Cận cảnh quốc lộ 1A ở Bình Định “nát như tương” sau vài trận mưa: Tất cả là do ông trời

Tin Tức – Thế Giới , Việt Nam, Tin Hoa Kỳ
Cận cảnh quốc lộ 1A ở Bình Định “nát như tương” sau vài trận mưa: Tất cả là do ông trời
Nước Mỹ một lần nữa lại nhận được sự tôn trọng của thế giới. Nga đang lùi lại sau khi chúng ta trở lại vị thế quốc gia quyền lực nhất thế giới. Trung Quốc đang cố gắng tìm cách để không bị ông Trump đánh bại. Mục tiêu thống trị thế giới tương lai của chế độ Bắc Kinh đang rơi vào vòng nguy hiểm.
Tổng thống Trump không còn bị kiểm soát từ hậu trường như những gì đã là thảm họa của Barack Obama, Hillary Clinton và John Kerry. Ông Trump đã cho thấy một khía cạnh đáng ngạc nhiên, một trong những thiên tài chính sách đối ngoại. Các hiệp định thương mại lần lượt được ông thương lượng lại với các đối tác nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho nước Mỹ. Các thành viên NATO đang bắt đầu đóng góp tài chính đúng theo trách nhiệm của họ.
Tổng thống Trump đang giữ được chiến thắng và nước Mỹ cũng vậy.
Biển Đông: Úc khuyến cáo Trung Quốc chớ hăm dọa hay gây hấn
Úc cảnh cáo Bắc Kinh chớ sử dụng chiến thuật “hăm dọa hay gây hấn” sau vụ một tàu khu trục Trung Quốc thách thức tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông.
Hôm Chủ nhật (30/09) vừa qua, một tàu hải quân Trung Quốc ‘đối mặt’ tàu khu trục USS Decatur lớp Arleigh Burke của hải quân Hoa Kỳ gần Đá Gạc Ma và Đá Gaven, thuộc quần đảo Trường Sa. Giới chức Mỹ mô tả hành động này là ‘không an toàn’ và tố cáo tàu Trung Quốc áp sát tàu Mỹ trong phạm vi chừng 40m.
“Chúng tôi coi việc sử dụng những chiến thuật hăm dọa hay gây hấn là nguy hiểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ và gây bất ổn,” Bộ trưởng Quốc phòng Úc Christopher Pyne cho hay.
“Úc thời gian qua liên tục bày tỏ quan ngại về những hoạt động quân sự hóa tiếp diễn trên khu vực Biển Đông, và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục các bên tuyên bố chủ quyền cần kiềm chế, tránh hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng.”
Hôm thứ Ba (02/10), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
Động thái này diễn ra sau khi xuất hiện những rạn nứt trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Hai quốc gia này đang đối đầu nhau trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, vấn đề Đài Loan, các lệnh trừng phạt, và việc Hoa Kỳ tăng cường các hoạt động quân sự tại Biển Đông, nơi mà Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh đã huỷ hai cuộc họp cấp cao với các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ, đồng thời cảnh báo sẽ có “hậu quả” nếu Washington áp đặt lệnh trừng phạt với lí do Bắc Kinh mua vũ khí của Nga. Ngoài ra, Trung Quốc cũng từ chối cho phép một tàu hải quân Hoa Kỳ ghé thăm Hong Kong.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis cũng đã huỷ chuyến thăm tới Bắc Kinh dự kiến diễn ra trong tháng này, tuy nhiên ông cho rằng, bất chấp những bất đồng, ông không cho rằng quan hệ Mỹ- Trung “đang xấu đi.”
Hôm thứ Ba (02/10), Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đe doạ “chủ quyền và an ninh” của nước này bằng cách đưa tàu chiến đi vào vùng biển tranh chấp trên Biển Đông mà không xin phép, đồng thời lên án Washington “liên tiếp có hoạt động khiêu khích với chiêu bài ‘tự do hàng hải và hàng không’.”
Đỗ Cao Cường is with Đỗ Cường.
GIA ĐÌNH LÃNH TỤ CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH GIA ĐÌNH DÂN OAN
Xác của ông Đỗ Mười sẽ được chôn cất tại khu Ma Vang, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội với diện tích lên tới 1.100 m2, nó đã được đổ bê tông, quây móng rất hoành tráng. Nó còn được đặt cạnh con sông Tô Lịch với mùi hương thum thủm, Tô Lịch vốn là một con sông trong trẻo từ bao đời thì đến nay nó đã biến thành chiếc cống thối khổng lồ, với màu nước đen kịt. Xét cho cùng, Cống lại nằm bên cống.
Cách đó không xa, là hàng trăm người dân thôn Triều Khúc, huyện Thanh Trì vẫn ngày ngày cần mẫn kéo nhau lên ủy ban huyện đòi tiền bồi thường, muốn được tái định cư vì dự án Tây Nam Kim Giang đã buộc họ phải đi ở nhờ, trong khi cùng một nguồn gốc đất rõ ràng nhưng người được người không, dù chính quyền đã thừa nhận sai trái và muốn họ được tái định cư. Nhưng cho đến nay, bà Cao Thị Thỏa vẫn phải đi ở nhờ, nhặt rác, tay bị tật mà không có tiền chữa, em gái bà thì vẫn thường xuyên lên cơn đau tim, sống ngày nào biết ngày đó.
Mặc dù ở gần nhà Tổng bí thư mà cuối cùng họ vẫn phải sống cuộc đời dưới đáy xã hội. Nhưng nói gì thì nói, kể về họ cũng chỉ như là đang nói về một phần tất yếu của cuộc sống: cá lớn nuốt cá bé!
Điều tôi muốn nói ở đây là cho dù có những con cá lớn nhất, uy quyền nhất vẫn bị anh em chúng làm thịt như thường.
Chắc hẳn người ta vẫn còn nhớ tới những cái tên như Nguyễn Bá Thanh, Đinh La Thăng, rồi cho tới cha con nhà Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Trần Đại Quang… từng làm mưa làm gió một thời nhưng cho tới một ngày kẻ chết, người ngồi tù, hối cũng không kịp, hư không rồi lại trở về hư không.
Mấy năm nữa, cho dù có quyền lực tuyệt đối như ông Nguyễn Phú Trọng thì cuối cùng vẫn bị côn trùng phân hủy xác, một ngày nào đó kẻ khác lên thay, con cháu ông Trọng cũng có thể trở thành dân oan mất nhà, mất đất.
Trong khi đó, các nước phát triển thì đang gắng sức ban hành luật cấm gia đình các quan chức cộng sản tới định cư, vậy là đi không được, ở cũng chả xong, sống không bằng chết.
Còn thời cưỡi ngựa bắn cung
Hết thời xuống chợ lượm thun bắn ruồi.
Thôi thì khôn ra thì sống, hy vọng những người đứng đầu đất nước sớm biết tu tâm sửa tính, quay đầu là bờ, chọn bạn mà chơi để được lịch sử tha thứ, còn nếu cứ dở dở ương ương, chọn thù làm bạn, bán rẻ dân tộc, chống lại tự nhiên, tôn thờ mớ lý tưởng độc đoán kia thì kiểu gì cũng chết trong nhục nhã, tiếng xấu để đời, và khi đó đất nước này sẽ không còn là đất nước nữa.
Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh and 3 others.
Nước Úc sẵn sàng tha thứ cho người biết hối lỗi nhưng tuyệt đối không chấp nhận kẻ nói dối trá !
Một du học sinh Ấn Độ sau nhiều năm học tập , lấy bằng và mở doanh nghiệp tại Úc vừa bị Bộ Di Trú Úc từ chối không cho nhập quốc tịch vì tội khai gian , nói láo trong đơn xin .
Ông Patel , 35 tuổi , trong lúc còn là du sinh đã từng ăn cắp 1 đôi giày và 1 thẻ tín dụng Visa và đã bị cảnh sát bắt . Ra tòa ông nhận tội ăn cắp nhưng nói rằng thẻ Visa là của người quen đưa nhờ giữ giùm . Chánh án tòa không tin nên đã phạt ông cả 2 tội và bị lưu vào hồ sơ tội phạm .
Khi mở doanh nghiệp hùn vốn với 1 người bạn , ông Patel có khai quá khứ ăn cắp của mình nhưng khi điền đơn xin nhập quốc tịch Úc thì ông lại cố tình không khai và nộp 1 hồ sơ cảnh sát khác trước lúc ông bị kết án .
Khi Bộ Di Trú Úc kiểm tra và biết ông nói láo thì họ đã từ chối cấp quốc tịch . Ông Patel viện đủ loại lý do để chạy tội , nào là ông nhờ người khác điền đơn giùm , nào là tiếng Anh chưa đủ giỏi , nào là bận rộn quá nên quên ..v.v… nhưng tất cả các lý do trên đều không được chấp nhận .
Bộ Di Trú nói nếu ông đã thành thật khai đúng sự thật , thì hồ sơ của ông sẽ được xem xét và vẫn có thể được vào quốc tịch . Nhưng 1 khi đã cố tình dối trá , định lừa bịp qua mặt nhà nước Úc thì sẽ không được tha thứ . Cả đời ông Patel sẽ không được chấp nhận làm công dân Úc .
Nước Úc là như vậy đó . Họ rất nhân đạo và có thể cưu mang , tha thứ cho người lỡ phạm tội nhưng biết thành tâm hối lỗi . Nhưng với những kẻ gian xảo , lừa đảo , nói láo , lừa bịp … thì chắc chắn là không có cửa .
Người Việt Nam sống với cộng sản lâu ngày cũng hay bị mắc bệnh nói láo và ăn cắp vặt . Đây là lời cảnh báo chân thành , đã sang đến Úc và muốn trở thành công dân Úc thì nên bỏ hết các loại thói quen xấu , đừng bao giờ ăn cắp ăn trộm và đừng nói láo với nhà nước Úc !
https://www.sbs.com.au/…/pair-shoes-costs-indian-migrant-au…
Hàng năm, cứ đến đầu Tháng 10 là Bắc Kinh lại chào mừng ngày Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời tại Quảng trường Thiên An Môn vào mùng một Tháng 10 năm 1949. Ngày nay, lãnh đạo Bắc Kinh đang mơ chân trời mới vào năm 2049, khi Trung Quốc lên tới ngôi vị siêu cường 100 năm sau khi nền cộng hòa cộng sản này. Nhưng phải chăng đấy chỉ là giấc mơ? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện đó trong bối cảnh của cuộc thương chiến với Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, bước vào Tháng 10, khi lãnh đạo Bắc Kinh làm lễ Quốc Khánh chào mừng việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời ngày mùng một Tháng 10 năm 1949 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh thì chúng ta nên nghĩ gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Bản thân tôi thì nghĩ đến… Mao Trạch Đông và tư tưởng của ông ta về các mâu thuẫn trong tiểu luận gọi là “Mâu Thuẫn Luận”. Gần đây, tại Đại Hội Đảng Khóa 19, Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng nói đến các mâu thuẫn cơ bản của kỷ nguyên mới. Vì vậy, chúng ta nên kiểm lại các mâu thuẫn của họ….
– Có ý thức lịch sử rất sâu đậm, lãnh đạo Bắc Kinh lại đang lúng túng với lịch sử. Tháng 10 năm 2011, họ cho tổ chức rầm rộ các sinh hoạt kỷ niệm trăm năm của cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 và còn dựng chân dung vĩ đại của Tôn Trung Sơn tại Quảng trường Thiên An Môn. Họ cho thần dân ăn mừng biến cố cách mạng là sự kết thúc của chế độ quân chủ, khởi đi từ Tần Thủy Hoàng, thần tượng của Mao Trạch Đông. Thế rồi năm đó Bắc Kinh bỗng nghĩ lại!
– Vở nhạc kịch ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Trung Sơn, vị Tổng thống đầu tiên của Trung Quốc, bỗng dưng bị hủy. Lý cớ được thông báo là vì hậu cần, tiếp vận. Ly kỳ hơn vậy, một cuộc hội thảo do các học giả Nhật Bản chuẩn bị từ nhiều tháng trước về Cách mạng Tân Hợi cũng bị cấm, mà không cho biết lý cớ. Lý do thì chúng ta có thể rất dễ đoán ra, nếu chịu khó nhìn vào trăm năm lịch sử đó vì trăm năm qua, Trung Quốc thật ra có hai “Cách Mạng Tháng Mười”.
Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta có lẽ đã quen với cách dẫn chuyện hay nêu vấn đề của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Nhưng thưa ông, Nguyên Lam vì sao lại có hai “Cách Mạng Tháng Mười”?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Một là Cách mạng Cộng hoà vào năm 1911 và sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc. Hai là Cách mạng Cộng sản và sự ra đời của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày một Tháng 10 năm 1949. Cả hai cuộc cách mạng đều không là điểm son của dân chủ!
Làm sao dung hòa được chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cộng sản mà không dẫn tới chế độ tư bản thân tộc đầy bất công và phản thị trường của các đảng viên cán bộ dùng quyền lực chính trị để thâu tóm quyền lợi kinh tế? Sau cùng là mâu thuẫn giữa việc tập quyền để có ổn định, khi thị trường lại chuyển dịch và phản ứng nhanh trong một nền khoa học kỹ thuật đang thu hẹp thời gian quyết định. Kết luận của tôi là Trung Quốc vừa lên tới đỉnh, mà đỉnh cao thì cũng là bước lật!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
– Ban đầu, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn (nguyên danh là Tôn Văn hay Tôn Dật Tiên, v.v…) chưa muốn lập Quốc hội và chỉ làm Tổng thống vài tháng là bị cướp mất quyền hành, xứ sở lâm nội loạn triền miên với vai trò của các lãnh chúa. Trong cảnh hỗn loạn ấy, duy nhất có một yếu tố xứng danh cách mạng là trào lưu tự do tư tưởng và khuynh hướng lập hội lập đảng để canh tân xã hội. Khi nói đến sự nghiệp cách mạng Tôn Trung Sơn, Bắc Kinh ngày nay giải thích và giải quyết thế nào về trào lưu tự do tư tưởng đó của xã hội cách đây một thế kỷ? Giải thích thế nào về chế độ kiểm duyệt thông tin và đàn áp dân chủ hiện vẫn áp dụng? Khi nói đến nỗ lực quốc tế vận của Tôn Trung Sơn, Bắc Kinh còn kẹt hơn và Tập Cận Bình ngày nay cũng cảm thấy như vậy khi đề ra sáng kiến về “Con Đường Tơ Lụa Mới” hay “Nhất Đới Nhất Lộ” đúng năm năm về trước.
Nguyên Lam: Thưa ông, phải chăng chúng ta cần trở lại lịch sử Trung Hoa cận đại thì mới hiểu ra những mâu thuẫn ngày nay của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa đúng thế, bác sĩ Tôn Trung Sơn là một thí thức, theo Công giáo, có hậu cứ vận động từ hải ngoại là Hoa Kỳ, đã nhiều lần tìm nguồn yểm trợ tại Nhật Bản, một quốc gia phú cường, tiến bộ và tự do hơn Trung Quốc gấp bội. Nhật còn đại thắng trong cuộc chiến Hoa-Nhật năm 1894-1895, góp phần đáng kể cho sự sụp đổ của nhà Đại Thanh. Chính vì vậy mà Tháng 10 năm 2011, các học giả Nhật mới sốt sắng tổ chức cuộc hội thảo về Cách mạng Tân Hợi và bị Bắc Kinh kịp thời hạ màn vì nhắc đến Tôn Trung Sơn là lòi ra vai trò yểm trợ cách mạng hoặc “diễn biến thiếu hoà bình” của Hoa Kỳ và Nhật Bản, là hai đối thủ hiện tại của Trung Quốc….
Nguyên Lam: Bây giờ, Nguyên Lam đã hiểu vì sao ông dẫn vào các mâu thuẫn của Mao Trạch Đông! Xin đề nghị ông trình bày tiếp cho giớu trẻ của chúng ra.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Sự sụp đổ của nhà Mãn Thanh là niềm tự hào chính đáng của Hán tộc. Khi Mãn tộc tiêu diệt nhà Đại Minh năm 1644 thì đấy là nỗi nhục khó rửa cho người Hán. Vì vậy “Phản Thanh – Phục Minh” là khẩu hiệu huy động nhiều thế hệ ái quốc. Và một chủ trương cách mạng của Tôn Trung Sơn là tinh thần dân tộc, để đánh đuổi nhà Mãn Thanh.
Nhưng cũng là dị tộc Mãn Thanh xấu xa ấy đã bành trướng lãnh thổ, cho phép Bắc Kinh ngày nay viện lẽ chính danh từ đời Thanh mà đòi thống trị Tân Cương và Tây Tạng, hai khu vực tự trị có vấn đề với dân Hồi giáo và Tây Tạng! Chẳng lẽ chế độ Cộng sản Trung Quốc ưu việt mà lại kế thừa di sản Đế quốc của ngoại tộc Mãn Thanh sao? Huống hồ, kẻ kế thừa di sản Tôn Trung Sơn lại là Tưởng Trung Chính, tức là Tưởng Giới Thạch!
– Sau khi Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc được Mao thành lập ở Hoa lục năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc của Tôn Trung Sơn được Tưởng Giới Thạch đem qua Đài Loan. Đảo quốc mang tiếng là lãnh thổ ngàn đời của Trung Hoa lại gợi nhớ đến tranh chấp về chủ quyền từ đời Thanh. Mà hậu thân của cái gọi là ngụy quyền Trung Hoa Dân Quốc lại xây dựng được một nền kinh tế tiên tiến với một chế độ chính trị thật sự dân chủ. Công lao chuyển hoá Đài Loan thuộc về Tưởng Kinh Quốc, con trai Tưởng Giới Thạch. Và lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Trung Hoa trực tiếp đi bầu ra lãnh đạo thật – một Tổng thống – là tại Đài Loan vào Tháng Ba năm 1996, bất chấp hỏa tiễn của Trung Quốc bay qua đầu! Và “tam dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn, là “dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc” vẫn là khát vọng chưa vẹn toàn của người dân Trung Quốc ngày nay dưới sự lãnh đạo quá sức tập quyền của Tập Cận Bình.
Nguyên Lam: Nhưng mà ngày nay, Trung Quốc đã có sản lượng kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới và theo các chuyên gia quốc tế thì sẽ bắt kịp hoặc vượt qua sản lượng của Hoa Kỳ vào năm 2025 hay 2030 này. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta có hai chuyện ở đây, là lượng và phẩm. Sản lượng của một quốc gia có gần một tỷ 400 triệu dân dĩ nhiên là phải lớn. Nhưng nói về phẩm thì sản lượng của một người dân, nôm na là sản lượng bình quân của một người hay năng suất lao động, mới là những tiêu chuẩn so sánh. Theo các tiêu chuẩn đó thì Trung Quốc còn mất hơn 30 năm mới hy vọng đuổi kịp Hoa Kỳ. Còn về năng suất lao động thì ngày nay chưa bằng 10% của Mỹ. Đấy là ta chưa nói đến hai mâu thuẫn khác của Trung Quốc, là “người dân chưa giàu mà đã già” và “nhà nước chưa hùng mà đã hung”, khiến các quốc gia đều chú ý và báo động!
– Chưa giàu mà đã già vì dân số bị lão hóa và ưu thế nhân công rẻ đang chấm dứt. Bắc Kinh có thể nghĩ đến bước nhảy vọt vào trình độ sản xuất cao hơn nhờ công nghệ tiên tiến thì thứ nhất chưa thể bằng Nhật Bản hay Nam Hàn chứ chưa nói gì đến Hoa Kỳ, và thứ hai đang bị Hoa Kỳ cùng các nước tố cáo tội ăn cắp và ăn cướp quyền sở hữu trí tuệ, một đầu mới của trận thương chiến ngày nay với Mỹ.
– Chưa hùng mà đã hung là khi Bắc Kinh vừa rời vùng biển cận duyên để mon men ra biển viễn duyên thì đã đòi quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa với Trường Sa và vùng biển Đông Nam Á nên gây phản ứng ngược với các cường quốc như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ lẫn các nước Âu Châu.
Nguyên Lam: Ông còn thấy những mâu thuẫn gì khác của Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi nghĩ đến một nhân vật vừa gây sôi nổi trong dư luận Trung Quốc là giáo sư Hồ An Cương mà tôi cứ gọi là Hồ Yên Cương cho dễ nhớ tới con ngựa chứng! Ông là giám đốc một lò trí tuệ của đảng là “Quốc Tình Nghiên Cứu Viện” hay viện Nghiên cứu Tình hình Quốc gia thuộc Đại Học Thanh Hoa tại Bắc Kinh. Cách đây hơn hai chục năm, Hồ Yên Cương cùng một trí thức khác, hình như là Vương Thiệu Quang, có bài tiểu luận về lẽ hợp tan của Trung Hoa. Đó là khi triều đình thâu tóm quyền lực về trung ương thì chính trị ổn định nhưng các địa phương không có phát triển và xứ sở tụt hậu. Ngược lại, khi trung ương tản quyền thì các địa phương lại phát triển mạnh nhưng có thể dẫn đến hỗn loạn và tan rã. Giữa các mâu thuẫn đó, Hồ Yên Cương đề cao giải pháp dân chủ pháp trị. Bây giờ hình như là ông đảo ngược lập trường và đề cao giải pháp tập quyền của Tập Cận Bình tới độ sùng bái cá nhân và còn tiên báo việc Trung Quốc sẽ sớm vượt Hoa Kỳ.
– Mâu thuẫn ở đây không là hiện tượng đảo điên của một trí thức trong đảng tôi gọi là hiện tượng điền đô hay… đồ điên. Mâu thuẫn ở đây là nhiều chuyên gia khoa học kỹ thuật của Bắc Kinh lại phản bác cái thuyết “vượt Mỹ” và nói về nền khoa học kỹ thuật còn rất kém của Trung Quốc về cả kinh tế, dân sự lẫn quân sự.
Nguyên Lam: Câu chuyện này thật ra ly kỳ hấp dẫn, nhưng vì thời lượng có hạn, Nguyên Lam phải đề nghị ông đưa ra một nhận định tổng kết.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Từ bốn thế kỷ, các nước Tây phương cứ bị mê hoặc về Trung Quốc mà không nhìn ra một đặc tính văn hóa chính trị Trung Hoa là kềm hãm khả năng sáng tạo trong khi lại chinh chiến liên miên. Ngày nay, người ta vẫn phạm sai lầm cũ mà cho rằng sau khi Đế quốc Anh khống chế thế giới vào Thế kỷ 19, thì Hoa Kỳ lập ra thật tự Mỹ hay Pax Americana vào Thế kỷ 20. Qua Thế kỷ 21, thiên hạ sẽ thấy Trung Quốc lên ngôi bá chủ, một thứ Pax Sinica.
– Bản thân tôi thì không nghĩ như vậy! Dù có là thiểu số tuyệt đối, tôi vẫn cho rằng Trung Quốc chưa giải quyết được những mâu thuẫn căn bản của họ. Làm sao có thể rao bán Khổng Tử cùng Tư tưởng Mao Trạch Đông hay phiên bản mới của Tập Cận Bình? Làm sao dung hòa được chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cộng sản mà không dẫn tới chế độ tư bản thân tộc đầy bất công và phản thị trường của các đảng viên cán bộ dùng quyền lực chính trị để thâu tóm quyền lợi kinh tế? Làm sao tái xây dựng một Đế quốc xưa kia chỉ là cường quốc lục địa nay phải vươn ra biển vì quá lệ thuộc vào thị trường bên ngoài? Sau cùng là mâu thuẫn giữa việc tập quyền để có ổn định, khi thị trường lại chuyển dịch và phản ứng nhanh trong một nền khoa học kỹ thuật đang thu hẹp thời gian quyết định. Kết luận của tôi là Trung Quốc vừa lên tới đỉnh, mà đỉnh cao thì cũng là bước lật!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích những mâu thuẫn của Trung Quốc.
Người ta nói lòng tốt là một vòng tuần hoàn: Khi bạn trao đi lòng tốt, nó sẽ trở về bên bạn. Khi bạn gieo mầm hạt giống thiện lương, nó sẽ kết hoa thơm trái ngọt. Và, câu chuyện dưới đây có lẽ sẽ cho bạn thêm niềm tin vào điều đó.
Liz Woodward là một nhân viên phục vụ trong một cửa hàng thức ăn nhanh phục vụ 24/24h tại New Jersey. Cô luôn bắt đầu ngày làm việc mỗi ngày lúc 4 giờ sáng, khi trời vẫn còn tờ mờ.
Liz Woodward.
Một ngày nọ, hai nhân viên cứu hỏa với gương mặt mệt mỏi bước vào của hàng nơi Liz đang làm việc và nói bằng giọng khản đặc: “Cô gái, cho chúng tôi hai tách cà phê espresso.”
Hai người họ vừa tham gia cứu hỏa cho một vụ cháy lớn. Ngọn lửa trong nhà kho vô cùng dữ dội. Họ đã chiến đấu với nó suốt 12 giờ và cả đêm không hề chợp mắt. Lúc này, họ đang vô cùng kiệt sức và rất cần một ly cà phê để tỉnh táo lại.
Có lẽ chẳng mấy người có thể hiểu được nỗi nhọc nhằn của những người làm lính cứu hỏa.
Liz chăm chú lắng nghe câu chuyện của hai người lính cứu hỏa Paul và Tom trong khi pha cà phê. Cô rất cảm kích bởi những gì họ đã làm. Cô muốn mời họ 2 ly cà phê và chuẩn bị một bữa sáng thật ngon thay cho lời cảm ơn những người hùng thầm lặng.
Trên mặt sau của hóa đơn, Liz viết: “Tôi đã trả tiền cho bữa ăn sáng ngày hôm nay. Cảm ơn sự đóng góp của các anh. Khi tất cả mọi người đều tìm cách thoát thân, các anh lại không màng tính mạng lao vào ngọn lửa. Bất kể trách nhiệm là gì, các anh là người dũng cảm, mạnh mẽ nhất, cũng là tấm gương tốt nhất cho tất cả mọi người. Cám ơn vì mọi việc các anh đã làm, hãy nghỉ ngơi thật tốt”.
Hai người đàn ông mạnh mẽ bỗng bật khóc sau khi đọc được những lời khích lệ ấm áp từ cô gái trẻ. Họ đã làm công việc này rất nhiều năm, chứng kiến biết bao nỗi đau thương tâm sau mỗi vụ hỏa hoạn, nhưng có lẽ chẳng mấy người có thể hiểu được nỗi nhọc nhằn của những người làm lính cứu hỏa. Sự quan tâm của một cô gái trẻ chưa từng quen biết đã chạm tới trái tim mềm yếu của họ. Liz nhìn hai người đàn ông đang rưng rưng nước mắt, hai người cũng nhìn Liz. Họ dành cho nhau ánh mắt ấm áp và nở nụ cười, cuối cùng vẫy tay từ biệt.
Liz không ngờ rằng một hành động nhỏ của mình lại nhận được sự báo đáp lớn đến như vậy. (Ảnh: Liz Woodward Facebook)
Sau khi trở về nhà, càng nghĩ về Liz, Tim càng cảm thấy cảm động. Anh đã chia sẻ câu chuyện này trên mạng xã hội, kèm theo lời nhắn gửi tới bạn bè: Hãy tới cửa hàng đầy ấm áp đó. Nếu như gặp được cô gái lương thiện này, hãy trả thêm một ít tiền.
Thật bất ngờ, chỉ trong một đêm, lời nhắn nhủ của Tim đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ cư dân mạng. Tấm lòng lương thiện của Liz được truyền đi khắp nơi. Nhiều người còn đích thân tới cửa hàng để khen ngợi, ủng hộ với cô gái.
Lúc này, mọi người mới biết về hoàn cảnh của Liz. Trên thực tế, gia đình của Liz không giàu có, thậm chí là khá túng thiếu. Đầu năm 2010, cha cô bị liệt do tổn thương não. Gia đình không đủ khả năng mua một chiếc xe hơi có hệ thống đưa xe lăn lên xuống, nên người cha bị ốm của cô quanh năm phải nằm trên giường. Còn Liz, cô phải gánh vác toàn bộ công việc gia đình. Hiện tại, cô đang làm 3 công việc bán thời gian suốt ngày đêm.
Sau khi biết được hoàn cảnh của Liz, chàng lính cứu hỏa Tim không thể diễn tả được tâm trạng của mình. Anh đã cùng với một số đồng nghiệp của mình lên kế hoạch giúp đỡ cô gái lương thiện này. Chẳng mấy chốc họ đã tạo ra một trang gây quỹ cộng đồng để mua một chiếc ô tô cho cha của Liz. Ban đầu họ chỉ kỳ vọng quyên góp được 17.000 USD, không ngờ rằng số lượng người tham gia rất lớn và số tiền thu được lên đến 86.000 USD.
Lòng tốt là một vòng tuần hoàn. Khi bạn trao đi lòng tốt, nó sẽ trở về bên bạn. (Ảnh: pinterest)
Khi Tim tới thăm cha của Liz và trao cho cô số tiền đó. Liz đã ôm lấy anh và bật khóc. Cảnh tượng này cũng khiến cho những anh chàng cứu hỏa đi cùng rơi nước mắt. Có lẽ Liz cũng không ngờ rằng một hành động nhỏ của mình lại nhận được sự báo đáp lớn đến như vậy.
Được biết, trước khi cha của Liz bị liệt, ông đã làm “nhân viên khắc phục thảm họa” trong nhiều thập kỷ. Trong mỗi thảm họa, dù lớn hay nhỏ, ông đều lao vào hiện trường để hoàn thành công việc của mình mà không màng tính mạng của bản thân. Lòng tốt ấy của ông có lẽ đã truyền cho con gái mình, và rồi cuối cùng lại quay trở về bên cạnh ông.
Vậy nên, người ta mới nói: Lòng tốt là một vòng tuần hoàn. Khi bạn trao đi lòng tốt, nó sẽ trở về bên bạn. Khi bạn gieo mầm hạt giống thiện lương, nó sẽ kết hoa thơm trái ngọt.
Hải Dương
Thiên đường XHCNVN thì sao?!!!
***********
San Francisco bồi thường $14.5 triệu cho phụ nữ bị liệt do cây rớt xuống
SAN FRANCISCO, California (NV) – Hội Đồng Thành Phố San Francisco hôm Thứ Ba, 2 Tháng Mười, thông qua thỏa thuận dàn xếp trị giá $14.5 triệu cho bà Emma Zhou, người bị liệt nửa thân mình, từ hông trở xuống, sau khi một nhánh cây nặng khoảng 100 pound (hơn 45 kg), rơi xuống người năm 2016 trong công viên Washington Square Park ở San Francisco.
Hôm 12 Tháng Tám, 2016, bà Zhou và hai con đang ngồi trong khu sân chơi của công viên, nơi có một số cây thông gốc Canary Island. Một nhánh của cây thông cao khoảng 50 feet (hơn 15 mét) rơi xuống trúng bà. Nhánh cây nặng nề này làm nứt sọ của bà và cắt đứt tủy sống.
Vào Tháng Mười Một, 2016, bà Zhou đưa đơn kiện, nói rằng cơ quan công viên thành phố không chăm sóc cây cối đúng mức khiến có nhánh cây lớn, nhưng yếu, dễ nứt rời ra và rơi xuống đất.
Đơn kiện cũng nói rằng thành phố có biết một số vụ cây rớt xuống trước đó trong công viên nhưng không có hành động gì.
Các cây thông này mới đây được đốn khỏi khu công viên Washington Square.
HÌNH – Nơi xảy ra vụ nhánh cây rớt xuống người trong công viên ở San Francisco. (Hình: NBCBayArea)
Cán bộ bị tạm đình chỉ được bổ nhiệm cục trưởng Cục Hải Quan Hà Nội
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Từng bị tạm đình chỉ chức vụ cục trưởng tại Tổng Cục Hải Quan, chưa đầy hai năm sau, người này được bổ nhiệm làm cục trưởng Cục Hải Quan Hà Nội.
Ngày 2 Tháng Mười, 2018, bà Vũ Thị Mai, thứ trưởng Bộ Tài Chính, đã trao quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Phú Đông, cục trưởng Cục Kiểm Tra Sau Thông Quan, Tổng Cục Hải Quan, giữ chức cục trưởng Cục Hải Quan thành phố Hà Nội từ ngày 1 Tháng Mười.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ông Đông chính là một trong những cán bộ hải quan bị tạm đình chỉ công tác liên quan đến sai phạm trong nhập cảng xe BMW của Công Ty Cổ Phần Ô Tô Âu Châu (Euro Auto). Vụ việc này được dư luận đặc biệt quan tâm suốt một thời gian dài.
Như vậy, bẵng đi một thời gian, ông Đông “đã trở lại và lợi hại hơn xưa.”
Hồi giữa Tháng Mười Hai, 2016, ông Đông đã bị đình chỉ chức vụ cục trưởng Cục Kiểm Tra Sau Thông Quan 15 ngày để “điều tra làm rõ trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong thi hành nhiệm vụ công vụ kiểm tra sau thông quan,” do liên quan đến lô xe hơi nhập lậu.
Trước đó, cuối Tháng Mười Một, báo chí Việt Nam loan tin, Bộ Tài Chính đã yêu cầu dừng thông quan các lô hàng nhập cảng xe hơi BMW, sau khi cho rằng lô xe này do công ty Euro Auto dùng tài liệu giả để nhập cảng.
Euro Auto được cho là “cố ý không cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của xe hơi BMW do công ty nhập cảng, có dấu hiệu gian lận lừa dối khách hàng.”
Ngoài ra, Bộ Tài Chính cũng cho biết, Euro Auto còn “sử dụng tài liệu giả như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại… để nhập khẩu xe hơi BMW.” Tổng Cục Hải Quan đã làm việc với Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao và đề nghị khởi tố vụ án đối với những hành vi sai phạm của công ty Euro Auto.
Báo Pháp Luật TP.HCM cho hay, trả lời báo chí khi đó, ông Đông nói: “Tôi không ký gì vì giao cục phó và cán bộ làm hết. Cấp trên thấy cần phải giải trình thêm thì làm. Sau giải trình không có việc gì nữa nhưng vì tôi là người đứng đầu đơn vị nên tổng cục có quyết định đình chỉ công tác đối với tôi để báo cáo trách nhiệm người đứng đầu về vụ việc này.”
Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng hôm 3/10 nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước với phương án nhất thể hóa hai chức danh cao nhất của nhà nước Việt Nam, sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, đang trở thành hiện thực.
Thông cáo phát đi từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Hội nghị TƯ 8 được truyền thông trong nước trích dẫn cho biết 100% nhất trí giới thiệu ông Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14.
Đây được coi là sự sao chép của mô hình được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm nay trong đó Tập Cận Bình kiêm hai chức vụ cao nhất.
Trước đó trong ngày 3/10, đồng loạt các báo lớn trong nước trích lời nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão ủng hộ mô hình tổng bí thư làm chủ tịch nước. Ông Mão nói ông ủng hộ nếu tổng bí thư được bầu làm chủ tịch nước bởi đây là phương án “tốt nhất” trong tình hình hiện nay.
“Niềm tin của người dân đặt vào Tổng Bí thư ngày càng mạnh mẽ, đây là thời điểm chín muồi để Trung ương triển khai việc thực hiện mô hình tổng bí thư làm chủ tịch nước,” ông Mão, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nói. Ông cho rằng phương án này “hợp lòng dân.”
Tuy nhiên theo hai người hiện đang sống trong nước cho VOA biết hôm 3/10, chưa có một cuộc khảo sát ý kiến nào được thực hiện để cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước.
“Tôi thấy chưa có trưng cầu dân ý thì chưa thể nói là lòng dân như thế nào cả,” Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho biết và nói rằng bản thân ông không ủng hộ nhất thể hóa vì “nó tập trung quyền lực” vào tay một người và như vậy “không tốt cho dân chủ và xã hội.”
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng nhận định của ông Mão là “không đúng” và “hồ đồ” vì nó không dựa trên một thăm dò xã hội nào cả.
Theo quan sát của VOA, có những bình luận của độc giả trên các trang báo mạng trong nước ủng hộ việc ông Trọng kiêm chức chủ tịch nước.
Một bạn đọc của Dân Trí có tên Nguyễn Huy Hoàng viết: “Nếu kỳ họp Quốc hội lần này thống nhất bầu tổng bí thư đảm nhiệm luôn vai trò chủ tịch nước, chắc chắn nhân dân ta sẽ được hưởng nhiều quyền lợi từ tư tưởng, đạo đức và cái tâm, cái tầm của ông Nguyễn Phú Trọng.”
Nhà báo Tạo cho rằng có nhiều người dân là đảng viên trong nước ủng hộ chiến dịch “đốt lò” – tức cuộc chiến chống tham nhũng – của ông Trọng nên vị Tổng bí thư này đã gây được cảm tình đối với họ khi đưa những đảng viên ‘có cỡ’ như cựu Ủy viên TƯ Đảng Đinh La Thăng ra tòa xử.
“Nhưng họ chỉ thấy như thế thôi chứ họ không thấy một cách toàn diện là có rất nhiều người tham nhũng rất nặng nhưng không bị xử lý.” Ông Tạo, cũng là một cựu binh, gọi chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng là “chống tham nhũng có định hướng.”
Mặc dù việc nhất thể hóa được một số người ủng hộ cho rằng sẽ giảm được biên chế khi hợp nhất các chức danh, nhưng trong một thể chế không có đa nguyên chính trị và tam quyền phân lập thực sự như ở Việt Nam, việc kiểm soát quyền lực sẽ rất khó để thực hiện, theo nhà báo Tạo.
Tuy nhiên, với quyết định chưa từng có trong lịch sử của Bộ Chính trị Việt Nam hôm 3/10, việc nhất thể hóa, mà lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 4/2017, đang dần trở thành hiện thực. LS Sơn cho rằng cần phải sửa đổi Hiến pháp để đưa Đảng Cộng sản, cơ quan mà ông Trọng đang lãnh đạo, vào cơ cấu của nhà nước để chịu trách nhiệm trước pháp luật nhằm kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.
“Theo như hiến pháp hiện nay mới ghi là Đảng có quyền nhưng thực chất Đảng không có trách nhiệm gì trước pháp luật cả và ông Tổng bí thư không bao giờ bị chất vấn trước Quốc hội.”
LS Sơn cho rằng bản hiến pháp hiện nay mâu thuẫn về mặt logic khi quy định “Đảng lãnh đạo” nhưng “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.” Do đó vị luật sư này đề xuất rằng Hiến pháp cần thay đổi để buộc Đảng phải là nơi trịu trách nhiệm cao nhất.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link vn510.com hoặcvn73.com để vượt tường lửa)
VOATIENGVIET.COM
Ông Trần Đại Quang đã chết vào sáng 21.09.2018…Tin từ UB bảo vệ sức khỏe TƯ nói rất mập mờ: ‘đồng chí đã mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa’, đưa về cái chết của ông trước khi nhà nước tung ra cáo phó.
Miếng ‘virus hiếm’:
Điều lạ là rất ít người ngạc nhiên về cái chết của ông. Lâu nay đã có vô số lời đồn đoán rằng ông đã bị vô hiệu hóa và đầu độc theo kiểu Nguyễn Bá Thanh trước đây. Đúng sai không rõ, nhưng những dịp ông vắng mặt dài ngày đi chữa bệnh ở Nhật đã được những trang ‘lề dân’ đưa tin, dù báo chí chính thống im bặt. Trong những tháng gấn đây, gương mặt tiều tụy và dáng đi kiệt sức của ông đã được dân mạng đưa cận cảnh kèm lời bình luận về một cái chết không xa được báo trước.
Dưới thời cai trị của ông Trần Đại Quang, đặc biệt từ khi ông làm Bộ trưởng công an năm 2011 rồi từ 2.04.2016 lên làm Chủ tịch nước, nhân quyền và tự do ngôn luận bị đàn áp tàn bạo tăng tốc. Đặc biệt nhất là công an giả dạng côn đồ cài cắm vào những cuộc biểu tình ôn hòa để chính quyền lấy cớ đàn áp dân. Công an cũng giả dạng côn đồ đi đánh đập những nhà bất đồng chính kiến và dân oan khiếu kiện. Thậm chí công an và quân đội còn kết hợp cùng nhau thành những đội quân mang vũ khí hùng hậu chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp cướp đất của dân, buộc người dân phải dật dờ trôi dạt đầu đường xó chợ. Đến khi dân khiếu kiện về cái sai của việc làm trái pháp luật của chính quyền, doanh nghiệp và công an thì những người có trách nhiệm thờ ơ, dân lại bị đánh đập, đàn áp tiếp với những tội vu cáo là ‘gây rối trật tự công cộng’ với những bản án phi pháp hết sức nặng nề và có những người phải tự thiêu vì quá oan trái. Vụ án Đồng Tâm, Thủ Thiêm… chỉ là một vài trong số những ví dụ khiến người dân phẫn nộ.
Ông Trần Đại Quang, đã hẳn là một trong những nhân vật quan trọng tạo tác ‘nền công an trị’ nhấn chìm quốc gia này trong đàn áp bất đồng chính kiến và bạo lực. Trong bức màn bưng bít thông tin bí mật, có lần nào ông đã ‘tình giấc’ và phát biểu đôi lời đứng về phía dân chúng? Những gì ông và các cá nhân trong hệ thống cầm quyền VN đã gây hại cho dân từ trước đến nay đương nhiên sẽ được lịch sử ghi nhận và được phán xét công bằng, như những bài học cần nhắc mãi để VN và nhân loại cần nhận diện và ngăn chặn ngay từ ban đầu nền độc tài toàn trị gây hậu họa cho dân.
Chết hay ‘mất tích’ hay bị thay thế?
Đáng tiếc là cái chết của ông Trần Đại Quang chưa hẳn là một cái chết thông thường. Nghi vấn về cái chết của ông đặt ra những câu hỏi quan trọng về thực trạng phân rã của hệ thống cầm quyền, đặc biệt là đảng. Phải chăng, cái chết của ông là của ‘một trong những đồng chí khác’ nằm trong hệ thống cầm quyền, vốn đã bất thường nhưng còn bất thường hơn dưới thời vai trò của Chính phủ và Chủ tịch nước, Quốc hội hoặc bên trong là nhập làm một, hoặc bị chèn ép hoàn toàn lu mờ kể từ sau Đại hội 12 của đảng CS VN, với sự lên ngôi cầm quyền gần như tuyệt đối của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi ông thống lĩnh cả ruột gan của hệ thống tổ chức đảng Bộ Công an và Bộ quốc phòng?
Sau dồn dập những văn bản hợp tác hoàn toàn bất bình đẳng, gây thiệt hại cho VN được ký kết giữa đảng CSVN và TQ, cho đến việc thúc đẩy QH thông qua Luật đặc khu, đã thông qua luật An ninh mạng, và gần đây nhất là việc cho lưu hành đồng Nhân dân tệ TQ song song với đồng VN dưới danh nghĩa là ‘ở vùng biên giới’, rồi chấp nhận cùng TQ khai thác biển Đông, trong khi rõ ràng là để mặc cho TQ xâm lược biển , thì vai trò của Chủ tịch nước và Thủ tướng CP, Quốc hội VN càng trở nên mờ nhạt. Hồi 19.06.2018, ông được dư luận cho là đã bị ‘bịt miệng’, khi phát biểu trước cử tri và báo chí rằng ủng hộ việc đưa luật Biều tình ra QH xem xét. Lời nói của ông hoàn toàn không có gì sai nhưng phải chăng sự sợ hãi của kẻ nắm quyền lực tuyệt đối đã ép buộc ông phủ nhận lời ông đã nói và báo Tuoitre Onleine đã phải đình bản oan uổng 3 tháng trời?
Ông Trần Đại Quang khi còn sống đã là một người ngoan trong hệ thống. Cũng như ông Đinh Thế Huynh hay ông Phùng Quang Thanh…đang mất tích với lý do ‘chữa bệnh’ đâu đó và khả năng là ‘chết trong khi đang sống’. Đó là cái chết tức tưởi của những ‘đồng chí khác’ dù họ vốn vấn ngoan.
Các đồng chí trong hệ thống cầm quyền tham nhũng, đã rất nhiều đồng thuận với nhau để đàn áp dân, mỵ dân và ngu dân, đồng thuận cùng bán rẻ đất nước. Các đồng chí ấy đã cùng chia chác nhau, sát cánh bên nhau hưởng nhiều quyền lợi đen nhưng đến một ngày vì những lý do nào đó các đồng chí bỗng dưng không sát cánh với nhau nữa. Một số đồng chí liền trở thành những ‘đồng chí khác’.
Có thể chỉ vì ‘đồng chí khác ấy đã biết quá nhiều. Biết quá nhiều là tội lớn cần loại trừ, kể cả khi đồng chí ấy ‘cắn rơm cắn cỏ’ lạy lục ngoan thật là ngoan. Và khi đó xẩy ra những cuộc ốm, cuộc mất tích, cuộc chết vì bệnh bất thường…Đó là cái chết của ‘những đồng chí khác’.
Cái đồng thuận và sát cánh vì lý tưởng đẹp mới là cái đồng thuận lâu dài, vì trong đó những người đồng thuận và sát cánh bên nhau vì những quyền lợi chung ấy chỉ là sự hy sinh quyền lợi riêng vì đất nước, không phải dính sự nhầy nhụa của những bàn tay đen chia chác dưới gầm bàn quyền lực và dự án… Còn sự đồng thuận để chia chác lợi ích nhóm thì đương nhiên rất dễ tan vỡ.
Của cải từ dân dù tha hồ róc xương đẽo cốt nhưng chẳng là vô hạn. Những miếng mồi công quỹ treo lửng lơ trước mồm vô số ‘con sói không đói nhưng hễ thấy mồi là nuốt chửng’. Có những nhóm ‘đồng chí sói nanh vuốt’ dài hơn và cuộc chiến là một mất một còn. Khi đó xẩy ra cái chết của ‘những đồng chí khác’.
Cuộc thay đổi nhân sự cấp tập từ trung ương tới địa phương trên mọi lĩnh vực, rộng khắp, đặc biệt trong Bộ Công an và Quân đội cũng không loại trừ ‘cái chết, dù là theo nghĩa đen hay nghĩa bóng của ‘các đồng chí khác’. Những đồng chí tại vị từ trước đã đành rất tệ, đụng đâu cũng có thể kết tội tham nhũng và cố ý làm trái và có thể cách chức, hạ bệ ngon lành, thậm chí đưa vào tù hoàn toàn không oan. Bởi vậy, việc thay thế bằng những đồng chí mới, không phải giỏi hơn, trong sạch hơn, mà là vì cánh hẩu hơn, là một việc quá dễ dàng mà các đồng chí bị thay thế phải ngậm miệng, không dám ‘á’ lên một tiếng. Giữ được miếng ăn và tài sản tham nhũng đã là may lắm rồi với họ.
Và, người VN cũng như thế giới sẽ biết, sớm thôi, có bao nhiêu đồng chí trong bộ máy mới là ‘người lạ’ được hà hơi từ TQ lên nắm cính quyền VN để đảm bảo đường ray cho TQ tha hồ tung tác.
Nếu ‘các đồng chí khác’ không tự vệ:
Cái chết hoặc nhiều kiểu biến mất của các ‘đồng chí khác’, với lý do mập mờ là ‘virus hiếm và độc hại’ hoặc một lý do nào khác, cho sự lên ngôi vị của một số đồng chí ‘được bình đẳng hơn các đồng chí khác’, đương nhiên không ai có thể thấm thía hơn những người đã và đang nắm hệ thống cầm quyền. Khi cần, các đồng chí hết đợt này đến đợt khác có thể tặng nhau một miếng “virrus hiếm’. Cải cách ruộng đất chỉ là một trong những ví dụ.
Có lẽ hơn ai hết, một số người trong bộ maý quyền lực, trong đó là những người nắm vũ khí như quân đội và công an, đang khóc cho ông Trần Đại Quang – thủ trưởng của họ – dù hầu hết dân không có cảm hứng khóc ông.
Để người thân không phải khóc cho cái chết quá sớm vì ‘một loại virus hiếm và độc hại’ hay vì miếng khác, cơn ớn lạnh của các đồng chí đang ở trong bộ máy quyền lực có thể là một sự cảnh tỉnh qua cái chết của ông Trần Đại Quang, vì dẫu ông có chết tự nhiên vì bệnh thì bản thân ông dường như đã bị ‘ghẻ lạnh’ từ ngay khi ông đang là Chủ tịch nước. Họ nên tự bảo vệ mình bằng cách cần tận dụng vị trí để xây dựng một thể chế có dân chủ, minh bạch, có giám sát quyền lực và chính họ sẽ được giám sát và bảo vệ bằng tự do ngôn luận và nhân quyền. Đó mới là lá chắn bảo vệ vững chắc nhất cho mỗi công dân.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do