Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào qua “Những lời trăng trối”?
Tác Giả: Nguyễn Văn Lục
01/02/2025
Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có và cuối cùng đi đến một thái độ thở dài với một thứ triết lý bi quan:
Quả đúng là một kiếp người!!!
Quả đúng là một hành trình chữ nghĩa đầy gian lao và khổ cực phải đối đầu với nỗi sợ thường trực hầu như suốt đời. Cái đói no vốn là thiết thân với sự sinh tồn, vậy mà so với nỗi sợ hãi bị theo dõi và ám hại xem ra chả thấm thía gì.
Cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo là khổ trăm chiều: Nỗi khổ giữa lý tưởng và thực tế, giữa nhân cách và quyền lực, giữa ta và người, giữa mình và chính mình. Đó là cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ.
Và cuối cùng ông đã vượt thắng được tất cả, vật ngã kẻ thù – vật ngã biểu tượng của trục của điều xấu là: chính Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác xít.
Nhưng nhiều lúc tôi tự hỏi phải chăng ông sinh ra nhầm thời đại và chọn nhầm chỗ cư ngụ, nhầm chế độ do ảo tưởng trí thức, lý tưởng hóa chủ nghĩa cộng sản?
Giả như ông cứ ở Paris trong một bầu khí tự do suy tưởng của giới thượng lưu trí thức Pháp?
Hoặc cùng lắm, ông về Sài Gòn thì cuộc sống và tương lai chữ nghỉa của ông sẽ như thế nào? Đã hẳn là ông sẽ được kính trọng và ông sẽ có 10 cuốn Phénomologie thay vì một cuốn.
Nếu ông ở lại bên Pháp, ông sẽ được chào đón bởi những người trí thức hàng đầu của Pháp về triết học như J.P Sartre và nhóm Les Temps modernes, hay nhóm chủ thuyết Hiện tượng luận như Merleau Ponty hay nhóm cộng sản trong Les enjeux, Révolution và nhất là người học trò đã nhận ông là bậc thầy duy nhất về triết thuyết cộng sản là Althusser.
Sau nữa, ông còn được chào đón và nối tiếp bởi các thế hệ trí thức Việt Nam bậc đàn em như Phạm Trong Luật, Phan Huy Đường, Nguyễn Ngọc Giao sau này.
Nếu đối đế lắm ông về Sài gòn, ông sẽ có chỗ ngồi xứng đáng của một trí thức hàng đầu, ung dung ngồi thao diễn lưu loát bằng tiếng Pháp cho đám môn sinh triết học mà không có mối e ngại họ không hiểu tiếng Pháp.
Và sẽ có những người nối nghiệp ông về triết thuyết Hiện Tượng Luận của Husserl.
Chuyện đó đâu có gì là khó ở Sài Gòn- nơi quy tụ gió bốn phương-. Aristote sẽ có dịp gặp Hégel để bàn về tri thức luận, Karl Marx gặp Boris Pasternak để tranh luận về giai cấp và vấn đề thân phận người. Bụt gặp Suzuki để trao đổi về con đường giải thoát. Jésus ngồi đối luận với Khổng Tử về Nước Trời và trật tự trần thế.
Sẽ là chuyện bình thường có Sartre ở Paris và Sartre ở giữa Sài gòn với hiện sinh chủ nghĩa và Trần Đức Thảo với triết thuyết Hiện tượng luận. Không chỉ có 5 buổi trao đổi giữa đôi bên mà sẽ có những giao lưu tư tưởng thường trực công khai và dân chủ.
Rất tiếc là cuối cùng Sài gòn chỉ còn là mảnh đất rao truyền triết lý hiện sinh một cách rầm rộ chẳng những đối vời J.P Sartre mà còn của Martin Heidegger, Gabriel Marcel và A. Camus nữa..
Và những điều vừa trình bầy trên không phải là chuyện vu vơ về Sài Gòn.
Khi được Trần văn Giàu và Trần bạch Đằng thu xếp vận động cho ông Thảo vào sống ở Sài Gòn. Ông đã ngạc nhiên không ít, ông viết:
‘Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ-Ngụy bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải ‘cắn hạt gạo làm tư’ để cứu giúp miền Nam cơ mà.. Và mọi người ở đây nói năng cởi mở thoải mái như vậy? Ngay những cán bộ Đảng ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đằng, giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở rừng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực.
Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của Mỹ-Ngụy chứ không phải của Đảng.
Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc.
Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của những bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. [1].
Ở đây, xin ghi nhận thêm, khi vào Saigòn, ông có ghé thăm ông Nguyễn Văn Trung nhiều lần. Theo ông Trung, ông Thảo ngỏ ý mượn ông Trung sách của Hegel để tham khảo và nói chuyện do Đại học Tổng hợp thành phố mời.Cũng theo ông Trung, ông Thảo luôn cảnh giác có người theo dõi ông. Ông cho biết: “ tôi bị một nhóm người, ông kể tên từng người- có chức có quyền ở Hà Nội, luôn luôn theo sát tôi từng bước.”
Dư luận cho hay là ông bị bệnh. Ông ghi trong sổ tay là ông T. vị lãnh đạo là nhân viên Phòng II, nhưng không gửi đơn đi. Ông cũng tố cáo hai bạn học cũ ở Pháp làm tay sai cho Pestain trong một bức thư có gửi đi. Ông cũng ngây ngô gửi những thư về Triết học cho Trung Ương Đảng.
Nói cho cùng, điều gì ông còn đáng được trân trọng là những điều ông đã viết khi còn công khai viết, nghiên cứu trong nhiều năm. Và đó là những điều làm ông nổi tiếng ở Âu Châu, đặc biệt là Paris. Nó đóng góp vào gia tài của giới trí thức Pháp vào những năm 1945-1946.
Khi về Việt Nam, Hồ Chí minh đã không trọng dụng và cứ thế khiến ông suy tàn đi..
Trở lại cuốn Hồi Ký, có thể nói trong toàn bộ cuốn Những lời trăng trối, đây là lần duy nhất chỉ một lần thôi ông bày tỏ niềm xúc động và những lời khen trân trọng đối với miền Nam Việt Nam!! Miền bắc cộng sản hầu như tuyệt đối không có trong mắt của Trần Đức Thảo.
Và nếu sự việc xảy ra chỉ khác một chút thôi- cái giây phút gặp Hồ Chí Minh-ông đã nhận ra được con người ấy trong lần tiếp xúc đầu tiên- ông sẽ tránh được những nghịch cảnh đau lòng sau này.
Làm gì còn cái cảnh chuột và người. Cả một đàn chuột rúc, rỉa ông. Ở Hà Nội vào những năm ấy, họ nhất loạt tố cáo ông như trường hợp Phạm Huy Thông với bài: Mặt thật của Trần Đức Thảo.
Ông Trần Đức Thảo với nhân cách cao vời đã không chấp đám học trò. Nhưng nói về trường hợp Phạm Huy Thông, ông bày tỏ như sau:
‘Anh chàng ấy hồi ở Pháp thì tôi có biết, nhưng không thân..Sau này nhân vụ đấu tố nhóm Nhân Văn Giai Phẩm thì Phạm Huy Thông đã ngả theo phe Tố Hữu để tố khổ tôi một cách hằn học thật là tồi tệ bất ngờ. Cách thức tố cáo, buộc tội tôi như thế đã làm cho y sau này bị xấu mặt cả đám văn nghệ sĩ cán bộ. Bởi lúc ấy, những gì mà mỗi trí thức đã viết ra, thì đều phơi bầy cái mặt trái, mặt thật xấu xa, hèn kém của họ’.[2]
Hay bội bạc hơn nữa, cảnh trò tố cáo thầy như trường hợp nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến.[3] Nguyễn Đình Chú.
Và chua chát nhất là bài của của một môn sinh phản thầy: Khắc Thành trong bài Quét sạch nọc độc Trần Đức Thảo trong việc giảng dạy triết học.
Cảnh chuột và Người chỉ có thể xảy ra ở Hà Nội- Và chỉ ở Hà Nội. Ai là chuột ai là Người trong những tên tuổi sau đây:
Có cả một chiến dịch nhằm đánh phá vào một mình ông với các tên tuổi như: Bác sĩ Hồ Đắc Di, giáo sư Phạm Hữu Tước, giáo sư Nguyễn Lân, giáo sư Nguyên Hoán. Trường Giang, Thiều Quang, Ngô Vi Luật, Chu Thiên, Lê Dân.
Cả một danh sách dài biên niên mà Lại Nguyên Ân đã ghi lại[4]
Đấy là món nợ của trí thức Hà Nội mà không một ai trả nổi dù đây đó đã gióng lên những lời xin lỗi. Bởi vì ai là kẻ gây ra món nợ này? Cứ hỏi và câu hỏi cứ trèo lên cao mãi, phải chăng là Tố Hữu? Cũng không phải, Trường Chinh cũng không nốt mà trèo lên đến đỉnh điểm thì còn trơ trọi có một người.
Người đó là Hồ Chí Minh- Đẹp mãi tên Người-.
Vì thế trả nợ cho Trần Đức Thảo không đơn giản và nhẹ nhàng thoải mái như khi trả nợ cho Lê Đạt, Trần Dần..Với Lê Đạt, Trần Dần, chỉ cần cho họ trở lại biên chế, lương bổng, vài cái bằng khen và cho cầm bút thì họ đủ bằng lòng và xóa nợ tất cả.
Nhưng đối với Trần Đức Thảo khi ông đã nhiều lần gọi tất cả lãnh đạo cộng sản là chúng nó- chúng nó tính từ Hồ Chí Minh trở xuống đến Phạm Văn Đồng- thì những nhân sĩ, trí thức, nhà văn lấy tư cách gì mà đòi trả nợ cho Trần Đức Thảo? Cho dù nay ông còn sống, ông cũng không cần ai trả vì theo ông những kẻ tố cáo ông thì tự họ làm xấu mặt họ..
Kẻ tố cáo bỗng nhiên trở thành kẻ bị cáo.
Nói cho cùng, cái dại của ông là chỗ đáng sống ông không chọn như Paris hay Saigon lại chọn Hà Nội. Chọn Hà Nội là tự chọn vào cái chỗ chết. Nhưng đối với ông chết để sống trung thực.
Con đường Paris-Luân Đôn-Praha-Moscou—Bắc Kinh- Việt bắc là con đường không bằng phẳng-chông gai, gập ghềnh ngay từ đầu- mà ông đã tự chọn, cậy cục đảng cộng sản Pháp đến cả lãnh đạo Liên Xô để được về. Chọn nhầm chế độ- một chế độ của tội ác và đọa đầy.
Chọn ai không chọn lại chọn một người mà sau này chính ông gọi là một thứ gian hùng chẳng khác gì Tào Tháo..
Ông đã sống như thế- sống vất vưởng, tủi nhục- vì chính những chọn lựa của mình. Khó mà trách ai được.
Nhiều lúc tưởng ông như một người đi trên mây, dở khùng, dở dại.
Nhiều lúc tưởng chừng bộ máy nghiền cộng sản đã bẻ gẫy ông. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm, rõ ràng đảng sai ông đúng. Vậy mà ông cũng đã có lần cúi đầu thú tội: Ông đã xin lỗi trước đảng và trước nhân dân. Ông cũng đã thú nhận là trong nhiều lần học tập, ông cũng đã phải dơ tay như mọi người hô: Nhất trí, nhất trí.
Ông cũng biết nhẫn nhục, cũng biết sợ chết và hầu như cả đời ông bị ám ảnh về nỗi sợ hãi bị ám sát.
Nhưng khi chết, ông đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quý báu- không phải những sách như Phénomologie et matérialisme dialectique(1951)- Sách này đã làm nên danh phận ông- mặc dầu vậy nó có cũng được không có cũng không sao.
Bời vì, thứ chủ nghĩa mà ông đeo đẳng gần như suốt cả cuộc đời nay ông đã rũ sạch. Nó chỉ còn là một món hàng bị phá sản mà chính chủ nhân của nó đã tìm cách bán tống bán táng đi rồi.
Cuối cùng một điều tối quan trọng. Sống có thể ông không làm được gì-. Ông tỏ ra vô ích. Nhưng cái chết của ông chỉ đến lúc ông nằm xuống. Đảng tưởng rằng đã loại trừ được một tên cộng sản quấy rầy- un communiste dérangeant-.
Đảng mới bật ngửa ra đã không khai trừ được ông.
Lúc ông chết mới thật sự là lúc ông sống thật với ván bài lật ngửa.
Ông đã có thể thất bại suốt cuộc đời- dù rất có thể, ngay cả cái cái chết của ông đã bị nghi ngại là người ta đã ám toán ông bằng thuốc độc.
Cứ như đọc diễn tiến mấy ngày cuối đời trong Những lời trăng trối của ông thì phải đi đến kết luận là ông đã bị đầu độc đến thượng thổ, hạ tả và đưa vào bệnh viện cấp cứu thì ngày hôm sau, ông đã tắt thở.
Mặc dầu vậy, vượt mọi toan tính đê tiện của những kẻ thù, ông đã để lại được chúc thư cuối đời qua cuốn Những lời trăn trối.
Đây là sự bất ngờ vượt mọi dự đoán của kẻ thù ông. Ông đã đánh lừa được tất cả mọi người..
Nay tất cả mọi người đều ngỡ ngàng về tập sách Những lời trăng trối…
Ngỡ ngàng là phải, vì những lời trăng trối chết người này- những lời tâm huyết có thể quyết định sinh mạng Trần Đức Thảo- đáng nhẽ phải trao và tín nhiệm những trí thức thiên tả như Nguyễn Ngọc Giao-. Người đã giúp đỡ ông nhiều trong thời gian trước đây ở Sài gòn cũng như sau này ở Paris, Nguyễn Ngọc Giao đã tìm nơi ăn chốn ở và tiền tài trợ mỗi tháng 10.000 fr cho Trần Đức Thảo- một mối giao tình vừa là tình bạn vừa theo nghĩa đồng chí. Hoặc chị X, cũng cánh tả thường đến thăm ông thường xuyên tại phố Le Verrier..
Không!! Trần Đức Thảo không tin ai cả, dù là những thành phần cánh tả, dù có liên hệ bạn bè..
Trớ trêu và oái ăm thay! Ông lại tin và trút hết tâm sự cho hai người xa lạ, kể như chưa quen biết. Những người trí thức này, Nguyễn Văn Canh và Tri Vũ Nguyễn Ngọc Khuê chỉ vì có một tấm lòng quý mến ông và đã được ông tin cẩn và trút hết tâm sự mỗi tuần trong suốt 6 tháng trời, chạy đua với thời gian.
Tự quý vị tìm câu trả lời họ là ai? Người cộng sản- người thiên tả- người quốc gia như hàng ngàn hàng vạn người quốc gia hiện đang sống ở Paris…
Trí thức thiên tả ở Paris muốn tìm ở Trần Đức Thảo một con người thông minh sắc sảo của thập niên 1950.[5] Nhưng sau khi nghe ông Thảo thuyết trình về Triết học của Staline ở trường đại học Denis Diderot thì mọi người đều thất vọng. Ông Lê Thành Khôi bỏ về nửa chừng. Nguyễn Ngọc Giao, một người có lòng muốn giúp đỡ ông Thảo nhiều trong việc tìm chỗ ăn, chỗ ở cho ông Thảo than:
‘Ông trình bày xong thì tôi ra về, không ở lại nghe phần hỏi đáp..(…) Nghe ông nói bữa ấy, tôi buồn quá. Dường như tôi không phải là người duy nhất cảm thấy buồn..[6].
Nay nếu có dịp đọc Những lời trăng trối thì Nguyễn Ngọc Giao sẽ buồn hay vui, hay cảm thấy bẽ bàng?
Bẽ bàng hơn cả có thể là viên Đại sứ Trịnh Ngọc Thái ở Pháp đã bị Trần Đức Thảo qua mặt sau cái chết có thể do chính y đạo diễn..tưởng rằng đã tịch thu được mọi tài liệu tại ngôi nhà số 2 Le Verrier ngay sau khi ông Thảo chết vào 2 giờ sáng ngày 24 tháng tư năm 1993..
Và tại Sài gòn, một nhân vật quyền thế nắm sinh mạng Trần Đức Thảo là Sông Trường, y chính là người đã trục xuất Trần Đức Thảo ra khỏi Việt Nam với một vé máy bay aller mà không có retour.
Hãy nghe y nói với Trần Đức Thảo:
‘Chúng tôi đã bố trí, đã chuẩn bị cho anh một lối thoát vừa danh dự vừa lý tưởng. Vì anh chưa nghĩ thấu đáo đấy thôi. Tất cả đã sẵn sàng rồi! Nhất định là anh không thể lưu lại cái đất Sài Gòn này như vậy nữa đâu! Đảng đã quyết định, nhất định là anh sẽ phải ra đi thôi!!![7]
Và một người cuối cùng là tiến sĩ Cù Huy Chử. Ông này tự cho mình là người được ông Trần Đức Thảo tín nhiệm và đã trao hết di sản tinh thần cho ông nắm giữ. Và mới đây, vì chưa có cơ hội đọc cuốn Những lời trăng trối, ông đã tổ chức vinh danh Trần Đức Thảo theo kiểu ‘nhổ ra rồi lại liếm’…Cho đến ngày hôm nay thì ông vẫn giữ im lặng.. Phần tôi thì vì tôn trọng sự trung thực, tôi bắt buộc vạch trần những gian dối của ông thôi. Xin ông hiểu cho và từ nay nhớ chừa cho đến chết: Đừng bao giờ làm như thế nữa.
Nội dung cuốn sách Những lời trăng trối bàng bạc từng chi tiết, từng sự việc, dù là chuyện lớn, chuyện nhỏ, dù là chuyện liên quan đến Trần Đức Thảo hay không chỉ tóm tắt vào hai chủ đề lớn:
Hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh bằng chứng minh, bằng lý luận, bằng những nhận xét sâu sắc để vạch trần bộ mặt thật của Hồ Chí Minh.
Về điểm này, từ xưa đến nay, chưa ai có đủ tư cách cũng như can đảm làm như ông.
Điểm thứ hai, ông chứng minh và cho thấy rằng Marx sai lầm. Staline sai lầm và trong chuỗi lý luận ấy Hồ Chí Minh chỉ là kẻ ăn theo hiển nhiên là sai lầm.
Với hai quan điểm nhìn ấy, dù ông không còn nữa, ông đã một cách nào đó gián tiếp xóa sổ đảng cộng sản Việt Nam!!
[1] Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối, trang 210
[2] Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối, trang 346, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ.
[3] Hoàng Ngọc Hiến, Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo, phần chót của bài viết, ông thú nhận:Năm 1958, trong đợt đấu tranh tư tưởng ở trường Đại Học Tổng Hợp, tôi đã phê phán Trần Đức Thảo hết sức gay gắt trong một bài tham luận. Cũng như mọi triết gia, ông Trần Đức Thảo là người đọ lượng. Ở nhà trí thức lỗi lạc này, tôi còn cảm nhận một điều gì đó lớn hơn sự độ lượng, trích trong báo Văn Nghệ, số 1, Bộ mới, tháng 7-1993, trang 2
[4] Lại Nguyên Ân, Món nợ với giáo sư Trần Đức Thảo, 5-5-2013
[5] Đám trí thức thiên tả này đã chót bám theo Đảng. Nay biết rõ bộ mặt thật thối tha của Đảng. Bỏ thì không nỡ, chống thì chống nửa vời thành ra một đám người lạc loài, một loại trí thức ‘cánh tả Caviar’ con nhà giàu ngồi nói thánh nói tướng, bất kế thực tại đất nước bên nhà ra sao..
[6] Nguyễn Ngọc Giao, Với Trần Đức Thảo, một chút duyên nợ, Diễn Đàn Xuân Tân Mão
[7] Trần Đức Thảo, Ibid, trang 236
Cuộc đời đầy xót xa của nữ ca sĩ Kim Anh: 2 lần kết hôn đều vì mang ơn, 10 năm bặt tin con
Bệnh hoang tưởng của Đoàn Văn Báu-Kim Văn Chính
30-1-2025
Báu là tiến sĩ tâm lý học nhưng đời rất trớ trêu đã đưa anh vào hoàn cảnh để anh phát ra căn bệnh tâm lý rất phổ biến là tâm thần phân liệt thể hoang tưởng, luôn nghĩ mình bị ai đó làm hại.
Chuỗi dài ngày làm việc rất áp lực của anh đã đẩy anh đến căn bệnh quái ác này. Tính cách nóng nảy, ngạo mạn, hiếu thắng của anh càng làm anh nhanh mắc bệnh. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt ngày nắng, đêm lạnh và ngủ ngoài trời dù có túi ngủ và lều trại cũng góp phần rất quan trọng.
Điều kiện xã hội của đoàn hành khất gồm 6 nhóm người: Sư Minh Tuệ (trung tâm); các sư đi theo; nhóm hộ pháp; nhóm youtubers; nhóm dân chúng phật tử và các nhân vật tương tác vòng ngoài; người chỉ huy giấu mặt ở Hà Nội… tạo ra các mối quan hệ xã hội khá rắc rối và phức tạp mà trung tâm xử lý thông tin và quan hệ không ai khác là chỉ có anh…
Biểu hiện bệnh của anh xuất hiện khá lâu rồi (từ khi ở Lào). Nhưng đến đêm giao thừa thì nó mới bùng phát toàn tập…
Anh trở nên nghi ngờ và quy tội rất nhiều người xung quanh, kể cả các nhân vật cốt cán của tăng đoàn mới mâu thuẫn với anh lần đầu và sự việc rất nhỏ nhoi…
Anh sửng cồ kết tội họ với các tội danh rất ghê người như tội phá hoại tăng đoàn; tội sân si; tội âm mưu xin tỵ nạn chính trị…
Anh còn dọa sẽ tống cổ ba sư phải rời khỏi tăng đoàn (mà không biết anh dùng quyền gì, biện pháp gì để đuổi họ khỏi tăng đoàn nếu bản thân họ không muốn). Nói chung hiện nay Báu trở thành nhân tố gây rối loạn tăng đoàn.
TRIỂN VỌNG
Bệnh của anh Báu rất khó chữa. Nó có xu hướng ngày càng nặng chứ không thỏa hiệp được.
Có thể cấp trên sẽ phải thay Báu khi chưa quá muộn. Việc bổ sung gấp anh Lam cũng là người thuộc CA và đã quen với công việc của tăng đoàn, và hình như anh ấy còn biết tiếng Lào/ Thái có thể là chỉ dấu cấp trên sẽ thay thế Báu.
Có thể sự kết thúc việc khất thực của tăng đoàn sẽ diễn ra sớm hơn mọi dự định và kế hoạch (như Báu đã lộ một phần: Từng bước gây sự và đuổi các sư nhỏ về nước; còn lại sư Minh Tuệ, họ có cách xử lý theo kiểu chuyên ngành của họ)…
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/Doan-Van-Bau-1.mp4?_=2
***
Võ Xuân Sơn: Ai nhốt con nai? Theo dấu chân nai để làm gì?
“Trước đây thầy là một con nai bị nhốt trong cũi. Và chúng tôi đã đưa thầy đến một khu bảo tồn. Nhưng con nai đó vẫn chưa được tự do, chưa được thoải mái. Thì bây giờ chúng tôi sẽ đưa đến một khu rừng rộng lớn. Và chúng tôi sẽ theo dấu chân nai”.
Trên đây là những lời anh Báu nói. Là một tiến sĩ tâm lý, anh có hiểu bất cứ con nai nào cũng cần phải được tự do hay không? Ai chỉ đạo cho anh (hay “chúng tôi” của anh) đưa “con nai” vô “khu bảo tồn”? Bây giờ, anh đòi theo dấu “con nai” để làm gì?
Tại sao cứ phải kiểm soát sự tự do, rồi kể công?
***
Kim Văn Chính: Tại sao anh Báu luôn nói sẽ theo Minh Tuệ đến cùng?
Nhiệm vụ của anh Báu rất rõ ràng, trong đó có việc quan trọng nhất là bảo vệ Minh Tuệ, giám sát Minh Tuệ khi ra nước ngoài, không để Minh Tuệ bị các thế lực chống phá lợi dụng, lôi kéo hoặc bắt cóc thoát khỏi tầm khống chế của Việt Nam.
Và ngay dịp tết này, Báu đã tung hoả mù về kịch bản có thế lực đang tìm cách xin tỵ nạn chính trị cho sư Minh Tuệ; xin quốc tịch khác cho Minh Tuệ..
Báu doạ sẽ có đối sách tương xứng nếu đối thủ vô hình hoặc hữu hình ra tay trước…
Chuyện cứ như kiếm hiệp…
Minh Tuệ cũng rất kém ở chỗ chưa biết quản cái hộ chiếu của chính mình và cách làm các thủ tục xuất cảnh và xin visa khi cần để sao đi được tới Ấn Độ!
Để qua biên giới Myanmar và xin visa Ấn Độ, không phải là việc quá khó! Nhiều người đã đi, trong đó có Giáp!
Và cũng không biết lựa chọn trong các fans của mình rất nhiều để chọn ra vài người thực sự tin cậy và trung thành hỗ trợ về thủ tục visa nếu mình không biết tự làm!
Vẫn phải lệ thuộc vào anh Báu công an và làm việc cho chính quyền Việt Nam (Báu đã thừa nhận) lại đang bị khủng hoảng tâm lý như kẻ điên khùng…
Thật bi kịch cho cả hai người.
Phi cơ American Airlines đụng trực thăng quân đội gần Tòa Bạch Ốc, toàn bộ 67 người tử nạn
January 30, 2025
WASHINGTON, DC (NV) – Một chiếc phản lực cơ bay cho hãng hàng không American Airlines chở 64 người đụng một chiếc trực thăng Black Hawk của quân đội Hoa Kỳ do ba binh sĩ điều khiển gần phi trường quốc gia Ronald Reagan Washington National Airport ở Washington, DC, đêm Thứ Tư, 29 Tháng Giêng, làm tổng cộng 67 người thiệt mạng.
Chuyến bay dân sự số 5342 khởi hành từ Wichita, Kansas. Còn chiếc trực thăng thuộc Phi Đoàn 12 Lục Quân Hoa Kỳ đến từ căn cứ Fort Belvoir ở Virginia.
Mảnh vỡ từ chiếc máy bay trên dòng sông Potomac đang được trục vớt ở Washington, DC, sáng 30 Tháng Giêng, 2025, sau tai nạn máy bay đụng trực thăng đêm hôm trước. (Hình: ANDREW CABALLERO-REYNOLDS/AFP/Getty Images)
Hành khách gồm 60 người trên phi cơ dân sự cùng bốn thành viên phi hành đoàn. Trên trực thăng có ba binh sĩ Hoa Kỳ đang bay tập sự, phát ngôn viên Đội Đặc Nhiệm Hỗn Hợp Vùng Thủ Đô Quốc Gia cho biết.
Các toán cấp cứu trục vớt được một số thi thể nạn nhân từ dưới sông Potomac, không có hy vọng còn người nào sống sót.
Trong số nạn nhân máy bay dân sự có nhiều lực sĩ trượt băng nghệ thuật, bao gồm vợ chồng vô địch quốc tế người Nga. Ngoài ra nghiệp đoàn ngành xây lắp sửa chữa ống nước của Hoa Kỳ và Canada cũng loan báo có bốn thành viên nghiệp đoàn trên chuyến bay bất hạnh.
Xác chiếc máy bay dân sự đứt làm ba phần, nằm ngửa bụng ở vùng nước sông sâu tới cỡ thắt lưng. Chiếc trực thăng cũng đã được tìm thấy.
Do lực va chạm mạnh, các mảnh vỡ từ tai nạn trên không trung văng ra tứ tung, rải rác ở các tiểu bang Virginia, Maryland và Washington, DC. Các bến tàu và công viên dọc theo dòng sông và ven biển, bao gồm đảo Daingerfield, Gravelly Point, Hains Point, và National Harbor, tạm đóng cửa để hỗ trợ công cuộc tìm kiếm.
Hai chiếc tàu cứu nạn kéo mảnh vỡ từ tai nạn hai phi cơ trên sông Potomac gần phi trường quốc gia Reagan National Airport ở Washington, DC, đêm 29 Tháng Giêng, 2025. (Hình: ANDREW CABALLERO-REYNOLDS/AFP/Getty Images)
Tai nạn xảy ra ở không phận được bảo vệ nghiêm mật nhất thế giới, chỉ cách Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội ba dặm về hướng Nam.
Khi bay ngang sông Potomac, chuẩn bị đáp ở đường băng số 33 tại phi trường Reagan, phi cơ American Airlines đang ở cao độ 400 foot và tốc độ 140 dặm/giờ thì bỗng dưng lao xuống, theo dữ liệu từ máy truyền tín hiệu. Máy bay Bombardier của Canada sản xuất năm 2004 có hai động cơ, chở được tối đa 70 hành khách.
Chiếc trực thăng khi ấy dường như đang bay ở độ cao khoảng 350 foot, trên cao độ bắt buộc 200 foot, theo các nguồn tin thông thạo.
Dưới 30 giây trước khi hai chiếc máy bay đụng nhau, một người điều khiển không lưu hỏi trực thăng liệu có thấy chiếc máy bay dân sự trong tầm nhìn hay không, nhưng không thấy trực thăng hồi âm. Một chốc sau thì đài không lưu thông báo cho trực thăng “lướt qua phía sau” máy bay dân sự. Vài giây sau thì hai chiếc máy bay đâm sầm vào nhau lúc 8 giờ 47 phút.
Máy thu hình từ tòa nhà Kennedy Center bắt được đốm sáng lúc máy bay có thể đã nổ trên không trung trước khi rơi xuống dòng sông Potomac đêm 29 Tháng Giêng, 2025, tại Washington, DC (Hình: Kennedy Center Webcam/@aletweetsnews/X)
Đài không lưu lập tức ra tín hiệu cho tất cả máy bay tránh khỏi khu vực phi trường Reagan, và FAA cho biết phi trường tạm thời đóng cửa.
Jack Potter, tổng giám đốc phi trường Washington, cho hay vào sáng Thứ Năm rằng phi trường Reagan sẽ hoạt động lại vào lúc 11 giờ.
Tổng Thống Donald Trump đã được cập nhật tình hình. Trong một thông cáo, ông Trump gửi lời cảm tạ các nhân viên cấp cứu đã lập tức ứng phó với tai nạn.
Bầu trời trong vào đêm hai máy bay đụng nhau. Nước sông Potomac lạnh khoảng 36 độ Fahrenheit, gió giật tới 25 dặm/giờ suốt buổi chiều tối, dù Thứ Tư là một ngày tương đối ấm áp hơn ở Washington với nhiệt độ lên cao nhất trong ngày ở mức 60 độ F.
Sơ đồ nơi máy bay dân sự và trực thăng quân đội tông nhau ở Washington, DC, đêm 29 Tháng Giêng, 2025. (Nguồn: AP, FlightAware, adsbexchange.com, OpenStreetMap)
Tai nạn không lưu này là thử thách đầu tiên cho tân Bộ Trưởng Giao Thông Sean Duffy, người vừa mới được phê chuẩn hôm Thứ Ba.
Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth tuyên bố quân đội và Bộ Quốc Phòng vào cuộc điều tra ngay lập tức.
Chiếc trực thăng chở ba binh sĩ Lục Quân đang “huấn luyện thuần thục thao tác bay hàng năm” vào thời điểm xảy ra tai nạn, Hegseth cho biết trong một tuyên bố qua băng thu hình. Toán phi công này “khá là kinh nghiệm” và “có đeo kính hỗ trợ tầm nhìn ban đêm,” Hegseth nói.
Các phi công bay cho Phi Đoàn 12 ở Fort Belvoir thường bay dọc theo sông Potomac, thường là để đưa đón các tướng lãnh hoặc các nhà lãnh đạo quân đội từ Ngũ Giác Đài, hoặc một số yếu nhân khác trong vùng Đông Bắc Mỹ. Đường bay đêm Thứ Hai khá thông dụng cho phi đoàn. Có khoảng 100 máy bay trực thăng của Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, và Bộ Nội An qua lại khu vực vừa xảy ra tai nạn mỗi ngày.
Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI gửi đội ứng phó từ thủ đô đến nơi xảy ra tai nạn để hỗ trợ.
Phi trường quốc gia Wichita National Airport thành lập đội ngũ tại chỗ để giúp đỡ, thông tin cho gia đình các nạn nhân.
American Airlines thiết lập đường dây điện thoại để thông tin cho gia đình và bạn bè nạn nhân: 1-800-679-8215.
Thống Đốc Virginia Glenn Youngkin cho biết đã huy động lực lượng tìm kiếm và cứu nạn từ miền Bắc tiểu bang phối hợp với vùng District of Columbia và tiểu bang Maryland.
Trong cuộc họp báo sáng Thứ Năm, Thị Trưởng Lily Wu của thành phố Wichita, nơi chuyến bay xuất phát, bày tỏ nỗi đau buồn tột độ trước tai nạn thảm khốc. Bà nói, chuyện thương tâm này sẽ “vĩnh viễn” gắn liền Wichita với Washington.
Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia NTSB lãnh đạo cuộc điều tra tai nạn, phối hợp với FAA.
Tổng Giám Đốc Robert Isom của American Airlines xác nhận chi tiết về chuyến bay gặp nạn, đồng thời bày tỏ “niềm đau buồn tột độ” trước sự việc này trong một đoạn ghi hình đăng trên trang mạng của hãng hàng không. Tại cuộc họp báo sáng Thứ Năm, Isom cho biết viên phi công chính lái máy bay gặp nạn có gần sáu năm kinh nghiệm làm việc cho PSA Airlines và phi công phụ thì gần hai năm.
Lần chót có tai nạn máy bay dân sự Hoa Kỳ làm chết người xảy ra vào năm 2009 ở Buffalo, tiểu bang New York, theo NTSB. Tất cả 45 hành khách và bốn người trong phi hành đoàn trên chiếc máy bay Bombardier DHC-8 đều thiệt mạng cùng với một người dưới mặt đất.
Tin đăng lúc 23:10 ET ngày 29/1, cập nhật lúc 11:01 ET ngày 30/1 – (TTHN)
Thủ phạm gây ra chiến tranh Việt Nam- Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm
Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm
30/01/2025
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.
Trong suốt 20 năm chiến tranh Việt Nam cả thế giới lên án miền Nam và đòi miền Nam phải chấm dứt chiến tranh, tạo lập hòa bình. Ngoài các cuộc biểu tình đòi hòa bình diễn ra trên thế giới, nhiều phong trào đòi hòa bình diễn ra tại miền Nam. Trong khi đó tuyệt nhiên không một phong trào hòa bình nào diễn ra tại miền Bắc, đòi chính quyền miền Bắc chấm dứt chiến tranh. Bây giờ thì ai cũng hiểu chính quyền độc tài vô sản ở miền Bắc không cho ai được thành lập hội nhóm, phong trào và nhất là không được công khai bày tỏ chính kiến khác với đảng. Ngày nay, thời gian 50 năm sau chiến tranh đã đủ dài để bình tâm nghiên cứu xem ai là thủ phạm gây ra chiến tranh trên đất nước Việt Nam, đẩy toàn dân vào khổ đau.
Sau khi củng cố được chính quyền tại Liên Xô, Stalin cũng như Lê Nin và Trostky, theo đuổi chủ trương của Karl Marx phát động chiến tranh liên tục qua cái gọi là “Lý thuyết Cách mạng Thường Trực” (Theory of Permanent Revolution). Mục tiêu của Karl Marx là phải xây dựng một phong trào cộng sản toàn cầu (global movement) để “nhuộm Đỏ” thế giới. Thế chiến thứ II bùng nổ, nương theo đà thắng lợi của Đồng Minh Anh Mỹ trước Phát xít Đức, Liên Xô tiến chiếm các nước Đông Âu và nhuộm Đỏ các nước này (Mãi 44 năm sau, 1989, các nước Đông Âu mới thoát khỏi ách thống trị của Liên Xô.) Sau khi nhuộm Đỏ Đông Âu, Liên Xô gia tăng bước tiến của Lê Nin, gieo mầm cộng sản sang Châu Á, nơi đó Trung quốc là quốc gia thích hợp nhất vì dân số đông mà tuyệt đại đa số là nông dân nghèo. Từ 1924 Lê Nin đã gửi Borodin sang Trung Hoa làm cố vấn cho ông Tôn Dật Tiên, rồi sau này cho Tưởng Giới Thạch. Liên Xô cũng gửi ông Hồ Chí Minh sang Trung quốc làm thư ký cho Borodin. Hai hạt giống cộng sản này đã thành công trong việc phát triển phong trào cộng sản tại Trung quốc và cuối cùng, vào năm 1949, ông Mao Trạch Đông đã thành công trong việc xây dựng chính quyền cộng sản tại Trung Hoa. Vẫn tiếp tục lý thuyết Cách mạng Thường trực, Cộng sản Trung hoa tìm cách phát triển phong trào cộng sản tại ba nước Đông Dương, Việt-Mên-Lào.
Với sự giúp sức của Trung Cộng, đảng cộng sản Việt Nam (Việt Minh) đã đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Theo lý thuyết Domino, Hoa Kỳ e rằng nếu Việt Nam và toàn thể ba nước Đông Dương rơi vào tay cộng sản thì các quốc gia Thái Lan, Miến Điện rồi Indonesia và cuối cùng là Ấn độ, tất cả sẽ rơi vào cộng sản. Vì vậy Hoa Kỳ phải nhẩy vào Hội nghị Geneve 1954 ngăn chặn cộng sản nhuộm Đỏ trọn Việt Nam. Liên Xô khi đó cũng chưa phục hồi hoàn toàn sau thế chiến Thứ II; Trung cộng còn mệt mỏi sau đụng độ với Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên năm 1953, cho nên cả hai đều tránh đụng độ trực diện với Anh Mỹ; và miễn cưỡng ép buộc Việt Minh phải chấp nhận chia đôi Việt Nam ở Vĩ Tuyến 17. Bài Phong trào Đồng khởi miền Nam 1960 – Bước ngoặt chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên báo Quân đội nhân dân ngày 19-12-2019 đã viết, “do mưu đồ của các thế lực phản động quốc tế cũng như tương quan lực lượng và tình hình chính trị phức tạp của thế giới lúc đó, nên nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.”
Nhưng theo lý thuyết Cách Mạng Thường Trực của Cộng sản thì việc ngưng chiến năm 1954 chỉ là tạm thời để rồi sớm muộn gì cũng phải tiếp tục gây chiến nhuộm Đỏ trọn vẹn miền Nam. Marx viết, Cách mạng không bao giờ ngừng cho tới khi tất cả giới giầu có đều bị đánh đổ và giai cấp vô sản lên nắm quyền, xây dựng nhà nước “Độc tài vô sản” (the dictatorship of the proletariat) [The revolution shall become unceasing until all the more or less wealthy classes have been removed from power and until the proletariat has captured political power. (Karl Marx and Friedrich Engels, Volume 3, Gosizdat, 1921, p 501)] Ở đây tôi thấy phải giải thích thêm nhóm từ Chuyên Chính Vô Sản. Đây là sự dịch thuật bịp bợm của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, thay vì phải dịch theo đúng chữ của Marx dùng là chế độ Độc tài vô sản thì họ đã tránh chữ Độc tài bằng chữ Chuyên Chính mặc dù dân chúng cả miền Bắc, kể cả những cán bộ cộng sản, kể cả thành phần giáo viên triết học Mác Lê, trong mấy chục năm họ cứ “tụng” xây dựng chế độ Chuyên Chính Vô Sản mà chẳng hiểu “Chuyên Chính” là gì.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến, cộng sản thực hiện hai việc, gài cán bộ nằm vùng ở lại miền Nam và chôn giấu vũ khí. Để gài cán bộ nằm vùng ở lại, cộng sản lập danh sách chỉ định những cán bộ phải ở lại và những cán bộ được phép ra Bắc. Trái lại, chính quyền Miền Nam không có nhu cầu gây chiến (và cũng không có khả năng gây chiến) nên đã chở tất cả những ai muốn di cư vào Nam, kể cả toàn bộ gia đình con cháu họ. Hầu hết những cán bộ được phép tập kết ra Bắc phải để vợ và con nhỏ ở lại để khi cán bộ Tập kết được đưa trở lại vào Nam hoạt động bí mật thì có cơ sở vợ con làm chỗ dựa. Cán bộ cao cấp nhất được đảng chỉ đạo bí mật ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc nổi dậy trong tương lai là ông Lê Duẫn, sau này làm Tổng Bí Thư Đảng.
Sau hai năm dự trù cuộc bầu cử trên cả nước không thành vì miền Nam không chấp nhận kiểu bầu cử phản dân chủ của miền Bắc (như hiện nay đang diễn ra trên cả nước), tức thì miền Bắc chỉ thị cho các cơ sở nằm vùng ém sẵn tại miền Nam đồng loạt nổi lên chống chính quyền. Sau đó, để gia tăng tấn công phá hoại miền Nam, đảng cộng sản miền Bắc, trong Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II tháng 1-1959, “đã vạch ra đường lối, phương pháp cách mạng miền Nam. Nghị quyết xác định: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Về phương pháp cách mạng, báo điện tử quân đội nhân dân viết, “Được ánh sáng Nghị quyết 15 soi đường, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam…diễn ra mạnh mẽ theo phương châm “hai chân, ba mũi”, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (LLVT), giữa chính trị, quân sự và binh vận, đập tan từng mảng lớn bộ máy chính quyền tay sai ở cơ sở, giành quyền làm chủ hàng nghìn xã, thôn, giải phóng khoảng 5,6 triệu dân khỏi ách áp bức, kìm kẹp của địch.” (Báo điện tử Quân đội nhân dân ra ngày Thứ năm, 19/12/2019 – https://www.qdnd.vn/cuoc-thi-viet-quan-doi-anh-hung-quoc-phong-vung-manh/phong-trao-dong-khoi-mien-nam-1960-buoc-ngoat-chien-luoc-cua-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-605650
Tháng 1-1959 Đảng cộng sản công bố nghị quyết 15 phát động chiến tranh. Bốn tháng sau, miền Bắc mở đường xuyên rừng núi Trường Sơn xâm nhập người và khí tài vào miền Nam. Báo điện tử Bộ quốc phòng ngày 17-04-2015 viết, “Ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương đã chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” – Đoàn 559 có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền Nam. Với khẩu hiệu có tính chất mệnh lệnh: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên vượt Trường Sơn bằng phương pháp thồ gùi đã được cán bộ, chiến sỹ Đoàn 559 đưa tới Tà Riệp – địa danh ở vùng Bắc A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế), khẳng định quyết định lịch sử của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, đánh dấu những bước tiến thành công cho chiến trường miền Nam trên con đường huyết mạch 559.) cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, 17/04/2015, “Tiếp lửa” trên đường 559 huyền thoại).
Năm 1960, Đảng cộng sản họp Đại hội toàn quốc lần thứ III thành lập 2 cơ quan lãnh đạo cuộc chiến tranh tại Miền Nam: 1-Thành lập Trung ương Cục miền Nam và 2-thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. “Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập. Đại hội chủ trương thành lập Trung ương Cục ở miền Nam để giúp Trung ương Đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Đại hội III của Đảng cũng chủ trương phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam.” (Bài: 20-12-1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập) và ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Đến đây lịch sử đã rõ. Chạy theo lý thuyết “Cách mạng Thường Trực” của Karl Marx, được hướng dẫn và hỗ trợ bởi Liên Xô và Trung Hoa cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam đã phát động chiến tranh huynh đệ tương tàn bằng các biện pháp 1-cắm cài cơ sở nhân lực và vũ khí tại miền Nam sau 1954. 2-Tháng 1-1959 công bố nghị quyết 15 chính thức phát động chiến tranh tại miền Nam, khởi đầu bằng các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, ám sát nhằm “đập tan từng mảng lớn bộ máy chính quyền tay sai ở cơ sở, giành quyền làm chủ hàng nghìn xã, thôn.” 3-Ngày 19/5/1959, đảng chính thức bắt buộc (tình nguyện kiểu cộng sản) nam nữ thanh niên vượt sông Bến Hải vào Nam mở đường Trường Sơn để đưa người và khí tài tấn công miền Nam. 4-Để lừa bịp thế giới, đảng đã che dấu hành động xâm lăng miền Nam, bằng cách cho thành lập ở miền Nam một tổ chức bình phong là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam vào ngày 20-12-1960. 5-Cũng đồng thời trong nghị quyết 15 phát động chiến tranh, đảng cộng sản đã thành lập Trung ương Cục miền Nam để trợ giúp bộ Chính trị giám sát, lãnh đạo cuộc chiến tranh tại miền Nam. Sau 1975, với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật thông tin, nhiều thành phần có trình độ của miền Bắc đã nhận định sự phát động chiến tranh tại miền Nam của đảng cộng sản miền Bắc là một sai lầm. Facebooker Bùi Công Tự (cựu cán bộ miền Bắc) đã viết một stt như sau:
Vài hình ảnh về thành phố Tours (Tua) nước Pháp – nơi mà nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng là điểm khởi đầu những sai lầm lịch sử của chúng ta!
Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.
Ghi chú của Nguyễn Tường Tâm lấy từ Wikipedia: Nguyên Ngọc (sinh năm 1932), là một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Ông còn được xem là một nhà văn quân đội, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, từng được phong hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tham khảo:
(1) Nikolai Bukharin (1924). The Theory of Permanent Revolution
(2)- [Book] Lenin and Trotsky – What they really stood for.
NƯỚC MỸ SỐ MỘT VÌ “TOILET”? – Phượng Vũ
Phượng Vũ
Lợi tức đầu người (GDP) dân Na Uy đứng hạng 3 trên thế giới: 65,500 USD 1 năm, Mỹ hạng 7 = 50,000 USD, nhưng vật giá ở Na Uy cao hơn Mỹ gần 3 lần, xăng giá 11usd /1 gallon, sale tax 25%, nhà hàng không cho free nước đá lạnh như Mỹ, khát phải mua 1 chai nước nhỏ giá 24 Krone = 4USD, suy ra nếu so sánh GDP Mỹ với vật giá Âu Châu thì GDP Mỹ phải cao hơn 150,000 USD!
Ngay giữa thành phố Oslo là công viên tên Vigelandsparken Sculpture Park có những bức tượng điêu khắc mỹ thuật, rộng 80 mẫu, hàng triệu du khách đến mỗi năm… nhưng chỉ có 1 nhà vệ sinh bên cạnh quán nước ngoài cổng, phải nhét đồng 10 Krones (1.75USD) để sử dụng, nhìn đoàn người xếp hàng rồng rắn bên ngoài chờ là… nhịn luôn!
Nước Mỹ số một…
Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ… cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.
“Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”.
Câu nầy tui thêm vô “Ở nhà với vợ, biết ngày nào khôn”
Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây. Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”.
Ở Mỹ lâu năm, quen hưởng những tiện nghi đời sống căn bản của mọi người trong xã hội (kể cả người nghèo), riết trở thành quen, thấy bình thường và xem đó là lẽ đương nhiên. Ví dụ như nhu cầu vệ sinh: ở Mỹ cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, vòi nước uống cũng được thiết kế khắp nơi. Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ… cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.
Nhưng khi du lịch ra nước ngoài khác mới “thấm thía”
Cái gì cũng phải trả tiền, kể cả nhu cầu vệ sinh (giá từ 1$ – 1.5$/1 lần, tùy nơi, tùy nước). Không phải chỉ tốn tiền mà còn “gian nan” khi hữu sự, để tìm cho ra “nơi cần đến”, ngay cả ở những thủ đô văn minh lẫy lừng lâu đời của thế giới!
Tôi nhớ có một lần khi thăm thủ đô Paris, một người trong đoàn cần toilet, bác tài chạy xuôi, chạy ngược, vòng vòng mãi mà vẫn không tìm ra! Cuối cùng một sáng kiến được nêu ra: tới một nhà hàng nào đó vô mua bất kỳ món gì đó để được đi toilet! Đó là nỗi khổ tâm lớn của các vị cao niên khi đi du lịch châu Âu, các vị phải nhắc nhau nhịn uống nước (điều này lại rất hại cho sức khỏe) để khỏi “khốn đốn” khi hữu sự!
Tôi nhớ một lần ở Rome, hướng dẫn viên dẫn một bà đi mãi qua đường này, tới ngõ nọ mà vẫn không tìm ra “nơi phải đến”, “bí” quá bèn hỏi:
– Bà có chịu tốn 10 Euro để vô restaurant kia mua thứ gì đó để được đi WC không?
– Nín hết nổi rồi, bây giờ không phải 10 Euro mà 20 Euro tôi cũng chịu luôn!
Có những WC có người ngồi thâu tiền còn đỡ, có những nơi, họ thiết kế sẵn phải bỏ đúng số tiền (cắc) quy định thì cổng mới mở cho vô. Khi đi du lịch đâu phải ai cũng có sẵn tiền cắc (Euro) trong túi, có một bà “mắc” quá nhưng không đổi được tiền cắc, nên phải mượn tứ tung trong đoàn, mỗi người thương tình móc hầu bao bỏ vô máy một ít, máy nuốt hết nhưng còn thiếu mấy xu, chưa đủ tiền, máy không mở cổng! Thật khốn đốn với máy móc vô tình!
Ở một số nước châu Á như Trung quốc, khách du lịch phải luôn thủ sẵn giấy vệ sinh trong bóp, vì trong toilet không có giấy vệ sinh. Tôi cứ bị ấn tượng mãi về một lần thăm Bắc Kinh (cách đây hơn 10 năm), đoàn du khách được một dàn các cô gái trẻ đẹp mặc xường xám đón chào tưng bừng ngay từ lối vào nhà hàng. Nhà hàng thiết kế rực rỡ sang trọng, đèn đuốc sáng choang như… cung đình. Sau bữa ăn khi cần đi WC, tôi ngạc nhiên khi bước vào thấy có một bàn trải khăn trắng bóc, trên bàn có một bình hoa tươi thật to, đẹp, và một cô gái xinh đẹp rực rỡ mặc xường xám ngồi đó chỉ để làm nhiệm vụ phát cho mỗi khách 1- 2 miếng giấy vệ sinh nhỏ.
Ôi “cung đình” mà không có giấy vệ sinh! Đúng là XHCN, hình thức trình diễn thì xôm tụ, nhưng nhu cầu căn bản thì không được đáp ứng. Trong đời sống có những nhu cầu xem ra có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng khi cần đến mà không có thì nó trở thành một trở ngại lớn, khiến người ta “điêu đứng” vì nó.
Nghe kể có một đoàn du khách nước ngoài viếng các lăng tẩm của triều đình Huế, đi từ lăng này đến lăng kia, cảnh đẹp hùng vĩ bao la…, bỗng một du khách cần đi WC, hướng dẫn viên tìm hoài không ra, bèn chỉ khách vào bụi cây xài đỡ, khách cương quyết không chịu! Vậy là cả đoàn phải ngưng tham quan, ra xe trở về khách sạn.
Phi trường ở Mỹ, ghế ngồi chờ đợi cho hành khách là ghế nệm dày và lúc nào cũng dư thừa, thậm chí lúc ít khách có thể nằm ngủ thoải mái. Toilet và vòi nước uống có khắp nơi, bây giờ lại có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone…
Nhưng khi tới phi trường Paris (CDG) những nhu cầu căn bản đó hình như biến mất. Thực ra trước đây tôi đã đến phi trường Paris nhiều lần, nhưng đều đi ra ngay luôn. Lần này chuyến bay chuyển ở Paris trước khi tới Berlin nên tôi mới có cơ hội thâm nhập CDG. Trước hết khi máy bay đáp xuống CDG, tôi ngạc nhiên khi thấy phải đi cầu thang sắt xuống, với va li carry-on, nếu kéo đi thì nhẹ nhàng, nhưng phải xách nó lên và leo mấy chục bậc thang xuống thì không dễ chút nào! Sau đó, leo lên xe buýt chở vô phi trường.
Vô đây tôi lại tiếp tục chạy vòng vòng, mệt “bở hơi tai” vì phải xách carry-on lên xuống cầu thang nhiều lần đi từ khu này qua khu khác, phải qua khu x-ray (khám bằng tay là chính) rồi mới tới được cổng đổi chuyến bay! Khu nhà kiếng tương đối nhỏ nhưng có tới 12 cổng, mỗi cổng chỉ vỏn vẹn có một quầy nhỏ và một computer. Có một số băng ghế sắt trong khu vực cho hành khách ngồi đợi nhưng quá ít so với nhu cầu, nên hành khách ngồi la liệt dưới đất, khắp lối đi. Một số ông thì ngồi vắt vẻo trên các lan can, bờ tường. Tôi vừa mỏi chân, vừa mệt vừa khát nước, nhưng nhìn quanh cả khu vực không thấy có vòi nước uống nào, cả WC cũng không có, chỉ thấy toàn người là người
Khi lên được máy bay Air France, ngồi yên chỗ quan sát, tôi có cảm tưởng nó là “xe đò bay” thì đúng hơn (khi so sánh với máy bay Mỹ mà tôi vừa đi) vì ghế ngồi và thiết bị cũ kỹ như từ thế kỷ trước. Lúc máy bay cất cánh tôi nghe nó gầm gừ “phành phành” rồi “ạch ạch” như đang cố sức nâng cái thân già nua bốc lên khỏi mặt đất, tôi chỉ lo nó rớt (may là tôi có mua bảo hiểm rồi nên đỡ lo). Cuối cùng sau một hồi “lắc lư con tàu” nó cũng bay lên được… Yên tâm rồi, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi (vì chẳng có phương tiện giải trí nào: nhạc, tivi…).
Cơn khát nước làm tôi chợt tỉnh, thấy chung quanh ai cũng có ly nước, tôi bèn yêu cầu một nam tiếp viên cho xin ly nước, nhưng hắn trố mắt ra ngó tôi như tôi đang đòi hỏi một điều gì quá đáng, rồi hắn phớt lờ (đúng là tính “ga lăng” của đàn ông Pháp đã trở thành quá khứ). Có lẽ họ cho rằng họ chỉ phát nước theo giờ của họ, hết giờ là hết phát? Sau khi yêu cầu 2 lần không được, khát quá tôi đợi lúc bà tiếp viên trưởng đi ngang để lập lại yêu cầu, bà bảo tôi đợi một lát và mang đến cho tôi một ly nước nhỏ. Hình như nước trở thành hiếm quý và cách phục vụ lịch sự cũng hiếm quý luôn!
Ôi Air France! Một thuở mơ ước khi tôi còn học trung học ở Saigon, lúc nhìn những hình ảnh quảng cáo của Air France trên các tạp chí nước ngoài! Ôi mộng và thực đúng là “nghìn trùng xa cách”! Xin tạm biệt Air France và phi trường Paris (kinh đô ánh sáng một thời) mà không mong ngày gặp lại! Có lẽ từ đây nếu có du lịch châu Âu, tôi phải lo học thuộc lòng câu của William Shakespear: “I always feel happy, you know why? Because I don’t expect anything from anyone.”
Tới phi trường Berlin (TXL) lại cũng phải đi cầu thang sắt xuống, rồi đi xe bus vô phi trường, xem ra phi trường này còn nhỏ và thiếu tiện nghi hơn phi trường Paris, tôi lại tiếp tục xách carry-on mệt nghỉ, chứ không kéo đi nhẹ nhàng như ở các phi trường Mỹ. May mà hai nước Pháp và Đức là hai nước lớn lại có nền kinh tế vững mạnh trong khối châu Âu.
Đúng là có đi ra ngoài mới thấy tiện nghi ở nước Mỹ là số một, đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả hàng hóa ở Mỹ và châu Âu, hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa rẻ. Sau này về đến phi trường LAX tôi thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả đều được chuẩn bị phục vụ chu đáo nhanh gọn, lịch sự.
Đúng là “sweet home”. Ôi! “My beautiful America”. Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự yêu mến và tự hào về quê hương thứ 2 của tôi: Nước Mỹ yêu dấu!
Quả là:
“Phải chờ đến xế chiều
Ta mới thấy ánh sáng ban ngày rạng rỡ biết bao!”
Nói đến niềm tự hào về nước Mỹ, tôi lại nhớ đến sự việc trên chuyến Cruise Coastal của Đức vừa đi. Ngày thứ hai lên tàu thì toilet trong phòng bị nghẹt, tôi gọi điện cho họ sửa mấy lần mà tình trạng vẫn không thay đổi, tôi phải xuống chỗ “Customer Service” để xếp hàng đi khiếu nại..
Thật ngạc nhiên khi họ “tỉnh bơ” cho biết không phải chỉ riêng phòng tôi mà các phòng ở tầng 2,5,8 đều bị như vậy, họ đang sửa, khi nào xong họ sẽ thông báo.
Tôi bèn hỏi:
– Trong khi chờ sửa, thì khách giải quyết vụ toilet ra sao?
– Đi kiếm mấy cái toilet công cộng mà xài…
– Nhưng chúng ở đâu?
Sau một hồi thắc mắc tới lui, họ mới chịu lục sơ đồ ra để tìm và cho biết một cái ở lầu 9, một cái khác ở lầu 4. Nghĩa là khi hữu sự phải “ôm bụng” chạy vòng vòng mấy tầng lầu để đi tìm cái toilet công cộng và xếp hàng chờ tới phiên. Chắc là dân châu Âu quen kiểu này rồi nên không thấy phiền?
Trở về phòng, tôi bực bội kể lại cho chị bạn cùng phòng nghe, chị là bác sĩ hưu trí ở Đức. Sáng nay chị đã là nạn nhân “ôm bụng” chạy vòng vòng, may mà tình cờ tôi nhớ ra cái toilet công cộng ở lầu 9 cạnh bên nhà hàng, nên chỉ cho chị.
Do đó tôi tưởng chị là “đồng minh” bèn nói:
– Hệ thống phục vụ trên tàu quá tệ! Đã vậy xem ra họ còn thản nhiên cho đó là chuyện nhỏ, không hề có một lời xin lỗi khách hàng. Ở Mỹ thì họ đã xin lỗi ríu rít rồi…Không ngờ chị phản ứng mạnh:
– Mệt quá, Mỹ cái gì cũng tốt, cũng ngon lành hết! Dân Mỹ được nuông chiều quá hóa hư! Bởi vậy trên thế giới, Mỹ đi đâu cũng bị chúng ghét, bị khủng bố cho chết hết là đúng rồi! Lúc nào cũng đòi hỏi thứ này, thứ kia, còn đòi xin lỗi…“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”…
Chị mắng cho một hồi “tràng giang đại hải” mà vẫn chưa hả cơn giận. Tôi ngơ ngác vì bỗng dưng mình bị “giũa” một trận te tua chỉ vì là “dân Mỹ” mà nào tôi có đòi hỏi điều gì cao cấp đâu, chỉ là những nhu cầu căn bản thôi. Thôi “một sự nhịn chín sự lành”, nên tôi nín nhịn vì chị lớn hơn tôi nhiều, coi như mình nhịn “chị hai” trong nhà cho mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp trong chuyến đi chơi!
Suy ra mới biết tinh thần “bài Mỹ” ở các nước Âu châu khá mạnh (ghé vô Nga 1 ngày tham quan cũng phải nộp tiền làm đơn xin visa).
Kiểu này qua các nước Trung Đông chắc bị “xơi tái” quá, nhưng tôi nhớ một lần cách đây 5, 6 năm dân Mỹ qua Ai cập thì lại được đối xử như VIP, đi đâu cũng được ưu tiên và có xe jeep hộ tống “tiền hô, hậu ủng” rất oai!
Hôm sau tâm sự với một chị bạn khác về nỗi ấm ức bị mắng oan. Chị trả lời:
– Chắc tại chị ấy ở Đức lâu, nên ngấm tinh thần “tự tôn dân tộc” của dân Đức, không muốn nước nào qua mặt, mà như vậy là tự ái dân tộc dỏm, vì dù gì mình cũng là người Việt Nam! (Chị cười) Ai bảo Mỹ giàu hơn, mạnh hơn nên dễ bị chúng ghét!
Tôi chán ngán:
– À thì ra vậy! Hèn gì em nghe người ta thường nói “ở đời mình thua chúng khinh, mình hơn chúng ganh ghét, mình bằng chúng nói xấu”.
Không biết đến bao giờ các dân tộc trên thế giới sẽ sống với nhau trong tâm trạng “để hận thù người người lắng xuống” hầu không còn ai cảm thấy:
“Đôi khi ta muốn thoát ly
Đi thật xa khỏi cuộc đời này
Xa lìa chuyện ganh đua với chê bai”
(Lê Hựu Hà)
Dù sao nhờ có đi ra ngoài, có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh, tôi mới biết trân quý hơn những điều tôi đang được hưởng mỗi ngày ở xã hội này, mà đôi khi quá quen, tôi cứ xem đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình (giống như trong đời sống gia đình có nhiều người có phước có được những bà vợ, ông chồng rất tốt, rất tử tế, nhưng họ không hề biết quý và cứ nghĩ đó là chuyện đương nhiên và bình thường, cho đến khi không còn nữa mới hối tiếc thì đã muộn!).
Khi ý thức lại những tiện nghi của đời sống ở Mỹ mà tôi vẫn xem đó là chuyện bình thường, tôi mới biết đôi khi nó là niềm ước mơ của biết bao người trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Họ không chỉ cần những nhu cầu vật chất căn bản của đời sống nhưng còn cần những nhu cầu căn bản về tinh thần (quyền làm người, quyền tự do…) mà họ khát khao nhưng không hề được đáp ứng!
Xin cám ơn Chúa, xin cám ơn đời đã cho tôi có một cuộc sống tương đối an lành trên xứ Mỹ này, để từ đó tôi biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh khác nơi quê nhà, vì có thể “Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đợi ta” bởi:
“Tình yêu là trái chín của mọi mùa
Nằm trong tầm với của mọi bàn tay” (Mẹ Theresa)
Phượng Vũ
From: Tu-Phung
Chúc Mừng Năm Mới 2025
Xe VinFast ‘tự động chạy,’ gây náo loạn Tân Sơn Nhất, báo Việt Nam ‘im lặng’
January 26, 2025
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dấy lên hàng ngàn bình luận về một video clip cho thấy một chiếc xe điện mang nhãn hiệu VinFast của hãng Xanh SM “tự động chạy” mà không cần tài xế tại phi trường Tân Sơn Nhất vào đêm 25 Tháng Giêng (26 Tháng Chạp).
Trong đoạn video clip, chiếc xe màu đen là loại VF 8, trị giá hơn 1 tỷ đồng ($39,872), mất kiểm soát, chạy hơn cả trăm mét trong lúc ít nhất hàng chục người, gồm người dân và nhân viên bảo vệ của Tân Sơn Nhất đuổi theo, tìm cách chặn chiếc xe.
Chiếc xe điện VinFast của hãng Xanh SM “tự động chạy” tại phi trường Tân Sơn Nhất vào đêm 25 Tháng Giêng. (Hình: Chụp qua màn hình)
Thậm chí, một số người đàn ông được nhìn thấy “dũng cảm” chạy trước đầu xe trong lúc những người khác đứng la hét, hoảng loạn.
Chiếc xe điện chỉ dừng lại khi bị chặn bởi các xe đẩy hành lý, khiến nhiều người chứng kiến thở phào.
Vụ việc thu hút sự hiếu kỳ của hàng trăm người ra đón hoặc tiễn người thân. Nhiều người trong số này dùng điện thoại phát livestream trên mạng xã hội.
Đoạn clip đăng trên Facebook Hoàng Dũng thu hút hơn 3,000 lượt bình luận, đa phần là cười nhạo tính năng “tự động chạy” bất ngờ xuất hiện trên xe điện VinFast.
Tính đến sáng 26 Tháng Giêng, không thấy bất kỳ tờ báo ở Việt Nam đưa tin này.
Trong khi đó, các diễn đàn, hội nhóm chuyên về công nghệ, xe hơi, kinh tế cũng tuyệt đối giữ im lặng.
Hàng chục người tìm cách chặn chiếc xe VinFast. (Hình: Chụp qua màn hình)
Đây không phải là ngoại lệ. Hầu hết các vụ xe gây tai nạn mang nhãn hiệu Vinfast tại Việt Nam đều được báo chí nhà nước tránh nêu tên hãng xe này.
Facebooker Hoàng Dũng bình luận trên trang cá nhân: “[Các báo] tiếp tay cho Phạm Nhật Vượng – xét cho cùng, cũng là một dạng tội ác. Đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền. Câu này tuyệt đối đúng. Nhưng phải chỉnh nhà giàu cách tôn trọng mạng sống người khác. Điều đó là cần thiết. Xin đừng lôi mạng người Việt ra để thử nghiệm xe nữa, Vượng à!”
Vụ xe điện VinFast tự chạy ở phi trường Tân Sơn Nhất diễn ra chỉ một ngày sau khi báo chí trong nước đồng loạt đăng bài “Doanh thu mảng sản xuất của Vingroup lần đầu chạm mốc tỷ đô la mỗi quý.”
Trong khi đó, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 23 Tháng Giêng đưa tin, cổ phiếu Vingroup gần chạm đáy, áp lực lên VinFast trong khi nhà đầu tư ngoại quốc bán tháo.
Xe đẩy hành lý được đem ra chặn chiếc xe VinFast. (Hình: Chụp qua màn hình)
Bản tin dẫn lời ông Leif Schneider, người đứng đầu công ty luật quốc tế Luther tại Việt Nam cho biết năm 2025 “có thể là chỉ báo về sức khỏe tài chính nói chung của Vingroup”.
“Vingroup có thể phải đối mặt với tình trạng sụt giảm tài chính hơn nữa nếu hiệu suất của VinFast không được cải thiện. Voệc cắt giảm hỗ trợ của Vingroup cho các công ty con có thể giúp giảm bớt căng thẳng tài chính,” ông Schneider nói.
Dữ liệu mới nhất cho thấy VinFast đã lỗ gần $2 tỷ trong ba quý đầu năm ngoái, nhưng đang thu hẹp khoản lỗ khi doanh thu tăng nhờ doanh số bán xe vượt mục tiêu đã điều chỉnh giảm xuống. (N.H.K) [kn]
Mâm Ngũ Quả – Nguyễn Gia Việt
Nguyễn Gia Việt
Người Miền Nam mà nói “chưng mâm ngũ quả” nghe kỳ cục!
Một bạn hỏi rằng, “ngũ quả” là cách của Miền Bắc trăm phần trăm, vì chữ “quả”. Bạn nói nếu trúng Nam Kỳ phải kêu là “chưng 5 thứ trái cây”
- Người Miền Nam không có “quả”, kêu trái hết.
Ca dao Nam Kỳ thì có câu:
“Đưa em cho tới Đông Hồ
Em trả trái mít, em bù trái thơm.”
Nam Kỳ kêu trái, Bắc Kỳ kêu “quả”. Người Miền Bắc kêu bưởi, đào, táo, cam, quýt…đều là “quả”hết. Chữ quả là chữ Hán Việt, 果quả là trái cây.
“Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.”
Nhưng người Miền Nam lại không kêu quả, mà kêu là “trái”. Chữ “trái” là chữ bổn địa Miền Nam.
“Nghe vẻ nghe ve, nghe vè trái cây
Dây ở trên mây là trái đậu rồng,
Có vợ có chồng là trái đu đủ,
Chặt ra nhiều mủ là trái mít ướt
Hình tựa gà xước, vốn thiệt trái thơm
Cái đầu chơm bơm, thiệt là bắp nấu
Hình thù xâu xấu, trái cà dái dê
Ngứa mà gãi mê là trái mắt mèo
Khoanh tay lo nghèo là trái bần ổi
Sông sâu chẳng lội là trái mãng cầu.”
Người Bắc đọc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thì Nam Kỳ dạy “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây.”
Sơn Nam trong “Cá tính của Miền Nam” viết về “Đào mương lên liếp” của Miệt Vườn. Miệt Vườn là văn minh Miền Nam, là nơi trồng nhiều trái cây.
Cây ổi thì cho ra trái ổi và trái bưởi, trái cam, trái nho, trái lựu, trái bòn bon, trái dâu, trái măng cụt, trái cà chua, trái dưa leo, trái nhãn …đều là trái hết
Hãy đọc những câu ca dao của người Nam Kỳ:
“Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa.”
Và:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng nhồi biết tấp vào đâu?”
Nam Kỳ là xứ sở của vườn trái cây, của những vựa trái cây, chành trái cây.
Bài vè “Bậu lỡ thời” so sánh con gái quá lứa như trái cây chín rục:
“Bậu lỡ thời như trái chín cây
Trái chín cây người ta làm mứt
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông không ai thèm ngó.”
Miền Nam có quả, nhưng là “quả phụ” tức đàn bà góa chồng còn kêu là “cô phụ”, “sương phụ”. Ngoài ra còn có “nhơn quả” , “công quả” trong nhà Phật .
Trong thể thao môn túc cầu hay còn kêu là môn “đá banh” , các cầu thủ giành nhau “trái banh”. Người Miền Nam không kêu quả banh.
- Chưng trái cây Miền Nam:
Tết thấy nhiều bạn viết “trưng bông”, ”trưng trái cây”.
Nếu bạn là người Nam Kỳ viết “trưng bông” là sai. Người Bắc hay viết “trưng diện” và ‘trưng ngũ quả”.
Nam Kỳ phải là chưng bông và chưng trái cây.
Chưng trái cây xuất xứ từ chữ chưng diện.
Hồ Biểu Chánh viết vầy:
”Còn cô Hai Phục thì cô chưng diện theo cái phẩm “hoa khôi sắc đẹp.”
-Bàn thờ Nam Kỳ mình sao ta?
Nhà Nam Kỳ có cái tủ thờ ở giữa, hai bên mé chái tả hữu là hai bộ ván (bộ ngựa), giữa nhà là cái bàn dài có chừng 10 cái ghế dựa, khách tới nhà thường được gia chủ mời ngủ ở hai bộ ngựa này.
Người Lục Tỉnh chưng trên tủ thờ có bộ tam sự gồm hai chưn đèn, cái đỉnh trầm vuông trái đào, cái lư hương (vùa hương), bên trái là cái bình bông, bên phải là bàn thang chưng trái cây, giữa ngay cái vùa hương là ba chung nước, để cái đèn hột vịt nhỏ xíu hoặc sau này có thêm cây đèn điện màu đỏ để suốt ngày đêm.
Người Miền Nam khác Miền Bắc là chưng trái cây trên cái chò cây cao cao, trên cái chò là dĩa lớn kêu là dĩa bàn thang hay dĩa chưng trái cây.
Người Bắc kêu là “dĩa quả tử”, trên bàn thờ người Bắc chỉ có dĩa trái cây mà không có cái chò.
-Nghệ thuật chưng trái cây Miền Nam:
Nhà giàu, nhà quý tộc:
Trái cây Nam Kỳ mình nhiều không kể hết nên ông bà mình có nghệ thuật chưng trái cây, kêu chính xác là “Chưng nghi ở Nam Kỳ.”
Nam Kỳ mình hồi xưa ở những nhà điền chủ, quý tộc không có chưng trái cây trên bàn thờ bình thường, họ xếp trái cây thành hình tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng trên cái dĩa bàn thang lớn.
Đó là chưng nghi, kêu là tạo hình mâm quả.
Đám cưới nhà giàu có mâm chưng nghi, họ sẽ lấy những thứ trái cây như bưởi, khóm, dừa, xoài, nhãn, ớt, đậu đũa, đậu que, cà tím, đậu bắp hòa cùng đinh lăng, nha đam, mạch môn, lưỡi cọp …mà tạo thành hình rồng phụng.
Thí dụ mâm đám cưới tên là mâm “Loan phụng hòa minh” có hình con rồng quấn quít bên con phụng thì ớt hiểm, ớt sừng trâu đỏ chót thành móng rồng, lá thiên tuế kết thành hình đuôi rồng, trái muối đỏ xỏ kẽm xen kẽ với bông vẹt làm đuôi phụng, trái đậu bún làm miệng rồng, đậu bắp làm mặt phụng, vỏ trái cám, trái cóc kèn làm vảy rồng, trái mận làm mắt rồng…
Bàn thờ chưng mâm quả lớn này cũng phải rộng, lớn mới đủ, kết hợp với hai cặp chưn đèn và cái lư hương cũng lớn.
Với trung lưu và bình dân:
Tết nhứt, các gia đình Miền Nam ngày xưa chứng rất nhiều loại trái cây và xếp lên trên dĩa bàn thang. Hồi xưa chưng tuỳ thích, tức là có gì chưng nấy, ba loại cũng được, chục loại cũng xong.
Có nhà chưng hai thứ là bưởi và quýt. Có nhà chưng bưởi và mãng cầu. Có nhà chưng chuối sứ và trái bưởi trên bàn thờ cũng xong.
Thuật ngữ “Mâm ngũ quả” rõ ràng không phải của người Miền Nam xưa.
3.Tại sao Miền Nam lại có “mâm ngũ quả”?
Chữ “quả” chỉ trái không phải của Miền Nam. Người Miền Nam rất tự do không gò bó trong chưng trái cây thì làm sao có “chưng mâm ngũ quả” trong năm thứ?
Trong truyện Hồ Biểu Chánh không thấy dòng nào “mâm ngũ quả”. Và đương nhiên đọc Trương Vĩnh Ký cũng không thấy nói.
Sao mờ thấy vì dân Lục Tỉnh Nam Kỳ tánh tự do chưng bao nhiêu trái là tuỳ thích, tuỳ hòan cảnh, không bó buộc.
Nhưng đọc Hồ Trường An thấy viết rằng: ”chưng ngũ huê ngũ quả”.
Có thể hiểu, chưng “ngũ quả” có lẽ ảnh hưởng từ người Bắc di cư vào trong Miền Nam. Nhưng từ trước 1975 không ảnh hưởng nhiều lắm trong Miền Nam vì người Miền Nam vẫn có gì chưng nấy.
Người Miền Bắc thích áp đặt này nọ, trong chưng trái cây cũng vậy. Thí dụ trái Phật thủ như bàn tay Đức Phật nhưng chưng thôi, không ăn được.
Con số 5 là tượng trưng cho “ngũ hành ”kim – mộc – thủy – hỏa – thổ” là năm thứ tạo ra thế gian.
Mâm ngũ quả ở Bắc Kỳ phải có chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho âm-dương. Ngoài ra còn có thứ không thể thiếu là trái sung hoặc trái mây, rồi thêm trái “quất” (tắc).
Cái chữ “mâm ngũ quả” xuất hiện rầm rộ ở Miền Nam sau 1975 sau khi “giải phóng Miền Nam”, khi mà truyền thông, tuyên truyền là do người Miền Bắc nắm hết.
Trên báo người ta đọc được những bài về “Nghệ thuật trưng ngũ quả Miền Nam”.
Chưng ngũ quả của người Nam Kỳ theo truyền thông thường là : Mãng cầu Xiêm. – Sung. – Dừa. – Đu đủ. – Xoài. ngụ ý “cầu sung túc vừa đủ xài”.
Kinh tế bao cấp, cuộc sống khó khăn, vượt biên, đi kinh tế mới, đánh tư sản đói rách nên làm người ta mơ về bàn thờ ngày Tết kêu là “mâm ngủ quả” kiểu “Cầu Dừa Đủ Xoài Sung” hay “Cầu Vú Dừa Đủ Sung”.
Trái sung là trái vô dụng trong các loại trái cây Miền Nam vì không ăn được. Xóm làng Nam Kỳ sung chín rục đỏ đất không ai dòm. Trước 1975 không ai chưng trên bàn thờ trái sung, chưng cho ông bà quở à? Sau 1975 nghèo quá, đói quá, mơ quá nên bắt chước người Bắc lôi trái sung lên bàn thờ luôn.
Thiệt ra chưng hơn 5 loại hoặc ít hơn 5 loại trái cây cũng được.
- Trái chuối trong văn hoá chưng trái cây của người Nam Kỳ.
Ngày xưa, trước 1975 người Miền Nam chưng trái cây luông tuồng, tự do. Nhà có bụi chuối sứ, chuối cau cứ ra chặt đem chưng lên dĩa bàn thang.
Chuối cúng ở Miền Bắc phải là chuối già lớn trái và cong vút lên. Còn Nam Kỳ thì không cúng chuối già vì nó giống cái kia. Nam Kỳ chưng chuối sứ và chuối cau thôi.
Ngày thường, đám giỗ, đám cưới Nam Kỳ hồi xưa chưng chuối thoải mái.
Nhưng cũng sau 1975, sau những năm đói khát bao cấp, người Miền Nam bắt đầu “sợ phong long”.
Tết người Nam Kỳ không cúng chuối vì sợ chúi nhủi, chúi lúi.
Dân Miền Nam Tết chưng chuối sẽ bị phản ứng liền, nhứt là những nhà làm ăn, nhà thượng lưu, đó là quy tắc hình thành theo năm tháng.
Ông bà mình từ từ loại chuối ra khỏi cái dĩa bàn thang ngày Tết và đám cưới, chuối chỉ còn trong đám ma, đám giỗ và chưng ngày thường.
Từ trước do ảnh hưởng người Tàu, Tết và đám cưới người Miền Nam cũng kiêng chưng bông trắng. Bông huệ trắng được xem là bông đám ma.
Tết Nam Kỳ kiêng cử từ đó.
Xin khẳng định chữ “kiêng cử”, “kiêng kị” không phải là mê tín dị đoan, phạm trù mê tín dị đoan nó qua cái nghĩa sùng kiểu thần thánh và u mê, đôi khi lạc hậu và có hậu quả, kiêng kị thì chẳng hậu quả chi hết.
“Có thờ có thiêng
Có kiêng có lành”
Ngày Tết người Nam Kỳ kiêng kị chưng bông trắng, mặc đồ đen. Nếu Tết mặc áo dài trắng mà màu trắng là màu tang tóc và màu đen cũng tốc tang, người Tàu cũng kiêng hai màu này.
Nam Kỳ chưng bông vạn thọ và bông mai, bông cúc vàng, mặc áo dài xanh, vàng, đỏ, xanh đậm và có hoa văn.
Cái đỏ lòm đáng yêu của người Nam Kỳ ngày Tết là dưa hấu, dưa hấu ngon ngọt và đỏ xẻ ra cát mịn nguyên trái, màu đỏ của quê nhà làm người ta yêu thương xứ sở.
Cây chưng ngày Tết, Bắc Kỳ chưng tắc vì nó là cây quất, quất Tết sướng quíu. Tàu thích chưng tắc vì nó vàng vàng tròn tròn giống vàng, rồi 稷子 tắc tử có nghĩa hạt kê là sung túc. Nhưng người Nam Kỳ lại có “Tắc tử” có nghĩa là “Thì chết” trong câu “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”( Đau bụng uống nhân sâm thì chết).
Nhưng Nam Kỳ cũng không quan niệm hết về cây tắc.
Bắc Kỳ kêu cây tắc là cây quất, Trung Kỳ kêu cây tắc là cây quật, vùng Sài Gòn xung quanh tới Mỹ Tho kêu cây tắc, xuống miệt dưới Miền Tây né kêu là cây hạnh.
Nam Kỳ kiêng chưng cam trên bàn thờ vì nó cam phận, chỉ chưng quýt chưng bưởi. Nhưng nghĩ vầy, cam là trái nuôi người bịnh, Tết nhứt thấy trái cam là nghĩ tới cái cảnh lê lết ở bịnh viện nên kiêng nó chăng?
Tết Nam Kỳ có một món nhà nào cũng có, đi chung thịt kho hột vịt, đó là nồi khổ qua nhồi cá thát lát hầm.
Vì sao nó tên khổ qua thì không ai biết, nhưng làm nồi khổ qua xả xui là tâm lý dân Nam Kỳ ta ngày Tết.
Mà ngẫm cũng rất khoa học, ăn đồ Tết rất nóng táo bón -nổi ghèn muốn chết, ăn khổ qua vô cho mát, dù nó có vị đắng nhưng đâu ai nói nó đắng nghét cuộc đời đâu.
Tết Nam Kỳ không ăn vịt, có người nói vịt lẹp bẹp chậm, cũng có thể, nhưng thịt vịt có tính hàn, khó tiêu, có lẽ kiêng bị Tào Tháo rượt chăng?
From: haiphuoc47 & NguyenNThu
Phạm Lan Phương: Bốn ngàn đồng và 500 ngàn đồng
Tác Giả: Đàn Chim Việt
24/01/2025
“Yêu nữ” quỵt tiền và xua em trai, người yêu, bạn ra đánh chết shipper. Ảnh mạng xã hội
Một người shipper đã bị giết ở Hoà Vang khi anh đến đòi lại số tiền mà anh nhận thu hộ khi giao đơn hàng cho cô Trần Thanh Thảo.
Anh để lại một người vợ, một con gái 5 tuổi quỳ lạy ảnh của anh trước quan tài.
Cô Thảo sau khi đã nhận gói hàng gồm nước lau sàn, thảm, khăn ướt, trị giá 375.000 đã không chuyển tiền thu hộ lại cho anh.
Cô đánh giá anh 1 sao và bắt anh đến xin lỗi mình. Công ty chuyển phát hàng của anh Thành “gọi điện cho chị hỏi lý do, gửi lời xin lỗi và đề nghị rút lại đánh giá để anh Thành không bị phạt 500.000 đồng.” (Vnexpress viết).
Nếu giao đơn hàng này suôn sẻ, anh kiếm được 4.000đ tiền công. Để kiếm được 4.000đ cho đơn hàng này, anh Thành đã hai lần bị đẩy vào thế yếu trong một phương thức làm việc hoàn toàn bất công với người lao động tay trắng.
- 1. Anh phải thu hộ được tiền từ tay người nhận hàng, nếu không thu được, gần như hàm nghĩa anh sẽ phải đền số tiền này cho bên bán hàng. Anh Thành chỉ là một case trong hàng ngàn shipper chúng ta đã coi trên mạng, khi những người khách bom 20 ly trà sữa hay 10 hộp cơm.
Ở đây bạn có thể tự hỏi: “Ồ sao lại dại dột nhận một công việc mà lợi thế đàm phán không thuộc về mình, mình nắm dao đằng lưỡi như thế?
Shipper – nghề trong ngành kinh tế gig- dành cho những người vốn đã luôn nắm dao đằng lưỡi và chẳng có quyền thoả thuận gì ngoài việc bào sức khoẻ lấy tiền. Đương nhiên (hoặc các cơ quan quản lý lao động xem là đương nhiên), đơn vị tạo ra cái app hay công ty vận tải không cần phải chịu trách nhiệm gì phụ với anh shipper nếu anh bị bom hàng.
Trong nền kinh tế gig thần thánh mà chúng ta vô cùng ca ngợi, những công ty startup hào nhoáng như Grab, Uber, Lyft… đang ngồi trên cổ của người giao hàng vì pháp luật lờ họ đi (như một ưu thế).
- Công ty chuyển phát trên sẽ phạt anh Thành 500 ngàn nếu khách hàng đánh giá 1 sao. Lần thứ hai, anh Thành nắm thêm một lưỡi dao.
Giả định người nhận hàng vẫn trả đủ tiền nhưng đ.é.o vui và đánh giá anh một sao, thì dù anh đã hoàn thành nhiệm vụ giao hàng, thu đủ tiền hàng cho bên bán và công ty chuyển phát (nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ lao động, bỏ công sức đi làm). Anh kiếm được bốn ngàn. Sau đó anh sẽ bị trừ 500 ngàn vì có người không cuối. Túm lại, hôm đó anh sẽ mất 496 nghìn đồng nếu lỡ đi làm và gặp khách hàng hãm lol.
Tới đây chúng ta đều thấy người shipper đã nắm cả hai lưỡi dao cả hai tay, không có gì bảo vệ họ để họ làm việc lương thiện.
Bạn nghĩ gì nếu mình chỉ kiếm được bốn ngàn đồng và bị phạt 500 ngàn đồng? Bạn có thể mưu sinh không?
Nhưng câu hỏi trên nặng mùi đạo đức quá, thôi bạn không cần hỏi. Giờ mình thử tìm xem luật lao động nói gì.
Theo Điều 127, Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, và trong đó có cấm “Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.”
Đồng thời Khoản 3, Điều 19, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP cũng ghi rõ nếu công ty thuê người lao động “dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động” thì sẽ bị phạt tiền 20 – 40 triệu đồng nếu họ là chủ lao động cá nhân, nếu họ là công ty, thì công ty sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 40-80 triệu đồng.
Đến đây, tôi không tìm được bài báo nào nêu tên công ty đã thuê anh Thành là shipper là ai trên hầu hết các trang báo tôi đọc. Nếu bạn biết công ty chuyển phát đó là công ty nào, bạn có thể cho tôi biết không?
Tại sao một bên có tác động vô cùng quan trọng đến sinh mạng của người shipper này (mức phạt khốc liệt, gọi điện thoại dỗ dành chị Thảo bỏ đánh giá 1 sao) lại có thể được phép ẩn nấp và vô danh khi vụ án nghiêm trọng và kinh khủng thế này khiến mọi người bàng hoàng?
Tại sao công ty này không phải trả lời trước dư luận rằng nó lấy quyền gì để phạt anh Thành 500 ngàn đồng nếu anh bị đánh giá 1 sao? Tại sao không một tờ báo nào ghi rõ nơi làm việc của anh Trần Thành là ở đâu? Nhà sử dụng lao động đã làm gì để khiến anh đêm hôm phải quay lại đi đòi công bằng vì bị phạt 500 ngàn.
Công ty chuyển phát đã làm sai luật lao động bằng cách phạt tiền người lao động. Hay nó đã tự “làm đúng” bằng cách gọi tên anh Thành là “cộng tác viên”, tức không phải người lao động, không có hợp đồng, không phải nhân viên, phủi tay cực dễ.
Dù anh Trần Thành đã bỏ mạng khi làm shipper trong cơ chế thưởng phạt vô nhân tính của công ty ship hàng, kết hợp cùng bàn tay giết người của nhóm người nhà chị Thảo, và nước mắt mong muốn người yêu và em trai được tha bổng về ăn Tết của chị Thảo, chúng ta vẫn không hiểu vì sao những công ty chuyển phát “kinh tế gig” đang sử dụng người lao động yếu thế nhất trong xã hội để làm giàu cho chính nó, lại có thể tàn nhẫn đến mức ấy.
Và chúng vẫn được phép núp bóng, vô danh, lẩn đi, khi người lao động bị thương tật trên đường tác nghiệp.
Phải giao bao nhiêu đơn hàng anh Thành (nếu còn sống) mới kiếm được một sao trị giá 500 ngàn của chị Thảo?
Là 125 quốc xe.
Hoặc bỏ mạng.
(Facebook Pham Lan Phuong)
“Điểm nghẽn” việc shipper Trần Thành bị đánh chết -Hồ Phú Bông
Hồ Phú Bông
25-1-2025
Anh Trần Thành, người đi giao món hàng có giá trị 375.000 đồng (khoảng 15 đô la Mỹ) cho công ty. Tiền công giao món hàng đó là 4.000 đồng (khoảng 16 xu Mỹ).
Khoảng 11 giờ ngày 17/1, anh Thành shipper đến nhà bà Trần Thanh Thảo giao hàng nhưng bà đi vắng. Người nhà nhận thay. Anh gọi bà Thảo chuyển khoản để công ty hoàn tất đơn giao hàng. Vì lý do gì đó bà Thảo không làm. Anh Thành hối thúc rồi lời qua tiếng lại. Công ty bán hàng cũng trực tiếp giải thích với bà Thảo nhưng 10 tiếng đồng hồ vẫn không xong.
Trong thời gian đó anh Thành có nhậu và cùng vợ lo làm thịt gà tại nhà để kịp giao cho khách đặt trước vì cận Tết. Đến 11 giờ đêm có phone gọi, anh quay lại nhà bà Thảo, lại cãi với người nhà của bà. Một lúc sau bà Thảo về cùng hai người thân, trực tiếp cự cãi nhau. Thấy vậy hai người thân (cũng có bia rượu) nhào vô đánh anh Thành, rồi gọi người thứ ba về, dùng cả nón bảo hiểm cùng nhau đánh, “đa số vào vùng đầu của anh Thành”.
Anh shipper tơi tả về nhà cho biết mình bị đánh, lên giường nằm đến 00:30 phút ngày 18/1 thì chết.
Vấn đề chính của cuộc cãi là anh Thành sẽ bị công ty phạt 500.000 đồng theo điều lệ công ty, vì bị bà Thảo ghi điểm xấu (đánh giá một sao). Điều mà chính công ty đã giải thích với bà trước đó.
Thử đặt mình vào trường hợp anh Thành shipper: Giao một món hàng với tiền công 4.000 đồng sau 10 tiếng đồng hồ vẫn không được bà Thảo giải quyết lại còn bị công ty phạt 500.000 ngàn đồng!
Ở đây chỉ nói về quyền lợi và công sức của shipper, chưa bàn đến vấn đề shipper với luật riêng của công ty. Công ty có đăng ký hợp pháp, có vi phạm luật lao động hay không là chuyện khác.
***
Báo chí tường thuật không mấy khác nhau về nội vụ và gia cảnh anh Thành shipper. Nghèo đến “rớt mùng tơi” lại bị đánh chết vào những ngày bận rộn kiếm ăn nhứt trong năm nên dư luận phản ứng khá mạnh.
Vấn đề là, ba nghi can đánh chết anh Thành, hoàn toàn không phải vì căm thù hay chủ mưu. Họ đánh chỉ là phản ứng nóng giận mất kiểm soát, nhất thời, để bảo vệ bà Thảo bị xúc phạm mà không hề nghĩ gì xa hơn. Nói khác đi, đánh rồi chết xảy ra không phải cố tình (!)
Phần chắc họ không phải là giang hồ đường phố. Cũng không phải là an ninh của chế độ. Vì, nếu là an ninh, họ đã được dạy cách đánh mà không để lại dấu vết, nói gì đánh đến chết. Trường hợp an ninh đánh chị Phạm Đoan Trang nhiều lần (hiện chị Trang đang bị tù với bản án 9 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước) đến độ tàn tật chỉ là một ví dụ rất nhỏ!
Đánh có chủ mưu trả thù mang tính cá nhân, đương nhiên là tội nặng. Nhưng đánh không có chủ mưu, không phải để trả thù mà gây chết người là nan đề nghiêm trọng của xã hội.
Mọi người đều biết xã hội Việt Nam hiện tại là một xã hội hung dữ. Mạnh được, yếu thua, đánh nhau, giết nhau trở thành chuyện bình thường đôi khi chẳng vì lý do gì đáng gọi là “nguyên nhân”.
Va quẹt xe trên đường, ghét nhau vì một câu nói, giành hát karaoke hay vì một cái nhìn khó ưa… đưa đến đánh, giết nhau. Đặc biệt ngay tại môi trường giáo dục, thầy cô đánh học trò, học trò đánh thầy cô, học sinh đánh nhau xé áo quần, phát tán videos không còn là chuyện lạ.
Có hơn trăm nghi can bị chết ngay tại đồn công an khi mới bị bắt. Người thì chết vì “dùng dao rọc giấy tự cắt cổ”, người thì “dùng dây điện thoại để bàn thắt cổ”, đã thế có người còn “viết thư cảm ơn công an đối xử tốt nhưng tự tử vì ân hận”…
Vụ 6 sĩ quan công an trói nghi can Lê Thanh Kiều vô ghế rồi cùng nhau đánh đến chết ở Phú Yên năm 2014 được xử quá nhẹ, là ly nước tràn. Bị phản ứng dữ dội, chủ tịch nước phải can thiệp, là tiêu biểu việc công an dùng bạo lực.
Công an là người thực thi pháp luật, tòa án là nơi xét xử mà như thế thì xã hội không tràn lan bạo lực mới là chuyện lạ.
Con người sống trong xã hội giống như sinh vật sống trong nước. Khi nước bị ô nhiễm thì đương nhiên sinh vật sống trong đó không thể nào thoát khỏi được.
20 năm nội chiến người phía Bắc có “văn hóa chửi”, “văn hóa chỉ điểm”. Rình mò, nịnh bợ, báo cáo để lập công là thứ văn hóa truyền thống XHCN! Vì thế không ai tin ai. Nghi ngờ đưa đến ganh ghét. Điểm chính là chương trình giáo dục cổ vũ sự căm thù để khích lệ lòng yêu nước, đưa người vô Nam đánh “Mỹ – Ngụy”.
Trong khi đó, phía Nam lại hình thành được một nếp sống văn minh. Lấy nhân bản và khai phóng làm trọng tâm giáo dục. Dù trong chiến tranh con người vẫn cư xử với nhau tử tế. Tử tế với cả tù binh phía Bắc, với người hồi chánh. Trọng năm chữ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín. Sống nhân ái, hiền hòa.
50 năm sau, từ 30/ 4/ 1975, nền văn hóa văn minh mới chớm nở ở miền Nam bị giẫy chết. Tròn nửa thế kỷ qua nền “văn hóa XHCN” vẫn hừng hực căm thù và bạo lực thống trị cả nước.
***
Ba người đánh chết shipper nghèo “rớt mùng tơi” trong những ngày kiếm sống cuối năm có thể sẽ bị những bản án không nhẹ. Nhưng liệu có bản án nào dành cho một chế độ tàn độc biến người Việt Nam thành man rợ, hung dữ như hiện tại hay không?
Ba người Toàn, Tùng và Thiên đánh chết shipper Trần Thành. Nguồn: VnExpress