Thêm một “sếp” doanh nghiệp lớn ngành Công Thương đi nước ngoài mất hút

 Thêm một “sếp” doanh nghiệp lớn ngành Công Thương đi nước ngoài mất hút

Theo nguồn tin riêng của Dân trí, ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) – một doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về.

 Xôn xao thông tin nữ cán bộ ngân hàng ôm hơn 400 tỷ đồng bỏ trốn

Mấy ngày nay, dư luận tỉnh Quảng Ninh xôn xao thông tin một nữ cán bộ ngân hàng, vợ của một cán bộ CSGT thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), ôm hơn 400 tỷ đồng bỏ trốn khỏi địa phương.

Theo thông tin tìm hiểu của phóng viên Dân trí, mấy ngày qua, nhiều chủ nợ đã đến ngôi nhà của vị nữ cán bộ ngân hàng này tại phường Hùng Thắng, TP Hạ Long (Quảng Ninh) để đòi nợ.

Tỏi Trung Quốc tràn chợ Việt: Những cảnh báo từng khiến quốc tế lo sợ

 Dân Trí (VN)

 Mới đây, thông tin tỏi Trung Quốc được phun thuốc để ngưng mọc mầm, được tẩy trắng, tẩm hóa chất để ngăn côn trùng khiến nhiều người run sợ. Bởi, loại tỏi tép to, trắng, mẫu mã đẹp vượt trội của Trung Quốc đang được bán tràn lan, phủ sóng khắp các chợ lớn nhỏ ở Việt Nam với giá bán rẻ bằng 1/3 so với giá tỏi cùng loại của Việt Nam.

Tâm sự của người cha đạo đức có đứa con gái duy nhất gia nhập dòng kín

 Tâm sự của người cha đạo đức có đứa con gái duy nhất gia nhập dòng kín

Một nữ tu đang cầu nguyện – REUTERS

Ông Matthew Wenke là một tín hữu Công giáo đạo đức. Ông thường cầu nguyện cho ơn gọi tu trì, nhưng ông không nghĩ chính Nora, người con gái duy nhất dễ thương của ông lại theo ơn gọi này. Nora gia nhập đan viện thánh Giuse của các nữ tu Passionist ở Kentucky và tháng 8 năm 2015, cô đã được lãnh tu phục và bây giờ được gọi là sơ Frances Marie. Ông Wenke  đã trải qua những giờ phút đau long từ khi con gái cưng bày tỏ quyết định đi tu. Ông đã phấn đấu và cầu nguyện rất nhiều để can đảm dâng con lại cho Chúa và cuối cùng ông đã có được niềm vui khi nhìn thấy con mình hạnh phúc trong ơn gọi đời thánh hiến. Ông đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về câu chuyện này. Ông bắt đầu:

“Nếu con gái của những người khác thích đi tu, tôi sẽ không đặt câu hỏi gì cả. Tôi sẽ tôn trọng quyết định của họ và thật lòng vui mừng cho họ. “Đó là một ơn gọi cao trọng và đẹp đẽ!”, “Thật là một cuộc sống có ý nghĩa với mục đích thánh thiện!”, tôi không nghi ngờ chút nào về điều này. Nhưng khi tôi nghe biết ý định vào dòng kín của con gái tôi, ngay lập tức tôi nghĩ “Trời ơi, ba hy vọng con có ơn gọi … làm sao con có thể về thăm nhà thường xuyên?” Suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là về việc hoàn thành ơn gọi và đời sống thiêng liêng của Nora. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là tôi có thể sẽ thiếu vắng sự hiện diện của con gái tôi trong nhà của mình và sự đồng hành dịu dàng và vui tươi của nó. Tôi nghĩ những điều này vì tôi biết về đời sống đan tu khi tôi đọc cuốn “Nhật ký một tâm hồn của thánh Têrêsa, trong đó chị thánh kể khi vào đan viện, chị phải nói lời tạm biệt với người cha đang đau đớn và chị Celine. Tạm biệt luôn là thời khắc khó khăn đối với tôi.

Tôi quan sát sự tự tin và an bình thiêng liêng của Nora trong chọn lựa ơn gọi của nó, khi Nora lần đầu thăm các nữ tu dòng Passionist trong tuần phân định “Đến và xem” trong tháng 11 đến 12 năm 2013, rồi 3 tháng như thỉnh sinh từ tháng 2 đến 5 năm 2014. Tôi đã lo sợ rằng phải tạm biệt với đứa con gái duy nhất của tôi. Trong khi chờ đợi và cầu nguyện trong thời gian này, tôi tự hỏi: Tôi có nên thử giữ nó ở lại nhà? Tôi có nên làm cho nó thấy có lỗi với sự đau đớn và buồn sầu của tôi? … Tôi nghĩ ngợi về sự ích kỷ đó, sự kiểm soát và làm dụng quyền lực của tôi. Tôi nghĩ về tội lỗi mà tôi cảm thấy nếu tôi nhìn vào con gái của tôi, bị gài bẫy bởi sự ích kỷ của tôi. Ý tưởng này làm tôi hoảng sợ! Tôi cảm giác thế nào nếu ai đó đã gài bẫy tôi bằng tình cảm, không cho tôi tự do chọn ơn gọi và cách sống của tôi? Tôi biết là tôi có thể tức giận với người đó và cảm thấy đau đớn vì không đáp lại tiếng gọi yêu thương thu hút của Chúa. Tôi nhìn vào con gái tôi: một linh hồn trong trắng. Một phụ nữ có đời sống thiêng liêng sâu sắc, muốn phân định tiếng Chúa gọi một cách tự do. Nó ao ước hòa mình với ý muốn của Chúa mà tôi đã cầu nguyện, cho mọi con cái của tôi … trở thành những môn đệ đích thực, chúng tôi phải mở lòng với mọi chọn lựa, không chỉ cho chúng tôi, nhưng cho tất cả những người chúng tôi yêu quý.

Khi Nora trở về nhà sau 3 tháng thỉnh sinh ở Kentucky, nó không bao giờ trở về hoàn toàn. Thân xác nó ở nhà nhưng lòng nó thuộc về đan viện ở Kentucky. Nó yêu chúng tôi như trước và cố gắng để ở nhà. Tuy vậy, sau một hay hai ngày, nó nói với tôi, đây không còn là cuộc sống của nó nữa. Nó nói: “Con không có cuộc sống ở đây nữa; con cần đến với công việc mà Chúa dành cho con và nó không phải là ở đây nữa. Tôi bị sốc và phần nào mềm lòng bởi những lời của nó. Nhưng tận đáy sâu, tôi biết sự thật về chúng. Tôi bắt đầu chuẩn bị cho lần ra đi cuối cùng của nó vào cuối tháng 7, khi mà Nora sẽ bắt đầu năm đệ tử. Vào cuối thời gian này, nếu nó vẫn cảm thấy được gọi vào tu đan viện, nó sẽ không bao giờ trở về nhà ở Olean, New York nữa.

Những lời của Nora nhắc tôi nhớ đến lời Chúa Giêsu nói với Mẹ Maria và thánh Giuse:” Cha mẹ không biết là con phải lo chuyện của cha con sao?”. Chắc chắn những lời này làm họ đau đớn một ít, nhưng ho biết sự thật thiêng liêng sâu sắc. Giống Chúa Giêsu, Nora vâng lời theo kế hoạch ở với chúng tôi cho đến cuối tháng 7. Từ tháng 5 cho đến 26 tháng 7, khi chúng tôi trở lại Kentucky, tôi đã cầu xin sự can đảm, đức tin và tình yêu để cho con gái tôi đi, để dâng lại cho Chúa đứa con gái mà Ngài cho tôi mượn gần 19 năm nay. Đứa con gái duy nhất của tôi. Thiên Chúa đã trao con của Người cho tôi. Tôi có thể trao lại Nora xinh đẹp của tôi vào cánh tay Người không?

Tôi không dối các bạn là tôi đã khóc, đã khóc, không biết bao nhiêu lần, khi tôi nhìn vào đứa con gái đáng yêu của tôi đang lần hạt Mân Côi bên cạnh tôi mỗi tối. Nước mắt tôi trào ra khi tôi nhìn nó trong giờ Kinh sáng hay kinh Truyền tin vào ban trưa. Tôi nhớ tiếng nói và thật sự tập trung vào sự thật là nó đang ngủ vào ban đêm, an toàn trong phòng của nó, dưới mái nhà tôi. Không có ngày nào trong hai tháng này mà tôi không tranh thủ có sự hiện diện của nó. Tôi trân trọng thời gian với con gái tôi.

Tôi đã suy tư nhiều về cuộc sống chiêm niệm. Trong khi tôi vẫn lo sợ nói lời chia tay với Nora, tôi có thể hiểu hứng thú và niềm vui của nó và cả ghen tị với nó trong những lúc ồn ào hỗn loạn ở nhà hay khi làm việc. Tôi nghĩ là một phần đời sống tinh thần của tôi sẽ liên kết với Nora khi nó đến ngôi nhà mới và lời cầu nguyện của nó ở đan viện sẽ liên kết với lời cầu nguyện của chúng tôi ở nhà hay trong Thánh lễ. Tôi cầu nguyện: “Chúa yêu quý, xin cho con can đảm, niềm an ủi và tình yêu sâu sa để chúng con thực hiện điều này.”

Ngày 27 tháng 7 đã đến. Tin mừng hôm đó thực thích hợp  – mọi người tìm kiếm những viên ngọc quý và mua thửa ruộng để sở hữu gia tài. Nora đã tìm thấy tình yêu dành cho Chúa và ao ước cho Người tất cả và được Người sở hữu hoàn toàn! Con gái tôi là kho tàng ít có … viên ngọc này sẽ được kết vào chuỗi của những viên ngọc quý. Mỗi viên ngọc là duy nhất; không có viên nào đẹp hơn khác. Tất cả làm thành sự hoàn hảo của chuỗi ngọc. Tôi suy gẫm bài sách thánh này và quan sát nó với niềm vui, sự ngạc nhiên, niềm vui tỏa sáng của Nora khi trở lại đan viện. Không có điều xấu nào có thể mang đến niềm vui, bình an và sự xuất thần rõ ràng mà Nora dường như đang cảm nghiệm. Tôi cầu xin để cũng có thêm nhiều sự can đảm và niềm vui trong tôi. Chúa đã ban cho tôi những điều này. Tôi bị sốc vào buổi sáng Nora vào đan viện; niềm vui và tình yêu của nó lan truyền. Tôi không thể nghĩ về chính tôi. Tôi chỉ có thể nghĩ về niềm vui, sự vô vị lợi của con gái tôi và dâng nó cho  Chúa. Không có điều gì buồn cả. Nora vào nhà dòng với nụ cười và chúc lành của tôi và tôi vinh danh Chúa vì Người gọi con gái yêu quý của tôi. Nó thuộc về Người. Tôi và bạn cũng thế! (Aleteia  06/11/2016)

Hồng Thủy

Đức Giáo hoàng Phanxicô viết thư cho một bé gái ung thư đang hấp hối

Đức Giáo hoàng Phanxicô viết thư cho một bé gái ung thư đang hấp hối

Đức Giáo hoàng Phanxicô – EPA

 

Vatican City – “Paolina thương mến, tấm hình của con đang ở trên bàn của cha, bởi vì trong ánh nhìn rất đặc biệt của con, cha nhìn thấy ánh sáng của điều tốt lành và ngây thơ vô tội. Cám ơn con đã gửi chúng cho cha!” Một lần nữa, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chiếm được các con tim với lá thư trào dâng nước mắt gửi cho một bé gái người ý đang hấp hối vì bệnh ung thư.

Bức thư đề ngày 22/09, được gửi cho bé Paolina Libraro, 10 tuổi, đang bị ung thư. Mẹ của bé Paolina đã viết thư cho Đức Giáo hoàng xin ngài chúc lành và cầu nguyện cho con gái. Ngài đã  gửi thư trả lời với một vé đặc biệt để tham dự ngày yết kiến chung vào ngày 26/10 mà ngài sẽ có thể chúc lành trực tiếp cho bé Paolina.  Nhưng thật buồn là lúc đó bé Paolina đã quá yếu và không thể đi từ Massafra, một thành phố ở đông nam nước Ý để đến Vatican. Và bé Paolina đã về với Chúa vào ngày 22 tháng 11 và được chôn cất trong ngày.

Trong Thánh lễ an táng của bé Paolina tại nhà thờ thánh Leopold Mandic với sự tham dự của hầu như toàn thành phố nơi em ở, có cả vị thị trưởng thành phố, cha chủ tế Michele Quaranta đã đọc lá thư của Đức Giáo hoàng, trong đó ngài khẳng định là ngài nắm tay ngài với em và với những ai cầu nguyện cho em. Ngài nói: “Bằng cách này chúng ta sẽ làm thành một sợi dây xích dài, cha chắc chắn, sẽ đụng đến trời.” Ngài cũng nhắc Paolina nhớ rằng “mối xích đầu tiên của sợi xích này là con, bởi vì con có Chúa Giêsu trong tim con. Hãy nhớ điều đó!”. Ngài còn bảo Paolina hãy nói với Chúa Giêsu không chỉ về em nhưng về cha mẹ em, “những người cần được giúp đỡ và an ủi rất nhiều trước những bước khó khăn mà họ đang gặp.”

Đức Giáo hoàng còn nói: “Chắn chắn con sẽ rất tốt để đề nghị Chúa Giêsu những điều cần làm cho họ” và ngài yêu cầu Paolina thưa với Chúa Giêsu những gì Chúa cũng cần làm cho ngài trong khi ngài nhắc Chúa điều Chúa cần làm cho Paolina.

Cuối thư, Đức Giáo hoàng nói: “Cha ôm con và chúc lành cho con với trọn trái tim cha, với cha mẹ và những người thân yêu của con.” Chính tay ngài đã ký lá thư. (CNA 03/12/2016)

Hồng Thủy

Những đặc tính truyền thống cơ bản của Nền Giáo Dục ở Miền Nam thời trước Năm 1975

Nhân vụ các cô giáo tỉnh Hà Tĩnh bị ép “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke cho quan chức tỉnh”, nhìn lại những đặc tính truyền thống cơ bản của Nền Giáo Dục ở Miền Nam thời trước Năm 1975

Phạm Cao Dương (Danlambao) – …Bài này bắt đầu được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục ở nước Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người khác còn tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975…
*
Bồng bồng mẹ bế con sang, 
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
(Ca dao Việt Nam)
 
“Tôi muốn thấy có sự kính trọng trong một trường học. Ông thầy tới, học trò phải nghiêm chỉnh đứng dậy chào thầy…” Nicolas Sarkozy, khi tranh cử Tổng Thống Pháp.
(Từ Nguyên, “Tựu Trường 2006”, Báo Người Việt, 10 tháng 9, 2006)
*
Một người bạn mới về thăm Việt Nam trở lại Mỹ trước ngày Lễ Tạ Ơn 2016 ít ngày cho biết rất nhiều người trong nước hiện tại đã đánh giá cao nền giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975; riêng bà con ở Miền Nam lại lấy làm hãnh diện là đã được đào tạo bởi nền giáo dục ấy, trong những học đường Miền Nam và bởi các thầy cô Miền Nam.
Bạn tôi là một nhà nghiên cứu. Anh đã khách quan kể lại không thêm bớt. Sau đó dư luận lại ồn ào về chuyện xảy ra ở trong nước: 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ép phải “tiếp khách, rót rượu, hát karaoke” cho quan khách. Chưa hết, các nạn nhân lại còn bị vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, thay vì bênh vực cho những nhân viên thấp cổ bé miệng nhất của bộ mình, trước sự bắt nạt của những ông vua con ở các địa phương, lại công khai trách cứ họ là không biết phản đối, khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ, nhiều người lấy làm tủi hổ.
Việc làm của các quan chức Cộng Sản tỉnh Hà Tĩnh này phải nói là chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn luôn hãnh diện tự coi mình là có nhiều ngàn năm văn hiến.
Nhân dịp này, tôi xin được cùng bạn đọc ôn lại những ưu điểm qua một số những đặc tính cơ bản của sinh hoạt giáo dục ở Miền Nam thời trước năm 1975 nói riêng và văn hóa miền Nam nói chung, chính yếu là sự liên tục lịch sử. Nói như vậy không phải là trong thời gian này miền đất của tự do và nhân bản mà những người Quốc Gia còn giữ được không phải là không trải qua nhiều xáo trộn. Chiến tranh dưới hình thức này hay hình thức khác luôn luôn tồn tại và có những thời điểm người ta nói tới các chế độ độc tài hay quân phiệt và luôn cả cách mạng. Nhưng ngoại trừ những gì liên hệ tới chế độ chính trị, quân sự hay an ninh quốc gia, sinh hoạt của người dân vẫn luôn luôn diễn ra một cách bình thường, người nào việc nấy, người nào trách nhiệm nấy và được tôn trọng hay tôn trọng lẫn nhau. Sự liên tục lịch sử do đó đã có những nguyên do để tồn tại, tồn tại trong sinh hoạt hành chánh, tồn tại trong sinh hoạt tư pháp, trong văn chương và nghệ thuật và tồn tại đương nhiên trong sinh hoạt giáo dục.
Trong bài này tôi chỉ nói tới tới giáo dục và giáo dục công lập. Đây không phải là một bài khảo cứu mà chỉ là một bài nhận định và những nhận định được nêu lên chỉ là căn bản, sơ khởi, và tất nhiên là không đầy đủ. Đồng thời mỗi người có thể có phần riêng của mình. Một sự nghiên cứu kỹ càng, có phương pháp hơn và đầy đủ hơn là một điều cần thiết.
Giáo dục và người làm giáo dục
Giáo dục công lập ở Việt Nam đã có từ lâu đời và tùy theo nhận định của các sử gia, tới một mức độ nào đó định chế này đã tồn tại trên dưới mười thế kỷ. Mục đích của nó là để đào tạo nhân tài cho các chế độ, nói riêng, và cho đất nước, nói chung. Các vua chúa Việt Nam thời nào cũng vậy, cũng coi trọng việc học cả. Có điều coi trọng thì coi trọng, các vua Việt Nam, nói riêng và các triều đình Việt Nam, nói chung, chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào sinh hoạt giảng dạy của các trường, hầu hết là các trường tư ở rải rác khắp trong nước. Sinh hoạt này hoàn toàn do các thày ở các trường do các tư nhân đảm trách. Giáo dục là của người dân và của những người làm giáo dục, và cho đến khi người Pháp sang, nó là của giới trí thức đương thời, đúng hơn là của các nhà Nho với tất cả những học thuyết, những nguyên tắc căn bản của giới này. Sang thời Pháp, do nhu cầu bảo vệ và phát triển văn minh và văn hóa của họ, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành, việc soạn thảo chương trình vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn hay ít ra là lựa chọn nghề dạy học với tinh thần quí trọng kiến thức và yêu mến nghề dạy học dù chỉ là tạm thời về phía người Pháp cũng như về phía người Việt. Họ mở các trường sư phạm để huấn luyện giáo chức chuyện nghiệp.
Đặc tính kể trên đã liên tục được tôn trọng trong suốt thời gian miền Nam tồn tại và luôn cả trước đó, từ thời Chính Phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại. Chức vụ Bộ trưởng hay Tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng trong việc lựa chọn nhân sự điều hành trong bộ, ngoại trừ các chức vụ có tính cách chính trị như đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, bí thư tức thư ký riêng của Bộ trưởng… tất cả các chức vụ chỉ huy khác trong bộ, từ Thứ trưởng, Tổng thư ký, Tổng giám đốc, Giám đốc cho tới các Hiệu trưởng các trường và đương nhiên là các Giáo sư, Giáo viên, đều là những nhà giáo chuyên nghiệp, không có đại diện đảng phái chính trị ở bên cạnh.
Lý do rất đơn giản: họ là những người vô tư, biết việc, rành công việc và có kinh nghiệm, chưa kể tới sự yêu nghề. Chính trị đối với họ chỉ là nhất thời, tương lai của cả một dân tộc, hay ít ra là của những thế hệ tới mới, là quan trọng. Trong phạm vi lập pháp, rõ hơn là ở Quốc hội, các chức vụ đứng đầu các ban hay tiểu ban, dù là Thượng viện hay Hạ viện đều do các Nghị sĩ hay Dân biểu gốc nhà giáo phụ trách. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đã ngưng lại trước ngưỡng cửa của học đường. Thày cô giáo là nhân viên của Bộ giáo dục, do Bộ giáo dục bổ nhiệm, trực thuộc vị Hiệu trưởng của trường sở tại, rồi các nha sở của bộ giáo dục ở trung ương chứ không trực thuộc các Quận hay Tỉnh trưởng.
Về tên các trường, tất cả các trường trung, tiểu học đều được gọi bằng tên của các danh nhân hay anh hùng dân tộc thời trước, được mọi người công nhận, Trưng Vương, Ngô Quyền, Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Gia Long, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Lê Ngọc Hân,… không hề có tên nào là của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo… thay vì những tên hoàn toàn xa lạ đối với quảng đại quần chúng Miền Nam về sau này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…, những người của một đảng chính trị hay, tệ hơn nữa, là ngụy tạo, không có thật.
Tôn chỉ – mục đích – quốc gia – dân tộc và con người
Nói tới ba nguyên tắc căn bản, đồng thời cũng là tôn chỉ và mục đích tối hậu của nền giáo dục của miền Nam trước năm 1975, có người tỏ ý không thích ba nguyên tắc này. Lý do có lẽ, tôi chỉ đoán như vậy, là vì ba nguyên tắc này phần nào đã được người Cộng Sản Việt Nam nêu lên trong Đề Cương Văn Hóa 1943 của họ. Ba nguyên tắc đó là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, sau này là Nhân Bản, Dân Tộc và Khoa Học trong khi trong Đề Cương Văn Hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì là Dân Tộc, Đại Chúng và Khoa Học.
Ở đây người viết không đi sâu vào khía cạnh này vì dù không thích, không đồng ý, ba nguyên tắc Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng này vẫn đã trở thành căn bản của nền giáo dục của miền Nam mà không ai lưu tâm tới vấn đề là không biết. Chúng đã giúp cho nền giáo dục này giữ được những truyền thống cơ bản của dân tộc và phát triển một cách vững vàng từng bước một để theo kịp với đà tiến triển của cả nhân loại mà không chạy theo những gì của thời thượng để trở thành lai căng, mất gốc, đồng thời cũng không bị gán cho là bảo thủ, lỗi thời… Tính cách liên tục lịch sử của nền giáo dục của miền Nam sở dĩ có được, phần nào là dựa trên những nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc Dân Tộc. Nó cho phép người ta đề cao và bảo tồn những truyền thống dân tộc trong học đường, dù đó là những truyền thống thuần túy Việt Nam hay những truyền thống của Khổng giáo. Đôi câu đối được khắc trên cổng chính của một trong những trường trung học lớn nhất của miền Nam là trường Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây là một trường hợp điển hình:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Âu Tây khoa học yếu minh tâm.
Sự khủng hoảng hiện tại của nền giáo dục ở trong nước là do ở sự thiếu những yếu tố chỉ đạo này. Điều này đã được thấy rõ qua sự vô cùng lúng túng của ông Vũ Đức Đam, đương kim Phó Thủ Tướng, đặc trách văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo trong một buổi điều trần trước Quốc hội và bị hỏi câu hỏi là “có hay không một triết lý giáo dục Việt Nam?” Điều khiến cho người ta ngạc nhiên là không lẽ là một cán bộ ở cấp cao chuyên lo về văn hóa, như vậy, ông lại không biết tới Đề Cương Văn Hóa 1943 của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó ba nguyên tắc cơ bản chỉ đạo cho các vận dụng văn hóa, nói chung, văn học và giáo dục… nói riêng, là: dân tộc hóa, đại chúng hóa, và khoa học hóa đã được nêu cao hay sao? Không lẽ ba nguyên tắc này đã trở thành lạc hậu trong tình thế mới, trước quyền hành và quyền lợi của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Liên tục trong phạm vi nhân sự
Nhân sự ở đây không ai khác hơn là các nhà giáo, căn bản là các nhà giáo chuyên nghiệp. Tôi muốn nói tới các nhà giáo tốt nghiệp từ các trường sư phạm, những người ngay từ thuở thiếu thời đã chọn nghề dạy học làm lý tưởng cho mình và chỉ sống bằng nghề dạy học, vui với nghề dạy học hãnh diện với vai trò làm thầy, làm cô của mình, dù đó là sư phạm Tiểu học hay sư phạm Trung học. Một nghề bị coi là “bạc nghệ”, là bị xếp sau so với các nghề khác:
Dưa leo ăn với cá kèo,
Cha mẹ anh nghèo, anh học noọc-man. (nghề Thầy giáo, theo hệ thống giáo dục Pháp xưa)
Tất cả các vị này vẫn còn nguyên vẹn khi đất nước bị qua phân và đã ở các trường trong Nam khi các trường này được mở cửa trở lại sau một thời gian chiến tranh bị tạm đóng cửa, không mấy người tập kết ra Bắc.
Sau khi đất nước bị chia cắt và qua cuộc di cư của non một triệu người từ miền Bắc vô Nam, họ lại được tăng cường thêm bởi một số đông các đồng nghiệp của họ từ miền Bắc vô cùng với các trường được gọi là Bắc Việt di chuyển: Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục… Tất cả đã cùng nhau hướng dẫn và điều hành các học đường miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp từ Pháp thuộc sang độc lập, đồng thời cũng là những giảng viên cơ bản trong các trường huấn luyện giáo chức thuộc thế hệ mới.
Từ phong thái đến cách giảng dạy, từ cách vào lớp, cho phép học trò ngồi, tới cách viết bảng và xóa bảng, cách chấm bài hay phê bài, các vị này đã để toát ra một sự chừng mực và vô cùng thận trọng của những nhà sư phạm nhà nghề, khác hẳn với một số các đồng nghiệp của họ từ ngoại quốc về chỉ lo dạy các môn học chuyên môn. Học đường do đó đã tránh được nạn chánh trị hóa, tránh được nạn cán bộ chánh trị xâm nhập. Nhiều vị vào những lúc tình thế vô cùng tế nhị đã giữ được thế vô tư và độc lập, nghiêm chỉnh của học đường và tư cách của giáo chức. Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian này nhiều vị xuất thân là cử, tú, kép, mền, luôn cả tiến sĩ của thời trước, những người tinh thâm Nho học, vẫn còn có mặt ở các học đường, đặc biệt là các Đại Học Văn Khoa ở Sài Gòn và Huế như Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Giác, Cử Nhân Thẩm Quỳnh, Tú Tài Kép Vũ Huy Chiểu… mà không ai là không quý trọng.
Hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của Chương Trình Pháp và Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Quát
Đây là một trong những đặc tính căn bản của nền giáo dục của miền Nam trong suốt thời kỳ nền giáo dục này tồn tại. Những gì người Pháp thiết lập không những không bị hủy bỏ, coi như tàn tích của chế độ thực dân, đế quốc mà còn được thận trọng giữ gìn, song song với việc bảo tồn truyền thống văn hóa cổ truyền và đạo đức của dân tộc. Người Việt ở miền Nam trong tinh thần cởi mở và tự do đã biết phân định những gì là kìm kẹp và những gì là hay đẹp mà một chế độ chính trị đem lại, thay vì cứ nhắm mắt đập bỏ để sau này hối tiếc. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam đã tỏ ra vô cùng thận trọng trong mọi quyết định. Những gì gọi là cách mạng vội vã, nhất thời dường như không được chấp nhận. Họ chủ trương cải tổ để thích ứng với hoàn cảnh mới và cải tổ từ từ, kể cả khi thế lực và ảnh hưởng của người Mỹ, từ đó áp lực của họ đã trở nên rất mạnh.
Hệ thống giáo dục do người Pháp từ tiểu học cho đến đại học đã tồn tại dưới hình thức Việt hóa bắt đầu từ thời chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, với chương trình Hoàng Xuân Hãn, vị bộ trưởng giáo dục đương thời, sau này là Phan Huy Quát thời Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập. Nó cho phép người ta, từ thầy đến trò, dễ dàng chuyển sang một nền giáo dục mới của một quốc gia độc lập không hề có chuyện trục trặc. Ngay từ cuối niên học 1944-1945, trong rất nhiều khó khăn, từ giao thông, vận chuyển đến thông tin, liên lạc, người ta đã tổ chức được những kỳ thi ở bậc tiểu học bằng tiếng Việt mà không hề có chuyện than phiền, khiếu nại. Điều nên nhớ là Chính Phủ Trần Trong Kim chỉ tồn tại có vẻn vẹn bốn tháng hay hơn một trăm ngày, vô cùng ngắn ngủi, với những phương tiện giao thông và liên lạc hết sức nghèo nàn. Sau này khi gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, miền Nam đã không gặp phải những khó khăn trong việc đối chiếu bằng cấp, hệ thống học và khả năng của các đương sự, không phải chỉ riêng cho những ai muốn sang du học bên Pháp mà luôn cả cho những ai muốn sang các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Nhật… vì đó là một hệ thống giống như các hệ thống khác thuộc thế giới tây phương, một hệ thống gần với hệ thống chung của quốc tế.
Duy trì mối liên tục lịch sử cũng cho phép người ta sử dụng được các sách giáo khoa của người Pháp và những sách giáo khoa về lịch sử và văn chương Việt Nam do chính người Việt soạn thảo từ thời trước năm 1945 và sau đó là từ năm 1947 đến năm 1954 ở những vùng đất của người quốc gia. Điển hình là các sách toán và khoa học bằng tiếng Pháp, do các tác giả Pháp soạn và xuất bản ở bên Pháp nhưng đã được không những các thày mà luôn cả các trò sử dụng làm tài liệu hay để tự học. Trong phạm vi văn chương, những sách của Dương Quảng Hàm, đặc biệt là hai cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển đã được dùng rất lâu dù cho nhiều sách giáo khoa khác đầy đủ hơn đã được soạn thảo. Cũng vậy, trong phạm vi sử học với cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Về nội dung, đặc biệt là trong văn học, người ta cũng thấy nền giáo dục của miền Nam vẫn giữ được tinh thần tự do, cởi mở. Các tác giả được đem dạy hay trích dẫn đã được lựa chọn căn cứ vào giá trị của các công trình của họ thay vì gốc gác và sự lựa chọn chế độ của họ, thay vì căn cứ vào chuyện họ ở miền Bắc hay ở miền Nam trong thời gian này. Tô Hoài, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân… là những trường hợp điển hình.
Trong phạm vi thi cử, các kỳ thi được thiết lập từ thời Pháp hay có ở bên Pháp vẫn được duy trì, đặc biệt là hai kỳ thi tú tài. Ở bậc đại học hệ thống tổ chức cũng tương tự. Ảnh hưởng của người Mỹ chỉ được chấp nhận một cách từ từ với nhiều thận trọng, mặc dầu người Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân sự qua các chương trình viện trợ khiến cho nhiều người Mỹ đã tỏ vẻ bất bình. Hình thức thi trắc nghiệm áp dụng cho các kỳ thi tú tài chỉ được thực hiện rất trễ về sau này và dư luận đã đón nhận nó với những nhận định khác nhau. Tiếc rằng chỉ vài năm sau Miền Nam đã không còn nữa.
Trong phạm vi tổ chức thi cử, người ta có thể thấy không riêng gì quan niệm, cách tổ chức, cách coi thi và chấm thi cũng như cách cho điểm, định kết quả và công bố kết quả hãy còn chịu ảnh hưởng nhiều của người Pháp mà còn luôn cả những thời quân chủ trước đó nữa. Quyền uy của các giám khảo, các chánh phó chủ khảo, các giám thị đã luôn luôn được tôn trọng và nhiều vị chủ khảo đã tỏ ra vô cùng can đảm giữ thế độc lập cho mình hay biết khôn ngoan né tránh cho mình và cho các đồng nghiệp của mình khi phải lãnh nhiệm vụ ở những vùng xa thủ đô Sài Gòn, an ninh và giao thông không bảo đảm.
Nên nhớ là trong thờ gian này hệ thống trung ương tập quyền vẫn còn tồn tại. Ra đề thi, in đề thi và gửi đề thi về địa phương với tất cả sự bảo mật cần thiết là vô cùng khó khăn, tế nhị và phức tạp. Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp. Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện.
 
Xã hội tôn trọng sự học và những người có học
Đây là một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam mà xã hội Miền Nam nói chung và nền giáo dục Miền Nam nói riêng thời trước năm 1975 được thừa hưởng. Đặc tính này đã được biểu lộ không riêng qua tinh thần tôn sư trọng đạo mà còn được coi như một giá trị và là một giá trị đứng đầu trong mọi giá trị. Sự học là một giá trị và giáo dục là một giá trị. Sự học hay giáo dục làm nên con người chứ không phải là những yếu tố khác, dù đó là quyền uy và tiền bạc. Người làm công tác giáo dục được tôn trọng và từ đó có được những điều kiện ít ra là về phương diện tinh thần để thực thi sứ mạng của mình mà những người làm chánh trị, những nhà chủ trương cách mạng, kể cả những người cấp tiến nhất cũng phải kiêng nể. Nhưng bù lại, người ta lại trông đợi rất nhiều ở các người làm công tác giáo dục, ở đây là các thày, cô. Giữa những người cùng làm công tác dạy học cũng vậy, tất cả đã tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các bậc tôn trưởng, kể cả những người đã khuất.
Sự thiết lập những bàn thờ tiên sư ở các trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ phải được kể là tiêu biểu cho tinh thần giáo dục của miền Nam. Đối với các phụ huynh học sinh, sự trông đợi các thày nhiều khi qua mức, ngày nay khó ai có thể nghĩ được điển hình là chuyện “giáo sư mà cũng ăn phở”. Câu chuyện do một vị giáo sư từ Bắc vô Nam sau Hiệp Định Genève và được cử xuống Mỹ Tho chấm thi tú tài kể lại. Buổi sáng, các thày rủ nhau đi ăn phở trước khi nhập trường. Ở tiệm phở, ông nghe người địa phương thầm thì “giáo sư mà cũng ăn phở”. Nên nhớ là Mỹ Tho là một tỉnh nhỏ và hồi giữa thập niên 1950, bằng tú tài là to lắm rồi trong khi các vị giáo sư này lại là giám khảo chấm thi tú tài lận!
Tạm thời kết luận
Bài này bắt đầu được viết vào lúc những tin tức về những tệ hại trong nền giáo dục ở nước Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong sinh hoạt truyền thông quốc tế cũng như quốc nội. Ngoài những tin tức, những bài nhận định còn có những hình ảnh của các kỳ thi đi kèm. Tất cả đã xảy ra hàng ngày và đã chiếm những phần không nhỏ trong thời lượng phát thanh hay phát hình hay trên các trang báo, đặc biệt là vào những thời kỳ bãi trường hay khởi đầu của một niên học. Mọi chuyện đã liên tiếp xảy ra từ nhiều năm trước và người xem, người nghe có thể đoán trước và chờ đợi mỗi khi mùa hè và sau đó là mùa thu đến. Nhiều người còn dùng hai chữ “phá sản” để hình dung tương lai của nền giáo dục này và nhiều người khác còn tỏ ý nuối tiếc quá khứ mà họ cho là rất đẹp của nền giáo dục ở miền Nam thời trước năm 1975.
Ở đây, như đã nói trong phần mở đầu, người viết chỉ vắn tắt ghi nhận một số những dữ kiện căn bản liên hệ tới nền giáo dục ở Miền Nam thời truớc năm 1975. Một công trình nghiên cứu qui mô hơn và kỹ càng hơn còn cần phải được thực hiện trước khi người ta có thể khẳng định những nhận xét này. Tuy nhiên có một điều người ta phải để ý và thận trọng khi nói tới cách mạng và đặc biệt khi làm cách mạng. Người ta có thể xóa bỏ một chế độ chính trị bằng cách mạng, từ đó đoạn tuyệt với quá khứ nhưng người ta không thể theo đà đó mà làm cách mạng trong những phạm vi sinh hoạt khác trong đó có giáo dục một cách máy móc, không thận trọng. Nhận định này có thể bị coi là bảo thủ, nhưng đó là một sự thật và là một sự thật bắt đầu bằng kinh nghiệm. Có điều vì bằng kinh nghiệm nên khi biết được là sai lầm thì đã quá muộn. Những gì thuộc về quá khứ, kể cả quá khứ bị coi là phong kiến, lạc hậu không phải là luôn luôn tệ hại, là cổ hủ và những gì được coi là canh tân, đổi mới không phải luôn luôn là tốt đẹp. Tất cả cần phải có thời gian để “gạn đục, khơi trong”. Duy có một điều không bao giờ thay đổi là: khi giáo dục không còn được coi là một giá trị và khi các thày cô không còn được coi trọng thì xã hội sẽ không còn là xã hội của loài người nữa.
Trở về với thực tế trước mắt, với vụ 21 cô giáo ở Thị Xã Hồng Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, nhiều người tự hỏi nếu các cô không được chính Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cơ quan trực tiếp phải lo cho đời sống và điều kiện hành nghề của các cô bênh vực, thì nghiệp đoàn giáo chức của các cô ở đâu? Tự hỏi nhưng ai cũng biết là ở Việt Nam hiện tại làm gì có nghiệp đoàn vì các luật về lập hội, lập nghiệp đoàn, biểu tình vẫn chưa được Quốc Hội đem ra thảo luận.
Tưởng cũng nên nhớ là ngay từ thời Vua Bảo Đại, qua Chính Phủ Trần Trọng Kim, các đạo Dụ về tự do hội họp, tự do lập hội, tự do lập nghiệp đoàn đã được ban hành ngay từ Tháng Bảy năm 1945. Tất cả đã xảy ra trong một tuần lễ đầu tháng Bảy khiến cho báo chí đương thời đã mệnh danh tuần lễ này là Tuần Lễ Của Các Tự Do. Nhưng chỉ chưa tới ba tuần lễ sau ngày tuyên bố nền độc lập và thành lập Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ngày 22 tháng 9 năm 1945, bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cõi Việt Nam. Đồng thời Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp đã ký nghị định giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức và cho Hội Văn Hóa Cứu Quốc tư cách pháp nhân. Trong khi đó, ở các nước tiền tiến, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, các nghiệp đoàn giáo chức rất mạnh và được phía chính quyền kính nể. Tương lai của các giáo chức Việt Nam, nói riêng, và nền giáo dục Việt Nam, nói chung, quả thật không có gì sáng sủa.
(*) DLB: Tác giả là một GS, Tiến sỹ Lịch sử đã nghỉ hưu.

Tranh nhau xẻo thịt trâu chết ngay trên quốc lộ

Tranh nhau xẻo thịt trâu chết ngay trên quốc lộ

Nguoi-viet.com

Nhiều người dân tranh nhau xẻ thịt trâu ngay giữa quốc lộ. (Hình: báo Thanh Niên)

BÌNH DƯƠNG (NV) – Một đoạn clip ghi lại cảnh người dân “hôi của” tranh nhau xẻo thịt trâu bị xe đụng chết ngay giữa đường khiến dư luận bất bình, ngán ngẩm.

Theo báo Thanh Niên, vào ngày 5 tháng 12, trên mạng xã hội Facebook “lan truyền chóng mặt” đoạn clip ghi lại cảnh một số người dân lao ra giữa đường quốc lộ để tranh nhau “hôi của” xẻo thịt một con trâu vừa bị xe tải đụng chết.

Nói với phóng viên Thanh Niên, ngày 6 tháng 12, ông Hồ Quang Thành, phó trưởng công an thị xã Thuận An xác nhận có nhận được tin báo có một nhóm người “hôi của” đang tranh nhau xẻo lấy thịt trâu trên đường Mỹ Phước Tân Vạn, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An.

Sau đó, công an tới hiện trường thì con trâu đã bị xẻo lấy hết thịt và xương. Công an đã xác định được chủ của con trâu nhưng chưa thể xác định được những người tranh nhau xẻo lấy thịt trâu.

Theo ông Thành, có thể do con trâu bị xe tải qua lại đụng phải và chết lúc rạng sáng nhưng không có chủ đến nhận, sau đó những người qua đường xẻ lấy thịt. Vụ việc được người dân quay lại clip rồi tung lên mạng xã hội. (Tr.N)

Tốn 128 tỷ đồng nạo vét Hồ Tây nhưng ‘không thấy bùn’

Tốn 128 tỷ đồng nạo vét Hồ Tây nhưng ‘không thấy bùn’

Nguoi-viet.com

Hồi tháng 10 vừa qua, hàng trăm tấn cá ở Hồ Tây bị chết do lòng hồ ô nhiễm “thiếu oxy.” (Hình: Thanh Niên)

HÀ NỘI (NV) – Ðể hút 1.2 triệu khối bùn ở Hồ Tây, các nhà khảo sát đưa ra số tiền từ 170-180 tỷ đồng và trong 4 năm qua Ban Quản lý Hồ Tây đã chi hết 128 tỷ đồng nhưng không thấy một khối bùn nào.

Chiều 5 tháng 12, trong cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội của hội đồng thành phố Hà Nội, sau khi ông Nguyễn Văn Thắng, bí thư quận Tây Hồ kiến nghị cho rằng, trong kế hoạch của thành phố Hà Nội, Hồ Tây được xác định là điểm đến du lịch. Ðể tạo cảnh quan, Hà Nội cũng đã đầu tư thực hiện cải tạo, xây dựng xong 18 cây số xung quanh Hồ Tây.

“Thành phố đã đầu tư rồi, chỉ cần hơn 100 tỷ đồng nữa là xong. Còn nếu cứ để như vậy thì không thể khai thác được,” ông Thắng nói và cho biết, hiện các hộ dân trong khu vực đã đồng thuận với việc giải tỏa mặt bằng phục vụ dự án.

Trả lời ông Thắng, ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch ủy ban thành phố Hà Nội cho biết, trực tiếp kiểm tra lại và nhận thấy từ năm 2011 đến nay quận Tây Hồ đã thực hiện 4 dự án nạo vét Hồ Tây có tổng vốn đầu tư khoảng 128 tỷ đồng, trong đó có gói thầu liên quan đến nạo vét ở khu vực đường Thanh Niên hơn 33 tỷ chưa được thực hiện.

Thế nhưng, sau sự cố cá chết, ban cán sự ủy ban Hà Nội đã mời một số công ty tư vấn trong và ngoài nước khảo sát Hồ Tây. Theo con số khảo sát của 3 công ty độc lập, nếu muốn làm sạch Hồ Tây, phải nạo vét khoảng 1.2 triệu khối bùn, bởi ở Hồ Tây có những khu vực hiện nay chỉ còn sâu 0.5 mét nước và bùn sâu 1.7 mét… Muốn biến Hồ Tây thành khu du lịch trong tương lai của thành phố phải có kế hoạch tổng thể.

“Với những lý do như vậy, thành phố không thể bố trí vốn cho Ban Quản Lý Hồ Tây được. Ðể hút 1.2 triệu khối bùn, các nhà khảo sát đưa ra số tiền từ 170-180 tỷ đồng, thế nhưng trong 4 năm vừa qua, Ban Quản lý Hồ Tây chi hết 128 tỷ đồng nhưng tôi không thấy một khối bùn ở đâu cả,” ông Chung buộc miệng tiết lộ.

Tại hội trường, ông Chung đề nghị ông Thắng giải thích cho cử tri quận Tây Hồ biết được chủ trương của thành phố là giao cho Sở Xây Dựng Hà Nội khởi động làm lại tổng thể dự án ở Hồ Tây. (Tr.N)

Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên bị thu thẻ nhà báo

Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên bị thu thẻ nhà báo

Sản xuất nước mắm

GETTY

Thông tin sai sự thật về nước mắm có thạch tín đã ảnh hưởng đến nước mắm truyền thống

Phó TBT báo Thanh Niên Đặng Việt Hoa bị Bộ Thông tin Truyền thông thu thẻ nhà báo sau khi báo này bị phạt nặng vì “thông tin sai về nước mắm”.

Theo quyết định số 2184/QĐ-BTTTT được Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn ký ngày 5/12, ông Đặng Việt Hoa (tên thật là Đặng Ngọc Hoa) bị thu thẻ nhà báo vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Nguyên Ủy viên Ban Biên tập, Tổng thư ký tòa soạn Võ Văn Khối cũng bị thu thẻ nhà báo theo quyết định số 2185/QĐ-BTTTT ký cùng ngày.

Ông Khối trước đó đã bị xử lý kỷ luật cách chức.

Báo Thanh Niên hôm 21/11 cùng 49 cơ quan báo chí khác đã bị xử phạt hành chính trong vụ điều tra “các cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”.

Báo này bị phạt mức cao nhất là 200 triệu đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lúc đó nói Báo Thanh Niên, và sau đó là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), vào tháng 10 đã công bố thông tin “mập mờ” về tỷ lệ nhiễm thạch tín trong nước mắm, không giải thích loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại.

Từ hai nguồn này, hàng chục cơ quan báo chí Việt Nam đã đăng “170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh Niên và Vinastas”.

Báo Thanh Niên trước đó đã đăng lời cáo lỗi và gỡ bỏ 5 bài viết về nước mắm ra khỏi trang mạng của họ.

Một thời ‘Bình Dân Học Vụ’

Một thời ‘Bình Dân Học Vụ’

Huy Phương (Danlambao) – …Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông…

Bỏ qua những chuyện “công, tội, khen, chê” của những nhà viết sử dành cho giáo sĩ Alexandre Rhodes, chúng ta phải công nhận chữ Quốc Ngữ (tiếng nước ta) được thành hình là do công lao của ông.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Về cách phát âm thì:

1-Những nguyên âm như chữ a, i, u, o, e thì đọc nguyên.

2-Những phụ âm như chữ s, r, m, b, p, đọc theo cách đọc của alphabet là et-sờ, er-rờ, em-mờ, bê, pê.

Nhưng theo kiểu sáng tạo của phong trào “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh (1945) thì những chữ phụ âm, học sinh phải đọc là sờ, rờ, mờ, lờ, pờ (hay phờ-ph): “bờ-a-ba,” “mờ-a-ma, “ cờ-a-ca, sắc cá…”

“Bình Dân Học Vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong quần chúng do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (thời Việt Minh) phát động từ năm 1945. Vì có đến 95% dân chúng Việt Nam mù chữ, các lớp bình dân học vụ được mở khắp ngang cùng ngõ hẻm, tối tối, nam phụ lão ấu, ai “mù chữ” cũng thắp đèn đến lớp học, được mở ra trong các đình, chùa, miếu… Cũng vì “Bình Dân Học Vụ” học đêm, thời này đã có câu ca dao thời đại:

“Bình dân! Khổ lắm anh ơi!

Không đi thì dốt, đi thời bụng to.”

Năm 1945, người viết bài này mới lên 8 tuổi, còn học lớp Nhì (lớp 4) trường làng, nghĩa là đã biết đọc biết viết. Chúng tôi được phân công kiểm soát các o, các mụ đi chợ xem họ có biết chữ hay không? Để khuyến khích và kiểm soát việc chống nạn mù chữ của dân làng, đầu các con đường vào chợ đều có những trạm gác và những rào cản, làm bằng một thân tre bắc ngang ngõ vào chợ. Ai đến đó, đọc được chữ “a,” chữ “bờ,” chữ “cờ” thì chúng tôi mở cây tre chắn lên cho vào chợ. Thật ra đây chỉ là một chuyện kiểm soát tượng trưng, hình thức, vì nhiều bà đã vào bày hàng trong chợ từ sớm khi chúng tôi còn ngủ, hay khi người ta cần bán nải chuối, mớ rau để lấy tiền mua thức ăn về nhà, ai mà nỡ “cấm chợ, ngăn sông!” Do đó, ai “mù chữ” thì đứng chờ hay năn nỉ, khi không có người lớn đứng đó thì chúng tôi làm lơ cho qua.

Ban vận động “Bình Dân Học Vụ” đó đã đặt những câu có vần điệu cho dễ nhớ mặt chữ. Các bạn để ý các phụ âm ta vẫn thường đọc là “tê” được đọc là “tờ,” “en-lờ” được đọc là “lờ.”

– “i, t (tờ), có móc cả hai.

i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;

– e, ê, l (lờ) cũng một loài.

ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;

– o tròn như quả trứng gà.

ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu.”

Ngày ấy dân tiểu tư sản thành thị thường dùng thành ngữ trình độ “Bình Dân Học Vụ” hay chữ “i-tờ-rít” để nói về những người dốt nát, ít học, thành phần cán bộ Việt Minh “răng đen mã tấu.”

Cả nước dưới thời Pháp thuộc hay miền Nam VNCH, học sinh miền Nam không dùng cách đọc “mờ-cờ-bờ.”

Hai câu “ca dao” khá tếu sau đây theo cách đọc của miền Nam, mà ngay từ hồi nhỏ chúng tôi đã thuộc nằm lòng là:

N K M H U Ơ (Anh ca em hát u ơ )

M K N H N R Q M (Em ca anh hát anh rờ cu em)

Hai câu này sẽ trở thành vô nghĩa khi nó đọc theo lối “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh và sau này là Cộng Sản miền Bắc:

Nờ Kờ Mờ Hờ U Ơ

Mờ Kờ Nờ Hờ Rờ Cu Mờ

Mới đây xảy ra chuyện liên quan tới lối phát âm Lờ Cờ Bờ, là trong một cuộc hội nghị kỷ niệm 50 năm của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (The Asian Development Bank- ADB), ông thủ tướng CSVN đã phát biểu những câu nói mà thiên hạ ngơ ngác hoàn toàn không hiểu ông nói gì!

Câu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc trên diễn đàn ADB như sau:

– “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMRCS, Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Ông Nguyễn Xuân Phúc tập kết ra Bắc từ năm 1966 khi 12 tuổi (ông sinh năm 1954). Sau năm 1975, đảng đưa ông trở về quê cũ là đất Quảng Nam, có lẽ ông có chuyên môn kinh tế, sơ khởi cho ông làm chức vụ “cán bộ ban quản lý kinh tế.” Đây là thứ cán bộ, như sau năm 1975, chúng ta thường thấy xe khách dồn cục ở các trạm kinh tế, để mấy ông cán bộ xét hàng, nắn bóp thân thể người đi buôn, bắt đóng thuế, hay tịch thu gạo, thịt, đường của dân đi buôn hàng chuyến. Từ đó ông len được vào Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, leo lên tới chức phó thủ tướng rồi thủ tướng.

Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông.

Ví dụ như tên các tổ chức quốc tế như NATO (Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương) hay IOM (Tổ Chức Di Dân Quốc Tế) khi đọc phải dùng tiếng Anh hay một sinh ngữ thông dụng, chứ không thể đọc “Nờ-A-Tờ-O” hay “I-O-Mờ” thì người nghe cũng phải trố mắt ra. Mặt khác, trong bản văn, thư ký soạn diễn văn có thể viết tắt LHQ, nhưng ông thủ tướng phải biết để đọc nguyên chữ là Liên Hiệp Quốc, chứ không thể ngu đến mức đọc là “Lờ-Hờ-Cu” được. Hơn 41 năm ở hải ngoại này, tôi chưa nghe ai đọc VNCH là “Vờ-Nờ-Cờ-Hờ” cả, đó chính là trình độ học vấn.

Trong bài diễn văn của ông thủ tướng, cũng vì chủ quan “tại chức” ông đã không đọc trước, và người nào soạn diễn văn cho ông cũng ác độc, ông không hiểu những chữ viết tắt CLMV hay CLV là gì, nên đành đem cái trình độ “Bình Dân Học Vụ” (bờ-dờ-hờ-vờ) của ông ra mà giải quyết nhanh, gọn. Thay vì đọc nguyên chữ Cambodia-Laos- Myanmar-Vietnam hay Cambodia-Laos-Vietnam, vì không biết, nên ông phát ngôn đại là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ” cho xong.

Trên Facebook nhiều vị đã ra sức bênh vực cho bài diễn văn của người cầm đầu chính phủ (Cờ-Hờ-Xờ-Hờ-Chờ-Ngờ-Vờ-Nờ) CHXHCNVN, nhưng theo tôi, ở Việt Nam bây chừ, chuyện này cũng thường thôi! Mới đây có chuyện một ông hiệu trưởng ở Sóc Trăng bị khiển trách vì cho một học sinh trình độ lớp 1 ngồi nhầm ở lớp 6.

Trong trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi nhầm chỗ, quý vị định khiển trách ai đây?

06.12.2016

Huy Phương

danlambaovn.blogspot.com

Đọc báo trong nước

Mỗi ngày 20 tỷ thuốc trừ sâu Trung Quốc: Việt Nam tự đầu độc mình

Trong 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam chi tới 140 triệu USD (hơn 3.080 tỉ đồng) để nhập khẩu TTS Trung Quốc, tính ra mỗi tháng Việt Nam phải chi hơn 616 tỉ đồng, mỗi ngày Việt Nam phải dành ít nhất 20,5 tỉ đồng để nhập TTS của Trung Quốc.

 

Sai phạm hơn 4,4 tỉ đồng, rút kinh nghiệm lãnh đạo trường

TTO – Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị kiểm điểm rút kinhnghiệm tập thể đảng ủy và ông Nguyễn Đông Hải – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang để xảy ra sai phạm trên 4,43 tỉ đồng.

Lời bình : Chỉ duy nhất xảy ra ở Việt Nam.

SỰ XOAY CHIỀU CỦA NƯỚC CUBA.

Hoang Le Thanh's photo.
Hoang Le Thanh's photo.
Hoang Le Thanh's photo.
+8

Facebook: Hoang Le Thanh added 12 new photos.

Tại sao các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc !?.

SỰ XOAY CHIỀU CỦA NƯỚC CUBA.
Cu Ba đã tỉnh ngộ – Cả nước vui mừng.

Nụ cười, những giọt nước mắt, tiếng hò reo, băng rôn, khẩu hiệu … là cách mà người dân Cuba chào đón bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Mỹ – Cuba sau hơn nửa thế kỉ.

Ngày 17/12/2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau 53 năm. Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Cuba, gần như cùng lúc với phát biểu của Tổng thống Obama tại Washington, Mỹ.

Động thái được đánh giá là bước đột phá trong quan hệ Mỹ – Cuba đã đạt được sau hàng loạt các cuộc đàm phán bí mật cấp cao giữa 2 nước, với sự thúc đẩy của Canada, Tòa thánh Vatican và đặc biệt là Giáo hoàng Francis.

Sự kiện này đã được LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi.
Tổng thống Obama ca ngợi đây là “một chương mới” trong quan hệ 2 nước, chấm dứt chính sách cứng nhắc, lạc hậu và chẳng có tác dụng gì, nhằm cô lập Cuba.

Trong khi đó, Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng hoan nghênh động thái này và cho rằng, đây chính là điều mà Cuba đã chờ đợi rất lâu.

Thật vậy, không khí vui vẻ, rộn ràng chào đón sự kiện lịch sử này ngập tràn khắp mọi ngõ ngách ở Cuba, mà điển hình là tại thủ đô Havana.

Một số hình ảnh tại thủ đô Havana, Cuba, trong ngày đánh dấu bước ngoặt lịch sử về quan hệ ngoại giao Mỹ – Cuba:

Một tấm biển lớn đặt tại thủ đô Havana, Cuba, chào mừng sự kiện Mỹ và Cuba chính thức bình thường hóa quan hệ sau hơn 1 nửa thế kỉ. Không khí rộn ràng, vui vẻ cũng ngập tràn khắp mọi nơi tại thành phố này.

Người dân Cuba, từ những người làm nội trợ, các công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc của mình, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp. Ảnh: Các em học sinh tạm dừng giờ học, chăm chú theo dõi bài phát biểu của ông Castro.

Người dân Cuba, từ các gia đình, công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp.

Dưới đây là một số hình ảnh diển tả nỗi vui mừng của người dân Cu Ba.

Một cô bé hét lên sung sướng sau tuyên bố của ông Castro.

Trong khi đó, các nữ nghị sĩ Cuba không thể cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc.

Tháp chuông tại Đại học San Geronimo ở trung tâm lịch sử của thủ đô Cuba cũng được đánh lên để chào mừng sự kiện này.

Người dân Havana đổ ra đường, hòa vào không khí vui chung của dân tộc.

Một nhóm học sinh diễu hành trên phố, ăn mừng sự kiện lịch sử của dân tộc.

Một nhóm sinh viên tham gia cuộc diễu hành của người dân thành phố, hô vang khẩu hiệu “”Chủ tịch Fidel và Raul muôn năm, hãy để họ sống mãi”.

Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ nhóm 5 công dân Cuba mới được Mỹ phóng thích.

Họ cầm cờ và băng rôn, ủng hộ 3 chiến sĩ tình báo Cuba mới được Mỹ phóng thích, cũng như 2 công dân Mỹ được Cuba trả tự do.

Họ giơ cao những poster in hình 5 công dân Cuba mới được Mỹ phóng thích.

Những poster in hình công dân 2 nước được phóng thích cũng xuất hiện khắp các con phố.

Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster chúc mừng nhóm 5 công dân Mỹ.

Những người dân địa phương trên một chiếc ô tô con cũng giơ cao các tấm poster việc trao trả tù binh giữa 2 nước.

Việc Mỹ và Cuba thống nhất bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước có khả năng mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế – xã hội với Cuba, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân ở quốc đảo này.

VIẾT CHO NHỮNG BẠN CỪU.

From Facebook Hằng Lê
VIẾT CHO NHỮNG BẠN CỪU.

Những bạn Cừu thân mến! các bạn là những người luôn luôn tự hào về Đất Nước và con Người VN. Chính vì vậy, hôm nay tôi viết (à không, tôi trích dẫn những bài báo của Đảng) nói về sự kiện đã xảy ra trên khắp Đất Nước này và những con Cừu như chúng ta bị đảng “vặt lông” như thế nào, để các bạn biết mà tự hào thêm nhé.
Hiện tại, mỗi người dân chúng ta đang chịu 432 loại thuế, phí các kiểu. (nhiều nhất so với Thế Giới)

http://thanhnien.vn/…/432-loai-phi-de-doanh-nghiep-nguoi-da…

Các bạn đừng nghĩ rằng “tôi có nộp thuế bao giờ đâu”. Không! Nhà nước họ đã tính thuế vào hết các sản phẩm mà bạn tiêu dùng. Thay vì 1 chiếc ô tô ta nhập về có giá 100 triệu, nhưng bạn phải mua với giá 300 triệu vì nhà nước đã đã lấy thêm 200 triệu tiền thuế phí của bạn. Để chứng minh điều này, hiện nay ta đổ 1 lít xăng với giá là 17 ngàn thì ta đã đóng các loại thuế phí hết 8.800đ (hơn 1 nửa). Thực chất mỗi lít xăng chỉ có giá 8.200đ mà thôi.

http://motthegioi.vn/…/moi-lit-xang-nguoi-dan-phai-cong-880…

Các bạn Cừu thân mến! Chúng ta nộp thuế là để xây dựng và phát triển Đất Nước. Nếu 1 Đất Nước phát triển thật sự thì:
– Người nghèo giảm dần
– Học phí giảm dần
– Viện phí giảm dần
– Các khoản đóng góp của người dân giảm dần. v.v…..
Đất Nước chúng ta rõ ràng là đang đi thụt lùi, vì các khoản kia nó không giảm mà lại càng tăng. Vậy số tiền thuế chúng ta đóng hằng ngày, nó đi đâu?
Ngoài việc vô trách nhiệm gây thất thoát, thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng ngân sách. Các đảng viên CS cao cấp còn lấy tiền thuế mồ hôi nước mắt của chúng ta chơi ngông mua nhà cho bồ nhí (Dương Chí Dũng bỏ ra hơn chục tỷ mua 2 căn hộ cao cấp cho bồ). Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo công ty PVC trích 500 triệu ra mua quà sinh nhật cho cha mình. Huyền Như bỏ ra 43 tỷ mua nhà cho Mẹ. v.v….
Các đảng viên cấp cao, họ là người chuyên lên giọng rao giảng đạo đức, họ bắt chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của ông Hồ. Nhưng chính bọn họ thay nhau ăn cướp tiền thuế mồ hôi pha lẫn nước mắt của chúng ta. Từ Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Phạm Công Danh, Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh V.v…..Có ông nào không là đảng viên cấp cao? Có ông nào ăn ít hơn 1000 tỷ?
Chúng nó thay nhau đục khoét đến khi ngân khố trống rổng rồi lại hè nhau tăng thuế phí để bù vào. Tháng này, viện phí lại tăng từ 2 đến 7 lần. (có nghĩa là trước kia ta mua 1 viên thuốc 10k, thì hôm nay ta phải trả từ 20k đến 70k)

http://tuoitre.vn/…/vien-phi-dich-vu-benh-vien-…/991510.html

Vậy đấy! Bọn chúng thay nhau (hết đời cha, tiếp đời con) ra sức vặt lông các bạn, còn các bạn thì ra sức tự hào!

TỰ HÀO NHỈ!

P/s: Các bạn đừng nhìn bên ngoài như: Đường rộng hơn ngày xưa, Cầu nhiều hơn, Trường học- Bệnh viện khang trang hơn…. mà khẳng định Đất Nước ta phát triển nghe. Xin thưa! Các bạn hãy xem “Rừng vàng, Biển bạc” của ta còn không? Tài nguyên Quốc Gia còn không? Đất rừng, đất Thành Phố ta đã bán cho TQ bao nhiêu? Nợ công hiện nay ta gánh bao nhiêu….. Đấy! Hãy nhìn vào đấy mà so sánh.

(Ngo Truong An)

Image may contain: food

Nhiều bệnh tật tại Việt Nam sẽ không có thuốc chữa

Nhiều bệnh tật tại Việt Nam sẽ không có thuốc chữa

Nguoi-viet.com

Thuốc vẫn dễ mua như… kẹo và theo sau đó là vấn nạn càng ngày càng lớn với sức khỏe của cả công đồng. (Hình: Phụ Nữ Sài Gòn)

VIỆT NAM – Ngoài các loại bệnh tật do đói nghèo, thiếu vệ sinh, môi trường ô nhiễm, vì quản lý, điều hành tồi, sức khỏe của dân chúng Việt Nam còn bị đe dọa bởi nguy cơ bệnh tật không thuốc chữa.

Hai tổ chức quốc tế là Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Tổ Chức Lương Thực-Nông Nghiệp Quốc Tế (FAO) vừa cảnh báo về nguy cơ bệnh tật của dân chúng Việt Nam sẽ không có thuốc chữa.

Vào lúc này, tại Việt Nam, số lượng vi khuẩn gây bệnh có khả năng đề kháng với các loại thuốc kháng sinh càng ngày càng nhiều. Thậm chí có những loại vi khuẩn đã biến đổi gien và có thể đề kháng với tất cả loại kháng sinh hiện có! Nói cách khác, nguy cơ dân chúng Việt Nam có thể mất mạng vì những chứng bệnh bình thường nhưng không có thuốc chữa càng ngày càng lớn.

Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng vừa kể và mức độ trầm trọng của thực trạng này càng ngày càng lớn là vì việc quản lý dược phẩm quá tồi. Ai cũng có thể mua kháng sinh, không bị hạn chế cả về loại lẫn lượng.

Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn quốc, Bộ Y Tế Việt Nam thú nhận, tại nông thôn, khoảng 91% dân chúng tự mua các loại kháng sinh để tự chữa bệnh cho mình. Tỉ lệ này tại các đô thị là 88%. Tổng lượng kháng sinh được mua bán tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với năm 2009.

Ðáng nói là việc dùng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng kháng sinh khiến các loại vi khuẩn lờn thuốc không chỉ phổ biến trong dân chúng mà còn trở thành trào lưu trong nhân viên y tế. Ðể nâng cao uy tín, danh tiếng về khả năng khám bệnh-chữa bệnh, nhận thêm hoa hồng từ các hãng dược phẩm, nhiều bác sĩ phóng tay kê toa cho bệnh nhân dùng đủ loại kháng sinh.

Vấn nạn bệnh tật không thuốc chữa vốn đã trầm trọng vì quản lý thị trường dược phẩm tồi đã trở thành nghiêm trọng hơn do quản lý nông nghiệp tồi. Không kiểm soát, mặc kệ nông dân tùy nghi sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi đã giúp vi khuẩn làm quen với kháng sinh tồn đọng trên thực phẩm, tăng khả năng kháng kháng sinh.

Do số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng nhiều, việc khám bệnh-chữa bệnh tại Việt Nam ngày càng kém hiệu quả, chi phí điều trị ngày càng lớn. Chi phí dành cho dược phẩm chiếm khoảng 50% thì trong đó có tới 33% là chi cho kháng sinh.

Mãi tới gần đây, giới hữu trách ở Việt Nam mới tính đến chuyện kiểm soát việc mua bán – sử dụng kháng sinh. Một số bệnh viện bắt đầu xem xét toa thuốc của các bác sĩ, nhắc nhở họ phải thận trọng trong việc kê toa. Tuy nhiên, chỉ chừng đó thì rõ ràng chưa đủ. Còn kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh cả dược phẩm lẫn sử dụng các loại thuốc kích thích, kháng sinh trong nông nghiệp thì không dễ dàng, nó liên quan đến lợi ích của nhiều giới, kể cả giới hữu trách. (G.Ð)