Những sách nhiễu bẩn thỉu

Nhng sách nhiu bn thu


Huỳnh Thục Vy

3/20/2013                                                  nguồn: Vietcatholic.net

Tuần trước, nhân viên của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã thông báo với tôi là: ngày thứ Tư 20 tháng 3 này Viên chức Chính trị của Lãnh sự sẽ đến thăm gia đình tôi.

Tôi đã cho họ biết là thông báo qua điện thoại thì công an sẽ biết ngay và sẽ rất khó khăn cho chuyến viếng thăm. Vì năm ngoái, khi họ thông báo như vậy với gia đình tôi, ngay lập tức những ngày sau đó liên lạc điện thoại giữa tôi và nhân viên Lãnh sự đã bị cắt. Tôi không thể gọi lại cho họ để hẹn địa điểm trò chuyện như đã hứa, còn an ninh lẫn công an giao thông Quảng Nam đã lập chốt canh mọi ngã đường vào nhà tôi đúng ngày hẹn. Vậy là chuyến thăm năm ngoái không thực hiện được.

Sau khi cân nhắc những thông tin mà tôi thông báo cho họ, vị viên chức Lãnh sự đã hồi âm là tiếp tục hủy chuyến thăm lần này và sẽ gặp gia đình tôi vào một dịp khác. Đội ngũ an ninh nghe lén đã không biết chuyện này vì chúng tôi liên lạc qua email, nên hôm nay công an xã và dân phòng vẫn rình rập xung quanh nhà tôi.

Em gái tôi-Huỳnh Khánh Vy mới sinh em bé được 20 ngày. Em bé sinh thiếu tháng nên rất yếu và bị nhiễm trùng từ lúc mới sinh ra. Gia đình chúng tôi lại mới đưa em bé mới sinh nhập viện lần thứ hai ở Đà Nẵng cách đây hai ngày, vì sau khi về nhà cháu lại bị thiếu máu, nhiễm trùng rốn và vàng da. Các em tôi phải trở lại Đà Nẵng để chăm lo cho cháu bé.

Giữa lúc chúng tôi đang lo lắng cho sức khỏe của cháu bé và của em gái tôi Khánh Vy thì công an lại giở trò bẩn thỉu. Sáng nay, công an Đà Nẵng đã tới phòng trọ của Khánh Vy gây rối đòi Khánh Vy, Hiếu và Minh Đức xuất trình giấy tờ. Các em tôi không cho công an vào phòng trọ vì Khánh Vy chưa hết thời gian ở cử, rất yếu và dễ bị bệnh hậu sản. Họ đã quát tháo to tiếng và đe dọa sẽ bắt các em tôi vì tội chống người thi hành công vụ.

Sự sách nhiễu này của an ninh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Khánh Vy. Bây giờ Khánh Vy đang bị chặn ở nhà trọ không lên bệnh viện thăm cháu bé được. Ngay lúc tôi viết những dòng này, an ninh Đà Nẵng đang làm việc với chủ nhà trọ. Trong những ngày sắp tới, không biết các em tôi sẽ ở đâu? Nếu không được lưu trú ở Đà Nẵng, Khánh Vy làm sao đến thăm em bé đang nằm bệnh viện? Những đàn áp xấu xa này nhắm vào sản phụ và trẻ sơ sinh đã cho thấy bộ mặt phi nhân cùng cực của Chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Mấy ngày trước, Khánh Vy mới viết một bài để trình bày hoàn cảnh bị sách nhiễu của hai vợ chồng em. Đến hôm nay thì những trò bẩn của họ lại nhắm thẳng vào em gái tôi. Điều này cho thấy chính quyền độc tài đang rất cay cú, họ muốn dập tắt tiếng nói của em gái tôi từ lúc mới bắt đầu. Vì quyền tự do được bày tỏ quan điểm và thông tin, xin mọi người ủng hộ cho nỗ lực lên tiếng của em gái tôi.

Riêng ba tôi Huỳnh Ngọc Tuấn và tôi Huỳnh Thục Vy, thời gian gần đây không bị họ sách nhiễu trắng trợn như lúc trước vì chúng tôi được công luận bảo vệ. Nhưng thay cho những hành động đàn áp công khai thì họ lại lén lút hack tài khoản gmail của ba tôi và tôi. Sau khi kiểm soát tài khoản email của ba tôi, họ đã gởi đến các cơ quan truyền thông và thân hữu của gia đình tôi những thông tin sai lạc, làm bận tâm và mất thì giờ của những người mà chúng tôi trân trọng và tri ân.

Rồi họ mấy lần họ cho an ninh cả nam lẫn nữ, nửa đêm xuống giả vờ rình rập trước nhà tôi nhưng cố tình để chúng tôi biết sự hiện diện của họ chỉ nhằm phá giấc ngủ và không khí yên ổn của cả gia đình tôi. Nhà chúng tôi ở quê, không có tường cao, chỉ có bờ rào bằng cây bụi, nên người hàng xóm làm chỉ điểm cho an ninh lúc nào cũng sẵn sàng nhảy xổ qua nhà tôi để nói là “bắn chim” nhưng thực chất là để xem anh chị em tôi đang nói chuyện gì. Sau một năm, con gái ông ta, từ một giáo viên miền núi đã chuyển xuống dạy học ở một trường lớn của thị xã trong khi nhiều bạn bè của cô ta không tìm được việc làm.

Những rắc rối mà gia đình tôi gánh chịu từ Chính quyền độc tài thật không thể kể hết ra đây mà không làm mất thời gian theo dõi của quý vị độc giả. Những sách nhiễu đó âm thầm, nhỏ nhặt nhưng đã gây khó khăn rất nhiều cho gia đình tôi trong cuộc sống. Cuộc sống của gia đình chúng tôi không còn là cuộc sống của những người dân thường mà là cuộc sống của những người cứ ngày đêm canh chừng những tấn công bất ngờ từ chế độ và luôn ở tư thế sẵn sàng “chiến đấu”. Chúng tôi không chùn bước vì điều đó, nhưng đó không phải là cuộc sống đáng mong đợi, đặc biệt là gia đình tôi đã có thêm một thành viên bé nhỏ mới ra đời. Tôi tự hỏi liệu thế hệ tiếp theo của gia đình tôi phải sống và lớn lên như thế nào trong hoàn cảnh liên tục bị sách nhiễu như thế?

Sự trình bày về hoàn cảnh của gia đình tôi chỉ nhằm vạch bộ mặt xấu xa của chế độ cộng sản chứ không nhằm gieo rắc sợ hãi cho những tiếng nói đang có dự định cất lên. Một người hiền lành, ít nói như em gái tôi cuối cùng đã lên tiếng. Như một người anh trên Facebook đã nói, bất cứ cuộc đấu tranh cho những giá trị tiến bộ nào trong bất cứ quốc gia và thời đại nào, chúng ta phải có đủ những hy sinh và trả giá trước khi thành công. Một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam đòi hỏi mọi người Việt Nam trong mọi tầng lớp, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn. Những trả giá của chúng ta hôm nay sẽ mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho con cháu chúng ta. Điều đó hoàn toàn xứng đáng!

Tam Kỳ, ngày 20 tháng 3 năm 2013,

Huỳnh Thục Vy (Danlambao)

Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô, Giám Mục Roma

Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô

của Đức Thánh Cha Phanxicô, Giám Mục Roma

VATICAN. 200 ngàn tín hữu cùng với đại diện chính quyền 132 quốc gia cũng như nhiều phái đoàn các Giáo Hội Kitô và liên tôn đã tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐTC Phanxicô từ lúc 9.30 sáng ngày 19-3-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lúc 8 giờ 45, ĐTC Phanxicô đã đi trên chiếc xe díp màu trắng, mui trần, không có kiếng chắn đạn, tiến ra Quảng trường thánh Phêrô. Ngài tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu, reo vui, vẫy cờ quốc gia của họ. Có một lúc ĐTC truyền dừng xe lại, ngài xuống xe ôm hôn một người khuyết tật, và những lúc khác, ngài ôm hôn các em bé do các nhân viên an ninh bế lên ngài.

Trước thánh lễ, lúc 9 giờ 20 phút, ĐTC đã xuống hầm dưới bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô và đến trước mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Tại đây, cùng với 10 thủ lãnh các Giáo hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương, trong đó có 4 vị Thượng Phụ Giáo Chủ, 4 vị Tổng Giám Mục trưởng, trong số này 4 vị là Hồng Y, ngài cầu nguyện và xông hương trên mộ Thánh Nhân. Từ mộ thánh Phêrô, hai thầy Phó tế đã lấy hai chiếc đĩa: một đựng dây Pallium và một đựng nhẫn Ngư Phủ của ĐTC, để tháp tùng ngài trong đoàn rước tiến ra lễ đài trên thềm đền thờ thánh Phêrô.

Thành phần tham dự

Đi trước ĐTC trong đoàn rước là 180 vị đồng tế, hầu hết là các Hồng Y, trong phẩm phục màu trắng vàng, trong khi ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát kinh cầu các Thánh xin các vị phù giúp Đức tân Giáo Hoàng.

Trong đoàn đồng tế, đặc biệt cũng có 2 LM đó là Cha José Rodriguez Carballo người Mêhicô, và Cha Aldolfo Nicolás Pachón, người Tây Ban Nha, Bề trên Tổng quyền dòng Tên. Hai vị được mời đồng tế trong tư cách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hiệp Hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam.
Việc giúp lễ do 15 tu sĩ Phanxicô thuộc Đền thánh La Verna ở miền trung Italia, nơi thánh Phanxicô Assisi nhận 5 dấu thánh, đảm trách với sự phụ giúp của 4 thầy thuộc dòng Phanxicô Viện Tu ở Roma. Phần thánh ca trong buổi lễ do Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh gồm 65 ca viên do Nhạc trưởng là Đức ông Massimo Palombella điều khiển, cộng thêm với Ca đoàn tổng hợp gồm 80 ca viên.

Bên trái bàn thờ là 200 GM và 33 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô anh em, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng được coi là vị thủ lãnh danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Các vị lãnh đạo các Giáo Hội Tin Lành, Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, và cả thầy Alois Loeser, tu viện trưởng tu viện Đại kết Taizé bên Pháp.

Cũng ở bên trái nhưng xuống phía trước bàn thờ là phái đoàn của các tôn giáo bạn, từ Do thái giáo, Phật giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Jaina và Ấn Giáo. Sau đó là 1.200 LM và chủng sinh.

Bên hông phải bàn thờ là chỗ dành cho 132 phái đoàn chính thức của các nước, đứng đầu là Tổng thống Cộng hòa Italia, ông Giorgio Napolitano, Bà Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner của Argentina, 6 vị vua, 32 vị Tổng thống, 3 thái tử, phần còn lại là các thủ tướng chính phủ, phu nhân Tổng thống, hoặc Phó tổng thống, trong đó có Ông Joseph Biden của Hoa Kỳ.

Chính quyền thành Roma đã bố trí một số màn hình khổng lồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô và đường Hòa Giải để dân chúng có thể tham dự thánh lễ.

ĐTC tiến ra lễ đài trước sự vỗ tay vang dội của mọi người. Nhiều lá cờ quốc gia cũng được các tín hữu phất lên, dưới bầu trời đẹp.

Nghi thức nhận Pallium và nhẫn Ngư Phủ

Nghi thức khai mạc sứ vụ Phêrô, theo qui định của ĐTC Biển Đức 16, nay được cử hành liền trước thánh lễ, vì không phải là bí tích. Nghi thức này gồm phần trao dây Pallium Giáo Hoàng và trao nhẫn Ngư Phủ.

Dây Pallium được trao cho ĐTC là dây làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, khi được đeo vào cổ, có một phần dài ở phía trước ngực và một phần dài ở sau lưng. Đây là biểu hiệu cổ kính nhất của Giám Mục. Simeon thành Tessalonica viết: “Dây Pallium chỉ Chúa Cứu Thế khi gặp chúng ta như chiên lạc đàn, Ngài vác lên vai, và khi nhận lấy nhân tính con người trong cuộc nhập thể, Ngài thần hóa nhân tính ấy bằng cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Ngài dâng chúng ta cho Chúa Cha, và qua cuộc phục sinh, Ngài nâng chúng ta lên cao”.
Vì thế dây Pallium nhắc nhớ vị Mục Tử nhân lành (cf Ga 10,11), vác trên vai con chiên lạc (cf Lc 15,4-7), và 3 câu trả lời yêu mến đáp lại 3 câu Chúa Giêsu Phục Sinh hỏi thánh Phêrô, và Chúa dạy thánh nhân hãy chăn các con chiên con và chiên mẹ của Ngài (cf Ga 21,15-17).

3 vị Hồng Y là Angelo Sodano, niên trưởng HY đoàn, trưởng đẳng GM, ĐHY Godfried Danneels, nguyên TGM Bruxelles bên Bỉ, trưởng đẳng HY Linh Mục, và ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng HY Phó tế lần lượt tiến lên trước mặt ĐTC. ĐHY Tauran cầu xin Thiên Chúa của hòa bình ban cho ĐGH dây Pallium đã lấy từ bàn thờ tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô Tông Đồ, là Đấng mà Mục Tử nhân lành đã truyền chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài, và ngày hôm nay ĐTC kế vị thánh nhân. Xin Thánh Thần Chân Lý ban ơn soi sáng và phân định cho sứ vụ của ĐTC củng cố các anh em trong đức tin duy nhất.

Rồi ĐHY trưởng đẳng Phó tế tiến lên đeo dây Pallium vào cổ Đức tân Giáo Hoàng, tiếp đến ĐHY trưởng đẳng LM Danneels kết thúc với lời nguyện: ”xin Thiên Chúa chúc lành và củng cố ơn Thánh Linh để sứ vụ của Đức tân Giáo Hoàng tương ứng với sự cao cả của đoàn sủng mà Chúa đã ban cho Người.”

Sau đó là nghi thức trao nhẫn Ngư Phủ. Ngay từ ngàn năm thứ I, nhẫn là biểu hiệu riêng của Giám Mục. Chiếc nhẫn Ngư Phủ được trao cho ĐTC Phanxiô bằng bạc có hình thánh Phêrô đang cầm chìa khóa, có nghĩa đó là nhẫn chứng thực thực đức tin và nói lên nghĩa vụ được ủy thác cho thánh Phêrô là củng cố các anh em mình (cf Luca 22,32). Nhẫn này được gọi là Nhẫn Ngư Phủ vì thánh Phêrô là Tông Đồ Ngư Phủ (cf Mathêu 4,18-19). Sau khi tin vào lời Chúa Giêsu (cf Luca 5,5), thánh nhân đã thả lưới và kéo vào bờ mẻ cá lạ lùng (cf Gioan 21,3-14).

ĐHY Angelo Sodano, trưởng đẳng GM, nói: ” Kính thưa Đức Thánh Cha, chính Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, là Mục tử và là Giám mục của các linh hồn chúng ta, Đấng đã xây dựng Giáo Hội trên đá tảng, ban cho ĐTC Nhẫn này, ấn tín của Thánh Phêrô Ngư Phủ, Người đã sống niềm hy vọng trên biển Tiberiade và Chúa đã trao cho Người chìa khóa nước trời. Ngày hôm nay, ĐTC kế vị Thánh Phêrô trong Giám mục đoàn của Giáo Hội này, làm đầu trong tình hiệp thông hiệp nhất theo giáo huấn của Thánh Phaolô Tông Đồ. Xin Thánh Thần tình yêu được phú vào tâm hồn chúng ta làm cho ĐTC được tràn đầy sức mạnh và sự dịu dàng để giữ gìn các tín hữu Chúa Kitô, qua sứ vụ của ĐTC, trong sự hiệp thông duy nhất”.

Rồi ĐHY Sodano trao Nhẫn Ngư Phủ cho ĐTC, giữa tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn.

Tiếp đến là nghi thức tuân phục. Hồi ĐGH Biển Đức 16 khai mạc sứ vụ, ngoài các Hồng y còn có các đại diện LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân, tổng cộng là 12 người, nhưng lần này chỉ có 6 HY đại diện, mỗi đẳng GM, LM và Phó tế 2 vị. Hai vị đứng đầu là ĐHY Giovanni Battista Re và ĐHY Bertone.

Trong nghi thức này không có đại diện LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân vì họ sẽ cử hành nghi thức tuân phục trong buổi lễ ĐTC Phanxicô sẽ cử hành trong mùa Phục Sinh khi đến nhận Nhà thờ chính tòa giáo phận Roma của ngài là Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Thánh lễ kính Thánh Giuse với kinh nguyện và các bài đọc đi kèm bắt đầu sau nghi thức nhận Pallium và nhẫn Ngư Phủ của ĐTC.

Bài Tin Mừng được hát bằng tiếng Hy Lạp kể lại sự tích thánh Giuse sau khi thấy Đức Maria có thai, thì toan tính âm thầm bỏ rơi Người, nhưng đã được Sứ thần Chúa hiện ra trong giấc mộng và dạy hãy đón nhận Đức Maria về nhà mình.

Bài giảng của ĐTC

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm tạ Chúa vì được cử hành Thánh Lễ này, khai mạc sứ vụ Phêrô trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse, Hôn Phu của Đức Trinh Nữ Maria, và là Bổn Mạng của Giáo Hội: đây là một dịp trùng hợp đầy ý nghĩa và cũng là lễ bổn mạng của Vị Tiền Nhiệm Đáng Kính của tôi: chúng ta gần gũi ngài trong kinh nguyện, đầy lòng quí mến và biết ơn (vỗ tay).

Tôi thân ái chào các anh em Hồng y và Giám Mục, các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em giáo dân. Tôi cám ơn các đại diện của các Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội khác hiện diện nơi đây cũng như các đại diện của cộng đồng Do thái và các cộng đồng tôn giáo khác. Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến các vị Quốc trưởng và Thủ tướng chính phủ, các phái đoàn chính thức của bao nhiêu nước trên thế giới và ngoại giao đoàn.

Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng rằng “Giuse làm như Thiên Thần Chúa đã truyền và đón nhận hiền thê của mình” (Mt 1,24). Trong những lời này có gồm tóm sứ mạng mà Thiên Chúa ủy thác cho Giuse, sứ mạng làm người canh giữ. Nhưng canh giữ ai? Thưa là canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nhưng đó là một sự canh giữ được nới rộng cho toàn thể Giáo Hội, như Chân phước Gioan Phaolô 2 đã nhấn mạnh: ”Thánh Giuse, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Đức Giêsu Kitô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà Đức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Tông Huấn Redemptoris Custos, 1).

Thánh Giuse thi hành công việc canh giữ ấy như thế nào? Thưa một cách kín đáo, khiêm tốn, trong thinh lặng, nhưng với một sự hiện diện liên lỷ và trung tín hoàn toàn, cả khi Ngài không hiểu. Từ khi kết hôn với Mẹ Maria cho đến biến cố Chúa Giêsu 12 tuổi tại Đền thờ Jerusalem , Ngài ân cần yêu thương đồng hành trong mọi lúc. Ngài ở cạnh Maria Hiền thê của Ngài trong những lúc thanh thản cũng như trong những lúc khó khăn của cuộc sống, trong hành trình đi Bêlem để kiểm tra dân số, và trong những giờ hồi hộp và vui mừng của cuộc sinh hạ; trong lúc bi thảm tị nạn sang Ai Cập và trong cuộc vất vả tìm con tại Đền Thờ; và rồi trong cuộc sống hằng ngày tại nhà Nazareth, trong phòng làm việc nơi thánh nhân đã dạy nghề cho Chúa Giêsu.

Thánh Giuse đã sống ơn gọi gìn giữ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội như thế nào? Thưa trong sự luôn quan tâm để ý tới Thiên Chúa, cởi mở đối với những dấu hiệu của Chúa, sẵn sàng đối với dự phóng của Chúa, không phải tới điều riêng của mình, nhưng điều mà Thiên Chúa yêu cầu Vua Davít, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I; Thiên Chúa không mong ước một nhà do con người làm ra, nhưng Chúa muốn lòng trung thành với Lời Ngài, với kế hoạch của Ngài; và chính Thiên Chúa xây dựng căn nhà, nhưng bằng những viên đá sống động nhờ Thánh Thần của Ngài. Và thánh Giuse là người ”canh giữ”, vì Ngài biết lắng nghe Thiên Chúa, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và chính vì thế thánh nhân càng nhạy cảm hơn đối với những người được ủy thác cho Ngài, biết đọc các biến cố một cách thực tế, chú ý đến những gì ở chung quanh và biết đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Các bạn thân mến, chúng ta thấy thánh Giuse đáp ứng ơn gọi của Chúa như thế nào, với thái độ sẵn sàng, mau mắn, nhưng chúng ta cũng thấy đâu là trung tâm điểm ơn gọi Kitô, là chính Chúa Kitô! Chúng ta hãy gìn giữ Chúa Kitô trong đời sống chúng ta, để giữ gìn những người khác, để giữ gìn thiên nhiên, công trình sáng tạo.

“Nhưng ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả mọi người. Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa và môi trường trong đó chúng ta sinh sống. Đó là giữ gìn con người, chăm sóc tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta. Đó là chăm sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người gìn giữ cha mẹ. Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của Thiên Chúa.

“Và khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những “vua Hêrôđê” đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam nữ.

Tôi muốn xin tất cả những người đang nắm giữ các vai trò trách nhiệm trong lãnh vực kinh tế, chính trị hoặc xã hội, tất cả những người thiện chí: “Chúng ta hãy trở thành những người gìn giữ công trình tạo dựng, gìn giữ kế hoạch của Thiên Chúa được ghi khắc trong thiên nhiên, giữ gìn tha nhân, môi sinh; chúng ta đừng để cho những dấu hiệu tàn phá và chết chóc tháp tùng hành trình của thế giới chúng ta! Nhưng để ”gìn giữ” thì chúng ta cũng phải chăm sóc chính mình! Chúng ta hãy nhớ rằng oán ghét, ghen tương, kiêu ngạo làm cho cuộc sống bị nhơ bẩn! Gìn giữ có nghĩa là canh chừng những tâm tình chúng ta, con tim chúng ta, vì chính từ đó nảy sinh những ý hướng tốt hay xấu: những ý hướng xây dựng và những ý hướng hủy hoại! Chúng ta không được sợ sự tốt lành, và cũng đừng sợ sự dịu dàng!

“Và ở đây, tôi muốn ghi nhận thêm điều này: chăm sóc, giữ gìn, đòi phải có sự tốt lành, đòi phải được sống với sự dịu dàng. Trong các sách Phúc Âm, thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu, trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương, thực sự cởi mở đối với tha nhân, yêu thương. Chúng ta không được sợ sự tốt lành và dịu dàng!

“Ngày nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân GM Roma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính. Dĩ nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì thế? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn giắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin, của thánh Giuse và như thánh nhân, mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, người trần trụi, bệnh nhân, tù nhân (Xc Mt 25,31-46). Chỉ những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết giữ gìn!

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người ”đã tin, kiêm vững trong niềm hy vọng bất chấp mọi nghịch cảnh” (Rm 4.18). Kiên vững trong niềm hy vọng, bất chấp mọi nghịch cảnh! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu chân trời đen xám, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chính chúng ta trao ban hy vọng. Giữ gìn công trình tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn dịu dàng và yêu thương, đó chính là mở rộng chân trời hy vọng, là mở ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây mù, là mang sức nóng hy vọng! Và đối với tín hữu, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang có chân trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng trên đá tảng là Thiên Chúa.

“Giữ gìn Chúa Giêsu với Mẹ Maria, giữ gìn toàn thể công trình sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là một công tác phục vụ mà Giám Mục Roma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi làm cho ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến điều Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!

“Tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Linh tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi nói với tất cả anh chị em rằng: xin cầu nguyện cho tôi! Amen
Các ý nguyện
Bài giảng của ĐTC bị ngắt quãng nhiều lần vì những tiếng vỗ tay của các tín hữu, lần đầu khi ngài chúc mừng lễ Bổn mạng của Vị Tiền nhiệm và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Người.

Trong phần lời nguyện phổ quát, đã có 5 ý nguyện được xướng lên là tiếng Nga, Pháp, Arap, Swahili bên Phi châu và tiếng Hoa, lần lượt cầu cho Giáo Hội: Xin Thiên Chúa toàn năng nâng đỡ mọi người, các mục tử và tín hữu, sống tuân phục vô điều kiện đối với Tin Mừng; xin Chúa gìn giữ ĐGH Phanxicô trong việc thi hành sứ vụ của Người Kế Nhiệm Thánh Phêrô và Chủ Chăn của toàn thể Giáo hội; cầu cho các người cầm quyền: xin Chúa soi sáng tâm trí và hướng dẫn họ trong việc xây dựng nền văn minh tình thương; cầu cho những người nghèo khổ trên trái đất: xin Chúa bồi dưỡng, an ủi và ban cho họ niềm hy vọng nhờ lòng bác ái của các tín hữu Kitô; sau cùng là cầu cho gia đình của Thiên Chúa đang tụ họp trong thánh lễ: xin Chúa biến đổi cuộc sống của tất cả các tín hữu nên giống Chúa Giêsu.
Để rút ngắn thời gian buổi lễ, không có phần tiến dâng lễ vật, và ĐTC cũng không đích thân cho rước lễ, nhưng một thầy Phó tế đã làm thay. Trong khi đó có 500 LM mang Mình Thánh Chúa phân phát cho các tín hữu tại khu vực hành lễ. Sau thánh lễ, ở bên trong Đền thờ Thánh Thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm các vị thủ lãnh của 132 phái đoàn chính thức do chính phủ các nước gửi đến dự lễ. Bắt đầu là bà tổng thống Cristina Kirchner của Argentina và tổng thống Giorgio Napolitano của Italia.

Lễ khai mạc sứ vụ của ĐTC kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ và được nhiều tín hữu trên thế giới theo dõi qua truyền hình.

G. Trần Đức Anh OP

Khoảng 300 000 tín đồ công giáo dự lễ đăng quang Giáo Hoàng Phanxicô

Khoảng 300 000 tín đồ công giáo dự lễ đăng quang Giáo Hoàng Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, trong lễ đăng quang của Giáo Hoàng Phanxicô, 19/03/2013

Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, trong lễ đăng quang của Giáo Hoàng Phanxicô, 19/03/2013

REUTERS/Alessandro Bianchi

Huê Đăng / Tú Anh

nguồn: RFI

Tại Roma, trong ánh nắng ấm, khoảng 300 000 tín đồ công giáo đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô vào sáng nay, 19/03/2013. Trong lễ đăng quang, vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ châu Mỹ la tinh nhấn mạnh đến yếu tố con người và môi trường. Ngài kêu gọi « bảo vệ sự sống cho muôn loài » và « yêu thương » người nghèo.

Tân Giáo Hoàng giải thích « quyền lực thật sự » của một vị giáo chủ là « phụng sự và phụng sự một cách khiêm tốn và cụ thể » . Giáo Hoàng Phanxicô còn kêu gọi phải tranh đấu chống lại mọi « dấu hiệu tàn phá » và phải « bảo vệ » môi trường.

Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng tường thuật :

Tờ mờ sáng sớm hôm nay, một số trục lộ chung quanh khu vực Tòa Thánh đã được cảnh sát giao thông phong tỏa theo kiểu “nội bất xuất ngoại bất nhập”, xe cộ ùn tắc, không được phép vào các khu vực gần Tòa Thánh. Người dân thành phố Roma lại thêm một phen lận đận với những hàng xe bus dài cả mấy cây số chở giáo dân từ khắp nơi đổ về Quảng trường Thánh Phêrô. Hàng ngàn cảnh sát an ninh, các lực lượng đặc biệt phòng chống khủng bố của Ý đã được huy động để bảo vệ an ninh chung quanh các khu vực gần Tòa Thánh.

Khoảng trên dưới 300 000 giáo dân cùng với các phái đoàn của các nguyên thủ quốc gia, của chính phủ Nhà nước của 132 nước, cùng với đại diện của các phái đoàn giáo hội và các dòng xứ đã tụ tập trong Đại sảnh đường của Tòa Thánh và trước Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ khai mạc sứ vụ giáo chủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đúng vào lúc 8h45, tân Giáo Hoàng đứng trên xe jeep trắng mui trần, không có kiếng an toàn chắn đạn, đã tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô trước những tiếng reo hò nồng nhiệt của giáo dân chào vị giáo chủ mới đến từ “nơi tận cùng thế giới”. Tấm tình nồng nhiệt của giáo dân đã khiến có lúc Giáo Hoàng Phanxicô đã phải cho xe ngừng lại để Ngài xuống xe, ôm hôn những người khuyến tật hay bồng lấy các em bé được cha mẹ rối rít truyền đến tay của Đức Giáo Hoàng.

Trước khi chính thức khai mạc Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuống tầng hầm của đại sảnh đường của Tòa Thánh để cầu nguyện trước Thánh mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Từ mộ Thánh Phêrô, hai mục sư Phó tế đã dâng lên Giáo Hoàng hai chiếc đĩa: Một đĩa đựng khăn bào Pallium (khăn làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, coi như biểu tượng của Giáo Hoàng, sẽ được Đức Giáo Hoàng quàng vào cổ trong những nghi lễ chính thức của Giáo hội),và đĩa kia đựng chiếc nhẫn Ngư Phủ của Giáo Hoàng.

Trong bài diễn văn khai mạc Thánh lễ, những câu chữ đầu tiên tân Giáo Hoàng dành cho người tiền nhiệm của mình: “Hôm nay là ngày Thánh San Giuseppe, cũng là tên Thánh ngày của cựu Giáo Hoàng Benedicto XVI”. Trong bài diễn văn, Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở giáo dân “đừng do dự hay lo âu khi phải thực hiện những điều tốt lành, thậm chí khi cần phải có những cử chỉ chăm sóc ân cần …. Quyền lực thực sự phải được thể hiện qua tinh thần giáo vụ, nhất là đối với những thành phần nghèo khó và yếu kém trong xã hội ”.

Đám đông tín đồ trước quảng trường đã nhiều lần tung hô “vạn tuế Phanxicô” và giương cao biểu ngữ với nhiều thứ tiếng khác nhau để chúc mừng Giáo Hoàng mới.

Các phóng viên của các hãng thông tấn có mặt ở quảng trường đã phỏng vấn giáo dân, và đại đa số đều rất hồ hởi trước một Đức Giáo Hoàng đầu tiên là người Nam Mỹ, và mọi người đều xem như là một sự kiện mới, có tín hiệu thay đổi trong hàng Giáo hội.

Sau khi Thánh lễ chấm dứt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đón tiếp để chào mừng và cám ơn các phái đoàn của các quốc gia đã đến dự thánh lễ. Trong các nhân vật trọng yếu của các quốc gia, người ta ghi nhận sự hiện diện của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, vua Bỉ Alberto II và Hoàng hậu Paola, Hoàng tử Alberto II của vương quốc Monaco.

Về phía Nhà nước Ý có sự hiện diện của Tổng thống Giorgio Napolitano và Thủ tướng Mario Monti.

Nguyên thủ quốc gia đầu tiên là Tổng thống Achentina Cristina Kirchner đã có những lời chúc mừng nồng nhiệt đến Đức Giáo Hoàng, dù rằng theo một số báo chí Achentina thì quan hệ giữa Tổng Giám mục Bergoglio và Tổng thống Cristina trước đây không hề đơn giản.

Ðức giáo hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo bảo vệ người dân, môi trường

Ðức giáo hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo bảo vệ người dân, môi trường

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô tại buổi lễ đăng quang, 19/3/13

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô tại buổi lễ đăng quang, 19/3/13

nguồn:VOA

al-Pessin

19.03.2013

VATICAN — Vào lúc chính thức bắt đầu nhậm chức trước sự chứng kiến của đám đông hơn 100 ngàn người ở quảng trường Thánh Phê-rô tại Vatican, Ðức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo của mọi lãnh vực nên bảo vệ dân chúng và môi trường, và phải tránh sự thù ghét, tỵ hiềm và kiêu căng.  Các nhà lãnh đạo từ khắp thế giới đến dự lễ, và hàng triệu ngưòi theo dõi và lắng nghe qua đài truyền hình, truyền thanh và internet, 6 ngày sau khi ngài bất ngờ được bầu là giáo hoàng.

Vào một buổi sáng mùa xuân nắng ấm, Ðức giáo hoàng Phan-xi-cô đã chủ tọa thánh lễ ngoài trời để đánh dấu khởi đầu giáo nhiệm của ngài.

Sau khi nhận các biểu tượng cho chức vụ của ngài, trong đó có chiếc nhẫn giáo hoàng, ngài đã phát biểu với những người mà ngài gọi là “tất cả những người có chức vụ mang trách nhiệm trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.”

Ðức giáo hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo bảo vệ thiên nhiên và tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khó nhất. Ngài nói thực chất của chức vụ lãnh đạo và quyền lực là sự phục vụ, và ngay cả đức giáo hoàng cũng phải “khiêm cung, cụ thể và trung thành.”

Một số nhà phân tích có thể diễn dịch các nhận định của ngài là thông báo nhắn gửi các thành viên khác trong hàng ngũ giáo hội đã bị cáo buộc là tiếm quyền và hành xử sai trái và những người đã bao che cho các linh mục bị tố cáo là lạm dụng tính dục.

Nhiều người trong giáo hội và bên ngoài đang theo dõi xem vị giáo hoàng mới sẽ hành động thế nào về những vụ tai tiếng đó. Trong số các nhà phân tích này có ông Robert Gahl, một người Mỹ hiện là giáo sư về đạo đức học tại Ðại học Giáo hoàng Thập tự giá. Ông nói:

“Ðiều chủ yếu, hiện là dấu ấn cá nhân của ngài, mà ngài đã thể hiện rõ lúc còn ở Buenos Aires trong chức vụ tổng giám mục tại Argentina, là không bao giờ làm ngơ khi thấy có vấn đề trong giáo phận, là vị giám mục phải nhận lãnh trách nhiệm chăm sóc đặc biệt cho những người yếu thế nhất.”

Việc cựu hồng y Jorge Mario Bergoglio của Argentina bất ngờ được chọn làm giáo hoàng đã khiến nhiều chuyên gia nêu thắc mắc về việc vị tân giáo hoàng sẽ xử lý chức vụ của mình như thế nào. Nhưng những người biết rõ ngài nói rằng họ có khái niệm khá rõ, kể cả linh mục Eduardo Mangirotti của Argentina, người được biết đức giáo hoàng khi ngài còn ở trong nước.

“Ngài là một người của hành động, Và chúng ta sẽ nhìn thấy không phải chỉ một người ra dấu trước ống kính thu hình, mà chúng ta sẽ thấy một người của hành động ở Vatican này.”

Nhưng hôm nay là một ngày để cầu nguyện và nghi lễ, với các nhà lãnh đạo thuộc mọi giáo phái Thiên chúa giáo từ khắp nơi trên thế giới đến chúc tụng, các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác đến thăm viếng, và các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới chiêm ngưỡng.

Tuy nhiên, Ðức giáo hoàng Phan-xi-cô dường như tận hưởng nhiều hơn cơ may được giao tiếp với những người bình thường. Khi đi ngang qua quảng trường trên một chiếc xe mui trần trước buổi lễ, ngài đã vẫy chào và mỉm cười, và ngừng lại để hôn các em nhỏ. Và khi trông thấy một người bị khuyết tật trong đám đông, ngài đã bước xuống xe để ban phước lành. Những giờ phút như thế đã trở thành một dấu ấn trong giáo nhiệm của ngài.

Tân Giáo Hoàng thản nhiên trước cơn thịnh nộ của Bắc Kinh

Tân Giáo Hoàng thản nhiên trước cơn thịnh nộ của Bắc Kinh

Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 19/03/2013

Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 19/03/2013

REUTERS/Stefano Rellandini

Tú Anh

nguồn: RFI

Tổng thống Đài Loan đến Roma tham dự lễ đăng quang tân Giáo Hoàng làm Bắc Kinh tức giận và tẩy chay Thánh lễ. Trong cuộc trắc nghiệm ngoại giao đầu tiên này, Trung Quốc đụng phải thái độ khoan hòa, nhưng cứng rắn của tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ, một tu sĩ Achentina giàu kinh nghiệm sống trong chế độ áp bức.

Trong số hơn 130 quốc khách dự lễ đăng quang của tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ không có đại diện của Bắc Kinh.

Tuần trước, khi được tin tổng thống Mã Anh Cửu chuẩn bị sang Ý tham dự thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh kêu gọi : « Trung Quốc hy vọng Vatican sẽ có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện quan hệ song phương ». Bắc Kinh muốn qua thông điệp này thúc giục Tòa thánh hủy bỏ lời mời lãnh đạo Đài Loan. Trước đó vài hôm, ngay khi Giám mục điạ phận Buenos Aires Jorge Bergoglio được Cơ Mật viện bầu làm Giáo Hoàng, Trung Quốc đã lập tức gửi thông điệp : « Hy vọng dưới sự lãnh đạo của tân Giáo Hoàng, Vatican sẽ chọn thái độ mềm dẻo và thực dụng » đối với Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ với Vatican từ năm 1957 sau khi Tòa Thánh công nhận Đài Loan, trong bối cảnh tại Hoa Lục, chế độ Mao Trạch Đông đàn áp tín đồ Thiên chúa và thành lập giáo hội Nhà nước độc lập với Vatican.

Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã gửi một thông điệp « lịch sử » đến giáo dân Trung Quốc và đề nghị một giải pháp dung hòa « chung sống hòa bình » : Giám mục phải do Vatican bổ nhiệm đổi lại Tòa Thánh tôn trọng các quyết định chính trị của chính quyền. Tổng giám mục Hồng Kông, Đức cha Trần Nhật Quân, sau khi về hưu, xác nhận Tòa Thánh sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Đài Loan, với điều kiện Trung Quốc tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong phương án thỏa hiệp này.

Trong 8 năm vừa qua, có lẽ để tỏ thiện chí với Bắc Kinh, Tòa Thánh không đón tiếp một lãnh đạo Đài Loan nào, mặc dù hai bên có quan hệ ngoại giao. Chuyến viếng thăm sau cùng diễn ra vào năm 2005, khi tổng thống Trần Thủy Biển sang dự tang lễ cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị.

Tuy nhiên, thay vì đón nhận bàn tay của Tòa Thánh, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hoạt động của Giáo hội thầm lặng và tìm cách xây dựng một giáo hội Nhà nước , bổ nhiệm Giám mục trung thành với đảng Cộng sản. Quan hệ đôi bên, do vậy, đã căng thẳng thêm khi Bắc Kinh không cho Vatican bổ nhiệm Giám mục.

Giờ đây, để tỏ thái độ bất bình về sự kiện Tổng thống Đài Loan sang thăm Vatican, Trung Quốc, một mặt, tẩy chay Thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, mặt khác, phản đối chính phủ Ý đã cấp visa cho ông Mã Anh Cửu.

Tuy nhiên, cơn thịnh nộ của Bắc Kinh chạm phải phản ứng vừa nhẹ nhàng, vừa mô phạm của tân giáo triều. Phát ngôn viên Vatican, cha Federico Lombardi, nhấn mạnh là Nhà Thờ « không bao giờ mời ai dự thánh lễ, không lựa chọn khách thăm viếng, cũng như không xem ai có đặc quyền ». Thái độ bất lực của Bắc Kinh được cha Bernado Cervellera, Giám đốc hãng tin Công giáo Asia News chuyên về thông tin châu Á phân tích như sau : « Phản ứng của Trung Quốc giống như một đĩa hát rè, nó che dấu thực tế là họ không biết phải làm gì, bản thân họ cũng lúng túng trong chuyện bầu bán » lãnh đạo trong suốt tuần vừa qua.

Theo Giám đốc Asia News thì tân Giáo Hoàng Phanxicô có đủ « bản lãnh và kinh nghiệm để xử lý các hồ sơ liên quan đến bang giao giữa Vatican và châu Á ». Là tu sĩ trải qua nhiều thập niên trong chế độ quân phiệt và chăm lo cho dân nghèo, tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo được « người Á châu cảm nhận là một người gần gũi với mình ».

Papa Villero, Giáo Hoàng khu ổ chuột, tên mới cuả ĐTC ở Argentina

Papa Villero, Giáo Hoàng khu ổ chuột, tên mới cuả ĐTC ở Argentina


Trần Mạnh Trác

3/17/2013                                     nguồn:Vietcatholic.net

Đối với hơn 1.2 tỷ người Công giáo trên khắp thế giới, thì Ngài là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhưng ở trong những “làng đau khổ” (misery villages) ở khắp thủ đô Argentina, những người nghèo nhất đang tự hào gọi người “đồng hương” cuả họ bằng một tên khác, “giáo hoàng khu ổ chuột” (“Papa Villero”, “Slum Pope“).

Villa 21-24 là một khu ổ chuột nguy hiểm mà hầu hết không ai dám lai vãng, nhưng các cư dân nói rằng HY Jorge Mario Bergoglio thường xuyên xuất hiện, không báo trước, để cùng vui cười và chia sẻ một ly mate, môt loại nước trà thơm mà mọi người uống chung với nhau dùng một cái ống hút duy nhất.

Người dân ở đây vẫn nhớ một cách rất sinh động những nghiã cử cuả vị ‘cựu’ tổng giám mục Buenos Aires, đã từ bỏ phương tiện di chuyển hào nhoáng cuả một chiếc xe limousine mà dùng xe buýt để đến thăm nhà nguyện nhỏ của họ, đã tài trợ những cuộc thi thể thao chạy viêt dã (marathons,) các lớp nghề mộc, an ủi các bà mẹ đơn chiếc và rửa chân cho những người đang phục hồi ma túy, và vì thế mà ngài đã trở thành một người trong số họ.

“Bốn năm trước, tôi đang sống trong cảnh khốn cùng nhất của cuộc đời và rất cần sự giúp đỡ. Trong khi tham dự Thánh Lễ, ngài đã quỳ xuống và rửa chân cho tôi. Việc ấy làm cho tôi ‘chết sững’. Thật là một kinh nghiệm tuyệt đẹp,” là lời cuả anh Cristian Marcelo Reynoso, 27 tuổi, đang làm nghề hót rác và đang cố gắng cai nghiện cocaine qua một chương trình phục hồi của giáo hội.

Reynoso nói: “Khi tôi nhìn thấy những tin tức trên truyền hình, tôi đã la hét vì vui, và xem đây này, tôi vẫn còn run rẩy đấy”.

“El Chabon (ông Hoàng) ấy khiêm tốn lắm. Lại là một ‘fan’ hâm mộ đội banh San Lorenzo nữa, giống như tôi vậy. Bạn nói chuyện với ông như một người bạn.”

Reynoso cho biết đội banh San Lorenzo “đang gặp vận xui, thua hoài. Nhưng tôi vẫn còn nhớ ngài nói với tôi rằng ngay cả khi nó xuống dốc, bạn không thể bỏ rơi nó… Nó cũng giống như một người vậy. Tất cả chúng ta có thể bị rơi xuống đáy giếng, nhưng luôn luôn có thể được vớt lên”

Trước khi ngài trở thành hồng y vào năm 2001, thì “vị hoàng tử của Giáo Hội” chỉ mặc một chiếc áo thun đen đơn giản với một cổ áo trắng. Đối với nhiều người ở khu ổ chuột Virgin Caacupe gần nhà thờ Miracles (Phép Lạ), thì đúng là một phép lạ khi mà một người bạn của họ trở thành Đức Thánh Cha.

“Ngài luôn luôn là một phần của khu ổ chuột của chúng tôi,” bà nội trợ Lidia Valdivieso, 41 tuổi, kể lại. Bà đang đặt tay cầu nguyện trên một bức tượng cuả Thánh Expeditus, là vị thánh bổn mạng cho các cơn ngặt nghèo khốn khó. Đứa con trai 23 tuổi của bà có bệnh bại não và đang học nghề mộc tại trường kỹ thuật của giáo hội.

“Khi tôi nghe tin, tôi không thể tin được tai mình. Một Papa Villero(giáo hoàng khu ổ chuột ) là điều đẹp nhất có thể xảy ra cho chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ ngài đi bộ qua những con đường lầy lội của chúng tôi hoặc nói chuyện với các trẻ em cuả chúng tôi “.

Bên trong căn nhà nguyện xây bằng bê tông, vẫn còn giữ một ‘áp phích’ vẽ nhân dịp kỷ niệm ngày nhậm chức cuả (Tổng giám mục) Bergoglio, và một bức tranh lớn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Gần bàn thờ, có một tấm áp phích lớn màu đen trắng vẽ hình linh mục Carlos Mugica, đã bị ‘toán ám sát cực hữu’ giết năm 1974 trong một chiến dịch loại bỏ những người rao giảng “thần học giải phóng”.

Năm 2000, ‘Tổng Giám mục’ Bergoglio đã đến dâng lễ cải táng và giảng lễ vinh danh LM Mugica, khi hài cốt của vị LM được đưa về đây.

‘HY’ Bergoglio không bao giờ ủng hộ phong trào thần học giải phóng bởi vì họ liên minh với các phong trào du kích vũ trang cánh tả trong những năm 1970. Nhưng ngài đã làm nhiều việc theo bước chân cuả LM Mugica, tài trợ tất cả các loại chương trình xã hội trong những khu ổ chuột của Argentina.

Những việc như thế đòi hỏi các linh mục phải tranh giành ảnh hưởng với những bọn buôn bán ma túy trong khu ổ chuột. Sự sống cuả các giáo sĩ thường xuyên bị đe doạ. Đôi khi thỏa hiệp phải được thực hiện.

Chỉ cần bước ra bên cạnh nhà nguyện, người ta thấy có nhiều ngọn nến đang cháy đỏ trong một cái miếu tưởng niệm một vị ‘anh hùng dân gian’ Antonio “Gauchito” Gil, là một tướng cướp sống ngoài vòng pháp luật hồi thế kỷ 19, đã chia sẻ số tiền cướp của mình với những người nghèo cuả Argentina.

Một số người Argentina cầu nguyện với “Gauchito” giống như người Công Giáo cầu nguyện với một vị thánh vậy. Nhưng ‘HY’ Bergoglio không phản đối việc người ta dựng cái miếu bên cạnh nhà nguyện.

“Trong hơn 20 năm ngài đã ở đây. Ngài luôn sống gần gũi với chúng tôi và ảnh hưởng của ngài trên khu ổ chuột này là rất lớn”, theo lời linh mục chánh xứ Lorenzo “Toto” de Vedia.

Có lần ngài rửa chân cho 12 thanh niên trẻ tại một trung tâm cai nghiện và được ghi lại nhiều hình ảnh. “Sau đó, ngài tiếp tục trở lại, giúp họ xưng tội và khuyên bảo họ,” Cha Vedia noí.

“Bạn có thể nói rằng giáo hội sẽ thay đổi”, Cha Vedia nói tiếp. “Thực tế thì việc Ngài chọn tên hiệu Phanxicô đưa ra một thông điệp là, ‘hãy ngưng mọi chuyện bung xung lại và cống hiến mình cho người nghèo’. Đó là gương sáng cuả Thánh Phanxicô và (GH) Phanxicô có thể sống cuộc sống đó. ”

Trong lần xuất hiện đầu tiên tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức giáo hoàng ‘Châu Mỹ Latin đầu tiên’ đã cúi đầu và yêu cầu đám đông ban phép lành cho ngài. Ở Argentina, những người từng biết ngài trong khu ổ chuột nhận ra đó cũng là cùng một loại cử chỉ khiêm tốn đã giành được trái tim của họ.

Người em gái của Đức giáo hoàng, bà Maria Elena Bergoglio, cho biết bà rất tự tin rằng ‘những hoành tráng và nghi lễ’ của Vatican sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà ngài đã theo đuổi suốt đời. Lời yêu cầu cuả ngài xin những người Argentina đừng chi tiêu cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ ngài sẽ không thay đổi, bà nói.

“Tin nhắn đó… làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. “Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực.”

Bà nói thêm rằng tình cảm của anh trai mình “là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ”.

“Ngài có sự nghiêng chiều về người nghèo”, bà nói.

Ngài cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng, bà nói. “Chúng tôi đã chêu chọc anh ấy về chuyện đó và anh ấy nói,’ Ồ, xin vui lòng!’ (‘Oh, please!’)”

Bạn bè cua ‘HY’ Bergoglio cho biết ngài thường nhút nhát, hầu như không bao giờ cho phép các phương tiện truyền thông phỏng vấn, chỉ thích nói chuyện từ bục giảng. Tuy nhiên, mới đây ngài đã cho cô Jaidr Flores phỏng vấn trên đài FM Radio La 96.

Cô Flores, 22 tuổi, kể lại: “Ngài ban đầu do dự. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài, và vào lúc cuối của cuộc phỏng vấn, ngài bắt đầu cười và nói: ” Cô thành công rồi ! Cô đã đưa tôi lên đài rồi đó ! ”

“Một ngày nọ, tôi đến thăm ngài tại văn phòng và tôi đã ngạc nhiên khi thấy ngài giữ trên bàn làm việc nhiều vô số hình ảnh của các tình nguyện viên và người nghiện ma túy từ cộng đồng này. Ngài thực sự quan tâm đến chúng tôi. “

Giáo Hoàng chuyện trò thân mật, giáo dân thích thú

Giáo Hoàng chuyện trò thân mật, giáo dân thích thú
Đức Giáo hoàng Phanxicô đến chào tín hữu tại Vatican, Chủ nhật ngày 17 tháng 3.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đến chào tín hữu tại Vatican, Chủ nhật ngày 17 tháng 3.

17.03.2013

nguồn:VOA

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chào đón khoảng 150.000 người đứng chật quảng trường Thánh Phêrô bằng bài nói chuyện thân mật của ngày Chủ nhật đầu tiên sau khi lên ngôi được 4 hôm.

Khác với thông lệ, Ngài nói bằng tiếng Ý và ít khi nhìn vào giấy soạn sẵn. Ngài bắt đầu bằng “buon giorno,” chào một ngày vui vẻ và chấm dứt bằng “buon pranzo,” chúc mọi người có bữa ăn trưa ngon miệng.

Cách nói chuyện tự phát và pha chút khôi hài nhẹ nhàng của Đức Giáo hoàng đã khiến mọi người trong quảng trường thích thú.

Trước khi xuất hiện vào trưa Chủ nhật đầu tiên, Đức Giáo hoàng đến giáo xứ Thánh Anna, một giáo xứ nhỏ ở Vatican để giảng đạo trước mấy trăm giáo dân ở đây, đa số là công nhân.

Sau thánh lễ, Ngài bắt tay với giáo dân và ôm hôn các em bé.

Khi có hai tu sĩ được giới thiệu với Ngài, hai người này định quỳ gối thì Ngài đã nhanh tay đỡ họ đứng yên.

Đức Giáo hoàng cũng đăng tin tweet đầu tiên trên tài khoản @Pontifex do người tiền nhiệm để lại. Trong tweet này Ngài viết “Các bạn thân mến, tôi cảm tạ các bạn từ đáy lòng và tôi xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Giáo hoàng Phanxicô.”

Vatican chào đón các lãnh đạo thế giới

Vatican chào đón các lãnh đạo thế giới

Thứ hai, 18 tháng 3, 2013

nguồn:VOA

Tổng thống Kirchner đến Rome

Tổng thống Argentina Kirchner có quan hệ căng thẳng với tân giáo hoàng

Giáo hội Công giáo La Mã đang trải thảm đỏ đón chào các nhà lãnh đạo thế giới và các bậc vương giả đến dự thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis vào thứ Ba ngày 19/3.

Lễ đăng quang này hứa hẹn sẽ là sự tương phản giữa sự long trọng vốn thấy ở các sự kiện lớn của Tòa thánh Vatican và phong cách giản dị dễ gần mà tân giáo hoàng đã thể hiện trong những ngày đầu tiên sau khi ông được chọn làm người dẫn dắt 1,2 tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới.

Đây là một sự kiện chắc chắn sẽ làm cho giới chức Vatican đau đầu – không có thư mời chính thức nào cả và một số nhân vật sẽ đến mà không thông báo. Đây cũng là thử thách đầu tiên đối với năng lực điều hành lĩnh vực ngoại giao đầy gai góc của cựu tổng giám mục Buenos Aires.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nằm trong số những nhà lãnh đạo châu Âu hàng đầu sẽ tham dự lễ đăng quang cùng với Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barosso.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín đồ Công giáo, đã đến Rome vào chiều Chủ nhật hôm 17/3 để đại diện cho Washington tại lễ đăng quang.

Từ quê nhà của tân giáo hoàng, Tổng thống Argentina Cristina Kirchner, vốn có quan hệ căng thẳng với cựu tổng giám mục Jorge Mario Bergoglio trên các vấn đề đồng tính và phá thai, cũng đã có mặt ở Rome.

Sau khi được tin Hồng y Bergoglio đắc cử giáo hoàng, bà Kirchner chỉ chúc mừng Ngài ngắn gọn là ‘thực hiện mục vụ có kết quả’ và nhấn mạnh rằng Ngài ‘gánh trách nhiệm nặng nề trên vai là tìm kiếm công lý, bình đẳng, tình huynh đệ và hòa bình cho nhân loại’.

Bà Kirchner cũng đã đến Rome hôm Chủ nhật và sẽ có cuộc gặp trực tiếp với Giáo hoàng Francis vào thứ Hai ngày 18/3, Vatican cho biết.

Trường hợp khó xử

Giáo hoàng Francis sẽ gặp những thử thách đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Giáo hội

Một sự hiện diện khác ở Rome cũng có thể gây khó xử là trường hợp của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa. Tuy nhiên về mặt ngoại giao ông Mugabe hoàn toàn có quyền đến một nước có chủ quyền là Vatican.

Tổng thống Mugabe, vốn bị nhiều nước lên án vì vi phạm nhân quyền, đã từng đến Vatican hồi tháng 5 năm 2011 để dự lễ phong thánh cho cố Giáo hoàng John Paul đệ nhị.

Tân giáo hoàng cũng đối mặt thách thức ngoại giao với việc Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng dự định đến Vatican. Việc này đã khiến Bắc Kinh phản ứng giận dữ.

Hồi năm 2005, tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển cũng từng đến tham dự tang lễ Giáo hoàng John Paul II.

Buổi lễ đăng quang này dự kiến sẽ thu hút rất đông tín đồ hành hương từ Mỹ Latin, nơi chiếm đến 40% số tín đồ Công giáo trên toàn thế giới mặc dù Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các đồng bào của ông hãy để dành tiền bạc để cứu giúp người nghèo thay vì bay đến Rome.

Tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3 trong khi người tương nhiệm Mexico Enrique Pena Nieto, phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria cũng sẽ có mặt ở Vatican.

Các vị khách hoàng gia có thể đến dự lễ đăng quang là Vua Albert II của Bỉ cùng với Hoàng hậu Paola, Đại Công tước Henri của Luxembourg cùng với phu nhân Maria Teresa và Công tước xứ Gloucester của Anh quốc.

Thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ thu hút hàng trăm ngàn tín đồ đến Rome. Giới chức thành phố cho biết họ đang chuẩn bị tiếp đón đến 1 triệu người hành hương.

‘Giáo hội nghèo vì người nghèo’

‘Giáo hội nghèo vì người nghèo’

Chủ nhật, 17 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Giáo hoàng vẫy tay với các nhà báo

Hàng nghìn nhà báo quốc tế đã đến tham dự buổi tiếp kiến của Giáo hoàng Francis

Tân Giáo hoàng Francis nói Ngài muốn một ‘Giáo hội nghèo’ và ‘vì người nghèo’ trong cuộc gặp mặt báo chí quốc tế lần đầu tiên hôm thứ Bảy ngày 16/3 sau khi Ngài được chọn làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.

Ngài cũng giải thích việc Ngài chọn tông hiệu Francis là theo tên của Thánh Francis sống vào thế kỷ thứ 12 và 13 – vị thánh tượng trưng cho ‘nghèo khó và hòa bình’.

Ông kêu gọi các nhà báo hãy hiểu Giáo hội với cả ‘các đức tính và tội lỗi’ và hãy cùng với Giáo hội tập trung vào ‘Chân, Thiện, Mỹ’.

Nguyên Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi và đến từ Argentina, là sự lựa chọn bất ngờ của các hồng y trong cuộc mật nghị ở Vatican để bầu ra người lãnh đạo mới của Giáo hội.

‘Chúa soi đường’

Trong cuộc tiếp kiến đầu tiên ở Vatican, Ngài nói Chúa Giê-su chứ không phải giáo hoàng mới là trung tâm của Giáo hội. Ngài cũng nhấn mạnh bản chất của Giáo hội là ‘tâm linh’ chứ ‘không phải chính trị’.

Ông nói chính Chúa Trời đã khiến cho cựu Giáo hoàng Benedict XVI thoái vị và soi đường cho các hồng y lựa chọn ông làm giáo hoàng.

Giáo hoàng Francis cũng cho biết Ngài chọn tông hiệu Francis là vì một vị hồng y người Brazil đã ôm chầm lấy Ngài chúc mừng và thì thầm vào tai Ngài ‘đừng quên người nghèo’ khi có kết quả Ngài được chọn làm giáo hoàng.

Ngài kể ngay lập tức Ngài đã nghĩ đến Thánh Francis của vùng Assisi, nước Ý, vốn là người sáng lập ra dòng tu Francis có sứ mạng chăm lo cho người nghèo.

Không những tượng trưng cho nghèo khó và hòa bình, Giáo hoàng Francis còn cho biết Thánh Francis ‘yêu mến và chăm sóc’ những công trình của Tạo hóa và lưu ý rằng hiện nay nhân loại ‘có quan hệ không tốt với tự nhiên’.

Các tín đồ Công giáo tin rằng Thánh Francis còn yêu thương các loài động vật như ‘huynh đệ’. Thậm chí Ngài còn được tin là đã giảng đạo cho chim chóc.

Trước đó đã từng có phỏng đoán rằng Giáo hoàng Francis – vốn là một hồng y thuộc dòng Tên – chọn tông hiệu theo Thánh Francis Xavier, một nhà truyền giáo ở châu Á thuộc dòng Tên vào thế kỷ 16.

Tuy nhiên Giáo hoàng Francis đã giải thích rằng điều này không đúng.

Phóng viên BBC ở Vatican David Willey cho biết phong cách của vị tân giáo hoàng rất khác với vị tiền nhiệm là Benedict XVI.

Ngài dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để nói về những giá trị đạo đức. Ngài cũng có khiếu khôi hài, phóng viên Willey nhận định.

Tòa thánh Vatican cũng đã thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ đến vấn an Giáo hoàng danh dự Benedict XVI trong tuần tới.

Đức Giáo Hoàng hô hào ‘Một Giáo hội cho người nghèo’ (VOA)

Tân Giáo hoàng bỏ tiền túi trả tiền khách sạn

Tân Giáo hoàng bỏ tiền túi trả tiền khách sạn

– Ngay trong ngày đầu tiên lãnh đạo 1,2 tỷ tín đồ Công giáo khắp thế giới, tân Giáo hoàng đã gây ấn tượng khi tự mình nhận hành lý tại khách sạn và trả tiền phòng. Ngài cũng đích thân nói lời cảm ơn từng nhân viên khách sạn.

Giáo hoàng Francis ang t¡o ra nhïng thay Õi t¡i Vatican

Giáo hoàng Francis đang tạo ra những thay đổi tại Vatican

Chỉ trong vòng 12 giờ sau khi trở thành người đứng đầu tòa thánh Vatican, Giáo hoàng đã xoá tan những truyền thống lâu đời về sự cầu kỳ, kiểu cách vốn tồn tại hàng trăm năm tại đây khi có nhiều hành động khác hẳn với những người tiền nhiệm.

Những hành động đó một lần nữa khẳng định sự giản dị, khiêm nhường vốn có của Giáo hoàng, người vẫn thường đi lại bằng xe buýt tại quê nhà, hôn lên chân của những bệnh nhân AIDS, cầu nguyện cùng với những gái mại dâm hay từ bỏ ngôi biệt thự sang trọng dành riêng cho tổng giám mục Buenos Aires.

Trong buổi lễ diễn ra hôm qua, khác với người tiền nhiệm Benedict XVI, người đã đọc bài diễn văn dài đến 3 trang bằng tiếng La-tinh, tân Giáo hoàng Francis chỉ diễn thuyết trong vòng khoảng 10 phút bằng tiếng Italia. Trong bài phát biểu, ngài nhấn mạnh tất cả các tín đồ Thiên chúa giáo cần phải “xây dựng” nhà thờ và “bước đi” với niềm tin.

Ngài đề nghị các linh mục phải xây nhà thờ trên những nền tảng vững chắc và còn cảnh báo rằng: “Điều gì xảy ra khi lũ trẻ xây những lâu đài trên bãi biển? Tất cả chúng đều sụp đổ. Nếu chúng ta không hướng về chúa Giê-su, chúng ta sẽ chỉ trở thành một tổ chức phi chính phủ đáng thương chứ không phải người con của Chúa trời”.

Không chỉ trong lời nói, phong cách giản dị của Giáo hoàng Francis còn được thể hiện ngay ở những bộ lễ phục. Thay vì khoác lên mình tấm che ngực hình cây thánh giá màu vàng được trao sau khi được bầu làm giáo hoàng, trong buổi lễ hôm qua, cựu hồng y của Argentina vẫn mặc trang phục quen thuộc như khi còn là giám mục.

Ngài cũng từ chối khoác lên bộ áo choàng nhung màu đỏ mà người tiền nhiệm từng mặc khi lần đầu xuất hiện trước công chúng thế giới năm 2005. Ngài thấy hài lòng với bộ áo khoác dành cho giáo hoàng màu trắng giản dị.

“Với tôi có một điều chắc chắn là đã có sự thay đổi lớn về phong cách. Đây không phải chuyện nhỏ”, Sergio Rubin, người viết tiểu sử cho giáo hoàng nói.

Cũng trong ngày thứ Năm, một thay đổi nhỏ nữa những cũng rất đáng chú ý đã xảy ra khi Giáo hoàng cùng đoàn tùy tùng dừng lại bên một ngôi nhà thuộc sở hữu của Vatican, nơi giáo hoàng ở trước mật nghị.

Tại đây ngài tự nhận hành lý của mình và nói: “Tôi muốn cảm ơn các nhân viên, những người làm việc tại đây”, Pawel Rytel-Andrianek, một vị khách trong tòa nhà chứng kiến sự việc, kể lại.

“Và ngài tiến lại cảm ơn toàn bộ nhân viên ở đây, từng người một, không hề vội vã”. Giáo hoàng sau đó đã trả hóa đơn tiền phòng của mình “để làm gương”, người phát ngôn của Vatican, Federico Lombardi, cho hay.

“Mọi người ở đây cho biết trong suốt 20 năm qua, ngài chưa từng đề nghị Vatican cử ô tô đón mình”, Rytel-Andrianek nói tiếp. “Ngay cả khi tới mật nghị cùng một linh mục khác trong giáo phận của mình, ngài vẫn ra đường đón taxi để tới mật nghị. Quả là một cử chỉ rất giản dị”.

20 điều ít biết về tân Giáo hoàng Francis

– Giáo hoàng Francis yêu thích tango, bóng đá và từng có thời làm vệ sĩ gác cửa cho một quán bar ở Buenos Aires. Đó là một vài trong số những điều ít biết về tân giáo hoàng nổi tiếng giản dị, khiêm nhường của Vatican.

Giáo hoàng Francis c§m lá cÝ in logo cça Ùi bóng yêu thích San Lorenzo.
Giáo hoàng Francis cầm lá cờ in logo của đội bóng yêu thích San Lorenzo.

1. Giáo hoàng Francis, tên thật là Jorge Mario Bergoglio, xuất thân từ một gia đình trung lưu có 5 người con và có cha là công nhân đường sắt gốc Italia.

2. Cha ông, Mario Jorge, di cư từ vùng Piedmont của Italia tới Argentina.

3. Tân Giáo hoàng thành tạo tiếng Italia, Đức, Tây Ban Nha. Ông cũng nói được tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha dù không trôi chảy và và một chút thổ ngữ Piedmont.

4. Ông từng bị cắt một lá phổi thời thiếu niên vì bị nhiễm trùng.

5. Giáo hoàng Francis yêu thích tango. “Tôi yêu tango và thường khiêu vũ thời còn trẻ”, ông từng nói với Francesca Ambrogetti và Sergio Rubin, tác giả cuốn hồi ký “El Jesuita” năm 2010 của ông.

6. Ông từng có bạn gái khi còn trẻ. “Cô ấy nằm trong nhóm bạn mà tôi từng khiêu vũ cùng. Nhưng sau đó tôi nhận ra niềm đam mê với tôn giáo”, Giáo hoàng Francis tiết lộ với Ambrogetti và Rubin.

7. Ông từng làm vệ sĩ gác cửa tại một quán bar ở Buenos Aires để kiếm tiền thời còn là sinh viên.

8. Giáo hoàng Francis là fan cuồng nhiệt của câu lạc bộ bóng đá San Lorenzo, một đội bóng ở Buenos Aires. Năm 1972, San Lorenzo là đội bóng Argentina đầu tiên từng giành giành hai chức vô địch trong một năm.

9. Bức họa yêu thích của ông là “White Crucifixion” (Đóng đinh vào thập giá màu trắng), do Marc Chagall vẽ năm 1939.

10. Bộ phim yêu thích của ông là “Babette’s Feast”, một bộ phim của Đan Mạch sản xuất năm 1987.

11. Ông từng nghiên cứu triết học tại Đại học công giáo Buenos Aires và cũng có bằng thạc sĩ hóa học tại Đại học Buenos Aires.

12. Giáo hoàng Francis từng giảng dạy văn học, tâm lý, triết học và thần học trước khi trở thành tổng giám mục của Buenos Aires.

13. Ông là đồng tác giả cuối sách “Sobre el Cielo y la Tierra” (Trên thiên đường và trái đất).

14. Ông đảm nhiệm chức tổng giám mục của Buenos Aires từ 1998-2013. Trong thời gian làm tổng giám mục, ông đã trở thành tấm gương cho người khác với lối sống khiêm nhường, tránh mọi sự xa hoa.

Jorge Mario Bergoglio nói chuyÇn vÛi mÙt hành khách khi i trên xe iÇn ng§m ß Buenos Aires.

Jorge Mario Bergoglio nói chuyện với một hành khách khi đi trên xe điện ngầm ở Buenos Aires.

15. Giáo hoàng Francis thường sử dụng phương tiện công cộng thay vì taxi hoặc xe riêng để đi lại quanh Buenos Aires. Ông sống trong một căn hộ nhỏ với một linh mục nhiều tuổi hơn và tự nấu ăn.

16. Ông được Giáo hoàng John Paul tấn phong làm hồng y năm 2001.

17. Trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005 mà ông được xem là ứng viên sáng giá. Giáo hoàng Francis được cho là trở thành nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ của những người khác, vốn cáo buộc rằng ông không bao giờ cười.

18. Giáo hoàng Francis thường bay tới Rome bằng vé máy bay hạng phổ thông.

19. Francis là giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu kể từ thời Gregory III, người sinh ra tại vùng đất là Syria ngày nay và được bầu làm giáo hoàng năm 731.

20. Ông sẽ lấy tước hiệu là Giáo hoàng Francis chứ không phải Francis I. Giải thích về điều này, phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi nói: “Sẽ là Francis I nếu chúng ta có Francis II”.

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia ình hi¿m ß VN: D¡y con b±ng bó ia, Tin téc trong ngày, dai gia dinh viet nam, dai gia dinh hiem co nhat viet nam, gia dinh truyen thong, gia dinh da the he, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ông bà Giáo cùng con cháu

Thứ Sáu, 15/03/2013

Một lần, nghe phong thanh có một người con có ý định muốn tách ra ở riêng, trong bữa cơm, ông Nguyễn Văn Giáo đã cầm cả bó đũa và lấy hết sức mạnh để bẻ nhưng không gãy cái nào. Sau đó, ông Giáo đặt bỏ bó đũa xuống và bẻ gẫy từng chiếc dễ dàng. Người con hiểu ý của bố và từ bỏ luôn ý định ra riêng.

Việc to, nhỏ, bố mẹ đều xin ý kiến từng người con

Theo ông Nguyễn Văn Giáo, nguồn kinh tế chính để cho đại gia đình vận hành là công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt (chuyên về đồ gỗ, nội thất). Ngoài ra, còn có thêm một cửa hàng kinh doanh quần áo đồ dùng thể thao và một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng đều mang tên Thành Đạt. Mọi công việc ở công ty, cửa hàng, việc bếp núc nội trợ trong gia đình đều được ông bà Giáo phân công dựa trên ưu, nhược điểm của mỗi người.

Kể về việc này, ông Giáo ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thầm – con trai thứ 3 là người nhanh nhạy, có nhận định rất sát với thị trường được cử làm Giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt. Con trai thứ tư Nguyễn Văn Thì có mặt mạnh về chính trị thì làm Xã đội trưởng ở xã Yên Phú và được giao quản lý cửa hàng bán đồ thể thao. Anh Nguyễn Văn Thúy làm quản đốc phân xưởng sản xuất mộc, anh út Nguyễn Văn Trà trông coi việc kinh doanh ở xưởng mộc. Chị dâu cả quán xuyến việc bếp núc và sinh hoạt của cả nhà. Còn bốn chị em dâu người thì làm ở xưởng mộc, người quản lý buôn bán cửa hàng vật liệu xây dựng, người được giao quản lý cửa hàng bán quần áo đồ dùng thể thao… Cứ như vậy, mọi người không ai bảo ai cứ tự giác làm công việc của mình. Ngay trong mỗi gia đình nhỏ đều phải có một người đứng đầu tự bảo ban nhau và chịu trách nhiệm trước ông bà.

Trả lời cho câu hỏi việc phân công công việc khó tránh khỏi sự tị nạnh ở mỗi người, ông Giáo giải thích: “Phân rõ ràng như vậy chỉ để quản lý cho dễ, chứ không có ý là phân cao thấp giữa các con. Mọi người trong nhà đều có trách nhiệm giúp đỡ bảo ban nhau. Đứa nào cũng là con nhưng mỗi đứa mỗi tính, chẳng ai giống ai. Bởi vậy, phải tùy người mà răn dạy và giao việc, nhưng phải luôn đảm bảo công bằng. Trước khi quyết định việc gì gia đình cũng phải bàn bạc, xin ý kiến của từng người. Con dâu, cháu dâu mới về cũng đều coi như con đẻ của mình và đều có bổn phận như nhau”.

Ông Giáo kể: “Năm nào cũng vậy, bữa cơm tất niên được coi như buổi “tổng kết năm”, cả gia đình đoàn tụ ăn với nhau trong bữa cơm cuối cùng của năm cũ để nhìn lại những gì đã và chưa làm được. Mỗi người báo cáo việc làm ăn và chia sẻ chuyện gia đình. Người nào được giao quản lý việc gì sẽ đứng lên báo cáo về công việc của năm, làm ăn được – thua thế nào, nợ ra sao… Các cháu thì báo cáo việc học hành của mình. Rồi sau đó cả gia đình ngồi lại bàn bạc với nhau hướng làm ăn năm tới”.

Truyền thống “ăn chung nồi, tiêu chung túi” đã có từ đời trước

Truyền thống “Ăn chung một nồi, tiêu chung túi” của gia đình ông Giáo đã có từ thời bố ông Giáo. Ông đã gây dựng thành nếp nhà và dày công gìn giữ, vun đắp trong suốt cuộc đời.

Ông Giáo nhớ lại: “Hồi ấy nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ làm lụng quần quật vẫn không kiếm đủ cái ăn cho 8 đứa con. Để lo cho các con có cuộc sống tươm tất, cả nhà đã phải xoay đủ nghề từ làm ruộng, công nhân bốc xếp đến làm thợ xây, thợ mộc… Suốt quá trình đó, ông cụ luôn tâm niệm, sức mạnh tổng lực của các thành viên trong gia đình cùng nỗ lực lao động mới đem lại cơm no, áo ấm. Vì thế, sau này các con khôn lớn, lấy vợ sinh con, ông đều vận động họ không ra riêng, sống quây quần bên nhau”.

Với vợ chồng ông Giáo, phương châm để các con sống hòa thuận là sai đâu bảo đó. Với con cháu không hài lòng ở ông điều gì hoặc thấy ông có điều gì chưa phải, chưa đúng thì gặp ông để trao đổi lại. Tất nhiên muốn có được quan hệ “biện chứng” này, ông Giáo cũng luôn là người biết quan tâm, chăm sóc đến mọi người. Có lẽ vì thế mà trong gia đình ông không có chuyện chừa việc cho người khác. Không lườm nguýt hoặc bằng mặt không bằng lòng, càng không có cảnh sợ bố mẹ chia cho người này nhiều của để dành hơn người kia. Mọi thứ trong gia đình từ những thứ nhỏ nhất, ông bà Giáo đều phân chia cân bằng.

Trước đây cũng có gia đình có ý định ra ở riêng. Trong bữa ăn tối, nghe thấy bóng gió chuyện này, ông Giáo đã khôn khéo nhắc nhở các con bằng việc vận dụng truyện ngụ ngôn “Câu chuyện bó đũa”. Ông cầm cả nắm đũa lấy hết sức bình sinh bẻ nhưng không thể làm gãy một cái đũa nào. Rồi ông bỏ nắm đũa xuống mâm, nhặt từng cái một và bẻ gãy rất dễ dàng. Sau đó, ông gọi riêng người đó đến nhắc nhở: Ông bà, cha mẹ như cái gốc, con cháu như cái cành. Gốc có vững, cành lá mới xanh. Nghe những lời nhắc nhở của ông người con ấy đã  tự nhận ra. Cũng từ đó, lần lượt những đứa con của ông Giáo xây dựng gia đình nhưng tuyệt nhiên không ai tính chuyện ra ở riêng.

Ông Giáo tâm sự: “Tách chén còn có lúc va nhau sứt vòi, mẻ quai huống chi là con người. Sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà sẽ có những va chạm về quan niệm sống. Nhà tôi có 4 thế hệ với 24 con người, đủ cả người già, trẻ nhỏ. Mỗi người mỗi tính và quan điểm sống của mỗi thế hệ khác nhau nên đôi lúc cũng xảy ra chuyện này chuyện nọ. Dù vậy, vợ chồng tôi luôn cố gắng giữ cân bằng qua cách sống cởi mở và trách nhiệm. Chỉ cần thấy ai trong bữa cơm bình thường cười nói vui vẻ mà bữa đó lại ít nói, buồn buồn là phải tìm hiểu ngay. Tôi phải đảm nhiệm vai trò của một người cầm còi, tìm hiểu rõ ngọn ngành rồi đưa ra phán quyết cuối cùng. Được cái, tất cả con cháu đều nghe theo. Mọi người sống chan hòa, yêu thương nhau nên chín bỏ làm mười, chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì”.

Từ những năm 1999, gia đình ông Giáo đã được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Yên Mỹ tặng danh hiệu “Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”.

Anh chị Thụ & Mai gởi