Báo cáo cho biết thế cân bằng quân sự đang dịch chuyển về hướng bất lợi cho Mỹ ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông, phá hoại niềm tin của các đồng minh của Mỹ và làm tăng khả năng một cuộc xung đột quân sự.
Quốc hội Châu Âu lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam
Quốc hội Châu Âu kêu gọi chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền và EU phải chú trọng đến tình hình nhân quyền Việt Nam khi xem xét thông qua Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA).
Phỏng vấn trực tiếp Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Washington DC – VOA Tiếng Việt
httpv://www.youtube.com/watch?v=IvCGjGAP9pY
Phỏng vấn trực tiếp Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Washington DC – VOA Tiếng Việt
Đoàn VN nói về cam kết chống tra tấn ở Geneva
Thượng tướng Lê Quý Vương trả lời trước LHQ về công ước chống tra tấn
Thông tấn xã nói Việt Nam “quyết tâm thực hiện các cam kết về nhân quyền nói chung và chống tra tấn nói riêng” trong lúc giới quan sát có ý kiến khác về vấn đề này.
Trong hai ngày 14 và 15/11 tại Geneva, Thụy Sĩ, đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, làm trưởng đoàn, trình bày và trao đổi về Báo cáo Quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước về chống tra tấn trước Ủy ban của Liên Hiệp Quốc.
‘Ưu, khuyết’ công an VN được nêu tại hội nghị toàn quốc
‘Quyết tâm thực hiện cam kết’
Thông tấn xã Việt Nam hôm 15/11 cho hay:
“Việt Nam đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người, về chống tra tấn. Báo cáo của phái đoàn Việt Nam cũng liệt kê một số vụ việc có liên quan đến tra tấn, bức cung, dùng nhục hình, là các vụ việc được điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây. Kết quả xử lý các vụ việc này cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật vừa trừng trị người có tội liên quan đến tra tấn đồng thời cũng răn đe, phòng ngừa vi phạm pháp luật về chống tra tấn.”
“Báo cáo về các biện pháp Việt Nam đã tiến hành để thực hiện Công ước về chống tra tấn thể hiện sự nghiêm túc và sẵn sàng chia sẻ, học hỏi cũng như quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết về nhân quyền nói chung và chống tra tấn nói riêng, qua đó cho thấy sự tích cực và chủ động của Việt Nam tham gia đóng góp vào những công việc quốc tế, nhất là việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.”
Ý kiến phản biện
Tuy vậy, giới quan sát và các tổ chức nhân quyền có ý kiến khác về vấn đề này.
Trả lời BBC hôm 15/11, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói: “Trước đây có những cuộc tra tấn người dân trong nhà tạm giữ của công an. Có vụ đã được khởi tố nhưng xét xử hời hợt cho có với mức án không đủ tính răn đe, hoặc “thí chốt” như vụ ông Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên, vụ dùng nhục hình đối với các nạn nhân Trần Văn Đở, ông Thạch Sô Phách và ông Khâu Sóc ở tỉnh Sóc Trăng…”
“Cũng có vụ tra tấn tàn bạo dẫn đến chết thảm như ông Nguyễn Văn Đức ở tỉnh Vĩnh Long đã nhiều năm qua rơi vào im lặng dù vụ án dùng nhục hình đã được khởi tố nhưng đến nay vẫn chưa có bị can nào bị khởi tố để chịu trách nhiệm về cái chết của ông Đức.”
“Gần đây, khi các nhà tạm giam, trại tạm giữ dần được trang bị máy ghi hình khi điều tra viên hỏi cung bị can thì những cuộc tra tấn có dấu hiệu đang chuyển về các cơ quan công an phường, xã hoặc những điểm tập kết người bị bắt ngoài trụ sở công an với những người tra tấn mặc thường phục như vụ bắt bớ những người biểu tình vào giữa tháng 6/2018 ở TP.Hồ Chí Minh.”
“Rồi vài ngày trước nhà báo tự do Lê Thị Thư có cáo buộc về việc bà ấy bị hành hung ở Biên Hòa.”
“Những người bị bắt giữ trái pháp luật là người có xu hướng là những đối tượng bị tra tấn nhiều nhất, vì họ bị bắt, bị tra tấn mà không hề có quyết định khởi tố, lệnh tạm giam… Do đó hình thành tâm lý người dân sợ hãi khi có giấy mời của cơ quan công an.”
“Vấn đề này cần được Nhà nước nghiêm túc nhìn nhận khiếm khuyết về việc để ra những cuộc tra tấn trái pháp luật bằng việc luật hóa tội phạm tra tấn trong Bộ luật Hình sự với hình phạt nghiêm khắc để thể hiện việc bảo vệ thực sự quyền con người.”
‘Không có gì cụ thể’
Cũng trong hôm 15/11, bà Luisa Fenu, Giám đốc Vận động và Chương trình của Tổ chức nhân quyền Pháp ACAT, người đang có mặt tại sự kiện ở Geneva, nói với BBC: “Tôi có cảm nhận rằng bài phát biểu khá dài giới thiệu của đoàn Việt Nam khá đơn giản.”
“Họ tập trung vào những sửa đổi luật để phù hợp với nội dung của Công ước về chống tra tấn, nhưng không có gì cụ thể được đề cập về việc thực thi.”
Nhìn chung, đoàn Việt Nam nói họ sẵn lòng thực hiện Công ước về chống tra tấn và công nhận rằng còn phải làm nhiều hơn nữa cho việc này. Nhưng nếu nghiêm túc về việc thực thi Công ước, liệu họ có cho phép báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đến Việt Nam trong tương lai gần?
“Cũng chẳng có trích dẫn tham khảo về các nhóm người bị giam giữ cụ thể như người dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo hoặc các tù nhân lương tâm. Họ đảm bảo với Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc về mong muốn bảo vệ quyền con người, ngăn chặn tra tấn trên lãnh thổ Việt Nam và có hành động trong trường hợp có khiếu nại về tra tấn.”
“Đoàn Việt Nam nói rằng thủ phạm tra tấn có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến chung thân, nhưng không có trích dẫn về số lượng người bị tra tấn hoặc những gì xảy ra với những người khiếu nại các vụ này.”
“Họ cũng đề cập rằng chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đào tạo và phổ biến nội dung của Công ước cho công an nhưng không đề cập đến số lượng các buổi đào tạo, nội dung của nó, và người ta cũng không rõ công an hoặc nhân viên các trại giam có được học các khóa này.”
“Nhìn chung, đoàn Việt Nam nói họ sẵn lòng thực hiện Công ước về chống tra tấn và công nhận rằng còn phải làm nhiều hơn nữa cho việc này. Nhưng nếu nghiêm túc về việc thực thi Công ước, liệu họ có cho phép báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đến Việt Nam trong tương lai gần?”
“Tôi tin rằng Việt Nam đang cố gắng tạo ấn tượng rằng họ có những nỗ lực để cải thiện tình hình trong bối cảnh có cáo buộc về sự đàn áp giới bất đồng gia tăng tại nước này.”
“Tuy nhiên, nếu chính phủ Việt Nam mở các khóa đào tạo Công ước về chống tra tấn cho công an và khuyến khích họ, phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự, để thay đổi hành vi, thì đó có thể là cơ hội để thực trạng và cáo buộc về tra tấn, tử vong trong đồn giảm bớt.”
“Một điều quan trọng là dừng việc hình sự hóa những người bảo vệ nhân quyền và cản trở công việc của các tổ chức nhân quyền, vì đây là những bên có thể giúp cải thiện thực trạng này.”
Tranh cãi thư ‘kêu cứu’ của một đạo diễn
Thanh niên chết vì chạy quá sức?
Người dân tụ tập ở trụ sở công an Phan Rí Cửa hôm 20/6
‘Thực trạng không thay đổi’
Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Thắng, CEO và chủ tịch Ủy ban cứu Người vượt biển (BPSOS), người đang có mặt tại sự kiện ở Geneva, nói với BBC:
“Trong suốt ba tháng trước cuộc kiểm điểm Việt Nam về thực thi Công ước về chống tra tấn, một nhóm khoảng 10 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế đã lặng lẽ phối hợp để hoàn thành hai bản báo cáo chung nộp cho Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.”
“Các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn đặt ra cho phái đoàn Việt Nam tại sự kiện này phần lớn dựa vào các bản báo cáo và thông tin cập nhật của chúng tôi.”
“Sau cuộc kiểm điểm, Việt Nam sẽ có văn bản trả lời chính thức các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn. Khoảng một năm sau, Ủy ban này sẽ có bản báo cáo chung cuộc. Một năm ấy là cơ hội để các tổ chức xã hội dân sự ở trong và ngoài Việt Nam đóng góp với bản báo cáo chung cuộc.”
“Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các tổ chức đồng hành từ bấy lâu nay và với các nhóm đấu tranh ở trong nước để tận khai thác cơ hội này.”
Ông Thắng cũng nói thêm: “Số người dân bị chết tại các đồn công an ở Việt Nam có thể tăng hoặc giảm mỗi năm, nhưng thực trạng không có gì thay đổi.”
“Nghĩa là, chính quyền vẫn không có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng tra tấn. Nạn nhân và thân nhân của họ vẫn không thể trông cậy vào hệ thống pháp luật để đòi công lý. Thủ phạm vẫn có thể vô tội vạ vì được hệ thống chính quyền bao che.”
“Muốn tránh tình trạng này thì phải có một định chế độc lập với chính quyền để theo dõi các trường hợp tra tấn, kiểm tra việc thực thi Công ước về chống tra tấn, và báo cáo với Nhà nước, với người dân và với quốc tế về các khiếm khuyết trong chính sách hiện hành cũng như đề nghị các biện pháp cải thiện.”
“Hình thành một định chế độc lập như vậy là một trong những đề nghị trong báo cáo của chúng tôi gửi cho Ủy ban Chống tra tấn. Ngày hôm qua, khi mở đầu buổi kiểm điểm, ông Jens Modvig, Chủ tịch của Ủy ban, đã hỏi phái đoàn Việt Nam là chính quyền của họ có sẵn sàng chấp nhận đề nghị ấy không.”
Biệt thự 5 tầng sai phép của cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bây giờ thế nào?
Tai Nguyen shared a link.
Hai viên tướng CA và tội danh nhận hối lộ để bảo kê.
Văn Lang is with Hung Cuong.
Hai viên tướng CA và tội danh nhận hối lộ để bảo kê.
Trước toà, hai tay trùm cờ bạc online đã khai:
Phan Sào Nam đã tặng trung tướng Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, 1 đồng hồ Rolex 7.000 usd và tặng thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng.
Nguyễn Văn Dương đã đưa cho hai ông tướng 100 tỷ đồng bỏ túi và đưa cho tướng Phan Văn Vĩnh 10 tỷ đồng để tiếp khách.
Như vậy, mỗi ông tướng đã nhận khoảng 80 tỷ để bảo kê cho hai tay trùm cờ bạc.
Nếu công an chịu điều tra tới cùng và xác định được lời khai trên là đúng sự thực, thì hai ông tướng sẽ bị buộv tội nhận hối lộ.
Theo đúng luật, chỉ cần nhận hối lộ 500 triệu đồng thì phải nhận án tử hình.
Cả hai bị cáo chính là Nam và Dương đã khai một cách rõ ràng từng số tiền chi cho hai ông tướng, rồi số tiền rất lớn và được trao trong một thời gian dài cũng là những dữ liệu quan trọng giúp CA tìm ra sự thật.
Nhưng cơ quan điều tra đã không làm hết trách nhiệm và không truy tố hai ông tướng này tội danh nhận hối lộ số tiền khủng hàng trăm tỷ đồng. Và đương nhiên, cũng không truy tố hai ông trùm cờ bạc Nam và Dương tội danh đưa hối lộ, dù họ đã tự nhận đầy đủ tội danh này.
Không bị truy tố đúng tội nhận hối lộ thì sẽ kết tội nhẹ hơn, hai ông tướng này sẽ chỉ chịu vài năm tù “sướng hơn cha thiên hạ”, rồi sẽ được tự do hưởng sung sướng với số tiền mờ ám kia.
(Rút gọn từ bài viết của Mai Tú Ân).

QUỐC HỘI – NƠI BÀN VỀ LỢI ÍCH NHÓM
QUỐC HỘI – NƠI BÀN VỀ LỢI ÍCH NHÓM
Trước đây có đề xuất tội tham nhũng nộp lại 3/4 số tiền thụt két thì được miễn truy tố. Nay lại sáng kiến thêm đề xuất “ở tù tại gia” thì rõ ràng, ý đồ phục vụ cho ai thì không cần phải bàn cãi. Tiền nhiều, xây biệt phủ nguy nga, vườn rộng cây xanh cây kiểng đẹp như thiên đường hạ giới rồi chui vào đó “ở tù”.
Tham nhũng ngàn tỷ nộp lại một phần thì được thoát tội. Nếu rủi bị truy tố rồi được ở tù trong thiên đường hạ giới thì quả là sướng như tiên. Từ những ý nghĩ nảy ra, chúng ta thấy quốc hội là một đám ngồi đó nghĩ ra những thứ quái đản nhất để bảo vệ cho tầng lớp của họ – tầng lớp tư sản đỏ.
Luật An Ninh Mạng bóp miệng dân. Ngoài mục đích bảo vệ chính sách phản dân của đảng thì nó còn bảo vệ tầng lớp quan chức tha hồ làm bậy. Đề xuất phạt 7 năm tù cho những ai “nói xấu lãnh đạo” là một đề xuất tương tự như đề xuất “ở tù tại gia”. Cũng là đề xuất bảo vệ quan chức. Chưa có một đất nước dân chủ nào mà phạt kẻ nói xấu quan chức cả, họ chỉ phạt kẻ vu khống nói sai sự thật mà thôi. Chính từ “nói xấu lãnh đạo” đã nói lên bản chất của các ông bà nghị này rồi. Họ mang danh đại diện cho dân mà không lấy sự thật làm tiêu chuẩn để viết luật mà lấy sự an toàn cho quan chức làm tiêu chuẩn.
Mỗi ngày họp của quốc hội ngốn hết 1 tỷ đồng tiền thuế của dân mà chỉ toàn là bàn làm cách nào bảo vệ sự sai trái của Đảng và quan chức. Hậu quả, đám quan chức cứ ngày càng xem thường nhân dân. Mà trong mắt họ dân chẳng là cái thá gì thì tất nhiên trong họ cũng chẳng có tổ quốc nào cả. Quốc hội ăn tiền dân bàn lợi ích nhóm. Lợi ích của nhóm nào? Của nhóm lợi ích lớn nhất – ĐCS.
Ngân hàng sẽ báo phá sản hàng loạt, nền kinh tế rơi vào trạng thái đóng băng chờ chết?


Mỹ đòi Trung Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa
Mỹ đòi Trung Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa

WASHINGTON DC (NV) – Lần đầu tiên, người ta thấy Mỹ đòi Trung Quốc rút các hệ thống hỏa tiễn ra khỏi các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa để khu vực hòa bình ổn định lâu dài.
Báo Japan Times cho hay như vậy và nhận xét rằng, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ trực tiếp đề cập vấn đề các giàn hỏa tiễn tối tân được Trung Quốc bố trí trên các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Yêu cầu này đưa ra khi các giới chức ngoại giao và quân sự hàng đầu của hai nước gặp nhau hôm 9 Tháng Mười Một 2018 trước khi có thể có cuộc gặp giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình.
Sau cuộc họp, họ đã mở họp báo để thông tin cho báo chí nội dung hai bên gặp nhau. Báo chí quốc tế tường thuật lại cuộc họp báo, riêng về phần Biển Đông, kể lại sự đòi hỏi của Hoa Kỳ một cách tổng quát là đòi Bắc Kinh dừng quân sự hóa Biển Đông. Đại diện Bắc Kinh thì vẫn như cũ, cãi cối là họ có quyền trang bị bất cứ thứ gì cần thiết để phòng vệ tại những nơi thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ. Họ còn đòi Mỹ chấm dứt các chuyến bay cũng như cho tàu chiến đến gần các đảo và đảo nhân tạo của họ trên Biển Đông.

Giới chức Mỹ, ngược lại, tuyên bố họ sẽ tiếp tục bay qua hay đi tàu qua bất cứ nơi nào luật lệ quốc tế cho phép. Hoa Kỳ không coi các đảo nhân tạo ở Trường Sa và các đảo ở quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam vẫn tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam với các bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi.
Sau cuộc họp nói trên, Ngũ Giác Đài ra một bản tuyên bố với lời lẽ mạnh mẽ.
“Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc rút các hệ thống hỏa tiễn khỏi những cứ điểm đang tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và tái xác định rằng mọi quốc gia nên tránh giải quyết tranh chấp xuyên qua ép buộc hay đe dọa”. Bản tuyên bố của Ngũ Giác Đài viết.
Trước đây, Bộ Quốc phòng Mỹ tránh bình luận về một bản tin viết căn cứ vào tin tình báo của chính phủ nói rằng Trung Quốc đã bố trí các giàn hỏa tiền phòng không và hỏa tiễn chống tàu mặt nước trên các đảo nhân tạo Đá Chữ Thập, Đá Su-bi và Đá Vành Khăn từ Tháng Tư sang đầu Tháng Năm vừa qua.
Ba đảo vừa kể được gọi là nhóm “ba đảo lớn” vì chúng có cả phi đạo dài 3,000 mét và nhiều nhà chứa máy bay để các phi cơ quân sự lớn nhất của họ lên xuống hay cất giữ ở đó. Ngoài phi đạo và nhà chứa máy bay, trên các đảo này còn hàng chục tòa nhà cao tầng, các dàn radar, các hệ thống truyền tin, viễn thông.
Theo những gì được tiết lộ, Trung Quốc đã mang đến các đảo nhân tạo vừa kể các hệ thống hỏa tiễn chống hạm YJ-12B có tầm bắn từ 400km đến 500km, các hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm xa HQ-9B có tầm bắn đến 200km với khả năng tiêu diệt máy bay, máy bay không người lái và các hỏa tiễn địch bắn tới.
Tháng Bảy năm 2016, Tòa án Hòa giải Quốc Tế The Hague (Hòa Lan) ra phán quyết yêu sách chủ quyền “đường Lưỡi Bò” của Trung Quốc chiếm hơn 80% Biển Đông là vô giá trị sau khi Bắc Kinh bị chính phủ Philippines kiện. Dù vậy và dù là một thành viên ký công nhận Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) Bắc Kinh vẫn ngang ngạnh bác bỏ phán quyết và coi những đảo và bãi đá ngầm họ cướp của Việt Nam là của ông cố ông tổ nhà họ để lại từ ngàn xưa.
Với những tuyên bố người ta nghe thấy hay nhìn thấy những ngày gần đây, căng thẳng Biển Đông không có dấu hiệu giảm bớt. (TN)
Vụ cán bộ Nguyễn Văn Nhờ được cấp 24 nền nhà: Nguyên đơn tưới xăng lên người tại Thanh tra Chính phủ!
79 CSGT, TTGT ‘thở phào nhẹ nhõm khi tòa án tuyên “CHỈ CÓ ĐƯA HỐI LỘ BỊ XỬ, CÒN NHẬN THÌ KHÔNG”
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm vụ ‘băm nát’ đảo ngọc Phú Quốc!
Nghị ơi, bố mày nghỉ rồi, liệu có bị chúng nó cho ăn bùn ?