Vài suy nghĩ nhân lễ tốt nghiệp trung học “high school” của cháu nội.

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Trường Alief Kerr High School-Class năm 2024 làm lễ tốt nghiệp ngày 23 tháng 05 năm 2024 vừa qua tôi thấy: mười cháu đứng đầu (Top 10) của trường này, chín (9) cháu là người Việt Nam.

Tôi thật không ngờ các cháu người Việt Nam rất giỏi, đã làm hãnh diện cho cha mẹ, ông bà còn làm hãnh diện cho người Việt Nam.

Trường Alief Kerr high school, là trường trung học dành cho các em học sinh học khá của các trường khác qui tụ về đây. Học sinh “Top Ten” của trường giỏi là những cháu thật sự học giỏi. Ở nuớc Mỹ này không có trường hợp chạy chọt, lo lót để vào trường giỏi, lo lót để có tên trong “Top Ten” này.

Vì sao vậy? Vì các cháu còn phải học 4 năm nữa ở Đại Học và các cháu chọn ngành học ưa thích để còn ra đời làm việc, kiếm sống. Trường Đại học rất nhiều, ngành nghề học cũng không thiếu, các em có thể chọn học ngành nào, trường nào mà các em thích và cũng tùy theo khả năng tài chánh của gia đình các em.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tất cả công chức, quân nhân chế độ cũ có trình độ đều bị đi tù dài hạn – người ở tù lâu nhất là 17 năm – Những người giỏi, ưu tú của miền Nam đa số đều tìm cách vượt biên ra nước ngoài, nhất là đến Mỹ để sinh sống.

Những người ưu tú bị bạc đãi không được trọng dụng, bị nghi ngờ, nên họ tìm cách ra nước ngoài để được tự do làm việc, sinh sống.

Con cháu của họ cũng được hưởng hoàn cảnh tự do đó, được học miễn phí ở các trường tiểu học và trung học, được xe đưa rước miễn phí từ nhà đến trường.

Tinh thần ham học hỏi, “gen” ưu tú, di truyền của ông bà, cha mẹ đã thúc đẩy các cháu chịu khó học tập. Hơn nữa chế độ lương bỗng đãi ngộ xứng đáng cho các em trong tương lai đã thúc đẩy các em chịu khó hoc tập.

Tôi bị tù gần 8 năm ở các miền rừng núi, chỉ nghe tiếng chim “trói cô bắt cột” trong các thung lũng âm u ở miền Bắc Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh.  Bị bỏ đói triền miên.

Được thả về đầu năm 1983 không còn đói nữa nhưng tôi đã bị mất tự do. Lúc nào cũng sợ bị bắt lại bất cứ vì lý do gì? Đang làm ăn buôn bán cũng sống được, nhưng tôi phải ra đi với hai bàn tay trắng, để bắt đầu lại cuộc đời mới mà lúc đó tôi cũng không hình dung được, cuộc đời mình sẽ ra sao?

Cũng như Abraham ngày xưa, Chúa bảo bỏ tất cả mà ra đi, tôi cũng bỏ tất cả mà ra đi.

Cuối cùng rồi tôi và gia đình được sống tự do, không sợ bị bắt bớ lại, được hưởng sự bình an trong ba mươi năm qua ở vùng đất mới.

Tạ ơn Chúa, cám ơn bà con, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn ban đầu khi đến Mỹ.

Phùng Văn Phụng

Con lượm nghêu biển Pismo, mẹ bị phạt $88,000

Ba’o Nguoi-Viet

May 24, 2024

PISMO BEACH, California (NV) – Một người phụ nữ ở California bị phạt hơn $88,000 sau khi con của bà lượm về hàng chục con nghêu từ một bãi biển.

Cuối năm ngoái, Charlotte Russ và gia đình bà từ Fresno đi Pismo Beach chơi.

Russ nói với Đài KFSN rằng con của bà lượm những vật mà chúng tưởng là vỏ sò – con số chính xác là 72 – nhưng đó lại là những con nghêu Pismo.

Nghêu trên biển (Hình minh họa: Jonas Thomann/Pexels)

Luật California bảo vệ loài nghêu này. Muốn thu hoạch, người bắt nghêu phải có giấy phép đánh cá có hiệu lực và một dụng cụ đo đạc chuẩn xác để đo xem nghêu Pismo có đủ độ dài 4 inch rưỡi hay không thì mới được bắt.

Nghêu nào nhỏ hơn kích thước nêu trên phải được chôn trở lại dưới cát, nơi vừa đào lên. Mỗi người chỉ được bắt 10 con nghêu Pismo ở những thời điểm nhất định trong ngày.

Russ nhận được giấy phạt ngày hôm đó. Về nhà, bà nhận thư thông báo mức phạt là hơn $88,000.

May thay, sau khi giải thích cho quan tòa đầu đuôi câu chuyện lầm lỡ, án phạt giảm còn $500.

Nay thì bà xem như là một câu chuyện vui trong đời sống, thậm chí còn xăm hình một con nghêu để nhớ về vụ này.

Giới chức Sở Bảo Vệ Cá và Động Vật Hoang Dã ở California cho biết, nhận dạng một con nghêu còn sống với một cái vỏ sò rỗng có thể khó biết.

Nếu cả hai mảnh của vỏ còn liền lạc với nhau thì đó là con nghêu còn sống, giới chức khuyên đừng nên động vào. Nếu vỏ đã bể, thì an toàn hơn để lượm về.

Russ nói rằng quả thật đây là một bài học cho cả nhà, và bây giờ thì họ biết sự khác biệt rồi. (TTHN)

 


 

Houston bão ‘đánh’ túi bụi, ít nhất 4 người thiệt mạng

Ba’o Nguoi-Viet

May 17, 2024

HOUSTON, Texas (NV) – Lần thứ hai trong tháng này, Texas gánh chịu một đợt giông bão di chuyển vùn vụt tấn công dồn dập miền Đông Nam Texas, làm ít nhất bốn người thiệt mạng, thổi tung cửa sổ các tòa nhà cao tầng, quật ngã cây cối và khiến hơn 900,000 căn nhà và cơ sở làm ăn ở khu vực Houston bị cúp điện, thông tấn xã AP loan tin.

Giới chức kêu gọi người dân không ra đường sau cơn bão hôm Thứ Năm, 16 Tháng Năm, vì nhiều nơi không cách nào đi qua được đồng thời đèn giao thông cũng bị mất điện. Hệ thống bão di chuyển nhanh qua thành phố, nhưng báo động lũ lụt vẫn được duy trì vào Thứ Sáu tại Houston và các khu vực ở miền Đông.

Thị Trưởng Houston John Whitmire nói có bốn người thiệt mạng trong thời tiết khắc nghiệt. Các viên chức cho biết ít nhất hai trong số những người chết là do bị cây đè và một trường hợp khác thì do cần cẩu bị gió mạnh thổi bay rồi rớt trúng.

Cột điện ngã sau cơn bão ở Houston, Texas, hôm 16 Tháng Năm, 2024 (Hình: North Texas Storm Chaser)

Đường sá ở Houston bị ngập lụt, cây cối ngã và đường dây điện rơi rớt la liệt khắp khu vực. Whitmire cho biết vận tốc gió đạt tới 100 dặm/giờ (160 km/giờ) “trong đó có một số cơn gió lốc.” Whitmire cho biết những cơn gió giật gợi nhớ lại cơn bão Ike tàn phá thành phố năm 2008.

“Tối nay xin quý vị hãy ở nhà. Ngày mai, đừng đi làm, trừ khi quý vị là người lao động chủ chốt. Xin hãy ở nhà, chăm sóc con cái,” Whitmire nói trong cuộc họp báo tối Thứ Năm. “Lực lượng cứu hộ của thành phố sẽ túc trực suốt ngày đêm.”

Cuồng phong thổi qua Houston, Texas hôm 16 Tháng Năm, 2024 (Hình: @hoofcows01/TikTok)

Các tiểu bang Duyên Hải Vùng Vịnh có thể hứng chịu giông bão rải rác, ồ ạt kèm theo lốc xoáy, mưa đá lớn và gió dữ dội. Cơ Quan Thời Tiết Quốc gia NWS cho biết lượng mưa từ nặng hạt cho tới ào ạt như thác đổ có thể trút xuống từ miền Đông Louisiana cho tới trung tâm Alabama vào Thứ Sáu.

Tại Houston, hàng trăm cửa sổ tại các khách sạn và tòa nhà văn phòng ở trung tâm thành phố bể nát, mảnh vụn kiếng vương vãi khắp các đường phố bên dưới nên Texas đang điều động sĩ quan thuộc Sở An Ninh Công Cộng tới bảo vệ khu vực.

Những cơn cuồng phong hung tợn cũng di chuyển qua tiểu bang Louisiana lân cận và làm hơn 215,000 người bị cúp điện. Hơn 100,000 khách hàng của công ty Entergy Louisiana tại khu vực New Orleans bị mất điện, NOLA.com đưa tin.

Văn phòng dự báo thời tiết khu vực New Orleans và Baton Rouge ban bố báo động lũ quét cho tới hết Thứ Bảy.

Tại Minute Maid Park, sân nhà của đội bóng chày Houston Astros, mái nhà có thể đóng mở bị đóng lại do bão. Nhưng gió mạnh tới nỗi vẫn thổi mưa vào bên trong vận động trường. Khán giả có thể nhìn thấy nhiều vũng nước đọng lại trên lằn cảnh cáo bên ngoài sân banh, nhưng trận đấu với Oakland Athletics vẫn tiếp tục.

Học Khu Độc Lập Houston HISD hủy bỏ các lớp học hôm Thứ Sáu với khoảng 400,000 học sinh tại tất cả 274 trường.

Các chuyến bay phải nhanh chóng hạ cánh tại hai phi trường lớn ở Houston. Nhà chức trách liên tục ghi nhận vận tốc gió 60 dặm/giờ (96 km/giờ) tại Phi Trường Bush Intercontinental.

Khoảng 900,000 khách hàng bị mất điện bên trong khu vực và xung quanh Quận Harris, trong đó có Houston, theo poweroutage.us. Harris là nơi sinh sống của hơn 4.7 triệu dân.

Thảm họa thời tiết còn lan tới các vùng ngoại ô của thành phố, khi các viên chức cấp cứu Quận Montgomery gần đó mô tả thiệt hại ảnh hưởng lên đường dây truyền tải điện năng là “thảm khốc” và cảnh cáo rằng nguồn điện có thể bị ảnh hưởng trong vài ngày tới.

Các cơn bão cuồng nộ đổ bộ xuống khu vực Houston trong tuần đầu tiên của Tháng Năm, làm các lực lượng cứu hộ phải nhiều lần giải cứu do nước dâng cao, trong đó có vài người bị kẹt trên mái nhà do tình trạng ngập lụt. (TTHN)

 


 

 Ngày thứ 17 tòa xử Trump vụ chi tiền bịt miệng, đừng tin kẻ bán đứng

 Ba’o Nguoi-Viet

May 14, 2024

NEW YORK (NV) – Luật sư của cựu Tổng Thống Donald Trump, Todd Blanche, khởi đầu màn đối chất với Michael Cohen vào Thứ Ba, 14 Tháng Năm, bằng cách cho người từng là luật sư bào chữa của Trump nếm mùi gậy ông đập lưng ông, Đài CNN ghi nhận ngày xét xử thứ 17.

Blanche xác nhận ông và Cohen chưa từng nói chuyện, nhưng hỏi liệu Cohen có biết ông từng là một kẻ như thế nào không, vì Cohen “lên TikTok rồi gièm pha Blanche, nói ông khóc lóc như cục *** mắc mưa” ngay trước khi phiên tòa khởi sự.

“Nghe cũng giống như điều tôi muốn nói,” Cohen, cựu luật sư và cũng từng là luật sư bào chữa cho Trump đáp.

Michael Cohen, một thời là luật sư của cựu Tổng Thống Donald Trump rời phiên tòa hình sự ở Manhattan Criminal Court ngày 14 Tháng Năm, 2024 ở New York City (Hình: David Dee Delgado/Getty Images)

Câu hỏi của Blanche đặt ra mức độ căng não cho bầu không khí trong màn đối chất với chứng nhân chủ chốt của biện lý quận Manhattan tại phiên tòa xét xử Trump liên quan tới vụ chi tiền bịt miệng. Trong khoảng hai giờ, Blanche tiến hành đối chất nhân chứng để làm cho người ta không tin những cáo buộc mà Cohen chống lại Trump.

Nhưng sau màn công kích phủ đầu lên bài viết trên TikTok do Cohen đăng, buổi đối chất nhân chứng vào Thứ Ba phần nào nhẹ nhàng hơn, khi Blanche hỏi Cohen về những lời khen ngợi mà ông từng ca tụng Trump trong thời gian vẫn còn là một luật sư bào chữa trung thành và số tiền ông kiếm được từ sách và podcast từ lúc lật mặt, quay qua chống lại Trump. Cohen không hề tỏ ra bối rối khi Blanch đọc các tuyên bố khó nghe từ chính miệng Cohen cho ông nghe lại, và Trump gần như không phản ứng gì trước màn đối chất của Blanche.

Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước – Blanche cho biết khi tòa án tiếp tục, buổi đối chất nhân chứng sẽ tiếp tục kéo dài gần như là hết ngày Thứ Năm.

Trong hai ngày, Cohen trình bày chi tiết về kế hoạch chi tiền bịt miệng tiền liên quan tới minh tinh phim khiêu dâm Stormy Daniels trước cuộc bầu cử 2016, tường thuật cho bồi thẩm đoàn nghe về số tiền $130,000 mà ông trả cho Daniels theo yêu cầu của Trump và mô tả sự rạn nứt giữa ông và Trump. Lời khai của Cohen dính mắc với các cáo buộc từ bên công tố cho rằng Trump phạm pháp bằng cách làm giả hồ sơ kinh doanh để trả nợ cho Cohen và lấp liếm khoản tiền. Trump không nhận tội và phủ nhận tư tình với Daniels.

Nếu Cohen rời khỏi bục chứng nhân vào Thứ Năm, có vẻ như cơ quan công tố sẵn sàng hạ màn vụ kiện chống lại Trump. Phụ Tá Biện Lý Quận, Joshua Steinglass, xác nhận với Thẩm Phán Juan Merchan hôm Thứ Ba rằng Cohen là chứng nhân cuối cùng trong vụ truy tố.

Câu hỏi khơi mào từ Blanche chỉ là câu hỏi đầu tiên trong hàng loạt câu trích dẫn sinh động từ Cohen mà Blanche tường thuật cho các bồi thẩm viên nghe nhằm khắc họa một Cohen ghét bỏ Trump và quyết tâm trả thù nhưng vẫn moi tiền của cựu tổng thống cũng như làm cho Trump ngồi tù cho bằng được.

Blanche phải đọc qua rất nhiều tài liệu. Cohen từng viết hai cuốn sách, “Disloyal” (Bất Trung) và “Revenge” (Trả Thù), và cũng quay hàng trăm podcast – Cohen xác nhận tập podcast nào trong loạt “Mea Culpa” ông cũng nhắc tới Trump.

Về podcast đầu tiên của Cohen trong năm 2020, Blanche hỏi liệu ông có gọi Trump là “nhân vật ghét đàn bà trong phim hoạt hình theo kiểu cục xúc” hay không.

“Nghe có vẻ giống như thứ tôi muốn nói,” Cohen đáp.

Sau đó Blanche hỏi liệu Cohen có gọi Trump là “nhân vật phản diện trong phim hoạt hình Cheeto-dusted” hay không.

“Tôi cũng từng nói y như vậy,” Cohen nói.

Tiếp theo Blanche yêu cầu Cohen nghe đoạn âm thanh từ podcast trong Cohen, thẩm phán, các luật sư và Trump đều đeo tai nghe để lắng nghe.

Blanche tiếp tục hỏi Cohen ông kiếm được bao nhiêu tiền từ sách, podcast và trương mục TikTok ông ra mắt sáu tháng trước.

Những gì rút ra được từ buổi đối chất là Cohen kiếm sống bằng việc đả kích Trump sau khi Cohen bị tước giấy phép hành nghề luật sau khi nhận tội năm 2018 liên quan tới các tội trạng gồm có vi phạm tài chánh trong chiến dịch tranh cử dính líu tới vụ chi tiền bịt miệng.

Cuộc giằng co về lời lẽ của Cohen chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài tới tận Thứ Năm khi Blanche cố gắng thuyết phục bồi thẩm đoàn đừng tin vào những cáo buộc của Cohen trong vụ án.

Blanche dẫn dắt Cohen đi qua từng cung bậc cảm xúc với vai trò là luật sư bào chữa cho Trump, chỉ ra cho chính Cohen thấy ông ngoảnh mặt từ ngưỡng mộ qua thù hận vào mùa Hè 2018 ra sao, thời điểm Cohen ‘cắn’ ông chủ cũ.

Khi được hỏi liệu Cohen có bị “ám ảnh” về Trump hay không, Cohen đáp, “Không phải là ám ảnh. Tôi vô cùng ngưỡng mộ ông ấy.”

Cohen cũng dùng lòng ngưỡng mộ hòng cố gắng giải thích cho việc ngoảnh mặt, trả lời hàng loạt câu hỏi về những điều tốt đẹp ông từng nói về Trump: “Phải, lúc đó, tôi vô cùng sùng bái Donald Trump.”

Blanche đọc một mớ lời khen Cohen từng công khai ca ngợi Trump năm 2015 và 2016, trong đó có cả gọi Trump là “một người đàn ông tốt,” “một người đàn ông chu toàn bổn phận với gia đình” và là “một người ăn ngay nói thẳng.”

Cohen xác nhận lòng cảm mến ông dành cho Trump biến chuyển vào mùa Hè 2018, khoảng thời gian ông nhận tội liên bang.

Blanche dồn Cohen vào chân tường để cho phiên tòa thấy động lực làm ông quay lưng với Trump là trả thù và tiền bạc.

Cả Trump lẫn Cohen đều không nã pháo trong buổi đối chất nhân chứng chiều Thứ Ba.

Cohen vẫn ôn tồn trong suốt hơn hai giờ đồng hồ đối chất với Blanche. Còn Trump thì ít khi tham gia vào lời khai của Cohen. Ban đầu, Trump quay qua Cohen trong lúc Blanche bắt đầu nhưng phần lớn thời giờ ông đều nhắm mắt, dường như khoanh tay, nhiều lúc há miệng.

Trong buổi sáng, các công tố viên kết thúc buổi thẩm vấn Cohen, lần lượt chỉ ra cho ông thấy ông quyết định bỏ mặc Trump ra sao – và ngừng dối trá vì Trump – khi ông nhận tội liên bang năm 2018.

Cohen giải thích rằng ông thay mặt Trump nói dối trước Quốc Hội năm 2017 trong cuộc điều tra liên quan tới Nga và rằng ông “gây hiểu lầm” khi nói với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang về khoản tiền $130,000 trả cho Daniels trong một bức thư năm 2018.

Phòng xử Trump tại Manhattan dường như là câu lạc bộ hấp dẫn nhất New York dành cho các chính khách tham vọng thuộc Đảng Cộng Hòa.

Tuần trước, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Florida Rick Scott là người tham gia cùng Trump tại tòa. Hôm Thứ Hai, Thượng Nghị Sĩ J.D. Vance tiểu bang Ohio ngồi sau Trump hai hàng ghế.

Lara Trump, con dâu Trump và đồng chủ tịch mới thuộc Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa RNC, cũng xuất hiện tại tòa hôm Thứ Ba, cùng với con trai Trump là Eric Trump, người từng đôi lúc có mặt trong phòng xử án hai tuần qua.

Tại một thời điểm, khi các chính khách quay lại phòng xử án sau khi tổ chức cuộc họp báo bên ngoài trước bữa trưa, thẩm phán nhìn họ chằm chằm, tỏ vẻ khó chịu khi họ vô ghế ngồi trong lúc Cohen đưa ra lời khai. (TTHN)

ĐỌC THÊM:

Thứ Hai, 13 Tháng Năm: Ngày thứ 16 tòa xử Trump vụ chi tiền bịt miệng, tiệc vui sắp tàn cuộc, Trump bị chính ‘cánh tay phải’ tát vô mặt

Thứ Sáu, 10 Tháng Năm: Ngày thứ 15 tòa xử Trump vụ chi tiền bịt miệng, trời yên biển lặng báo hiệu một cơn giông sắp tới

Thứ Năm, 9 Tháng Năm: Dù rã rời nhưng Daniels vẫn lì đòn trong ngày thứ 14 tòa xử Trump vụ chi tiền bịt miệng

Thứ Ba, 7 Tháng Năm: Ngày thứ 13 tòa xử Trump, tới lượt Daniels khai hai người làm tình ra sao

Thứ Hai, 6 Tháng Năm: Ngày thứ 12 tòa xử vụ chi tiền bịt miệng của Trump: Cohen nhận tiền ra sao?

Thứ Sáu, 3 Tháng Năm: Ngày thứ 11 tòa xử Trump vụ chi tiền bịt miệng, cuộn băng “Access Hollywood” tai tiếng

Thứ Năm, 2 Tháng Năm: Ngày thứ 10 tòa xử vụ chi tiền bịt miệng của Trump

Thứ Ba, 30 Tháng Tư: Ngày thứ 9 tòa xử vụ chi tiền bịt miệng, Trump bị phạt $9,000

Thứ Năm, 26 Tháng Tư: Ngày thứ 8 tòa xử vụ Trump chi tiền bịt miệng

Thứ Năm, 25 Tháng Tư: Ngày thứ 7 xét xử vụ chi tiền bịt miệng của Trump

Thứ Ba, 23 Tháng Tư: Cựu chủ nhiệm báo ‘lá cải’ National Enquirer làm chứng phiên tòa hình sự xử Trump

Thứ Hai, 22 Tháng Tư: Khai mạc phiên tòa Trump chi tiền bịt miệng, vụ án hình sự đầu tiên xử một cựu tổng thống Mỹ trong lịch sử

Thứ Sáu, 19 Tháng Tư: Chọn xong bồi thẩm đoàn, tòa khai mạc phiên xử Trump chi tiền bịt miệng vào Thứ Hai

Thứ Năm, 18 Tháng Tư: Tòa chọn xong 12 bồi thẩm viên cho vụ án hình sự của Trump

Thứ Ba, 16 Tháng Tư: Tòa xử Trump chọn được 7 bồi thẩm viên trong ngày thứ hai

Thứ Hai, 15 Tháng Tư: Trump ra hầu tòa hình sự New York vụ chi tiền bịt miệng


 

Học sinh lớp 8 cầm lái xe buýt nhà trường khi tài xế bất tỉnh

Ba’o Nguoi-Viet

May 5, 2024

GLENDALE, Wisconsin (NV) – Một cậu học sinh trung học đệ nhất cấp vừa được khen thưởng khi đưa các bạn cùng trường đến nơi an toàn giữa lúc tài xế xe buýt không còn tỉnh táo, Đài CNN đăng phóng sự hôm Chủ Nhật, 5 Tháng Năm.

Đó là một ngày đi học bình thường cuối Tháng Tư đối với Acie Holland III, 14 tuổi, học sinh lớp 8 trường Glen Hills Middle School ở Glendale, Wisconsin.

Đến giờ tan trường, cậu học sinh lên xe buýt về nhà. Tài xế xe buýt còn nói đùa với các học sinh trên xe, Holland kể lại, rồi đeo tai nghe vào.

Acie Holland III, 14 tuổi, được Sở Cảnh Sát Glendale, Wisconsin, vinh danh vì lòng dũng cảm (Hình: Kimberly Holland cung cấp)

Một lát sau, từ ghế của mình ở khoảng giữa xe buýt, Holland bỗng thấy tài xế có vẻ mệt mỏi, đầu gục xuống. Cậu linh tính chuyện chẳng lành khi tài xế đạp chân ga và bỏ qua một con đường thay vì phải quẹo vào đó.

Holland liền tiến lên phía trước và xem chuyện gì xảy ra. Cậu thấy tài xế đã lịm đi, và xe buýt thì đang lạc vào dòng giao thông đi tới. Holland vội kéo chân tài xế ra khỏi bàn đạp ga. Rồi cậu đạp thắng, bẻ tay lái đưa xe buýt đậu lại an toàn, Holland thuật lại.

Sau khi dừng xe, Holland liền gọi 911 và bà ngoại, vốn là một phụ tá cho y tá. Cậu cũng chỉ dẫn cho khoảng 13 tới 15 học sinh trên xe gọi điện thoại cho gia đình họ.

Mọi người cảm ơn Holland hết lời vì đã cứu họ khỏi một tai nạn khả dĩ.

Hiệu trưởng Anna Young của trường Glen Hills viết thư cho các gia đình học sinh, nói rằng “cộng đồng thật hãnh diện về Acie.”

“Tấm lòng bác ái và tinh thần lãnh đạo chúng tôi thấy cậu ấy biểu dương hàng ngày được nâng lên một bậc trên chuyến xe buýt về nhà hôm qua. Chúng tôi biết ơn rằng tất cả học sinh Glen Hills đều an toàn và cầu chúc tài xế mau lành bệnh,” bà viết tiếp.

Holland cho biết, cậu muốn một ngày nào đó sẽ mở tiệm cắt tóc hoặc một tiệm sửa xe.

Rốt cuộc thì tài xế cũng tỉnh lại và liên lạc với công ty xe buýt Riteway, họ gửi một tài xế khác đến, đưa các học sinh về nhà an toàn.

Gia đình Holland cũng vô cùng hãnh diện về con trai của mình.

Trong tuần này, thị trưởng và hội đồng thành phố Glendale vinh danh Holland. Sở Cảnh Sát Glendale cùng Sở Cứu Hỏa Milwaukee cũng ngợi khen Holland dũng cảm.

Holland có chút ít kinh nghiệm với xe cộ. Từ nhỏ, cậu đã theo cha làm công việc sửa xe. (TTHN)


 

Bóp cổ vợ tới chết, bác sĩ ở San Clemente lãnh ít nhất 15 năm tù

Ba’o Nguoi-Viet

March 15, 2024

SANTA ANA, California (NV) – Bác sĩ chữa trị hiếm muộn ở San Clemente bị kết án 15 năm tù tới chung thân hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, vì giết vợ, theo City News Service.

Tháng Mười Hai năm ngoái, bị cáo Eric Scott Sills, 58 tuổi, bị kết tội bóp cổ bà Sausann Stephanie Arsuaga Sills, 45 tuổi, tới chết tại nhà họ ở San Clemente hôm 13 Tháng Mười Một, 2016.

Bị cáo Eric Scott Sills. (Hình: Orange County Sheriff’s Department)

Hôm đó, ông Sills “tát qua tát lại” bà Sills trước khi bóp cổ bà tới chết rồi cố dàn dựng hiện trường như thể bà bị té lầu, bà Jennifer Walker, công tố viên Orange County, cho bồi thẩm đoàn hay tại phiên tòa xét xử. Nhưng luật sư của ông Sills nghi ngờ cuộc điều tra không trung thực, và quả quyết rằng bà Sills, vốn bị bệnh nhức nửa đầu, té lầu và chết vì chấn thương cột sống.

Khi cảnh sát và nhân viên cứu nạn tới nhà ông Sills sáng sớm hôm đó, ông nói với họ là ông thức dậy mà không thấy bà vợ, Biện Lý Cuộc Orange County cho hay.

Ông Sills khai, sau đó, ông thấy vợ nằm chết dưới chân cầu thang, dường như do bị té lầu, theo biện lý cuộc.

Sau khi điều tra và giảo nghiệm tử thi, Tháng Mười Một, 2017, cơ quan công lực Orange County xác định ông Sills giết vợ.

Bác Sĩ Sills là giám đốc y tế trung tâm điều trị hiếm muộn ở Carlsbad – Center for Advanced Genetics. Bà Sills đồng sáng lập trung tâm này.

Tại phiên tòa kết án hôm Thứ Sáu, ông Sills được trừ 93 ngày bị giam. (Th.Long) [qd]


 

Tỷ lệ người Mỹ gốc Á sở hữu nhà tăng kỷ lục

Ba’o Nguoi-Viet

March 11, 2024

ORANGE COUNTY, California (NV) – Tỷ lệ sở hữu nhà đang tăng lên ở các nhóm chủng tộc và sắc tộc, theo dữ liệu của Hiệp Hội Môi Giới Địa Ốc Quốc Gia (NAR), nhưng sự chênh lệch vẫn còn tồn tại.

Theo Realtor Magazine, tỷ lệ sở hữu nhà của người gốc Á và Hispanic (nói tiếng Tây Ban Nha) ở Mỹ đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, lần lượt đạt 63.3% và 51.1%, theo thông tin dữ liệu về chủng tộc và mua nhà năm 2024 của NAR.

Nhiều người mua gốc Á và gốc Hispanic cũng dựa vào quà tặng hoặc sự giúp đỡ tài chính từ người thân hoặc bạn bè để trả cho khoản trả trước khi mua nhà. (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

Báo cáo phản ánh dữ liệu năm 2022 (là dữ liệu mới nhất hiện có) cho thấy tỷ lệ sở hữu nhà của các nhóm thiểu số đang gia tăng. Tỷ lệ sở hữu nhà tổng thể ở Mỹ vào năm 2022 là 65.2%.

Kinh tế gia của NAR là Jessica Lautz cho biết: “Việc sở hữu nhà của người thiểu số đã giành được chỗ đứng.” Tuy nhiên, “trong khi những thành quả đạt được đáng được tôn vinh, con đường sở hữu nhà vẫn còn nhiều gian nan đối với những người mua thiểu số.”

Báo cáo cảnh báo khả năng chi trả nhà ở, khả năng tiếp cận tín dụng, nợ vay sinh viên gia tăng và những trở ngại khác tiếp tục thách thức người mua nhà là người thiểu số một cách không cân xứng. Tuy nhiên, người Mỹ gốc Hispanic và gốc Á vẫn có thể đạt được vị thế đáng chú ý, đạt mức tăng tỷ lệ sở hữu nhà lớn nhất trong thập niên qua.

Người Mỹ gốc Hispanic đã tăng 5.4% so với năm 2012, có thêm khoảng 3.2 triệu chủ sở hữu nhà trong thập niên qua. Người Mỹ gốc Á tăng 6.1% so với năm 2012, nghĩa là có thêm gần 1.5 triệu chủ sở hữu nhà.

Tiến bộ và thách thức

Nhìn chung, có 10.5 triệu chủ nhà mới ở Mỹ từ năm 2012 đến năm 2022, với tỷ lệ sở hữu nhà ở Mỹ tăng từ 63.9% lên 65.2% trong thời gian đó, theo dữ liệu của NAR. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhóm chủng tộc và sắc tộc đều tốt như nhau.

Rằng tỷ lệ sở hữu nhà của người Mỹ da đen, ở mức 44.1%, tiếp tục tụt hậu so với các nhóm khác. Những thách thức về khả năng chi trả vẫn tồn tại và sự chênh lệch có thể gây áp lực đặc biệt lớn lên các nhóm chủng tộc và sắc tộc.

Ví dụ, ở Colorado, 41% chủ nhà da đen chi hơn 30% thu nhập của họ cho nhà ở so với 24% chủ nhà da trắng. Báo cáo cũng lưu ý rằng ở những nơi như Hawaii và Iowa, khoảng cách về tỷ lệ gánh nặng chi phí của chủ nhà da trắng và da đen lớn hơn 30%.

Lautz cho biết: “Tác động của khả năng chi trả nhà ở và số lượng nhà ở hạn chế là cực kỳ lớn đối với người mua thiểu số vì hơn một nửa trong số họ là những người mua lần đầu, những người phải dựa vào các nguồn thanh toán trước ngoài vốn chủ nhà ở.”

Hơn nữa, khi giá thuê nhà tăng trên toàn quốc, sẽ có ít hộ gia đình thuê nhà có khả năng tiết kiệm để trả trước tiền mua nhà. “Ngay cả trong số những người mua nhà thành công, người thiểu số cũng có số nợ sinh viên cao hơn. Đây cũng là chi phí lớn nhất gây cản trở tiết kiệm, cùng với tiền thuê.”

Báo cáo của NAR cho thấy những người mua nhà da đen báo cáo tỷ lệ nợ vay sinh viên cao nhất, ở mức 41%, với số tiền trung vị (median) kỷ lục là $46,000. 29% người gốc Tây Ban Nha mua nhà cho biết họ mắc nợ vay sinh viên, với số tiền trung vị là $33,300. 

Tổng hợp nguồn thu nhập

Để được sở hữu nhà, những người mua nhà thuộc mọi chủng tộc có thể thấy mua nhà theo nhóm là có lợi. Báo cáo lưu ý rằng 24% người mua nhà da đen, 23% người gốc Á và 22% người gốc Hispanic đã mua nhà cho nhiều thế hệ vào năm 2022, so với chỉ 12% của người da trắng.

Theo báo cáo, những lý do phổ biến nhất để mua một căn nhà dành cho nhiều thế hệ là chăm sóc hoặc dành nhiều thời gian hơn cho cha mẹ hoặc người thân già, tiết kiệm chi phí và muốn có một căn nhà lớn hơn mà tổng hợp từ nhiều nguồn thu nhập có thể cùng nhau mua được nhà.

“Gia đình tiếp tục đóng một vai trò lớn trong việc giúp đỡ người mua tham gia thị trường,” báo cáo của NAR lưu ý.

Nhiều người mua gốc Á và gốc Hispanic cũng dựa vào quà tặng hoặc sự giúp đỡ tài chính từ người thân hoặc bạn bè để trả cho khoản trả trước khi mua nhà, ở mức tương ứng là 26% cho người gốc Á và 14% cho người gốc Hispanic. (Ng.Tr) [kn]


 

 2 dân biểu liên bang ra dự luật cho người dân $2,500 mua sắm

Ba’o Nguoi-Viet

February 27, 2024

WASHINGTON, DC (NV) – Nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ sản xuất trong nước, hai dân biểu liên bang, ông Ro Khanna (Dân Chủ-California) và bà Debbie Dingell (Dân Chủ-Michigan), đưa ra dự luật khuyến khích người dân Mỹ mua hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, theo Newsweek hôm Thứ Ba, 27 Tháng Hai.

Ông Khanna và bà Dingell giới thiệu dự luật này khi đi thăm một số cơ sở sản xuất ở Ann Arbor, Michigan, hôm Thứ Năm tuần trước.

Khách mua sắm tại siêu thị ở Chicago, Illinois, hôm 13 Tháng Hai. (Hình minh họa: Scott Olson/Getty Images)

Dự luật của họ tên “Made in the USA Tax Credit Act,” có mục đích khôi phục nền sản xuất ở Mỹ bằng cách hỗ trợ cho cá nhân $2,500 “tax credit” và cặp vợ chồng $5,000 khi mua hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn “Made in the USA” của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (FTC). Theo trang web FTC, sản phẩm “Made in the USA” phải là sản phẩm được làm “toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ” ở Mỹ.

Dự luật này chỉ nhắm tới sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ, tức là doanh nghiệp có dưới 500 nhân viên, theo Cơ Quan Doanh Nghiệp Nhỏ định nghĩa. Dự luật này không tính hàng hóa xa xỉ, thuốc lá, súng và xe hơi.

“Đầu tư cho nền sản xuất ở Mỹ sẽ thúc đẩy sáng tạo, thịnh vượng và tiến bộ,” bà Dingell ra thông cáo báo chí cho hay tuần trước. “Tôi tự hào giới thiệu dự luật ‘Made in the USA’ cùng với Dân Biểu Khanna để khuyến khích người tiêu dùng ủng hộ doanh nghiệp nhỏ của gia đình trong cộng đồng chúng ta, và ưu tiên mua sản phẩm Mỹ.”

Thông qua dự luật này, ông Khanna và bà Dingell muốn giải quyết vấn đề đã làm suy yếu cốt lõi sức mạnh kinh tế và sức sống cộng đồng của Mỹ nhiều năm qua.

Từ năm 1998 tới nay, tình trạng sản xuất sụt giảm ở Mỹ, cộng với nhập cảng tăng, khiến hơn 70,000 nhà máy đóng cửa, bà Dingell cho biết trong thông cáo báo chí. Xu hướng này khiến nhiều người mất việc làm và “làm thủng” toàn bộ các cộng đồng và khu vực từng phát triển thịnh vượng nhờ sản xuất, qua đó, gây hại cho nền kinh tế và làm giảm hy vọng đạt được giấc mơ Mỹ của nhiều người, theo bà Dingell.

“Tôi tự hào giới thiệu dự luật ‘Made in the USA’ cùng với Dân Biểu Dingell,” ông Khanna cho hay trong thông cáo báo chí chung với bà Dingell. “Dự luật này vừa làm cho hàng hóa trở nên dễ mua hơn với người tiêu dùng vừa hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người lao động Mỹ.”

Để hội đủ điều kiện nhận tiền mua sắm, cá nhân phải có lương dưới $125,000 một năm và lợi tức đầu tư dưới $20,000, còn cặp vợ chồng khai thuế chung phải có lương dưới $250,000 một năm và lợi tức đầu tư dưới $40,000. Nhằm bảo đảm bắt kịp kinh tế thay đổi, khoản tiền trợ cấp này sẽ được điều chỉnh theo lạm phát mỗi năm.

Dự luật này được trình lên Ủy Ban Thuế Hạ Viện, còn chờ Hạ Viện, Thượng Viện thông qua và cuối cùng là Tổng Thống Joe Biden chuẩn thuận mới chính thức thành luật. (Th.Long) [qd]


 

Cha, đang cai nghiện ma túy, đâm cổ con trai 8 tuổi tới thăm

 Báo Nguoi-Viet

February 18, 2024

SANTA ANA, California (NV) – Cậu bé 8 tuổi được đưa đi bệnh viện sau khi bị cha đâm hai nhát vô cổ bằng tuốc-nơ-vít khi tới thăm cha tại trung tâm cai nghiện ma túy ở Orange County, giới chức loan báo hôm Thứ Năm, 15 Tháng Hai.

Anh Christopher Lee Kearns, 28 tuổi, cư dân Santa Ana, bị cáo buộc đưa đứa con vô phòng và đặt vô lòng để “nói về Thượng Đế” rồi cho biết anh sẽ “gửi nó về Thượng Đế,” Biện Lý Cuộc Orange County ra thông cáo báo chí cho hay.

Anh Christopher Lee Kearns có thể lãnh án tù hơn 15 năm. (Hình minh họa: Storyblocks)

Sau đó, anh Kearns tấn công con trai, vừa đè con xuống giường rồi đâm hai nhát bằng tuốc-nơ-vít và cắt tay đứa bé bằng dao, vừa bịt mũi và miệng cậu bé không cho la hét, theo biện lý cuộc.

Sau khi nghe tiếng cậu bé thét lên, một người khác ở trung tâm đó lôi anh Kearns ra khỏi đứa bé đang chảy máu đầm đìa. Lúc đó, mẹ ruột và cha kế của đứa bé đang ngồi chờ đón bên ngoài.

Anh Kearns bị truy tố hàng loạt tội, trong đó có tội mưu sát, và có thể lãnh án tối đa hơn 15 năm tù nếu bị kết tội, biện lý cuộc cho hay.

Tính tới Thứ Năm, anh Kearns vẫn đang bị giam, tiền thế chân tại ngoại $700,000. Anh sẽ ra tòa ở Santa Ana ngày 1 Tháng Ba.

Con trai anh được đưa vô bệnh viện mấy ngày nhưng không rõ tình trạng ra sao. (Th.Long)


 

Một bà mẹ ở Kansas City nướng con chết trong lò

Ba’o Nguoi-Viet

February 11, 2024

KANSAS CITY, Missouri (NV) – Một bà mẹ ở thành phố Kansas City bị cáo buộc đã giết em bé gái một tháng tuổi bằng cách đưa vào lò nướng, theo hồ sơ tòa án nộp tại Jackson County, Missouri, NBC News loan tin hôm Chủ Nhật, 11 Tháng Hai.

Người mẹ bị bắt và bị buộc tội trọng tội gây nguy hiểm cho trẻ em cấp độ một, theo hồ sơ nộp hôm Thứ Sáu tại tòa án Jackson County.

(Hình minh hoạ: Patrick T. Fallon/AFP via Getty Images)

Cảnh sát thành phố Kansas City đã đến nhà vào chiều Thứ Sáu sau khi nhận được báo cáo về một “trẻ sơ sinh không còn thở,” hồ sơ toà nêu rõ.

“Quan sát thấy vết bỏng rõ ràng trên cơ thể nạn nhân,” một cảnh sát cho biết trong báo cáo. “Sở Cứu Hỏa Thành Phố Kansas (KCFD) tuyên bố nạn nhân đã chết tại hiện trường.”

Hồ sơ cho biết những nhân viên cấp cứu được biết người mẹ “đi đặt đứa trẻ ngủ trưa và vô tình đặt con vào lò nướng thay vì cũi.”

Ông bà của đứa bé nói với cảnh sát rằng họ đã ra khỏi ngôi nhà mà họ ở chung với con gái vào sáng sớm hôm đó.

Người bà của đứa trẻ nhận được cú điện thoại của con gái, mẹ của đứa trẻ, trong tâm trạng bị cuồng loạn và nói rằng “con đã để em bé vào lò nướng thay vì cũi”.

Hồ sơ tòa án cho biết người ông trở về nhà sau khi người bà gọi điện thoại và nói với ông rằng “có điều gì đó không ổn với đứa bé.”

Ông ngoại nói với các cảnh sát rằng ông ngửi thấy mùi khét trong nhà và phát hiện đứa bé đã chết trong cũi.

Người mẹ của đứa bé nói với ông ngoại rằng cô “đã vô tình cho em bé vào lò nướng.”

Cảnh sát cho biết đã tìm thấy đứa trẻ sơ sinh trên xe tập đi trong phòng khách với “những vết thương do bị phỏng ở nhiều bộ phận trên cơ thể.”

Hồ sơ cho biết, quần áo của đứa bé dường như tan chảy trên tã đang mặc và cảnh sát cũng tìm thấy một chiếc chăn trẻ em có vết cháy.

Cho đến Chủ Nhật vẫn chưa rõ liệu người mẹ có thuê được luật sư hay không.

Nếu bị kết tội, người mẹ này phải đối mặt với án tù từ 10 năm đến chung thân. (MPL) [kn]


 

 Thế giới tính gì trước khả năng trở lại của Donald Trump?

January 23, 2024

Ba’o Nguoi-Viet

Thái Ngọc/SGN

Ngay thời điểm hiện tại, giới ngoại giao thế giới lẫn không ít nguyên thủ quốc gia đã chuẩn bị cho sự trở lại của Donald Trump. Với tất cả những đang diễn ra trên sân khấu chính trị Mỹ và trên đường đua tổng thống, việc Trump tái xuất hiện không phải là dự báo xa vời. Nó là một thực tế rất gần…

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Alan Greenspan đã trở thành một nhân vật hô phong hoán vũ. (Cố) Thượng nghị sĩ John McCain, đảng viên Đảng Cộng hòa của tiểu bang Arizona, từng nhận định về sức mạnh kinh khủng của Alan Greenspan: “Ông ấy sống hay chết không thành vấn đề. Nếu ông ta chết, chỉ cần đỡ ông ta dậy và đeo kính đen cho ông ta.”

Trong hai thập niên Greenspan ngồi ghế chủ tịch, từ 1987 đến 2006, Fed đã đóng vai trò trung tâm trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế dữ dội ở Mỹ. Một trong những lý do tạo nên sự nổi tiếng của Greenspan là cái mà thị trường tài chính gọi là “quyền ấn định của Fed” (Fed put).

Trong “kỷ nguyên” Greenspan, giới đầu tư tin rằng các sản phẩm mới mà giới chuyên gia tài chính tạo ra dù ẩn chứa nhiều rủi ro như thế nào, thì nếu điều gì tồi tệ xảy ra, hệ thống tài chính Hoa Kỳ vẫn có thể tin tưởng vào khả năng giải cứu tài tình của Fed-Greenspan.

“Fed put” đã chứng tỏ được mức độ hiệu quả thực tế: Khi loạt chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp của Wall Street dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Bộ Tài chính và Fed đã vào cuộc ngay tức thì để chặn đứng nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.

“Fed put” đáng được nhắc lại khi xem xét tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu nhận ra thực tế, một năm nữa, cựu Tổng thống Donald Trump có thể trở lại Tòa Bạch Ốc. Theo đó, một số chính phủ ngoại quốc đang tính đến mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ, trong cái gọi là “Trump put” – kiểu ấn định của Trump, hoặc nôm na là luật chơi của Trump.

Người ta đang duyệt xét lại nhiều thứ, từ quan hệ ngoại giao với Mỹ đến những giao dịch kinh tế. Một số nước thậm chí đang trì hoãn một số đàm phán với Mỹ với mong muốn họ có thể “deal” với Trump; trong khi một số đang thúc đẩy ký kết những “giao kèo” của họ với Joe Biden với ý nghĩ họ sợ Trump phá hỏng nếu Washington chứng kiến sự trở lại của Trump trong Phòng Bầu Dục.

Những tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến chống Ukraine là ví dụ cụ thể nhất. Dù không ai biết Trump làm gì để có thể chấm dứt cuộc chiến Ukraine “trong một ngày” nhưng có điều gần như chắc chắn rằng, nước Mỹ của Trump sẽ hạn chế hoặc thậm chí ngưng chi tiền cho Ukraine.

Trump khẳng định: “Tôi sẽ nói với [Tổng thống Ukraine Volodymyr] Zelensky, không [viện trợ] nữa. Ông phải thực hiện một thỏa thuận” (“I would tell [Ukrainian President Volodymyr] Zelensky, no more [aid]. You got to make a deal”).

“Make a deal” là “deal” gì và làm thế nào để “make” thì chẳng ai biết.

Cựu Tổng Thống Donald Trump, ứng cử viên tổng thống năm 2024 của đảng Cộng Hòa. (Hình minh họa: Scott Olson/Getty Images)

Phần mình, các đồng minh Ukraine ở Âu Châu đang tính đến một thế giới hỗn loạn khi Trump tái xuất hiện. Quan hệ giữa họ với Washington không chỉ thay đổi mà khối NATO cũng đứng trước nguy cơ tan vỡ. EU đang nhớ đến nhận xét của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel sau một cuộc gặp với Trump: “Chúng ta phải tự chiến đấu vì tương lai của mình.”

Thật ra Trump không phải là người Mỹ duy nhất đặt ra câu hỏi tại sao một cộng đồng Âu Châu có dân số gấp ba lần Nga và GDP hơn chín lần lại phải phụ thuộc vào Washington để bảo vệ họ.

Trong một cuộc phỏng vấn với tổng biên tập tờ The Atlantic Jeffrey Goldberg vào năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã chỉ trích người Âu Châu (lẫn nhiều nước khác) là “free riders”. Hiểu theo định nghĩa phổ biến thì “free riders” nôm na là những kẻ “dựa dẫm kẻ khác và xài tiền chùa” (“people, entities, or provisions that benefit from the actions of another entity without contributing”).

Nhưng Trump đã đi xa hơn. Ông không chỉ muốn EU ngưng xài tiền chùa. Ông không muốn chơi với EU. Theo John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, Trump từng huỵch toẹt: “Tôi cóc quan tâm đến NATO” (“I don’t give a shit about NATO”), trong một cuộc họp năm 2019 trong đó Trump thật sự nghiêm túc bàn về việc rút Mỹ hoàn toàn khỏi NATO.

Sau hai năm cố thuyết phục Trump về tầm quan trọng của các quốc gia đồng minh, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis chua chát kết luận rằng sự khác biệt của ông với tổng thống sâu sắc đến mức ông không thể làm việc với Trump và cuối cùng phải từ chức.

Thời điểm hiện tại, trang web tranh cử của Trump tiếp tục nhấn mạnh việc “đánh giá lại một cách căn bản về mục đích và sứ mệnh của NATO”. Một số nguyên thủ Âu Châu bây giờ thậm chí trì hoãn kế hoạch gửi xe tăng và đạn pháo tới Ukraine vì cho rằng họ có thể cần đến để tự bảo vệ một khi nước Mỹ của Trump không “phụ” chi tiền giúp Âu Châu phòng thủ trước Nga.

Khả năng trở lại Tòa Bạch Ốc của Trump cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến loạt kế hoạch chống biến đổi khí hậu, thể hiện rõ ở Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP28 vừa kết thúc ở Dubai (tổ chức từ ngày 30 Tháng Mười Một đến 13 Tháng Mười Hai 2023).

Trong khi Joe Biden làm hết sức có thể để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì giới sản xuất dầu hỏa, khí đốt và than đá đang háo hức trước viễn cảnh Trump – người luôn ủng hộ nhiên liệu hóa thạch – quay lại.

Ấn Độ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba, đang ăn mừng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhờ chương trình năng lượng quốc gia với trọng tâm là công nghiệp than. Trung Quốc – từng tự hào là nhà sản xuất số một thế giới về năng lượng tái tạo “xanh”, với việc lắp số pin mặt trời chỉ trong năm 2023 nhiều hơn số pin mà Mỹ lắp trong năm thập niên qua – hiện cũng xây dựng số nhà máy than mới nhiều gấp sáu lần so với phần còn lại của thế giới.

Nhiệm kỳ thứ hai của Trump gần như chắc chắn chứng kiến một “trật tự thương mại thế giới mới”. Chính xác hơn là sự rối loạn. Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức năm 2017, Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Những tuần tiếp theo chứng kiến ​​sự kết thúc của các cuộc thảo luận bàn về việc tạo ra một hiệp định tương tự ở Âu Châu cũng như các hiệp định thương mại tự do khác. Sử dụng thẩm quyền đơn phương mà Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 trao cho cơ quan hành pháp, Trump đã áp đặt mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá $300 tỷ của Trung Quốc.

Trong chiến dịch tranh cử hiện tại, Trump tự gọi ông là “Tariff Man”. Trump hứa áp đặt mức thuế phổ quát 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả quốc gia; ăn miếng trả miếng với các quốc gia đánh thuế cao đối với hàng hóa Mỹ; áp dụng chính sách trả đũa đích đáng, “máu trả bằng máu, thuế đáp lại thuế” (“an eye for an eye, a tariff for a tariff”).

Trump nói, hiệp ước hợp tác với các nước Châu Á-Thái Bình Dương do chính quyền Biden đàm phán, trong Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương hướng tới thịnh vượng (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity) sẽ “được khai tử ngay ngày đầu tiên” (“dead on day one”).

Với Trung Quốc, một trong những động thái đầu tiên của Trump là hủy bỏ quy chế “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” mà Trung Quốc được cấp vào năm 2000 trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Mục tiêu của Trump là “loại bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong tất cả lĩnh vực quan trọng”, trong đó có điện tử, thép và dược phẩm.

Trong lịch sử, có những thời điểm sự khác biệt giữa Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa về chính sách đối ngoại quan trọng nói chung là gần như không đáng kể. Tuy nhiên, trong thập niên này, từ khi xuất hiện Donald Trump, nước Mỹ đã khác. Dân Chủ và Cộng Hòa là kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đánh nhau một mất một còn.

Điều tai hại là sự hỗn loạn chính trị của Mỹ khiến thế giới ngày càng không tin vào Mỹ. Uy tín chính trị Mỹ ngày càng tuột dốc không phanh. Bầu cử 2024 đang vào giai đoạn nóng. Cả thế giới đang theo dõi nước Mỹ, với sự chán ngán, hoài nghi và thất vọng.