Chiến thuật biểu tình du kích, đánh nhanh rút gọn làm vô hiệu hoá lực lượng CA đàn áp

Chiến thuật biểu tình du kích, đánh nhanh rút gọn làm vô hiệu hoá lực lượng CA đàn áp

httpv://www.youtube.com/watch?v=mrmjzD2xOdQ

Bạn đọc Danlambao – Bất chấp mọi hành vi săn đuổi và đàn áp của lực lượng CA cộng sản, nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến vẫn thực hiện thành công các cuộc biểu tình ngay tại Sài Gòn nhờ một chiến thuật sáng tạo.

Theo facebook Trần Bang, tại khu vực cầu Sài Gòn lúc hơn 9 giờ sáng, một mình anh Đinh Quang Tuyến đã biểu tình yêu cầu chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải minh bạch và chịu trách nhiệm về thảm hoạ cá chết miền Trung.

Chiến thuật biểu tình du kích, đánh nhanh rút gọn như trên đã làm vô hiệu hoá khả năng đàn áp, bắt bớ của bộ máy CA cộng sản.

Làm sao để ngăn chặn tình trạng nước giải khát mất vệ sinh?

Làm sao để ngăn chặn tình trạng nước giải khát mất vệ sinh?

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-06-04

c2-rong-do-622.jpg

Nước C2, Rồng đỏ do công ty trách nhiệm hữu hạn URC sản xuất.

Courtesy photo

Lâu nay, ở Việt Nam tình trạng các loại nước giải khát không đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một mối đe dọa cho người dân. Tình trạng đó như thế nào và chính quyền cần có những giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng trên?

Sự việc mới

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2016 phó chánh thanh tra y tế Nguyễn Văn Nhiên đã ra công bố xử phạt công ty trách nhiệm hữu hạn URC với số tiền là 5,82 tỷ đồng về một số sai phạm, trong đó có sai phạm sản xuất 2 lô  nước C2, Rồng đỏ có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép, đây được nói là mức xử phạt cao nhất từ trước đến nay.

Trước đó vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 công ty trách nhiệm hữu hạn URC cũng đã phải tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với sản phẩm trà xanh hương chanh và nước tăng lực hương dâu cũng mang hiệu Rồng đỏ.

Vụ việc lần này khiến nhiều người nhớ lại vào cuối năm 2015 dư luận dậy sóng với chuyện ruồi trong chai nước Number One do công ty Tân Hiệp Phát sản xuất. Chuyện người phát hiện bị đưa ra tòa với cáo buộc tống tiền nhiều người đã đồng loạt tẩy chay sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát.

Ý kiến của người tiêu dùng

Giờ người ta cứ chạy theo lợi nhuận mà không biết đến lương tâm là gì, giờ ăn gì cũng chết, uống gì cũng chết không biết phải sống sao. Có thể lượng chì trong đó thấp đi chăng nữa, nhưng sau 1 năm, 2 năm hay hơn nữa thì sẽ có biểu hiện của nó mà.
-Chị Thu

Lần này, sau khi phát hiện hàm lượng chì vượt quá giới hạn trong chai C2, mà trong số đó chỉ có 1.200 thùng nước giải khát C2, tăng lực rồng đỏ được thu hồi, còn hơn 40.000 đã được tiêu thụ trên thị trường, dư luận người tiêu dùng cũng hoang mang và bất bình.

Dù rằng nước giải khát là chọn lựa trong những ngày nắng nóng vào mùa hè. Hiện nay nhiệt độ ở khu vực miền Bắc và miền Trung luôn xấp xỉ 40 độ C và có thể hơn.

Chị Thu một người tiêu dùng ở Nghệ An cho biết, chị rất bức xúc trước thông tin đó, vì nhà chị luôn có nước C2 trong nhà, nhất là trong mùa hè nắng nóng này, chị cũng cho biết là mỗi khi đi làm về gia đình chị đều luôn lấy uống trong đó có đứa con nhỏ của chị.

Chị Thu chia sẻ thêm:

“Giờ người ta cứ chạy theo lợi nhuận mà không biết đến lương tâm là gì, giờ ăn gì cũng chết, uống gì cũng chết không biết phải sống sao. Có thể lượng chì trong đó thấp đi chăng nữa, nhưng sau 1 năm, 2 năm hay hơn nữa thì sẽ có biểu hiện của nó mà.”

Anh Nguyễn Văn Viên một người tiêu dùng ở thành phố Hà Nội chia sẻ:

rong-do-400.jpg

Nước tăng lực hương dâu Rồng đỏ. Photo courtesy of NLĐ.

“Thực ra về vấn đề vệ sinh thực phẩm nói chung ở Việt Nam mình cảm thấy nản lắm rồi, giờ động vào cái gì ăn cũng cảm thấy lo ngay ngáy. Còn vấn đề nước quá nồng độ chì cho phép ngày trước cũng C2, Dr thanh có ruồi với cặn ở trong chai nước nó là một cái chấn nhỏ cho những chuyện xảy ra quá thường xuyên ở Việt Nam rồi. Người dân bọn tôi thì hầu như là thấy chán ngán chuyện này rồi, ăn cũng chết không ăn cũng chết, uống cũng chết không uống cũng chết. Giờ nói chung là có một chương trình nó nói là không từ thời gian nào từ cái dạ dày ra nghĩa đĩa gần như thời gian này.”

Anh cũng cho biết thêm là để những tình trạng đó xảy ra là do cách quản lý của chính quyền không chặt chẽ nhất là của bộ y tế.

Anh Viên chia sẻ:

“Thực ra mà nói thì người dân người ta nói nếu mà người ta không uống nước ngọt thì không biết uống cái gì nữa, cũng như người ta nói rau cỏ, tôm, cá, thịt người ta không ăn thì người ta không biết ăn cái gì nữa. Mà vấn đề thật ra ở đây là cách quản lý của các cấp chính quyền nó chưa đúng với nhu cầu cần thiết của đời sống người dân nó không theo kịp được vấn đề mà nhu cầu của người dân hiện nay.”

Giải thích của cơ quan chức năng

Để tìm hiểu thêm thông tin cũng như tác hại của nước uống C2 có hàm lượng chì vượt quá giới hạn, chúng tôi có liên lạc với ông tiến sĩ Nguyễn Hùng Long phó cục trưởng cục an toàn thực phẩm của bộ y tế thì tiến sỹ cho biết, nếu uống nhiều, uống liên tục trong một thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, não…

Uống nhiều thì sẽ tích lũy trong cơ thể, còn nếu uống ít thì nó chưa đến mức gây ra ảnh hưởng sức khỏe ngay đâu, gan, thận, não các thứ nó tích, uống nhiều, chứ còn còn uống ít thì nó bị thải ra thôi, dùng ít thì chưa bị ảnh hưởng đến sức khỏe đâu.
-TS Nguyễn Hùng Long

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Long cho biết:

“Nếu mà dùng nhiều, uống nhiều thì sẽ tích lũy trong cơ thể, còn nếu uống ít thì nó chưa đến mức gây ra ảnh hưởng sức khỏe ngay đâu, gan, thận, não các thứ nó tích, uống nhiều, chứ còn còn uống ít thì nó bị thải ra thôi, dùng ít thì chưa bị ảnh hưởng đến sức khỏe đâu.”

Mạng báo New Zing dẫn lời của bác sỹ Phạm Duệ nguyên giám đốc trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết: Nếu thận tốt thì việc đào thải chì tốt, còn nếu đào thải không tốt, chì sẽ đọng trong cơ thể, ngấm vào máu, vào xương và gây ngộ độc. Chì có tác hại rất lớn nên các nhà sản xuất cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định hàm lượng chì trong ngưỡng cho phép trong các sản phẩm như nước có màu, đồ chơi.

Giải pháp hạn chế

Trong thời gian qua tình trạng nước giải khát không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất nhiều, để tìm hiểu về những giải pháp để hạn chế tình trạng đó chúng tôi liên lạc với ông tiến sỹ Nguyễn Hùng Long phó cục trưởng cục an toàn thực phẩm của bộ y tế thì tiến sỹ lại giới thiệu qua người phát ngôn của bộ.

Chúng tôi liên lạc với thạc sỹ Trần Thị Nga người phát ngôn của bộ thì thạc sỹ này cho biết, tất cả những giải pháp để đã được đăng tải trên mạng Internet.

Thạc sỹ Nga cho biết:

“Các tài liệu các thông tin trên mạng đã có rồi đấy, ở cục an toàn thực phẩm cũng đã đưa tin.”

Tại điều 51 chương IV của pháp lệnh an toàn thực phẩm qui định: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Sáng nay 5/6 cuộc biểu tình vì môi trường đã nổ ra tại Hà nội.

nguồn: Dũng Mai added 5 new photos — with Trần Bang and 11 others.

Sáng nay 5/6 cuộc biểu tình vì môi trường đã nổ ra tại Hà nội. Khá nhiều nhóm không kết nối được và sớm bị an ninh bắt giữ đưa đi các nơi tạm giữ. Một nhóm khoảng 10 người hiện bị giam ở số 6 Quang Trung và khoảng 30 anh em bị đưa sang Trụ sở công an quận Long Biên.

HA NOI 1H NOI 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H N 3

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ SẼ ĐẾN VIỆT NAM VÀO NĂM 2017

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ SẼ ĐẾN VIỆT NAM VÀO NĂM 2017

 12009570_1063072167037720_65530178979805366_n

Lời của Đức Tồng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : “Đức Thánh Cha Phanxicô có thể đến Việt Nam vào năm 2017. Nếu Đức Thánh Cha qua sẽ mời Ngài đến vùng này (Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi), bởi đây là nơi có thể đón được nhiều người đến đón Đức Thánh Cha nhất”.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho ước nguyện đón Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm quê hương Việt Nam. Xin cho mọi người biết noi gương sáng đời sống đạo đức thánh thiện của Đức Thánh Cha Phanxicô, đặc biệt đời sống khó nghèo khiêm hạ.

 

11986533_1063072187037718_8498004048764425213_n

Hội nghị Thường niên kỳ II của Hội đồng Giám mục năm nay diễn ra tại Toà Giám mục giáo phận Xuân Lộc, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng Chín. Như mọi khi, Hội nghị khai mạc với giờ Chầu Thánh Thể lúc 20 giờ ngày 14-09, xin Chúa chúc lành và ban muôn ơn trên các Đức cha tham dự Hội nghị. Hội nghị lần này vắng mặt Đức giám mục Bắc Ninh không tham dự được vì đau bệnh, và một vị khác bận công tác mục vụ xa.

12004736_438669846335232_899486207047331929_n

Đầu giờ khai mạc sau giờ Chầu, sau khi cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc chào mừng quý Đức cha, và báo tin Đức Tổng giám mục Đại diện Toà Thánh không đến dự buổi đầu tiên như thông lệ, vì ngài đang trong thời gian nghỉ hè. Đức cha Phó Tổng thư ký thay Đức cha Tổng thư ký thông báo chương trình nghị sự; Hội nghị lần này sẽ bàn đến các vấn đề như: tổ chức Năm Thánh Lòng Thương Xót; duyệt các Bản văn phụng vụ; tiến trình thành lập Học viện Công giáo; chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Gia đình; bàn thêm về Mục vụ Di dân; soạn Thư mục vụ 2016 gởi Cộng đồng Dân Chúa; các giáo phận và các Uỷ ban chia sẻ thông tin sinh hoạt năm qua; xúc tiến án phong chân phước 2 vị Giám mục tiên khởi Lambert De La Motte và François Pallu.

Hội nghị sẽ kết thúc vào tối thứ Năm 17 tháng Chín và ngày hôm sau các Đức cha sẽ hiệp thông với giáo phận Xuân Lộc trong Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng công trình Hành hương Thánh Mẫu tại Núi Cúi.

Bùi Thành Châu

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải bị đem vào trại xã hội

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải bị đem vào trại xã hội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-06-04

ta-tri-hai-622.jpg

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải

Citizen photo

Một hình thức đàn áp mới

Tối hôm qua, Nhạc sĩ đường phố Tạ Trí Hải bị đem đi giam giữ tại Trung tâm bảo trợ xã hội 1 của Lao động thương binh xã hội Xã Dục Tú, thôn Đồng Dầu huyện Đông Anh cách bờ Hồ Hà Nội 11 cây số.

Nhạc sĩ nói với chúng tôi về việc này đang khi ông còn ngồi trong trại Xã hội Dục Tú:

Tôi xuất trình chứng minh thư nhưng nó vẫn bắt tôi về phường, nó đẩy lên xe với cả xe đạp nó mang tôi về phường nó nhốt tôi một đêm ở đấy. Tới sáng hôm sau nó tống tôi vào trại đón người lang thang ăn mày ăn xin ở Hà Nội nhưng tôi đâu phải cái diện đó?
-Tạ Trí Hải

“Tối hôm qua tôi vẫn chơi đàn bình thường ở bờ hồ đến hơn 11 giờ vì khuya quá nên không về được chỗ ở nên tôi mới ra ngồi ở đài phun nước đến 1 giờ khuya. Lúc ấy hơn một chục tay an ninh nó đến nó vây quanh hỏi chứng minh thư của tôi, tôi xuất trình chứng minh thư nhưng nó vẫn bắt tôi về phường, nó đẩy lên xe với cả xe đạp nó mang tôi về phường nó nhốt tôi một đêm ở đấy. Tới sáng hôm sau nó tống tôi vào trại đón người lang thang ăn mày ăn xin ở Hà Nội nhưng tôi đâu phải cái diện đó? Nó nhốt tôi trong ấy mà thực tế khi vào đây thì toàn là lang thang cơ nhỡ. Tôi mới hét lên tôi bảo chúng mày đã biến tao vào đây là một nhà tù trá hình.

Tôi vào đây ở chung với một ông cụ cũng là cựu chiến binh đấu tranh chống tham nhũng cũng bị nhốt ở đây cùng một số người khác và chúng nó bảo phải ở đây một tháng. Ông cụ nói là nếu ngày mai có người đến đón về thì nó phải thả.

Nó nhốt vào một cái phòng như thế 5-6 người mà vệ sinh cũng ở trong phòng không khác nào một nhà tù trá hình. Về tới Hà Nội tôi sẽ lên tận chủ tịch để tôi chất vấn xem.”

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải từ vài năm qua luôn có mặt và đồng hành cùng với dân oan trong các lần xuống đường đòi đất. Ông cũng là hình ảnh quen thuộc đối với người biểu tình chống Trung Quốc với cây đàn violin trên vai với các nhạc phẩm hùng tráng Việt Nam từ nhiều năm nay.

Việc mang ông nhốt vào trại xã hội khiến nhiều người tranh đấu lo ngại đây là một hình thức mới nhằm khống chế không cho ông góp tiếng đàn đấu tranh của mình vào phong trào tranh đấu.

 

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT?

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT?

FB Lê Quang Trung

Giao Phạm

3-6-2016

Càng ngày, tôi càng thấy người dân Việt Nam, đi vào bước bánh xe đổ của cuộc thảm sát người Do Thái, mà Hitler và bọn độc tài Phát Xít Đức thực hiện trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến.

Những nỗi sợ hãi, những niềm hi vọng hoang tưởng, những ước mơ sống sót cho cá nhân mình và gia đình đã dẫn người dân Việt N…am e ngại, lo sợ nhưng lại thẳng bước xuống vũng lầy diệt vong.

Sáu năm kể từ khi Đức Quốc Xã bắt đầu cuộc thanh trừng vào mùa thu năm 1939, bằng hi vọng, bằng ước mơ, bằng cách né tránh, bằng sự từ chối, bằng những ảo tưởng được thế giới ra tay cứu, và nhất là sự bằng lòng từ chối chính những lời kêu gọi của các nạn nhân như mình, đứng lên trong giai đoạn cuối để chống lại Phát Xít, họ cứ thế âm thầm, lặng lẽ bước vào lò hơi ngạt.

Việt Nam ngày nay cũng không khác, dân chúng tự tạo ra những niềm tin mơ hồ, những ảo tưởng viễn vông, những hi vọng hão huyền, những niềm vui giả dối bằng cách tự nhủ rằng, sẽ có Hoa Kỳ, sẽ có lòng nhân đạo của thế giới tự do hòa bình, sẽ có người ra tay giải cứu.

Và cứ như thế, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ ăn uống, hít thở và tìm đường sống trong cái chết, trong cái lò hơi ngạt khổng lồ, cam chịu mà không chống cự dù chỉ là trong tư tưởng.

Cuộc chiến mà Trung Quốc chụp xuống Việt Nam thật hết sức là tàn khốc và dã man. Nó tận diệt bất cứ một nguồn sống nào, từ con người cho đến con vật, từ cây cối cho đến hệ thống sinh thái, từ đất đai cho đến nguồn nước, chính quyền Bắc Kinh ra tay tận diệt không cần chọn lựa.

Ngày xưa 6 triệu dân Do Thái bị giết trước sau chỉ trong vòng 6 năm.

Ngày nay 90+ dân Việt Nam đang bị giết hại một cách dã man và không ai có thể tiên đoán được là trong bao lâu.
Vài năm?
5-7 năm?
Chục năm hay hơn?
Không ai biết, nhưng ai cũng thừa biết rằng những sự hủy hoại đó thật là dai dẳng và đau đớn.

Người Do Thái vẫn còn sót lại được 35% dân số sau cuộc thanh trừng. Ngoài vết thương tinh thần ra, họ không phải chịu đựng bất cứ một vết thương nào khác về thể lý. Họ hoặc chết rồi, hoặc sống sót để bắt đầu làm lại, bắt đầu xây dựng lại các thế hệ tiếp theo.

Người Việt Nam không có cơ hội đó. Họ sẽ, hoặc chết đi trong bịnh tật, hoặc chết đi vì chất độc. Và số còn lại, nếu còn sót lại, thì chắc chắn sẽ mang theo trong mình biết bao nhiêu sự tàn phá của nhiễm thể DNA, tế bào gốc. Họ không có cơ hội sống sót để làm lại. Họ chỉ có cơ hội sống sót để gieo rắc thêm những nỗi kinh hoàng về bệnh tật cho con cháu, cho các thế hệ mai sau nếu có, phải gánh chịu hậu quả.

Những chất độc từ Bô Xít Tây Nguyên, từ Formosa và từ hàng ngàn nhà máy khác mà Trung Quốc xây dựng ở VN, sẽ chậm chạp thẩm thấu vào lòng đất, rồi ngấm qua các mạch nước. Sau đó gom tụ lại ở các ao hồ, ở các kinh lạch, ở các nhánh sông và cứ thế, người dân tiếp tục nhắm mắt xử dụng cho tới hàng chục năm sau này. Không cần phải nghiên cứu, ai dám quả quyết rằng nạn ung thư sẽ không tăng vọt gấp nhiều lần trong vài năm tới?

Hitler và Phát Xít Đức phải dầy công, phải chịu vô cùng tốn phí để lùa người dân Do Thái ở khắp nơi trên toàn cõi Âu Châu lại để giết. Bởi vì người Do Thái đã định cư hàng ngàn năm trên nhiều quốc gia. Nó được ví dụ như nhiều cái hồ, tuy có gần nhau nhưng khi thả lưới bắt thế nào cũng phải sa sẩy, có nhiều cá thoát được.

Trung Quốc thì không cần phải quá tốn phí công sức đến thế. Họ đầu độc và giết người Việt Nam ngay trên chính cái tổ ấm mà họ đã và đang sinh sống. Đất nước VN như một cái hồ lớn. Họ chẳng cần phải tung lưới bắt. Họ chỉ việc thả thuốc độc xuống hồ. Mọi sinh vật ở trong đấy sẽ cùng chết, từ bé đến lớn, từ già đến trẻ, chỉ có khác biệt là trước và sau chứ không ai thoát được.

Lại nữa, ngày xưa khi dân Do Thái bị tàn sát, họ không có đất nước riêng của mình. Họ không có quân đội riêng của họ. Họ không có thể chế và quyền lợi giống như công dân của một đất nước, trong khi đó … Việt Nam có một quê hương, có một đất nước, có một dân tộc, và nhất là lại còn có cả một “quân đội hùng mạnh”.

CHẲNG LẼ BẰNG ĐÓ CON NGƯỜI, TỪ NGƯỜI DÂN ĐẾN QUÂN NHÂN LẠI CÚI ĐẦU NHẮM MẮT CHỜ CHẾT?

KHÔNG LẼ MỘT ĐẠO QUÂN OAI HÙNG ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN ĐÓ LẠI KHOANH TAY CHẤP NHẬN BỊ TẬN DIỆT?

CHỈ CẦN VÀI NGÀN NGƯỜI, MỘT CÁI FORMOSA, CHỨ MỘT CHỤC CÁI FORMOSA, CŨNG BỊ TAN NÁT THÀNH MỘT ĐỐNG SẮT VỤN CHỈ TRONG MỘT NGÀY.

H1P/S: Tôi chọn tấm hình này vì nó nói lên 1 điều muốn nói: Sống chung trong hồ, không một con cá nào sống sót. Độc chất không chọn nạn nhân. Tất cả đều cùng chết. Ảnh: afamily.vn

Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La

Trung Quốc phát tờ rơi xuyên tạc về biển Đông tại Shangri-La

Tuổi Trẻ

Quỳnh Trung (từ Shangri-La)

4-6-2016

Tờ rơi tiếng Hoa gồm những nội dung xuyên tạc về Biển Đông mà Trung Quốc chủ ý phát cho các đại biểu quốc tế tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: V.T.

TTO – Tờ rơi gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, cung cấp thông tin xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.

Chiều 3-6, ngay sau cuộc tiếp xúc song phương với đoàn quốc phòng Việt Nam, đoàn Trung Quốc đã phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông cho các đại biểu quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Tờ rơi được phát có nội dung tuyên truyền những luận điệu sai trái của nước này về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.

Nội dung tờ rơi này cho rằng các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn viết: “Một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên, và khai thác quần đảo Trường Sa”.

Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế:

“Theo luật pháp quốc tế, tranh chấp chủ quyền có những đặc tính mang tính loại trừ. Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa từ xa xưa đã được thiết lập, bất kỳ nước nào khác cũng không thể yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nếu không sẽ đi ngược lại nghĩa vụ của mình đối với việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác”.

Ngoài ra, theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan.

Bắc Kinh còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này.

Hai chủ tịch xã nghi tham ô vẫn lên chức huyện ủy

 Hai chủ tịch xã nghi tham ô vẫn lên chức huyện ủy
Nguoi-viet.com
KIÊN GIANG (NV) – Từ phản ánh của truyền thông Việt Nam, ông bí thư huyện ủy Hòn Đất buộc phải lên tiếng “sẽ kỷ luật hai chủ tịch xã làm sai rồi cùng lên chức,” gây bất bình dư luận.

Người dân xã Bình Giang bất bình về việc hai đời chủ tịch tham ô vẫn lên đến huyện ủy viên. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ dẫn tin, ngày 2 Tháng Sáu, ông Trần Đức Mậu, bí thư Huyện Ủy Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, cho biết ban thường vụ huyện ủy đã tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí phản ánh chuyện hai ông Phạm Văn Lý và Cam Anh Dũng, đều nguyên là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Giang, làm sai nhưng vẫn được đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 bầu vào ban chấp hành.

Cụ thể, từ năm 2010 đến cuối năm 2014, Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Giang đã ký bán 91 lô nền trên tuyến dân cư T5 cho 61 cá nhân, thu về tổng số tiền 685 triệu đồng trên tổng số 1.555 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Văn Lý ký 11 hợp đồng bán 17 lô thu 250 triệu đồng. Ông Cam Anh Dũng ký 50 hợp đồng bán 74 lô thu 435 triệu đồng.

Số tiền 685 triệu đồng thu được, ủy ban xã Bình Giang tự in phiếu thu rồi giữ lại 260.5 triệu đồng để chi xài, không nộp cho nhà nước. Trong đó, ông Lý chi hết 19.351 triệu đồng và ông Dũng chi hết 241.149 triệu đồng “không rõ mục đích.”

Mặc dù sai phạm như vậy, nhưng kết luận thanh tra chỉ đề nghị “kiểm điểm rút kinh nghiệm” đối với hai ông này. Ông Lý hiện đã lên chức huyện ủy viên, làm chủ tịch Liên Đoàn Lao Động huyện; còn ông Dũng hiện giữ chức huyện ủy viên, phó trưởng Ban Tổ Chức huyện ủy Hòn Đất. (Tr.N)

Lao động Trung Quốc ở Formosa – Vũng Áng hiện nay

Lao động Trung Quốc ở Formosa – Vũng Áng hiện nay

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-06-04

000_9U22R-622.jpg

Lao động Trung Quốc tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hôm 03/12/2015.

AFP

Hiện đang có rất nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, trong đó có tới 3.000 lao động không có giấy phép làm việc. Họ là ai và đang sinh sống và làm việc ra sao?

Người lao động Việt Nam trong khu công nghiệp Formosa và người dân Vũng Áng nói gì nói gì về họ?

Cục cằn và keo kiệt

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người. Theo thông tin của VNN online cho biết, hiện có trên 3.000 lao động Trung Quốc chưa có giấy phép.

Công nhân Trung Quốc phần lớn là đàn ông, phụ nữ ít, họ là những thanh niên, trung niên tuổi từ 25 đến 50. Phía Trung Quốc mua đất ở bên ngoài ở gần đó để làm nhà cho công nhân ở chứ họ không ở bên trong (Formosa).
-Chị Ngoan

Nói về số lượng công nhân người Trung Quốc hiện làm việc tại Formosa Vũng Áng, anh Bằng, một người dân ở thị xã Kỳ Anh đã từng làm công nhân tại khu công nghiệp Formosa nói với chúng tôi:

“Tôi từng làm công nhân của Formosa từ năm 2013, lúc đó số lượng công nhân Trung Quốc có khoảng 10.000 người.”

Chị Ngoan, một công nhân hiện làm việc trong khu vực Formosa cho biết, lao động Trung Quốc làm việc trong Formasa rất đông, họ được bố trí ở tại các ký túc xá xây dựng bên ngoài khu công nghiệp Formosa trên một vùng rất rộng. Chị khẳng định:

“Tôi là công nhân thuộc C19 trong khu công nghiệp Formosa. Công nhân Trung Quốc phần lớn là đàn ông, phụ nữ ít, họ là những thanh niên, trung niên tuổi từ 25 đến 50. Phía Trung Quốc mua đất ở bên ngoài ở gần đó để làm nhà cho công nhân ở chứ họ không ở bên trong (Formosa). Nghĩa là cả ngày họ làm việc ở trong đó và sáng đi, chiều về. Họ mua nguyên cả một vùng đất để làm nhà ở ở đó.”

Trả lời câu hỏi về tính cách và thái độ của các công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Formosa?

Theo chị Ngoan họ là những người cục cằn và keo kiệt, họ không biết nói tiếng Việt. Tuy nhiên hiện tượng công nhân Trung Quốc ăn nhậu say xỉn hay đánh lộn là rất ít. Chị bày tỏ:

“Họ đưa công nhân của họ sang đa phần là không có giấy phép, 1 phần 3 là những người tù tội, bụi đời. Vì thế hồi có bạo loạn, em làm ở C19 có 2 người Trung Quốc chết mà không ai nhận xác vì họ không có giấy tờ tùy thân. Để đó 4-5 ngày thì xác trương sình lên. Vậy không biết họ làm thế nào để đưa xác chết về nước.”

Anh Bằng cho rằng, vào năm 2013 lúc mới sang Việt Nam các lao động Trung Quốc tỏ ra coi khinh người Việt Nam ra mặt, điều đó có thể dẫn đến các hiểu lầm của mọi người. Tuy vậy sau vụ bạo loạn tháng 5/2014 tại Vũng Áng những lao động Trung Quốc này đã biết và thay đổi thái độ. Anh giải thích:

“Nhìn chung họ cũng vẫn quan hệ bình thường với người Việt mình và chẳng có sự phân biệt gì cả. Đấy là nói rất thật mà chẳng thiên gì về Việt Nam hay Trung Quốc. Phải thừa nhận hồi trước khi có bạo loạn (5/2014) thì họ cũng có coi thường người Việt mình, nhưng sau đó đến bây giờ thì họ rất tôn trọng.”

000_9U22S-400.jpg

Người Trung Quốc trong một nhà hàng ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh hôm 03/12/2015. AFP PHOTO.

Chị Ngoan cho biết, có một số lao động Trung Quốc lấy vợ người Việt Nam, song đó chỉ là việc tạm thời mang tính mua vui. Theo chị các phụ nữ Việt Nam cũng xác định trước như vậy, vì thế đó không phải là chuyện bất thường. Chị tiếp lời:

“Ở trong đó thấy phụ nữ người Việt Nam mình cặp bồ, cặp bịch với bọn họ rất là đông. Cũng có những người lập gia đình với người Trung Quốc, song có ít người đưa nhau về ở bên Trung Quốc lắm, chứ không phải anh nào lấy vợ rồi cũng đưa họ về bên kia đâu, ít lắm.”

Nói về sinh hoạt của các lao động Trung Quốc trong khu vực Vũng Áng. Theo anh Bằng ngoài phố cũng có nhiều người Trung Quốc và Đài loan mở cửa hàng kinh doanh bên cạnh các cửa hàng của người địa phương. Anh cho biết quan hệ giữa người Việt ở Vũng Áng và các lao động Trung Quốc bình thường và thân thiện. Anh cho biết:

“Thu nhập bình quân của công nhân Trung Quốc vào khoảng 30-35 triệu VNĐ/tháng, nói chung họ cực kỳ tiết kiệm. Cửa hàng của người Trung Quốc cũng có nhiều, của người Đài Loan cũng có nhiều. Đó là các quán ăn, tiệm tạp hóa hay cửa hàng bán quần áo. Công nhân Trung Quốc vẫn ra phố chơi, mua bán và tiêu dùng bình thường, theo tôi nhận định họ vẫn sống thoải mái và không có gì khác biệt cả.”

“Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép”

Dưới nhan đề “Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép”, báo VNN cho biết, liên quan đến tình trạng lao động Trung Quốc trái phép tại Formosa Vũng Áng, báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, chỉ có 1.400/4.154 lao động Trung Quốc được cấp phép, chỉ đạt 36%.

Nói về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trái phép trong khu công nghiệp Formosa, anh Bắc cho biết về số lượng cụ thể thì khó mà xác định được cụ thể là bao nhiêu người. Theo anh các cấp chính quyền ở Kỳ Anh – Hà tĩnh đã buông lỏng quản lý. Anh Bằng tiếp lời:

Khi tôi còn làm việc trong Formosa thì chỉ riêng trong Công ty tôi làm việc cũng đã có khoảng hơn 200 người Trung Quốc làm việc trái phép, những người này họ không ở trong ký túc xá mà ở lại ngay tại công trường.
-Anh Bằng

“Khi tôi còn làm việc trong Formosa thì chỉ riêng trong Công ty tôi làm việc cũng đã có khoảng hơn 200 người Trung Quốc làm việc trái phép, những người này họ không ở trong ký túc xá mà ở lại ngay tại công trường. Rõ ràng như vậy là chứng tỏ họ làm việc bất hợp pháp, vì tại sao họ không về ở tại các ký túc xá hay khách sạn của Công ty? Và tôi xác nhận là không bao giờ thấy công an kiểm tra họ.”

Chị Ngoan cho biết rằng hết sức ngạc nhiên về việc công an ở Vũng Áng hiện nay chỉ lo bảo vệ cho lao động Trung Quốc, kể cả số lao động trái phép. Ngược lại họ lại bắt nạt lao động người Việt Nam. Chị nói:

“Không biết công an có kiểm tra giấy tờ của công nhân Trung Quốc ở trên chỗ họ ở hay không? Nhưng trong khu vực Formosa thì không thấy họ kiểm tra bao giờ, mà chỉ thấy họ kiểm tra và bắt người Việt nam mình. Công an chỉ bảo vệ cho người Trung Quốc chứ không bảo vệ cho người Việt Nam, mà hắn còn hành người Việt Nam. Em cảm thấy buồn vì bất công quá.”

Tác giả Nguyễn Hữu Qúy viết trên báo Người Việt gần đây có đánh giá rằng: “Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng. Mà Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ.”

Liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, anh Bằng cảnh báo:

“Cái tin ấy thì tôi có được nghe, nhưng theo sự nhìn nhận của tôi thì hệ thống tường rào của Formosa họ làm kiên cố như kinh thành của Vua chúa. Gỉa sử bây giờ ở bên ngoài xe tăng của mình có đâm vào, tường có sập xuống thì cũng không thể lên được. Bởi vì hệ thống tường ấy có hào sâu 8 m, rộng 8m bao xung quanh. Xe tăng đâm vào cũng không thể lên nổi.”

Đại biểu quốc hội Trần Tiến Dũng thấy rằng, việc lao động Trung Quốc không hợp pháp đang cư trú và làm việc trong dự án Formosa đã vi phạm điểm B, khoản 5, điều 17, nghị định 167/2013 về việc “Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có các hoạt động khác ở Việt Nam nhưng không được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam” với mức xử phạt sẽ từ 15-25 triệu đồng/ngườicông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, một sai phạm có thể sẽ phải chịu nhiều hình thức xử lý khác nhau.

Lạm phát đỉnh điểm, 15 USD/quả trứng ở Venezuela

Lạm phát đỉnh điểm, 15 USD/quả trứng ở Venezuela

Hải Anh | 02/06/2016

Lạm phát đỉnh điểm, 15 USD/quả trứng ở Venezuela

Người dân xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm bên ngoài một siêu thị ở thủ đô Caracas. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát ở Venezuela năm nay có thể lên tới 1.200%. Đồng tiền quốc gia mất giá kéo theo giá hàng hóa “cắt cổ”, quả trứng có giá 15 USD (gần 350.000 VND).

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính lạm phát ở Venezuela lên tới 720% trong năm nay. Tuy nhiên, đây vẫn là số liệu lạc quan bởi theo những nhà phân tích kinh tế, tỷ lệ này thậm chí sẽ cao tới mức 1.200%.

Giá dầu thế giới giảm mạnh là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng kinh tế bi đát như hiện nay tại Venezuela bởi dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, chiếm phần lớn nguồn thu ngoại tệ.

Các nhà chỉ trích cũng cáo buộc chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro chi tiêu cho phúc lợi xã hội vô tội vạ và chương trình trợ cấp dầu cho Cuba cùng một số nước khác, theo Los Angeles Times.

Tiền mất giá, hàng hóa đắt “cắt cổ”

Maria Linares, bà mẹ đơn thân 42 tuổi, là kế toán của một cơ quan chính phủ. Cô sống ở khu vực ngoại ô nghèo khó của thủ đô Caracas.

Thu nhập hàng tháng của Linares, gồm trợ cấp thực phẩm, là 27.000 bolivar (2.700 USD). Theo tỷ giá chính thức, 10 bolivar bằng 1 USD. Tuy nhiên, do tiền mất giá nên một USD có thể được đẩy lên tới 1.000 USD ở thị trường chợ đen. Do đó, số tiền mà Linares kiếm được hàng tháng không đủ để cô trang trải phí sinh hoạt.

Hồi tháng 12/2015, Linares chi khoảng một nửa tiền lương để mua các nhu yếu phẩm. Hiện giờ, toàn bộ số tiền kiếm cô kiếm được chỉ đủ nuôi hai con nhỏ. Các bé chỉ ăn sắn, trứng và bánh bột ngô kèm bơ và chuối.

“Lần cuối cùng chúng tôi ăn thịt gà là tháng 12 năm ngoái”, cô nói.

Theo Linares, địa điểm mua thực phẩm và các vật dụng thiết yếu rẻ là tại các cửa hàng do chính phủ điều hành, như Mercal và Bicentenario vì giá được điều chỉnh. Tuy nhiên, người dân phải xếp hàng qua đêm và thậm chí về nhà mà không mua được gì vì mọi sản phẩm đều được bán hết trước đó hoặc bị cướp khi họ rời cửa hàng.

“Lần cuối cùng tôi mua thực phẩm tại cửa hàng Mercal là 3 tháng trước. Họ bán cho tôi 1 kg gạo, 1 kg mì ống, 1 kg đường và 1 lít dầu ăn với khoảng 1.540 bolivar (khoảng 155 USD). Ngoài các hàng hóa quy định, tôi phải bỏ thêm 400 bolivar để mua một quả dưa hấu”, cô kể.

Tại Mercal, một chục trứng được bán với giá 450 bolivar hồi tháng 12/2015, trong khi giá bán chính thức hiện nay là 1.020 bolivar. Nhưng Linares nói cô chưa bao giờ mua được trứng ở Mercal. Thay vào đó, bà mẹ đơn thân mua chúng từ những người hàng rong với giá khoảng 1.500 bolivars (khoảng 150 USD) cho 12 quả.

Các mặt hàng thực phẩm khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Giá 454 gram sắn là 300 bolivar (30 USD) còn bột ngô là 9,5 bolivar (gần 1 USD) cho 454 gram.

Lạm phát đỉnh điểm, 15 USD/quả trứng ở Venezuela - Ảnh 1.

Nhiều siêu thị ở Venezuela luôn trong tình trạng “cháy” hàng. Ảnh: Archivo

Chìm sâu trong khủng hoảng

Trong những tuần gần đây, chính phủ Venezuela phải áp dụng biện pháp được cho là tuyệt vọng nhất để tiết kiệm điện là đóng cửa gần như hoàn toàn nhiều cơ quan chính phủ, chỉ làm việc 2 nửa buổi mỗi tuần.

Tuy nhiên, đây dường như là khởi đầu cho cấp độ mới của khủng hoảng. Điện, nước đang được phân phối chia theo khẩu phần.

Ngoài điện, quốc gia Nam Mỹ cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Tình trạng thiếu điện và thiếu nước càng khiến đời sống của 30 triệu người dân Venezuela vốn lao đao vì khủng hoảng kinh tế nay lại càng khó khăn.

Trong khi đó, việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị cơ bản, thiếu bác sĩ cùng tình trạng mất điện thường xuyên khiến hoạt động cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện công Venezuela trì trệ.

Lạm phát đỉnh điểm, 15 USD/quả trứng ở Venezuela - Ảnh 2.

Rất đông người biểu tình phản đối chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đổ ra đường ở thủ đô Caracas hồi tháng 5. Ảnh: AP

Chính phủ Venezuela cho rằng, tình cảnh người dân quốc gia này đang phải chịu đựng là hậu quả của cuộc “chiến tranh kinh tế” có liên quan tới chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng Venezuela đang gánh hậu quả của những năm quản lý kinh tế yếu kém, bao gồm cả sự phụ thuộc quá nhiều vào giá dầu.

Trong bối cảnh hiện nay, phe đối lập cho rằng cần tổ chức cuộc trưng cầu ý dân càng sớm càng tốt. Theo Hiến pháp Venezuela, nếu một cuộc trưng cầu được tổ chức trước thời điểm cuối năm, việc bỏ phiếu tín nhiệm Tổng thống Nicolas Maduro sẽ kéo theo cuộc bầu cử mới.

Phe đối lập mô tả Venezuela hiện nay như “quả bom hẹn giờ có thể nổ bất cứ lúc nào” và xã hội sẽ “bùng nổ” nếu ông Maduro tìm cách ngăn cuộc trưng cầu ý dân.

Ngân hàng “xiết nợ” ngư dân – Chó cắn áo rách

Ngân hàng “xiết nợ” ngư dân – Chó cắn áo rách

GNsP (03.06.2016) – Đời sống của bà con ngư dân ở các tỉnh Miền Trung rơi vào bế tắc sau vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do nhân tai gây ra. Cơ nghiệp của bà con ngư dân bị mất sạch, không chuyển đổi được nghề nghiệp khi nghề truyền thống của gia đình là ngư nghiệp. Rơi vào ngõ cụt, không hướng giải quyết, còn nhà chức trách vô cảm và phủi trách nhiệm.

Nhiều con thuyền phơi nắng dọc các bờ biển, nằm chết một chỗ. Trong những ánh mắt của người già, người cha, người mẹ là nỗi lo lắng cho tương lai của những đứa con khi gia đình mất “nghiệp”. Miếng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nơi sống bị ô nhiễm, không nghề không nghiệp thì việc cho con cái đi học là một chuyện ngoài tầm tay của nhiều bậc cha mẹ, và họ đã chua xót khi nghĩ đến chuyện cho con nghỉ học để tìm kế sinh nhai.

Đã nghèo nhưng lại khổ hơn khi nhiều gia đình ngư dân rơi vào tình trạng bị ngân hàng xiết nợ do họ vay mượn vốn đóng tàu thuyền ra khơi.

Đó là thực trạng của các ngư dân thuộc giáo xứ Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Mất “nghiệp”

Đa phần bà con giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ sống chủ yếu là ngư nghiệp lâu đời. Giáo xứ Cồn Sẻ nằm ở giữa đất bồi ở hạ lưu Sông Gianh. Hằng năm, cứ vào tháng 10, họ gánh chịu những cơn bão, mưa giông đổ về làm ngập lụt cả giáo xứ và các vùng lân cận. Đã khốn khổ nay lại phải cam chịu lãnh tất cả các hậu quả ô nhiễm môi trường biển do nhân tai gây ra.

Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ là Lm Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi. Ngài là một trong những vị linh mục thao thức về người nghèo, dấn thân hết mình vì người nghèo và mạnh mẽ đấu tranh các quyền tối thiểu của người dân trong thời gian vừa qua.

06.-Gao-gup-Gx.-Con-Se-5.2016-768x576

13245358_1068111306569904_6445317339838836490_n

Lm Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi là một trong những vị linh mục thao thức về người nghèo, dấn thân hết mình vì người nghèo và mạnh mẽ đấu tranh các quyền tối thiểu của người dân trong thời gian vừa qua.

Căn nhà tềnh toàng của ngư dân.

Trong chuyến từ thiện chia sẻ gạo vào cuối tháng 05.2016 với mục đích thăm hỏi các gia đình ngư dân tại giáo xứ Cồn Sẻ của Nhóm Fiat do Lm Giuse Lê Quang Uy, DCCT thành lập, Nhóm đã có dịp trò chuyện và gặp gỡ nhiều ngư dân. Qua sự quan sát, Lm Giuse chia sẻ về đời sống của bà con ngư dân hiện tại:

“Ý chí của bà con rất mạnh nhưng gần như họ đang bị trói tay trói chân bởi vì biển bị nhiễm độc và cá đã chết, thậm chí bà con ngư dân đánh lưới xuống biển thì vớt lên chỉ còn có xương cá thôi. Nhiều bà con ở đây không phải là những ngư dân đi đánh bắt xa bờ nên không có những phương tiện hiện đại, họ chỉ có thuyền nhỏ và ghe. Đánh bắt gần bờ thì không còn cá, do đó họ phải liều lĩnh bằng những chiếc tàu nhỏ, những chiếc ghe để đi đánh bắt xa bờ nên họ sẽ gặp nguy hiểm rất nhiều nếu như gặp sóng lớn, hoặc gặp tàu Trung Cộng. Và, ngư dân ở đây cũng cho biết, khi đánh bắt xa bờ thì cá cũng không còn nhiều. Trong khi đó chi phí đánh bắt xa bờ rất cao mà lượng cá đánh bắt được ít quá thì sẽ lỗ, nhưng bản năng của người đánh cá họ không thể ngồi yên được, họ vẫn có niềm hy vọng nên họ muốn đi đánh bắt để được tí nào hay tí đó.”

Tuy rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi bề sau vụ thảm họa, tiền thiếu trước hụt sau nhưng nhiều ngư dân ở đây kiên quyết từ chối những lời dụ ngon dụ ngọt của các thương lái khi họ đến hỏi mua số cá chết về để tiêu thụ. Lm Giuse nói:

“Nhiều thương lái đã dụ dỗ bà con bán lại cá ở đây kể cả cá đã chết và đang ngáp ngáp với giá rẻ, để về chế biến và bán như là cá tươi cho người ta làm nước nắm hoặc cá khô. Những người dân ở đây họ có lương tâm nên họ không tiếp tay với các thương lái này. Nếu nhà nước mà không mạnh tay thì các sản phẩm này sẽ trôi nổi và không chừng chúng ta sẽ ăn nhằm các loại sản phẩm này.”

Ngân hàng xiết nợ

Khi “nghiệp” đánh bắt thủy hải sản chết chân tại chỗ thì tất cả các dịch vụ vệ tinh khác xoay quanh nghề biển đều dừng lại và đứng yên như vá lưới, làm phao… Trong tình cảnh khốn đốn của các ngư dân không biết xoay sở công việc làm ăn thế nào, thì cơ hội mong manh duy nhất của họ là chỉ còn biết bám víu vào nhà chức trách với hy vọng có phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, để cuộc sống gia đình được ổn định hơn, nhưng niềm hy vọng ấy bị nhà cầm quyền chà đạp một cách nhẫn tâm khi họ dùng hệ thống ngân hàng xiết nợ các ngư dân. Linh mục Giuse cho hay:

“Cha xứ [giáo xứ Cồn Sẻ] chia sẻ rằng, UBND Huyện trong lúc này không cứu trợ cho bà con ngư dân mà lại dùng ngân hàng để xiết nợ. Đáng lẽ ra [họ] phải giảm nợ hoặc xóa nợ cho bà con ngư dân. Đời sống của bà con rất éo le, họ vay nợ ngân hàng rất nhiều nhưng số tiền đó không đủ để đóng một cái ghe, nhiều người hùn lại vẫn không đủ. Do đó, họ vay thêm tiền của nhà nước để xây nhà, sau đó thế chấp căn nhà để vay thêm một khoản khác thì mới có đủ vốn để đóng một con tàu, nhưng bây giờ con tàu nằm một chỗ, không làm ra tiền thì nhà nước đến siết nợ và chồng chất thêm những nỗi thống khổ cho  ngư dân nơi đây.”

Trẻ em có nguy cơ thất học

Sự bế tắc ấy không có hướng giải quyết bởi vấn đề quá lớn, quá tầm tay của bà con ngư dân và trách nhiệm này thuộc về nhà cầm quyền buộc họ phải can đảm, mạnh mẽ dõng dạc công khai nguyên nhân dẫn đến biển bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay. Nếu nhà cầm quyền làm được điều đó thì bà con ngư dân sẽ chung tay góp sức giải quyết vấn đề, nếu không, sẽ là “án tử” cho đời sống bà con ngư dân và là một “tương lai chết” của cả dân tộc VN. Linh mục Giuse bật khóc và chia sẻ:

“Người dân họ chia sẻ với chúng tôi rằng, những đứa con của họ đang đi học sẽ bỏ học, một em học sinh lớp 4 một năm học phải đóng học phí 1,4 triệu. Bây giờ không có tiền ăn thì lấy tiền đâu đóng học phí cho con, thì chắc chắn cháu bé này nghỉ học sẽ tham gia vào lực lượng những đám trẻ không được học hành và có thể đi bán vé số, bưng bê, bán hàng… Những người trẻ [ở đây] đã nghĩ đến chuyện họ sẽ phải dời đi. Đây là một thảm họa cho những ngư dân đang gắn bó với biển, họ đang sống an lành… bây giờ bị đánh bật ra khỏi mảnh đất của họ, họ đi sang nơi khác thì dù là đồng bào có cưu mang, có che chở, có nâng đỡ thì họ vẫn là những người tha phương và nỗi đau không thể hàn gắn được các vết thương ấy về lâu về dài.”

Nhà nước hỗ trợ gạo xấu và ẩm

Sau khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển, nhà chức trách hứa hẹn hỗ trợ 15kg gạo cho một người, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, họ chỉ hỗ trợ 10kg gạo xấu và ẩm cho một hộ gia đình, mỗi hộ có ít nhất 5 nhân khẩu nhiều nhất là 15 nhân khẩu.  Linh mục Giuse cho hay:

“Nhà nước tuyên truyền, vận động và hứa hẹn có gạo cho dân. Theo như lời cha Sở kể, họ nói sẽ hỗ trợ 15 ký gạo cho một người, nhưng bây giờ họ chỉ hỗ trợ 10 ký gạo cho một hộ gia đình mà đây là gạo xấu và ẩm, họ không thể ăn được. Nhiều người dân Cồn Sẻ đang ở trong tình trạng rất khốn đốn, không biết nên đổi nghề gì đây, có lẽ họ phải bỏ quê đi tha phương cầu thực vào các thành phố lớn để làm ăn.”

Giải thoát nào cho ngư dân?

Lm Giuse cũng cho hay, từ lời kêu cứu “hết đường sống” của của Lm Phêrô Maria khi tàu về neo đậu kín cả sông và cho đến nay không được một lời giải thích nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt vào tháng 4.2016 từ phía nhà cầm quyền, thì Lm Giuse đã cấp tốc đưa ra lời kêu gọi cứu trợ cho bà con nơi đây.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài ngày, Lm Giuse đã nhận được hơn 1 tỷ rưỡi của các tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước gửi về, đặc biệt trong số đó Hội Bác Ái Phanxicô đã chung sức đóng góp 20.000 USA (gần 500.000.000 VNĐ). Số tiền này, Lm Giuse đã chuyển hết cho Lm Phêrô Maria để mua gạo, phân phối cho bà con ngư dân đang thiếu thốn.

Lm Giuse mong muốn: “Khi trở về cùng lúc được biết Caritas của HĐGMVN đã bắt đầu nhập cuộc thì chắc chắn họ sẽ làm mạnh hơn, nhanh hơn nên tôi muốn mời gọi các Đức cha, Dòng tu, các giáo xứ và anh chị em giáo dân hướng lòng mình về Miền Trung, để hiểu được nỗi khổ của họ và giúp được họ cái nào hay cái đó. Chúng ta phải liên đới với nhau thì mới tạo được một sức mạnh và làm cho phía nhà nước phải rục rịch, phải thay đổi và phải làm một cái gì đó cho bà con ngư dân.”

Tuy nhiên, phương án cứu trợ gạo hoặc các nhu yếu phẩm không phải là kế hoạch dài lâu bởi người nghèo có lòng tự trọng, họ muốn tự lực cáng sinh và phát triển bằng ý chí, sức mạnh của họ. Lm Giuse băn khoăn:

“Chúng tôi băn khoăn một điều là chả lẽ chúng ta cứ tiếp tục quyên góp, chả lẽ chúng ta cứ tiếp tục giúp cho họ bát cơm bát gạo trong khi đó vấn đề là giải quyết là cái nghề của họ, họ có sức, có ý chí và có tay nghề nhưng tất cả đã sụp đổ hết thì bây giờ họ sẽ sống làm sao đây. Họ có lòng tự trọng để không tiếp tục ngửa tay xin chúng ta cứu trợ. Họ chờ đợi trước hết là nhà nước có phương án chuyển đổi nghề nghiệp cho họ. Đa số [ngư dân ở đây] là những người Công giáo và họ mong muốn Giáo hội Công giáo thay họ là tiếng nói đủ mạnh để nói chuyện với các cấp lãnh đạo cao hơn về nỗi thống khổ của họ.”

Nếu cứ cứu trợ mãi thì đất nước không thể phát triển. Đất nước chỉ hồi sinh khi người dân đứng trên đôi chân của họ làm chủ đất nước.

Nếu nhà cầm quyền xác định Fomosa có lỗi xả thải, họ sẽ phải bồi thường cho ngư dân. Đây là bài học của Vedan khi bị xác đinh xả thải gây ô nhiễm và phải bồi thường, phải chăng đây cũng là “động cơ” khiến nhà cầm quyền chưa thể “minh bạch” nguyên nhân cá chết?

Huyền Trang, GNsP

Tội phạm Vũng Áng…

Tội phạm Vũng Áng…

“Phải truy tìm cho ra ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Võ Kim Cự đã nhận của Formosa bao nhiêu tìền, trong số tiền đó có bao nhiêu xuất phát từ Trung Quốc cộng sản. Số tiền này tuồn sang Quỹ đầu tư của cô Nguyễn Thanh Phượng bằng con đường nào. Phải truy tố bằng được ông Dũng ra Toà. Trước một thảm hoạ cho quốc gia như vậy, trước một nguy cơ tiêu diệt nguồn sống của hàng triệu người, có hàng nghìn bà con đang đói và nguy cơ chết vì nhiễm độc, không thể để cho Dũng có quyền thoát tội”.

______

Bùi Quang Vơm

3-6-2016

Ngư dân Quảng Bình xuống đường biểu tình, đòi chính phủ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt. Ảnh: Facebook.

Tội phạm Vũng Áng là ai?

Cho dù đến tận bây giờ, nguyên nhân cá chết xuất phát từ vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh, vẫn chưa được nhà nước Việt Nam công bố, thậm chí có ý định không bao giờ công bố qua việc mượn lời chuyên gia Nhật Bản lấp lửng rằng, “có thể phải cần một năm”.

Nhưng trước áp lực của xã hội, ngày hôm qua, 02/06/2016, trong cuộc họp báo của Chính phủ, bộ trưởng Truyền Thông Trương Minh Tuấn nói “Về nguyên nhân cá chết chưa thể công bố, các nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau vì thế cần phải rốt ráo xác định nguyên nhân.

Các cơ quan phải điều tra đầy đủ các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không. Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực”.

Theo cách trả lời có phần ỡm ờ này, thì người ta “mười phần đã đoán ra được chín”. Chẳng có gì là khó hiểu. Vì kết luận khoa học xác định nguyên nhân cá chết đã có ngay từ ngày 20/04/2016, theo Giáo sư Tiến Sĩ Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang “Ở Vũng Áng sau khi xảy ra sự cố như thế thì (các) nhà khoa học đã ra rất nhiều phương án để tiến hành và những phương án đều thu được những kết quả.

Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên – Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!”

Dư luận của cả xã hội, cả tập thể các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế không thể nói ra, nhưng thừa biết không ai khác ngoài nhà máy thép Formosa. Dẫu Chính phủ kết luận là ai, thì người ta vẫn tin rằng chỉ có nhà máy thép. Nếu thủ phạm Chính phủ nói không phải là Formosa thì dứt khoát có chuyện khuất tất được che đậy phía sau.

Chỉ có những kẻ ngớ ngẩn mới che đậy một sự thật hiển nhiên như vậy.

Bất chấp thủ đọan nhả tin từ từ của chính phủ Việt Nam, bất chấp phía sau chứa đựng âm mưu hay mục đích gì, bất chấp kết quả công bố thế nào, thủ phạm là ai, điều mà tất cả chúng ta, tất cả dân chúng, tất cả những người làm khoa học hay không làm khoa học, cả trong nước và cả trên thế giới đều nhất trí một điều là cần phải đóng cửa nhà máy thép Formosa. Vì nó còn nằm đấy thì còn xả thải và nguy cơ cá chết, dân chết và nguy cơ huỷ hoại môi trường sống của con cháu muôn đời vẫn còn nguyên đấy.

Nguyên nhân gây ra nạn cá chết không cần phải có các nhà khoa học nghiên cứu để kết luận. Truy ra nguyên nhân, để truy ra thủ phạm. Đó là việc của công lý, xử đúng người đúng tội. Nhưng vấn đề không chỉ đơn thuần nằm ở việc xử ai. Mục đích chính là bảo vệ môi trường và đời sống của con người.

Không cần biết có phải chính do nhà máy thép Vũng Áng xả thải không qua xử lý hay không, điều chúng ta đã không còn tranh cãi là sản xuất thép là một loại sản xuất gây ra độc hại, huỷ hoại môi trường. Và đặt nhà máý thép tại vị trí nhạy cảm này là hoàn toàn sai.

Vậy giải pháp cho nó rõ ràng là:

1- Bắt buộc nhà máy thép phải xử ký triệt để đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quy chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường.

2- Sửa lại luật về quy trình và chế độ giám sát xử lý trước xả thải ra biển.

3- Đóng cửa từng bước và tiến tới đóng cửa hoàn toàn nhà máy thép tại Vũng Áng.

4- Xác minh thông tin tàu đánh cá Trung quốc thả những thùng chứa hoá chất độc, được đục thủng trước cho thoát ra từ từ, tại vùng biển ngoài khơi Vũng Áng, tiến hành trục vớt và nạo rửa đáy biển nếu có.

5- Xử lý tẩy rửa vùng biển khu vực xả thải của nhà máy thép Formosa ngay. Thủ phạm là Trung Quốc phía sau người Đài Loan, không có gì phải che giấu.

Vậy tại sao có sự ra đời và tồn tại của nhà máy này?

– Theo tất cả các phân tích khoa học, cả về mặt kinh tế, thảm họa môi trường lẫn an ninh quốc phòng, việc tồn tại một nhà máy thép tại thời điểm chính “Bắc Kinh hiện đã ra lệnh cấm các dự án mới trong lĩnh vực sản xuất thép, ximăng, nhôm điện phân, kính và đóng tàu cho tới năm 2017”. Sản lượng thép từ lâu đã vượt qua nhu cầu thị trường.“Đường Sơn, được xem như là “kinh đô” của ngành luyện thép, nay chỉ còn là cái bóng của chính họ với những nhà kho bị bỏ trống và bàn ghế bỏ không”.

“Các chuyên gia môi trường nhận định, nếu tất cả các dự án thép được cấp phép và triển khai đúng cam kết thì đến năm 2020, ngành thép sẽ thải ra 174 triệu tấn CO2 và lúc đó, riêng ngành thép sẽ “giáng” lên đầu mỗi người dân Việt Nam thêm 1,5 tấn khí CO2”.

Và chính Formosa “Năm 2009, Formosa “vinh dự” nhận giải “Hành tinh đen” – do Ethecon, tổ chức bảo vệ môi trường Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường”.

Vậy ai là người ký duyệt cho Formosa thực hiện đầu tư?

Trong thư ngỏ gửi Bộ trưởng tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà, ngày 01/05/2016, Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng nêu ra câu hỏi vì sao lại phải kêu gọi đầu tư nhà máy thép. Ông nhắc lại chi tiết vào “ngày 15 tháng giêng năm 2008, Formosa mới có thư trình thủ tướng về dự án thép thì ngay ngày hôm sau 16 tháng giêng, vị quan chức đứng đầu của Hà Tĩnh lúc bấy giờ là ông Võ Kim Cự bí thư kiêm chủ tịch HĐND Hà Tĩnh có thư trình xin Thủ tướng ‘cho phép’, mặc dù Formosa không hề gửi thư đó cho ông Cự”.

Tại sao ngày 15/01/2008, Formosa có thư trình thủ tướng xin đầu tư dự án, thì ngày 16/01/2008 đích thân bí thư chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự làm tờ trình xin Thủ tướng cho phép Formosa đầu tư. Võ Kim Cự tiên tri trước ý định đầu tư của Formosa?

“Thủ tướng Chính phủ có ý kiến tại Văn bản số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 với nội dung: đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa (Đài Loan) lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương, tỉnh Hà Tĩnh”.

Ngay trong ngày 4/03/2008, Hoàng Trung Hải ký công văn 323/Ttg đồng ý cho tập đoàn Formosa lập Dự án Nhà máy thép Vũng Áng.

Ba tháng sau, ngày 6/06/2088, Hoàng Trung Hải ký tiếp công văn 869/Ttg thực hiện Dự án đầu tư khu liên hợp Gang thép và cảng sâu Sơn Dương tại Vũng Áng. Trên cơ sở công văn này, ngày 21/5/2008, Công ty Formosa có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; ngày 12/6/2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 282023000001 cho Công ty với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm.

Chưa bao giờ một Dự án có tổng vốn đầu tư 22 tỷ đôla, chiếm dụng 3,300ha đất, di dời hàng nghìn hộ dân, mà từ ngày trình tờ xin tới ngày lập luận chứng Dự án, trình duyệt Dự án tổng thể, lập và trình duyệt Dự án chi tiết, cấp giấy phép đầu tư, chỉ có thời gian 4 tháng, trong khi thông thường không thể dưới ba năm.

Tháng 1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định cấp cho Formosa 300 tỷ đồng từ ngân sách, xây nhà ở cho công nhân người Trung quốc.

Thủ tướng Dũng dự lễ động thổ nhà máy thép Vũng Áng, ngày 02/12/2012, 17/09/2015 khánh thành tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.

Như vậy, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự có mặt của công ty thép Formosa tại Vũng Áng.

Tại sao. Vì không đủ trình độ. Vì tiền. Hay vì một thế lực nào khác.

Ông Nguyễn Gia Kiểng, chủ tịch Tập Hợp dân chủ đa nguyên nhận định “đã có sự câu kết bất chính giữa chế độ cộng sản và các thế lực tài phiệt nước ngoài, ở đây là công ty Formosa”.

Chế độ cộng sản mà ông Kiểng đề cập là bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lưu ý một điều rằng, ban đầu, dự án được phê duyệt trên danh nghĩa là cho tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư, nhưng hiện nay, cổ phần của tập đoàn Formosa đã được nhượng lại tới 25% cho tổng công ty thép Trung Quốc, Chine Steel, và lao động của công ty thép Vũng Áng hiện tại gồm10.000/16.000 là người Trung Quốc lục địa.

Phải truy tìm cho ra ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Võ Kim Cự đã nhận của Formosa bao nhiêu tìền, trong số tiền đó có bao nhiêu xuất phát từ Trung Quốc cộng sản. Số tiền này tuồn sang Quỹ đầu tư của cô Nguyễn Thanh Phượng bằng con đường nào. Phải truy tố bằng được ông Dũng ra Toà. Trước một thảm hoạ cho quốc gia như vậy, trước một nguy cơ tiêu diệt nguồn sống của hàng triệu người, có hàng nghìn bà con đang đói và nguy cơ chết vì nhiễm độc, không thể để cho Dũng có quyền thoát tội. Hãy xem, trong khi dân đói, cá chết, ông Dũng đi thăm chùa Thiên Hưng tại Bình Định và nghe Đàm Vĩnh Hưng hát “Thành phố buồn” tại Sài Gòn. Phải là loại người như thế nào mới có thể nhẫn tâm như vậy.

Có liên hệ gì giữa Trung Nam Hải và cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng không? Chắc chắn an ninh chính trị của đảng đã có câu trả lời. Ông Võ Kim Cự đã buộc phải thôi chức bí thư Hà Tĩnh trước khi có đại hội đảng, tháng 10/2015. Ông Dũng bị buộc phải bàn giao cho ông Phúc trước tháng tư năm 2016.

Có gì liên hệ gì giữa vụ cá chết tại Vũng Áng với chuyến thăm của Tổng thống OBAMA không.

Cẩn tắc vô áy náy, tốt nhất là nên rà soát lại tất cả những dự án do ông Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, và tiến hành kiểm tra, loại bỏ các yếu tố Trung Quốc ra khỏi các dự án đó.