Phụ nữ Philippines có thẻ xanh ở Mỹ 50 năm, vẫn bị ICE bắt

Ba’o Nguoi-Viet

March 27, 2025 ebo

SEATTLE, Washington (NV) – Gia đình một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại đại học University of Washington lên tiếng sau khi bị Cơ Quan Thực Thi Di Trú và Quan Thuế ICE bắt giữ gần đây dù có thẻ xanh.

Lewelyn Dixon, 64 tuổi, thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ trong 50 năm, bị bắt giữ tại phi trường ở Seattle và bị ICE tống giam sau khi viếng thăm quê hương Philippines vào cuối Tháng Hai. Phiên điều trần liên quan tới vụ bắt giữ được ấn định vào Tháng Bảy, nhưng thân nhân đang kêu gọi trả tự do cho Dixon và nói với NBC News rằng bà luôn luôn gắn kết những người trong gia đình lại với nhau.

ICE chưa lập tức trả lời yêu cầu bình luận từ NBC News.

Lewelyn Dixon. (Hình do Melania Madriaga cung cấp)

Lani Madriaga, cháu gái của Dixon cho biết bà đang bị giam tại Trung Tâm Di Trú ICE Khu Vực Tây Bắc ở Tacoma, Washington, tại đó bà kết giao với những người cũng đang bị giam giữ, đồng thời phiên dịch và giúp đỡ họ nói chuyện với luật sư trước khi diễn ra phiên điều trần.

Luật sư đại diện Dixon, Benjamin Osorio, cho biết dường như Cơ Quan Biên Phòng Hoa Kỳ USBP phát giác ra một bản án kết tội bà biển thủ công quỹ từ nhiều thập niên trước trong hồ sơ khi bà quay về Hoa Kỳ, dẫn tới hành động bắt giữ. Dixon từng nhận tội thực hiện hành vi phi bạo lực năm 2000, nhận lệnh bồi thường và phải bị tạm giam 30 ngày, hồ sơ tòa án cho thấy. Dixon hoàn tất bồi thường năm 2019.

Dixon từng làm việc với tư cách thủ quỹ kiêm giám sát hoạt động tại nhà băng Washington Mutual Bank, lúc đó bà “rút tiền mặt từ ngân khố trong tám lần riêng biệt” mà không được nhà băng cho phép, theo thỏa thuận nhận tội của Dixon. Bà rút tổng cộng $6,460.

Dixon chưa từng kể với gia đình về bản án, Madriaga cho biết, và nói rằng đó là “góc khuất u ám nhất” của Dixon.

Và dầu cho Dixon có đủ điều kiện nhập quốc tịch Hoa Kỳ từ lâu, Osorio cho biết, nhưng bà đã hứa với cha mình rằng bà sẽ giữ nguyên quốc tịch Philippines để có thể giữ gìn tài sản và đất đai ở Philippines.

Dixon tới Hoa Kỳ năm bà 14 tuổi, lập tức giúp Madriaga và anh chị em ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người sau khi di cư.

Nhưng khi một người chị em của Madriaga ly hôn và thành một người mẹ đơn thân, Dixon dời qua Washington để phụ giúp săn sóc các cháu và phụ trả tiền mướn nhà. Nhiều năm sau đó, Madriaga cũng ly hôn và cho biết Dixon cũng tiếp tục chung sống để giúp đỡ các cháu.

Trong công việc, Dixon là một nhân viên tận tụy trong phòng thí nghiệm, Madriaga cho biết. Thậm chí ngay trong đêm xuống phi trường, Dixon cũng có lịch làm việc, Madriaga nói thêm. Dixon ngấp nghé dịp kỷ niệm 10 năm phục vụ phòng thí nghiệm, trong thời gian đó bà sẽ được hưởng lương hưu. Thân nhân gia đình đang lo lắng rằng Dixon sẽ mất cả công việc lẫn lương hưu sau khi vắng mặt quá lâu.

Susan Gregg, phát ngôn viên Bệnh Viện University of Washington, không giải thích thêm về trường hợp của Dixon, nhưng cho biết bà làm việc với tư cách kỹ thuật viên xét nghiệm tại bệnh viện này từ 2015.

Madriaga cho biết gia đình bà đang lên tiếng thay cho Dixon và cũng mong mỏi giúp đỡ những người khác tự bảo vệ khỏi tình cảnh tương tự. (TTHN)


 

Dịu dàng đến kì lạ

 Thao Teres

Thật đúng những con người thuộc trọn về Chúa, không ngại hôi, không ngại bẩn, không sợ lây nhiễm, chăm sóc người bệnh với cả trí óc và con tim. Cũng chỉ vì một điều: họ thấy Chúa nơi những con người đó.

(Mái ấm Thiên Ân (Hoàng Mai, Nghệ An) nơi cưu mang gần 30 em bại não, tâm thần, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ. Các em không tự chủ được hoạt động nên các sơ hầu như phải lo mọi thứ: thay quần áo, vệ sinh, cho ăn. Các sơ cũng làm nhiều công việc để có kinh phí trang trải hàng tháng. Nhiều khi các em lên cơn đập phá đồ đạc, ném chất bẩn khắp nhà, nhưng các sơ vẫn âm thầm dọn dẹp không một lời trách móc.)

Make Christianity Great As Always

 4 cảnh sát viên Texas tự tử chỉ trong 6 tuần

Ba’o Nguoi-Viet

March 26, 2025

HOUSTON, Texas (NV) – Hôm Thứ Năm, 20 Tháng Năm, bằng hữu, gia đình và đồng nghiệp quây quần bên nhau nói lời tiễn đưa Christina Kohler, cựu sĩ quan Văn Phòng Cảnh Sát Quận Harris HCSO, sau khi qua đời vào tuần trước, văn phòng giảo nghiệm tử thi Quận Harris kết luận bà đã tự tử.

Đây là vụ tự tử thứ tư chỉ trong sáu tuần liên quan tới các cảnh sát viên đang làm việc và từng làm việc tại Quận Harris, trong đó có một cảnh sát viên gốc Việt, làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng sức khỏe tâm thần của các sĩ quan thực thi công lực.

“Điều này làm nhiều người trong chúng tôi sửng sốt,” Jose Lopez, chủ tịch Hiệp Hội Huynh Đệ Cảnh Sát Quận Harris Khu Vực 39 cho biết.

Những cảnh sát viên của Quận Harris, Texas, chết vì tự tử, từ trái theo chiều kim đồng hồ: Christina Kohler, Maria Vasquez, Long Nguyễn, và William . (Hình: ABC 13)

Sĩ Quan Kohler 37 tuổi mất tích vào tuần trước. Sở Cảnh Sát Houston HPD ban hành một báo động công khai, nhưng nhà chức trách phát giác ra thi thể của bà hôm 13 Tháng Ba, nguyên nhân là tự tử.

Chưa dừng lại ở đó, chỉ ba ngày sau, cựu cảnh sát viên HCSO Harris Maria Vasquez, nghỉ việc vào Tháng Mười Hai, cũng chết do tự tử. Đầu tuần trước, một cựu cảnh sát viên khác, William Bozeman, cũng chết trong hoàn cảnh tương tự.

“Chỉ cần một người tự tử là quá nhiều rồi. Nhưng hai, ba thì sao? Chắc chắn là thảm họa,” Lopez nói, thừa nhận HCSO ngày càng lo sợ.

Lopez từng giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua nỗi buồn bi thảm. Là người từng quen biết hai trong số những cảnh sát qua đời trong hơn hai thập niên qua, ông thấm thía được nỗi âu lo trong cộng đồng sau những vụ tự tử. Cựu cảnh sát viên Long Nguyễn, 58 tuổi, tự tử vào ngày 6 Tháng Hai, theo văn phòng giảo nghiệm tử thi.

Bác Sĩ Thomas McNeese, giám đốc Đơn Vị Sức Khỏe Hành Vi thuộc HCSO, nỗ lực gầy dựng các nguồn nhân lực chăm lo cho sức khỏe tâm thần của các viên chức. Thành lập năm 2020 dưới thời Cảnh Sát Trưởng Ed Gonzalez, đơn vị này tận tâm giúp đỡ các viên chức cũng như đảm nhiệm các công việc khác trong tất cả hoạt động, McNeese cho biết, đồng thời công nhận lãnh vực này chịu không ít gánh nặng cảm xúc.

Sĩ quan thực thi công lực và lực lượng ứng cứu khẩn cấp thường có tỷ lệ tự tử cao do áp lực lớn và những tình huống đau thương mà họ đối diện hàng ngày.

“Đó là kết quả giữa những gì họ chứng kiến trong lúc làm việc và những gì công việc đòi hỏi,” McNeese giải thích.

Mặc dù HCSO vẫn tập trung vạch ra các sáng kiến cho sức khỏe tâm thần, Lopez thừa nhận những thảm kịch gần đây đặt ra vô vàn câu hỏi hóc búa.

Nếu có ai đó đang giày vò với ý định tự tử hay lo cho một người bạn hoặc thân nhân, xin gọi cho Đường Dây Khẩn Cấp Phòng Chống Tự Tử Quốc Gia theo số 988 hoặc 1-800-273-TALK (8255), bảo mật 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. (TTHN)


 

VHM gây quỹ tổ chức các hoạt động tưởng niệm Tháng Tư Đen – Lâm Hoài Thạch/Người Việt

Ba’o Nguoi-Viet

March 24, 2025 

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

ANAHEIM, California (NV) – Đông đảo đồng hương đến dự tiệc gây quỹ tổ chức Tưởng Niệm 50 Năm Ngày Mất Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và 50 Năm Chiến Dịch Gió Lốc USS Midway Museum, do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (Vietnamese Heritage Museum – VHM) mở chiều Thứ Sáu, 21 Tháng Ba, tại Golden Sea Restaurant, Anaheim.

Ban hợp xướng Lê Hồng Quang hát tại buổi gây quỹ do VHM để có kinh phí tổ chức các hoạt động tưởng niệm Tháng Tư Đen. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Theo ban tổ chức, đúng vào thời điểm này cách đây 50 năm, miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối, chính thể VNCH bị bức tử, và cả dân tộc rơi vào bóng tối của chế độ Cộng Sản. Hàng trăm nghìn người đã phải rời bỏ quê hương, dấn thân vào những chuyến đi đầy nguy hiểm tìm tự do, để bảo vệ những giá trị mà họ trân quý và để xây dựng một tương lai cho thế hệ mai sau.

Nửa thế kỷ trôi qua, những gian truân thử thách đã rèn luyện nên một cộng đồng người Việt tị nạn kiên cường, và gặt hái nhiều thành tựu đáng tự hào.

Đông đảo đồng hương tham dự tiệc gây quỹ của VHM. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

“Chúng ta đã vươn lên và có thể hãnh diện khi điểm lại những thành quả đáng trân trọng này, từ từng cá nhân, từng gia đình. Chúng ta cùng hàng trăm nghìn người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới không chỉ vươn lên, mà còn giữ vững bản sắc bảo tồn văn hóa Việt, và tiếp tục đấu tranh cho tự do, nhân quyền,” họa sĩ Châu Thụy, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành VHM, tuyên bố.

Ông thêm: “Với sứ mệnh gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của dân tộc, VHM ra đời vào năm 2016, với mục tiêu bảo tồn lịch sử và di sản của người Việt tị nạn Cộng Sản. VHM không chỉ lưu giữ hiện vật, tư liệu mà còn là một trung tâm giáo dục, để thế hệ con cháu hiểu được quá khứ đau thương, biết trân trọng tự do mà họ đang có, và không bao giờ quên những hy sinh của thế hệ cha ông.”

Phần trình diễn của ca sĩ Thiên Tôn tại tiệc gây quỹ của VHM. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Bác Sĩ Lê Trung Pha, thành viên ban tổ chức, nói: “Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen đánh dấu 50 năm ngày mất chính thể VNCH và 50 Năm Chiến Dịch Gió Lốc của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ. Buổi lễ sẽ diễn ra vào ngày 27 Tháng Tư, trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway, San Diego, con tàu từng cứu vớt hàng nghìn đồng bào tị nạn Cộng Sản trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Buổi lễ này cũng có những lời phát của của các cựu chiến binh trong QLVNCH.”

Ông Đặng Thanh Long, một thành viên khác trong ban tổ chức, cho hay: “Đây không chỉ là một buổi lễ mang tính lịch sử, mà còn là dịp để chúng ta truyền lại câu chuyện này cho các thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại, để họ hiểu được tinh thần bất khuất và những giá trị mà cộng đồng người Việt của chúng ta đã hy sinh để bảo vệ truyền thống bất khuất này.”

Ca sĩ Diễm Liên hát tại tiệc gây quỹ của VHM. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Trong số đồng hương đến dự có Giáo Sư Trần Huy Bích. Ông nói: “Trong tinh thần gìn giữ truyền thống văn hóa của người Việt tại hải ngoại, theo tôi, họa sĩ Châu Thụy và những thiện nguyện viên của VHM đã có công gây dựng rất công phu. Vì thế, tôi cũng có đóng góp một số tài liệu để tiếp phần duy trì viện bảo tàng này tại hải ngoại.”

Cựu Nghị Viên Diedre Thu Hà Nguyễn của Garden Grove, một thành viên ban tổ chức, nói: “VHM quyết tâm gìn giữ sự trung thực lịch sử, bảo tồn bản sắc văn hóa và phát huy sự trong sáng của ngôn ngữ Việt, mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta. Hôm nay, chúng ta có bổn phận phải tiếp tục hun đúc tinh thần tự lực, tự cường, và lòng yêu quê hương, yêu tự do của các thế hệ đi trước. Trong sứ mệnh đó, sự thành công của VHM cũng là nhờ sự trợ giúp của các nhà hảo tâm và đồng hương tại hải ngoại.”

Xướng ngôn viên Leyna Nguyễn (bìa trái) nhận đóng góp tài chính của một người Dự tiệc. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Buổi tiệp bao gồm một chương trình văn nghệ rất sống động, với sự góp mặt của các ca sĩ có tiếng tăm như Diễm Liên, Thiên Tôn, Nam Trân, Tú Trinh, Leyna Nguyễn, Long Hồ, Lệ Hằng và ban hợp xướng Lê Hồng Quang cùng ban nhạc OG. Các MC bao gồm Diệu Quyên, Nguyễn Minh, Oscar Nguyễn, và Thu Hà.

Ngoài ra, còn có chương trình bán đấu giá những phẩm vật giá trị và phần xổ số gây quỹ.
VHM là tổ chức bất vụ lợi 501c (3), với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt tị nạn.

Họa sĩ Châu Thụy (bìa trái) chụp hình lưu niệm với gia đình họ Vương thắng đấu giá tượng “American Eagle” với giá $3,000. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Theo ban tổ chức, trong năm vừa qua, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, khi còn là thượng nghị sĩ California, đã nói lên tầm quan trọng của sứ mạng gìn giữ di sản của người Việt tị nạn chúng ta. Bà là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại California, và đã tích cực góp phần vào việc gìn giữ di sản của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, qua việc khởi xướng và giúp thông qua Dự Luật SB 895 vào năm 2018, nhằm đưa lịch sử người Việt tị nạn vào chương trình giáo dục tại các trường học của tiểu bang California.

Đồng thời, bà Janet Nguyễn đã tạo cơ hội cho VHM được phối hợp cùng Sở Giáo Dục Orange County (OCDE) trong ba năm qua, để tổ chức các buổi hội thảo nhằm góp phần hoàn thiện giáo trình mẫu (Vietnamese American Experiences Model Curriculum), và giúp quảng bá giáo trình này trong cộng đồng. [đ.d.]


 

Michigan: Anh em gốc Việt ẩu đả trong tiệm nail, 1 người bị đâm chết

Michigan: Anh em gốc Việt ẩu đả trong tiệm nail, 1 người bị đâm chết

Ba’o Nguoi – Viet

March 24, 2025

ITHACA, Michigan (NV) – Hai anh em họ trong một tiệm làm móng ở Michigan cãi nhau, sau đó chủ tiệm bị đâm chết còn người em họ trẻ tuổi thì bị buộc tội sát nhân.

Lực lượng cảnh sát thuộc Văn Phòng Cảnh Sát Quận Gratiot, Sở Cảnh Sát Alma và nhân viên y tế có mặt tại LA Nails ở số 7431 đường N. Alger Road thuộc thị trấn Pine River lúc khoảng 1 giờ trưa Thứ Tư, 19 Tháng Ba. Có người trong tiệm gọi cho 911 để báo rằng chủ tiệm, Travis V. “Steve” Nguyễn, 48 tuổi, bị đâm vào lưng, theo trang tin tức MLive.com.

Gia đình Travis Nguyễn. (Hình: GoFundMe)

Đường dây ứng trực khẩn cấp cho biết Travis Nguyễn bất tỉnh, mạch cũng không đập. Vào thời điểm đó có nhiều khách hàng trong tiệm.

Nghi can bước ra ngoài rồi bình thản ngồi trên một cái ghế dài gần đó, các tổng đài viên cho biết trong các bản ghi âm đăng trên Broadcastify.com.

Cảnh sát bước vào bên trong tiệm và thấy Travis Nguyễn thiệt mạng sau khi bị đâm nhiều nhát. Lúc đó Jack C. Nguyễn, người em họ 30 tuổi và là kẻ bị cáo buộc sát nhân, vẫn còn ở tiệm và bị cảnh sát bắt giữ mà không xảy ra cớ sự nào khác.

Jack C. Nguyễn vào tù một đêm trước khi hầu tòa tại Tòa Án Quận Gratiot hôm Thứ Năm vì tội danh sát nhân. Tội danh này gồm có sát nhân cấp độ một và cấp độ hai, cả hai đều là tội có án chung thân mặc dù tội danh cấp độ một không thể được ân xá.

Cảnh sát chưa bình luận về nguyên nhân dẫn tới án mạng.

Travis Nguyễn là trụ cột trong gia đình, gồm vợ và năm con gái, lần lượt 6, 11, 13, 19 và 24 tuổi. Ông phải làm việc bảy ngày một tuần suốt 20 năm.

“Ông ấy là một người đàn ông, người cha, người anh em và là người chồng tử tế nhất,” trang Facebook LA Nails viết hôm 21 Tháng Ba. “Ông ấy là một gương mặt đặc biệt tại Alma và từng giúp đỡ tất cả những người ông ấy từng gặp gỡ. Chúng tôi không biết nói gì hơn và đang gắng gượng vượt qua thời điểm đau khổ này cùng gia đình.”

Travis Nguyễn di cư từ Việt Nam qua Hoa Kỳ năm 1993 khi mới 17 tuổi và học xong trung học tại Texas. Ông kết hôn với người vợ đầu tiên vào Tháng Chín 2000 và hai người có bốn con gái. Bà qua đời trước ông vào dịp Giáng Sinh 2013.

Ông kết hôn với người vợ thứ hai năm 2014 và có với nhau người con gái thứ năm, cáo phó của ông cho biết.

Travis Nguyễn đang nuôi con gái lớn học trường y và con gái thứ hai học đại học, ngoài ra còn dành dụm lo cho các con gái nhỏ hơn ăn học. Không những thế ông còn gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam.

Các cháu gái của Travis Nguyễn khởi sự một chiến dịch GoFundMe để giúp gia đình vượt qua khó khăn bất chợt về tài chánh. Thân nhân ngoại quốc trong gia đình đang nỗ lực tới Hoa Kỳ giúp các con gái nạn nhân vượt qua nỗi mất mát.

Chương trình gây quỹ huy động được hơn $59,000 từ 783 nhà tài trợ tính tới sáng Thứ Hai.

Jack C. Nguyễn bị quản chế tại Quận Isabella sau khi nhận tội lái xe khi say rượu vào Tháng Hai. Trong thời gian quản chế, bị cáo phải nộp $1,060 tiền phạt, trong đó vẫn còn nợ $960.

Bị cáo đang bị tống giam nhưng không được tại ngoại và phải trình diện trong phiên tòa sơ bộ vào ngày 10 Tháng Tư. (TTHN)


 

Rối loạn tâm thần gia tăng tại Việt Nam, hơn 14 triệu người gặp vấn đề, hệ thống hỗ trợ còn quá mong manh

Ba’o Dat Viet

March 25, 2025

Tại “Ngày hội chăm sóc sức khỏe tâm thần cho gia đình Việt” do Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn tổ chức hôm 23 Tháng Ba, Bộ Y Tế Việt Nam đã đưa ra cảnh báo đáng lo ngại: tình trạng rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, với khoảng 14 triệu người dân đang gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm trí.

Tuy nhiên, theo báo VN Express, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số này có thể tiếp cận được dịch vụ hỗ trợ chuyên môn, do mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam còn yếu và thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực lẫn cơ sở vật chất.

Các dạng rối loạn được ghi nhận bao gồm: trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt, mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn phát triển như tự kỷ. Đáng chú ý, một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng này gia tăng chính là việc sử dụng mạng xã hội tràn lan, đặc biệt ở thanh thiếu niên và phụ nữ. Tỷ lệ ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội lên sức khỏe tâm thần hiện nay được ghi nhận lên tới 32.4%.

Không chỉ mạng xã hội, các yếu tố như giấc ngủ kém, bị bắt nạt trực tuyến, hay giảm hoạt động thể chất cũng đang góp phần làm gia tăng triệu chứng lo âu, trầm cảm và cảm giác cô lập trong cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe tâm thần là trạng thái mà con người có thể nhận thức, phát huy tiềm năng bản thân, đối mặt hiệu quả với căng thẳng, làm việc và đóng góp cho xã hội. Khi bị rối loạn, không chỉ sức khỏe thể chất suy giảm, mà còn kéo theo hệ lụy như đói nghèo, mất cơ hội học tập, lao động, hòa nhập cộng đồng, thậm chí là tự sát.

Mỗi năm, thế giới có hơn 800.000 người tử vong vì tự sát – trong đó 80% rơi vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Tự sát cũng là nguyên nhân tử vong thứ hai trong nhóm tuổi 15–24, cảnh báo mối nguy đang rình rập trong giới trẻ.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chưa xây dựng được một chiến lược quốc gia toàn diện về sức khỏe tâm thần đúng theo khuyến cáo của WHO – nghĩa là chưa có tầm nhìn, giá trị cốt lõi, định hướng và mô hình hành động cụ thể để ứng phó với khủng hoảng sức khỏe tinh thần đang âm ỉ lan rộng.

Thực tế, hệ thống chăm sóc chuyên ngành tâm thần tại Việt Nam còn rất hạn chế. Toàn quốc hiện chỉ có khoảng 143 nhà tâm lý lâm sàng và trị liệu đang làm việc tại các bệnh viện công – một con số thấp hơn gần 10 lần so với tiêu chuẩn trung bình toàn cầu. Tổng số giường bệnh cho bệnh nhân tâm thần chỉ khoảng 9.400, chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh và trung ương, khiến người dân ở vùng sâu vùng xa gần như không có cơ hội tiếp cận.

Không chỉ thiếu nhân lực và cơ sở vật chất, rào cản lớn nhất có lẽ vẫn nằm ở định kiến xã hội. Bệnh tâm thần và các vấn đề sức khỏe tinh thần vẫn bị gắn với kỳ thị, sợ hãi và hiểu lầm trong cộng đồng. Nhiều người, dù đang âm thầm chịu đựng, vẫn ngần ngại tìm đến chuyên gia vì sợ bị phán xét, xa lánh.

Các chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam cần gấp rút đầu tư xây dựng một hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dễ tiếp cận, thân thiện và hiệu quả – đặc biệt ở các địa phương còn nhiều khó khăn. Đồng thời, cần mở rộng truyền thông nâng cao nhận thức, xóa bỏ kỳ thị và tạo ra môi trường nơi mọi người có thể chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.


 

Nghèo khó, 2 chị em ở Ninh Thuận cột tay nhau nhảy sông Dinh tự vẫn

Ba’o Nguoi Viet

March 25, 2025

NINH THUẬN, Việt Nam (NV) – Hôm 24 Tháng Ba, khi lực lượng hữu trách tỉnh Ninh Thuận đưa thi thể hai thiếu nữ nhảy cầu Đạo Long 2 lên bờ, người ta thấy cảnh tay của hai thi thể buộc chặt vào nhau.

Cầu Đạo Long 2 bắc qua sông Dinh, nối huyện Ninh Phước với thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

Lực lượng cứu hộ đưa thi thể hai thiếu nữ nhảy cầu sông Dinh tự tử lên bờ để bàn giao cho gia đình lo hậu sự. (Hình: Hải Long/Lao Động)

Báo Lao Động dẫn tin ban đầu cho biết, khoảng 11 giờ khuya 22 Tháng Ba, hai chị em cô cậu là Trần Ngọc Bảo T., 16 tuổi, và Nguyễn Xuân Q., 13 tuổi, cùng ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, dẫn nhau ra cầu Đạo Long 2.

Tại đây, hai thiếu nữ để lại đồ dùng cá nhân, cột tay nhau rồi cùng nhảy xuống sông Dinh tự tử.

Khi người dân xung quanh phát hiện hai đôi dép trên cầu nhưng không thấy người, liền trình báo với cơ quan hữu trách.

Nhận tin báo, Công An Tỉnh Ninh Thuận đã huy động lực lượng Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy và Cứu Hộ Cứu Nạn tổ chức tìm kiếm.

Sau nhiều giờ lặn tìm, đến sáng 23 Tháng Ba, thi thể hai em được tìm thấy cách vị trí nhảy cầu khoảng 40 mét, trong tư thế ôm chặt lấy nhau, tay hai người buộc dính nhau bằng dây.

Danh tính nạn nhân sau đó được xác định là em Bảo T. và em Xuân Q.

Nói với báo Người Lao Động, lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân Xã Phước Thuận cho biết hai thiếu nữ đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Em T. đã nghỉ học, còn em Q. hiện là học sinh lớp Bảy, trường trung học cơ sở Trần Thi, xã Phước Thuận.

Gia đình em Q. thuộc diện cận nghèo, hoàn cảnh hết sức khó khăn. Cha em Q. mất cách đây năm năm, mẹ em phải vào Sài Gòn làm thuê, gửi em cho bà ngoại chăm sóc dù là con duy nhất.

Thời gian gần đây, em Q. không có biểu hiện bất thường. Đêm xảy ra sự việc, em Q. vẫn tham gia sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi cùng các bạn.

Hiện trường phát hiện sự việc. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Trong khi đó, em T. có hoàn cảnh khó khăn nên phải nghỉ học. Cha mẹ em đã ly hôn, đi làm ăn xa. Em sống với ông bà tại địa phương.

“Khi xảy việc đau lòng vào tối 22 Tháng Ba, thì em T. có nhắn tin cho mẹ trước khi nhảy cầu Đạo Long 2. Trước đó nữa, qua lời kể thì em T. cũng từng có ý định tự tử một lần nhưng không thực hiện,” báo Người Lao Động dẫn nguồn tin cho biết.

Hiện nguyên nhân sự việc đang được giới hữu trách điều tra. (Tr.N) [kn]


 

 Vừa là Bác Sĩ, vừa là Nữ Tu

Make Christianity Great As Always is at Temple University Hospital.

  Philadelphia, PA

Sơ Jocelyn Edathil là bác sĩ Nội khoa thuộc Bệnh viện Đại học Temple (Pennsylvania, Mỹ). Sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Ấn Độ, sơ Jocelyn nhận được học bổng của Đại học Villanova (Công giáo) và tốt nghiệp xuất sắc. Sau đó sơ lấy bằng kép MD/PhD (Bác sĩ/Tiến sĩ Y khoa) tại Đại học Bang Pennsylvania năm 2010.

Trong thời gian học tập, sơ tìm hiểu ơn gọi Dòng Nữ Tử Betania, một dòng tu gốc Ấn Độ có truyền thống mục vụ bệnh nhân. Hiện sơ vừa tham gia khám chữa bệnh, vừa làm Phó Giáo sư Y khoa lâm sàng Đại học Temple. Sơ cũng nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu vì những cống hiến của mình cho nền y tế Tiểu bang.

Sơ Jocelyn là một trong rất nhiều nữ tu, linh mục đang phục vụ và làm chứng cho Chúa cách thầm lặng (nhưng không kém phần tích cực) trong hệ thống y tế Mỹ, ở nhiều cương vị khác nhau.


 

PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN TỰ TỬ BẰNG SÚNG LỤC

BBC News Tiếng Việt 

UBND phường Quang Trung, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã báo cáo về cái chết của Trung tá N.X.T, Phó trưởng Công an phường Quang Trung, tại nơi làm việc vào hôm nay 24/3.

Theo báo cáo, vào đêm 23 và sáng 24/3, Trung tá T cùng 3 cán bộ khác đang làm nhiệm vụ trực ban tại Công an phường Quang Trung.

Khoảng 5 giờ sáng ngày 24/3, các cán bộ trực ban nghe thấy tiếng nổ phát ra từ phòng làm việc của trung tá T trên tầng 2.

Khi chạy lên kiểm tra, họ phát hiện ông T đã bất tỉnh.

Các cán bộ đã gọi điện cho Trạm y tế Công an tỉnh Kon Tum gần đó. Khi nhân viên y tế tiến hành kiểm tra thì ông T đã tử vong.

Qua kiểm tra hiện trường, cơ quan chức năng xác định ông T tự tử bằng súng lục.

Vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ.

#BBCTiengViet

#Congan

 

Công an tỉnh Kon Tum: Hình minh họa

Đi thăm cháu ngoại ở Fort Lauderdale (Florida)-  Phùng Văn Phụng

Thứ bảy, ngày 01 tháng 03 năm 2025, tôi đã đi thăm cháu ngoại Michelle đang học tai trường Nova Southeastern University, ngành y. Nhân cơ hội đó vào thăm trường NSU luôn cho biết.

Cháu phải qua được ba kỳ thi nữa mới tới trường mới ở New York và cần học thêm hai năm nữa, đi thực tập ở các nhà thương, phòng mạch của các bác sĩ, để xem thích hợp với ngành nào, mới chọn, sẽ học về bác sĩ gia đình, bác sĩ gây mê hay điều trị trẻ con v.v…

Theo như cháu nói hiện có khoảng 200 sinh viên học ngành y tại trường này chỉ có 6 sinh viên là người Việt Nam.

Ngân sách của Nova Southeastern University là 590 triệu đô la (2019).

a)Đại học Nova Southeastern (NSU) là một trường đại học tư có cơ sở chính tại Fort Lauderdale-Davie, Florida, Hoa Kỳ. Trường đại học bao gồm tổng cộng 14 trường cao đẳng, hơn 150 chương trình học. Trường đại học NSU chuyên dạy về khoa học xã hội, luật, kinh doanh, y học chỉnh xương khớp (DO), y học allopathic (MD), dược, nha khoa, nhãn khoa, vật lý trị liệu, giáo dục và điều dưỡng. Tính đến năm 2019, đã 20.576 sinh viên theo học tại Đại học Nova Southeastern, với hơn 210.000 cựu sinh viên.

b)Với cơ sở chính nằm trên diện tích 314 mẫu Anh (127 ha) tại Davie, Florida,  

Trường đại học được thành lập vào năm 1964 với tên gọi là Đại học Công nghệ Tiên tiến Nova trên một bãi đổ bộ xa bờ của hải quân trước đây được xây dựng trong Thế chiến II và cung cấp các bằng cấp sau đại học về khoa học vật lý và xã hội. Năm 1994, trường đại học sáp nhập với Đại học Khoa học Sức khỏe Đông Nam và tên hiện tại.(1)

c)Sau khi tốt nghiệp để đi làm, đây chỉ là bước đầu, là nền tảng căn bản để kiếm tiền để sống. Giống như mới xây được cái nền nhà mà thôi. Còn việc xây dựng căn nhà như thế nào mới là quan trọng trong cuộc đời của mình.

Quan niệm sống như thế nào, đóng góp, đem lại lợi ích gì cho xã hội mới là quan trọng.

Xây dựng căn nhà nhân đức, biết yêu thương, sống vui vẻ, hoà đồng, bao dung với mọi người đó là vấn đề cần phải thực hành liên tục, luôn cố gắng mỗi ngày.

Khi ra đời làm việc là phải gặp những khó khăn và ngay cả những sự thất bại nữa. Khó khăn thì từ từ giải quyết, thất bại sẽ cho ta kinh nghiệm, vui vẻ đứng dậy đi tiếp chứ không phải khi gặp thất bại sẽ làm ta chán nản, bỏ cuôc, ngã gục. Cần cầu nguyện thường xuyên để có được ơn thiêng của Đấng Tối cao.

Sống cần có lý tưởng, có mục tiêu, có con đường tiến lên phía trước.

Lý Đông A (2) nói: “Nuôi tâm thì làm thiên tài, nuôi trí thì làm nhân tài, nuôi thân thì làm nô tài.”

 Phùng Văn Phụng ghi lại

Cuối tháng 03 năm 2025

Ghi chú:

(1) Nguồn Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Nova_Southeastern_University

(2)Lý Đông A (1921-1947) là một nhà triết học, học giả, nhà cách mạng chính trị Việt Nam, sáng lập Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng

Hình chụp vợ chồng người viết với hai cháu ngoại ở trường NSU (03-2025)

Hình chụp vợ chồng người viết với cháu ngoại Michelle đang học trường này

(tháng 03 năm 2025)


 

Huyền Thoại & Sự Thật về Chế Độ Ngô Đình Diệm

Mạn đàm với Vĩnh Phúc:

Huyền Thoại & Sự Thật về Chế Độ Ngô Đình Diệm

Đúng hơn là cựu nhà báo BBC, Vĩnh Phúc. Ông đã về hưu từ năm 1996, cũng hơn 10 năm rồi. Gần 20 năm làm biên tập viên cho chương trình Việt ngữ đài BBC, ông tích lũy cả khối chuyện trên trời dưới đất, chuyện thật, chuyện giả và nhất là những chuyện lắt léo hậu trường, chuyện người, chuyện đời,… Có chuyện đã nói ra, có chuyện chưa. Chưa nói vì thời lượng phát thanh, vì chính sách của BBC, vì tế nhị, vì chưa có cơ hội nói,… Hôm rồi đến Canada, trong suốt hai ngày mạn đàm, phần lớn ông là người nói, tôi, Nguyễn Văn Lục (NVL), người nghe. Ông nói đủ đề tài, từ Duyên Anh, Ngô Đình Diệm, Trần Kim Tuyến.

Ông đã nói liên miên, nói không ngưng nghỉ, không một tờ giấy trước mặt.

Đến nay nghe rồi thì tôi có thể sờ thấy Trần Kim Tuyến, Ngô Đình Diệm. Chỉ rất tiếc không có bà Nhu. 

Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông. Mặc dầu có cảm tưởng ông biện giải cho những sự thật về ông Diệm, tôi không tìm thấy nơi ông về một cảm tình quá độ, một parti–pris, ông vẫn gây cho tôi một cảm tưởng, biện hộ hẳn là có, nhưng vẫn thong dong thoải mái, vẫn có một thái độ khách quan chừng mực, trí thức và cẩn trọng. Điều quan trọng nhất, ông bằng mọi cách mọi giá tôn trọng sự thật như thái độ chọn lựa cân bằng các người được phỏng vấn. Chọn người được phỏng vấn ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho sự kiện được nêu ra đạt được độ khả tín cao. Ông không có thói quen cường điệu hóa một sự việc, một biến cố hay nói huỵch tẹt ra là ông không nói phét, chủ quan cho mình nắm được sự thật. Có những điều tôi đặt ra cho ông mà ông không nắm rõ, ông thẳng thắn thú nhận là điều này ông không biết rõ…

Cuộc mạn đàm được diễn ra như thế nào?

Ông là người diễn xuất, tôi chỉ là chân kéo màn. 

NVL: Trước hết, xin ông cho biết cơ duyên nào đưa ông đến làm việc cho đài BBC, rồi từ

đó mở đường dẫn lối đến việc ông viết cuốn sách này?

VP: Tôi chỉ xin nói sơ lược thôi.

NVL: Xin ông 15 dòng.

VP: Đến Pulau Bidong là để chờ đi Mỹ. Vậy mà không ngờ, đã làm cho BBC gần 20 năm. Nghĩa là từ 1979 đến 1996. Khoảng năm 1988, mình giữ chức vụ Editor. Trong ban Việt ngữ hồi đó có ba người editor. Nếu cần thì Editor sẽ thay thế trưởng ban để điều khiển chương trình.

NVL: Tôi được biết BBC đã nhận ông ngay từ khi còn trên Pulau Bidong. Nhiều người biết không khỏi ngạc nhiên và nể phục. Thật ra câu chuyện đó đã xảy ra như thế nào?

VP: Ở đời, có những chuyện xảy ra không tính toán trước được. Nó như một khúc ngoặt cuộc đời. Chẳng bao giờ có ý nghĩ mình sẽ sang Anh. Ai cũng chờ đi Mỹ cả. Lúc đó chờ đợi đi Mỹ tính ra cũng 6, 7 tháng rồi. Bởi vì ở Mỹ có nhiều bạn bè, anh em bà con.

Câu chuyện nó như thế này. Có một đại diện BBC là Michael Butler sang đảo để tuyển nhân viên. Đúng ra là để test ông nhà báo người Việt gốc Hoa là ông Trần Quốc. Ông M.Butler mới nhờ mình — lúc đó là cố vấn cho Ban thông dịch – tìm kiếm Trần Quốc. Trần Quốc đã bỏ đi Mỹ. Tôi nói với M. Butler:

– “Sorry, ông ta đi Mỹ rồi”.

M. Butler tỏ vẻ thất vọng nói:

– “Tiếc quá, vừa mất công, vừa tốn tiền”. 

Rồi nhìn mình dọ hỏi:

– “Anh có muốn làm cho BBC không?” 

Mình trả lời là:

– “Tôi đã chuẩn bị đi Mỹ rồi. Nhưng anh cứ thử xem sao? Chắc gì tôi có đủ khả năng?”

– “Nói chuyện với anh từ nãy đến giờ tôi tin chắc anh có khả năng. Chỉ cần test anh về khả năng viết cho đúng thủ tục thôi. Anh bằng lòng thì để tôi test nhé ?”

-“ OK, bây giờ là trưa, để cho tôi về ăn cơm trưa xong cái đã.”

NVL: Có vẻ như Butler đi xin ông nhận vào làm cho BBC thay vì ông xin sang BBC làm việc.

VP: Không dám nghĩ thế đâu, chỉ vì Butler đặt mình vào một tình trạng mà trước đó mấy phút mình không bao giờ nghĩ tới. Mình bèn kiếm ông cha Phó trại, tạm mượn cái lều của ông ấy, mình “đuổi” ông ra khỏi lều. Lúc đó trời nắng chang chang, tiếng loa phóng thanh ồn ào gọi dân đi lãnh lương thực. Michael Butler đưa bài test. Phần mình thì ngoáy cho xong. Phải dịch những bài bình luận, despatch, bản tin tường thuật của phóng viên từ các nơi gửi về, dịch ngược, dịch xuôi, rồi một bài phóng bút, viết theo một trong ba đề tài cho sẵn.

NVL: Có thử giọng không? Cái này ông có phần ăn chắc rồi?

VP: Mình cũng hy vọng như vậy. Thử xong thì thu không rõ vì ồn quá. Ông Butler đòi thử

lại. Mình “cóc” chịu thử lại lần thứ hai. Được thì được, không được thì thôi. Hai tuần sau

nhận thư Luân Đôn: chưa có kết quả. Mình tống một thư sang “Sorry, tôi không đi Anh, chờ đi Mỹ”. Trưởng Phòng nhân viên đài BBC lại gửi một thư nói “Ráng chờ vì thủ tục hành chánh! Nhưng rất có hy vọng!”

NVL: Cứ như những điều ông vừa trình bày, có vẻ như ông không thích thú gì với công việc ở BBC mà nhiều người mơ cũng không được?

VP: Không phải là không muốn. Nhưng vì chẳng quen ai ở Luân Đôn, bà con, anh em, bạn bè đều ở Mỹ. Trời thì lúc nào cũng u ám, lạnh lẽo, đời sống lại quá đắt đỏ. Khi mới sang, cô thư ký Ăng lê dẫn đi tim thuê một chỗ ở hai phòng ngủ, trên lầu. Tiền thuê nhà, nó ngốn gần hết lương. Mình lại lên xin với xếp cho nghỉ việc và cho trở về Pulau Bidong. Bạn bè bảo khùng mới bỏ BBC. Xếp lớn khuyên ở lại.

NVL: Thế rồi ở lại luôn một lèo 17 năm đến khi về hưu? Một câu hỏi chót về chuyện này: Có gặp khó khăn trong công việc hay với đồng nghiệp không?

VP: Công việc thì từ từ cũng quen, không có gì khó khăn lắm. Nhưng với đồng nghiệp thì không dễ. Ờ mà câu hỏi này hơi riêng tư và dễ đụng chạm lắm. Ông làm khó tôi đấy.

Nên biết mình là người tỵ nạn đầu tiên được nhận vào BBC. Những anh em khác thì đều vào đó từ trước 1975. Có những người từ 1952. Dĩ nhiên, chưa hiểu nhau nên mình bị nhìn bằng một con mắt khác. Cứ như thể mình là một người thiểu số đến từ Ban Mê Thuột, mặc dầu thời trước 1975, mình cũng đã học ở Tân Tây Lan. Nhưng dần dần thì qua khả năng văn hóa Việt, vốn văn hoá Anh, kiến thức viết lách, mình đã vượt qua được những trở ngại đó. Và chỉ hơn 2 năm sau mình nhập chính ngạch ngay, một trường hợp hãn hữu.

NVL: Thôi tạm dừng ở đây. Cả ông vào tôi đều bậy rồi.

VP: Bậy điều gì?

NVL: Quá 15 dòng rồi. Cùng cười. Tôi muốn biết trước khi viết cuốn sách, ông có vẻ xu hướng cho chế độ ông Diệm. Ngay tựa đề đã cho người đọc nghĩ như thế: Những huyền thoại và sự thật… Ông có thể nói thật, trước khi viết cuốn sách này, thời còn trẻ, với tư cách một người Phật tử, thực sự ông đã nghĩ gì về chế độ ấy và khi viết cuốn sách, mức độ ảnh hưởng của ông Trần Kim Tuyến đến đâu?

 VP: Dù là gì, tôi cũng viết với tư cách nhà báo mà thôi. Lúc còn trẻ, thời sinh viên, như bất cứ người dân nào, mình nhìn chế độ ông Diệm là một chế độc tài, gia đình trị, ảnh hưởng công giáo, tổng thống là người công giáo, cần lao thì có mặt khắp nơi, chỗ nào cũng có cần lao. Mình còn nhớ có lần đi xe buýt về Thị Nghè. Gặp anh tài xế hách dịch gắt ỏm tỏi. Hành khách không ai dám hé răng, vì họ thì thầm bảo nhau ông này là người của bà Nhu. Tin đồn cho thấy cái gì cũng của bà Nhu. Dĩ nhiên mình không tin hẳn. Nhưng ai cũng ngán và sợ.

Chẳng hạn có đám cháy ở khu Khánh Hội, người ta đồn bà Nhu cho đốt để bán tôn của bà. Cái gì cũng của bà Nhu, xe buýt bà Nhu, bột ngọt bà nhu, hãng Taxi bà Nhu cây xăng bà Nhu, bất động sản khắp nơi của bà Nhu, chỗ nào cũng có người mập mờ nhận là Cần Lao … Thấy nó vô lý, nhưng làm sao kiểm chứng được. Tin đồn cứ thế loang ra. Chưa kể, mấy ông Thiên chúa giáo di cư, thái độ vênh váo cũng làm người dân khó chịu lắm.Vì thế mình cũng mong muốn thay đổi chế độ. Nhưng bảo rằng mình chịu ảnh hưởng của ông Tuyến thì không đúng. Sau này, trưởng thành hơn, có nhiều cơ hội tìm hiểu, mình cũng biết phán đoán, biết sự thật nằm ở chỗ nào?

Cho nên, không cần gặp ông Tuyến, tôi mới thay đổi. Từ khi chế độ ông Diệm rơi vào tay các tướng lãnh cầm quyền. Mình nhận ra ngay thực chất của họ và bắt đầu chán. Họ tồi tệ hơn thời ông Diệm. Mình có ăn học, mình thấy rõ ai hay, ai dở.

NVL: Ông cho biết trong trường hợp nào, ông gặp ông Tuyến?

VP: Thật ra mình biết về ông Tuyến từ lâu. Ông sang Anh từ năm 1975. Ông ở Luân Đôn một năm khá chật vật, rồi bạn bè người Anh giúp đổi lên Cambridge, tìm kế sinh sống. Mới đầu nghe đến tên ông mình tránh né. Với thành tích trùm Mật Vụ tạo nên một hình ảnh không đẹp về ông như đi bắt người, thủ tiêu, tra tấn …

NVL: Nhưng gặp rồi thì thay đổi? Không thấy có tra tấn, thủ tiêu? Nhưng dư luận bên ngoài thường cho rằng Trần Kim Tuyến như một thứ hùm xám, ác ôn, trùm mật vụ với nhiều tai tiếng nhất đã được lưu truyền trong công chúng khá lâu. Đó là phản ảnh qua bài viết của Nguyễn Văn Tuấn đăng trên Giao Điểm với bài: Đọc: Những huyền thoại của chế độ Ngô Đình Diệm…

VP: Tôi chẳng biết ông Nguyễn Văn Tuấn này có biết gì về Trần Kim Tuyến không mà viết như vậy. Thực sự tôi cũng chẳng đọc ông Tuấn nên không biết ông ta viết những gì.Nhưng gặp ông Tuyến rồi thì tôi chỉ thấy một người hiền lành, đạo đức. Tôi chưa hề nghe ông ta nói xấu một ai. Xin lỗi, vì ông ấy chết rồi mà tôi lại nói câu này: Mình thấy ông ấy như một anh nhà quê, nói ngọng L, N, cử chỉ tự nhiên, bình dị, có sao nói vậy, hút thuốc lào long sòng sọc. Từ lần gặp lần đầu đến mấy năm sau mới trở thành thân, vì tôi muốn có thời gian dài tìm hiểu. Thì thấy các bạn bè người chung quanh xa gần, ai cũng nói tốt về ông ấy. Họ cho rằng ông làm mật vụ mà cứu người nhiều hơn là bắt người bỏ tù.

NVL: Trong hồi ký “Việt Nam máu lửa Quê hương tôi” của ông Đỗ Mậu có viết, ông Tuyến khi trốn ra nước ngoài đã mang theo một cặp đựng đầy hột xoàn? Việc đó có không?

VP: Tôi có đọc và tôi buồn cười. Theo cụ Võ Như Nguyện nói với tôi nguyên văn thì “thằng Đỗ Mậu nó viết bố láo bố lếu ví dụ tôi mặc đồ tang, tay chống gậy trong đám tang ông Ngô Đình Khôi. Tôi đã mắng nó rồi. Nó viết nhiều chuyện tầm bậy, tầm bạ” .

NVL: Ông có thể kể tên một vài người thường nói tốt về Trần Kim Tuyến.

VP: Cái này thì tôi dám nói mà không ngại. Phải nói nhiều lắm. Cụ Lãng Nhân Phùng Tất

Đắc, chị Bích Thuận và chồng là Émile Ngô Trọng Hiếu, Cụ Đoàn Thêm, Cụ Cao Xuân Vỹ.  Cả Duyên Anh nữa. Duyên Anh có tha ai đâu, mà đối với ông Tuyến thì nói: Ôi thằng cha đó lo cứu người không à! Duyên Anh bảo rằng ông Tuyến làm trùm mật vụ mà đạo đức, hiền lành như vậy thì chọn lầm nghề rồi. Cụ Quách Tòng Đức, cựu đổng lý văn phòng Phủ Tổng Thống nói: “Ông Diệm nóng lắm, nhưng không ác độc. Ông Trần Kim Tuyến đàng hoàng, có tư cách”.

Còn cụ Cao Xuân Vỹ thì: “Tuyến chỉ đọc tài liệu, viết phúc trình cho ông Tổng Thống, ông Nhu. Trần Kim Tuyến chỉ cứu người chứ không hại người bao giờ cả. Ngoài ra, phải công nhận đám nhân viên ngoại vi của Trần Kim Tuyến có làm tầm bậy. Tụi này không thuộc Sở Nghiên cứu Chính trị. Anh nào cũng muốn lợi dụng Sở NCCT. Tuyến có la rầy nhân viên, nhưng như anh cả la em, không trừng phạt nặng. Nói mật vụ ác ôn là oan cho Tuyến”.

NVL: Ông có thể cho biết một vài người mà ông Tuyến đã “tha” đã giúp?

VP: Ờ, nhiều lắm chứ. Như bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, ông Nhất Linh, cụ Hà Thúc Ký. Hồi ông Tuyến còn tại chức, nhiều nhà văn nhà báo nhờ ông nên không bị bên công an, mật vụ làm phiền. Đến nay nhiều người còn nhắc. Chỉ trừ cái huyền thoại Trần Kim Tuyến cứu mạng Ngô Đình Nhu vào tháng 2/1947 là hoàn toàn bịa đặt. Về cụ Hà Thúc Ký thì xin kể lại như thế này. Ông Tuyến vào trình ông Diệm về vụ bắt được Hà Thúc Ký, lúc đó đang lẩn trốn và âm mưu ám sát ông Diệm. Ông Diệm nổi nóng quát: Đem thủ tiêu nó đi. Ông Tuyến nhận lệnh ra về và băn khoăn khó xử. Và thay vì thi hành lệnh thủ tiêu, ông Tuyến trì hoãn không làm gì cả. Hôm sau vào gặp ông Diệm. Ông Diệm đã quên béng cái lệnh miệng đem thủ tiêu HTK, rồi hỏi:

– “Hà Thúc Ký ra sao?”

-“ Dạ thưa cụ, vẫn còn giữ đó, để tôi liên lạc với bên Công an”.

 Ông Diệm nói:

-“Mình nóng mình nói như vậy, thôi liệu giúp gia đình nó. Nói bên Công An đối xử tử tế với nó.”

 Chút xíu nữa cái mạng của ông Hà Thúc Ký không còn nữa, nếu ông Tuyến thi hành lệnh miệng ngay đêm hôm đó. Ông Diệm lúc tức thì nói thế chứ đâu có ý định thủ tiêu Hà Thúc Ký.

Lại có trường hợp giúp người mà mắc oan. Ông Tuyến đã có lần giúp cho Trần Quang Thuận – về Nha chiến tranh Tâm lý, sau khi tốt nghiệp quân trường Thủ Đức – rồi mang vạ vì Thuận lái chiếc xe Austin hai mầu xanh/trắng, mang số DBA 599 của anh ta chở Hòa Thượng Thích Quảng Đức đến chỗ tự thiêu ở Ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng.  Ông Nhu “ghim” ông Tuyến vì vụ này.

NVL: Bốn câu hỏi chót về ông Tuyến. Tại sao ông ấy không tự mình viết lại hồi ký? 

VP: Ai cũng thúc dục ông ấy viết đấy chứ. Nhất là Cao Xuân Vỹ. Tôi cũng thúc dục ông ấy viết nhiều lần. Nhưng sau này, ổng có nói: “Moa (Lúc này đã thân, ông gọi toa, moa) không viết vì sợ đụng chạm rất nhiều người. Viết ra sự thật thì sẽ làm nhiều người mất mặt, trong đó có nhiều người còn sống. Nếu họ chết rồi thì vợ con họ cũng đau lòng.” Sau đó có lần, chính ông đề nghị tôi viết.

NVL: Xin hỏi lại cho chắc, tôi vẫn tưởng chính ông đến đề nghị ông Tuyến cho phỏng vấn?

VP: Không, không có chuyện đó. Chính ông Tuyến đề nghị là “Thôi Phúc toa viết đi, toa đến đây, toa đặt sẵn những câu hỏi gợi ý, rồi moa theo đó trả lời”.

NVL: Về điểm này, về nhân cách, cũng xin trân trọng ông.

VP: Không dám!

NVL: Thế còn về những lời đồn “Sở Nghiên cứu Chính trị như một CIA Việt Nam, buôn bán thuốc phiện lậu và kinh tài khai thác gỗ, xuất cảng lông vịt, vụ vé số kiến thiết”?

VP: Về điểm thành lập Sở Nghiên cứu CT, mình đã trình bầy đầy đủ trong sách. Chỉ tóm tắt là khi đó, ông Tuyến không biết một tý gì về vai trò của mình: từ ý thức chính trị đến tổ chức. Chẳng ông nào có kinh nghiệm chống Cộng sản cả. Hoàn toàn tay mơ. Nhân viên trên dưới 30 người, thử hỏi với số nhân viên như thế, làm được gì? Mỗi khi cần nhân sự thì phải điều động bên Công an, Bảo an.

Về những đồn đãi buôn thuốc phiện lậu, xuất cảng lông vịt là do hiểu lầm. Chỉ có khai thác gỗ là có nhưng có lý do và đã được hai ông Diệm – Nhu cho phép. Xin xem chi tiết trong sách.

Nói thêm là ngay cuốn sách: Làm thế nào để giết một Tổng Thống, cái tựa do Sức Mấy đặt ra cho loạt bài đăng trên báo Hoà Bình. Tác giả Cao Thế Dung chỉ được gặp Trần Kim Tuyến có một buổi để hỏi chi tiết, về viết. Nhưng sau đó lại làm như ông Tuyến là đồng tác giả, và viết quá sai sự thật. Ông Tuyến đã phản đối và Hoà Bình đã cải chính ngay. Nhưng khi in thành sách, vẫn để tên ông Tuyến, khiến ông rất bực mình.NVL: Và câu hỏi chót về ông Tuyến, ông có nhận thấy có sự trùng hợp về những điều thị phi, những tiếng đồn xấu chung quanh ông Tuyến cũng là những điều thị phi về ông Diệm và chế độ ấy? Phải chăng nó cùng nguồn gốc? Cùng bản chất? Và phải chăng khi ông bênh vực ông Trần Kim Tuyến là một cách gián tiếp giải trừ những huyền thoại về ông Diệm?

VP: Thưa ông, câu trả lời của tôi đã nằm ngay trong câu hỏi của ông rồi.

NVL: Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?

VP: Thêm vào vì mình không hài lòng với lần xuất bản đầu tiên, thấy cần tìm  kiếm thêm nhân chứng. Chẳng hạn tìm hiểu thêm con người của ông Ngô Đình Cẩn. Ông có cướp đoạt tài sản của người ta không, có cho bộ hạ khủng bố đối lập không? Những nhân chứng mới như Nguyễn Tường Bá, Nguyễn Tường Thiết, cháu và con trai Nhất Linh giúp soi sáng thêm về chủ tâm quyên sinh của ông Nhất Linh để phản đối chế độ? Ngoài ra còn những nhận xét, đánh giá quý báu của cụ Võ Như Nguyện, một nhân vật theo rất sát với ông Ngô Đình Khôi rồi ông Diệm. Cuộc phỏng vấn cụ Võ Như Nguyện quả thực hữu ích, vì nó củng cố thêm cho những điều tôi đã trình bày trong lần xuất bản đầu tiên.

Nhưng thích thú không kém là những lời của nhân chứng cựu đại úy tùy viên Lê Châu Lộc. Nhờ Lê Châu Lộc ta hiểu thêm “con người” Ngô Đình Diệm như thế nào trong những hoàn cảnh cay nghiệt của vai trò một tổng thống, thấu hiểu được những cá tính con người ông ấy và nhất là cái cõi riêng tư, những nỗi niềm trăn trở và cô đơn của ông ấy. Nhà văn, nhà viết sử làm sao đạt được cái cõi riêng ấy để hiểu được một con người?

NVL: Tôi cũng nhìn ra được điều ấy, khi đọc những phần nhận xét của Lê Châu Lộc. Đó là những thứ tư liệu ròng mà không dễ có được. Đỗ Thọ cũng viết về ông Diệm, nhưng để tình cảm lấn lướt nhiều quá. Người đọc bị ngộp. Cảm thấy không tự nhiên. Nhưng đâu là huyền thoại và sự thật về con người Ngô Đình Diệm?

VP: Theo tôi thì giá đọc được chính bài viết thì vẫn hơn là những điều tôi nói ra đây. Nhưng về cá nhân ông ấy, tôi nghĩ ông là người có đạo đức và về phương diện chính trị, ông là người có lòng với đất nước, với dân tộc, trước ông và sau ông, thật cũng khó có người sánh bì.

NVL: Ông có nghĩ rằng, những ý kiến của ông về ông Diệm sẽ có một số người phản đối, thậm chí coi ông Diệm là thứ độc tài ác ôn, gia đình trị, ba đời Gia tô bán nước, làm tay sai cho giặc?

VP: Chính vì còn có những người nghĩ như thế nên mới có vấn đề cần giải trừ những huyền thoại và những sự thật về con người ấy. Với lại không ai cấm họ nói viết ra như thế, với điều kiện họ đưa ra được bằng cớ khả tín. Vâng, vấn đề là nói sao cũng được, miễn là có bằng cớ khả tín.

NVL: Nói chuyện bằng cớ, thưa ông, đã có lần ông chủ bút báo ĐT gửi cho tôi một bức hình gia đình ông Diệm và hỏi xem tôi nghĩ gì? Hình ảnh một già đình quan lại thuộc hàng Thượng thư triều đình ba đời làm tay sai cho Pháp mà như thế sao?

VP: Vâng, bức hình mà ông nói chính là bức hình thứ nhất ở trang 305 trong sách của tôi, do cựu trung úy Nguyễn Minh Bảo lấy được trong phòng ông Diệm trong cuộc đảo chính 1/11/63. Theo tôi, bức hình nói lên tất cả. Trông rõ cái cảnh nghèo khó, thanh bạch của gia đình ông ấy. Ông Diệm, ông Thục đi chân đất, quần áo nhếch nhác lôi thôi như bất cứ một gia đình nông dân nghèo túng nào.  Nhưng ông nói thật hay nói đùa đấy? Lấy đâu ra ba đời làm tay sai cho Pháp, mà ông Diệm làm tay sai cho Pháp hồi nào?

NVL: Có thể là tại vì ông Diệm có lý tưởng và nhờ ông sống độc thân, không bị ràng buộc vào gia đình nên ông mới hết lòng với dân, với nước?

VP: Có thể lắm và chắc cũng không thể không nghĩ tới điều đó. Có vợ con thì nó khác.

NVL: Ông có nghĩ rằng khi đọc sách của ông, sẽ có người nghĩ rằng, ôi cha Vĩnh Phúc này là tên Bắc kỳ, công giáo di cư, Hố Nai?

VP: Cười. Cứ để họ hiểu lầm. Người như ông Diệm còn không thiếu kẻ hiểu lầm, thì phần tôi có nghĩa lý gì. 

NVL: Phần tôi, tôi đặc biệt chú trọng đoạn Lê Châu Lộc, tùy viên của ông Diệm kể buổi sáng hôm ấy ông Diệm phải tiếp kiến đô đốc Felt tại Đàlạt. Ông có nhận xét gì về buổi gặp gỡ lịch sử này?

 VP: Ông tinh ý lắm, nêu dẫn đoạn ông Diệm gặp đô đốc Felt là điểm thắt nút mối bang giao hợp tác giữa chính phủ Mỹ và ông Diệm trong suốt 9 năm. Buổi sáng hôm ấy, ông Diệm nôn nóng khác thường, tức giận đạp đổ ghế vì sĩ quan tùy viên tới chậm. Cái tức giận tùy viên chỉ là cái cớ thôi. Cái chính là lá bài sắp lật ngửa. Và tôi nghĩ rằng: Ván bài lương tâm và trả giá giữa người Mỹ và ông Diệm nằm ở buổi tiếp kiến hôm đó trước khi ông Diệm bị thảm sát. Đó là bản chúc thư giã từ sau 9 năm cầm quyền, một lần chót nói lên cái quan điểm khác biệt giữa người Mỹ và ông Diệm. Những kẻ viết sử sau này thường bác bỏ luận cứ này để biện hộ cho việc lật đổ ông ấy. Không có người Mỹ, cuộc đảo chánh đó không có cơ thành tựu.

VP: Vừa rồi, ông đang hỏi tôi về con người ông Diệm. Tôi chưa nói hết, thì đấy, con người ấy có thể khoan dung ngay cả đối với kẻ thù. Nhưng cũng con người đó có thể nóng như lửa, mặt đỏ gay, hầm hầm, giộng ba toong thình thình trên sàn máy bay vì thấy treo cờ Vatican, vứt hồ sơ vào mặt ông Nhu mà không cho tùy viên lượm lại. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông tổng thống nguôi giận. Nhưng ngược lại, ông lại tỏ ra rất bình tĩnh khi dinh độc lập bị ném bom. Lê Châu Lộc nhận thấy ông Diệm vẫn ngồi đọc sách một cách bình thản hỏi:

– “Cái chi đó?”

– “ Dạ người ta bỏ bom mình”.

– “ Thế à, mà ai bỏ bom vậy?”

Theo Lê Châu Lộc, làm tùy viên cho ông Diệm là khổ lắm. Theo ông đi kinh lý tối ngày, bất kể thì giờ, bất kể ngày đêm. Bằng máy bay, bằng trực thăng, bằng xe, bằng xuồng, “thăm dân cho biết sự tình”. Có lần phải kê ghế bố mà ngủ trong khi bên dưới lõng bõng nước. Những chuyến đi vất vả và nguy hiểm như thế cũng không làm ông Tổng Thống nản lòng, vì ông muốn đến tận nơi hẻo lánh nhất, hoàn cảnh khó khăn nhất để đem lại nguồn an ủi cho binh sĩ.

Thử hỏi sau này có anh lãnh đạo nào làm được như thế không?

NVL: Tôi cũng nghĩ như vậy. Có ông lãnh đạo nào bỏ ra vài lần thăm dân, thăm trường học trong suốt những năm về sau này? Chữ kinh lý, tôi nghĩ là chữ đặc quyền dùng cho ông Diệm. Sau này chữ đó không còn có trong tự điển nữa. Vậy mà thời ông Diệm, ciné chỉ chiếu những chuyện gì đâu.

VP: Ông nhắc tôi mới nhớ. Tôi còn nhớ hồi đó, ciné hát xong bài chào cờ là hát bài suy tôn Ngô Thổng thống. Đáng nhẽ phải bỏ tù cái thằng cha nào đã nghĩ ra cái bài hát thối tha: Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. (1)  Bài đó giết ông Diệm từng ngày, từng  giờ không cần gươm giáo đấy. Vứt bài hát đó vào sọt rác và chiếu lên hình ảnh ông Tổng Thống đi bốt, lội bùn, sắn quần lên tới đầu gối thì còn gì đẹp bằng nữa? (2)

NVL: Vâng, quả đúng như vậy.

VP: Nay thì đến lúc tôi hỏi ngược lại ông: Đọc lần tái bản này ông thấy thế nào ?

NVL: Phải nói bản cũ, tôi đọc nhiều lần, mỗi lần muốn viết điều gì về chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi đều dở ra tham khảo. Nhưng chê trước đã. Thật ra, không phải chê mà ấm ức.

Thứ nhất, cuốn sách không có cái nhìn tổng thể lớp lang về chế độ ấy. Nó thiếu văn mạch của những chuỗi sự kiện nối tiếp nhau. Nó nêu ra đó rồi để cho độc giả tùy ý chọn lựa thái độ. Quả là có rộng lượng và tôn trọng độc giả. Sự kiện từng mảnh của chế độ ấy như chính ông nói với tôi, như đống gạch. Có viên lành lặn, viên vỡ. Rồi ông bày hàng ra, ông đẩy cái trách nhiệm đánh giá cho các nhà sử học, cho người đọc. Mà như chúng ta biết đấy. Nhà sử học nào đã làm được công việc ấy? Trong khi đó, đáng nhẽ là trách nhiệm của ông phải làm?

Thứ hai, về phương pháp làm việc, ông đã chọn cách viết chỉ dựa trên nhân chứng, một thứ Oral History, rất khả tín, thời thượng. Phải chăng, đó là lối làm việc theo thói quen từ BBC của ông? Nhưng lối viết nêu dẫn nhân chứng lại rất áp đảo, trấn áp người đọc. Chẳng hạn khi chính Lê Châu Lộc nói rằng, ông Diệm nghe tin phi công Phạm Phú Quốc ở trong tù bị bọn công an hành hạ đến nơi đến chốn. Ông Diệm không an tâm sai Lê Châu Lộc đến nhà giam xem thử. Lê Châu Lộc bằt Phạm Phú Quốc dơ tay cho xem có bị thương tích không.Không có. Chỉ nêu sự việc: Một người đã ném bom tính giết mình, đã không bị đưa ra tòa,  không bị cho đi mò tôm là may, lại còn thăm hỏi. Chuỗi sự kiện đó dẫn đưa tới việc phải thừa nhận: Ông Diệm là người tốt. Không lạ gì, sau đó, Phạm Phú Quốc đã viết thư xin lỗi ông Diệm. Tôi chỉ nói, lối viết đó có tác dụng thuyết phục, vì nó vượt lý luận, bịt miệng những ai muốn nói khác, muốn bôi nhọ. 

Ở trên, tôi nói ấm ức, vì ông không sử dụng tài liệu. Ông cũng đã nêu ra những lý do khi ông cho rằng những hồi ký, những sách viết về chế độ ấy do các nhà văn, nhà chính trị, nhà báo viết bố láo, bố lếu, bóp méo lịch sử cho dù dùng tài liệu ngoại quốc viết cũng tào lao, rất là bôi bác. Nói chung là như thế. Nhưng này, ông chê người ta viết bố láo, bố lếu. Vậy có thể nào ông cho biết đích danh một tác giả hay một cuốn sách viết bôi bảc?

VP: Cái này thì xin ông tha cho. Tôi chỉ nói được là nhiều lắm, tôi tránh nói ra. Độc giả đọc họ là biết rồi. Sau khi anh em ông Diệm bị giết, nhiều người đã viết quá sai sự thật chỉ nhằm mục đích câu độc giả. Sau 1975, cũng thế. Ngay cả những bầy tôi, sau này viết về chủ mình, cũng phản bội, viết bôi bác, nói trắng ra đen. Theo tôi, viết như thế không xứng đáng một người cầm bút.

Chính vì vậy, tôi chọn lựa không sử dụng tài liệu của bất cứ ai.

NVL: Chọn lựa như thế, đúng ra là chọn lựa tư cách là một nhà báo hay nhà sử? 

VP: Nhà báo thì cung cấp thông tin, dữ kiện. Còn nhà sử cung cấp kiến thức. Nói như thế thì ông biết tôi là nhà gì rồi?

NVL: Cũng đúng, nhưng tôi xin bổ túc, Trần Trọng Kim kiến thức sử đâu có bao nhiêu, nhưng sự trung thực thì lồng lộng mà kẻ hậu bối chỉ biết cúi đầu khâm phục.

VP: Tôi cũng không nghĩ gi khác ông. Chúng ta cùng nói chung một thứ ngôn ngữ: Sự can đảm và lòng trung thực. Đó là những đức tính cần có của một người cầm bút.

NVL: Khi ông dùng chữ bày tôi viết về chủ mình thì gián tiếp người đọc như tôi cũng hiểu bầy tôi là ai rồi ?

VP: Ấy chớ, xin ông đừng diễn dịch xa quá.

NVL: Trong biến cố Phật giáo, mặc dầu ông đã cố gắng phỏng vấn một số người như cụ Quách Tòng Đức, TT Thích Tâm Châu và ngay cả ông Đặng Sỹ v.v… Phần trả lời của TT Tâm Châu chưa đầy đủ lắm. Phải nói về vai trò của TT ấy như thế nào, vai trò của TT Trí Quang có tính cách quyết định về đường lối đâu tranh chống chính quyền? Nguyên đo đưa đến sự đổ vỡ đến tách ra thành hai khối Phật giáo? Phần ông Đặng Sỹ thì tránh né trả lời.Chính tôi cũng liên lạc với ông được hai lần, nhưng ông cứ khất lần. Rất tiếc nay người nhà ông báo cho tôi biết ông mới qua đời. Thế là một dấu mốc lịch sử bị đứt quãng. Nhưng tôi vẫn thấy còn cần đào sâu thêm nữa để có thể khai thông một số vấn đề chưa sáng tỏ như vụ nổ đài phát thanh Huế v.v… Những người như đại úy Minh, văn phòng cố vấn chỉ đạo của ông Cẩn có thể đóng góp cho rõ thêm vai trò ông Cẩn và đặc biệt TT Trí Quang, sau 1975, ông rút vào bóng tối một cách khó hiểu như có điều gì không tiện nói. Im lặng ở đây là vàng. Ông cần lên tiếng và nên lên tiếng. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?

VP: Thật ra những người như ông Ngô Đình Nhu đáng nhẽ phải để lại những Mémoires thì đỡ cho chúng ta biết bao nhiêu. Hình như các người làm chính trị ở Việt Nam không có thói quen viết nhật ký. Tôi cũng nghĩ đến trường hợp TT Thích Trí Quang nhưng quá khó gặp. Cả TT Hộ Giác một khuôn mặt đấu tranh nổi bật thời đó hiện còn sống ở Mỹ, tôi cũng cố tìm cách tiếp xúc nhiều lần mà không được. Tôi sẽ đặc biệt lưu tâm đến trường hợp này trong lần tái bản sau.

Nguon: Ho Cong Hung

 Tham vọng chính trị đe dọa hoạt động kinh doanh của Elon Musk (RFI)

 Từ khi Elon Musk được tổng thống Donald Trump mời lãnh đạo DOGE, bộ Hiệu Quả Chính Phủ, để giúp Nhà Trắng giải quyết gánh nặng chi tiêu, giảm bớt nợ công cho Mỹ, 100 tỷ đô la tài sản của người giàu nhất hành tinh đã bốc hơi. Cổ phiếu của Tesla mất hơn 50% so với thời điểm tháng 12/2024. Ngoài hãng xe Tesla, mạng xã hội X hay tập đoàn Starlink trong tay Elon Musk đều khốn đốn do những tính toán « điên rồ » của một người đang « xem trời bằng vung ».

Tỷ phú Elon Musk mặc chiếc áo có dòng chữ "DOGE" trong khuôn viên Nhà Trắng ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 09/03/2025.

Tỷ phú Elon Musk mặc chiếc áo có dòng chữ “DOGE” trong khuôn viên Nhà Trắng ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 09/03/2025. AFP – OLIVER CONTRERAS

Thanh Hà

Elon Musk đang trả giá đắt cho những lập trường chính trị của ông. Chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ trực tiếp nhắm vào Canada đã khiến vùng Ontario thông báo hủy hợp đồng 100 triệu euro trang bị vệ tinh Starlink của Elon Musk. Brazil, một mục tiêu khác của Nhà Trắng, cũng đưa ra một thông báo tương tự. Vào lúc Ukraina chịu sức ép để chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh do Nga khởi động, Washington « tạm ngừng viện trợ quân sự »« ngừng chia sẻ thông tin tình báo » với Kiev, thì Elon Musk dọa ngừng cung cấp dịch vụ cho Ukraina qua hệ thống vệ tinh Starlink. Dù lời đe dọa sau đó đã được Elon Musk cải chính, nhưng đã quá trễ.

Người giàu nhất hành tinh không dừng lại ở đó. Chủ nhân mạng xã hội X tận dụng tất cả những phương tiện có trong tay để « can thiệp vào đời sống chính trị » của châu Âu và nhất là của Nam Phi, sinh quán của ông. Với Elon Musk hiện diện gần như thường trực sát cạnh từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, quan hệ giữa Washington và Pretoria trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, gần đây nhất là qua việc chính quyền Mỹ trục xuất đại sứ Nam Phi ở Washington để phản đối chính sách của Pretoria « ngược đãi cộng đồng người da trắng ».

Việc tự cho phép mình can thiệp vào mọi lĩnh vực khiến Elon Musk bị chỉ trích là « xem thường thiên hạ » và làm xấu đi hình ảnh của X và Starlink, cũng như Tesla, các tập đoàn mà ông điều hành. Ngay cả nước Ý và thủ tướng Giorgia Meloni, vốn có quan hệ cá nhân rất tốt đẹp với tỷ phú Mỹ Elon Musk, cũng đã tuyên bố Roma đang xét lại khả năng trang bị Starlink. Vào lúc nhà cung cấp dịch vụ internet này có nguy cơ bị mất hợp đồng, công ty khởi nghiệp EutelSat của Pháp đã thách thức Starlink, khẳng định « hoàn toàn sẵn sàng thay thế hãng Mỹ cung cấp dịch vụ cho toàn lãnh thổ Ukraina ».

Để mua lại Twitter và đổi tên mạng xã hội này thành X, Elon Musk đã phải đi vay rất nhiều tiền của ngân hàng. Nhưng chính sách của ông ở bộ Hiệu Quả Chính Phủ và lập trường chính trị của doanh nhân xuất chúng này khiến nhiều ngân hàng của Elon Musk trở nên thận trọng. Họ bắt đầu đòi nhà tỷ phú này thoái lui khỏi guồng máy lãnh đạo của mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất thế giới

Nhưng vố đau nhất đối với Elon Musk có lẽ là việc ông đang bị các nhà đầu tư chính, từng sát cánh với Tesla ngay từ đầu, tẩy chay. Hôm 18/03/2025, một trong những nhà đầu tư « nặng ký » nhất của Tesla, ông Ross Gerber, cho rằng đã đến lúc tập đoàn xe điện này của Mỹ cần « tìm người điều hành mới », thay thế Elon Musk đang phải tập trung quá nhiều vào công việc mà tổng thống Mỹ Donald Trump giao phó.

Tính từ ngày 17/12/2024, trong ba tháng, cổ phiếu Tesla mất giá hơn 50%, 700 tỷ đô la trị giá chứng khoán tan thành mây khói. Điều hành một quỹ đầu tư và là nhà tài trợ cho Tesla, Ross Gerber không vòng vo cho rằng đã đến lúc Elon Musk phải ra đi « tránh để làm xấu thêm hình ảnh của công ty ».

Tuyên bố này được đưa ra vào lúc gần như hàng ngày, xe Tesla, các đại lý phân phối của nhãn hiệu này bị đập phá ở Mỹ và châu Âu. Trên thị trường châu Âu, hãng xe điện của Mỹ liên tục bị các đối thủ, nhất là những đối thủ Trung Quốc, lấn sân. Những tuyên bố của Elon Musk ủng hộ đảng cực hữu AfD của Đức trước bầu cử Quốc Hội nước này, những dòng tin ngắn gọn của chủ nhân mạng xã hội X cổ vũ các phong trào cực đoan của Anh, của Pháp…, khiến xe Tesla bán ra trên thị trường châu Âu giảm 47% trong hai tháng đầu năm 2025.

Tại Hoa Kỳ, vì lập trường chính trị của Elon Musk, xe Tesla cũng bị tẩy chay. Đứng đầu bộ Hiệu Quả Chính Phủ, với sự đồng thuận của tổng thống Trump, lãnh đạo tập đoàn Tesla đã mạnh tay sa thải hàng trăm ngàn công chức, đóng cửa nhiều cơ quan trực thuộc chính quyền liên bang Hoa Kỳ, cắt ngân sách các trường đại học Mỹ, tấn công từ giới nghiên cứu khoa học đến giới cựu chiến binh.

Ngoài ra, Nga và Trung Quốc cũng là những yếu tố bất lợi cho hình ảnh và uy tín những tập đoàn mà Elon Musk điều hành. Thêm một thông tin mới bất lợi cho Elon Musk và hình ảnh của các tập đoàn ông điều hành : Matxcơva muốn « hợp tác làm ăn » với Elon Musk.

Vào lúc mà đa số công luận Mỹ « không tin tưởng vào nước Nga » và phản đối thái độ « đầy thiện cảm » của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với đồng cấp Nga Vladimir Putin, một cựu nhân viên mật vụ KGB, báo The Moscow Times đưa tin là sau cuộc điện đàm Trump-Putin hôm 18/03/2025, lãnh đạo quỹ đầu tư của Nga, cánh tay đắc lực của điện Kremlin, Kirill Dmitriev, loan bán kế hoạch « hợp tác cùng thám hiểm sao hỏa với Elon Musk ».

Công luận Mỹ cũng rất thận trọng với Trung Quốc. Đây là một trong những chủ đề hiếm hoi mà chính giới Hoa Kỳ từ cả phe Dân Chủ lẫn Cộng Hòa có sự đồng thuận, thì Elon Musk được biết đến như « một người bạn lớn » của Bắc Kinh. Ông là một trong những lãnh đạo tập đoàn Hoa Kỳ được đích thân chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón. Elon Musk từng trực tiếp « đàm phán » với đương kim thủ tướng Trung Quốc Lý Cường về dự án xây dựng nhà máy Tesla ở Thượng Hải.

Một điều an ủi hiếm hoi đối với Elon Musk từ khi sát cánh với tổng thống Trump đó là thành công ngoạn mục của tập đoàn SpaceX, cộng tác với cơ quan NASA đưa hai phi hành gia Mỹ bị kẹt tại trạm không gian IISS trở về Trái đất một cách an toàn hôm 18/03/2025.