CÓ AI GIẢI MÃ ĐƯỢC BÍ MẬT CỦA LỊCH SỬ

CÓ AI GIẢI MÃ ĐƯỢC BÍ MẬT CỦA LỊCH SỬ

  • Trinh Thi Truc Mai

– Người mẫu biểu diễn một show chỉ được 200.000đ đến 400.000đ nhưng ai cũng xài đồ hiệu, đi xe sang, ở nhà đẹp… Đó là một bí mật của lịch sử.

– Lương chủ tịch tỉnh chỉ hơn chục triệu đồng nhưng ai cũng có biệt thự lớn và nhà thờ họ khủng. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Lương cán bộ Đảng chỉ hơn chục triệu đồng nhưng ai cũng chuồn tiền sang ” giặc Mỹ” đầu tư, mua BĐS. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Miệng thì tuyên truyền “Giặc Mỹ ” rất tàn ác, ăn thịt con nít nhưng các Đảng viên ĐCS đều cho con đi du học và chuồn tiền tham nhũng, hối lộ chuẩn bị định cư hạ cánh an toàn bên ” Giặc Mỹ”. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Coi Trung Quốc như người anh em rất tốt đã giúp đỡ ĐCS đánh thắng “Mỹ Ngụy”, nhưng không một đảng viên ĐCS lại chuồn tiền và định cư hạ cánh an toàn bên người anh em Trung Cộng. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Làm công chức mỗi tháng nhận lương chỉ hơn 2 triệu đồng một xí nhưng người ta sẵn sàng cầm sổ đỏ của bố mẹ để lấy 300 triệu đồng chạy vào công chức. Sau đó nhịn ăn, nhịn mặc 12 năm mới thu hồi lại vốn.. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Nhiều người làm báo không lương, chỉ được cơ quan cho cái danh nghĩa, viết bài nào ăn bài đó nhưng vài tháng sau mới nhận được nhuận bút, vậy mà những người này thường tậu nhà, sắm xe hơi trước cả những nhà báo ở tờ báo có thu nhập cao. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Nhà thơ làm một bài thơ được trả nhuận bút 50.000đ; nhà văn viết một truyện ngắn được trả 200.000đ; phải tự bỏ tiền ra in sách của mình nhưng ai cũng tồn tại. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Hàng chục vạn cử nhân thất nghiệp nhưng ai cũng chạy đôn chạy đáo để vào đại học. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Rất nhiều bài diễn văn lê thê ai cũng lắc đầu nhưng ai cũng vỗ tay. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Rất nhiều điều của lịch sử bị viết sai lêch nhưng ai cũng phải học, thi, trích dẫn và vận dụng nó. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Rất nhiều người nói xấu vợ/chồng nhưng những người đó thường sống với vợ/chồng cho đến chết. Đó là một bí mật của lịch sử.

– Xung quanh ta tồn tại rất nhiều bí mật “ai cũng nhìn thấy”. Đó là một bí mật của lịch sử. 

  • Trinh Thi Truc Mai

From: NguyenNThu  

Nicholas Bequelin, Giám đốc khu vực Đông và Đông Nam Á của Ân xá Quốc tế, nói:

Được tin Mẹ Nấm được thả tự do, Nicholas Bequelin, Giám đốc khu vực Đông và Đông Nam Á của Ân xá Quốc tế, nói: 

“Sau 2 năm trong tù ngục, tin tốt lành này nhắc nhở chúng ta rằng Việt Nam là một quốc gia có hồ sơ tồi tệ về giam cầm người chỉ trích chính quyền. Điều kiện để Mẹ Nấm ra khỏi nhà tù là sống lưu vong, và hiện có hàng trăm nhà hoạt động ôn hòa đang sống mòn mỏi sau chấn song sắt”

“Cuộc vận động quốc tế trả tự do cho Mẹ Nấm cần phải tạo ra sự thay đổi trong giới lãnh đạo Việt Nam. Luật an ninh mạng có hiệu lực vào tháng 1/2019 sẽ cung cấp thêm công cụ cho phép chính quyền VN bắt bớ giam cầm và đẩy họ sống lưu vong nước ngoài. Điều này không nên xảy ra, vì nếu không, những nhà hoạt động tương lai sẽ bị cư xử tồi tệ trong tù như Mẹ Nấm và các nhà hoạt động ôn hòa khác đã trãi qua. Tất cả tù nhân lương tâm phải được thả ra vô điều kiện và ngay lập tức.”

=================

Viet Nam: Mother Mushroom’s freedom should spark release of countless more peaceful critics
17 October 2018, 17:39 UTC
Responding to news of the release of blogger “Mother Mushroom” in Viet Nam, Nicholas Bequelin, Amnesty International’s Regional Director for East and South East Asia, said:

“This good news, which comes as a relief after two years behind bars, should also be a reminder of Viet Nam’s worsening record of jailing anyone who criticises the regime. While Mother Mushroom is no longer imprisoned, the condition for her release was exile and there are over one hundred people languishing in jail because they peacefully spoke their mind – in public, on blogs or on Facebook.

“The mobilization around the world for Mother Mushroom’s case should trigger a change of course for Viet Nam’s leaders. The Cybersecurity Law due to take effect in January 2019 will only give authorities more tools to silence dissent and put people away. It should not be implemented – lest others face the same horrific treatment as Mother Mushroom and other peaceful critics still in jail. All prisoners of conscience should have their sentences quashed and should be released immediately and unconditionally.”

Background

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, also known by her blogging pseudonym, Mẹ Nấm (Mother Mushroom) was arrested on 10 October 2016 and held incommunicado until 20 June 2017. On 29 June 2017, she was handed a ten-year prison sentence, having been convicted of “conducting propaganda against the State of the Socialist Republic of Vietnam” under Article 88 of Viet Nam’s Penal Code.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh co-founded the independent Vietnamese Bloggers Network in December 2013. She is a mother of two children, who has on numerous occasions faced harassment, arrest and interrogation for her peaceful activities, and has been prevented from travelling overseas. She has advocated for human rights and justice for more than 10 years and is a popular and well-known blogger.

https://www.amnesty.org/…/viet-nam-mother-mushroom-freedom…/

Image may contain: text
Image may contain: 2 people, text

1/1/2019: Người Việt sẽ trở thành những con vật hai chân?

Hoa Kim Ngo and Van Pham shared a link.
About this website

VOATIENGVIET.COM
Thực tế cho thấy, những thông tin mà họ đã chia sẻ, những ý kiến mà họ đã bày tỏ, đã buộc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam phải liên tục điều chỉnh nhiều chủ trương, chính sách. Tuy nhiên…

Tin mới nhất về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)

Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày.

Trước đó,

Ngày 11.07.2018 nhân viên của Toà Đại sứ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho thành viên của MLBVN là nhà cầm quyền CSVN đã đồng ý trả tự do cho blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cũng đồng ý để cả nhà sang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền không cho biết ngày nào Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra khỏi nhà tù.

Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền thông báo ngày đi chính thức của gia đình, MLBVN đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Mẹ Nấm và gia đình với Sở Di trú Hoa Kỳ. Ngày 23.08.2018 bà Tuyết Lan cùng 2 cháu Nấm và Gấu đi Sài Gòn để làm thủ tục Visa nhập cảnh Hoa Kỳ.

Ngày 28.08.2018 gia đình nhận được Visa để nhập cảnh Hoa Kỳ và Visa sẽ hết hạn vào ngày 26.09.2018. Tuy nhiên, đến ngày 20/09/2018 nhân viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý cớ là do thiếu nhân sự vì những người phụ trách hồ sơ của Mẹ Nấm phải đi sang Úc tham dự Hội nghị cho nên vẫn chưa có thể xác định ngày trả tự do cho Mẹ Nấm.

Do đó ngày 20.09.208 gia đình của Mẹ Nấm phải đi gia hạn Visa lần 2 với và ngày hết hạn sẽ là 19.10.2018. Sau đó, Hoa Kỳ thông báo cho VN là ngày trả tự do cho Mẹ Nấm trễ nhất là ngày 26.09.2018.

Vào lúc 16h02 chiều ngày 28.09.2018 nhà cầm quyền CSVN thông báo sẽ thả Mẹ Nấm vào ngày 03.10.2018, và dự kiến ngày rời Việt Nam sẽ là 03.10.2018 hoặc 04.10.2018 và đây là “sự đồng ý sau cùng đã được phê chuẩn”. Mạng lưới Blogger VN chuẩn bị lấy vé cho Mẹ Nấm và gia đình.

Chỉ 1 giờ sau, lúc 17h04 BNG Việt Nam lại cho biết là có vấn đề trong đối thoại nội bộ và họ không thể xác định ngày nào sẽ trả tự do cho Mẹ Nấm.

Vào lúc 17h59 ngày 11.10.2018, MLBVN nhận được tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính thức Mẹ Nấm sẽ được trả tự do vào ngày 17.10.2018, tức chỉ 2 ngày trước khi visa lần 2 của gia đình hết hạn.

6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công an và 1 xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe CA cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. CA đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5′. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau 2 năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại 2 con trên máy bay.

Tự do đã đến với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau 2 năm 7 ngày. Một giai đoạn mới trong cuộc đời của người phụ nữ tranh đấu cho quyền làm người, cho toàn vẹn lãnh thổ, cho an toàn môi trường sẽ nối tiếp. Không còn được ở quê hương của mình nhưng ở xứ người. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã luôn nói, không ai và không hoàn cảnh nào có thể làm Quỳnh đánh mất khát vọng và ngọn lửa đấu tranh của Quỳnh.

(FB Dương Đại Triều Lâm )
https://www.facebook.com/…/a.24441170572…/1116800678482220/…

Hình ảnh đoàn tụ mẹ con mới nhất của Mẹ Nấm trên máy bay 17/10/2018

Image may contain: 2 people, text

EVFTA có mang lại nhân quyền hay không?

EVFTA có mang lại nhân quyền hay không?

Đại diện các tổ chức XHDS họp với Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu ngày 23/2/2018. Ảnh Fb Nguyễn Chí Tuyến

Nguyễn Tường Thụy – RFA

Có EVFTA sẽ có nhân quyền? (*) 

Những năm gần đây, kể từ khi xã hội dân sự (XHDS) ở Việt Nam (VN) phát triển mạnh, có một thông lệ, mỗi khi chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại với VN, các khối quốc gia thành viên thường tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ chức XHDS ở VN.

Động thái này vừa tạo điều kiện cho những người hoạt động cất lên được tiếng nói của mình ra quốc tế, vừa khẳng định vị thế của họ trong xã hội hiện đại.

Xin nhắc lại một số buổi gặp mà tôi được mời, lấy chuyện hôm qua để nói chuyện hôm nay:

Ngày 6/5/2015, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức XHDS VN. Có 14 đại diện các tổ chức XHDS đã đến tham dự: Ls Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Tam, Ls Lê Thị Công Nhân, Ts Nguyễn Quang A, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hà Thị Vân, Ngô Duy Quyền, Nguyễn Lê Hùng, Bùi Quang Viễn, Trần Thị Nga, Nguyễn Đình Hà, Võ Trường Thiện, Lê Công Vĩnh và tôi, Nguyễn Tường Thuỵ. Con số được mời nhiều hơn nhưng một số đã bị chặn không đến được cuộc họp.

Cuộc gặp mặt này diễn ra trước cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ với Bộ Công an vào hôm sau, 7/5/2015.

Ông Tom Malinowski trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, người chủ trì cuộc họp đặt ra câu hỏi tham khảo: Tới đây, 435 dân biểu Mỹ sẽ biểu quyết về việc có ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam hay không trong tình trạng nhân quyền hiện nay ở Việt Nam. Chúng tôi muốn tham khảo ý kiến quí vị, quý vị hãy trả lời ngắn gọn Yes hay No. Kết quả có 5 ý kiến trả lời Yes và 9 trả lời No. Như vậy, có thể thấy xu hướng của XHDS là nói không với TPP cho Việt Nam.

Với Liên minh Châu Âu (EU) cũng có những động thái tương tự. Trước khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – VN (EVFTA), ngày 23/2/2017, Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu tổ chức gặp một số nhân vật hoạt động xã hội dân sự. Buổi gặp mặt này nhằm tìm hiểu thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, thăm dò thái độ của XHDS để dẫn đến có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam hay không.

Tham dự buổi gặp mặt này có Lê Công Định, Vũ Quốc Ngữ, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Tường Thụy.

Đại diện các tổ chức XHDS thảo luật hết sức sôi nổi thậm chí rất gay gắt trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Sau buổi gặp này, các tổ chức xã hội ra một tuyên bố chung gửi EU. Tuyên bố vạch rõ: “Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước”.

Qua đó, có thể thấy xu hướng của các tổ chức XHDS là không ủng hộ VN vào các tổ chức thương mại quốc tế khi tình hình vi phạm nhân quyền không những không được được cải thiện mà có xu hướng ngày càng xấu đi trầm trọng. Chỉ khi VN tự điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của quốc tế thì hãy nói đến việc ký kết hay không.

*   *   *   *

Còn chuyện hôm nay: Mới đây, ngày 10/10/2018, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu tổ chức buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa EU và VN tại Brussells (Bỉ). Việc mời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự, được coi là chuyên gia nhân quyền, đại diện cho tác tổ chức XHDS ở VN nằm trong thông lệ nói trên. 

Tại buổi điều trần, Ts Nguyễn Quang A xác nhận tình hình nhân quyền mấy năm gần đây xấu đi nhưng ông lại ủng hộ VN vào FTA: “Chính kiến của tôi là phải ký, phải thông qua thì lúc đó mới có một cơ chế để mà tiến hành những cái đòi hỏi về cải thiện nhân quyền”. Phát biểu của ông đã bao hàm lời giải thích nhưng làm nhiều người hoạt động XHDS ngỡ ngàng và lên tiếng phản đối, thậm chí nghi ngờ.

Ông giải thích rõ hơn: “Nếu EVFTA (Hiệp định thương mại tự do VN – EU – ghi chú của tác giả) được thông qua, EU sẽ có thêm đòn bẩy để gây sức ép với Việt Nam trong các cuộc đàm phán tương lai …”.

Mong muốn của các tổ chức XHDS là nhân quyền. Tuy nhiên, để có nhân quyền, tư duy của mỗi người có khác nhau.

Không riêng Ts Nguyễn Quang A mà còn một số người cùng cho rằng có EVFTA sẽ có nhân quyền. Ký được EVFTA, VN buộc phải cải thiện nhân quyền bởi các cam kết trong hiệp định. Ý kiến ngược lại là VN phải cải thiện nhân quyền rồi hãy tính đến EVFTA. Luồng ý kiến thứ hai xuất phát từ việc không có lòng tin vào nhà cầm quyền cộng sản.

Đã có quá nhiều kinh nghiệm về những cam kết của Việt Nam để đạt được một thỏa thuận nào đó. Họ có thể thả một vài tù nhân lương tâm, ngưng đàn áp một thời gian gọi đó là cải thiện nhân quyền nhưng nhiều người có vẻ không hiểu được rằng “kho” tù nhân lương tâm của VN là vô tận. Không phải thả ra vài người mà “kho” hụt đi. Họ thả một người nhưng có thể bắt một loạt 5,7 thậm chí hàng chục người. Sự đổi chác có thể là vài người được trả tự do nhưng sẽ mất đi tự do của những người khác, như một kiểu “đánh bùn sang ao”. Thực tế cho thấy, sau khi vào WTO hay trong quá trình thương thảo TPP, EVFTA, tình hình nhân quyền ở VN vẫn tiếp tục xấu đi, đặc biệt là từ cuối năm 2016 trở lại đây.

Vậy làm sao có thể tin có EVFTA rồi, nhân quyền VN sẽ được cải thiện. Nhà báo Phạm Chí Dũng cay đắng cảnh báo: 

“Hãy đừng bao giờ quên bài học 2006.

 Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu ‘bắt bù’.

Tròn một con Giáp sau sự tráo trở trên, kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp Định EVFTA”.

Nói thế là với giả thiết VN có những cam kết với FTA về nhân quyền để mà cảnh giác. Nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường là 3 mối quan tâm của EU. Tuy nhiên đây là các vấn đề còn đang gặp trở ngại. Về nhân quyền, tại buổi điều trần này, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Công thương nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, VN “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Qua đó có thể thấy ông ta ngỏ ý, với EVFTA cũng là như vậy. Rõ ràng, tại diễn đàn này, phía VN né tránh vấn đề nhân quyền trong khi thương thảo EVFTA.

Những gì đã và đang diễn ra cho thấy nhà cầm quyền VN coi áp lực quốc tế về nhân quyền chỉ như ngứa ghẻ. Một quốc gia dám cử những nhân vật cộm cán nhất của Bộ Công an ngang nhiên bắt cóc người ở một quốc gia lớn nhất Châu Âu là một minh chứng hùng hồn nhất cho điều này.

Có thể vào một thời điểm nào đó, nhà cầm quyền VN giảm đàn áp do sách lược của họ nhưng tin vào lời cam kết nhân quyền ở chế độ độc đảng cộng sản ở VN là một niềm tin ngây thơ.

12/10/2018

(*) Tựa nguyên thủy của tác giả

From: thanhlamle.le & NguyenNThu

Cố vấn an ninh quốc gia: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc

Bang Uong shared a link.

About this website

RFA.ORG
Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton mới đây lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đã lợi dụng trật tự thế giới quá lâu trong khi Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đối phó với Trung Quốc.    

Chế độ Cộng sản sụp đổ, Quân đội và An ninh bắn nhau, Tổng bí thư bị xử tử

THOIBAO.DE
Sau một loạt cuộc cách mạng nhung, hòa bình ở Trung và Đông Âu năm 1989, cuộc cách mạng ở Rumani đã diễn ra đầy bạo lực và đẫm máu, làm hàng nghìn người chết. Vào năm 1989, mâu thuẫn giữa những nhóm được hưởng đặc quyền, đặc l…  

Không tin sự thật khốn nạn 1945

Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people, people standing, people walking and outdoor
Sin Sang

Không tin sự thật khốn nạn 1945

Bác ra lệnh …Cải cách ruộng đất giết 200.50 ngàn người Miền Bắc để cướp đất, thay gì cải cách ruộng đất như VNCH bỏ tiền của quốc gia ra mua lại của các phú điền giàu có và đưa cho dân Miền Nam Lẫn dân Miền Bắc di tản vào Nam tị nạn cộng sản cho họ có đất ở

“Lại bị Tàu “lạ” đâm nữa à

Thi Van Tran shared a post.
Image may contain: text
Võ Hồng Ly is with Võ Hồng Ly.

16.10.2018

Hồng Ly đang ngồi ăn trưa thì nghe một bác lớn tuổi bên cạnh nói với mấy người bạn : “Lại bị Tàu “lạ” đâm nữa à ? Phải nghe nhiều “quan ngại” của chúng nó mà dân cũng thấy bão hòa mà ngại nghe luôn ! Báo chí viết theo chỉ đạo nên chỉ cần chụp cái màn hình để biết ngày giờ thôi chứ nội dung cũng vẫn chỉ có thế à. Khi nào thay chế độ thì báo chí mới thay nội dung ! Nghĩ vậy nên chẳng muốn thay mắt kính, mất công phải góp thêm thuế nuôi lũ ăn hại ! ” Thương dân mình !