Vụ cướp đất lịch sử của Việt Nam: 41 năm bị bưng bít, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo vẫn không thể giải quyết!

Vụ cướp đất lịch sử của Việt Nam: 41 năm bị bưng bít, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo vẫn không thể giải quyết!

Vụ bà Lê Thị Hồng Phượng tưới xăng lên người giữa trụ sở Thanh tra Chính phủ làm cho nhiều cán bộ có tâm giật mình: Vì đâu một vụ cướp đất ngay tại TPHCM lại có thể được bưng bít trong suốt một thời gian dài đến 41 năm! Mà vụ này, đâu phải TW không quan tâm: 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo.

Trước giải phóng, gia đình bà Lê Thị Hồng Phượng sở hữu 16.000 m2 đất tại Bình Trị Đông, Bình Chánh. Do nằm ở vị trí đắc địa nên nằm 1974, gia đình bà san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị xây dựng dự án Khu thương xá. Đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, phần đất này được chính quyền mới tạm giữ nhưng không ra văn bản tịch thu hoặc cải tạo hoặc trưng thu sử dụng. Sau khi đất nước ổn định, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục khiếu nại đòi lại phần đất trên nhưng vụ việc này chưa được giải quyết dứt điểm. Thậm chí, chính quyền TP HCM hồi đó còn câu kết với nhau, lấy đất chia cho ông Nguyễn Văn Nhờ – nguyên lãnh đạo huyện Bình Chánh, hiện nay ông Nhờ đã mang khu đất này chia thành 24 phần đất nền. Hiện các căn nhà mặt tiền mà ông Nhờ cất trên đất chiếm của gia đình bà Phượng đang được cho thuê, mỗi năm thu nhiều tỷ đồng.

Tương tự, phần đất còn lại diện tích gần 10.000m2 cũng được TPHCM cho công ty Mitaco (doanh nghiệp cũng của UBND TPHCM) thuê không qua đấu giá chỉ với giá khoảng 5 triệu đồng/tháng. Chiếm đất trong tay, Mitaco đem cho thuê lại hưởng chênh lệch giá gần 200 lần!

Bà Phượng cho biết bà đã đấu tranh suốt 41 năm qua, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo nhưng vẫn không được giải quyết! Bần cùng đến mức bà Phượng phải mang dao vào đòi tự tử khi làm việc với cơ quan TTCP, thậm chí bà còn mang xăng đòi tự thiêu để mong được ban chút công đạo.

Sự việc sẽ mãi chìm trong im lặng nếu Nguyên Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín không bị khởi tố về việc tiếp tay cho nhóm lợi ích biến hàng loạt khu đất công vàng sang tư nhân. Sau khi y bị bắt thì hồ sơ về y trong vụ cướp đất chấn động mới bị bại lộ. Khi tên ông Tín còn tại vị, dù Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất rõ ràng, Thanh tra TPHCM lẫn TTCP đều vạch rõ từng sai phạm của Nguyễn Văn Nhờ và Nguyễn Hữu Tín cùng đồng bọn nhưng tất cả đều bị ém sạch.

Nguyễn Hữu Tín đứng về phe Nguyễn Văn Nhờ, bác sạch khiếu nại của dân oan. Thậm chí, ông Tín ác đến mức, khi bà Phượng được chính quyền cấp huyện trả lại 504m2 đất (trong tổng số 16.000m2 bị cướp) thì ngay kịp thời nẫng tay trên, thò tay ký vào quyết định giao đất này cho Nguyễn Văn Nhờ.

Bất nhân tới mức, khi gia đình bà Phượng vay mượn mua lại một cái nhà trên nền đất bị cướp thì Nguyễn Văn Nhờ và đàn em xông vào giật sập đuổi ra đường. Chuyện này ông Tín biết nhưng nhắm mắt làm nhơ cho Nguyễn Văn Nhờ. Bà Phượng càng kêu cứu, Trung ương càng chỉ đạo thì thuộc cấp của ông Tín càng lúc càng giàu.

Năm 2013, ông Tín thò bút máu lạnh lùng ký vào quyết định bác đơn. Để rồi hôm nay, sau lần chỉ đạo thứ 5 của ông Trương Hòa Bình và là lần thứ 6 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ra văn bản, tất cả đều lộ sáng: Không hề có chuyện chính quyền thu hồi đất của gia đình bà Phượng. Không hề có tịch thu, trưng thu. Không hề có quản lý. Chỉ là đám đối tượng nhảy xổ vào đuổi dân ra rồi đè lên tài sản ấy. Bây giờ mọi việc đã rõ, không biết tín và đám tham mưu sẽ bị xử lý như nào?

Lịch sử vẫn có những sai lầm mang tính chất lịch sử. Nhưng trong trường hợp cụ thể của gia đình bà Phượng, thì xuất hiện những kẻ lợi dụng sai lầm này để vơ vét cho đầy túi. Ông Tín rồi sẽ vào lò. Nhưng một mình y là chưa đủ.

(TH)

30 NĂM TÙ LÀ “SẢN PHẨM” VU OAN CỦA TƯỚNG VĨNH DÀNH CHO BẦU KIÊN !

MOTGIADINH.NET
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là người trực tiếp chỉ đạo điều tra, kết luận, báo cáo vượt cấp lên cấp trên để đưa ông Kiên ra tòa với 4 tội danh : kinh doanh tr….

Cuộc vận động của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Washington D.C.

Image may contain: 1 person, smiling, standing
Image may contain: 1 person, sitting, living room and indoor
Image may contain: 1 person, smiling, standing
Image may contain: 2 people, people smiling, people standing
Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting and indoor
+10
Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng.

Cuộc vận động của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Washington D.C. (16.11.2018)

Danlambao (cập nhật)

Những điểm trình bày của blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong cuộc vận động tại Washington DC

Ảnh 1&2: Mẹ Nấm trước buổi họp với văn phòng Thượng Nghị sĩ Marco Rubio.

Ảnh 3: Mẹ Nấm tiếp xúc với giới truyền thông tại Văn phòng báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Trong hai năm qua đã có hơn 20 người hoạt động bị kết án tại Việt Nam vì liên quan đến những hoạt động bảo vệ môi trường và lên án nhà máy sản xuất thép Formosa sau biến cố xả thải làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung. Chúng tôi tin rằng việc xả thải không phải là một tai nạn như chính phủ VN và Formosa công bố mà đây là một hành động cố tình bởi những công ty thầu dự án của Trung Quốc nhằm tiêu diệt môi trường và vô hiệu hoá những hoạt động của ngư dân VN trên vùng biển của VN mà TQ muốn tranh chấp chủ quyền.

Do đó, bên cạnh vấn nạn đàn áp nhân quyền, tự do dân chủ, người dân Việt Nam đối diện với hiểm hoạ môi trường mà phần lớn đến từ các công trình của Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng việc gia tăng kết án nặng nề những người hoạt động tại VN trong 2 năm qua đều do áp lực của Bắc Kinh lên Hà Nội.

Gần đây Dự luật Đặc Khu nhằm luật hóa việc cho thuê Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trong 99 năm là chủ trương dọn đường cho TQ vào khai thác và chiếm đóng 3 địa bàn chiến lược nằm tại 3 miền khác nhau ở VN. Đây là phiên bản thôn tính mà TQ đã áp dụng ở nhiều quốc gia khác.

Bên cạnh đó là Luật An Ninh Mạng đã được thông qua. Đạo luật này không phải chỉ để kiểm soát hay tấn công vào thành phần hoạt động nhân quyền mà sâu rộng hơn là để tạo khó khăn cho các công ty Hoa Kỳ từ đó thay thế các hệ thống mạng xã hội của các công ty này bằng các sản phẩm của TQ nhằm kiểm soát mọi hoạt động, dữ kiện trên internet của 90 triệu người dân VN.

Sự việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người trung thành tuyệt đối với Bắc Kinh trở thành Chủ tịch nước sau cái chết đầy mờ ám của ông Trần Đại Quang cũng sẽ làm Việt Nam lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc.

Từ đó, vấn nạn mà VN đối diện ngày hôm nay không chỉ giới hạn trong vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền mà còn là nguy cơ mất chủ quyền chính trị và độc lập quốc gia.

Những vấn đề này đan chặt với nhau vì chúng tôi tin rằng một trong những quyền con người quan trọng nhất là quyền công dân được lên tiếng nói, bày tỏ nguyện vọng của mình để bảo vệ an ninh của tổ quốc, trong đó có an toàn về môi trường và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngày 10 tháng 10 năm 2016 tôi bị bắt và sau đó bị tuyên án 10 năm tù cũng vì thể hiện quyền công dân trên. Sau tôi, hàng loạt các công dân VN khác cũng bị kết án nặng nề vì những hoạt động tương tự. Nhân dịp này, tôi xin kêu gọi sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ về tình trạng của bà Trần Thị Nga, một người phụ nữ với 2 con còn nhỏ đã bị bắt giam và kết án 9 năm tù giam vì những hoạt động bảo vệ môi trường, phản đối hoạt động của Formosa. Tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho chúng tôi tranh đấu đòi tự do cho bà Trần Thị Nga.

Chúng tôi tin rằng chính sách đối đầu với Trung Quốc của Hoa Kỳ là cần thiết và có lợi cho đất nước và người dân Mỹ. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng sự quan tâm của Hoa Kỳ tại biển Đông, ngăn chận sự bành trướng trái phép của Trung Quốc cũng đem lại những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền của người dân VN tại vùng biển này. Từ đó, chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hãy xem 90 triệu người dân Việt Nam và cộng đồng người Việt Quốc gia tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ là những đồng minh, là đối tác cần được quan tâm trong những chính sách, thương thảo và ký kết với chính phủ Việt Nam.

Mời các bạn xem thêm thông tin trên Dân Làm Báo.
https://danlambaovn.blogspot.com/…/cuoc-van-ong-cua-me-nam-…

BÀN VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN Ở VN

Christina Lê

BÀN VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN Ở VN

Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay như một đám lục bình chỉ nổi bập bềnh trên mặt nước. Sự tồn tại của nó chỉ dựa vào sự trung thành của công an. Do đó, một mặt, đảng cộng sản đưa ra sự khuyến dụ đối với công an: “Còn đảng, còn mình”; mặt khác, họ ngoảnh mặt làm ngơ trước hai tệ nạn do công an gây ra: tham nhũng và trấn áp dân chúng một cách dã man.

Trước đây, trên thế giới, có 15 quốc gia chính thức theo chủ nghĩa cộng sản và 11 quốc gia tự nhận là cộng sản hoặc theo khuynh hướng cộng sản. Mười lăm quốc gia ở trên là: Albania, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức, Hungary, Mông Cổ, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Yugoslavia, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam. Mười một quốc gia ở dưới là: Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Mozambique, Zimbabwe, Grenada, Nicaragua, Campuchia, Afghanistan và Nam Yemen. Tổng cộng, từ hai bảng danh sách ấy, có cả thảy 26 nước cộng sản hoặc có khuynh hướng theo cộng sản. Từ đầu thập niên 1990, tất cả các chế độ cộng sản ấy đều lần lượt sụp đổ. Hiện nay, trên cả thế giới, chỉ còn năm nước mang nhãn hiệu cộng sản: Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam.

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chủ nghĩa cộng sản ở năm quốc gia này sẽ sụp đổ sớm. Trong năm nước, có ba nước có quan hệ chặt chẽ với nhau: Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Có lẽ Lào chỉ thay đổi được thể chế chính trị nếu, trước đó, Việt Nam cũng thay đổi; và Việt Nam có lẽ chỉ thay đổi nếu trước đó Trung Quốc cũng thay đổi. Như vậy, quốc gia có khả năng châm ngòi cho bất cứ sự thay đổi lớn lao nào là Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc và Việt Nam chưa thay đổi và chưa từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, giới nghiên cứu cũng phát hiện những dấu hiệu suy tàn âm thầm của chủ nghĩa cộng sản bên trong hai quốc gia này.

Ở đây, tôi chỉ tập trung vào Việt Nam.

Nhìn bề ngoài, chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn mạnh. Hai lực lượng nòng cốt nhất vẫn bảo vệ nó: công an và quân đội. Dân chúng khắp nơi bất mãn nhưng bất mãn nhất là nông dân, những người bị cướp đất hoặc quá nghèo khổ. Có điều nông dân chưa bao giờ đóng được vai trò gì trong các cuộc cách mạng dân chủ cả. Họ có thể thành công trong một số cuộc nổi dậy nhưng chỉ với một điều kiện: được lãnh đạo. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, chưa có một tổ chức đối kháng nào ra đời, hy vọng nông dân làm được gì to lớn chỉ là một con số không. Ở thành thị, một số thanh niên và trí thức bắt đầu lên tiếng phê phán chính phủ nhưng, một, số này chưa đông; và hai, còn rất phân tán. Nói chung, trước mắt, đảng Cộng sản vẫn chưa gặp một sự nguy hiểm nào thật lớn.

Thế nhưng, nhìn sâu vào bên trong, chúng ta sẽ thấy quá trình mục rữa của chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng lớn. Như một căn bệnh ung thư bên trong một dáng người ngỡ chừng còn khỏe mạnh.

Sự mục rữa quan trọng nhất là về ý thức hệ.

Khác với tất cả các hình thức độc tài khác, chủ nghĩa cộng sản là một thứ độc tài có… lý thuyết, gắn liền với một ý thức hệ được xây dựng một cách có hệ thống và đầy vẻ khoa học. Thật ra, chủ nghĩa phát xít cũng có lý thuyết, chủ yếu dựa trên sức mạnh và tinh thần quốc gia, nhưng không phát triển thành một hệ thống chặt chẽ và có ảnh hưởng sâu rộng như chủ nghĩa cộng sản. Còn các chế độ độc tài ở Trung Đông chủ yếu gắn liền với tôn giáo cộng với truyền thống quân chủ kéo dài (thường được gọi là độc tài quốc vương, sultanistic authoritarianism) hơn là lý thuyết. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh: các chế độ cộng sản không thể tồn tại nếu không có nền tảng ý thức hệ đằng sau.

Ý thức hệ cộng sản một thời được xem là rất quyến rũ vì nó bao gồm cả hai kích thước: quốc gia và quốc tế. Ở bình diện quốc gia, nó hứa hẹn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân; ở bình diện quốc tế, nó hứa hẹn giải phóng giai cấp vô sản và tạo nên sự bình đẳng và thịnh vượng chung cho toàn nhân loại. Ở bình diện thứ hai, chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với một ước mơ không tưởng, rất gần với tôn giáo; ở bình diện thứ nhất, đối lập với chủ nghĩa thực dân, nó rất gần với chủ nghĩa quốc gia. Trên thực tế, hầu hết các nước cộng sản trước đây đều cổ vũ và khai thác tối đa tinh thần quốc gia trong cả quá trình giành chính quyền lẫn quá trình duy trí chế độ. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia dễ thấy nhất là ở các nước thuộc địa và cựu thuộc địa như Việt Nam.

Sau năm 1991, tức sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ý thức hệ cộng sản cũng bị phá sản theo. Thực trạng nghèo đói, bất công và áp bức dưới các chế độ cộng sản ấy đều bị vạch trần và phơi bày trước công luận. Sự hứa hẹn về một thiên đường trong tương lai không còn được ai tin nữa. Tính hệ thống trong chủ nghĩa Marx-Lenin cũng bị đổ vỡ. Nền tảng ý thức hệ của các chế độ cộng sản bị tan rã tạo thành một khoảng trống dưới chân chế độ.

Để khỏa lấp cái khoảng trống ấy, Trung Quốc sử dụng hai sự thay thế: chủ nghĩa Mao và Nho giáo (trong chủ trương tạo nên một xã hội hài hòa, dựa trên lòng trung thành). Việt Nam, vốn luôn luôn bắt chước Trung Quốc, không thể đi theo con đường ấy. Lý do đơn giản: Đề cao chủ nghĩa Mao là một điều nguy hiểm cả về phương diện đối nội lẫn đối ngoại; còn với Nho giáo, một là Việt Nam không am hiểu sâu; hai là, nó đầy vẻ… Tàu, rất dễ gây phản cảm trong quần chúng. Bế tắc, Việt Nam bèn tạo nên cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng ông Hồ Chí Minh lại không phải là một nhà lý thuyết. Ông chỉ là một người hành động. Ông viết nhiều, nhưng tất cả đều rất thô phác và đơn giản. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay, cũng không có một người nào giỏi lý thuyết để từ những phát biểu sơ sài của Hồ Chí Minh xây dựng thành một hệ thống sâu sắc đủ để thuyết phục mọi người. Thành ra, cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn không trám được khoảng trống do sự sụp đổ của ý thức hệ Marx-Lenin gây ra. So với Trung Quốc, khoảng trống này ở Việt Nam lớn hơn gấp bội.

Mất ý thức hệ cộng sản, chính quyền Việt Nam chỉ còn đứng trên một chân: chủ nghĩa quốc gia.

Nhưng cái chân này cũng rất èo uột nếu không muốn nói là đã lung lay, thậm chí, gãy đổ.

Trên nguyên tắc, Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước rất cao. Bao nhiêu chế độ ra đời từ giữa thế kỷ 20 đến nay đều muốn khai thác và tận dụng lòng yêu nước ấy. Tuy nhiên, với chế độ cộng sản hiện nay, việc khai thác vốn tài sản này gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là lòng yêu nước bao giờ cũng gắn liền với sự căm thù. Không ai có thể thấy rõ được lòng yêu nước trừ phi đối diện với một kẻ thù nào đó của đất nước. Hai kẻ thù chính của Việt Nam, trong lịch sử mấy ngàn năm, là Trung Quốc; và gần đây nhất, là Mỹ. Nhưng Việt Nam lại không dám nói quá nhiều về hai kẻ thù này. Với Mỹ, họ cần cả về phương diện kinh tế lẫn phương diện chiến lược. Đề cao truyền thống chống Mỹ, do đó, là điều rất nguy hiểm. Đề cao truyền thống chống Trung Quốc lại càng nguy hiểm hơn: Trung Quốc có thể đánh hoặc ít nhất đe dọa VIệt Nam bất cứ lúc nào.

Bởi vậy, Việt Nam, một mặt, phải hạ giọng khi nói về truyền thống chống Mỹ và phải né tránh việc nhắc nhở đến truyền thống chống Trung Quốc. Hai hành động này có lợi về phương diện đối ngoại nhưng lại có tác hại nghiêm trọng về phương diện đối nội: chính quyền hiện ra, dưới mắt dân chúng, như những kẻ hèn, hèn nhát và hèn hạ. Từ một chế độ được xây dựng trên thành tích chống ngoại xâm, chế độ cộng sản tại Việt Nam lại bị xem như những kẻ bán nước, hoặc bán nước dần dần bằng cách hết nhượng bộ điều này sang nhượng bộ điều khác trước sự uy hiếp của Trung Quốc.

Trước sự sụp đổ của cả hai nền móng, ý thức hệ cộng sản và chủ nghĩa quốc gia, đảng Cộng sản Việt Nam bèn chuyển sang một nền tảng khác: kinh tế với phương châm ổn định và phát triển. Nội dung chính của phương châm này là: Điều cần nhất đối với Việt Nam hiện nay là phát triển để theo kịp các quốc gia khác trong khu vực cũng như, một cách gián tiếp (không được nói công khai), đủ sức để đương đầu với Trung Quốc. Nhưng để phát triển, cần nhất là phải ổn định về chính trị, nghĩa là sẽ không có thay đổi về thể chế và cũng không chấp nhận đa đảng.

Phương châm ấy, thật ra, là một sự bịp bợm: Nó chuyển vấn đề từ chính trị sang kinh tế với lý luận: nếu vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là vấn đề kinh tế thì mọi biện pháp sửa đổi sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Với lập luận này, chính quyền có thể trì hoãn mọi yêu cầu cải cách chính trị.

Tuy nhiên, nó hoàn toàn không thuyết phục, bởi, ai cũng thấy, lãnh vực kinh tế là mặt mạnh nhất của chủ nghĩa tư bản và cũng là mặt yếu nhất của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Tất cả các quốc gia dân chủ ở Tây phương đều có hai đặc điểm nổi bật: về chính trị, rất ổn định và hai, về kinh tế, rất phát triển. Ở Việt Nam, người ta cố thu hẹp phạm vi so sánh: các cơ quan truyền thông chính thống chủ yếu tập trung vào các nước Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan với một thông điệp chính: đa đảng như Thái Lan thì lúc nào cũng bị khủng hoảng. Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: Một, dù liên tục khủng hoảng về chính trị, nền kinh tế của Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển, hơn hẳn Việt Nam; hai, ngày nay, do xu hướng toàn cầu hóa, tầm nhìn của dân chúng rộng rãi hơn nhiều; chính quyền không thể thu hẹp mãi tầm nhìn của họ vào tấm gương của Thái Lan được.

Về phương diện lý luận, chiêu bài ổn định và phát triển, do đó, không đứng vững. Về phương diện thực tế, những sự phá sản của các đại công ty quốc doanh và đặc biệt, khối nợ nần chồng chất của Việt Nam khiến dân chúng càng ngày càng thấy rõ vấn đề: các chính sách kinh tế của Việt Nam không hứa hẹn một sự phát triển nào cả, nếu không muốn nói, ngược lại, chỉ lún sâu vào chỗ bế tắc.

Thành ra, có thể nói, tất cả các nền tảng chế độ cộng sản Việt Nam muốn nương tựa, từ chủ nghĩa Marx-Lenin đến chủ nghĩa quốc gia và lập luận ổn định để phát triển, đều lần lượt sụp đổ. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay như một đám lục bình chỉ nổi bập bềnh trên mặt nước. Sự tồn tại của nó chỉ dựa vào sự trung thành của công an. Do đó, một mặt, đảng cộng sản đưa ra sự khuyến dụ đối với công an: “Còn đảng, còn mình”; mặt khác, họ ngoảnh mặt làm ngơ trước hai tệ nạn do công an gây ra: tham nhũng và trấn áp dân chúng một cách dã man. Nhưng chính sách này chỉ càng ngày càng biến công an thành một đám kiêu binh và càng ngày càng đẩy công an cũng như chính quyền trở thành xa lạ với dân chúng. Sự xa lạ này càng kéo dài và càng trầm trọng, đến một lúc nào đó, trở thành đối nghịch với quần chúng.

Một nhà nước được xây dựng trên một đám kiêu binh, trong thời đại ngày nay, không hứa hẹn bất cứ một tương lai nào cả.

(Nguyễn Hưng Quốc)

CUBA ĐÃ TỰ DIỄN BIẾN!

Thuong Phan and Quang Ke Nguyen shared a post.
Image may contain: one or more people and outdoor

Lan LeFollow

CUBA ĐÃ TỰ DIỄN BIẾN!

Hôm qua quốc hội Cuba đã thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp, trong đó xóa bỏ từ “cộng sản” ra khỏi hình thức nhà nước Cuba, thêm vào đó quyền sở hữu tư nhân thiêng liêng. Hiến pháp mới sẽ đc chính người dân Cuba trực tiếp bỏ phiếu thông qua vào tháng 2/2019 tới (chứ ko phải các nghị gật!).

Xin chúc mừng người dân Cuba đã thức tỉnh! Nhờ các bạn đánh thức tiếp ông bạn ruột bên kia bán cầu của các bạn nhé!

FB NG Tuấn Anh

Ảnh : Uong Thanh Ngoc

Nhiều nghi phạm trong vụ đánh bạc nghìn tỷ đã trốn ra nước ngoài

Nhiều nghi phạm trong vụ đánh bạc nghìn tỷ đã trốn ra nước ngoài

Trong phiên tòa ngày 15 tháng 11 xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ trên mạng, nhiều bị can được xác định phạm tội trong cáo trạng không có mặt vì đã kịp bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị bắt.

Theo Tiền Phong, những người bỏ trốn hiện bị truy nã toàn quốc và yêu cầu truy nã quốc tế gồm có ông Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn, Lê Văn Kiên, và Hoàng Đại Dương. Những người này được nhận xét là cánh tay đắc lực cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip/Tipclup, 23Zdo, Zon/Pen của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam.

Vụ án đánh bạc trên mạng lên đến hàng ngàn tỷ đồng hiện đang được xét xử tại tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ với 92 bị cáo. Trong số các bị cáo có hai cựu tướng công an là cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, và cựu Thiếu tướng Nguyễn Văn Hóa, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An. Hai viên cựu tướng này bị cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ Luật Hình sự 2015. Nếu bị kết tội, mỗi người có thẻ đối mặt với án từ cao nhất đến 10 năm.

Pence: expect ‘cold war’ if China doesn’t concede on trade, security

Thang Chu
Phó Tổng Thống Pence: chờ “chiến tranh lạnh” nếu Trung Cộng không xuống nước về thương mại, bảo an.

Pence nói kinh tế Mỹ đủ mạnh để chịu đựng cuộc thương chiến, trong khi Trung Cộng kinh tế đang lung lay.

Ngoài ra, cuộc chiến biển Đông rất có thể bùng nổ sau khi Mỹ đã dàn quân vây các đảo Trường Sa, nếu Trung Cộng không chịu tháo bỏ các hỏa tiễn Trường Sa.

VN thông qua luật mới, quy định thông tin sức khỏe lãnh đạo thuộc diện ‘bí mật nhà nước’

Hung Le shared a post

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước hôm 15/11 với 91,55% đại biểu tán thành, trong đó, thông tin sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước được xem là một trong những bí mật nhà nước cần được bảo vệ.

Theo tường thuật của truyền thông trong nước, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước bao gồm 5 chương, 28 điều, quy định về những thông tin thuộc phạm vi “bí mật Nhà nước”, mà nếu bị lộ có thể gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Các thông tin bí mật, theo Luật mới, bao gồm trong nhiều lĩnh vực như: Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; Hoạt động của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội; Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển báo chí, xuất bản, in, phát hành, bưu chính, viễn thông và Internet, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng…

Ngoài ra, thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng được quy định thuộc vào diện bí mật Nhà nước.

Về cấp độ mật, Luật mới thông qua phân loại bí mật Nhà nước thành 3 cấp độ: Tuyệt mật, tối mật và mật. Trong đó, cấp độ tuyệt mật bao gồm các bí mật liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại.

Mức độ tối mật và mật bao gồm các bí mật liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước.

Thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước mức độ tuyệt mật là 30 năm, với mức độ tối mật là 20 năm và mức độ mật là 10 năm.

Luật cũng cấm các hành vi làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật Nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật; truyền, đưa bí mật Nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu; đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông…

Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020.

Kỹ sư tố cáo sai phạm bị đánh lún sọ

Kỹ sư tố cáo sai phạm bị đánh lún sọ

Công an thành phố Quảng Ngãi vừa ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích để điều tra sự việc một kỹ sư bị hành hung đến lún sọ, sau khi tố cáo những sai phạm trong dự án xa lộ Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Các nguồn tin trên mạng cho biết, kỹ sư Lê Trọng Danh đã viết đơn gửi đến Bộ Giao thông Vận tải CSVN để tố cáo sai phạm của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xa lộ Việt Nam (VEC) trong dự án xa lộ trị giá tổng cộng khoảng 35,000 tỷ đồng, tương gần 1.56 tỷ Mỹ kim. Ông Danh là thành viên ban quản trị gói thầu A3 của dự án này. Những sai phạm trong đơn tố cáo của kỹ sư Danh bao gồm: chỉ định thầu sai luật, trù dập nhân viên và có dấu hiệu tham nhũng.

Truyền thông trong nước dẫn lời kỹ sư Danh cho biết, ông và gia đình thường xuyên bị đe dọa tính mạng kể từ khi viết đơn tố cáo. Vào ngày 18 tháng 6 năm nay, những kẻ âm mưu hãm hại kỹ sư Danh đã giàn dựng một vụ đánh ghen tại một khách sạn ở thành phố Quảng Ngãi. Trong vụ tấn công này, kỹ sư Danh bị đánh đến lún sọ và phải vào bệnh viện cấp cứu. Trong khi tính mạng ông lâm nguy, ngay trong ngày hôm sau những kẻ lạ mặt đã nhắn tin qua điện thoại tiếp tục đe dọa và yêu cầu ông rút đơn tố cáo.

Xa lộ Đà Nẵng – Quảng Ngãi được đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng nay đã xuất hiện nhiều chỗ lún sụt, ổ gà, ổ trâu, khiến công luận chất vấn về phẩm chất công trình.

SBTN.TV
Công an thành phố Quảng Ngãi vừa ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích để điều tra sự việc một kỹ sư bị hành