Sài Gòn lại ngập nặng vì mưa và triều cường

Sài Gòn lại ngập nặng vì mưa và triều cường

Nguoi-viet.com

Người đi đường vật vã giữa biển nước ngập tại đầu cầu Rạch Chiếc, Quận Thủ Đức, Sài Gòn, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Mười. (Hình: Tuổi Trẻ)

SÀI GÒN – “Đến hẹn lại lên,” dân ở Sài Gòn lại bì bõm trong biển nước hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Mười, mà tin tức nói do mưa kéo dài phối hợp với triều cường.

Trong khi đó, theo tin của nhiều tờ báo trong nước, người dân hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đang khốn đốn với trận mưa lũ lịch sử kéo dài hợp cùng với thủy điện xả lũ làm cả trăm căn nhà ngập sâu trong nước, hiện đã có 24 người vừa chết vừa mất tích tại khu vực hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, còn sự thiệt hại vật chất vô cùng lớn lao sẽ dẫn đến đói khổ không ít.

Tại Sài Gòn, theo tin tờ Tuổi Trẻ, cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường làm hàng loạt con đường trong thành phố chìm sâu trong biển nước.

Theo nguồn tin này, “Đến khoảng 5 giờ 30 chiều cùng ngày người dân vẫn vất vả dầm mưa lội ngập trên các tuyến đường như quốc lộ 13, Hiệp Bình, Kha Vạn Cân (Quận Thủ Đức), Nguyễn Xí, Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh)…

Theo ghi nhận, tại đường Nguyễn Xí, nước ngập từ 0.3 đến 0.5m khiến một số xe cộ chết máy. Trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, xe cộ ùn ứ kéo dài.”

Đồng thời, “Các tuyến đường cũng bị ngập nặng là D1, Huỳnh Tấn Phát (Quận 7), Lương Định Của và Trần Não (Quận 2)… Tại khu vực Thanh Đa (Quận Bình Thạnh), nước tràn vào nhà dân, các phương tiện chết máy, nhiều người dân té ngã tại những đoạn nước sâu.”

Đặc biệt, theo báo Tuổi Trẻ, “tại xa lộ Hà Nội đoạn chân cầu Rạch Chiếc nước ngập lút nửa xe. Hàng trăm người nối nhau kéo dài vì xe chết máy, mỗi lần có xe lớn qua sóng nước dạt qua hai bên cuồn cuộn khiến nhiều phương tiện bị hất ngã xuống nước. Các cống thoát tại khu vực này bị quá tải trào ngược ùng ục bung nắp cống. Hàng trăm xe bị chết máy phải dắt lên cầu đợi sửa khiến giao thông ùn tắc kéo dài hàng trăm mét từ trạm thu phí xa lộ Hà Nội đến chân cầu Rạch Chiếc.”

Tờ Tuổi Trẻ cho biết: “Mưa trùng thời điểm đỉnh triều cường đạt 1.62m trên sông Sài Gòn nên gây ngập 14 điểm, trong đó có Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai (Quận 9); xa lộ Hà Nội, Quốc Hương (Quận 2); Hồ Văn Tư, Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành (Quận Thủ Đức); Ung Văn Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Xí, Bình Qưới (Quận Bình Thạnh); Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương (Quận 7)…”

Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã tiêu hàng chục ngàn tỷ đồng chống ngập lụt nhưng ngập lụt vẫn mỗi ngày một tệ hại hơn. (TN)

25 người chết, 4 người mất tích vì lũ lụt ở miền Trung

25 người chết, 4 người mất tích vì lũ lụt ở miền Trung

RFA
2016-10-17

Mưa lũ gây lụt ở miền Trung

Mưa lũ gây lụt ở miền Trung

 RFA

Mưa lũ ở miền Trung Việt Nam làm thiệt mạng ít nhất 25 người, 18 người bị thương, 4 người mất tích. Mưa lũ mạnh và nhanh cùng với thủy điện đồng thời xã lũ đã tàn phá hoặc gây hư hại nặng cho 240.000 ngôi nhà, cùng tài sản của người dân.

Trong khi lũ chưa rút hết thì Việt Nam lại phải chuẩn bị đối phó với trận siêu bão đang tới gần.

Các tỉnh miền Trung chịu thảm họa mưa lũ gồm Quảng Bình, Nghê An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Hình ảnh lũ lụt nước cao tới mái nhà và người dân chèo xuồng trên đường phố được phổ biến rộng rãi trên truyền thông nhà nước. Chính quyền kêu gọi người dân cả nước góp phần cứu trợ nạn nhân thiên tai.

Quảng Bình là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất, Hãng tin Pháp AFP dẫn lời ông Nguyễn Khắc Vinh, bản tin không bỏ dấu, một người dân ở Kiến Giang huyện Lệ Thủy kể lại là nước dâng rất nhanh, cuốn trôi tất cả lúa gạo, gà vịt và mọi vật dụng của gia đình ông. Theo lời ông Vinh nhà ông  bị ngập hoàn toàn toàn và hiện nay không có nước để uống hoặc nấu ăn.

Báo chí do nhà nước quản lý đưa tin chính phủ đang điều tra thực hư việc Thủy điện Hố Hô ở tỉnh Hà Tĩnh xã lũ mà không báo trước cho các huyện xã ở hạ du, góp phần gây thiệt hại nhà cửa tài sản mùa màng của người dân.

Trong khi đó bão số 7 tức Sakira với tốc độ gió tối đa 150km/giờ được dự báo sẽ tiến vào khu vực cách bờ biển Quảng Ninh – Nam Định khoảng 100km về phía Đông Nam trong vòng chưa đầy 2 ngày nữa, tức ngày 19/10.  Vào ngày mai 18/10  khu vực bắc Biển Đông kể cả quần đảo Hoàng Sa biển động dữ dội gió giật cấp 16 -17.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngoài trận bão số 7 Sakira đang tiến dần về phía bờ biển Bắc Bộ, thì sáng nay một trận bão khác mang tên Hải Mã đã hình thành ngoài khơi bờ biển Philippines. Dự báo cuồng phong Hải Mã sẽ tiến vào Biển Đông vào. ngày 20/10 sắp tới.

Người cộng sản và tín ngưỡng

Người cộng sản và tín ngưỡng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-13

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

 AFP photo

07:02/12:01

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Báo chí trong nước đang chú ý tới một nhân vật cao cấp trong chính phủ là ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Y tế sau khi một video clip cho thấy ông này tham gia một buổi hầu đồng tại Hà Nội nhưng sau đó được ông đính chính không phải hầu đồng mà là lễ tạ, là lễ trả ơn thần thánh sau khi đã được thăng quan tiến chức.

Mê tín dị đoan

Hầu đồng và những thể loại khác mang dáng vẻ mê tín dị đoan đang hoành hành trong nhiều cơ sở tôn giáo Việt Nam, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà báo Ngô Nhật Đăng xoay chung quanh đề tài “Người cộng sản và tín ngưỡng” để tìm hiểu thêm về hiện tượng quay về với tôn giáo của họ. Trước tiên nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết về hầu đồng:

Theo sự hiểu biết của tôi thì hầu đồng bắt nguồn từ đạo thờ “Mẫu” của dân mình. Từ thời xa xưa ngoài chuyện hầu đồng nó có một tác dụng là nhắc lại những người có công với đất nước. Trong những giá hầu đồng có nói đến ông Hoàng Bảy ông Hoàng Mười. Một số giá khác là các cô cũng là những người có công với đất nước cũng giúp dân chống ngoại xâm. Có một điều mà rất ít người biết tức là khởi thủy của hầu đồng ông bà ta dùng hầu đồng để chữa bệnh tức là chữa những người bệnh điên, tâm thần.

Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.
– Ngô Nhật Đăng

 Hầu đồng sau thời gian 1954 thì Hà Nội hầu như bị cấm tuyệt đối, mọi điều liên quan đến hầu dồng đều bị xếp vào mê tín dị đoan và gần như tuyệt chủng ở miền Bắc.

Hầu đồng nó cũng mới chỉ xuất hiện trở lại vào năm 1980 khi nước ta bắt đầu mở cửa rồi cũng có những số nơi phục hồi lại nhưng phục hồi một cách quá đáng. Có hiện tượng người ta thấy là các cán bộ nhà nước, quan chức cao cấp đều tham gia vào trong chuyện này và biến tướng rất nhiều. Trong khi hầu đồng họ tiêu tiền một cách khủng khiếp.

Tiền lễ người nghèo lắm cũng vài chục triệu còn quan chức thì vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng và người ta thấy nó bị biến tướng trong các buổi hầu đồng. Người ta tin tưởng rằng qua thánh thần sự ban phát lộc của thánh mà mình xin. Xin thăng quan tiến chức, giàu có cần xin các thánh thì sẽ được ban chỉ cần thành tâm và lễ vật phải càng hậu hỉ.

Tôi cũng có thời gian nghiên cứu những người hầu đồng có tên tuổi ở Hà Nội thí dụ như Quách Trang Thịnh ở khu Hắc Quảng ông ta nổi tiếng và giàu khủng khiếp nên tất cả chùa chiền nổi tiếng ở Hà Nội như Chùa Hương cũng như các chùa khác trong những lần cầu thì đóng góp tiền thì bao giờ cũng có tên của ông Thịnh đứng đầu tiến đó người ta gọi là con nhang đệ tử đóng góp. Hiện tượng này không có gì lạ người dân người ta còn biết đầu năm thì Nam Định Phủ Dầy nó là nơi xuất phát nghề xem bói và hầu đồng. Dịp sau tết có những vị quan chức rất lớn xuống đó và người ta có thể hầu đồng hai ba ngày ở đó nói chung dân chúng họ cũng biết.

Mặc Lâm: Hình ảnh của ông Phạm Văn Tác khi cúng tạ cho ta thấy điều gì khi tham dự vào một hoạt động mê tín mà một cán bộ cao cấp tới chức Vụ trưởng của nhà nước trực tiếp tham gia?

Ngô Nhật Đăng: Vừa qua người ta ngạc nhiên chuyện ông Tác, Vụ trưởng Vụ Y tế đi hầu đồng tôi có xem cái clip đó thì thấy rằng ông ta nói không phải hầu đồng là đúng mà đó là một nghi lễ “lễ tạ” có thể là trước đó con nhang đệ tử đã xin một điều gì đó và được thánh ứng thánh ban cho nên làm lễ tạ.

Nhìn dưới con mắt của mọt người bình thường thì ta thấy con người sống cần phải có niềm tin, thí dụ như người đảng viên cộng sản trước họ tin vào lý tưởng cộng sản, làm cho cuộc sống tươi đẹp giải phóng đất nước và những điều đó bây giờ người ta biết là chuyện nói dối rồi nên xảy ra hiện tượng mà người ta gọi là “khủng hoảng niềm tin”.

Khi người ta không còn tin vào lý tưởng nào đó thì tìm đến niềm tin tôn giáo chẳng hạn. Trong đó có những tôn giáo chân chính và cả những cái ta có thể gọi là biến tướng, biến thái hay tà đạo. Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.

Khi cán bộ đi chùa

Một cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photoMột cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photo

Mặc Lâm: Trên cái nhìn xã hội, chính trị hay tín ngưỡng anh giải thích thế nào về nạn công an chạy theo hầu đồng như tại Hà Nội mà anh vừa nói?

Ngô Nhật Đăng: Như tôi nói ban đầu những người nào còn chút lương tâm hoặc là họ đã trót tin vào điều gì đó chẳng hạn nhưng khi thấy niềm tin đó không thật, không đúng như họ suy nghĩ thì họ bị rơi vào khủng hoảng niềm tin do đó họ đi tìm cái gì đấy mà đặt niềm tin vào đấy. Tôi rất ngạc nhiên khi phần lớn sĩ quan công an nhất là phái nữ thì rất ham mê hầu đồng. Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó. Tôi nghĩ vấn đề này chắc cũng cần phải nghiên cứu thêm nữa.

Mặc Lâm: Trong xã hội ngày nay người dân thấy xuất hiện rất nhiều chùa mới mà hầu hết trong số đó không còn dáng vẻ kiến trúc của những ngôi chùa Việt Nam nữa mà hoàn toàn theo cung cách của Đài Loan, hay Trung Quốc rất rõ, chẳng hạn như chùa Bái Đính ở miền Bắc. Xin anh cho biết phải chăng cái gu thẩm mỹ của Phật tử thay đổi hay còn gì phía sau đó?

Ngô Nhật Đăng: Vâng cũng phải nói một chút về lịch sử xa xưa như nước ta vào thời nhà Lý thì đạo Phật rất phát triển gần như quốc đạo và đạo Phật thời ấy còn rất thuần khiết. Có hiện tượng các chùa chiền thời Lý được xây dựng rất hoành tráng có cái Tứ đại An Nam của thời nhà lý xây bây giờ còn sót lại tháp chuông chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh.

Nó cũng xảy ra hiện tượng khi mà nhà nước tốn kém tiền bạc xây dựng những công trình đó không khoan sức dân thì cũng báo hiệu cho chế độ suy tàn. Tới thời nhà Trần thì chúng ta thấy các chùa chiền tại miền Bắc rất nhỏ và hợp với các khung cảnh chung quanh. Ta cũng thấy vua Trần Nhân Tông từng đi tu cũng là người sáng lập ra phái thiền Nam tông của Việt Nam.

Sau năm 54 gần như là những chùa chiền như thế gần như bị phá hỏng mà thay vào đó là những ngôi chùa to lớn ví dụ như anh vừa nhắc đến đó là chùa Bái Đính. Trong dân gian có tin đồn cái chùa đó là do tiền xây riêng cho mười mấy vị trong Bộ chính trị và các kiến trúc cũng như tượng trong chùa hoàn toàn theo văn hóa Trung Hoa. Làm người dân bình thường tất nhiên ai cũng phải đặt câu hỏi đau xót cho truyền thống dân tộc của chúng ta mặc dù là gần gũi với văn hóa Trung Quốc nhưng không hề phụ thuộc một cách quá đáng như bây giờ.

Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó.
– Ngô Nhật Đăng

 Người dân cũng đặt câu hỏi phải chăng họ theo âm mưu của Bắc triều đồng hóa người Việt chúng ta với Trung Quốc? Vấn đề này không còn là bình thường nữa rồi mà rất nguy hiểm vì đặt đất nước trước hiểm họa xâm lăng về mặt văn hóa. Chúng ta cũng biết người Trung Quốc rất giỏi trong cái gọi là quyền lực mềm với các Viện Khổng Tử đặt khắp nơi còn Việt Nam thì với những ngôi chùa kiến trúc cũng như việc thờ cúng mê tín hoàn toàn theo người Trung Hoa.

Mặc Lâm: Như chúng ta đã biết tín ngưỡng không bao giờ được người cộng sản chấp nhận nhưng trong những năm gần đây từ ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi bây giờ là Nguyễn Xuân Phúc đều vào chùa khi có dịp . . .phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi lý tưởng mà sống theo tâm linh?

Ngô Nhật Đăng: Vâng theo cá nhân tôi nghĩ nếu chúng ta nhìn vào tổ chức Đảng Cộng sản thì chúng ta thấy trên cùng là một vị giáo chủ không ai có thể động chạm đến uy tín như một vị thần thánh thí dụ nước ta là ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, giống như một ông thánh một giáo chủ đứng bên trên. Họ có các cơ sở lý luận về chủ nghĩa, các tài liệu rồi Ban tuyên huấn, rồi những điều mà các đảng viên phải tụng niệm hàng ngày như một thứ kinh nhật tụng. Cái mô hình đó nó giống như của một tôn giáo có thể gọi đó là thứ tôn giáo nhập thế mà biến thái.

Khi họ đã có tư duy như một tôn giáo và bây giờ tôn giáo đấy có vẻ không còn tác dụng nữa thì theo tôi nghĩ có lẽ họ phải đi tìm một niềm tin nào đó. Các tín ngưỡng của những người lãnh đạo mà người ta nhầm tưởng là đạo Phật thật ra không phải mà theo tôi nó không phải đạo Phật đành rồi nhưng nó không phải là đạo Lão không phải đạo Giáo mà nó là thứ pha trộn gì đó mà có lẽ chúng ta phải cất công tìm hiểu mới có thể cắt nghĩa được điều này.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà báo Ngô Nhật Đăng.

Người dân miền Trung còn gì?

Suong Quynh and Thanh Tran shared Bạch Hoàn‘s post.
Image may contain: sky, house, outdoor and nature
Bạch Hoàn

 Người dân miền Trung còn gì?
  • Quảng Bình. 71.000 ngôi nhà bị ngập.

    Hà Tĩnh. 24.158 ngôi nhà bị ngập.

    Những tấm hình người dân đứng trên nóc nhà, bơi trong dòng nước lũ đục ngàu, tôi thấy có người vẫn cười. Có phải vì đã quá quen? Có phải vì bất lực trước thiên nhiên, trước con người mà cười trừ? Hay đó là những nụ cười trong cay đắng?

    Tôi chưa tìm thấy thông tin nhà máy thuỷ điện Hố Hô đóng góp vào ngân sách mỗi năm bao nhiêu tiền. Nhưng tôi biết, một túi nước 38 triệu khối treo lơ lửng ở độ cao 72m là mối đe doạ khủng khiếp với người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi mùa mưa đến. Năm 2010, thuỷ điện Hố Hô đã khiến 20.000 hộ dân Hà Tĩnh phải sơ tán khẩn cấp. Nay, họ lại xả lũ khiến hơn 24.000 hộ dân rơi vào cảnh ngập lụt.

    Formosa đã cướp mất sinh kế trên biển của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người dân xứ ấy bây giờ sống bám vào ruộng vườn, trâu bò, heo gà… Nhưng, hồ Bộc Nguyên xả lũ với lưu lượng đến 200 m3/giây, hồ thượng Sông Trí xả lưu lượng 100m3/giây, nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng 500-1.800m3/giây. Những bám víu cuối cùng của người dân đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

    Ở Hà Tĩnh, 99.000 con gia cầm, 2.000 con trâu, bò, heo bị chết và cuốn trôi… Ở Quảng Bình, mưa lũ làm 43.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi, 270ha diện tích nuôi trồng thủy sản chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn, hàng chục tàu thuyền bị chìm, lật úp và trôi ra biển…

    Những người dân miền Trung bây giờ còn lại thứ gì? Còn lại mạng sống ư? Còn sống là còn hi vọng ư? Ở Thôn 6, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một người đàn ông tên Trần Văn Trung. Anh Trung sinh năm 1985, hơn tôi một tuổi. Lũ bất ngờ ập về, anh giúp hàng xóm di dời tài sản và bị sẩy chân ngã xuống dòng lũ dữ. Bây giờ thì thi thể anh đã được tìm thấy. Anh Trung mất rồi.

    Có 20 người đã chết và mất tích vì mưa lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    Đập thuỷ điện đã xả lũ từ đêm qua khiến người dân không kịp trở tay. Nhưng, đến tận 3 giờ chiều nay, Bộ Công thương mới có công điện, trong đó chỉ đạo các chủ hồ đập thuỷ điện phải vận hành đúng quy trình được phê duyệt và thường xuyên thông báo cho các địa phương vùng hạ du.

    Cũng phải thôi. Trâu bò heo gà là của dân. Nhưng thuỷ điện lại là của họ.

Việt Nam ăn thịt chó đứng thứ nhì thế giớ

 Việt Nam ăn thịt chó đứng thứ nhì thế giới

Nguoi-viet.com

Mỗi ngày ở Việt Nam có cả ngàn con chó bị đánh cắp hoặc bán giết để ăn thịt. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI (NV) – Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam giết chó để bán ăn thịt khoảng 5 triệu con, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc với khoảng 20 triệu con, phần lớn là vật nuôi bị bắt trộm từ Lào, Cambodia…

Sau Trung Quốc và Việt Nam, Nam Hàn xếp thứ 3 với khoảng 2-3 triệu con mỗi năm. Số liệu này vừa được Liên Minh Bảo Vệ Chó Châu Á (ACPA) công bố.

Tin báo điện tử VietNamNet, ngày 14 Tháng Mười, cho hay số liệu này cũng chưa được xem là hoàn toàn chính xác bởi vì buôn bán thịt chó là hoạt động phi pháp ở Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Hong Kong, hoặc hợp pháp nhưng phần lớn không được kiểm soát ở Trung Quốc, Việt Nam và Nam Hàn.

Theo ACPA, thịt chó phổ biến rộng rãi nhất ở Châu Á và “ngành sản xuất thịt chó” được phát triển từ đây bằng mô hình kinh doanh hộ gia đình, biến công nghệ giết mổ thành nền công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Chính quá trình thương mại hóa này đã dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề phúc lợi động vật và sức khỏe con người.

Thực tế, đã có rất nhiều cuộc điều tra ở khắp Châu Á đã ghi nhận “sự tàn nhẫn trong tất cả các giai đoạn của hoạt động bán thịt chó, thu mua, vận chuyển và giết mổ.” Bởi nhiều người tin là thịt chó sẽ ngon hơn khi con vật bị kích động mạnh, vì vậy chó lấy thịt thường bị ngược đãi và giết hại theo cách dã man nhất để khiến hương vị thịt trở nên ngon lành hơn.

ACPA cho rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thường biện hộ rằng, thịt chó là “nền văn hóa” hoặc “truyền thống,” nhưng xét về khía cạnh nhân đạo và phúc lợi, thịt chó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, quan ngại.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã cảnh báo rằng, ăn thịt chó và cách vận chuyển chó lấy thịt sẽ tăng nguy cơ bùng phát dịch tả và bệnh dại cho người dân cũng như khách du lịch. (Tr.N)

Xót xa cảnh dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Xót xa cảnh  dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Áp thấp nhiệt đới dội thẳng vào miền Trung gây mưa lũ nhấn chìm làng mạc, trường học, “xé tan” đường sá… Hình ảnh nước lũ ngập tận nóc nhà tại Quảng Bình, lũ quét san phẳng cả cánh đồng hoa màu ở Hà Tĩnh… khiến cả nước xót xa.

lu-ha-tinh

Dân dỡ ngói chui lên nóc nhà thoát lũ.

Chưa hết mưa lũ, miền Trung Việt Nam lại sắp hứng bão mạnh

Chưa hết mưa lũ, miền Trung Việt Nam lại sắp hứng bão mạnh

VOA

Tỉnh Quảng Bình từng chịu cảnh ngập lụt nghiêm trọng 5 năm trước. (Ảnh tư liệu).

Tỉnh Quảng Bình từng chịu cảnh ngập lụt nghiêm trọng 5 năm trước. (Ảnh tư liệu).

Bão Sarika đang di chuyển nhanh trên biển Đông, trực tiếp đe dọa miền Trung Việt Nam, trong khi lụt lội nghiêm trọng tại khu vực này đã làm ít nhất 11 người thiệt mạng.

Trước khi hướng ra biển Đông, sáng hôm nay, 16/10, cơn bão với sức gió lên tới 130km/giờ đã ập xuống đảo Luzon của Philippines, buộc hơn 12 nghìn người phải sơ tán.

Báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhận định rằng Sarika có thể “là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài năm gần đây vào Việt Nam”.

Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới hình thành từ ngày 13/10 ở các tỉnh ở miền trung Việt Nam, gây nên đợt mưa lớn và làm ngập lụt trên diện rộng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Báo chí trong nước cho hay, tình hình ngập lụt khiến “hàng chục nghìn nhà dân ở các vùng bị ảnh hưởng chìm trong nước”, “gây chia cắt nhiều khu vực” và “gây thiệt hại nặng về người và tài sản”.

Reuters dẫn lại VTV đưa tin rằng có hàng chục du khách nước ngoài trong số các hành khách trên nhiều chuyến tàu bị kẹt tại khu vực bị ảnh hưởng, trong khi nhiều chuyến bay tới miền Trung bị hủy.

Công điện của Thủ tướng Việt Nam đăng tải trên trang web của chính phủ “gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đối với đồng bào và chính quyền địa phương, chia buồn sâu sắc đến thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng và yêu cầu chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước”.

Ngoài mưa lớn, việc thủy điện xả lũ còn khiến hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, “bị cô lập, chờ tiếp tế”, theo VnExpress. Chủ tịch huyện này được trích lời cho rằng, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu “không kịp trở tay” do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ.

Trong khi giám đốc thuỷ điện nói rằng đã “xả lũ đúng quy trình”, việc làm này đang vấp phải nhiều chỉ trích trên các trang mạng xã hội.

Viết trên trang Facebook, luật sư Võ An Đôn đã kêu gọi “nhân dân miền trung hãy làm đơn khởi kiện những thủy điện đã xả nước gây lũ lụt”.

Mỹ-Nga bàn việc ngừng bắn ở Syria

Mỹ-Nga bàn việc ngừng bắn ở Syria

 BBC

A damaged site after an airstrike in the besieged rebel-held al-Qaterji neighbourhood of Aleppo, Syria October 14, 2016.

REUTERS

Khu vực do phiến quân kểm soát ở Aleppo đã phải đối diện các cuộc không kích hàng ngày

Các cuộc đàm phán mới đang diễn ra tại Thụy Sỹ, trong đó Hoa Kỳ và Nga nỗ lực làm trung gian dàn xếp một lệnh ngừng bắn mới tại Syria.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ dự họp cùng các phái đoàn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Saudi và Qatar tại thành phố Lausanne.

Kể từ sau khi thỏa thuận ngừng bắn trước nhanh chóng bị đổ vỡ hồi tháng Chín, Syria và đồng minh là Nga đã đẩy mạnh việc đánh bom vùng đông Aleppo, nơi các phiến quân nắm giữ.

Hiện, tin tức nói các phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang tiến tới Dabiq, một căn cứ của nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS).

Thị trấn nhỏ này mang giá trị biểu tượng to lớn đối với IS và được nhắc đến tràn ngập trong các chiến dịch tuyên truyền của nhóm này.

Các tổ chức cứu trợ hàng đầu đã kêu gọi có 72 gờ ngừng bắn để họ có thể tiến hành phân phát hàng viện trợ.

Trước khi diễn ra các cuộc đàm phán tại Thụy Sỹ, các quan chức đã không muốn tạo cảm giác có nhiều hy vọng đạt được bước đột phá trong lần đàm phán này.

Hôm thứ Sáu, hãng tin Nga dẫn lời ông Kerry nói ông không “trông mong đặc biệt” gì từ các cuộc đàm phán, trong lúc một nguồn tin giấu tên của Pháp nói với AFP: “Khi ta nhìn vào kết quả của các nỗ lực trước đó, thì thành thật mà nói tôi ít nhiều nghi ngờ về những gì có thể đạt được trong những nỗ lực tới đây.”

Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad cam kết sẽ giữ Aleppo “sạch bóng” các phiến quân và nói với một tờ báo Nga rằng việc giành chiến thắng ở thành phố này sẽ là một “bước đệm” để bật lên giành chiến thắng tại các nơi khác trên toàn quốc.

Hôm thứ Bảy, các tổ chức cứu trợ, trong đó có Save the Children, Oxfam, Hội đồng Tị nạn Na Uy và Ủy ban Cứu hộ Quốc tế ra lời kêu gọi “hãy có thời gian ngưng bắn trong ít nhất 72 giờ tại đồng Aleppo”.

“Điều này sẽ cho phép những người ốm bệnh, bị thương được đưa đi sơ tán, và cho phép thực phẩm, thuốc men được chuyển vào vùng bị bao vây,” tuyên bố viết.

Map showing control of northern Syria - 3 October 2016

Khoảng 275 ngàn người sống tại các khu vực bị bao vây, và các tổ chức cứu trợ đã không thể tới nơi kể từ khi việc bao vây được tái lập, hôm 4/9.

Hơn 370 người, trong đó có gần 70 trẻ em, đã bị giết chết trong các cuộc đánh bom vào đông Aleppo, theo tổ chức Quan sát Nhân Quyền Syria có trụ sở tại Anh.

Tổ chức này nói hàng chục dân thường, trong đó có cả trẻ em, cũng đã thiệt mạng trong các cuộc nã pháo của phiến quân vào tây Aleppo, nơi chính phủ Syria kiểm soát.

Cuộc chiến nổ ra, với khởi đầu là phong trào nổi dậy chống Tổng thống al-Assad, nay đã chia cắt đất nước thành nhiều phần.

Tình trạng giao tranh diễn ra đã hơn 5 năm, cướp đi sinh mạng của khoảng 300 ngàn người.

Chưa đầy ba ngày, hàng ngàn mái nhà của người dân Quảng Bình nhấp nhô trên nước,

Hằng Lê
Chưa đầy ba ngày, hàng ngàn mái nhà của người dân Quảng Bình nhấp nhô trên nước, tính đến chiều 15.10 đã có 20 người chết và mất tích, nhiều tuyến đường bị chia cắt, thôn xã bị cô lập, toàn bộ các phương tiện không thể lưu thông được….Ngập lụt nghiêm trọng tiếp tục xảy ra ở Hà Tĩnh, Quảng Trị…bão giật cấp 15 có nguy cơ tấn công miền Trung.

Trong lúc tình hình mưa lũ phức tạp, tự dưng chiều tối qua đập thủy điện Hố Hô (giáp ranh Quảng Bình – Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ hết cỡ mà không có sự phối hợp với địa phương tuyên truyền, thông báo làm khoảng 5.000 ngôi nhà ở huyện miền núi Hương Khê chỉ trong vòng một giờ chìm trong biển nước. Người dân không kịp trở tay, nhiều làng đánh kẻng chạy lũ cả đêm. Trận tối 14.10 đã vượt ngưỡng lũ lịch sử 2010!

(Le Nguyen Huong Tra)

xem thêm:

Thủy điện Hố Hô xả lũ, nhà dân ngập 4 mét

Nói về tham vọng: Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu?

Nói về tham vọng: Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu?

FB Trương Nhân Tuấn

15-10-2016

Leo lên tới đỉnh rồi làm sao nữa? Ảnh: internet

Gần đây thấy có nhiều facebookers tán dương về dân Do Thái. Điều này không có gì sai. Ta phải nhìn nhận đây là một dân tộc thông minh, có ý chí chiến đấu, có tình đoàn kết gắn nối cộng đồng. Trong lớp học, đứa trẻ gốc Do Thái thường đứng đầu lớp. Những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ… gốc Do Thái luôn xuất sắc hơn các đồng lưu khác. Chốn thương trường, người thương gia Do Thái luôn là người giàu nhứt. Chốn chính trường, chính trị gia gốc Do Thái luôn cuốn hút hơn hết, vì ở họ toát ra một cai gì đó làm ta tin tưởng và bỏ phiếu bầu cho họ. Người Do Thái đến nay vẫn đứng đầu thế giới về những phát minh, những giải thuorng Nobel.

Vì sao mà họ “giỏi” như vậy? Theo tôi, là yếu tố “tham vọng”.

Người Do Thái nào sinh ra cũng được cha mẹ, nếu không là nhà thờ, dạy cho ý tưởng dân Do Thái là “chủng tộc ưu việt”, được thượng đế lựa chọn để dẫn dắt nhân loại. Dĩ nhiên điều này khoa học chứng minh là không đúng. Con người sinh ra đều có cùng một nguồn gốc.

Không chỉ dân Do Thái mới tin tưởng như vậy, mà dân Đức, Hoa Kỳ… những quốc gia giàu mạnh nhứt đều có quan niệm như vậy. Họ là dân tộc “ưu việt”, có sứ mạng dẫn dắt nhân loại. Nhật có quan niệm “ưu việt” là “con cháu của Thái dương thần nữ”.

Để đạt đến thành công, văn hóa, giáo dục ở các nơi đây dạy đứa trẻ những khả năng để đạt được tham vọng của nó. Tức là chủ thuyết dựng nước của họ dạy đứa trẻ “có tham vọng”. Đồng thời nền giáo dục của họ rèn luyện cho đứa trẻ những khả năng “đạt được tham vọng” của nó.

Vì vậy, ta không còn ngạc nhiên khi đứa trẻ gốc Do Thái luôn đứng đầu lớp. Để ý, không phải chỉ có những khoa học gia, nhà phát minh, những đạo diễn đại tài cũng thường là dân gốc Do Thái. Những nhạc phẩm “hay”, tác giả của nó cũng thường là dân Do Thái.

Tham vọng không có gì sai. Con người cần phải có tham vọng để tiến bộ.

Mấu chốt của những quốc gia thành công là các dân tộc này có những con người “tham vọng”, được trang bị những khả năng có thể thỏa mãn những tham vọng đó.

Đương nhiên ở những quốc gia mà cái “tham vọng” được đánh đồng với “lòng tham”, sự ham muốn… để rồi tìm cách “diệt” nó đi… quốc gia này hiển nhiên là một quốc gia thất bại.

Phần lớn các quốc gia đã áp dụng một cách máy móc giáo lý nhà Phật đều là các nước cực kỳ chậm tiến và nghèo.

Hôm qua tôi có đọc một status của một “nhà thơ lớn” nói về cái “tham vọng” của con người. Nội dung đại khái rằng học trò hỏi thiền sư vì sao mà ông ngồi được trên ngọn lau? Thiền sư trả lời (cũng đại khái) là phải diệt mọi dục vọng. Học trò nghe theo, gần mãn đời vẫn không ngồi trên được ngọn lau, bèn hỏi thiền sư: tại sao tôi vẫn không ngồi được. Thiền sư trả lời rằng tại vì nhà ngươi vẫn còn tham vọng là muốn ngồi trên ngọn lau.

Câu chuyện chỉ có vậy, mà có rất nhiều người bấm “like”. Không ai đặt câu hỏi là ngồi trên ngọn lau để làm gì ?

Giáo dục ở VN không hề dạy cho các thế hệ tương lai ý thức về “tham vọng” cũng như trang bị cho chúng các kiến thức, các khả năng để đạt được tham vọng đó.

Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu? Rốt cục ở lại nước ngoài hết.

Bởi vì giáo dục VN chủ ý đào tạo những con người “phục tùng vô điều kiện”. Mà con người chỉ biết phục tùng là con người không có tham vọng.

Việt cộng đã sử dụng nhuần nhuyễn giáo lý nhà Phật, họ biết phải phát huy điều gì, dẹp bỏ cái gì.

Về VN xin mở chùa xem ra dễ hơn mở trường học. Mở chùa, để công an gởi người vào làm chủ trì, mọi việc đều thông suốt.

Vì vậy, kết quả là VN hiên nay là một quốc gia sản xuất nhân công, phu khuân vác, con ở… sang các xứ láng giềng.

Vì vậy, thay vì tán dương dân Do Thái, dân Nhật… họ giỏi quá, hay quá… trí thức VN nên tự hỏi mình: mình có tham vọng hay không ? Và mình có khả năng để đạt được tham vọng đó hay không ?

Nếu đã lỡ ký tên thề “trung thành với đảng cộng sản VN” rồi, thì thôi rồi Lượm ơi…

Tranh cử tổng thống 2016 sôi nổi, nhưng hết hào hứng

Tranh cử tổng thống 2016 sôi nổi, nhưng hết hào hứng

Ông Donald Trump xuất hiện cùng một số phụ nữ ủng hộ ông trong cuộc vận động ở North Carolina. (Hình: AP Photo/ Evan Vucci)

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

WASHINGTON, DC (NV) – Cuộc tranh cử tổng thống đang ở giai đoạn quyết liệt nhất trong hơn ba tuần lễ cuối cùng. Tuy vậy, có lẽ không còn hào hứng để chờ kết quả vì mọi chuyện hầu như đã ngã ngũ, với ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump không còn bao nhiêu hy vọng đảo ngược tình hình.

Trong một cuộc vận động chiều Thứ Năm, ông Trump tuyên bố với những người ủng hộ: “Thăm dò dư luận cho thấy chúng ta đang ngang ngửa (dead heat).” Nhưng tờ Huffington Post không đồng ý với sự mô tả ấy. Trích dẫn từ điển Merriam-Webster: “’Dead heat’ là tình trạng tranh đua mà hai đối thủ ngang điểm hay đạt mức đến cùng lúc.” Và tờ báo này nói rằng đó là tình hình hồi Tháng Chín, còn bây giờ căn cứ trên các thăm dò mới nhất, cuộc tranh cử của ông Trump đang gần tới “dead” (chết) chứ không phải “dead heat.”

Theo Huffington Post, tỉ lệ cử tri toàn quốc ủng hộ bà Hillary Clinton là 49.2%, ông Donald Trump là 42.9%, ông Gary Johnson 6.4%. Nếu cuối cùng không có bao nhiêu cử tri sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Johnson của đảng Libertarian thì bà Clinton hơn ông Trump tới 8%, và đó không phải “dead heat.”

FiveThirtyEight tổng hợp các thăm dò, toàn quốc và tiểu bang, cho kết quả Clinton 49.3% – Trump 42.9%.

Trang mạng của cơ quan chuyên nghiên cứu về bầu cử này phân tích các dữ kiện tâm lý, xã hội và dùng các phương tiện điện tử, dự đoán triển vọng đắc cử của bà Clinton 84.7%, ông Trump 15.3%.

Cuộc tranh cử bây giờ trở thành một trận đánh có ba phe tham chiến: Dân Chủ, Cộng Hòa và truyền thông. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các cơ quan truyền thông, từ các hệ thống truyền hình lớn đến các tờ báo có ảnh hưởng toàn quốc hay chỉ ở cấp tiểu bang và địa phương, đều đồng thanh phê phán ông Trump.

Xét trên nhiều bình diện khác nhau, theo họ, ông Trump không có khả năng của một nhà lãnh đạo, không có tư cách xứng đáng ở vị trí tổng thống/tổng tư lệnh nước Mỹ, chỉ là một kẻ mị dân, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, nói những điều sai sự thật, liên tục phát biểu bừa bãi rồi chối. Vì vậy, họ có trách nhiệm phải trình bày với dân chúng về tác hại cho đất nước nếu bỏ phiếu cho ông Trump.

Nhà báo Lê Phan, trong một bài viết trên nhật báo Người Việt, cho biết, báo chí Mỹ có truyền thống tin tưởng ở bổn phận thông tin đúng đắn của mình và đồng thời ít khi nào trực tiếp can thiệp vào bầu cử bằng cách công khai ủng hộ bên nào. Nhưng năm nay rất nhiều tờ báo đã phá bỏ thông lệ ấy để đả kích thẳng ứng cử viên Cộng Hòa. Mặc dù nhìn nhận rằng ý kiến của báo chí chưa chắc đã ảnh hưởng thay đổi suy nghĩ của cử tri, họ đồng thuận là phải thẳng thắn nói ra, không thể nào khác.

Ngược lại, ngay từ giai đoạn bầu cử sơ bộ, ông Trump đã tấn công truyền thông bằng những lập luận rất gay gắt. Ông diễn tả họ là “những nhóm đặc quyền đặc lợi, gian lận mỗi ngày với dân chúng Mỹ.” Ông cũng mạnh mẽ phê phán truyền thông thiên vị và bị ban tranh cử Dân Chủ mua chuộc. Tất cả những điều này chắc chắn chỉ thu phục và củng cố được sự tin tưởng của những người đã quyết ủng hộ ông Trump. Dù vậy, truyền thông có lợi thế cùng phương tiện để duy trì cuộc chiến kéo dài cho đến ngày bầu cử và tổn thất lớn nhỏ chắc chắn về phía ông Trump.

Từ cuối tuần trước, bùng nổ chuyện tai tiếng về ông Trump liên quan đến phụ nữ với cuốn băng video Access Hollywood năm 2005. Tiếp theo, dù cho có thể nhiều người không thích những chuyện ruồi bu ấy, nhưng tất cả đều là sự kiện có bằng chứng cụ thể, và các cơ quan truyền thông liên tiếp đưa ra thêm nhiều chuyện bê bối khác về cá nhân ông Trump. Số phụ nữ lên tiếng tố giác ông Trump mỗi ngày mỗi thêm, từ hai, rồi ba, bốn, và tám, rồi chưa biết còn bao nhiêu nữa.

Chưa từng thấy ở những cuộc tranh cử trước kia, năm nay ông Trump có lối đặt cho đối thủ những biếm danh. Ông gọi cựu Thống Ðốc Jeb Bush là “yếu pin,” Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz là “Ted nói láo,” Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio là “thằng nhỏ Marco,” và bà Hillary Clinton là “Hillary lươn lẹo.” Bây giờ đến lượt các phụ nữ tố giác ông Trump về hành vi sách nhiễu tình dục, gọi ông là “Trump Octopus” vì bị tố cáo có bàn tay như bạch tuộc khi sờ soạng phụ nữ.

Hôm Thứ Năm, hội những người nuôi bạch tuộc làm thú nuôi lên tiếng phản đối cách gọi ấy. Ðề cập tới lời cô Lessica Leed tố giác ông Trump đã sờ soạng mình trên máy bay, một phát ngôn viên hội này nói: “Mặc dù những phát biểu ấy có thể khiến người ta hiểu lầm, bạch tuộc không có gì giống như ông Donald Trump. Các con bạch tuộc của chúng tôi dùng sáu vòi vào việc lấy đồ ăn và nắn bóp thăm dò các vật, hai vòi để di chuyển. Không, tôi xin nhắc lại là không, có chiếc vòi nào dùng để sờ soạng.”

Dù muốn dù không, ông Trump phải vất vả chống đỡ, phủ nhận, giải thích về những cáo buộc đã có và có lẽ sẽ còn nữa. Cho đến tuần này đã có tới 10 phụ nữ lên tiếng tố cáo ông. Phát biểu trong một cuộc vận động ở Greensboro, North Carolina, hôm Thứ Sáu, ông nói “chẳng biết những phụ nữ ấy ở đâu ra.” Nhưng ông tố cáo họ đã toa rập với truyền thông và ban tranh cử Dân Chủ. Ông khẳng định tất cả là “chuyện 100% bịa đặt, dàn dựng, không có nhân chứng.” Tuy vậy có một số trường hợp truyền thông đưa ra băng video hoặc ghi âm. Rồi không nói tên ai nhưng ông lại lần lượt phản bác lời của các phụ nữ ấy.

Vói sự tế nhị khôn khéo, phía Dân Chủ không đi sâu khai thác trận chiến giữa ông và truyền thông, nhưng tất nhiên không bỏ qua lợi thế do từ tình hình ấy.

Hôm Thứ Sáu, Tổng Thống Barack Obama đến Cleveland, Ohio, vận động cho bà Clinton. Ông mô tả ông Trump là “con người sống trên Trái Ðất 70 năm chỉ nói về những cao ốc của mình lớn thế nào, sự giầu sang phú quý của mình ra sao, rồi loanh quanh bên cạnh những tài tử, diễn viên, bỗng chốc tự nhận mình là người của dân chúng, một nhân vật ưu tú toàn cầu…” Và ông kết luận bằng một ngôn ngữ bình dân nhắc lại hai lần: “Come on, man,” tương đương tiếng Việt có thể là “Thôi đi cha nội.”

Tổng Thống Obama cũng chỉ trích đảng Cộng Hòa về quyết định lánh xa Trump là quá ít, quá trễ. Hôm Thứ Năm, Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama, bằng những lời lẽ tình cảm trong bài nói chuyện với dân chúng lần thứ tư vận động cho bà Clinton, đã nặng nề và quyết liệt phê phán ông Trump.

Tình hình tranh cử của ông Donald Trump hiện nay như một cuộc chiến trên ba mặt trận: Ðương đầu với bà Hillary Clinton, đối phó với những nhân vật Cộng Hòa lìa bỏ ông, và chống trả những trận đánh liên tục của truyền thông. Mặt trận thứ nhất ông đang yếu thế, mặt trận thứ nhì không thể thắng, và mặt trận thứ ba chỉ có thể là thua. Nếu ông đắc cử thì có lẽ là phép lạ trong cuộc bầu cử 2016 hoàn toàn không giống các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong lịch sử.

 

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển nước

RFA
2016-10-15
Chìm trong biển nước

Chìm trong biển nước

Ngueyn Anh Tuan
Miền Trung chìm trong biển nước, hàng ngàn ngôi nhà nước ngập  tới nóc, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh nước trắng đường như hình ảnh của trận lũ năm 2010.

Tính đến 12 giờ ngày 15 tháng 10 đã có 6 người mất tích trong biển nước.

Mưa lớn và dồn dập khiến lũ trên các sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố thuộc Hà Tĩnh, sông Gianh, sông Kiến Giang thuộc Quảng Bình càng lúc càng tiến tới mức đỉnh, vượt báo động cấp 2 và báo động cấp 3

Trong suốt 100 năm chưa bao giờ nước lũ tràn về và ngập Hương Khê như lần này, hàng ngàn hộ dân chìm trong biển nước. Giao thông đường sắt tê liệt hoàn toàn, đường bộ cũng gần như không sử dụng được vì rất nguy hiểm.

Ca nô của đội cứu hộ các nơi làm việc hết công suất để cứu người dân trong cơn lũ kinh hoàng xảy ra cùng lúc trên ba tỉnh. Hàng trăm người ngồi trên cây chờ cứu. 22 xã của huyện Hương Khê đã bị nước lũ bủa vây. Các xã nằm trong vùng rốn lũ như Hương Trạch, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ, Phú Phong, Hương Xuân, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy, bị nhấn chìm hoàn toàn trong lũ.

Suốt đêm qua 14 tháng 10 Hà Tĩnh gần như không chợp mắt khi phải thức khuya canh lũ tràn về. Người dân vẫn bị ám ảnh bởi trân lũ lịch sử năm 2010.

Tại Quảng Bình xuất hiện cả lốc xoáy khiến nhiểu nhà bị tróc mái. Mưa lớn và kéo dài kèm theo gió đã khiến nhiều nơi tại huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới bị chia cắt vì đường xá phủ đầy nước. Giao thông đường sắt hoàn toàn tê liệt, mưa vẫn tiếp tục cho tới sáng hôm nay.

Tại Quảng Trị lốc xoáy tàn phá cuốn đi hơn 200 ngôi nhà ở 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng

Trong khi đó bão Sakira đang đe dọa miền Trung sau khi tiến vào Philippines.

Sáng nay 15 tháng 10, bão Sakira còn cách đảo Luzon của Philippines khoảng 110 cây số, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 gió giật cấp 13-14.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng mai 16 tháng 10 vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên đến cấp 11-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 15-16.

Bão Sarika có thể tiến vào khu vực miền Trung nếu không có chuyển biến bất ngờ. Đây là điều gây lo ngại cho người dân các tỉnh đang chịu lũ lụt vì nếu cộng thêm với bão công tác cứu nạn sẽ khó khăn gấp bội đó là chưa kể sức tàn phá của bão sẽ cộng thêm vào lũ lụt có thể gây thiệt hại về nhân mạng cho người dân