Chợ Trời Ở Pháp

Chợ Trời Ở Pháp
 
                                                                                                         Bích Xuân Paris
 
 
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi3.JPG
Một buổi sáng nắng vàng rực rỡ, tôi chuẩn bị đi một vòng ngoài Chợ Trời cách nhà tôi hơn cây số rưỡi. Đi Chợ Trời cũng có cái thú, đến đó mua thứ gì cũng có, như cái áo thun mới mua ở ngoài Chợ Trời rẽ hơn phân nửa ở tiệm. Nói chung món nào bán ở Chợ Trời cũng rẻ hơn là mua ở tiệm nhất là áo quần, giày dép, mũ, xách cho đến những hàng trái cây, hàng thịt, hàng cá, gà quay và dụng cụ cho phòng tắm, nhà bếp … Hàng bán áo quần là đông khách nhất vì 2, 3 euro một cái nên người mua mặc sức chọn lựa. Những biển hiệu trên áo quần mới này đều bị cắt bỏ hết. Áo quần này những tiệm bán không chạy, cuối cùng bán cho những người chuyên thầu những mặc hàng bị ứ đọng để thẩy ra Chợ Trời.
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi1.JPG
Ở Pháp, thị xã nào cũng có những khu Chợ Trời, 3 ngày mỗi tuần, có nơi 2 ngày. Chợ Trời có nơi vào ngày thứ ba, thứ sáu. Nơi khác, thứ bảy, chủ nhật … Người bán ở chợ bán đủ 3 ngày, có người bán năm, hoặc bảy ngày một tuần, nếu họ có sức khỏe và những khu Chợ Trời khác còn chỗ. Những người buôn bán này không cố định phải bán một chợ mà họ được quyền bán nhiều khu Chợ Trời khác nhau. Chợ Trời có đủ 4 mùa, có điều lạ, dầu cho trời lạnh dưới không độ âm, khách cũng trùm khăn, đội mũ, mang bao tay, áo ấm đi ra Chợ Trời coi hôm nay có thứ gì mới lạ không ?
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi2.JPG
Để giữ chỗ cho cả năm, tháng nghĩ hè người bán ở Chợ Trời vẫn phải trả tiền. Không mua một nơi cố định, người bán sẽ bị đổi chỗ lung tung, chủ chợ chỉ chỗ nào thì lấy chỗ đó, bán buổi nào chủ chợ thâu tiền buổi đó. Chợ đông nhất vào lúc 10 giờ 30 sáng và tan vào lúc 1 giờ chiều.
Trong thị xã tôi ở có 3 khu vực tổ chức Chợ Trời. Khu Chợ Trời tôi đến hôm nay có hai ngày chợ trong tuần, thứ ba và thứ sáu. Khu Chợ Trời này ngay nơi toà đô chính của thị xã. Trong chợ có 8 gian hàng bán trái cây, 9 hàng thịt đủ loại như : dê, thỏ, gà, ngựa … xúc xích khô. 4 hàng cá, 2 gian hàng bánh, hàng thức ăn tươi. Gian hàng trái cây khô, của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, ngoài ra có hơn 50 gian hàng như : hoa tươi, đồ trang sức, vòng vàng giả, mỹ phẩm, kính mắt, áo quần, hàng vải, rideaux …
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi4.JPG
Có những khu Chợ Trời, đậu xe nơi công cộng phải trả tiền dầu là ngày chủ nhật (thứ bảy thì đưọc free, một tuần được đậu xe miễn phí một ngày và lễ). Hầu hết người ta đến Chợ Trời ngày chủ nhật nên không ai để ý, khi ra về mới thấy hàng xe đậu hai bên lề đường đều dính phạt « bươm bướm » xanh trên xe.
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi5.JPG
Vì có ba ngày Chợ Trời nên số người đi làm cho công sở có quyền phụ bán hàng với vợ ngày cuối tuần, nhưng họ không được cấp giấy phép để hành nghề buôn bán vì đã có công việc làm rồi. Sau khi có giấy phép, người bán nộp đơn xin chủ Chợ Trời, chủ chợ sẽ sắp chỗ cho mình, (người buôn không có quyền chọn lựa). Chủ chợ cũng có quyền từ chối món hàng mình muốn đặt bán với lý do trong chợ đã có người bán món hàng đó rồi. Nhưng cũng có nhiều chợ có đến 5,7 gian hàng bán cùng một món. Chủ chợ sắp mỗi gian hàng này ở mỗi góc xa xa. Những người bán kiểu này là bán hàng rong họ đến bán thử, nếu được, lần sau đến bán tiếp, nếu thấy ế họ « chuồn » luôn … Mỗi tuần có 3 ngày chợ, con buôn phải có mặt bán đủ 3 ngày, luật như vậy là để lúc nào chợ cũng có đông người bán.
Description: http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/0901ChoTroi6.JPG
Người bán ở Chợ Trời khi về hưu, không được quyền sang nhượng chỗ bán của mình lại cho ai, nếu có, 2 bên thương lượng với nhau rồi người mua cứ đưa tiền khơi khơi cho người sang lại chỗ. Nhưng người sang chỗ phải xin phép người chủ chợ và đưa bao thư thật đầy cho chủ chợ, lúc đó chủ chợ mới nhắm … mắt để cho người mới này vào chợ tiếp tục bán món hàng vừa được sang lại.
Chủ chợ là người làm việc cho nhóm người thầu, họ có nhiệm vụ trông coi, và sắp xếp chỗ cho giới buôn bán, phần đông chủ chợ là người trong gia đình hoặc bà con với người thầu.
Chợ Trời ai muốn bán gì thì bán, ví dụ : một chợ ba, bốn tiệm gà quay, nhưng có chợ chỉ một người bán gà quay thôi, bởi chủ chợ đã bị người bán gà này đã mua đứt bằng cách hối lộ tiền, nên chủ chợ không cho người khác đến bán món gà nướng nữa. Mỗi lần thâu tiền chợ, lúc nào chủ chợ cũng có tiền « típ » và lúc nào những người bán trong chợ cũng làm chủ chợ vui lòng, chủ chợ mua gì không ai tính tiền.
Một người Việt Nam tên Nam Gà, vì cách ướp gà sả tiêu của ông rất mặn mà thơm, ngon. Tôi tìm ông đến ông. Ông bán 2 loại gà nướng lớn và nhỏ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Mỗi ngày ông bán được 200 con. Loại gà nhỏ ông mua vào 2 euro, bán ra 7 euro. Gà lớn nuôi ở nông trại, ông mua một con giá 3,50 euro, bán 13 euro. Ông cho biết cách đây 10 năm chỉ việc xin vào bán gà nướng ở Chợ Trời thôi mà ông phải đưa bao thơ cho chủ chợ trong đó có 2500 euro, một thời gian bán gà quay, ông mua được căn Appartement 40000 euro. Thấy bán gà nướng tiền vào túi dễ dàng, ông xin thêm 4 m² trong một khu Chợ Trời khác để bán gà, và bao thơ lần này nặng ký đến 7000 euro, nhưng chủ chợ từ chối vì trước ông Nam đã có người khác tặng chiếc xe hơi mới keng cho chủ chợ rồi.
Tôi hỏi :
– Chợ Trời có gì đặc biệt mà người ta phải mất tiền để được vào đó, mùa hè thì không sao đến mùa đông lạnh từng khía da …
Ông Nam nói :
– Ừ, vậy đó ! Xin vào bán ở chợ rất khó, mà muốn bán gà nướng còn khó hơn, có nhiều Chợ Trời nằm trong khu giàu, nhất là Paris ở quận 8, 15, và 16 bán cái gì cũng gấp hai, ba lần ở chợ khác, nên phải có bao thư cho chủ chợ …
– Chợ Trời thường xẩy ra những chuyện gì ?
– Thỉnh thoảng cảnh sát vào thình lình để xét giấy tờ, người bán không khai báo sẽ bị phạt ngay như trường hợp của tôi, vợ bị cảm tôi mướn tạm người đứng bán, cảnh sát đến hỏi và tôi bị phạt 1500 euro vì mướn người trái phép.
Ông Nam ngưng nói, móc trong áo ra bao thuốc lá, rút một điếu châm lửa hít một hơi rồi nói :
– Gà quay là món dễ bán nhất ở Chợ Trời, các món khác khuất lại để mua lần sau chứ đói là phải ăn. Gần trưa nghe thơm phức mùi gà nướng nên ai cũng muốn mua …
Ông Nam phì phà khói thuốc vừa nói với lời hằn hộc :
– Chủ Chợ Trời ở đây là thằng mị dân ăn hối lộ đủ mọi cách. Trong chợ trước kia chỉ mình tôi bán gà nướng thôi, tôi đã bao thư cho nó để độc quyền bán gà nướng, nó gật đầu hứa, nhưng lại cho người thứ hai vào chợ bán gà nướng, rồi đến người thứ ba … Bây giờ số gà nướng của tôi bán ra mỗi ngày chỉ được 30, con thôi.
– Ở Pháp mà cũng hối lộ cho chủ chợ vậy sao ! Gà bán ra ít hơn so với lần trước thì có đủ chi phí không ?
Ông Nam gà nói :
– Giới bán buôn ai cũng biết chủ chợ hối lộ mà không dám làm gì, mình thưa nó thì mình cũng mất chỗ để bán. Chủ chợ có đủ quyền hành ở trong tay, vào đây thì phải chịu thôi … Gà bán ít tôi phải xin bán thêm các món khác như : Cơm chiên, chả giò, gỏi cuốn, gà xào với rau cải …
Tôi lại tò mò :
– Gà nướng bán không hết thì làm sao ?
– Gà còn lại thì đem cho bạn bè, cho người bán cá trong chợ, hàng cá bán không hết họ cũng cho tôi. Gà đem về làm gà xào chua ngọt, gà làm cơm chiên để chủ nhật bán tiếp, gà làm thứ khác không xuể thì đem vất đi. Tôi đã biết số khách của mình có bao nhiêu rồi nên gà nướng vừa đủ để bán. Gà dư, gà thiếu có ngày không chênh lệch bao nhiêu.
– Ông có thấy người giàu sang đi Chợ Trời không ?
– Sao lại không, mấy bà nhà giàu cứ đi loanh quanh trong Chợ Trời mua ba các thứ để chùi chân ở trong xe hơi, khăn để chùi nhà, để rửa chén, giày, dép đi trong nhà … Giàu nghèo chi cũng thích ra Chợ Trời ráo !
– Có khi nào con buôn ở trong chợ đánh nhau không ?
– Có chớ.
– Tại sao ?
– Thì bên này lấn qua chổ bên bia vài ba phân là có chuyện …
– Lúc đó thì cảnh sát đến ?
– Không, chủ chợ đến dàn sếp.
– Ngoài mấy chuyện này ra ở Chợ Trời có chuyện gì lạ nữa không ?
– Thỉnh thoảng có khách bị ngất xỉu, có người bị móc túi vậy thôi …
– Mùa đông đứng bán ngoài trời mấy tiếng đồng hồ lạnh buốt chịu sao nổi, và lạnh nhất là ở đâu ?
– Thường thì lạnh nhất là hai lòng bàn chân đến đầu gối, tồi vùng thắc lưng rồi đến hai bàn tay. Phải có máy sưởi để bên cạnh chứ không thì … chết cứng.
Thình lình trời bỗng kéo mây đen, gió thổi ù ù rồi sấm chớp ầm ầm. Cơn mưa to lớn đổ xuống thật nhanh, khách vội vã chạy tránh mưa dưới những cây dù của người chủ hàng trong chợ. Cơn mưa kéo dài 15 phút, tôi đứng tránh mưa dưới cây dù của người bán trái cây nhìn sang bên gian hàng phía trước gian hàng bán áo quần trưng bày trêm sạp. Người đàn ông mặc quần jean, áo jacket hối hả trải tấm dãi dầu trên đống áo quần để tránh những gịot mưa bắn vào.
Tôi đứng nép người vào bên trong, nhưng nước mưa bắn vào hai ống quần bị ướt đẫm. Tôi đưa mắt người bán hàng phía trước, rồi nhìn mặt đường ướt sũng những cơn mưa nặng hạt mà tôi không trù tính là sẽ có mưa.
Trời hết mưa, tôi cảm ơn người bán hàng để tôi tránh cơn mưa. Trên suốt con đường trở về nhà, tôi cứ suy nghĩ hoài về những người bán hàng ở ngoài Chợ Trời hôm nay …
Bích Xuân Paris

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

 VOA

Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc thuộc Viện Brookings

03.08.2012

Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cảnh báo Trung Quốc tránh có thêm động thái nhằm siết chặt kiểm soát trong vùng biển Nam Trung Hoa đang có tranh chấp, mà Việt Nam gọi là Biển Đông; giữa lúc có thêm căng thẳng tại khu vực này.

Trong thông cáo báo chí cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý Trung Quốc về chuyện có thêm khu cảnh bị và đưa thêm giới chức dân sự đến bãi cạn Scarborough, và sử dụng các rào cản ngăn không cho tàu của nước ngoài đến.

Trong thông cáo, quyền phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nhấn mạnh việc Bắc Kinh nâng cấp mức quản lý hành chính tại thành phố Tam Sa và lập khu cảnh bị tại đây đi ngược lại với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những cách biệt và rủi ro làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Thông cáo dường như là dấu hiệu cho các nước Đông Nam Á thấy Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi các diễn biến trong khu vực.

Tuy nhiên, theo lời ông Kenneth Lieberthal, chuyên viên về Trung Quốc tại viện nghiên cứu Brookings và là một giới chức dưới thời cựu Tổng thống Clinton, việc chính phủ Mỹ nêu đích danh Trung Quốc trong lúc có mấy nước Đông Nam Á đòi chủ quyền tại vùng này, có thể làm Bắc Kinh nghĩ rằng Washington đang siết chặt an ninh tại đây để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Ông nói tiếp:

“Rất có thể Trung Quốc sẽ xem cảnh báo này không cần thiết, và xác nhận các quan tâm của họ rằng Hoa Kỳ đang năng nổ tìm cách đứng về phe các nước Đông nam Á để chống lại họ.”

Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

“Lập trường Hoa Kỳ tôi cho là cũng không có gì mới mẻ so với từ trước đến giờ là không tìm cách can thiệp vào những tranh chấp nếu đó là giữa hai quốc gia, giữa Trung Quốc và một quốc gia đặc biệt nào. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ như hàng hải tự do trong vùng và không muốn thấy có chiến tranh nên nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng con đường hòa bình. Nói cách khác Hoa Kỳ làm áp lực để ASEAN bây giờ ngồi lại với nhau để thành hình một giải pháp tập thể của toàn vùng ASEAN. Hoa Kỳ cho rằng nếu ASEAN không bảo được nhau như trường hợp tại Kampuchia vừa rồi thì Trung Quốc cứ lấn tới thôi.”

(Nguồn: Los Angeles Times, Bộ Ngoại giao Mỹ)

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

Câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ

                                                                                 nguồn:  VOA

 Tiến sĩ Cai Văn Khiêm

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm

Trà Mi-VOA

13.07.2012

Một người Việt tị nạn ở Mỹ tạo lập cuộc sống mới từ đầu bằng cách vừa đi phụ việc ở nhà hàng và xưởng đóng giày vừa cùng lúc dùi mài đèn sách để cuối cùng trở thành một nhà khoa học đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ danh tiếng của Mỹ, với trên 25 văn bằng phát minh sáng chế và nhiều giải thưởng vinh dự. Đó là câu chuyện thành công của tiến sĩ Cai Văn Khiêm mà Tạp chí Thanh Niên hân hạnh giới thiệu đến quý vị trong chương trình hôm nay.
 

Tiến sĩ Khiêm vượt biên sang Mỹ năm 1975 sau khi quân cộng sản Bắc Việt thu tóm miền Nam Việt Nam. Những ngày đầu tới Mỹ, ông đã phải vất vả ngày đêm với công việc bồi bàn ở nhà hàng vào mỗi tối, tới khuya thì sang phụ việc cho một hãng đóng giày, còn thời gian ban ngày ông dồn tất cả vào đèn sách. Có lúc trong nhiều ngày liền ông không có được một giấc ngủ. Vậy mà chỉ hai năm đầu ở xứ người, ông đã lấy được bằng thạc sĩ và liền 4 năm sau đó, ông tốt nghiệp Tiến sĩ từ cùng trường đại học Purdue, bang Indiana, với luận án về viễn thông băng tần rộng, một trong luận án tiền phong trong ngành viễn thông di động.

Ông vào làm việc cho công ty Hughes Aircraft Company và trở thành Khoa học gia Trưởng của bộ phận chuyên trách lĩnh vực truyền thông bí mật và vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm của hãng. Khi công ty hội nhập với tập đoàn danh tiếng Raytheon, ông được bổ nhiệm làm Chuyên gia Cao cấp của Raytheon, phụ trách các đề án phát triển trong lĩnh vực truyền thông Multiband-Multimode và hệ thống định vị toàn cầu mới GPS III. Năm 2002, trung tâm nghiên cứu của ông tách rời ra khỏi Raytheon để thành một công ty riêng có tên là TelASIC, ông đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Kỹ nghệ Hệ thống của công ty này. Tại đây ông đã nghiên cứu phát triển kỹ nghệ truyền thông di động. Khi TelASIC nhập vào hãng MTI vào năm 2009, những kỹ nghệ ông phát minh được chuyển thành sản phẩm bộ thu phát vô tuyến từ xa cho thị trường điện thoại di động. Hiện ông là Phó giám đốc Cao cấp phụ trách về Công nghệ Di động Toàn cầu của hãng MTI, có nhiệm vụ khuếch trương trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của công ty ở Mỹ và Đan Mạch.

Định cư tại bang California, Tiến sĩ Khiêm đang sở hữu hơn 25 bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vưc truyền thông-tín hiệu và nhiều giải thưởng, trong đó có các giải thưởng của hãng Hughes dành cho kỹ sư trẻ xuất sắc và dành cho phát minh xuất sắc. Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết đăng trên các đặc san khoa học kỹ thuật. Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Tiến sĩ Khiêm sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về bí quyết thành công của mình.
   
Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi cũng chỉ có một thành công rất khiêm nhường thôi, không có gì quan trọng lắm, nhưng dĩ nhiên là ai cũng phải đi qua những chặng đường khó khăn, vất vả để đạt được kết quả mình muốn. Đó là chất xúc tác để mình cố gắng hơn. Tôi nhớ năm 1975 khi tôi đến Mỹ, có khoảng thời gian tôi phải làm việc suốt mà không có được phút nào ngủ cả vì lúc đó tôi phải làm 2 công việc. Tôi làm bồi bàn tại một nhà hàng và làm trong một hãng đóng giày. Tối tôi làm nhà hàng, khuya tôi đi đóng giày, ban ngày tôi phải học để thi cuối khóa. Làm đóng giày tôi kiếm được khoảng 1,25 đô la/giờ. Lương làm nhà hàng chủ yếu nhờ vào tiền ‘tip’. Sau đó, trường đại học Purdue ở bang Indiana cho tôi học bổng vào chương trình cao học nên tôi không phải trả học phí. Trường lại trả lương cho tôi làm nghiên cứu khoa học. Cho nên, trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ việc cắp sách đến trường. Hồi tưởng trở lại, tôi cũng không thấy gì gọi là nặng nhọc lắm. Có lẽ nhờ thời tôi ở Việt Nam, tôi có sức chịu đựng rất cao. Người ta thường đi xe Honda hay xe đạp đến trường, tôi hằng ngày đi bộ 1 tiếng rưỡi đồng hồ tới trường. Học xong đi bộ về nhà 1 tiếng rưỡi nữa. Tôi muốn tự ép mình chút xíu về sức chịu đựng. Tôi cảm thấy đó là một sự tranh đấu cần thiết để rèn luyện sức chịu đựng của mình một chút. Khi tôi vào đại học Phú Thọ, ban ngày tôi đi đạp xe đi dạy kèm 2, 3 chỗ vì kế sinh nhai. Những điều đó tạo cho mình một sức chịu đựng và sau này trở thành những lợi thế cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn hơn.

Trà Mi: Một người Việt ngồi vào ghế điều hành cao cấp của các công ty khoa học kỹ nghệ uy tín hàng đầu của Mỹ, cảm giác của tiến sĩ như thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Ước mơ của tôi là tìm ra một hướng đi, một cái nhìn mới trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật. Năm tôi 35 tuổi, họ mời tôi vào chức vụ Khoa học gia Trưởng. Công ty khoảng 60 ngàn nhân viên chỉ có 9 Khoa học gia Trưởng thôi. Tôi bước vào vị trí này giữa những người tóc bạc, tôi rất ngạc nhiên và hơi bàng hoàng lúc ban đầu. Tôi đặc biệt cảm ơn quốc gia này vì họ có cái nhìn rất cởi mở. Nếu họ cảm thấy mình có thể làm được việc, họ sẽ mở cánh cửa cho mình bước vào. Nói về cảm tưởng, tôi cảm thấy rất vinh dự cho cá nhân tôi và cho những người làm việc chung với tôi. Mình lại có một trách nhiệm cao hơn, làm sao có thể thỏa mãn được những trách nhiệm đó thì mình cảm thấy vui rồi. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Bên cạnh tôi là những cộng tác viên luôn đem lại cho tôi những giây phút hào hứng làm việ c chung.

Trà Mi: Từ các vị trí cao cho tới những bằng phát minh và các giải thưởng, những thành tích có ý nghĩa thế nào đối với tiến sĩ?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Những bằng cấp hay bằng phát minh đó, khi mình phát minh rồi, nó trở thành những phần tử chết, tức là những cái đã xảy ra rồi. Nó có thể đem lại cho tôi những hồi ức vui vẻ trong giây phút thôi, nhưng những cái làm tôi phấn chấn nhất là những bài toán mà chúng tôi đang đương đầu trong hiện tại và tương lai. Thành ra, nhiều khi tôi cũng không quan tâm lắm đến các thành quả đã đạt được vì đó là những cái đã đạt được rồi. Nhiều khi mình quan trọng hóa các thành quả cũ đó cũng làm mất đi ý nghĩa vì những phần tử mớ, phần tử sống nằm ở hiện tại và tương lai. Tôi chú tâm và muốn tìm những hạnh phúc mới của tôi trong những giờ giải những bài toán mới.

Trà Mi: Có thể nói đối với tiến sĩ, thành công và thành tựu là quá trình phấn đấu không ngừng, không có điểm dừng.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Dạ vâng.

Trà Mi: Nhìn lại chặng đường đã đi qua bằng một từ ngắn gọn để mô tả về nó, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chặng đường đó mỗi người phải tự tìm ra mục đích, hướng đi, và hạnh phúc của mình nằm ở đâu. Nếu chúng ta không thích làm việc đó, thì chắc chắn sự thành công nếu có cũng chỉ giới hạn thôi. Cho nên, chúng ta phải tìm ra sự thích thú trong công việc.

Trà Mi: Nhiều người ngày nay đánh giá sự thành công dựa trên hai yếu tố chính. Một là học vấn. Hai là có vai trò lãnh đạo. Liệu có phải đây là thước đo chính xác? Có thể có những con đường thành công khác hơn ngoài hai bàn đạp là học vấn và lãnh đạo hay không? Vừa là một nhà khoa học, vừa trong vị trí một người lãnh đạo, cái nhìn của ông về vai trò và tầm quan trọng của học vấn và tinh thần lãnh đạo đối với giới trẻ ra sao?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Người Việt Nam đặt sự thành công vào vấn đề khoa bảng. Nghĩa là muốn thành công phải đi qua con đường học vấn, dùng đó làm bàn đạp tới thành công. Điều đó không chắc hẳn như vậy. Tại Mỹ như chị cũng biết có các trường hợp, như ông Bill Gates chẳng hạn, trở thành những người thành công nhất. Tôi cho rằng có nhiều phương pháp dẫn tới sự thành công, chứ không dứt khoát phải đi qua chương trình học. Tuy nhiên, khi chúng ta đi học, chúng ta còn học cách làm người nữa. Cho nên, tôi nghĩ bước đường đi học rất quan trọng, giúp chúng ta biết cách ngoại giao, cách làm việc, cách suy nghĩ. Nếu chúng ta theo khuôn mẫu tạo thành công qua học vấn hay quản trị thì đó cũng chỉ là những cái giới hạn thôi. Thành công đối với tôi là đạt được những cái mà mình muốn giúp ích cho xã hội.

Trà Mi: Người Việt tại Mỹ có rất nhiều gương thành công, thành danh mà câu chuyện của tiến sĩ Khiêm đóng góp một phần trong đó. Ông có cảm nghĩ thế nào?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Tôi biết chắc là người Việt của chúng ta có rất nhiều người thành công. Có một chút đóng góp, tôi cũng cảm thấy rất hãnh diện và cảm thấy rất vui. Người Mỹ đã mở những cánh tay rất rộng đối với tôi, cho tôi những cơ hội này. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Môi trường tại Mỹ giúp chúng ta đạt được những thành công cao hơn. Ví dụ như ở Việt Nam có một hạn chế là những người đảng viên hay con cái của đảng viên mới được nắm giữ những chức vụ quan trọng. Điều này hạn chế số người thành công rất ít. Môi trường làm việc ở Mỹ mở rộng hoàn toàn, đào tạo ra rất nhiều người thành công và mọi người cảm thấy thoải mái. Đó là một chất kích thích giúp nước Mỹ này thành công. Theo tôi, chúng ta nên mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người, nên sử dụng những người có khả năng. Như cách làm việc của người Mỹ ở đây, tôi cảm thấy rất thoải mái.

Trà Mi: Tiến sĩ vừa nói tới ‘chất kích thích’ mà xã hội Mỹ giúp các cá nhân trong xã hội có được cơ hội thành công hơn, tức là mọi người có nhiều cơ hội đa dạng khác nhau. Còn về ‘chất kích thích’ giúp cho một nhà khoa học có nhiều bằng phát minh sáng chế như tiến sĩ đây là gì, thưa ông?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Chất kích thích đó là mình phải có sự đam mê tìm kiếm những điều mới lạ trong công việc. Có một số người chỉ vui vẻ làm công việc cho xong. Có những người muốn giải quyết công việc xong rồi mới về nhà. Làm khoa học đòi hỏi phải có sự đam mê. Chất kích thích đối với tôi là tìm ra phương pháp mới. Thời tôi còn đi học chương trình tiến sĩ ở đại học Purdue, có một bài toán nan giải trong luận án của tôi. Hằng đêm, trước khi đi ngủ và trong giấc ngủ của tôi, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán đó. Tôi tìm ra lời giải khoảng 2-3 giờ sáng và ngồi dậy viết lên giấy. Khi tôi làm cho công ty Hughes, có một số bài toán khó, tôi đã bỏ 6 tháng trời để tìm ra lời giải hầu đưa tất cả hệ thống truyền thông kết hợp lại với nhau.

Trà Mi: Nếu có một lời khuyên đối với giới trẻ từ câu chuyện thành công của mình, tiến sĩ sẽ nói gì?

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Đầu tiên, nói về phương pháp để thành công, chúng ta cần phải giữ một tư cách đàng hoàng, một thiện chí làm việc, và cố gắng trau giồi kiến thức. Những người xung quanh thấy mình có khả năng, họ sẽ đưa mình vào một vai trò làm việc thăng tiến hơn. Người Mỹ có câu vai trò quản trị là vai trò của sự tin tưởng. Mình tạo sự tin tưởng qua những việc mình làm, tư cách làm việc, và thiện chí làm việc của mình. Họ thấy mình có thể làm việc được, họ sẽ cho mình những cơ hội. Nếu những người xung quanh không mở cánh cửa cho chúng ta đi, chúng ta không thể vào vườn hoa xinh đẹp nào cả. Thứ nhì, mình phải tìm mục đích, hướng đi, và những người cộng tác để cùng làm việc và chia sẻ những thành quả với nhau. Có những người làm việc chung cố dấu những ý nghĩ của họ để giữ phần thưởng riêng cho họ. Những điều đó sẽ trở nên rất tầm thường và không vui. Phải nên thích làm việc với những người cộng tác xung quanh mình.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Khiêm đã dành cho Tạp chí Thanh Niên của đài VOA cuộc trao đổi này.

Tiến sĩ Cai Văn Khiêm: Cảm ơn quý vị thính giả đã theo dõi.

Stress huỷ hoại cuộc sống bạn như thế nào?

Stress huỷ hoại cuộc sống bạn như thế nào?

Trong cuộc sống bộn bề hiện nay, stress thực sự được coi là một sát thủ dấu mặt với những tác động có thể ngoài sức tưởng tượng.

Hiện nay ngày càng có nhiều người đã tự nhận rằng mình là một nạn nhân của stress. Cuộc sống căng thẳng và đặc biệt là lịch làm việc dày đặc đã khiến số người bị stress theo dạng này hay dạng khác ngày một cao. 

Thực tế, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tuyên bố rằng họ cảm thấy “cực kỳ” căng thẳng. theo một nghiên cứu của Hiệp hội tâm thần Mỹ.

Những người bị căng thẳng quá độ thường cũng gánh chịu những tác động về sức khoẻ như trầm cảm, đau tim, v…v….đó thực sự là vấn nạn cần được giải quyết.

Dưới đây là những sự thật về stress có thể bạn chưa biết.

1. Cơ thể không thể phân biệt được stress nặng và stress nhẹ. Căng thẳng về kẹt xe cũng sẽ gây tổn hại tương tự như căng thẳng do li dị.

2. Stress có thể gây ra hiện tượng “ức chế vỏ não”, theo đó một vài phần của bộ não có thể ngừng hoạt động và khiến bạn không thể tiếp tục làm việc.

3. Một nghiên cứu đã chỉ ra: Kiếm tra thông tin trên Smartphone càng nhiều, càng dễ bị stress. Tuy nhiên đây được coi là một vòng quay luẩn quẩn vì khi một người càng cảm thấy lo lắng và stress, họ càng có xu hướng check thông tin trên điện thoại.

4. Email cũng gây ra những tác động bất lợi. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người tránh xa email trong 5 ngày có nhịp tim đựơc cải thiện rõ rệt.

5. Nhịp tim và áp huyết tăng tỷ lệ thuật với stress, do đó có thể gây ra những cơn đột quỵ.

6. Nhiều người bị stress trở nên hoài nghi với những gì “nằm ngoài khuôn khổ” thông thường.

7. 75% chi phí sức khoẻ có liên quan đến các cơn ốm có tính chu kỳ, và stress là nguyên nhân số 1 gây ra những cơn ốm thất thường đó.

8. Những người cha trong gia đình nếu chịu nhiều áp lực trong việc trang trải sinh hoạt gia đình thường có xu hướng bị bệnh khớp.

9. Stress kéo dài sẽ làm gián đoạn phần lớn các quá trình trong cơ thể người, tăng nguy cơ bị các bệnh như: Tiểu đường, đau tim ,v…v….

10. Stress sẽ dẫn đến bị kích động.

11. Trong những sự kiện bi thương liên quan đến người thân chúng ta. Nguy cơ bị đau tim lên cao tới hơn 21 lần.

12. Một bà mẹ đang mang thai gặp nhiều stress có nguy cơ sinh con bị dị tật và chậm phát triển.

13. Trẻ con sớm bị căng thẳng quá độ sẽ gây nên những tác hại rất to lớn trong sự phát triển tâm lý trong tương lai.

14. Bị stress cũng dễ bị cảm cúm.

Với những tác hại kể trên, Stress được coi như một “sát thủ thầm lặng” trong cuộc sống. Trong cuộc sống hối hả và bộn bề ngày nay, đừng quá chạy theo công việc để rồi phải gánh chịu những hậu quả về sức khoẻ cũng như gia đình. Sinh hoạt điều độ, bố trí thời gian biểu hợp lý, đặc biệt là dành thời gian tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ căng thẳng xuống rất nhiều. Đừng tự biện hộ rằng “tôi không có thời gian”, người ta sẽ luôn có đủ thời gian cho những việc họ coi là quan trọng nhất. 

Theo Cafef/TTVN/Foxbusiness/DVT 

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Những bữa cơm nhân ái giữa Sài Gòn

 Những bữa cơm nhân ái giữa Sài Gòn

Cứ thứ đến thứ Bảy (2 tuần/lần), màu áo xanh mang tên Nhân Ái lại tràn ngập các nẻo đường phố Sài Gòn, trên tay là những hộp cơm còn nóng hổi. Họ nhanh chóng mang những phần cơm chay trao đến tay người lao động nghèo. Phần cơm trao đi, nụ cười của người phát và người nhận còn đọng mãi.

 Tường Vi đang phát cơm cho một cụ già.
Tường Vi đang phát cơm cho một cụ già.

Cơm trao đi nụ cười ở lại

Hơn 12 giờ trưa, cái nắng oi bức của đất miền Nam vẫn không ngăn các bạn trẻ xông xáo vào căn bếp chật ở 1 quán cơm chay nhỏ nằm trong làng đại học Thủ Đức. Mỗi người một việc, người nhặt rau, người rửa chén bát, người nấu cơm…

Tiếng cười nói râm ran át đi nỗi mệt nhọc, nóng nực. Thật lạ là ai đến đây rồi, người xa lạ cũng thành quen thân. Lau mồ hôi lấm tấm trên trán, anh Sinh (NV quán cơm chay sinh viên) đang xào chảo đậu rồng lớn tâm sự “Đơn giản vì nó là việc thiện nên ai cũng nhiệt tình làm”.

Đến 16g 30 chiều, 200 phần cơm canh được xếp đều trong những chiếc thùng chuẩn bị lên đường. Đội quân chở cơm xuất phát thì đội quân phát cơm cũng khẩn trương lên xe buýt tới điểm hẹn.

Đó là những hoạt động ý nghĩa xã hội cao cả, diễn ra mỗi lần một tuần của một tổ chức quy tụ đông đảo các bạn sinh viên, kể cả công nhân viên chức tại TP.HCM – có tên gọi là, câu lạc bộ (CLB) Nhân Ái.

Mỗi đợt phát cơm có đến hàng chục người tham gia, chủ yếu là sinh viên. Địa điểm tập trung của họ thường là công viên Lê Thị Riêng, công viên 23/9, hay vỉa hè nào đó. Họ chia thành từng tốp 4 – 7 người, mỗi tốp phụ trách phát 1 khu vực hoặc 1 con đường.

Phương tiện chủ yếu là xe đạp, xe gắn máy hoặc đi bộ. Trần Thị Ngọc Huyền (Sinh viên Trường đại học KHXH & NV TP.HCM) chia sẻ trên trang web của CLB rằng:

“Lần đầu tiên tôi được rong ruổi trên những con đường Sài Gòn về đêm, không phải để ngắm đèn quảng cáo, để hóng gió mà để cảm nhận, lắng lòng với những cơ cực đời thường của những cụ già, em nhỏ bơ vơ, của những phận người lam lũ và để thấy mình đang làm chút gì đó thật nhỏ nhoi nhưng ý nghĩa cho cuộc sống.”

Tôi hỏi một người bạn trong nhóm đi bộ: “Làm sao biết người ta nghèo mà phát?”. Bạn cho biết: “Cần phải quan sát khắp nơi và thật kỹ càng. Hễ thấy người nào, nhất là phụ nữ và trẻ em, nhìn ôm ốm, cầm vé số hay một túi hành lý lang thang, hoặc công nhân vệ sinh môi trường thì mình lại hỏi thăm.

Mà tùy theo cảm nhận của chị, nếu nhìn người ta có vẻ khổ thì mình lại hỏi thăm”. Chúng tôi đã gặp nhiều hoàn cảnh như vậy trong lúc phát cơm. Không chỉ trao cơm, tình nguyện viên còn tận tình thăm hỏi công việc, sức khỏe họ.

Nhìn thấy một cụ già ngồi ở gốc cây bán tăm, Lê Thị Tường Vi (SV trường đại học KHXH & NV TP. HCM) ân cần lại hỏi: “Ông ăn cơm chưa ạ?”. Ông cụ mắt nhắm, mắt mở nhìn Tường Vi bảo chưa ăn gì cả.

Nghe vậy, cô bạn lấy hộp cơm trao tận tay ông cụ: “câu lạc bộ của con có phần cơm tặng ông. Ông ăn cơm đi nhé.” Trước khi đi, Vi không quên chúc ông cụ ăn cơm ngon miệng.

Tường Vi là phụ trách chính chương trình thứ 7 Nhân Ái này. “Lần đầu tiên khi chương trình đi vào hoạt động, Vi hồi hộp, lo lắng nhiều lắm nhưng thấy tình nguyện viên tham gia nhiều, Vi rất vui. Phần cơm phát đi và nhận về nụ cười, trong lòng thấy ấm áp”, Tường Vi chia sẻ.

Theo chân tình nguyện viên vào những con đường nhỏ, ngõ hẻm, gầm cầu tôi không khỏi thán phục bởi đôi chân rắn rỏi và sự dũng cảm của các chàng trai, cô gái. Đội phát cơm đi bộ là đội vất vả nhất.

Mỗi lần đi bộ hơn chục cây số là chuyện thường, có khi phải đi đến địa điểm khá vắng vẻ, tối tăm. Những lúc đó, cả nhóm chỉ biết đi cùng nhau cho đỡ sợ.

Ngày mưa gió, việc phát cơm vất vả hơn nhiều. Đội mưa, lội nước, tê buốt với cơn lạnh nhưng nhiều khi chẳng phát được phần cơm nào. Không chịu thua trước thử thách của thời tiết, họ đi từ quận này đến quận nọ trong bộ quần áo ướt như chuột lột nhưng khi mỗi phần cơm đến tay dân nghèo, họ thấy ấm áp hơn.

Phát hết cơm, họ nhanh chóng quay về địa điểm ban đầu để sinh hoạt tập thể. Họ kể cho nhau nghe đoạn đường đã qua, những người đã gặp, câu chuyện họ biết. Tâm sự của 1người giờ thành của cả tập thể.

Đói, mệt nhưng nụ cười luôn hiện hữu trên môi. Nhìn cách họ quan tâm, thăm hỏi nhau tôi có cảm giác đây là một gia đình chứ không phải là một CLB. Khoảng cách giữa tình yêu cuộc sống ở họ không có khoảng cách nào.

Cuộc sống 2 màu sáng, tối

Đến nay, chương trình đã có gần 6 tháng hoạt động, hình ảnh chiếc áo xanh lá mạ không còn xa lạ với người đi đường và càng không xa lạ với những người lao động nghèo trên mỗi con đường, ngõ hẻm.

Với chuyến đi phát cơm như thế, mỗi bạn trẻ lại tìm cho mình bài học cuộc sống và những trải nghiệm của mỗi người một đầy lên.

Tham gia Thứ 7 Nhân ái ngay từ ngày đầu, Lê Thanh Trường (SV trường đại học Ngân hàng) đã có nhiều kỷ niệm khó quên. Kỷ niệm đặc biệt nhất mà Thanh Trường kể lại là lần bắt gặp một người phụ nữ vận bộ đồ rách nát, khắp người đầy ghẻ bên quận 8.

Trong không khí se lạnh, cô ngồi co ro dưới một gốc cây tối với 3, 4 con mèo. Theo phản xạ tự nhiên, anh lại bắt chuyện và mời cơm người phụ nữ. Tâm sự hồi lâu mới biết cô không có người thân nào, gia đình là mấy con mèo ốm nhom.

Vậy mà cô từ chối phần cơm. “Cho mấy người kia đi, họ chưa có gì để ăn hết, còn tui ăn rồi”. Không thể nào quên được câu chuyện đó, hôm sau, tôi cùng Thanh Trường quay trở lại nơi cũ tìm người phụ nữ nọ.

Người phụ nữ ấy quên anh, nhưng bữa cơm chiều thì cô vẫn còn nhớ. Anh còn biết thêm rằng, ngôi nhà của cô chính là vỉa hè nơi cô ngồi. Cô làm nghề lượm ve chai và bán vé số. Anh quay đi, mắt như muốn nói điều gì…

Lê Hạ Ánh, trưởng CLB Nhân Ái chi nhánh Đồng Tháp, dù học tại Đồng Tháp nhưng thứ 7, cô lại tranh thủ lên thành phố tham gia cùng với mọi người. Điều đầu tiên mà bất cứ ai gặp Hạ Ánh cũng thấy đó là sự dễ mến, cởi mở của cô.

Những lần rong ruổi khắp các ngả đường phát cơm, Ánh cũng gặp gỡ nhiều câu chuyện đầy tình người. Đi cùng Ánh ở địa bàn quận 1, khi thành phố đã rực rỡ ánh đèn, chúng tôi thấy bên kia đường có hai cha con đang lượm ve chai trong thùng rác.

Vừa nhìn thấy Hạ Ánh, cô bé chạy núp phía sau lưng cha. Mời cơm hai cha con, cô bé từ chối. Chỉ khi cha gật đầu, cô bé mới đưa hai tay đón lấy hai hộp cơm, không quên cảm ơn các anh, chị. Cô bé tên Lan, làn da em rám nắng, mặt mày lem luốc.

Nhà nghèo, mới lớp 2 Lan phải theo cha đi nhặt ve chai đóng tiền học. Lan khoe: “Ba hứa ba cho con đi học rồi đó cô”. Hạ Ánh nhìn tôi, ánh mắt như rưng rưng…

Sài Gòn hào nhoáng xa hoa là vậy nhưng cũng không ít những mảnh đời hoàn cảnh. Khi người dân Sài Gòn dẫn nhau mua sắm, ăn uống những nơi sang trọng thì một bộ phận người lao động nghèo nhập cư phải vật lộn để mưu sinh.

Giữa đêm se lạnh của Sài Gòn, chúng tôi gặp 1 người phụ nữ khá trẻ. Khi nhận phần cơm từ tay các tình nguyện viên, chị xin thêm phần cơm nữa cho người em cũng chưa ăn gì. Khi các tình nguyện viên đưa chị phần cơm và hỏi “Sao giờ này chị còn làm việc vất vả quá vậy?”

Chị cười buồn: “Phải kiếm tiền sống chứ em”. Chị kể, quê chị tận ngoài Bắc, quê nghèo nên 2 chị em phải dắt nhau vào Sài Gòn làm công nhân môi trường kiếm sống.

Đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, nhiều khi mệt quá chẳng buồn ăn gì cả. Cầm hộp cơm trên tay, chị vui mừng nói: “May quá! Nhờ các em mà tối nay hai chị em đỡ phải nhịn đói”.

Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều tình nguyện viên đến với Thứ 7 Nhân Ái. Hoạt động này đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của các bạn trẻ thích làm tình nguyện và việc thiện. Không chỉ có sinh viên, nhiều bạn trẻ có công ăn việc làm ổn định vẫn dành ngày thứ 7 để đến với Nhân Ái.

Làm marketing cho một công ty tận Gò Vấp, chị Sinh chia sẻ với tôi: “Vô facebook, thấy cái tên Nhân Ái hay hay nên ghé thăm mới biết đến chương trình này. Đây là một chương trình thiết thực, ý nghĩa. Mỗi lần đi về, mình thấy lớn hơn một chút trong suy nghĩ. Để thấy, bản thân mình phải yêu cuộc sống hơn nữa”.

Hiện nay CLB Nhân Ái đang tích cực mở rộng quy mô hoạt động đến các tỉnh khác như Đồng Tháp, Hà Nội… Anh Nguyễn Văn Tiến (Chủ nhiệm CLB Nhân Ái) cho biết:

“Dự án mang tính chất lâu dài, đòi hỏi kinh phí và nhân lực nhiều, CLB cũng gặp khó khăn không nhỏ. Nhưng với tinh thần hết mình vì cộng đồng, vận động tất cả khả năng có thể để dự án mang thật nhiều sự sẻ chia đến với mọi người, đúng với phương châm: thiết thực – hiệu quả – bền vững”.

Còn nhiều khó khăn nhưng với tình yêu và đam mê tình nguyện, tất cả các thành viên CLB vẫn luôn lạc quan, tin tưởng. Mỗi chuyến đi phát cơm là một lần các tình nguyện viên có cơ hội thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mình đến hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.

Giữa phố xá đông đúc, người qua lại trên các đường phố tấp nập, ngạc nhiên vì giữa Sài Gòn có những bữa cơm đầy tình người đến như thế.

Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu

Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu

16.03.2011                                                 trích: luongtamconggiaovietnam

LTCG (16.03.2011) – Kiều Duy Vĩnh là người từng trải qua 15 năm trong các trại tù cộng sản Việt Nam. Ông là cựu đại úy trong Quân Đội Viễn Chinh của Pháp. Năm 1960, ông Kiều Duy Vĩnh bị bắt vì tội “phản cách mạng”, cho đến năm 1970 mới được thả. Năm 1972, ông Kiều Duy Vĩnh lại bị bắt lần thứ hai cùng với nhiều người khác.


———————-

Vào ngày 14/3/2011 vừa qua, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu.

Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.

Linh Mục Đa Minh Vũ Quang Mỹ đang ân cần hỏi thăm Bác Kiều Duy Vĩnh

Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.

Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.

Trong tác phẩm của mình ông Vĩnh đã viết về những người bạn tù của mình như sau: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađờlen. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.  

Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.


Cha Đa Minh Vũ Quang Mỹ, Chính xứ Tư Đình, đang trao nến sáng cho ông Vĩnh

Một người bạn tù là ông Nguyễn Ngọc Thu đã vội vàng đi chở Cha xứ Tư Đình là Cha Vũ Quang Mỹ (Cha Trí) đến nhà Ông Vĩnh để làm lễ rửa tội cho ông. Cha Trí đã chọn tên thánh cho ông Vĩnh là Phaolô, ngụ ý là ông đã trở về với Chúa trong cuộc đời làm người đầy sóng gió.

Sau khi chịu phép rửa và phép Xức dầu thánh, hôm nay chúng tôi sang thăm ông và thấy sức khỏe của ông tốt hơn. Một người đã nói: “Chúng tôi thấy bác ngày càng khỏe hơn trong khi cộng sản đang ngày càng yếu đi, để xem ai “đi” trước”. Dù không thể nói được, ông đã mỉm cười thật vui. Kính mong Thiên Chúa gìn giữ ông và giúp ông chóng bình phục.

Maria Nguyễn Ngọc Khánh

Tổ chức cứu trợ mô tả tình cảnh tuyệt vọng tại Bắc Triều Tiên

Tổ chức cứu trợ mô tả tình cảnh tuyệt vọng tại Bắc Triều Tiên                 

                                                                 nguồn:     VOA                                              


Liên Hiệp Quốc nói gần một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi có những dấu hiệu còi cọc ở Bắc Triều Tiên 

06.07.2012

Một tổ chức cứu trợ Đan Mạch có dịp hiếm hoi chứng kiến tình hình lương thực tại Bắc Triều Tiên cho biết tình hình ở nước này tuyệt vọng.

Giám đốc tổ chức Mission East, ông Kim Hartzner, nói với VOA hôm thứ Sáu là trong tuần qua, ông giám sát việc phân phối lương thực viện trợ tại thành phố Haeju, thuộc tỉnh Nam Hwanhae, và trước đây ông chưa bao giờ thấy suy dinh dưỡng trầm trọng như vậy.

Ông nói một số trong số 218 trẻ em ông thấy tại một cơ sở sẽ chết nếu không được trợ giúp lương thực.

Ông Hartzner nói ông không thấy có hệ thống thủy lợi nơi ông công tác. Ông cho biết thêm là có hàng dài người mang những thùng để chuyển nước từ một con sông đến những cánh đồng trồng bắp gần đó.

Giám đốc tổ chức cứu trợ này nói việc cung cấp gạo vẫn còn có thể thực hiện được tại hầu hết những vùng ông đến thăm nhưng tại một số nơi gạo đã hết.

Tổ chức Mission East đang cung cấp 12 tấn lương thực cho 20.000 trẻ em và 1.500 phụ nữ có mang tại Haeju trong 3 tháng. Tổ chức này đang phân phát lương thực tại hầu hết các nhà trẻ, trường mẫu giáo và nhà mồ côi.

Tổ chức này nói có khoảng 9 triệu người Bắc Triều Tiên chết đói trong những năm 1990, và cho biết thêm đang lo ngại là tình hình tương tự có thể lại xảy ra.

Trong một phúc trình được công bố tháng trước, Liên Hiệp Quốc cho biết 16 triệu người Bắc Triều Tiên đang thiếu lương thực thường xuyên, tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, và gặp những vấn đề kinh tế trầm trọng.

Liên Hiệp Quốc nói đặc biệt trẻ em thiếu dinh dưỡng gặp nhiều nguy hiểm, gần một phần ba trẻ em dưới 5 tuổi có những dấu hiệu còi cọc, và hàng trăm em đang chết dần vì những bệnh có thể ngừa được, như tiêu chảy.

Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh

 Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh

                                                                                                            trích : VOA


Thủ tướng Canada Stephen Harper, Paul Nguyễn, và Toàn quyền Canada David Johnston tại buổi lễ trao Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh Elizabeth II năm 2012

+

Trà Mi-VOA

29.06.2012


Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước.
 
Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự radio-video phản ánh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng khắp đất nước Canada, và câu chuyện này sẽ do chính nhà hoạt động xã hội trẻ Paul Nguyễn chia sẻ với chúng ta trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.
 
Paul Nguyễn: Xin chào các bạn. Tôi là Paul Nguyễn, sinh ra ở Toronto, Canada. Tôi sống trong vùng Jane-Finch. Ba mẹ tôi vượt biển tìm tự do tới Canada năm 1979. Tôi được sinh ra ở Canada vào năm 1980. Hiện tôi đang làm việc cho chính phủ. Trang web Jane-Finch do tôi thành lập là một dự án cá nhân, phi lợi nhuận. Tôi dành thời gian cho nó nhiều hơn cho công việc mưu sinh của tôi hằng ngày nữa vì tôi yêu thích việc làm xã hội này.
 
Trà Mi: Hiện trang web của Paul có bao nhiêu cộng sự viên tham gia?
 
Paul Nguyễn: Hiện chúng tôi có 6 cộng sự viên lâu năm. Nhiệm vụ chính của tôi là coi sóc bảo đảm cho nội dung trang web càng khách quan càng tốt vì tôi muốn đây là một kênh thông tin có uy tín.
 
Trà Mi: Mình hiểu rằng đây là việc làm tự nguyện, nhưng các bạn có nguồn quỹ nào hỗ trợ để vận hành trang web không?
 

Paul Nguyễn: Trang web của tôi không nhận bất kỳ nguồn quỹ nào tài trợ. Có nhiều cơ hội có quỹ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi nhận tài trợ chúng tôi dễ bị ràng buộc, bị chi phối, hay bị điều khiển. Chúng tôi cố gắng vận hành một trang thông tin độc lập, khách quan. Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web của tôi hoàn toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng gớp cho xã hội. Và chúng tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần là học sinh hay sinh viên.
 
Trà Mi: Từ kinh nghiệm nào hay động lực nào mà bạn quyết định thành lập trang web này?
 
Paul Nguyễn: Động lực chính khiến tôi thành lập trang này năm 2004 là vì tôi sống trong vùng Jane-Finch, một cộng đồng nhỏ ở phía Bắc Toronto, nổi danh là một địa bàn phức tạp nhiều tai tiếng ở Canada. Có lẽ đây là một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada, qua những gì thường thấy phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là khu vực đa văn hóa, đủ mọi sắc tộc, khét tiếng về các hoạt động tội phạm như tình trạng bạo lực băng đảng và súng ống. Cư dân ở đây như tôi tự nhiên trong đầu óc có ngay suy nghĩ là mọi người bên ngoài không nghĩ tốt về chúng tôi. Sinh ra, lớn lên ở đây và chứng kiến thực trạng này, tôi muốn thay đổi những hình ảnh đó. Và tôi đã tạo ra trang web Jane-Finch để cho mọi người thấy một hình ảnh khác của khu vực Jane-Finch, rằng vùng này không phải chỉ có những gì tồi tệ, tiêu cực mà thật ra có rất nhiều cái hay, cái đẹp ở đây.
 
Trà Mi: Vùng Jane-Finch mà bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người Việt sinh sống ở đó không?
 
Paul Nguyễn: Một trong những lý do mà ba mẹ tôi dọn tới đây là vì khu vực này giá nhà rẻ và rất đông người Việt sinh sống. Đây là một vùng đất nghèo và có nhiều vấn đề xã hội.
 
Trà Mi: Bằng cách nào trang web của bạn trở nên thành công như thế?
 
Paul Nguyễn: Thành công của trang Jane-Finch.com có liên hệ rất nhiều tới đoạn nhạc video do tôi đạo diễn và sản xuất cách đây nhiều năm nhan đề ‘You Got Beef’ với phần trình bày của ca sĩ nhạc rap người Việt tên là Chuckie. Đoạn video nhạc rap này được nhiều người xem và biết đến trước khi xuất hiện các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, hay Twitter. Một đài tin tức ở Canada có bản tin về sự kiện này phát sóng trên toàn quốc. Và sau đó, trang web của tôi được nhiều người ghé thăm và càng lúc càng nhiều người biết đến.   


 
Trà Mi: Làm thế nào mà trang web của bạn có thể giúp xóa đi các định kiến xưa nay về nơi mà bạn miêu tả là ‘một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada’ này?
 
Paul Nguyễn: Trang Jane-Finch.com được lập ra để tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ với nhau. Đa phần các thành kiến không hay về vùng đất này chủ yếu là qua các vụ bắn giết và nạn bạo động được các phương tiện truyền thông đăng tải. Nếu như bức tranh về vùng này qua các phương tiện truyền thông có màu đen tối thì trang web của tôi là nơi để cư dân ở đây nói về cuộc sống của mình, các sinh hoạt tích cực và các sự kiện của cộng đồng. Trang web này là một kênh thông tin cho mọi người biết đến một bộ mặt khác của Jane-Finch với những điều tốt đẹp. Qua các phương tiện truyền thông, người ta chỉ thấy những mặt xấu của Jane-Finch, nhưng qua trang web này, mọi người có thể biết rằng ở vùng này cũng có nhiều cái hay, cái đẹp, và nhiều nét tích cực.
 
Trà Mi: Chuyên phản ảnh những mặt tốt trong cộng đồng, làm thế nào trang thông tin này có thể giữ được tính cân bằng và không thiêng lệch?
 
Paul Nguyễn: Các tình nguyện viên của Jane-Finch.com cố gắng tập trung phản ánh những nét đẹp, điều hay của vùng Jane-Finch, nhưng chúng tôi không muốn trở thành một công cụ tuyên truyền vì như vậy chúng tôi sẽ đánh mất uy tín của mình. Cho nên, chúng tôi phản ánh mọi thứ diễn ra ở đây nhưng tập trung nhấn mạnh tới những nét tích cực của vùng Jane-Finch, vì báo chí ít nói về những điểm này.
 
Trà Mi: Động lực nào thúc đẩy bạn trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực dấn thân cho các công việc cộng đồng dù bạn đang có một việc làm toàn thời gian với chính phủ?
 

Paul Nguyễn: Mọi việc khởi sự từ những việc rất nhỏ, từ việc tôi và một nhóm bạn muốn cùng chia sẻ công việc và quan điểm. Sau khi trang web được trình làng, nhìn vào ảnh hưởng và sức mạnh của nó (chẳng hạn như một số người đã tìm tới tôi và nói rằng tôi đã thay đổi cuộc sống của họ hay cách nhìn của họ về vùng này), tôi nhận ra rằng trang web Jane-Finch có thể là một công cụ rất hữu ích. Và chúng tôi quyết định đại diện cho cộng đồng cư dân ở đây vận động cho website này thành một công cụ để truyền tải thông điệp của chúng tôi ra bên ngoài.
 
Trà Mi: Với nhịp sống bận bịu trong xã hội hiện đại-công nghiệp, như ở Canada chẳng hạn, nhiều người nhất là giới trẻ thường cảm thấy không đủ thời gian cho việc học, việc làm, đời sống, giải trí…Bạn đã xoay sở thế nào để có thể dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện, phục vụ xã hội?
 

Paul Nguyễn: Tôi nghĩ rằng giới trẻ thật ra có rất nhiều thời gian. Giờ đây chúng ta có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ đó giúp chúng ta nhanh hơn, dễ dàng hơn trong công việc và chúng ta có thể sử dụng quỹ thời gian của mình hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tôi có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa có thời giờ dành cho trang web xã hội của mình, vừa có thể tham gia các hoạt động xã hội khác nữa. Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết.  
 

x

​​

Trà Mi: Là một nhà hoạt động xã hội thành công với nhiều giải thưởng vinh danh, bài học lớn nhất mà bạn học được cho mình là gì?
 
Paul Nguyễn: Tôi nhận ra rằng hoạt động tích cực trong cộng đồng không phải là con đường lúc nào cũng bằng phẳng. Trong quá khứ, chúng tôi đã gặp một số phản kháng từ một số đảng phái khác nhau vì họ không đồng tình với những gì chúng tôi làm. Họ chỉ trích và tạo ra rất nhiều trở ngại để trấn áp tiếng nói của chúng tôi.
 
Trà Mi: Những người không ủng hộ họ nói những điều không hay về việc làm của bạn, những mặt trái của công việc như thế đó có ý nghĩa thế nào đối với bạn?
 
Paul Nguyễn: Tôi cho rằng mình không nên để những phê bình tiêu cực ảnh hưởng công việc của mình. Mình nên lấy những điều đó làm động cơ thúc đẩy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Điều tôi muốn phản ảnh qua trang Jane-Finch là vùng này không chỉ có tội phạm mà cũng có rất nhiều người trẻ chăm chỉ, có tài mà xã hội cần phải để ý tới họ để giúp đỡ họ phát huy tối đa khả năng của họ.
 
Trà Mi: Bạn nhiều lần được vinh danh cũng như nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau vì những cống hiến của bạn dành cho xã hội. Những giải thưởng đó có ý nghĩa thế nào với bạn?
 

Paul Nguyễn: Những sự ghi nhận mà chúng tôi nhận được cho trang web Jane-Finch.com quả thật rất lớn lao và tôi vô cùng cảm kích điều đó. Những sự ghi nhận này chứng tỏ công việc chúng tôi làm có tác dụng, và đồng thời cũng tiếp sức thêm cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình.
 
Trà Mi: Là một nhà hoạt động tích cực, bạn nghĩ thế nào về vai trò của người trẻ trong việc dấn thân cho các công tác xã hội cũng như vai trò đóng góp của người trẻ đối với xã hội?
 
Paul Nguyễn: Tại Canada này, tất cả các học sinh trung học đều phải trải qua 40 giờ làm việc cộng đồng. Nhưng theo tôi, người trẻ cần phải làm hơn số thời gian bắt buộc này. Đóng góp sức mình cho cộng đồng mang lại cho người trẻ rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều, được mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của bản thân từ việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người kém may mắn hơn mình.
 
Trà Mi: Vấn đề là làm thế nào để ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào các công việc thiện nguyện xã hội hơn nữa. Ý kiến của bạn thế nào?
 
Paul Nguyễn: Ngày nay công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của các mạng lưới xã hội như Twitter hay Facebook đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tham gia vào các công tác cộng đồng hay hoạt động xã hội. Bạn chỉ cần mở một trang trên Facebook nói về các vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm là mọi người có thể cùng nhau hợp sức để tìm giải pháp cho vấn đề. Dùng như công cụ như thế giúp bạn dấn thân vào các công tác xã hội dễ dàng hơn nhiều.
 
Trà Mi: Câu chuyện thành công của bạn mang thông điệp gì đến với giới trẻ người Việt ở khắp nơi?
 

Paul Nguyễn: Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội, miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy.
 
Trà Mi: Paul có dự định gì sắp tới cho trang web Jane-Finch hay cho các hoạt động xã hội của mình?
 
Paul Nguyễn: Tôi dự định lập ra một trang web xã hội tương tự như trang Jane-Finch.com nhưng tập trung nói về giới trẻ Việt Nam tại Canada, giới thiệu về văn hóa, truyền thống của người Việt, hầu giúp không chỉ các bạn trẻ Việt ở đây mà cả giới trẻ thuộc các sắc tộc khác học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa của người Việt.
 
Trà Mi: Cảm ơn Paul rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
 
Vừa rồi là Paul Nguyễn, một nhà hoạt động xã hội trẻ gốc Việt tại Canada vừa được trao tặng Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012 vì những đóng góp của anh giúp thay đổi xã hội với trang web Jane-Finch.com do chính anh thành lập.
 
Các bạn nghe đài muốn chia sẻ quan điểm hay bình luận về câu chuyện này, xin vui lòng đóng góp trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
 
Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp tất cả quý vị và các bạn trên làn sóng của đài VOA trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.

Vượt Biên Sang Australia

Vượt Biên Sang Australia

(06/27/2012)                     trích Vietbao.com

Bạn thân,
Chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam — nơi chỉ vài ngày trước đã được nhiều báo chí nhà nước dựa theo một bản xếp hạng nào đó đã mệnh danh Việt Nam là nơi hạnh phúc thứ nhì thế giới, chỉ sau có Costa Rica (thoạt đọc, tưởng hạnh phúc nhất phải là Bắc Hàn chứ?) – hàng chục người đã bị bắt vì tìm cách chuẩn bị vượt biên sang Australia bằng đường biển.

Thông tấn VietnamNet cho biết chuyện xảy ra tại “Bà Rịa- Vũng Tàu: Phá đường dây vượt biên trái phép, bắt giữ 25 người.”

Bản tin nói, có hàng chục người chuẩn bị vượt biên sang Australia bằng đường biển đã bị lực lượng chức năng bắt giữ tại khu vực Bãi Dâu, TP. Vũng Tàu.

Bản tin viết rằng, vào ngày 25/06, công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay, đã bất ngờ kiểm tra tàu cá BT 93700 TS do Nguyễn Ngọc Lợi (52 tuổi, quê Cần Thơ làm thuyền trưởng) khi tàu này đang neo đậu tại khu vực Bãi Dâu, TP.Vũng Tàu… Vào thời điểm trên, trong khoang tàu có 10 người đang ngủ lăn lóc cùng các vật dụng, nhu yếu phẩm cho một chuyến hành trình dài. Lực lượng chức năng ngay sau đó đã phát hiện, bắt giữ Nguyễn Văn Kính (46 tuổi, quê Nghệ An) là nghi can cầm đầu. Kính khai nhận đã cùng một đối tượng tên Tương tổ chức chuẩn bị đưa 25 người vượt biên trái phép sang Australia. Mỗi người có nhu cầu “vượt biên” mong đổi đời sẽ phải chi từ 11.000-14.000 USD cho Tương và Kính.

Truy xét nhanh, cơ quan chức năng đã tiến hành tạm giữ 15 người khác đang chuẩn bị xuống tàu trong đường dây vượt biên bằng tàu cá BT 93700 TS. Lái tàu do Kính và Tương thuê với giá 250 triệu đồng cũng bị bắt giữ ngay sau đó.

Qua khám xét, cơ quan chức năng đã tạm giữ 17 phuy dầu 200 lít, 49 bình nước uống loại 20 lít, hàng chục thùng mỳ tôm, 3 bao gạo… là nhu yếu phẩm phục vụ cho những ngày vượt biên.”

Tại sao vượt biên từ VN sang Australia? Trên bảng chỉ số hạnh phúc hành tinh, Australia thua VN xa, đứng hạng thứ 76 lận, trên tổng số 151 nước được chấm điểm.

Trong khi đó, Hàn Quốc hạng 63, Canada hạng 64… Tại sao rời bỏ VN, nơi hạnh phúc thứ nhì thế giới? Ai giải thích giùm xem, VN là tầng thứ nhì thiên đường  mà… sao bây giờ vẫn còn thuyền nhân?

98,87%

98,87%

                                                         trích: Ephata 515

                                                                              Lm. VĨNH SANG, DCCT

Ngày thứ ba 19.6.2012, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã công bố tỷ lệ tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông của cả nước là 98,87%, một con số gây ngỡ ngàng cho tất cả mọi người, những người còn lương tri. Ngỡ ngàng rồi chua xót !

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ tư ngay sau đó đã đăng trên trang nhất một tấm hình đầy tính mỉa mai, một tấm hình được lắp ghép bởi ba hình ảnh: cảnh quay cóp nhau ở Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang, biểu đồ tỷ lệ tốt nghiệp những năm gần đây và cảnh thí sinh đi xem kết quả thi tốt nghiệp. Biểu đồ tỷ lệ tốt nghiệp cho thấy, năm 2006: 92%, năm 2007 66,72% ( năm này ông bộ trưởng tuyên bố hai không trong giáo dục: không gian lận, không thành tích ), năm 2008: 75,96%, năm 2009: 83,80%, năm 2010: 92,57%, năm 2011: 95,72%, năm 2012: 98,87%. Con số 98,87% ngay bên cạnh hình ảnh quay cóp !

 

Con số tỷ lệ 98,87% tốt nghiệp sau một kỳ thi quốc gia đã là một tiếng chuông thông báo về sự phá sản tan tành về giáo dục, con số này là chữ ký cuối cùng trong hồ sơ bệnh án của một thân thể thoi thóp rồi mất sức sống, là giấy chứng tử của nhân viên hộ tịch kết luận về một sự sống không còn.

Trong một cơ chế xã hội, giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định tương lai của một dân tộc, là sự sống còn của dân tộc đó. Người Nhật trên đống đổ nát sau thế chiến thứ hai, họ đã xây dựng trở thành một quốc gia hùng mạnh bắt đầu từ sự chú trọng vào giáo dục. Ở các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, người ta thành công trên nhiều phương diện chính vì đã sở hữu một nền giáo dục hoàn chỉnh. Con người là chính, con người làm ra của cải, phát triển kiến thức và xây dựng xã hội, vì thế nếu không chú ý đến con người, không giáo dục con người cho xứng đáng thì con người không thể cất đầu đi lên được.

Báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ bảy 23.6.2012, loan tin nơi trang 13, bài “Thêm trẻ sơ sinh tử vong khi sinh mổ”. Bài báo cho biết: “Đây là ca tử vong trẻ sơ sinh thứ 20 tại khoa sản Bệnh Viện Đa Khoa Quảng Ngãi kể từ đầu năm đến nay”. Chắc chắn đây là sản phẩm của những con người mang bằng tốt nghiệp phổ thông tỷ lệ cỡ 98,87% ! Đây chỉ là một trong vô vàn những sản phẩm khác mang nhãn hiệu 98,87%.

Trong một loạt các bài báo tham gia nhận định về con số này, người ta đọc thấy những câu chuyện của một số trường thông báo với thí sinh rằng hãy đi mà “xem kết quả ở bảng không tốt nghiệp” ! Hoặc táo tợn hơn có trường thông báo “không cần xem vì tỷ lệ tốt nghiệp 100%” ! Ngay Bộ Giáo Dục – Đào Tạo dám công bố tỷ lệ này thì cũng đã là một hành vi táo tợn và không còn… liêm sỉ ! Chúng ta sẽ không lấy làm lạ vì con số 98,87% khi có những “người thầy” như vậy. “Chuyện bây giờ mới kể” nhưng đã triền miên diễn ra từ rất nhiều năm.

Năm 1999, hai mươi bốn năm sau cuộc biến động 1975, tôi có dịp đi nước ngoài, ngày đầu tiên khi được đón về nhà, anh em bạn bè thăm viếng chào hỏi, khi trời buông màn tối, tôi giật mình nhắc chủ nhà dẫn tôi ra đăng ký tạm trú, mọi người lăn ra cười vì trên đất nước họ sinh sống làm gì có chuyện phải đăng ký tạm trú tạm vắng ! Một khi anh được chấp nhận vào quốc gia họ, anh có quyền đi đến bất cứ nơi nào người ta không cấm mà không phải trình báo với ai cả.

Tôi sống trong miền Nam suốt hai mươi hai năm không hề có việc đăng ký tạm trú tạm vắng, thế mà chỉ hai mươi bốn năm sau cái năm 75 ấy, nỗi sợ hãi phải đi đăng ký tạm trú tạm vắng ăn sâu vào máu huyết đến nỗi trở thành một thứ phản xạ tự nhiên. Tương tự như vậy, tôi muốn nói, những con người xuất thân từ “98,87%” nêu trên, không ít thì nhiều, dù hoàn toàn không hề muốn đi nữa, đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi “con số” quái dị này.

Chúng ta còn phải chấp nhận thực tế bi đát khác, ấy là một số những người trẻ đi ra từ “con số 98,87%” đã, đang và sẽ là ứng sinh cho các Đại Chủng Viện và các Dòng Tu, chắc chắn trong một ngày không xa họ sẽ trở nên các “nhà lãnh đạo tinh thần”.

Chúa có cách làm của Chúa để dẫn dắt Dân của Người, chẳng nên dại dột muốn làm thay Chúa, chúng ta cần phải tin vào Chúa Thánh Thần và tin vào khả năng thay đổi của con người. Nhưng Chúa lại ban cho chúng ta khối óc, đôi bàn tay và con tim để làm dụng cụ của Chúa, trách nhiệm của chúng ta là phải làm những gì đây, trên những sản phẩm từ “con số 98,87%” này ?

Đặt câu hỏi về “sản phẩm 98,87%” nhưng cũng là đặt câu hỏi cho những người “làm thầy” của sản phẩm đó trong Giáo Hội.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 24.6.2012,
Lễ sinh nhật bậc làm thầy, Gioan Baotixita

Một Người Cha Tuyệt Vời

Một Người Cha Tuyệt Vời 

                  (06/16/2012)                                               trich:Vietbao.com 

                                                                Tác giả : Nguyễn thượng Chánh  

Thỉnh thoảng trên Tv có chiếu hình ảnh một ông già gân, mồ hôi nhuể nhoại,khòm lưng,vừa chạy vừa cố sức đẩy đứa con bại liệt ngồi trên xe lăn. Mặt mày cậu ta méo xẹo, ẹo qua ẹo lại, múa mái tay một cách hổn loạn trước sự reo hò cổ vỏ vô cùng náo nhiệt của dân chúng đứng hai bên đường.

***

Video: Together…Team Hoyt
http://www.ignitermedia.com/mini-movies/9/Together–Team-Hoyt                                  
                               
Gương hy sinh của một người cha

Người cha là Dick Hoyt (1940), trung tá hồi hưu Air National Guard. Người ngồi trên xe lăn là trưỏng nam Rick Hoyt. Cả hai đều ngụ tại Massachusetts.

Rick (1962) chẳng may bị thiếu oxy khi lọt lòng mẹ nên bị liệt não cerebral palsy nên phải chịu bại liệt và không thể nói được.

Các bác sĩ đều khuyên hai vợ chồng Dick nên đem gởi luôn đứa bé vào bệnh viện để được nuôi dưỡng và  săn sóc suốt đời, nhưng họ chối từ và giữ Rick ở nhà và tạo điều kiện cho cháu có một cuộc sống “bình thường”.

Tất cả trường ở Massachusets đều từ chối không cho Rick đến học với lý do là họ không đủ người chuyên môn và trang bị thích hợp. Mẹ của Rick là Judy là một người đàn bà bản lĩnh và rất kiên trì. Bà không ngừng tranh đấu cho quyền lợi  của các em khuyết tật.  Cuối cùng bà đả thắng. Chương 766 về luật giáo dục đặc biệt được sửa đổi lại và thông qua lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Thế là Rick và một số em khuyết tật khác được quyền đi học.

Cái máy hy vọng

Nhưng làm sao Rick có thể diễn đạt vì cậu ta nói không được. Hai vợ chồng Dick bèn liên lạc với tiến sĩ William Crochetiere là Chairman of the engineering department at Tufts University và Rick Foulds, một cựu sinh viên đã tốt nghiệp. Sau thời gian nghiên cứu các nhà chuyên môn tại Tufts Univ  đã chế ra một cái máy có tên là Tufts interactive communication device  (TCI). Gia đình của Rick thì gọi đây là cái máy hy vọng hay Hope Machine.

 

Bìa sách về Team Hoyt.

Để làm thành câu Rick chỉ cần ấn đầu vào một thanh thép của cái máy. Và đây là lần đầu tiên Rick mới có thể trao đổi với người khác được.

Đó là vào năm Rick được 11 tuổi và được nhận vào trường công lập để học.

Rick  theo học tại đại học Boston năm 1993 và đổ được văn bằng về giáo dục đặc biệt (special education) và sau đó cậu ta làm việc cho trường cao đẳng Boston (phòng thí nghiệm nghiên cứu về vấn đề liên quan đến những người bị khuyết tật).

At the age of 11, after some persistence from his parents, Rick was fitted with a computer that enabled him to communicate and it became clear that Rick was intelligent. With this communication device, Rick was also able to attend public school for the first time.

Rick went on to graduate from Boston University in 1993 with a degree in special education and later worked at Boston College in a computer lab helping to develop systems to aid in communication and other tasks for people with disabiliti

Thành tích phi thường của Đội Hoyt (Team Hoyt)

Vào năm  1977 tình cờ cậu bé Rick xem thấy hình ảnh chạy đua trong một tập san. Cậu ta liền gợi ý muốn hai cha con cùng tham gia vào các cuộc chạy đua chơi. Lúc đó, cha cậu là Dick Hoyt đã gần 37 tuổi rồi và ông ta chưa hề chạy bao giờ cả. Thương con nên ông phải ráng chìu ý. Sau khi hai cha con tham dự cuộc chạy đua đầu tiên 5 miles, Rick nói “Pa ơi! Khi con chạy với Pa con có cảm tưởng hình như con không phải là một người phế nhân nữa”.

Sau cuộc đua nầy, Dick tăng thêm hy vọng.  Hai cha con có thể cùng chạy chung với nhau trong những cuộc đua khó hơn. Mỗi ngày Dick đều chuyên cần luyện tập. Ông vừa chạy bộ vừa đẩy một chiếc xe lăn trên đó có để một bao ciment cho nặng vì lúc đó Rick kẹt phải bận đi học.

Tính đến tháng 11, 2012 Đội Hoyt đã tham dự 1069 cuộc chạy đua dai sức trong đó có 69 marathons và 6 Ironman trialthons. Hai cha con đã tham dự 26 lần Boston Marathons, và đạp xe xuyên nước Mỹ trên một đoạn đường dài 3,735 miles trong 45 ngày. Rick được chở ngồi phía trước trên một chiếc xe đạp chế tạo đặc biệt. Trong các cuộc thi trialthons, lúc phải lội dưới biển, Dick vừa lội vừa kéo theo một cái phao trên đó có Rick.

Tháng 6 năm 2012 , Dick sẽ được tròn72 tuổi còn Rick sẽ được 50 tuổi. Khi mới bắt đầu chạy trong những  năm đầu đội Hoyt tham dự lối 50 cuộc tranh tài trong một năm, nhưng nay thì họ bớt lại còn 20-25 cuộc đua trong một năm mà thôi (Theo Team Hoyt-Wikipedia).

Marathon và Ironman Trialthon là gì?

* Marathon là môn chạy bộ dai sức trên đường dài 42, 200 km        
                                                   
*Ironman Trialthon là một cuôc tranh tài thể thao hốc búa nhất. Nó gồm nhiều môn người lực sĩ bắt buộc phải thực hiện liên tục theo thứ tự trong một ngày như: lội trên biển 3, 860 km, đạp xe 180, 250 km, xong tiếp tục chạy marathon 42, 200km không được ngơi nghỉ.

Đa số lực sĩ chỉ có một giới hạn thời gian rất khắt khe là 17 giờ đồng hồ để hoàn tất hết các môn trên.

Cuộc tranh tài bắt đầu lúc 7 giờ sáng, thời gian lội 3,9 km không được vượt quá 2 giờ 20 phút, đạp xe không được vượt qua khỏi 5giờ 30 chiều. Tất cả lực sĩ phải hoàn tất hết các môn vào lối 12 giờ khuya.(tài liệu Wikipedia).                                         
 
Tuổi già sức yếu

Năm 2012 nầy Dick được 72 tuổi rồi. Mấy năm trước Đick cân nặng 115-120 pounds, nay thì ông ta mập hơn và cân được 148 pounds. tuổi già sức yếu nên Dick cảm thấy khó khăn hơn trong việc đẩy chiếc xe lăn của cậu Rick.

Ngoài ra còn vấn đề cái ghế ngồi của cậu Rick.  Lúc trước là cái ghế cũ, tuy nhẹ nhưng đã làm Rick đau đớn suốt lộ trình cuộc  đua marathon. Ngày nay thì Rick có được cái ghế mới đặc biệt dành cho riêng anh. Nhưng điểm đặc biệt là cái ghế mới nầy dài hơn, cao hơn và nặng hơn cái ghế cũ lúc đẩy. Đây là mối ưu tư của Dick.

Cuộc đời  của hai cha con Dick và Rick được viết thành sách: Devoted-The story of a Fathers love for His son.      
                                                     
Kết luận.

Trên thế giới người ta gọi cha con Dick bằng danh từ triều mến Team Hoyt.

Sự hy sinh không giới hạn của Dick cho người con tật nguyền đã làm mọi người thán phục và vô cùng cảm kích.

Vâng, chúng ta có thể làm được:Yes we can là câu châm ngôn của Team Hoyt.

Montreal, 2012

Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ – Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ

Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ – Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ

                                                                  nguồn: VOA

Bác sĩ quân y phi hành – Thiếu tá hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân trong một chuyến đi Việt Nam giúp bệnh nhân nghèo

                                                                              Trà Mi-VOA

                                                                               15.06.2012

Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển. 
 
Trà Mi: Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác. 
 
Trà Mi: Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm.
 
Trà Mi: Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp?
 

Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.

Trà Mi: Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung.
 

Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
 
Trà Mi: Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng?
 

Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
 
Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam?
 
Thiếu tá Cẩm Vân:
Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
 
Trà Mi: Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam?
 

Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
 
Trà Mi: Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước.
 
Trà Mi: Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?

 
Thiếu tá Cẩm Vân: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai.
 
Trà Mi: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì?
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Câu hỏi này cũng là điều tôi suy nghĩ hằng ngày. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đừng tập trung vào bản thân mình mà hãy nghĩ về những người xung quanh. Thành tựu lớn nhất trong đời sống là sự phục vụ người khác. Mục tiêu của tôi trong tương lai là tiếp tục về Việt Nam cho dù là trong sứ mạng nhân đạo với hải quân. Đó là điều tôi rất đam mê và hy vọng sẽ tiếp tục.
 
Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam.
 
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com.
 
Tạp chí Thanh Niên chia tay với quý vị và các bạn tại đây và hẹn tái ngộ cùng quý vị trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.