Linh mục Myanmar bị phiến quân sát hại

Make Christianity Great As Always i feeling sad in Myanmar.

[Linh mục Myanmar bị phiến quân sát hại]

Cha Donald Martin Ye Naing Win, 44 tuổi, một Linh mục thuộc Giáo phận Mandalay, Myanmar, đã bị một nhóm lính nổi dậy sát hại vào tối ngày 14/2 vừa qua. Những người này đột nhập vào nhà thờ, bắt cha quỳ xuống rồi đâm cha nhiều nhát dao và hành hạ thi thể trước khi bỏ đi. Ngày hôm sau, thi thể dập nát của cha mới được giáo dân phát hiện.

Đất nước Myanmar, nơi Công giáo chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, đã chìm trong nội chiến giữa quân Chính phủ và các nhóm nổi dậy suốt mấy năm qua. Nhiều nhà thờ và chùa chiền bị đánh sập, nhiều nhà cửa, làng mạc, trường học bị tàn phá, trẻ em phải bỏ học để cùng gia đình chạy nạn. Giữa bối cảnh đó, cha Ye Naing Win được biết đến là một Linh mục trẻ đầy nhiệt huyết dấn thân giúp đỡ cộng đoàn, đặc biệt những người bị chiến tranh ảnh hưởng. Cha còn tham gia dạy học cho trẻ em trong làng để các em không bị thất học, mù chữ. Có lẽ vì hoạt động tích cực của mình mà cha bị nhắm tới và sát hại. Cảm động trước cái chết của cha, hàng ngàn người đã bất chấp nguy hiểm đến dự tang lễ và tiễn đưa cha lần cuối.

Xin cho linh hồn cha, sau khi đã chịu đau khổ đời này, sớm được về hưởng Nhan Thánh Chúa. Cũng mong cho người dân Miến Điện sớm thoát cảnh nội chiến để cùng nhau xây dựng lại đất nước.


 

11 người Việt di dân lậu bị bắt cóc đòi tiền chuộc ở Mexico

Ba’o Nguoi-Viet

February 18, 2025

EL PASO, Texas (NV) – Mười một người di dân Việt Nam trong số 49 di dân lậu gồm nhiều quốc tịch đã bị bọn băng đảng bắt cóc đòi tiền chuộc ở Mexico mới đây.

Theo bản tin của Lực lượng Biên phòng Mỹ phổ biến trên trang mạng BorderReport.com hôm Thứ Hai dẫn lại tin của chính phủ Mexico, cảnh sát thành phố Juarez cho hay họ đã giải cứu tất cả 49 di dân hôm Chủ nhật 16 Tháng Hai. Những người này đã bị các tay băng đảng canh giữ bằng súng trường Carbine M-1 trong một căn nhà.

Di dân gồm nhiều quốc tịch khác nhau cả Turkey, Jordan, Guatemala, Nicaragua, Trung Quốc sau khi tim cách vượt biên ở khu vực Jacumba Hot Springs, California, đi bộ dọc theo hàng rào sắt chia biên giới với Mexico. (Hình: Frederic Brown/AFP/Getty Images)

Cảnh sát địa phương phối hợp với Vệ binh Quốc gia của quân đội đã bắt giữ 3 người của nhóm băng đảng ở khu vực Colonia Hidalgo, cáo buộc họ với tội bắt cóc. Trong số 49 nạn nhân được giải thoát, có 28 người là công dân Guatemala, 11 người Việt Nam, ba người Brazil, 2 người Bolivia và 5 người là dân Mexico.

“Những người tìm đường vào nước Mỹ bị các nhóm người (hiểu là băng đảng) bắt giữ ngay khi họ tới vùng biên giới (Mỹ và Mễ) để liên lạc với những ai đó (nhờ dẫn đường vượt biên) vào Mỹ.” Ông Luis Aguirre, tham mưu trưởng Cảnh sát tiểu bang Texas cho hay trong bản tin kể trên. “Một khi họ đã lọt vào tay những nhóm người đó là bị đòi thêm tiền.”

Như các tin tức từ trước đến nay, các người muốn nhập lậu vào nước Mỹ thường liên lạc với những nhóm băng đảng kiếm tiền từ dịch vụ dẫn đường vượt biên bất hợp pháp. Hành trình của họ quanh co từ đi máy bay bắt đầu ở quê nhà, đi xe đò, đi bộ gian nan trên những chặng đường qua nhiều quốc gia từ nam Mỹ, trung Mỹ, trước khi đến được biên giới Mexico và Mỹ.

Số tiền mà người ta phải trả cho dịch vụ này không phải là ít nhưng rất nhiều người khắp nơi từ Á châu, Trung Đông, Phi châu, trung và nam Mỹ và ngay cả người dân Mexico, vẫn chấp nhận để có cơ hội đến Mỹ kiếm tiền nhiều hơn. Những năm gần đây, người ta thấy trong số đó, có nhiều người Trung Quốc và Việt Nam lên đến hàng trăm.

Theo ông Aguirre cho báo giới biết hôm Thứ Hai, cảnh sát của thành phố Juarez, đối diện với thành phố El Paso của Mỹ, đã giải thoạt 200 di dân khỏi tay các nhóm băng đảng bắt giữ họ đòi thêm tiền chuộc nội trong Tháng Giêng 2025. Ông cho hay chính phủ hai nước Mỹ và Mễ đã gặp nhau thường xuyên, trao đổi tin tức để bắt giữ những tay buôn người nhằm xác định những nhóm tội phạm ở khu vực. Những nhóm này săn bắt di dân để kiếm tiền.

Di dân gồm nhiều quốc tịch khác nhau cả Turkey, Jordan, Guatemala, Nicaragua, Trung Quốc sau khi tim cách vượt biên ở khu vực Jacumba Hot Springs, California, đi bộ dọc theo hàng rào sắt chia biên giới với Mexico. (Hình: Frederic Brown/AFP/Getty Images)

Di dân gồm nhiều quốc tịch khác nhau cả Turkey, Jordan, Guatemala, Nicaragua, Trung Quốc sau khi tim cách vượt biên ở khu vực Jacumba Hot Springs, California, đi bộ dọc theo hàng rào sắt chia biên giới với Mexico. (Hình: Frederic Brown/AFP/Getty Images)

Theo bản tin trên, cảnh sát Mễ đã đưa các di dân được giải thoát đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe. Các người dân Mễ thì được lựa chọn thả ra tại chỗ hoặc được cấp vé xe đò giá rẻ để về quê quán. Không thấy bản tin cho hay những ngươi thuộc nhiều quốc tịch khác, gôm cả 11 người Việt, sẽ bị giữ ở đâu và đưa đi đâu.

Tuần trước, ngày Thứ Năm 13 Tháng Hai, một máy bay quân sự Mỹ đã chở 119 người di dân lậu bị chính phủ Mỹ trục xuất, đến Panama theo thỏa thuận của hai nước. Trong số những người bị trục xuất đó có 9 người Việt Nam. Các thành phần khác bị trục xuất đợt này là từ Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan.

Cũng trong ngày 13 Tháng Hai, người ta thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN nói trong cuộc họp báo hàng tuần là Hà Nội “sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Mỹ về nhận trở lại công dân” trên tinh thần thỏa hiệp đã ký giữa hai nước.(NTB)


 

Cựu Thượng Nghị Sĩ Gốc Việt Bị Tù 18 Tháng Vì Gian Lận Quỹ Thất Nghiệp

Ba’o Dat Viet

February 15, 2025

Cựu Thượng nghị sĩ gốc Việt của tiểu bang Massachusetts, Dean Trần, đã bị kết án 18 tháng tù giam vì tội lừa đảo quỹ thất nghiệp và khai sai thu nhập. Ông Trần, 48 tuổi, từ Fitchburg, đã nhận tội vào tháng Chín về 20 tội danh gian lận qua điện thoại và ba tội danh nộp bản khai thuế sai. Sự việc này diễn ra sau khi ông ta nhận trợ cấp thất nghiệp trong khi đồng thời làm việc có trả lương, mà không khai báo với cơ quan thuế.

Chánh cộng tố Leah B. Foley nhấn mạnh rằng hành vi lừa đảo của Trần đã làm xói mòn lòng tin của công chúng vào các quan chức được bầu. Theo cáo buộc, trong khi làm việc với tư cách là cố vấn cho một công ty phụ tùng xe hơi ở New Hampshire, Trần đã nhận được 30,120 đô la trợ cấp thất nghiệp một cách gian lận và che giấu 54,700 đô la thu nhập tư vấn khỏi bản khai thuế thu nhập liên bang năm 2021 của mình.

Dean Trần đã phản ứng mạnh mẽ đối với phán quyết, tuyên bố sẽ kháng cáo và cho rằng ông là nạn nhân của một “cuộc săn phù thủy vì động cơ chính trị”. Ông phủ nhận mọi cáo buộc về hành vi lừa đảo liên quan đến trợ cấp thất nghiệp trong đại dịch.

Hậu Quả Pháp Lý và Dân Sự Ngoài án tù, Trần cũng phải hoàn trả hơn 25,000 đô la cho Bộ Trợ cấp Thất nghiệp Massachusetts và hơn 23,000 đô la cho Cục Thuế vụ Nội bộ. Ông cũng phải nộp một khoản tiền phạt 7,500 đô la.

Dean Trần là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào một chức vụ nhà nước ở Massachusetts. Ông đã không thành công trong việc đối đầu với nghị sĩ Dân chủ Lori Trahan cho ghế đại diện quận thứ ba của tiểu bang trong cuộc bầu cử năm 2022. Năm 2020, ông đã bị Thượng viện Massachusetts cấm giao tiếp với nhân viên của mình trừ qua email chính thức sau một cuộc điều tra về đạo đức cho thấy ông đã khiến nhân viên của mình làm công việc vận động tranh cử trong giờ làm việc chính thức của Thượng viện.

Cựu Thượng nghị sĩ Cộng hòa Dean Trần phát biểu tại một phiên điều trần ủy ban vào ngày 14 tháng 3 năm 2018. Hình: State House News Service


 

Tô Lâm bị dư luận viên chỉ trích vì nói dân Singapore ‘mơ ước sang BV Chợ Rẫy’ chữa bệnh hồi 60 năm trước

Ba’o Nguoi-Viet

February 15, 2025

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN, bất ngờ bị giới dư luận viên chỉ trích về phát ngôn cho rằng khoảng 50, 60 năm trước, người Singapore “mơ ước sang bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh.”

Trang Facebook “Tifosi” có hơn 300,000 lượt follow, chuyên định hướng thông tin và tuyên truyền theo ý đảng, hôm 15 Tháng Hai bỗng nhiên đăng một bài dài phản bác phát ngôn nêu trên là “không chính xác.”

Ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)

Bài đăng trên trang này liệt kê rằng trong giai đoạn cuối thập niên 1960, Singapore có tới tám bệnh viện lớn và lượng bác sĩ tính bình quân trên đầu người lớn nhất Đông Nam Á.

“Trong giai đoạn 1969-1972, Singapore là quốc gia có ít trẻ sơ sinh thiệt mạng nhất ở Đông Nam Á với chỉ khoảng 15 trên 1,000 trẻ em, chi tiêu y tế bình quân đầu người lớn nhất Đông Nam Á, số giường bệnh bình quân cao nhất…,” trang “Tifosi” viết.

Việc một trang của giới dư luận viên dám bình luận rằng phát ngôn của ông Tô Lâm “không chính xác” khiến công luận ngạc nhiên.

Đáng nói, bên dưới bài đăng có nhiều ý kiến tranh cãi, tán đồng bình luận cho rằng các phát ngôn gần đây của ông Tô Lâm “có vấn đề” và khen Facebook “Tifosi” “rất can đảm.”

Facebooker “Đinh Dôn” đặt câu hỏi: “Page nay ‘chơi lớn’ thế. Muốn bị bế [bắt] à?”

Facebooker “Tran Van Tuan” thì nói dạo gần đây thấy ông Tô Lâm “phát biểu nhiều cái khiến mình không thích lắm,” như “đem một số tỉnh thành của Trung Quốc ra so sánh với Việt Nam” và sau vụ trao huân chương [Sao Vàng] cho “đồng chí X” [Nguyễn Tấn Dũng, cựu thủ tướng].

Facebooker này nhấn mạnh rằng nếu được bầu tổng bí thư thì “mình sẽ bầu cho bác [Phạm Minh] Chính vì ông này thực sự là người nghĩ cho đất nước.”

Facebooker Trần Khoa nói: “Chuẩn luôn. Đôi lúc chả hiểu lãnh đạo mình đang bị nhét chữ hay là đúng không hiểu về lịch sử đất nước thật. Thấy có những tít rất mị dân!”

Bệnh viện Chợ Rẫy tại Sài Gòn. (Hình: Tài Nguyên và Môi Trường)

Một số ý kiến khác thì bày tỏ sự nghi ngờ về trình độ “không tới đâu” của các thư ký, trợ lý của ông Tô Lâm.

Ngoài phát ngôn liên quan Singapore, ông Tô Lâm cũng gây tranh luận khi thừa nhận Sài Gòn trước đây là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, là “Hòn Ngọc Viễn Đông,” khái niệm mà giới dư luận viên thường tỏ vẻ bực tức mỗi khi có ai đó nhắc đến để so sánh với thực trạng của TP.HCM sau 1975. (N.H.K) [qd]


 

Mỹ trục xuất di dân Phi Châu và Á Châu, có cả Việt Nam, qua Panama

Ba’o Nguoi-Viet

February 14, 2025

WASHINGTON, DC (NV) – Hàng loạt di dân bất hợp pháp đến từ các quốc gia Phi Châu và Á Châu đang bị Hoa Kỳ trục xuất qua Panama, một bước đột phá về ngoại giao cho nỗ lực trục xuất hàng loạt của chính quyền Tổng Thống Donald Trump, theo các hồ sơ liên bang nội bộ được CBS News thu thập.

Hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai, Hoa Kỳ tổ chức một chuyến bay quân sự nhằm trục xuất di dân Á Châu đang bị giam giữ tại Hoa Kỳ qua Panama, theo ghi nhận đây là lần đầu tiên chính quyền Trump trục xuất di dân qua quốc gia Trung Mỹ. Di dân bị trục xuất gồm có người trưởng thành và gia đình có trẻ em xuất thân từ Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Uzbekistan, các hồ sơ liên bang cho biết.

Theo kế hoạch, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tổ chức một chuyến bay quân sự khác nhằm trục xuất thêm di dân Á Châu qua Panama vào Thứ Năm, ngoài ra còn có một số di dân Phi Châu. Hồ sơ liên bang cho thấy một trong số các di dân Phi Châu là dân Cameroon.

Phi cơ Boeing C-17 của Không Lực Hoa Kỳ dùng để chở di dân bị trục xuất tại Căn Cứ Bliss, El Paso, Texas ngày 13 Tháng Hai, 2025. (Hình: JUSTIN HAMEL/AFP/Getty Images)

Trong một tuyên bố hôm Thứ Năm, Bộ Ngoại Giao Panama xác nhận rằng họ đã đón nhận chuyến bay đầu tiên hôm Thứ Tư sau khi đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump nhằm cho phép Hoa Kỳ trục xuất những người không phải công dân Panama tới quốc gia Trung Mỹ.

Bộ Ngoại Giao Panama cho biết chuyến bay trục xuất hôm Thứ Tư chở 119 di dân bị trục xuất từ ​​Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nepal, Pakistan, Tích Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Việt Nam, đồng thời cho biết thêm rằng Hoa Kỳ sẽ thanh toán chi phí trục xuất như đã thỏa thuận.

Panama được là nơi trung chuyển trong làn sóng di cư hàng loạt xảy ra trong khu vực trong những năm gần đây nên chiến dịch trục xuất di dân qua quốc gia Trung Mỹ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng dành cho tổng thống, cũng như kế hoạch thực thi luật nhập cư bất hợp pháp đang được toàn chính quyền Trump thực thi.

Sở dĩ Hoa Kỳ gặp khó khăn trong việc trục xuất di dân Phi Châu và Á Châu là vì Bán Cầu Đông là một khu vực xa xôi theo kế hoạch trục xuất, đồng thời chính phủ ở các châu lục đó quyết định hạn chế hoặc từ chối các chuyến bay trục xuất từ Hoa Kỳ. The New York Times là tờ báo đầu tiên đưa tin về chiến dịch trục xuất di dân Á Châu vào Thứ Tư.

Ngoài ra cũng có hai quốc gia chấp nhận đón di dân bị Hoa Kỳ trục xuất dù không phải là công dân là El Salvador và Guatemala. Thậm chí Tổng Thống El Salvador Nayib Bukele còn đề nghị đón nhận và giam giữ di dân bị tình nghi thuộc băng đảng Tren de Aragua có nguồn gốc từ Venezuela do Hoa Kỳ trục xuất.

Chính quyền Trump cũng đang nỗ lực thực hiện thêm các thỏa thuận trục xuất, dầu chưa rõ có thể tiếp tục nhất quán với những quốc gia nào cho các kế hoạch trục xuất, trong đó theo một kế hoạch đã được đề ra, Hoa Kỳ sẽ đưa công dân của quốc gia thứ ba tới quốc gia Nam Mỹ Guyana, hai viên chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với CBS News.

Việc Panama sẵn sàng đón nhận di dân bị trục xuất cũng diễn ra trong thời điểm Tổng Thống Trump để mắt tới kế hoạch giành lại quyền kiểm soát Kênh Đào Panama, một khu vực có tầm quan trọng về chiến lược. Năm 1999, Hoa Kỳ từng nhượng lại kênh đào cho Panama. Các nhà lãnh đạo Panama thẳng thừng khước từ ý tưởng của Trump cũng như phản đối những tuyên bố do ông và các viên chức Hoa Kỳ đưa ra rằng Trung Quốc đang gây ảnh hưởng tới hoạt động tại kênh đào.

Trong chuyến công du quốc tế đầu tiên, Ngoại Trưởng Marco Rubio viếng thăm Panama ngay khi nhậm chức, đồng thời Bộ Ngoại Giao cho biết vào tuần trước rằng Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận cho phép các hạm đội Mỹ băng qua kênh đào mà không tốn lệ phí. Tổng thống Panama cho biết đôi bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận như Hoa Kỳ đã nói đồng thời cho biết tuyên bố do Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra là “giảo biện.”

Các phát ngôn viên Bộ Nội An và Bộ Ngoại Giao chưa trả lời yêu cầu bình luận liên quan tới các chuyến bay trục xuất qua Panama.

Tương tự Hoa Kỳ, trong những năm gần đây Panama không ngừng gặp rắc rối trong các vấn đề di cư.

Darién Gap, một khu rừng không có đường đi, đồi núi hiểm trở và từng là nơi bất khả xâm phạm ngăn cách Panama và Colombia, nay là nơi ngày đêm trung chuyển các đoàn di dân nuôi hy vọng vượt qua Trung Mỹ và Mexico để đặt chân tới Hoa Kỳ.

Năm 2023, hơn nửa triệu di dân phần lớn xuất thân từ Venezuela, vượt qua cánh rừng Darién rồi lọt vào Panama, một con số kỷ lục. Số lượng di dân đó giảm xuống còn hơn 300,000 vào năm 2024, mặc dù vẫn là số liệu thống kê hàng năm cao thứ nhì do chính quyền Panama ghi nhận. (TTHN)


 

Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?

Để có được sức khỏe tốt nhất, dưới đây là một vài điều mà bạn cần làm: Thường xuyên vận động/tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh/sạch và thô (ít chế biến), đưa cân nặng về ‘chuẩn’ – và cầu nguyện. Đúng vậy, cầu nguyện và thiền định thường xuyên sẽ mang lại lợi ích không ngờ, điều này đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh.

Cầu nguyện được xem là giải pháp điều trị thay thế phổ biến nhất ở xã hội Mỹ ngày nay. Có hơn 85% những người phải đương đầu với bệnh nặng đã cầu nguyện, theo một nghiên cứu của Đại học Rochester. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so dùng thảo mộc hoặc theo đuổi phương thức chữa bệnh phi truyền thống khác. Và đó là bằng chứng cho thấy việc cầu nguyện mang lại hiệu quả.

Không kể là bạn cầu nguyện cho chính mình hay cho người khác, để chữa lành bệnh hay vì hòa bình trên thế giới, hoặc đơn giản là ngồi trong im lặng và yên tĩnh tâm – những tác động dường như là tương tự. Nhiều phương pháp tinh thần loại này đã có khả năng giúp làm giảm bớt mức độ căng thẳng (stress) – vốn là một trong những yếu tố nguy cơ chính yếu gây bệnh cho con người, đồng thời chúng cũng là công cụ mạnh mẽ giúp người ta có cái nhìn tích cực, vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Mối quan hệ giữa cầu nguyện và sức khỏe là chủ đề của nghiên cứu trong vòng nhiều chục năm qua. Tiến sĩ Herbert Benson, một chuyên gia tim mạch tại Trường Y Harvard và một người tiên phong trong lĩnh vực y học tâm – thân, đã phát hiện điều gọi là “phản ứng thư giãn” (response of relaxation) xảy ra trong thời gian cầu nguyện và thiền định. Vào những lúc như vậy, sự trao đổi chất của cơ thể giảm xuống, nhịp tim chậm, huyết áp giảm xuống, và hơi thở của chúng ta trở nên bình ổn và đều đặn hơn.

Trạng thái sinh lý này đi cùng với hiện tượng sóng não chậm hơn, và cảm giác kiểm soát sự tỉnh táo yên tĩnh và yên tâm. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì theo TS Benson, có hơn một nửa những người đến thăm khám bác sĩ ở Mỹ ngày nay có vấn đề bệnh tật, như trầm cảm, huyết áp cao, viêm loét và đau nửa đầu… phân nửa gây ra bởi căng thẳng và lo lắng.

Tiến sĩ Andrew Newberg, Giám đốc Trung tâm cho Tâm linh và Tâm học tại Đại học Pennsylvania đã tiến hành một nghiên cứu về thiền định và cầu nguyện, cho thấy chúng làm giảm hoạt động trong não, làm tăng mức độ dopamine – vốn gắn liền với trạng thái hạnh phúc và niềm vui.

Ken Pargement của Đại học Bowling Green hướng dẫn một nhóm người bị chứng đau nửa đầu thiền 20 phút mỗi ngày lặp đi lặp lại lời cầu nguyện, chẳng hạn như “Chúa là bình an. Chúa là tình yêu thương“. Các nhóm khác sử dụng một câu không có ý nghĩa tâm linh, như: “Cỏ là màu xanh lá cây. Cát mềm.” Kết quả là những người thiền định và cầu nguyện (nhóm I) ít bị đau đầu hơn và chịu được các cơn đau tốt hơn so với nhóm còn lại.

Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi National Institutes of Health, nhóm những người cầu nguyện hàng ngày ít bị huyết áp hơn đến 40% so với những người không một thực hành cầu nguyện thường xuyên. Nghiên cứu tại trường Y Dartmouth cho thấy những bệnh nhân phẫu thuật tim có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ khả năng phục hồi hơn hẳn so với những người ít liên hệ tới tôn giáo. Một số nghiên cứu khác cho thấy cầu nguyện cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc (hoặc mức độ nghiêm trọng) nhiều bệnh, sống thọ hơn .

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Cầu nguyện tác động lên sức khỏe thông qua cơ chế nào? Những nghiên cứu gần đây nhất TS. Herbert Benson cho rằng thực hành tâm linh hàng ngày lâu dài giúp vô hoạt các gen kích hoạt viêm và làm chết tế bào nhanh chóng. Như vậy là tâm linh/tinh thần có thể tác động để sự hoạt hóa/biểu hiện các gen trong cơ thể chúng ta, và cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể ở cấp cơ bản và quan trọng nhất.

Tất nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì không thể nói là cầu nguyện có thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị y tế hiện đại, nhất là khi đang trong tình trạng cấp bách, nhưng rõ ràng đây là các kết quả chân thực, các con số đã thống kê được về lợi ích sức khỏe khi người ta thành tâm cầu nguyện.

Kiên Thành
(Theo Huffington Post)

https://songhanhphuc.net/tin-tuc/vi-sao-nhung-nguoi-thuong-xuyen-cau-nguyen-co-suc-khoe-tot-hon

Bà cụ New York mừng sinh nhật 104 tuổi bằng cách đi thăm nhà tù

Ba’o Nguoi-Viet

February 13, 2025

AVON, New york (NV) – Bà cụ ở New York mừng sinh nhật 104 tuổi bằng việc hiếm có ai làm: Đi thăm nhà tù, cảnh sát cho hay hôm Thứ Hai, 10 Tháng Hai.

Bà Loretta sống ở nhà dưỡng lão Avon Nursing Home ở Avon, Sở Cảnh Sát Livingston County (LCSO) cho biết trên Facebook.

Bà Loretta thăm nhà tù Livingston County, New York, nhân dịp sinh nhật 104 tuổi. (Hình: Livingston County Sheriff’s Office)

Thứ Bảy tuần trước, nhân dịp sinh nhật bà Loretta, nhân viên nhà dưỡng lão hỏi bà muốn làm gì. Bà đáp bà “muốn coi bên trong nhà tù của chúng tôi” vì bà chưa bao giờ đi tù, theo LCSO.

LCSO chấp thuận mong muốn của bà Loretta, và bà được mời tới thăm nhà tù quận hạt.

“Trước khi bà đi thăm, chúng tôi mừng sinh nhật bà bằng cà phê và bánh kem,” LCSO viết trên Facebook. “Và bà cho cảnh sát trưởng hay bí quyết sống lâu là ‘chỉ lo chuyện của mình!’”

Bà Loretta “rất vui khi đi thăm nhà tù của chúng tôi,” LCSO cho biết.

“Chúng tôi rất vui vì có thể biến ước mơ sinh nhật của bà trở thành sự thật,” LCSO thêm. “Cảm ơn bà vì giúp chúng tôi cười suốt ngày.” (Th.Long) [qd]


 

Trump đang đẩy Mỹ Latinh về phía Trung Quốc?- Sonnie Tran

Ba’o Nguoi-Viet

February 13, 2025

Sonnie Tran

Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang không ngừng biến động, Mỹ Latinh đã nổi lên như một sân khấu cạnh tranh chiến lược ngày càng nóng bỏng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo học giả John Calabrese, chuyên gia về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại đại học American University ở Washington D.C., sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, với tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng ngoại giao không ngừng lớn mạnh, đang đặt ra một thách thức lớn đối với vị thế truyền thống của Hoa Kỳ tại Mỹ Latinh – khu vực vốn từ lâu được xem là “sân sau” của mình. Tổng Thống Donald Trump có vô tình đẩy các quốc gia Mỹ Latinh xích lại gần hơn vòng tay của Bắc Kinh hay không?

Trung Quốc dần lấn ‘sân sau’ của Mỹ

Trong những thập niên gần đây, Trung Quốc vươn mình trở thành một cường quốc kinh tế và chính trị, thách thức vị thế thống trị của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện. Mỹ Latinh, với nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú, thị trường rộng lớn và vị trí địa lý chiến lược, đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc tại Mỹ Latinh được thể hiện rõ nét nhất qua sự tăng trưởng vượt bậc trong quan hệ kinh tế. Thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong hai thập niên qua, từ dưới $20 tỷ vào năm 2000 lên hơn $450 tỷ đô la vào năm 2020. Các quốc gia như Brazil, Chile, Peru và Argentina chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và khoáng sản. Ngược lại, Trung Quốc cung cấp cho khu vực này một lượng lớn hàng hóa chế tạo với giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh thương mại, Trung Quốc cũng gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cho vay vào Mỹ Latinh. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc rót hàng tỷ đôla vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong khu vực, bao gồm đường sắt, cảng biển, đường cao tốc và các dự án năng lượng. Các khoản vay từ các ngân hàng Trung Quốc, thường với lãi suất ưu đãi và điều kiện linh hoạt hơn so với các tổ chức tài chính phương Tây, đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho nhiều quốc gia Mỹ Latinh, đặc biệt là những nước đang gặp khó khăn về tài chính. Những dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ đã giúp cải thiện kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Mỹ Latinh, đồng thời khuếch trương ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc trong khu vực.

Một yếu tố quan trọng làm nên sức hút của Trung Quốc đối với Mỹ Latinh chính là mô hình hợp tác kinh tế “không ràng buộc” mà Bắc Kinh đưa ra. Khác với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, vốn thường đi kèm các điều kiện chính trị hoặc cải cách thể chế vào viện trợ và đầu tư, Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng chủ quyền quốc gia, tạo dựng một hình ảnh đối tác thực dụng và đáng tin cậy trong mắt nhiều nhà lãnh đạo Mỹ Latinh. Mô hình này đặc biệt hấp dẫn đối với các chính phủ Mỹ Latinh, vốn nhạy cảm với các vấn đề chủ quyền, và không muốn bị áp đặt các điều kiện từ bên ngoài.

Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng ảnh hưởng ngoại giao, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh, từ các cường quốc khu vực như Brazil và Argentina đến các quốc gia nhỏ hơn ở Trung Mỹ và Caribe. Những quan hệ đối tác này gồm nhiều lĩnh vực hợp tác, từ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ đến văn hóa, giáo dục và quân sự (ở mức độ hạn chế).

Đại dịch COVID-19 đã tạo cơ hội cho Trung Quốc thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu và tăng cường ảnh hưởng ở Mỹ Latinh thông qua “ngoại giao vaccine.” Trong khi các nước phương Tây tập trung vào việc bảo đảm vaccine cho người dân của mình, Trung Quốc nhanh chóng cung cấp vaccine, và viện trợ y tế cho nhiều quốc gia Mỹ Latinh đang gặp khó khăn.

Hợp tác không gian, công nghệ, giám sát và an ninh mạng đang trở thành những lĩnh vực hợp tác mới giữa Trung Quốc, và một số quốc gia Mỹ Latinh. Ví dụ, việc xây dựng các trạm quan sát không gian của Trung Quốc ở Argentina và Chile, hay sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, và ZTE trong lĩnh vực viễn thông, và 5G ở khu vực, gây lo ngại về an ninh quốc gia và khả năng gián điệp.

Mỹ mất dần ảnh hưởng ở Châu Mỹ Latin

Trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc ở Mỹ Latinh ngày càng gia tăng, vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực lại có dấu hiệu suy giảm, một phần do những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ và những thay đổi trong bối cảnh khu vực và toàn cầu.

Lịch sử can thiệp quân sự, chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh trong thế kỷ 20 đã để lại một di sản phức tạp và đầy nghi ngờ trong khu vực. Từ “Học thuyết Monroe” đến các cuộc đảo chính do CIA hậu thuẫn, Mỹ Latinh đã trải qua nhiều thập niên bị coi là “sân sau” của Hoa Kỳ, nơi Washington can thiệp vào công việc nội bộ, và bảo vệ lợi ích của mình bằng mọi giá, gây tâm lý cảnh giác và bất mãn trong nhiều tầng lớp xã hội Mỹ Latinh.

Sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại sang các khu vực khác như Trung Đông và châu Á, giảm sự quan tâm và đầu tư vào Mỹ Latinh. Sự thờ ơ này đã tạo ra một khoảng trống quyền lực và cơ hội cho các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc, lấp đầy.

Chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh trong những năm gần đây thường tập trung quá mức vào các vấn đề an ninh và chống ma túy, bỏ qua các khía cạnh kinh tế, xã hội và phát triển. Mặc dù các vấn đề này là có thật và quan trọng, nhưng việc ưu tiên hơn các lĩnh vực hợp tác khác tạo ra hình ảnh méo mó về quan hệ Mỹ-Latinh, và không đáp ứng được nhu cầu và ưu tiên thực tế của khu vực.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là dưới thời chính quyền Trump, đã bị chỉ trích vì thiếu sự nhất quán, tin cậy và khả năng dự đoán. Sự thay đổi chính sách thất thường, các quyết định đơn phương và giọng điệu đối đầu làm suy yếu lòng tin của các đối tác Mỹ Latinh vào Hoa Kỳ. Các quốc gia trong khu vực cảm thấy khó có thể tin tưởng vào cam kết và sự ổn định của Hoa Kỳ, và do đó, có xu hướng tìm kiếm các đối tác khác đáng tin cậy hơn, trong đó có Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Mỹ Latinh đã chứng kiến sự trỗi dậy của các chính phủ cánh tả ở nhiều quốc gia, từ Mexico, Argentina, Chile đến Colombia và Brazil. Xu hướng này, một phần là phản ứng với các chính sách tự do mới và bất bình đẳng kinh tế xã hội, cũng phản ánh sự thất vọng với ảnh hưởng của Hoa Kỳ và mong muốn tìm kiếm các mô hình phát triển và đối tác khác.

Brazil trù phú. (Hình minh họa: Agustin Diaz Gargiulo/Unsplash)

Thời kỳ Trump 2.0 có sửa chữa được sai lầm?

Mặc dù mục tiêu của chính quyền Donald Trump là “Nước Mỹ trên hết” và ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng các biện pháp mà ông áp dụng lại tiềm ẩn nguy cơ phản tác dụng, vô tình đẩy Mỹ Latinh xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Chính sách thương mại “America First” của Trump, với việc áp đặt thuế quan trừng phạt lên hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm cả Mexico và Canada (hai đối tác thương mại quan trọng của Mỹ Latinh), đã gây ra căng thẳng và bất ổn trong khu vực. Việc ông Trump áp thuế quan 25% lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Mexico vào Tháng Hai, 2025, với lý do giải quyết vấn đề nhập cư và ma túy, gây tổn hại kinh tế cho Mexico và các đối tác thương mại khác, mà còn làm suy yếu lòng tin và quan hệ đối tác với Hoa Kỳ.

Giọng điệu đối đầu và những phát ngôn mang tính “chủ nghĩa đế quốc” của ông Trump đối với Mỹ Latinh đã làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc và gây ra sự oán giận trong khu vực. Ông Trump khơi lại học thuyết “Định mệnh hiển nhiên” và tuyên bố Mỹ “không cần họ, họ cần chúng ta.” Những lời lẽ này càng làm gia tăng cảm giác Mỹ vẫn coi Mỹ Latinh là “sân sau” và không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia trong khu vực.

Chính sách nhập cư cứng rắn của Trump, như việc xây tường biên giới với Mexico, chia cắt gia đình nhập cư và các biện pháp trục xuất hàng loạt, đã bị chỉ trích rộng rãi trong khu vực và trên toàn thế giới. Các chính sách này bị coi là phi nhân đạo, phân biệt đối xử và làm xấu đi hình ảnh của Hoa Kỳ trong mắt người dân Mỹ Latinh.

Trong bối cảnh chính sách của Trump làm suy yếu quan hệ với Mỹ Latinh, mô hình hợp tác kinh tế “không ràng buộc” của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Các quốc gia Mỹ Latinh cảm thấy bị Mỹ xa lánh và không tin tưởng, có thể tìm đến Trung Quốc như một đối tác thay thế đáng tin cậy hơn. Sự tập trung của Trung Quốc vào đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại và hỗ trợ tài chính, không kèm theo các điều kiện chính trị, đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của nhiều quốc gia Mỹ Latinh.

Chính sách “America First” của Trump, với xu hướng rút lui khỏi các cam kết quốc tế, khu vực, và giảm viện trợ nước ngoài, tạo thêm khoảng trống cho Trung Quốc lấp đầy, tận dụng cơ hội này để tăng cường quan hệ và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Khi quan hệ với Mỹ trở nên căng thẳng và không chắc chắn, các quốc gia Mỹ Latinh có thể tìm đến Trung Quốc như một đối tác kinh tế và chính trị thay thế để đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Việc Mỹ công khai gây áp lực mạnh mẽ lên Panama có thể tạo ra phản ứng tiêu cực từ quốc gia này và các nước láng giềng, bởi họ cảm thấy chủ quyền bị xâm phạm và bị ép buộc. Vốn là một quốc gia Trung Mỹ nhỏ, lại nằm gần và có quan hệ thương mại mật thiết với Hoa Kỳ, Panama có sự phụ thuộc kinh tế đáng kể vào cường quốc Bắc Mỹ. Điều này thể hiện rõ qua việc Panama sử dụng đồng đô la Mỹ làm đồng tiền chính và phần lớn lưu lượng tàu thuyền qua kênh đào Panama đến từ hoặc đi đến Mỹ. Do đó, Panama dễ bị tổn thương và nhượng bộ trước áp lực từ Washington liên quan đến BRI. Tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng biện pháp này sẽ mang lại kết quả tương tự với các chính phủ Nam Mỹ khác. Những quốc gia lớn hơn như Brazil hay Argentina, vốn chủ động tìm kiếm sự cân bằng ảnh hưởng giữa các cường quốc, có lẽ sẽ đáp trả áp lực từ Mỹ bằng cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Brazil, với tư cách là một thành viên sáng lập BRICS và có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, càng khó có khả năng chịu khuất phục tương tự như trường hợp của Panama.

Đẩy Mỹ Latinh về Trung Quốc, không đơn giản!

Chính sách của Trump cũng có những khía cạnh phức tạp và các yếu tố giảm nhẹ, cho thấy rằng việc “đẩy Mỹ Latinh về phía Trung Quốc” không phải là một quá trình đơn giản và tuyến tính. Bên cạnh các biện pháp trừng phạt và đối đầu, chính quyền Trump cũng nhận ra sự cần thiết phải đưa ra các lựa chọn thay thế kinh tế cho Mỹ Latinh để cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc. Sáng kiến “nearshoring” (đưa sản xuất về gần) và các khoản đầu tư có mục tiêu vào khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng và công nghệ, có thể được xem là nỗ lực “kéo lại” Mỹ Latinh vào quỹ đạo của Mỹ.

Washington đang cố gắng cung cấp các lựa chọn kinh tế hấp dẫn hơn so với các khoản vay và đầu tư từ Trung Quốc, như tăng cường đầu tư thông qua Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) vào các dự án quan trọng ở Brazil, Ecuador và các nước khác.

Mặc dù quan hệ với Mỹ Latinh có những căng thẳng, thị trường tiêu dùng rộng lớn của Mỹ, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới và truyền thống hợp tác kinh tế lâu dài vẫn là những yếu tố hấp dẫn đối với Mỹ Latinh.

Trong một số lĩnh vực, như công nghệ cao, tài chính và giáo dục, Mỹ vẫn có lợi thế hơn Trung Quốc và có thể tiếp tục là đối tác ưu tiên của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), mặc dù có những tranh cãi và bất đồng, vẫn là một khuôn khổ hợp tác kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn có nhiều thỏa thuận thương mại song phương và đa phương khác với các quốc gia Mỹ Latinh. Việc củng cố và hiện đại hóa các khuôn khổ này có thể giúp tăng cường quan hệ kinh tế và tạo ra những lợi ích chung, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Các quốc gia Mỹ Latinh không phải là những “con tốt” thụ động trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Họ có chủ quyền, lợi ích quốc gia riêng và đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào bất kỳ cường quốc nào, bao gồm cả Trung Quốc. Mỹ Latinh nhận thức được cả cơ hội và rủi ro khi hợp tác với Trung Quốc, và đang cố gắng cân bằng quan hệ với cả Washington và Bắc Kinh để tối đa hóa lợi ích.

Mặc dù mô hình hợp tác “không ràng buộc” của Trung Quốc có sức hấp dẫn, một số quốc gia Mỹ Latinh cũng có những lo ngại nhất định, như nợ công gia tăng, hành vi độc quyền của các công ty Trung Quốc, tác động môi trường từ các dự án Trung Quốc và sự cạnh tranh không công bằng từ hàng hóa Trung Quốc giá rẻ.

Nhiều quốc gia Mỹ Latinh nhận thấy lợi ích từ việc duy trì quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Quan hệ với Mỹ mang lại lợi ích về thương mại, đầu tư, an ninh và các giá trị dân chủ. Quan hệ với Trung Quốc mang lại cơ hội về đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại và hỗ trợ tài chính. Các quốc gia Mỹ Latinh đang cố gắng tận dụng lợi thế từ cả hai phía, không muốn bị buộc phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh.

“Kế hoạch Mexico” và chiến lược “nearshoring” cho thấy Mexico đang chủ động tìm kiếm các đối tác thương mại mới và thúc đẩy sản xuất trong nước, không chỉ để ứng phó với áp lực từ Mỹ mà còn để tận dụng cơ hội từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc Mexico vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ vào năm 2023 là một ví dụ điển hình cho thấy sự nỗ lực của Mexico trong việc điều chỉnh quan hệ thương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung.

Tóm lại, Trump có đang đẩy Mỹ Latinh về phía Trung Quốc không? Phân tích đa chiều cho thấy chính sách của Trump đối với Mỹ Latinh là một chiến lược phức tạp và đầy rủi ro, mang đến cả cơ hội và thách thức.

Một mặt, các biện pháp đối đầu và trừng phạt của Trump, như thuế quan, lời lẽ gây hấn và chính sách nhập cư cứng rắn, có nguy cơ làm suy yếu quan hệ của Mỹ với Mỹ Latinh, tạo ra sự oán giận và xa lánh trong khu vực, vô tình tạo điều kiện cho Trung Quốc tận dụng cơ hội để gia tăng ảnh hưởng kinh tế, ngoại giao và chiến lược ở Mỹ Latinh, khi các quốc gia trong khu vực tìm kiếm các đối tác thay thế đáng tin cậy hơn.

Trong ngắn hạn, Mỹ có thể đạt được một số “thắng lợi” nhất định, như trường hợp Panama từ chối BRI, nhưng cái giá phải trả có thể là sự xói mòn lòng tin và thiện chí, làm suy yếu vị thế của Mỹ về lâu dài. Mặt khác, chính sách của Trump cũng có những yếu tố “kéo lại” Mỹ Latinh, như sáng kiến “nearshoring” và các khoản đầu tư có mục tiêu. Mỹ vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng và có lợi thế trong một số lĩnh vực nhất định.

Hơn nữa, các quốc gia Mỹ Latinh không phải là những “con tốt” thụ động, họ có chiến lược đa dạng hóa quan hệ và cũng có những lo ngại nhất định về sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Do đó, việc “đẩy Mỹ Latinh về phía Trung Quốc” không phải là quá trình tự động và không thể đảo ngược.

Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, có nhiều bằng chứng cho thấy chính sách của Trump có nguy cơ làm trầm trọng thêm xu hướng Mỹ Latinh xích lại gần Trung Quốc hơn về lâu dài. Trong bối cảnh Mỹ đã suy yếu vị thế và Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực, các biện pháp đối đầu và trừng phạt của Trump có thể phản tác dụng, làm suy yếu quan hệ của Mỹ với khu vực và vô tình tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng.

Để ngăn chặn xu hướng này và củng cố vị thế của mình ở Mỹ Latinh, Hoa Kỳ cần thay đổi cách tiếp cận, từ bỏ các biện pháp đối đầu và mang tính giao dịch, và chuyển sang một chiến lược hợp tác toàn diện và bền vững hơn. Chiến lược này cần tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung, tôn trọng chủ quyền, và đáp ứng nhu cầu phát triển của Mỹ Latinh.

Tương lai quan hệ Mỹ-Latinh và cán cân ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, chính sách của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gay gắt, sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình cục diện khu vực trong những năm tới.


 

Cuộc Chiến Tàn Khốc tại CHDC Congo: Hơn 3.000 Người Thiệt Mạng vì Khoáng Sản Dùng trong Sản Xuất Smartphone

Ba’o Dat Viet

February 13, 2025

Trong hai tuần qua, hơn 3.000 người đã thiệt mạng tại Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo), một đợt bạo lực chưa từng có liên quan đến cuộc chiến giành quyền kiểm soát các mỏ khoáng sản quan trọng được dùng để sản xuất smartphone và thiết bị điện tử. Điều này tiếp tục đẩy đất nước Trung Phi này vào một vòng xoáy xung đột dài lâu, dẫn đến tình trạng nhân đạo ngày càng trầm trọng.

Nguồn Gốc của Cuộc Chiến Theo CNN, sự bùng phát bạo lực mới nhất này bắt đầu sau khi liên minh phiến quân Alliance Fleuve Congo (AFC), với nhóm M23 là thành viên chủ chốt, đã chiếm giữ thành công thị trấn Nyabibwe. Đây là một trung tâm khai thác coltan chính tại khu vực miền đông quốc gia. Năm trước đó, nhóm phiến quân đã chiếm được Rubaya, nơi chứa lượng coltan lớn nhất thế giới.

Tác Động Kinh Tế và Nhân Đạo CHDC Congo, dù sở hữu trữ lượng khoáng sản đồ sộ như cobalt, coltan và vàng, lại không thể biến điều này thành sự thịnh vượng cho người dân. Thay vào đó, nó trở thành nguồn cơn của hàng loạt xung đột khi các nhóm phiến quân và chính phủ đều muốn khai thác lợi nhuận từ nguồn tài nguyên này. Điều này dẫn đến sự bất ổn vĩnh viễn, với người dân địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ngành Công Nghệ và Cuộc Chiến Nhu cầu toàn cầu đối với coltan, đặc biệt trong sản xuất điện tử và pin, đã khiến tình hình tại CHDC Congo càng trở nên tồi tệ. Mặc dù các tập đoàn công nghệ lớn như Apple và Microsoft cam kết chỉ sử dụng khoáng sản từ những nguồn cung ứng có trách nhiệm, việc buôn lậu khoáng sản từ những khu vực xung đột vẫn là một thách thức lớn.

Tìm Kiếm Giải Pháp Chính phủ CHDC Congo đã thực hiện các bước đi mạnh mẽ như kiện các công ty con của Apple về việc sử dụng khoáng sản từ xung đột, dù Apple đã phủ nhận cáo buộc. Cộng đồng quốc tế và các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng giải pháp dài hạn cho vấn đề này phải bắt nguồn từ sự cải cách nội bộ tại CHDC Congo, với sự đầu tư vào quản trị và an ninh để đảm bảo phân phối tài nguyên một cách công bằng và bền vững.

Cuộc xung đột hiện tại không chỉ là một cuộc chiến vì quyền lực mà còn là cuộc chiến cho sự sống còn, và nếu không có sự can thiệp kịp thời, cuộc chiến này sẽ tiếp tục gây ra đau thương và thiệt hại cho hàng triệu người dân vô tội tại CHDC Congo.


 

NỀ NẾP CỦA NGƯỜI MIỀN NAM CẦN GÌN GIỮ – Nguồn: Nguyễn An Chi

Nguồn: Nguyễn An Chi

Trước 1975 ở miền Nam, vợ chồng thường gọi nhau là “mình”.

Khi giới thiệu vợ với người khác thì người chồng thường nói:

  • Xin giới thiệu với anh, đây là nhà tôi.

Ngược lại trong trường hợp khách đến tìm thì người vợ lại nói:

Thưa anh, nhà tôi đi vắng. Nếu cần việc gì thì anh có thể nhắn lại.

Đạo vợ chồng nghĩa phu thê thời đó có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Những chuyện ly thân ly hôn rất hiếm khi xảy ra. Thậm chí có nhiều trường hợp chỉ mới là người yêu chưa hề được nắm bàn tay nhưng vẫn chờ đợi nhau hàng chục năm với tất cả sự nhớ nhung trung trinh chung thủy.

Miền Nam trước 1975 , không có chuyện giấy tờ nhà đất xe cộ đứng tên cả 2 vợ chồng như thời nay . Chỉ 1 người đại diện, thường là người chồng, vì xã hội miền Nam trước 1975 hiếm có chuyện vợ chồng lừa gạt nhau , tranh giành tài sản. Hồi đó, nếu có ly hôn ,cũng không có chuyện phân xử tranh giành quyền nuôi con và chu cấp. Tất cả đều là tự nguyện thu xếp của 2 vợ chồng ….

Người lớn đã như vậy nên đối với con cái thì người miền Nam rất chú trọng vấn đề giáo dục.

Thông thường mấy đứa nhỏ gọi Ba – Má, Cha – Mẹ, vùng thôn quê thì có nhà gọi là Tía – Vú. Có nhiều gia đình lại gọi Papa – Maman theo Tây.

Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì mới nghe những cách xưng hô Thầy – U, Bố – Đẻ, Cậu – Mợ

Nhà của người miền Nam xưa không bao giờ có chuyện phơi quần áo phía trước mặt tiền. Trước nhà là bộ mặt của gia đình, không có chuyện phơi bày những thứ sinh hoạt riêng tư như vậy.

Con cái trong nhà của người miền Nam thường được dạy dỗ rất kỹ theo lễ giáo.

Đi thưa về trình, trước khi đi đâu thì phải nói Thưa Ba, con đi tới nhà bạn… Lúc về thì cũng nói Thưa Ba, con mới về…

Có khách đến thăm nhà thì phải bước ra khoanh tay cúi đầu chào Thưa Bác, Thưa Chú, Thưa Cô, Thưa Dì…

Khi đã thưa gửi đàng hoàng thì vào trong lấy ly nước đem ra mời khách, làm gì cũng bằng cả hai tay.

Trong khi khách nói chuyện với Cha Mẹ thì tuyệt đối tránh mặt không lai vãng, không được phép đùa giỡn hay nói chuyện lớn tiếng.

Trong lúc đang ăn không được nói chuyện, uống nước hay làm cho chén đũa kêu thành tiếng, nhai thức ăn không được phát ra tiếng sì sụp sột soạt, không ợ hơi vì như vậy là bất lịch sự..

.Con gái đến tuổi cập kê khi ngồi thì phải khép hai chân lại, không được phép nằm ngửa ở bất cứ đâu nếu không phải là trong buồng riêng đã đóng kín cửa. Các cô ấy cũng không được phép tự ý ra nhà trước chào khách nếu không được Cha Mẹ gọi.

Trò chuyện với bất cứ ai cũng phải dùng lời lẽ chuẩn mực, không được nói những từ ngữ dung tục không thanh tao đứng đắn.

Đi mà kéo lê chiếc dép kêu lẹt xẹt: bị đòn. Người lớn đang nói chuyện mà chen vào một câu thì gọi là ăn cơm hớt: bị đòn. Buổi trưa ăn cơm xong mà không chịu ngủ cứ đùa giỡn hoặc nói lớn tiếng: bị đòn… Con nít ngày xưa rất dễ ăn chổi lông gà với những tội trạng như vậy.

Chỉ cái chuyện ăn uống đi đứng nằm ngồi sinh hoạt thôi mà ngày xưa ta đã được ông bà cha mẹ giáo huấn rất kỹ. Qua đó đã hình thành nên nhiều thế hệ người miền Nam có tính cách lễ phép gia giáo khiêm cung khoan hòa như đã thấy…

Được thụ hưởng cung cách dạy dỗ của ông bà cha mẹ như vậy mà nếu ngày hôm nay mỗi người cố gắng truyền lại những điều tốt đẹp đó cho thế hệ con cháu thì đó chính là đã góp một phần quan trọng để giữ gìn danh tiếng cao quý đáng hãnh diện nhất của chúng ta: NGƯỜI MIỀN NAM !

Nguồn: Nguyễn An Chi

From: taberd-6 & NguyenNThu


 

Leo Thang Bạo Lực Tại Việt Nam: Hai Vụ Án Giết Người Gây Chấn Động

Ba’o Dat Viet

February 12, 2025

Hai vụ án giết người nghiêm trọng đã diễn ra tại Việt Nam, thu hút sự chú ý của dư luận và cơ quan chức năng, làm dấy lên lo ngại về tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội.

Tại tỉnh Bình Phước, vào rạng sáng ngày 10 Tháng Hai, một cuộc xô xát nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp. Công an tỉnh đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa, 42 tuổi, với cáo buộc giết người. Vụ việc bắt đầu từ mâu thuẫn gia đình giữa bà Hoàng Thị Thương và chồng cũ tên Hải, dẫn đến một cuộc hỗn chiến đẫm máu. Trong lúc xô xát, Nghĩa đã dùng dao làm bếp chém ông Phạm Văn Nhu, chồng mới của bà Thương, khiến ông Nhu tử vong do vết thương quá nặng. Nghĩa sau đó đã đến đầu thú tại Công An Huyện Bù Đốp.

Một vụ việc khác tại Sài Gòn cũng gây rúng động không kém, khi Nguyễn Hoài Sơn, 23 tuổi, bị bắt giữ với cáo buộc tương tự sau khi đã giết anh Phong, 19 tuổi, trong một cuộc ẩu đả tại quán cà phê. Theo điều tra ban đầu, mâu thuẫn phát sinh từ việc anh Phong mượn điếu cày nhưng không đi mà còn đứng gần đó nói khích. Căng thẳng gia tăng khi hai bên to tiếng và sau đó xảy ra xô xát. Ông Sơn đã dùng dao đâm trực tiếp vào tim anh Phong, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sơn đã cố gắng trốn chạy bằng cách phi tang hung khí và di chuyển đến Đà Lạt, nhưng cuối cùng cũng bị bắt tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Những vụ việc này không chỉ là bi kịch cá nhân mà còn là dấu hiệu của những vấn đề sâu xa hơn trong xã hội, nơi mà các tranh chấp và mâu thuẫn cá nhân có thể dễ dàng biến thành bạo lực. Các vụ án mạng như vậy càng làm dấy lên nhu cầu cấp thiết về sự can thiệp của cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng này, đồng thời củng cố hệ thống pháp luật và tăng cường công tác giáo dục pháp luật để giảm thiểu những hành vi tương tự trong tương lai.


 

Trump nói Ukraine ‘có thể của Nga một ngày nào đó’

Ba’o Nguoi-Viet

February 11, 2025

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump tỏ ý nói Ukraine “có thể của Nga một ngày nào đó,” theo CNN hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai.

Lời nói của ông Trump khiến người ta lo ngại Ukraine có thể mất độc lập trong tương lai. Được Tây phương hậu thuẫn, Ukraine kiên cường chiến đấu chống Nga xâm lăng suốt gần ba năm qua.

Lính Ukraine lái xe tăng ở vùng Kharkiv hôm 10 Tháng Hai. (Hình minh họa: Sergey Bokok/AFP via Getty Images)

Trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News phát sóng hôm Thứ Hai, Tổng Thống Trump nói về việc chính quyền của ông cố gắng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Theo kế hoạch, tuần này, ông JD Vance, phó tổng thống, sẽ hội đàm với ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine.

“Có thể họ (Ukraine) đạt thỏa thuận, có thể họ không đạt thỏa thuận. Có thể họ là của Nga ngày nào đó, hoặc có thể họ không phải của Nga,” ông Trump nói.

Câu nói của Tổng Thống Trump có thể làm vui lòng Nga. Từ khi bắt đầu xâm lăng Ukraine năm 2022 tới nay, Nga sáp nhập bất hợp pháp bốn vùng của Ukraine, và đang cố sáp nhập toàn bộ Ukraine vào Nga.

“Một phần lớn Ukraine muốn trở thành của Nga, và không thể phủ nhận thực tế rằng phần đó đã trở thành của Nga,” ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên chính phủ Nga, tuyên bố trong buổi họp báo hôm Thứ Ba, khi phóng viên hỏi về phát ngôn của ông Trump.

Lúc mở cuộc xâm lăng toàn diện hôm 24 Tháng Hai, 2022, Nga tin chắc họ sẽ chiếm được thủ thủ Kiev trong vài ngày rồi chiếm hết Ukraine trong vài tuần. Nay, khi cuộc chiến sắp bước sang năm thứ tư, Nga đang chiếm khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine.

Năm 2023, Nga bất hợp pháp tổ chức trưng cầu dân ý ở bốn vùng họ chiếm được của Ukraine – Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson – để làm ra vẻ sáp nhập hợp pháp những vùng đó.

Hôm Thứ Ba, ông Peskov cho hay người dân Ukraine “bất chấp nguy hiểm, xếp hàng bỏ phiếu” trong cuộc trưng cầu dân ý đó để sáp nhập vào Nga. “Điều này hầu như đúng với lời nói của Tổng Thống Trump,” ông Peskov thêm. (Th.Long) [qd]