Cựu tổng thống Hàn Lee Myung-bak tù 15 năm

Van H Pham and BBC News Tiếng Việt shared a link.
About this website

BBC.COM

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vừa bị kết án 15 năm vì tội hối lộ, tham ô và lạm dụng quyền lực.
Van H Pham

**********

Cựu tổng thống Hàn Lee Myung-bak tù 15 năm

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vừa bị kết án 15 năm vì tham nhũng.

Ông Lee là nhà cựu lãnh đạo thứ tư của Hàn Quốc bị bỏ tù.

Ông đã bị kết án tại tòa án Seoul hôm thứ Sáu về tội hối lộ, tham ô và lạm dụng quyền lực, và phải trả khoản tiền phạt 13 tỷ won (268 tỷ VND).

Cựu tổng thống thì nói rằng các cáo buộc chống lại ông có động cơ chính trị.

Người kế nhiệm ông là bà Park Geun-hye trước đó đã bị kết án 33 năm tù sau khi bị kết tội lạm dụng quyền lực và đe dọa.

Ông Lee đã không có mặt tại tòa án, lấy lí do sức khỏe kém.

Thẩm phán tại Tòa án quận trung tâm Seoul cho biết “hình phạt nặng nề cho bị cáo là không thể tránh khỏi” vì tính chất nghiêm trọng của tội.

Tòa án cho rằng ông Lee đã nhận hàng tỉ won từ tập đoàn Samsung để tha tội cho cựu chủ tịch tập đoàn Lee Kun-hee.

Samsung phủ nhận hối lộ vị cựu tổng thống.

Mối quan hệ giữa các nhà chính trị gia và những tập đoàn gia đình khổng lồ thường được gọi là chaebols luôn bị dò xét và là tâm điểm của các cáo buộc hình sự.

Như cựu tổng thống Park, bà đã bị tòa tuyên là đã thông đồng với bạn thân Choi Soon-sil nhằm gây áp lực cho các công ty như Samsung và Lotte để họ tặng hàng triệu đôla cho các quỹ của bà Choi.

NHỮNG TỘI ÁC ĐƯỢC THẦN THÁNH HÓA

NHỮNG TỘI ÁC ĐƯỢC THẦN THÁNH HÓA

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

1. NGÔI MỘ NHỎ GÓC VƯỜN QUÊ CỦA NHÀ VUA HIỂN HÁCH VÀ NẤM MỒ ĐẤT GIỮA RỪNG VẮNG CỦA VỊ TƯỚNG LẪM LIỆT

Ngô Quyền dựng cọc Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán năm 938 chấm dứt gần ngàn năm ách nô lệ phương Bắc đè lên thân phận người Việt, trói vào số phận nước Việt. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã dựng lên nền độc lập bền vững cho nhà nước Nam Việt. Ngô Quyền trị vì trên ngôi Vua tuy ngắn ngủi, chỉ có 6 năm nhưng nhà Ngô đã mở ra những triều đại huy hoàng Lý, Trần, Lê, Nguyễn, mỗi triều đại kéo dài hàng trăm năm. Từ đó, cương vực lãnh thổ nước Việt từ Châu Hoan, Châu Ái, từ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu được mở rộng trải dài từ Hà Giang tới Hà Tiên, ra tận Phú Quốc, Thổ Chu về phía Nam và Hoàng Sa, Trường Sa về phía Đông. Vì vậy sử sách Việt Nam gọi Ngô Quyền là “Vua đứng đầu các Vua” của người Việt.

Ngô Quyền có công với dân với nước Việt lớn như vậy, có vị trí vẻ vang trong trang sử Việt oanh liệt như vậy nhưng khi làm xong sứ mệnh lịch sử lớn lao, khi thanh thản từ giã cuộc đời, vị Vua đứng đầu các Vua Việt Nam lại về yên nghỉ dưới nấm mồ bình dị trong mảnh vườn nhỏ của ông cha trên vùng đất trung du lúp xúp gò đồi xứ Đoài quê nhà. Không chiếm một mẩu đất sống của dân của nước, không xây lăng tẩm bề thế, không bia mộ tầng tầng lớp lớp.

Sau này dân làng Đường Lâm xứ Đoài quê Vua mới góp công, góp của lâp đền thờ vị Vua đứng đầu các Vua ngay trên nền ngôi nhà Vua sinh ra. Ngôi đền nhỏ bé, khiêm nhường hơn rất nhiều so với những tòa nhà lầu của người nông dân bình thường hôm nay. Không tượng đồng bia đá, không lộng lẫy vàng son, vật quí giá nhất trong đền thờ Ngô Quyền là cọc nhọn Bạch Đằng đã đâm thủng thuyền giặc Nam Hán từ hơn ngàn năm trước, đã đâm gục nền Bắc thuộc kéo dài gần ngàn năm.

Phía trước đền, cách vài trăm mét trên sườn dốc gò đồi là ngôi mộ Vua Ngô Quyền, bé nhỏ, đơn sơ, dung dị như một ngôi miếu dân dã cũng do dân làng quê Vua lập. Đền thờ Vua liền kề ngõ xóm nhà dân. Mái ngói đền Vua còn thấp hơn mái bằng tòa nhà lầu của người nông dân trong xóm. Mộ Vua kế bên vườn rau, vạt ngô, ruộng lúa của dân. Diện tích cả đền và mộ vị Vua đứng đầu các Vua của người Việt chỉ xấp xỉ một sào Bắc Bộ, ba trăm sáu mươi mét vuông. Ba trăm sáu mươi mét vuông của mái ngói nền nã màu đất trung du, của sân gạch Bát Tràng rêu phong, của đoạn đường lát đá ong vô cùng thân thuộc với đời sống hàng ngày của người dân. Ba trăm sáu mươi mét vuông của màu xanh cỏ cây hòa trong màu xanh mênh mang vô tận của làng quê Việt Nam. Không có gì khác biệt, không có gì ngăn cách với cảnh sắc, với không gian làng quê Việt Nam.

Không tốn một xu tiền thuế của dân cho việc trông coi đền nhưng suốt hơn ngàn năm qua hương khói không ngày nào tắt trong đền Vua, trước mộ Vua. Suốt hơn ngàn năm qua hồn thiêng Ngô Quyền, khí phách Ngô Quyền vẫn luôn hiện hữu giữa làng quê trung du yên ả.

Chấm dứt kiếp nô lệ cho dân, kết thúc ngàn năm Bắc thuộc cho nước, để lại cho nước trang sử vàng độc lập, lập lên triều đại phong kiến nhà Ngô rồi vua Ngô Quyền thanh thản trở về gửi xác trong mảnh vườn đồi bình dị quê nhà và gửi hồn trong màu xanh cỏ cây đất nước.

Không phải chỉ có một ông vua phong kiến Ngô Quyền biết kết thúc cuộc đời của bậc đế vương như một dân thường. Chỉ số chính xác nhất, rõ rệt nhất, ứng nghiệm nhất về sự thịnh suy của một triều đại chính là chỉ số về sự gần dân của bậc cai trị. Bậc cai trị nào cũng từ dân mà ra. Có chức quyền thì thành bậc cai trị nắm vận nước, lo phận dân. Khi sống chăm lo sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, dân giầu nước mạnh. Cuộc đời gần gũi thân thiết với từng số phận người dân. Khi chết, chức quyền giao lại cho người khác, lại về làm dân, kết thúc đời người lặng lẽ, bình dị như mọi người dân. Những bậc cai trị đó đã tạo ra những thời huy hoàng của đất nước, triều thịnh, nước mạnh, dân an vui.

Trong lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến hôm nay chưa có vị tướng cầm quân nào có chiến công lừng lẫy như Trần Hưng Đạo. Đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh đã chinh phạt, khuất phục cả dải lục địa từ Á sang Âu. Suốt 30 năm 1258 – 1288, ba lần Nguyên Mông cất quân đông tướng tài tràn vào đánh Đại Viêt. Ba lần Trần Hưng Đạo thống lĩnh ba quân nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông tan tác, giữ vững nền độc lập của Đại Việt. Vị tướng lẫm liệt, kiệt xuất để lại công lớn cho dân cho nước, viết lên trang sử Việt chói lọi như vậy, khi chết cũng chỉ có nấm mồ nhỏ âm thầm trong cánh rừng làng Vạn Kiếp, bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Ngược lại kẻ cai trị khi sống đã xa dân vời vợi bằng cuộc sống ăn tàn phá hại, cuộc sống giầu sang có được trên sự kiệt quệ của nước, trên sự khốn cùng của dân. Khi sống, bòn rút của nước, cướp bóc của dân. Cả cái chết vẫn còn làm hại nước khi chiếm đất sống của dân xây mả lớn, đền to ở một cõi riêng, tạo ra cả một không gian thần thánh cho cái chết của kẻ cai trị đầy tội ác với dân với nước.

2. LĂNG MỘ HOÀNH TRÁNG CỦA ÔNG CÒ CẢNH SÁT CỘNG SẢN

Cách hôm nay hơn ngàn năm, thời Ngô Quyền, xã hội Việt Nam còn là thời phong kiến sơ khai. Nhà nước cộng sản ngày nay thực chất cũng chỉ là nhà nước phong kiến, chỉ khác là: nhà nước cộng sản không những học đòi tất cả những cái xấu xa, tệ hại của nhà nước phong kiến mà cái tệ hại phong kiến còn được cô đặc, nâng lên rất cao. Còn những nề nếp tốt đẹp của phong kiến thì người cộng sản không thể học được. Tuy có học hàm học vị cao chót vót, giáo sư, tiến sĩ nhưng văn hóa thực sự chỉ là văn hóa bổ túc công nông, đại học chuyên tu, đại học tại chức, nền tảng văn hóa đó không thể thấy và không thể học những giá trị, những khuôn mẫu tốt đẹp của xã hội phong kiến, những người cộng sản cầm quyền mở miệng ra là lên án xã hội phong kiến thối nát, bất công, nguyền rủa giai cấp phong kiến tội lỗi và những người cộng sản luôn vỗ ngực tự nhận là đảng cộng sản của họ không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.

Trả lời cho tuyên truyền lừa bịp cộng sản không có gì xác đáng, thuyết phục hơn là hiện thực cuộc sống. Từ cuộc đời hiển hách công trạng để lại cho dân cho nước và cõi trở về trong lòng dân của ông vua phong kiến Ngô Quyền, của vị tướng phong kiến Trần Hưng Đạo đối chiếu với cuộc đời mang nặng nợ máu với dân, cuộc đời chiếm đoạt quá nhiều của dân và cõi trở về ngàn trùng xa cách với dân của ông cộng sản vừa lìa đời, ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang, để thấy sự giả dối ghê tởm của tuyên truyền cộng sản và bản chất phản dân hại nước của người cộng sản.

Chưa cần xét đến mức độ kệch cỡm về thẩm mĩ, sự vung phí nguồn lực của đất nước, sự lạc lõng với thời đại của lăng mộ lạnh toát màu đá và ngạo nghễ đúng thói kiêu ngạo cộng sản, sừng sững trên cả trăm ngàn mét vuông đất kim cương giữa kinh kì của ông Vua cộng sản số một Hồ Chí Minh. Chỉ riêng tiền bảo quản xác ướp ông Hồ mà dân gian gọi là ông Minh Râu và duy trì hoạt động của cả một Bộ tư lệnh lăng, mỗi tháng đã ngốn hàng trăm tỉ tiền thuế của dân. Chỉ lăng mộ của một ông cò cảnh sát cộng sản chiếm hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất bờ xôi ruộng mật của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ ngàn đời đói đất cũng thấy sự giả dối, nhẫn tâm và bất lương cộng sản.

Tuy có hai năm cuối đởi ông cò cảnh sát leo lên đến tột đỉnh quyền lực, Chủ tịch nhà nước cộng sản, nhưng quãng đời hai năm ngắn ngủi đó ông Chủ tịch nhà nước cộng sản đã dành phần lớn thời gian cho những đợt nằm chữa bệnh trong bệnh viện và những chuyến đi tìm kiếm sự cứu rỗi nơi cửa Phật. Sáu lần nằm bệnh viện tận bên Nhật Bản, mỗi lần kéo dài cả tháng. Những lần vào điều trị bệnh viện trong nước còn nhiều hơn. Rồi thời gian tìm đến cửa Phật trong nước, ngoài nước. Đến tận thủ đô Phật giáo thế giới ở Gaya, bang Bihar, heo hút Tây Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật sống những ngày cuối cùng của kiếp người hữu hạn, nơi bắt đầu cuộc sống vĩnh hằng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tìm đến để gục đầu vào bức tường đá ngôi đền Mahabodhi, nơi Phật đi vào bất tử, mong Đức Phật đoái thương. Vì vậy dù có hai năm danh nghĩa là Chủ tịch nhà nước cộng sản nhưng cuộc đời thật sự của ông cộng sản Trần Đại Quang là cuộc đời ông cò cảnh sát cộng sản. Và hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ của dân cho năng suất lúa cao đã về tay ông từ thời ông còn làm cò cảnh sát.

Ngàn đời đói đất, với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đất là vàng ròng, được tính từng tấc, từng li chứ không thể hào phóng, xa xỉ tính bằng thước, bằng mét và câu cửa miệng của người dân mang nỗi đói đất truyền kiếp là: bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. Không có đất cày cấy, bố ông cò cảnh sát cộng sản phải mưa nắng lặn sông, lội đầm đơm đó, đánh dậm kiếm con cua con cá, mẹ ông phải buôn thúng bán bưng, đòn gánh đè xuống vai, gánh vã nải chuối, thúng khoai, sản phẩm của đất quê đi chợ xa chợ gần. Vậy mà ngay từ khi còn sống, biết rõ nỗi nghèo khó vì thiếu đất sống của người dân Kim Sơn, Ninh Bình quê ông, ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang cũng nỡ chiếm 6,2 hecta, sáu mươi hai ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ, đất sống của người nông dân đói đất quê ông làm đất chết cho ông, làm khu lăng mộ kì vĩ cho ông về với tổ tiên của ông.

Thời nhà Nguyễn, dân số cả nước ta chỉ có mười triệu người. Đất rộng, người thưa, các Vua nhà Nguyễn thời phong kiến xấu xa, tồi tệ nhưng khi xây lăng mộ cho Vua còn biết nghĩ đến dân, dành đất sống cho dân. Ngày nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắt mười lăm ngàn cây số vuông đất biên giới phía Bắc, bằng diện tích tỉnh Thái Bình, dâng cho Tàu Cộng. Rồi những vùng đất rộng lớn đã trở thành đất sang nhượng cho Tàu Cộng như đất bô xít Tây Nguyên, đất Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh. Những vùng đất đã trở thành đất chết như đất phủ bùn đỏ ở Tân Rai, Lâm Đồng, đất bụi than Vĩnh Tân, Bình Thuận. Diện tích đất sống đang mất đi, đang co lại ngày càng lớn. Trong khi dân số cứ phình ra, đến nay dân số nước ta đã lên tới gần trăm triệu người. Dân số tăng gấp hơn chín lần so với thời triều Nguyễn. Đất sống của người dân vô cùng ít ỏi. Vậy mà một ông cộng sản từ khi chỉ là ông cò cảnh sát đã chiếm sáu mươi hai ngàn mét vuông đất màu của người nông dân đói đất quê ông làm lăng mộ cho mình.

Khu lăng mộ Vua Khải Định nhà Nguyễn trên núi giữa thiên nhiên hoang sơ cũng chỉ rộng 5.674 mét vuông. Lăng mộ của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang chiếm 62 000, sáu mươi hai ngàn mét vuông ruộng lúa của dân, rộng gấp 11 lần lăng Khải Định.

Thuê thầy địa lí vạch kênh tạo dòng chảy, tạo long mạch. Khoanh hồ hứng nước mưa tụ lộc trời. Chỉ riêng việc đào kênh, kè bờ, vét ao, trồng cây cổ thụ, tạo cảnh quan phong thủy cho khu lăng mộ và làm con đường nhựa thênh thang dẫn đến lăng của ông cò cảnh sát cộng sản đã phải đổ ra cả núi tiền, phải tính tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Nhìn núi tiền đổ ra dựng lên lăng mả ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang lại phải nhớ đến lời khai của ông quan tham nhũng Dương Chí Dũng đã phải chi ra cả triệu đô la tìm kiếm sự che chở của những ông tướng cảnh sát điều tra vụ án Dương Chí Dũng. Lại phải nhớ đến tên tội phạm Phan Văn Anh Vũ núp danh nghĩa công an đã chiếm đoạt của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng và bóng dáng tên tội phạm Anh Vũ luôn thấp thoáng, cặp kè phía sau ông cò cảnh sát Trần Đại Quang.

Hàng ngàn tỉ tiền đổ ra cho lăng mộ ông cò cảnh sát cộng sản trong khi người dân nghèo chỉ mắc bệnh thông thường, dễ chữa như lao phổi. Ngày nay được chữa kịp thời bệnh lao cũng chỉ như bệnh cảm cúm. Biết là bệnh lao nhưng không có tiền mua thuốc, không có tiền viện phí không dám vào bệnh viện. Đến lúc hấp hối đành đánh liều vào bệnh viện thì đã quá muộn vì lá phổi đã bị vi trùng lao khoét ruỗng rồi, không còn thuốc nào cứu được nữa. Chết rồi, không có tiền thuê ô tô đưa xác người chết từ bệnh viện về nhà, người thân đành bó xác chết trong mảnh chiếu rách, buộc xác chết sau xe máy. Manh chiếu hẹp, hai chân xác chết người nghèo thòi ra ngoài chiếu cứ lắt lẻo trên suốt chặng đường dài như đôi chân đó đang cuống cuồng chạy trốn số phận người dân đen trong nhà nước cộng sản.

Nhà nước cộng sản mua sự trung thành của khẩu súng, của sức mạnh bạo lực bằng ân sủng, bằng biệt đãi, bằng lon tướng ban phát tràn lan cho công an. Thời lạm phát tướng công an thì ông tướng Trần Đại Quang cũng chỉ sàn sàn cá mè một lứa giữa hàng trăm ông tướng công an khác. Vụ nhà nước Dega nổ ra, người dân Ê Đê, Ba Na, Gia Rai Tây Nguyên nổi dậy đòi quyền sống, đòi quyền làm chủ núi rừng ngàn đời của họ là dịp để ông tướng công an Trần Đại Quang lấy máu người dân Ê Đê, Ba Na ghi công với nhà nước cộng sản và bộc lộ lòng trung thành với đảng cộng sản của ông.

Cả cuộc đời làm cò cảnh sát, làm công cụ bạo lực của nhà nước chuyên chính vô sản, ông cò cảnh sát Trần Đại Quang đã có công rất lớn với nhà nước cộng sản trong việc duy trì nền độc tài cộng sản nhưng lại có tội rất lớn với dân, tước đoạt những giá trị làm người của người dân, trói buộc kìm hãm người dân trong tăm tối nô lệ cộng sản mà nô lệ cộng sản còn độc ác, man rợ hơn cả nô lệ Bắc thuộc và nô lệ Pháp thuộc. Máu dân và thân phận nô lệ của người dân đã đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang lên tới chức bộ trưởng bộ Công an và lên tới hàm đại tướng. Thời ông cò cảnh sát Trần Đại Quang là Bộ trưởng bộ Công an đã mở ra thời kiêu binh của công an. Công an lạm quyền. Bạo lực công an tràn lan. Hàng trăm người dân lương thiện bị công an đánh chết diễn ra khắp nơi, trên đường phố bình yên, giữa làng quê thanh bình, trong trụ sở công an, trong trại tạm giam. Dân oan bị quan tham cướp đất biểu tình ôn hòa đòi đất, người dân yêu nước biểu tình hợp pháp phản đối giặc Tàu Cộng xâm lược biển đảo đều bị công an vu cho người biểu tình tội gây rối trật tự công cộng, bị đàn áp dã man, bị bắt giam phi pháp. Phụ nữ bị đánh chan hòa máu mặt ngay trên đường phố. Đàn ông bị đánh chấn thương sọ não trong nhà giam.

Tồn tại bằng công cụ bạo lực nhà nước, nhà nước cộng sản dung túng bao che cho những tội ác tày trời mà đám quân của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây nợ máu với dân và những tội ác đó đã đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang lên tới vị trí người đứng đầu nhà nước cộng sản. Tội ác của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây ra cho dân đã được nhà nước cộng sản dung túng bao che nhưng nhân dân dù bao dung vẫn đòi hỏi công bằng. Còn lịch sử luôn sòng phẳng và nghiêm khắc sẽ phán xét đảng cộng sản Việt Nam cùng những lãnh đạo hàng đầu của đảng trong đó có ông cò cảnh sát Trần Đại Quang tội chống lại nhân dân, chống lại dòng chảy tiến hóa của lịch sử, tội giam cầm, tù đày nhân dân trong nô lệ cộng sản.

Tượng đồng, tượng đá của Lê nin, ông trùm cộng sản thế giới đang bị giật đổ, đập nát ở khắp nơi trên những đất nước đã phải trải qua những năm dài tăm tối cộng sản. Ông cò cảnh sát Trần Đại Quang chồng chất nợ tự do, nợ máu với dân, một tội đồ của lịch sử Việt Nam thì lăng mộ hoành tráng của một tội ác như vậy sẽ tồn tại được bao lâu?

3. THẦN THÁNH HÓA TỘI ÁC

Triều đại nào đến hồi suy vi cũng nảy nòi ra nhiều trò hại dân, hại nước. Chỉ đến triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng mới có lệ dồn của cải tài nguyên của nước, vắt mồ hôi nước mắt của dân xây lăng tẩm cho Vua. Dồn dập, hối hả xây lăng tẩm nhưng bảy lăng tẩm bề thế, trùng trùng lớp lớp đền đài của các Vua nhà Nguyễn cũng không chiếm một tấc đất ruộng của dân. Không để dân mất đất sống, các Vua nhà Nguyễn đều chọn những triền núi hoang, không có vườn ruộng của dân, xây lăng mộ.

Là lăng tẩm Vua nhà Nguyễn nhưng không thấy nhà mồ, chỉ thấy những đền đài mang vẻ đẹp của kiến trúc Phật giáo Việt Nam, mang thẩm mĩ tinh tế và tài hoa sáng tạo của dân gian Việt Nam đã tạo ra công trình hài hòa cùng thiên nhiên Việt Nam. Mái ngói rêu phong cổ kính đền đài thấp thoáng trong màu xanh thiên nhiên, như là một phần tư nhiên của thiên nhiên vĩnh hằng. Không gian trầm tư của lăng tẩm sâu hút trong tiếng rì rầm bất tận của rừng cây. Vẻ đẹp kiến trúc lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn tô điểm thêm vẻ đẹp mĩ lệ, huyền ảo cho thiên nhiên đất nước đã trở thành công trình nghệ thuật của muôn đời, trở thành tài sản văn hóa của nhân dân. Đó là sự đền bù cho tài nguyên của nước, cho công sức của dân đã đổ ra để có lăng tẩm các vua nhà Nguyễn.

Thời cộng sản, lăng mộ Hồ Chí Minh, một nhà mồ đơn độc khổng lồ ngạo nghễ giữa không gian mênh mông kinh kì đã nghĩa trang hóa, tha ma hóa cả kinh đô ngàn năm văn hiến. Trần trụi, bê tông hóa cả vùng đất bảng lảng sương khói huyền thoại với chùa Một Cột nhỏ nhắn như một đóa sen, với núi Nùng chỉ là gò đất giữa ngàn xanh bách thảo nhưng lãng đãng hơi sương Hồ Tây như thực, như ảo. Nhà mồ Hồ Chí Minh xám xịt, lạnh ngắt màu đá lạc lõng giữa sắc màu đô thị, lạc lõng giữa thời đại liên tiếp những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa con người tới nền văn minh tin học, giải phóng con người khỏi những thế lực thần quyền, con người đã trở thành những siêu nhân làm chủ cả vũ trụ. Lăng Hồ Chí Minh làm sống lại thế lực thần quyền, thần thánh hóa một thế lực chính trị phàm tục, đẫm máu dân và đã hết vai trò lịch sử. Lăng Hồ Chí Minh đưa Hồ Chí Minh lên thành vị thánh của cả nước, dìm cả một dân tộc đau thương thành thần dân của một thế lực thần quyền, thành nô lệ của một ông thánh do tuyên truyền cộng sản thêu dệt lên.

Cũng như lăng mả Hồ Chí Minh, lăng mả Trần Đại Quang cùng lăng mả, nhà bảo tàng, nhà tưởng niệm những nhân vật cộng sản hàng đầu khác như Trần Phú, Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh . . . đều nhằm thần thánh hóa con người cộng sản và tổ chức cộng sản đã gây quá nhiều đau khổ cho dân, đã gây quá nhiều mất mát, nguy hại cho nước. Lăng mộ Hồ Chí Minh đưa Hồ Chí Minh lên hàng thánh của cả nước thì lăng mộ Trần Đại Quang sẽ đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang hai tay ròng ròng máu dân lên hàng thánh của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Rồi lăng mộ Đỗ Mười, lăng mộ Nguyễn Đức Bình và lăng mộ nhiều ông thủ lĩnh cộng sản kế tiếp sẽ đưa các ông đó lên hàng thánh ở vùng quê các ông. Từ nay, bầu trời tâm linh của người dân Việt Nam chỉ có các ông thánh cộng sản và đất sống của người dân Việt Nam trở thành đất sa mạc chết với trùng điệp, san sát, hiu hắt những lăng mộ cộng sản.

Lí tưởng sống của người cộng sản được tô vẽ vô cùng cao đẹp: Người cộng sản không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân! Nhưng con người cộng sản trong cuộc đời thực từ lúc sống đến cả cái chết lại vô cùng thấp hèn. Những người cộng sản đã lấy máu của hàng chục triệu người dân Việt Nam, đã dìm cả dân tộc Việt Nam vào cuộc chém giết suốt gần nửa thế kỉ để làm cuộc cách mạng trừ phong phản đế, diệt trừ phong kiến, đánh đuổi đế quốc giành chính quyền cho người cộng sản. Khi có chính quyền trong tay, những người cộng sản đã thiết lập một nhà nước vừa là thế quyền độc ác, tàn bạo hơn cả chính quyền đế quốc xâm lược, vừa là thần quyền mê muội, tăm tối, ngột ngạt hơn cả thời phong kiến cổ hủ. Cuộc đời và lăng mộ những người lãnh đạo cộng sản đã chứng minh và ghi nhận về một thời bất hạnh của giống nòi Việt Nam và một thời đen tối của lịch sử Việt Nam, thời cộng sản.

Image may contain: tree, plant, sky, outdoor and nature
Image may contain: plant, tree, sky, outdoor and nature
Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: grass, stadium, outdoor and nature
Image may contain: sky, tree, outdoor, water and nature

Cái Địt Giữa Tòa

Cái Địt Giữa Tòa

1 NguyenVanTuc

Les lois sont des toiles d’araignées à travers lesquelles passent les grosses mouches et où restent les petites. (Luật pháp là mạng lưới chỉ bắt được những con ruồi nhỏ).

Honoré de Balzac


Balzac qua đời năm 1850. Từ đó đến nay cả đống nước sông, nước suối (cùng với nước mưa, nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Loài người mỗi lúc một thêm tiến bộ và văn minh hơn. Theo thời gian luật pháp – nói chung – cũng vậy, cũng được cải thiện (dần dần) nghiêm minh và đàng hoàng hơn thấy rõ. Ruồi lớn, giờ đây, cũng bị vướng vòng lao lý đều đều.

Cả Tổng Thống Đài Loan (Trần Thủy Biển) lẫn Tổng Thống Nam Hàn (Park Geun-hye) đều bị ngồi tù chỉ vì lem nhem về tiền bạc. Mới đây, ngày 20 tháng 09 năm 2018, cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng vừa phải vác chiếu hầu toà vì tội biển thủ công quỹ.

Nhân loại – tất nhiên – không phải lúc nào cũng vui vẻ nắm tay nhau, hướng về phía trước, và cùng đồng nhịp bước tiến. Ở Zimbabwe, Tổng Thống Robert Mugabe (một con  ruồi lớn) vừa thoát lưới dễ dàng vì luật pháp ở xứ sở này – ngó bộ – có hơi xộc xệch.

Nói vậy rất dễ gây ngộ nhận là (dường như) luật pháp tại Á Châu tiến bộ hơn ở Phi Châu chăng?

Không dám hơn đâu!

Việt Nam thuộc Đông Nam Á, và hệ thống pháp luật của quốc gia này, xem chừng, vẫn đang có khuynh hướng thụt lùi. Cựu T.T Nguyễn Tấn Dũng đã hạ cánh an toàn, không một phiên toà hay ngày tù tội gì ráo trọi, dù ông được công luận ghi nhận là một nhân vật “đầy tì vết tham nhũng” và “phá chưa từng có!”

Ngành tư pháp của đất nước Zimbabwe hình thành và lùi/tiến ra sao, nói thiệt, tui hoàn toàn mù tịt nên không dám lạm bàn. Còn ở VN của mình thì tui có biết (sơ) nên xin phép được nói qua chút xíu, nghe chơi, để rộng đường dư luận.

Đại Học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm:

“Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường – đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố: Trường Y, trường Luật và trường Khoa học.

Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris.”

Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở:

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh… Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe: ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012).

2 NguyenVan Tuc
Muốn biết “quan điểm lựa chọn thẩm phán ‘chủ yếu là đảng viên cộng sản’ và ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam” ra sao, xin đọc qua một mẩu đối thoại (giữa quan toà và bị cáo) trong phiên toà xử Phan Thắng Toán và những người đồng vụ – vào  năm 1971 – do nhạc sĩ Tô Hải ghi lại:

Chánh án: – Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?

Toán xồm: – Dạ! Thưa quý toà, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!

Chánh án: – Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?

Toán Xồm: – Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!

Chánh án: – Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?

Toán Xồm: – Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!

Chánh án: – Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?

Toán xồm: – Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!

Chánh án: – Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện!

Toán Xồm: – Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn… chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!

Chánh án: – Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!

Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa.

Cuối cùng, toà luận án và tuyên án:

“Việc làm của bọn này đã gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tự trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự… xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người, và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ xã hội chủ nghĩa trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ án nói trên, toà quyết định xử phạt Phan Thắng Toán 15 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Đắc, 12 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Lộc 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân …” (“Phan Thắng Toán và Đồng Bọn Đã Bị Xét Xử” – báo Hà Nội Mới 12/ 01/1971).

Với truyền thống ban phát án tù vô tội vạ như trên, của nền tư pháp công nông (hóa) ở Việt Nam, nên không có gì ngạc nhiên khi ông Lê Đình Lượng đã bị kết án đến 20 năm tù – vào ngày 16 tháng 8 vừa qua – chỉ vì “có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng.” L.S Đặng Đình Mạnh còn cho BBC biết thêm là “ông Lượng giữ quyền im lặng suốt phiên tòa, nên bị đánh giá là ngoan cố.”

Hơn ba tuần sau, vào hôm 14 tháng 9 năm 2018 – tại một phiên toà khác – ông Nguyễn Văn Túc bị kết tội “tổ chức phản động, hoạt động trái pháp luật, nhằm âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi thể chế chính trị.” Khác với ông Lê Đình Lượng, ông Nguyễn Văn Túc không giữ im lặng mà bật tiếng chửi thề. Sự kiện này đã khiến nhà thơ Thái Bá Tân buông đôi câu cảm thán:

Hôm qua xử phúc thẩm
Y án mười ba năm
Với anh Nguyễn Văn Túc
Một tù nhân lương tâm.

Anh chấp nhận bản án,
Không van xin, kêu ca.
Nghe nói chỉ nhếch mép
Và chửi:“Địt mẹ tòa!”

FB Bùi Thị Minh Hằng bình phẩm:

“Chắc chắn câu chửi thề này sẽ trở thành ‘dấu ấn ô nhục’ cho nền tư pháp cộng sản.”

Tôi thì nghĩ hơi khác, câu chửi thề này không phải là dấu ấn, mà là dấu chấm (hết) cho hệ thống tư pháp công nông mù loà và thô bạo của thể chế hiện hành. Từ nay, vẫn theo lời Thái Bá Tân:

Đừng nhắc đến công lý
Với tòa án nước ta.
Tôi, bị đem ra xử,
Cũng nói:”Địt mẹ tòa!”

Ai cũng đều nói thế cả thì kể như xong phim!

Tưởng Năng Tiến

Hơn 165.000 người bị phát hiện ung thư tại Việt Nam trong năm 2018

Van H Pham

***********

Hơn 165.000 người bị phát hiện ung thư tại Việt Nam trong năm 2018

Số ca mắc ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng trong thời gian qua với con số người mới bị phát hiện mắc ung thư trong năm 2018 là 165.000 người trên hơn 96 triệu dân, theo số liệu thống kê mới đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo WHO, con số ca mắc ung thư được phát hiện ở Việt Nam vào năm 2000 là 68.000 trường hợp. Con số này đã tăng lên 126.000 vào năm 2010. Hiện Việt Nam xếp ở vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ mắc ung thư là 151,4/100.000 dân, xếp thứ 19 ở châu Á và thứ 5 khu vực Đông Nam Á.

Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam cũng tương đối lớn theo số liệu thống kê mới, ở mức 104,4/100.000 dân. Trong số gần 165.000 ca mắc bệnh năm 2018, gần 70% trường hợp đã tử vong, tương đương 115.000 ca.

Những loại ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, và ung thư trực tràng. Trong số này ung thư phổi và ung thư gan phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Theo các chuyên gia, khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Ngoài ra việc tầm soát phát hiện sớm một số loại ung thư như ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư vú cũng giúp làm giảm nguy cơ tử vong.

SỰ LƯU MANH CỦA “BẬC NHÂN KIỆT” hay SỰ VÔ ĐẠO CỦA “NGƯỜI THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO”

No automatic alt text available.

Hoàng Trường Sa

Định đi ngủ nhưng thấy bài hay quá! Nói có sách, mách có chứng nhé, hỡi những bút nô Phan Đăng, Huy Đức…

Thì ra lời nói, việc làm như thế này gọi là NHÂN KIỆT, là SĨ PHU BẮC HÀ ư? Nhà cháu tin rằng hương hồn sĩ phu-nhân kiệt từ cổ chí kim của Đại Việt sẽ chẳng để yên đâu…

SỰ LƯU MANH CỦA “BẬC NHÂN KIỆT” 
hay SỰ VÔ ĐẠO CỦA “NGƯỜI THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO”

1. Trước đó không nói, sự lưu manh của “bậc nhân kiệt” thể hiện rõ nhất kể từ khi rục rịch chuẩn bị và tiến hành ĐH đảng 12. Hàng loạt các quy định về sức khỏe, độ tuổi, các quy định về chức danh TBT như: người miền Bắc, có lý luận… đã loại bỏ toàn bộ các đối thủ cạnh tranh chức TBT băng đảng.

Chưa hết, sự trơ trẽn còn được đẩy lên một mức cao hơn trong ĐH 12. Sau khi loại bỏ được 3X bằng các quy định lằng nhằng, đùng một cái, lúc sắp bầu cử chức danh TBT, ngày 18/01/2016, văn phòng Trung ương Đảng đưa ra thông điệp: “Không có giới hạn tuổi với vị trí Tổng bí thư”. (Ô hô, anh dùng các quy định, nghị quyết để loại bỏ và buộc toàn bộ các đối thủ phải rút khỏi cuộc đua, sau khi quét sạch các đồng đảng cạnh canh, anh ra tuyên bố: Làm TBT không cần giới hạn về độ tuổi. Độ lưu manh và trơ trẽn đạt đến tầm này, thử hỏi ai hơn bậc nhân kiệt?).

Sau đó, như quý vị biết: Một mình được “đề cử” vào chức vụ TBT, và “bậc nhân kiệt” trúng cử với 100% phiếu bầu. Bấy giờ, sự trơ trẽn và lưu manh một lần nữa lại hiển hiện không thể rõ ràng hơn. Bậc nhân kiệt, sau khi một người một ngựa độc chiếm chức TBT đã nói với báo chí- dư luận giọng kiểu: Tôi đã định về nghỉ, nhưng đảng và nhân dân trao trách nhiệm nên phải ở lại. Hoặc: Không ngờ lại được đảng và nhân dân 100% tín nhiệm…

2. Bắt đầu từ lúc này, bậc nhân kiệt gần như không có đối thủ trong việc thâu tóm quyền lực về cho bản thân và phe nhóm. Các chiến dịch đốt lò, mà dư luận cho rằng đây là cái lò có mắt, chỉ nhắm đến củi từ phe cánh đối thủ. Triệt hạ tay chân, tàn dư của kẻ thù từng là đồng chí, thanh trừng các tướng công an, quân đội trước đây phục vụ đối thủ, để đưa đàn em và bản thân vào nắm giữ 2 đơn vị là thanh kiếm lá chắn. Việc thanh trừng và nắm công an, quân đội là bước đi rất khôn ngoan và thể hiện sự lưu manh của bậc nhân kiệt. Nhỡ “nhất thể hóa” mà quân đội, công an còn lại các sĩ quan cấp cao là đàn em, người của phe kia, dễ có đảo chính lắm chứ. Nắm được 2 công cụ bạo lực này, bậc nhân kiệt mới có thể an tâm tính các bước kế tiếp trong công cuộc thu vén quyền lực.

3. Bây giờ mới đến chuyện nhất thể hoá- thu vén quyền lực. Mời quý vị đọc các bài viết, ý kiến của “Bậc nhân kiệt” về chuyện kiểm soát quyền lực trong quá khứ, đọc xong liên hệ với tình hình thực tại thì lưu manh- vô đạo chưa đủ để nói về con người này:

– Ngày 09/5/2015, khi nói chuyện với các cử tri ruột, chủ yếu là các cán bộ đảng viên già về hưu, ông Trọng hùng hồn phun châu nhả ngọc: “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông”. (Bây giờ, sau khi đối thủ kẻ vào tù, người mất chức lui về ở ẩn, người lại mới chết bất ngờ. Chuyện “ai kiểm soát ông” đã không còn phải nói đến nữa. Kiểm soát ở đây là ta kiểm soát người, củi của đối thủ thôi. Chứ ai lại đi kiểm soát bản thân, phe cánh, đàn em mình?).

– Ngày 17/10/2016, trong một cuộc tiếp xúc cử tri, người trời nói: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”. (Bây giờ ai nhốt được quyền lực của bậc nhân kiệt đây?).

– Chuyện tìm “cái lồng” để nhốt quyền lực vẫn được “bậc nhân kiệt” ra rả đem ra nói mỗi khi có dịp trong hơn 2 năm trở lại đây. Giọng điệu quyết tâm lắm. Bây giờ “nhốt” hết được tay chân của phe đối thủ rồi, cái lồng là để nhốt ngai vàng cho người giời, không để ai tiếp cận được ngai vàng của “người”. Cái lồng cũng có mắt và biết nên úp lồng đồng thủ, úp lồng cái mâm ngon nhất cho bậc đế vương.

– Ngày14/08/2017, ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 89 – QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, trong đó quy định: “Tiêu chuẩn cán bộ cấp cao: tuyệt đối không tham vọng quyền lực, không cơ hội chính trị”. (Nay nhân cơ hội ông Quang chủ tịch nước chết, bậc nhân kiệt chơi ngay chiêu nhất thể hóa. Đó là vừa nhân “cơ hội đồng đảng chết”, chứ không phải cơ hội chính trị đâu. Liền một lúc vơ 2 chức to nhất thì không phải là tham vọng chính trị đâu. Chỉ là đại lưu manh).

– Ngày 19/1/2018, tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng, ông Trọng nói: “Chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả”. (Vẫn là kiểm soát quyền lực của đối thủ, chứ bản thân ta là bậc nhân kiệt sao phải kiểm soát, cứ thoải mái thu vén quyền lực, vun đắp ngai vàng).

– Ngày12/5/2018, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TƯ Đảng, ông Trọng tiếp tục ra rả về chuyện: “Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền”.

– Ngày 25/6/2018, trong Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng, người nhà giời vẫn điệp khúc: “thiết lập cho được cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn để bảo đảm quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, không bị tha hóa”.

– Ngày 02/10/2018, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ông Trọng được “100% đại biểu dự Hội nghị đồng ý giới thiệu làm Chủ tịch nước”. Và thật kỳ lạ, người giời, bậc nhân kiệt, người thế thiên hành đạo không một lời từ chối đề nghị này, để minh chứng cho luận điệu “không tham vọng quyền lực, không cơ hội chính trị” mà mình rao giảng bấy lâu nay.

– Hài nhất là cũng ngày 02/10/2018, ông Trọng đã phát biểu tại HNTƯ 8: “Nhiều cán bộ, đảng viên nói không đi đôi với làm”.

Nhân cơ hội đồng đảng chết (chứ không phải cơ hội chính trị nhé), bậc nhân kiệt- thế thiên hành đạo, người không ham quyền lực đã gom quyền lực về một mối. Với quyền lực trong tay hiện nay, với việc nắm quân đội, công an trong tay, với việc được Tập Hoàng đế của Trung cộng hậu thuẫn, ông ta thoải mái xưng vương ở đất An Nam. Mô hình cai trị của đảng CSVN đã hoàn toàn sao y bản chính mô hình của Trung cộng cai trị Trung Hoa.

Và chợt nhớ đến câu nói của bậc nhân kiệt: “Nếu để xảy ra đụng độ gì ( với Trung Quốc ở biển Đông) thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?”. Sự thâm hiểm, lưu manh, tham vọng quyền lực điên cuồng của bậc nhân kiệt đã được phơi ra giữa ánh sáng ban ngày. Cái lưu manh của “bậc nhân kiệt”, sụ vô đạo của “người thế thiên hành đạo”, thật khiến người đời phải ngã mũ thán phục. Đáng phục nhất là những kẻ bưng bô bậc nhân kiệt lưu manh, những người ủng hộ và bênh vực, bảo vệ “người thế thiên hành đạo nhưng vô đạo” cũng đáng phục lắm.

(Hôm nay không điểm tin và bình loạn. Cũng xin không đưa bài tổng hợp về các thành tích- di sản của Đỗ Chục. Xin quý vị bỏ qua và đọc tạm bài tổng hợp về bậc nhân kiệt, người thế thiên hành đạo vậy. Nếu muốn mang đi, xin quý vị hãy copy để tránh trường hợp Facebook rọ mõm Cha Già).

Từ FB Bùi Văn

Yêu cầu báo Vnexpress cải chính, xin lỗi!

Image may contain: 7 people, people standing and text
Image may contain: one or more people and text
Trần Bang is with Cô Mười Họ Lê and 3 others.

Yêu cầu báo Vnexpress cải chính, xin lỗi!

Bài báo của nhà báo Lan Ngọc đăng trên Vnexpress chiều 5/10/2018 đã vu khống 5 người “Liên minh Dân tộc Việt Nam “ bị Toà án HCM xử 5/10/218, và đã lừa dối độc giả, xúc phạm nhà thờ, chia rẽ tôn giáo vì đã viết một điều giả dối (Luật sư tham dự phiên Toà 5/10 tại toà HCM cũng xác nhận là không có tình tiết đó trong cáo trạng) đoạn gạch đỏ trong ảnh chụp:

“ Ngày 6/11/ 2016, tại nhà thờ ở quận Tân Bình khi họ đang phát tài liệu để ra mắt tổ chức thì bị cảnh sát bắt quả tang”

Nhà báo Lan Ngọc của Vnexpress vô cùng độc ác khi viết vu khống người bị giam, bị cách ly không còn phương tiện phản biện. 
Lan Ngọc làm vậy khác gì “đâm dao vào lưng người đã bị trói , không còn khả năng chống đỡ”.

Thất đức lắm nhà báo Lan Ngọc ơi.

P/s Chị Thập vợ anh Lưu Văn Vịnh ( FB Cô Mười Họ Lê ) kể rằng “anh Vịnh Lưu đêm 5/11/2016 ngủ ở nhà và sáng 6/11/2016 anh Vịnh không đi đâu, đến khi gia đình 5,6 người đang ăn cơm trưa thì bị CA ập vào đánh bắt anh Vịnh, rồi mang anh Vinh đi đâu không rõ, đến chiều 6/11/2916 thì họ đưa anh Vịnh về lại nhà đọc lệnh bắt và khám nhà”.
Nay chị Thập xác nhận lại để minh bạch thông tin, và chị cũng yêu cầu báo Vnexpress phải cải chính.

Phiên toà xử “Liên Minh Dân Tộc VN” 

No automatic alt text available.
Image may contain: 5 people, outdoor
Image may contain: 2 people, outdoor
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: 4 people
Trần Bang

Phiên toà xử “Liên Minh Dân Tộc VN” 

Phản đối bản án bỏ túi (lúc 14h40 ngày 5/10/2018) toà HCM đã tuyên tổng cộng 72 năm tù và quản chế cho 5 người yêu nước!

1.Lưu Văn Vịnh: 15 năm tù và 3 năm quản chế
2.Nguyễn Văn Đức Độ: 11 và 3 năm quản chế
3.Nguyễn Quốc Hoàn: 13 và 3 …
4.Phan Trung: 8 và 3…
5.Từ Công Nghĩa: 10 và 3…

(Tin, ảnh 1 FB LS Nguyễn Văn Miếng )
#ĐMTCS

Việt Nam xuất khẩu hơn 100.000 nô lệ ra nước ngoài trong 9 tháng qua!!!

Van H Pham

Việt Nam xuất khẩu hơn 100.000 nô lệ ra nước ngoài trong 9 tháng qua!!!

Trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu hơn 100.000 nô lệ, đạt hơn 92% kế hoạch năm 2018.

Riêng tháng 9 có gần 17.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó nhiều nhất là thị trường Nhật Bản với hơn 9.000 lao động, tiếp theo là Đài Loan với gần 6.000. Còn lại theo thứ tự là Hàn Quốc, Ả Rập, Malaysia, Romani, Kuwait, Algeria và các thị trường khác.

Hiện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang tiếp tục chương trình tuyển điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc; tuyển lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia.

Trong khi đó, theo một báo cáo mới đây của công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), 18% lao động Việt Nam hiện thiếu kỹ năng đáp ứng sự thay đổi của công nghệ. Báo cáo này được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 diễn ra tại Hà Nội hồi giữa tháng 9 vừa qua.

Theo nhận định của PwC, lao động giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam bởi lợi thế cạnh tranh dựa trên lao động giá rẻ sẽ mất dần khi các công nghệ mới được vận hành.

Tại diễn đàn, Chủ tịch Cisco khu vực ASEAN, ông Naveen Menon khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo điều kiện để người lao động Việt Nam được đào tạo lại, trang bị những kỹ năng sẵn sàng cho sự thay đổi công việc cần kỹ năng cao. Ông cho biết lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam sẽ bị thay đổi trong 5 đến 10 năm tới.

About this website

RFA.ORG

Trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu hơn 100.000 lao động, đạt hơn 92% kế hoạch năm 2018.

Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nào chết, lăng mộ cũng ‘to đùng’

Image may contain: one or more people, people playing sports, sky, tree, outdoor and nature
Image may contain: tree, sky, outdoor and nature

Van H Pham

Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nào chết, lăng mộ cũng ‘to đùng’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhiều tờ báo Việt Nam sau khi đăng diện tích lăng mộ ông Trần Đại Quang “2, 3 hécta” thì bị rút bài. Cộng Sản Việt Nam không muốn thế giới biết lãnh đạo khi chết vẫn còn xa hoa. Nhưng thực tế vẫn là như vậy.

Hôm 4 Tháng Mười, 2018, báo Thanh Niên cho biết: “Khu đất dự kiến là nơi yên nghỉ của cố Tổng Bí Thư Đỗ Mười tại quê nhà xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) có diện tích 1,100 m2, đã được đổ bê tông quây móng khang trang, từ trước khi ông qua đời.”

Điều này hoàn toàn khác với vụ nhiều tờ báo đăng diện tích khu lăng mộ ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước CSVN, “2, 3 hécta” rồi sau đó bị rút bài.

Tờ báo cũng dẫn lời ông Lê Tuấn Minh, bí thư Đảng Ủy xã Đông Mỹ, cho biết diện tích khu đất này “đúng với quy định của nhà nước, hiện tại chỉ quây móng, lát gạch cho sạch sẽ, còn sau này dự tính sẽ làm thêm nhà lưu niệm.”

Cũng theo ông Minh, cách đây khoảng năm tháng, lãnh đạo địa phương đã được tiếp nhận tin thông báo về di nguyện của ông Đỗ Mười cùng gia đình. “Ngay lập tức, Đảng Ủy và ủy ban xã Đông Mỹ đã bắt tay vào công tác chuẩn bị đất,” theo báo Thanh Niên.

Quốc tang ông Đỗ Mười được loan báo diễn ra trong hai ngày 6 và 7 Tháng Mười.

Tuy vậy, trong một bài khác đăng cùng ngày, báo Thanh Niên lại ghi: “Kết luận của Bộ Chính Trị nêu rõ, khu lưu niệm các lãnh đạo chủ chốt của đảng, nhà nước nếu là đất cấp mới diện tích không quá 1,000 m2 ở nông thôn và không quá 500 m2 ở đô thị.”

Nghĩa là báo này vô tình xác nhận diện tích khu lăng mộ ông Đỗ Mười tuy không so được về độ “hoành tráng” với lăng mộ ông Trần Đại Quang nhưng vẫn rộng hơn 100 m2 so với quy định.

Hơn một tuần trước, trang Facebook Chú Tễu của ông Nguyễn Xuân Diện tiết lộ một con số khác về diện tích lăng mộ ông Đỗ Mười: “Được biết lúc đầu con gái ông và thầy địa lý đòi san phẳng trường tiểu học khang trang để làm khu lăng mộ. Dân làng phản đối rất dữ dội. Sau lấy đất khu Vườn Đào 1,500 m2 để làm khu lăng mộ.”

Trên mạng xã hội, sau khi có tin ông Đỗ Mười chết, người ta gần như không thấy ai bày tỏ sự tiếc thương mà chỉ là những lời bàn tán về chủ trương “đánh tư sản mại bản” của ông này trong các năm sau 1975 được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người dân Sài Gòn và miền Nam.

Việc nhà cầm quyền CSVN quyết định tổ chức hai quốc tang liên tiếp trong vòng 10 ngày làm dấy lên dị nghị, vì nhiều hoạt động thương mại, văn hóa, thể thao vốn đã được lên lịch trước cả năm thì nay bỗng nhiên bị hoãn lại đến hai lần, đem lại thiệt hại lớn cho các nhà tổ chức.

Hôm 4 Tháng Mười, ban tổ chức Lễ Hội Anh Quốc thông báo do quốc tang ông Đỗ Mười nên họ đành dời sự kiện ban đầu dự trù diễn ra trong các ngày 5 đến 7 Tháng Mười “tới đầu Tháng Mười Một” và “ngày giờ cụ thể sẽ thông báo sau.”

Tuy vậy, một số blogger nêu quan ngại rằng hầu như Lễ Hội Anh Quốc đó sẽ còn tiếp tục bị hoãn lại nếu có quốc tang Lê Đức Anh, người gần đây dính tin đồn “có thể đã qua đời cùng thời điểm với ông Đỗ Mười nhưng chưa được công bố.”

Điều khiến công luận tiếc nuối nhất trong vụ này là họ không dễ có cơ hội được xem dàn nhạc giao hưởng London Symphony Orchestra biểu diễn ngay tại hồ Hoàn Kiếm theo chương trình dự trù ban đầu.

Ngoài ra, lịch thi đấu vòng 26 V–League 2018 (Giải Bóng Tròn Vô Địch Quốc Gia Việt Nam) dự trù diễn ra vào ngày 6 Tháng Mười nay phải chuyển sang ngày 8 Tháng Mười, kéo theo việc dời trận bán kết, làm ảnh hưởng đến hàng triệu người hâm mộ môn bóng tròn.

HÌNH:
– Khu đất sẽ dùng để chôn ông Đỗ Mười rộng 1,100 mét vuông tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. (Hình: Thanh Niên).
– Bên ngoài khu đất chôn ông Đỗ Mười, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn. (Hình: Thanh Niên)

82% hộ gia đình ở Venezuela lâm cảnh nghèo khổ (The Economist 9/3/2017)

Sau hai chục năm theo XHCN, 82% hộ gia đình ở Venezuela lâm cảnh nghèo khổ (The Economist 9/3/2017); hàng triệu người Venezuela phải xếp hàng hằng giờ để mua thực phẩm (theo báo NPR 7/4/2017); hai triệu người Venezuela vượt biên sang các nước khác (Reuters 16/7/2017); 75% người lớn Venezuela bị sụt giảm khoảng 10 kg trong năm 2016 (theo Fox News 20/2/2017)
Tội nghiệp thay!

Ký ức về những đợt đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười

Ký ức về những đợt đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười

Diễm Thi, RFA
2018-10-04

Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996.

Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996.

 AFP

Bị tịch thu nhà và đẩy đi kinh tế mới

Chỉ trong vòng mấy năm sau ngày 30/4/1975, người dân miền Nam Việt Nam phải chịu mấy đợt gọi là ‘đánh tư sản’, đưa dân đi vùng kinh tế mới. Kèm theo đó là mấy đợt đổi tiền.

Đối với nhiều người đó là những ký ức không bao giờ phai trong tâm trí, đặc biệt là nạn nhân. Một cô bé chỉ mới 10 tuổi vào thời điểm 1975 kể với chúng tôi:

Khi đó tôi lên 10 nhưng tôi nhớ rất rõ là bị đánh thức vào lúc 2 hay 3 giờ sáng gì đó… và rồi người ta đã lục xạo nhà tôi. Họ kiểm tra từng viên gạch, từng bát nhang trên bàn thờ, từng chân nến, từng khe cửa, từng bộ quần áo. Và chúng tôi ra khỏi nhà đúng nghĩa là hai bàn tay trắng.

Đợt đánh tư sản đầu tiên là vào tháng 9/1975 tại khắp các tỉnh thành phía Nam, tịch thu nhà cửa của những cư dân bị cho là tiểu tư sản, tư sản mại bản và cưỡng bức dân đi kinh tế mới. Một người dân nay đã hơn 80 tuổi nói với RFA:

Nó nhảy tường vô nhà nó lấy cớ là trốn quân dịch rồi nó khám xét tứ lung tung, nhưng nhà bác chẳng có gì cả, chỉ có mấy cái đồng hồ tốt thì nó lấy giống như ăn cướp ấy. Nó bắt ký giấy rằng của cải không phải của bác mà là tiền lấy của dân. Sau đó nó đến nhiều lần, nó đóng chốt rồi nó mang bác nhốt ở phường một đêm. Có mấy cái máy đan len đâu phải là tư sản, càng ngày bác càng biết ra nó ăn cướp. Nó cứ đổ oan cho mình vì mình sợ quá. Nó cứ bắt đi họp rồi nó bảo nhà này phải đi kinh tế mới.

Trong cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức có đoạn ông Nguyễn Văn Trân, viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương nói rằng “Khi bắt đầu chiến dịch, Bộ Chính trị chuyển anh Nguyễn Văn Linh sang làm Dân vận rồi đưa anh Đỗ Mười vào vì anh Đỗ Mười đã làm cải tạo công thương nghiệp ở Hà Nội. Anh Mười vào Sài Gòn áp dụng y chang những gì đã làm ở miền Bắc trong năm 1960”.

Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước. – Anh Đông

Câu chuyện đánh tư sản và đẩy dân đi kinh tế mới chỉ lạ với người dân miền Nam vào thời điểm đó, nhưng với người dân miền Bắc thì họ không hề lạ gì. Bà Đức nói với RFA:

Tôi vào miền Nam từ năm 1954 thế nhưng tôi có một người anh kẹt lại ở miền Bắc và ông sống gần như suốt đời ở đó. Năm 1977 ông có vô miền Nam thăm gia đình, và ông đặn tôi rằng, thứ nhất là phải giữ chặt quyển sổ mua gạo. Thứ hai là phải “bám chặt” lấy cái cột điện và đường nhựa. Ý ông ấy dặn tôi là phải ở thành phố chứ đừng nghe người ta dụ đi kinh tế mới.

Anh Đông, một người từng đi kinh tế mới năm 1977, hiện sống ở Colorado nói với chúng tôi rằng vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân lúc đó không có điện, không có nước, không có trường học. Mỗi hộ gia đình được cấp một cái chòi chỉ có mái, tứ bề trống rỗng. Anh nói thêm:

Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước.

Lấy hết tài sản rồi “mượn” nhà

Một nhóm người Việt Nam gần cổng trại tị nạn Pillar Point ở Hồng Kông ngày 30 tháng 5 năm 2000.
Một nhóm người Việt Nam gần cổng trại tị nạn Pillar Point ở Hồng Kông ngày 30 tháng 5 năm 2000. AFP

Chị Cẩm Vân, hiện ở Canada, con gái của ông Bùi Văn Lự, một tư sản lớn ở Sài Gòn trước năm1975, chủ nhiều kios kinh doanh phụ tùng xe gắn máy ở trung tâm quận 1 kể cho chúng tôi câu chuyện của gia đình chị mà đến bây giờ, ba chị đã 95 tuổi vẫn còn bị ám ảnh trong giấc ngủ.

Rạng sáng ngày 10/9/1975, cả gia đình đang ngủ thì họ đến họ bao vây hết hai khu nhà, một bên là 29-29bis Ngô Tùng Châu, một bên là 62-64 Ngô Tùng Châu. Nó đập cửa vô và đọc giấy “Vi phạm luật giao thông”. Tôi mới nói các ông nói vô lý vì ba giờ khuya cả nhà đang ngủ, không ai chạy xe mà lại bắt tội vi phạm luật giao thông. Lúc đó họ mới nói “đó là cái cớ để bắt gia đình này”.

Lúc đó nó kiểm kê và niêm phong hết hàng hóa, còn tiền bạc nó lấy đi. Gạo từng bao cả trăm ký nó chở đi hết. Nó nhốt cả nhà vô phòng mà trong không ra được, ngoài không vô được. Sáng hôm sau nó chở ba tôi lên bót ở đường Trần Hưng Đạo và giam ở đó đến 24/12/1975 mới chở về và nó đọc lệnh phải chịu sự quản lý của nó. Hàng hóa thì thuộc về Sở Công nghiệp, còn căn nhà ở số 62-64 Ngô Tùng Châu phải ký giấy cho Sở Công nghiệp mượn 10 năm.

Tháng 12 năm 1976, chính phủ tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần thứ hai. Gia đình chị Cẩm Vân lại một lần nữa bị đánh tư sản:

Năm 1978 là chiến dịch cải tạo công thương nghiệp lần thứ nhì là ông Đỗ Mười làm mạnh dữ lắm. Cũng vô nhà tôi đóng chốt mà lúc đó hàng hóa của mình nó lấy đi hết rồi, tiến bạc nó lấy đi hết rồi, nghĩa là mình không có cái gì để mình sinh sống hết. Lúc đó khổ lắm. Nó bắt mình lên phường ký giấy để đi kinh tế mới nhưng ba tôi và gia đình không ai chịu ký giấy, cứ ngồi ở phường, nó nhốt hai, ba ngày cũng chịu, nhất định không đi kinh tế mới.

Hậu quả

Nhà báo Võ Văn Tạo, cũng là một cựu binh vô Sài Gòn năm 1978 nói với chúng tôi cảm giác của ông về vùng đất phồn thịnh mà ông chỉ được coi qua sách báo trước đó:

Năm 1978 Sài Gòn như một thành phố chết. Mọi hoạt động công nghiệp gần như không còn nữa. Những người dân có tiền trước đó, những tiểu thương bị tống đi kinh tế mới hết nên thành phố nó thưa, nó vắng.

Rồi nạn ngăn sông cấm chợ nên người dân quê lấy gạo trắng cho vịt cho heo ăn vì có đem lên Sài Gòn bán được đâu, trong khi Sài Gòn thì đói kinh khủng vì không có gạo với chủ trương tỉnh nào giữ cho tỉnh nấy.

Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hận về mặt chính trị… Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên. – Ông Võ Văn Tạo

Dù không chứng kiến kinh tế Sài Gòn trước 1975 nhưng ông chắc chắn rằng sau 1975 thì Sài Gòn tiêu điều đi rất nhiều. Chính vì điều đó dẫn đến làn sóng vượt biên vì người dân không sống nổi thì phải bỏ nước ra đi thôi dù biết là đi thì một sống một chết. Ông nói thêm:

Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hận về mặt chính trị. Con em của những người tham gia quân lực hay chính quyền VNCH thì có học giỏi mấy cũng không được vào đại học. Những chuyện đó họ thấy nghẹt thở thì họ phải đi tìm tự do thôi. Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên.

Mấy mươi năm đã trôi qua, hậu quả của các đợt đánh tư sản trong Nam cũng như cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc để lại những nỗi đau thương, mất mát cho người dân qua biết bao thế hệ cả về tinh thần lẫn vật chất.

Nhà báo Huy Đức dẫn lời ông Võ Văn Kiệt thừa nhận rằng “Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn.”

Ý kiến (1)

ĐM

nơi gửi Hanoi

Chính nó là thằng phá nát miền Nam. Chính nó là thằng đẩy 1 triệu người ra biển, 1 triệu người lên rừng, đói ăn. 
Mấy thầy chùa quốc doanh ráng cầu kinh gõ mỏ sao cho nó khỏi bị quỷ sứ bắt xuống địa ngục.

Thư ký cố TBT Triệu Tử Dương: ĐCSTQ dựa vào dối trá để giành chính quyền

Ngày 01/10 năm nay là ngày kỷ niệm 69 năm đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, mặc dù ở trong nước ĐCSTQ tuyên truyền gọi là ngày “chào mừng thắng lợi”, nhưng có xu thế lớn trong dân chúng Trung Quốc không thích ngày này. Tại Hồng Kông, nhiều người dân còn thẳng thắn tổ chức diễu hành “ngày quốc thương”, hoạt động được một số nhà hoạt động dân chủ lên tiếng ủng hộ, trong đó có ông Bào Đồng, từng là thư ký của cố Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương. Ông Bào Đồng là nhân chứng sống chứng kiến vô số thủ đoạn dối trá của ĐCSTQ trong lịch sử, ông kêu gọi mọi người thức tỉnh và từ bỏ các tổ chức liên quan của ĐCSTQ.

Bào Đồng (Bao Tong), người từng là thư ký chính trị của cố Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương cho rằng lịch sử ĐCSTQ xây dựng chính quyền là lịch sử “thí nghiệm nhân dân” (Ảnh: Getty Images)

Bào Đồng: ĐCSTQ chiếm được quyền lực nhờ lừa bịp

Nhớ lại cách đây 69 năm, khi ĐCSTQ cướp được chính quyền, cựu thư ký của cố Tổng bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương cho rằng ĐCSTQ thực sự dùng toàn bộ nhân dân Trung Quốc làm vật thí nghiệm, lịch sử 69 năm qua của ĐCSTQ là lịch sử đàn áp nhân quyền.

Bào Đồng chỉ ra rằng từ thời kỳ mới xây dựng cơ nghiệp, ban đầu ĐCSTQ thực hiện“đánh cường hào, chia ruộng đất”, khởi đầu xây dựng cơ nghiệp như những tên cướp. Nhưng sau khi Nhật Bản chiếm Trung Quốc vào năm 1937, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới lãnh đạo Tưởng Giới Thạch đứng lên chống Nhật, khi đó ĐCSTQ thành lập Tân tứ quân, Bát lộ quân, rồi thoắt cái chuyển tên thành “Quân quốc phòng, quân chủ lực, quân chống Nhật”, thu hút được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, trong tháng 08/1945 chiến tranh kết thúc, người Nhật đầu hàng, Mao Trạch Đông lập tức có bài phát biểu tại Diên An vu khống “Tưởng Giới Thạch nhảy ra khỏi núi Nga Mi cướp đào”, còn gọi “đào ở đây là Tân Tứ quân, Bát lộ quân”, như một cái cớ để kích động cuộc nội chiến.

Tuy nhiên, Bào Đồng dẫn thông tin từ danh sách quân Nhật mất mạng trong Đền Yasukuni của Nhật Bản, cho biết trong chiến tranh kháng Nhật, quân của Quốc Dân Đảng đã tiêu diệt hàng trăm ngàn lính xâm lược Nhật Bản, còn quân của ĐCSTQ chỉ tiêu diệt được khoảng 1000 lính Nhật Bản. “Như vậy bên nào mới gọi là bên cướp đào?” Nhưng sau khi Mao Trạch Đông gây nội chiến, cuối cùng hai bên Quốc dân Đảng và Cộng sản đảng đều bị thương vong nặng, đảng Cộng sản giành được chính quyền. “Khi đó tất cả người hy sinh là người Trung Quốc, nhưng Mao Trạch Đông lại tuyên bố nhân dân lựa chọn lịch sử, nhân dân Trung Quốc đứng dậy. Đứng dậy như thế nào? Thực tế là ngoan ngoãn nghe theo lừa dối của Mao Trạch Đông”.

Khuyến khích người dân Hồng Kông tiếp tục chiến đấu vì tự do

Bào Đồng lấy ví dụ, Mao Trạch Đông quy kết “anh là phản cách mạng”, sau đó “giết chết tất cả các đại biểu, quan chức tham gia chiến tranh, được dân bầu lên”, ĐCSTQ cũng chiếm hết đất đai, “đất đai Trung Quốc hàng ngàn năm do giới địa chủ chiếm giữ, nhưng ĐCSTQ chỉ được thành lập một thời gian ngắn đã thâu tóm tất cả đất đai từ tay giới địa chủ. Chỉ cần họ nói vùng đất này để thử nghiệm bom nguyên tử, vậy là sau đó đưa vào thử nghiệm bom nguyên tử; chúng nói vùng này là để bán đấu giá, vậy là sau đó vùng đất được bán đấu giá, còn số tiền bán đấu giá thì không biết đi đâu”.

Ông kết luận rằng qua 69 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền, trên thực tế là họ xây dựng bằng áp bức nhân quyền, họ tuyên bố ai là phản cách mạng thì người đó là phản cách mạng, họ cho ai làm giàu thì người đó sẽ làm giàu. Những kẻ có quyền thế chính trị thì giàu to dễ dàng, những kẻ không có quyền thế chính trị mà muốn vươn lên thì lại là cả vấn đề lớn.

Đối với việc nhiều người Hồng Kông tổ chức diễu hành “ngày quốc thương”, ông bày tỏ sự ủng hộ và hy vọng rằng người dân Hồng Kông tiếp tục đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do báo chí, việc thực hiện một nước hai chế độ với quyền tự chủ cao độ, ông cũng hy vọng rằng nhân dân Trung Quốc Đại lục cũng có thể có được quyền tự do tương tự. “Tài sản của mọi người đều có thể được đảm bảo, mọi người có tự do ngôn luận, tự do báo chí và xuất bản có thể được bảo vệ”.

ĐCSTQ trị nước bằng thủ đoạn dối trá

Mã Hiểu Minh (Ma Xiaoming) – Cựu biên tập viên đài phát thanh Thiểm Tây cũng chia sẻ rằng, ngày 01/10 gọi là “ngày quốc thương” thì thích hợp. Ông cho rằng sự ác độc lớn nhất của ĐCSTQ là nói dối để che đậy sự thật, đặc biệt là kiểm soát tất cả truyền thông và tuyên truyền giúp cho sự cai trị của ĐCSTQ, “Đây là tước đoạt quyền thông tin trắng trợn thô bạo nhất”.

Ví dụ, tội ác mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ mà truyền thông nước ngoài vạch trần, nhưng người Trung Quốc có rất nhiều người không biết, “Tại sao không biết? Bởi vì ĐCSTQ kiểm soát truyền thông, vì thế các thông tin về tội ác mổ cắp nội tạng và đàn áp Pháp Luân Công đã bị ngăn chặn”.”.

Mã Hiểu Minh công khai ra khỏi đảng sau sự kiện Thiên An Môn ngày 04/6/1989, ông vui vì đã ra khỏi ĐCSTQ, bây giờ ông vẫn hưởng ứng phong trào và kêu gọi mọi người rút khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. “Tôi hy vọng những người còn lương tâm có thể dũng cảm đứng dậy. Nếu vẫn là thành viên của đảng Cộng sản thì hãy nhìn thẳng vào sự thật, can đảm đứng lên, giữ ranh giới với tổ chức ĐCSTQ”.

Ông Hạ Thiên Khánh Huy là người Công giáo tại Bắc Kinh, vì dám điều tra chính sách khủng bố người Công giáo của ĐCSTQ mà bị buộc phải sống lưu vong ở Hồng Kông, ông kể lại chuyện bản thân bị ĐCSTQ bức hại tra tấn, bị nhốt vào bệnh viện tâm thần và trại cải tạo lao động, bị dí điện vào bộ phận sinh dục, còng người vào ghế hổ, bẻ răng, nhiều lần đau đớn ngất đi, nay vẫn còn di chứng, dẫn đến bị bệnh cột sống nghiêm trọng phải dùng thuốc giảm đau mới sống được. “Tôi nghĩ rằng qua trải nghiệm đau khổ này, tôi hy vọng mọi người không tin vào ĐCSTQ. Họ là một tổ chức độc ác, họ chà đạp lên nhân quyền”, ông nói.

Tuyết Mai