Cuộc chiến thương mại: ‘TQ đang lo lắng’

Van H Pham and 2 others shared a link.
About this website

BBC.COM

Ngân hàng trung ương TQ vừa quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ như một nỗ lực để bảo vệ nền kinh tế trong cuộc chiến thương mại.
Van H Pham
Cuộc chiến thương mại: ‘TQ đang lo lắng’

Trung Quốc vừa có một động thái cho thấy Bắc Kinh đang âm thầm đối phó với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa tuyên bố hôm 7/10 rằng sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 100 điểm cơ bản.

“Trung Quốc có lẽ đang phải đối mặt với thời kỳ tội tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,” Fraser Howie, một nhà phân tích độc lập, người đã viết sách về hệ thống tài chính của Trung Quốc, nói với CNBC.

Đây là lần thứ tư ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phải cắt giảm yêu cầu dự trữ trong năm nay.

Xung đột giữa với Hoa Kỳ đã thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc, và có những dấu hiệu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với gần một nửa tổng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Trong khi đó Washington đe dọa sẽ đánh tiếp thuế lên tất cả các hàng nhập khẩu còn lại của Bắc Kinh.

Ngoài ra, chính quyền Trump còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử giữa và thao túng tiền tệ.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Chứng khoán Trung Quốc rơi liên tục trong bốn ngày

Quyết định của ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang lo lắng về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Hoa Kỳ, các chuyên gia nhận định.

“Trung Quốc đang có chút lo lắng. Đang có nhiều cơn gió thổi ngược chiều nó và tôi nghĩ [Bắc Kinh] đã đúng đắn khi chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và kỳ vọng vào điều tốt đẹp nhất,” Gareth Nicholson, người đứng đầu Ngân hàng Singapore, nói với CNBC.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 100 điểm cơ bản từ ngày 15/10.

750 tỷ nhân dân tệ (khoản 109 tỷ USD) tiền mặt sẽ được bơm vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Việc cắt giảm yêu cầu dự trữ sẽ giải phóng tiền cho các ngân hàng để cho vay lẫn nhau và cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh tháng trước, trong một bài báo 71 trang, rằng nền kinh tế của nó là “rất kiên cường” và Bắc Kinh không sợ một cuộc chiến thương mại.

Ông Nicholson lưu ý rằng nếu tình hình thương mại xấu đi hơn nữa, Trung Quốc vẫn sẽ có một số đòn bẩy để cứu nền kinh tế của mình vì Chủ tịch Tập Cận Bình có một ”nguồn vốn chính trị” khổng lồ sau khi trở thành Chủ tịch trọn đời.

“[Ông Tập] sẽ không phải lo lắng về một cuộc bầu cử nào khác trong sáu tháng, 12 tháng, hay 18 tháng. Ông ta có sự ổn định và như thế nếu bật lại, ông ta không cần phải lo lắng về việc ‘điều này đẩy ngân sách ra quá nhiều, sẽ gây ra quá nhiều nợ,” Nicholson nói thêm.

“Ông ta có thể giải quyết vấn đề nợ ba, bốn, năm năm sau đó,” Nicholson nói.

Mẹ Têrêsa người Ba Na

Image may contain: 1 person, smiling, closeup
Image may contain: 3 people, people standing, beard and outdoor

Chơi Rong

Mẹ Têrêsa người Ba Na

Đã 83 mùa rẫy, Mẹ vẫn mẫn tuệ với tiếng anh trôi chảy, trò chuyện với đồng nghiệp, bác sĩ Smith lặn lội từ Mĩ tìm và ghé thăm Mẹ chiều qua tại cô nhi viện thuộc giáo sứ Kon Jơdreh – Kon Tum sau gần 58 năm xa cách.

Tên Mẹ: Gabrielle Y Chẽ sinh ra từ buôn Kon Hring Nao, vào nhà dòng học ngành y với chức danh Y Sĩ, sau khi vào nhà tập, Mẹ đã cống hiến trọn vẹn đời mình để cứu chữa không biết bao nhiêu sinh mệnh, làm việc tại bệnh viện Minh Quý (Kon Tum) từ năm 1958 cho đến kết thúc chiến tranh, Mẹ không phân biệt bên này bên kia, điều Mẹ quan tâm là làm sao cho người bệnh bớt đau đớn.

Sau năm 1975 Mẹ phải đi cải tạo hết 3 năm 3 tháng tại trại PleiBông, tại đây Mẹ cũng hết lòng chăm sóc cho cả hai phe với tất cả tấm lòng yêu thương tận tụy vô bờ, hết hạn cải tạo, ban quản lý trại yêu cầu Mẹ ở lại để phụ trách y tế, Mẹ từ chối để về lại nhà dòng.

Tưởng rằng sau khi cải tạo Mẹ sẽ được tự do, nhưng chính quyền cấm không cho Mẹ về lại nhà dòng, buộc Mẹ phải về làng. Mẹ vẫn vui vẻ về lại buôn làng nơi mình sinh ra, đi nương, đi rẫy lo cái ăn cho các cháu mồ côi, chăm sóc, chữa bệnh cho đồng bào mình.

Năm 1998, Đức Cha Chung đã tìm cách đưa mẹ về một cô nhi viện, tại đây, với kiến thức y khoa của mình, Mẹ chăm sóc các cháu mồ côi, hằng ngày mẹ vẫn đi nương rẫy để kiếm cái ăn cho các cháu, cho đến bây giờ vẫn vậy.

Khi ở gần Mẹ, cảm nhận dòng năng lượng tươi mát Mẹ cho, khi không còn cái tôi thì tình yêu thương, lòng từ bi bác ái không có đường biên.

Gần Mẹ, cảm thấy hỗ thẹn về cái tôi của mình, mỗi từng sát na nó đóng vảy từng lớp từng lớp dày, nội kết bên trong, khi chạm vào nó phun nọc làm tổn thương chính nó và mọi cái xung quanh. Để rồi chính nó phải nhận lãnh khổ đau.

Ta còn giỡn nữa hay thôi
Khói bay mờ tỏa luân hồi vòng vo
Gửi về đâu một chút tro
Kèn vang lộn mửa tiếng ò í e

(Sơn Núi)

Lòng dân trăm mối tơ vò

Lòng dân trăm mối tơ vò

Trịnh Hữu Long

Ảnh: Báo Người Việt.
Kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, “lòng dân” lại được khai thác triệt để nhằm ủng hộ vị Tổng Bí thư.
Đơn cử, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phát biểu trên báo điện tử VOV rằng, “tôi rất mừng nếu Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước bởi đây là phương án hợp lòng dân”.
Còn ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, thì nói trên tờ Viettimes: “Tôi không ngạc nhiên, bởi đó là ý Đảng, lòng Dân”.
Một nhân vật khác, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cũng nói trên tờ Soha: “Đến nay, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã chín muồi, là phương án tốt nhất, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung”.
Dường như một cỗ máy truyền thông đang rầm rộ “làm công tác tư tưởng” cho dân chúng và xây dựng tính chính danh cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dọn đường dư luận cho ông nắm giữ vị trí nguyên thủ quốc gia trong vài tuần tới.
Tại sao phải dọn đường dư luận?
Việc ông Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước giờ đây đã là thực tế hiển nhiên, không cần chờ Quốc hội quyết định. Trong cơ chế chính trị một đảng cầm quyền ở nước ta, Quốc hội không làm được gì nhiều hơn là cơ quan hợp thức hoá các quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Trọng được 100% uỷ viên của cơ quan quyền lực bậc nhất của đảng giới thiệu ra Quốc hội thì có nghĩa là mọi sự đã an bài, sao vẫn cần dọn đường dư luận?
“Lòng dân” là một trong những khái niệm quan trọng bậc nhất trong khoa học chính trị. Trong tiếng Anh, từ này được gọi là “the people’s will”, nôm na là “ý chí của nhân dân”, hay dùng chữ của triết gia Pháp Jean-Jacques Rousseau là “the general will”, hay là “ý chí chung”.
Vốn dĩ xưa kia vua chúa lên ngôi là do thừa kế từ hoàng tộc chứ không cần quan tâm đến lòng dân. Mọi sự chỉ thay đổi từ khi có một thứ gọi là “dân chủ” (democracy) ra đời. Dân chủ nghĩa là dân làm chủ, mà biểu hiện rõ nhất là người dân bầu ra người đứng đầu chính quyền. Cơ chế này ban đầu xuất hiện ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ trước Công nguyên. Tuy nhiên, dân chủ thời đó cũng khác xa với dân chủ thời nay. Khái niệm “dân” thời kỳ đó cũng chỉ bao gồm đàn ông tự do và có tài sản. Phụ nữ, nô lệ, dân lao động chân lấm tay bùn không có cửa bước vào chốn quan trường.
Những nền dân chủ sơ khai đó tồn tại được vài trăm năm thì lụi tàn, thế giới quay trở lại với sự thống trị của vua chúa và các thế lực tôn giáo trong hơn 1.500 năm sau đó. Các cuộc biến đổi chính trị sâu sắc ở châu Âu đã dẫn đến thời kỳ Khai Sáng với sự ra đời của những học thuyết chính trị mới mẻ vào thế kỷ 17, 18. Trong đó, đáng kể nhất là khái niệm “khế ước xã hội” do các triết gia như Thomas Hobbes, John Locke, hay Jean-Jacques Rousseau khởi xướng.

Một ý niệm lạ lẫm ra đời: mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, quyền lực trong xã hội thuộc về nhân dân, và chính quyền là do dân chúng lập ra thông qua các “khế ước xã hội”.
Đó là đòn kết liễu cho quyền lực của các “thiên tử” nhân danh Trời và thế lực thần quyền nhân danh Chúa thống trị thế giới. Nó mở ra thời kỳ ra đời của các nền dân chủ, nơi chính quyền được lập ra thông qua các cuộc bầu cử định kỳ, hoạt động dựa trên nguyên lý chính quyền “của dân, do dân, vì dân”, nghĩa là nhân danh Dân. Bản “khế ước xã hội” nổi tiếng nhất là bản Hiến pháp Mỹ, ra đời năm 1787, vốn mở đầu bằng cụm từ “we the people”, nghĩa là “người dân chúng ta”.
Điều đó có nghĩa rằng, tính chính danh của một chính quyền, cái lý do cho sự tồn tại của một chính quyền, cái lý do cho chiếc ghế quyền lực của một nguyên thủ quốc gia, nằm cả ở “lòng dân”. Chuyện này cũng chẳng cần ông bà triết gia Tây phương nào nói thì ta mới biết. Cụ Nguyễn Trãi xưa, từ thế kỷ 13, cũng đã tám lần nhắc đến “dân” trong “Bình Ngô đại cáo”, chẳng hạn như “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận”.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tự xưng là các nền dân chủ và có tổ chức bầu cử định kỳ, trong đó có Việt Nam. Nếu có điều gì đó hay ho mà ông Hồ Chí Minh học được từ phương Tây thì đó chính là ý tưởng dân chủ, khi ông trích dẫn nguyên lý “mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và thiết lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Các bản Hiến pháp của Việt Nam từ đó đến nay đều ghi nhận nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Vậy nên lẽ dĩ nhiên, dù đã nắm chắc chiếc ghế quyền lực trong tay thông qua một hội nghị với gần 200 người của một đảng chính trị vốn chỉ có bốn triệu đảng viên trên 100 triệu dân, người ta vẫn cần viện đến “lòng dân” để biện minh cho quyền lực của vị Chủ tịch nước tương lai, cho dù vị Chủ tịch nước đó mang dáng dấp của một ông vua nhiều hơn là một lãnh đạo dân cử.
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri quận Thanh Xuân, Hà Nội, ngày 17/6/2018. Ảnh: Báo Tổ quốc

Đo lòng dân bằng cách gì?

Chiến dịch truyền thông “lòng dân”, trên thực tế, hết sức khiên cưỡng và nhiều khả năng phản tác dụng. Lý do là các cơ quan truyền thông của đảng đã tuyên bố giành được “lòng dân” mà không hỏi dân một lời.
Muốn biết lòng dân ra sao thì cách tốt nhất là phải hỏi dân. Trên thế giới, người ta có mấy cách hỏi.
Một là bầu cử.
Muốn biết ông Nguyễn Phú Trọng có được “lòng dân” ủng hộ làm Chủ tịch nước hay không thì phải để cho người dân được bỏ phiếu một cách tự do. Bỏ phiếu tự do ở đây nghĩa là người dân có nhiều lựa chọn bên cạnh ông Trọng và bỏ phiếu cho bất kỳ ai họ thích, không bị ép buộc phải bầu cho ai. Điều này cũng tương tự như các cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp ở Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, v.v. Một số nơi thì bầu cử tổng thống một cách gián tiếp như Mỹ chẳng hạn. Trong các nước theo chế độ nghị viện như Đức, Anh, Úc thì người đứng đầu chính phủ sẽ do đảng chiếm đa số trong quốc hội cử ra sau một cuộc bầu cử quốc hội.
Cách thứ hai là tổ chức trưng cầu dân ý.
Trưng cầu bằng cách bỏ phiếu giống như bầu cử, tuy nhiên kết quả trưng cầu có thể có giá trị bắt buộc hoặc tham khảo, tuỳ trường hợp và tuỳ nước. Nhưng có lẽ chẳng có nước nào trưng cầu dân ý cho vị trí nguyên thủ quốc gia mà chỉ qua bầu cử như cách (1) mà thôi.
Một cách nữa để biết lòng dân là thông qua các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến.
Ở nhiều nước có nhiều công ty được lập ra để chuyên đi khảo sát ý kiến công luận về đủ mọi vấn đề: thuế, môi trường, chiến tranh, chỉ số tín nhiệm của quan chức, v.v. Có thể kể ra vài cái tên như Pew, Gallup, ComRes, YouGov, v.v. Các tờ báo lớn cũng thường tự mình trưng cầu ý kiến công chúng hoặc thuê các hãng kể trên làm hộ. Dĩ nhiên, các khảo sát này chỉ hỏi ý kiến được một lượng nhỏ dân chúng, lên đến vài chục nghìn phiếu khảo sát đã là rất lớn. Khả năng kết quả khảo sát chêch lệch so với thực tế là đáng kể. Hồi năm 2016, hầu hết các bảng khảo sát đều cho thấy Hillary Clinton sẽ đắc cử tổng thống Mỹ, nhưng sau cùng Donald Trump mới là người chiến thắng.
Ngày nay, với cái gọi là dữ liệu lớn (big data) thu thập được từ Internet, người ta cũng có thể biết được lòng dân thông qua phân tích các dữ liệu này.
Với những cách thức như vậy, người ta biết được rằng, lòng dân cũng có năm bảy loại lòng. Barack Obama có giỏi lắm cũng chỉ kiếm được 51,1% phiếu phổ thông và 61,72% phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012. Hay như ông Emmanuel Macron hồi năm 2017 cũng chỉ có 66,1% phiếu trong bầu cử tổng thống Pháp. Số còn lại là “thành phần chống đối” hoặc ít nhất là không ủng hộ.
Tuy nhiên, cách thức truyền thông của Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ như chủ ý lập lờ, không nói rõ các luồng ý kiến khác nhau trong công luận mà chỉ đưa ý kiến có lợi cho ông Trọng.
Một cuộc biểu tình phản đối Formosa ở Sài Gòn, ngày 1/5/2016. Ảnh: Chưa rõ nguồn

Những thứ không được coi là lòng dân

Nhìn lại quá khứ, đảng dường như chỉ cần đến một thứ lòng dân do họ tưởng tượng ra hoặc khuyếch đại lên mỗi khi cần biện minh cho một việc làm nào đó gây tranh cãi nhưng có lợi cho họ. Còn những biểu hiện thực tế của lòng dân mà bất lợi cho họ thì ít khi được tính đến và không bao giờ được nhắc đến.
Hãy lấy vụ biểu tình Formosa năm 2016 làm ví dụ. Đầu tháng 5/2016, liên tiếp hai cuộc biểu tình ngày 1 và ngày 8 diễn ra với hàng ngàn người ở Hà Nội và Sài Gòn, phản đối việc công ty Formosa xả thải ra biển và yêu cầu chính quyền xử lý thích đáng. Nhiều cuộc biểu tình khác cũng nổ ra rải rác từ đó cho đến nay ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh với quy mô thậm chí còn lớn hơn. Tuy nhiên, không có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo hay cơ quan báo chí nhà nước nào gọi đó là “lòng dân”. Kết quả là cho đến nay, Formosa vẫn hoạt động bình thường ở Việt Nam sau một thoả thuận bí mật bồi thường 500 triệu đô-la, trong khi hầu hết các thông tin khác về kết quả xử lý đều không được công khai.
Một ví dụ khác là Luật An ninh mạng năm 2018. Nếu quan sát phản ứng trên Internet và kể cả ngoài đường, người ta dễ dàng nhận thấy làn sóng phản đối là rất lớn. Nó lớn đến đâu thì không ai dám chắc, nhưng dù sao đó vẫn là “lòng” của một bộ phận “dân”. Tuy nhiên, đảng lẫn Quốc hội đều không tính đến thứ lòng dân đó và kiên quyết thông qua đạo luật này vào ngày 12/6.
Còn một thứ lòng dân nữa, âm ỉ hơn nhưng rộng lớn hơn và quyết liệt hơn, đó là dòng dân oan bị cưỡng chế đất hoặc bị xét xử oan sai. Kể tên ra thì vô cùng nhiều, nhưng có thể kể đến dân oan mất đất hoặc có thể mất đất ở Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, hay người dân bị xét xử oan sai như Hồ Duy HảiLê Văn MạnhNguyễn Văn ChưởngĐặng Văn Hiến, v.v.
Tất cả những biểu hiện đó không được gọi là “lòng dân”. Thứ họ bị chính quyền chụp vào đầu là “chống đối”, “phản động”, “bị giật dây”, “Việt Tân”, v.v. Nhiều người trong số họ còn bị đánh đập, bắt bớ và bỏ tù. Ngay cả khi hoãn Luật Đặc khu năm 2018 hay ngừng chặt cây xanh ở Hà Nội năm 2015, chính quyền cũng không gọi những cuộc biểu tình trước đó là “lòng dân”.
Cứ cho rằng ngày hôm nay lòng dân đang ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước, liệu mai kia khi đã ngồi vững trên chiếc ghế đó rồi, ông có để ý đến những lòng dân còn đang ngổn ngang trăm mối kia không?

T.H.L.
Nguồn: https://www.luatkhoa.org/2018/10/long-dan-tram-moi-to-vo/

Hai nhà nghiên cứu Mỹ đoạt giải Nobel Kinh Tế 2018

Hai nhà nghiên cứu Mỹ đoạt giải Nobel Kinh Tế 2018

Hàn Lâm Viện Khoa Học Thụy Điển loan báo hai kinh tế gia Mỹ được chọn để trao giải Nobel Kinh Tế 2018. (Hình: Henrik Montgomery/TT via AP)

NEW YORK, New York (NV) — Giải Nobel Kinh Tế 2018 hôm Thứ Hai, ngày 8 Tháng Mười, được trao cho hai kinh tế gia Mỹ, các giáo sư William D. Nordhaus và Paul M. Romer, do đã giúp tăng thêm sự hiểu biết về những yếu tố dài hạn làm tăng trưởng kinh tế.

Giáo sư Nordhaus được vinh danh về nghiên cứu liên quan tới các tác động của môi trường vào kinh tế, kể cả sự thay đổi khí hậu. Giáo sư Romer được chọn để trao giải do nghiên cứu của ông về sự quan trọng của thay đổi kỹ thuật.

Loan báo của ủy ban trao giải Nobel Kinh Tế được đưa ra cùng ngày với việc một ủy ban của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu công bố bản báo cáo, theo đó cảnh cáo về các hậu quả tai hại của thay đổi khí hậu và kêu gọi chính quyền thế giới hãy nhanh chóng có biện pháp đối phó.

Giáo sư Romer, đang dạy môn kinh tế tại New York University, được chọn vì các nghiên cứu của ông nhằm giải thích vai trò của các ý tưởng về kỹ thuật góp phần làm tăng trưởng kinh tế.

Cả hai ông từ lâu nay vẫn được coi là có nhiều triển vọng đoạt giải Nobel Kinh Tế, nhưng ít ai nghĩ rằng họ sẽ cùng được trao giải.

Hàn Lâm Viện Khoa Học Thụy Điển, cơ quan trao giải này, nói rằng cả hai ông cho thấy, để giải quyết những trở ngại đối với việc phát triển dài hạn kinh tế thế giới, cần phải có sự hợp tác quốc tế. (V.Giang)

2017: Việt Nam là một trong sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới

Tàu cộng đứng đầu, Việt cộng quyết đua theo! Buồn! Sao lại có chữ “VIỆT” yêu quý ở đây!???

LUATKHOA.ORG
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 10 nhà báo, nằm trong danh sách sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới.

Chết theo kế hoạch, tử hợp quy trình!

Image may contain: one or more people and people standing

Van H Pham

Chết theo kế hoạch, tử hợp quy trình!

Huy Phương

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21 Tháng Chín, 2018 tại bệnh viện Quân Đội 108. Chưa được chín ngày sau, cũng tại bệnh viện này, cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười ra đi. Cờ đỏ sao vàng “sồi sụt” hạ xuống rồi kéo lên. Đó là người dân biết theo thông báo của đảng, còn đảng viên như sống chết ra sao, ngày nào là do chương trình xếp đặt của đảng. Đảng cho khai sinh trễ vài năm để dễ hy sinh thêm vài nhiệm kỳ, cho chết trễ vài ngày để tránh trùng tang. Ngay ngày Hồ Chí Minh “chuyển sang từ trần,” đảng cũng chưa cho phép chết, như theo Thông báo số 151-TB/TW ngày 19 Tháng Tám, 1989 của Bộ Chính Trị, “Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 ngày 2 Tháng Chín, 1969, ngày Quốc Khánh của nước ta nên để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc nên Bộ Chính Trị quyết định công bố Chủ Tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9 giờ 47 ngày 3 Tháng Chín, 1969!”

“Bác” mà Bộ Chính Trị còn đối xử như vậy, thì Trần Đại Quang, Đỗ Mười, hay Lê Đức Anh cùng chết chùm thì đảng cũng phải chia ra một hai tuần cho thưa thưa, không lại miệng tiếng ở đời độc ác lại cho rằng “trùng tang” hay “điệp tang,” không những “double” mà còn “triple!”

Theo phong tục Việt Nam, ngày xưa khi trong nhà có người chết, quan tài quàn tại nhà thì tất cả tủ kính, cửa kính đều phải dán kín lại, người ta sợ hình ảnh một quan tài phản chiếu trong kính thành hai, ba quan tài.

Không phải chỉ những ở Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, lãnh tụ và đảng viên thường có những cái chết mờ ám vì tranh giành quyền lực, thanh toán phe phái, mà ngay ở Việt Nam, những cái chết như Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang hay mất tích như Đinh Thế Huynh, Phùng Quang Thanh cũng đem lại nhiều nghi vấn. Trước đây Phùng Quang Hải, con Phùng Quang Thanh bị cách chức chủ tịch Tổng Công Ty 319, và người được đưa lên thay lại là con trai của Trần Đại Quang. Bây giờ Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang chết vì “vi-rus lạ,” còn cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh được cho là thân Trung Cộng, từng bị loan tin là bị đầu độc ở Pháp, có lần tái xuất hiện ở Việt Nam, rồi khi biến mất từ đó đến nay.

Nhưng dù có chết vì tuổi già, bị bệnh hiểm nghèo, bị đầu độc hay bị ám sát đều được đảng thương tiếc, che giấu và cải chính bằng cách ra một loại thông báo đại loại như nhau. Tục ngữ Việt Nam chúng ta đã có câu “có tật giật mình!”

Có gì mờ ám mà khi đồng chí nào chết, đảng cũng phải phân bua, rào đón “… dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, lãnh đạo đảng, nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.”

Xin đan cử một vài ví dụ:

*Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang: “Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Cán Bộ Trung Ương cho hay Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang do mắc bệnh hiểm nghèo, dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, lãnh đạo đảng, nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.”

*Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười: “Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Cán Bộ Trung Ương thông báo, nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười trút hơi thở cuối cùng lúc 23 giờ 12 phút ngày 1 Tháng Mười, tại bệnh viện Trung Ương Quân Ðội 108. Thời gian lâm bệnh, ông đã được đảng, nhà nước, tập thể giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước cứu chữa, nhưng không qua khỏi vì tuổi cao sức yếu.”

*Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt: “Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng chiều 12 Tháng Sáu viết, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được đảng, nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từ trần hồi 7 giờ 40 phút ngày 11 Tháng Sáu, 2008, thọ 86 tuổi.

*Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: “Do tuổi cao, sức yếu, mặc dù đã được đảng, nhà nước, quân ủy trung ương, Bộ Quốc Phòng và tập thể các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế trong và ngoài quân đội cùng gia đình hết lòng chăm sóc, đồng chí đã từ trần hồi 18 giờ 9 phút, ngày 4 Tháng Mười, 2013 tại bệnh viện Trung Ương Quân Ðội 108; hưởng thọ 103 tuổi.”

Ngoài trường hợp ông Võ Văn Kiệt chết ở Singapore hay ông Phan Văn Khải chết ở quê nhà Củ Chi, còn thì quân đội hay dân sự đều phải qua một ngõ duy nhất: Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Lê Đức Anh hiện cũng đang nằm chờ ở đây.

Dù lúc sống hầm hè, ganh ghét, quắc mắt nhìn nhau, thiếu đường muốn ăn tươi nuốt sống nhau, nhân gian gọi là “như sừng với đuôi,” khi chết dù phải bắt ấn vì sợ, cũng vắt nước mắt, tìm chữ nghĩa để ca tụng nhau.

Lẳng lặng mà nghe ông Tổng viết lời phúng điếu:

*Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nhà lãnh đạo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đảng, nhà nước và nhân dân ta, nhất là lực lượng công an nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn với đảng, nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc với tất cả chúng ta.”

*Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đỗ Mười, nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của đảng, nhà nước và nhân dân ta; Người đảng viên cộng sản rất mực kiên trung, suốt đời chiến đấu hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; Người có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với đảng, nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.”

*Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: “Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với đảng, nhà nước, nhân dân và quân đội ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Nguyện mãi mãi học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong và tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của đồng chí.”

Tình nghĩa đồng chí Cộng Sản với nhau, có bao nhiêu câu nói, chỉ cần nói đi lặp lại như luận điệu của loại loa phường. Nhưng cứ nhìn cái quắc mắt của Nguyễn Tấn Dũng khi nhìn Nguyễn Phú Trọng bên cạnh quan tài Trần Đại Quang, hay những đôi mắt hằn học của gia đình người bị bức tử ném về phía kẻ sát nhân, thì người ngoài cuộc cũng đã hiểu. Trong thế giới đồng chí với nhau, đã và sẽ có những cái chết theo kế hoạch và tử hợp quy trình của đảng!  

GỤC ĐẦU KHÓC TANG?

Chuong Tieng shared a post
Image may contain: 2 people, people standing and outdoor
Image may contain: 4 people, people standing and outdoor
Image may contain: 10 people, people standing and outdoor
Image may contain: 7 people, people standing, crowd and outdoor
Luân LêFollow

GỤC ĐẦU KHÓC TANG?

Những đứa trẻ ngây thơ với tình yêu trong sáng hay là theo chỉ thị của những người có thể điều khiến?

Trong một xã hội mà tình cảm yêu, ghét, thương, mến không còn được tự do, mà trở nên là một mệnh lệnh, nhất là với những thanh niên và trẻ em, thì điều đó thật đáng buồn và đáng lo cho đất nước.

Những đứa trẻ thì cần được sống tự nhiên theo tâm trí của chúng. Những thanh niên thì cần phải hiểu rõ về tình cảm của mình dành cho người khác, nếu không thì mọi sự đều trở nên giả tạo và dần tới sự lừa dối có hệ thống.

Thử hỏi chúng, ở nhà, chúng có cãi cha, cãi mẹ và phải để mẹ cha lo cho từng việc cỏn con hay không?

Nhìn chúng chẳng khác nào đám ma-nơ-canh, vô hồn và trống rỗng.

Đỗ Mười là thủ phạm bán đất nhượng biển

Đỗ Mười là thủ phạm bán đất nhượng biển

FB Trương Nhân Tuấn

Di sản của ông Đỗ Mười còn là còn là lãnh thổ VN bị mất cho TQ sau khi phân định lại biên giới theo Hiệp định phân đinh biên giới tháng 12 năm 1999; là hải phận Vịnh Bắc Việt bị mất 11.000 cây số vuông biển cho TQ theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc việt (tháng 12 năm 2000); là việc nhìn nhận chủ quyền của TQ ở quần đảo HS và các đảo ở TS…

Theo bài viết của TS Trần Công Trục mới đây trên Giáo dục, ta biết rằng ông Đỗ Mười đã can thiệp (sổ sàng) vào việc phân định biên giới, lý ra thuộc thẩm quyền Bộ Ngoại giao. Chính ông Đỗ Mười đã chủ trương “statu quo”, tức là nhìn nhận hiện trạng lãnh thổ sau các cuộc biến động, đất ai chiếm ở đâu thì đất đó thuộc về bên đó.

Về biên giới trên đất liền, TS Trần Công Trục có nhắc một điểm trọng yếu là khu vực Nam Quan (khu vực 149C) do Đỗ Mười trực tiếp quyết định. Những vùng đất bị TQ lấn như ở điểm nối ray (250 mét), cột mốc số 18…. Tất cả những vùng đất này đều thuộc về TQ.

Quyết định “statu quo – giữ nguyên trạng” của Đỗ Mười đã trở thành “kim chỉ nam” cho những người có trách nhiệm phân định biên giới như quí ông Lê Minh Nghĩa, Trần Công Trục…

Theo chỉ đạo này VN đã nhượng 1/2 thác Bản giốc, xã Trình tường, các cao điểm chiến lược Lão sơn, Giải âm sơn, núi Cao may (Khấu mai)… các cửa ải trọng yếu Nam Quan, Chí Mã, Thủy khẩu, Bình Di v.v…

Cũng theo chỉ đạo đó VN đã phân định lại ranh giới biển trong vịnh Bắc việt, làm VN thiệt hại 11.000 cây số vuông biển.

Từ hơn 20 năm nay người viết cố gắng truy tìm ai là người chủ trương nhượng đất ở vùng biên giới, nhượng biển trong vịnh Bắc việt. Nhờ sự công tâm của TS Trần Công Trục mà việc này hôm nay được lộ ra ánh sáng. Thủ phạm bán đất nhượng biển là ông Đỗ Mười.

Nhưng vấn đề không giới hạn ở đó. Khi Đỗ Mười nhìn nhận “statu quo” thì mặc nhiên nhìn nhận Hoàng Sa (TQ chiếm năm 1974) và một số đảo ở Trường Sa (TQ chiếm năm 1988) đều thuộc về Trung quốc. Hệ lụy của việc này là TQ tuyên bố chủ quyền toàn bộ 80% Biển Đông.

Đỗ Mười tội trạng nặng nề. Nhượng đất nhượng biển của tổ quốc là tội nặng nhứt chiếu theo hình luật VN ở mọi thời kỳ.

So sánh Triều Tiên và Nam Hàn sau 70 năm bị chia đôi

Quân Hoàng shared a post
Image may contain: text

Bình Vương Gia

Sau 70 năm đất nước Triều Tiên bị chia đôi, tuy họ cùng một dân tộc, cùng vị trí địa lí, cùng điều kiện tự nhiên… Nhưng sau khi chia thành hai nước thì mỗi nước lại áp dụng một thể chế chính trị khác nhau và đến hôm nay như ta đã biết thì cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy mà ta có thể khẳng định rằng vị thế và sự tồn vong của một đất nước, một dân tộc như thế nào?

Phụ thuộc vào thể chế chính trị mà quốc gia đó áp dụng cho đất nước mình.( xin mời các bạn thân coment thảo luận thêm ạ!)

Khi Xưa, Tôi đã có một Việt Nam như thế…

Tâm tình một Du Học Sinh trước 1975: – Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màng đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh, thẻ vàng, thẻ trắng…….
**************

Khi Xưa, Tôi đã có một Việt Nam như thế…

Ngày xưa tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Tuy nó còn thua xa các thành phố ở những nước phát triển khác, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có. Ngày xưa tôi đã có một thành phố mà những người ở vùng khác luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó. Thành phố đó tuy nhỏ nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán. Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng Bắc hay Nam. Họ cũng không bao giờ phân biệt người khác qua cái hộ khẩu. Ngày xưa tôi đã có một thành phố là đầu tàu của cả nước, là sự tổng hợp của những văn hóa và tinh hoa của thế giới. Thành phố đó là nơi mọi người nhìn vào để học hỏi và noi gương. Ngày xưa, tôi đã có một thành phố như thế.

Ngày xưa tôi có những anh cảnh sát khiến tôi luôn cảm thấy an toàn và trật tự. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn tin tưởng và luôn tìm đến khi có một vấn đề gì cần giải quyết. Họ không bao giờ đi vòng vòng kiểm tra tạm trú hay tạm vắng, hay đúng hơn là không moi móc cái thứ gì gọi là tạm trú tạm vắng để mà vòi tiền. Tôi đã có những anh cảnh sát giữ gìn trật tự đường phố và vỉa hè, họ cũng không bao giờ đánh đuổi những người bán hàng rong. Họ chỉ mỉm cười nhắc khéo. Và nếu họ phải kêu đi thì họ sẽ sẵn lòng phụ giúp dọn dẹp. Tôi đã có những anh cảnh sát không bao giờ đánh dân, những người luôn sẵn lòng hy sinh bảo vệ tôi. Tôi đã có những anh cảnh sát trên xa lộ mà tôi gọi là những con bồ câu trắng, đó là những anh cảnh sát xa lộ luôn sẵn lòng giúp tôi đẩy chiếc xe bị hư dọc đường. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn ngưỡng mộ. Ngày xưa tôi đã có những anh cảnh sát như thế.

Ngày xưa thành phố của tôi có các bệnh viện chuyên chữa bệnh miễn phí cho người bệnh, nếu viện phí cho dù có cao đến mức nào thì cũng không từ chối chữa bệnh. Tôi đã có một hệ thống y tế không phân biệt giàu nghèo. Một hệ thống y tế dù phải hoạt động theo quy luật tài chính nhưng không bao giờ để y phí cản trở y đức. Tôi đã có một hệ thống y tế sẵn lòng kêu một chiếc trực thăng để giải cứu bất cứ ai gặp nạn. Tôi đã có những bác sĩ-y tá chuyên tâm làm việc và ít khi nào vòi tiền bệnh nhân. Ngày xưa, tôi đã có một hệ thống y tế như thế.

Ngày xưa tôi đã có những người thầy, người cô luôn dạy tôi cách làm người trước khi dạy tôi học thức. Tôi đã có những thầy cô luôn tận tâm giảng dạy, luôn trau dồi kiến thức. Tôi đã có những thầy cô, tuy tư tưởng vẫn mang chất văn hóa Nho Giáo, nhưng luôn cho tôi phát biểu, luôn cho tôi chỉ trích, luôn cho tôi không đồng ý. Tôi có thể công khai phản đối bài tập, tôi có thể đòi hỏi quyền lợi mà tôi cho rằng mình nên có. Tôi đã có những thầy cô luôn mang tầm hồn của những người nhân hậu. Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô như thế.

Ngày xưa tôi đã có những nhạc sĩ tài ba, những nhạc sĩ sáng tác ra những bài hát mà tôi nghe không bao giờ biết chán. Họ ít khi nào, hoặc chẳng bao giờ, đạo nhạc. Vì mỗi bài họ sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật.

Ngày xưa tôi đã có những tiệm bán đầy sách, mọi thể loại. Ðó là nơi tôi gọi là những thư viện tri thức. Nơi đó bán những cuốn sách của các tác giả của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi đó thậm chí bán những cuốn sách mà tôi không hề thích và đồng ý chút nào. Nhưng đã là nhà sách thì phải da dạng và phong phú. Ngày xưa tôi đã có những nhà sách như thế.

Ngày xưa tôi đã có những tổng thống khiến tôi cảm thấy hãnh diện. Ông ấy có thể nói tiếng Anh đủ để hiểu, đủ để trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế, đủ để đàm phán với các nhà lãnh đạo quốc tế, đủ để cất lên tiếng nói cho tất cả người dân dù đa số người dân không bầu chọn ông. Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi tự tin để nói với các bạn bè quốc tế rằng, “That is our President.” Ngày xưa, tôi đã có một Tổng Thống Như Thế.

Ngày xưa tôi đã có những vị Chỉ Huy khiến tôi tự hào về lực lượng Quân Lực. Tôi đã có những vị Chỉ Huy khiến tôi cảm thấy an toàn, cho dù đất nước vẫn còn trong thời chiến. Tôi đã có các vị Chỉ Huy khiến tôi cảm thấy yêu nước để sẵn lòng mặc bộ quân phục, bảo vệ đất nước. Và cho dù có chết thì tôi cũng vinh dự. Ngày xưa, tôi đã có những vị Chỉ Huy như thế.

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màng đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh-thẻ đỏ, cũng chẳng mộng mơ trở thành một công dân của nước khác, cũng không nghĩ đến việc mình nên ở hay về, vì điều duy nhất trong đầu tôi là về. Cho dù đất nước đó vẫn đang trong thời chiến, cho dù nơi ấy tôi phải làm việc nhiều lần hơn, cho dù nơi ấy có nhiều rủi ro hơn. Nhưng tôi chỉ muốn trở về, đơn giản bởi vì nơi đó, đất nước Việt Nam, mảnh đất đó là nơi tôi gọi là nhà. Vì tôi chỉ muốn về nhà. Ngày xưa, tôi đã có một Việt Nam như thế.

Ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi tự hào. Tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi không hổ thẹn khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài và không cảm thấy xấu hổ khi nói, “I’m a Vietnamese.”

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam như thế. Tôi đã từng có một Việt Nam như thế. Nhưng đó là quá khứ. Bởi vì bây giờ một nước Việt Nam như thế đã không còn. Nhưng tôi lại muốn nó trở lại. Tôi muốn có một nước Việt Nam như thế. Bạn có thể bảo tôi hoang tưởng hay mơ mộng. Tôi không mơ mộng hay ảo tưởng. Tôi cũng không tôn vinh bất cứ thể chế hay chế độ nào. Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Ðể làm gì?” Ðơn giản, bởi vì ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam như thế./-

Image may contain: one or more people and outdoor