CHUẨN BỊ

CHUẨN BỊ

Việt Nam đã áp dụng giao dịch Nhân dân Tệ giao dịch tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Khi kinh tế ngày càng phụ thuộc Trung Cộng thì xem như việc mở rộng giao dịch Nhân dân Tệ ra toàn mảnh đất chữ S này chỉ còn là vấn đề thời gian. Làm việc lớn nào thì cũng phải đi từng bước chắc chắn, vì nếu làm một lần thì dân sẽ xuống đường khó kiểm soát. Đưa giao dịch tiền Tàu trên 7 tỉnh chỉ là bước đi đầu tiên. Khi việc giao dịch này đi vào ổn định nó sẽ lan rộng cùng với mạng lưới giao dịch hàng hoá Trung Cộng. Khi đó, Nhân Dân Tệ được giao dịch tận Cà Mau chứ chẳng phải chỉ ở 7 tỉnh biên giới phía bắc.

Nếu không có dự tính giao dịch tiền Tàu trên khắp lãnh thổ Việt Nam thì sao lại chuẩn bị công phu? Năm 2017, Vietcombank Việt Nam hợp tác với Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc để phục vụ cho giao dịch Nhân Dân Tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 12/11/2017, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc mở chi nhánh Hà Nội vv…, còn sự nhiều hợp tác ở lĩnh vực ngân hàng để dọn đường cho giao dịch tiền Tàu trên đất nước Việt Nam. Dân Việt Nam rồi đây sẽ thấy Nhân Dân Tệ nhan nhản được giao dịch song hành với tiền Đồng Việt Nam.

Tiền tệ và hàng hoá được khai thông hoàn toàn. Vậy còn gì nữa? Đó là kiểm soát thông tin người dân. Để chi? Để họ dập tắt những cuộc kêu gọi xuống đường cứu quốc. Vì CS thừa biết, những gì dính tới yếu tố Trung Quốc dân sẽ sẵn sàng xuống đường. Khi những lời kêu gọi bị dập tắt thì chính sách mở đường cho Trung Cộng vào sẽ không gặp trở ngại gì. Việc triển khai giao dịch tiền Tàu, mở cửa cho dân Tàu vào ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam sẽ dễ dàng hơn.

Luật An Ninh Mạng ra đời đã đặt các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, YouTube vv..phải đặt máy chủ tại Việt Nam để Cục An Ninh Mạng BCA kiểm soát thông tin cá nhân người dùng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đó từ chối, thì những nhà cung cấp dịch vụ Tàu chắc chắn sẽ nhảy vào Việt Nam thế chân, và tất nhiên, người dân Việt Nam sẽ bị kiểm soát thông tin cá nhân như họ kiểm soát dân Tàu. Như vậy, luật An Ninh Mạng, hợp tác ngân hàng và giao dịch nhân dân tệ nó không phải là các mảng riêng biệt, mà nó là những bước đi cho một kế hoạch lớn. Kế hoạch Hán hoá Việt Nam được thiết kế rất công phu.

Người Việt: Nhà hát Thủ Thiêm $64 triệu sẽ nằm cạnh ‘nấm mồ hoang phế’ $35 triệu

Người Việt: Nhà hát Thủ Thiêm $64 triệu sẽ nằm cạnh ‘nấm mồ hoang phế’ $35 triệu
 
Khu vực xây dựng nhà hát 1,700 chỗ đang thi công dở dang, có nơi là bãi đất trống, cây cối mọc um tùm, một phần diện tích là mặt hồ đầy rau muống. (Hình: Zing)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nhờ vụ xây nhà hát giao hưởng hơn $64 triệu đang gây tranh cãi mà người ta phát hiện công trình này sẽ được đặt cạnh Trung Tâm Triển Lãm Quy Hoạch Thành Phố trị giá $35 triệu nay đang bỏ hoang ở Thủ Thiêm.

Với người dân Sài Gòn, Trung Tâm Triển Lãm nêu trên là khối bê tông đồ sộ, hình chữ A có thể nhìn thấy bên kia sông Sài Gòn từ đường Tôn Đức Thắng, thường được mô tả là “nấm mồ hoang phế” hoặc “lô cốt màu xám.”

Lật lại báo cũ, VNExpress hồi Tháng Mười Một, 2012, tường thuật: “Với diện tích 18,000 mét vuông, Trung Tâm Triển Lãm Quy Hoạch Thành Phố cao năm tầng là công trình xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kinh phí xây dựng công trình này là $35 triệu, được khởi công trong quý 1 năm 2013 và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2015. Đây cũng là công trình công cộng mang tính biểu tượng đầu tiên được xây dựng trên khu đô thị mới Thủ Thiêm.”

Hiện tại đã quá thời hạn nêu trên từ lâu nhưng người ta không thấy tin công trình này khánh thành.

Hôm 11 Tháng Mười, 2018, báo Zing mô tả: “Hiện tại lô đất (có Trung Tâm Triển Lãm Quy Hoạch Thành Phố và nhà hát giao hưởng sắp xây) là vùng đầm lầy, cây cối mọc um tùm. Một phần diện tích là mặt hồ đầy rau muống. Nơi đây cũng là chỗ câu cá cho nhiều cần thủ.”

Trung Tâm Triển Lãm Quy Hoạch Thành Phố (tòa nhà hình chữ A) trị giá $35 triệu nay đang bỏ hoang ở Thủ Thiêm. (Hình: Zing)

Các hình chụp từ trên cao của báo này cũng cho thấy Trung Tâm Triển Lãm Quy Hoạch Thành Phố nằm trơ trọi giữa đồng cỏ và không có dấu hiệu được sử dụng.

Blogger Phan Quang Tuyến bình luận trên trang cá nhân: “Ôi biết bao lời nói có cánh, gió bay phành phạch của những kẻ làm ‘dự án’ và ‘phê duyệt dự án.’ Nhưng đến nay thì… ai cũng đã thấy, công trình đang bỏ hoang phế, cỏ mọc um tùm, là bãi đáp lý tưởng cho những con bò… đến gặm cỏ. Theo dự kiến thì nhà hát giao hưởng hàng chục triệu đô la sẽ được xây dựng bên cạnh Trung tâm triển lãm này. Rồi không biết số phận của nó có hẩm hiu như anh bạn cùng ‘phường chèo’ này không: Cũng hết vốn, cũng hoang phế, cũng đội vốn, chờ rót vốn…? Đồ rằng trách nhiệm gây lãng phí tài nguyên quốc gia, thất thoát tiền thuế của dân rồi cũng như ‘sợi dây kinh nghiệm,’ rút hoài không hết!”

Cùng thời điểm, nhà báo Hà Phan ở Sài Gòn cảm thán trên trang cá nhân: “Nếu một, hai năm nữa may mắn hoàn thành không biết trung tâm này sẽ hoạt động ra sao khi bốn bề cỏ dại mọc đầy, hạ tầng hầu như chưa có gì? Không biết sau khi giơ tay thông qua chủ trương xây những dự án như thế này, các vị dân biểu có một lần ngó ngàng hay giám sát? Tôi không tin là có và nhìn rất xót xa cho những đồng thuế của chúng ta.”

Trong một diễn biến khác, bất chấp dư luận vẫn không ngớt phản đối, giới chức ở Sài Gòn vẫn mạnh miệng bảo vệ việc xây nhà hát giao hưởng hơn $64 triệu.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn, tiếp tục hứng nhiều chỉ trích khi phát ngôn: “Vài ngày qua, có một vài người gọi điện hỏi tôi làm nhà hát cho ai, cho người giàu hay người nghèo. Tôi có trả lời là người giàu hay nghèo đều có thể thưởng thức được và nhà hát sẽ có tiền sảnh lớn phục vụ miễn phí nhiều chương trình nghệ thuật đại chúng.” (T.K.)

NGUOI-VIET.COM
Nhà hát giao hưởng hơn $64 triệu sẽ được đặt cạnh Trung Tâm Triển Lãm Quy Hoạch Thành Phố trị giá $35 triệu nay đang bỏ hoang ở Thủ Thiêm.

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang rồi bỏ trống, nay lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng.

Chia nhau 60 tỷ đồng của rạp Trần Hữu Trang xài hết, nay lên dự án nhà hát “Giao Hợp” kiếm ăn tiếp nè bà con….

***********

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang rồi bỏ trống, nay lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng.

Nhà hát Trần Hữu Trang (TPHCM) được bàn giao vào tháng 4.2017, tuy nhiên nhà hát này luôn đóng cửa. Nguyên nhân là công trình có nhiều sai phạm so với thiết kế nên không đáp ứng được nhu cầu biểu diễn. Vụ việc chưa được giải quyết xong, thì thành phố lại “đòi” xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ, gây nên sự phản đối của nhiều người dân.

Xây nhà hát nhưng không hoạt động vì lỗi thiết kế?!!!

Nhà hát Trần Hữu Trang được xây mới hoàn toàn trên nền rạp hát Hưng Đạo trước đây. Công trình có số vốn đầu tư ban đầu là 60 tỷ đồng được rót từ ngân sách, nhưng sau đó bị đội vốn hơn gấp đôi là 132 tỉ đồng.

Nhà hát được khởi công xây dựng vào tháng 4.2013, đến tháng 5.2017 thì bàn giao. Tuy nhiên, kể từ ngày khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay, nhà hát Trần Hữu Trang rất ít khi được sáng đèn, luôn trong tình trạng cửa đóng then cài.

Việt Nam có hay không một tầng lớp tinh hoa?

Nếu Việt Nam có một tầng lớp tinh hoa, cùng lắm đó là một tầng lớp tinh hoa trong quá khứ, vào cái thời mà các giá trị tốt đẹp như chân thật, tử tế, chính trực, ngay thẳng, can đảm, nhân từ, v.v được đề cao mà không bị vùi lấp bởi các giá trị đối nghịch. Đó là cái thời mà ý thức hệ cộng sản chưa len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.

Việt Nam có hay không một tầng lớp tinh hoa?

Nguyễn Trang Nhung
2018-10-14

Hình chụp hôm 21/2/2017: Những khách sạn cao tầng bao phủ lên trên nhà hát thành phố mang phong cách Pháp ở trung tâm thành phố Hồ Chí MInh

Hình chụp hôm 21/2/2017: Những khách sạn cao tầng bao phủ lên trên nhà hát thành phố mang phong cách Pháp ở trung tâm thành phố Hồ Chí MInh

 AFP

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết cần đưa ra định nghĩa của từ “tinh hoa”. Theo nhiều từ điển tiếng Việt, tinh hoa có nghĩa là phần tinh túy nhất, tốt đẹp nhất và có khi là cả quan trọng nhất.[1]

Trong nhiều sách vở, tài liệu, từ “tinh hoa” được xem là tương ứng với từ “elite” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ “elite” trong tiếng Anh có nghĩa không hoàn toàn như từ “tinh hoa” trong tiếng Việt.

Từ điển American Heritage định nghĩa “elite” là một nhóm hay tầng lớp được xem là ưu việt hơn các nhóm hay tầng lớp khác nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Nhiều từ điển tiếng Anh khác cũng định nghĩa “elite” tương tự.[2]

So sánh nghĩa tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt, có thể thấy “tinh hoa” và “elite” có phần chung và có phần riêng, mà không hoàn toàn như nhau, bởi người ưu việt nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có thì có thể, mà không nhất thiết là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng.

Để được xem là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng, một nhóm hay tầng lớp cần có những gì khác hơn. Đó là một hệ thống giá trị chuẩn mực làm mục tiêu vươn lên cho toàn xã hội, dẫn dắt xã hội phát triển về phương diện vật chất lẫn tinh thần, trong đó phương diện tinh thần quan trọng hơn, và phương diện vật chất làm nền tảng, hỗ trợ cho phương diện tinh thần.

Theo cách hiểu này, tầng lớp lắm tiền nhiều của không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm quyền nhiều thế không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm chức nhiều danh không phải là tinh hoa, nếu tiền của đó, quyền thế đó, chức danh đó không đi cùng các giá trị mang tính chuẩn mực có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của xã hội.

Nếu Việt Nam có một tầng lớp tinh hoa, cùng lắm đó là một tầng lớp tinh hoa trong quá khứ, vào cái thời mà các giá trị tốt đẹp như chân thật, tử tế, chính trực, ngay thẳng, can đảm, nhân từ, v.v được đề cao mà không bị vùi lấp bởi các giá trị đối nghịch. Đó là cái thời mà ý thức hệ cộng sản chưa len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.

Hình chụp tháng 11/1998: ca sĩ Mỹ Linh đang hát tại một cuộc thi sắc đẹp ở Hà Nội
Hình chụp tháng 11/1998: ca sĩ Mỹ Linh đang hát tại một cuộc thi sắc đẹp ở Hà Nội AFP

Vậy còn ngày nay thì sao? Việt Nam ngày nay không có một tầng lớp tinh hoa, dù có những người có trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Những người này nhìn chung không có các giá trị chuẩn mực, thậm chí có các giá trị đối nghịch. Chẳng hạn, một bộ phận những người giàu có sở dĩ giàu có không phải nhờ chân thật, tử tế, chính trực hay ngay thẳng, mà nhờ giả dối, đểu cáng, lươn lẹo hay lọc lõi.

Chúng ta có không ít những người có trí tuệ, song không có tầng lớp trí thức, nếu trí thức không chỉ được xem là có trí tuệ, mà còn được xem là có tinh thần thức tỉnh xã hội.

Chúng ta có một loạt những người có địa vị xã hội, song không có tầng lớp quý tộc, nếu quý tộc không chỉ được xem là có địa vị xã hội, mà còn được xem là có cốt cách thanh cao.

Chúng ta có đáng kể những người giàu có, song không có tầng lớp thượng lưu, nếu thượng lưu không chỉ được xem là giàu có, mà còn được xem là có phẩm giá đáng được ngưỡng vọng.

Họa chăng, Việt Nam giờ đây chỉ có một nhóm người có các giá trị ấy. Họ rải rác trong số hơn 90 triệu người Việt Nam. Xét về lượng, họ không đủ hùng hậu để hình thành một tầng lớp, và vì vậy, ảnh hưởng của họ không đủ mạnh mẽ.

Lịch sử cho thấy các quốc gia tiến bộ và văn minh đều được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa. Ở phương Tây, đó là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v. Ở phương Đông, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v. Thiếu vắng tầng lớp tinh hoa, một quốc gia khó có thể định hình được một hệ thống giá trị làm nền tảng cho sự phát triển. Đây là một khiếm khuyết lớn của xã hội Việt Nam.

Vì lẽ đó, việc thúc đẩy hình thành một tầng lớp tinh hoa là cấn thiết. Trong bối cảnh các thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, v.v bất lợi cho sự hình thành của tầng lớp tinh hoa, mỗi cá nhân, đặc biệt là những người trẻ, cần ý thức về sự vươn lên của chính mình, hướng tới rèn luyện trí tuệ lẫn cốt cách, phẩm giá của chính mình, sao cho trở thành tinh hoa của đất nước về sau.

Chú thích:

[1] Định nghĩa từ “tinh hoa”
https://vdict.com/tinh%20hoa,3,0,0.html
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tinh_hoa

[2] Định nghĩa từ “elite”
https://www.thefreedictionary.com/elite

(Bài viết nảy sinh từ một luồng ý kiến ủng hộ phát ngôn của ca sĩ Mỹ Linh gần đây về việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm. Luồng ý kiến này cho rằng việc xây dựng nhà hát góp phần thúc đẩy tầng lớp tinh hoa trong xã hội, dẫn dắt xã hội trở nên giàu có và văn minh. Không bàn tới việc liệu luồng ý kiến này đúng hay sai, người viết đơn thuần đặt ra câu hỏi (được dùng làm tiêu đề bài viết) và nêu lên câu trả lời.)

KHÔNG QUAN TÂM CHÍNH TRỊ VÀ HẬU QUẢ

KHÔNG QUAN TÂM CHÍNH TRỊ VÀ HẬU QUẢ

Hàng ngày chúng ta phải sống dưới đường điện chằng chịt như mạng nhện. Đường thì ngập như sông sau mỗi cơn mưa. Khi có triều cường thì nước trồi lên từ hệ thống cống rãnh. Bệnh viện thiếu, giá xăng tăng, đường ổ gà vv… Đây là những mối nguy tiềm ẩn.

Những điều đó có liên quan gì đến chính trị? Xin thưa nó liên quan chặc chẽ tới chính trị đấy. Mà chính trị là gì sao lại liên quan đến những thứ đó? Nói nôm na nó là bộ máy chính quyền. Chính nó thu thuế của chúng ta thì nó phải có trách nhiệm đầu tư đường xá, đường điện, cống rãnh, xây đường hầm, xây cầu, xây bệnh viện, xây trường học vv…cho chúng ta.

Bộ máy nhà nước đã thu tiền của chúng ta bằng thuế, thì nó phải có nghĩa vụ bán cho chúng ta dịch vụ công. Quy luật tự nhiên, khi người bán đòi giá cao, thì người mua phải đòi sản phẩm tốt. Tương tự vậy, nhà nước tăng thuế để thu thêm tiền, thì tại sao chúng ta không đòi hỏi họ cung cấp dịch vụ công tốt hơn? Khi chúng ta không biết đặt điều kiện với chính quyền, không có cuộc ngã giá nào với chính quyền, thì làm sao chính quyền bán dịch vụ tốt cho chúng ta được đây? Chúng ta biết đòi hỏi hàng tốt cho số tiền lớn mình bỏ ra trong quan hệ buôn bán hàng ngày, thì cũng trong quan hệ tương tự với nhà nước, sao chúng ta không biết đòi hỏi?

Tại vì chúng ta quá thờ ơ với chính trị. Chúng ta phải biết, quan hệ giữa nhà nước – nhân dân là mối quan hệ bán – mua dịch vụ công. Tiền thuế là là giá mà chúng ta mua, dịch vụ công phục vụ dân sinh là thứ nhà nước bán. Trên đời này có kẻ bán nào tuỳ ý đòi lên giá mà người mua không đòi hỏi sản phẩm mình mua phải tốt hơn không? Tại ta hết. Chính chúng ta không ý thức đúng mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, nên bỏ phế cho nhà nước này nó lộng hành. Đến khi xảy ra sự cố thương tâm thì ngồi tự than trời.

VAT tăng từ 10% lên 12% thì nhà nước cải thiện dịch vụ nào cho dân? Sao không xây bệnh viện trường học mà xây nhà hát và tượng đài? Tăng thuế môi trường lên 8000 đồng mỗi lít xăng thì nhà nước đã là gì để bảo vệ môi trường cho dân? Thuế ô tô lên đến 150% thì nhà nước đã đầu tư gì thêm cho dân? Tại sao chúng ta không thèm quan tâm đến những điều đó nhỉ? Không biết quan tâm đến chín trị, để rồi hôm nay, mưa giông, sét đánh đứt dây điện làm chết học sinh. Hệ thống ngắt mạch tự động của trạm điện tại sao không tự ngắt điện khi sét đánh? Nhà nước thu thuế dân thật nhiều để bán cho dân thứ dịch vụ chết người đó à? Sao chúng ta không xuống đường đòi hỏi chính quyền giải trình thứ dịch vụ dỏm này?

Sáng nay thấy dàn giáo hầm Thủ Thiêm sập tôi giật mình. Hằng ngày tôi đi dưới dàn giáo đó 2 lần. Cái chết chực chờ trên đầu mà tôi không hề hay biết. Điều này có liên quân đến chính trị không? Có! Chính quyền tham nhũng đẫn đến đấu thầu bất minh. Mà đấu thầu bất minh dẫn đến chọn nhà thầu kém chất lượng. Và thế là sinh mạng người dân đi dưới dàn giáo phải chịu nguy hiểm tiềm ẩn.

Thuế cao dân cũng phải đóng, chính quyền lấy tương lai con cháu đất nước này ra thế chấp để vay nợ. Thế mà họ không chống ngập mà đem tiền xây tượng đài ngàn tỷ, xây nhà sàn áo cá Bác Hồ tốn kém. Để rồi hằng ngày dân đi trong nước ngập và trên đầu dây điện như mạng nhện không biết đứt lúc nào. Đấy! Hậu quả không quan tâm đến chính trị là đấy chứ đâu xa? Không quan tâm đến chính trị, họa sẽ thường trực với bản thân. Cái giá quá đắt cho một ý thức kém cỏi.

Malaysia bắt giữ 68 người Việt với 39 sổ thông hành giả

Van H Pham

68 công dân Việt Nam đang đối diện với 14 ngày tù và khoản tiền phạt 32,000 ringgit, tương đương hơn 192 Mỹ kim, vì sử dụng sổ thông hành giả tại Malaysia.

Báo mạng VnExpress hôm Thứ Sáu (12 tháng 10) dẫn tin tức từ truyền thông Malaysia cho hay, các giới chức di trú Malaysia đã mở cuộc bố ráp tại Stulang Laut, ngoại ô thành phố Johor Bahru vào hôm Thứ Tư, bắt giữ một nhóm người Việt Nam tuổi từ 18 tới 57. Cảnh sát Malaysia cho biết họ mở cuộc bố ráp và bắt giữ theo sự tố giác của người dân địa phương.

Báo mạng Star Online đưa tin, có 8 người bị câu lưu vì ở lại Malaysia với sổ thông hành đã hết hạn, 21 người không xuất trình được giấy tờ hợp lệ, và 39 người sử dụng sổ thông hành giả. Cảnh sát cho biết, một người đàn ông Malaysia cũng bị bắt vì cung cấp chỗ trú ngụ cho nhóm người Việt này.

Theo pháp luật Malaysia, người dân từ các nước Đông Nam Á khác có thể vào nước này mà không cần xin visa, nhưng họ chỉ được phép lưu lại trong 30 ngày để du lịch. Trong mấy năm trở lại đây, nhiều người Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, đã đi du lịch tại các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore và Malaysia rồi ở lại làm việc bất hợp pháp. Nhiều người bị bắt giữ, tạm giam rồi trục xuất.

Giới chức di trú Malaysia hôm Thứ Bảy tuần trước (6 tháng 10) mới bắt giữ 31 phụ nữ Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại thủ đô Kuala Lumpur.

https://www.sbtn.tv/malaysia-bat-giu-68-nguoi-viet-voi-39-s…

SBTN.TV
68 công dân Việt Nam đang đối diện với 14 ngày tù và khoản tiền phạt 32,000 ringgit, tương đương hơn 192 Mỹ kim, vì sử dụng sổ th

Bội chi dự kiến 204 nghìn tỷ đồng, ngân sách trông chờ ở đất và dầu thô

Trang Minh
Chính phủ điều hành quốc gia mà chờ sung rụng thì mong gì đến việc an sinh xã hội !
DANTRI.COM.VN
(Dân trí) – Số thu vượt dự toán ngân sách năm 2018 chủ yếu từ các nguồn thu về nhà, đất và dầu thô trong khi thu từ đất không ổn định, thu từ dầu thô chủ yếu do giá dầu lập dự toán thấp hơn thực tế (73,5 USD/50 USD/thùng) và sản …

LUẬN TỘI

Đỗ Ngà

LUẬN TỘI

“Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời” (Lalai Lama)

– Vì sao CS được ví như là loài cỏ dại?

Thực tế, CS được sinh ra từ tầng đáy của xã hội loài người. Tầng lớp thiếu giáo dục, không có nhân bản và sẵn sàng ra tay với đồng bào vô tội bằng cách man rợ nhất được CS đã quy tụ về dưới trướng của nó. Những thành phần thấp như phu cai đồn điền, như kẻ hoạn lợn vv..được kết nạp đảng và leo lên làm lãnh đạo nòng cốt. Để thực hiện những chính sách man rợ thì chỉ có những loại người này mới không biết chùn tay. Một mệnh lệnh tàn ác được ban ra, chúng sẽ ra tay tàn bạo với dân, bởi vì chúng không có trái tim. Vâng, đấy là chính sách Cải Cách Ruộng Đất(CCRĐ). Mệnh lệnh của lãnh tụ được ban ra, quyền giết người tự do được trao cho đám bần cố nông thất học. Kết quả 172.000 người vô tội bị hành quyết.

Tàn ác và dối trá là bản chất của CS. Chiến dịch được đặt tên là CCRĐ, nhưng chẳng có sự cải cách nào về ruộng và đất cả. Đó là cuộc hành quyết người vô tội trên quy mô lớn. Cũng giống như hôm nay, họ ban hành Luật An Ninh Mạng. Nhưng họ chẳng bảo vệ mạng Internet cho người dùng mà ngược lại. Họ còn chặn làm người dùng khó khăn truy cập, họ phá hội mạng internet nhưng lại vu cho “cá mập cắn cáp”. CS nói là Luật An Ninh Mạng nhưng thực chất nó là một loại luật cấm tự do ngôn luận. Một thứ luật thấp hơn hiến pháp nhưng đạp trên hiến pháp.

– Vì sao nói Cộng Sản mọc trên hoang tàn chiến tranh?

Năm 1954, CS Hà Nội kí hiệp định Geneve chấp nhận chia đối với đất nước tại vị tuyến 17. Nghĩa là CS đã công nhận chính thể VNCH trên giấy. Thế nhưng kí xong, ông Hồ Chí Minh đã xua quân vào nam để gây ra cuộc chiến tương tàn đẫm máu. Sau 21 năm đạp trên hiệp ước gây tang tóc cho đồng bào, kết quả là 3 triệu người Việt đã nằm xuống và chưa kể thương vong rất lớn tạo ra gánh nặng xã hội kéo lùi phát triển.

Vậy câu hỏi đặt ra là, CS dùng 3 triệu sinh mạng và 21 năm chiến tranh ấy để đổi lấy cái gì? Để đổi lấy một xã hội nghèo đói, mất tự do, và một đất nước lạc hậu không bao giờ theo kịp với phần còn lại của thế giới. Sự hoang tàn chiến tranh sau cuộc chiến, nước nào cũng có. Nhưng sự hoang tàn đó là tạm thời, những đất nước đó sẽ hồi phục và phát triển sau chừng 10 năm, như Đức và Nhật là ví dụ. Sau đệ nhị thế chiến, cả 2 quốc gia này đều hoang tàn đổ nát. Nhưng sau đó đã nhanh chóng hồi phục để trở lại thành những nước hùng mạnh.

Riêng sự hoang tàn chiến tranh gây ra bởi CS thì khác. CS sẽ duy trì tình trạng hoang tàn mãi. Đất nước nghèo mạt vĩnh viễn, dân bị tước đoạt tự do vĩnh viễn. Cho nên đến nay chiến tranh đã qua 43 năm mà đất nước vẫn hoang tàn.

– Vì sao Cộng Sản được ví như là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưởi cuộc đời?

Quả thật, xã hội Việt Nam hiện nay đã phát triển ngược với văn minh nhận loại – tức thành phần rác rưởi cuộc đời sẽ làm chủ xã hội. Nếu thế giới ngày càng nhân bản hơn thì CS đã tạo ra cho Việt Nam một xã hội ngày một man rợ hơn. Hà Lan phải đóng cửa hàng loạt nhà tù vì vắng tội phạm, Việt Nam phải thả bớt (gọi là ân xá) để lấy chỗ nhốt thêm tù nhân mới. Ở các nước văn minh, chính trị gia đối lập chỉ ra cái sai chính quyền và đưa được giải pháp sẽ có khả năng thắng cử lãnh đạo đất nước, còn ở Việt Nam, ai làm thế sẽ bị nhốt tù. CS xây dựng nền giáo dục nhồi sọ thay vì khai phóng như các nước khác trên thế giới. Và nhiều thứ khác nữa, CS cứ dẫn dắt Việt Nam đi ngược với văn minh tiến bộ.

Chính vì những thứ rác rưởi được thời cực thịnh, nên vô số tiến sĩ XHCN phát biểu như đồ thiểu năng. Kẻ trọc phú thì huênh hoang dạy đời thiên hạ, kẻ nịnh bợ thì được trả công hậu hĩnh, kẻ dối trá được trọng dụng, kẻ gian manh lộng hành như chốn không người, cái ác mặc nhiên diễn ra trong sự bất lực của xã hội. CS là đại hoạ của đất nước.

HOÀNG ĐẾ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ SỐ PHẬN VIỆT NAM

Đỗ Ngà·

Khi hay tin Trần Đại Quang tắt thở, tôi đã có nhận xét nghiêng về khả nặng Nguyễn Phú Trọng sẽ nhất thể hoá. Lúc đó nhiều người nghe Osin Huy Đức tung hỏa mù, rằng có thể Nguyễn Thiện Nhân hoặc Trần Quốc Vượng thay, nên có người sau lưng tôi cho rằng, tôi theo “thuyết âm mưu”. Nhưng rồi, kim trong bịch cũng lòi ra, sau đó, cũng chính Osin quay 180 độ mớm cho dư luận lề trái và báo lề phải về “ưu điểm” của nhất thể hoá. Và đến hôm nay, mọi việc đã ngã ngũ.

Giờ đây không còn nghi ngờ gì nữa, giết người đoạt ngôi là chuyện không cần phải bàn cãi. Thủ đoạn từ trong hậu trường được chuẩn bị nhiều năm giờ đã được phơi bày như lá bài ngửa. Việc thâu tóm đã hoàn tất sau một quá trình chuẩn bị công phu, thâm hiểm, và tàn độc. Việc chuẩn bị và thực hiện này được ví như nhất tiễn hạ song điêu – một mũi tên trúng 2 mục tiêu. Chính sự ra tay này mà Nguyễn Phú Trọng vừa có được vị thế hoàng đế vừa có công cụ răn đe đối thủ.

Thủ đoạn giết để giành thế mạnh về mình đã là cách ứng xử với nhau trong nhóm CS đầu não từ bao đời nay, nhưng nó không trở nên phổ biến và khốc liệt như bây giờ. Chỉ trong vòng 4 năm, từ năm 2014 đến nay mà đã có 3 mạng người bị hạ sát, đó là Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang. Không những thế, còn thêm Phùng Quang Thanh và Đinh Thế Huynh cũng bị hạ độc và mất tích khỏi vũ đài chính trị. Thật đáng sợ! Nếu những kẻ nào không máu mặt – tức không chuẩn bị tư thế sẵn sàng mất mạng để đấu nhau, thì chỉ còn biết vâng dạ phục tùng tuyệt đối mà thôi. Thủ đoạn quá thâm và sự tàn độc quá đáng sợ đã làm đám CS phía sau Trọng sợ xanh dái, điều đó giúp cho Trọng hiên ngang bước lên ngai vàng một cách thuận lợi. Cai trị bằng cách gieo rắc nỗi khiếp vía để sai khiến chính là cách làm của một bạo chúa.

Khi con cá sấu tiến đến con mồi, nó chỉ để mũi mắt lên trên mặt nước và ẩn toàn bộ thân mình đồ sộ dưới mặt nước. Ai tưởng đó là khúc củi mục trôi thì sẽ chết không kịp la. Cho đến khi đớp mồi, cá sấu phóng toàn thân lên mặt nước, lúc đó mới nhận ra đó không phải khúc củi mục thì đã quá muộn. Tương tự thế, con đường thâu tóm quyền lực bằng giết chóc cũng được ẩn mình khéo léo. Khi Trần Đại Quang mới lâm bệnh nếu ai khẳng định đó là cách làm của Trọng, thì kẻ đó bị quy kết là theo thuyết âm mưu. Nhưng không phải, những kẻ đó thấy rõ thủ đoạn hơn những kẻ tự cho là có cái nhìn “đúng đắn” nhưng thực chất là thiển cận.

Rập khuôn Tàu Cộng là một việc làm chúng ta đã thấy rõ. Nhất thể hoá cũng rập khuôn. Nhưng không phải đơn giản thế, Nguyễn Phú Trọng cũng đang rập khuôn cách thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình. Với 2 chức trong tay, và sau cú đả hổ diệt ruồi để tạo sự phục tùng tuyệt đối trong TW Đảng Tàu, Tập cho sửa Hiến pháp để đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào đấy, đồng thời hủy bỏ quy định 2 nhiệm kỳ cho chức chủ tịch nước. Đó là cách Tập dọn đường để trở thành một hoàng đế thực thụ. Vậy Nguyễn Phú Trọng có làm thế không? Theo tôi thì tại sao không?

Tỉ lệ bầu bán cho Trọng là 100%, con số này nói lên điều gì? Con số này vừa cho chúng ta biết Trọng thách thức toàn dân vừa cho chúng ta thấy đám lâu la sau Trọng phục tùng ông ta tuyệt đối. Trong con số đó, con số 100% tuyệt đối ấy nó cho thấy Trọng là một kẻ rất tham vọng. Tại sao không đưa ra con số 90% hay 95% cho có vẻ “dân chủ” như bao lâu nay mà lại phán luôn 100% một cách không ngần ngại? 100% là mang thông điệp rằng “Ừ! Tao độc tài tuyệt đối đấy, là đéo gì tao?”. Để dọn đường cho mình trở thành hoàng đế thì phải thể hiện uy lực của hoàng đế. Trọng đã thách thức tất cả một cách ngạo mạn và tạo sự phục tùng tuyệt đối.

Tôi nghĩ Nguyễn Phú Trọng sẽ đi con đường giống Tập Cận Bình. Việt Nam sẽ có một hoàng đế đầy quyền lực và phục tùng ngoại bang. Rất nguy! Trọng khác Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống chỉ là ông vua không có thực quyền, còn Trọng là quyền lực tuyệt đối. Số phận đất nước này khó thoát kiếp nô lệ.

Bài Học Lịch Sử mọi người cần phải đọc

Bang Uong shared a post.

Tuyệt vời cho tinh thần bao dung, hoà hợp hoà giải thực sự. Đó cũng là một lý do vì sao đất nước Mỹ phát triển và lãnh đạo toàn thế giới.

Image may contain: 1 person, sitting and indoor

Jimmy Vu

Bài Học Lịch Sử mọi người cần phải đọc 

Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”.
Câu chuyện tại làng Appomattox.

Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.
Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.

Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.

Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.

2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.

3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.

Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.

Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.

Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.

Hàng năm, có khoảng 110.000 du khách đến thăm ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và câu chuyện các du khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự hòa hợp của quốc gia và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.

Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù.”

Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử như những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên cũng là một nhân vật huyền thoại. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.

(Sau chiến tranh, ngày 14/4/1865 tổng thống Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington, tướng Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1869-1877).

Nguồn: Đa Minh Việt Nam

Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest.

Một phụ nữ chết ở đồn công an do ‘tự đâm vào cổ’

Một phụ nữ chết ở đồn công an do ‘tự đâm vào cổ’

2018-10-14

Hình minh hoạ. Hình ảnh trên báo cáo của Human Rights Watch về vấn nạn chết trong đồn công an ở Việt Nam công bố năm 2014. Trong hình là gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng ở bên ngoài phiên toà xử viên công an đánh chết ông Tùng hôm 17/7/2012 ở Hà Nội

Hình minh hoạ. Hình ảnh trên báo cáo của Human Rights Watch về vấn nạn chết trong đồn công an ở Việt Nam công bố năm 2014. Trong hình là gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng ở bên ngoài phiên toà xử viên công an đánh chết ông Tùng hôm 17/7/2012 ở Hà Nội

 Courtesy Dân Làm Báo, Human Rights Watch

Một phụ nữ đã tử vong tại trụ sở công an thị xã Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà vào tối ngày 13/10 vừa qua khi công an đang lấy lời khai về việc kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Báo Người Lao Động và facebook người thân của người phụ nữ đưa tin này hôm 14/10.

Cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ, Hoàng Khươngk viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng em họ của anh là cô Huỳnh Thị Nhung, 45 tuổi, ngụ tại Dục Mỹ, Ninh Sim, Ninh Hoà, Khánh Hoà, đã bị đưa về đồn công an thị xã lấy lời khai vào chiều 13/10 về việc kinh doanh nhà trọ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đến 8 giờ sáng ngày 14/10, gia đình nhận được điện thoại từ Chủ tịch xã Ninh Sim cho biết chị Nhung đã chết tại cơ quan điều tra. Công an cho gia đình biết chị Nhung đã dùng kéo để sẵn trên bàn tự đâm nhiều nhát vào cổ và ngực của mình vào lúc 22 giờ đêm ngày 13/10.

Báo Người Lao Động trích lời của một lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân thị xã Ninh Hoà giấu tên xác nhận việc chị Nhung (báo không nói tên cụ thể, chỉ viết là HTN) đã tử vong khi công an mời về trụ sở làm việc vì có liên quan đến vấn đề kinh doanh dịch vụ nhạy cảm. Nguyên văn của vị lãnh đạo này được trích như sau: “Công an thị xã đã báo cáo sự việc vào tối 13/10. Sau khi phá án thì có mời bà chủ nhà về đồn công an thị xã Ninh Hoà để làm việc thì người này lấy kéo đâm vào cổ. Họ đưa ra bệnh viện nhưng máu ra nhiều quá nên tử vong. Huyện đã báo công an tỉnh hồi tối. Sáng nay đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và mời gia đình đến. Gia đình cũng đang chờ giám giám định kết quả’.

Ảnh chụp màn hình status đăng trên trang Facebook của nhà báo Hoàng Khương
Ảnh chụp màn hình status đăng trên trang Facebook của nhà báo Hoàng Khương Courtesy FB Hoàng Khương

Tuy nhiên, trên trang Facebook của phóng viên Hoàng Khương, chi tiết khám nghiệm tử thi có phần khác. Theo phóng viên Hoàng Khương, Chinh, chồng chị Nhung cho biết khi có mặt làm thủ tục kết thúc khám nghiệm tử thi, một vài vị công an ‘khuyên’ nên ký vào biên bản và sớm đưa xác về lo hậu sự, họ sẽ tha tội cho…

Báo Người Lao Động trích lời vị lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hoà cho biết chính quyền thị xã đã yêu cầu UBND xã Ninh Sim vận động gia đình bình tĩnh, có hướng xử lý phù hợp. Công an tỉnh đang điều tra, lỗi phải như thế nào thì đã có pháp luật.

Những trường hợp công dân chết trong đồn công an tại Việt Nam khá phổ biến những năm gần đây và gây bức xúc trong dư luận. Nhiều trường hợp được công an xác định là do tự sát nhưng người dân nghi ngờ điều này. Có những trường hợp công an đánh dân đến chết ở đồn công an đã bị đưa ra xét xử.

Trường hợp xét xử gần đây nhất là vụ xử 5 công an thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận bị cáo buộc đánh chết một công dân tại nhà giam giữ vào tháng 9 năm ngoái. Phiên toà hôm 13/9 vừa qua đã tuyên án 5 bị cáo này từ 3 đến 7 năm tù về tội dùng nhục hình.

Không có những thống kê chính xác gần đây về số người đã chết trong đồn công an ở Việt Nam. Một thống kê được Bộ Công An đưa ra trước đây cho biết từ năm 2011 đến 2014 đã có 226 người chết một cách bất minh ở nơi giam giữ. Truyền thông trong nước cho biết từ năm 2011 đến 2015, toà án ở Việt Nam đã xét xử sơ thẩm 10 vụ án dùng nhục hình.