Vinh danh người đàn ông tật nguyền làm chuyện ‘quái gở’ ở Cần Thơ

Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: bicycle, sky, cloud and outdoor

Van H Pham

Vinh danh người đàn ông tật nguyền làm chuyện ‘quái gở’ ở Cần Thơ

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Dành tiền lời từ việc bán từng tấm vé số để vá đường hư suốt bốn năm, một ông tật nguyền ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy đã khiến cộng đồng xúc động và vinh danh là người “sống đẹp”.

Hồi trung tuần Tháng Mười, 2018, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về ông Ba Dân”Người đàn ông tật nguyền làm chuyện ‘quái gở’” ở thành phố Cần Thơ được chọn trao giải KOVA ở hạng mục “Sống đẹp” dành cho những việc làm tốt đẹp phục vụ cộng đồng.

Nói với báo Người Lao Động sáng 23 Tháng Mười Một, 2018, ông Nguyễn Hồng Dân còn gọi là ông Ba Dân (51 tuổi, ở trọ tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy), cho hay cùng đi nhận giải thưởng KOVA, 2018 với ông còn có một cán bộ ở địa phương để hỗ trợ việc đi lại vì đây là lần đầu tiên ông được đến Hà Nội. Riêng tiền vé máy bay, chi phí ăn uống được một nhà hảo tâm tài trợ.

Theo báo Người Lao Động, trong suốt 4 năm qua, sống bằng nghề bán vé số dạo trong căn nhà ở thuê với giá 600,000 đồng/tháng cùng vợ, nhưng ông Ba Dân đã không ngại bỏ tiền túi của mình để vá “ổ voi, ổ gà” với mong muốn người dân đi đường không phải té ngã, bị thương.

Mỗi ngày đạp xe đi bán vé số, cứ hễ thấy đoạn đường nào vừa xuất hiện “ổ gà, ổ voi” thì ông Ba Dân liền lưu ý để hôm sau đạp xe ba gác đi mua cát, đá, xi măng rồi mang đến trám vào.

Toàn bộ số vật liệu này đều được ông Ba Dân trích ra từ số tiền tích cóp ít ỏi sau những ngày đi bán vé số dạo. Thế nhưng, chỉ tính riêng ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, ông Ba Dân đã vá cả ngàn “ổ voi”, “ổ gà”.

Thấy người đàn ông tật nguyền lê lết vá đường, nhiều người dân gần đó đến phụ tưới nước, chặn xe, hướng dẫn giao thông để ông yên tâm “tác nghiệp.” Việc làm của ông không chỉ được vợ và các con ủng hộ mà còn lan tỏa trong cộng đồng.

Nói với báo chí, vợ chồng ông Ba Dân cho biết, tuy mưu sinh bằng việc bán vé số nhưng không tính chuyện dành dụm tiền để hậu thân mà vợ chồng ông sẽ tiếp tục công việc vá đường này cho đến khi không còn làm được nữa.

Trước tin mình được giải thưởng KOVA, tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trên khắp Việt Nam ở hạng mục “Sống đẹp” với số tiền thưởng 20 triệu đồng, ông Ba Dân cho biết mình và vợ rất vui vì được xã hội ghi nhận một phần đóng góp nhỏ bé của mình.

“Giải thưởng và sự quan tâm của mọi người làm tôi cảm thấy thật sự ấm lòng, có được tiền thưởng này tôi sẽ tiếp tục công việc ‘quái gở’ của mình,” ông Ba Dân nói.

TƯƠNG LAI NÀO CHO NHỮNG ĐỨA TRẺ

 

TƯƠNG LAI NÀO CHO NHỮNG ĐỨA TRẺ

Cái điều tôi lo lắng hơn cả, chính là vấn đề bạo lực và dối trá của giáo viên, đồng thời nghiêm trọng hơn là sự im lặng hoặc sự đồng thuận từ các học sinh để thực hiện những mệnh lệnh sai trái, không chỉ về mặt đạo đức mà còn là về luật pháp.

Chúng ta thử nhìn lại một vị hiệu trưởng lùi xe đâm gãy chân học sinh và sau đó lập biên bản lấy ý kiến toàn trường về việc không có bất cứ một sự việc nào về tai nạn xảy ra tại trường ngày hôm đó. Mọi thứ chỉ thực sự được dư luận biết đến và hành vi này mới bị xử lý khi gia đình đã tuyệt vọng phải cầu cứu tới truyền thông, dư luận. Sự dối trá không chỉ bởi kẻ đứng ở cương vị hiểu trưởng, mà còn nhận được sự đồng thuận từ các giáo viên và học sinh. Họ cứ thế làm theo mà bất chấp luân thường, đạo lý.

Tiếp sau đó chính là việc giáo viên bắt cả lớp phải quỳ suôt nhiều giờ đồng hồ vì một hành vi được cho là không đúng mực của một bạn trong lớp. Sau đó cả lớp cũng cứ thế tuân phục và quỳ theo mà không một học sinh nào dám đứng lên phản đối hoặc từ chối thứ mệnh lệnh khốn nạn đó từ chính giáo viên của mình.

Cũng có một trường hợp tương tự, một giáo viên bắt từng học sinh tát vào mặt một bạn cùng lớp vì vi phạm nội quy trong giờ học. Và những học sinh này cũng răm rắp làm theo và học sinh kia đành đứng im chịu trận trước những cái tát dội xuống từ bạn bè và trước sự giám sát của giáo viên.

Cũng vừa mới đây, có một giáo viên công khai miệt thị và nhục mạ nghề nghiệp của phụ huynh một học sinh và sau đó còn cuộn sách lại rồi tát rụng răng của chính học sinh này ngay tại lớp học và trước sự chứng kiến của tất cả các học sinh. Và mọi thứ cũng cứ thế diễn ra theo bất cứ cái cách nào mà giáo viên này muốn. Không một ai lên tiếng và cũng không một học sinh nào có nhận thức rằng đó là những điều cần phải bị ngăn chặn ngay lập tức.

Đến nay, một giáo viên khác lại tiếp tục dùng các học sinh của mình để tát một học sinh được cho là chửi tục sau khi nghe báo cáo từ đội cờ đỏ, đến mức học sinh này phải nhập viên và dù sau đó đã được ra viện nhưng vẫn chưa dám đến lớp vì sợ hãi. Trong tình cảnh này, các học sinh cũng lại một lần nữa tuân phục vô điều kiện mà thực hiện mệnh lệnh phi nhân tính và vô pháp của giáo viên. Không những thế, giáo viên này còn ra lệnh rằng nếu ai tát không mạnh thì sẽ bị tát lại. Và sự việc ấy đã diễn ra như một hành vi tra tấn, nhục hình đối với học sinh, là một đứa trẻ. Khốn tệ hơn, hiệu trưởng trường này lại muốn đạt được trường chuẩn quốc gia nên đã đề nghị báo chí không lên tiếng. Thật bỉ ổi và không còn ngôn từ nào có thể dành cho những kẻ như vậy.

Tại sao lại có những sự việc đau lòng và đáng báo động đó? Phải chẳng quyền uy của giáo viên đã quá lớn và với tư tưởng (như một nét văn hoá) rằng họ có quyền dạy dỗ và giáo dục đứa trẻ nên họ tự cho mình được tìm mọi biện pháp trừng phạt (hà khắc và kể cả xâm hại con người) để giáo huấn, cải sửa học sinh? Và cũng phải chăng vì một lẽ, chính các phụ huynh không mấy khi quan tâm đến việc học hành của con cái, với sự thiếu hiểu biết của mình, lại đồng thuận và giao phó mọi việc cho giáo viên, nếu có những lời chia sẻ hay phản ánh của con mình thì lại gạt phắt đi và quở trách chúng? Mà hơn hết, chính môi trường giáo dục kiểu trừng phạt và theo kế hoạch, chỉ tiêu và thành tích, không có sự giáo dục cơ bản về nền tảng nhân quyền, luật pháp, nên mọi sự mới xảy ra tồi tệ và khủng khiếp như thế?

Giáo dục không dạy những đứa trẻ về các giá trị đạo đức, nhân quyền, những kiến thức luật pháp cùng các cơ chế bảo vệ mình hay phản kháng, từ khước các yêu cầu, đề nghị sai trái, độc ác. Những đứa trẻ được dạy dỗ để tuân lệnh và phục tùng bất phản kháng trước mọi chỉ lệnh của giáo viên và hệ thống giáo dục. Những học sinh chỉ đơn thuần là đến trường để được giáo dục mà trở thành những bầy cừu ngoan ngoãn và để mặc sức những kẻ nhân danh sự giáo dục đày đoạ và hành hạ, từ thể xác tới tinh thần, với một mục đích duy nhất là làm cho thoả mãn các điều kiện và tiêu chuẩn mà hệ thống ấy thiết định nên.

Thật xót xa và đau đớn cho thực trạng giáo dục nước nhà. Thật bất hạnh cho dân tộc khi các thế hệ ngày càng trở nên mất phương hướng và rơi vào những sự huỷ hoại, suy đồi ăn mòn chúng và cả tương lai của chúng.

Những đứa trẻ ấy đến trường mà sẽ như cảm thấy là một cực hình, sợ hãi những người đứng trên bục giảng và khiếp nhược cả chính những đứa trẻ là bạn bè của mình. Những đứa trẻ kia, với danh xưng cờ đỏ, sẽ lại báo cáo chúng tới giáo viên, giáo viên sẽ phẫn nộ và rồi ra lệnh cho những người bạn đang chung ghế, chung lớp giáng xuống thân thể mình những cái tát đầy sự man rợ?

Làm sao những đứa trẻ có thể trở nên bình thường và tâm hồn chúng làm sao có thể bình yên, tươi đẹp sau khi phải chịu đựng sự tra tấn dã man ấy từ tất cả những bàn tay của sự phi nhân?

Tương lai nào chờ đợi chúng phía trước, sau cảnh bạo hành kinh hoàng như trong một trại cải tạo tập trung của thời phát xít đó?

DỐI TRÁ SINH ĐỘC ÁC

DỐI TRÁ SINH ĐỘC ÁC

Ngay từ mười mấy năm trước, khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân hô khẩu hiệu “Nói không với bệnh thành tích”, tôi đã bảo càng hô to bệnh càng nặng.
Sự thực, không có “bệnh thành tích” nào cả mà là bệnh dối trá. Dối trá đã thành hệ thống. Trên “nói không” nhưng lại khen thưởng thành tích, tức cổ vũ sự dối trá, trong khi ở nơi nào để xảy ra một sự cố gây dư luận xấu là lập tức cắt thi đua khen thưởng.
Áp lực của thứ “bệnh thành tích” đó đã biến nhà trường thành nhà tù, mà lại là nhà tù man rợ thời trung cổ.
Tôi tin không có trường sư phạm nào dạy giáo viên tra tấn học sinh. Nhưng vì sao tại các trường học liên tục xảy ra bạo hành, từ mầm non cho đến trung học phổ thông? Thủ phạm bạo hành lại là những nhà giáo được đào tạo bài bản đủ các loại giáo trình sư phạm.
Chuyện cô giáo mầm non bạo hành trẻ em thì không cần nói thêm. Nó vẫn tiếp tục diễn ra, dù không ít sự vụ đã bị xử lý hình sự, kể cả xử lưu động để răn đe.
Gần đây, bạo hành leo thang đến cấp tiểu học rồi trung học cơ sở và trung học phổ thông. Vụ cô giáo bắt học sinh quỳ, uống nước giẻ lau, kể cả bạo hành tinh thần như chì chiết, mắng nhiếc, hạ nhục… đều là sản phẩm của “bệnh thành tích”. Để đạt được thành tích và tránh bị trừ thi đua, chỉ còn cách bạo hành trẻ em, biến trẻ em thành tù nhân răm rắp tuân lệnh cai ngục.
Những sự vụ người ta nhìn thấy qua phản ánh của báo chí chỉ là một phần bé nhỏ của cả một hệ thống khổng lồ. Nhiều sự vụ bị giấu diếm… vì sợ ảnh hưởng đến uy tín và thành tích… của lãnh đạo.
Vụ cô giáo tổ chức tát tập thể dẫn đến hậu quả một học sinh lớp 6 ăn 231 cái tát phải nhập viện chưa là gì so với nhiều sự vụ còn âm thầm trong bóng tối. 
Mấy hôm nay tôi ngồi đâu cũng nghe dư luận ầm ĩ vụ một cô giáo bắt ép học sinh đi học thêm, đánh đập, chửi bới, hạ nhục tại lớp đến mức một học sinh nhảy lầu tự tử và để lại bức thư tuyệt mệnh đòi bố mẹ phải trả thù. Sự việc nghiêm trọng đến mức học sinh bị gãy tay gãy chân phải điều trị cả tháng nay nhưng chưa báo nào viết. Các cấp lãnh đạo cố tình ém nhẹm vì thành tích và vô tình trở thành kẻ nuôi dưỡng cái ác.
Mà không nuôi dưỡng sao được khi thủ phạm biến nhà trường thành nhà tù trước hết phải là mấy tên lãnh đạo đồ tể đó. Những tên đồ tể quản lý giáo dục này đặt ra hàng loạt những quy định khắt khe hơn cả nhà tù trung cổ. Bênh cạnh quy định đồng phục từ áo quần, giày dép đến cái logo trên áo, trên sách vở… còn có hàng loạt các điều cấm ngặt nghèo hơn cả trại tù: cấm đi dép lê, cấm son môi, cấm sơn móng chân móng tay, cấm nhuộm tóc… Nhiều thằng hiệu trưởng mọi rợ đến mức cấm học sinh ăn sáng ngoài đường để dồn vào căn tin do người nhà nó bán. Mặc dù Bộ đã cấm dạy thêm, nhưng gần như trường nào cũng tổ chức dạy thêm và xem học thêm như là một chỉ tiêu thi đua để ép buộc học sinh học đông học đủ để thu tiền. 
Cách quản lý của những tên đồ tể này là tạo ra một đội ngũ chó săn mang danh giám thị, sao đỏ, cờ đỏ, đoàn thanh niên chuyên săn lùng học sinh vi phạm để ghi tên và phạt. Bọn này có quyền hành to đến mức bêu danh giáo viên trước trụ cờ khi giáo viên để học sinh lớp mình chủ nhiệm vi phạm. Chúng hành động như những tên mật vụ, chỉ điểm theo dõi từ giáo viên đến học sinh, sơ suất trễ một vài phút hay đeo bảng tên không ngay ngắn cũng không qua được mắt của chúng. Chúng đánh hơi, lùng sục từ ngoài sân vào trong tận phòng học để sờ ngực, lột áo, lột tất học sinh kiểm tra đeo bảng tên có đúng không, có xăm trổ hay sơn móng chân không. Có trường còn dám cho đoàn thanh niên làm nhiệm vụ của công an giao thông rượt đuổi theo những học sinh đến trường bằng xe máy bất chấp tai nạn. Một môi trường sư phạm mà cả giáo viên lẫn học sinh lúc nào cũng nơm nớp lo sợ như đàn chuột trong mắt những con cú vọ, nhưng những tên hiệu trưởng đồ tể lại xem đó là mẫu mực.
Việc giáo viên bạo hành học sinh mới chỉ bộc lộ cái ác một phần. Kẻ thủ ác đằng sau phải là mấy tên hiệu trưởng và đám lãnh đạo đồ tể mang danh giáo dục. Theo tôi, muốn thực tâm diệt tận gốc cái ác, mỗi khi xảy ra sự vụ nên trừng phạt những tên đồ tể này. Và cũng phải đặt câu hỏi: ai đã tạo ra nhà trường như nhà tù để những tên cai ngục mang bản chất đồ tể này có đất lộng hành?
Chu Mộng Long

DN Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng ‘tiền tươi’

Hèn chi bọn TQuốc luôn trúng thầu ở Việt Nam và cho ra những công trình dỏm.

VTC.VN|BY VTC NEWS
(VTC News) – TS Lê Đăng Doanh nói về con số lại quả khổng lồ bằng ‘tiền tươi’ của ‘bậc thầy đút lót’ Trung Quốc cho đối tác ở nhiều dự án thắng thầu. – 163192

FACEBOOK – KẺ THÙ MỚI CỦA CỘNG ĐỒNG.

Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh and 2 others.

FACEBOOK – KẺ THÙ MỚI CỦA CỘNG ĐỒNG.

Nói với nhà cai trị cộng sản đã mệt.
Nay có thêm một kẻ thù mới.

Đó chính là MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK.

Với bài viết và hình ảnh dưới đây, FB thông báo với tôi rằng:

“… bài viết này vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi nên không ai khác có thể xem bài viết.”.

Những hình ảnh mà FB cảnh báo đầy rẩy trên Google, tôi chỉ việc viết bài và tìm hình ảnh hợp với bài viết để làm hình ảnh minh họa.

Tôi đã vài lần bị khóa vĩnh viễn tài khoản, riêng năm 2017 tôi bị khóa tài khoản FB 3 lần (3 ngày, 7 ngày và 30 ngày).

Tôi đã phải giải trình và chứng minh đủ thứ như hình ảnh CMND, Bằng lái xe, … theo yêu cầu của FB, nhưng hầu như không thành công.

Tự nhiên tôi trở thành kẻ thù của FB.

Mới đây – trong khoản thời gian không lâu – tôi bị FB cảnh báo 2 lần, lần mới nhất là mới ngày hôm qua về bài viết và hình ảnh dưới đây:

Dường như FB chỉ đợi tôi sơ hở, để FACEBOOK – KẺ THÙ MỚI – sẵn sàng “kỷ luật” bằng cách xóa tài khoản chăng !!! ???

Bài viết ngày 17 Tháng 4/2018.

*

Tin thời sự trong tương lai gần:

Phan Thị Hồng

5 năm, 10 năm hay 12 năm nữa.

Bạn sẽ thường xuyên đọc những mẫu tin có nội dung tương tự dưới đây:

*

Các hãng tin lớn nhất trên thế giới AP, Reuters, AFP, … đồng loạt đưa tin.

Hàng chục triệu người dân tỉnh An Nam tự trị (Trung quốc) đói khát cần viện trợ khẩn cấp.

Tỉnh tự trị An Nam: Dân chúng cần lương thực khẩn cấp

RFI? / VOA? / BBC? / …

40,3 triệu dân An Nam, trong tổng số 95 triệu, cần được trợ giúp khẩn cấp thuốc men và lương thực.

Cuối tuần qua, nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội phát động chiến dịch quyên góp khoảng 111 triệu đô la.

Tuy nhiên, chế độ Bắc Kinh (Trung quốc), bị tố cáo dồn ngân sách ưu tiên cho chương trình hạt nhân, Vũ khí hóa học và Tàu sân bay hơn là cứu đói, sẽ không để cho các cơ quan thiện nguyện quốc tế hoạt động dễ dàng trên mảnh đất hình chữ S.

Từ Hồng Kông, thông tín viên XYZ phân tích:

– 40% dân An Nam bị suy dinh dưỡng và thiếu chăm sóc sức khỏe, theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc.

Cơ quan quốc tế kêu gọi các nước hảo tâm tài trợ chương trình phân phát lương thực cho dân chúng và viện trợ y tế cho các bệnh viện ở tỉnh An Nam.

Tuy nhiên, các nước tài trợ, dường như thản nhiên, không mấy sốt sắng đóng góp cho một tỉnh An Nam (tên cũ của nước Việt Nam trước đây) vì nhà cai trị khăng khăng ôm lấy 4 VÀNG và 16 TỐT của nước Mẹ Trung quốc vĩ đại của họ.

Năm ngoái, một nhóm vài tổ chức của Liên Hiệp Quốc hoạt động tại vùng đất chữ S này, chỉ nhận được ít hơn một phần ba ngân khoản mong đợi.

Do đó, tình hình hiện nay càng vô cùng cấp bách. Tổ chức Y Tế Thế Giới xếp An Nam vào danh sách các khu vực nghèo đói và bệnh tật hoành hành.

Song chế độ cộng sản Trung quốc hạn chế nghiêm khắc mọi tiếp xúc giữa dân chúng An Nam và các cơ quan thiện nguyện quốc tế.

Hệ quả là Quỹ Thế Giới Chống Bệnh Tật và Nghèo Đói, trong năm vừa qua, đã ngưng mọi trợ giúp cho người dân tỉnh An Nam, vì mọi viện trợ sẽ bị chính quyền cộng sản Bắc Kinh thu tóm.

Nạn đói mới xảy ra gần đây đã làm cho giới chuyên gia lo ngại dịch bệnh vượt tầm kiểm sóat có thể lây lan sang các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan đã khẩn cấp lo phòng thủ nghiêm ngặt các cửa khẩu biên giới vì lo ngại bệnh tật lây lan của vùng đất gần kế cận.

* * *
Trên đây là một trong những mẫu tin viết sẵn, để các hãng tin lớn trên thế giới – lúc khẩn cấp, có sẵn – nhanh chóng chạy nhựt trình trong … tương lai gần.

GS Trọng giải thích việc kỷ luật GS Chu Hảo

Tổng bí thư Trọng nói suy thoái chính trị ‘còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế’ và phải kỷ luật vài người để ‘cứu muôn người’. https://bbc.in/2DVOK4b

About this website

BBC.COM
Tổng bí thư Trọng nói suy thoái chính trị ‘còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế’ và phải kỷ luật vài người để ‘cứu muôn người’.

TIẾNG NÓI NẠN NHÂN – BỨC TRANH CHÂN THẬT VỀ BỘ MẶT CHỂ ĐỘ

TIẾNG NÓI NẠN NHÂN – BỨC TRANH CHÂN THẬT VỀ BỘ MẶT CHỂ ĐỘ

“Mầy cần đất hay cần mạng?”, đấy là một bằng chứng cho thấy công an là một lực lượng côn đồ. Thay vì thực thi pháp luật thì họ dùng sức mạnh để hỗ trợ cho một ý đồ cướp đất. Bản chất của lực lượng này xưa nay là vậy, nhưng tự xưng là “công an nhân dân”, còn dân thì nghĩ gì về họ? Dân đặt cho họ cái tên “côn an” đủ nói lên tất cả.

“Hội Đồng Nhân Dân không phát hiện sai phạm đập 4000 căn nhà của người dân, vậy thì Hội Đồng Nhân Dân để làm gì? Để cho có thôi hả?”. Thế đấy! Thêm một khẳng định, những cơ quan nào gắn chữ “nhân dân” đều là phản bội lại nhân dân.

“Lấy đất đang tranh chấp để cấp cho cán bộ”, một minh chứng đầy thuyết phục cho hành động vô pháp của chính quyền. Vừa không thực thi luật pháp vừa cướp của dân. Từ những ngày đầu nắm quyền, bản chất của đảng này không đổi, từ CCRĐ cho đến những chiến địch X2, X3 đánh tư sản đều là những trò cướp. Từ viết tắt CS nay được dân diễn giải thành “cướp sạch” quả không sai.

“Quân đội để làm gì? Để bảo vệ nhân dân hay để hù nhân dân lấy đất?”, nói cho cùng, quân đội thời nay đã bỏ nhiệm vụ bảo vệ đất nước để giành ăn với dân. Trên biển Đông dân chết như rạ mà quân đội đâu? Sao những ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam vào sinh ra tử thì chỉ 36 tướng, còn nay là thời bình lại đến hơn 400 tướng và hàng ngàn tá? Hỏi cũng là trả lời, thời không chiến đấu mà lạm phát tướng tá thì hiểu rồi – kiếm ăn.

Phát biểu với tư cách vừa là cử tri vừa là nạn nhân của chế độ, Nguyễn Thuỳ Dương đã mô ta khá đầy đủ bản chất của chế độ này; công an thì côn đồ, nhà nước cướp đất dân và không tôn trọng luật pháp, quân đội lại bỏ quên nhiệm vụ thiêng liêng để tranh ăn với dân. Không lời nói nào có trọng lượng bằng lời nói của nạn nhân. Bản chất đó của CS cũng được rất nhiều người lên tiếng, nhưng tất cả những tiếng nói phản biện ấy đều bị chính quyền chụp mũ là “xuyên tạc đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta”. Thế nhưng, trên TV và hệ thống báo chí nhà nước, họ nhét chữ vào mồm dân rằng “dân tin yêu đảng”.

Đấy là những gì chế độ này đã và đang thực hiện. Sẵn sàng chà đạp pháp luật để đạt được dã tâm nhưng cứ vỗ ngực mình “đúng đắn” nhằm ru ngủ nạn nhân. Nếu cứ tâm thức “để đảng và nhà nước lo”, thì họ lo cho dân theo cách của họ – tức dùng sức mạnh nhà nước để biến những gì của dân thuộc về mình. Thế đấy! Họ đã “lo” như thế đấy!

Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý

Chì những người đã từng hy sinh tuổi thanh xuân cho cuộc chiến 54-75. Hay tù tội, cải tạo trong gông cùm CS & đã trải qua chuyến vượt biển thập tử nhất sinh… họ mới hiểu biết và cảm thông với những anh chị em đang đấu tranh trong nước. Mới biết qúy trọng xương máu đồng bào và nhất là có tầm nhìn chính trị bao quát……

***********

Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý

“Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!”

Người viết câu khẳng khái này không phải là Ghandi, Nelson Mandela hay Lưu Hiểu Ba. Người viết câu này là một phụ nữ Việt Nam can trường, can trường không kém gì những Lê Thị Công Nhân, Mẹ Nấm, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Phạm Đoan Trang, Trịnh Kim Tiến… và hàng ngàn phụ nữ Việt khác, đã và đang đối đầu từng ngày từng giờ với chính quyền Hà Nội, cái chính quyền hèn với giặc và ác với dân.

Lê Thu Hà là một nhà hoạt động nhân quyền trẻ, một hội viên tích cực ngay từ đầu của Hội Anh Em Dân chủ – mà LS Nguyễn Văn Đài là chủ tịch.

Lê Thu Hà bị bắt cùng với LS Nguyễn Văn Đài trong một chuyến đi vận động tại Nghệ An tháng 12/2015. Cô Hà và các thành viên khác của Hội Anh Em Dân chủ đã bị CS giam cầm khắc nghiệt suốt hai năm rưỡi. Cô đã bị biệt giam trong xà lim 6 mét vuông với 3 lần cửa sắt, hành hạ, khảo cung, khủng bố ngày đêm. Và trong thời gian này, cô đã lâm bịnh. Sức khỏe tinh thần bị gãy đổ nhanh chóng, như túp lều tranh trước cơn bão hung hãn.

Trong một phiên tòa dàn dựng kệch cỡm hôm 5.4.18, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo Điều 79, Hà bị tuyên án 9 năm tù, 2 năm quản chế. Trong tháng 6 vừa qua, Hà được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do (cùng với LS Nguyễn Văn Đài) sau những vận động tích cực của quốc tế, với điều kiện phải bị trục xuất ngay lập tức ra khỏi VN, đưa thẳng ngay qua Đức, mặc dù Hà không muốn rời bỏ quê hương.

Ngay từ ngày đầu tiên tại Đức, Hà cho thấy nhiều biểu hiện suy sụp tinh thần, lo âu lan tỏa và sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường.

Hôm 20.11. qua, Hà quyết định mua vé bay về VN. Và chuyện gì phải đến, đã đến: tại sân bay Nội Bài Hà bị chận lại, cấm không cho nhập cảnh và bị buộc phải rời đi ngay lập tức, sang Thái Lan để trở lại Đức. Tin tức đã được lan truyền nhanh chóng, làm dấy lên một làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội, trong đó không thiếu những chỉ trích Hà một cách thiếu căn cứ, dù nhiều người không biết rõ sự tình bên trong cho lắm.

Bài này xin góp một cái nhìn từ góc cạnh y khoa.

Tiền sử về chấn thương cũng như các triệu chứng cho thấy, Hà mắc Hội chứng hậu chấn thương tâm lý, mà tên tiếng Anh là PTSD – Posttraumatic Stress Disorder. Ở VN thường gọi là “Rối loạn Stress sau sang chấn”. Đó là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần nghiêm trọng, ở những người đã trải qua một biến cố hãi hùng có gắn liền với những đe dọa đến tính mạng.

Rối loạn tâm lý này xảy ra muộn nhưng dai dẳng và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó, khi sự kiện gây sang chấn đã kết thúc từ lâu. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, bệnh này rất thường gặp ở những cựu tù nhân bị tra tấn lâu năm, bị cưỡng hiếp, hoặc bị khủng bố tinh thần trong tù một cách có hệ thống, như bị đe dọa thủ tiêu, giết chết người thân…

Hội chứng hậu chấn thương tâm lý thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Chấn thương đối với nam giới đa số là tham gia chiến tranh, chứng kiến những cảnh giết chóc thảm khốc ngoài chiến trận, trong khi đối với nữ giới đa số là bị bạo hành hay cưỡng bức tình dục. Rối loạn này thường xảy ra nhất ở những người độc thân, ly dị, góa bụa …

Những chấn thương tâm lý nghiêm trọng nhất là khi có sự phá vỡ những mối quan hệ thân thiết, gây mất lòng tin nặng nề, hoặc khi có sự phá vỡ sự toàn vẹn của bản ngã, như trong trường hợp nạn nhân bị tra khảo, hay bị uy hiếp trong điều kiện stress quá sức chịu đựng.

Hội chứng hậu chấn thương tâm lý được ngành tâm thần hiện đại chia làm 3 nhóm triệu chứng tâm lý chính:

1.- Các triệu chứng cảm nhận lại: Bệnh nhân thường nhớ lại hoàn cảnh sang chấn một cách vô thức. Sự nhớ lại này cũng có thể được thể hiện qua các giấc mơ (thường là ác mộng), trường hợp nặng thì có ảo giác, ảo thanh hay ảo thị.

2.- Các triệu chứng tránh né: Bệnh nhân luôn cố tránh né các ý nghĩ, những hoạt động, nơi chốn, hay những cuộc nói chuyện có nội dung có thể làm họ nhớ lại hoàn cảnh sang chấn. Sự cố tình tránh né này có thể làm họ không còn nhớ nổi những điểm quan trọng về hoàn cảnh sang chấn. Họ không còn thích tham gia những hoạt động mà trước kia họ đam mê. Ngoài ra họ luôn bi quan về tương lai. Bệnh nhân có nhiều dấu hiệu của trầm cảm (nên thường dễ bị chẩn đoán nhầm là bị bệnh trầm cảm).

3.- Các triệu chứng tăng cảnh giác về một khả năng trở lại của sang chấn, làm cho nạn nhân luôn ở trong trạng thái đề phòng những việc xấu có thể xảy ra và thường bị giật mình, lo sợ mông lung. Khi triệu chứng nặng, trí nhớ suy sụp, giảm tập trung, giảm khả năng phán đoán và suy luận, làm cho bệnh nhân gặp khó khăn khi phải chủ động quyết định số phận của chính mình và việc hoạch định các hành động của họ thường thiếu tính logic (như việc đột xuất mua vé về Việt Nam của Lê Thu Hà vừa qua).

Theo cách phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm họa gây sang chấn, thì Lê Thu Hà thuộc loại I, nghĩa là người trực tiếp bị nạn.

Việc điều trị hội chứng hậu chấn thương tâm lý là một quá trình lâu dài và phức tạp. Lâu dài, vì các liệu pháp tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy) hoặc điều trị phơi sáng (Exposure therapy) khi nào cũng đòi hỏi nhiều tháng và nhiều năm điều trị liên tục. Và phức tạp, vì trong trường hợp của Lê Thu Hà người ta gặp 2 khó khăn lớn: vấn đề ngôn ngữ và hỗ trợ gia đình – xã hội. Trong ngành tâm thần học, ngôn ngữ chung giữa người bệnh và thầy thuốc là vô cùng quan trọng để việc điều trị đem lại kết quả, mà Hà thì chưa thể rành rỏi tiếng Đức (một ngôn ngữ nổi tiếng là khó), còn bác sĩ chuyên khoa tâm thần học người Việt thì ở Đức lại quá hiếm hoi. Bên cạnh đó, sự nâng đỡ, trợ giúp của người thân và gia đình đối với bệnh nhân là điều rất cần thiết trong quá trình điều trị kéo dài, mà Hà lại ở trong hoàn cảnh “bơ vơ”, “mất chỗ dựa” sau khi bị trục xuất thẳng qua xứ lạ quê người, hoàn toàn trơ trọi, không gia đình, không bạn bè thân thiết.

Cho nên trước những chỉ trích có nhiều phần ác độc và đôi khi thể hiện nhận thức tương đối hạn hẹp của một số người, tác giả xin mời tất cả những ai hiện nay đang quá hăng hái trong việc chỉ trích việc Lê Thu Hà mua vé bay về VN hôm 20.11. vừa qua – hãy đọc lại đoạn văn khẳng khái ở đầu bài mà Hà đã viết đăng trên Facebook Lê Thu Hà ngày 17/10/2013, rồi thành thật tự trả lời 3 câu hỏi sau đây:

1.- Nếu Bạn đang sống ở VN và đối diện từng ngày với với bộ máy cầm quyền Hà Nội vừa tham ô, hà hiếp dân lành, vừa bán đất, bán rừng cho Tàu, thì Bạn có đủ can trường để tham gia không lưỡng lự vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ và tương lai của đất nước, như Lê Thu Hà đã từng làm trước khi bị bắt vào năm 2015, hay không?

2.- Giả thử nếu Bạn bị CS bắt giam, đánh đập và khủng bố ngày đêm trong lao tù suốt 2 năm rưỡi trời, thì Bạn có đủ đảm lược để viết ra được những lời lẽ bất khuất như Lê Thu Hà đã làm, hay không?

3.- Và nay, khi đã hiểu một phần nào các hậu quả khốc hại của bộ máy trù dập và nghiền nát cả thể xác lẫn tinh thần con người của CSVN – qua trường hợp của Lê Thu Hà nói riêng và của hàng trăm, hàng ngàn anh chị em đấu tranh dân chủ khác trong nước nói chung – thì Bạn có thể đóng góp gì, làm gì thực tiễn để giúp đỡ và cưu mang họ?

Xin bình tâm suy nghĩ trước khi phê phán Lê Thu Hà.

Nguyễn Văn Vui
23.11.2018, Đức
**********

HÌNH: – Lê Thu Hà và Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa ngày 5/4/2018

Image may contain: 4 people
Image may contain: 2 people

Toàn văn tuyên bố của Tổng thống Donald Trump nhân Ngày Lễ Tạ Ơn

Bắt đầu từ Tổng thống George Washington, rồi tới Tổng thống Abraham Lincoln và các vị tổng thống Mỹ sau đó thường sử dụng tuyên bố tổng thống trong ngày Lễ Tạ Ơn để bày tỏ niềm hy vọng của họ về hòa bình, sự thịnh vượng cho nước Mỹ và toàn thế giới.

Hôm thứ Ba (20/11), Tổng thống Donald Trump đã có bài phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa, kêu gọi người dân Mỹ hướng tới sự đoàn kết lớn hơn, đồng thời ông cũng gửi lời cảm ơn quân đội, cảnh sát, lực lượng phản ứng nhanh vì sự hy sinh của họ cho quốc gia, dân tộc.

Ngài Tổng thống và Gia đình gửi lời chúc tất cả người dân Mỹ một khởi đầu yên bình, hạnh phúc và sức khỏe cho mùa lễ này.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Tổng thống Donald Trump nhân Ngày Lễ Tạ Ơn:

***

Nhân dịp Ngày Lễ Tạ Ơn, chúng ta hồi tưởng lại cuộc hành trình dũng cảm và đầy cảm hứng của Những người hành hương gần bốn thế kỷ trước đã mạo hiểm vuợt đại dương bao la để trốn chạy khỏi đàn áp tôn giáo và xây dựng mái ấm tại Tân Thế giới. Họ đã đối mặt với bệnh tật, điều kiện khắc nghiệt và sự bất định, nhưng họ đặt niềm tin vào Thiên Chúa vì một tương lai tai sáng hơn. Trên chiếc thuyền buồm Mayflower, hơn 100 Người hành hương đã đặt chân tới Plymouth, Massachusetts và họ đã thấm nhuần vào Đất nước của chúng ta một đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa, tiếp tục là ngọn hải đăng hy vọng cho tất cả người dân Mỹ. Ngày Lễ Tạ Ơn là thời điểm cùng gia đình, bạn bè lắng lại và hồi tưởng về di sản của chúng ta và sự hy sinh của những người tiên phong của chúng ta, những người đã đảm bảo phước lành của tự do cho một đất nước độc lập, tự do và đoàn kết.

Sau khi sống sót trong một mùa đông lạnh lẽo và thu được vụ mùa thành công đầu tiên vào năm 1621, những Người hành hương đã dành 3 ngày để ăn mừng và cảm ơn sự thương xót và phước lành vô bờ của Thiên Chúa. Những thành viên của bộ lạc người da đỏ Wampanoag mà đã dạy cho những Người hành hương cách trồng trọt tại New England và giúp họ thích ứng và phát triển trong vùng đất mới cũng được chia sẻ thành quả lao động và chung vui lễ hội.

Để công nhận sự kiện lịch sử đó, vào năm 1789, Tổng thống George Washington đã ban hành một tuyên bố tổng thống tuyên bố về ngày Lễ Tạ Ơn quốc gia đầu tiên. Ông đã kêu gọi người dân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đoàn kết để gửi tới Thiên Chúa sự chân thành và lòng biết ơn khiêm nhường của chúng ta “vì Ngài đã chăm sóc và bảo vệ Người dân của Đất nước này” và “sự quan phòng ưu ái của Ngài”.

Tổng thống Abraham Lincoln đã hồi sinh truyền thống này khi Đất nước chia rẽ của chúng ta phải chịu đựng những nỗi kinh hoàng của cuộc Nội chiến. Từ sau đó, chúng ta đã dành ra ngày này để gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Thiên Chúa vì nhiều phước lành, quà tặng và tình yêu mà Ngài đã ban cho chúng ta và đất nước của chúng ta.

Lễ Tạ Ơn năm nay, khi chúng ta tụ họp tại những nơi thờ phượng và quanh bàn ăn gia đình cùng những người thân yêu, với lòng biết ơn khiêm nhường cho những món quà dồi dào mà chúng ta đã nhận được, chúng ta hãy nhớ tới những đồng bào người Mỹ của chúng ta đã phải đối mặt với khó khăn và bi kịch trong năm nay.

Với tinh thần hào phóng và thiện lương, chúng ta hãy vui vẻ tiếp cận bằng lời nói và hành động, và chia sẻ thời gian và nguồn lực của chúng ta trên khắp các cộng động của chúng ta. Chúng ta cũng hãy tìm nhiều cách để trao cho những người kém may mắn hơn cho dù đó là hình thức chia sẻ một bữa ăn thịnh soạn, mở rộng một bàn tay giúp đỡ, hay nói ra những lời động viên.

Trích nguồn trithucvn.net

Image may contain: 2 people, people smiling, people standing and outdoor

Tập Cận Bình đang thất bại ở nước nào?

Tập Cận Bình đang thất bại ở nước nào?

Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

Ông Baron Waqa, tổng thống nước Nauru, một quốc gia chỉ rộng 21 cây số vuông, có hơn 11,000 dân, chưa bằng một thôn ở Trung Quốc, nhưng ông biết bảo vệ thể diện quốc gia khi nói với dân: “Bọn chúng không phải là bạn của mình. Họ chỉ cần dùng mình cho mục đích của họ.” (Hình: Ness Kerton/AFP/Getty Images)

Tập Cận Bình đã tung tiền ra khắp thế giới xây dựng hạ tầng cơ sở trên 112 nước, với 203 dự án xây cầu, xa lộ và đường xe lửa; dùng làm một mạng lưới thương mại và đầu tư nối liền với Trung Quốc.

Tại quốc gia nhỏ ít người biết tên Papua New Guinea ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương, năm 2016 Trung Cộng đã viện trợ $860 triệu, năm ngoái tăng lên tới $2.46 tỷ. Trong khi đó nước cấp viện lớn thứ nhì, Australia chỉ cung cấp 572 triệu đô la Úc, bằng 412 triệu Mỹ kim cho nước láng giềng này.

Tổng Thống Mỹ Donald Trump không đến dự hội nghị của khối kinh tế APEC năm nay. Cuộc họp gồm các nước ở Châu Á và Thái Bình Dương năm nay thất bại vì, lần đầu tiên trong lịch sử, không đưa ra được một bản thông cáo chung như thường lệ. Cả khối kinh tế 21 quốc gia này không còn quan trọng như xưa, khi hai nền kinh tế lớn nhất, Trung Quốc và Mỹ đang “lâm chiến.”

Ngày Thứ Bảy, mọi người chứng kiến Tập Cận Bình và Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tấn công nhau về chiến tranh mậu dịch. Phái đoàn Mỹ không ai có mặt khi chủ tịch Trung Cộng đọc diễn văn, phái đoàn Trung Cộng đã bỏ ra về hoặc đứng ngoài hành lang ngay sau khi ông Tập Cận Bình nói xong. Không ai ở lại nghe ông Pence nói. Trong các cuộc họp giao hữu, tiệc tùng, hai ông Tập và Pence cũng tránh không đứng gần nhau, mặc dù ông Pence nói rằng đã trò chuyện thẳng thắn với ông Tập. Trong vài tuần nữa, Trump và Bình sẽ có dịp gặp nhau ở ‎Buenos Aires‎, Argentina, trong hội nghị G-20.

Riêng chuyện hội nghị APEC không đồng ý được với nhau về một bản thông cáo kết thúc cũng gây tai tiếng cho phái đoàn Trung Cộng.

Phái đoàn của Tập Cận Bình cương quyết không chấp nhận lời lên án “hành động thương mại không công bằng” được ghi trong thông cáo chung. Vì chính quyền Mỹ vẫn thường dùng những chữ này (unfair trade practices) khi tố cáo Trung Cộng, mỗi khi áp dụng các suất thuế quan mới trên hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc.

Nhưng điều mà người dân Papua New Guinea chú ý nhất là hành động “áp đảo” của người Trung Hoa khi họ muốn sửa đổi bản văn thông cáo chung theo ý họ.

Theo tin của Agence France-Presse hôm Chủ Nhật, một nhóm nhân viên phái đoàn Tàu đã tìm cách xô đẩy để xông vào trong văn phòng của ông Rimbink Pato, vị bộ trưởng ngoại giao lâu đời nhất của Papua New Guinea, nhậm chức từ năm 2012 ở thủ đô Port Moresby. Họ muốn làm áp lực chính phủ PNG, nước chủ nhà tổ chức hội nghị, phải viết một thông cáo chung theo ý ông Tập Cận Bình.

Trước đây, Trung Cộng đã thành công với ông Hun Sen, trong những lần họp ASEAN mà xứ Cambodia đứng cái. Nhưng ngoại trưởng xứ Papua New Guinea không chấp nhận. Ông còn kêu cảnh sát đến canh gác chung quanh tòa nhà. Một nhân viên Bộ Ngoại Giao nói rằng ông Pato không thể nào “hội nghị riêng” với phái đoàn Trung Cộng được. Họ phải biết trước như vậy chứ?

Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã phải cải chính không có người Tàu nào tìm cách xô cửa đi vào Bộ Ngoại Giao Papua New Guinea để yêu cầu sửa bản nháp thông cáo chung theo ý mình!

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh tỏ ra khinh thường các nước nhỏ. Năm 2010, trong cuộc họp ASEAN tại Hà Nội, sau khi nghe Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông nước ta, Ngoại Trưởng Trung Cộng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi, 杨洁篪) đã giận dữ phản đối, rồi lớn tiếng dạy ngoại trưởng Singapore rằng, “Trung Quốc là một nước lớn! Các nước khác là những nước nhỏ! Phải biết như thế!”

Tháng Chín vừa qua, Trung Cộng đến dự một cuộc họp với các nước “rất nhỏ” ở phía Nam Thái Bình Dương, họp tại hòn đảo Nauru. Tổng thống nước Nauru, ông Baron Waqa, đã yêu cầu Trung Cộng phải xin lỗi sau khi cả phái đoàn của họ giận dữ bỏ ra ngoài, chỉ vì một người bị từ chối không cho nói trong lúc các nhà lãnh đạo hòn đảo còn đang phát biểu.

Nauru, rộng 21 cây số vuông, chỉ có hơn 11,000 dân, quả là một nước nhỏ, chưa bằng một thôn ở Trung Quốc. Nhưng Tổng Thống Baron Waqa biết bảo vệ thể diện quốc gia. Ông nói với dân: “Bọn chúng không phải là bạn của mình. Họ chỉ cần dùng mình cho mục đích của họ.”

Papua New Guinea, hơn 8 triệu dân nói 852 thứ tiếng, cũng là một nước nhỏ trong khối APEC. Họ được độc lập từ năm 1975, nhưng vẫn đặt dưới sự bảo trợ của Australia, vẫn coi Nữ Hoàng Elizabeth II là quốc trưởng.

Bé nhưng bé hạt tiêu. Sau vụ lộn xộn của nhân viên phái đoàn Trung Cộng, ông Gary Juffa, lãnh tụ đảng đối lập là Phong Trào Nhân Dân Cải Tổ đã kêu gọi chính phủ Papua phải theo gương ông Mahathir Mohamad ở Malaysia.

Tháng Tám vừa qua, sau khi đắc cử ngồi lại vào ghế thủ tướng, ông Mahathir đã xóa bỏ ngay một dự án trị giá xây dựng $22 tỷ trong chương trình Nhất Đới Nhất Lộ (Một Vòng Đai, Một Con Đường) của Trung Cộng mà người tiền nhiệm đã chấp thuận. Trung Cộng dự trù ngân sách $900 tỷ cho dự án Đới Lộ. Họ xây dựng đường, cầu, bến cảng, nối các thành phố từ Trung Quốc xuống các nước ở phía Nam, vòng Ấn Độ Dương qua đến Trung Đông, rồi Châu Âu.

Họ đem công nhân Trung Hoa đến các nước đó làm việc. Họ không tôn trọng các luật lệ quốc tế về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Các công ty Trung Cộng đã lập 63 nhà máy phát điện chạy bằng than, với số khói phun lên lớn bằng khói độc trong cả nước Tây Ban Nha! Nguy hiểm nhất, họ cho các nước vay tiền làm những dự án không ích lợi, đến khi không có tiền trả nợ thì họ xiết của.

Sri Lanka đã bị mắc mưu này, khi thiếu tiền trả nợ phải gán một bến cảng mới do Trung Cộng xây, cho Bắc Kinh tự do sử dụng trong 99 năm, làm “đặc khu kinh tế.” Trung Cộng đã xây cho xứ Zambia một vận động trường 50,000 chỗ ngồi, tốn $94 triệu. Không biết bao giờ nước Phi Châu này vỡ nợ?

Tháng Sáu vừa qua, thủ tướng Papua, ông Peter O’Neill, đi Bắc Kinh ký một hiệp ước tham gia  chương trình Nhất Đới Nhất Lộ.

Lãnh tụ đối lập Gary Juffa cảnh cáo ông thủ tướng về vụ hợp tác này. Những công trình xây dựng đường xá và hải cảng mà Trung Cộng đang thực hiện ở Papua New Guinea phẩm chất rất kém so với những công trình do người Australia thực hiện.

Ông Juffa nhấn mạnh: “Tôi muốn dân Papua New Guinea phải làm chủ nền kinh tế của mình. Hiện nay chúng ta không còn làm chủ nữa… Chúng ta có thể chấp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng phải đặt trên những điều kiện nước mình định ra. Chúng ta cần bảo cho họ biết luật lệ của mình thế nào, rằng chúng ta cũng là một quốc gia độc lập, và khi đến đây họ phải tỏ ra biết kính trọng. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền, nếu không muốn trở thành thuộc địa của Trung Quốc.”

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng cũng dám nói như vậy thì may quá! 

(Ngô Nhân Dụng)