QUỐC TANG Ở MỸ

Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: 5 people, stripes
Image may contain: 8 people, people standing and suit
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Phuong Nam is feeling wonderful.Follow

🇺🇸QUỐC TANG Ở MỸ🇺🇸

Cựu tổng thống Mỹ đời thứ 41 -Georger Bush cha vừa tạ thế. Nước Mỹ tiến hành quốc tang ông.

Không thấy vòng hoa. Không có hoa mà trang nghiêm bội phần. Vòng hoa bạt ngàn, chất hết xe nọ, xe kia. Sau đám tang là rác. Lãng phí hoa, lãng phí cả phương tiện chuyên chở, thời gian đi đặt mua hoa. Xem ảnh nghĩ thầm người ta giầu là phải, sau tang lễ chả phải vứt đi cái gì…

Quyền lực đến như tổng thống Mỹ còn vị trí nào cao hơn nữa đâu? Vậy mà tuyệt nhiên không thấy đến cả một cái tên. Không thấy phông màn, dòng chữ nào, nên cũng chả lo chữ bị rơi, cũng chả lo sót chức danh nào của người quá cố…

Mầu sắc toàn cảnh cực kỳ lịch lãm, chỉ có lá quốc kỳ là nổi bật. Nước Mỹ trên hết. Vì nước Mỹ người ta phụng sự, khi chết đi khiêm nhường cạnh lá quốc kỳ, không cần đến cả 1 dòng tên..

Nước Mỹ tinh tế đến kỳ diệu 

Chứng khoán Trung Quốc giảm, nhân dân tệ mất giá sau khi sếp Huawei bị bắt

Chứng khoán Trung Quốc giảm, nhân dân tệ mất giá sau khi sếp Huawei bị bắt

Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư và bất ổn quanh mối quan hệ Mỹ – Trung khiến các chỉ số chính tại Thượng Hải và Hong Kong lao dốc.

Trung Quốc có thể trả đũa Mỹ vì vụ bắt lãnh đạo Huawei / Giám đốc tài chính vừa bị bắt được kỳ vọng tiếp quản Huawei

Chỉ số Shanghai Composite trên sàn chứng khoán Thượng Hải chốt phiên hôm nay giảm 1,68%. Hang Seng Index (Hong Kong) hiện mất 2,72%. Hang Seng China Enterprises Index – chỉ số theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong cũng giảm 2,8% và đang hướng tới mức giảm hai ngày lớn nhất kể từ tháng 2.

Nhóm cổ phiếu công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nhất tại cả hai thị trường, sau tin Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei – Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Bà cũng đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ, với cáo buộc liên quan đến việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

“Tin tức về Huawei được công bố trong thời điểm rất tệ, khi tâm lý nhà đầu tư còn yếu”, Toshihiko Takamoto – Giám đốc quản lý tiền tệ tại Asset Management One nhận định, “Giờ người ta đều cho rằng cuộc chiến thương mại này có thể kéo dài 10 năm”. Bên cạnh đó, ông lý giải chứng khoán đi xuống một phần do lực mua yếu dịp cuối năm.

Tin tức về Huawei khiến nhà đầu tư thêm nghi ngờ về tiến triển trong quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Sức ép bán ra hôm qua giảm đi phần nào, sau khi Trung Quốc cam kết đẩy nhanh thực hiện các điểm đã thống nhất với Mỹ. Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngờ liệu hai bên có đạt được đột phá thực sự nào thông qua đàm phán hay không. Tháng trước, tin tức Mỹ đang tăng tốc một chiến dịch nhằm vào Huawei cũng khiến Shanghai Composite lao dốc, mạnh nhất là nhóm cổ phiếu công nghệ.

Cổ phiếu của AAC Technologies Holdings hôm nay mất 4,5%. Cổ phiếu ZTE – một đại gia công nghệ khác của Trung Quốc, giảm 5,7% trên sàn Thâm Quyến và gần 7,8% trên sàn Hong Kong.

Các nhà cung cấp cho Huawei cũng chịu chung số phận. Sunny Optical Technology mất hơn 4,5%, O-film Tech và GettopAcoustic cũng mất lần lượt 3,9% và 5%.

About this website

 

KINHDOANH.VNEXPRESS.NET

Vài Điều Khiến Việt Nam “Khác Biệt” Với Những Nước Khác Trên Thế Giới

Image may contain: 2 people, eyeglasses and text

Van H Pham

Vài Điều Khiến Việt Nam “Khác Biệt” Với Những Nước Khác Trên Thế Giới

– Trên thế giới, khi bị tước đoạt dân chủ người ta đổ ra kín đường để đấu tranh, ở VN người ta đổ ra kín đường xem bắn pháo hoa.

– Trên thế giới, ở tuổi 17 người ta nổi tiếng vì đoạt giải Nobel hòa bình, ở VN người ta nổi tiếng vì ngậm bao cao su lên mạng khoe vú.

– Trên thế giới, khi để bùn đỏ nguy hiểm tràn ra người ta bồi thường và truy cứu trách nhiệm, ở VN người ta lên báo bảo rằng đấy là “bùn có màu đỏ”.
– Trên thế giới khi tham nhũng thành quốc nạn người ta thực hiện chiến dịch “bàn tay sạch”, ở VN người ta bảo đừng ném chuột kẻo vỡ bình.-

– Trên thế giới, khi ngân sách cạn kiệt, nợ công tăng cao người ta quy trách nhiệm cho chính phủ, ở VN người ta coi đấy là trách nhiệm của toàn dân.
– Trên thế giới, người ta coi việc giành lại những gì của đất nước đã bị cướp đoạt là trách nhiệm của mình, ở VN người ta “ưu ái” nhường lại trách nhiệm đó cho đời sau.

– Trên thế giới, khi để tham nhũng tràn lan, kinh tế kiệt quệ người ta từ chức, ở VN người ta bảo Đảng phân công thì tôi làm, tôi không xin xỏ ai.
– Trên thế giới, khi ngoại bang xâm lược bờ cõi, người ta gọi đấy là kẻ thù, ở VN người ta gọi đấy là anh em.

– Trên thế giới, người ta gọi là thắng lợi khi đánh đuổi được ngoại xâm, ở VN người ta chờ nó rút sau khi nó đã tung hoành chán chê rồi mình tuyên bố thắng lợi.

– Trên thế giới, khi người ta biểu tình chống ngoại xâm mọi người bảo đấy là yêu nước, ở VN người ta bảo đấy là phản động.
– Trên thế giới, người ta bảo nhân quyền là do tạo hóa ban cho và bất khả xâm phạm, ở VN người ta bảo đấy là do Đảng ban cho và tao thích xâm phạm lúc nào thì xâm phạm.

-Tội ác ghê gớm nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền ở VN là:

* biến con người Việt thành những con người không còn tử tế, không còn liêm sỉ, càng lúc càng tham lam, tàn bạo, thủ đoạn;

* biến xã hội Việt Nam thành xã hội suy đồi và giả dối đến mức chưa từng có từ trước tới nay trong văn hoá Việt;

* biến nước Việt thành một nơi chất độc huỷ hoại không những đến thứ để ăn, để uống, để hít thở mà còn huỷ hoại đến tận ý chí, tinh thần và đạo làm người; một nơi không còn một chút nội lực, một nơi con người thờ ơ với hiểm họa diệt vong ngay trước mắt.

Vệ tinh phát giác căn cứ hỏa tiễn chưa hề tiết lộ của Bắc Hàn

Vệ tinh phát giác căn cứ hỏa tiễn chưa hề tiết lộ của Bắc Hàn

Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un. (Hình: AP Photo/Susan Walsh, Pool, File)

WASHINGTON, D.C. (NV) – Các hình ảnh vệ tinh mới chụp được cho thấy Bắc Hàn vừa mở rộng một căn cứ hỏa tiễn tầm xa trong khu vực núi non nằm sâu trong lãnh thổ quốc gia này. Phát giác mới nhất này cho thấy các cuộc thương thảo ngoại giao với Mỹ không buộc chế độ Kim Jong Un phải ngưng nỗ lực sản xuất và thiết lập hàng loạt hỏa tiễn có khả năng mang theo đầu đạn nguyên tử của họ.

Bản tin CNN nói rằng các hình ảnh vệ tinh nói trên cũng là chứng cớ cho thấy căn cứ hỏa tiễn Yeongjeo-dong và một căn cứ cạnh đó, vốn chưa hề được báo cáo trước đây, vẫn tiếp tục hoạt động và thường xuyên được cải tiến, cho thấy thực tế rõ ràng về hiệu quả của các cuộc thương thảo giữa chính phủ Mỹ với Bắc Hàn liên quan đến giải giới nguyên tử và hỏa tiễn.

Các hình ảnh này xác định là Bắc Hàn đang xây dựng một căn cứ ngầm rất lớn từ năm 2017 và mãi cho đến Tháng Tám năm 2018 vẫn còn tiếp tục.

“Các hoạt động xây cất ở nơi từng được nhận diện trước đây vẫn tiếp tục, ngay cả sau khi có cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un,” theo lời phân tích gia Jeffrey Lewis tại Middlebury Institute of International Studies.

“Bất kể là Kim Jong Un đã nói gì với Tổng Thống Trump về việc giải giới nguyên tử, Bắc Hàn tiếp tục sản xuất và bố trí hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử,” ông Lewis nói. (V.Giang)  

Giám Đốc Tài Chính Huawei Bị Bắt Tại Canada

Image may contain: 1 person, phone and screen
Image may contain: 1 person, closeup and text
Image may contain: 1 person, smiling, selfie and closeup
Le Bao Quoc

Giám Đốc Tài Chính Huawei Bị Bắt Tại Canada Phải Đối Mặt Dẫn Độ Đến Hoa Kỳ Đừng Giỡn Mặt Với Trump.

Với Hoa Kỳ Mỹ yêu cầu Canada bắt giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei
06/12/2018 08:19 GMT+7

Loa thông minh của Huawei vừa ra đã bị tố ‘nhái hàng’

Quân đội Mỹ cấm điện thoại Huawei, ZTE của Trung Quốc
Ngại do thám, Best Buy tuyên bố ngừng bán sản phẩm Huawei tại Mỹ
TTO – Chính quyền Canada thông báo cuối tuần qua, theo yêu cầu của Mỹ, họ đã bắt giữ bà Meng Wanzhou – giám đốc tài chính toàn cầu của Công ty Huawei, Trung Quốc.

Mỹ yêu cầu Canada bắt giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei – Ảnh 1.
Bà Meng Wanzhou – Ảnh: EPA

Theo báo New York Times, bà Meng Wanzhou là con gái của nhà sáng lập Hãng công nghệ Huawei. Việc bắt giữ bà chắc chắn sẽ là động thái làm tăng thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ -Trung vốn đang rất “nóng” hiện nay.

Sự việc diễn ra ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc gặp bên lề hội nghị G20 tại Argentina.

Nguyên nhân bắt giữ bà Meng hiện được biết là liên quan tới các vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

Ông Ian McLeod, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Canada, cho biết: “Bà Meng Wanzhou bị bắt tại Vancouver ngày 1-12”. Phía Mỹ yêu cầu dẫn độ bà Meng sang Mỹ xét xử.

Ông McLeod cũng cho biết vì quy định cấm cung cấp thông tin trong vụ việc này nên ông không thể cho biết thêm các chi tiết khác.

Huawei là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông và điện thoại lớn nhất của Trung Quốc.

Công ty này lâu nay cũng đã đối mặt với cuộc điều tra về nguy cơ do thám tại Mỹ. Washington lo ngại nguy cơ do thám trong các sản phẩm của Huawei vì cho rằng họ có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc.

Cho tới nay Huawei cũng đã bị điều tra về những vi phạm chính sách của Mỹ tại các nước như Cuba, Iran, Sudan và Syria

NHỮNG BÓNG HỒNG BỊ CHE KHUẤT

Image may contain: 2 people, people standing and outdoor
Thuy An Nguyen

NHỮNG BÓNG HỒNG BỊ CHE KHUẤT

Fb Nguyễn Thúy Hạnh

Tôi đã viết và cũng đã đọc nhiều về những người phụ nữ đảm đang, thuỷ chung và can trường, những bóng hồng sau lưng những người chồng là TNLT. 
Nhưng dường như tôi ít hoặc chưa nghe nói về những người yêu của những chàng trai phải bước chân vào chốn ngục tù khi họ chưa kịp thành hôn.

Rồi tôi đã gặp những người phụ nữ ấy, những người không được biết đến, không được động viên, khích lệ, ko được công khai tự hào về người đàn ông của mình. Họ lặng lẽ mua sắm đồ tiếp tế, lặng lẽ đi sau người nhà của người tù ấy, lặng lẽ đợi chờ mà chưa biết khi nào người ấy trở về, và khi đó có là của mình hay không, bởi lúc ấy nhan sắc đàn bà đã tàn phai, con cái chung thì không có.

Có một cô gái trẻ đã một mình lo tiếp tế cho chàng trai của mình suốt mấy năm nay, (gia đình chàng chỉ đi cùng), và án tù mười mấy năm nữa, chẳng biết thân phận rồi sẽ ra sao. Nếu không có một tình yêu, một niềm tin mãnh liệt chắc ít ai làm được điều đó.

Còn có một câu chuyện tưởng chỉ có trong tiểu thuyết nhưng lại là thật ở phong trào này. Đó là cô sinh viên Trương Thị Hà, người đang chờ đợi sinh viên Phan Kim Khánh 6 năm tù. Dẫu chưa từng gặp nhau, nhưng cảm phục và yêu mến Khánh, cô gái ấy đã viết những lá thư thấm đượm niềm yêu thương và hứa hẹn đợi chờ, dẫu sau này Khánh có thể không bằng lòng cưới. Và rồi cô gái ấy cũng đã bước chân vào con đường chông gai này, con đường mà Khánh đã chọn.

“Thuở đất trời nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”…

Những người vợ ấy rất gian nan, nhưng những người yêu ấy cũng thiệt thòi lắm. Sự hi sinh thầm lặng của họ thật khó gọi tên.

Tôi muốn viết về họ, muốn nêu tên họ, nhưng họ chỉ muốn im lặng lo toan cho người đàn ông của mình, im lặng đợi chờ. Bởi vậy tôi chỉ có thể gọi tên Trương Thị Hà và đưa ảnh của cô gái ấy lên đây.

Lo cắt điện, Thủ tướng nhiều lần viết thư cho EVN, Bộ Công thương

Thuy Le shared a link to the group: LỀU CỦA ĐẦY TỚ.

Đất nước lạ kỳ! Thủ Tướng mà cũng phải lo sợ cái công ty EVN này thì còn nói gì? Thay vì viết thư cho EVN vì sợ nó cắt điện, sao ông không yêu cầu xóa bỏ độc quyền ngành điện và cho các công ty nước ngoài và tư nhân vào làm? Bởi Độc Quyền sinh ra Độc Tài và lộng quyền! Cho cạnh tranh lành mạnh thì EVN sẽ hết lộng quyền thích làm gì thì làm!

EVN độc quyền nên tự tung tự tác, dám ném hàng nghìn tỷ đầu tư làm ăn vào các lĩnh vực trái ngành & nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…được thì họ ăn, còn thua thì lại TĂNG GIÁ ĐIỆN BẮT DÂN BÙ LỖ! Sao có thể để họ ngang nhiên móc túi dân hết sức vô lý đến vậy??

Phải có cạnh tranh mới có phát triển. Ở đâu có độc quyền, ở đó có lộng quyền và trì trệ! Đã đến lúc cần lên tiếng yêu cầu CP XÓA BỎ ĐỘC QUYỀN ngành điện. Ai ủng hộ điều này xin để lại cmt 1 chấm hoặc số 1.

100 Luật sư đồng nghiệp sẽ quyết đòi lại bằng được công lý cho luật sư Võ An Đôn

06.12.2018

100 Luật sư đồng nghiệp sẽ quyết đòi lại bằng được công lý cho luật sư Võ An Đôn trong vụ LS Võ An Đôn kiện BT Bộ Tư Pháp.
———-
Theo Luật sư Phạm Công Út : Khi Toà án tỉnh Phú Yên vừa nhận đơn của luật sư Võ An Đôn kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra toà về Quyết định hành chính đối với Ls Đôn, tôi và một số người nhận làm người đại diện theo ủy quyền cho Ls Đôn, và có thể sẽ có không dưới 100 Ls bảo vệ Ls Đôn trước toà.

Có thể đây sẽ là vụ án lịch sử của nền tư pháp Việt Nam thể hiện tình đoàn kết tương trợ và thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong giới luật sư đối với một đồng nghiệp từng dấn thân cho những mảnh đời bất hạnh.

Hy vọng rằng các luật sư trong nước sẽ không để luật sư Đôn một mình chiến đấu với chiếc cối xay gió, vì chiếc cối ấy có ngày sẽ nghiền nát từng người, chẳng loại trừ ai !

LS Phạm Công Út./. 
FB Võ Hồng Ly

Image may contain: 2 people, people sitting

Phạm Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu Việt Nam không có khao khát dân chủ và tự do

Phạm Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu Việt Nam không có khao khát dân chủ và tự do

Kính Hòa RFA
2018-12-05

Blogger, nhà hoạt động xã hội, tác giả, Phạm Đoan Trang.

Blogger, nhà hoạt động xã hội, tác giả, Phạm Đoan Trang.

 RFA

Nhân dịp này blogger Đoan Trang trao đổi với đài RFA về những vấn đề xung quanh giải thưởng này cũng như phong trào nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Đoan Trang: Khi nhận giải này tôi hơi bối rối, vì không nghĩ rằng mình đã làm cái gì để nhận được giải này. Nhất là tôi nhận giải này với hai người nữa là nhà hoạt động môi trường và nhân quyền Hoàng Bình, nhà hoạt động cho quyền lao động Trần Thị Nga. Cả hai người vẫn đang ngồi tù với mức án rất nặng. Tôi thấy mình chưa làm được gì cả, và cảm thấy buồn nữa, thương cho chị Nga và anh Hoàng Bình.

Kính Hòa: Chị viết trên Facebook rằng việc nhận giải nhân quyền mà cứ kéo dài thì đó là một điều đáng buồn, chị có thể giải thích rõ hơn?

Đoan Trang: Tôi nghĩ rằng một đất nước nào mà công dân nhận những giải Nobel về kinh tế, vật lý, hóa học,… thì có thể tự hào, nhưng mà Nobel hòa bình thì lại dễ gây tranh cãi, hoặc đặt ra vấn đề về nền dân chủ của nước đó. Thì giải thưởng nhân quyền này của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cũng tương tự. Chừng nào mà còn có người nhận giải nhân quyền thì nó chứng tỏ rằng đất nước đó, nền chính trị của đất nước đó, còn có rất nhiều vấn đề, còn vi phạm nhân quyền. Hễ còn vi phạm nhân quyền thì còn có người nhận giải về nhân quyền.

Kính Hòa: Giải thưởng này được một tổ chức có trụ sở ở California trao tặng hàng năm. Chị nghĩ gì về sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại đối với phong trào nhân quyền trong nước?

Đoan Trang: Việc mà họ trao giải hàng năm, nếu tôi nhớ không lầm là từ năm 2002, đến nay đã gần 20 năm, chứng tỏ họ luôn sát cánh với những người hoạt động trong nước. Họ theo dõi tình hình nhân quyền trong nước, theo dõi sự hoạt động của những người hoạt động nhân quyền trong nước. Đó là một sự khích lệ tin thần rất lớn với những người hoạt động.

Tôi rất cảm ơn Mạng lưới nhân quyền Việt Nam. Tôi luôn nhấn mạnh là những người trong nước đấu tranh là khó khăn vất vả. Những người Việt ở nước ngoài đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam cũng là một hoạt động đáng quý. Thật sự cũng khó khăn cũng có cản trở, và rất đáng được tri ân.

Những người Việt Nam ở trong nước đấu tranh vì dân chủ trong một nền chính trị tệ hại như thế này là một việc đương nhiên. Nhưng đối với người Việt ở nước ngoài thì chẳng có lý do gì để quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam cả. Họ có thể hưởng một cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về môi trường, và còn đầy đủ về tinh thần nữa, không có lý do gì để quan tâm tới một đất nước xa vời vợi và còn chìm ngập trong lắm vấn đề phức tạp. Nhưng mà họ vẫn quan tâm, theo dõi mà còn đặt ra một giải thưởng nữa, để hổ trợ, khích lệ tinh thần những người trong nước.

Kính Hòa: Tù nhân lương tâm liên tục bị tống xuất ra nước ngoài. Chị thấy chính sách đó của Việt Nam có hiệu quả hay không?

Những người Việt Nam ở nước ngoài có thể hưởng một cuộc sống tốt đẹp mà không cần quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam, thế mà họ vẫn quan tâm. Đó là một điều đáng để tri ân.
-Phạm Đoan Trang.

Đoan Trang: Đó là một chính sách mang rất nhiều lợi ích cho họ. Tôi vẫn hay viết và nói ra thế này: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước buôn dân. Cấp trên hay cấp dưới đều buôn cả.

Cấp trên thì đổi tù nhân lương tâm để lấy những điều lợi về kinh tế, với cộng đồng quốc tế. Như là một hiệp định với EU hay một hiệp định với Mỹ.

Cấp dưới thì bắt những tù nhân lương tâm, những người hoạt động dân chủ để được lên lon, lên lương.

Tù nhân lương tâm ngày càng trở nên một món hàng rất là hời cho nhà cầm quyền này ở các cấp.

Không có lý do gì để họ không làm điều ấy cả. Bắt thì họ chẳng thiệt gì, thả thì được tiếng tôn trọng nhân quyền với các đối tác phương Tây. Tôi nghĩ là việc bắt người rồi trục xuất sẽ còn dài dài, chừng nào chính thể này còn tồn tại.

Kính Hòa: Nó có làm ảnh hưởng đến hoạt động cho quyền dân sự, cho nhân quyền trong nước không?

Đoan Trang: Đối với cá nhân tôi thì nó không ảnh hưởng gì lắm. Xưa nay tôi vẫn làm những công việc đó. Có ai bên cạnh giúp hay không thì tôi vẫn làm. Còn đối với phong trào thì tôi nghĩ là cũng có, vì người ta nghĩ rằng những gương mặt nổi bật đại diện cho phong trào, ít nhất về mặt hình ảnh, không còn nữa thì còn ai? Có thể nhiều người sẽ nghĩ như vậy.

Kính Hòa: Gần đây có trường hợp chị Lê Thu Hà, bị trục xuất sang Đức, rồi lại trở về Việt Nam, lại bị trục xuất. Cũng có những ý kiến bàn tán về việc này. Chị nghĩ sao?

Đoan Trang: Khi biết chuyện đó tôi rất lo lắng và thương cho Hà. Tôi nghĩ là tôi hiểu tâm trạng của Hà. Một phụ nữ trẻ, đấu tranh là vì cái chung, cho dân chủ cho Việt Nam, bị bắt giam hai năm rưỡi, trong phòng tạm giam chắc là ba đến sáu mét vuông một người, như là cái cũi. Ngày này qua ngày khác, không có bất kỳ một thông tin nào từ bên ngoài vào, chưa kể điều kiện vật chất thì vô cùng tồi tệ. Một phụ nữ rất lãng mạn, yêu thơ văn, rất yêu nước,… sống như vậy trong vòng hai năm rưỡi. Đó là một địa ngục trần gian. Hà chưa có một ngày nào gặp lại gia đình cả. Đùng một cái rời nhà tù đến một đất nước xa lạ, mùa đông rất lạnh lẽo.

Những điều đó đủ cho chúng ta cảm thấy xót xa cho Hà.

Biểu tình chống thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Hà Nội, 1/5/2016.
Biểu tình chống thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Hà Nội, 1/5/2016. AFP

Khi Hà về Việt Nam tôi rất lo lắng không biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ làm gì với Hà. Dù sao thì khi họ trục xuất thì sai pháp luật, nhưng rất là may vì nếu không họ lại bắt nữa thì lại còn khổ cho Hà.

Việc đó làm tôi thật sự áy náy, mình không làm gì được và cũng sẽ không làm gì được cho Hà.

Kính Hòa: Giải nhân quyền lần này có ba người, thì anh Hoàng Bình là về hoạt động môi trường, chị Nga về quyền lao động, chị có nghĩ rằng nếu hoạt động vì môi trường và quyền lao động ra khỏi cái từ nhân quyền mà những người cộng sản rất sợ, thì có dễ hơn không?

Đoan Trang: Nói chung những khái niệm như dân chủ, nhân quyền, tự do, đều kiên kỵ với người cộng sản, họ không thích. Đấu tranh nói chung hay là tách ra với những quyền môi trường, hay những quyền nghe rất vô hại như là quyền của người thiểu số chẳng hạn, quyền lao động… nghe có vể nhân văn không mang tính chính trị, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì cả. Cộng sản đã ghét rồi thì họ đàn áp thẳng tay, đừng tưởng đấu tranh vì môi trường mà họ không đàn áp. Không hề!

Kính Hòa: Có hai việc, thứ nhất là hiệp định thương mại với châu Âu có bắt Việt Nam cho phép lập nghiệp đoàn lao động độc lập, thứ hai là những vụ bê bối về môi trường như Formosa, hay Vĩnh Tân đã gây những xáo trộn xã hội lớn. Chị có nghĩ rằng tới đây nhà nước Việt Nam sẽ nới ta trong các vấn đề lao động và môi trường, vì rõ ràng nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính họ?

Đoan Trang: Có một điều tôi rất nghi ngờ là sự thay đổi suy nghĩ của những người cộng sản, để họ có tầm nhìn dài hạn hơn, vì dân vì nước hơn. Tôi không tin.

Những người cộng sản lúc nào cũng sợ mất quyền và tiền. Thứ hai là họ không có tầm nhìn xa như thế. Chúng ta có thể nói với họ là môi trường và nhân quyền mà tốt thì mọi người đều có lợi, nhưng họ sẽ không tin và họ không quan tâm. Họ thấy cái gì trong ngắn hạn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ là họ phải dập, phải đàn áp.

Đặc biệt nhà nước công an trị có một cái tư tưởng là phải tiêu diệt tổ chức phản động từ trong trứng nước. Tức là bất cứ khi nào người dân có sự tu tập, kết nối với nhau mà họ không kiểm soát được, hay nói theo từ cộng sản là không có sự quản lý và định hướng của nhà nước, thì cứ phải diệt, diệt ngay lập tức.

Cho nên là công đoàn, môi trường, hay quyền giáo dục, quyền ý tế… tất cả những cái đó chẳng có nghĩ gì với họ cả.

Tôi không tin là họ có thiện chí nào cho sự thay đổi.

Kính Hòa: Việt Nam cải cách kinh tế từ năm 1986, đã hơn 30 năm rồi. Có những ý tưởng cho rằng cải cách kinh tế sẽ dẫn đến chính trị, nhưng có vẻ chúng ta đang chứng kiến một chuyện ngược lại, khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đây nói sự suy thoái về chính trị còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế. Chị nghĩ khi nào thì cải cách chính trị đến với Việt Nam?

Đoan Trang: Tôi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc cung cấp cho thế giới hai ví dụ cho việc cải cách kinh tế không nhất thiết dẫn đến cải cách chính trị. Huống chi là Việt Nam cũng chẳng tự do về kinh tế. Việt Nam chưa bao giờ tự do về kinh tế cả.

Cho nên tôi không thấy lý do gì mà những chuyện 32 năm qua sẽ dẫn đến cải cách chính trị. Tôi chẳng thấy dấu hiệu nhượng bộ nào từ nhà cầm quyền cả.

Kính Hòa: Cho tự do kinh tế một chút xíu, nhưng vẫn nắm chặt về chính trị, thì việc này chị có cho là nó cũng có nguồn gốc từ truyền thống Á Đông, những xã hội Việt Nam Trung Quốc đều theo Khổng giáo vốn có truyền thống độc tài đàn áp từ lâu rồi, chị có thấy vậy không?

Bất cứ khi nào người dân có sự tu tập, kết nối với nhau mà họ không kiểm soát được, hay nói theo từ cộng sản là không có sự quản lý và định hướng của nhà nước, thì cứ phải diệt, diệt ngay lập tức.
-Phạm Đoan Trang.

Đoan Trang: Tôi cho rằng ở những đất nước mà thay đổi kinh tế dẫn đến chính trị, thì do là thay đổi kinh tế dẫn đến thịnh vượng hơn, hình thành tầng lớp trung lưu, một tầng lớp có đòi hỏi mạnh mẽ nhất về cải cách chính trị.

Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc thì cho thấy ngược lại. Tầng lớp trung lưu có hình thành thì nó cũng chẳng dẫn đến cải cách chính trị. Ho không có nhu cầu cải cách chính trị.

Trước hết là quyền lợi của họ gắn chặt với nhà cầm quyền.

Ở Việt Nam, những công ty lớn, những đại gia, tất cả những thành công của họ đều xuất phát từ quan hệ với nhà cầm quyền. Đều là sân sau, cửa sau của nhà cầm quyền. Không có sự thành đạ nào xuất phát từ sáng kiến, từ đổi mới từ tài năng kinh doanh cả.

Điểm thứ hai là đúng như anh nói, dường như cái não trạng của người Việt Nam có ảnh hưởng từ Khổng giáo. Giới trung lưu Việt Nam họ không có khát vọng về dân chủ. Còn thượng lưu ở Việt Nam thì không có nghĩa là tinh hoa. Đại gia của Việt Nam thì có nghĩa là ăn bò Kobe, hay là đi mua giường,… Tầng lớp “tinh hoa” ở Việt Nam, xin lỗi phải dùng từ là xôi thịt, không có tầm văn hóa để dẫn dắt xã hội.

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
11/30/2018

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2018

Vinh danh các quý ông bà có tên sau đây:

1. Ông Hoàng Đức Bình, 
2. Bà Trần Thị Nga và 
3. Nhà báo Phạm Đoan Trang.

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trân trọng công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2018 được trao cho 3 nhà hoạt động nhân quyền:

– Ông Hoàng Đức Bình,

– Bà Trần Thị Nga, và

– Nhà báo Phạm Đoan Trang.

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM được thành lập từ năm 2002, giải thưởng đã được trao hàng năm cho 42 cá nhân và 3 tổ chức đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam.

Giải Nhân quyền Việt Nam còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.

Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại nhà hàng Moonlight, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ vào lúc 1 giờ trưa ngày Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Sau đây là bản tóm lược về 3 nhà hoạt động được trao giải năm nay:

1. HOÀNG ĐỨC BÌNH:

Sinh năm 1983 tại Nghệ An, nguyên kỹ sư ngành xây dựng, và là Phó chủ tịch Phong Trào Lao Đông Việt, một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi người công nhân.

Quá trình hoạt động:

Hoàng Đức Bình là một nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường, giúp dân khiếu kiện Formosa.

Tháng 11/ 2015 anh cùng nhiều thành viên của Phong Trào Lao Động Việt đã gặp và kêu gọi khoảng hơn 2000 công nhân hãng Yupoong, Đồng Nai biểu tình chống công ty sa thải sai luật và không trả bảo hiểm thất nghiệp như luật định.

Sau thảm họa biển miền Trung do nhà máy thép Formosa xả thải gây ra, với tư cách đại diện “Phong Trào Lao Động Việt”, Hoàng Đức Bình đã vận động thành lập “Hiệp Hội Ngư Dân Miền Trung” để bảo vệ lợi ích của những ngư dân chịu thiệt hại do thảm họa, cũng như lên tiếng kêu gọi nhà máy Formosa phải ngừng hoạt động tại Việt Nam.

Hiệp Hội Ngư Dân Miền Trung đã tiến hành nhiều hoạt động giúp đỡ ngư dân đòi quyền lợi như: thu thập thông tin về thảm họa, giúp ngư dân làm hồ sơ kiện, đồng hành cùng ngư dân nộp đơn lên tòa án.

Ngày 15/5/2017, anh Hoàng Đức Bình bị một nhóm công an thường phục lẫn sắc phục phối hợp bắt giữ bất ngờ, khi anh đang cùng linh mục Nguyễn Đình Thục đi trên đường bằng xe ô tô.

Sau đó, Hoàng Đức Bình đã bị khởi tố với hai tội danh: “Chống người thi hành công vụ” (Điều 257) và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258). Ngày 6/2/2018 anh bị tuyên án 14 năm tù vì tội yêu nước, giúp đỡ người dân khiếu kiện Formosa.

2. TRẦN THỊ NGA:

Sinh trú quán: Phủ Lý, Hà Nam

Bà Nga là một nạn nhân của tệ nạn xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Bà bị nhà cầm quyền Việt nam bỏ rơi khi gặp nạn. Kể từ đó, bà tự tìm hiểu pháp luật và giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự như bà với số vốn kiến thức ít ỏi của mình. Sau khi trở về Việt Nam, từ năm 2008-2010 bà Nga đã tham gia giúp đỡ những người lao động gặp nạn tại Đài Loan.

Cũng từ đó, bà bị công an tỉnh Hà Nam đe dọa, đàn áp, sách nhiễu và tấn công nhiều lần. Bà vẫn tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo Việt Nam, phản đối Formosa xả thải hủy diệt môi trường.

Bà Nga là thành viên sáng lập Hội Phụ nữ Nhân Quyền. Bà bị bắt ngày 21/1/2017. Ngày 25/7/2017, bị kết án 9 năm tù, 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

3. PHẠM ĐOAN TRANG:

Phạm Đoan Trang sinh năm 1978, là nhà báo, blogger, nhà hoạt động xã hội hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam.

Trước đây, cô Trang làm việc trong một số tờ báo ở Việt Nam như Vietnamnet, Pháp Luật TP. HCM.

Quá trình hoạt động:

Năm 2011, cô tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, viết bài tường thuật, phân tích và các cẩm nang hướng dẫn người biểu tình cách ứng phó với sự đàn áp của an ninh.

Cô tham gia chiến dịch Tuyên bố 258 đòi chính phủ Việt Nam bãi bỏ điều luật chống lại nhân quyền này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (2013), vận động cho nhân quyền Việt Nam trong khuôn khổ UPR (2014).

Năm 2015, cô là một những người phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh Hà Nội. Cô đã tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công quyền cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam. Năm 2016, tham gia chiến dịch “Cứu Dân Cứu Biển” sau tai họa môi trường ở miền Trung.

Các tác phẩm:

Kỹ Năng Báo Chí Căn Bản (2014); Cẩm Nang Hoạt Động Xã Hội (2015); cùng dịch sách “Từ Facebook Đến Xuống Đường” ấn bản năm 2016. Tác phẩm mới nhất là “Chính Trị Bình Dân” (2017).

Cả 3 anh chị trên đều xứng đáng được vinh danh

Image may contain: 2 people, closeup
Image may contain: 4 people
Image may contain: 1 person, text

Con trai duy nhất của tỷ phú Malaysia đi khất thực

Con trai duy nhất của tỷ phú Malaysia đi khất thực

Nhà sư Ajahn Siripanno là một trong những nhà tu hành uyên bác nổi tiếng trong Phật giáo Theravada (Phật giáo Nguyên Thủy) tại Thái Lan. Đặc biệt, Ajahn Siripanno cũng chính là con trai duy nhất của vị tỷ phú T. Ananda Krishnan giàu có thứ 2 tại Malaysia.

Tỷ phú T. Ananda Krishnan là một trong những doanh nhân thành đạt và tên tuổi trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như truyền thông, dầu khí, viễn thông, bất động sản, giải trí… Khối tài sản của ông được ước tính lên tới 10 tỷ USD vào tháng 8/2015. Mặc dù  là người rất kín tiếng và sống không khoa trương, thế nhưng Ananda Krishnan được cả đất nước biết đến. Ông được coi như là cha đẻ của toà tháp đôi Petronas nổi tiếng của Malaysia.

Năm 1989, Ajahn Siripanno (18 tuổi) – con trai duy nhất của tỷ phú Malaysia – đã tham dự một khóa tu hành ngắn hạn nhằm bày tỏ sự biết ơn và lòng kính trọng đối với người mẹ và gia đình của mình khi trở về quê mẹ ở Thái Lan.

Sau nhiều năm sinh sống và học tập tại Anh, đây là lần đầu tiên Ajahn Siripanno được tiếp xúc với Phật giáo. Với tư tưởng cởi mở tiếp nhận các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, Ajahn Siripanno đã tìm thấy niềm vui và sự thanh thản trong khoảng thời gian tu hành ngắn ngủi tại Thái Lan.

Khoảng thời gian ngắn ngủi đó đã hoàn toàn làm Ajahn thay đổi suy nghĩ về Đạo phật và cuộc sống của các vị tu sĩ. Chương trình dự trù chỉ sống đời tu sĩ trong hai tuần lễ nào ngờ đã trở nên vĩnh viễn.

Khoảng 10 năm về trước, tỷ phú T. Ananda Krishnan đột nhiên mất liên lạc với người con trai duy nhất của mình. Sau nhiều lần tìm kiếm, ông T. Ananda Krishnan bất ngờ khi nhìn thấy con trai trong chiếc áo vàng, bình bát trên tay đang đi khất thực tại một ngôi chùa ở Thái Lan.

Tỷ phú T. Ananda Krishnan đã tiến lại gần và mời cậu con trai một bữa ăn sau nhiều năm xa cách. Tuy nhiên, nhà sư Ajahn Siripanno đã đáp: “Con xin lỗi cha nhưng con không thể nhận lời mời của cha được, con phải đi khất thực như các bạn đồng tu khác”.

Quá bất ngờ trước lời từ chối của con trai, tỷ phú T. Ananda Krishnan chia sẻ: “Với tất cả tài sản trong sự nghiệp của mình, tôi vẫn không thể mời được con trai một bữa cơm”.

Vài năm trước, trong một buổi nói chuyện tại chùa Maha Vihara, Malaysia, nhà sư Ajahn Siripanno cho biết ông chưa bao giờ có ý định để trở thành một nhà sư cho tới khi ông được đến thăm và trò chuyện với Thiền sư Ajahn Chah – một vị cao tăng nổi tiếng về pháp Thiền trong Phật giáo Theravada. Sau lần gặp gỡ đầu tiên và duy nhất đó, tư tưởng của Ajahn Siripanno đã thay đổi và ông quyết tâm lựa chọn con đường riêng cho bản thân, con đường đến với Phật giáo.

Hiện nay, sau hơn 20 năm, nhà sư Ajahn Siripanno đã trở thành trụ trì của Tu viện Dhao Dham tại Khu bảo tồn rừng quốc gia gần biên giới Thái Lan và Myanmar. Nhà sư Ajahn Siripanno cũng chia sẻ, ông chưa từng hối hận hay nuối tiếc về sự lựa chọn trong cuộc đời mình.

Tỷ phú T. Ananda Krishnan và nhà sư Ajahn Siripanno vẫn thường xuyên liên lạc và ghé thăm tu viện để trò chuyện cùng nhau. Ajahn Siripanno được nhiều người biết đến sau khi tham dự buổi tiệc sinh nhật lần thứ 70 của người cha tỷ phú. Nhà sư Ajahn Siripanno vẫn xuất hiện trong bộ trang phục giản dị, mang dép và xách một chiếc túi nhỏ di chuyển bằng máy bay riêng và nghỉ ngơi tại một khách sạn trang trọng ở Italy.

Câu chuyện xuất gia của nhà sư Ajahn Siripanno là ví dụ điển hình cho việc tiền tài và vật chất không phải là cái đích đến cuối cùng trong cuộc sống. Nhà sư Ajahn Siripanno đã bỏ lại tất cả khối tài sản khổng lồ của người cha tỷ phú để tìm kiếm sự bình an trong cõi tu hành.

Hình minh họa các nhà sư khất thực

Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Dù cho dân số năm tỷ người hiện đang sống trên trái đất này trở thành triệu phú hết, nhưng thiếu vắng sự an lạc nội tâm thì con người vẫn không thể có sự bình an và hạnh phúc lâu dài” và “Nếu tiền bạc, của cải, quyền lực mang đến sự an vui thì có lẽ những vị vua chúa hay các vị lãnh đạo đất nước đều đã được an vui rồi”.

Vì vậy, hãy học cách buông bỏ để tìm kiếm những giá trị đích thực trong cuộc sống và sự yên bình trong tâm hồn của mỗi người.

Theo Tâm Nguyễn

  From: Michelle Bui & KimBang Nguyen

Khu lưu niệm Tố Hữu: Một tố cáo lóe sáng!

Vì dính đến Nhật. Nhật chẳng đã từng làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và nhiều viên chức của “ta” vỡ mặt vì “cắn” lầm ODA đó sao? 

********

Khu lưu niệm Tố Hữu: Một tố cáo lóe sáng!

Trân Văn

Tin Việt Nam sẽ chi 28 tỉ, trong đó một phần là ngân sách trung ương, một phần là ngân sách địa phương và một phần là những nguồn huy động hợp pháp khác để xây dựng “Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu” (1) chẳng khác gì một tố cáo!..

********

Việt Nam đang chìm trong biển nợ nần cả cũ lẫn mới. Trong một báo cáo về nợ nần quốc gia, Kiểm toán Nhà nước dự trù, năm nay, Việt Nam sẽ phải vay 195.000 tỉ đồng để hệ thống công quyền bù đắp bội chi, 146.770 tỉ đồng để trả nợ gốc và 40.000 tỉ đồng khác để cho vay lại. Kiểm toán Nhà nước ước đoán, đến cuối năm nay, nợ nần của Việt Nam sẽ xấp xỉ 63,9% GDP.

Tuy hệ thống công quyền khẳng định nợ nần chưa vượt ngưỡng an toàn theo tiêu chí của Việt Nam nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) không lạc quan như vậy vì Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng của nợ nần (2). Rủi ro đang gia tăng khi trong vòng ba năm tới, chính quyền Việt Nam phải trả 50% tổng số nợ đã vay từ các nguồn trong nước.

Chẳng phải chỉ có WB cảnh báo về tính bền vững của tài khóa. Năm ngoái, sau khi thu thập số liệu, ông Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc, công bố tính toán của ông, theo đó, tính đến hết 2016, nợ nần (bao gồm cả nợ của chính quyền lẫn nợ của khối doanh nghiệp nhà nước mà chính quyền phải trả thay nếu những doanh nghiệp này mất khả năng trả nợ) chung của Việt Nam xấp xỉ 431 tỉ Mỹ kim, tương đương 210% GDP. Kinh tế không những khó phát triển mà còn đối diện nguy cơ khủng hoảng (3).

Giảm chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền), kiểm soát chặt chẽ chuyện vay và sử dụng tiền vay, hạn chế tối đa những khoản đầu tư vô bổ, sớm kết thúc tình trạng tăng trưởng… nợ nần luôn luôn vượt xa tăng trưởng kinh tế, đã được các chuyên gia trong và ngoài Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế xem là giải pháp duy nhất để tránh kinh tế – tài chính quốc gia sụp đổ.

Tuy nhiên trên thực tế, biên chế vẫn thế, thậm chí không những không giảm mà còn tăng. Đầu tư cho các công trình vô bổ như cổng chào, tượng đài, khu lưu niệm, quảng trường,… vẫn tiếp tục được phê duyệt. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nỗ lực hỏi vay cả ngoài lẫn trong nước. Nội lực của các nguồn thu, đặc biệt là nội lực của khối doanh nghiệp tư nhân suy giảm nhưng thuế, phí vẫn tăng. Chi thường xuyên nay đã xấp xỉ 70% tổng chi. Chi cho phát triển (đầu tư để gia tăng nguồn thu) vẫn giảm
*********

Tuần trước, nhiều người Việt than “nhục” khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam gửi thư cho cả chính quyền TP.HCM lẫn chính phủ Việt Nam cảnh báo, sẽ dừng thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” khoản tiền chừng 100 triệu Mỹ kim cho các nhà thầu của Nhật.

Chi phí đầu tư tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã tăng từ 17.000 tỉ lên 47.000 tỉ. Nhật từng phê duyệt cho Việt Nam vay 42.000 tỉ (88,4%), Việt Nam phải chi thêm 11,6% vốn đối ứng (khoảng 5.000 tỉ). Bởi chính quyền TP.HCM không thể tự cân đối được khoản vốn đối ứng nên cậy tới chính phủ. Chính phủ thì khẳng định là có tiền nhưng phải chờ Quốc hội biểu quyết.

Xét ở góc độ kinh tế, cảm giác “nhục” khi xảy ra chuyện nhà thầu Nhật ngưng thi công vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” không quan trọng bằng thiệt hại do dự án metro Bến Thành – Suối Tiên “chậm tiến độ” (không hoàn thành đúng dự kiến). Thiệt hại cho công quỹ sẽ là những chục ngàn tỉ.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) từng công bố một nghiên cứu cảnh báo, mỗi dự án đầu tư “chậm tiến độ” sẽ làm chi phí đầu tư tăng thêm 17,6% trong năm đầu tiên (trong đó có 6,5% là do lạm phát và 11,1% là do dự án không tạo ra lợi ích). Nếu thời gian hoàn thành dự án chậm từ hai đến ba năm, chi phí sẽ tăng đến 50% do những tác động phát sinh từ thâm hụt tài chính (4). Nếu dựa vào tính toán của ADB để tính thì có thể ước đoán ngay thiệt hại từ “chậm thanh toán” cho các nhà thầu Nhật đang thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là bao nhiêu.

Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên khởi công từ 2010 và lẽ ra phải hoàn thành hồi 2015 nhưng vì thiển hiểu biết khi soạn – lập dự án, quản trị – điều hành tồi khi thực hiện, năm 2018 sắp hết nhưng tuyến metro này vẫn còn dở dang và không viên chức hữu trách nào từ trân xuống dưới có thể trả lời câu hỏi, bao giờ dự án metro Bến Thành – Suối Tiên hoàn tất. 17.000 tỉ vốn đầu tư theo dự kiến ban đầu đã tăng lên gấp ba, chắc chắn sẽ còn tăng nữa vì cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam hết sức chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt quyết định điều chỉnh đầu tư.
**********

Bất kể công khố thiếu trước, hụt sau, nợ nần tăng phi mã, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn soạn – lập, phê duyệt hết dự án đầu tư này đến dự án đầu tư khác kiểu Khu lưu niệm Tố Hữu. Tại sao lại xây Khu lưu niệm Tố Hữu – nhân vật mà học sinh cấp hai, cấp ba đã thôi không còn phải tụng niệm các tác phẩm của ông ta suốt bảy năm trung học như thế hệ cha anh, nhân vật mà Xuân Sách từng thay mặt văn giới Việt Nam khái quát cả về tính cách lẫn khả năng:

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây!

– vào lúc này?

Xét về bản chất, câu hỏi tại sao chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế lại chọn xây dựng Khu lưu niệm Tố Hữu vào lúc này (?), cũng chẳng khác gì những câu hỏi mà công chúng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và nhiều triệu người Việt khác nêu ra cách đây chưa lâu: Tại sao lại xây Khu tưởng niệm Fidel Castro ở Quảng Bình, rồi Công viên Fidel Castro ở Quảng Trị?

Đặt những quyết định đầu tư Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… bên cạnh dự án metro Bến Thành – Suối Tiên để cân phân lợi – hại cho tiến trình phát triển, sẽ có thêm một câu hỏi nữa: Tại sao hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương rất mau mắn, sáng tạo trong việc tìm cho ra tiền, kể cả bán công thổ nhằm bù vào khoản thiếu hụt do ngân sách không kham nổi để hoàn thành cho bằng được Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… nhưng lại rất chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên?

Chỉ có một câu trả lời: Soạn – lập, phê duyệt, thực hiện những Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… an toàn hơn vì chỉ có “ta với ta”, còn những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên phiền toái hơn vì dính đến Nhật. Nhật chẳng đã từng làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và nhiều viên chức của “ta” vỡ mặt vì “cắn” lầm ODA đó sao?

About this website

VOATIENGVIET.COM
Chỉ có một câu trả lời: Soạn – lập, phê duyệt, thực hiện những Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… an toàn hơn vì chỉ có “ta với ta”, còn những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên phi…