Chính trường Việt rối như canh hẹ, vận nước đã đến hồi mạt

Chính trường Việt rối như canh hẹ, vận nước đã đến hồi mạt

Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.

Image result for Thủ tướng Phúc, trần đại quang. nguyễn phú trọng

Cơ Trời dâu bể và sự thịnh, suy của Thủ tướng Phúc

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong một bài viết cho 71 năm Quốc khánh, đau khổ với dự cảm  chính trường Việt sắp vào cuộc dâu bể đa đoan. Trong khi người kế nhiệm, Trần Đại Quang, mỡ màng béo tốt với cái cổ lút vào cằm…

Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.

7 phát súng nổ ở Yên Bái, cả họ làm quan ở Hà Giang, tận tâm tận lực vơ vét tài sản ở Thanh Hóa…Và như cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, “tha hóa đến thế là cùng chứ còn đến thế nào”.

Có kẻ tâu lên ông Trọng rằng đó không phải là Đảng tha hóa, mà đã đến thời kỳ dân chủ, thông tin rộng mở, điều đáng mừng. Ông Tổng Bí thư lại bảo, “dân chủ đến thế là cùng chứ còn thế nào”

Nhưng trong thâm tâm, ông ta thừa hiểu, đó là sự mất đoàn kết nội bộ đến hồi không thể cứu vãn, khi không còn đứa nào biết sợ đứa nào.

Bởi trên thượng tầng của 19 ông bà ủy viên bộ chính trị, cũng không đứa nào sợ đứa nào, giờ chỉ nhìn nhau chờ ngày phát hỏa.

Nói theo cách của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, “chúng ta có thể cùng đi trên con đường lớn nhưng không thể đi chung trên các con đường nhỏ”

Mục tiêu lớn không còn, quay ra cắn xé để cát cứ quyền lực, âu cũng là quy luật tất yếu.

Di sản mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại là tinh thần kim tiền, vì mỹ kim mà phục vụ, đến độ Tòng Thị Phóng vỗ đít đứng lên, giận hờn nói giữa bộ chính trị, “vì Phóng không có tiền nên Phóng mới bị loại ra”. Ai nhiều tiền nhất, người đó sẽ làm chủ tình thế.

Nhưng gay go ở chỗ là phân tranh theo cách đó, thì hiện giờ không ai hơn ai. Hà Nội đành nhờ thiên triều “cân đo” ổn định đại cục giúp.

Tập Cận Bình bảo, “chúng mày phải tự ổn định nội bộ đã thì tao mới biết sẽ ra tay giúp cho đứa nào vào với đứa nào”

 “Như ngày trước, cùng đoàn kết đánh Nguyễn Tấn Dũng. Chứ như bây giờ, can thiệp thế nào?”

Tổng Bí thư Trọng là người được thiên triều tin tưởng nhất nhưng giờ Bắc Kinh đã tràn đầy thất vọng về ông.

Vì rút cục, ông Trọng vẫn chỉ là giáo làng, với mái đầu bạc trắng và rưng lệ khi nhắc đến cái chết của Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai, chứ ông ta không thể gây dựng nên đại nghiệp. Thiếu bản lĩnh, chỉ nhăm nhăm giữ đoàn kết nội bộ, nên ông Trọng luôn tìm cách hóa giải các mối quan hệ giữa các ông bà lớn sao cho họ thật chan hòa và yêu thương nhau!

Ông thúc các tướng của ông ra trận để đánh bóng cho uy phong của Đảng, nhưng một khi tình hình bị đẩy lên nóng quá, là lập tức ông ta mất hết khí phách và cãi cùn đúng tư chất giáo làng!

Với Đinh La Thăng là một ví dụ. Đinh La Thăng, một chính khách nửa mùa, tiền chất cao như núi, nhưng vẫn chỉ là mõ làng chính hiệu, được điều đi Nam tiến giễu võ giương oai, khua môi múa mép với đủ loại mỹ từ vì dân vì nước để nhồi sọ dân miền Nam về sự lãnh đạo tuyệt vời của Đảng.

Được ban cho cái ghế hời quá sức tưởng tưởng, Thăng xả thân liều mình như chẳng có. Ngặt nỗi, đất miền Nam toàn hào kiệt, Thăng thân cô thế cô, đầu óc lại chỉ bằng hạt đậu, càng xung trận càng tự giết mình. Trong các cuộc họp có Thăng cùng chủ trì, Chủ tịch UBNDTP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong không bao giờ buồn nhếch mép.

Thứ duy nhất có thể mang lại cho Thăng một chút vị thế ở Sài gòn, là tiền. Vì thế, ngay khi ngồi ghế này chưa nóng chỗ, Thăng ra sức đòi trung ương 10 nghìn tỷ đồng thưởng do TPHCM thu ngân sách vượt kế hoạch.

Nhưng chỉ nhận được 453 tỷ đồng, chưa đến 5%. Thua xa thời kỳ Lê Thanh Hải còn làm Bí thư. Như năm 2015, Hải đòi được trung ương thưởng tới 2300 tỷ đồng.

Thế là như giọt nước tràn ly, tướng sỹ miền Nam hợp lực lại, với thế trận “theo vết dầu loang”moi ra chiếc xe tư nhân biển xanh của Trịnh Xuân Thanh, một trong 3 thành viên của Tập đoàn 3 T “Thanh, Thăng, Thuận”, ép ngược ra ngoài Bắc bắt làm ra cho ra lẽ. Đích cuối của họ, là làm nên một vết nhơ trong lý lịch Thăng để đẩy Thăng trở về miền Bắc.

Giống như thời kỳ Trương Tấn Sang làm Bí thư Sài gòn, cũng vì vết nhơ trong lý lịch bởi vụ trọng án Năm Cam, đã bị đẩy ra Bắc kỳ làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Trọng an ủi Thăng, “tất cả quyền lực trong tay Đảng, bảo tròn là tròn, bảo méo là méo. Cứ làm cho lớn chuyện tạo thanh thế cho Đảng, mình “quang minh chính đại”, sợ gì?”

Thăng ngu, đàn em của Thăng cũng vậy, chủ nào tớ đó, nên Trịnh Xuân Thanh cứ tưởng Trọng sẽ làm thật. Chính trường vốn đã chia năm xẻ bảy, dụng ý của Trọng, một vài phe nhóm khác đều biết cả, nên có kẻ tự nhiên mới mở lòng tốt cho Thanh cao chạy xa bay. Đổi lại, Thanh phải ra mặt đấu tố Trọng.

Uy tín của Tổng Bí thư rớt thảm hải chưa từng có, trong khi, một kịch bản đẹp đã được sẵn sàng, rằng mọi việc sẽ chỉ dừng lại đến Trịnh Xuân Thanh, Thanh xộ khám đôi năm rồi sẽ lại trở ra sống như ông hoàng, Thăng vẫn trụ đất Nam kỳ để làm người truyền giáo cho Đảng. Giờ thì đổ bể cả.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cần nhìn gương tày liếp của Bí thư Sài gòn Đinh La Thăng. Kẻo không, một ngày không xa nữa ngay trong nhiệm kỳ này, Tổng Bí thư Trọng sẽ  nắm tay Thủ tướng Phúc mà rưng rưng, “thôi chúng mình đều đã tận lực vì Đảng, vì đất nước, đến lúc cùng nghỉ ngơi được rồi”.

Bởi vì Thủ tướng Phúc cũng như Bí thư Thăng, cứ ngỡ cái ghế mình được trao cho đã là tột đỉnh vinh quang, nên xả thân liều mình một cách mù quáng, bất chấp thực lực, bất chấp hậu quả, chỉ làm sao đánh bóng cho được hình ảnh Đảng, vốn đã trở nên quá tồi tàn trong lòng dân.

Ngay từ lúc này, một cuộc đấu tố ông Phúc trong Bộ Chính trị đã được hình thành với kịch bản ngày càng rõ nét. Nào là, toàn mang lại vận xui cho đất nước; Nào là kích động tình trạng truy tìm người nhà trên toàn quốc gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong cả hệ thống; Nào là kích động doanh nghiệp chống lại chính quyền. Nào là thu vén quyền lực cá nhân khi nghĩ cách đẻ ra đủ loại quy chế…

Ông Phúc được sự hỗ trợ lớn từ Trời đất, bởi vậy, ông ta luôn được nhắc nhở để giữ mình. Chẳng hạn, khi hồi còn là Phó Thủ tướng, khi lần đầu tiên trả lời chất vấn ở QH, không phải người màu mè bay bướm gì, nhưng đột nhiên ông Phúc nói, “một chiếc thuyền bị chìm hay một chiếc máy bay bị nổ, thì đó đều là trách nhiệm của Chính phủ”. Không lâu sau, quả nhiên có chiếc máy bay bị nổ thiêu cháy 20 mạng người.

Khi lên Thủ tướng,  tần suất ông Phúc được nhắc nhở dày đặc hơn, nhưng có vẻ vị Thủ tướng vốn mù tịt về những gì liên quan đến tâm linh này, không đủ nhạy cảm để nghĩ ra, nên vẫn luôn ra sức “chém”, không hề ý thức được đã mang chân mệnh thiên tử, thì “lời nói là đọi máu”. Nói phải nghĩ, phải xem có làm được không chứ không phải nói suông, nói cho đẹp hình ảnh.

Hồi tháng 5, CASA 212 rơi, sáng ông họp Chính phủ chỉ đạo rất hăng bằng mọi giá phải tìm bằng được phi công, ngay trưa hôm đó rơi thêm cái nữa kéo thêm 9 mạng người tha hồ cho tìm bằng mọi giá!

Ông vừa chỉ đạo, “chúng ta bắn chỉ thiên quá nhiều rồi mà không trúng ai. Giờ bắn đâu phải có địa chỉ”. Ngay sau đó, diễn ra như phim hành động, Bí thư Yên Bái lãnh trọn 3 phát đạn vào đầu và dân tình trầm trồ “đúng địa chỉ”…

Nếu thực sự muốn xây dựng được môt Chính phủ vì dân, thì ông phải củng cố được sức mạnh của bản thân ngay từ bộ máy của mình, để trên bảo dưới phải nghe.

Nhưng ông Phúc chỉ thích hô xung phong để làm Đảng vui.  Những người đồng chí của ông, bề ngoài ra sức tán tụng “Thủ tướng thế mới là Thủ tướng”, đằng sau, họ cười mỉa mai đếm ngược đến ngày ông ngã.

Phó Tướng của ông Phúc, Vương Đình Huệ, dựng cờ chiêu binh mãi mã từ tàn quân của cựu Thủ tướng Dũng trong Chính phủ để tạo thế đứng cho mình, bên ngoài thì cấu kết với Trần Đại Quang, Phạm Minh Chính, soạn sửa tạo nên thế lực mới thống lĩnh các sứ quân, phò tá cho Trần Đại Quang đi trọn chặng đường 10 năm.

Nhưng bộ ba này cũng lắm kẻ thù. Đinh Thế Huynh Thường trực Ban Bí thư ghét nhất ngụy quân tử Quang mặc dù cả hai đều là chính khách miền Bắc và không ưa gì tay xứ Thanh, Phạm Minh Chính chuyên thói đời lật lọng giống hệt bản chất Vương Đình Huệ.

Nguyễn Văn Bình Trưởng ban Kinh tế Trung ương ôm hận chờ ngày phục thù, nguyện không cùng bầu trời cùng Huệ. Võ Văn Thưởng vẫn ôm mộng trở về trời Nam, mặc cho quân tuyên giáo và báo chí trăm hoa đua nở, trong khi Hoàng Trung Hải lặng lẽ ém ở Hà Nội chờ ngày khởi binh…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ mở ra một trang mới cho Quốc hội sôi động chưa từng có. Nếu như thời Nguyễn Sinh Hùng o bế che chắn cho một vài thế lực trong Chính phủ thì đến thời của Ngân, tất cả đều không có “vùng cấm”, tố được càng nhiều ở Nghị trường thì sẽ càng vui. Thế nên mới có chuyện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bỗng nhiên phát hiện ra Chính phủ đã ăn bớt đi từ “nghiêm trọng” trong báo cáo đánh giá về phòng chống tham nhũng.

Ngô Xuân Lịch và Tô Lâm ngồi ở Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng như ngồi trên đống lửa. Ngô Xuân Lịch đã từng phải nhờ đến kế “quả giả chết” mới sống được để ngồi lên ghế Bộ trưởng Quốc phòng. Còn Tô Lâm thì nắm Bộ Công an cũng như luôn đứng trước họng súng vô hình có thể nhả đạn vào ông ta bất kỳ lúc nào.

Nhìn 7 người trong Thường vụ Đảng ủy công an Trung ương, cũng thấy các thế lực đối nhau như nước với lửa mà vẫn phải chung một mâm thì giữ ổn định bình yên cho dân thế nào? Như Thượng tướng Bùi Văn Nam, người đã làm rối tung cả Bộ Công an nhiệm kỳ trước với loạt 12 bài “Ai đang làm khánh kiệt đất nước” trên mạng xã hội dưới bút danh Dương Vũ, đánh thẳng vào Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình, moi ra đến cả chuyện nhà Trần Đại Quang có tới 7 người đi tu để tích đức cho ông này lên hàng nguyên thủ…

Ông Nam sau đó được Đảng thưởng công cho vé vớt vào Trung ương Đảng khóa 12.

Không ở đâu còn có được sự ổn định và an toàn. Thù hận sâu cay và chồng chất, chằng chịt toàn bộ máy.

Từng đọc hai câu thơ rất “tự kỷ ám thị” khi nhận chức Chủ tịch QH vào năm 2006, rằng, “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”, Tổng Bí thư Trọng cai trị theo cách ngửa mặt nhìn Trời, tự cho đó là “thượng thiên hành đạo”.

Ông Trọng cũng sớm biết Trời đất sẽ chọn ai để thay thế mình thống nhất thiên hạ.

Nhưng ông có đủ bản lĩnh để tuân theo mệnh Trời bảo vệ đến cùng cho người đó lên kế vị hay không?

Cơ Trời dâu bể đa đoan. Vận nước có lẽ đã đến hồi mạt.

Đáng buồn đau hơn cả, là các cơn biến động nhân gian sẽ dồn cả lên đầu dân chúng như quy luật muôn đời nay vẫn thế, vua làm sai, Trời đầy đọa dân.

Sao Băng

22/9/2016

(Viet- studies)

Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej từ trần

  Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej từ trần

RFA
2016-10-13

  •  Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej

Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej

Bangkok Post

Theo thông báo từ Hoàng Cung và Chính phủ Thái lan cho biết,  Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadej đã từ trần hồi 15h52’ ngày 13/10/2016tại Bệnh viện Sirirath, thủ đô Bangkok sau một thời gian lâm bệnh nặng,hưởng thọ 90 tuổi.

Vua Thái Lan Rama IX Bhumibol Adulyadejsinh ngày 5 tháng 12 năm 1927, đã kế vị ngai vàng ngày 9 tháng 6 năm 1946  và ở ngôi Vua trong suốt thời gian 70 năm.

Theo thông báo của Chính phủ Thái Lan, tất cả các công sở, trường học, bệnh viện… trên toàn quốc sẽ treo cờ rủ trong vòng 30 ngày. Chương trình và kế hoạch tổ chức tang lễ chưa được công bố chính thức.

Vua Bhumibol Adulyadej là người có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Thái Lan và được nhân dân hết sức tôn kính, coi như người Cha của người dân Thái Lan.

Luật sư của Mẹ Nấm nói truyền thông ‘kết tội’ là trái luật

Luật sư của Mẹ Nấm nói truyền thông ‘kết tội’ là trái luật

 BBC

Mẹ Nấm

NGUYEN NGOC NHU QUYNH

Mẹ Nấm với khẩu hiệu về thảm họa cá chết

Luật sư được gia đình blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mời bào chữa nói với BBC rằng “việc một số báo, đài truyền hình Việt Nam có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp”.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10 tại Nha Trang.

Hiện bà bị tạm giam tại trại giam Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa.

Hôm 13/10, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, người được mẹ bà Quỳnh mời bào chữa cho blogger này, nói: “Có thể sẽ có nhiều thử thách đối với luật sư khi bào chữa trong vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.”

“Nhưng đó là một phần của công việc mà luật sư thường gặp phải, vì thế tôi cũng như các luật sư khác không có lo ngại gì trong việc bào chữa cho bà Quỳnh.”

“Điều đáng nói là theo quy định Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đối với các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia (Từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ luật Hình sự), Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra trong trường hợp “cần giữ bí mật điều tra”.

“Nhiều khả năng phía Viện Kiểm sát sẽ áp dụng quy định này tại giai đoạn điều tra”.

Điều đó có nghĩa là tại giai đoạn điều tra – giai đoạn quan trọng nhất của vụ án, bà Quỳnh không thể thực hiện quyền được có luật sư bào chữa cho mình.”

‘Kích động’

Đề cập về việc clip bắt giữ bà Quỳnh công bố trên kênh ANTV có chi tiết là phát thanh viên đài này đọc “bà Quỳnh kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng”, luật sư bình luận: “Các nước láng giềng với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc.”

“Ngay lúc này, tôi cũng chưa thể hiểu nổi là bà Quỳnh đã “kích động hận thù” giữa dân tộc Việt Nam với dân tộc ở quốc gia nào. Là dân tộc Campuchia, dân tộc Trung Hoa hay dân tộc Lào?”

“Cần nói thêm rằng Luật hình sự Việt Nam có Điều 87 về Tội phá hoại chính sách đoàn kết, trong đó có hành vi “Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”.

“Tuy nhiên, tôi không thấy bà Quỳnh bị khởi tố về hành vi này như nội dung truyền thông đã đưa là “kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.”

“Việc một số báo, đài truyền hình có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp.”LS Nguyễn Hà Luân

“Đến thời điểm này, chỉ mới bắt đầu giai đoạn điều tra để xác định bà Quỳnh có đủ yếu tố cấu thành tội danh theo Điều 88 Bộ luật Hình sự hay không. Nói cách khác là chưa thể xác định blogger là người có tội.”

“Việc một số báo, đài truyền hình có nội dung mang tính kết tội bà Quỳnh là trái quy định và coi thường luật pháp.”

“Tuy nhiên, điều này vẫn thường xảy ra tại Việt Nam mỗi khi có ai đó bị điều tra về những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia mà các báo đài đó không hề bị xử lý,” luật sư Luân nói với BBC.

Hôm 12/10, Mỹ và EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius ra thông cáo nói ông “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.

Thông cáo kêu gọi Việt Nam “thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt”.

Việt Nam — cảm nhận từ đường phố

 Việt Nam — cảm nhận từ đường phố

Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương — không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ “tươi sáng”, mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN.

  1. Một đất nước trên đà suy thoái

Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.

Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên. Đầu mùa thì vay ngân hàng để mua giống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiền lời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay – trả nợ lại bắt đầu. Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phí khác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quan công quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền người dân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí là phí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho con nghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến con đường tự tử.

Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực cực kì lớn đến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nói rằng hầu hết các con sông ở VN đang chết. Tất tần tật, kể cả heo gà và có khi cả người chết, cũng bị vứt xuống sông. Những con sông VN đang chết vì chúng đã biến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập của nước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cái đập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môi trường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.

Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trở thành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lan truyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạn để tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cái chữ “chạy” ở VN đã có một ý nghĩa khác. Dân chạy để đưa con cái vào đại học, vào cơ quan Nhà nước để hi vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vào các chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên là từ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ra trên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.

  1. Đất nước đang bị “bán”

Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặp tôi là than thở rằng đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà, đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc, người ta “qui hoạch” đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xây resort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những “ông chủ” mới thừa tiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.

Chẳng những đất đai được bán, các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn Thái Lan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam. Tuy nhiên, người dân có vẻ “ok” khi người Thái kiểm soát các cửa hàng này, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đáng tin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.

Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy thoái về đạo đức xã hội.

  1. Tham nhũng tràn lan

Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm “mùi tham nhũng”. Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấp đến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá mà không hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, và họ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là “trí thức” như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn “tinh tế” hơn các ngành khác!

Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng trạng tham nhũng như “ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu”, nhưng cho đến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.

  1. Xã hội bất an

Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tin tức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manh động của các vụ án càng ngày càng táo tợn. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!

Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngày xưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giết xảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôi trồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đã bị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưa bao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.

Đó là chưa nói đến tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.

Một dạng bất an khác là (mất) an toàn thực phẩm. Có thể nói rằng đây là vấn đề làm cho cả dân số quan tâm nhất (theo như kết quả của một cuộc điều tra xã hội chỉ ra). Đi đến đâu, ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng nói đến những loại hàng hoá độc hại được tuồn vào thị trường Việt Nam từ một cái nguồn quen thuộc: Tàu cộng. Ngay cả ở dưới quê tôi, người dân còn không dám mua trái cây có xuất xứ từ Tàu. Không có một nông sản nào của Tàu sản xuất được xem là an toàn. Ngày nay, ngay cả các bợm nhậu cũng e dè những món ăn ở nhà hàng, quán nhậu, vì không ai dám chắc đó là hàng hoá của VN hay của Tàu. Nhưng điều đáng buồn nhất là sự tiếp tay của các doanh nghiệp Việt Nam để cho hàng hoá Tàu hoành hành đất nước ta và dân tộc ta. Thật không ngoa khi gọi những doanh nghiệp này là “gian thương”. Cũng không ngoa để nói rằng gian thương cấu kết với những cán bộ tham nhũng đang giết chết kinh tế nước nhà và người dân.

  1. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện

Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức. Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề có bất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vật chóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến của bất cứ một nhân vật “lãnh đạo” tương lai nào! Thay vào đó là những tiếng nói của những người mang danh “sư sĩ” nhưng cách họ nói và ngôn ngữ của họ thì chẳng khác sự “cò mồi” là bao nhiêu.

Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quan tâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng “chỉ lo việc chuyên môn”. Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thì có thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảm thiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và … cho phép. Một xã hội đối xử với giới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.

  1. Guồng máy quản lí bất tài

Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài, nên họ thường “sản xuất” ra những qui định hài hước, và có khi cực kì vô lí và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh “ngực nở chân dài” để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốc gia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định “trời ơi”: Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làm trò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đã là vô lí, họ còn cho ra một qui định “trên trời” như xe trên 10 chỗ ngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc! (Tất nhiên, không phải ai trong guồng máy Nhà nước là bất tài, vẫn có người tài đó, nhưng cái ấn tượng chung mà người dân có thì đó là một guồng máy gồm những người bất tài, ăn bám nhân dân).

  1. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành dân

Sự hành dân của guồng máy quản lí & hành chính của Việt Nam phải nói là vô song trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗi sợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảy lần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyện hành dân mà nói theo tiếng Anh là “incredible” — không thể tin được. Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như “Nguyển” thay vì “Nguyễn”) là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quan chức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư. Họ tìm mọi cách, mọi lúc để “đá” dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay.

Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới trí thức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩn bị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC và những tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suy thoái, đất nước bị “bán”, tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, trí thức không có tiếng nói, guồng máy quản lí bất tài nhưng giỏi hành dân, thì không nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trong AEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.

Tái bút: Nhiều người khi đọc những bài và ý kiến như thế này thường hỏi một cách hằn học rằng “ông có phải là người Việt Nam hay không mà phê phán đất nước như thế”, “ông đã làm gì cho đất nước này”, hay “nói thì hay, vậy giải pháp là gì“, v.v. Tôi nghĩ những câu hỏi đó không tốt mấy, và có phần … lạc đề. Vấn đề là cái xấu đàng hoành hành đất nước này, chứ đâu phải tôi là ai hay tôi đã làm gì cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ có người có công và đóng góp cho đất nước mới được “phép” phê bình sao. Nghĩ như thế thì e rằng quá nhỏ mọn. Mà, muốn biết tôi đã làm gì thì cũng chẳng khó khăn gì trong thời đại google này. Giải pháp nó nằm ngay ở mỗi cá nhân chúng ta. Mỗi người cần phải làm tốt và sống tử tế là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái bất công, cái bất cập trong xã hội.

Chia sẻ về tình trạng người dân chết trong đồn công an,

Chia sẻ về tình trạng người dân chết trong đồn công an, một bạn trẻ ở Hà Nội viết như sau:

“Tôi đọc thấy, biết được và thấu hiểu chuyện nhiều người bị chết, bị đánh đập trong các nhà tạm giữ, tạm giam của công an.

Nói hoài, nói mãi vẫn chưa hết cái sợi dây mang tên kinh nghiệm của ngành công an ! không ai làm xấu mặt chế độ này giỏi bằng các anh !

Ngành công an họ rất tự tin ! họ không ngại hay sợ dân chúng đâu ! vì họ có súng, họ có lực lượng, họ có thêm cả tòa án sau lưng ! chuyện người dân nói, nói thế, nói to nữa NẾU KHÔNG THÀNH HỒ SƠ BẰNG TIẾNG ANH / PHÁP / ĐỨC / TÂY BAN NHA GỬI TỚI LIÊN HỢP QUỐC thì họ càng coi thường.

VẬY TẠI SAO THAY VÌ CHỈ NÓI CHO NHAU NGHE BẰNG TIẾNG VIỆT, TA LẠI KHÔNG CHUYỂN THỂ NÓ SANG TIẾNG NGOẠI QUỐC, CHO THẾ GIỚI CÙNG NGHE ?

Trong hàng chục năm nay, từ khi nước ta có “Bác và Đảng”, chuyện bắt oan, giết oan, bức cung, nhục hình gần giống với chuyện phụ nữ đi chợ rồi.

Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, hàng ngàn người bị quy kết là “địa chủ gian ác”, là “kẻ thù của giai cấp”, rồi họ bị tử hình công khai, kể cả là ân nhân của cách mạng.

Ông Bác đứng trước Quốc hội mếu máo nhận “sai” và “xin lỗi”, xong chả có ai phải đền mạng cho hàng ngàn người chết oan đó, XIN NHẮC LẠI LÀ KHÔNG MỘT AI !

Cho đến nay, công an đánh chết người trong cơ quan công an cũng chỉ có mức án vài năm, với tội danh rất buồn cười “vô ý làm chết người khi thi hành công vụ”, một số vụ khá hơn thì là “tội dùng nhục hình” !

XIN NHẮC LẠI, ĐÓ PHẢI LÀ TỘI GIẾT NGƯỜI HOẶC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH GÂY HẬU QUẢ CHẾT NGƯỜI, KẾT HỢP VỚI TỘI DÙNG NHỤC HÌNH, TỘI BỨC CUNG (tất cả trong BLHS đều có cả).

Nhưng … cho đến nay xem phản ứng của công an / an ninh đối với những vụ việc đó xem !!! họ lại coi gia đình của những bị hại đó thành như những người nguy hiểm cho xã hội, mà đích xác hơn là NGUY HIỂM CHO CHẾ ĐỘ.

Họ canh me, can thiệp vào công việc chữa trị của bác sỹ, cấm đoán thân nhân đến thăm ; họ can thiệp vào việc tang lễ, tùy tiện chôn cất nạn nhân trái nguyện vọng gia đình, … nói chung là THẤT ĐỨC VÀ MẤT NHÂN TÍNH.

Khi người dân lên tiếng phản đối, chống đối lại cái sai đó, họ lại dùng thuật ngụy biện “đó chỉ là cá biệt”, “chỉ là con sâu làm rầu nồi canh”, rồi thì vu vạ cho người phản đối là bị “xúi giục, kích động”, “bị bọn xấu lợi dụng”, “phản động”, “gây rối”, …

Hàng chục năm nay, từ khi nước ta có “Bác và Đảng” đã là như vậy, họ không có bất cứ cái gì thay đổi.

Và rồi … họ mỉa mai những người phản kháng rằng: chúng mày cũng chỉ có những bài thế thôi à ? không có gì đổi mới à ? cứ bị đánh là la làng, lăn ra ăn vạ, rồi đi kêu chỗ nọ, chỗ kia thế thôi à ?

TÔI NÓI THẲNG VỚI CÁC ANH CÔNG AN / AN NINH THẾ NÀY: HÃY SỐNG CHO ĐÀNG HOÀNG, CHO SÒNG PHẲNG ! ĐỪNG Ỷ THẾ MÀ HIẾP ĐÁP NGƯỜI TA !

Các anh đến tuổi về hưu thì làm gì còn quyền ! lúc đó nhìn bà con lối phố, họ hàng, bạn bè, con cháu thế nào ? chả nhẽ đeo mặt mo ra đường, với muôn vàn lời chửi rủa: à đấy, thằng chó đấy ngày xưa abc, xyz %@#$%#$%^#%

Các anh sợ xã hội này chuyển đổi dân chủ hơn, tự do hơn, thì các anh sẽ bị trả thù. ĐÚNG ! điều đó những người hoạt động ôn hòa như chúng tôi cũng đã nghĩ hộ các anh, đã cố làm các anh hiểu để ngưng làm những việc ác, để các anh cùng chúng tôi hòa giải với quá khứ, hòa hợp với hiện tại, để rồi cùng chuyển đổi xã hội tốt hơn, êm thấm hơn và đặc biệt có tình người hơn.

Nhưng dường như … mọi chuyện chả có gì thuyên giảm, chuyện ác, chuyện xấu các anh gây ra vẫn tràn lan trên mặt báo, trên các mạng xã hội.

CÁC ANH PHẢI THẾ NÀO NGƯỜI TA MỚI NGHĨ CÁC ANH XẤU CHỨ !

CUỘC ĐỜI CÓ NHÂN, CÓ QUẢ, LIỆU MÀ SỐNG, ÁC GIẢ – ÁC BÁO !”

[Ảnh bà mẹ Đỗ Đăng Dư khóc thương con tối 10.10.2015 – nguồn Fb Chau Doan]

Image may contain: 1 person

Nam Hàn chuẩn bị tình huống dân Bắc Hàn đào thoát hàng loạt

Nam Hàn chuẩn bị tình huống dân Bắc Hàn đào thoát hàng loạt

Nguoi-viet.com

Bà Park Geun-Hye trực tiếp khuyến khích dân Bắc Hàn đào thoát. (Hình: Getty Images)

SEOUL, Nam Hàn (NV) – Tổng thống Nam Hàn, bà Park Geun-Hye, hôm Thứ Ba kêu gọi chính phủ quốc gia này hãy chuẩn bị trong trường hợp cho việc đào thoát hàng loạt của dân chúng Bắc Hàn, chỉ ít ngày sau khi bà trực tiếp khuyến khích họ rời khỏi nước để đi tìm tự do.

AFP cho biết các cuộc đào tị của giới chức cao cấp Bắc Hàn trong thời gian gần đây đã giúp cho chính phủ Nam Hàn có chiến thắng về mặt tuyên truyền và cho thấy chế độ Bình Nhưỡng đang trong cơn khủng hoảng.

Các cuộc đào tị gây nhiều tiếng vang nhất gồm cả việc phó đại sứ Bắc Hàn ở Anh bỏ trốn và một nhóm các nữ nhân viên trong nhà hàng Bắc Hàn ở Trung Quốc đào thoát cùng người quản lý, theo AFP.

Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Quân Lực hồi đầu tháng này, bà Park đã hứa hẹn sẽ “mở rộng cửa” đón tiếp những người trốn khỏi Bắc Hàn và kêu gọi dân chúng quốc gia này hãy tìm đến “vùng đất tự do” ở phía Nam.

Chế độ Bình Nhưỡng trả đũa bằng cách có những lời lẽ thóa mạ thô tục nhắm vào bà Park, đăng tải trên tờ báo của chế độ, Rodong Sinmun, theo nguồn tin AFP. (V.Giang)

Cuộc tranh cử của ông Trump trên đà thất bại

Cuộc tranh cử của ông Trump trên đà thất bại

Nguoi-viet.com

Ông Donald Trump. (Hình: Isaac Brekken/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Hơn bất cứ yếu tố gì khác, sự kiện khiến ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ thất cử là việc đảng Cộng Hòa quay lưng lại đối với ông. Tờ USA Today nói rằng thay vì cố gắng thương lượng dàn xếp, ông Trump công khai tuyên chiến với đảng và lãnh đạo đảng.

Cố vấn chính trị Matt Mackowiak, có văn phòng ở Texas, cho rằng: “Cộng Hòa có một kẻ đánh bom tự sát làm ứng cử viên của đảng.”

Tờ Polititico loan tin ông Trump phàn nàn bằng một một tin nhắn qua Twitter gởi đi sáng Thứ Ba: “Mặc dù tôi đại thắng cuộc tranh luận thứ nhì, khó có thể làm được gì hơn khi ông Paul Ryan và những người khác không hỗ trợ tôi tí nào.” Trong một tin nhắn khác, ông viết: “Tôi đã được hoàn toàn tháo gỡ gông cùm và bây giờ sẽ tranh đấu cho nước Mỹ theo cách mình muốn.”

Hôm Thứ Hai, ông Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện, tuyên bố với các đồng viện rằng ông không còn bênh vực hay vận động cho ứng cử viên tổng thống của đảng nữa mà tập trung nỗ lực vào cuộc bầu cử Quốc Hội. Ông nói thêm là “không để cho Hillary Clinton có một ngân phiếu khống (blank check),” mang hàm ý rõ rệt thừa nhận bà sẽ thành tổng thống, nhưng đảng Dân Chủ không kiểm soát được Quốc Hội.

Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ đa số Thượng Viện, không công khai tuyên bố bỏ ông Trump, nhưng cũng cương quyết khước từ không muốn nói đến chuyện bầu cử tổng thống nữa.

Ông Reince Priebus, chủ tịch đảng Cộng Hòa, có vẻ muốn cố gắng cứu vãn tình thế ấy, khẳng định rằng đảng vẫn tiếp tục hỗ trợ ứng cử viên Donald Trump. Nhưng ông bị nhiều người phê phán nặng nề về nỗ lực duy trì sự ủng hộ ông Trump trong hoàn cảnh tan nát tuyệt vọng này.

Trong một loạt tin nhắn khác, ông Trump phê phán ông Ryan là “yếu và vô hiệu quả,” và nói Thượng Nghị Sĩ John McCain – đã rút lại sự ủng hộ ông – là “thối mồm” và những người Cộng Hòa khác là “không chung thủy” và khó chịu hơn cả “Hillary Lươn Lẹo.”

Trong khi đó thì đối thủ của ông Trump đang dần dần đi đến chiến thắng.

FiveThirtyEight hôm Thứ Ba đưa ra dự đoán triển vọng thắng cử của bà Hillary Clinton là 83% so với ông Donald Trump 17%. Như vậy, ưu thế của bà Clinton đã lên trở lại ở mức hơn cả thời điểm cao nhất trước kia vào hồi Tháng Tám.

Tất cả những thăm dò dư luận lớn toàn quốc đều cùng một kết luận bà Clinton thắng, cao nhất là Atlantic/PRRI 11%, NBC News/Wall Street Journal 10%,… ngoại trừ tracking poll của Los Angeles Times/USC cho rằng ông Trump hơn 2%.

Tổng hợp kết quả tất cả các thăm dò dư luận trên toàn quốc, FiveThirtyEight cho biết hiện nay bà Clinton 49.1%, ông Trump 43.2%, và ông Gary Johnson đảng Libertarian 6.3%. Cơ quan chuyên theo dõi phân tích về bầu cử này cũng đưa ra dự đoán về phiếu cử tri đoàn: bà Clinton 333, ông Trump 204, ông Johnson 0.2.

Dự đoán của Washington Post /Real Clear Politic: Bà Clinton 273 đại cử tri – Ông Trump 186 đại cử tri – còn lại 79 đại cử tri chưa rõ ở sáu tiểu bang Arizona (11), Florida (29), Ohio (18), Nevada (6), North Carolina (15).

Ban tranh cử Dân Chủ hôm Thứ Ba đưa vào cuộc vận động cùng lúc ba “đại pháo.” Cựu Phó Tổng Thống Al Gore xuất hiện lần đầu tiên bên cạnh bà Hillary Clinton trong một cuộc tập họp quần chúng ở Miami, Florida. Tổng Thống Barack Obama đến vận động ở Greensboro, North Carolina, và theo dự trù sẽ tới Ohio cuối tuần này. Cựu Tổng Thống Bill Clinton vận động cho vợ tại Fort Myers, Florida.

Chỉ còn bốn tuần lễ cuối cùng tới ngày bầu cử, đây là giai đoạn quan trọng nhất mà theo kinh nghiệm lịch sử, ứng cử viên thua kém 5% trong các thăm dò dư luận sẽ không thể nào đắc cử. Cũng nên biết rằng cử tri nhiều tiểu bang đã bắt đầu bỏ phiếu sớm và theo tin từ ủy ban bầu cử trung ương đã có khoảng 650,000 phiếu bầu trước ngày xảy ra chuyện tai tiếng của ông Trump về cuốn video Access Hollywood năm 2005, trong đó ông có lời lẽ tục tĩu và dâm ô về phụ nữ. (HC)

Xem thêm:

Bầu cử Mỹ : Ứng viên Donald Trump lại lép vế ? (RFI)

media

Ban điều hành mới của Hội đồng Giám mục VN

Ban điều hành mới của Hội đồng Giám mục VN

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-10-10

Đại Hội lần thứ XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp.HCM.

Đại Hội lần thứ XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp.HCM.

Photo courtesy of tinconggiao.org

Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa ra mắt Ban Thường vụ và các Chủ tịch của các Uỷ ban mới cho nhiệm kỳ 2016–2019.

Niềm hy vọng cho Giáo dân

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10 năm 2016, Đại Hội lần thứ XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp.HCM đã thành công tốt đẹp. Ban Thường vụ và các Chủ tịch của các Uỷ ban cho nhiệm kỳ 2016–2019 đã được công bố.

Ban thường vụ mới bao gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đảm nhiệm vai trò chủ tịch; Đức Cha Giuse Nguyễn Năng giữ vai trò Phó chủ tịch; Đức Cha Phê rô Nguyễn Văn Khảm đảm nhận vai trò Tổng thư ký; và Phó tổng thư ký là đức Cha Vũ Văn Thiên, và Chủ tịch các Ủy ban thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng được bầu lại. Đáng chú ý là Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình.

Từ Giáo xứ Đức Lân, giáo phận Vinh, tỉnh Nghệ An anh Chu Mạnh Sơn cho biết, Anh luôn tin tưởng vào HĐGM VN, đặc biệt qua kết quả bầu cử vừa rồi anh càng thêm vững tin và hy vọng về một giáo hội Công giáo Việt Nam đang dần khởi sắc, Anh chia sẻ:

“Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh được tín nhiệm, làm chủ tịch Hội đồng Giám mục, và Đức Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ủy ban Công lý và Hòa bình. Qua đó để thấy rằng Giáo hội đứng về phía người dân, đồng hành cùng với người dân, cách riêng là với con cái Kitô hữu. Tôi nhận thấy đây là dấu hiệu khởi sắc, để rồi Giáo hội phải là người dẫn thân, phải là người chịu đau khổ. Ta không thể định nghĩa khởi sắc là gì, nhưng ta hy vọng Giáo hội Công giáo, nhất là người mục tử phải là người sát cánh cùng đoàn chiên, chịu đau khổ cùng đoàn chiên, đó mới là Giáo hội.”

Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh được tín nhiệm, làm chủ tịch Hội đồng Giám mục, và Đức Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ủy ban Công lý và Hòa bình.
– Anh Chu Mạnh Sơn

Là một người con thuộc giáo phận Thanh Hóa, nhà hoạt động Lê Văn Sơn thấy rằng, việc có ban điều hành HĐGM VN mới sẽ đem lại sự gần gũi giữa người mục tử và cộng đồng dân Chúa, người mục tử sẽ đồng hành, chịu đau khổ cùng với người dân Việt Nam, đặc biệt là những ki tô hữu. Anh nhận định:

“Có Đức cha Linh, Đức Cha Hợp, Đức Cha Thiên, Đức Cha Năng… Chúng ta nhớ lại một chút, từ lâu nay những quý Đức Cha này đã lên tiếng cho những sự việc xảy ra trong Giáo hội, cũng như xã hội ở Việt Nam. Các Đức cha đều luôn luôn lên tiếng bênh vực cho người nghèo, người bị áp bức và bất công… Đoàn dân Chúa đang chờ đợi các Đức Cha giải phóng con cái của mình khỏi ách xiềng gông của tội lỗi và thế lực vô thần”.

Khi biết được tin HĐGM VN có ban điều hành mới và Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tiếp tục được làm chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình. Không giấu được cảm xúc, ông Nguyễn Thành Lạng – Hội đồng Mục vụ giáo xứ Quý Hòa, Kỳ Anh chia sẻ:

“Bác là một người giáo dân, một người con cái của Ngài, bác rất mừng. Bác vẫn dâng lời cầu nguyện, dâng kinh nguyện cầu xin Chúa soi sáng cho các Ngài sáng suốt, dẫn đường cho con cái trong giáo phận nói riêng, cũng như người Công giáo Việt Nam nói chung để đưa Giáo hội Công giáo đi lên, để có tiếng nói của Ngài, Ngài bảo vệ công lý và hòa bình, Ngài giúp đỡ con cái Giáo hội Việt Nam”.

Từng bị tù đày vì bày tỏ quan điểm, cựu tù nhân Lê Văn Sơn cho biết, khi anh và 14 Thanh niên Công giáo bị bắt, Đức cha Nguyễn Chí Linh đã tìm mọi cách để lên tiếng cho anh bạn bè. Cho nên anh rất tin rằng, Đức cha Nguyễn Chí Linh sẽ luôn đứng về phía những người nghèo khổ, những người cùng cực trong xã hội, bởi vì Ngài là một người con của xứ Ba Làng, và đã từng bị tù đày dưới chế độ này chỉ vì dạy Giáo lý, và vì thế nên Ngài quá hiểu bản chất của chế độ Cộng sản. Anh Lê Văn Sơn chứng minh điều đó qua lá thư chung của HĐGM VN mà Đức cha Nguyễn Chí Linh đảm nhiệm vai trò chủ tịch:

“Thư chung của HĐGM VN gửi Cộng đồng dân Chúa nói rằng, HĐGM VN ước mong được chia sẻ trong sự ưu tư và lo lắng của cộng đoàn dân Chúa và người dân Việt Nam nói chung. Và chỉ ra được những hiện tình của đất nước, tức là những lo lắng, băn khoăn, âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp trầm trọng, tội ác gia tăng, rồi nạn phá thai, nghiện ngập, rồi quốc nạn tham nhũng đang trở nên trầm trọng, tiếp đến là hạn hán, ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung… Tôi thiết nghĩ rằng đây là một bức thư chung (sau năm 1975 đến bây giờ) rất là cụ thể, tỉ mỉ để nói lên thực trạng của xã hội và các ngài đã can đảm nhiều hơn, đã truyền tải tinh thần của các ngài đến cộng đồng dân Chúa nhiều hơn”.

Tương tự, anh Chu Mạnh Sơn cũng từng bị nhà cầm quyền Hà Nội bỏ tù vì bày tỏ quan điểm của mình, trong thời gian bị giam giữ, Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Ủy ban Công lý và Hòa bình giáo phận đã nhiều lần lên tiếng cho anh và những người bạn. Đặc biệt qua sự kiện Formosa Hà Tĩnh, anh càng mong muốn được đồng hành với Ngài nhiều hơn. Anh nói:

“Thời gian gần đây, khi Ngài hiểu về bản chất cộng sản, và bản chất của nhà cầm quyền, nên Ngài đã có thái độ cứng rắn, yêu cầu nhà cầm quyền phải tôn trọng người dân, tôn trọng những đàm phán giữa hai bên và bắt buộc họ phải thực thi. Với tư cách là giáo dân Giáo phận Vinh, tôi luôn ủng hộ trước những phán quyết của Ngài”.

Giáo dân hy vọng gì?

Chia sẻ về những mong muốn HĐGM VN sẽ làm gì cho Giáo hội Công giáo Việt Nam và người dân Việt Nam?

Từ trung tâm ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển’ Vũng Áng, Kỳ Anh, ông Nguyễn Thành Lạng mong muốn:

Có Đức cha Linh, Đức Cha Hợp, Đức Cha Thiên, Đức Cha Năng… Chúng ta nhớ lại một chút, từ lâu nay những quý Đức Cha này đã lên tiếng cho những sự việc xảy ra trong Giáo hội, cũng như xã hội ở Việt Nam
– Anh Lê Văn Sơn

“Chẳng những bác nói riêng mà tất cả mọi người Công giáo trong nước Việt Nam nói chung đều mong muốn Đức Cha, rồi các Cha đứng lên để làm sao cho Formosa: Một là rời khỏi Việt Nam, hai là đóng cửa Formosa. Ai cũng mong muốn như vậy. Đức Cha và các cha chắc chắn sẽ thực hiện ý muốn của giáo dân.”

Còn nhà hoạt động Lê Văn Sơn ước mơ:

“Chúng ta biết rằng Giáo hội Công giáo là Giáo hội sống và xây dựng Giáo hội thực tại nơi trần thế, mục đích duy nhất là phục vụ nhân vị và phẩm giá của con người. Chính vì thế, HĐGM VN đã có những hướng đi, có những suy nghĩ trăn trở đối với xã hội thì tôi tin rằng HĐGM VN truyền tải những trăn trở đó thành hiện thực. Đó chính là sự gần gũi của HĐGM VN, của các Đức Cha đối với cộng đồng dân Chúa và đối với người dân ở Việt Nam nói chung.”

Những giáo dân mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc đều cho biết, họ tin tưởng vào Ban điều hành mới của HĐGM VN nhiệm kỳ 2016 – 2019, và họ hy vọng rằng, HĐGM VN sẽ luôn đồng hành với giáo dân, sống và chịu đựng nỗi đau cùng với giáo dân và người dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân trong vùng thảm họa, bởi họ đang phải đối đầu với thủ phạm Formosa và cả lực lượng công an, quân đội hùng hậu đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ cho công ty Formosa xả thải chất độc ra môi trường biển miền Trung.

Đảng sợ chính mình: “Tự diễn biến – Tự chuyển hóa”

Đảng sợ chính mình: “Tự diễn biến – Tự chuyển hóa”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-10-11

RFA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 4 ngày 9/10/2016 ở Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 4 ngày 9/10/2016 ở Hà Nội.

Courtesy vov

Đảng sợ chính mình: “Tự diễn biến – Tự chuyển hóa”

07:43/07:49

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vấn đề gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang trở thành mối đe dọa sự tồn vong của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. Nguy cơ ấy được Đảng Cộng sản nhận diện như thế nào, tác hại ra sao?

Nguy cơ tồn vong của Đảng?

Ngay khi khai mạc Hội nghị Trung ương 4 ngày 9/10/2016 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm nóng dư luận khi cảnh báo tình trạng suy thoái, “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gây hậu quả khôn lường.

Theo báo chí chính thức, ông Tổng Bí thư nhấn mạnh, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; ngăn chặn; đẩy lùi những biểu hiện gọi là “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa”; coi đây là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này.

TS Hà Sĩ Phu, một nhà phản biện chính trị độc lập thuộc thế hệ tiên phong từ Đà Lạt nhận định:

Gần đây bài viết của ông Hoàng, nguyên Phó ban tư tưởng của Đảng, ông có nhắc rằng việc tập trung quyền lực mà không kiểm soát sẽ là nguy cơ của sự sụp đổ…
-LS Trần Quốc Thuận

“Bản thân Đảng của các ông ấy nó chuyển biến theo hướng bất lợi cho Đảng. Trước đây chuyện tự diễn biến, tự phân hóa được hiểu theo nghĩa, các đảng viên ngày càng thấy rằng, con đường đi độc tài chuyên chế của Đảng là phi khoa học là không đúng, mà phải tiến dần sang phía dân chủ pháp trị theo ý kiến nhân dân. Trước đây cụm từ ấy chỉ có nghĩa như vậy thôi, nhưng gần đây cụm từ ấy có thêm một nghĩa mới là, bộc lộ sự mâu thuẫn trong nội bộ đảng về mặt nhân sự, chẳng những về mặt tư tưởng mà con về mặt nhân sự có thể dẫn đến lật đổ nhau, như ở Đại hội Đảng lần thứ 12 và thậm chí như vụ ở Yên Bái và đến vụ Trịnh Xuân Thanh nữa…”

Trao đổi với chúng tôi vào ngày 10/10/2016, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện hoạt động như một luật sư nhân quyền ở Saigon nói rằng, vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa đã được nêu ra từ các Đại hội Đảng trước đây. Theo đó tự diễn biến, tự chuyển hóa được hiểu là chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội sang một chủ nghĩa khác. Tự diễn biến trong nội bộ có thể là diễn biến từ đường hoàng trở thành tha hóa, tham nhũng, nó có dấu hiệu nguy cơ tồn vong của Đảng. Luật sư Trần Quốc Thuận tiếp lời:

“Việc đó thì trong Đảng đã nhiều lần cảnh báo và nhất là trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 vừa qua đã nêu rất là đậm chuyện đó. Gần đây bài viết của ông Hoàng, nguyên Phó ban tư tưởng của Đảng, ông có nhắc rằng việc tập trung quyền lực mà không kiểm soát sẽ là nguy cơ của sự sụp đổ…”

ong_Thanh_1_1.jpg

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Photo courtesy of zing

Đối với sự kiện cán bộ lãnh đạo giết nhau ở Yên Bái hay vụ Trịnh Xuân Thanh cùng phản ứng khác thường của đương sự, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng chưa đủ căn cứ để xem đó là những biểu hiện tự diễn biến trong nội bộ Đảng. Theo lời ông, mặc dù Thủ tướng đã giao Bộ Công an, nhưng đến nay chưa có kết luận điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết của 3 cán bộ ở Yên Bái.

Riêng vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đại biểu Quốc hội trúng cử nhưng bị loại vì vấn đề tư cách, ông này bị truy nã quốc tế vì làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty xây lắp dầu khí trước kia, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:

“…Còn vụ Trịnh Xuân Thanh đó là một vụ án, cũng không thể nói ngay đó là tự diễn biến được…Nhưng nếu Trịnh Xuân Thanh mà có liên kết với nhóm lợi ích nào và tạo nên những sự thất thoát hư hại, kể cả trốn đi nước ngoài thì đó cũng là sự tự diễn biến…”

Tha hóa sa đọa thì sụp đổ

Trong mấy chục năm liền, sau khi thống nhất Việt Nam, Đảng Cộng sản luôn gắn kết mọi bất ổn của đất nước với điều gọi là “diễn biến hòa bình”, do các thế lực phản động ở nước ngoài giật dây. Tuy nhiên, trong những năm sau này, ít còn nghe cụm từ “diễn biến hòa bình” mà thay bằng các nhóm từ mới là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:

“Trước đây người ta cứ ngỡ rằng ở Đông Âu, ở Liên Xô cũ là do sự tác động từ bên ngoài. Nhưng mà gần đây người ta nói là không phải, theo như bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng tôi mới xem, thì đó là diễn biến sa đọa, thoái hóa ở trong đảng dẫn tới sụp đổ. Đó là quy luật tất yếu, còn tự diễn biến ở đây là từ những doanh nghiệp tốt, những người tốt, từ những người đường hoàng trở thành những kẻ xấu, kẻ tham nhũng, kẻ ăn cắp của công, kẻ lừa đảo để chiếm đoạt của công…cái đó là diễn biến phẩm chất, phẩm giá…hai cái đó có cự ly cuối cùng mục đích của nó là làm thay đổi chế độ. Một bên là thay đổi chế độ do tác động bên ngoài, một bên là tự làm thay đổi, bởi vì nếu mà sự tha hóa, tham nhũng tràn lan không ngăn chặn được, thì mất niềm tin người dân không ủng hộ nữa, mà không ủng hộ nữa thì cơ sở tồn tại của Nhà nước còn lại rất là thấp.”

Nếu mà sự tha hóa, tham nhũng tràn lan không ngăn chặn được, thì mất niềm tin người dân không ủng hộ nữa, mà không ủng hộ nữa thì cơ sở tồn tại của Nhà nước còn lại rất là thấp.
-LS Trần Quốc Thuận

Thời sự diễn ra ở Việt Nam mới đây cho thấy báo chí do Nhà nước quản lý có thể đã lâm vào điều gọi là tự diễn biến, tự chuyển hóa. Nhiều tờ báo bị kỷ luật, bị đình bản, Tổng biên tập bị cách chức thu hồi thẻ nhà báo. Điển hình là trường hợp ông Như Phong và báo Petro Times. Ngoài ra tờ Lao Động phải chấm dứt các diễn đàn bạn đọc là hai mục “Tin khó tin” và “Đừng im lặng”.

Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:

“Vấn đề này người ta nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau. Bởi vì trong Đảng cũng có hai Nghị quyết 297, 298 về giám sát, phản biện. Cho nên người ta kêu gọi các đoàn thể nhân dân nên thực hiện quyền của mình là quyền phản biện, quyền giám sát, do vậy họ đã mở những diễn đàn như thế. Nhưng diễn đàn của họ có những điều làm vượt quá quy định, cho nên người ta phải quản. Ở Việt Nam tất cả mọi chuyện đều có sự kiểm soát. Hãy hình dung báo chí cũng như làm việc, là tất cả mọi người đều có cái vòng kim cô ở trên đầu, nếu mà lôi thôi người ta sẽ xiết, sẽ cấm, sẽ cách chức, khai trừ…”

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 diễn ra ở Hà Nội từ ngày 9 tới 15/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Trung ương Đảng cần nhận diện rõ hơn vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xác định rõ ý nghĩa của nó, mức độ đến đâu, nguyên nhân là gì và tác hại ra sao. Từ đó tìm ra các biện pháp chấn chỉnh hữu hiệu.

Giới phản biện cho rằng, Đảng Cộng sản đã nhận thức nguy cơ diệt vong của Đảng và chế độ, như nhận định công khai trên báo chí của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, tập trung quyền lực mà không kiểm soát được sẽ dẫn tới sụp đổ.

Mỹ kêu gọi phóng thích blogger Mẹ Nấm

Mỹ kêu gọi phóng thích blogger Mẹ Nấm

VOA

12-10-2016

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Photo Courtesey

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Courtesy Photo.

Chính phủ Mỹ ngày 11/10 kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích một blogger nổi tiếng về các hoạt động ôn hòa cổ súy cho nhân quyền tại Việt Nam.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) bị công an khám xét nhà và bắt khẩn cấp ở Nha Trang hôm 10/10 với tội danh vi phạm điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước.’

Truyền hình Công an Nhân dân nói Quỳnh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ viết bài trên mạng xã hội và trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài để ‘xuyên tạc đường lối chính sách của đảng’, ‘kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam với một số quốc gia láng giềng’, ‘nói xấu’ lãnh đạo Việt Nam, ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’ và ‘gây phương hại đến an ninh quốc gia.’

Đoạn video truyền thông nhà nước chiếu cảnh bắt giữ blogger Mẹ Nấm cho thấy trong số các tang vật bị xem là ‘tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội’ thu giữ tại nhà blogger này có những biểu ngữ chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông và yêu cầu khởi tố Formosa, thủ phạm gây thảm họa môi trường miền Trung, cùng các khẩu hiệu ‘Cá cần nước sạch,’ ‘Dân cần minh bạch.’

Bộ Ngoại giao Mỹ nói cùng với các vụ bắt giữ gần đây, trường hợp mới nhất này làm lu mờ tiến bộ nhân quyền của Việt Nam, yếu tố lâu nay gây trở ngại bang giao Việt-Mỹ và khơi mào những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Đáp yêu cầu bình luận của đài VOA, phát ngôn nhân phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Katina Adams, nhấn mạnh:

“Chúng tôi hết sức quan ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích cô Quỳnh cùng tất cả những tù nhân lương tâm khác, cho phép tất cả mọi người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng và ngoài đời mà không sợ bị trả thù. Xu hướng gần đây bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa [tại Việt Nam] rất đáng ngại và đang đe dọa che phủ tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam.”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thành viên chủ chốt của Mạng lưới Blogger Việt Nam, là phụ nữ châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển hồi năm ngoái vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Cô bắt đầu viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để lên tiếng phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Những hình ảnh của cô trên các trang mạng xã hội gần đây đều kèm theo biểu tượng, khẩu ngữ kêu gọi bảo vệ môi trường và xử lý minh bạch vụ Formosa.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ai sẽ nói thay em?

 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ai sẽ nói thay em?

Trần Trung Đạo (Danlambao) – “Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” (who will speak if you do not) là câu nói mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, dùng để kết luận cho buổi phỏng vấn của phái viên CNN Andrew Stevens ngày 18 tháng 6, 2010 tại Sài Gòn. Chương trình Viet Nam Internet Crackdown được chiếu ở Mỹ và phát đi nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu nói là một danh ngôn khá phổ biến từ lâu trong xã hội Tây Phương. Người viết đọc đâu đó rằng chính triết gia Đức gốc Ba Lan Friedrich Nietzsche đã nói mặc dù trong danh sách những câu danh ngôn của ông lại không có câu này. Câu“Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” còn là tựa của bài hát của nhạc sĩ Marty Haugen sáng tác năm 1993 và thường được hát trong các lễ nhà thờ đạo Tin Lành.

Thật ra, ai là tác giả câu danh ngôn đó có lẽ không cần thiết để bàn mà quan trọng ở chỗ Như Quỳnh đã dùng đúng lúc để nói lên một thực tế đau lòng đã và đang đè nặng lên xã hội Việt Nam suốt mấy mươi năm, đó là sự im lặng của đa số người Việt trước các bất công mà chính họ đang chịu đựng.

Trong buổi phỏng vấn của CNN, Như Quỳnh thừa nhận với phái viên Andrew Stevens em rất sợ. Sợ khủng bố, sợ đe dọa, sợ theo dõi, sợ hành hung, sợ đánh đập, sợ tù đày và sợ bị giết chết. Những nỗi sợ đó ám ảnh ngày đêm ngay cả những người dân vô tội đừng nói chi là người lúc nào cũng bị rình rập, đe dọa như Như Quỳnh.

Năm đó, cháu Nguyễn Bảo Nguyên mới vừa lên bốn tuổi. Cánh chim nhỏ trong khu vườn đời của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bắt đầu tập hót. Mùa xuân đang về trong căn nhà nhỏ dù bên ngoài trời vẫn còn mưa lớn.

Chắc chắn không phải một lần mà có thể hàng trăm lần Như Quỳnh nhìn con và tự hỏi, phải chăng mình nên dừng lại để sống với con, với gia đình, ít ra cũng không hổ thẹn vì đã ít nhiều đóng góp được phần mình, chuyến tàu lịch sử sẽ tiếp tục và sẽ có người khác bước lên để tiếp tục hành trình, đất nước của chín chục triệu người dân chứ đâu của riêng mẹ con mình.

Đồng thời, chắc đã có một hay hai lần Như Quỳnh tắt máy vi tính dắt con ra biển Nha Trang, nhìn con đùa vui theo từng đợt sóng và hy vọng ngày mai sẽ không lo ai rình rập ngoài cửa nhà. Một cuộc sống bình thường sẽ trở lại với mẹ con Như Quỳnh.

Nhưng không, tiếng gọi của đất nước trong tâm hồn Như Quỳnh lớn hơn tiếng hót của chim. Lý tưởng góp phần xây dựng một quê hương tốt đẹp hơn cho thế hệ của Nguyễn Bảo Nguyên thúc giục hơn tiếng cười giòn giã của con. Lý tưởng tuổi trẻ dấn thân vì một Việt Nam tốt đẹp đã là một phần không thể tách khỏi cuộc đời Như Quỳnh.

Như Quỳnh có một đời sống đầy ý nghĩa. Nếu đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, một người sống không lý tưởng, cuộc sống sẽ vô vị biết bao. Chẳng qua chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có mục đích như em, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đáng sống. Em không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới. Như Quỳnh tiếp tục lên đường dù biết có thể phải trả một giá vô cùng đắt mà một bà mẹ nào cũng run rẩy khi nghĩ đến, đó là xa con một thời gian dài.

Đêm nay ở một nhà tù nào đó trên quê hương nỗi nhớ con đang cắt từng phần da thịt của Như Quỳnh và đêm nay trong căn nhà nhỏ ở Nha Trang, hai con chim non Bảo Nguyên và Nhật Minh không hót nữa, hai cháu đang khóc vì nhớ mẹ.

Tội ác của chế độ CS không phải vì bắt một người dân mà độc ác hơn là chia cắt tình thiêng liêng của mẹ con, cha con, vợ chồng, anh em, chị em như họ đã làm từ 1954 tại miền Bắc và suốt 41 năm trong phạm vi cả nước. Những người chết trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Thảm Sát Mậu Thân có thể đã nằm yên trong lòng đất nhưng nước mắt của gia đình, thân nhân họ chảy dài theo lịch sử.

Lý do nhà cầm quyền CS bắt Như Quỳnh cũng không quá khó để hiểu.

Trong lúc CSVN không dám thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Formosa của dân chúng các tỉnh miền Trung trong đó đa số là đồng bào Thiên Chúa Giáo, họ tìm mọi cách cô lập, ngăn chặn không cho các cuộc biểu tình mang màu sắc tôn giáo phát triển thành một phong trào quần chúng rộng lớn với sự tham gia của các thế hệ và các thành phần dân tộc.

Đặc điểm chung của các phong trào xã hội là tự phát, thiếu tổ chức và thiếu kiên trì với mục đích. Hiểu được điều đó, các lãnh đạo CSVN tập trung đắp đập ngăn bờ, chờ cho phong trào từ từ lắng dịu và tìm cách vuốt ve thỏa hiệp.

Con số ba chục ngàn đồng bào biểu tình chống Formosa là con số lớn. Phải nói là rất lớn. Cuộc biểu tình của đồng bào Vinh lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình của nhân dân Rumani tại thành phố Timișoara chống chính quyền Nicolae Ceaușescu cũng dưới màu sắc tôn giáo khi nhà cầm quyền CS này trục xuất Linh mục gốc Hungary László Tőkés ra khỏi Rumani. Điều khác nhau là cuộc biểu tình tại thành phố Timișoara đã nhanh chóng trở thành phong trào toàn dân lật đổ chế độ độc tài CS Ceaușescu.

Bài học cách mạng dân chủ Rumani, Ba Lan, Philippines, Haiti cho thấy một khi lời kêu gọi của các lãnh đạo tôn giáo được mọi thành phần quần chúng lắng nghe và hưởng ứng, ngày cáo chung của chế độ độc tài có thể được đếm trên đầu ngón tay.

Tiếng nói của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những tiếng nói trẻ có thái độ dứt khoát chống Formosa, do đó, bắt Như Quỳnh không chỉ giới hạn một tiếng nói mà giới hạn khả năng của một chiếc cầu liên kết giữa phong trào chống Formosa tại Vinh, Nghệ An và Hà Tĩnh với các mạng lưới khác đang hoạt động trong nhiều lãnh vực từ nhiều năm nay.

So với khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh than “Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” vào sáu năm trước, cục diện đã nhiều thay đổi. Đại đa số người dân, ở mức độ khác nhau, đều thấy những bất công phi lý đang diễn ra hàng ngày trên đất nước, đều thấy rõ sự sai lầm của chế độ, đều có trong lòng chung một khát vọng tự do.

Những ngày tháng tới là thời gian đầy thách thức và có tính quyết định không phải chỉ đối với ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An, không phải chỉ của riêng một tôn giáo nào mà của cả dân tộc. Lịch sử nhân loại và đặc biệt sự sụp đổ của hệ thống CS châu Âu cho thấy, dù sức chuyển động âm ỉ nhiều năm, ngày sang trang đều diễn ra nhanh chóng.

Việc bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hành hung các nhà hoạt động dân chủ trong mấy ngày qua chỉ là những hành động vá víu, tuyệt vọng của nhà cầm quyền CS, không làm thay đổi tiến trình dân chủ Việt Nam mà chỉ đun nóng thêm lòng công phẫn. Tiếng nói của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạm thời bị chặn nhưng hàng triệu đồng bào sẽ nói thay em.

11.10.2016

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

Chủ chuỗi cửa hàng bánh mì Việt lớn nhất Mỹ qua đời

 Chủ chuỗi cửa hàng bánh mì Việt lớn nhất Mỹ qua đời

VOA

Gia đình ông Hướng hiện sở hữu hơn 60 cửa hàng khắp Hoa Kỳ, và mới đây còn mở rộng kinh doanh cả sang Đài Loan.

Gia đình ông Hướng hiện sở hữu hơn 60 cửa hàng khắp Hoa Kỳ, và mới đây còn mở rộng kinh doanh cả sang Đài Loan.

Người đồng sáng lập một chuỗi cửa hàng Lee’s Sandwiches, bán bánh mì kẹp kiểu Việt Nam nổi tiếng ở Hoa Kỳ, mới qua đời.

Ông Henry Lê Văn Hướng từ trần hôm 6/10 tại San Jose, California, sau một thời gian mắc bệnh ung thư gan.

Theo Mercury News, doanh nhân gốc Việt này qua đời ít ngày trước khi đón sinh nhật tuổi 59.

Tờ báo này còn dẫn lời Ryan Hubris, một người bạn thân của ông Hướng, cho biết rằng ông chủ Lee’s Sandwiches mới biết mình bị ung thư vài tháng trước, sau khi ngã bệnh trong khi đang đi nghỉ dưỡng trên một du thuyền.

Báo Người Việt đưa tin rằng lễ an táng ông Hướng sẽ được tổ chức vào ngày 16/10.

Ông Hướng sinh ra ở Thốt Nốt, An Giang, và là con thứ trong số 9 người con. Ông cùng ra đình rời Việt Nam bằng thuyền sau Chiến tranh Việt Nam.

Không chỉ là một người kinh doanh thành đạt với hàng chục chi nhánh của Lee’s Sandwiches trên khắp nước Mỹ, ông còn được nhiều người gốc Việt biết tiếng vì tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Theo Mercury News, hai anh em ông Hướng thành lập công ty cung cấp dịch vụ ăn uống đầu những năm 80, và giờ đây, gia đình ông sở hữu hơn 60 cửa hàng khắp Hoa Kỳ, và mới đây còn mở rộng kinh doanh cả sang Đài Loan.