Cơ sở nào khiến nhà cầm quyền Việt Nam nghĩ rằng họ có quyền tiếp cận những thông tin tối riêng tư của công dân (sở thích, sở trường, thông tin sức khoẻ, thông tin tài chính, thói quen tìm kiếm, chat log, quan điểm chính trị, niềm tin triết lý…)?
Ân Xá Quốc Tế cảnh báo về Luật An Ninh Mạng của Việt Nam
Ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) viết trên Facebook cá nhân rằng, trong dự thảo nghị định hướng dẫn luật an ninh mạng mới ra đời, các điều khoản của nghị định này sẽ yêu cầu các công ty dịch vụ internet bao gồm cả Facebook, Google, Zing lẫn Zalo lưu trữ quan điểm chính trị, các mối quan hệ, lịch sử nhắn tin, thông tin tài khoản, số bảo hiểm xã hội và cả chi tiết tài khoản ngân hàng của người dùng.
Và nguy hại hơn, cơ quan chức năng được quyền biết các thông tin đó bất cứ lúc nào họ muốn.

Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền
Sydney “thất thủ”: Hàng chục du học sinh Việt ở Úc đã bỏ chạy khi trục xuất về nước sáng nay

NỮ TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN TUYÊN BỐ TRUNG CỘNG LÀ NGUỒN CƠN MỌI XUNG ĐỘT

NỮ TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN TUYÊN BỐ TRUNG CỘNG LÀ NGUỒN CƠN MỌI XUNG ĐỘT
Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan cáo buộc Trung cộng là “nguồn cơn của mọi xung đột” trong một bài phát biểu nhân Ngày Quốc khánh Đài Loan (10/10).
Theo bà Thái: “Sức ép ngoại giao và quân sự đơn phương của Trung cộng không chỉ làm tổn hại đến quan hệ 2 bên bờ eo biển mà họ còn thách thức nghiêm trọng hiện trạng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.
Bà nói thêm, Đài Loan sẵn sàng đối phó với những thách thức của Bắc Kinh bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật, Châu Âu và các nước có cùng chí hướng.
“Cách tốt nhất để bảo vệ Đài Loan là khiến nó trở thành một quốc gia không thể thiếu và không thể thay thế trên thế giới” bà nhấn mạnh./.
Lược trích từ TAPCHIVIETKIEU & có chỉnh sửa, bổ sung.
NƯỚC MẮT HỐI LỖI CỦA MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN…!



Cú lừa ngoạn mục.
Tháng Năm năm 2018, trong những ngày Thủ Thiêm trào nước mắt với tiếng kêu thảm khốc của những người dân bị cướp nhà cướp đất dậy sóng trên mạng xã hội, bất chợt người ta thấy trên Facebook của chị Mai Xuân Phượng có một stt ngắn với những lời “Xin lỗi nhân dân, tôi ngàn lần xin lỗi nhân dân… với trách nhiệm là chủ tịch phường An Khánh, tôi đã thuyết phục bà con chấp hành giao đất, hy sinh lợi ích riêng tư rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó từ thời thơ ấu đến tuổi xế chiều để nhường chỗ cho việc hình thành khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tôi ngàn lần xin lỗi bà con vì tôi đã tin tưởng tuyệt đối cấp trên sẽ đưa dân mình vào tái định cư tại chỗ theo quy hoạch để cuối cùng tôi cũng cùng chung số phận với bà con, ra đi rồi không có chỗ để quay về. Xin bà con hãy tha thứ cho tôi – Mai Xuân Phượng, nguyên phó bí thư, chủ tịch phường An Khánh”. Và rồi chỉ trong phút chốc, những lời xin lỗi ấy bỗng biến mất đi…?
Cảm giác có cái gì đó bí ẩn ở người phụ nữ nầy, chúng tôi tìm đến chị ở phường Thạnh Mỹ Lợi, cách Thủ Thiêm hơn mười cây số…!
Chị Phượng kể, gia đình chị ba đời sống ở Thủ Thiêm, tính ra đã hơn một trăm năm, từ khi nơi đây còn là vùng đất hoang vu. Cha chị, ông Mai Văn Năm đã từng làm phó chủ tịch xã An Khánh, mẹ chị, bà Nguyễn Thị Bông, từng là “Việt cộng năm vùng”, từng vào tù ra khám và đã qua đời. Chị Phượng đi Thanh niên xung phong từ năm 1976, tham gia tải đạn ở chiến trường biên giới Tây nam. Sau một trận sốt rét rừng bán sống bán chết, chị được giải ngũ, đi học văn hóa, chính trị rồi về An Khánh làm chủ tịch phường từ năm 1997 đến giữa năm 2004. Cũng trong những năm ấy, Thủ Thiêm được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành khu đô thị mới. Nhìn vào bản đồ quy hoạch, người ta hình dung một Thủ Thiêm nguy nga, tráng lệ như Phố Đông của Thượng Hải, như Manhattan của New York, một trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa mang tầm quốc tế, một khu đô thị sinh thái đậm chất Nam Bộ với những dòng sông, ao hồ, kinh rạch ngoằn ngoèo, những làng biệt thự, những tòa nhà chọc trời từ 32 đến 40 tầng soi bóng nước.
Nhưng theo chị Phượng, niềm vui lớn nhất của chị là 14 ngàn 600 hộ dân với 60 ngàn cư dân trong vùng dự án sẽ được tái định cư tại chỗ trên diện tích 160 héc ta theo quy hoạch. Nghĩa là họ sẽ thoát khỏi cảnh bùn lầy, ao tù nước đọng, nhà cửa nhếch nhác, âm u, muỗi mòng, rắn rết để tận hưởng đời sống của một khu đô thị Thủ Thiêm mang tầm quốc tế. Từng ngày, từng ngày đi tuyên truyền, vận động bà con trong phường giao đất, chị đã nói như thế. Và, bà con đã hăm hở giao đất cho nhà nước để ra đi về nơi tạm cư với một niềm tin như thế, một niềm tin đổi đời cho ngày trở lại với một Thủ Thiêm như một thiên đường.
Năm ấy, ông Mai Văn Năm, ba chị Phượng đã tám mươi hai tuổi. Chị Phượng còn nhớ như in, ngày dọn nhà ra đi, ba chị quảy cái túi trên vai, tay cầm cái bình thủy đứng trước sân, nhìn lại ngôi nhà, nhìn lại khu vườn mà rưng rưng nước mắt, ông nói hơn tám mươi năm ba đã gắn bó với nơi nầy, biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui của một đời người… nhưng mà thôi… mình ra đi là để trở về với một Thủ Thiêm đàng hoàng hơn, văn minh hơn…
Nghĩ thế mà ông Năm vừa cười vừa lau nước mắt.
Nhưng sau đó không lâu, ông Năm lâm bệnh và qua đời ở nơi tạm cư. Chị Phượng nói . . . cũng may phước cho ba tôi là ông mang xuống mồ một viễn cảnh huy hoàng của Thủ Thiêm trong tương lai con cháu, cũng may phước là ông không phải chứng kiến cái cảnh ta thán nhân tình của Thủ Thiêm suốt gần hai chục năm qua khi mà sau đó hơn mười bốn ngàn hộ dân với hơn sáu vạn con người bị sa vào một cú lừa ngoạn mục, nghĩa là 160 héc ta đất tái định cư của dân bị cướp trên tay để biến thành đất kinh doanh của những đại gia bất động sản. Họ ra đi rồi không có đường quay lại như lời hứa ban đầu. Mỗi gia đình nhận một ít tiền hỗ trợ để mua đất tái định cư tận trên Cát Lái, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Nam Rạch Chiếc, cách xa nơi chôn nhau cắt rún của họ hơn mười cây số.
Dân Cát Lái, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Nam Rạch Chiếc lại bị người ta nhân danh “thu hồi đất để tái định cư cho dự án Thủ Thiêm”, phải chịu lây mất đất. Nhưng lòng tham không dừng lại, dự án tái định cư cho Thủ Thiêm ở Nam Cát Rạch Chiếc, người dân ở đây bị thu hồi 90 héc ta, nhưng người ta lại bán cho tập đoàn Novalan 30 héc ta để xây làng biệt thự và tập đoàn Đất Xanh 30 héc ta để xây khu resort.
Chị Phượng vừa hỗ thẹn với bà con, vừa xót đau cho thân phận của mình bởi chính chị cũng nằm trong hàng vạn con người bị một cú lừa ngoạn mục.!
http://baothamnhung.com/nuoc-mat-hoi-loi-cua-mot-nguoi-con…/
TẤT CẢ LÀ NẠN NHÂN
Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh.
TẤT CẢ LÀ NẠN NHÂN
Ngô Trường An
Theo Osin Huy Đức: Dự thảo luật An ninh Mạng (ANM) đã được thủ tướng giao cho Bộ Công an biên soạn, và ông Huy Đức cũng khẳng định rằng, luật ANM ban hành với mục đích duy nhất: Bảo vệ chế độ.
Chế độ này có gì mà phải bảo vệ khi toàn dân là nạn nhân của nó?
Chúng ta hãy bắt đầu từ ông nông dân bị cưỡng chế mất nhà, mất đất… À không! Hãy tính từ những bào thai đang nằm trong bụng mẹ bị dị tật do môi trường ô nhiễm, do thức ăn độc hại cho đến đứa bé ra đời chưa tròn tuổi đã bị lạm dụng tình dục, rồi lớn lên chút nữa thì bị bạo hành, bị hiếp dâm tập thể, …
Nạn nhân của chế độ này không chừa một ai. Từ ông thầy tu đến vị cha đạo. Từ giới nghệ sĩ cho đến doanh nhân. Từ kẻ bần dân đến bọn quan chức, …
Nói chung, tất cả mọi người dân sống trên đất nước này đều là nạn nhân của chế độ hiện tại. Duy chỉ chưa biết đến lúc nào mình nhận lãnh hiểm họa mà thôi!
Ngay cả gia đình ông thứ trưởng bộ nội vụ cũng là nạn nhân của chế độ. Tại sao 2 đứa con ông ra nước ngoài học rồi trốn luôn không về? Và còn bao nhiêu gia đình chịu xa con, xa người thân yêu như thế nữa?
Ai bảo vệ chế độ tốt hơn ông Nguyễn Bá Thanh, ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang? Cuối cùng rồi họ có phải là nạn nhân của chế độ không? Bịnh lạ, virus lạ ở đâu mà có? Ngay cả ông Hồ là người sáng lập ra chế độ này, nhưng rồi ông cũng trở thành nạn nhân của nó, khi nguyện vọng cuối đời được hòa thân xác vào lòng đất mẹ của ông cũng không thành!
Ngược dòng lịch sử từ khi chế độ XHCN áp dụng trên đất nước này thì có biết bao nhiêu triệu người là nạn nhân của nó? Những chính sách, chủ trương hà khắc như: Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), Giải Phóng Miền Nam (GPMN), Cải Tạo Công Thương Nghiệp (CTCTN), … Đã gây ra biết bao tai họa cho đồng bào. Đến nay thì người dân vẫn đang tìm cách trốn chạy khỏi chế độ qua các hình thức như: Đầu tư, Lao động, giáo dục, …
Đất nước nào thái bình hay loạn lạc là do chế độ đó đem lại. Dân tộc nào hạnh phúc hay gian truân cũng là do chế độ đó đem lại. Như vậy, chế độ ta đang sống hiện nay cần phải thay đổi chứ ra luật ANM cố níu giữ làm gì, một khi tất cả toàn dân đều là nạn nhân của nó? Những người được hưởng lợi từ chế độ hôm nay, có dám chắc mình hoặc gia đình mình không là nạn nhân của chế độ trong tương lai?
Có lẽ điều này ai cũng nhận thấy, nhưng, họ nghĩ rằng, chắc nó chừa mình ra.
Ha! Ha! Ha!!!
Ngô Trường An


Một bức tranh đầy ý nghĩa
Thuong Phan and Tai Nguyen shared a post.

Nguyên Nguyên Vân Đặng is with Duy Nguyen.
Một bức tranh như thế này có ý nghĩa tố cáo hơn cả triệu bài báo của loài Sản và nó chỉ có thể được vẽ ra bởi một họa sĩ nước ngoài bởi dưới ách cai trị của cộng sản người Việt Nam hôm nay đã trở nên chai lì, vô cảm, dửng dưng với số phận của đồng bào mình.
Ngoài những người dân Thủ Thiêm bao năm nay sống trong khốn khổ đang phẫn nộ đòi trả lại cho họ sự công bằng, sẽ có không ít kẻ té nước theo mưa với mục đích sẽ được thay thế vào chỗ những kẻ bị hạ bệ kia để rồi cái vòng quay oan nghiệt lại tiếp tục quay đều bởi cái động lực của guồng máy không hề thay đổi.
Những Formosa, Vingroup, Sungroup, FLC…vẫn tung hoành làm mưa làm gió trên mảnh đất hình chữ S này dưới sự bảo kê của đảng cộng sản thì những câu chuyện như Thủ Thiêm sẽ không bao giờ kết thúc.
_(Anonymous)_.
Môi trường sống của người dân Vĩnh Tân tiếp tục bị đe dọa bởi hàng triệu tấn tro xỉ than tồn đọng

Van H Pham is with Ngô Thứ
Môi trường sống của người dân Vĩnh Tân tiếp tục bị đe dọa bởi hàng triệu tấn tro xỉ than tồn đọng!!!
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động chính thức, hiện bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã cao khoảng 20 m, có khoảng 4 triệu tấn tro xỉ than chưa có “đầu ra”, khiến môi trường sống của người dân khu vực này tiếp tục bị đe dọa.
Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600MW và 1 cảng biển. Toàn bộ dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Hiện nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 1 đã hoạt động thương mại, đồng thời dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng cũng đã hoàn thành xong trên 70%. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà máy nào hoàn thành đề án tiêu thụ tro xỉ than.
Được biết bãi xỉ than của nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Vĩnh Tân 1 nằm sát nhau và chỉ cách đường quốc lộ 1 khoảng 1 km, cách tuyến đường sắt bắc – nam khoảng 300 m, và rất gần khu dân cư.
Với khối lượng xỉ than tồn đọng ngày lớn, người dân sống trong khu vực này cho biết, dù nắng hay mưa cũng đều lo lắng, nắng thì sợ bãi xỉ phát tán khói bụi vào khu dân cư. Mưa thì lo bãi xỉ có thể vỡ bờ bao.
Chúng tôi liên lạc với cơ quan chức năng địa phương để tìm hiểu thực tế thì được ông Võ Trần Duy Thạch, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Vĩnh Tân cho biết:
“Hiện giờ việc lu đèn bãi xỉ ở Vĩnh Tân 2 là tương đối đảm bảo, xe chuyên dụng chở tro ra bãi xỉ, đổ xuống rồi cho phun nước lên, và xe lu đầm lên cho nó nằm yên đó rồi lớp keo lên giữ lại, không cho phát tán bụi. Nên hiện giờ phán tán bụi đã giảm, cũng đỡ nhiều. Nhưng đầu ra cho xỉ than thì hơi khó, hiện chỉ xử lý thủ công, chứ đầu ra xử lý xỉ thì chưa có. Công ty đủ năng lực xử lý triệt để thì chưa có. Chính quyền cũng có thành lập ban chỉ đạo để chống việc sạt lở bờ bao, có hệ thống chống lũ nên nó cũng đảm bảo. Nhưng nếu mưa to kéo dài một tuần lễ cũng có nguy cơ có xảy ra vỡ bờ bao, hiện giờ thì chưa vô mùa mưa lớn.”
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Anh Hải ở thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân lo lắng:
“Sợ là sợ đến mùa bấc, từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch năm sau. Mùa bấc là gió từ hướng đó thổi về nhà dân đang ở. Cái bãi xỉ nằm ở phía bắc xã Vĩnh Tân, và nhà dân thì ở hướng tây nam, nếu mà gió thổi về hướng tây nam thì dân người ta chịu hết.”
Tuy nhiên, một người dân không muốn nêu tên ở Vĩnh Tân thì cho rằng, dù không phải mùa gió bấc thì tro bụi vẫn phát tán ra môi trường:
“Kể cả không có gió bấc về thì bụi bặm trong nhà lúc nào cũng đầy dẫy, tro nó bay trên bầu trời đấy. Cứ mỗi một cái lò thì mỗi ngày thải ra khoảng 3.000 tấn tro, mà hiện nay nhà máy 1, 2, 4 đang chạy tổng cộng 6 lò, như vậy theo lý thuyết mỗi ngày thải ra khoảng 18 ngàn tấn tro. Mà đặc thù của tro than đá là rất nhẹ, chỉ một ngọn gió là nó bay.”
Khói bụi và xỉ than từ các nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân từng được nhiều chuyên gia khoa học tại Việt Nam cảnh báo sẽ gây tác hại lâu dài đến môi trường. Không chỉ ô nhiễm không khí, mà những người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tân cũng gặp không ít khó khăn do tôm, cá nuôi lồng bè bị chết nhiều. Vào cuối tháng 6 năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực nuôi cá lồng bè gần nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.
Dân “sợ” chính quyền không dám nói
Trước đó vào tháng 4 năm 2015, cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong bức xúc vì đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nên đã cùng nhau biểu tình chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ. Trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Sau đó hàng chục người đã bị nhà cầm quyền truy tố vì quá khích gây rối.
Người dân không muốn nêu tên ở Vĩnh Tân cho biết thêm:
“Dân ở đây họ khờ khạo quá, họ ngây thơ quá. Nước tưới xỉ than nó thẩm thấu ra xung quanh khu người ta trồng cây trôm thì nó chết thôi. Còn cách đây khoảng hai tháng cá người ta nuôi lồng bè chết rất nhiều, mỗi hộ thiệt hại hàng trăm triệu, có hộ cả tỷ. Nói chung là nguy hiểm lắm nhưng không hiểu sao chính quyền họ làm ngơ. Bà con mình thì trình độ dân trí thấp, sau vụ biểu tình hồi năm 2015 chính quyền truy tố mấy chục người, rồi bây giờ họ sợ họ đâu dám rục rịch nữa. Ai mở miệng ra họ cũng sợ, thậm chí họ chấp nhận hít tro bụi chứ không dám nói.”
Theo Anh Phan Trúc, Trưởng thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, đất xung quanh bãi xỉ đã nhiễm mặn hết, nên không thể nuôi trồng gì được, Anh nói tiếp:
“Nhiễm mặn từ cái bãi than nên hiện nay khu vực đó không trồng trọt cái cây gì được hết, trồng cây gì cũng chết, nước giếng cũng không sử dụng được, không có chăn nuôi được, vì nó nhiễm mặn rồi lấy đâu mà chăn nuôi.”
Sau vụ biểu tình hồi năm 2015 chính quyền truy tố mấy chục người, rồi bây giờ họ sợ họ đâu dám rục rịch nữa. Ai mở miệng ra họ cũng sợ, thậm chí họ chấp nhận hít tro bụi chứ không dám nói.
-Người dân Vĩnh Tân
Người dân thôn Vĩnh Phúc kể lại, cách đây không lâu, khi trời mưa, nước trong bãi xỉ tràn ra, không chỉ làm cây cối chết, mà còn làm ngập đường, nên nhà máy Vĩnh Tân làm một con kênh để thoát nước. Tuy nhiên, Anh Hải ở thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân lại tỏ ra lo lắng về giải pháp này:
“Bây giờ nó làm một cái mương thoát nước lớn lắm. Nó làm từ trong bãi xỉ về thẳng cầu Vĩnh Hảo, nếu có nước thì nước từ trong bãi xỉ chảy thẳng về cầu Vĩnh Hảo, rồi chắc chảy ra biển chứ chảy đâu nữa. Nước chảy về cầu, cầu chảy ra biển. Cái đó là nó ô nhiễm đến môi trường biển nữa.”
Chúng tôi nêu vấn đề tồn đọng xỉ than ở Vĩnh Tân với Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kinh tế Môi trường Đầu tư và Khu công nghiệp thuộc Đại học Xây dựng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng, thì được ông cho biết như sau:
“Theo tôi vấn đề này thì các nhà máy nhiệt điện ở phía bắc đều đã giải quyết được rồi, tức là cái bụi bay của xỉ than thì người ta làm phụ gia cho xi măng, vật liệu xây dựng, độn đường, gạch không nung… Vĩnh Tân thì mới quá, ở trong miền trung thì từ cơ quan địa phương, cơ quan chuyên môn cũng chưa biết cách giải quyết.”
Tuy nhiên, Ông Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng và Môi trường thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN thì cho rằng cái khó là vấn đề tìm đầu ra cho giải pháp:
“Tóm lại cái giải pháp cho việc tồn đọng xỉ than có thể đưa ra, nhưng nói thật là đầu ra cho giải pháp đó lại không có. Thí dụ người ta phải sử lý cái xỉ than đó để làm vật liệu xây dựng. Nhưng vật liệu xây dựng từ xỉ than lại không có đầu ra cho nó.”
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi trường, giải pháp để ngăn nước thẩm thấu thì ta phải làm trước khi có bãi thải, từ khi hiết kế nhà máy. Theo ông, đây cũng là kinh nghiệm rất lớn để thấy rằng các giải pháp môi trường phải được tư duy từ sớm, từ khi mà xây dựng nhà máy, chứ không phải để xảy ra sự cố mới kêu gọi các giải pháp.

Dự đoán của dân tình quả là không sai!
Hoa Do and 3 others shared a post.

Dự đoán của dân tình quả là không sai! Khu đất mà Tp HCM dự định xây dựng nhà hát 1500 tỷ chính là khu đất ngoài qui hoạch mà chính quyền đã thu hồi sai một cách nghiêm trọng của bà con Thủ Thiêm! Giờ xây vào đó để một mặt lấp liếm cái sai, mặt khác vẫn chia chác nhau được miếng bánh 1500 tỷ!
Họ đã nhận lỗi, đã xin lỗi, nhưng tất cả chỉ là hình thức vì cái quan trọng nhất là khắc phục hậu quả đã gây ra và phục hồi quyền lợi chính đáng của bà con Thủ Thiêm thì họ lại không làm được!” – Theo FBer Vu Dinh Ky.
Hèn gì họ phải tiến hành họp HĐND đột xuất và biểu quyết xây nhà hát 1500 tỷ gấp gáp thế.
Từ FB Trần Quốc Quân
Vinfast được cấp đường dây tín dụng gần 1 tỉ USD
Vay càng nhiều, càng trả lãi càng đậm… nai lưng làm để nuôi thằng cho vay. Trả nợ không được thì ban vơ, đợ con cho thiên hạ như chế độ đảng cướp Mafia HCM hiện nay đang làm!!!
**********
Vinfast được cấp đường dây tín dụng gần 1 tỉ USD
VinFast, công ty đang nhắm trở thành nhà sản xuất xe hơi nội địa đầu tiên của Việt Nam, cho biết vừa được cấp một đường dây tín dụng có thời hạn 12 năm trị giá 950 triệu Mỹ kim.
Việc này diễn ra sau khi VinFast trong tháng 8 cũng được bốn ngân hàng quốc tế cấp một đường dây tín dụng 400 triệu Mỹ kim có thời hạn. Theo hãng thông tấn Reuters, hôm Thứ Tư (11 tháng 10), đường dây tín dụng mới sẽ giúp VinFast mua sắm thêm máy móc và thiết bị từ các nhà cung cấp Đức.
VinFast và công ty mẹ là Vingroup đưa ra một thông cáo cho biết hai ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ và HSBC của Anh đã giúp giàn xếp thành lập đường dây tín dụng, và thỏa thuận tài trợ được cơ quan tín dụng xuất cảng Euler Hermes của Đức bảo đảm.
Được biết Vingroup là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam chuyên về địa ốc, đã sẵn sàng bỏ ra khoảng 3.5 tỉ Mỹ kim để xây dựng VinFast. Hiện chưa rõ VinFast có khả năng đưa xe hơi của mình tới các thị trường ngoài Việt Nam hay không.
Báo mạng Hanoi Times hôm Thứ Tư dẫn lời ông Lê Hoài Anh, giám đốc quản trị về ngân hàng đầu tư và các thị trường vốn Châu Á – Thái Bình Dương tại Credit Suisse, nói rằng thỏa thuận về đường dây tín dụng gần 1 tỉ Mỹ kim sẽ hỗ trợ VinFast trong nỗ lực trở thành một nhà sản xuất xe hơi toàn cầu.
Ông Phạm Hồng Hải, tổng giám đốc HSBC Việt Nam, xem đây là một bước đột phá trong tiến trình sản xuất ra chiếc xe hơi đầu tiên của Việt Nam.

18 nước Thái Bình Dương hợp tác chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc
18 nước Thái Bình Dương hợp tác chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc
11/10/2018
Các quốc đảo Thái Bình Dương đồng thuận tăng cường hợp tác an ninh vào hôm thứ Tư (5/9), với nỗ lực chung: Kiềm chế Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thông qua hình thức Viện trợ phát triển.
Đại diện 18 nước thành viên thuộc Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum), trong đó có Australia và New Zealand, đã tụ hội trên quốc đảo Nauru.
Nauru là một nước có diện tích nhỏ hơn các nước trong khu vực, quốc đảo này có mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan chứ không phải là Trung Quốc, theo Nikkei.
Trong tuyên bố chung của Diễn đàn, các nước đồng nhất quan điểm rằng vấn đề biến đổi khí hậu là “mối đe doạ lớn nhất” đối với an ninh khu vực, bởi mực nước biển dâng cao có tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của cư dân.
Hợp tác an ninh cũng xem xét vấn đề viện trợ nhân đạo, bảo vệ tài nguyên và an ninh mạng. Các nước cũng khẳng định chủ quyền của các nước thành viên trong việc quyết định các vấn đề quốc gia mà “không bị can thiệp hay cưỡng chế từ bên ngoài”.
Đại diện 18 nước thành viên của Diễn đàn Thái Bình Dương tại Nauru đã đồng thuận chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực thông qua cái gọi là Viện trợ phát triển. (Ảnh: Kyodo)
Tại diễn đàn có sự tham dự của đại diện Trung Quốc với tư cách đối tác bên ngoài. Đài Loan cũng được mời tham dự với tư cách là một đối tác và đã công bố khoản viện trợ 2 triệu USD nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khu vực.
Quốc đảo Nauru có vẻ đã “chọc giận” Bắc Kinh khi yêu cầu phái đoàn Trung Quốc đến tham dự sự kiện bằng Hộ chiếu phổ thông thay vì Hộ chiếu ngoại giao. Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã chỉ trích Nauru vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế.