Cảnh báo bão ở bang Louisiana

Cảnh báo bão ở bang Louisiana

Hình ảnh vệ tinh cho thấy cơn bão nhiệt đới Karen cuối đêm thư năm ngày 3/10/2103.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy cơn bão nhiệt đới Karen cuối đêm thư năm ngày 3/10/2103.

04.10.2013

Các nhà dự báo thời tiết đã ra lệnh cảnh báo bão nhiệt đới đối với một số khu vực của bang Louisiana, trong lúc một lệnh cảnh báo bão lớn được áp dụng cho một khu vực rộng lớn trải dài về hướng đông tới duyên hải vùng Vịnh của tiểu bang Florida, trước khi bão nhiệt đới Karen ập vào.

Trung tâm Phòng chống Bão Quốc gia ở Miami nói rằng bão nhiệt đới Karen có thể ập vào bờ vào chiều tối hôm nay, thứ Sáu, hoặc sáng sớm thứ Bảy, và có thể tăng cường độ để trở thành bão lớn khi ập vào bờ.

Dọc theo duyên hải vùng Vịnh của bang Florida, nhiều người đang dời tàu tới những bến an toàn, để tránh gió lớn, và nhiều người khác đang tìm mua những vật liệu để gia cố nhà cửa của họ.

Cư dân tại những vùng nơi lệnh cảnh báo bão có hiệu lực được kêu gọi hãy dự trữ nước uống, lương thực khô, radio và đèn pin.

Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang cũng bắt đầu gọi các nhân viên bị cho nghỉ việc không lương trở lại làm việc để đối phó với trận bão có khả năng trở nên nguy hiểm.

Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Tàu bè được lệnh vào bờ để tránh bão.

Tàu bè được lệnh vào bờ để tránh bão.

30.09.2013

Hàng chục ngàn dân ở miền Trung Việt Nam được lệnh sơ tán trước cơn bão số 10 tức bão Wutip.

Cơ quan dự báo thời tiết cho biết bão số 10 với sức gió trên 140 cây số/giờ sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong ngày hôm nay 30/9.

Giới hữu trách Việt Nam cho hay hơn 8.000 cư dân tỉnh Quảng Trị tối 29/9 đã được sơ tán tới nơi an toàn và 35.000 người khác sinh sống tại các khu vực bị lũ lụt, đất chuồi, và lũ quét đe dọa cũng được lệnh dời đi nơi khác.

Tổng cộng có hơn 140.000 cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã có lịch sơ tán hôm nay.

Từ Thừa Thiên-Huế tới Hà Tĩnh  đã chuẩn bị các phương án đối phó với bão số 10. Trường học bị đóng cửa, thuyền bè được lệnh vào bờ tránh bão.

Trước khi đổ vào Việt Nam, cơn bão đã nhận chìm 3 tàu cá của Trung Quốc ở Hoàng Sa, khiến ít nhất 75 ngư dân mất tích.

Bão số 10 là cơn bão mạnh nhất đánh vào Việt Nam trong mùa này.

Tính tới nay, bão nhiệt đới dữ dội nhất ở Châu Á trong năm là bão Usagi đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 33 người ở Philippines và Trung Quốc trước đây trong tháng.

Việt Nam thường xuyên hứng chịu bão lũ, với hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu đôla thiệt hại về kinh tế mỗi năm.

Nguồn: AP, The Guardian, Reuters

Chia sẻ Lễ An Táng Tu sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P.

Chia sẻ Lễ An Táng Tu sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P.

Sept 28, 2013 @ Nhà Thờ Ba Chuông lúc 10 Sáng.

Bài đọc: Gióp 19:1, 23-27a; Roma 6:3-9; Gioan 11:21-27.

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Chúng ta phải chân thành nhận rằng chúng ta đang thực sự rất đau thương và buồn bã trước sự ra đi cách bất ngờ và tàn nhẫn của người anh em chúng ta, Tu Sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P.

Giống như ông Gióp trong bài đọc 1, có rất nhiều người đã hỏi: “Tại sao sự xấu như vậy lại xẩy ra cho một người hiền lành và đạo đức?”  Câu hỏi này hướng về quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân của sự xấu và chắc chắn sẽ không có câu trả lời thỏa đáng; vì hoặc chúng ta sẽ đổ lỗi cho người này, người khác hoặc cuối cùng chúng ta sẽ qui trách nhiệm cho Thiên Chúa. “Tại sao, Chúa là Đấng Nhân Từ và Thương Yêu lại để một chuyện xấu như vậy xẩy ra cho người lành?”  Hoặc chúng ta sẽ trách Chúa như Marta: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây thì em con đã không chết?” (Gioan 11:21).

Đối với tôi, câu hỏi phải là: “Sự xấu này đã xẩy ra, vậy bây giờ chúng ta phải làm gì?”  Câu hỏi này giúp chúng ta học ra bài học trong quá khứ để giúp nhau vượt qua đau khổ hiện tại và cùng tìm cách ngăn ngừa thảm họa như vậy diễn ra trong tương lai.  Đó là một câu hỏi thực tiễn và cần thiết.  C.S. Lewis đã nói: “Pain is God’s megaphone to arouse the deaf world – Đau khổ là tiếng gào thét của Thiên Chúa để thức tỉnh thế giới điếc đặc. Ngôn ngữ và suy nghĩ của chúng ta rất hạn chế; vì thế chúng ta cần tìm đến với Lời Chúa để an ủi nhau và giúp nhau vượt qua nỗi đau này.

Chúa Giêsu đã chết trên Thánh Giá bằng một cái chết nhục nhã và đau thương.  Các vị Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Nhật Bản mà hôm nay Giáo Hội mừng kính cũng đã bị giết chết hết sức dã man: người bị chém, người bị thiêu, người bị dùng tre lứa mà lóc từng miếng thịt ra!  Thật dã man và đau đớn!

Khi chứng kiến cảnh Đức Quốc Xã treo các nạn nhân lên trên các cột gỗ và giết họ, rất nhiều người đã hỏi: “Tại sao như vậy?  Chúa ơi, Chúa ở đâu mà để những người vô tội chết thảm đến thế?”  Bất ngờ trong đám đông ấy có tiếng trả lời: “Chúa đang ở đó, trên cây gỗ, cùng chịu đau và chết chung với họ.”

Kính thưa quí ông bà anh chị em,

Mỗi lần chúng ta thấy một người vô tội bị chết thảm, thì chúng ta hãy biết rằng Chúa Giêsu Kitô đang cùng chịu đau và cùng chết với họ.  Và theo lời Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay: ‘nếu anh Giuse Đỗ Văn Chung đã cùng chết với Đức Kitô thì anh cũng cùng sống với Người.’  (Rom 6:8)  Cũng như Đức Kitô đã phục sinh và bước ra khỏi mồ, thì sự phi lý và dã man của cái chết anh Giuse Đỗ Văn Chung đã trải qua cũng không thể giữ anh ở trong mồ được.  Anh sẽ cùng sống với Đức Ktiô.

Nhà vật lý học và là Giám Đốc đầu tiên của trung tâm Nasa Mỹ, tiến sĩ Wernher von Braun có nói: “Khoa học cho chúng ta hay là mọi sự trong thiên nhiên, ngay cả những phân tử nhỏ nhất, cũng không biến mất mà không để lại dấu tích chi cả.  Thiên nhiên không biết đến sự tuyệt chủng mà chỉ có sự biến đổi – từ trạng thái này sang trạng thái khác.  Những gì khoa học dạy tôi đều củng cố niềm tin của tôi vào sự liên tục của sự hiện hữu thiêng liêng sau cái chết thể lý; bởi lẽ chẳng có gì biến mất mà lại không để lại dấu tích chi cả.”  (Science tells us that nothing in nature, not even the tiniest particle, can disappear without a trace.  Nature does not know extinction.  All it knows is transformation…  And everything science has taught me… strengthens my belief in the continuity of our spiritual existence after death.  Nothing disappears without a trace).

Sống cho đến bao nhiêu tuổi ở trần gian là điều không quan trọng; điều quan trọng là sống ra sao, sống như thế nào, sống trong sự kính trọng và thương yêu hay trong khinh thường và thù hận… Có người nói: Immortality is very fearful without love.  Sự sống vĩnh cửu thì thật là đáng sợ nếu không có tình yêu.

Người anh em của chúng ta, Tu sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P. đã sống hiền hòa, quan tâm đến người khác, chân thành thương yêu mọi người và được mọi người quí mến, yêu thương.  Sự hiện diện của rất nhiều người từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới tại Thánh Đường này nói lên sự thật đó.  Chắc chắn anh đang sống trong yêu thương và kết hợp với Chúa Tình Yêu.

Thưa Cha Giám Tỉnh, quí linh mục, tu sĩ nam nữ, tang gia và quí ông bà anh chị em,

Tại thành phố Phnom Penh ở Campuchia có một trạm xá dành cho người bị bệnh SIDA (AIDS) do một linh mục Công giáo trông coi.  Cha và những người giúp việc đã đi tìm và đem về trạm xá những người bị SIDA và chăm sóc họ cách cẩn thận và tận tình.  Nơi đây các bệnh nhân được lo lắng cách chu đáo và được ăn no.  Cũng có bệnh nhân sẽ được gởi về nhà – để chết, phần lớn thì chết ở trạm xá này.

Có lần một linh mục dòng Đaminh từ Âu Châu đến thăm trạm xá thì gặp lúc một thanh niên trẻ mới được đưa đến trạm xá, anh rất gầy yếu và chắc chắn không thể sống được bao nhiêu ngày.  Anh được người ta tắm rửa sạch sẽ và được hớt tóc cho gọn gàng, lúc ấy mặt anh rạng rỡ niềm vui và hạnh phúc.

Người không có cùng niềm tin với chúng ta có thể hỏi: “Tại sao phải làm như vậy?  Các bệnh nhân này sẽ sớm qua đời thôi, tại sao phải tốn công vào những việc vặt vãnh như vậy?”  Đối với họ, việc chăm sóc này không mang ý nghĩa chi cả.

Nhưng với chúng ta, qua bí tích Rửa Tội, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa và là anh chị em của nhau.  Chúng ta không để cho một người anh em, một người chị em của chúng ta về với Chúa trong lem luốc, bẩn thỉu hoặc chết bờ chết bụi.  Phẩm giá của con người không cho phép chúng ta để mặc họ như thế.  Mặc dù chết là một cuộc lên đường rất cá nhân, nhưng thường có người thân quen qui tụ chung quanh để tiễn ta lên đường về quê trời, hợp đoàn trong Vương Quốc của Chúa.  Do đó, chăm sóc cách dịu dàng và tận tình các bệnh nhân chờ chết như thế là một nghĩa cử giúp chuẩn bị họ tiến vào trong Vương Quốc này, và đó là điều phải làm.

Thưa cha Giám Tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình và các anh em trong tỉnh dòng,

Anh em Đaminh trong Phụ Tỉnh của chúng con ở Bắc Mỹ đã đồng hành với anh Giuse Đỗ Văn Chung, O.P. hơn một thập niên qua trong đời sống tu trì, trong mục vụ và trong sứ vụ ở Houston, Texas, thế mà chúng con lại không có mặt bên cạnh anh Giuse Chung trong những giây phút sau cùng của anh trên dương thế.  Thay vào đó, cha Giám Tỉnh và anh em đã đồng hành, nâng đỡ, động viên tinh thần, chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo cho anh Giuse.  Với tinh thần ‘Còn nước còn tát’, cha Giám Tỉnh và anh em đã nhờ các chuyên viên y khoa giỏi và tìm mọi cách để giúp anh Giuse Chung và như thế, cha và anh em đã đem đến cho Bà Cố và cho chúng con sự ‘hy vọng’.  Mặc dù Chúa đã làm việc theo cách khác; nhưng sự ‘hy vọng’ này lại rất cần cho chúng ta trong lúc này.  Chúng con chân thành cảm ơn cha Giám Tỉnh và quí anh em.

Có người nói: Hy vọng không phải là nhắm mắt lại trước những khó khăn, những nguy hiểm, hay những thất bại.  Nhưng hy vọng chính là tin tưởng chắc chắn cho dẫu tôi thất bại bây giờ, tôi cũng sẽ không thất bại mãi mãi; cho dẫu tôi bị thương tổn bây giờ, tôi cũng sẽ được hồi phục; đó cũng chính là tin tưởng rằng sự sống thì tốt lành, và tình yêu thì thật mãnh liệt. (Anon) Với niềm tin vào Chúa, hy vọng này: “không phải là một xác tín cho rằng mọi sự sẽ xuôi chảy, nhưng là một quả quyết mọi sự sẽ có ý nghĩa, bất kể kết quả chúng sẽ như thế nào” (‘Hope is not the conviction that something will turn out well, but the certainty that something makes sense, regardless of how it turns out’ câu nói của Vaclav Havel, một nhà viết kịch và là cựu tổng thống nước Tiệp Khắc – trích trong sách của cha Timothy Radcliffe, What is the Point of Being a Christian, trang 17).

Cha Timothy Radcliffe, O.P., nguyên Bề Trên Cả Dòng Đaminh, thuật lại việc ngài thăm viếng các anh chị em Đaminh ở Burundi như sau:

Lần đầu tiên tôi đến Burundi (miền Nam của Rwanda – thảm cảnh diệt chủng diễn ra từ tháng Tư đến tháng Bảy, 1994) vào lúc những xung đột chủng tộc giữa người Hutus và Tutsis đã xé nát mảnh đất xinh đẹp ấy.  Tôi ngỏ ý muốn thăm cộng đòan các nữ Đan sĩ Đaminh ở phía Bắc nước này.  Đi bằng đường bộ thì rất nguy hiểm … nhưng vì không còn cách nào khác nên chúng tôi đành phải phó thác và lên đường.  Thật là một chuyến đi cam go.  Chúng tôi đã bị quân lính bắt dừng xe không cho chúng tôi tiếp tục vì đang có những chiến sự trên đọan đường đó.  Dọc đường, chúng tôi đã từng thấy cả một chiếc xe búyt chứa đầy xác chết.  Có những phát đạn bắn mà tôi nghĩ là đã nhắm vào chúng tôi.  Tòan quốc gia ấy mang mầu tang thương và chết chóc.  Các cây lương thực đều bị thiêu hủy.  Và ở tuốt phía xa, chúng tôi thấy một ngọn đồi xanh tươi, nơi đó là đan viện của các chị em.

Sáu sơ là người Tutsi và sáu sơ khác là người Hutu.  Đó là một trong số rất ít địa điểm nơi hai sắc dân ‘kình địch’ ấy sống chung trong hòa bình và thương yêu.  Các nữ tu này đã mất hầu hết thân nhân trong cuộc thảm sát diệt chủng… Tôi thắc mắc làm sao họ có thể sống hòa bình với nhau như vậy.  Họ cho hay ngòai những giờ kinh chung, họ luôn luôn cùng nghe tin tức ngõ hầu họ đều biết và chia sẻ với nhau những gì đang xẩy ra.  Không người nào phải sống trong đau thương một mình.  Dần dần, người từ các sắc dân khác nhau nghe biết vùng đất của đan viện là một nơi an tòan và đã qui tụ lại trong thánh đường để cầu nguyện và trồng cây lương thực chung quanh thánh đường ấy.  Một ngọn đồi xanh tươi trong một vùng đất tan hoang – đó chính là một DẤU CHỈ HY VỌNG.” (What Is the Point of Being a Christian? Burns & Oates, 2005, p.20-21).

Thưa quí cha, quí tu sĩ nam nữ, Bà Cố và tang gia của cha Giuse Đỗ Văn Chung, ‘không ai phải sống trong đau thương một mình’.  Chúng ta qui tụ trong Thánh Đường hôm nay để chia bớt nỗi buồn đau của bà Cố và của từng người chúng ta; đồng thời cũng nâng đỡ nhau và đem đến cho nhau niềm tin và niềm hy vọng rằng ‘mọi sự sẽ có ý nghĩa, bất kể kết quả chúng sẽ như thế nào.’

Để kết thúc, con xin mợn bài thơ ngắn sau đây để gởi đến cách đặc biệt cho bà cố ngõ hầu chúng ta cùng với bà cố tin tưởng, hy vọng và phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, là Cha Nhân Từ và là Người Thầy Chí Thánh của chúng ta.  Bài thơ có tự đề: TRANG VỞ BỊ GẤP

Trên căn gác một ngôi nhà cổ

Khi hạt mưa từ mái nhà đổ xuống,

Tôi ngồi đó lật từng trang vở bị gấp nếp

Ghi dòng chữ của mình hồi nhỏ:

Thầy giáo bảo: tạm bỏ qua điều này

Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu.’

Tôi liền dở nó ra và đọc,

Đoạn gục gặc đầu mỉm cười nói:

Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu.”

Trong cuộc sống có nhiều trang khó hiểu,

Ta hãy gấp lại và viết lên:

Thầy giáo bảo: tạm bỏ qua điều này

Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu.’

Rồi một ngày nào đó trên Nước Trời,

“Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu.” (Vô danh).

Anh Giuse Đỗ Văn Chung thân mến, hãy cầu bầu cùng Chúa cho chúng tôi.

Ts. Giuse Trần Trung Liêm, O.P.

Phụ Tỉnh Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary, Canada.

Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Syria loại trừ vũ khí hóa học

Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Syria loại trừ vũ khí hóa học

RFA


2013-09-27

000_Was7949563-305

Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu chấp thuận nghị quyết buộc Syria từ bỏ vũ khí hóa học tại cuộc họp ngày 27 tháng 9 năm 2013 ở trụ sở LHQ, New York.

AFP PHOTO / Stan HONDA

8:30 tối thứ sáu, giờ New York, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết với 100% phiếu thuận, buộc Syria loại trừ kho vũ khí hóa học trước giữa năm tới, 2014.

Với toàn thể 15 phiếu thuận, nghị quyết đòi hỏi “sự loại trừ những thứ vũ khí mà chính quyền Syria đã sử dụng một cách tàn bạo và nhiều lần để chống lại người dân Syria.”  Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice vừa tuyên bố như trên.

Nghị quyết cũng minh định rằng sự bất tuân thủ nghị quyết sẽ đưa đến những hậu quả.  Tuy nhiên nghị quyết không đề cập đến biện pháp quân sự để cưỡng hành theo như Hoa Kỳ đòi hỏi, trong trường hợp Syria không tuân thủ nghị quyết.

Nghị quyết cũng buộc Syria phải cho các chuyên viên thuộc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc (OPCW) vào kiểm soát tất cả những kho tồn trữ vũ khí hóa học và cơ sở tổn trữ hóa chất và chế tạo vũ khí hóa học trong khắp nội địa Syria.

10 phút trước giờ Hội đồng Bảo An biểu quyết 15-0 nghị quyết này, OPCW đã họp tại Hòa Lan để biểu quyết chấp nhận Syria làm thành viên mới nhất của Hiệp ước cấm vũ khí hóa học.

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Thụy My

RFI

Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) quyết định trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013, cùng với ba nhà báo của Ecuador, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Tin này được loan trên trang web của tổ chức CPJ có trụ sở tại New York vào hôm qua 26/09/2013.

Ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tuyên bố : « Vào thời điểm mà thông tin đã trở thành tài nguyên toàn cầu, bốn nhà báo trên đây đã bất chấp nạn kiểm duyệt và trấn áp để mang lại thông tin cho chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận lòng can đảm, sự dấn thân và sự chối từ im lặng của họ ».

Thông cáo của CPJ cho biết, bốn nhà báo được giải – Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài Capital Broadcast Center, Ai Cập), Nedim Sener (báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày, Việt Nam) – đang phải đối mặt với những sự trả thù do công việc của họ, kể cả quấy rối về luật pháp, đe dọa về thân thể và bắt giam.

Cũng theo thông cáo trên, bà Janet Hinostroza đã buộc phải tạm ngưng một chương trình truyền hình sau khi bị đe dọa, ông Youssef bị điều tra về các bản tin châm biếm, ông Sener bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra mang tính chỉ trích và có thể bị lãnh án 15 năm tù.

Ông Nguyễn Văn Hải, một trong các blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong một đất nước mà báo chí đều do Nhà nước kiểm soát, và đã bị 12 năm tù kèm theo 5 năm quản chế theo một điều luật mơ hồ về « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Các bài viết trên blog của ông dưới bút danh Điếu Cày đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, trong đó có những bài phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, và chống giới chức tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Hải cũng kêu gọi xuống đường phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007.

CPJ nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải bị giam giữ 5 tháng vào năm 2008 trong khi không bị cáo buộc tội danh nào, đến tháng 9/2008 bị kết án hai năm rưỡi tù giam vì tội « trốn thuế ». Sau khi mãn án, ông vẫn phải tiếp tục ở tù vì lại bị lãnh thêm một bản án mới, và tháng 7/2013 blogger này đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối các điều kiện giam giữ. Theo một nghiên cứu của CPJ, đến cuối năm 2012 tại Việt Nam có ít nhất 14 nhà báo bị giam cầm, đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với mục tiêu bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới. Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế được thành lập từ năm 1991, mỗi năm trao giải cho bốn nhà báo đã tỏ ra dũng cảm trước mọi đe dọa.

Bốn nhà báo đoạt giải năm nay sẽ được vinh danh tại lễ trao giải thưởng niên của CPJ và được mời dự ăn tối tại New York ngày 26/11/2013. Trong quá khứ, có những nhà báo bị cầm tù nhiều năm sau đó khi được trả tự do đã đến dự lễ, và có ba phóng viên được truy tặng giải.

Lãnh đạo đối lập Miến Điện thúc giục sửa đổi Hiến pháp

Lãnh đạo đối lập Miến Điện thúc giục sửa đổi Hiến pháp

Lãnh tụ đối lập Miến Aung San Suu Kyi trong cuộc họp báo tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Ảnh chụp tại Rangoon ngày 27/09/2013.

Lãnh tụ đối lập Miến Aung San Suu Kyi trong cuộc họp báo tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Ảnh chụp tại Rangoon ngày 27/09/2013.

REUTERS/Soe Than Win/Pool

Tú Anh

RFI

Hôm nay 27/09 tại Rangoon, Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập. Trước 3.000 người tham dự, lãnh đạo Aung San Suu Kyi đã yêu cầu sửa đổi bản Hiến pháp 2008, trao cho quân đội nhiều quyền hạn quan trọng.

Tu chính hiến pháp về điều khoản bầu cử ứng cử là một trong những yêu sách cốt lõi mà bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh trong bài diễn văn kỷ niệm 25 năm thành lập Liên đoàn Quốc dia Vì Dân chủ : « Nếu Hiến pháp không được tu sửa thì chúng ta không thể nói đất nước này đang theo con đường dân chủ. Bầu cử quốc hội năm 2015 sẽ không công bình ».

Hiến pháp 2008 vừa bảo vệ đặc quyền của quân đội, vừa ngăn chận bà Aung San Suu Ky – sau 15 năm bị tù giam và quản chế – lên lãnh đạo quốc gia. Bản hiến pháp gây tranh cãi này dành riêng cho quân đội 25% ghế dân biểu trong quốc hội và cấm không cho công dân Miến Điện tranh cử tổng thống nếu có người phối ngẫu (vợ hay chồng) là người ngoại quốc hoặc có con mang quốc tịch nước ngoài. Đây là trường hợp của bà Aung San Suu Kyi : tuy chồng là người Anh đã qua đời nhưng có hai con mang quốc tịch Anh.

Theo AFP, cũng trong bài diễn văn kỷ niệm 25 năm thành lập phong trào đối lập, đọc trước 3000 đoàn viên và dân chúng tụ tập trước trụ sở đảng ở Rangoon, khôi nguyên Nobel Hòa bình 1991 cám ơn những người cùng chia sẻ giá trị tự do dân chủ, và những sự hỗ trợ bên trong và trên khắp thế giới, giúp cho đối lập Miến Điện tồn tại suốt 25 năm qua.

Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ được thành lập vào năm 1988 sau một cuộc nổi dậy của dân chúng bị đàn áp làm 3000 người thiệt mạng. Một năm sau, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1989, sau ba thập niên độc tài quân phiệt, đối lập chiến thắng lớn với 80% ghế dân biểu.

Từ chối trao trả quyền lực cho dân sự, giới tướng lãnh ra lệnh đàn áp. Bà Aung San Suu Kyi bị giam cầm và quản chế tổng cộng 15 năm cho đến khi tướng Thein Sein lên làm Tổng thống năm 2011.

BANDITO

BANDITO

Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỷ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.

Một ngày nọ, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10000 đồng.

Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.

Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không??

Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!

-Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200000 để mua bức tranh này!!

– Rồi ông sẽ biết!  –Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!

Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.

Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.

……………………………………..

Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:

-Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề: không thương lượng: 200.000 đồng! Mà cái buồn cười là, tiêu đề của bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).

BANDITO

Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa!

Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200000 đồng .

Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso.(1881—1973)

Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta. . … Đó là tâm niệm của Ổng !!

Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?

Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?
24.09.2013
Hiện trạng kinh tế Việt Nam đã được đưa ra mổ xẻ tại một cuộc hội thảo có tên gọi “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 và những điều chỉnh chiến lược” hôm 23/9.

Nhiều học giả, kinh tế gia và giới chức Việt Nam đã phát biểu tại hội thảo này, trong đó có Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phúc được báo chí trong nước trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm.
So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn…
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Còn theo Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, việc nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch ‘dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực’.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng giới chuyên gia kinh tế đề cập tới việc Việt Nam tụt hậu ngày càng xa.

“So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn hoặc là chỉ số về năng lực cạnh tranh thì Việt Nam bị tụt hạng. Cái này là một thực tế mà Việt Nam hiện nay đang phải nhìn nhận rất nghiêm túc để có những giải pháp khắc phục. Không nhìn thấy sự thực ấy thì sẽ không có chính sách tốt để vượt qua nó”.

Trong số các ý kiến nêu lên tại hội thảo, phát biểu của cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan đã thu hút nhiều chú ý.

Trong khi các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chính từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì ông Khoan lại không đồng tình với ý kiến đó.
Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận thức như thế thì sửa nó mới dễ được…Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên ngoài cả thì nó rất là buồn cười…
Tiến sỹ Trần Đình Thiên.
Cựu Phó thủ tướng được trích lời nói rằng ông không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì ‘nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam’.

Ông Khoan cho rằng ‘sai lầm chủ quan dẫn tới bất ổn vĩ mô mới là nguyên nhân chính’.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên tán đồng quan điểm này.

“Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận thức như thế thì sửa nó mới dễ được. Ví dụ như là những việc chuẩn bị cho những điều kiện, có một chiến lược công nghiệp phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt để mà hội nhập. Đó là do mình cả. Không thể nói rằng cả một thế giới người ta phát triển hơn, Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên ngoài cả thì nó rất là buồn cười”.

Trước ý kiến đề nghị như giảm mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5% tới 7% xuống 5,4% hay mục tiêu lạm phát năm 2015 từ 5-7% lên 7%, cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng ‘điều chỉnh thì dễ nhưng chẳng để làm gì khi các yếu kém vẫn chưa được giải quyết’.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thiên thì cho rằng ‘nên đặt vấn đề tích cực theo kiểu khác’.

“Tức là đây là cơ hội để cải cách thể chế, chuẩn bị cho các bước sau nó mạnh lên, chứ không phải bây giờ cứ chăm lo vào mấy cái chỉ tiêu tăng trưởng. Quan trọng hơn là cải thiện chất lượng, đổi mới, lo tái cơ cấu để chuẩn bị nền tảng cho các bước tăng trưởng tốt hơn”.

Bản tin trên báo điện tử của chính phủ Việt Nam về cuộc hội thảo kinh tế viết rằng ‘chính phủ và các cấp, các ngành đã thực hiện nhiều biện pháp, cả cấp bách tình thế, cả dài hạn, để ổn định tình hình kinh tế – xã hội’.
Tuy nhiên, bản tin này không trích dẫn các ý kiến phản biện của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nguồn: VnExpress, chinhphu.vn, VOA’s interview

Việt Nam: Cái chết biết trước của tự do thông tin

Việt Nam: Cái chết biết trước của tự do thông tin

23.09.2013

Một hôm trước ngày Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF có trụ sở ở Pháp đã công bố phúc trình “Cái chết biết trước của tự do thông tin” tại Việt Nam.

Phúc trình xét đến những phương pháp mà chính phủ của ông Dũng đã sử dụng để kiểm duyệt truyền thông, gây rối các blogger và các người bất đồng chính kiến trên mạng.

RSF đã trình bày những kết luận của mình trong buổi họp báo hôm thứ Hai tại trụ sở của hội của Paris.

Thay vì đưa ra chi tiết nhiều vụ truy bức các blogger, phúc trình xét đến cơ chế đàn áp một cách tổng thể, ảnh hưởng đến tất cả người dân Việt Nam, không riêng gì con số độ 40 blogger.

RSF nói họ định lợi dụng chuyến đi Pháp của Thủ tướng Dũng để nói lên tình trang kinh khiếp về tự do thông tin tại Việt Nam, và để ông lưu ý về tình trạng của 35 blogger còn đang bị tù.

RSF cũng định trao cho Thủ tướng Dũng kiến nghị có 25.000 chữ ký kêu gọi trả tự do cho các blogger này, nhưng đáng tiếc sau nhiều lần tiếp xúc vẫn chưa có câu trả lời.

RSF kêu gọi chính phủ Pháp đừng làm ngơ về quyền tự do báo chí và thông tin tại Việt Nam, đừng quên những vụ hành hung nhà báo và blogger vào lúc Pháp và Việt Nam đang củng cố quan hệ.

Nguồn: Reporters Without Borders

RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam

RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam

RFI

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Thanh Hà

Một ngày trước chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố báo cáo về tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Báo cáo mang tựa đề « Cái chết được báo trước của tự do thông tin » tại quốc gia này.

Trong buổi họp báo tại trụ sở ở quận 2 Paris, Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết là tổ chức này đã căn cứ vào những phương pháp được chính quyền Việt Nam sử dụng để kiểm duyệt báo chí, đàn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.

Sau khi đã « nghiên cứu một cách toàn diện về những biện pháp kiểm duyệt đó, RSF đưa ra kết luận là chính sách bóp nghẹt thông tin của Việt Nam không chỉ giới hạn ở khoảng 40 nhà ly khai đang trong tầm ngắm của chính quyền. Chính sách kiểm duyệt của Việt Nam được chính quyền áp dụng đối với tất cả mọi công dân Việt Nam ».

Vấn đề lại càng nổi cộm lên mỗi lần có một tiếng nói tố cáo hoặc đưa ra ánh sáng những bất công trong xã hội hay những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

RSF tuyên bố muốn nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trình bày với thủ tướng Việt Nam về tình trạng thảm hại của tự do thông tin tại quốc gia này, đề cập đến hoàn cảnh của 35 blogger Việt Nam đang bị giam cầm.

Phóng viên Không Biên giới nhắc lại là bản kiến nghị đòi tự do cho các nhà viết blog của Việt Nam do tổ chức này đề xướng đã nhận được 25 000 chữ ký ủng hộ.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi chính phủ Pháp không nên tránh né vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do thông tin khi tiếp lãnh đạo Việt Nam.

Trong bản xếp hạng của RSF về tự do báo chí năm 2012, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Theo Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và cư dân mạng.

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên hành quyết 9 người để tránh tai tiếng cho vợ

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên hành quyết 9 người để tránh tai tiếng cho vợ
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và vợ Ri Sol Ju.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và vợ Ri Sol Ju.
22.09.2013
Bắc Triều Tiên đã hành quyết 9 nghệ sĩ ca nhạc dường như là để bịt lại các tin đồn phu nhân của lãnh tụ Kim Jong Un đã có thời sống buông thả.

Tin này đến từ một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên mới đào thoát.

Theo các nguồn tin khác nhau, cả hai chính phủ Nhật Bản và Nam Triều Tiên đều xác nhận tin này.

Bà vợ của ông Kim-Ri Sol Ju-từng là ca sĩ cho ban Unhasu trước khi lập gia đình với ông vào năm 2012.

9 người bị hành quyết bị nghi là đã quay và đóng một video có tính cách khiêu dâm.

Bộ Công an Nhân dân đã nghe lén các buổi trao đổi của 9 người này, qua đó có một người nói rằng “Trước đây, Ri Sol Ju cũng đã từng làm chuyện linh tinh theo kiểu chúng mình bây giờ.”

Lãnh tụ họ Kim lo ngại tin đồn về vợ mình có thể lan nhanh.

Ngày 17 tháng 8, cả 9 người đều bị bắt. Ba ngày sau họ bị xử bắn tại Học viện Quân sự Kang Gon, bên ngoài Bình Nhưỡng trước sự chứng kiến của các đảng viên cao cấp của đảng Lao động và nghệ sĩ của hai ban nhạc.

Gia đình của 9 người bị hành quyết bị đưa vào trại cải tạo, còn hai ban nhạc đến xem hành quyết bị giải thể.

Nguồn: Asahi Shimbun, The Malay Mail Online

Chuyên gia kêu gọi Mỹ-Trung dự phòng Bắc Triều Tiên sụp đổ

Chuyên gia kêu gọi Mỹ-Trung dự phòng Bắc Triều Tiên sụp đổ

Lãnh đạo Kim Jong Un đến thăm một công trường của quân đội Bắc Triều Tiên (ảnh do KCNA công bố 27/05/2013)

Lãnh đạo Kim Jong Un đến thăm một công trường của quân đội Bắc Triều Tiên (ảnh do KCNA công bố 27/05/2013)

REUTERS

Tú Anh

RFI

Cũng như Đông Đức, chế độ Bắc Triều Tiên có thể sụp đổ bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, khác với Đông Đức, tình trạng « rắn mất đầu » tại Bình Nhưỡng sẽ đưa đến thảm họa kinh hoàng, vì không có chuẩn bị. Viện nghiên cứu chiến lược RAND Corp kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc hội ý.

Hôm qua 19/09/2013,Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ RAND Corp, một tổ chức bất vụ lợi, công bố bản phúc trình về tình hình Bắc Triều Tiên với nhận định : Chính quyền Kim Jong Un có dấu hiệu mất ổn định trong một giai đoạn. Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng chế độ này có khả năng bị sụp đổ. Tác giả bản báo cáo, Bruce Bennett, một chuyên gia về quốc phòng cho rằng đây không còn là vấn đề « khi nào » hay là « nếu ».

Bản báo cáo liệt kê một loạt hệ quả nếu chính quyền Kim Jong Un sụp đổ : Từ khủng hoảng lương thực cho đến nội chiến tại quốc gia khép kín, nhưng có vũ khí sát hại hàng loạt . Rand Corp không loại trừ kịch bản chiến tranh với Trung Quốc.

Theo dự báo, tình hình Bắc Triều Tiên có thể suy thoái nhanh chóng. Trong điều kiện lương thực và thuốc men đang thiếu nghiêm trọng, một khi chế độ lung lay sẽ đưa đến phản xạ tích trữ nhu yếu phẩm, làm cho tình hình nguy ngập hơn. Nạn đói sẽ làm cho dân chúng bỏ nhà đi kiếm sống tạo ra một làn sóng tỵ nạn làm cho các giải pháp viện trợ nhân đạo, cứu đói khó có thể thực hiện. Rồi số phận của 200.000 tù nhân cải tạo sẽ ra sao ?

Trong tình thế này, quân đội và lực lượng an ninh có thể xung đột với nhau để bảo vệ trước nạn giành giựt lương thực. Nếu cộng đồng quốc tế không phản ứng kịp thì có nguy cơ xẩy ra nội chiến với những cuộc nổi dậy mang tinh chất cướp bóc, gây ra tình trạng bất ổn kéo dài, cản trở tiến trình thống nhất đất nước.

Do vậy, bản báo cáo đề nghị các biện pháp làm giảm bớt các hệ quả này: Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc cần phải có sẵn kế hoạch và phương tiện nhanh chóng vận chuyển lương thực thuốc men cho miền bắc. Nhưng điều quan trọng hơn hết là phải thuyết phục được cán bộ và binh sĩ Bắc Triều Tiên biết rằng họ sẽ được Hàn Quốc đối xử tốt, và có đời sống tươi sáng hơn trong một đất nước thống nhất. Có lẽ ý thức và lo ngại quân đội bội phản, bộ máy tuyên truyền của chính quyền Bình Nhưỡng khẳng định người dân miền nam đói khổ gấp mười lần người dân miền bắc.

Về quân sự, quân đội Bắc Triều Tiên, với kho vũ khí hóa học, vi trùng và có thể có cả hạt nhân là một mối đe dọa lớn. Mỹ và Hàn Quốc cần phải can thiệp nhanh chóng để « kiểm soát » kho vũ khí này được cất giấu đó đây trên lãnh thổ.

Vấn đề là Trung Quốc cũng dự phóng khả năng này và sẽ đưa quân ra tay trước để « bảo vệ » các kho vũ khí chiến lược này và nhân đó « lấn chiếm một phần lớn lãnh thổ Bắc Triều Tiên » .

Nguy cơ quân đội Mỹ và Trung Quốc đụng nhau sẽ rất lớn, nhưng theo viện RAND Corp, thái độ của Bắc Kinh đang thay đổi trong thời gian gần đây và có thể mở đường cho đối thoại.

Cho đến nay, Trung Quốc ngần ngại thảo luận về khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, vì không muốn mang tiếng « phản bội » đồng minh và vô tình làm tình hình Bắc Triều Tiên suy thoái thêm.

Bản báo cáo đề nghị Bắc Kinh và Washington cần phải thỏa thuận lập một đường ranh để quân đội hai bên không chạm mặt nhau. Đường ranh đó không lấn sâu quá 50 km kể từ dòng sông Áp lục, biên giới thiên nhiên Trung-Triều.

Một điểm đáng lo khác được nêu lên là quân số của Bắc Triều Tiên có thể đươc cắt giảm từ 22 sư đoàn xuống còn 12 sư đoàn vào năm 2022 vì sinh suất thấp. Bình Nhưỡng sẽ cân bằng quân số bằng cách nào ? Vũ khí hạt nhân ? Hay gia tăng lực lượng trừ bị ?

Trước câu hỏi chất vấn của báo chí về « xác suất » Bình Nhưỡng sụp đổ trong năm tới, chuyên gia Bruce Bennett trả lời là 2%. Tuy nhiên, ông lý giải, xác xuất này tuy thấp, nhưng vẫn còn cao hơn xác xuất « bị cháy nhà ». Biết vậy nhưng ai cũng mua bảo hiểm.

Cũng theo Bruce Bennett, tất cả các quốc gia trong khu vực đều lo âu chế độ Bình Nhưỡng tự tan rã. Một trong những kịch bản có xác suất cao nhất là Kim Jong Un bị ám sát.