước Nga từng rất gắn bó với tôi.

Tuy nhiên đừng lẫn lộn người dân Nga với chế độ của những người cai trị họ.

Khoảng thời gian hơn một thập niên đó cũng đã cho tôi thấy rõ người Nga cũng như người dân các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine, đã bị o ép khổ sở về tinh thần và vật chất như thế nào dưới một chế độ quan liêu hách dịch điều khiển một nền kinh tế trì trệ. Nước Nga là một quốc gia rộng lớn, nhưng chưa bao giờ thoát khỏi mặc cảm của một nước nông dân, trong đó thủ đô Moskva được ví như cái làng của châu Âu. Người Nga trong lịch sử chưa bao giờ thoát khỏi ách áp bức từ chế độ Tsar Hoàng, tới chế độ cộng sản thời Lenin, Stalin, toàn trị thời Brezhnev, và cuối cùng là chế độ độc tài của Putin.

Sự yếu kém về kinh tế và hành chính của Ukraine là hậu quả của một thời kỳ dài dặc phụ thuộc vào Nga ở Liên Xô cũ. Cho tới năm 2006, tức 15 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, tới Kiev dự hội thảo vật lý hạt nhân, tôi vẫn thấy sự trì trệ và phong thái làm việc trịch thượng hống hách kiểu Nga ở đó, bắt đầu từ khâu nhập cảnh tại sân bay, sinh hoạt dịch vụ công cộng, tới cách điều hành hội thảo.

Lẽ dĩ nhiên, nhìn sang châu Âu, trước hết là người dân nước hàng xóm Ba Lan, người Ukraine cũng muốn một cuộc sống độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc như vậy. Việc Ukraine lựa chọn gia nhập EU hay NATO là quyền tự do của một quốc gia độc lập.

Vì thế đừng vội vàng đổ lỗi cho tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hay nguyên tổng thống Petro Poroshenko về tình trạng này. Trên thực tế công cuộc “thoát Nga” của Ukraine mới chỉ thực sự bắt đầu từ cuộc nổi dậy ở Maidan từ tháng 11 năm 2013 tới tháng 2 năm 2014, tức cách đây tám năm về trước, quá ngắn để có thể tẩy rửa những căn bệnh do 74 năm chế độ cộng sản để lại, nhất là trong sự hà hiếp của chính quyền Putin.

Cá nhân tôi chưa bao giờ có thiện cảm với Putin, ngay từ những ngày đầu, khi Putin được tổng thống Nga Boris Yeltsin tiến cử. Lý do của tôi rất đơn giản: Putin nguyên là sĩ quan KGB, gia nhập KGB ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 1975. Vào thời perestroika của Gorbachev cho tới khi Liên Xô bắt đầu tan rã (1985 – 1990), Putin làm gián điệp của KGB tại Dresden. KGB khét tiếng tàn ác trong toàn bộ lịch sử của nó. Bố của Putin cũng là một sĩ quan của NKVD, tiền thân của KGB. Mẹ của Putin là công nhân. Ông của Putin nấu bếp cho Lenin và Stalin.

Tham vọng của Putin là khôi phục lại hào quang của đế quốc Nga đã mất trong đó y là độc tài bạo chúa. Nước Nga dưới chế độ Putin là một nước bị cô lập với toàn thế giới. Người dân Nga chưa bao giờ có tự do dân chủ. Các đảng đối lập bị chèn ép, các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt bớ, đầu độc, ám sát. Cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra do Putin ra lệnh là khởi đầu của chiến dịch nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng của Putin sang phương Tây, kéo lại đêm đen của chế độ độc tài cộng sản trong đó Nga là bá chủ. Vì thế Ukraine, từ một đất nước đứng lên chiến đấu chống ngoại xâm, nay đã trở thành biểu tượng của đại nghĩa chống lại hung tàn.

Bất kể Putin có thôn tính được Ukraine hay không, cuộc chiến tranh này do Putin khởi xướng đã, đang và sẽ khiến y muôn đời bị nguyền rủa như một tên Hitler t.k. XXI. Hay nói như đại sứ Ukraine tại Liên hiệp quốc, hắn sẽ đi thẳng xuống địa ngục vì không có luyện ngục (purgatory, nơi thanh tẩy tội lỗi sau khi chết) nào cho hắn cả.

*** Copy từ Fb Trần Quốc Quân


 

KATYN: 70 NĂM DỐI TRÁ VÀ HÀNH TRÌNH HOÀN TRẢ SỰ THẬT LỊCH SỬ

Lê Thọ Bình

Một thảm sát âm thầm, bị quên lãng:

Mùa xuân năm 1940, tại những khu rừng tĩnh lặng Katyn gần Smolensk, Liên Xô đã hành quyết bí mật hơn 22.000 sĩ quan, trí thức và công chức người Ba Lan, những người bị xem là mối đe dọa tiềm tàng đối với quyền lực Xô viết ở phần lãnh thổ miền Đông Ba Lan mà Liên Xô vừa chiếm đóng.

Cuộc thảm sát do chính lãnh tụ Joseph Stalin phê chuẩn và được thực hiện bởi cơ quan mật vụ NKVD trong thời gian chưa đầy hai tháng.

Thế nhưng, suốt gần nửa thế kỷ sau đó, cả thế giới bị dẫn dụ vào một màn kịch tuyên truyền tinh vi khi thủ phạm thực sự, chính quyền Liên Xô, cố tình đổ lỗi cho phát xít Đức, kiểm soát truyền thông, tiêu hủy chứng cứ, và đàn áp bất kỳ tiếng nói nào dám đặt nghi vấn.

Hành trình để khôi phục sự thật về Katyn là một câu chuyện bi tráng của lịch sử, nơi những tài liệu mật chôn vùi trong hòm sắt của Đảng, những hồi ký nghẹn lời của người sống sót, và những cái chết oan khuất giữa ranh giới ý thức hệ, tất cả đã góp phần khắc họa một trong những tội ác chiến tranh bị che đậy lâu nhất trong thế kỷ XX.

Từ hiệp ước Molotov- Ribbentrop đến lệnh hành quyết của Stalin:

Ngày 23/8/1939, chỉ vài ngày trước khi phát xít Đức tấn công Ba Lan, Liên Xô và Đức đã ký Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau Molotov–Ribbentrop, kèm theo một nghị định thư bí mật phân chia Đông Âu thành hai vùng ảnh hưởng.

Hệ quả là vào ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô tràn vào miền Đông Ba Lan, bắt giữ khoảng 250.000 quân nhân, cảnh sát, trí thức và công chức Ba Lan.

Trong số này, hơn 22.000 người được chuyển về các trại tù như Kozelsk, Starobelsk, Ostashkov. Họ là những thành phần tinh hoa: sĩ quan quân đội, bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học, những người, theo mắt nhìn của Stalin và Beria, không thể cải tạo, không thể sử dụng, mà chỉ có thể thủ tiêu.

Ngày 5/3/1940, Lavrenty Beria, người đứng đầu NKVD, gửi lên Bộ Chính trị đề xuất xử tử 25.700 tù nhân Ba Lan. Bản đề xuất ấy được Stalin, Molotov, Voroshilov, Mikoyan và Kalinin đồng loạt ký tên, ghi rõ: “Không xét xử. Không trì hoãn.”

Tài liệu này-,về sau được biết với tên gọi “Biên bản số 13”- là văn bản tử hình tập thể quy mô lớn hiếm hoi có chữ ký trực tiếp của Stalin.

Thảm sát diễn ra tại ba địa điểm chính: rừng Katyn (gần Smolensk), Kalinin (nay là Tver), và Kharkov. Các nạn nhân bị bắn vào sau gáy, thi thể chôn trong các hố tập thể kín đáo giữa rừng sâu.

Màn kịch tuyên truyền: “Đức là thủ phạm”:

Tháng 4 năm 1943, phát xít Đức công bố phát hiện các hố chôn tập thể tại Katyn sau khi chiếm được khu vực này.

Một nhóm điều tra quốc tế do Hội Chữ Thập Đỏ dẫn đầu, bao gồm các chuyên gia từ Thụy Sĩ, Croatia, và Thụy Điển, xác nhận thời điểm tử vong rơi vào năm 1940, khi Liên Xô còn kiểm soát khu vực.

Phản ứng của Liên Xô rất nhanh chóng: phủ nhận toàn bộ, khẳng định Đức mới là thủ phạm, và cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Ba Lan lưu vong vì “theo lời địch”.

Liên Xô lập ra một Ủy ban “điều tra” riêng dưới sự chỉ đạo của học giả Nikolai Burdenko, thực chất là một cơ quan ngụy tạo, bóp méo thời gian, dựng lại chứng cứ giả để kết tội phát xít Đức.

Mọi nỗ lực của các học giả, nhà báo hay cựu chiến binh phương Tây muốn điều tra độc lập đều bị cấm cản hoặc vô hiệu hóa trong bối cảnh chiến tranh.

Sự im lặng kéo dài qua các đời Tổng bí thư:

Sau chiến tranh, vụ Katyn tiếp tục là một “vùng cấm”. Tại Tòa án Nürnberg (1946), Liên Xô cố gắng đưa vụ Katyn ra làm bằng chứng chống lại Đức, nhưng các thẩm phán quốc tế từ chối tiếp nhận vì nghi vấn lớn về tính xác thực.

– Dưới thời Nikita Khrushchev (1953–1964), dù khởi xướng phong trào phi Stalin hóa, ông vẫn không đả động gì đến Katyn.

Theo tài liệu từ hậu trường, Khrushchev đã tiếp cận được hồ sơ mật nhưng nhận thấy vụ việc quá nhạy cảm để công bố, đặc biệt trong bối cảnh Ba Lan là đồng minh thuộc khối XHCN.

– Leonid Brezhnev (1964–1982) tiếp tục chính sách che đậy. Các tài liệu lưu trữ về Katyn được đưa vào “Gói số 1”, hệ thống hồ sơ tuyệt mật chỉ vài người trong Bộ Chính trị được phép tiếp cận. Cơ quan tuyên truyền của Đảng thậm chí còn tổ chức sản xuất phim tài liệu “chứng minh” Đức là thủ phạm.

– Yuri Andropov (nguyên lãnh đạo KGB, Tổng bí thư 1982–1984) tiếp tục bảo vệ hệ thống dối trá này, ra lệnh kiểm soát các nghiên cứu lịch sử độc lập và ngăn chặn những tài liệu nước ngoài đề cập đến Katyn.

Từ Khrushchev đến Chernenko, ba thế hệ lãnh đạo Liên Xô đã đồng thuận trong sự im lặng: sự thật về Katyn không thể xuất hiện.

Gorbachev: Khi lịch sử trở thành cơn ác mộng:

Chỉ đến cuối thập niên 1980, dưới làn sóng cải tổ (Perestroika) và công khai (Glasnost) của Mikhail Gorbachev, hy vọng làm sáng tỏ vụ Katyn mới dần manh nha.

Trước áp lực của sử gia, báo giới và đặc biệt từ chính phủ Ba Lan thời hậu cộng sản, Gorbachev chấp thuận mở lại kho lưu trữ và cho phép kiểm tra “Gói số 1”.

Theo lời kể của Anatoly Chernyaev, cố vấn thân cận của Gorbachev, trong một phiên làm việc tại Kremlin năm 1989, khi Gorbachev lần đầu đọc “Biên bản số 13”, ông “rợn tóc gáy” và “lặng người rất lâu”. Ông nói: “Tôi không thể tin rằng người ta có thể ký cái này như ký một công văn hành chính.”

Năm 1990, Gorbachev chính thức công nhận rằng vụ Katyn do NKVD thực hiện, nhưng tránh nêu đích danh Stalin. Một phần sự thật đã được trả lại, nhưng vẫn thiếu điểm mấu chốt: ai ra lệnh?

Yeltsin và sự công bố muộn màng nhưng cần thiết:

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Tổng thống Boris Yeltsin kế nhiệm một di sản đầy dối trá.

Trong một hành động táo bạo và có ý nghĩa biểu tượng, ngày 14/10/1992, Yeltsin trao lại cho Tổng thống Ba Lan Lech Wałęsa bản sao tài liệu “Biên bản số 13”, có chữ ký của Stalin, Molotov và toàn bộ Bộ Chính trị, phê duyệt lệnh xử bắn 21.857 công dân Ba Lan.

Yeltsin phát biểu trong buổi lễ:

“Không có tương lai cho một đất nước che giấu quá khứ. Sự thật dù đau đớn đến đâu cũng phải được đưa ra ánh sáng. Đó là nghĩa vụ đạo đức của chúng tôi.”

Đây là lần đầu tiên chính quyền Nga thừa nhận bằng tài liệu chính thức rằng Stalin và nhà nước Liên Xô chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ thảm sát Katyn.

Nghị quyết của Quốc hội Nga: Thừa nhận lịch sử, nhưng không đoạn tuyệt:

Phải đến tận ngày 26/11/2010, Quốc hội Nga (Duma Quốc gia) mới thông qua một nghị quyết chính thức công nhận vụ thảm sát Katyn là tội ác của chính quyền Stalin. Trong nghị quyết, Duma tuyên bố:

“Các tài liệu mật từ kho lưu trữ của Kremlin cho thấy rõ: vụ hành quyết hơn 22.000 công dân Ba Lan tại Katyn là hành động tội phạm có chủ đích, được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Stalin và giới lãnh đạo Liên Xô.”

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Nga phản đối dữ dội, cáo buộc rằng “các tài liệu có thể bị làm giả”, cho thấy việc đối diện với sự thật vẫn còn là quá trình đầy đau đớn và chia rẽ trong chính nội bộ nước Nga.

Katyn – dấu vết của sự thật và bóng tối của quyền lực:

Vụ thảm sát Katyn là tấm gương soi chiếu nhiều tầng lớp của lịch sử thế kỷ XX: từ sự tàn bạo của các chế độ toàn trị, sự ngoan cố của dối trá, cho đến sức mạnh không thể đảo ngược của sự thật.

70 năm sau thảm sát, chỉ đến khi hệ thống sụp đổ, sự thật mới được trả về với những người đã chết trong âm thầm.

Không chỉ là một vụ giết người hàng loạt, Katyn còn là một lời nhắc nhở: lịch sử có thể bị che giấu một thời gian, nhưng không thể bị vùi lấp vĩnh viễn. Và mỗi thế hệ đều có trách nhiệm giữ gìn, công bố và học hỏi từ sự thật ấy.

Bản đồ các địa điểm liên quan đến vụ thảm sát Katyn


TRÍCH ĐOẠN NỘI DUNG CHÍNH BIÊN BẢN SỐ 13:

(Dịch sang tiêang Việt)

Tuyệt mật

5 tháng 3 năm 1940

Ủy ban Nhân dân Phụ trách Nội vụ Liên Xô (NKVD)

Gửi đồng chí Stalin

Trong các trại tù binh và nhà tù ở các khu vực phía tây của Ukraine và Belarus hiện đang giam giữ một số lượng lớn cựu sĩ quan quân đội Ba Lan, cảnh sát, nhân viên tình báo, thành viên các đảng phản cách mạng, và những người khác. Tất cả đều là kẻ thù không thể hòa giải của chính quyền Xô viết.

Đề nghị:

1- Xét xử theo thủ tục đặc biệt, không triệu tập bị can, không đưa ra cáo buộc, và không ban hành phán quyết, đối với 14.700 người bị giam giữ trong các trại tù binh và 11.000 người bị giam giữ trong các nhà tù, với hình phạt tử hình bằng cách xử bắn.

2- Giao việc xét xử cho một “Troika” đặc biệt gồm các đồng chí Merkulov, Kobulov và Bashtakov.

Ký tên: L. Beria

Đã phê duyệt:

Stalin – Tán thành

Voroshilov – Tán thành

Molotov – Tán thành

Mikoyan – Tán thành

Ghi chú bên lề:

Kalinin – Tán thành

Kaganovich – Tán thàn

Основные источники:

(Các Tài liệu tham khảo chính)

1- Берия, Лаврентий. Меморандум Сталину, 5 марта 1940 г. Архив Президента Российской Федерации (Пакет №1).

2- Специальный комитет Палаты представителей США. Резня в Катынском лесу, 1952 г.

3- Черняев, Анатолий. Мои шесть лет с Горбачёвым, 1993 г.

4- Наумов В., Яковлев А. Лубянка — Сталин — Катынь: Особые папки, 1995 г.

5- Государственная Дума Российской Федерации. Резолюция о Катынском расстреле, 2010 г.

Tù binh Ba Lan bị Hồng quân bắt giữ trong cuộc tấn công Ba Lan


 

TT Nga đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraina, Kiev hoan nghênh « dấu hiệu tích cực » từ phía Matxcơva

  RFI

Tổng thống Nga Vladimir Putin không hồi đáp yêu cầu ngừng bắn 30 ngày, mà Ukraina và các đồng minh đưa ra hôm qua, 10/05/2025, nhưng trong cuộc họp báo tối hôm qua, ông Putin đã đề nghị nối lại các đàm phán trực tiếp Nga – Ukraina tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 11/05/2025 

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại điện Kremlin ở Matxcơva, Nga, ngày 11/05/2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại điện Kremlin ở Matxcơva, Nga, ngày 11/05/2025. © Sergey Bobylev/Host agency RIA Novosti/Handout via REUTERS

Trọng Thành|Chi Phương

Theo Reuters, tổng thống Nga không loại trừ việc hai bên đạt thỏa thuận về « một đợt ngừng bắn » mới với điều kiện đàm phán phải cho phép « loại bỏ các gốc rễ sâu xa của xung đột », để hướng đến « việc thiết lập một nền hòa bình bền vững ». Ông Putin cho biết sẽ trao đổi với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay, 11/05/2025, để chuẩn bị cho các đàm phán.

Về tuyên bố của tổng thống Nga, thông tín viên Jean-Didier Revoin từ Matxcơva cho biết cụ thể :

« Sau khoảng 20 cuộc họp song phương với lãnh đạo các nước tới Matxcơva dự lễ kỷ niệm ngày 09/05, Vladimir Putin đã có bài phát biểu dài 20 phút trước một nhóm các nhà báo Nga và nước ngoài được tuyển chọn. Đây là cơ hội để tổng thống Nga đưa ra đề xuất phản hồi lại đề xuất ngừng bắn 30 ngày do Kiev và các đồng minh phương Tây yêu cầu, nếu không sẽ phải chịu lệnh trừng phạt mới.

Ông Putin nói : ‘‘Chúng tôi đề nghị chính quyền Kiev nối lại không chậm trễ các đàm phán mà chúng tôi đã từng nỗ lực tiến hành với họ, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/05 này, tại chính nơi mà các cuộc đàm phán trước đây đã từng diễn ra và bị gián đoạn.’’

Như vậy là phía Nga đề nghị đàm phán trực tiếp, nhưng không kèm theo ngừng bắn. Để biện minh cho việc từ chối ngừng bắn này, tổng thống Nga đã trích dẫn 5.000 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn do Matxcơva đề xuất, về các cơ sở hạ tầng năng lượng, vào dịp lễ Phục sinh hay trong lễ kỷ niệm chiến thắng vừa qua. Điều rõ ràng nhất mà ta có thể thấy là tổng thống Nga đã bỏ ngoài tai các áp lực của phương Tây.

Ông Putin nói : ‘‘Chúng tôi đã đưa ra đề xuất. Câu trả lời bây giờ phụ thuộc vào chính quyền Ukraina và những người giám hộ họ. Tôi nhắc lại : Nga sẵn sàng đàm phán mà không cần các điều kiện tiên quyết’’.

Hiện tại vẫn phải chờ xem Kiev và Matxcơva thực sự sẵn sàng đàm phán về những gì. »

Quan điểm của Nga : Cần dựa vào dự thảo thỏa thuận Istanbul 2022

Reuters dẫn lại tuyên bố hôm nay, 11/05, của cố vấn chính sách đối ngoại điện Kremlin, Yuri Uchakov, theo đó quan điểm của Matxcơva là đàm phán cần tính đến các thay đổi trên thực địa, và dự thảo về thỏa thuận hòa bình Nga và Ukraina đã sơ bộ đạt được hồi 2022. Theo dự thảo mà Reuters tham khảo được, Ukraina phải chấp nhận quy chế trung lập vĩnh viễn để đổi lấy bảo đảm an ninh của năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh).

Ukraina hy vọng Nga sẽ chấp thuận ngừng bắn 30 ngày

Sáng nay, tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky hy vọng rằng Nga sẽ chấp thuận ngừng bắn 30 ngày kể từ thứ Hai, ngày 12/05, và Kiev sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Matxcơva theo đề xuất của tổng thống Nga. Nguyên thủ Ukraina cũng cho rằng đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy Nga đã bắt đầu xem xét việc chấm dứt chiến tranh.

Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze cho biết thêm thông tin :

« Trước đề xuất của tổng thống Nga, Ukraina và đồng minh trên thực tế, đã đề xuất với Nga một lệnh ngừng bắn toàn diện, vô điều kiện trong vòng 30 ngày kể từ thứ Hai và các cuộc giao tranh phải được chấm dứt trước bất cứ cuộc đàm phán nào về hòa bình.

Về phần mình, tổng thống Nga Vladimir Putin không đề cập đến lệnh ngừng bắn trong bài phát biểu của mình, mà thay vào đó đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraina, nhưng vẫn tiếp tục oanh kích Ukraina. Trong đêm qua, tại thủ đô Kiev, người dân có thể nghe thấy một số vụ nổ sau cuộc tấn công bằng drone. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi đề xuất của ông Putin là không thể chấp nhận được đối với Kiev và chỉ ra rằng Matxcơva vẫn luôn cố áp đặt điều kiện của mình, và điều này, về cơ bản trái ngược với đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện.

Về phía Hoa Kỳ, Donald Trump hôm nay nhận định rằng đó có thể ‘là một ngày quan trọng đối với Nga và Ukraina’, ngay cả khi Washington là bên đầu tiên đề xuất lệnh ngừng bắn 30 ngày từ tháng Ba vừa qua. Tổng thống Mỹ tin vào một giải pháp nhanh chóng đối với cuộc xâm lược của Nga. Trong khi đó, đại sứ Hoa Kỳ tại Kiev thì cảnh báo về nguy cơ Matxcơva đang chuẩn bị một cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào Ukraina, trái ngược hoàn toàn với các mong muốn hòa giải từ Nga. »

Sau khi lệnh ngừng bắn ba ngày mà Matxcơva ban hành hết hạn, trong đêm qua, không quân Ukraina cho biết Nga đã tấn công bằng 109 drone shahed và các loại drone khác và 60 trong số đó đã bị bắn hạ. Còi báo động phòng không vang lên tại nhiều khu vực, đặc biệt là Kiev.


 

 Ở Trung Quốc mỗi năm có khoảng 200 ngàn trẻ em bị mất tích

Chuyện tuổi Xế Chiều – Công Tú Nguyễn

  Ở Trung Quốc mỗi năm có khoảng 200 ngàn trẻ em bị mất tích, nhưng tỷ lệ tìm được chỉ là 0,1%.

Lời khai của một kẻ buôn người ở Trung Quốc sau khi bị bắt sẽ cho thấy tình hình khủng khiếp thế nào, giúp bạn hiểu được sự suy đồi đạo đức đã đến mức “không còn giới hạn”.

Câu chuyện trả lời của kẻ buôn người khiến người nghe phải ớn lạnh.

Hỏi: Tại sao anh phải buôn bán trẻ em?

Đáp: Kiếm tiền vừa nhanh vừa dễ dàng.

Hỏi: Anh có biết thế là phạm tội ?

Đáp: Chẳng phải đó là một đứa trẻ sao ? Họ lại có thể sinh tiếp !

Hỏi: Anh đã bao nhiêu lần tham gia phạm tội? Lần nhiều nhất bắt cóc mấy bé ?

Đáp: Tôi không thể nhớ, mỗi tháng đều bán vài lần. Lần nhiều nhất dường như khoảng 3-4 đứa, tôi không nhớ rõ.

Hỏi: Anh có biết những đứa trẻ bị bắt cóc bán về đâu không?

Đáp: Trên khắp nơi trên đất nước đều có, có người chuyên bán, tôi phụ trách việc bắt cóc. Người ở trên không cho phép tôi biết nơi đứa trẻ đến, họ nói rằng sợ cảnh sát sẽ tìm thấy chúng.

Hỏi: Cách anh gây án thế nào ?

Đáp: Ngoan ngoãn nghe thì lừa, quá lanh lợi thì bắt ép, không nghe lời thì đánh hôn mê mang đi, khi người lớn không chú ý sẽ ra tay hành động.

Hỏi: Anh có lựa chọn đứa trẻ để gây án?

Đáp: Phải chú ý vào sức khỏe, ăn mặc sáng sủa, chất lượng tốt mới có thể bán được giá tốt.

Hỏi: Trong quá trình lừa gạt, anh đã bao giờ giết chết đứa trẻ nào chưa?

Đáp: (im lặng một lúc, gật đầu) Do đứa bé khóc quá lớn, gần như có thể lôi kéo người ta chú ý kéo đến, đồng bọn của tôi sợ có chuyện không hay nên ném đứa bé xuống sông. Đây là người kia làm, không phải tôi!

Những câu trả lời khiến người nghe không khỏi cảm thấy ớn lạnh nổi da gà, trong mắt những kẻ buôn người này thì sinh mạng những đứa trẻ như cỏ dại bên lề đường, nhổ đi sẽ mọc lại…

Hóa trang và cạo đầu trẻ gây khó khăn cho người tìm kiếm.

Truyền thông Đại Lục đưa tin, ngày 25/8 một bé gái 5 tuổi ở Tuyên Uy tỉnh Vân Nam đã bị bắt cóc khi đang chơi bên cầu Tây Hà. May mắn thay, đứa trẻ cuối cùng đã thành công trốn về. Nhưng khi người ta tìm thấy bé thì tóc bé đã bị cạo và quần áo trên người đã bị thay đổi, tội phạm buôn người làm vậy để mọi người khó nhận ra bé.

Người không quen, chẳng hạn cộng đồng mạng chỉ thấy hình dáng bé ban đầu khi chưa bị bắt cóc thì không thể nhận ra được khi bé đã được “cải trang” như vậy, điều đó khiến cho công việc giải cứu đứa trẻ khó khăn hơn.

Gia đình nạn nhân ám ảnh cả đời.

Đối với kẻ buôn người, đứa trẻ chỉ là một món hàng đem lại lợi nhuận, nhưng đối với một gia đình đã mất con thì đó có thể là vết thương ám ảnh suốt đời. Vết thương chỉ nguôi ngoai khi nào đứa trẻ trở lại, dù cha mẹ có sinh thêm bao nhiêu đứa nữa thì cũng không thể bù đắp được nỗi đau mất con. Đó không đơn giản chỉ là đứa trẻ, mà còn là nửa đời còn lại của cha mẹ, làm sao có thể không đau đớn! Tội phạm bắt cóc không quan tâm chuyện sống hay chết của đứa trẻ cũng như nỗi đau khổ của cha mẹ mất đứa trẻ, trong mắt họ chỉ là tiền.

Một số cơ quan truyền thông Đại Lục cho biết, ở Trung Quốc mỗi năm có đến 200 nghìn trường hợp trẻ bị mất tích, còn tỷ lệ tìm được chỉ là 0,1%. Điều này nghĩa là 99,9% các gia đình còn lại đang sống trong nỗi đau đớn. Khi đứa trẻ bị bắt cóc, vấn đề không chỉ là cuộc sống của đứa trẻ, mà còn là cuộc sống của cha mẹ trẻ.

Có câu chuyện đau lòng được truyền thông Đại Lục chia sẻ kể một đứa trẻ bị bắt cóc cuối cùng đã tìm thấy cha mẹ, nhưng thời gian đã qua 30 năm, trong thời gian đó người cha quá đau khổ đã qua đời, còn người mẹ thì hóa điên. Khoảnh khắc người ta đưa người con đến gặp mẹ đã giúp người mẹ hồi tỉnh lại, khỏi hẳn chứng điên dại kéo dài suốt 30 năm, người mẹ kéo tay con dẫn ra ngọn đồi phía sau, bà quỳ trước mộ chồng thốt lên “Con gái đã trở về.”

Gia đình tan vỡ và rơi vào địa ngục trong 30 năm, khó có thể thấu hiểu họ phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ. Có thể nói, phía sau mỗi đứa trẻ bị bắt cóc là cuộc sống đảo lộn bất hạnh của một gia đình, không có ngoại lệ. Kiếp nạn đó không chỉ là đối với đứa trẻ, mà còn là đối với một gia đình, hoặc thậm chí là một gia tộc.

Bốn mánh khóe chủ yếu của tội phạm buôn người.

  1. Đạn bọc đường

Từ “kẹo”, “đồ ăn nhẹ” đến “thú cưng” và “đồ chơi điện tử”, tội phạm buôn người sử dụng nhiều vật phẩm mà trẻ em thích để dụ dỗ trẻ em, lợi dụng bản tính đơn giản, tốt bụng và tò mò của trẻ để bắt cóc.

  1. Đồng phục ngụy trang

Tội phạm buôn người có thể giả làm nhân viên giao hàng, nhân viên bảo vệ, bác sĩ, y tá… Những người này luôn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, thường khiến cha mẹ bé mất cảnh giác, khi thời cơ thuận lợi những kẻ buôn người sẽ ra tay đối với đứa trẻ!

  1. Cướp bằng bạo lực

Thủ phạm buôn người cũng thường nhắm vào những đứa trẻ chơi một mình, hoặc khi người thân bên cạnh là phụ nữ và người già. Khi đó họ có thể trực tiếp giật đứa trẻ mang đi. Hầu hết họ dùng các phương tiện hỗ trợ như xe máy và ô tô.

  1. Giả người nhiệt tình

Một số thủ phạm buôn người thường túc trực tại những nơi như công viên, khu thắng cảnh, nhà ga…, khi thấy có người mẹ dẫn theo trẻ gặp vấn đề gì đó khó khăn, những đối tượng này có thể đóng vai người tốt bụng để chủ động giúp đỡ quan tâm đứa bé. Trong chớp mắt, đứa trẻ sẽ bị bắt cóc đi!

Tuyết Mai

(st)


 

Quá sợ Trump, dân Canada bỏ phiếu cho Carney thắng, khiến lãnh tụ Đảng Bảo Thủ mất ghế

Ba’o Nguoi-Viet

April 29, 2025

TORONTO, Canada (NV) – Đảng Tự Do của Thủ Tướng Mark Carney đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang Canada, chặn đứng một ngã rẽ đáng sợ với mối đe dọa bị sáp nhập vào Mỹ cùng với cuộc chiến tranh thương mại của Tổng Thống Mỹ Donald Trump nhắm đánh Canada, thông tấn xã AP loan tin hôm Thứ Ba, 29 Tháng Tư.

Đối thủ của Thủ Tướng Carney, là nhà lãnh đạo Đảng Bảo Thủ theo chủ nghĩa dân túy Pierre Poilievre, đã bị cử tri bỏ phiếu truất khỏi ghế của mình trong Quốc Hội, theo tính toán của Hiệp Hội Phát Thanh Truyền Hình Canada.

Việc mất ghế đại diện cử tri Quận Ottawa trong cuộc tuyển cử vào hôm Thứ Hai đã đánh dấu đà sụt giảm nhanh chóng trong vận may của ứng cử viên Poilievre, nhân vật mà cách đây vài tháng có vẻ như là sẽ trở thành vị thủ tướng tiếp theo của Canada và giúp cho Đảng Bảo Thủ quay trở lại nắm quyền sau một thập niên đứng bên lề. Nhưng sau đó, cũng nhờ Tổng Thống Mỹ Donald Trump bỗng dưng phát động cuộc chiến tranh thương mại với Canada và đòi nước này phải trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ mà cử tri Canada đâm ra phẫn nộ, dẫn đến chuyện đảo lộn kết quả cuộc bầu cử.

Thủ Tướng Canada, nhà lãnh đạo Đảng Tự DoMark Carney phát biểu trước những người ủng hộ sau khi đắc cử thủ tướng ngày 29 Tháng Tư, 2025 ở Ottawa, Canada. (Hình: Andrej Ivanov/Getty Images)

Ông Poilievre, một chính trị gia chuyên nghiệp, đã vận động tranh cử với sự liều lĩnh giống như ông Trump bên Mỹ, rõ ràng là đã lấy một chương từ trong chính sách của vị tổng thống Mỹ này, là “Nước Mỹ Trên Hết,” khi ông áp dụng khẩu hiệu “Canada Trên Hết” để làm cương lĩnh chính trị của đảng mình.

Thế là những điểm tương đồng của ông Poilievre với ông Trump, rốt cuộc, có thể đã khiến ông và đảng của ông phải trả giá đắt. Nhờ thế mà Đảng Tự Do mà theo dự đoán sẽ giành được nhiều ghế hơn trong số 343 ghế của Quốc Hội so với Đảng Bảo Thủ. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu họ có giành được đa số hoàn toàn, tức là phải giành được ít nhất là 172 ghế, hoặc là sẽ phải liên hiệp với một đảng nhỏ hơn để thông qua các đạo luật và tiếp tục nắm quyền.

Trong bài diễn văn tuyên bố chiến thắng, Thủ Tướng Carney nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình đoàn kết dân tộc khi đang phải đối phó với các mối đe dọa từ Washington. Ông cũng cho biết hệ thống bang giao đôi bên cùng có lợi, mà Canada và Hoa Kỳ đã cùng nhau áp dụng từ Thế Chiến II cho tới ngày nay, coi như đã kết thúc mất rồi.

“Chúng ta đã vượt qua cú sốc do sự phản bội của Mỹ gây ra, nhưng chúng ta không bao giờ nên quên những bài học thấm thía đó,” ông Carney nói. “Như tôi đã báo động trong nhiều tháng, nước Mỹ thèm khát đất đai, tài nguyên, nước, và xứ sở của chúng ta,” vị đương kim thủ tướng nói thêm.

“Đây không phải là những mối đe dọa suông. Tổng Thống Trump đang cố gắng đập tan chúng ta để nước Mỹ có thể làm chủ đất nước chúng ta. Điều đó sẽ không bao giờ… không bao giờ xảy ra đâu. Nhưng chúng ta cũng phải nhận ra thực tế chẳng mấy hay ho gì rằng thế giới của chúng ta đã thay đổi từ căn bản. Hy vọng rằng thất bại của Đảng Bảo Thủ dưới quyền ông Poilievre sẽ biến cuộc bầu cử này thành một cuộc trưng cầu dân ý về cựu Thủ Tướng Justin Trudeau, nhân vật phải lãnh đủ sự ủng hộ giảm sút của cử tri vào cuối giai đoạn cầm quyền khi giá thực phẩm và nhà ở tại Canada tăng cao quá…” (TTHN)


 

Mùi tử khí bốc lên từ những tòa nhà đổ sập

Những câu chuyện Nhân Văn

My Lan Pham   · 

Mùi tử khí bốc lên từ những tòa nhà đổ sập trong trận động đất 7,7 độ, nhân viên cứu hộ gặp khó khăn chồng chất vì thiếu thốn vật tư.

Quy mô tàn phá do động đất ở miền trung Myanmar không giống bất kỳ điều gì mà nhân viên cứu hộ cứu nạn và y tế từng chứng kiến, kể cả khi quốc gia đã trải qua 4 năm xung đột.

Tại Sagaing, nơi nơi đều là nhà cửa đổ sập sau trận động đất ngày 28/3. Trụ sở cứu hỏa tỉnh nằm trong số các cơ sở vật chất bị phá hủy, cùng tất cả máy móc và phương tiện cứu hộ cứu nạn. Không đủ nhân lực để tìm kiếm và thu thập thithe, cũng không đủ thiết bị để đào bới đống đổ nát.

“Đã hai ngày trôi qua, tử khí bắt đầu bốc lên”, người tham gia công tác cứu nạn, nói. “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ trợ giúp nào vì mất kết nối Internet và điện thoại. Hiện nay chỉ có người dân địa phương tham gia công tác cứu nạn, chúng tôi cần thêm nhiều người nữa một cách khẩn cấp”.

THEO: VNEXPRESS