Trung Quốc trình danh sách nhượng bộ Mỹ, truyền thông nhà nước im lặng

Nhật báo Apple Hồng Kông có nhận định, ĐCSTQ chịu cúi đầu trước Mỹ để đệ trình danh sách nhượng bộ và phương án cải cách thương mại nhằm tìm kiếm sự đồng ý đối thủ, đây là vấn đề cực kỳ hiếm hoi trong lịch sử của ĐCSTQ nói riêng cũng như lịch sử ngoại giao quốc tế nói chung, là điều vô cùng khôi hài; không biết ĐCSTQ phải giải thích với dân chúng thế nào. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hoàn toàn không đưa tin này, cho thấy bản chất cố hữu của kiểu tư duy làm việc không minh bạch.

NHỮNG CON NGƯỜI THỐNG KHỔ

Thuong Phan shared a post.

NHỮNG CON NGƯỜI THỐNG KHỔ

Vậy mà có một vị là đại biểu quốc hội là thạc sỹ luật với tên Ngọ Duy Hiểu phát biểu rằng nếu thành lập công đoàn độc lập (theo điều kiện gia nhập TPP) thì sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn và trở thành hoạt động chính trị trá hình ảnh hưởng đến công nhân.

Vậy thử hỏi mấy cái tổ chức công đoàn ở đâu khi mà trong nhiều năm nay với liên tiếp các sự kiện lớn xảy ra trên diện rộng với công nhân trên cả nước: có nơi hàng chục ngàn công nhân biểu tình vì bị nợ lương, chậm lương; có nơi hàng ngàn người lao động phải đình công vì bị ngược đãi với các điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm cũng như phúc lợi rất thấp; có nơi hàng ngàn công nhân bỏ việc phản đối vì người sử dụng lao động không đáp ứng được các định mức sinh hoạt tối thiểu nhất để hồi phục thể trí lực trong thời gian dài, bị nợ bảo hiểm, bị đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc cứ thế bị sa thải sau khi đã bóc lột sức lao động bằng cách tăng ca, điều động, chuyển việc không phù hợp với họ…không thể nào kể xiết những tình trạng khó khăn, khổ cực nhưng không biết nương nhờ vào đâu để đòi lại quyền lợi chính đáng, hợp pháp hay làm sao để bảo vệ được mình trước những hành xử rất tệ bạc từ những doanh nghiệp vô lương.

Giai cấp nòng cốt của đảng đang bị đối xử ngày càng tồi tệ và bị ngược đãi một cách thản nhiên và trắng trợn từ các tầng lớp “chủ” chỉ còn biết tới chiếc túi tham của chúng. Vậy nhưng có một kẻ là thạc sỹ luật và mang danh là nghị sỹ nhưng lại không thể hiện cái hiểu biết cơ bản tối thiểu và đại diện tâm trí cho những cử tri là tầng lớp người lao động nghèo khó và cực khổ đủ đường trong cuộc sống mưu sinh đang ngày đêm đổ mồ hôi sôi nước mắt đóng thuế mà trả lương cho ông ta.

Công nhân bây giờ chỉ còn duy nhất một lựa chọn là đình công và biểu tình như là một phương cách cuối cùng để bày tỏ và phản kháng cho những nỗi thống khổ về một thân phận dưới đáy cùng xã hội của mình.

Đừng đổ tại thiên nhiên

Hư hại do lũ quét ở phường Phước Đồng, Nha Trang hôm 18/11/2018

Đừng đổ tại thiên nhiên

RFA

Nguyễn Lân Thắng
2018-11-19

Mưa thì có thể lúc to lúc nhỏ, nhưng cả ngàn đời nay mưa vẫn rơi. Xin hỏi một trăm năm trước, một ngàn năm trước, có bao giờ Nha Trang phải chịu cảnh lụt lội và lở đất kinh hoàng như thế này không?

Mấy tháng trước tôi đã từng có bài viết NHA TRANG RỒI SẼ RA SAO để cảnh báo về vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị ở đây. Hôm qua chúng ta phải chứng kiến thảm hoạ kinh hoàng do lụt lội và lở đất tại Nha Trang – Khánh Hoà. 13 người chết do lở đất và lụt lội. Quốc lộ 1 và đường sắt quốc gia bị chia cắt bởi lũ lớn. Đoàn giáo viên cùng cán bộ nhân viên một trường mẫu giáo tại Đắk Lắk nhân ngày 20/11 đi du lịch Nha Trang gặp lở đất, 5 người thương vong…

Phát biểu với báo Zing, Phó chủ tịch TP Nha Trang, nói: “Đến bây giờ chúng tôi vẫn bất ngờ trước thiệt hại về người sau các vụ lở đất, vì những nơi sạt lở hôm nay không nằm trong dự báo của thành phố”… Xin thưa với ông rằng, có bất ngờ gì đâu ạ? Trước bài viết của tôi, còn có nhiều bài viết của các chuyên gia về quy hoạch, san nền, giao thông, thuỷ lợi… đã cảnh báo về vấn nạn trong việc xây dựng và phát triển đô thị tràn lan ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ là lời cảnh báo, có rất nhiều nơi như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… đã phải chịu thảm hoạ do việc san nền bừa bãi để xây dựng nhà cửa. Nha Trang chỉ là nơi tiếp theo xảy ra sự việc thương tâm này bởi những gì con người đã tác động thiên nhiên trong quá khứ mà thôi.

Mưa thì có thể lúc to lúc nhỏ, nhưng cả ngàn đời nay mưa vẫn rơi. Xin hỏi một trăm năm trước, một ngàn năm trước, có bao giờ Nha Trang phải chịu cảnh lụt lội và lở đất kinh hoàng như thế này không?

Nói đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói rất nổi tiếng: “Nếu bạn bắn súng ngắn vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn súng thần công vào bạn” (“If you fire at the past from a pistol, The future will shoot back from a cannon.”). Mưa thì có thể lúc to lúc nhỏ, nhưng cả ngàn đời nay mưa vẫn rơi. Xin hỏi một trăm năm trước, một ngàn năm trước, có bao giờ Nha Trang phải chịu cảnh lụt lội và lở đất kinh hoàng như thế này không? Tất cả những thảm hoạ hiện nay mà Nha Trang cũng như nhiều nơi khác phải gánh chịu mỗi khi mưa lớn, là do sự yếu kém trong công tác quy hoạch và quản lý phát triển xây dựng đô thị mà thôi.

Để lập một đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, người ta trước hết phải khảo sát các số liệu về địa chất, thuỷ văn, môi trường, kinh tế, dân cư.v.v… Sau đó kiến trúc sư sẽ phải phối hợp với các kỹ sư chuyên ngành về san nền, giao thông, thuỷ lợi, môi trường, kinh tế… để tính toán phác thảo nên những nét chính của đồ án. Không chỉ một, mà phải có nhiều phương án thiết kế được đưa ra bàn thảo. Đường làm ở đâu? Cống làm ở đâu? Nhà xây chỗ nào? Cấp nước và thoát nước ra sao? Xử lý rác thải, nước thải như thế nào? Thế rồi khi các phương án đưa ra, người ta phải cân nhắc để lựa chọn ra phương án tối ưu, cân bằng giữa các yếu tố nhất. Nhưng có một yếu tố không thể đánh đổi, đấy là con người. Một đồ án quy hoạch xây dựng tử tế thì dù có phải mang sứ mệnh chính trị to tát đến đâu, cũng không thể hi sinh con người vào các mục tiêu khác. Con người, với vai trò vừa là chủ thể kiến tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng các thành quả của quy hoạch xây dựng phải được tôn trọng. Rất tiếc là nhiều khi các ý kiến phản biện của người có chuyên môn dù rất tốt, nhưng không được tôn trọng, bị các vị quan chức có quyền quyết định phủ quyết, và những đồ án xây dựng được thông qua chỉ vì những mong muốn chính trị chứ không phải vì nhân dân.

Ngay khi tôi đề cập lại vấn đề này trên Facebook nhân chuyện mưa lũ ở Nha Trang, có bạn đọc vào bình luận như thế này:

Hoàng Văn Trương: “Dân đi khỏi nơi sinh sống do phải nhường đất vàng cho tụi đại gia với giá rẻ , họ làm nghề biển là chính nên mới tái định cư khu vực cảng Bình Tân . Chính quyền phá núi lấy đất tái định cư vô tội vạ nên mới thành ra như dậy khổ lắm anh ơi !”

Tin nhắn của một người đọc viết cho blogger
Tin nhắn của một người đọc viết cho blogger Blog Nguyễn Lân Thắng

Lưu Xuyên Phong: “Tôi ở Nha Trang mà hằng ngày còn phải kinh ngạc trước sự tàn phá thiên để lấy đất làm dự án của thành phố. Lấp đầm san đìa, phá núi, lấp biển, tàn phá môi sinh không biết bao nhiêu mà kể. Cuối cùng cũng chỉ để thỏa mãn lòng tham của quan chức. Người dân sống ở thành phố ngày càng phải chấp nhận sống chung với kẹt xẹ khói bụi từ công trình xây dựng và phương tiện giao thông. Mưa lũ thì càng ngày càng nặng, thành phố thì trước mặt là biển, sau lưng là sông mà mưa chút là ngập. Nói Nha Trang chán sống như ngày nay thì một phần là do thiên tai, còn 9 phần là do sự tham lam cộng với ngu dốt của những kẻ quy hoạch nên thành phố.”

Tin nhắn của một người đọc viết cho blogger
Tin nhắn của một người đọc viết cho blogger Blog Nguyễn Lân Thắng

Đó, ý kiến của người dân đó. Không phải dân không biết đâu. Chẳng qua họ chưa thể làm gì một lũ ngu dốt khốn nạn ngồi lên đầu dân bao lâu nay! Vậy nên, tôi tha thiết kêu gọi các nhà báo, các nhà khoa học, đặc biệt là giới kiến trúc sư quy hoạch, xin các vị hãy lên tiếng, hãy vạch trần sự việc này. Đừng để những kẻ ngu dốt tiếp tục tàn phá đất nước rồi đổ tại mẹ thiên nhiên của chúng ta./.

* Bài viết không thể hiện quan điểm 

 Ai đã giết 13 người dân Nha Trang?

Hoa Kim Ngo is with Lâm Ái and Anhhong Laithi.

 Ai đã giết 13 người dân Nha Trang?

Hà Phan

Hàng chục năm qua, chưa bao giờ Nha Trang lại thiệt mạng nhiều đến như thế chỉ vì một trận mưa lũ, dù rất to nhưng k phải là lịch sử hay quá kinh hoàng! 

Ít nhất 13 người đã ra đi và hàng chục người bị thương, chưa kể số bị vùi lấp đang tìm kiếm. 

Người ta lại đổ cho thiên tai nhưng những người Nha Trang như tôi biết rõ là do nhân tai. Còn gì trớ trêu bằng một TP biển nhưng những con đường ven biển cũng chìm trong nước!?

Khu vực nhiều người bỏ mạng nhất là Phước Đồng, nơi họ đã cho phép hoặc ngó lơ để san phẳng những quả đồi, bạt các ngọn núi và lởm chởm đất đá có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào nếu bị xói lở mạnh như trận mưa hôm qua.

Hàng loạt khu dân cư có phép lẫn tự phát mọc lên bất chấp hạ tầng, an toàn và núi đồi ngay sau lưng cùng tai họa chực chờ giáng xuống.

Nhìn những anh lính tay không bới từng viên gạch trong đống đổ nát để cứu nạm, tìm người vì xe cơ giới không vào được mới thấy mạng người chông chênh đến mức nào, họ phải sống ở nơi mà tai họa xảy ra, hầu như k có đường thoát.

Ở tổ 1 Hòa Tây, P. Vĩnh Hòa, 3 người chết vì hồ chứa nước nhân tạo của Khu dân cư nhà ở cao cấp Hoàng Phú được cho xây ngay trên đầu vỡ tung, tràn xuống xóa sổ cả cụm dân phía dưới.

Còn ngay trong Thành Phố, cao ốc được phép xây vô tội vạ trong khi hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước chẳng cải thiện hay không được chú trọng nhiều và từng khu bị ngập cục bộ như hồ chứa nước. Đường xuống biển và dọc theo đường Trần Phú, cao ốc hàng chục tầng đã án ngữ hầu như toàn bộ trong khi nước lại bị bít đường thoát ra biển!

Kẻ đã “ giết” hàng chục người dân vô tội, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh đau thương mất mát, màn trời chiếu đất và hệ lụy sẽ còn kéo dài, hậu quả khôn lường không ai khác là những người “ vẽ” quy hoạch chỉ với mục tiêu làm sao thu lợi nhiều nhất.

Đó còn là những vị ngó lơ hay vì lợi lộc nào đó để những khu dân cư tự phát mọc tràn lan, khu dân cư có phép, không đảm bảo an toàn hoặc bất chấp quy định bỏ qua những biện pháp tối thiểu.

Nếu họ có lương tâm và trách nhiệm hơn, nếu họ cũng kiếm ăn nhưng vừa phải thì đồng hương tôi đã không phải bỏ mạng nhiều như thế trong ngày hôm qua, ngày 18/11.

Họ phải bị lôi ra và trừng trị, chứ không thể để mãi, cảnh khi tai ương xảy ra,  người dân thấp cổ bé họng cũng lãnh đủ, còn thủ phạm lại rung đùi yên ấm trong những ngôi nhà cao cửa rộng ở nơi an toàn, an ninh nhất.

* Hình này chị Lâm Ái chụp tại nhà em gái chị ở Nha Trang.

Image may contain: table and indoor
Image may contain: indoor
Image may contain: outdoor and indoor
Image may contain: indoor
Image may contain: people sitting, table and indoor

Trụ sở đường dây đánh bạc có phòng làm việc của Cục trưởng C50

About this website

TUOITRE.VN
TTO – Nguyễn Văn Dương khai nhiều về mối quan hệ với cựu cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) Nguyễn Thanh Hóa. Ông Hóa là người hợp tác với Dương từ giai đoạn đầu thành lập Công ty CNC, ‘bảo kê’ game bà…

Bộ Công thương thừa nhận tình trạng tro xỉ ở Nhiệt điện Vĩnh Tân

  • Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng chính phủ, thừa nhận tình trạng tro xỉ gây ô nhiễm và dự kiến quá tải của các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

    Bộ Công thương xác nhận vị trí bãi tro, xỉ nằm gần đường quốc lộ và vận chuyển bằng ô tô nên ‘tiềm ẩn rủi ro’ gây bụi bởi gió biển và phát tán tiếng ồn.

11 tháng, 11 nạn nhân chết bất thường trong tay công an CSVN

 

11 tháng, 11 nạn nhân chết bất thường trong tay công an CSVN

Bà Huỳnh Thị Nhung chết với các vết đâm ở cổ ngày 13 Tháng Mười, 2018. Thân nhân không tin bà tự tử ở công an thị trấn Ninh Hòa. (Hình: FB Hoàng Khương)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ít nhất 11 nạn nhân chết bất thường trong tay công an CSVN dù chỉ bị bắt tạm giữ tạm giam vài giờ hay vài ngày trong 11 tháng của năm 2018.

Vào thời gian chế độ Hà Nội phải giải trình về thi hành các điều khoản của Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn và đối xử bạo ngược mà họ đã ký cam kết thi hành từ năm 2013, có thêm một người chết bất thường dù mới bị bắt tạm giam ở tỉnh Đắk Nông. Nạn nhân bị vu cho là “tự tử,” một cách giải thích quen thuộc để chối tội tra tấn chết người của công an CSVN.

Không thấy VietNamNet cho biết nạn nhân bị bắt bao giờ và chết bao giờ, nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, địa chỉ cư trú mà chỉ nói nghi can “được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại nhà tạm giữ.” Nguồn tin viết thêm rằng “Khám nghiệm dấu hiệu bên ngoài cho thấy nghi can thắt cổ tự tử bằng mền đơn của nhà tạm giữ. Lãnh đạo Công An tỉnh Đắk Nông đã xác nhận thông tin trên và cho biết cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.”

Tại Việt Nam, trong chế độ độc tài đảng trị, không hề có một cuộc điều tra độc lập và khám nghiệm pháp y độc lập để tìm nguyên nhân thực cái chết của nghi can buôn bán ma túy bị công an huyện Đăk R’lấp bắt giam mà VietNamNet đưa tin. Theo cung cách này, vụ việc sẽ bị cho chìm xuồng nhanh chóng. Sự oan khuất sẽ theo nạn nhân về bên kia thế giới.

Nếu kể từ đầu năm 2018 đến nay, ít nhất đã có 11 nạn nhân chết trong tay Công An CSVN chỉ sau một vài giờ hay một vài ngày bị bắt giữ điều tra từ một cáo buộc nào đó. Tháng trước, hai nạn nhân đã chết trong tay Công an ở Sài Gòn và ở tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 17 Tháng Mười, 2018, Công An Quận 11 ở Sài Gòn bắt giam Châu Dung Thành (35 tuổi, ngụ quận 11), nghi can “cướp giật tài sản.” Khoảng 12 tiếng đồng hồ sau, ông Thành chết trong Trại Tạm Giam. Theo kết quả giám định pháp y, ông ta chết do “phù phổi cấp” nhưng cũng thấy gãy 3 xương sườn cùng những thương tích khác, chứng tỏ công an điều tra của Quận 11 đã tra tấn nạn nhân đến chết.

Chỉ 4 ngày trước đó tức ngày 13 Tháng Mười, 2018, bà Huỳnh Thị Nhung, 45 tuổi, chủ một nhà nghỉ ở thị trấn Ninh Hòa bị công an thị trấn bắt giữ với cáo buộc kinh doanh mại dâm.

Theo báo Lao Động, bà Nhung bị bắt lúc 15 giờ chiều thì đến hơn 22 giờ đêm đươc đưa đi cấp cứu “trong tình trạng nguy kịch.” Nguồn tin thuật lời bác sĩ phó giám đốc bệnh viện cho biết nạn nhân có “6 vết thương, trong đó có 3 vết thương dưới ức, 2 vết vùng ngực và 1 vết thương sâu vùng cổ và tử vong sau khoảng 30 phút cấp cứu.”

Công an địa phương nói bà Huỳnh Thị Nhung “lấy kéo tự đâm vào cổ khi làm việc” nhưng chồng nạn nhân không tin và đòi điều tra về nguyên nhân cái chết cũng như các thủ tục tư pháp. Đến nay người ta chỉ thấy sự tảng lờ của nhà cầm quyền và công an địa phương.

Vì hệ thống tư pháp, guồng máy truyền thông và tất cả guồng máy cầm quyền nằm trong tay đảng và nhà nước CSVN. Cả 11 nạn nhân chết bất thường trong tay công an trong năm 2018 và những nạn nhân khác bao năm qua đều bị đẩy cho chìm xuồng. Rất ít những vụ tra tấn nhục hình chết người dẫn đến bắt giữ một vài điều tra viên của công an CSVN, truy tố không phải tội danh giết người và là một cách vô ý làm chết người với bản án rất nhẹ.

Các ngày 14 và 15 Tháng Mười Một, 2018, chế độ Hà Nội cho Tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công An, dẫn phái đoàn sang Geneva, Thụy Sĩ, giải trình hai năm một lần ở Ủy Ban Chống Tra Tấn. Tin tức cho hay phái đoàn tướng Vương đã chối hết các vụ bắt giữ người tùy tiện và tra tấn, nhục hình làm chết người vẫn xảy ra hàng năm dù họ đã ký cam kết tuân hành từ Tháng Mười Một, 2013. (TN)

TANG THƯƠNG MỘT GIA ĐÌNH THẦY CÔ GIÁO !

Hoa Kim Ngo and Huỳnh Thị Thu Hồng shared a post.
Image may contain: 4 people, people smiling, people sitting

Trương Văn KhoaFollow

TANG THƯƠNG MỘT GIA ĐÌNH THẦY CÔ GIÁO !

Sau cơn mưa lịch sử, hồ nước trên núi Hòn Xện (phường Vĩnh Hoà – TP Nha Trang) vỡ toang, kéo theo hàng ngàn tấn đất, đá vùi lấp 10 căn nhà dưới chân núi trong vài phút.

Thầy Trần Hoàng Phong, giảng viên Trường Cao đẳng Mẫu giáo TW 2, (33 tuổi) cùng 2 con nhỏ (1 tuổi và 6 tuổi) đã tử vong ngay sau đó. Người vợ là Nguyễn Thị Thu Thuỷ, cô giáo một trường dân lập, cũng đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà vào đêm 18/11.

Một nén hương cho các nạn nhân trong Ngày nhà giáo Việt Nam (20-11). Cầu mong cho linh hồn họ yên nghĩ cõi vĩnh hằng.

(Các bạn có thể liên hệ số điện thoại của người thân còn lại trong gia đình: 0932406183 để xác thực thông tin)

Hoa Kim Ngo shared a post.

Tang thương quá. Cả gia đình thầy giáo chết trọng trận lở đất mà lãnh đạo Nha Trang đổ lỗi do bị bất ngờ.

Quốc hội không những ngô nghê mà còn độc ác

Đài Á Châu Tự Do
Theo báo chí ghi nhận lại thì ông Hồ Đức Phớc cho rằng “tù tại gia” không chỉ giúp giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách quốc gia chi cho các tù nhân mà còn có tác dụng về giáo dục, khiến người vi phạm phải xấu hổ với cộng đồng, làng xóm và gia đình.

Madame HOÀNG XUÂN HÃN !

Norris Le is with Từ Thức and 10 others.

Madame HOÀNG XUÂN HÃN !

Bạn bè người Pháp ở Paris gọi bà là Madame Hoàng Xuân Hãn, còn người Hà Nội và Việt kiều thường gọi với cái tên quen thuộc: bà Bính – Nguyễn Thị Bính.

Bà là phu nhân Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một trong số hiếm hoi phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX, có bằng Dược sĩ hạng nhất tại Đại học Dược khoa (Paris – Pháp).

Đôi bạn trí thức “Hoàng-Nguyễn”

Nếu hỏi người hàng phố, đa số đều biết đến hiệu thuốc Tây lớn trên phố Tràng Thi mang tên “Pharmaice Hoàng Xuân Hãn”. Đó vừa là hiệu thuốc vừa là nhà riêng của GS Hoàng Xuân Hãn mà người chủ hiệu thuốc là Hoàng Xuân Hãn phu nhân, nhũ danh Nguyễn Thị Bính. Bà có bằng Dược sĩ hạng nhất của Paris.

Phụ nữ Việt Nam có bằng Dược sĩ hạng nhất trước Cách mạng tháng Tám 1945 là thứ “của hiếm”. Khắp Hà Nội chỉ có dược sĩ Đỗ Thị Thao (74 phố Hàng Bạc), phu nhân Luật sư Phan Anh và Dược sĩ Nguyễn Thị Bính. Hai bà từng học trường Đại học Đông Dương rồi sang Pháp tu nghiệp để lấy bằng Dược sĩ hạng nhất.

Luật gia Vũ Đình Hòe, cựu sinh viên ĐH Đông Dương, trong một kỷ niệm về GS Hoàng Xuân Hãn đã kể: “Hai chị Bính và Thao theo khoa Dược, còn chúng tôi theo khoa Luật. Về Y – Dược, sinh viên nữ chỉ có hai chị, nên được bọn sinh viên nam chúng tôi rất “săn sóc”. Tôi nhớ khi hai cô Bính và Thao thi hết khóa, vào vấn đáp thì chúng tôi đứng xúm xít trước cửa phòng thi. Cô Thao, vốn tính rắn rỏi, nên khoan thai bước vào phòng. Còn cô Bính thì rụt rè, ngập ngừng, đưa mắt nhìn chúng tôi, tỏ vẻ muốn khuyên chúng tôi lánh đi nơi khác thì hơn…”.

Năm 1934, đang học trường Cầu đường Paris (École Nationale des Ponts et Chausseés), Hoàng Xuân Hãn về Việt Nam. Bốn tháng sau, anh trở lại Pháp để tiếp tục việc học. Trên chuyến tàu lần này, anh gặp cô Nguyễn Thị Bính, cũng đang trên đường sang Pháp vào học trường Đại học Dược khoa.

Hàng tháng bồng bềnh trên đại dương, qua bao nhiêu xứ sở, mối tình nảy nở giữa chàng sinh viên họ Hoàng (Nghệ Tĩnh) với cô nữ sinh trường Đồng Khánh (Hà Nội), rồi họ trở thành đôi bạn trăm năm. Khi ngoài 80 tuổi, trả lời câu hỏi của đạo diễn Trần Văn Thủy về tình yêu của ông bà, bà Bính rủ rỉ bảo:

“Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thủy. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy đã để ý tôi rồi. Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì.

Lúc ấy tôi hỏi: “Anh tuổi gì” thì ông ấy bảo: “Tôi tuổi con vịt”. Thế là tôi cũng biên thư về Hà Nội thưa với thầy mẹ tôi: Anh ấy tuổi con vịt”.

Hai năm sau, Hoàng Xuân Hãn kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính. Nhà văn Nguyễn Đức Hiền đã trân trọng đánh giá: “Đôi bạn trí thức “Hoàng – Nguyễn” ấy từ thuở mới yêu nhau đến thuở nên duyên cầm sắt, cho đến mãi mãi về sau này không hề bao giờ có ý tưởng làm giàu nhằm vinh thân phì gia”.

Hiệu thuốc tân dược của bà Bính trên đường Tràng Thi, sát cạnh hiệu thuốc là nhà ông bà Nguyễn Mạnh Hà (Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ Hồ Chí Minh năm 1945).

Trước cửa hiệu thuốc, bên kia đường là hiệu bán sách Pháp của bác sĩ Phạm Khắc Quảng, một người anh em họ của ông Hãn. Địa điểm này suốt thời kỳ Pháp chiếm đóng, được chọn làm địa điểm liên lạc giữa nhóm “trí thức trùm chăn”.

Đó là nhóm những trí thức yêu nước cương quyết không chịu cộng tác với chính quyền thân Pháp. Trong số đó có GS Hoàng Xuân Hãn, ông Nguyễn Mạnh Hà, Luật sư Vũ Văn Hiền, bác sĩ Trần Văn Lai (nguyên Đốc lý Hà Nội thời Chính phủ Trần Trọng Kim, sau năm 1954, cụ làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội…).

Ông Nguyễn Bắc, nguyên Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, trong hồi ký của mình kể rằng, thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều lần ông đã đến hiệu thuốc bà Bính, chuyển giao thư từ, tài liệu của đồng chí Phạm Văn Đồng tận tay GS Hoàng Xuân Hãn.

Đầu xuân 1951 khi bị chính quyền bù nhìn đe dọa bắt, ông Hãn lánh sang Pháp. Ông lên máy bay một mình với 2 va li con mang theo các tư liệu văn hóa quý giá nhất. Ở lại Hà Nội, bà Bính tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức cách mạng liên lạc với chồng bà cũng như một số trí thức Việt kiều tại Paris.

Khi cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn giằng co giữa hai bên, Hội nghị Genève bàn về việc lập lại hòa bình ở Triều Tiên và Đông Dương được mở.

Tại Hà Nội, một cuộc vận động kiến nghị đòi hòa bình ở Đông Dương diễn ra. Chỉ trong vòng chưa đầy tuần lễ, hàng trăm thân sĩ, trí thức có tên tuổi ở Hà Nội đã ký vào bản kiến nghị. Văn bản lập tức được gửi đi Paris trao tận tay nhóm GS Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Hà.

Dưới nhan đề “Những nhân sĩ Hà Nội” (Les notabilitíes de Hanoi) hai tờ báo lớn nhất nước Pháp ‘Le Monde” và “L’Humanité” đồng thời đăng trên trang nhất nguyên văn bản kiến nghị kèm tên tuổi chữ ký những người đòi hòa bình dài sắp lượt hai cột báo.

Về sau này, một số người có trách nhiệm mới biết, văn bản sang Paris được suôn sẻ là nhờ bà Nguyễn Thị Bính. Bà đã nhờ một dược sĩ trông coi hiệu thuốc rồi sang Paris mang theo bản kiến nghị đòi hòa bình ở Đông Dương.

Cứu vớt “sách tàn, giấy cũ”

Trong dịp sang Paris, nhà văn Nguyễn Đức Hiền đã đến tư gia của ông bà GS Hoàng Xuân Hãn. Được tiếp xúc với bà Hãn, nhà văn nhận ra ngay đó là bậc phu nhân cao quý, khác xa các bà mệnh phụ đẫy đà. Cốt cách thanh tao kiều diễm. Ngoài tám mươi tuổi, trên khuôn mặt bà vẫn còn giữ lại nhiều nét “thiên phú” một thời xuân sắc!

Trong điều kiện của mình ở xứ người gần nửa thế kỷ nhưng ông bà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ông bà đã dành dụm tiền bạc để trợ giúp con cái bạn bè, bà con đồng xứ, đồng hương, những người đang gặp hoạn nạn khốn khó hoặc là học trò nghèo khó, thanh niên cơ nhỡ nhưng có chí tiến thủ hơn người.

Không chỉ vậy, chính những năm tháng tảo tần làm chủ hiệu thuốc, bà Bính đã gom góp từng đồng để chồng tiêu dùng hàng trăm đồng Đông Dương vào những công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Bà Bính đã âm thầm chi ra những khoản tiền lớn cho ông tiêu dùng vào các việc tìm kiếm, hoặc chuộc lại, hoặc sao chép, nhặt nhạnh… các di cảo, di bản mà ông Hãn là “nỗ lực cứu vớt những sách tàn giấy cũ”… Trong đó, có một thứ vô cùng quý giá là bảo vật quốc gia: Thư vua Quang Trung gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Đó là năm 1938, khi đi thăm những dòng họ quanh vùng, Hoàng Xuân Hãn được gặp ông tộc trưởng hậu duệ của Nguyễn Thiếp lúc này rất nghèo khó. Ông ấy đã cho học giả họ Hoàng xem bức thư của vua Quang Trung được cất trong nhà thờ họ. Thấy tài liệu quý giá mà được bảo quản rất sơ sài, chủ nhà bó lại rồi nhét vào ống tre, thành ra các bức thư sờn rách hết.

Hoàng Xuân Hãn mượn về sao lại rồi đóng hòm sơn son thiếp vàng để các bức thư vào trong. Sau này, những bức thư được GS Hoàng Xuân Hãn chuyển qua bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đưa về giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản.

Ngoài ra, nhiều tư liệu quý giá khác được ông đưa vào các công trình nghiên cứu: “Lý Thường Kiệt”; “Chinh phụ ngâm bị khảo”; “Truyện Kiều tầm nguyên”; “Thi văn Việt Nam: Từ đời Trần đến cuối đời Mạc”; “Mai Đình mộng ký”; “”Bích Câu kỳ ngộ”; “Truyện Song Tinh”; “Văn tế thập loại chúng sinh”…

Từ sau năm 1954, tình hình đất nước có chuyển biến, ông bà Hoàng Xuân Hãn không trở về nữa. Ông bà đã làm giấy hiến toàn bộ hiệu thuốc và tài sản cho Chính phủ.

Trong số tài sản này, theo Đại tá – Bác sĩ Lê Khắc Thiền, nguyên Giám đốc Viện Quân y Trung ương, có nhiều hòm sách báo cũ Hán Nôm, nhiều bản cảo bằng giấy dó mà ông Hãn đã nuôi một bác đồ Nho trong nhà sao chép biết bao năm trường.

Qua những việc làm của ông bà Hoàng Xuân Hãn, nhà văn Nguyễn Đức Hiền bình luận: “Nếu thiếu người bạn đời tâm đắc, đảm đang, thiếu người cộng sự dịu dàng có trái tim vàng với đôi bàn tay ngọc như Nguyễn Thị Bính, làm sao Hoàng Xuân Hãn có thể một mình bơi chải trong biển sâu cổ học để phát hiện, sưu tầm, bảo tồn những hạt châu văn hóa, để thực hiện hoài bão nối gót các bậc phu tử (hiền triết)?”.

Còn Bác sĩ Lê Khắc Thiền cũng bày tỏ: “Ngày nay nhiều người đều biết rằng nhờ hằng tâm và ý thức cao cả của ông bà Hãn, nhiều di sản văn hóa dân tộc vô giá mới được cứu thoát khỏi bom đạn chiến tranh cùng lửa thiêu mù quáng”.

“Nghệ Tĩnh tứ kiệt”

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996) là một trong những học giả hàng đầu của Việt Nam. Ông sinh tại làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đương thời, ông được vinh danh là “Nghệ Tĩnh tứ kiệt” (Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai).

Hoàng Xuân Hãn có bằng cử nhân toán 1935 và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne). Năm 1945, ông tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim và giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ thuật. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên (thường gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn).

Hoàng Xuân Hãn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa, ngữ văn nổi tiếng: “Lý Thường Kiệt”; “La Sơn Phu tử”; “Lịch sử và Lịch Việt Nam” (cụm công trình này đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Công nghệ năm 2000).

Tháng 8 năm 2011, tên của GS Hoàng Xuân Hãn đã được Trường Cầu đường Paris đặt cho một giảng đường đại học. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống, Trường Cầu đường Paris đã vinh danh GS Hoàng Xuân Hãn là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của trường./-

Kiều Mai Sơn

Image may contain: 1 person